1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI

243 2,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 243
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Trung; trồng hoa, cây cảnh thôn Xuân Vinh xã Hành Đức Nghĩa Hành; chếbiến nước mắm Đức Lợi xã Đức Lợi Mộ Đức; chế biến hải sản Thạch Bi xãPhổ Thạnh Đức Phổ.Trong những năm gần đây, mặc d

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NC PHÁT TRIỂN KT-XH ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC

"NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

TỈNH QUẢNG NGÃI"

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở ViệtNam Có hai phương thức cơ bản để thực hiện chủ trương này: một là xây dựngcác cụm công nghiệp hoặc cụm công nghiệp - TTCN; hai là phát triển các làngnghề và ngành nghề ở nông thôn Phát triển các làng nghề và ngành nghề nôngthôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp phần xoá đói giảmnghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cũng là thựchiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” đang diễn ra mạnh mẽ tại các vùng nôngthôn ở tỉnh Quảng Ngãi

Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làmcho người dân, tăng giá trị sản phẩm các ngành nghề ở nông thôn, UBND tỉnhQuảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐ - UBND ngày 27 tháng 6năm 2003 về việc phê duyệt Qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnhQuảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010 Trong đó, tỉnh đã tập trung phát triển 3nhóm ngành, bao gồm: Nhóm 1: Ngành nghề cần đầu tư phát triển đến năm

2010, như nhóm ngành nghề chế biến đường; nghề sản xuất mây tre và đan lát,nghề dệt thổ cẩm, nghề cá bống kho tộ và nghề chế biến thịt bò khô; Nhóm 2:Ngành nghề giải quyết việc làm và tiêu dùng xã hội, như nhóm ngành nghề chếbiến sản phẩm từ gạo, nghề chế biến thủy sản, nghề làm chiếu cói, nghề sản xuấtchổi đót, nghề sản xuất đồ mộc dân dụng, nghề làm muối…; Nhóm 3: Hìnhthành một số ngành nghề mới, gồm: nghề trồng nấm, nghề trồng hoa, sinh vậtcảnh, sinh thái

Tính đến nay, có 9 làng nghề và nghề được UBND tỉnh công nhận nghề,truyền thông hoặc làng nghề truyền thống theo các tiêu chí mới, bao gồm: Dệtthổ cẩm làng Teng, xã Ba Thành (Ba Tơ); sản xuất nem, chả phường Lê HồngPhong, sản xuất thịt bò khô phường Nguyễn Nghiêm; sản xuất đường kẹo đặcsản phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi); sản xuất chổi đót thôn Đại An Đông,

Trang 3

Trung; trồng hoa, cây cảnh thôn Xuân Vinh xã Hành Đức (Nghĩa Hành); chếbiến nước mắm Đức Lợi xã Đức Lợi (Mộ Đức); chế biến hải sản Thạch Bi xãPhổ Thạnh (Đức Phổ).

Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sáchkhuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưngcác làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tưđúng mức; năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứngchưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề ngườilao động chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng; thu nhập trong các làng nghề

và các cơ sở sản xuất chưa đủ sức thu hút người lao động đặc biệt đối với lao động

có tay nghề cao và các nghệ nhân; môi trường tại các làng ngh ề và nhiều cơ sởsản xuất chưa được quan tâm đúng mức; mặt bằng và vốn cho sản xuất đang là nhucầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; thị trường tiêu thụ còn hẹp, thương hiệuhàng hoá và công tác quảng cáo chưa được đầu tư thoả đáng Do đó chưa tạo điềukiện để thu hút hết lực lượng lao động cũng như sử dụng hết khả năng tay nghề củangười thợ nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế vốn có của tỉnh

Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ravới tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê QuảngNgãi dịch chuyển ra các thành phố lớn là rất lớn Vì vậy, việc phát triển cácnghề và làng nghề nông thôn cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọngkhông chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội

Do đó, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh QuảngNgãi’ nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề

và làng nghề tỉnh Quảng Ngãi là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn caotrong việc góp phần phát triển KT-XH tỉnh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa mà cụ thể là phát triển các làng nghề ở tỉnh Quảng Ngãi

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nước trên thế giới khi tiến hành CNH, HĐH đối với kinh tế nôngnghiệp thì phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được coi là phát huy lợi thế sosánh, nội lực của đất nước; vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vừa giải

Trang 4

quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội Trong đó, làng nghề, làng nghề truyềnthống, ngành nghề ở nông thôn là những nguồn lực còn nhiều tiềm năng của đấtnước Vì vậy, vấn đề phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề ởnông thôn và phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH có ýnghĩa thực tiễn quan trọng đã được nghiên cứu, thảo luận tại nhiều hội thảotrong và ngoài nước Được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học chính quyền cáccấp quan tâm, các sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành

đề cập và đã đạt được những kết quả nhất định Sau đây là tổng quan tình hìnhnghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:

Việc mở rộng cơ sở hạ tầng này thực hiện theo cấp số nhân Thay đổi cáchsống của người dân vùng nông thôn, đặc biệt là bằng cách giúp họ có thể sử dụng

Trang 5

Dưới sự tài trợ của Tổ chức Rockefeller, Trung tâm Nghiên cứu Phát triểnCộng đồng (Trung Quốc) đã nghiên cứu về Tìm hiểu và Thương mại hóa nghềthủ công ở tỉnh Vân Nam Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập của phụ nữ

ở huyện miền núi Malutang bằng cách thương mại hóa sản phẩm thêu truyềnthống Đầu tiên, họ triển khai thu thập toàn bộ mẫu thêu truyền thống và thayđổi sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay Sau đó, nhữngngười phụ nữ tham gia dự án sẽ được huấn luyện kỹ thuật gia công, tạo mẫu để

có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và tiêu thụ tốt trên thị trường.Cuối cùng, dự án đưa ra khung chi phí hợp lý về sản phẩm do những người thamgia dự án thực hiện; bao gồm: số lượng nguyên vật liệu, thời gian và giá cả cóthể tạo thu nhập cao Dự án thành công và được chuyển giao đến những huyệnvùng núi khác ở tỉnh Vân Nam Làng Malutang trở thành một địa phương nổitiếng về mặt hàng thêu truyền thống

Ở trong nước:

“Nghiên cứu qui hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng CNHnông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn (2002) đã đạt được một số kết quả sau:

+ Lập bản đồ ngành nghề thủ công trên toàn quốc

+ Đánh giá hiện trạng các mặt hàng thủ công như: cói, sơn mài, chạmkhắc đá

+ Đánh giá hiện trạng các vấn đề nguyên liệu, điều kiện làm việc, tàichính, vốn

+ Đặc biệt, đưa ra vấn đề hỗ trợ của chính phủ cho sản xuất nghề thủ côngtruyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Sự hỗ trợ trên các phương diện: hỗtrợ trực tiếp vốn, hỗ trợ gián tiếp về thực hiện thương mại bình đẳng, năng lựcquản lý kinh doanh

Trong nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh (2005) đã phân tích vai tròcủa làng nghề và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề Dựatrên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề

đề tài đã đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng

Trang 6

sông Hồng trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay Từ đó, đề xuất hệ quan điểm

và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệuquả của các làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới

Trong nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hoà (2005), các tácgiả đã nêu một cách tổng quan những xu hướng phát triển của các nghề phi nôngnghiệp và các làng nghề ở nông thôn Việt Nam Phân tích các đặc điểm và tácđộng của sự phát triển làng nghề phi nông nghiệp và các làng nghề đối vớinhững thay đổi về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là tác động đối vớinhóm những hộ nghèo ở nông thôn Trên cơ sở phân tích đó, đề xuất những kiếnnghị trong phát triển và quản lý các nghề phi nông nghiệp và các làng nghềnhằm giảm nghèo nói riêng và đảm bảo sự phát triển của nông thôn Việt Nam

Theo nghiên cứu của TS Lê Cao Thanh đối với nghề gạch thủ công và đồgốm ở tỉnh Vĩnh Long, đến năm 2006 toàn tỉnh có 10 làng nghề sản xuất gạchthủ công và đồ gốm Các sản phẩm đều có các đặc điểm riêng biệt và được xuấtkhẩu đi nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, vì không có chiến lược thích hợp,các làng nghề chỉ phát triển một cách tự phát Một nghiên cứu về chính sáchphát triển làng nghề làm gạch thủ công và đồ gốm đã được thực hiện trong cácnăm 2005 và 2006 Về cơ bản, nghiên cứu đã đánh giá được các tiềm năng, điểmmạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ của việc phát triển làng nghề Từ đó đãchỉ ra 8 chiến lược chính để phát triển các làng nghề này ở tỉnh Vĩnh Long Cácchiến lược được xem xét và chọn lựa một cách hợp lý dựa trên các điều kiện cụthể Đồng thời, để thực hiện thành công các chiến lược nói trên cần có sự hỗ trợ

về đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường và tạo ra một hành lang pháp

lý phù hợp để phát triển làng nghề

Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS.TS HoàngVăn Châu (2006) đã nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phảiphát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cả nhữngmặt được và chưa được Đã trình bày rõ quan điẻm và mục tiêu phát triển làngnghề du lịch trong những năm tới để đưa ra giải pháp và kiến nghị đối với các cơ

Trang 7

công trình đã đề xuất phương án xây dựng các tour du lịch hợp lý và hiệu quảnhất để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề.

TS Nguyễn Vĩnh Thanh đã có nghiên cứu về việc xây dựng thương hiệusản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng Sông Hồng Trong đó, tác giả đãnêu rõ vai trò của thương hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyềnthống vùng đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện naytrên các khía cạnh: thương hiệu và phân loại thương hiệu; vai trò và chức năngcủa thương hiệu; quan hệ thương hiệu – sản phẩm trong nền kinh tế thị trường

và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống.Đánh giá thực trạng vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề truyềnthống ở đồng bằng sông Hồng, trong đó có vấn đề nhận thức của làng nghề vềthương hiệu, chiến lược phân phối và quảng bá thương hiệu Từ thực trạng vấn

đề xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề, nghiên cứu đã đề xuất phươnghướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩmcủa làng nghề ở vùng đồng bằng sông Hồng trong thời gian đến

ThS Nguyễn Hữu Thông (2007) đã nêu ra bối cảnh nghề truyền thống ởViệt Nam, vai trò nghề thủ công trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Huế và

sự mai một các nghề thủ công truyền thống Tác giả đã đề cập về những hệ quả

mà các làng nghề thủ công truyền thống phải đối mặt và đưa ra giải pháp đểkhắc phục Mặc dù, tác giả đưa ra những nhận định về thực trạng mai một củacác làng nghề truyền thống nhưng chưa tìm hiểu những nguyên nhân khách quan

và chủ quan dẫn đến những hệ quả này Những giải pháp chủ yếu tập trung dànhcho những doanh nhân trong lĩnh vực này mà thiếu đi những giải pháp về chínhsách hỗ trợ của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc phát triển nghề thủcông truyền thống

Nằm trong khuôn khổ dự án “Khung chính sách cho ngành thủ công ởViệt Nam, tập trung vào làng nghề thủ công truyền thống ở năm khu vực di sảnthế giới” do Quỹ Korea Funds - Trust tài trợ, với sự điều phối của Bộ Văn hóa -Thể thao - Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tỉnh có disản thế giới, TS Nguyễn Thị Phương Châm và các cộng sự (2009) đã công bố

Trang 8

kết quả bước đầu về tiềm năng, thực trạng và những giải pháp cho sự phát triểnnghề thủ công ở Huế trong bối cảnh thành phố di sản Trong nghiên cứu củamình, tác giả đã trình bày bối cảnh chung của Huế và đặc thù nghề thủ công;thực trạng nghề thủ công ở Huế và các giải pháp, trong đó tập trung vào phântích các nội dung: nguyên liệu, qui trình và công nghệ sản xuất, qui mô sản xuất,nhân lực, môi trường, sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm; quản lý ngànhnghề thủ công và mối quan hệ giữa nghề thủ công và di sản, du lịch Đồng thời,cũng nêu lên các chính sách, các chương trình, dự án, nghiên cứu liên quan đếnviệc phục hồi và phát triển ngành nghề thủ công ở Huế Nhìn chung, nghiên cứu

về nghề thủ công này khá toàn diện, nhưng hạn chế của nghiên cứu là chưa đánhgiá được vai trò hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy pháttriển ngành nghề thủ công ở Huế

Tác giả Liên Minh (2009) cũng đã có bài tham luận “Một số vấn đề bảotồn và phát triển làng nghề’ tại Hội thảo ‘Nghề và làng nghề thủ công truyềnthống: Tiềm năng và định hướng phát triển’ được tổ chức tại Thành phố Huế(6/2009) Ông đã đưa ra được những nhận định về việc bảo tồn và phát triểnlàng nghề thủ công truyền thống nói chung ở Việt Nam và chủ trương, chínhsách hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực này Đồng thời, ông đã đưa ra nhữngquan điểm; mục tiêu; định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề theo vùng lãnhthổ; nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề và một số giải pháp thực hiện bảotồn và phát triển làng nghề Tuy nhiên, hạn chế của bài viết chỉ nêu khái quáttình hình mà chưa có nghiên cứu sâu về thực trạng các làng nghề Do đó, cácgiải pháp đưa ra cũng chỉ mang tính định hướng là chính mà không có tính chiếnlược cho từng địa phương cụ thể

Năm 2009, trong khuôn khổ nghiên cứu về khu du lịch thắng cảnh NgũHành Sơn, các tác giả Lê Đức Viên và Võ Thị Phương Ly đã có bài viết về ‘Một

số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước’ Các tác giả

đã nêu sơ lược quá trình hình thành của làng nghề; vài nét về thực trạng trong đó

có phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, lao động và thu nhập, nguồn nguyên

Trang 9

phân tích hạn chế và nguyên nhân; cuối cùng khuyến nghị một số giải pháp pháttriển mang tính đột phá.

Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng

và giải pháp phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi Đặc biệt là nghiên cứu phát triển bền vững các nghề, làng nghề,làng nghề truyền thống trên cơ sở gắn kết 03 nội dung kinh tế - xã hội - môitrường trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

* Đồng thời đề tài thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau:

- Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và làng nghề TTCN ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;

- Đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề;

- Kiến nghị 02 đề án triển khai giải pháp trong thực tế đối với việc phát triển 02 làng nghề cụ thể

Trang 10

4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới, các nghề truyền thống và nghề mới trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện đồng bằng và trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, và thành phố Quảng Ngãi

- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của các đối tượng nêu trên trong phạm vi 6 huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi giai đoạn 2003

- 2010

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội

và phương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau:

- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, cácnghiên cứu trước đây về làng nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau)

- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp

- Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các đốitượng là: chủ các cơ sở sản xuất và người lao động tại các cơ sở sản xuất kinhdoanh các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phốQuảng Ngãi

- Phương pháp chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; phương pháp chuyên gia

- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích, xử lý số liệu thu thập đượctrong 2 đợt điều tra

7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghề và làng nghề

Trang 11

Chương 2: Thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng

bằng, trung du và TP Quảng Ngãi

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu phát triển 10 nghề và làng nghề tại 6

huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệtmay, cơ khí nhỏ

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

- Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh

- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụsản xuất, đời sống dân cư nông thôn

- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh tronglĩnh vực ngành nghề nông thôn

Hoạt động theo các loại hình tổ chức sản xuất sau:

+ Cơ sở ngành nghề nông thôn bao gồm:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

Trang 12

- Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng kýkinh doanh.

+ Các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn

Ngành nghề TTCN nông thôn có những đặc điểm sau:

- Ngành nghề TTCN nông thôn là những hoạt động sản xuất phi nôngnghiệp ở nông thôn

- Sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thủ công kết hợp với nửa cơ khí

có sự thống nhất và hoà đồng giữa công nghiệp phát triển thành thị với TTCN ởnông thôn

- Lao động nông nghiệp và ngành nghề TTCN gắn kết chặt chẽ với nhau:nông dân vừa làm nông nghiệp vừa tranh thủ làm TTCN và ngành nghề TTCNmặc dù tách khỏi nông nghiệp nhưng không tách khỏi nông thôn

- Công cụ và kỹ thuật sản xuất thường thủ công và sản phẩm được sảnxuất ra mang tính đơn chiếc

- Sản phẩm có tính hàng hoá cao

Tóm lại, ngành nghề TTCN nông thôn được hình thành là kết quả của quátrình phân công lao động lâu dài ở nông thôn Nó tồn tại đan xen, tương hỗ vớicác nghề khác, nhất là nghề nông trong quá trình phát triển nông thôn, đặc biệt

là trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh

1.2 Nghề truyền thống

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng

Truyền thống là thuật ngữ dùng để chỉ các giá trị, yếu tố, quan niệm củamột cộng đồng người hay của xã hội lưu giữ trong một thời gian dài từ thế hệ nàyqua thế hệ khác Truyền thống thể hiện tính kế thừa là chủ yếu, tuy nhiên cũng có

sự phát triển theo lịch sử Truyền thống được biểu hiện ở hình thức như truyềnthống học tập, lễ hội truyền thống, truyền thống dòng họ, nghề truyền thống

Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn thì: “Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từlâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và

Trang 13

Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là: phải có kỹ thuật vàcông nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề.Sản phẩm làm ra phải có tính hàng hoá, đồng thời có tính nghệ thuật và mangđậm bản sắc văn hoá dân tộc.

Những nghề truyền thống thường được truyền trong một gia đình, mộtdòng họ, một làng, một vùng Trong những làng nghề truyền thống, đa số ngườidân đều hành nghề truyền thống đó Ngoài ra, họ còn có thể phát triển nhữngnghề khác, những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với nghề truyền thống

Ngày nay, việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợbởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên vật liệu mới Do vậy kháiniệm nghề truyền thống cũng được nghiên cứu và mở rộng hơn

1.2.2 Phân loại nghề truyền thống

Hiện nay ở nước ta tồn tại nhiều nghề truyền thống khác nhau, phân bốkhắp nơi trong cả nước, được tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng Việcphân loại các nhóm nghề tương đối khó khăn, nó chỉ mang ý nghĩa tương đối,bởi vì một số người có thể vừa thuộc nhóm này song cũng có thể vừa thuộcnhóm khác Mặt khác, một số nghề đối với địa phương được coi là nghề truyềnthống, nhưng trên phạm vi vĩ mô có thể chưa được gọi là nghề truyền thống Cónhiều cách phân loại nghề, tuy nhiên có thể xem xét một số cách như sau:

a) Phân loại theo trình độ kĩ thuật:

- Loại nghề có kĩ thuật đơn giản như đánh sợi, đan võng xã Đức Chánh(Mộ Đức), sản xuất chổi đót ở Phổ Phong (Đức Phổ), sản xuất bánh tráng ThiPhổ, sản xuất gạch ngói Đức Nhuận (Mộ Đức)… sản phẩm của những nghề này

có tính chất thông dụng, phục vụ nhu cầu hằng ngày của dân cư nông thôn

- Loại nghề có kĩ thuật phức tạp như gốm Chẩu Ổ (Bình Sơn), gốm PhổKhánh (Đức Phổ), đúc đồng xã Đức Hiệp (Mộ Đức).v.v các nghề này khôngchỉ có kĩ thuật công nghệ phức tạp mà còn đòi hỏi nhiều ở người thợ sự sáng tạo

và khéo léo Sản phẩm có giá trị kinh tế, vừa mang tính văn hóa; không chỉ tiêuthụ ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới

b) Phân loại theo tính chất kinh tế:

Trang 14

- Loại nghề thường phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, đây

là nghề phụ của hầu hết gia đình nông dân, sản phẩm ít mang tính chất hàng hóa,chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ như: chế biến nông sản, sản xuất công cụ nhưcày bừa, liềm hái.v.v

- Loại nghề mà hoạt động của nó độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp,những nghề này được phát triển bởi sự tiến bộ của trình độ kĩ thuật công nghệ vàtrình độ tay nghề của người thợ, sản phẩm thể hiện tài năng sáng tạo và sự khéo léocủa người thợ, đặc biệt sản phẩm tạo ra trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập caocho người sản xuất, tiêu biểu là: nghề dệt, gốm sứ, kim hoàn

Tuy nhiên, cách phân loại trên chỉ phụ thuộc trong điều kiện trước đây,ngày nay trong nền kinh tế thị trường, nhiều nghề đã phát triển mạnh Dựa vàogiá trị sử dụng của các sản phẩm, có thể phân loại các ngành nghề truyền thốngtheo các nhóm chính như sau:

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ,chạm khảm gỗ, chạm khắc đá, thêu, vàng bạc.v.v

+ Các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như: nề, mộc, hàn,đúc đồng, gang, nhôm, sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ.v.v

+ Các ngành nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: dệt vải, dệt chiếu,khâu nón.v.v

+ Các ngành nghề chế biến lương thực thực phẩm như: xay xát, làm búnbánh, nấu rượu, nấu đường mật, chế biến thủy sản.v.v

1.2.3 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề được công nhận là nghề truyền thống (theo Thông tư BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau:

116/2006/TT Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đềnghị công nhận;

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi củalàng nghề

Trang 15

1.3 Làng nghề

1.3.1 Khái niệm và đặc trưng

Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nôngthôn bao hàm là một tập hợp cộng đồng dân cư trên một vùng lãnh thổ xác định,

có khả năng độc lập về kinh tế Trong điều kiện chống ngoại xâm, thiên tai thì

họ là một cộng đồng thống nhất Họ còn là một cộng đồng văn hóa gắn liền vớibiểu tượng cây đa, giếng nước, mái đình

Làng, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một khối người quâyquần ở một nơi nhất định trong nông thôn Làng là một tế bào của xã hội củangười Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng Đó là mộtkhông gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùngsinh sống và sản xuất Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng được hiểu mộtcách tương đối Một số địa phương hiện nay không còn được gọi là làng mà thayvào đó là những tên gọi khác như phố, khối phố Tuy nhiên, dù tên gọi là có thayđổi nhưng bản chất của cộng đồng dân cư đó vẫn gắn với nông thôn thì vẫnđược xem là làng

Các làng ở nước ta được chia làm 4 loại chính:

- Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghềnông một cách thuần túy

- Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của một

số thương nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp

- Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhưng có thêm một số nghềthủ công

- Làng chài, là làng của các cư dân làm nghề chài lưới, đánh cá sống ởven sông, ven biển

Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngànhnghệ phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn Về sau, do quátrình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệpnhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ thủ công có thể

Trang 16

không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê mình Khinghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công và sống được bằngnghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các làng quê và đó là cơ sở cho

sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn

Từ những luận điểm và lý luận trên đã có nhiều định nghĩa về làng nghềđược đưa ra Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiềucụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương

tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất

ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”

Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập hợp từ thể hiện một không gianvùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định sinhsống Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản xuất phi nôngnghiệp Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh tế, xãhội phong phú và phức tạp Làng nghề là những làng ở nông thôn có nhữngnghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghềnông

Như vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính sau:

“Làng nghề là một thiết chế KT-XH ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tốlàng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất định trong đó bao gồmnhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kếtchặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”

Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành

và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằmđáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp vànông thôn Việt Nam với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nềnkinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc Xét về mặt định lượng, làngnghề là những làng mà ở đó có số người chuyên làm nghề thủ công nghiệp và

Trang 17

sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trongtổng dân số của làng.

Ngày nay, làng nghề được hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong phạm

vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu vùng,cùng địa lí kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống hoặccùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ mậtthiết với nhau về KT-XH

Mặt khác, có những địa phương tất cả các làng trong xã đều là làng nghề,trong trường hợp này, người ta gọi là “ Xã nghề” Ngành nghề phi nông nghiệp

ở các làng nghề cũng được mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nôngnghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các dịch vụ phục vụ sản xuất vàđời sống có quy mô vừa và nhỏ, với các thành phần kinh tế và các tổ chức kinhdoanh như: hộ sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

1.3.2 Tiêu chí phân loại làng nghề

Cũng như phân loại nghề, việc phân loại làng nghề gặp nhiều khó khănbởi tính đa dạng về quy mô, lĩnh vực và lịch sử hình thành; có thể phân loại làngnghề theo các tiêu chí sau:

Trang 18

- Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghềhoặc cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở

đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lựclượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;

- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hànhchính Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phinông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc

d) Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam:

- Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩmhàng hoá;

- Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;

- Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa pháttriển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng Loại làng nghề này phát triểnmạnh trong những năm gần đây

e) Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề:

- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghềphi nông nghiệp;

- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;

- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

Trang 19

Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên haikhái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống làlàng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”

Như vậy có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được tồn tại và phát triển lâuđời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống,

là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đìnhchuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trongsản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viênluôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc

Như vậy LNTT được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gianvẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác Trong cácLNTT thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họchuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thựchiện bằng phương pháp truyền nghề

1.4.2 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

LNTT phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thốngtheo quy định

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn (1), (2) của tiêu chí công nhậnlàng nghề nêu trên nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theoquy định thì cũng được công nhận là LNTT

1.4.3 Tiêu chuẩn công nhận nghệ nhân

Thông tư liên tịch số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT ngày30/5/5002 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Lao động –TBXH và Bộ Vănhoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn về tiêuchuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ nhân.Trong đó, công dân Việt Nam làm việc trong các ngành nghề tiểu, thủ côngnghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam được xét danh hiệu nghệnhân nếu đủ các điều kiện sau:

Trang 20

+ Là người thợ giỏi, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện,

có khả năng sáng tác mẫu mã và sao chép mẫu đạt trình độ nghệ thuật cao màngười thợ bình thường khác không làm được

+ Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước, có phẩm chất đạo đức được những người trong nghề, trong lĩnh vực người

đó hoạt động tôn vinh, thừa nhận

+ Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, đoạt huy chương vàng, huychương bạc trong các cuộc thi, triển lãm quốc gia hoặc quốc tế

Đối với những người không có điều kiện tham gia các cuộc thi, triển lãmthì phải có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao được Hội đồng cấp Trung ươngxét công nhận danh hiệu Nghệ nhân công nhận tương đương;

+ Có công đóng góp trong việc giữ gìn, phát triển, đào tạo và truyền dạynghề cho thế hệ trẻ

Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11/1/2007 của Bộ Công Nghiệp (nay

là Bộ Công Thương) hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xéttặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú; trong đó đối tượng được

đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạođức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người

và đồng nghiệp noi theo;

+ Là người thợ giỏi tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niêntrong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêuluyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đãtrực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;

+ Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:

+ Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên

100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;

+ Là nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, quầnchúng mến mộ, kính trọng;

Trang 21

+ Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (loại vàng hoặcbạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế

1.5 Làng nghề mới

Làng nghề mới là những làng có ngành nghề phát triển trong những nămgần đây, chủ yếu do sự lan tỏa từ làng nghề truyền thống hoặc do sự du nhậptrong quá trình hội nhập giữa các vùng và giữa các nước Ngay các làng nghềtruyền thống cũng có sự đan xen giữa nghề mới và nghề truyền thống

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, đã xuất hiện các làng nghề

có tính hiện đại, trong đó đặc trưng bởi sự phát triển kinh doanh dịch vụ và xâydựng, kinh doanh đa ngành nghề; đồng thời, do quá trình công nghiệp hóa diễn

ra mạnh mẽ ở các làng nghề, kỹ thuật và công nghệ sản xuất không đơn thuầnchỉ là kĩ thuật thủ công, mà có nhiều nghề, nhiều công đoạn sản xuất áp dụng kĩthuật và công nghệ hiện đại như mộc, thịt bò khô, sản xuất gạch, ngói.v.v

Trong các phần tiếp theo của chương 1, các thuật ngữ nghề, nghề truyềnthống, làng nghề, làng nghề truyền thống được gọi chung là làng nghề

2 Đặc trưng của làng nghề ở Việt Nam

+ Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành nông nghiệp

Nghề thủ công truyền thống bắt đầu tư nông nghiệp và gắn liền với sựphân công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tựcấp của người nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp Nông thôn là nguồncung cấp nguyên liệu, nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêuthụ rộng lớn

Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuấtnghề thủ công truyền thống là tại gia đình họ Họ tự quản lý, phân công laođộng, thời gian cho phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ vớinghề thủ công lúc nông nhàn

+ Về sản phẩm

Trang 22

Sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất Nó

là các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa

có giá trị thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dụng trang trí ở nhà, công sở, nơi tônnghiêm như đình chùa Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ quan sangtạo, hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và bàn tay khéo léo của người thợ Dướibàn tay tài hoa của người thợ thủ công, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt

độ tinh xảo điêu luyện, có giá trị nghệ thuật cao

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên sản phẩm của làng nghề in đậm dấu

ấn người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc Nhược điểmnày làm cho làng nghề khó đáp ứng đơn đặt hàng lớn do chất lượng sản phẩmkhông đồng đều

+ Kỹ thuật công nghệ

Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ công, phươngpháp công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người laođộng trong làng nghề tạo ra Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bíquyết, kinh nghiệm của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tínhchất bí truyền của nghề

Do không được tổng kết thành lý luận hoặc được ghi chép mà chỉ đượctruyền miệng hoặc truyền nghề trực tiếp trong gia đình, trong dòng họ, tronglàng nên trong lịch sử có những bí quyết đã thất truyền

+ Tổ chức sản xuất kinh doanh:

Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủyếu là hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉkhi thời vụ hoặc có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động Mọi thành viêntrong gia đình đều có thể tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làmcông việc phù hợp nhưng bao giờ cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu tráchnhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành, giao dịch Vì vậy mô hình sản xuất

hộ gia đình là quy mô nhỏ

Đây là mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất ở làngnghề hiện nay do có nhiều ưu điểm như tranh thủ thời gian lao động, linh hoạt

Trang 23

Bên cạnh đó, nó cũng có những nhược điểm đó là các chủ hộ không có kiến thức

về quản lý kinh tế, khó tiếp cận và chậm ứng dụng khoa học công nghệ, nănglực sản xuất hạn chế, do trẻ em tham gia lao động sớm dễ dẫn tới hiện tượng bỏhọc

Trong quá trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mô hình tổ sản xuất là sự liênkết, hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những khó khăn vàlợi ích thông qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các hộ gia đình

Mặt khác, thời gian gần đây, cũng đã xuất hiện mô hình hợp tác xã theoLuật hợp tác xã và doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp Mặc dù mới xuất hiện

và chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng các mô hình sản xuất này đã khẳng định được vaitrò của mình trong xu thế hội nhập của các làng nghề

3 Chuỗi giá trị sản xuất làng nghề

3.1 Khái niệm chuỗi giá trị

- Một quá trình liên tiếp của các quá trình dịch chuyển, từ việc cungcấp các đầu vào cụ thể để sản xuất, chế biến và marketing một sản phẩm chođến khi tiêu thụ

- Sự dàn xếp có tổ chức, kết nối và điều phối giữa người sản xuất, nhà chếbiến, những thương gia, nhà phân phối về một sản phẩm cụ thể

- Một mô hình kinh tế trong đó kết hợp việc chọn lựa sản phẩm và công nghệxác đáng cùng với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếp cận thị trường

3.2 Cách tiếp cận chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị được tổ chức do những liên kết giữa các nhóm nhà sản xuất,thương gia, nhà chế biến, và người cung cấp dịch vụ cùng tham gia để cải tiếnnăng suất và giá trị gia tăng các hoạt động của họ Bằng cách cùng tham gia,những người tham gia vào chuỗi giá trị tăng tính cạnh tranh và có thể duy trìtính cạnh tranh này tốt hơn thông qua sự đổi mới Những giới hạn của từng cánhân tham gia trong chuỗi được khắc phục bằng việc thiết lập tính hỗ trợ và cácquy tắc quản trị nhằm tạo ra giá trị cao hơn

Trang 24

Những lợi thế chính đối với những người tham gia thương mại vào mộtchuỗi giá trị hiệu quả ở chỗ có thể giảm được chi phí trong việc kinh doanh, tăngdoanh thu, tăng thế mạnh thương thuyết, cải thiện sự tiếp cận với công nghệ,thông tin, vốn và bằng cách làm đó, đổi mới quá trình sản xuất và tiếp thị để đạtđược giá trị cao hơn và cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng.

Sự tiếp cận trong chuỗi giá trị chú trọng đến sự ảnh hưởng lẫn nhau củanhững người tham gia trong từng bước của chuỗi cung cấp bao gồm những nhàsản xuất, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà chế biến và người bán lẻ, nhữngngười cung cấp dịch vụ, nhờ đó kiến thức và mối quan hệ được phát triển để đạtđược sự tiếp cận với thị trường và những người cung ứng Thành công củanhững người tham gia trong việc tạo thêm giá trị cho sản xuất của họ nằm ở khảnăng của họ trong việc tiếp cận mạng lưới làm việc này

3.3 Phân tích chuỗi giá trị trong sản xuất làng nghề

Mục tiêu của phân tích chuỗi giá trị là nhằm hiểu rõ về tất cả các côngđoạn hay các khâu trong chuỗi theo sự dịch chuyển của các yếu tố đầu vào, đếnquá trình sản xuất, chế biến, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm Từ đó mới có thể đề

ra các biện pháp để tạo ra được giá trị gia tăng ở các khâu nhất định trong chuỗi,tăng cường khả năng cạnh tranh của chuỗi giá trị

Mô hình về chuỗi giá trị của những làng nghề tuy có những điểm khácnhau nhưng cũng có nhưng nét chung và có thể tóm tắt theo Hình 1.1

Nguyên liệu thô hoặc là được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu Các

nhóm nguyên liệu thường được các cá nhân hoặc các hộ sản xuất đơn lẻ trựctiếp khai thác và thu hoạch từ địa phương hoặc ở các tỉnh/thành khác trongnước Sau đó, họ bán nguyên liệu này cho những người thu gom nhưng vớimức giá khá thấp

Những nhà thu gom nguyên liệu thu thập nguyên liệu thô từ những nhà

sản xuất nguyên liệu, tiến hành phân loại cơ bản xong rồi họ vận chuyển nguyênliệu tới các nhà bán buôn Nhiều khâu trung gian tham gia vào mạng lưới này làmcho kênh nguyên liệu thô trở nên phức tạp và làm tăng giá nguyên liệu sản xuất

Trang 25

Những nhà xử lý nguyên liệu thô thu mua nguyên liệu từ những nhà thu

gom hay những người bán buôn ở các tỉnh Họ hoàn toàn khác những nhà sảnxuất nguyên liệu/thu gom nguyên liệu/nhà bán buôn do họ tham gia nhiều hơnvào khâu xử lý và bán nguyên liệu đã được chế biến

Trang 26

Hình 1.1: Chuỗi giá trị làng nghề

(Nguồn: VIETRADE/ITC)

Xã Thôn

n liệu

Nhà kinh doanh nguyê

n liệu

Nhà vận chuyể n

Nhà kinh doan

h nguyê

n liệu

Nh

à sản xuấ t

Nhà thu gom sản phẩ m

Doan

h nghiệ

p và các

cơ sở kinh doan

h tại làng nghề

Làng nghề

Nhà bán

lẻ nội địa

Nhà xuất khẩ u

Côn

g ty giao nhậ

n và các hãn

g vận tải quố

c tế

Nguyên phụ liệu nhập khẩu

Nướ

c xuất khẩu

Trang 27

Các cơ sở sản xuất thường là các hộ gia đình tại làng nghề, đây là lực

lượng lao động chính trong sản xuất của các làng nghề

Mặc dù mức thu nhập vẫn còn thấp, nhưng sản xuất làng nghề vẫn manglại cho các hộ gia đình kiếm được nguồn thu phi nông nghiệp bền vững bên cạnhsản xuất nông nghiệp Trong nhiều trường hợp, thu nhập từ sản xuất làng nghềcòn cao hơn so với sản xuất nông nghiệp

Các nhà thu gom sản phẩm là những người sống tại các làng nghề và có

vai trò như cầu nối giữa những thương gia kinh doanh mặt hàng này với các nhàsản xuất Họ giữ trọng trách đối với nhiều loại công việc, từ cung cấp nguyênliệu cho người sản xuất (không thường xuyên), giám sát sản xuất, thu gom hàng

và đôi khi họ cũng phụ trách khâu hoàn thiện sản phẩm và đóng gói

Các cơ sở kinh doanh hàng thủ công là những hộ gia đình hay các

doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ đặt tại các làng và có nhiều nhân công, cótrang thiết bị căn bản và cũng thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm, giám sátsản xuất và hoạt động hoàn thiện sản phẩm

Các nhà cung cấp máy móc hiện tại không có vai trò lớn do trang thiết

bị cho một số công đoạn sản xuất sử dụng trong làng nghề khá đơn giản, chỉ baogồm một số máy móc

Các nhà xuất khẩu tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà sản xuất ở các làng

nghề, các nhà thu gom sản phẩm hoặc các nhà kinh doanh sản phẩm Trong một

số trường hợp, các nhà xuất khẩu cũng cung cấp cho các nhà sản xuất ở các làngnghề nguyên liệu thô hoặc những cấu phần được làm sẵn

Trước đây, các nhà xuất khẩu hàng thủ công ở một số thành phố chính vàcác tỉnh khác hầu như đều là những doanh nghiệp nhà nước Vài năm trở lại đây,

có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các công ty trách nhiệm hữu hạn, DN tưnhân hoạt động kinh doanh rất thành công và đang cạnh tranh mạnh với cácdoanh nghiệp quốc doanh Các nhà xuất khẩu khu vực tư nhân có tầm quantrọng ngày càng tăng

Các nhà bán lẻ trong nước, đặc biệt là các cửa hàng ở các thành phố lớn

là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng có vai trò quan trọng trong marketing

Trang 28

sản phẩm thủ công của Việt Nam Các sản phẩm thủ công trưng bày ở nhữngcửa hàng này hầu hết được các chủ cửa hàng lấy từ các làng nghề hoặc do cácnhà thu gom và đôi khi do các công ty tư nhân ở các làng nghề giới thiệu

Các cửa hàng tự phân biệt mình bằng chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Một số các cửa hàng chuyên về các sản phẩm chất lượng cao Trong trường hợpnày, thu nhập của họ hầu hết là do xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài và

họ cũng đã mang đến khá nhiều thiết kế mới và thông tin cho các làng nghề Họphát triển các sản phẩm mới như một chiến lược cạnh tranh với các cửa hàngkhác Nhiều cửa hàng cũng nhằm vào đối tượng khách hàng là dân cư trongnước và khách du lịch

Các công ty giao nhận và kho vận hoặc là các công ty trong nước hoặc

là các công ty nước ngoài cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, từ tờ khai và thủ tụchải quan tới thuê container, thuê tàu, vận chuyển nội địa… Cạnh tranh giữa cáccông ty vận chuyển rất khốc liệt Mỗi công ty thường có thế mạnh trên mộttuyến vận chuyển cụ thể

Các nhà nhập khẩu hầu hết là những nhà bán buôn ở Châu Âu, Châu Á

hoặc Châu Mỹ, các cửa hàng lớn ở nước ngoài và những chuỗi bán lẻ mua trựctiếp từ các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu của Việt Nam Một số khách hàng quốc

tế có đại lý hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam để tìm kiếm các sản phẩm làngnghề, đặc biệt là các sản phẩm thủ công Một vài người trong số họ là nhữngdoanh nghiệp lớn có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Những công ty nướcngoài này có vai trò quan trọng trên thị trường và họ mua với số lượng lớn

Thông thường, các công ty nước ngoài tìm kiếm sản phẩm thông qua cácnhà xuất khẩu/công ty tư nhân và những công ty xuất khẩu của nhà nước Kháchhàng thường lập kế hoạch sản xuất của họ trước từ 3-6 tháng Họ cung cấp chocác nhà xuất khẩu catalô, hình ảnh và những bức vẽ cùng với mã hàng và đặthàng theo các mã hàng của họ

4 Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội

Trang 29

4.1 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CN-HĐH

Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phầntăng tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từsản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thunhập cao hơn Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thônkhông chỉ có kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ côngnghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển

Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tíchcực tới sản xuất nông nghiệp Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khuvực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngànhnông nghiệp

Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượngcao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường,năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu

tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm cókhả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới

Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mởrộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuấtnông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một

sự thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm Do đó dịch vụnông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lạithu nhập cao cho người lao động

Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH Sự phát triểnlan tỏa của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều laođộng Đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60 - 80% cho công nghiệp

và dịch vụ, 20 - 40% cho nông nghiệp

Trang 30

4.2 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địaphương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác

Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiềunghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làmmới, thu hút nhiều lao động Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làngnghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụtrong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn.Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏasang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo rađộng lực cho sự phát triển KT-XH ở vùng đó

Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ýnghĩa rất quan trọng Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗinăm Trên phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tốquan trọng để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu laođộng thủ công chuyên nghiệp và nhàn rỗi Qua tổng kết thực tiễn, đã tính toánđược rằng cứ xuất khẩu được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việclàm và thu nhập cho khoảng 3000 - 4000 lao động

Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trựctiếp giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thunhập cho người lao động Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập vàmức sống cao hơn so với vùng thuần nông

4.3 Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do

Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công khôngđòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ dothợ thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui

mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và

Trang 31

động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh Mặt khác, dođặc điểm sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ởcủa người lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều laođộng, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổilao động, trẻ em vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúpviệc, lực lượng này chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề.

Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế didân tự do ở nông thôn Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do sựtác động của qui luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ nơithừa lao động và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân công cao,

từ nơi có đời sống thấp đến nơi có đời sống cao Quá trình này xét trên bình diệnchung của nền kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ởkhu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố; đồng thờilàm tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dânnông thôn Tuy nhiên, nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH,gây áp lực đối với dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khănlớn trong vấn đề quản lí đô thị

Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn,ngoại thị là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cảithiện đời sống nông dân Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông,bất li hương” không chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhậpcho người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân

tự do ra đô thị

4.4 Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa

Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọngcủa công nghiệp hóa nông thôn Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện phápthúc đẩy kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới vềchất, góp phần phát triển KT-XH khu vực nông thôn Vì vậy, phát triển làngnghề là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình đô thị hóa

Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hóa, các nghề

Trang 32

hướng phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp Đồng thờicùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sửdụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vậtliệu, công nghệ, thị trường Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng củacác loại sản phẩm được hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với cácngành nghề khác, làng nghề đóng góp vai trò động lực.

Ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâmgiao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá Những trung tâm này ngày càngđược mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn Hơn nữa,nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt Dầndần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, nôngthôn đổi thay và từng bước được đô thị hóa qua việc hình thành các thị trấn, thị tứ

Vì vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một phốchợ sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ Xu hướng đô thị hóa nông thôn là xuhướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là yêu cầukhách quan trong phát triển làng nghề

4.5 Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc

Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử pháttriển văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy;đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc Các làng nghềphát triển sẽ bảo tồn, duy trì và phát triển nhiều ngành nghề và các giá trị vănhóa của dân tộc

Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của laođộng vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sángtạo của người thợ thủ công Các sản phẩm của các làng nghề chứa đựng nhữngphong tục, tập quán, tín ngưỡng mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam,nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứanhững nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗilàng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời

Trang 33

có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thànhtựu, phát minh mà con người đạt được.

Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản vănhóa quý báu mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thể hệsau Cho đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo,độc đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật còn được lưu giữ, trình bày tại nhiềuviện bảo tàng nước ngoài

II QUAN ĐIỂM VÀ CÁC TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển làng nghề, nhóm nghiên cứu sử

dụng quan điểm phát triển làng nghề như sau: Phát triển làng nghề nhằm thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, tăng tỉ trọng nghề thủ công trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn.

Việc phát triển làng nghề phải đảm bảo các tiêu chí sau:

1 Tiêu chí phát triển làng nghề về kinh tế

Việc phát triển làng nghề phải đảm bảo tăng năng suất lao động, gia tăng giátrị sản lượng, thu hút lao động vào ngành nghề phi nông nghiệp, nâng cao thu nhập,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thay đổi mô hình sản xuất tiêudùng, thông qua:

(1) Tăng năng suất lao động nhằm giảm chi phí, hạ giá giá thành, nângcao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề Năng suất lao động phụ thuộcvào các yếu tố sau:

+ Thực hiện tốt công tác dạy nghề, truyền nghề trong làng nghề đảm bảo chongười lao động theo nghề có khả năng duy trì, bảo tồn các kỹ xảo truyền thống, tíchlũy được kinh nghiệm, ngày càng thành thục, khéo léo

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến vào một số công đoạn sản xuấtnhưng vẫn đảm bảo sự tinh xảo, độc đáo của nghề truyền thống; gia tăng hàmlượng chất xám trong sản phẩm; tiết kiệm tiêu hao năng lượng, giảm bớt mức độ

Trang 34

nặng nhọc cho người lao động; nâng cao hiệu suất sử dụng tư liệu sản xuất; giảmbớt sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên trong quá trình sản xuất.

+ Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề được trang bị các kiếnthức về marketing, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; tổ chức quản lý sảnxuất khoa học và hiệu quả

(2) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theohướng CNH-HĐH Điều này thể hiện qua: Tăng tỷ trọng công nghiệp - TTCN,dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp cóthu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn; tạo ra mộtnền kinh tế đa dạng ở nông thôn với sự thay đổi về cơ cấu, phong phú, đa dạng vềloại hình sản phẩm

(3) Gia tăng giá trị sản lượng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng gópđáng kể cho kinh tế địa phương

(4) Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; kích thích sự ra đời

và phát triển các ngành nghề liên quan mật thiết với nó như dịch vụ, thương mại,vận tải, thông tin liên lạc.v.v

(5) Từng bước hình thành phố chợ sầm uất, các trung tâm giao lưu buôn bán,dịch vụ và trao đổi hàng hóa, dần dần tạo lập cụm dân cư với lối sống đô thị ngàymột rõ nét, tiến đến đô thị hóa trở thành các thị tứ, thị trấn

2 Tiêu chí phát triển làng nghề về xã hội

Sự phát triển làng nghề về xã hội phải đảm bảo tạo việc làm, thu nhập ổnđịnh cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nângcao trình độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở làngnghề, thông qua:

(1) Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành nghềphi nông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho lao độngnông thôn

Giải quyết việc làm không chỉ trong làng nghề mà còn thu hút lao động cácvùng lân cận, từ đó tạo ra động lực phát triển KT-XH địa phương

Các làng nghề phát triển thì có thu nhập ổn định và mức sống cao hơn các

Trang 35

(2) Tận dụng và thu hút nhiều loại lao động, từ lao động thời vụ nông nhànđến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi, hạn chế việc di cư từ vùng này sangvùng khác.

(3) Các làng nghề phát triển tạo ra nguồn tích lũy lớn và ổn định cho ngânsách địa phương, từ đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn (hệ thốngđiện, trường học, cấp thoát nước.v.v ); tăng sức mua của người dân và thu hẹpkhoảng cách thành thị - nông thôn

(4) Nâng cao học vấn của người dân, thể hiện trình độ dân trí văn minh caohơn; góp phần xóa đói giảm nghèo; giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa,giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân trong làng nghề, giảm tệ nạn xã hội…

(5) Phát triển làng nghề gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc vì

nó là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, được tạo nên bởibàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công Giữ gìn và phát huyđược tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động lễ hộihay hương ước của làng nghề

3 Tiêu chí phát triển làng nghề về môi trường

Phát triển làng nghề về môi trường phải đảm bảo giảm thiểu tác hại ô nhiễmmôi trường do quá trình sản xuất kinh doanh gây ra; có kế hoạch, quy hoạch khaithác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu; đa dạng hóa, nghiên cứu, sử dụngnguồn nguyên liệu thay thế; phòng ngừa, hạn chế các bệnh nghề nghiệp; thông qua:

(1) Bảo vệ môi trường sống không bị ô nhiễm, hạn chế các bệnh nghề nghiệp.(2) Gắn liền tái tạo tài nguyên, có ý thức nâng cao chất lượng môi trườngsinh thái làng nghề

(3) Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có kế hoạch, quy hoạch vùngnguyên liệu cho làng nghề Hoặc làng nghề phải nghiên cứu, hướng tới sử dụngnguyên liệu nhân tạo, đa dạng hóa, thay thế nguồn nguyên liệu

III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Lịch sử hình thành, phát triển các làng nghề do tính chất tự nhiên, tínhchất lịch sử quy định Nhưng trong quá trình phát triển, làng nghề còn chịu tác

Trang 36

động của nhiều nhân tố Những nhân tố này có sự biến đổi trong từng thời kỳ vàtác động theo hướng khác nhau, chúng có thể là nhân tố thúc đẩy nhưng ngượclại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển Ở mỗi vùng, mỗi làngnghề, mỗi địa phương do có những đặc điểm khác nhau về các điều kiện tựnhiên, KT-XH và văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau

Sau đây là nhóm các nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển làng nghề:

- Nhân tố thị trường:

+ Về các yếu tố đầu ra: Cũng như hàng hóa khác, sản phẩm của làng nghề

sẽ không tồn tại nếu không có thị trường tiêu thụ sản phẩm Đây là yếu tốquan trọng nhất của các làng nghề trong giai đoạn hiện nay Thị trường đầutiên của làng nghề chính là chợ làng nhằm phục vụ địa phương và các vùnglân cận, thị trường tại chỗ nhỏ hẹp, sức tiêu thụ chậm; phương thức thanhtoán trên thị trường chủ yếu là trao tay, thỏa thuận miệng về quan hệ tín dụnggiữa người sản xuất, người tiêu dùng và giữa các chủ thể kinh tế Cùng với sựphát triển kinh tế thị trường, sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ rộng rãikhông chỉ tại nơi sản xuất mà còn được cung cấp ở các địa phương khác trêntoàn quốc và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

+ Thị trường công nghệ: Được hình thành tự phát trên cơ sở các thiết bịcông nghệ truyền thống, một số người lao động, hộ thủ công đã tách ra chuyênsửa chữa, cải tiến một số công đoạn cho hiệu quả hơn Hoặc một số hộ có số vốndồi dào chuyển sang buôn bán máy móc, thiết bị trong phạm vi làng Vì vậy,nhìn chung thị trường công nghệ nhỏ hẹp, chắp vá chưa đáp ứng nhu cầu hiệnđại hóa làng nghề

Hiện nay có thể nói chưa có nhiều tổ chức nghiên cứu, cơ quan có thẩmquyền vào cuộc để nghiên cứu, giúp làng nghề thực hiện chuyển giao, tiếp nhậncông nghệ hiện đại

+ Thị trường lao động: Được hình thành theo thời vụ, cơ cấu lao độngtrong làng nghề được phân hóa như sau: Lực lượng cơ bản nhất ở tại địa phương

Trang 37

nghiệp là những người trong gia đình tham gia khi công việc cần kíp hoặc côngviệc của hộ rỗi rãi; lao động làm thuê ở địa phương khác đến làm việc với tưcách đi học việc, như các ngành chạm, khắc, thêu, ren Thực tế hiện nay tại một

số làng nghề, lao động chuyên nghiệp là những người trong độ tuổi trung niênhoặc là người đã lập gia đình, còn đối với lao động trẻ thì quan niệm nghềtruyền thông của cha ông chỉ là tạm thời

- Nhân tố vốn: Muốn tiến hành sản xuất yếu tố đầu tiên cần có là vốn, vốn

là yếu tố vật chất đầu tiên, quyết định quy mô sản xuất của các chủ thể sản xuấtkinh doanh trong làng nghề Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnhtranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làngnghề phải có lượng vốn lớn đầu tư công nghệ, đổi mới trang thiết bị ở một sốcông đoạn sản xuất phù hợp để thay thế lao động thủ công, tăng năng suất laođộng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường

Vốn tồn tại dưới hai hình thức: vốn tài chính và vốn hiện vật, trong đóvốn tài chính trong làng nghề là tiền; còn vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vậtchất của quá trình sản xuất trong làng nghề như cơ sở vật chất của các hợp tác

xã thủ công trước kia, máy móc, nguyên liệu và đặc biệt còn có nguồn vốn phivật chất là kinh nghiệm bí quyết nghề nghiệp

Về quy mô vốn tại các hộ gia đình làng nghề truyền thống không thể sosánh với các cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực khác Mặt khác khối lượng vốncòn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất Các làng nghề đòi hỏi vốn lớn như: cáclàng nghề sản xuất về đồ gỗ, gốm vì chi phí nguyên liệu và công đoạn sản xuấtphức tạp hơn Ngược lại một số làng nghề sản xuất không đòi hỏi vốn đầu tưnhiều như: mây tre đan, bánh tráng Cơ cấu nguồn vốn tại các làng nghề baogồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Về thu hút vốn đầu tưnước ngoài có thể nói ở làng nghề là rất ít, còn nguồn vốn trong nước bao gồm:

+ Vốn tự có: Là nguồn vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh tronglàng nghề được tích lũy lại, nguồn vốn này quá nhỏ bé so với nhu cầu mở rộngquy mô sản xuất hay đổi mới trang bị kỹ thuật, nó chiếm khoảng trên 90% tổng

Trang 38

số vốn đầu tư của các chủ thể sản xuất kinh doanh Có một thực tế do truyềnthống tập quán của nếp nghĩ sản xuất nhỏ, nhiều hộ thủ công sau khi tích lũyđược lợi nhuận, họ dè dặt trong việc tái sản xuất mở rộng nhưng lại rất mạnh taydùng lợi nhuận đó để xây nhà, sắm sửa đồ đạc

+ Nguồn vốn tín dụng phi chính thức: Đây là nguồn vốn tự phát hìnhthành dưới tác động quy luật cung-cầu, được hình thành phổ biến, phát triểnmạnh Bao gồm các hoạt động vay mượn trong gia đình, dòng họ, bạn bè ngườithân Với các mức lãi suất do hai bên thỏa thuận Hoặc vay bằng các hình thứcchơi phường, chơi hụi, vay bằng tiền, bằng hiện vật

+ Nguồn vốn tín dụng chính thức: Đầu tiên là vay từ các quỹ tín dụngđịa phương, ngoài ra các chủ thể sản xuất kinh doanh còn có thể vay từ cácngân hàng thương mại, tuy nhiên do thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn chovay còn ít, thời gian vay ngắn nên thực tế hiệu quả của nguồn vốn này cònthấp so với nhu cầu

Hiện nay có một số làng nghề còn được nhận một khoản vốn vay ưu đãiđược trích ra từ các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, vốn của các tổchức xã hội, đoàn thể

- Nhân tố khoa học công nghệ:

Ngày nay khoa học công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,được xác định là động lực của CNH-HĐH, khoa học công nghệ là yếu tố quyếtđịnh về chất để tăng năng suất lao động, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độphát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng của mỗi quốc gia Côngnghệ tiên tiến phù hợp với tiềm năng nguồn lực, trình độ vận dụng, khả năngquản lý sẽ là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững,nguồn khoa học công nghệ được biểu hiện trên nhiều mặt:

+ Trình độ người lao động, đội ngũ các nhà nghiên cứu;

+ Cơ sở vật chất tiến bộ phục vụ nghiên cứu, triển khai sản xuất;

+ Khả năng tiếp thu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ;

Trang 39

Có thể nói tất cả các làng nghề đều chưa đáp ứng được ba tiêu chí trên.Đặc thù nghề thủ công truyền thống đòi hỏi công nghệ tùy thuộc từng công đoạnlàm sản phẩm mà áp dụng cho phù hợp để hạn chế ảnh hưởng môi trường, tăngnăng suất Công nghệ hóa sản xuất, giảm bớt tính chất lao động nặng nhọcnhưng phải đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của sản phẩm truyền thống.

Công nghệ trong làng nghề đặc biệt trong vấn đề tiêu hao năng lượng sẽ tácđộng trực tiếp đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm, năng lực cạnh tranh trênthị trường Áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp làng nghề tăng năng suất, hạ giáthành, đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, đa dạng hóa sản phẩm, doanh thutăng và đó là động lực mạnh mẽ nhất để giữ và phát triển làng nghề

- Nhân tố nguồn nguyên liệu:

Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất, khối lượng, chủng loại nguyên vậtliệu và khoảng cách giữa nguồn cung cấp nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếpđến chất lượng, giá thành, lợi nhuận của các doanh nghiệp Nguồn nguyên liệuchính tại địa phương trong nước, đây chính là lợi thế của làng nghề Thị trườngnguyên liệu không chính thức, phương thức thanh toán do hai bên tự thỏa thuận,phụ thuộc thời vụ do tư thương cung cấp nên giá cả lên xuống theo mùa Sửdụng nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hướng cần được quan tâm đểlàng nghề phát triển bền vững

- Nhân tố kết cấu hạ tầng:

Kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn bao gồm hạ tầng kinh tế như: kỹthuật, điện nước, giao thông, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại hạ tầng xãhội như: phòng khám đa khoa, bệnh viện, các trường học; các loại hình dịch vụnhư: thư viện, bưu điện Hạ tầng ở nông thôn nói chung và các làng nghề nóiriêng còn nghèo nàn, có nhiều cản trở sự phát triển các làng nghề Hệ thống giaothông, thông tin liên lạc ở các làng nghề kém, điện cung cấp không đều, cường

độ dòng điện yếu Phải thấy rằng, sự hình thành và phát triển bền vững làngnghề chỉ có được khi kết cấu hạ tầng được tạo lập đồng bộ, tương đối đầy đủ ởcác làng nghề Ngày nay khi giao lưu kinh tế phát triển, thị trường tiêu thụ sảnphẩm không chỉ ở địa phương mà còn vươn tới thị trường rộng lớn khác; nguồn

Trang 40

nguyên liệu phải vận chuyển thì hệ thống giao thông quyết định trực tiếp chi phí

hạ giá thành

Hệ thống cung cấp điện nước tốt, giá rẻ không qua các đơn vị quản lýtrung gian, sẽ giúp làng nghề sản xuất liên tục, giảm chi phí, tăng năng suất, đảmbảo chất lượng sản phẩm Tiếp theo, hệ thống dịch vụ thông tin tốt sẽ giúp các

cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề nắm bắt kịp thời những thông tin vềnhu cầu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, thị hiếu để có sự điều chỉnh kịp thời nhanhnhạy, đáp ứng yêu cầu thị trường

- Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nước:Nhân tố thể chế kinh tế, chính sách kinh tế và sự quản lý của nhà nướcđóng vai trò quan trọng là “bà đỡ” cho sự phát triển các làng nghề, có tácdụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất làng nghề Thậm chí có những chủtrương chính sách có thể làm tiêu vong một làng nghề Nam Ô là làng nghềlàm pháo có tiếng ở Đà Nẵng nhưng những hậu quả do pháo gây ra thật kinhhoàng Năm 1994, Chỉ thị 406/TTg của Thủ tướng chính phủ về cấm sản xuấtkinh doanh và tàng trữ pháo ra đời vì lợi ích của cộng đồng và xã hội Nghềsản xuất pháo truyền thống hoàn toàn mất đi

Trước thời kỳ đổi mới, cơ chế kinh tế chỉ tập trung phát triển kinh tếquốc doanh và tập thể Làng nghề với tư cách là một chủ thể kinh tế độc lập cóđặc trưng mô hình sản xuất kinh doanh là các Hợp tác xã thủ công hoặc Tổ,Đội nghề phụ trong các Hợp tác xã nông nghiệp Mô hình kinh tế tập trungquan liêu bao cấp đã hạn chế sự phát triển kinh tế hàng hóa trong các làngnghề Nguyên tắc phân phối mang nặng tính bình quân đã không khuyến khíchthợ thủ công

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đặc biệt sau Nghị quyết 10 của BộChính trị (1988) với chính sách kinh tế nhiều thành phần, hộ gia đình được côngnhận là chủ thể kinh tế thì các làng nghề phát triển mạnh mẽ

Sau những năm 1990, mô hình kinh tế thị trường và chính sách mở cửa,

Ngày đăng: 05/04/2015, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w