Ngoài ra, việc phân tích tìnhhình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâmbởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tượng kinh tế khác liê
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phongphú hơn Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mộtvấn đề cần thiết hiện nay Kết quả phân tích không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắtđược tình hình hoạt động của Công ty mà con dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toánmức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng Ngoài ra, việc phân tích tìnhhình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâmbởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tượng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp.Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể xác định khả năng sinh lời củahoạt động từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh.Qua đó, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểmtra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu.Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xácđịnh phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có vềcác nguồn nhân tài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tốảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh.Từ những cơ sở về phân tích kinh doanh trên, em nhận thấy việc phân tích hoạtđộng kinh doanh đối với Công ty Xăng dầu Khu vực II – Trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên (Petrolimex Saigon) là một đề tài phù hợp với Công ty hiện nay Nó gópphần giúp cho Công ty hiểu được khả năng hoạt động trong giai đoạn mới hiện nay vàtừ đó có kế hoạch hoạch định chiến lược kinh doanh tốt nhất cho giai đoạn sắp tới
Trang 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II – TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
(PETROLIMEX SAIGON)CHƯƠNG 2: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty Xăng dầu Khu vực II
Công ty Xăng dầu Khu vực II
Địa chỉ: 15 Lê Duẩn, Q1, TP.HCMĐiện thoại : 84.8.8292 081
Fax: 84.8.8222 082
Email :kv2@petrolimex.com.vn
Website:http://
www.kv2.petrolimex.com.vn/
Ngành chủ quản: Bộ Thương mại
Số tài khoản: Tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, TP HCM
VNĐ: : 007100005414
Ngoại tệ: : 0071370081950
Mã số thuế: 0300555450
Trước ngày 30/04/1975, hệ thống kinh doanh và
cung ứng xăng dầu trên toàn miền Nam đều do ba Công
ty tư bản nước ngoài SHELL, ESSO và CALTEX nắm
độc quyền
Ngày 24/7/1975 Tổng cục Vật tư (Chính phủ Cách
mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam) quyết
định thành lập Công ty Xăng dầu Miền Nam (Quyết định
số 222 TVT/QĐ do ông Hồ Văn Châu - Tổng cục trưởng
Tổng cục vật tư) Ngày 22/8/1975 Tổng cục Vật tư quyết
định thành lập Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè, trực thuộc
Công ty Xăng dầu Miền Nam
Trang 3 Ngày 17/9/1975, trong quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức các đơn vị kinh tế,Bộ Kinh tế - Tài chính của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam ViệtNam, đã công bố quyết định số 40 QĐ/BKT do Quyền Bộ trưởng Dương Kỳ Hiệp kýthành lập Công ty Xăng dầu Miền Nam, trên cơ sở tiếp quản vật chất kỹ thuật của bahãng xăng dầu SHELL, ESSO và CALTEX.
Ngày 4/11/1976, Bộ trưởng Bộ Vật tư Trần Sâm ký quyết định số 827 VT - QĐ,đổi tên Công ty Xăng dầu Miền Nam thành Công ty Xăng dầu Khu vực II trực thuộcTổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
Tháng 7/2010 Công ty đã đổi tên thành Công ty xăng dầu khu vực II – tráchnhiệm hữu hạn một thành viên
Vượt qua bao nhiêu thử thách vả khó khăn, Công ty Xăng dầu khu vực II đã làmtròn nhiệm vụ của mình, đảm bảo cung cấp xăng dầu cho sự phát triển mạnh của khuvực và đất nước, đảm bảo an toàn tuyệt đối các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành lớnlên cùng với đất nước và khu vực Công ty Xăng dầu Khu vực II tự hào là một trongnhững Công ty xăng dầu thành đạt nhất
Công ty Xăng dầu Khu vực II là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độclập, tự chủ về mặt tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại
tệ tại ngân hàng, có con dấu riêng, tổ chức hoạt động kinh doanh theo pháp luật củanhà nước
Tổng số nhân viên hiện nay của toàn Công ty là 1.699 người (trong đó nhân viênquản lý là 470 người)
Hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty Xăng dầu Khu vực II không ngừngđẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng “Quy mô, hiệnđại, an toàn và thân thiện với môi trường” Hiện tại, Công ty có hệ thống kho cảngxăng dầu 196 ha trải dài hơn 3 km dọc sông Sài Gòn, tổng sức chứa hơn 450.000 m3 ,trang thiết bị công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý và vận hành được tự động hóa, nănglực xuất nhập trên 08 triệu m3 (tấn) / năm Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 65 cửahàng bán lẻ xăng dầu trên khắp địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư khangtrang, hiện đại
Công ty Xăng dầu Khu vực II là đầu mối duy nhất có hệ thống phân phối kinhdoanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trên tất cả các kênh từ bán buôn (Tổng đại lý,Đại lý, hộ công nghiệp), bán tái xuất, bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, Mạng lướiphân phối của Công ty bao phủ rộng khắp thị trường khu vực
Trang 4 Công ty Xăng dầu khu vực II có 03 đơn vị trực thuộc là: Tổng kho xăng dầu Nhà
Bè, Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, Xí nghiệp dịch vụ xây lắp và thương mại
Tổng kho xăng dầu Nhà Bè:
Là nơi tiếp nhận xăng dầu từ nước ngoài, là nơi bảo quản dự trữ và cung cấp xăngdầu cho toàn miền Nam Tổng kho xăng dầu Nhà Bè có tổ chức bộ máy kế toán riêng,lập báo cáo, cân đối tài khoản, báo cáo chi phí Tổng kho là đơn vị chuyên bán nằm tạilàng Phú Xuân, Quận 7, cách trung tâm TP HCM 15km về phía Nam gồm 3 kho:
Các hình thức kinh doanh của xí nghiệp bao gồm bán lẻ tại cáccửa hàng, bán qua đại lý bán lẻ, bán buôn hộ công nghiệp, dịchvụ rửa xe, cho thuê mặt bằng, quảng cáo…
Xí nghiệp dịch vụ và xây lắp và thương mại:
Thực hiện các dịch vụ như sau: Sản xuất, gia công, sửa chữa máy móc, vậttư…, thi công xây lắp công trình chuyên ngành xăng dầu Ngoài ra xí nghiệp còn thựchiện các dịch vụ khác liên quan đến xăng dầu và dân dụng
CHƯƠNG 3: Nhiệm vụ và chức năng
CHƯƠNG 4: Nhiệm vụ
Kinh doanh xăng dầu đáp ứng nhu cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn hoạtđộng trải dài từ Ninh Thuận đến Cà Mau kể cả nhu cầu cho an ninh, quốc phòng dự trữ,quốc gia
Phải hoàn thành các chỉ tiêu mà Nhà nước giao về kinh doanh xăng dầu, tiếp tục
đẩy mạnh mạng lưới bán lẻ, tăng thêm thị phần ở những vùng thị trường còn nhiềutiềm năng
Trang 5 Tuân thủ mọi chủ trương, chế độ và pháp luật của Nhà nước, của Tổng Công ty,thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký kết với bạn bè trong và ngoài nước.
Đảm bảo tuyệt đối hàng hóa, tài sản vừa kinh doanh vừa cải tạo XHCN đối vớingành xăng dầu, thông qua đó cải tạo các ngành sản xuất kinh doanh trong khu vực
Thay mặt Bộ Công Thương, Công ty xăng dầu khu vực II trực tiếp tổ chức quảnlý xăng dầu trong khu vực Đây là nhiệm vụ nặng nề nhất mà Công ty Xăng dầu khuvực II phải đảm nhận
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộnhằm nâng cao năng lực, trình độ, thực hiện đầy đủ các chế độ và bảo hộ an toàn laođộng đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên
CHƯƠNG 5: Chức năng
Công ty thực hiện chức năng kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, thựchiện các dịch vụ liên quan đến mặt hàng xăng dầu nhằm phục vụ sản xuất an ninh quốcphòng và tiêu dùng trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong nước
CHƯƠNG 6: Kinh doanh trong nước :
Kinh doanh các loại xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu nhưxăng M92, M95, Diezel, nhiên liệu máy bay JETAI, ZA, KO( dầu hỏa ), DO, dầu nhờn, hóa chất dung môi và một số hànghóa khác
Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng xăngdầu
Thực hiện dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, tiếp nhận, bảo quản,giữ hộ các mặt hàng trong phạm vi kinh doanh cho các thànhphần kinh tế, vận tải bộ cho bên ngoài, đại lý…
Tổ chức sản xuất, pha chế liên doanh, liên kết hợp tác đầu tư cácmặt hàng trong phạm vi kinh doanh
CHƯƠNG 7: Kinh doanh ngoài nước :
Xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thuộc phạm vi kinhdoanh của Công ty, riêng nhập khẩu xăng dầu thực hiện theoqui định của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
Trang 6Phòng pháp chế thanh tra
Phòng kinh doanh
Phòng
kế toán tài chính
Phòng công nghệ đầu tư
Phòng
kỹ thuật hàng hóa
Phòng công nghệ thông tin
Tổng kho Xăng Dầu Nhà Bè
Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu
Xí nghiệp Thương mại
và dịch vụ
Nhận ủy thác xuất nhập khẩu, dịch vụ quá cảnh và làm đại lýcác mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty cho các tổchức trong nước và ngoài nước theo sự phân cấp của TổngCông ty Xăng dầu Việt Nam
Tổ chức sản xuất và pha chế liên doanh liên kết, hợp tác đầu tưvề các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh với các tổ chứckinh tế ngoài nước khi được Tồng Công ty Xăng dầu Việt Nam
và Bộ Công Thương duyệt
CHƯƠNG 8: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty sẽ nhận xăng dầu từ Tổng Công ty cấp xuống, phân ra các loại, nhậpnguồn, lưu trữ ở tổng kho xăng dầu Nhà Bè Sau đó Công ty đóng vai trò Công tytuyến trên, chịu trách nhiệm cung cấp, phân phối hàng hóa đến các Công ty con trongvùng Công ty còn thực hiện các nghiệp vụ khác như nhận hàng gửi, bán tái xuất, ủythác …
Các sản phẩm hàng hóa chính: Xăng không chì (Mogas 92, Mogas 95), nhiên liệuDiesel (DO), nhiên liệu đốt lò (FO), nhiên liệu máy bay (JET A1), dầu hỏa (KO), dầunhờn động cơ (Lubricant), mỡ máy (Grease), nhiên liệu gas lỏng (LPG)
CHƯƠNG 9: Tổ chức bộ máy quản lý
CHƯƠNG 10: Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức CHƯƠNG 11: Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
CHƯƠNG 12: Ban giám đốc
CHƯƠNG 13: Giám đốc
Trang 7 Nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đất đai,tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước được TổngCông ty giao để thực hiện mục tiêu kinh doanh của Công ty.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm,phương án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, phương án kinhdoanh của Công ty trình lãnh đạo của Tổng Công ty phê duyệtđể tổ chức thực hiện
Tổ chức quản lý, điều hành mọi hoạt động của Công ty
Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn sảnphẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với qui định của Tổng Công
ty và Nhà nước
Đề nghị Tổng Công ty xem xét quyết định việc thành lập, tách,nhập, giải thể đổi tên các phòng ban nghiệp vụ của Công ty vàcủa các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo phương án đã đượcTổng giám đốc phê duyệt
Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động khen thưởng, nânglương, kỷ luật các cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy địnhhiện hành về công tác tổ chức cán bộ của Tổng Công ty Giámđốc Công ty có quyền phân cấp, ủy quyền cho giám đốc cácđơn vị hoạch toán phụ thuộc quyết định về tổ chức cán bộ tạiđơn vị đó
Báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả kinh doanh của Công ty vớiTổng Công ty và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cóliên quan
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ và các quiđịnh của Nhà nước, Tổng Công ty trên mọi lĩnh vực hoạt độngcủa Công ty
Chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng Công ty, các cơ quan Nhànước có thẩm quyền theo qui định của Pháp luật
CHƯƠNG 14: Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh:
Thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh củaCông ty khi giám đốc đi vắng, giúp giám đốc chuẩn bị các
Trang 8quyết định có liên quan đến chính sách, phương thức kinhdoanh.
Trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh, phòng tổng hợp,phòng kếtoán tài vụ, theo dõi các báo cáo trực tiếp tình hình hoạt độngcủa các xí nghiệp bán lẻ
CHƯƠNG 15: Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè Ngoài
ra giúp Ban Giám đốc phục trách công tác khoa học và kỹ thuật, trực tiếp chỉ đạo cácphòng quản lý khoa học và kỹ thuật, phòng điện toán
CHƯƠNG 16: Phó Giám đốc phụ trách đầu tư phát triển:
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp dịch vụ xây lắp và thươngmại Ngoài ra còn phụ trách công tác đầu tư phát triển, trực tiếp chỉ đạo các phòngquản lý đầu tư phát triển, phòng pháp chế thanh tra
CHƯƠNG 17: Phó Giám đốc phụ trách nội chính:
Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc chuẩn bị các quyết định có liênquan đến tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, thanh tra, bảo vệ
và tổ chức triển khai các quyết định đó
Trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra, thực hiện công tác đảm bảo đờisống, an toàn phòng cháy chữa cháy, trực tiếp chỉ đạo phòngthanh tra bảo vệ, phòng quản trị hành chính
CHƯƠNG 18: Các ban phòng khác
CHƯƠNG 19: Phòng kinh doanh:
Đề ra phương án quản lý kinh doanh, chính sách giá cả, chính sách đối với kháchhàng mua xăng dầu trong và ngoài nước nhằm giữ vững thị trường, tăng cường khảnăng quay vòng vốn và đạt lợi nhuận mục tiêu Tổ chức thực hiện công tác quảng cáo,tiếp thị, xây dựng các phương án bán hàng và dịch vụ vận tải Bên cạnh đó còn thựchiện công tác tiếp nhận, điều động hàng hóa phục vụ kinh doanh, phối hợp với cácphòng ban, đơn vị trong Công ty nhằm phục vụ mục tiêu hoạt động kinh doanh đạt hiệuquả cao nhất
CHƯƠNG 20: Phòng công nghệ đầu tư:
Lập kế hoạch đầu tư, nghiên cứu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ qui địnhcủa nhà nước Chỉ đạo và thực hiện công tác qui hoạch, khảo sát thiết kế, giám sát thi
Trang 9công, nghiệm thu các dự án đầu tư, công trình xây dựng cơ bản Bên cạnh đó, phối hợpvới phòng nghiệp vụ Công ty và xí nghiệp bán lẻ để thực hiện công tác phát triển cáccửa hàng bán lẻ xăng dầu.
CHƯƠNG 21: Phòng phát triển doanh nghiệp:
Đầu tư, phát triển, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa Công ty Nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
CHƯƠNG 22: Phòng Kế toán Tài chính:
Cân đối kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn vốn phục vụ côngtác kinh doanh và đầu tư của Công ty Quản lý, sử dụng vốn,tài sản và các hoạt động tài chính của Công ty đạt hiệu quả
Chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác thống kê, kế toán củaCông ty
Hướng dẫn kiểm tra thực hiện kế hoạch tài chính
Tổ chức kiểm tra, xác nhận đánh giá các báo cáo quyết toán trên
cơ sở kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tính tuân thủ cácqui định, kiểm toán quá trình và kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
CHƯƠNG 23: Phòng kỹ thuật hàng hóa:
Tổ chức công tác quản lý, kiểm tra, kiềm soát số lượng và chấtlượng hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh
Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý chất lượng xăng dầu trong
tiếp nhận bồn chứa, bảo quản và xuất cấp, kiểm tra phân tíchcác chỉ tiêu chất lượng và công tác pha chế xử lý, chuyển loạixăng dầu, tham gia xây dựng hệ thống các phòng hóa nghiệmtheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 17025: 1999
CHƯƠNG 24: Phòng công nghệ thông tin:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đều hành và sản xuất kinhdoanh, quản lý hệ thông tin học tại Công ty
CHƯƠNG 25: Phòng tổ chức:
Trang 10Bộ phận Bán hàng – Công nợ
Phó phòng phụ trách công tác bán hàng và công nợ khách hàng
Công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý lao động tiền lương và các chế độ chínhsách cho người lao động, công tác kỷ luật, bảo hộ lao động, công tác đào tạo, bồidưỡng
CHƯƠNG 26: Phòng pháp chế thanh tra:
Chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng các qui định nhằm thốngnhất công tác soạn thảo, ban hành và lưu chuyển các văn bảncó tính chất pháp qui của Công ty
Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quiđịnh pháp luật hiện hành
Tư vấn pháp lý cho giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các đơn
vị trự thuộc Công ty
Chỉ đạo và thực hiện công tác xây dựng các phương án bảo vệtài sản, hàng hóa, an ninh trật tự và an toàn PCCC, thực hiệncác hợp đồng bảo vệ tài sản, hàng hóa
CHƯƠNG 27: Phòng hành chính tổng hợp:
Chỉ đạo thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hìnhkết quả và đề xuất chấn chỉnh các mặt hoạt động trong Công
ty, chuẩn bị các nội dung, tài liệu phục vụ sơ kết, tổng kết củaCông ty
Chỉ đạo và thực hiện công tác thông tin nội bộ, thu nhập và phổbiến các thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường có liên quantrong và ngoài nước, thực hiện công tác đối ngoại và quan hệvới các đơn vị bộ phận khác
Thực hiện công tác quảng cáo, khuyến mãi, công tác văn thư,đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt và kịp thời,chuyển nhận các loại thông tin, đi đếm đúng nội dung, đốitượng, chế độ và nguyên tắc bảo mật
CHƯƠNG 28: Tổ chức kế toán
CHƯƠNG 29: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tài chính
SVTT: Nguyễn Thế Vương 10 Lớp C10
Trang 11Trưởng phòng - Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách công tác tài chính kiểm toán, tổng hợp, khai báo thuế
Phó phòng phụ trách công tác XDCB, Sửa chữa lớn TSCĐ, TSCĐ, CCDC, vật tư
Bộ phận Tổng hợp - Thống kê
Bộ phận Tài chính - Đầu tư
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Ghi chú: Quan hệ chủ đạo
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG 30: Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận
CHƯƠNG 31: Trưởng phòng Tài chính – Kế toán kiêm Kế toán trưởng:
Lãnh đạo nghiệp vụ và quản lý điều hành chung hoạt động kếtoán tài chính
Tổ chức bộ máy và điều hành mọi hoạt động trong công tác kếtoán tài chính từ văn phòng Công ty đến các đơn vị trực thuộc,thực hiện chức năng nhiệm vụ của kế toán theo luật kế toáncủa Nhà nước
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy Kế toán – Tài
chính
Trang 12 Quản lý công tác tài chính, sử dụng vốn, chi phí, kế toán TSCĐ,XDCB, sửa chửa lớn TSCĐ, vật tư, công cụ lao động và kiểmtoán nội bộ Giúp giám đốc trong việc chuẩn bị tài liệu phục vụcông tác giao kế hoạch tài chính và duyệt hoàn thành kế hoạchnăm cho các đơn vị.
Phân tích hoạt động kinh tế phục vụ cho hoạt động điều hànhkinh doanh của Công ty
CHƯƠNG 32: Phó phòng phụ trách công tác kiểm toán, tổng hợp và khai báo thuế:
Giúp trưởng phòng phụ trách công tác kế toán thống kê và kiểmtra kế toán Quản lý công tác kế toán tổng hợp và kiểm traquyết toán tháng, quý, năm toàn Công ty
Nghiên cứu phổ biến các văn bản chế độ kế toán tài chính, xâydựng các qui trình hạch toán kế toán thống kê đồng bộ, đúngnguyên tắc và chuẩn mực kế toán Chỉ đạo giải quyết các vấnđề có liên quan đến hàng hóa như: pha chế, chuyển loại, kiểm
kê và xử lý chênh lệch kiểm kê, hao hụt hàng hóa và các vấnđề có liên quan đến chi phí vận chuyển, chênh lệch giao nhận,bảo hiểm vận chuyển theo qui định của Công ty và Tổng Côngty
Theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sáchNhà nước, tình hình quản lý chứng từ, hóa đơn
Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trường phòng đivắng, làm một số công việc theo sự ủy nhiệm của trưởngphòng
CHƯƠNG 33: Phó phòng phụ trách công tác tài chính, bán hàng và công nợ:
Quản lý công nợ bán hàng, hàng giữ hộ, ủy thác, nội bộ ngành.Tính toán lãi trả chậm thanh toán của đơn vị nội bộ ngành
Tham gia công tác bán hàng, phương án giá bán hàng, chínhsách công nợ và chính sách khách hàng; Xem xét mức chi hoahồng tổng đại lý (nếu có)
CHƯƠNG 34: Phó phòng phụ trách thống kê và kế toán hàng hóa:
Trang 13 Quản lý hàng hóa, thống kê và kế toán hàng hóa Tính lượnghàng nhập- xuất thực tế, định mức.
Thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trưởng phòng đivắng
Làm một số công việc khác theo sự ủy nhiệm của trưởng phòng
CHƯƠNG 35: Bộ phận Tổng hợp- Thống kê:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó phòng phụ trách thống kê vàkế toán hàng hóa, có trách nhiệm thống kê hạch toán hàng hóa.Theo dõi xử lý và lập các báo cáo về hàng hóa tiêu thụ Quảnlý việc lưu trữ chứng từ hóa đơn liên quan đến thống kê hànghóa
Tổng hợp quyết toán toàn Công ty theo tháng, quý, năm Lậpbáo cáo tài chính theo qui định của Công ty và Tổng Công ty
CHƯƠNG 36: Bộ phận Tài chính- Đầu tư:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng Kế toán- Tài chính,có trách nhiệm theo dõi tình hình tài chính toàn Công ty Quảnlý kiểm tra và hạch toán chi phí, quản lý cân đối vốn và nguồnvốn
Hạch toán kiểm tra tình hình đầu tư xâu dựng cơ bản, TSCĐ,sửa chữa lớn TSCĐ, công cụ lao động và vật tư
Theo dõi kiểm tra và hạch toán các chứng từ tiền mặt, tiền gửingân hàng
Lập các báo cáo về tài chính, đầu tư theo qui định của Công ty
và Tổng Công ty
Quản lý và lưu giữ các chứng từ kế toán có liên quan
Phối hợp với các bộ phận khác trong phòng
CHƯƠNG 37: Bộ phận Bán hàng- Công nợ:
Trang 14 Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó phòng phụ trách tài chính, bánhàng và công nợ, có trách nhiệm kiểm tra và theo dõi tình hìnhcông nợ phải thu, phải trả toàn Công ty.
Phân tích đánh giá tình hình công nợ, tham gia công việc trước
CHƯƠNG 38: Phương hướng phát triển
CHƯƠNG 39: Sứ mệnh
Đáp ứng ngày càng tốt hơn, thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng
Cung cấp cho khách hàng xăng dầu đúng chất lượng với giá cả hợp lý và dịch vụtốt nhất
Hoàn thành cả hai nhiệm vụ kinh tế và chính trị, bảo toàn và phát triển vốn Giữvai trò chủ đạo trong thị trường xăng dầu, bình ổn giá xăng dầu cho xã hội
CHƯƠNG 40: Chiến lược phát triển
Tiếp tục duy trì và giữ vững là một trong những Công ty hàng đầu tại TP.HCMvề sản lượng bán và thị phần các sản phẩm xăng dầu, dầu nhờn, hóa chất trong nước…Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 Tiếp tục đáp ứng nhu cầu tạiTP.HCM song song đó là việc xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinhdoanh cho phù hợp với từng thời kỳ và thời điểm khác nhau bên cạnh đó tăng cườngtích lũy vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh sử dụng hiệu quả các nguồn vốn có sẵngiữ vững tỷ lệ bảo toàn và phát triển gắn liền với việc gia tăng số lượng bán ra nhằmduy trì và từng bước tăng thêm thị phần Tiếp tục củng cố các kênh bán hàng truyềnthống và đẩy mạnh các kênh bán hàng mũi nhọn
Hoàn thiện về tổ chức, các quy định, quy chế đẩy mạnh công tác đầu tư phát triểnmạng lưới Công ty thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị.Tập trung triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng sức chứa tổng kho Nhà Bè
Công ty sẽ không ngừng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu Sự hiện diện tạithị trường nước ngoài để xuất khẩu, tái xuất hàng nhập khẩu, bán lẻ, khẳng định thị
Trang 15phần tại Singapore, Campuchia sẽ được tăng cường Nhất quán trong việc ứng dụngdấu hiệu nhận diện trong toàn hệ thống, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá khuếchchương thương hiệu.
Công ty tiến hành hoàn thành việc chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần.Công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh xăng dầu và nhu cầu đầu tư đượcthực hiện tốt thông qua việc tổ chức mối quan hệ hiệu quả với các ngân hàng thươngmại hàng đầu trong nước với sự tham gia ngày càng sâu rộng hơn của PG bank
Đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người và tài sản: Tiền hàng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, xây dựng Công ty đoàn kết ổn định và phát triển, đảm bảo việc làm vàthu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng
Tiếp tục rà soát lại các định mức chi phí: Rà soát tại văn phòng Công ty, các đơn
vị thành viên để thực hiện nghiêm túc luật thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng,quan liêu, chống lãng phí, góp phần thực hiện chủ trương của chính phủ kiềm chế lạmphát, tăng trương bền vững, đem lại hiệu quả thiết thực cho Công ty, cho người laođộng và các cổ đông
Công ty tiến hành rà soát lại, ban hành lại các quy định quản lý như: Vốn lưuđộng tại Công ty và các đơn vị thành viên, định kỳ kiểm tra việc duy trì thực hiện vàtuân thủ các quy trình tại các đơn vị
Trang 16CHƯƠNG 41: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNHCHƯƠNG 42: Những vấn đề chung
CHƯƠNG 43: Khái niệm
Phân tích báo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thốngbáo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánhgiá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhucầu theo những mục tiêu khác nhau
CHƯƠNG 44: Mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đốitượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính để phục vụ cho các mụcđích của mình Tùy theo từng đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính màđưa ra mục đích phân tích báo cáo tài chính là khác nhau:
Đối với nhà quản trị nhằm mục tiêu tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các
hoạt động kinh doanh của Công ty trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chínhchính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng trả nợ và rủi ro tài chính củaCông ty Định hướng các quyết định của ban lãnh đạo Công ty như quyết định đầu tư,quyết định tài trợ và quyết định phân phối chính sách lợi nhuận…Phân tích báo cáo tàichính là cơ sở cho các dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, lên kế hoạch ngân sách tiềnmặt , là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý
Đối với chủ sở hữu thường quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàncủa tiền vốn mà Công ty đã bỏ ra Thông qua phân tích báo cáo tài chính, giúp họ đánhgiá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, khả năng điều hành hoạtđộng của nhà quản trị, từ đó quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị cũng nhưquyết định phân phối kết quả kinh doanh
Đối với chủ nợ như ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp mối quan tâm của
họ là hướng vào khả năng trả nợ của Công ty Do đó, họ cần chú ý đến tình hình và khảnăng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năngsinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay,bán chịu sản phẩm cho đơn vị
Đối với nhà đầu tư trong tương lai điều mà họ quan tâm là sự an toàn của lượngvốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn Vì vậy họ cần những thông tinvề tài chính, tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng
Trang 17của Công ty Điển hình như quan tâm đến lợi nhuận hiện tại,lợi nhuận kỳ vọng cũngnhư sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian Họ thường phân tích báo cáo tài chínhcủa đơn vị qua các thời kỳ để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hìnhthức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào.
Đối với cơ quan chức năng như thuế, có thể thông qua báo cáo tài chính xác địnhcác khoản nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước Cơ quan thống kê tổng hợp phân tíchtình hình hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽtính chính xác mức thuế mà Công ty phải nộp, các cơ quan tài chính sẽ có biện phápquản lý hiệu quả, rõ ràng và minh bạch hơn
Đối với các chủ nợ mối quan tâm chủ yếu là khả năng trả nợ vì thế họ muốn biếtkhả năng thanh toán (cho vay ngắn hạn) và khả năng sinh lợi của Công ty.( cho vay dàihạn)
CHƯƠNG 45: Nguồn dữ liệu để phân tích
Nguồn dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính thường là các báo cáo tài chính củadoanh nghiệp Báo cáo tài chính là một bức tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài sản,nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanhnghiệp tại một thời điểm hay các thời kỳ
Báo cáo tài chính thường được trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kếtoán quy định Để đảm bảo yêu cầu chính xác và hợp lý, các báo cáo tài chính phảiđược lập và trình bày theo quy định của Bộ tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán : Bảng cân đối kế toán là một trong những
báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồnvốn và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thờiđiểm Thông qua quy mô tài sản, thấy được sự biến động củatài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư củadoanh nghiệp Thông qua cơ cấu tài sản nhà quản trị thấy đượcđặc điểm của hoạt động kinh doanh có phù hợp với ngành nghềchưa, từ đó có các quyết định đầu tư thích đáng Thông tin cơcấu nguồn vốn cho biết khả năng huy động nguồn vốn của nhàquản trị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đồng thơi cũngthấy được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với từng nguồnvốn Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cânđối kế toán theo quy định mẫu của Bộ tài chính
Trang 18 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính tổnghợp phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của doanhnghiệp sau một kỳ hoạt động Thông qua báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, ta biết được doanh thu của hoạt động nào cơbản giữ vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, từ đó các nàhquản trị có thể mở rộng thị trường, phát triển doanh thu củanhững hoạt động đó Mặt khác biết được kết quả của từng hoạtđộng, vai trò của mỗi hoạt động trong doanh nghiệp Cũngthông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các nhà quảntrị đánh giá được trình độ kiểm soát chi phí của các hoạt động,hiệu quả kinh doanh đó là cơ sở quan trọng đưa ra các quyếtđịnh đầu tư Kết cấu, nội dung và các chỉ tiêu phản ánh trênbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định mẫu củaBộ tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo
cáo tài chính tổng hợp nhằm phản ánh dòng tiền lưu chuyểntrong kỳ để nhà quản trị đưa ra các quyết định tài chính cho kỳtới Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nàh quản trị dự đoándòng tiền phát sinh trong kỳ tới để có cơ sở dự toán khoa học
và đưa ra các quyết định tài chính nhằm huy động và sử dụngnguồn tiền có hiệu quả hơn Nội dung và kết cấu của báo cáolưu chuyển tiền tệ áp dụng trong các doanh nghiệp theo quyđịnh của bộ tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính : Thuyết minh báo cáo tài chính là
một trong những báo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và
bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên báo cáo tài chính khác chưathể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ Kết cấu, nội dung và cácchỉ tiêu phản ánh trên Thuyết mình báo cáo tài chính theo quyđịnh mẫu của Bộ tài chính
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất,kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác
CHƯƠNG 46: Phương pháp phân tích
CHƯƠNG 47: Phân tích theo chiều ngang
Trang 19Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung đòi hỏi phải trình bày thông tin của nămhiện hành và năm trước trên báo cáo tài chình Điểm khởi đầu chung cho việc phân tíchcác báo cáo tài chính đó là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênhlệch và tỷ lệ % chênh lệch của năm nay so với năm trước Số tiền chênh lệch phản ánhquy mô biến động, và tỷ lệ chênh lệch, phản ánh tốc độ biến động, phải được xem xétđồng thời Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho thấy quy mô thay đổi tươngquan ra sao với quy mô của số tiền liên quan Chênh lệch 1 triệu đồng doanh thu khôngquá lớn như chênh lệch 1 triệu đồng lợi nhuận, vì doanh thu lớn hơn lợi nhuận.
Tỷ lệ % chênh lệch được tính như sau:
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
CHƯƠNG 48: Phân tích xu hướng
Một biến thể của phân tích chiều ngang là phân tích xu hướng Trong phân tích xuhướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm Phân tích xuhướng được xem là quan trọng bởi vì cách nhìn rộng của nó, phân tích xu hướng có thểchỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh Ngoài các báo cáotài chính, hầu hết các doanh nghiệp còn tóm tắt các hoạt động và đưa ra các dữ liệu chủyếu trong 5 năm hoặc nhiều hơn Do đặc điểm hoạt động kinh doanh và nhu cầu quảnlý, Công ty Petrolimex Saigon đã thực hiện sáp nhập, chuyển đổi hình thức Công tynhiều lần trong 5 năm trở lại đây, phân tích xu hướng trở nên mất ý nghĩa nên trongphạm vi bài viết sẽ không đề cập đến phân tích xu hướng
CHƯƠNG 49: Phân tích theo chiều dọc
Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ % được sử dụng để chỉ mối quan hệ của cácbộ phận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo Số tổng cộng của một báo cáo sẽđược tính là 100% và từng bộ phận của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % so vói con số đó(đối với bảng cân đối kế toán, số tổng cộng sẽ là tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn, vàdoanh thu thuần là số tổng cộng đối với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thànhphần nào đó trong hoạt động kinh doanh Nó cũng có ích trong việc chỉ ra những thayđổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung
Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp.Chúng cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ cóquy mô kinh doanh khác nhau trong cùng ngành
Trang 20CHƯƠNG 50: Phân tích tỷ số
Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ýnghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính Để có ích nhất, nghiên cứu một tỷ
số cũng bao gồm việc nghiên cứu dữ liệu đằng sau các tỷ số đó Các tỷ số là nhữnghướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh giá tình hình tài chính và cáchoạt động của một doanh nghiệp và trong việc so sánh chúng với những kết quả củacác năm trước hoặc các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Mục đích chính của phântích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn Nên sửdụng các tỷ số gắn với những hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó.Các tỷ số có thể được trình bày theo nhiều cách
CHƯƠNG 51: Nội dung phân tích báo cáo tài chính
CHƯƠNG 52: Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua dữ liệu trên báo cáo tài chính
CHƯƠNG 53: Phân tích tình hình tài chính thông qua dữ liệu trên bảng cân đối kế toán
So sánh mức tăng giảm của các chỉ tiêu tài sản thông qua số tuyệt đối và tươngđối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều kỳ Từ đó có các nhận xét về quy mô tài sảncủa doanh nghiệp tăng hay giảm ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh
So sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn thông qua số tuyệt đối vàtương đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều kỳ Từ đó có các nhận xét về quy mônguồn vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm ảnh hưởng như thế nào đến tính độc lậphay phụ thuộc trong hoạt động tài chính
So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng giảm của tài sản với tốc độc tăng giảm củavốn chủ sở hữu để thấy được các tài sản tăng giảm từ những nguồn nào, ảnh hưởng nhưthế nào tới hoạt động tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản với tổng số để thấy được cơ cấu tài sản đãphù hợp với ngành nghề kinh doanh chưa Thông thường các doanh nghiệp sản xuất có
cơ cấu tài sản dài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn, cơ cấu tài sản cố định cao hơn hàng tồnkho Doanh nghiệp thương mại thường có cơ cấu tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dàihạn, cơ cấu hàng tồn kho cao hơn các tài sản ngắn hạn khác Tỷ trọng của từng bộ phậntài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:
Giá trị của từng bộ phận tài sản
Trang 21Tỷ trọng % từng bộ phận =
Việc xem xét tình hình biến động của từng bộ phận tài sản giữa các kỳ với nhaucho phép các nhà quản lý đánh giá khái quát được tình hình đầu tư tài sản đã phù hợpvới đặc điểm kinh doanh hay chưa nhưng lại không cho biết các nhân tố tác động đến
sự thay đổi kết cấu Do vậy, để biết được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởngđến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tíchngang, tức là so sánh sự biến động giữa các thời điểm thông qua số tuyệt đối và sốtương đối theo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấutài sản Trước hết, các nàh phân tích cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa các
kỳ với nhau Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số được xác địnhnhư sau:
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
Tỷ trọng % từng bộ phận =
Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của nguồn vốn giữa các thời điểmcho phép nhà quản trị đánh giá được cơ cấu nguồn vốn huy động có phù hợp với khảnăng tài chính và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp chưa nhưng lạikhông cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà doanhnghiệp huy động Vì vậy, để biết được chính xác tình hình huy động vốn, nắm đượccác nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơcấu nguồn vốn, các nàh phân tích còn kết hợp cả phân tích ngang, tức là so sánh sựbiến động giữa các thời điểm của các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán
Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như từng loạinguồn vốn (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nàh phântích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướngbiến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý và an ninh tài chínhcủa doanh nghiệp trong việc huy động vốn Việc đánh giá phải dựa trên tình hình biếnđộng của từng bộ phận vốn huy động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trongtừng thời kỳ Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷtrọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệpqua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá
Trang 22CHƯƠNG 54: Phân tích tình hình tài chính thông qua dữ liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
So sánh các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thông qua
số tuyệt đối hoặc tương đối giữa kỳ này và kỳ trước, từ đó xác định các nhân tố ảnhhưởng tới mức tăng giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế tăng:
Doanh thu bán hàng tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng
Doanh thu tài chính tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng
Doanh thu khác tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng
Giá vốn hàng bán giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng
Chi phí tài chính giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng
Chi phí bán hàng giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuếtăng
Chi phí khác giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế tăng
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm dẫn tới lợi nhuận sauthuế tăng
Các nhân tố làm cho lợi nhuận sau thuế giảm:
Doanh thu bán hàng giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm
Doanh thu tài chính giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm
Doanh thu khác giảm dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm
Giá vốn hàng bán tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm
Chi phí tài chính tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm
Chi phí bán hàng tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuếgiảm
Chi phí khác tăng dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm
Trang 23 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng dẫn tới lợi nhuận sauthuế giảm
So sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu tài chính trên báocáo để thấy được bản chất tăng giảm của các chỉ tiêu đã ảnh hưởng như thế nào tới lợinhuận sau thuế của doanh nghiệp Trường hợp tốc độ tăng của doanh thu bán hàngnhanh hợn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chứng tỏ trình độ kiểm soát chi phí sảnxuất của nhà quản trị tốt đã làm cho giá thành sản phẩm hạ Trường hợp tốc độ tăngcủa doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng, nhà quản trị cần xem xét cácyếu tố chi phí có phù hợp với các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm hay không Thôngqua kết quả phân tích có cơ sở đưa ra các biện pháp kiểm soát chi phí tốt hơn và xâydựng các định mức chi phí khoa học nhằm tối thiểu hóa chi phí Đồng thời thông quaphân tích cũng thấy được hiệu quả kinh doanh của các hoạt động và toàn doanh nghiệp
CHƯƠNG 55: Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
CHƯƠNG 56: Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá chấtlượng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đây cũng là thông tin hữu ích
mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán thường hay quan tâm Để đánhgiá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có nhiều cách tiếp cận tùy từng mục tiêukhác nhau
*Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán trong thờihạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trảngười bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đếnhạn phải trả… khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng đối với tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp,kéo dài thường xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra Trongphạm vi bài viết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được tính bằng hệ số thanh toánngắn hạn, hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh
CHƯƠNG 57: Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn được tính theo công thức sau:
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Tổng tài sản
Trang 24 Khi sử dụng hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạncần lưu ý một số hạn chế sau:
Hệ số này phản ánh hiện trạng khả năng thanh toán tại thời điểm lập bảngcân đối kế toán, nó có thể bị bóp méo do những sai sót ước tính kế toán hoặc do nhà quản lý đã lựa chọn các thực hành kế toán nhằm đạt được mục tiêu của mình
Hàng tồn kho ở các doanh nghiệp khác nhau và có khả năng chuyển đổi thành tiền cũng khác nhau và được đánh giá theo các phương pháp không giống nhau giữa các doanh nghiệp
Khả năng thanh toán ngắn hạn còn phụ thuộc vào lượng tiền có thể huy động (ví dụ như hạn mức tín dụng…) nhưng khả năng huy động tín dụng lại không được đề cập đến khi tính hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn còn phụ thuộc rất lớn vào dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp nhưng chúng cũng không được tính đến khi xác định
hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
CHƯƠNG 58: Hệ số thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành được tính theo công thức sau:
Tiền
Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ quá hạn và đến hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán hiện hành của tiền đốivới các khoản nợ quá hạn và đến hạn ở bất cứ thời điểm nào.Chỉ này cao chứng tỏ kah3 năng thanh toán của doanh nghiệpdồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá, kéo dài có thể dẫn tớivốn bằng tiền của doanh nghiệp bị nhàn rỗi, ứ đọng dẫn đếnhiệu quả sử dụng vốn thấp Chỉ tiêu này thấp quá kéo dàichứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán cáckhoản nợ quá hạn và đến hạn Trường hợp chỉ tiêu này thấpquá kéo dài liên tiếp ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và cóthể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản
Tiền được lấy từ chỉ tiêu tài khoản 111 trên bảng cân đối kếtoán, nợ quá hạn và đến hạn được lấy từ thuyết minh báo cáotài chính hoặc các sổ chi tiết của doanh nghiệp
Trang 25CHƯƠNG 59: Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh được tính theo công thức sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoảntương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu nàycao quá kéo dài chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt, tuynhiên chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốngiảm Chỉ tiêu này thấp quá kéo dài chứng tỏ doanh nghiệpkhông có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn,khi đó dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản cóthể xảy ra Hệ số này thay đổi theo ngành hoạt động, phụ thuộcvào chính sách tín dụng của doanh nghiệp
*Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp gắn với khả năng sống còn củadoanh nghiệp qua nhiều năm Mục đích của phân tích khả năng thanh toán dài hạn là đểchỉ ra sớm nếu doanh nghiệp đang trên con đường phá sản Các nghiên cứu cho thấyrằng các tỷ số kế toán có thể chỉ ra sớm hơn 5 năm một doanh nghiệp có thể thất bại.Việc giảm các chỉ số về khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán là dấu hiệu chủ yếucủa khả năng kinh doanh thất bại Trong phạm vi bài viết khả năng thanh toán dài hạnđược tính bằng tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu được tính theo công thức sau:
Tổng vốn nợ phải trả
Tăng số nợ phải trả trong cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp sẽ có rủi ro.Doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý trong việc chi trả lãi vay đúng kỳ và trả nợ gốc khiđáo hạn Nghĩa vụ này có hiệu lực bất kể mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp là baonhiêu Nếu không thanh toán nợ phải trả, doanh nghiệp có thể bị buộc phá sản Ngượclại, cổ tức và những khoản phân phối khác cho cổ đông chỉ được thực hiện khi hộiđồng quản trị công bố Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cho thấy số tài sản củadoanh nghiệp được tài trợ từ các chủ nợ trong mối quan hệ với số được tài trợ từ chủ sở
Trang 26hữu Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu càng cao, doanh nghiệp có nghĩa vụ cố địnhcàng lớn, và do đó càng lâm vào tình thế rủi ro hơn.
CHƯƠNG 60: Phân tích hiệu quả hoạt động
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc sửdụng tài sản (hàng tồn kho, các khoản phải thu, tổng tài sản) trong quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp
Các tỷ số về hiệu quả hoạt động còn được sử dụng để đánh giá chu kỳ hoạt độngcủa doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp Chu kỳ hoạt động là khoảng thời gian gắn các nghiệp vụ liên quan đến đầu tưvào hàng tồn kho, chuyển hàng tồn kho thành các khoản phải thu qua bán hàng, thutiền các khoản phải thu, chuyển hàng tồn kho thành các khoản phải thu qua bán hàng,thu tiền các khoản phải thu, dùng tiền trả nợ ngắn hạn và mua lại các hàng tồn kho đãbán
*Các tỷ số về hàng tồn kho
CHƯƠNG 61: Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho được tính theo công thức sau:
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa hàng bán
và hàng tồn kho Sự luân chuyển hàng tồn kho của các doanhnghiệp ở các ngành khác nhau và trong nội bộ các ngành có thểrất khác nhau Một của hàng bách hóa có thể có số vòng quaybình quân là 20 đối với tất cả mặt hàng, còn cửa hàng đồ gỗthường có số vòng quay nhỏ hơn nhiều
Số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy đối với hàng tồn khodoanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả (mua hàng, nhậnhàng, dự trữ hàng, bán hàng), đầu tư vào hàng tồn kho được cắtgiảm, chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồnkho thành tiền được rút ngắn và ít nguy cơ hàng tồn kho bị ứđọng Số vòng quay hàng tồn kho quá cao có thể cho thấy rằngdoanh nghiệp không có đủ hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu bán
Trang 27ra dẫn đến tình trạng cạn kho và khách hàng không hài lòng.
Số vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ hàng tồn kho dự trữquá nhiều, tiêu thụ chậm, chi phí kèm theo hàng tồn kho cao vàtriển vọng tiền chảy vào túi doanh nghiệp yếu Số vòng quayhàng tồn kho thấp làm gia tăng những khó khăn về tài chínhtrong tương lai của doanh nghiệp So sánh số vòng quay hàngtồn kho giữa các doanh nghiệp sẽ không hợp lý khi các doanhnghiệp sử dụng những phương pháp đánh giá hàng tồn khokhác nhau, ví dụ LIFO và FIFO, do giá vốn hàng bán và hàngtồn kho nếu đánh giá theo phương pháp LIFO, trong những kỳtăng giá, sẽ cao hơn và thấp hơn phương pháp FIFO
CHƯƠNG 62: Số ngày dự trữ hàng tồn kho:
Số ngày dự trữ hàng tồn kho được tính theo công thức sau:
Số ngày trong kỳ
Số ngày dự trữ hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự cung ứnghàng tồn kho trong thời gian đó nó cũng cho biết doanh nghiệpcó dự trữ thừa hay thiếu không Chỉ tiêu này càng thấp chứng
tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, đây là nhân tố góp phần tăngdoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
*Các tỷ số về các khoản phải thu
CHƯƠNG 63: Số vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu được tính theo công thức sau:
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Khả năng thu tiền bán chịu kịp thời cảu doanh nghiệp có ảnhhưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của nó Số vòng quaycác khoản phải thu đo lường mối liên hệ tương quan của cáckhoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và
Trang 28thu tiền của doanh nghiệp Nó cho biết các khoản phải thu,bình quân, được chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ.Tuy nhiện, nó cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoàinhư các điều kiện kinh tế và lãi suất đi vay…
Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu càngcao càng tốt Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn, tốc độchuyển đổi thành tiền càng nhanh Tốc độ chuyển đổi cáckhoản phải thu thành tiền phụ thuộc vào các điều khoản tíndụng của doanh nghiệp
CHƯƠNG 64: Số ngày thu tiền bán hàng bình quân:
Số ngày thu tiền bán hàng bình quân được tính theo công thứcsau:
Số ngày trong năm
Số ngày thu tiền =
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càngnhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, chỉ tiêunày càng dài chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm,doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều
Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của mộtvòng quay kỳ phân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gianbán hàng quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế đối vớikhách hàng mua chịu Qua phân tích ta có thể thấy được tìnhhình thu hồi các khoản công nợ của doanh nghiệp để từ đó cócác biện pháp thu hồi nợ nhằm góp phần ổn định tình hình tàichính Thời gian kỳ phân tích có thể là quý 90 ngày, năm 365ngày
*Số vòng quay của tài sản
Số vòng quay của tài sản được tính theo công thức sau:
Trang 29Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của tài sản =
Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêuvòng Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanhthu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp chứng
tỏ các tài sản vận động chậm do có thể còn hàng tồn kho nhiều làm cho doanh thu củadoanh nghiệp giảm Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinhdoanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp
CHƯƠNG 65: Phân tích khả năng sinh lợi
Một doanh nghiệp có tồn tại lâu dài hay không phụ thuộc vào khả năng kiếm đượclợi nhuận mong muốn của nó Các nhà đầu tư trở thành cổ đông và vẫn còn là cổ đôngchỉ vì họ tin rằng các khoản cổ tức phân phối và lợi nhuận từ chênh lệch giá cổ phiếu sẽlớn hơn lợi nhuận từ những khoản đầu tư khác có rủi ro tương tự Đánh giá khả năngsinh lợi của một doanh nghiệp có thể cung cấp một căn cứ tốt hơn cho việc ra quyếtđịnh của nhà đầu tư Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào tìnhhình thanh toán ngắn hạn của nó Vì lý do này, đánh giá khả năng sinh lợi có tầm quantrọng đối với cả các nhà đầu tư và các chủ nợ Trong phạm vi bài viết, khả năng sinhlợi sẽ được phân tích qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
*Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận =
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn nghĩa là lãi càng lớn Tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ
Cả nhà quản lý và nhà đầu tư đều nghiên cứu kỹ về xu hướng tỷ suất lợi nhuậntrên doanh thu Nếu tỷ lệ này tăng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặccấp quản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả hai Trái lại, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
Trang 30giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc Công ty đóđang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình.
*Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận =
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tàisản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêunày càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phầnnâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp
*Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận =
trên vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao càng biểuhiện xu hướng tích cực Chỉ tiêu này cao thường giúp các nhà quản trị có thể huy độngvốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quảkinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn Tuy nhiên tỷsuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là
do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính Khi đó mức độ mạo hiểm sẽ càng lớn
CHƯƠNG 66: Phân tích năng lực dòng tiền
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ích trong việc dự đoán kết quả hoạt động trên cơ sởnăng lực sản xuất thực tế và kế hoạch Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng được sử dụngđể đánh giá việc mở rộng năng lực sản xuất trong tương lai, nhu cầu vốn đầu tư, nguồncủa các dòng tiền thu vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cầu nối quan trọng giữa báocáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệcho biết dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của doanh nghiệp và khả năng thanh toáncác khoản nợ khi đáo hạn Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho chúng ta
Trang 31những thong tin quan trọng về tính khả thi của việc tài trợ cho vốn đầu tư, các nguồntiền để tài trợ mở rộng, chính sách phân phối lợi nhuận trong tương lai… Trong phạm
vi bài viết, năng lực dòng tiền sẽ được đánh giá qua chỉ tiêu tỷ suất dòng tiền trên lợinhuận, tỷ suất dòng tiền trên doanh thu và tỷ suất dòng tiền trên tài sản
CHƯƠNG 67: Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận
Tỷ suất dòng tiền trên lợi nhuận được tính theo công thức sau:
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Tỷ suất dòng tiền =
Tỷ số này được sử dụng để đo lường khả năng tạo ra tiền từ hoạtđộng kinhdoanh trong mối quan hệ lợi nhuận những vấn đề vềdòng tền có thể xảy ra nếu ỷ số này nhỏ hơn đáng kể so với 1
CHƯƠNG 68: Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu
Tỷ suất dòng tiền trên doanh thu được tính theo công thức sau:
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Tỷ suất dòng tiền =
Đo lường khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh ở nhữngmức doanh thu khácnhau Tỷ số này có ích hơn khi được tínhchi tiết cho các bộ phận, chẳng hạn cho từngloại sản phẩm, khiđó nhà quản trị có thể thấy được bộ phận nào tạo ra ( hoặc sửdụng)nhiều tiền nhất trong mối quan hệ với doanh thu
CHƯƠNG 69: Tỷ suất dòng tiền trên tài sản
Tỷ suất dòng tiền trên tài sản được tính theo công thức sau:
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Tỷ suất dòng tiền =
Trang 32 Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể cải thiện kết quả dựa vàothước đo này bằng cách hạn chế đầu tư vào tài sản cố định.
Trang 33CHƯƠNG 70: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
PETROLIMEX SAIGONCHƯƠNG 71: Nguồn dữ liệu để phân tích
CHƯƠNG 72: Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Từ ngày : 01/01/2011 Đến ngày : 31/12/2011
Đơn vị tính: VNĐ
Tên chỉ tiêu 1
Mã số
2 Các khoản tương đương tiền 112
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 4.044.858.366
1 Đầu tư ngắn hạn 121 4.044.858.366
2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
ngắn hạn
129
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.261.786.431.061 1.485.653.939.933
1 Phải thu của khách hàng 131 486.675.906.822 413.107.578.420
2 Trả trước cho người bán 132 182.216.161 97.578.251
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 289.677.539.395 957.824.869.682
4 Các khoản phải thu khác 135 489.041.604.912 115.278.416.598
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (3.790.836.229) (654.503.018)
Trang 34IV Hàng tồn kho 140 64.196.041.838 1.060.097.012.069
1 Hàng tồn kho 141 64.664.084.967 1.060.565.055.198
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (468.043.129) (468.043.129)
V Tài sản ngắn hạn khác 150 2.074.060.320 27.415.463.903
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 439.889.582 799.675.715
2 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 24.611.020.488
3 Tài sản ngắn hạn khác 158 1.634.170.738 2.004.767.700
B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 389.223.115.561 366.727.278.964
II Tài sản cố định 220 370.903.892.340 348.615.709.212
1 Tài sản cố định hữu hình 221 295.090.134.191 259.798.568.415
2 Tài sản cố định vô hình 227 42.747.875.904 41.064.582.071
3 Chi phí XDCB dở dang 230 33.065.882.245 47.752.558.726
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 12.022.072.000 12.532.272.000
V Tài sản dài hạn khác 260 6.297.151.221 5.579.297.752
3 Người mua trả tiền trước 313 26.652.316.116 5.713.227.101
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 42.170.513.735 10.889.514.618
5 Phải trả người lao động 315 61.246.881.926 49.483.186.390
7 Phải trả nội bộ 317 1.163.936.173.110 2.500.475.354.457
8 Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 4.288.038.005 4.027.014.201