1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề 10 Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến công suất, mô men, tiêu thụ nhiên liệu, khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ ô tô

40 596 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,92 MB

Nội dung

Kết quả thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ xăng ô tô .... Ngoài ra, vấn đề giảm thiểu ô

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

thuộc Đề tài: “Nghiên cứu khả năng tương thích của động cơ nổ thế hệ cũ sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ etanol E100 lớn hơn

5%”, mã số ĐT.06.11/NLSH

thuộc Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015,

tầm nhìn đến năm 2025

Sản phẩm 3.4: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh

học E10, E15 và E20 đến công suất, mô men, tiêu thụ nhiên liệu, khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ ô tô

Chuyên đề số: 10

Cơ quan chủ trì

Trang 2

-1-

Mục Lục

Lời nói đầu 3

1 Tổng quan về nhiên liệu cồn sinh học 4

1.1 Các ưu nhược điểm của nhiên liệu cồn sinh học 4

1.1.1 Ưu điểm nhiên liệu cồn sinh học 4

1.1.2 Nhược điểm nhiên liệu cồn sinh học 4

1.2 Các chỉ tiêu chất lượng của xăng Etanol 5

1.2.1 Chỉ tiêu chất lượng của etanol dùng để pha vào xăng 5

1.2.2 Chỉ tiêu chất lượng của xăng etanol 5

2 Trang thiết bị thử nghiệm 11

2.1 Băng thử Chassis Dynamometer 48” 11

2.1.1 Thông tin chung 11

2.1.2 Cơ sở lý thuyết các phép đo chính 12

2.2 Thiết bị đo tiêu hao nhiên liệu 16

3 Đối tượng thử nghiệm 17

3.1 Nhiên liệu thử nghiệm 17

3.2 Phương tiện thử nghiệm và cách thức tiến hành 18

4 Kết quả thử nghiệm đo công suất,tiêu hao nhiên liệu ở các chế độ ổn định 20

4.1 Kết quả thử nghiệm xe Lanos 20

4.1.1 Kết quả thử nghiệm công suất xe Lanos 20

4.1.2 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu xe Lanos 24

4.2 Kết quả thử nghiệm xe Toyota Corrola 27

4.2.1 Kết quả thử nghiệm công suất xe Corrola 27

Trang 3

4.2.2 Kết quả thử nghiệm nhiên liệu xe Corrola 31

4.3 Kết luận 35

5 Kết quả thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ xăng ô tô 36

5.1 Đánh giá khả năng khởi động 36

5.2 Đánh giá khả năng tăng tốc của xe 36

5.2.1 Chế độ thử nghiệm 36

5.2.2 Đánh giá kết quả thử nghiệm 36

5.3 Kết luận 38

Tài liệu tham khảo 39

Trang 4

Lời nói đầu

Năng lượng nói chung và nhiên liệu nói riêng có một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối với một quốc gia An ninh năng lượng có ảnh hưởng lớn đến an ninh kinh tế và an ninh Quốc gia Ngoài ra, vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo

vệ tầng ôzôn đang là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu.Vì vậy, nghiên cứu thay thế nguồn nhiên liệu gốc khoáng bằng các nguồn nhiên liệu khác có khả năng tái tạo là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại.Trong đó, việc sử dụng nhiên liệu với nguồn gốc sinh học là một trong các hướng nghiên cứu trọng điểm ở nhiều quốc gia Tại Việt Nam, hiện nay nhiên liệu xăng và diesel đều phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu Theo đà phát triển của nền kinh tế đất nước cùng với quá trình hội nhập, nhu cầu sử dụng nhiên liệu sẽ tăng trưởng với tốc độ lớn, dự báo đến năm 2020 tổng nhu cầu trong nước đạt gần 20 triệu tấn/năm

Thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu thay thế nguồn nguyên liệu gốc khoáng,

từ những năm 1990, các nhà khoa học trong nước đã tiến hành nghiên cứu sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch khác nhau như khí ga, ethanol và este dầu thực vật thay thế nhiên liệu gốc khoáng Xu hướng nghiên cứu này ngày càng phát triển cho đến nay Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của xăng pha ethanolđến đặc tính kỹ thuật của động cơ Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng xăng sinh học tới đặc tính kỹ thuật động cơ ô tô là nhu cầu bức thiết Chính vì vậy,

Chuyên đề “Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20

đến công suất, mô men, tiêu thụ nhiên liệu, khả năng khởi động và khả năng tăng tốc của động cơ ô tô” được thực hiện để đáp ứng một phần các yêu cầu thực tiễn trên

Trang 5

Chuyên đề 10: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng xăng sinh học E10, E15 và E20 đến công suất, mô men, tiêu thụ nhiên liệu, khả năng khởi động

và khả năng tăng tốc của động cơ ô tô

1 Tổng quan về nhiên liệu cồn sinh học

1.1 Các ưu nhược điểm của nhiên liệu cồn sinh học

1.1.1 Ưu điểm nhiên liệu cồn sinh học

Etanol cũng như các nhiên liệu cồn sinh học khác được đánh giá là sạch hơn nhiều so với xăng có nguồn gốc dầu mỏ vì chúng có nguồn gốc từ thực vật hoặc các phế phẩm nông nghiệp nên nó là nguồn nguyên liệu có thể tái tạo theo chu trình các bon kín Do vậy trong quá trình sử dụng nhiên liệu này không làm tăng hiệu ứng nhà kính Khí thải của nhiên liệu cồn sinh học cũng bớt độc hại hơn nguồn nhiên liệu truyền thống

Bản thân Etanol có trị số ốctan cao hơn do vậy khi pha etanol vào xăng nó sẽ làm tăng chỉ số ốctan của hỗn hợp do vậy sẽ bớt được lượng phụ gia pha vào xăng nhằm mục đích tăng chỉ số octan Đặc biệt khi dùng xăng Etanol với tỷ lệ nhỏ thì không cần thay đổi kết cấu của động cơ

1.1.2 Nhược điểm nhiên liệu cồn sinh học

Việc sản xuất cồn sinh học từ các nguồn tinh bột hoặc các cây thực phẩm được cho là không bền vững do ảnh hưởng tới an ninh lương thực Khả năng sản xuất với quy mô lớn cũng còn kém do nguồn cung cấp không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp

Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất cồn sinh học từ các nguồn lignocellulose chưa đạt được hiệu suất cao nên giá thành sản xuất vẫn cao hơn nhiều so với nhiên liệu truyền thống từ đó việc ứng dụng và sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống chưa được phổ biến rộng

Trang 6

1.2 Các chỉ tiêu chất lượng của xăng Etanol

1.2.1 Chỉ tiêu chất lượng của etanol dùng để pha vào xăng

Để làm nhiên liệu pha vào xăng, etanol cần đạt được các chỉ tiêu nhất định Trong Bảng 3.1 đưa ra chất lượng của etanol dùng để pha vào xăng

Các chỉ tiêu của etanol biến tính được xác định theo phương pháp ASTM 1613, ASTM

D 5501, ASTM E 1064… hoặc theo tiêu chuẩn TCVN

1.2.2 Chỉ tiêu chất lượng của xăng etanol

Sau khi tổng hợp etanol theo tiêu chuẩn quy định, chúng ta có thể pha trộn nó với xăng

để tạo lên xăng sinh học Theo các nghiên cứu trên thế giới thì với nồng độ Etanol nhỏ hơn 10% thì không cần phải thay đổi cơ cấu động cơ Nhưng nếu nồng độ lớn hơn 10% thì phải có những điều chỉnh liên quan đến động cơ trong việc sử dụng loại nhiên liệu này

Việc pha chế etanol với xăng phải tuân thủ các tiêu chuẩn đã được chuẩn hóa như tiêu chuẩn ASTM của Mỹ hoặc hệ thống tiêu chuẩn của Châu Âu Về cơ bản nó được thể hiện như Bảng 1.1 Nếu Etanol mà vi phạm các tiêu chuẩn này thì có thể gây tác hại đối với động cơ hoặc sức khỏe con người và môi trường

Bảng 1.1 các chỉ tiêu chất lượng của etanol [1]

6 Độ axit (axit axetic), % Khối lượng <0,007

Trang 7

8 Hàm lượng đồng mg/kg <0,1

Về mặt nhiệt trị thì nhiệt trị của etanol bằng khoảng 2/3 của xăng thông thường tuy nhiên khi chúng ta sử dụng xăng pha cồn có tỷ lệ thấp <15% thì công suất, suất tiêu hao nhiên liệu gần như không thay đổi Điều này được giải thích bởi vì khi pha vào hỗn hợp cồn làm cho quá trình cháy triệt để hơn điều này được thể hiện thông qua hàm lượng phát thải CO và HC được giảm đi đáng kể (CO giảm từ 25-35%, HC giảm từ 15 – 40%)

Về nguyên tắc etanol khan 99,5% hoàn toàn có thể sử dụng làm nhiên liệu cho ôtô, xe máy Tuy nhiên do đặc tính phân cực của cồn nên có thể gây ra ăn mòn kim loại, làm hỏng các chi tiết cao su, nhựa có trong động cơ Ở các nước tiên tiến trên thế giới như Brazin, Mỹ…để sử dụng nhiên liệu có độ cồn cao, như nhiên liệu E 85 (hỗn hợp pha 85% Etanol và 15% xăng từ dầu mỏ) thì động cơ phải được sản xuất riêng như mẫu xe Saab 9-5 hoặc Ford Focus ở Châu Âu

Dựa trên các tiêu chuẩn của các nước trên thế giới chính phủ Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn riêng cho nhiên liệu xăng pha etanol (Bảng 1.2): [1]

Bảng 1.2 Tiêu chuẩn TCVN về Etanol pha với xăng (TCVN 7716:2007)

1 Hàm lượng Etanol, % thể tích, không nhỏ

TCVN 7864 (ASTM D 5501)

2 Hàm lượng mEtanol, % thể tích, không

3 Hàm lượng nước, % thể tích, không lớn

TCVN 7893 (ASTM E 1064)

4 Độ axit (tính theo axit axetic

Trang 8

hơn 1613)

5 Hàm lượng clorua vô cơ, mg/kg, không

TCVN 7716 (ASTM D 4806) (Phụ lục A) Tại Hoa kỳ, từ năm 2005 đã đưa vào sử dụng nhiên liệu E85 với số lượng lớn và động

cơ chế tạo riêng cho loại nhiên liệu này Tính chất của các loại nhiên liệu được thể hiện trong Bảng 1.3: [1]

Bảng 1.3 So sánh các tính chất của các nhiên liệu khác nhau

O

85 – 88C, 1215H

1,5 lần lớn hơn

Trang 9

5% công suất cần tăng lên

Tiêu chuẩn 3 – 5% công

suất cần tăng lên

38 – 59 5,5 – 8,5

48 – 65 7,0 – 9,5

66 – 83 9,5 – 12

ASTM D4815 D5190 D5191

D3231

Trang 10

6 Sunfua (max, mg/l) 210 260 300 ASTM

D3120 D1266

8 Các rượu béo cao, C3 – C8

12 Nhựa không rửa được

bằng dung môi (max,

Trang 11

5 Hàm lượng olefin, % thể tích 38 TCVN 7330 (ASTM D 1319)

6 Hàm lượng ôxy, % khối

Nhiên liệu E85 là nhiên liệu rất thân thiện với môi trường Có thể coi như đây là nhiên liệu tái tạo Ngay cả khí thải của chúng cũng giúp ích cho việc tổng hợp ra chính Etanol ban đầu Có thể tóm tắt như sau Cây cối hấp thụ khí CO2 khí thải của động cơ chạy xăng Etanol trong quá trình quang hợp để phát triển, đến khi thu hoạch chúng cung cấp nhiên liệu cho nhà máy để lên men tạo Etanol, pha 85% Etanol vào xăng để tạo lên nhiên liệu E85 làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vận tải, khí thải

CO2 của xe tạo ra được cây quang hợp, và cứ như vậy nó tạo lên chu trình kín mang lại lợi ích cho con người

Trang 12

2 Trang thiết bị thử nghiệm

2.1 Băng thử Chassis Dynamometer 48”

2.1.1 Thông tin chung

Phòng thử ô tô bao gồm băng thử động lực học (Chassis Dynamometer 48”), hệ thống lấy mẫu và phân tích khí thải, các thiết bị phụ trợ

Băng thử động lực học (Chassis Dynamometer 48”) do hãng AVL Zollner chế tạo có chức năng để thử và kiểm tra ôtô trong phòng thí nghiệm giúp cho quá trình nghiên cứu về ôtô nói chung và động cơ nói riêng được dễ dàng hơn đồng thời có thể thực hiện một số chức năng mà khó hoặc không thể thực hiện trên đường thực

Thiết bị chính của băng là một động cơ điện xoay chiều đặt ở giữa hai con lăn Thiết

kế này cho phép thu nhỏ kích thước của băng thử và cách bố trí các thiết bị liên quan

từ trên xuống một cách dễ dàng đồng thời nó cũng thuận lợi cho quá trình bảo dưỡng sau này

Để tránh hiện tượng trễ do ma sát sinh ra ở ổ trục thì ổ trục này được quay với tốc độ chậm thông qua một động cơ điện xoay chiều Hai ổ trục được điều khiển quay cùng chiều nhau để loại trừ sự tổn thất do ma sát Việc lắp các ổ trục này không gây tổn thất cho băng thử Chassis Dynamometer 48”

Hình 2.1 Phòng thử ô tô của PTN Động cơ đốt trong - ĐHBK Hà Nội

Trang 13

Băng thử Chassis Dynamometer 48” được có thể mô phỏng khối lượng của xe trong phạm vi từ 454 kg tới 5448 kg Quán tính cơ sở của các con lăn là 1678 kg

Các thông số cơ bản của băng thử [2]:

- Tốc độ lớn nhất: 200 km/h

- Phạm vi mô phỏng quán tính: 454 kg  5448 kg

- Dung sai tốc độ đo: 0…2 km/h <0,1 % ; 2…200 km/h <0,01%

- Dung sai của giá trị lực kéo đo: 0,1% giá trị lớn nhất của dải đo

- Độ chính xác của phép đo khoảng cách: 1m

- Độ chính xác của phép đo thời gian: 10 ms

- Nhiệt độ môi trường trong buồng thử: 5 40 0C

- Độ ẩm tương đối lớn nhất của không khí trong buồng thử <75 %

Băng thử Chassis Dynamometer 48” có các chức năng chính sau đây:

- Xác định tốc độ của xe

- Xác định lực tại bề mặt con lăn

- Xác định gia tốc và công suất của xe

- Kiểm tra đồng hồ tốc độ và đồng hồ đo quãng đường xe chạy

Ngoài các chức năng trên, băng thử Chassis Dynamometer 48” cùng với hệ thống lấy mẫu và phân tích thành phần khí xả tạo thành hệ thống thử nghiệm khí xả công nhận kiểu theo tiêu chuẩn EURO II

2.1.2 Cơ sở lý thuyết các phép đo chính

a Phép đo tốc độ

Tốc độ của băng thử được xác định thông qua bộ cảm biến tốc độ kiểu quang học Bộ cảm biến được gắn ở đầu trục của con lăn vì vậy nó có thể đo trực tiếp tốc độ của con lăn Từ tốc độ con lăn n đo được có thể tính được vận tốc của xe v

Trang 14

Hình 2.2 Cấu tạo của cảm biến tốc độ

1 : Đĩa mã hoá 2 : Nguồn sáng (đèn LED) 3: Tranzitor quang

Đĩa mã hoá 1 được gắn cứng với trục con lăn 4 vì vậy khi trục con lăn quay sẽ làm cho đĩa 1 quay cùng với tốc độ con lăn

Khi vị trí đèn LED 2, lỗ trên đĩa 1 và tranzitor quang 3 thằng hàng khi đó tranzitor nhận được ánh sáng do đèn 2 phát ra sẽ làm thông mạnh điện, lúc đó điện áp cung cấp cho mạch là 5V

Khi vị trí của đèn 2, lỗ trên đĩa 1 và tranzitor không thẳng hàng thì tranzitor 3 không nhận được ánh sáng do 2 cung cấp do đó tranzitor quang 3 bị khoá nên điện áp cung cấp của mạch là 0 V

Đo đĩa 1 quay liên tục nên tín hiệu ở đầu ra có dạng xung chữ nhật :

Hình 2.3 Tín hiệu xung đầu ra của cảm biến tốc độ

Tín hiệu xung ở đầu ra được đưa đến máy đếm xung đồng thời liên kết với cơ cấu đếm thời gian sẽ xác định được tốc độ của con lăn

0V

V5V

t

Trang 15

* t

y

n Trong đó : n : Tốc độ của con lăn

y : Số xung đếm được ở máy đếm xung

t : Thời gian đo (s)

x : Số rãnh trên đĩa mã hoá 1

b Phép đo lực

Đo lực trên bề mặt con lăn dựa trên nguyên lý phanh điện xoay chiều

Hình 2.4 Nguyên lý đo lực

1 Con lăn 2 Gối trục 3 Động cơ điện 4 Bộ cân tải

Một động cơ điện xoay chiều được đặt trên hai gối trục sao cho stator luôn tự do, do vậy stator có thể quay tương đối so với rotor

Khi con lăn quay quanh trục kéo theo trục rotor quay theo Nhờ tác dụng tương hỗ của

từ trường giữa rotor và stator sẽ làm stator của động cơ điện quay theo Khi stator dịch chuyển thông qua cụm cân tải (loadcell) sẽ xác định được giá trị lực kéo

Lực FW được đo nhờ bộ cân tải dựa trên nguyên tắc đo lực nhờ hiện tượng áp điện Từ lực tại bộ cân tải FW có thể tính ra lực tại bề mặt con lăn FKéo theo phương trình cân bằng:

1 2

3

4

Trang 16

Hình 2.5 Cơ sở xác định lực kéo

FW.r = Fkéo.R 

R

r F

FKÐo  WTrong đó: FKéo: Lực kéo tại bề mặt con lăn

FW: Lực đo tại bộ cân tải r: Chiều dài cánh tay đòn R: Bán kính con lăn

c Phép đo gia tốc và công suất

Công suất của xe theo công thức sau :

P = FKéo.v Tốc độ của con lăn v (m/s) được xác định từ bộ cảm biến tốc độ và bán kính con lăn Lực kéo tại bề mặt con lăn FKéo được xác định được nhờ bộ cân tải (loadcell)

Gia tốc của xe được xác định trên cơ sở định nghĩa:

Căn cứ vào các điểm đo liên tiếp trong các lần đo ta có thể xác định được độ chênh lệnh vận tốc v trong khoảng thời gian t

Trang 17

2.2 Thiết bị đo tiêu hao nhiên liệu

Hình 1.6 thể hiện sơ đồ nguyên lý làm việc của cân nhiên liệu (Fuel balance 733S) sử

dụng trong hệ thống thiết bị thử nghiệm Thiết bị này thực hiện theo nguyên lý đo kiểu khối lượng, có vai trò quan trong quyết định đến độ chính xác lượng nhiên liệu tiêu thụ của đông cơ

Hình 2.6 Nguyên lý hoạt động của thiết bị cân nhiên liệu 733S

1 Nhiên liệu cấp vào thùng đo; 2 Nhiên liệu tới động cơ; 3 Nhiên liệu hồi từ động cơ; 4 Ống thông hơi; 5 Các ống nối mềm; 6 Thùng đo; 7 Thanh cân; 8 Lò xo lá; 9 Cân bì; 10

Cảm biến lưu lượng; 11 Thiết bị giảm chấn; 12 Van điện từ đường nạp

Cân nhiên liệu 733S dùng cảm biến đo lưu lượng nhiên liệu tiêu thụ cung cấp cho động cơ bằng cách cân lượng nhiên liệu trong bình chứa Cân nhiên liệu 733S dùng cảm biến đo lưu lượng để xác định lượng tiêu thụ nhiên liệu Yêu cầu cảm biến phản ứng với tốc độ nhanh, độ nhạy và độ chính xác cao

Bắt đầu quá trình đo nhiên liệu được cấp đầy vào thùng đo 6 Lúc này lực tì lên cảm biến lưu lượng là lớn nhất Van điện từ 12 đóng lại ngăn không cho dòng nhiên liệu vào thùng đo trong khi đường cấp vào động cơ vẫn mở Đồng thời với quá trình đó bộ phận đếm thời gian hoạt động Khi nhiên liệu trong thùng chảy hết đồng nghĩa với lực

Trang 18

tỳ lên cảm biến lưu lượng bằng 0 tức là quá trình đo đã kết thúc Dựa vào các kết quả thu thập được ECU sẽ tính ra lượng nhiên liệu tiêu thụ của động cơ

3 Đối tượng thử nghiệm

3.1 Nhiên liệu thử nghiệm

Nhiên liệu sử dụng thử nghiệm bao gồm:

- Xăng RON92 do Petrolimex cung cấp

- Etanol gốc có nồng độ 99,5%:

- Xăng E10:10% Etanol (nồng độ 99,5%) và 90% xăng RON 92

- Xăng E15:15% Etanol (nồng độ 99,5%) và 85% xăng RON 92

- Xăng E20:20% Etanol (nồng độ 99,5%) và 80% xăng RON 92

Tất cả các mẫu nhiên liệu được thử nghiệm tại PTN trọng điểm quốc gia về công nghệ lọc và hóa dầu - Viện Hóa học Công nghiệp để xác định các tính chất lý hóa chính Kết quả phân tích đối với xăng RON 92, xăng E10 và etanol gốc được đưa ra trong Bảng 3.1:

Bảng 3.1 Kết quả phân tích xăng RON92 và Etanol gốc

2

Nhiệt độ sôi (0C)

Nhiệt độ sôi đầu

Nhiệt độ sôi cuối

Trang 19

3.2 Phương tiện thử nghiệm và cách thức tiến hành

Ô tô thử nghiệm gồm hai xe:

- Xe thử Daewoo Lanos 2001, số kilomet đi được trước khí vào thử nghiệm 97263

(km), xe sử dụng hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử Các thông số kỹ thuật của xe được đưa ra trong Bảng 3.2:

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật xe Daewoo Lanos [4]

Thông số kỹ thuật Kích thước - trọng lượng

Loại động cơ 1.5 SOHC Dài x Rộng x Caoz(mm) 4,237 x 1,678 x 1,432

Trang 20

- Xe Toyota Corolla 1990, số kilomet đi được 230134 (km), hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí, các thông số kỹ thuật của xe được thể hiện trong Bảng 3.3:

Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật xe Toyota Corolla 1990 [5]

Loại nhiên liệu Xăng Trọng lượng - Đo lường

Kiểu động cơ Chế hòa khí Dài x Rộng x Cao (mm) 4250x1655x1450

Xi lanh 4 xylanh Khoảng sáng gầm xe 150mm Dung tích 1,6L (1587cc) Trọng lượng 1185kg Công suất kéo 1000 kg Bore & Stroke 81x77mm

Tỷ số nén 9,5+/-0,2 Tiêu thụ nhiên liệu 10(l)/100km

Momen Max 140Nm Tiêu thụ nhiên liệu 7l/100km

Max, Power: 76kW Công suất/ khối lượng 15,92:1 kW/kg

Hình ảnh thử nghiệm xe được đưa ra trong Hình 3.2:

Hình 3.2 Hình ảnh thử nghiệm xe Toyota Corolla 1990

Xe thí nghiệm

Ngày đăng: 31/03/2015, 21:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. [3]. European Communities. 1999: Commission Directive 1999/100/EC. Official Journal of the European Communities, 1999 Khác
[2]. AVL GmbH ,Chassis Dynamometer 48” manual Khác
[3]. [3]. Hợp đồng số: 05-07/HĐ/ĐHBK-PTN ĐCĐT, báo cáo kết quả thử nghiệm nhiên liệu E5 và E10 trên động cơ ô tô và xe máy Khác
[4]. Tài hiệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng vào sửa chữa xe Toyota Lanos 2001 Khác
[5]. Tài liệu hướng dẫn sử dụng và sửa chữa xe Toyota Corolla Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w