1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

132 680 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THU HƯƠNG NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH LUẬN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THU HƯƠNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THU HƯƠNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học

Mã số: 60 22 32

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Nam

Trang 3

Mục lục

Mở đầu 3

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử vấn đề 9

3 Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 12

5 Cấu trúc của luận văn 12

Chương 1 Khái lược về nghệ thuật tự sự và sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh 13

1.1 Khái lược về nghệ thuật tự sự 13

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của tự sự học 14

1.1.2 Một số khái niệm 17

1.1.2.1 Nhân vật 17

1.1.2.2 Kết cấu 19

1.1.2.3 Điểm nhìn 22

1.1.2.4 Ngôn ngữ 25

1.1.2.5 Giọng điệu 26

1.2 Sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh 28

1.2.1 Tiểu sử cuộc đời nhà văn Nguyễn Xuân Khánh 28

1.2.2 Sự nghiệp 28

1.2.3 Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa 37

Chương 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh 41

2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 41

2.1.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật độc đáo trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh 43

2.1.1.1 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua diện mạo, tạo ra nhân vật lưỡng diện 43

Trang 4

2.1.1.2 Nhân vật với những mâu thuẫn xung đột nội tâm giằng xé, những

cuộc chiến lý trí bên trong 47

2.1.1.3 Bước chuyển trong sự thay đổi của các nhân vật tiêu biểu 57

2.1.2 Giá trị khái quát và vẻ đẹp biểu trưng của nhân vật 61

2.1.2.1 Nhân vật lý tưởng là mẫu hình kẻ sỹ tài hoa 61

2.1.2.2 Nhân mang vẻ đẹp biểu trưng cho thiên tính nữ 69

2.2 Kết cấu trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh 80

2.2.1 Kết cấu chương hồi 81

2.2.2 Kết cấu chuyện lồng trong chuyện 86

2.2.3 Kết cấu đối lập 91

Chương 3 Điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh 96

3.1 Điểm nhìn 96

3.1.1 Sự dịch chuyển điểm nhìn đa chiều 96

3.2 Ngôn ngữ 106

3.2.1 Ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa dân gian 106

3.2.2 Ngôn ngữ mang tính triết luận 111

3.3 Giọng điệu 114

3.3.1 Giọng điệu triết lý và suy tư 114

3.3.2 Giọng điệu ngợi ca 118

3.3.3 Giọng điệu thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ 125

Kết luận 128

Tài liệu tham khảo 130

Trang 5

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

1 Tiểu thuyết là một thể loại có quy mô lớn, giữ vai trò chủ đạo trong một nền văn học Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa đi đến thống nhất về mặt thể loại Tuy vậy ta vẫn thấy được sức mạnh của tiểu thuyết trong việc phản ánh hiện thực cả về chiều rộng cũng như chiều sâu

2 Trong cuộc đổi mới văn học, bên cạnh những loại hình nghệ thuật khác, tiểu thuyết tỏ ra thích hợp và giàu tiềm năng sáng tạo trong việc bám sát hiện thực cuộc sống cũng như thể hiện việc đổi mới hình thức nghệ thuật theo hướng hiện đại, phù hợp với tiến trình hiện đại hóa văn học Vào cuối thập kỷ

80, đầu 90 của thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới có những chuyển biến đáng kể trong bản thân thể loại, đặc biệt là ý thức của các nhà văn là cách tân tiểu thuyết Bước sang thế kỷ XXI, đặc biệt là năm năm đầu thế kỷ này, trong bối cảnh giao lưu, hội nhập văn học thế giới, các tiểu thuyết gia đã kế thừa những thành tựu của thời kỳ trước, tìm tòi lối đi và đổi mới văn học So với các thể loại khác thì tiểu thuyết có vai trò chủ đạo và đang dần lên ngôi, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận, công chúng, các nhà sáng tác và phê bình từ trước đến nay

Nằm trong quỹ đạo phát triển chung của tiểu thuyết các nước trên thế giới, tiểu thuyết Việt Nam gần đây xuất hiện không ít cây bút nổi lên với sự bứt phá cái cũ, thể hiện cái mới mẻ, lạ hóa về một cách nhìn mới và cách viết tiểu thuyết mới Chúng ta có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Ngọc

Tư, Nguyễn Huy Thiệp… Thời kỳ đổi mới hiện nay, tiểu thuyết Việt Nam đã

đi sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống con người, trong đó có những cuốn tiểu thuyết viết về lịch sử, văn hóa Việt

Trang 6

3 Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa đã đem lại cho Nguyễn

Xuân Khánh giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội năm 2003, năm 2011 Giải thưởng trên cùng với số lần tái bản của hai cuốn tiểu thuyết là kết thúc có hậu cho gần nửa thế kỉ chờ đợi và thai nghén tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh,

đồng thời khẳng định tài năng và phong cách sáng tác của ông Mẫu thượng

ngàn và Đội gạo lên chùa là hai tiểu thuyết hay về văn hóa, lịch sử, có dung

lượng lớn Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa đã góp thêm phần cho

người đọc có cái nhìn toàn diện về lịch sử Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Đồng thời giúp cho chúng ta thêm hiểu và yêu văn hóa Việt Nam hơn

4 Cũng như các thể loại khác trong văn học, tiểu thuyết là một thể loại luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của của lịch sử văn học Nguyễn Xuân Khánh là một nhà tiểu thuyết có tâm, vì vậy

mà ông đã đổi mới phong cách nghệ thuật để thích nghi với cái mới của thời đại, nhưng cũng không làm đánh mất đi nét truyền thống vốn có Chính vì

vậy, khi nghiên cứu tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của

Nguyễn Xuân Khánh, ta sẽ nhận ra được phần nào đó sự đổi mới trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam trong thời kỳ này

5 Những bài viết, nghiên cứu về Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên

chùa hiện nay chưa nhiều, đa phần mới chỉ dừng lại ở những bài báo trên

các báo, tạp chí, trên mạng Internet Nhưng Mẫu thượng ngàn và Đội gạo

lên chùa lại có một giá trị to lớn và có đóng góp không nhỏ cho nền văn học

Việt Nam

6 Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo

lên chùa sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về nội dung, tư tưởng chủ đề

của tác phẩm và hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, thấy được mối tương quan giữa hiện thực đời sống và văn học Nhận ra được quan niệm

Trang 7

nghệ thuật mà nhà văn muốn gửi vào trong tác phẩm và cách nhìn về thế giới nghệ thuật Và đặc biệt qua đó, chúng ta thấy được cá tính sáng tạo của Nguyễn Xuân Khánh

Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh”

2 Lịch sử vấn đề

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một hiện tượng văn học khá nổi bật những năm gần đây Mặc dù đã xuất hiện trong làng văn từ rất sớm khoảng những năm 50 của thế kỉ XX, nhưng do một số nguyên nhân nên đến gần đây ông mới thực sự công khai đưa những những tác phẩm của mình ra với bạn đọc Dù tuổi đời đã cao nhưng những thành công ông đạt được không phải là nhỏ, với hàng loạt giải thưởng văn học danh giá trong nước Những tác phẩm

của ông, tiêu biểu là hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và mới đây nhất là Đội gạo lên chùa đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo giới

nghiên cứu, phê bình văn học

Năm 2000, tiểu thuyết Hồ Quý Ly ra đời và nhận được không ít những

ý kiến góp ý, phê bình Năm 2006, tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn ra đời và

nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội, là đối tượng quan tâm để các nhà nghiên cứu tìm hiểu Có nhiều bài viết trên báo viết, báo mạng và

tạp chí về Mẫu thượng ngàn như: bài Sức quyến rũ của Mẫu thượng ngàn

của Vũ Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2007 đã viết, đã nhận

xét một cách khái quát về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn: “Là cuốn tiểu

thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế

kỉ XX” và “Mẫu thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà

Nội cuối thế kỉ XIX.”

Trang 8

Trong bài Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006, tác giả Lưu Hà

đã nhận xét về Mẫu thượng ngàn: “Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân

Khánh vừa mới phát hành đã nhanh chóng gây được dư luận Cuốn tiểu thuyết mang tính lịch sử, văn hóa, phong tục có vẻ đẹp vừa cổ điển vừ hiện đại Văn hoá Việt, tín ngưỡng Việt và cuộc hoà nhập với văn minh phương Tây, đồng thời là sự phản kháng, được mô tả sâu đậm và quyến rũ Cuốn sách

ra đời sau tiểu thuyết Hồ Quý Ly (năm 2001) chứng tỏ bút lực dồi dào của

nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”, và “Chọn chủ đề nông thôn Việt , mà lại viết về văn hoá làng, văn hoá đạo Mẫu – thì quả đúng điển hình Việt Nam nhất Sự kiện nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ở tuổi 75 vừa cho ra đời cuốn tiểu

thuyết thứ 4 - Mẫu thượng ngàn càng chứng tỏ ông là một tiểu thuyết gia am

hiểu tường tận văn hoá Việt”

Năm 2011, Đội gạo lên chùa đạt giải thưởng của Hội nhà văn, đã có

rất nhiều bài viết của các nhà phê bình bàn về các vấn đề sau:

Trên trang http://www.trannhuong.com/news, lấy nguồn từ Báo Phụ

Nữ Thành phố Hồ Chí Minh ra ngày 17/06/2011 đã viết: “Trong Đội gạo lên

(đẹp cả khi phải chết - như trường hợp cô Rêu đã cho ̣n “giếng thơm” b ên ngôi chùa để tự tử) và vẻ đẹp của trí tuê ̣, của con người có văn hóa , cho dù ho ̣ là kẻ

ở bên kia chiến tuyến Sự huyền ảo của tâm linh , những giấc mơ , hồn ma náu

mình nơi đàn đom đóm… tái diễn nhiều lần trong Đội gạo lên chùa… Những

điều này đã giúp cho những trang văn và nhân vật trong Đội gạo lên chùa

mềm ma ̣i, sinh động và hấp dẫn hơn ”

Trên trang http://www.chuaphuclam.com/index.php?/van-hoa/: “Khi nói về cảm hứng và nghệ thuật của tác phẩm, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tùng

cho biết: “Cảm hứng tôn giáo là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Tác phẩm đã làm rõ vai trò của Phật giáo trong những khoảng thời gian khó

Trang 9

khăn của hai cuộc chiến tranh Đạo Phật giống như một ngôi nhà cho những số phận đau thương, mất mát, nơi giúp họ vượt qua mọi nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống”

Một số khóa luận tốt nghiệp đã đề viết về Mẫu thượng ngàn và đã chỉ

ra những quan niệm, cách nhìn nhận mới của tác giả về quá khứ lịch sử, nhân vật lịch sử Tìm hiểu nét đặc sắc trong nghệ thuật tái hiện bối cảnh lịch sử, con người lịch sử của tác phẩm, từ đó chỉ ra triển vọng của những tìm tòi mà

nhà văn Riêng Đội gạo lên chùa là tiểu thuyết mới các nghiên cứu chủ yếu

dưới dạng các bài viết, nghiên cứu trên báo viết, tạp chí và báo mạng

Các bài trên báo viết, báo mạng và một số khóa luận về Mẫu thượng

ngàn và Đội gạo lên chùa đã trích dẫn trên đây đã đi vào nghiên cứu hai tác

phẩm cả về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Đồng thời đã chỉ ra những thành công ban đầu của hai cuốn tiểu thuyết Nhưng trong số những tài liệu chúng tôi đã có đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào tìm hiểu về

nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa

3 Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

- Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên

chùa của Nguyễn Xuân Khánh

b Mục đích nghiên cứu

Trên tinh thần tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận

văn đặt ra nhiệm vụ tập trung làm rõ nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh Qua đó chúng

tôi hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, chỉ ra những thành công, những điểm mới

Trang 10

và khẳng định những đóng góp của tác giả vào tiến trình phát triển của nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam

c Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội

gạo lên chùa trên các mặt: Nhân vật, kết cấu, điểm nhìn, ngôn từ, giọng điệu

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Sử dụng lý thuyết về tự sự

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học

- Phương pháp loại hình

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái lược về nghệ thuật tự sự và sáng tác của Nguyễn Xuân

Khánh

Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu trong tiểu thuyết

Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

Chương 3: Điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

Trang 11

Chương 1

KHÁI LƯỢC VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

1.1 Khái lược về nghệ thuật tự sự

Tự sự học đã được hình thành ở Pháp trong những năm 1960 - 1970 Nhưng cũng giống như các ngành khoa học khác, tự sự học đã nhanh chóng vươn ra khắp thế giới, có vị trí đặc biệt và trở thành trong những ngành nghiên cứu văn học được quan tâm và chú ý Ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tự sự học của các Giáo sư, các nhà khoa học tiêu biểu là các Giáo sư, Phó giáo sư: GS TS Trần Đình Sử, GS TS Trần Đăng Suyền, PGS TS Lê Lưu Oanh… Các công trình nghiên cứu của các Giáo sư

và nhà khoa học đã tập hợp các khái niệm, quan niệm… của các nhà khoa học của các nước trên thế giới về tự sự học, nhằm đưa ra được cách hiểu đúng và phương pháp nghiên cứu đúng về tự sự

Về khái niệm tự sự: Tự sự có nghĩa là: “phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để

phân loại tác phẩm văn học” [12, tr 385]

Nếu như tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của cuộc sống trong không gian, thời gian qua các sự kiện và biến cố xảy ra trong đời sống con người Phương thức tự sự phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về cái gì đó Vì vậy tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn liền với cốt truyện là hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt, hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch

Trang 12

Tự sự học cũng được dịch là “trần thuật học” Tự sự học là một nhánh chủ yếu của thi pháp học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản trần thuật Thuật ngữ “Tự sự học” do Todorov đã sử dụng lần đầu tiên vào năm 1969

trong sách Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày” Việc nghiên cứu hình thái tự

sự đã có từ xưa, nhưng chủ yếu vẫn nằm trong phạm vi của tu từ học

“Thuật ngữ tự sự học cũng có khi được dịch là trần thuật học Khi nói trần thuật học thường chỉ nói tới hành vi của người trần thuật và ngôn ngữ của anh ta Nói là tự sự thì tính đến cả hệ thống sự kiện và tổ chức sự kiện và mặt khác bao hàm cả việc nghiên cứu các cấu trúc tự sự cụ thể hoặc lịch sử của một nền văn học hay một giai đoạn văn học nào đó” [12, tr 388]

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của tự sự học

Tự sự học nguyên gốc vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng chính là nghiên cứu cấu trúc của một văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của văn bản tự sự

Tự sự học không phải đến giai đoạn hiện nay mới có, mà đã có từ xa xưa Ngay từ thời Aristote con người đã biết phân biệt các loại tự sự và chia thành tự sự lịch sử và tự sự nghệ thuật Đến thế kỷ thứ V trước Công nguyên con người biết phân biệt thêm tự sự mô phỏng, tự sự giải thích và tự sự hỗn hợp Nhưng phạm vi của chúng không nằm ngoài giới hạn tu từ học

Tự sự học do nhà nghiên cứu người Pháp Todorov đưa ra năm 1969,

trong sách Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”, làm cho ngành nghiên cứu tự

sự từ trước đến nay đã có tên chính thức và đồng thời trở thành một trong những ngành khoa học nghiên cứu văn học

Dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về tự sự

học thì tự sự học hiện đại đến nay chia làm ba giai đoạn “Tự sự học trước

Trang 13

chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa” [44 tr 13]

Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc Một số người đi tiên phong đó là:

B Tomasepxki đã đi vào nghiên cứu các đơn vị của tự sự, V Shklovski chia truyện thành hai lớp, gồm: chất liệu và hình thức Tiếp sau đó là V Propp đã

đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự trong truyện cổ tích Bakhtin đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn ngữ trần thuật B Tomasepxki, V Shklovski, V Propp… là những nhà khoa học đã đặt nền móng cho sự phát triển của tự sự học hiện đại

Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa, đầu tiên là công trình của R Barthes với

tựa đề Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa chính

là đi tìm mô hình cho hình thức tự sự Đặc điểm của giai đoạn tự sự này là: Lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem việc nghiên cứu tự sự học là việc nghiên cứu mở rộng của cú pháp học R Barthes đã tán thành tuyên bố của G Genette cho rằng: Mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu Như vậy mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là đi sâu vào nghiên cứu bản chất của ngôn ngữ

và bản chất ngữ pháp của tự sự, nhằm đưa ra được một cách đọc tự sự mà không cần đối chiếu tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan của đời sống Như vậy chúng ta thấy tự sự học cấu trúc chủ nghĩa không phủ nhận mối quan

hệ giữa văn học và đời sống, nhưng tự sự học cấu trúc chủ nghĩa đã đưa ra được cái bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự

Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa gắn liền với ký hiệu học Ký hiệu học quan tâm đến các phương thức biểu đạt khác nhau, nhưng lấy văn bản làm

cơ sở Vì vậy mà tự sự học cấu trúc chủ nghĩa xem hình thức tự sự như là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm Đặc điểm lý thuyết của tự sự học cấu trúc chủ nghĩa là: Đi sâu nghiên cứu và coi trọng việc phân tích hình

Trang 14

thức, nhưng lại không tán thành việc mô phỏng đơn giản các mô hình ngôn ngữ học mà đi theo ký hiệu học

Theo sự tổng kết của nhà lý luận tự sự của Mỹ là Gerald Prince đã chia

tự sự làm ba nhóm Nhóm thứ nhất gồm các có: Todorov, Northrop Frye, Barthes… đây là những nhà tự sự chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga Nhóm thứ hai gồm có: Dolezel, Micke Bal, G Genette…, nhóm này xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết để biểu đạt, cho nên vai trò của người trần thuật được coi là rất quan trọng Nhóm thư ba có: J Culler, Gerald Prince, Seymour Chatman, những nhà khoa học của nhóm này coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể

Như vậy khoa học tự sự học nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và những vấn đề liên quan

Tự sự học ở Việt Nam - tự sự học là ngành nghiên cứu còn khá mới ở

nước ta Cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới bước đầu quan tâm nên các công trình về tự sự học chưa nhiều Công trình đầu tiên tập hợp các bài viết

về tự sự học ở Việt Nam là Tự sự học - những vấn đề lí luận và lịch sử (2

phần) của tác giả Trần Đình Sử chủ biên Bên cạnh những bài viết có tính chất nhận định chung về tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam là các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước, thể hiện quan điểm về lý thuyết

tự sự học Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu: bài viết của Giáo sư, Tiến sĩ

Trần Đình Sử: Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm

năng và bài viết: Tự sự học không ngừng mở rộng và phát triển; bài viết của

Giáo sư Đặng Anh Đào: Bàn về một vài thuật ngữ trong kể chuyện; bài viết của Phương Lựu: Bút ký về tự sự học; bài viết của tác giả Lê Thời Tân: Tự

sự học: tên gọi, lược sử và một số vấn đề lý thuyết; bài viết của Nguyễn Thái Hòa: Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện; bài viết của Phan Thu Hiền: Về lý thuyết tự sự của Northrop Frye;

Trang 15

bài viết của Nguyễn Đức Dân: Cấu trúc truyện kể: Greimas - người xây nền cho trường phái ký hiệu học Pháp; …

Những bài viết trên đã góp phần giới thiệu lý thuyết tự sự học ở nhiều phương diện, qua đó, ta vừa thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở các nước trên thế giới… đồng thời thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam

Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có cách tân cả về nội dung và nghệ thuật, nhất là giai đoạn từ sau đổi mới đến nay Đây là giai đoạn mà văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng có những bước tiến mạnh mẽ, đạt được thành quả đáng ghi nhận, đội ngũ sáng tác ngày càng đông đúc, số lượng tác phẩm dồi dào, trong đó có những tác phẩm thực sự có giá trị Song song với

đó là sự đòi hỏi giới nghiên cứu một sự quan tâm thích đáng về thể loại văn học này

1.1.2 Một số khái niệm

1.1.2.1 Nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm tự sự là nhân vật văn học, là những người được miêu tả trong tác phẩm tự sự bằng những phương tiện của văn học Đồng thời, nhân vật trong tác phẩm tự sự cũng là người thực hiện các sự việc,

là người được nói đến, được biểu dương hay bị lên án

Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự Nhân vật chính

là nơi chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi ký thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn Vì thế, nhân vật được dựng lên có thể không phải là con người thật nên không thể phán xét nó ở ngoài đời mà phải đặt trong mối quan hệ tình huống truyện của nhà văn

Việc phân tích nhân vật trở thành con đường để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn Nhân vật

Trang 16

được coi là đứa con tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận

ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn

Nhân vật trong văn học rất phong phú: Nhân vật có tên và nhân vật không tên Trong thần thoại nhân vật có thể là thần, bán thần Trong truyện ngụ ngôn hay những truyện viết cho thiếu nhi, nhân vật thường là những con vật hoặc đồ vật

Các nhà khoa học đã phân loại nhân vật dựa trên căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, căn cứ vào tác động của nhân vật đối với

sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng, mâu thuẫn trong tác phẩm

Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong triển khai cốt truyện, chúng ta có nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm

Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển, những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm, chúng ta có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện

Nhân vật chính diện: Là nhân vật được tác giả đề cao, được khẳng định, mang vẻ đẹp lý tưởng quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời đại Khi nhân vật chính diện mang thêm ý nghĩa mẫu mực cho lối sống của một tầng lớp, hay một giai cấp, hay một dân tộc nào đó thì còn được gọi là nhân vật lý tưởng

Nhân vật phản diện: Là nhân vật bị phê phán, đó là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên án, phủ định, trái với đạo lý và lý tưởng Đối lập hoàn toàn với nhân vật chính diện

Dựa trên những căn cứ vào cấu trúc nhân vật, chúng ta có nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách, nhân vật loại hình

Nhân vật chức năng: Là nhân vật không có đời sống nội tâm, đặc điểm

cố định từ đầu đến cuối tác phẩm tồn tại nhằm một số chức năng nhất định nào đó

Trang 17

Nhân vật tư tưởng: Là nhân vật thể hiện rõ tư tưởng của nhà văn mong muốn gửi gắm qua tác phẩm của mình Nhân vật kiểu này nói cách khác còn

là người phát ngôn của tác giả

Nhân vật tính cách: Là nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật thường có những mâu thuẫn nội tại có những chuyển biến rõ nét, nhận thấy được

Nhân vật loại hình: Là nhân vật nhằm khái quát chung loại về tính cách điển hình Nhân vật tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người một thời

Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phận riêng, muốn phân tích nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết

có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để từ đó mà tìm hiểu suy luận, tìm

ra đặc điểm, tính cách của nhân vật Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, hành

vi, cử chỉ, hành động của nhân vật

1.1.2.2 Kết cấu

“Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định.” [10, tr 143]

Kết cấu có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các nhân vật, sự kiện, các biến

cố, hình ảnh… làm cho những yếu tố đó gắn bó chặt chẽ và tạo được sự tác động qua lại trong tác phẩm văn học Chính vì vậy, kết cấu trở thành một chính thể nghệ thuật toàn vẹn không thể chia cắt được Kết cấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với hệ thống tính cách

Trang 18

Có sự khác biệt rõ nét giữa kết cấu và bố cục Bố cục là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm, chỉ đơn thuần là sự sắp xếp các chương, đoạn,… Vì vậy bố cục chỉ tạo ra được kết cấu bên ngoài của tác phẩm văn học Kết cấu rộng hơn, bên cạnh việc tạo ra được sự tổ chức, sắp xếp các yếu

tố của tác phẩm, thì kết cấu còn làm được sự liên kết mặt bên trong, tạo ra được các mối quan hệ tương tác qua lại giữa các yếu tố nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, mà bao gồm trong đó đã có cả bố cục

Kết cấu của tác phẩm văn học rất đa dạng, dựa trên thể loại có thể chia thành: kết cấu tác phẩm tự sự và kịch với kết cấu tác phẩm trữ tình, có loại kết cấu chỉ tồn tại ở trong một giai đoạn lịch sử Một số loại kết cấu đã từng xuất hiện trong lịch sử văn học và tồn tại trong nhiều tác phẩm có giá trị:

Kết cấu theo trình tự thời gian: Trong hầu hết các tác phẩm chương

hồi đều sử dụng kiểu kết cấu này Có nghĩa là truyện được trình bày theo thứ

tự, phát triển trước sau của trình tự thời gian Các sự kiện được sắp xếp và lần lượt xuất hiện, không bị ngắt quãng Toàn bộ tác phẩm văn học được chia ra thành các chương, có sự phân bố về các sự kiện và cốt truyện Và mỗi chương, tác giả sẽ gắn với một giai đoạn phát triển nhất định nào đó của cốt truyện Chính vì vậy mà loại kết cấu này có mặt tích cực là giúp người đọc thuận tiện trong việc theo dõi câu chuyện của tác giả, nhưng mặt trái lại là, chính điều đó làm cho câu chuyện của tác giả trở nên nhàm chán, đơn điệu, một chiều

Kết cấu tâm lý: Là hình thức kết cấu dựa trên quy luật phát triển tâm lý

của các nhân vật trong tác phẩm Chính vì vậy mà nó dựa trên một trạng thái tâm lý có ý nghĩa để sắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện

Kết cấu đa tuyến: Chúng ta thường gặp loại kết cấu này trong các tiểu

thuyết lớn của nền văn học hiện đại Trong đó có số lượng nhân vật lớn và số

Trang 19

phận, cuộc đời của các nhân vật đan xen vào nhau Ví như tiểu thuyết Sông Đông êm đềm là một ví dụ điển hình cho loại kết cấu đa tuyến

Kết cấu hai tuyến nhân vật đối lập: Tức là trong tác phẩm của mình nhà văn xây dựng nên hai tuyến nhân vật, một bên là nhân vật chính diện (đại diện cho chính nghĩa, cái đẹp, cái cao cả, chân lý), còn một đối lập thì ngược lại là nhân vật phản diện Hai tuyến nhân vật này có sự đối lập nhau

về lý tưởng, hành động… và luôn đối đầu với nhau và giữa hai tuyến nhân vật này luôn diễn ra cuộc đấu tranh, thông thường thì phần thắng luôn thuộc

về bên chính diện

Chính vì thế mà ưu điểm của loại kết cấu này là làm rõ được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Nhưng do có sự phân biệt về cái thiện và cái ác, cái chính nghĩa và cái phi nghĩa… nên đã dẫn đến nhiều khi trong tác phẩm đã đi đến quá lý tưởng hóa hiện thực khách quan

Kết cấu trong tác phẩm trữ tình: Chính là sự tổ chức sự vận động của cảm xúc, tâm trạng Kết cấu trong tác phẩm trữ tình phải tạo được sự liên kết mạch lạc giữa các dòng thơ, đoạn thơ, khổ thơ và quan trọng nhất là phải thể hiện được qua các biện pháp biểu hiện nhằm thể hiện được sự vận động, phát triển của cảm xúc, tâm trạng của nhân vật

Như vậy là có nhiều loại kết cấu khác nhau được các tác giả sử dụng, nhằm mục đích làm nổi lên được chủ đề, tư tưởng, giá trị của tác phẩm Trong các tác phẩm của mình, nhà văn không chỉ sử dụng một loại kết cấu, mà có thể linh hoạt sử dụng các kết cấu, vì thế không thể nói một tác phẩm văn học chỉ có một kết cấu duy nhất

Trang 20

1.1.2.3 Điểm nhìn

Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn là ai mới thật sự là người viết nên truyện kể

ấy Điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả Người

kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện nào đó Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trong

tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [3, tr 90]

Về mặt thuật ngữ: điểm nhìn có nghĩa là điểm hay chỗ đứng, để xem xét đánh giá một sự vật, sự kiện, hiện tượng tự nhiên hay xã hội Nó cũng được hiểu là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm” Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do nó đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mời mẻ đối với cuộc sống Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ sự đổi thay điểm nhìn

Năm 1972 trong Figure III, G Genette lại sử dụng thuật ngữ

“focalisation” - “tiêu cự hóa” Focalisation thực chất chính là điểm nhìn trần

thuật, có nguồn gốc từ tiếng Latinh: focus - tiêu điểm “Tiêu cự hóa cho phép xác định được từ bên trong của một cảnh hoặc của một truyện kể như thế nào

và qua ai mà các sự kiện hoặc được miêu tả được nhìn” [14, tr 2] Về mặt lý

thuyết Genette coi “point de vue” và “focalisation” là một Genette chia

“focalisation” làm ba loại:

Trang 21

Tiêu cự hóa zero: cái nhìn biết tuốt, toàn tri

Tiêu cự hóa bên trong tức là cái nhìn với nhân vật

Theo lý thuyết tự sự học, người kể chuyện mang điểm nhìn bên trong

khi anh ta/chị ta là nhân vật ngay trong câu chuyện Với ngôi trần thuật

này, người kể chuyện xưng tôi có vai trò to lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân

Tiêu cự hóa bên ngoài các biến cố được thuật lại trung tính, khách quan Thông báo bị giới hạn ở bên ngoài, độc giả không hề biết được thế giới bên trong cũng như những suy nghĩ của nhân vật

Thêm vào đó Genette còn chia các điểm nhìn ra nhiều cấp tỉ mỉ hơn: từ

“focalization interne”, Genette phân ra cố định (fixe), biến đổi (variable) bội

số (multiple) Có thể sơ đồ hóa ba điểm “focalisation” của Genette như sau:

Zero Fixe focalization Interne Variable

Sau đó vào năm 1974 Pouilon trong Temps et le roman đã đặt ra ba

kiểu “nhìn” trong tác phẩm nghệ thuật

- Nhìn “từ đằng sau” (tương ứng với Zero, tác giả yểm trợ cho tác phẩm của mình, không trùng với điểm nhìn của bất cứ nhân vật nào, anh ta đứng đằng sau nó, hiện diện như một đấng tạo hóa biết tuốt)

Nhìn “từ trong” (người kể chuyện nhìn được bao nhiêu thì độc giả biết bấy nhiêu)

Nhìn “từ ngoài” (là “bình diện hữu tình” của các nhân vật, đến môi trường cư trú của chúng)

Trang 22

Thực chất quan điểm này cũng tương ứng với ở điểm nhìn của Genette: zero, bên trong và bên ngoài Todorov bổ sung, chỉnh lý quan điểm của Pouilon: cái nhìn đằng sau (người kể chuyện biết nhiều hơn nhân vật); cái

nhìn từ bên trong (người kể chuyện biết ngang mức Vai), cái nhìn từ bên ngoài (người kể chuyện biết ít hơn Vai), ta có:

NKC > NV; NKC = Vai; NKC < Vai

Như vậy, về lý thuyết của các chuyên gia phương Tây nói trên đều thống nhất về ba loại “nhìn” tuy có khác nhau ít nhiều về sắc thái Trong một tác phẩm có thể có một hay hơn một điểm nhìn Điểm nhìn trần thuật cung cấp một phương tiện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách tác giả ở trong đó

Bên cạnh điểm nhìn trần thuật, khi nghiên cứu vấn đề kể chuyện, người

ta gắn kết nó với vấn đề ngôi trần thuật của người kể chuyện Thông thường người ta chia ra: trần thuật ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, rất ít khi có trần thuật ở ngôi thứ hai Genette năm 1972 đã đưa ra hai thuật ngữ “homodiegetic narrative” và “heterodiegetic narrative” để chỉ ra hai loại trần thuật ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Sau này Manfred Jahn cũng sử dụng hai thuật ngữ của Genette để phân biệt hai ngôi kể

Trần thuật ở ngôi thứ nhất: Câu chuyện được kể lại bởi một người kể chuyện xưng “tôi” hiện diện như một nhân vật trong truyện Tiền tố “homo” chỉ ra rằng người kể chuyện là một nhân vật ở cấp độ hành động

Trần thuật ở ngôi thứ ba: Câu chuyện được kể lại bởi một người kể chuyện không phải là một nhân vật trong truyện Tiền tố “hetero” quy định bản chất khác nhau giữa thế giới của người kể chuyện với thế giới của hành động

Theo đó M Jahn đã chia ra ba loại điểm nhìn:

- Trần thuật ở ngôi thứ nhất

Trang 23

- Trần thuật theo điểm nhìn tác giả

- Trần thuật theo điểm nhìn nhân vật

Trong trần thuật ở ngôi thứ nhất (first - person narrative) đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (“tôi” - “chúng tôi”) vừa chỉ người kể chuyện (cái tôi kể chuyện) vừa chỉ nhân vật trong truyện (cái tôi trải nghiệm) Nếu người kể chuyện là nhân vật chính thì đó là cái tôi - vai chính, còn nếu người kể chuyện

là nhân vật phụ thì đó là cái tôi - nhân chứng M Jahn đề xuất nghiên cứu khoảng cách giữa “cái tôi kể chuyện” và “cái tôi trải nghiệm”, đó là khoảng cách về thời gian và tâm lý giữa “cái tôi kể chuyện” và “cái tôi trải nghiệm” Xét về điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất thì câu chuyện được kể xuất phát

từ nhận thức của “cái tôi kể chuyện”

Xét đến cùng, ta thấy các tác giả đều đi đến phân biệt hai loại ngôi kể:

kể chuyện ngôi thứ nhất và kể chuyện ngôi thứ ba với ba loại điểm nhìn: Zero, bên trong và bên ngoài, tuy có khác nhau ít nhiều về sắc thái

Thật ra, trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại “truyện” chính là do cách tổ chức

“truyện” có dụng ý của nhà văn Có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên điểm nhìn

1.1.2.4 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ tự sự là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả

Ngôn ngữ tự sự có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc, quan điểm của tác giả Ngôn ngữ tự sự là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả

Trang 24

Ngôn ngữ tự sự mang tính chính xác, cá thể hóa Mỗi câu, mỗi chữ trong tác phẩm có thể chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách giải thích Nhưng mỗi từ lại phải mang tính chính xác và cá thể hóa Ngôn ngữ tự sự còn

là ngôn ngữ đa thanh vì đặc trưng của ngôn ngữ văn xuôi là sự tác động qua lại rất phức tạp giữa tiếng nói tác giả, người kể chuyện và nhân vật, giữa ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ được miêu tả

Ngôn ngữ đa thanh trong tự sự nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác; chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói của nhân vật, hoặc tiếng nói nhân vật trong đó có xen lẫn giọng tác giả, hoặc là tiếng nói của nhân vật này xen lẫn giọng của nhân vật khác

Ngoài ra, do đổi mới tư duy nghệ thuật, mở rộng phạm trù thẩm mỹ và cách tân về thi pháp nên ngôn ngữ tự sự còn có các tính chất như: tính chất hiện đại, thể hiện ở chỗ ngôn ngữ tự sự không còn là tiếng nói quyền uy mà trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết; tính chất văn hóa vùng miền trong ngôn ngữ tự sự thể hiện ở chất giọng nhà văn, người trần thuật không những kể chuyện mà còn chuyển tải những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ, làm cho nội dung trần thuật phong phú, đặc trưng

1.1.2.5 Giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là: “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ

xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm….” [17, tr 134]

“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất to lớn tạo nên phong cách của nhà văn và

có tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong

hệ thống nhân vật” [17, tr 134]

Trang 25

“Hơn nữa, ở mỗi một tác phẩm văn chương, giọng điệu chính là “một hiện tượng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mang nội hàm tư tưởng thẩm mỹ” [17, tr 134]

Giọng điệu mang dấu ấn riêng của nhà văn trong tác phẩm, tạo nên phong cách của nhà văn đồng thời góp phần khu biệt giữa các nhà văn Chỉ những nhà văn có tài mới có giọng điệu riêng, đúng như M B Khrapchencô đã từng nhận định: “Đó chính là đặc điểm chủ yếu của một tài năng sống độc đáo”

Giọng điệu trong thơ thiên về tâm tư tình cảm, mang tính chủ quan còn giọng điệu trong văn xuôi lại khách quan và đa dạng hơn Vì trong văn xuôi chủ yếu tái hiện cuộc sống hiện thực luôn luôn vận động và biến đổi Vì vậy giọng điệu trong thơ khác giọng điệu trong văn xuôi

“Giọng điệu chủ đạo không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau” - M Khrapchencô đã viết Một tác phẩm mang một sắc thái giọng điệu riêng Nhưng trong mỗi một tác phẩm, bên cạnh giọng điệu chính, giọng điệu chủ đạo, thì bao giờ cũng tồn tại các giọng điệu khác nữa cùng tồn tại song song với giọng điệu chính

Giọng điệu có nhiều loại khác nhau, dựa vào nội dung và người phát ngôn mà tác giả sử dụng giọng điệu sao cho hợp lý Xét về cấu trúc, có giọng chính và giọng phụ Xét về sắc thái tình cảm, có giọng yêu mến hay căm thù, ngợi ca hay chê bai, trang trọng hay suồng sã Xét về khuynh hướng tư tưởng,

có giọng điệu cảm thông hay lên án, tha thứ hay tố cáo…

Giọng điệu góp phần tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc Nhà văn Tsêkhôp đã nhận định rằng: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”

Nói tóm lại, giọng điệu có rất nhiều sắc thái, mỗi giọng điệu mang lại giá trị khác nhau nhằm phục vụ tốt nhất cho mục đích, ý đồ của tác giả khi xây dựng tác phẩm

Trang 26

Tóm lại, tìm hiểu các phương diện tự sự giúp người đọc tiếp cận được với những giá trị văn chương đích thực

1.2 Sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh

1.2.1 Tiểu sử cuộc đời nhà văn Nguyễn Xuân Khánh

Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1932, tại quê ngoại - phố Huế, Hà Nội, nhưng quê nội của nhà văn ở làng Cổ Nhuế, nơi có nghề may nổi tiếng, thuộc ngoại ô thành phố Hà Nội Ngày còn trẻ, Nguyễn Xuân Khánh đam mê âm nhạc, là cây văn nghệ đàn hát tưng bừng, ông từng là sinh viên đại học Y

khoa Sau thời gian tham gia quân đội, nhà văn về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân Đội, sau đó là Báo Thiếu Niên Tiền Phong

Trong đời mình, nhà văn đã từng làm nghề may và bán quần áo cũng

vợ con để mưu sinh Hiện nay nhà văn đang cùng gia đình sống tại ngõ Trần Khát Chân, vùng đất mơ nổi tiếng xưa kia của ngoại ô Hà Nội Trong một ngôi nhà mới được xây dựng lại nhờ tiền thưởng và tiền xuất bản sách Ở độ tuổi 70, Nguyễn Xuân Khánh mới trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt

Nam, sau ba tác phẩm nổi tiếng đã đạt giải thưởng là Hồ Quý Ly, Mẫu

thượng ngàn và Đội gạo lên chùa

1.2.2 Sự nghiệp

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam từ những năm 1950 Nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ XXI, ông mới thực sự được biết đến là một nhà văn viết tiểu thuyết của nền văn học Việt

Nam hiện đại, với một bộ ba tiểu thuyết văn hóa - lịch sử đồ sộ Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011)

Chính nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bày tỏ về cuộc đời của mình: Ông rất thích công việc dịch sách, mặc dù có lần ông phải dịch chui lấy tiền của người khác, mà nói theo lời của nhà văn là cái “thời ấu trĩ”

Trang 27

Tác phẩm được ông đưa ra trình làng, mở đầu cho sự nghiệp văn

chương của Nguyễn Xuân Khánh là truyện ngắn Một đêm vào năm 1959,

truyện ngắn được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 2/1959 Truyện

ngắn Một đêm - đã nhận được giải nhì cuộc thi viết về đời sống bộ đội trong

hòa bình của Tạp chí Văn nghệ Quân đội Các truyện ngắn của Nguyễn Xuân

Khánh viết từ năm 1959 - 1962 đã được tập hợp lại trong cuốn Rừng sâu

Những tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh thời kỳ này viết ca ngợi cuộc sống,

ca ngợi những con người anh hùng, chú ý đến cảnh ngộ riêng của từng cá nhân, những đấu tranh giằng xé trong tư tưởng của người lính… Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh thời kỳ này tập trung vào hai chủ đề chính, đó là: Xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước

Những năm 1973, Nguyễn Xuân Khánh đã hoàn thành và cho ra đời

Miền hoang tưởng với bút danh Đào Nguyễn và tiếp sau đó khoảng 10 năm,

ông cho ra đời tiếp tiểu thuyết Trư cuồng Miền hoang tưởng và Trư cuồng

của Nguyễn Xuân Khánh đã cùng những tác phẩm của Trần Dần, Lê Đạt lúc bấy giờ đều có chung một số phận Phải đến thời kỳ đổi mới thì những tác phẩm này mới thực sự ra đời, nhưng lại bị phê phán nặng nề

Đến những năm 1988 - 1990, Nguyễn Xuân Khánh đã tự chuyển hướng

đi của mình sang: tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc Ông đã đọc lại lịch

sử của dân tộc, viết những tác phẩm mang cảm hứng về văn hóa dân tộc Việt

Nam và đã cho ra đời bộ ba tiểu thuyết về văn hóa, lịch sử: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011)

Tiểu thuyết Hồ Quý Ly là một cái mốc đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại với đời sống văn học, với giới văn học và đông đảo bạn đọc Hồ

Quý Ly đã giành được sự thừa nhận rộng rãi, được đánh giá cao của độc giả

Bằng chứng là ông đã được giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết 1998 - 2000 của

Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều giải thưởng khác

Trang 28

Hồ Quý Ly viết về những suy tư, băn khoăn sâu sắc về sự đổi mới của

dân tộc ta, qua câu chuyện về giai đoạn sóng gió cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, khi nhà nước Đại Việt đã thực hiện quá trình đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng trong nước và chống giặc ngoại xâm Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các kẻ sĩ trong triều đình nhà

Hồ Nguyễn Xuân Khánh đã đưa một luồng khí mới mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với câu chuyện của thời hiện tại và nêu ra những đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước Nhưng phải đến hai tiểu thuyết sau, Nguyễn Xuân Khánh mới hiện lên với đầy đủ bút lực của mình và thực sự là một nhà văn hóa, tư tưởng trong tư cách một nhà văn

Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn (2006) cũng được đánh giá rất cao

Mẫu thượng ngàn ra đời sau Hồ Quý Ly, khẳng định những đóng góp của

Nguyễn Xuân Khánh về đề tài văn hóa, lịch sử Tác giả đã từng tâm sự với bạn đọc về sự ra đời của tác phẩm: Năm 1959, khi dự trại sáng tác của Quân

đội, tôi đã viết cuốn Làng nghèo, lẽ ra là vào năm 1962 - 1963 đã có thể ra đời, nhưng cái làng lớn ở miền Bắc lúc đó còn rất nghèo Làng nghèo không

thể in được, nhưng ý thức viết về một cái gì đó thật sâu sắc về văn hóa làng Việt manh nha trong tâm thức tôi vẫn giữ nguyên, thậm chí từ lúc bé, đến

Làng nghèo càng sâu sắc hơn Bản thảo Làng nghèo bị thất lạc, may nắm còn

lại một bản do anh Lê Bầu (bạn của tác giả) giữ lại được Tôi mở rộng thành cuốn tiểu thuyết mới và đẩy lùi lịch sử trở về thời Pháp thuộc bắt đầu xâm chiếm nước ta - giai đoạn giao lưu văn hóa Đông - Tây cưỡng chế bằng bạo lực Chính giai đoạn lịch sử này bộc lộ chất Việt Nam hơn cả

Nếu như cuốn tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2001), được viết đi viết lại trong hai mươi năm, thì Mẫu thượng ngàn được viết trong năm năm Năm đầu tác

giả xây dựng xong cốt truyện, dày 500 trang, sau đó tác giả đã “luyện công

Trang 29

luyện khí” để có cảm xúc thăng hoa trong quá trình viết, tác giả đã sửa đi sửa lại và bồi thêm cho tác phẩm của mình 500 trang nữa Năm cuối cùng, khi hoàn thành đứa con tinh thần của mình, tác giả đã đưa cho bạn bè, nhà xuất bản đọc, rồi nhà văn đã cắt gọt cho ra đời một tác phẩm hoàn hảo như hiện nay

Ở Mẫu thượng ngàn, nhà văn đã sử dụng đạo Mẫu để soi rọi toàn bộ tác phẩm Mẫu thượng ngàn đã được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng bối cảnh

là giai đoạn giao thời, khi mà sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ở Việt Nam đang diễn ra Qua việc khám phá, nhìn nhận quá khứ dân tộc Nguyễn Xuân Khánh đã để các nhân vật trong tiểu thuyết được bao bọc bởi niềm tin hồn nhiên vào một thế giới đa thần giáo, phát xuất bởi chỗ được tiếp xúc thường xuyên với sự phồn thực, phồn sinh của mảnh đất nhiệt đới Có lẽ, Nguyễn Xuân Khánh muốn đi sâu vào nguồn cội của sức sống Việt Nam, căn nguyên để người dân Việt Nam vượt lên mọi ách thống trị trong suốt mấy ngàn năm chứ không đơn thuần ở thời Pháp thuộc

Mẫu thượng ngàn là một tác phẩm viết về đề tài nông thôn Việt Nam

trong đó nhà văn chú trọng đến những phong tục lâu đời, mang đậm hồn quê, đất Việt Tác phẩm thể hiện những nội dung cơ bản sau:

Mẫu thượng ngàn là cuốn tiểu thuyết viết về văn hóa, phong tục Việt

được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một vùng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Trong hoàn cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, Đạo Phật suy tàn, Đạo Khổng bị gạt bỏ, Đạo Thiên Chúa lan rộng Chính lúc đó, người dân Việt lại trở về Đạo Mẫu - một tôn giáo có ngàn đời nay của nhân dân Việt Nam ta

Tác phẩm cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX, gắn với việc Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây dựng nhà thờ Lớn, cuộc chiến của người Pháp với quân cờ Đen

Trang 30

Tác phẩm cũng là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, hài và bi hòa trộn với chất mộng mơ và cao thượng

Từ một Làng nghèo - tác phẩm tiền thân của Mẫu thượng ngàn, viết

về cuộc kháng chiến chống Pháp, thì đến Mẫu thượng ngàn, tác giả lại mở

rộng ra, viết về nét văn hóa Việt, văn hóa Làng, tác giả chọn Đạo Mẫu làm luồng tư tưởng ngầm nhưng vững chắc, chảy xuyên suốt trong cuốn tiểu thuyết Một tình thương yêu mẹ vô bờ bến của Nguyễn Xuân Khánh là một lý

do đơn giản nhất cho việc chọn tư tưởng này, nhưng không dừng lại ở đó, mà nhà văn còn đem đến cho người đọc một cái nhìn rộng lớn, bao quát nhiều hơn nhiều Nhà văn đã ý thức được ngòi bút của mình cần và nên viết những

gì trong thời gian đó

Tác phẩm Mẫu thượng ngàn gửi đến bạn đọc một thông điệp: “Hãy

giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc từ ngàn xưa để lại” Qua

đây ta cũng nhận thấy một vấn đề về văn hóa của dân tộc - nguy cơ đồng hóa hay giao thoa văn hóa Tác phẩm cũng đề ra hai khuynh hướng: tôn vinh hay giải thiêng văn hóa truyền thống của dân tộc ta

Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011) ra đời, cũng đã nhận được sự chú

ý của đông đảo độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học Có thể khẳng định rằng, nếu như đạo Mẫu là sợi chỉ đỏ tư tưởng xuyên suốt tiểu thuyết

Mẫu thượng ngàn thì đạo Phật cũng giữ một vai trò như thế trong Đội gạo lên chùa

Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo muợn câu ca dao đa nghĩa trong văn học dân gian Việt Nam:

Trang 31

“Ba cô đội gạo lên chùa, Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.”

Nguyễn Xuân Khánh đã đưa người đọc nhập cuộc vào cuộc phiêu lưu

kỳ lạ, vượt quãng thời gian khó khăn, gian nan nhưng anh hùng của dân tộc

ta, đó là: kháng chiến chống Pháp và cải cách ruộng đất, đi xa hơn đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi đất nước được hoàn toàn thống nhất Qua câu chuyện kể của chú tiểu An và cô Nguyệt - người chị gái đẹp nết đẹp người, người đọc biết được những số phận của người dân làng Sọ và cuộc sống của những con người làng Sọ, vừa bình dị vừa lạ lùng, vừa bí hiểm vừa thanh khiết, thân thuộc trong ngôi chùa làng Sọ

Đi tiếp công cuộc tìm về với cội nguồn của lịch sử và văn hóa dân tộc ở

Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục tìm và đưa ra những kiến giải

về sức sống của dân tộc Việt Nam Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa không đưa

ra kiến giải về dân tộc qua những con người, những nhân vật mà ông gửi gắm

như trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, cũng không kiến giải về dân tộc qua thời kỳ thử lửa khốc liệt của nó như ở trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, mà xuất

phát từ chính lịch sử dựng xây dân tộc Việt Nam suốt thời hiện đại

Qua Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh cho người đọc biết đến

một ngôi chùa ở làng Sọ, nằm ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Trải qua hai cuộc chiến tranh, những con người, những nhân vật đi cùng lịch sử của làng Sọ là những con người theo đạo Phật, chỉ quen với ao quê, ruộng vườn, chân lấm tay bùn Họ sống thuần phác nếu không có trận càn Phía sau trận càn là những số phận phiêu diêu, những số phận của vị sư Vô Úy, của trò An,

mà đến cuối nhân vật mới nhận ra

Đội gạo lên chùa được nhà văn chia làm ba phần: Phần một với nhan

đề Trôi sông: Nguyễn Xuân Khánh viết về thời kỳ kháng chiến chống Pháp

Trang 32

của nhân dân ta Phần hai với tựa đề Bão nổi can qua: ông viết về thời kỳ hòa bình lập lại ở miền Bắc Và phần thứ ba với tựa đề Về cõi nhân gian: nhà văn

viết về thời kỳ cả nước ta trong cuộc kháng chống Mỹ và ngay sau khi thống nhất đất nước Sự kiện trung tâm là xoay quanh về cuộc sống và số phận của những người gắn với ngôi chùa Sọ vùng chân Tam Đảo Phần một và phần hai, Nguyễn Xuân Khánh đang tiếp tục triển khai quan điểm đối thoại văn hóa

đã được nhà văn đưa ra từ trong Mẫu thượng ngàn, ở những giai đoạn tiếp

sau của quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước Nguyễn Xuân Khánh đang nuôi dưỡng cho ý tưởng về một mạch nguồn Phật giáo trong tâm hồn của mỗi con người Những dụng ý sâu xa đó của nhà văn là nhằm mục đích, được nhà văn triển khai ở phần ba, Nguyễn Xuân Khánh đã chỉ ra cho chúng ta thấy vai trò của Phật giáo qua nhận định: “Phật giáo là một lối sống” Nguyễn Xuân Khánh nhìn Phật giáo du nhập vào Việt Nam không giữ được cái tính nguyên

sơ của nó, mà đã nhanh chóng hòa đồng vào đời sống tâm linh của người Việt

ta và được duy trì trong nền văn hóa Việt Đây như là một tư tưởng Phật giáo Việt Nam, một tư tưởng đã được thế tục hóa để bao chứa những phẩm chất dung dị, khoan hòa, hữu ái

Với bộ ba tiểu thuyết văn hóa, lịch sử gồm: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng

ngàn và Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã đưa ra những trăn trở về

sự đổi mới bút pháp trong cách viết, cách nhìn nhận cuộc sống, nhằm đi sâu vào những đổi mới về mặt tư tưởng Tư tưởng của tiểu thuyết là mục đích và đóng góp chính yếu của Nguyễn Xuân Khánh trong tư cách tiểu thuyết gia, làm nên một bước ngoặt về quan niệm nghệ thuật, là trở về với lối tự sự truyền thống, trong khi rất nhiều nhà văn Việt Nam khác lại đi trên con đường đổi mới nghệ thuật tự sự Nguyễn Xuân Khánh đã thành công trong vai trò của một nhà văn, một trí thức luôn quan tâm tới các vấn đề của văn hóa, quốc gia, dân tộc

Trang 33

Bộ ba tiểu thuyết viết về đề tài văn hóa, lịch sử của Nguyễn Xuân

Khánh là: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa đã cho người

đọc thấy quan niệm về tiểu thuyết lịch sử có sự co giãn và phụ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người Chỉ là sự khiêng cưỡng, khuôn đúc, nếu ta làm ra

một cái khuôn và áp tất cả các tác phẩm vào đó Với sự đổi mới trong quan

niệm về lịch sử đã được chuyển vào hình tượng các nhân vật trong tác phẩm, cùng với đó là những cách tân về mặt nghệ thuật, Nguyễn Xuân Khánh đã làm

nên những thành công của tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa

Chúng ta thấy Nguyễn Xuân Khánh rất thành công trong việc tái tạo lại không khí lịch sử, bức tranh của thời kỳ lịch sử đã qua Đồng thời một đóng góp không nhỏ của Nguyễn Xuân Khánh là ở cách nhìn, một tư duy mới mẻ

về lịch sử, lịch sử đã qua không hoàn toàn đã khép lại mà có thể mở ra những chân trời mới cho chúng ta khám phá, nó phù hợp với tư duy của con người hiện đại, luôn luôn hoài nghi những giá trị tưởng như đã được xác định

Bên cạnh việc đi vào khai thác các dữ kiện của sử liệu, Nguyễn Xuân Khánh đã rất chú ý quan tâm đến khám phá lịch sử hiện hữu đó bằng sự thấu hiểu, sẻ chia, cảm thông cho từng số phận Hệ thống các nhân vật của ông là những con người cá nhân mang đầy đủ tính cách đa dạng, nó lý giải cho động cơ sâu xa của các hành động có tính lịch sử của nhân vật Phải chăng Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: Lịch sử đã in dấu đậm nét trên cuộc đời và

số phận con người Ở Hồ Quý Ly, giai đoạn lịch sử giao thời đầy mâu thuẫn

hiện lên qua cuộc đời ông vua già Trần Nghệ Tông, đổi mới để tiến bộ và

chấp nhận rủi ro hay thủ cựu với lề lối của tổ tông dù tình trạng đất nước đã

trở nên mục ruỗng Trong Mẫu thượng ngàn, quá trình xâm lược và công

cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có thể được hình dung qua chuyện đời, chuyện tình của anh em nhà Messmer Những thăng trầm trong quá trình làm giàu ở thuộc địa, các cấp độ của sự chiếm đoạt tình yêu và kết

Trang 34

thúc nhiều nghiệt ngã, đó là cái chết của Philippe, chứng hoang tưởng của Julien, đứa bé ra đời từ đêm hội Điều đó cho thấy tương lai của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam

Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh khoác lên mình hai bộ áo: Một bộ áo chính trị của con người đời thực, một bộ áo của con người trong cuộc sống thường ngày

Từ việc chọn thời điểm lịch sử không phải là quá khứ hào hùng hay thái bình thịnh trị mà là một giai đoạn rất phức tạp, dẫn đến hệ quả là các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh hầu như đều ở trong thế lưỡng cực, đa trị Với vai trò của nhà thực dân, Philippe là kẻ chinh phục chỉ tin vào sức mạnh nhưng không hoàn toàn như vậy, cuộc hôn nhân với người đàn bà bản xứ chứng tỏ anh ta nhận ra giới hạn của sức mạnh, những lúc đắm say với “đóa hoa phương Đông” biến anh ta trở thành con người hòa ái Trần Khát Chân không chỉ là vị tướng tài ba mưu lược, có tâm hồn nghệ sĩ và tấm lòng nhân hậu, nhân vật này cũng có thể tàn bạo và thủ đoạn như đối thủ của mình, không ngần ngại đề nghị Sử Văn Hoa viết sách bôi nhọ Hồ Quý Ly với nguyên tắc “để tiêu diệt kẻ thù thì ta có quyền làm tất cả, ngay cả dựng nên sự việc” Với Nguyễn Xuân Khánh, con người luôn luôn tự nhận thức về chính mình cũng như về thế giới xung quanh Nhà văn đặt con người trước những biến động lịch sử và bắt nó phải gánh trên vai gánh nặng tư tưởng Ở Hồ Nguyên Trừng có nỗi khắc khoải khôn nguôi của con người trước thời cuộc, ông hiểu rất rõ về bản chất của đời sống cung đình nhưng cũng ý thức về trách nhiệm của cá nhân trước dòng tộc, trách nhiệm của kẻ sĩ trong thời loạn Bên cạnh đó, nhân vật Thuận Tôn lại chìm đắm trong suy tư về cái ác và quyền lực, cái chết và sự sống… Và mỗi nhân vật là một sự phân thân nghiệt

ngã Trong Hồ Quý Ly, nhà văn để cho nhân vật Thuận Tôn độc thoại trong

suốt sáu trang sách, đối diện với những sự thật đau đớn của cuộc đời mình,

Trang 35

hoang mang giữa một bên là trạng thái hư vô, một bên là những khắc khoải về thực tại Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng khá đắc địa thủ pháp độc thoại nội tâm nhờ đó có thể nhận thức sâu sắc hơn về con người, bản ngã và sự tồn tại đồng thời cả những bước đi thầm lặng của tiến trình của lịch sử

Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu thượng ngàn là hành trình tư tưởng từ nhận

thức lịch sử tới cảm quan văn hóa, là sự mở rộng từ chiều dài thời gian đến bề rộng không gian Đặt diễn tiến lịch sử song hành với cái hằng thể của văn hóa, tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh đã đạt đến chiều sâu nhân bản và khám phá được nhiều phương diện của đời sống

Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử co giãn và có tính tương đối, nó phụ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người Nếu cứ vẽ một cái khuôn rồi ấn tác phẩm vào khuôn để phân tích thì e rằng sẽ là khiên cưỡng Sự đổi mới trong quan niệm về lịch sử được chuyển hóa nhuần nhuyễn vào hình tượng trong tác phẩm, cùng với những nỗ lực cách tân nghệ thuật, Nguyễn Xuân Khánh đã

tạo nên những thành công của tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và

Đội gạo lên chùa

1.2.3 Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa

Trong Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, yếu tố văn hóa chiếm một

vị trí lớn và quan trọng trong nội dung của tác phẩm Sở dĩ nói được như vậy là

vì những lý do sau: Một là: các nhân vật chính của tiểu thuyết không còn là những con người có thực trong lịch sử nữa, mà là những nhân vật hoàn toàn do nhà văn hư cấu Hai là: viết về một thời kỳ có thật trong lịch sử dân tộc, nhưng các sự kiện lịch sử đã được miêu tả như là cái nền của hai cuốn tiểu thuyết

Văn hóa và phong tục là trọng tâm của hai cuốn tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, văn hóa phong tục được hình thành và ăn

Trang 36

sâu vào đời sống là một hệ tư tưởng tôn giáo trong Mẫu thượng ngàn là đạo Mẫu, trong Đội gạo lên chùa là đạo Phật

Đọc hai tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, không chỉ

đơn giản là đọc để nhìn nhận lại lịch sử chống thực dân xâm lược được miêu

tả dưới ngòi bút của Nguyễn Xuân Khánh Mà thực chất chúng ta còn đọc để cắt nghĩa và lý giải về sức sống mãnh liệt về khả năng sinh tồn của đất nước

ta, của dân tộc ta khi phải trải qua những giai đoạn thách thức, khó khăn nhất của lịch sử

Ở Mẫu thượng ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh viết về tín

ngưỡng thờ Mẫu - Đạo Mẫu Đọc tác phẩm, chúng ta thấy Nguyễn Xuân Khánh viết bằng cả tấm lòng mình, với tâm thế của một người con đất Việt, với sự hiểu biết của một người trong cuộc Chính điều đó đã làm cho những trang văn của Nguyễn Xuân Khánh khi miêu tả những cảnh hầu đồng của cô đồng Mùi, đến những nghi thức cúng tế lễ trong lễ hội làng Cổ Đình, rồi ngay cả tiếng đàn của Trịnh Huyền, tiếng hát của cô trinh nữ Mùi… mang đầy sự sống động, huyền bí, hấp dẫn của một sự thiêng liêng, cao quý Nhưng điều mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh muốn đạt đến và ông đã đạt được trên hết những miêu tả cụ thể đó là cái hồn cốt văn hóa Việt: đó là tín

ngưỡng thờ Mẫu, tính Mẫu Tính Mẫu trong Mẫu thượng ngàn cụ thể qua

các nhân vật nữ, nhưng nhân vật nữ là ngọn nguồn của sự sống, là sức mạnh

vô hình đứng đằng sau mỗi người đàn ông nói riêng và những người khác nói chung Nhưng chính họ cũng đang là mầm mống của sự hủy diệt, của cái

chết Trong Mẫu thượng ngàn, chúng ta thấy thím Pháo là một trong những

nhân vật tiêu biểu và nổi bật của tính Mẫu và sự mâu thuẫn trong tính Mẫu Thím Pháo là một nhân vật mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng của một sức sống văn hóa Việt Chúng ta thấy sự giao lưu văn hóa Đông - Tây trong

Trang 37

Mẫu thượng ngàn, có nhiều trận chiến khác nhau, như trên trận chiến chăn

gối thì thím Pháo đã làm cho đối phương kiệt sức

Sợi chỉ “mẫu hệ” đã được Nguyễn Xuân Khánh chuyển tiếp từ Mẫu

thượng ngàn đến Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh đã mượn bài thơ

của Trần Nhân Tông:

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”

(Cư trần vui đạo hãy tùy duyên,

Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền

Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm,

Vô tâm trước cảnh hỏi gì thiền .”

Có thể nói rằng: không thể phủ nhận Đội gạo lên chùa là một tác phẩm

chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo - đời sống tâm linh của con người Việt

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên”, được nhà văn chọn làm lời đề từ cho tác phẩm của mình và lặp đi lặp lại, thấp thoáng ẩn hiện trong tác phẩm - như một triết lý, một cách hành xử của các nhân vật trong tác phẩm Từ các nhân vật chính như: An, sự cụ Vô Úy, nhà sư Vô Trần, nhà sư Khoan Độ… hay các nhân vật phụ như: Bố con ông Xuân, Xim, Tư Đờn, Hiếu, Rêu…

Chúng ta thấy chính lối ứng xử “tùy duyên” cộng với tinh thần sống cởi

mở đã là một sức mạnh vô hình giúp cho ngôi chùa Sọ nhỏ bé vẫn cứ hiên ngang tồn tại, mặc dù phải trải qua những khó khăn từ thời phong kiến, đến khi Pháp xâm lược xây dựng chính quyền, đồn bốt, đến những năm cải cách

Trang 38

ruộng đất, rồi cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cho đến ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất

Như đã nói, tính Mẫu được Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục trong Đội

gạo lên chùa Ở đó, ta thấy những người đàn bà được hiện lên dưới ngòi bút

của nhà văn rất hồn hậu, với vẻ đẹp riêng, nhưng ai cũng sắc nét Từ bà vãi Thầm, bà Nấm, bà Thêu, đến thế hệ trẻ như: Rêu, Mai, Thì, Xim, Hiếu, Nguyệt,… Ở mỗi một nhân vật nữ, ta lại thấy ở họ luôn luôn toát ra một nguồn năng lượng sống vô hình, luôn âm ỉ trong thẳm sâu đáy lòng họ Chính điều này đã tạo ra sức hấp dẫn của hai cuốn tiểu thuyết viết về văn hóa, dưới ảnh hưởng của tôn giáo

Trang 39

Chương 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KẾT CẤU

TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN VÀ ĐỘI GẠO LÊN CHÙA

CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trung tâm của tác phẩm văn học là nhân vật Nhân vật là nơi duy nhất tập trung, giải quyết mọi vấn đề trong tác phẩm Chính vì thế khi bắt đầu sáng tác, điều đầu tiên mà nhà văn nghĩ đến là nhân vật Qua nhân vật nhà văn gửi gắm, giãi bày những tư tưởng của mình, những tình cảm, những suy nghĩ, hay cách tiếp nhận cũng như cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống Cùng với

đó, thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể hiện những tìm tòi, những sáng tạo nghệ thuật của mình Có thể khẳng định rằng, khi nhân vật được hình thành thì tác phẩm của nhà văn cũng được hình thành Nhân vật là nơi hội tụ ý đồ của tác giả Với người đọc thì nhân vật là cây cầu kết nối với nhà văn và dẫn dắt người đọc đi vào thế giới riêng trong tác phẩm

M Gorky đã từng khuyên một nhà văn trẻ tuổi: “Anh hãy dũng cảm bỏ nghề viết đi Đấy không phải là công việc của anh, có thể thấy rõ như thế Anh hoàn toàn có khả năng miêu tả con người cho sinh động mà đấy lại là điều chủ yếu”

Những con người ấy không có gì khác chính là nhân vật trong tác

phẩm văn học Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân chủ biên, thì nhân vật được định nghĩa là: “là hình tượng nghệ thuật về con người (…) là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho các đặc điểm của con người (…) nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính

ước lệ không đồng nhất với con người có thực” [12, tr 249] Con người

được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, ở ngoại hình, ở ngôn ngữ, ở

Trang 40

hoạt động, trạng thái cảm xúc, đôi khi chỉ là một nét cử chỉ rất rõ như một cái nhăn mặt, một tiếng ho khan… Tất cả đã được văn chương hóa và tạo nên những điển hình, những tính cách văn học, những dấu ấn của cái gọi là:

“con đẻ của nhà văn”

Văn học không thể thiếu nhân vật, đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại hình người, một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật là người dẫn lối, mở đường cho người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong thời kỳ lịch sử nhất định

Cũng theo M Gorky, “nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà độc giả, họ chỉ trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả trình bày trước độc giả” Đừng trước một tiểu thuyết, truyện ngắn hay một bài thơ trữ tình, cái mà độc giải quan tâm, và đặt câu hỏi trước nhất là ở đó có những ai, ai là nhân vật chính và kết thúc truyện, nhân vật đó có số phận như thế nào? Nhân vật là người phát ngôn, là trung tâm của mọi xung đột, mâu thuẫn, mọi hành động trong truyện Có những nhân vật trở thành những hình tượng vĩnh cửu, là cái bóng của người sáng tạo ra nó Chẳng hạn, nói đến phép thắng lợi tinh thần, người ta nói đến AQ, và khi nói đến AQ, người ta nhớ đến Lỗ Tấn Hay khi nhắc Chí Phèo, người ta nghĩ ngay đến Nam Cao, gọi Kiều, ai cũng tưởng ngay đến cụ Nguyễn Du…

Vậy nhân vật chính là công cụ, là phương thức quan trọng nhất để nhà văn thể hiện tư tưởng, phong cách, khuynh hướng của mình thông qua một tác phẩm văn học

Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh là

hai tác phẩm có dung lượng khá lớn, đồ sộ về quy mô Bối cảnh xã hội được

khắc họa là không gian xã hội rộng lớn, nếu như Mẫu thượng ngàn viết về

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w