MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 3.1.. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, tì
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
(TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
TÌM HIỂU CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
(TỪ NĂM 1980 ĐẾN NAY)
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 66 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thiện Nam
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 7
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Tư liệu 9
6 Bố cục của Luận văn 10
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam 13
1.1.1 Lịch sử vấn đề 13
1.1.2 Về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 14
1.2 Một số vấn đề lí luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ 17
1.2.1 Quan niệm về ngữ pháp 17
1.2.2 Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ 18
1.2.3 Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 20
1.3 Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại 22
Trang 4Chương 2 TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
2.1 Tìm hiểu vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt
cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay 24
2.2 Thống kê các giáo trình khảo sát và phân chia theo trình độ 40
2.3 Kết quả thống kê và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp 42
2.3.1 Số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp 42
2.3.2 Cách gọi tên, ngôn ngữ trong chú giải, trình tự và cách thức chú giải ngữ pháp 47
2.3.3 Cách thức giới thiệu và kiểu loại các chủ điểm ngữ pháp 67
2.4 Tiểu kết 75
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 3.1 Về việc giới thiệu hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình 76
3.1.1 Sự phân bố về số lượng chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học 76
3.1.2 Sự phân bố về nội dung chủ điểm ngữ pháp trong mỗi bài học 77
3.1.3 Một số hiện tượng ngữ pháp chưa mang tính cơ bản 80
3.1.4 Cùng một hiện tượng ngữ pháp – chú giải khác nhau 80
3.1.5 Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ 82
3.1.6 Một số sơ suất trong khâu biên tập 84
3.2 Về việc xây dựng chuẩn cho chú giải ngữ pháp 85
3.2.1 Tiêu chuẩn đúng 85
3.2.2 Tiêu chuẩn đủ 86
3.2.3 Tiêu chuẩn về tính đơn giản 87
3.3 Tiểu kết 88
Trang 5PHẦN KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHẦN PHỤ LỤC 99
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chủ điểm ngữ pháp : CĐNP Chú giải ngữ pháp : CGNP Giáo trình : GT
Trang 76 Bảng 2.6: Các cách gọi tên phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình [tr 52]
7 Bảng 2.7: Ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp ở các giáo trình [tr 53-54]
8 Bảng 2.8: Tỉ lệ số lượng giáo trình sử dụng loại ngôn ngữ trong chú giải ngữ pháp theo trình độ [tr 54]
9 Bảng 2.9: Trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp trong các giáo trình [tr.56]
10 Bảng 2.10: Số lượng các giáo trình có trình tự giới thiệu chú giải ngữ pháp [tr 57]
11 Bảng 2.11: Số lượng giáo trình sử dụng các cách thức chú giải [tr 62]
12 Bảng 2.12: Cách thức nêu chủ điểm ngữ pháp trong các giáo trình [tr 65]
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, tiếng Việt đã trở thành một nhu cầu và phương tiện cần thiết cho bất cứ người nước ngoài nào muốn học tập và tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam Nhất là từ sau chính sách mở cửa (1986), với sự chuyển mình trên tinh thần tự do giao lưu quốc tế, trao đổi về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hoá… và phương châm “làm bạn với tất cả các nước”, Việt Nam đã trở thành điểm đến của bạn bè trong khu vực và trên thế giới Việc học tiếng Việt ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu với người nước ngoài muốn học tập, làm việc hay sinh sống tại Việt Nam
Theo đó, nhu cầu và mục đích học tiếng Việt như một ngoại ngữ cũng không ngừng mở rộng và phát triển Việc nghiên cứu “Tiếng Việt như một ngoại ngữ” đã trở thành một vấn đề hết sức cần thiết với những yêu cầu ngày càng cao về mối liên hệ tổng thể trên nhiều lĩnh vực khoa học có liên quan như ngôn ngữ học, đối chiếu ngôn ngữ, phương pháp dạy tiếng,
Việc dạy tiếng và học tiếng nói chung có thể được hình dung như một quá trình truyền và nhận thông tin giữa một bên là người phát (giáo viên) với một bên là người nhận (học viên) và đối tượng được đưa ra trao nhận là ngôn ngữ, một thứ tiếng cụ thể mà người học cần Như vậy, việc dạy tiếng và học tiếng cũng có thể được xem như một hoạt động giao tiếp, trong đó người dạy đóng vai trò hướng dẫn người học hiểu, làm chủ được một ngôn ngữ mới, còn người học đóng vai trò người tìm hiểu, lĩnh hội một ngôn ngữ mới
Nếu ngôn ngữ là một chỉnh thể được cấu thành từ ba bộ phận: ngữ âm,
từ vựng, ngữ pháp thì cái mà người học cần lĩnh hội cũng chính là ba nội dung này Và chỉ khi lĩnh hội đầy đủ, làm chủ được cả ba mặt ngữ âm, từ
Trang 9vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ nào đó thì người học mới đạt mục đích của mình Việc lựa chọn và giải thích các hiện tượng ngữ pháp luôn là một vấn đề thường trực đối với người dạy tiếng bên cạnh một đòi hỏi tương tự với việc
xử lý các vấn đề thuộc về ngữ âm, từ vựng Giáo trình dạy tiếng được xem là cầu nối giữa việc giải mã từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
Trong gần 30 năm trở lại đây đã có khá nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn, xuất bản ở trong và ngoài nước Các giáo trình được biên soạn ở thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX nói chung chú trọng cung cấp những kiến thức ngữ pháp lí thuyết, nhấn mạnh khả năng đọc hiểu Từ cuối những năm 80 và đặc biệt là những năm 90 cho đến nay, xu hướng giao tiếp đang ngày càng được nhấn mạnh trong các giáo trình: chẳng hạn, phần hội thoại được đưa lên đầu mỗi bài, gắn liền với những tình huống thực tế thường nhật, các bài đọc cũng dần phù hợp và cập nhật hơn Theo đó, hệ thống ngữ pháp được giới thiệu từ những bài hội thoại, bài đọc mang tính thực hành, ứng dụng thiết thực trong giao tiếp hơn
Trong phạm vi của một luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát hệ thống ngữ pháp được giới thiệu trong các phần chú giải ngữ pháp ở các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn và xuất bản tại Việt Nam
từ năm 1980 cho đến nay
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cấu trúc của một giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, trên đại thể có thể chia ra làm ba phần chính: hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe), chú giải ngữ pháp, bài luyện và bài tập Nếu như phần hội thoại (hoặc bài đọc, bài nghe) là phần quan trọng nhằm cung cấp ngữ liệu cho người học, bài luyện và bài tập củng cố kĩ năng thực hành ứng dụng thì phần chú giải ngữ pháp được xem như một phần không thể thiếu trong việc “giải mã”, gắn kết ngữ liệu trong bài học, bài luyện và thực tế giao tiếp
Trang 10Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát, tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, cụ thể là phần chú giải ngữ pháp trong bài học
Hiện nay, có rất nhiều giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài với nội dung và hình thức thể hiện phong phú Vì thế, số lượng, kiểu loại, trình tự giới thiệu các hiện tượng ngữ pháp ở mỗi giáo trình cũng được giải thích với các cách khác nhau Chúng tôi lựa chọn các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã được biên soạn và xuất bản ở Việt Nam từ những năm 1980 cho đến gần đây làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng quan về hệ thống ngữ pháp được chú giải trong các giáo trình này Với việc mô tả, khảo sát mang tính thực tế, luận văn hy vọng sẽ góp phần
tư liệu giải quyết những vấn đề phức tạp trong việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Trong luận văn, chúng tôi thực hiện khảo sát phần chú giải ngữ pháp trong 20 giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay
3 Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Qua khảo sát, luận văn cố gắng chỉ ra được những mặt đạt và chưa đạt trong việc biên soạn giải thích các hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và liên tưởng với những tiêu chuẩn đối với chú giải ngữ pháp
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn đem đến một cái nhìn tổng quan
về quá trình phát triển những cách thức biên soạn các chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong khoảng thời gian 30 năm trở lại đây Chúng tôi cũng hy vọng sẽ phát hiện được những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế của từng công trình, từng giai đoạn
Trang 11Chúng tôi đặt ra mục đích nghiên cứu cụ thể là:
– Tìm hiểu vai trò của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay
– Thống kê các giáo trình khảo sát, phân chia theo trình độ, thống kê
và nhận xét các hiện tượng ngữ pháp về số lượng, tên gọi, trình tự giới thiệu, ngôn ngữ và cách thức sử dụng để chú giải
– Nhận xét các hiện tượng ngữ pháp được khảo sát về kiểu loại dựa trên
sự phân định từ loại
Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận định, phát hiện một số vấn đề ngữ pháp trong liên tưởng với những tiêu chuẩn đối với việc chú giải ngữ pháp một cách hiệu quả
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là:
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp tổng hợp
– Phương pháp miêu tả
– Phương pháp so sánh
Trên cơ sở này, chúng tôi thực hiện theo trình tự như sau:
– Tiến hành thống kê về các hiện tượng ngữ pháp (chủ điểm ngữ pháp) trong chú giải ngữ pháp ở từng bài trong các giáo trình
– Tìm hiểu vai trò, vị thế ngữ pháp thông qua việc miêu tả về bố cục, mối tương quan giữa phần hội thoại (bài đọc), chú giải ngữ pháp và phần luyện tập trong các giáo trình Từ đó, đưa ra một số nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm trong từng giáo trình
– Thống kê các hiện tượng chú giải ngữ pháp về số lượng, tên gọi, ngôn ngữ và cách tổ chức của các chú giải ngữ pháp, chủ điểm ngữ pháp
– Đưa ra một số nhận xét về việc giới thiệu và chú giải các hiện tượng ngữ pháp trong các giáo trình
Trang 125 Tư liệu
Chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả các hiện tượng ngữ pháp được chú giải trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được xuất bản tại Việt Nam từ năm 1980 đến gần đây Cụ thể là 20 giáo trình sau:
1 Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập I, Nguyễn Văn Lai (Chủ
biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980
2 Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành, tập II, Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải
(Chủ biên), Khoa Tiếng Việt, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1980
3 Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 1, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987
4 Tiếng Việt cho người nước ngoài, quyển 2, Bùi Phụng (Chủ biên), Bộ
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987
5 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Learning Morden Spoken Vietnamese,
Bùi Phụng (Chủ biên), NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1992
6 Tiếng Việt cơ sở – Vietnamese for beginners, Vũ Văn Thi, Khoa Tiếng
Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Khoa học xã hội, 1996
7 Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài) – Intermediate Vietnamese
(for non–native Speakers), Nguyễn Thiện Nam, Khoa Tiếng Việt và Văn
hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Giáo dục, 1998
8 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ B, Đoàn Thiện
Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB Thế Giới, 2001
9 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ C, Đoàn Thiện
Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, NXB
Thế Giới, 2001
Trang 1310 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 1, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học
Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2003
11 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 2, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2003
12 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 3, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, 2003
13 Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 4, Nguyễn Văn Huệ (Chủ biên), Khoa
Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2003
14 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Trình độ nâng cao – Vietnamese
for foreigners Intermediate Level, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), Khoa
Tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2003
15 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 1,
Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004
16 Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 2
Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên), Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, 2004
17 Thực hành Tiếng Việt – Practice Vietnamese – Use for Foreigners,
Nguyễn Việt Hương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004
Trang 1418 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Mai
Ngọc Chừ, NXB Thế Giới, 2006
19 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Chương trình cơ sở – Vietnamese
for foreigners, Nguyễn Văn Phúc (Chủ biên) – Đào Văn Hùng –
Nguyễn Văn Chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
20 Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Nguyễn
Anh Quế, NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, 2007
Chúng tôi lựa chọn các tư liệu này để khảo sát vì đây là những giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã và đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam Các giáo trình được phân chia ở cả bậc cơ sở và nâng cao, chúng tôi có điều kiện so sánh và đánh giá mức độ một số vấn đề về nội dung ngữ pháp được chú giải Hơn nữa, qua việc khảo sát này, chúng ta có thể hình dung được diễn trình thực tế của vị thế ngữ pháp thể hiện trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài được biên soạn từ năm 1980 đến nay
6 Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung luận văn gồm 3 chương, như sau:
Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương 1 giới thiệu các vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học tiếng Việt nói chung và tầm quan trọng của ngữ pháp dạy tiếng, trong đó lưu ý đến
cơ sở phân định từ loại trong lí thuyết ngữ pháp tiếng Việt
Chương 2: TÌM HIỂU SỰ THỂ HIỆN CÁC CHÚ GIẢI NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Chương 2 tìm hiểu sự thay đổi về vai trò, vị thế của ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay Đồng thời, trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân chia và đưa ra những
Trang 15nhận xét về số lượng các phần chú giải ngữ pháp và chủ điểm ngữ pháp ; cách gọi tên và ngôn ngữ chú giải ; trình tự và cách thức giới thiệu các phần chú giải ngữ pháp trong bài học
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIỚI THIỆU VÀ CHÚ GIẢI CÁC HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Chương 3 là phần đánh giá về một số hiện tượng ngữ pháp mà chúng tôi cho rằng chưa thật hợp lý dựa trên phụ lục từng chú giải ngữ pháp được khảo sát (cung cấp ở cuối luận văn) Về việc nghiên cứu hướng sửa đổi những điều chưa thật hợp lý này và đưa ra những giải pháp thích hợp, chúng tôi cho rằng cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn
Trang 16PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam
1.1.1 Lịch sử vấn đề
Việc dạy học ngôn ngữ hay giáo dục ngôn ngữ theo Rozdextvenxki là
“một lĩnh vực của nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng nhằm mục đích phổ biến các tri thức về ngôn ngữ và các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Giáo dục ngôn ngữ miêu tả ngôn ngữ nhằm mục đích dạy học ngôn ngữ và rèn luyện ngôn ngữ” [45, tr 337] Trọng tâm của giáo dục ngôn ngữ gắn với vấn đề dạy tiếng
– dạy một ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ
Trong xu thế giao lưu thương mại giữa các nước trên thế giới, ngoại ngữ trở thành phương tiện giao tiếp cơ bản nhưng đồng thời cũng là rào cản giao tiếp Việc dạy và học ngoại ngữ chính là bước loại bỏ từng phần rào cản này
Ở Việt Nam, việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ chắc chắn
đã có một lịch sử lâu dài gắn liền với mối giao bang với người nước ngoài Tài liệu cổ nhất được tìm thấy là cuốn giáo trình giáo khoa dạy hội thoại tiếng Pháp và tiếng Bắc Kỳ do cha xứ M.Bon (cố Bân) và Droket (cố Ân) – giáo trình dẫn đàng nói chuyện bằng tiếng Pháp và tiếng An Nam Trương Vĩnh
Ký và Trương Vĩnh Thống cũng có một số tài liệu dạy tiếng Việt cho các cha
cố người nước ngoài
Đến những năm 50 của thế kỉ XX những mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh đã làm tăng nhu cầu cấp bách trong việc dạy và học ngoại ngữ Cho đến nay, việc khoa “Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài” của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội
và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập đã đưa tiến
Trang 17trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ chính thức trở thành một ngành khoa học chuyên môn có tính lâu dài và phát triển
Ngày nay, nhu cầu học tiếng Việt của những người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều với mục đích khác nhau Dù với mục đích nào, theo Hoàng Trọng Phiến, yêu cầu chính của họ vẫn là:
Một là, học để hiểu biết, sử dụng như một phương tiện giao tiếp trực tiếp với người Việt Nam
Hai là, học để nghiên cứu tiếng Việt và là công cụ văn hoá của ngành Việt Nam học
Ba là, một số rất ít học trong vòng vài ba tuần với số vốn tối thiểu về
từ, câu, để giao dịch đời thường trong lúc du lịch tại Việt Nam [35]
Để đáp ứng nhu cầu đó, từ đây, các cơ sở, trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, theo đó, số lượng các giáo trình, giáo trình dạy tiếng cho người nước ngoài cũng phát triển phong phú và phục
vụ cho những nhu cầu và mục đích khác nhau của người học
1.1.2 Về giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Cũng như các giáo trình dạy ngoại ngữ, một giáo trình dạy tiếng Việt (cơ sở) phải nhằm giúp cho người học, sau khi học, có khả năng giao tiếp tối
thiểu, (nghe, nói, đọc, viết) Muốn vậy, theo Nguyễn Văn Khang “một giáo trình tiếng Việt cơ sở phải giúp cho người học hoàn chỉnh về mặt phát âm (ngữ âm), có một vốn từ tối thiểu (từ vựng) và những mẫu câu cơ bản (ngữ pháp)” [24, tr 116] Các giáo trình tiếng Việt (cơ sở) hiện nay hầu hết đều có
các phần như vậy Tuy nhiên, mức độ và cấu trúc của mỗi giáo trình khác nhau
Ở đây, chúng tôi quan tâm tới vấn đề chú giải ngữ pháp ở mỗi giáo
trình Nếu như Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài, Trình độ A (tập
1, tập 2) của Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) tách biệt riêng phần “ghi chú ngữ
pháp” với mục đích làm rõ thêm những điều đã học ở trong bài đọc, Tiếng
Trang 18Việt cho người nước ngoài của Mai Ngọc Chừ chỉ dẫn một số phần “note” nhỏ về ngữ pháp đi kèm phần bài tập thì Tiếng Việt cơ sở của Vũ Văn Thi, Tiếng Việt cho người nước ngoài của Nguyễn Anh Quế, Tiếng Việt cho người nước ngoài của Nguyễn Văn Phúc, Thực hành Tiếng Việt của Nguyễn Việt Hương, đều đi theo hướng “chú giải ngữ pháp” là một phần chính trong mỗi
bài học
Những nghiên cứu về vấn đề chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài hiện nay chưa nhiều Có thể nhắc đến một số bài viết, chẳng hạn, “Phương pháp dạy và giải thích ý nghĩa các từ, ngữ của tiếng Việt cho người nước ngoài” của Đào Thanh Lan nhấn mạnh việc áp dụng chức năng dụng học trong việc dạy và giải thích ý nghĩa của các từ, ngữ
là khâu quan trọng [26, tr 140] ; Đào Thản trong bài viết “Dự kiến về một
giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài” nhấn mạnh điểm xuất phát quan trọng của giáo trình là từ đặc điểm của tiếng Việt [37, tr 236]
Nguyễn Văn Tu đã dựa trên thực tế “Việc soạn giáo trình và dạy tiếng Việt nhập môn cho người nước ngoài” cho rằng, học ngoại ngữ hay dạy tiếng
Việt như một ngoại ngữ cần xoáy sâu vào từng chủ đề cần giảng để sinh viên nắm chắc được các mặt ngữ âm cách dùng từ ngữ và cách đặt câu tiếng Việt một cách thật cơ bản… [42, tr 313-315] Tuy nhiên, trong các bài viết này,
hầu như việc đề cập đến phần chú giải ngữ pháp như là một phần trong bài học còn rất dè dặt
Phải đến những bài viết của Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thiện Nam, vấn đề chú giải ngữ pháp mới được đề cập với tư cách là một phần quan trọng đối với mỗi bài học trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Trong bài “Đôi điều suy nghĩ về các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”, Nguyễn Văn Chính nhấn mạnh việc giải thích các hiện tượng ngữ
Trang 19pháp được định trước và thường được lồng ghép theo các bài hội thoại, mọi hiện tượng ngữ pháp được đưa vào chú giải đều là những hiện tượng quan yếu trong tiếng Việt, tuy nhiên việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp này còn có
nhiều bất cập (những bất cập mà tác giả nhắc đến, chúng tôi sẽ lưu ý trong chương 3 của luận văn) [9, tr 200-203]
Cũng với những bất cập này, khi nghiên cứu một số giáo trình dạy tiếng,
Nguyễn Thị Thuận đã cho rằng các chú thích ngữ pháp được đưa ra trong một
số giáo trình thực chất là dành cho người dạy chứ không phải người học, đó là những chú giải mang tính “Việt ngữ học”, từ đó tác giả đã đưa ra ba tiêu chuẩn
như những yêu cầu cần đạt để có được một chú thích ngữ pháp hiệu quả cho
người học, đó là “đúng, đủ – liều lượng hợp lí và đơn giản” [41, tr 342-351]
Tiếp đó, đối với việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, người dạy cần
thông tư tưởng như Bùi Phụng đã nói khi dạy tiếng Việt, quan trọng là anh phải biết không dạy gì chứ không phải là dạy cái gì [41, tr 348] Còn Nguyễn
Thiện Nam trong bài viết “Một vài suy nghĩ về khái niệm ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” nhấn mạnh trong giáo trình dạy
tiếng, thứ ngữ pháp hiệu quả nhất được dùng để chú giải ngữ pháp phải là ngữ pháp thực hành, nhằm giới thiệu cho người học các hiện tượng ngữ pháp mang tính đặc trưng nhất, song yêu cầu là đơn giản, nhẹ nhàng, dễ sử dụng đối với người học [27, tr 156]
Vấn đề về chú giải ngữ pháp trong việc dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoài đang được quan tâm, lưu ý Việc đưa ra những điều như Bùi Phụng
đề cập là không hề đơn giản, vì điều đó không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn của người dạy mà còn cần một bề dày thực tế giảng dạy và việc tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm từ thực tiễn Chúng tôi nghĩ rằng, để đạt được
những tiêu chuẩn đúng – đủ và đơn giản mà Nguyễn Thị Thuận đưa ra, cần có
những tìm hiểu sâu hơn về xu hướng nghiên cứu ngữ pháp giải thích tiếng Việt
Trang 201.2 Một số vấn đề lý luận liên quan đến ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp trong giảng dạy một ngoại ngữ
1.2.1 Quan niệm về ngữ pháp
Mục đích chính mà chúng tôi nêu ra trong luận văn là tìm hiểu các phần chú giải ngữ pháp trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Vì thế, những hiện tượng liên quan đến ngữ pháp được chúng tôi nhấn mạnh và đặc biệt quan tâm với hình thức nhận diện là các phần: “ghi chú”, “ngữ pháp”,
“ghi chú ngữ pháp” hay “chú giải ngữ pháp” trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đi từ điểm xuất phát trước tiên là về ngữ pháp nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng
Lịch sử ngôn ngữ học đã chứng kiến, tiếp nhận và sử dụng không ít quan niệm rộng, hẹp khác nhau về ngữ pháp Tuy nhiên, dù xuất phát từ quan
niệm ngữ pháp nào, thì theo Nguyễn Chí Hòa, trong việc dạy tiếng, ngữ pháp bao giờ cũng phải được biểu hiện một cách tường minh bằng các cấu trúc, các kết hợp trên bình diện hình thức vật chất của ngôn ngữ [18, tr 4] Ngữ
pháp có ba mặt cơ bản có tác động qua lại với nhau, đó là cú pháp – từ vựng – ngữ nghĩa, trong đó: Cú pháp là các nguyên tắc, các đơn vị và mối quan hệ ngữ pháp liên quan đến cấu trúc câu ; từ vựng là các từ, cụm từ và các đơn vị tương đương ; còn ngữ nghĩa: các ý nghĩa liên kết từ của một ngôn ngữ và các mối quan hệ của chúng trong các cấu trúc câu
Nếu như quan niệm truyền thống ngôn ngữ học về ngữ pháp là một
hệ thống các quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu (Diệp Quang Ban) thì xuất
phát từ góc độ dạy tiếng Việt thực hành với tư cách một ngoại ngữ, chúng
tôi xin đề cập tới một quan niệm sau đây của Nguyễn Thiện Nam: Ngữ pháp học là sự miêu tả cấu trúc của một ngôn ngữ và cái cách mà các đơn
vị ngôn ngữ như từ và cụm từ kết hợp lại với nhau để tạo nên câu trong ngôn ngữ [28, tr 24]
Trang 21Như vậy, ngữ pháp của một ngôn ngữ là một bộ của những cấu trúc, những cách thức và quy tắc mà theo đó, các từ ngữ kết hợp được với nhau để tạo nên câu, khiến cho người ta có thể giao tiếp được với nhau
Vì thế, dựa vào những điều trên đây, theo chúng tôi, có thể hiểu một cách đơn giản những phần gọi là chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng,
đó là sự miêu tả, giải thích những hiện tượng ngữ pháp được đề cập trong giáo trình dạy tiếng, về cấu trúc, các quy tắc ngữ pháp mà theo đó các từ ngữ kết hợp được với nhau để người học có thể thụ đắc và sử dụng chúng tạo nên câu để giao tiếp được với nhau
1.2.2 Ngữ pháp trong việc giảng dạy một ngoại ngữ
Ngữ pháp kì thực là một khái niệm trung tâm và được coi là bắt buộc đối với bất kì chương trình giảng dạy về ngôn ngữ, không chỉ trong tiếng mẹ đẻ mà nhất là trong việc học tập một ngoại ngữ nào đó Với mỗi bài học, các bài khoá, bài luyện tập đều đặt ra vấn đề ngữ pháp, trong đó việc giải thích các hiện tượng ngữ pháp được được đúc kết bằng những quy tắc thành văn, quy tắc bằng mẫu câu Ngữ pháp gắn liền với việc học ngoại ngữ như một đối tượng đặc biệt Tuy nhiên, mỗi cách tiếp cận phương pháp khác nhau lại có cách giải quyết khác nhau về vai trò cũng như vị trí ngữ pháp trong việc giảng dạy ngoại ngữ
Có những trường phái giảng dạy ngoại ngữ lại gạt bỏ ngữ pháp ra ngoài, đưa ngữ pháp về vị trí “zero” Tiến sĩ M.Band trong một khoá tập huấn ngắn hạn tại trường Đại học Hà Nội, đã từng đề cập tới phương pháp giảng dạy này tạm gọi là “mười không”, đó là: không chương trình – không giáo trình – không giáo
án – không ngữ pháp – không từ vựng – không kĩ năng riêng biệt (nghe, nói, đọc, viết) – không ngữ âm, ngữ điệu – không phương pháp – không kiểm tra – không tiếng mẹ đẻ Nói mười không nhưng thực chất là mười có, nói không với ngữ pháp nhưng thực chất là muốn chú trọng đến việc giảng dạy ngữ pháp phải tiến hành trong các ngữ cảnh hơn là dạy đơn lẻ [16, tr 14]
Trang 22Việc sử dụng phương pháp định hướng giao tiếp trong việc giảng dạy ngoại ngữ, trong đó có vấn đề ngữ pháp hiện nay đã được quan tâm thích đáng Ngữ pháp đã được xem xét trong “trạng thái làm việc”
Vậy, giảng dạy và nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt như thế nào trên bình diện dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ? Quá trình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thực chất là quá trình biến đổi từ hệ thống quy tắc ngữ pháp miêu tả sang hệ thống quy tắc ngữ pháp giao tiếp Trong đó ngữ pháp là một trong những phương tiện quan trọng nhất, trong phạm vi của tất cả các kiểu hoạt động lời nói Nếu không có ngữ pháp thì không hiểu bài khoá một cách chính xác, không nắm vững được hành động lời nói, không áp dụng vào thực tế giao tiếp một cách hiệu quả Các chú giải ngữ pháp vì thế cũng cần có một vị trí cần thiết trong giáo trình và trong việc giảng dạy
Thực chất, ngữ pháp tiếng Việt có những đặc điểm khác với ngữ pháp châu Âu Việc áp dụng những thuật ngữ, những quan niệm ngữ pháp của các nhà ngôn ngữ châu Âu vào việc giải thích ngữ pháp tiếng Việt đang đặt ra những thử thách trong việc sửa đổi đối với người viết giáo trình và vấn đề về giảng dạy đối với người trực tiếp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Bên cạnh đó, việc đưa những thuật ngữ, khái niệm mới để giải thích ngữ pháp tiếng Việt, chẳng hạn như các thuật ngữ chuyên sâu của ngành ngôn ngữ học “vị từ”
“tiểu từ”, “câu liên động”, “hiển ngôn”, “hàm ý”,… hàm lượng sao cho đủ cũng đang là những lựa chọn cân nhắc
Chính vì vậy, trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, việc xác định đâu là những nội dung ngữ pháp cần giảng dạy (các từ công cụ, các mẫu câu, trình tự giảng dạy của các nội dung ngữ pháp đó theo thứ tự từ dễ đến khó, từ thông dụng đến ít thông dụng) từ chương trình cơ sở đến nâng cao
là việc làm đòi hỏi sự quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn nữa
Trang 231.2.3 Vai trò của việc chú giải ngữ pháp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Ngữ pháp là một bộ phận quan trọng trong chương trình đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Việt như một ngoại ngữ nói riêng Trong quá trình học ngoại ngữ, theo Nguyễn Chí Hoà, các giai đoạn cơ bản của việc học ngữ pháp là:
Giai đoạn định hướng ngữ nghĩa và hiện tượng ngữ pháp mới trong các mẫu lời nói và hoạt động thực tiễn các quy tắc ngữ pháp
Giai đoạn luyện tập hành động lời nói và hình thành kĩ năng ngữ pháp trong hoạt động lời nói
Giai đoạn thành thục các hiện tượng ngữ pháp được học tập trong các hoạt động lời nói [18, tr 40]
Như vậy có ba giai đoạn cơ bản trong giảng dạy ngữ pháp:
– Giai đoạn thứ nhất - giới thiệu các ngữ liệu ngữ pháp
– Giai đoạn thứ hai - luyện tập với các ngữ liệu mới
– Giai đoạn thứ ba - sử dụng ngữ liệu này trong các kiểu hoạt động lời nói khác nhau, ứng dụng vào giao tiếp
Về nguyên tắc, việc làm quen với ngữ liệu ngữ pháp là khâu đầu tiên và là tiền đề quan trọng cho việc thụ đắc ngoại ngữ Tuy nhiên, trong việc dạy ngoại ngữ, việc giới thiệu ngữ pháp về nguyên tắc lại không được chiếm nhiều thời gian trong giảng dạy, mà thời gian đa phần là phải dành cho việc luyện tập các bài tập ngữ pháp và thực hành trong giao tiếp thực tế Chính vì điều này mà ngữ pháp được lựa chọn trình bày trong bài học phải hết sức ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu và dễ ứng dụng kèm theo các ví dụ thực tế
Những tranh luận về một hình thức phù hợp về giáo trình dạy tiếng vẫn đang tiếp tục và sẽ còn kéo dài, nhưng bất luận thế nào, một giáo trình được coi là
tốt là một giáo trình dễ sử dụng và đảm bảo cho việc học thành công [27, tr 148]
Từ ý kiến trên của Nguyễn Thiện Nam, một giáo trình như vậy thiết yếu
có sự dung hòa của cả ba mặt: từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp Trong đó, sự góp
Trang 24mặt của các đơn vị ngữ pháp dù ở hình thức nào trong giáo trình cũng đều đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho việc học thành công của học viên
Do đó, việc giải thích các hiện tượng ngữ pháp sao cho học viên dễ hiểu, nắm bắt và sử dụng được các đơn vị ngữ pháp là vấn đề được đặt lên hàng đầu Vậy các hiện tượng ngữ pháp được đưa vào giảng dạy có nội dung gì và dựa vào điều gì để có được các chú giải ngữ pháp để học viên có dễ hiểu?
Theo Nguyễn Chí Hoà, khi phân tích phạm vi nội dung giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt, cần chú ý tới các bình diện sau:
Theo đó, những lời giải thích phải đúng bản chất của hiện tượng ngữ pháp
đó, tức là phải cho người học hiểu được hiện tượng đó có nghĩa gì và nó được dùng như thế nào Theo Chomsky, cần phân biệt ngữ pháp lí thuyết và ngữ pháp thực hành, trong đó, ngữ pháp lí thuyết của một ngôn ngữ trưng bày cơ chế ngôn ngữ đó, giải thích cho người học biết và hiểu về cơ chế ngữ pháp nhưng không yêu cầu người tiếp thu phải tái sản xuất được ngôn ngữ đó một lần nữa Còn ngữ pháp thực hành giải thích trình tự, tuần tự của ngôn ngữ đó
và yêu cầu người học phải vận dụng và tái lập lại ngôn ngữ đó Trong giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, ngữ pháp được trình bày phải là ngữ pháp thực hành Điều này giúp người học hiểu được sự kiện ngôn ngữ và có khả năng tạo lập, thực hành lại được (một cách sáng tạo) sự kiện ngôn ngữ đó theo những giải thích về cách dùng, mô hình, quy tắc ngữ pháp đã thụ đắc được
Việc đưa ra hiện tượng và giải thích hiện tượng ngữ pháp làm sao cho người học hiểu và nắm bắt được các hình thức, quy tắc cấu tạo, cách sử dụng các
Trang 25đơn vị ngữ pháp đó, phụ thuộc vào việc trình bày ngữ pháp như thế nào Nguyễn
Thiện Nam đã nhấn mạnh rằng, việc miêu tả và giải thích những đơn vị ngữ pháp trong một giáo trình dạy tiếng phải tuân thủ những nguyên tắc sư phạm của một thứ ngữ pháp thực hành, trong đó tính vừa sức và tường minh có một vai trò cực kì quan trọng [27, tr 152]
Các chú giải ngữ pháp mang tính định hướng cho giáo viên và học viên trong việc dạy, học tiếng Dựa theo mô hình ngữ pháp đã được lựa chọn đưa ra trong các giáo trình, người dạy có thể giải thích và truyền đạt cho người học kiến thức ngữ pháp cơ bản nhất, hướng dẫn họ cách sử dụng chúng trong việc hiểu bài học, làm bài tập và tiến hành giao tiếp với các đơn vị ngữ pháp đó Đối với học viên, những chú giải về ngữ pháp với sự giảng giải của giáo viên giúp cho
họ thêm hiểu bài, có thể nắm được tinh thần “ngữ pháp” cần lưu ý của bài học
1.3 Tìm hiểu các hiện tượng ngữ pháp trên cơ sở phân định từ loại
Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại Sự phân định từ loại là sự phân chia vốn từ bằng bản chất ngữ pháp thông qua ý nghĩa khái quát, hoạt động ngữ pháp của từ theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu
Vấn đề phân định từ loại tiếng Việt đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu về Việt ngữ học Việc tập hợp và quy loại các lớp từ thường dựa vào những quan niệm khác nhau về đặc trưng từ loại, vì thế hệ thống từ loại tiếng Việt đã có chưa đạt được sự thống nhất hoàn toàn Chính vì vậy, có rất nhiều quan điểm với các tiêu chí khác nhau về việc phân định từ loại Điều này cũng thể hiện trong phần ngữ pháp của các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài khi các hiện tượng ngữ pháp được đưa vào được gọi với những tên gọi khác nhau Và để thuận tiện trong việc thống kê và nhận xét, chúng tôi áp dụng khái niệm về từ loại và cách phân chia của Nguyễn Hồng
Cổn trong tài liệu “Về vấn đề phân định từ loại trong tiếng Việt” [5, tr 36-45]
Trang 26Dựa trên hai tiêu chí: chức vụ cú pháp và khả năng kết hợp, tác giả đã phân chia từ loại tiếng Việt theo bảng sau:
Với bảng phân loại này, hệ thống các từ loại tiếng Việt được phân định
rõ ràng và khách quan hơn, tránh được một số nhược điểm của các cách phân loại cũ (các tiêu chí không rõ ràng hoặc loại trừ nhau, sự nhập nhằng giữa thực từ và hư từ, có nhiều các từ loại trung gian,…) và điều quan trọng hơn là
nó phản ánh được đặc điểm ngữ pháp của các phạm trù từ loại trên cả hai phương diện khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp
Trên cơ sở này, chúng tôi vận dụng những điều trên vào việc nhận diện, phân định các hiện tượng ngữ pháp được chú giải trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, từ đó, đưa ra những thông số thống kê khảo sát về số lượng, cách thức giải thích và đưa ra một số nhận xét về cách gọi tên các kiểu loại ngữ pháp giữa các giáo trình Các tiêu chí phân định kiểu loại hiện tượng
ngữ pháp theo phân định từ loại cụ thể là: danh từ, đại từ, động từ, tính từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, liên từ, giới từ, trợ từ và tiểu từ Bên cạnh đó, do đặc
thù của những chủ điểm ngữ pháp được chú giải trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và để tiện cho việc phân định về mặt nội dung ngữ pháp của các chủ điểm, bên cạnh cách phân chia theo từ loại, chúng tôi sẽ sử dụng
thêm các khái niệm: kết cấu ; kiểu câu - thành phần câu ; cách nói - mẫu câu
trong chương 2 của luận văn
Trang 27đó là năm 1980, năm 1987 và từ năm 1992 đến nay
Năm 1980, Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành gồm hai tập do
tập thể giáo viên khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn với sự chủ biên của Nguyễn Văn Lai (tập I) và Đặng Ngọc Cừ, Phan Hải (tập II) là
bộ giáo trình đầu tiên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo phương pháp nghe nói với vị thế đặc biệt áp đảo của ngữ pháp
Cấu trúc bài học: Ở tập I, gồm 30 bài, mỗi bài bắt đầu với tên các chủ
điểm ngữ pháp được giới thiệu trong bài, hệ thống Mẫu câu được lấy làm điểm xuất phát để triển khai các phần: Từ vựng, Ghi chú ngữ pháp, Luyện tập, Bài học
cơ bản, Đối thoại, Từ ngữ mới, Từ ngữ thường dùng, Bài tập Các ghi chú ngữ pháp được giải thích gắn liền với mẫu câu
Ví dụ: trích bài I, trang 60 có Câu mẫu – Ghi chú ngữ pháp và Luyện tập
vị ngữ là động từ không
L 20 : Thay thế các từ sau đây vào thành phần (1) của câu:
Tôi (1) đọc (2) Chị ấy, cô ấy, họa sĩ, kĩ sư, anh
Trang 285 Ông Nam
ngủ
6.Anh ấy viết
có thành phần phụ bổ sung Lược đồ cấu tạo của kiểu câu này như sau:
C V
D Đ
ấy, ông ấy, bác sĩ, sinh viên
L 21 : Thay thế các từ sau đây: viết, vẽ, hát, ngủ, đọc vào thành phần (2) của câu:
Đồng chí ấy viết
(1) (2)
Ở tập II, phần mẫu câu được giản lược, 30 bài học, mỗi bài có: Bài đọc,
Từ ngữ mới, Đối thoại, Ngữ pháp, Bài tập ở lớp, Bài tập ở nhà, Bài đọc thêm; tuy nhiên phần ngữ pháp lại khá nặng Các hiện tượng ngữ pháp được giải thích
từ các bài đọc viết về chủ đề chính trị như: Lòng nhân đạo của bộ đội giải phóng, Tiến vào Sài Gòn, Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lê–nin,…
Ví dụ: trích phần ngữ pháp và bài tập trong bài 31, trang 7-9 như sau:
a, biểu thị sự hướng tới đối tượng của hoạt
động Vd: Nói đến núi phải nhắc đến rừng
b, biểu thị phương hướng di chuyển của hoạt
động tới một địa điểm nào đó trong không
gian V d: Anh Nam đã về đến Hà Nội
c, biểu thị sự kết thúc về thời gian của hoạt
động Vd: Chúng tôi học đến 11 giờ
d, biểu thị mức độ mà hoạt động, trạng thái đạt
đến Vd: Anh ấy làm việc say sưa đến quên ăn
2 “Đến” là phó từ có nghĩa như cả, ngay,
ngay cả đứng trước danh từ để nhấn mạnh
danh từ ấy Vd: Đến anh cũng không biết à?
Đặt 4 câu với từ “đến”
là yếu tố phụ của động từ
Phân tích ý nghĩa ngữ pháp của từ “đến” trong các câu sau, thay đến bằng từ có thể được:
– Cành cây xoài vươn đến cửa số tầng hai
– Bài văn đã viết đến dòng cuối cùng
– Công việc làm đến khuya mới xong …
Đặt 3 câu với từ
“đến” trước danh từ và thay thế từ “đến” bằng từ khác có thể được
Trang 29Nói chung, bộ giáo trình Giáo trình cơ sở Tiếng Việt thực hành (Nguyễn
Văn Lai, Đặng Ngọc Cừ – Phan Hải (Chủ biên)) gồm 2 tập biên soạn năm 1980 thiên về dạy cho người nước ngoài theo kiểu đọc hiểu truyền thống, cách giải thích ngữ pháp chi tiết, chặt chẽ trong từng thành phần, cấu trúc ngữ pháp
Ưu điểm: nâng cao vị thế quan trọng của giải thích cấu trúc ngữ pháp
Một hiện tượng ngữ pháp được trình bày khá đủ các ý nghĩa, cấu trúc câu được công thức hoá, lược đồ hoá
Nhược điểm: sử dụng nhiều thuật ngữ thuộc về ngữ pháp chuyên sâu
Cách giải thích còn phụ thuộc vào việc lược đồ hoá và các công thức ngữ pháp, một số hiện tượng ngữ pháp được chú giải với nhiều ý nghĩa biểu hiện được
mở rộng ngoài bài học, tạo cảm giác không dễ hiểu, nặng nề Bài luyện ngữ pháp thường theo dạng phân tích vị trí ngữ pháp, đặt câu, thay thế vị trí các từ theo mẫu cho trước Việc chú giải ngữ pháp thiên về dạy cho người nước ngoài ngôn ngữ giáo trình vở nhiều hơn là ngôn ngữ sử dụng hàng ngày
Đến năm 1987, khi bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài
gồm hai quyển do Bùi Phụng (Chủ biên) và nhóm: Đinh Thanh Huệ, Nguyễn Thiện Nam, Vũ Văn Thi, Nguyễn Thị Thuận, Hoàng Thanh Vinh biên soạn, hướng giao tiếp mới bắt đầu được chú trọng
Cấu trúc bài học: quyển 1 gồm 25 bài, quyển 2 gồm 20 bài, mỗi bài có:
Hội thoại, Ghi chú (Ghi chú hội thoại và Ghi chú ngữ pháp), Bài đọc, Luyện
tập, Bài tập, Bài đọc thêm Việc bắt đầu bài học bằng Hội thoại đã đánh dấu
cho bước đi đầu tiên theo hướng giao tiếp
Điều này có ảnh hưởng trực tiếp từ thời điểm năm 1987 khi các bộ giáo trình dạy tiếng Anh theo hướng tiếp cận giao tiếp như Streamline English,… đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam Xu hướng biên soạn giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài đã có sự thay đổi căn bản
Trang 30Việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp giới thiệu trong giáo trình được chú ý về mặt ngữ dụng, gắn liền với tình huống trong hội thoại Chủ đề các bài hội thoại đã gần gũi với cuộc sống như: chào hỏi, ăn uống, hỏi thăm đường, phương tiện giao thông,… vì thế, các hiện tượng ngữ pháp được chú giải là những hiện tượng cơ bản trong lời nói, giao tiếp hàng ngày
Ví dụ: trích bài 2, trang 22, phần Hội thoại, Ghi chú ngữ pháp và Luyện
A, Ghi chú Hội thoại
1, ạ: đứng cuối câu, biểu thị sự lịch sự và trang trọng với người lớn tuổi hơn
2, Xin lỗi: có thể đứng trước ông
bà, anh, chị, hoặc chỉ nói xin lỗi
B, Ghi chú ngữ pháp
1, là : hệ từ, dùng không phân biệt
số ít, số nhiều, chỉ có một hình thức Mẫu chung : Dạng khẳng định :
Vd : Đây là khách sạn Thắng Lợi
Tôi là Phương
1 Câu mẫu: Đây là khách sạn Thay thế các từ cho sau đây vào vị trí của
“khách sạn”:
– bệnh viện, bưu điện, nhà
ga, trường học, hiệu ăn, cửa hàng giải khát, ngân hàng
2 Câu mẫu : Đó là khách sạn Thống Nhất Thay thế các từ cho sau đây vào vị trí của “khách sạn”:
– ông Khánh, bà Phát, cô Liên, phố Mai Hắc Đế, bệnh viện Quốc tế, sứ quán Cam Pu Chia
Ưu điểm: Tính giao tiếp và ứng dụng của các hiện tượng ngữ pháp
được lưu ý chú giải Ngôn ngữ chú giải không còn mang tính hàn lâm, cách giải thích ngắn gọn hơn với lượng chú giải vừa đủ, hiện tượng ngữ pháp được khoanh vùng trong bài học Điều này đã làm giảm đi gánh nặng ngữ pháp so với giáo trình biên soạn năm 1980, tạo bước thay đổi căn bản trong xu hướng nhấn mạnh giao tiếp trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài những năm sau này
Đây/ Kia + là +
Danh từ
Danh từ A + là + Danh từ B (Đại từ)
Trang 31Nhược điểm: Chưa vận dụng phương pháp giao tiếp một cách triệt để,
vẫn phải phối hợp với các giải thích ngữ pháp cụ thể Bài luyện ngữ pháp theo dạng đặt câu, thay thế vị trí các từ theo mẫu cho trước Việc chú giải các hiện tượng ngữ pháp còn cho thấy sự ảnh hưởng của các giáo trình dạy tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) thịnh hành vào thời gian này Việc đưa ra các chú giải thường dựa trên các so sánh, đối chiếu với các hiện tượng ngữ pháp trong tiếng Anh (ví dụ: nhấn mạnh các từ trong tiếng Việt không chia giống, số, cách, không biến đổi hình thái từ,…)
Năm 1992, quyển Tiếng Việt cho người nước ngoài – Learning Morden Spoken Vietnamese do Bùi Phụng (Chủ biên) biên soạn theo hướng
giao tiếp có kết hợp với giải thích ngữ pháp bằng tiếng Anh đã đưa vị thế của ngữ pháp trở về đúng mức hòa nhập với giao tiếp và ngữ cảnh
Cấu trúc bài học: gồm 37 bài, mỗi bài có: Hội thoại, Từ vựng
(Vocabulary), Chú thích (Notes), Luyện tập, Bài đọc, Từ vựng (Vocabulary)
Ví dụ : trích bài 6, trang 41-42-43-45, phần hội thoại, chú thích ngữ
pháp và luyện tập như sau:
– Hỏi: Bây giờ là mấy giờ? (What time is it?) – Trả lời: Bây giờ là 10 giờ đúng (It is just 10 o’clock)
– Bây giờ là 10 giờ kém 15.(It is a quarter past 10)
– Bây giờ là 10 giờ rưỡi
(It is half past 10)
Mẫu : 5h15/ sân bay/ sáng mai – Sáng mai mấy giờ chúng ta sẽ
đi sân bay?
– 5 giờ 15 sáng mai, chúng ta sẽ
đi sân bay
Làm tiếp với các câu sau:
– 7 giờ kém 25 / xem kịch/ tối mai – Đúng 2 giờ/ra bến xe/chiều mai – 8 giờ 30/ ra ga / tối nay
– 3 giờ rưỡi/ bưu điện/ chiều nay – 8 giờ 20 / ngân hàng/ sáng nay
Trang 32Ưu điểm: Nội dung các bài hội thoại gần gũi hơn với cuộc sống hằng
ngày như về gia đình, đi chợ, đi công tác, thời tiết, du lịch, tết ở Việt Nam,…
đã hướng cho các giải thích ngữ pháp mang tính giao tiếp và ứng dụng cao Bài luyện ngữ pháp có dạng làm tiếp các câu theo mẫu, điền từ, nối câu hỏi và trả lời,… Thêm nữa, cách giải thích được dịch song ngữ với tiếng Anh đã giúp cho việc học ngữ pháp có sự so sánh, đối chiếu và đơn giản hơn trong việc giải
thích một số hiện tượng ngữ pháp (ví dụ: vì…nên (because of…), nhiều (much, many), thế vậy (so), càng…càng (the more…the more),… ) Ở thời điểm đó,
cuốn giáo trình đã đem lại một hướng đi mới trong tinh thần bám sát giao tiếp thực tế tạo tiền đề cho phương hướng giải thích ngữ pháp ngày càng tường minh và nâng cao tính ứng dụng
Nhược điểm: hướng giao tiếp ở mức độ mới hoà nhập, những tình
huống giao tiếp còn dè dặt, chưa được tự nhiên Những câu giao tiếp trong giáo trình biên soạn năm 1992 mang đặc điểm cách suy nghĩ và lối diễn đạt
thời đó Ví dụ: trang 127: “Tôi sẽ gọi xích-lô đưa chị đến bệnh viện”, trang 76: “Đấy là bút Nhật chứ bút Việt Nam thì còn rẻ hơn nhưng chắc hẳn không tốt bằng”, hay ở trang 98: “Tôi sẽ chọn mua hoa cẩm chướng vì hoa cẩm chướng sẽ nói hộ tình yêu của tôi đối với Hạnh”… Những ví dụ này hiện nay
đã không còn được đưa vào trong các giáo trình dạy tiếng do nội dung thể hiện trong câu đã không còn phù hợp so với những thay đổi trong đời sống
Từ 1992 đến gần đây (2007), việc biên soạn giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo tinh thần giao tiếp đã trở thành hướng đi phù hợp với nhu cầu dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ, theo nhận định của
Nguyễn Thiện Nam“kể từ bộ giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài (1987) do Bùi Phụng chủ biên đến nay, hầu hết các bộ giáo trình đều đi theo hướng giao tiếp kết hợp với việc giải thích ngữ pháp một cách hiển ngôn” [33, tr 43] Có thể kể đến một số giáo trình :
Trang 33– Tiếng Việt cơ sở – Vietnamese for beginners, Vũ Văn Thi, (1996) Cấu trúc bài học: gồm 24 chapter (bài), mỗi chapter có: Tên các chủ điểm
ngữ pháp được giới thiệu trong bài, Hội thoại (Dialoge), Chú thích ngữ pháp
(Grammar Notes), Luyện tập (Interaction), Luyện phát âm (Pronunciation), Bài tập (Exercises) Các giải thích ngữ pháp hoàn toàn bằng tiếng Anh
Ví dụ: trích bài 12, trang 167-169-170, phần hội thoại, ghi chú ngữ
pháp và luyện tập như sau :
an action is perfomed; can be tranlated as “by”, “with” or
“in” according to the appropiate context
For example: Ông Hoàng đi
Hà Nội bằng máy bay
Mr Hoàng went to Hanoi by airplane
Thực hành Mẫu : Huế/ xe lửa
Trang 34– Tiếng Việt nâng cao (cho người nước ngoài) – Intermediate Vietnamese (for non-native Speakers), Nguyễn Thiện Nam (1998)
Cấu trúc bài học: gồm 10 bài, mỗi bài có: Tên các chủ điểm ngữ pháp
được giới thiệu trong bài, Hội thoại, Ngữ pháp, Luyện tập, Bài đọc, Bài tập
Ví dụ: trích bài 2, trang 42 – 47, phần chú giải và luyện tập như sau:
(I translate this text myself);
Anh ấy tự nấu cơm
(He cook rice himself.)
Có thể có – There may exit:
“Tự + Động từ + lấy”
“Tự + Verb + lấy”
– Cô ấy tự chữa lấy xe đạp (She repairs the bicycle herself); Nó tự làm lấy bài tập (He/ She does exercises himself/ herself)
Không nói – Don’t say:
– Tôi dịch bài này tự mình
– Nó làm bài tập tự mình
Luyện: tự + Động từ/
trở thành + danh từ Mẫu: Cô ấy học tiếng Việt/ phiên dịch.→ Cô ấy
tự học tiếng Việt Cô ấy sắp trở thành phiên dịch Làm tiếp :
– Anh ấy học vẽ/ hoạ sĩ
Cô ấy tập chơi ghi ta/ nghệ
sĩ
– Cô ấy học ca hát/ ca sĩ – Anh ấy học nhạc/ nhạc
– Thực hành Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ B, Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) (2001) và Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ A, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên) (2004)
Trang 35Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, trước đây là Trung tâm Nghiên
cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hoá, đã xuất bản hai quyển Thực hành Tiếng Việt, Trình độ B và Trình độ C Sau đó mới biên soạn thêm quyển Tiếng Việt
Trình độ A
+ Thực hành Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài), Trình độ B,
Trình độ C, Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên)
Cấu trúc bài học:
Quyển Thực hành Tiếng Việt, Trình độ B có 16 bài, mỗi bài gồm: Hội
thoại, Chú thích ngữ pháp, Bài luyện, Bài đọc, Bài tập
Quyển Thực hành Tiếng Việt, Trình độ C có 17 bài, cấu trúc mỗi bài
như ở cuốn trình độ B nhưng có thêm phần: Bài đọc thêm, Từ ngữ thông tục
và thành ngữ
Ví dụ: trích trong bài 5, trang 43-44, như sau:
Mẫu: Chủ ngữ + TT 1 /ĐT 2 + chứ không/ chứ chưa + TT 2 /
ĐT 2
Ví dụ: Bài tập này dễ chứ không khó; Trời sắp tạnh mưa chứ chưa tạnh hẳn; Tôi gặp cô
ấy chứ không gặp em cô ấy
Dùng kết cấu “A chứ không B” để trả lời câu hỏi sau:
Mẫu: Cô ấy khóc à?
– Không, cô ấy bị bụi bay vào mắt chứ không phải khóc
a Anh ấy là sinh viên à?
b Bà ấy có béo không? […] Dùng kết cấu “ A chứ không B” để đặt câu với các từ dưới đây: Mẫu : trẻ – già: Anh Nam trẻ chứ không già
a Xem đá bóng – xem phim
b Châu Âu – Châu Á […]
+ Tiếng Việt (sách dành cho người nước ngoài) – Trình độ A, tập 1, tập 2,
Đoàn Thiện Thuật (Chủ biên)
Trang 36Cấu trúc bài học: gồm 28 bài, mỗi bài có: Tên chủ điểm ngữ pháp được
giới thiệu trong bài, Hội thoại, Bài tập; phần Ghi chú ngữ pháp (Grammar Notes)
B – Tàu E1 chưa khởi hành
A – Tàu S3 đã khởi hành chưa?
B – Rồi, tàu S3 đã khởi hành rồi
Xem bảng giờ tàu trả lời câu hỏi:
1 Lúc 24 giờ, tàu E1 đã khởi hành chưa?
2 Lúc 8 giờ tối, tàu S3 đã khởi hành chưa?
… Sắp xếp các từ sau thành câu hỏi đúng rồi
trả lời:
1 Đã/ buổi trưa/ đón con/ cô ấy/ chưa?
2 uống rượu/ lúc 15 tuổi/ chưa/ đã/ cậu?
Ví dụ : – Em đã ăn sáng chưa ? – Rồi, em ăn (sáng) rồi./ – Chưa, em chưa ăn (sáng) Câu hỏi này dùng để hỏi về tính chân thực của hành động, sự việc tại thời điểm phát ngôn hoặc thời điểm được nêu trong câu Người hỏi muốn biết tại thời điểm hỏi hoặc thời điểm nêu
ra trong câu, hành động sự việc đó là hiện thực hay không phải là hiện thực
Ưu điểm: Trong lời nói đầu của cuốn giáo trình, tác giả có viết: Người viết có ý thức tránh lối dạy theo thông lệ, là bắt đầu bằng những công thức ngữ pháp khô cứng với những thuật ngữ khó hiểu rồi mới đến ví dụ minh họa
và sau đó bài tập ứng dụng Vì thế, bài luyện và mẫu câu được cụ thể hoá
bằng công thức ngữ pháp cho dễ nhớ, không miêu tả lý thuyết, câu chìa khoá
về ngữ pháp được lấy làm tên bài Riêng phần ghi chú ngữ pháp ở cuối giáo trình có tác dụng làm rõ thêm những điều đã dạy ở phần bài học
Nhược điểm: Với phương pháp giao tiếp triệt để, khác hẳn với các cuốn
dạy tiếng Việt khác biên soạn trong thời gian này, phần ngữ pháp được đưa gần về vị trí zero Phần chú giải cuối giáo trình chỉ là phần xem thêm nên hiện
tượng ngữ pháp được chú giải tỏ ra rất hạn chế về mặt giải thích và thực hành
Trang 37– Giáo trình Tiếng Việt – VSL, tập 1, tập 2, tập 3, tập 4, Nguyễn Văn
Huệ (Chủ biên) (2003)
Cấu trúc bài học:
Quyển Giáo trình Tiếng Việt, tập 1 gồm 12 bài, mỗi bài có: Tên chủ điểm
ngữ pháp được giới thiệu trong bài, Hội thoại (Dialogue), Thực hành nói (Oral Practice), Từ vựng (Vocabulary), Thực hành nghe (Listening comprehension), Thực hành viết (Written Practice), Ghi chú (Notes)
Quyển Giáo trình Tiếng Việt, tập 2 gồm 12 bài, mỗi bài có: Tên chủ
điểm ngữ pháp được giới thiệu trong bài, Hội thoại, Thực hành nói, Từ vựng, Thực hành nghe, Thực hành viết, Bài đọc, Ghi chú
Quyển Giáo trình Tiếng Việt, tập 3 gồm 10 bài, mỗi bài có: Bài khoá, Hội
thoại mẫu, Từ vựng, Thực hành nghe, Thực hành viết, Bài đọc, Ghi chú, Một thoáng văn hoá
Quyển Giáo trình Tiếng Việt, tập 4 gồm 12 bài, mỗi bài có: Bài khoá,
Hội thoại mẫu, Từ vựng, Thực hành nghe, Thực hành viết, Bài đọc, Ghi chú
Ví dụ: trích trong Giáo trình Tiếng Việt, tập 1, bài 1, trang 55- 62 như sau:
– Xin lỗi, tên là gì?
– Tôi tên là Tân, còn ?
Viết cho đúng trật tự các câu: Peter/ là/ tôi/ tên
(b) Tôi tên Nam My name is Nam
Hệ từ “là” nối danh từ/ đại từ (làm
vị ngữ) với chủ ngữ của câu, VD (a) Đôi khi có thể lược bỏ hệ từ
“là” The copula “là” is to link the subject of the sentence to the noun/ pronoun (as the predicate) Ex (a) Sometimes the copula can be omited Ex (b)
Trang 38Ưu điểm: Các bài học trong bộ giáo trình nhằm giới thiệu những mẫu
câu và chủ điểm ngữ pháp căn bản của tiếng Việt thuộc các chủ đề giao tiếp thông thường trong cuộc sống, hướng đến mục đích là cho người học có thể nói được tiếng Việt một cách thật tự nhiên Phần ghi chú ngữ pháp được đặt ở cuối bài mang tính giải thích “thêm” nhằm giảm gánh nặng ngữ pháp
Nhược điểm: Phần ngữ pháp đặt ở cuối bài, tách rời hội thoại và phần
luyện sẽ khiến người học nếu đã quen với các giáo trình có phần giải thích ngữ pháp ở đầu khó tiếp cận Cách này đề cao vai trò hướng dẫn của giáo viên và yêu cầu trình độ tiếng Việt của người học ở mức độ khá trở lên Ngoài ra, giáo trình kiểu này yêu cầu tính tự giác rất cao của người học Có những vấn đề chuyên sâu trong tiếng Việt (như phân biệt phụ âm p, t, ch, c
áp dụng vào phương thức láy (tập 4)) cũng được đưa vào trong phần chú giải ngữ pháp sẽ khiến người học không khỏi bối rối Phần giải thích khá đơn giản, đôi khi quá ngắn gọn, chưa có tính thực hành và chỉ phụ thuộc vào ngữ cảnh các câu mẫu trích trong phần hội thoại
– Thực hành Tiếng Việt – Practice Vietnamese – Use for Foreigners,
Nguyễn Việt Hương (2004)
Cấu trúc bài học: gồm 20 bài, mỗi bài có: Hội thoại, Ghi chú ngữ pháp,
Thực hành, Bài tập Mỗi bài có hai phần chú giải ngữ pháp gắn liền với hai bài hội thoại
Ví dụ: trích trong bài 5, trang 81-83-86 như sau:
Câu hỏi: 1 Của ai ? (Whose?)
2 …của…, phải không?
VD : – Cái bút này của ai? –
Dùng từ ở hai cột đã cho, đặt câu hỏi và trả lời theo mẫu:
Cái xe đạp này của ai? Cái xe đạp này của tôi
1 Chiếc xe máy/ anh Tư
2 Quyển vở/ Ana
Trang 39của em Của
anh Nam ạ
Của tôi; – Cái bút này của anh phải không? – Không, không phải của tôi Của anh
3 Bức tranh/ cô giáo
4 Cái ví/ tôi
5 Cái vô tuyến/ họ
Các tình huống hội thoại được tăng cường (mỗi bài học gồm hai phần hội thoại) phục vụ cho việc thực hành giao tiếp tiếng Việt thiết thực hàng ngày Phần ghi chú ngữ pháp là phần quan trọng sau mỗi bài hội thoại vừa làm rõ những hiện tượng ngữ pháp trong bài học vừa được luyện tập trong các phần sau
– Tiếng Việt cho người nước ngoài – Trình độ nâng cao – Vietnamese for foreigners Intermediate Level, Trịnh Đức Hiển (Chủ biên), (2005)
Cấu trúc bài học: gồm 25 bài, mỗi bài có: Bài đọc, Hội thoại, Ghi chú
ngữ pháp, Luyện tập
Ví dụ: trích trong bài 2, trang 11-12-14 như sau:
ở mệnh đề thứ hai của câu có từ “vẫn” (still)
đi kèm.Ví dụ: Mặc dù rất mệt nhưng anh ấy vẫn chưa nghỉ; Mặc dù
đã lâu không gặp nhưng chúng tôi vẫn nhớ đến nhau
Dùng kết cấu “Mặc dù… nhưng…” nối mệnh đề ở phần (A) với một mệnh
đề ở phần (B) thành một câu hoàn chỉnh Mẫu: Mặc dù anh ấy nghèo nhưng anh ấy luôn giúp đỡ mọi người
A
Cô ấy đẹp Chiếc ôtô này không tốt Món ăn này rất bổ Quyển giáo trình kia rất đắt
Nó học kém
B
Nó vẫn thi đỗ Ông ấy vẫn mua
Cô ấy có duyên Anh Bình vẫn mua
Tôi không thích
Ưu điểm: Phần ghi chú ngữ pháp nhằm giải thích một số hiện tượng ngữ
pháp xuất hiện trong các bài đọc và hội thoại Vì vậy, các hiện tượng được giải thích rất ngắn gọn với các ngữ cảnh lấy trong tình huống hội thoại Phần luyện cũng có dung lượng rất ít, chỉ một dạng bài cho một hiện tượng ngữ pháp
Trang 40Nhược điểm: Tuy nhiên, với giáo trình ở trình độ nâng cao thì lượng
ngữ pháp và bài luyện đưa ra như vậy là hạn chế Phần giải thích ngữ pháp mới chỉ đơn thuần là giải thích trong bài học, không có phần mở rộng các ngữ cảnh khác mang tính thực hành cho trình độ nâng cao
– Tiếng Việt cho người nước ngoài – Vietnamese for foreigners, Mai
Ngọc Chừ (2006)
Cấu trúc bài học: gồm 21 bài, mỗi bài có: Hội thoại, Thực hành – Chú ý
(Note), Bài đọc, Bài tập, Từ mới và các kết hợp của chúng, Tóm tắt những mẫu câu đã học trong bài
Ví dụ: trích trong bài 11, trang 143-147-148 như sau :
Bây giờ cô ấy vẫn đang viết thư
Anh ấy vẫn đang làm bài tập
Bà ấy vẫn còn thức ; Cô ấy vẫn còn khóc ; Nó vẫn cứ ngủ
Vẫn (vẫn còn, vẫn cứ,…) biểu thị sự tiếp diễn của hành động (Words
“vẫn”, “vẫn còn”,“vẫn cứ”
express continuation of the action)
Dùng các từ sau kết hợp với “vẫn” và với các từ khác để đặt câu: (Use the word “vẫn”, together with folowing words and other words make sentences): học, khóc, thức, hát, cười, ngủ, nghe, viết, nằm, …
Ưu điểm: Giáo trình cung cấp cho học viên khoảng 1000 từ thông dụng và
những mẫu câu cơ bản nhất tiếng Việt theo hướng giao tiếp Với mục đích như vậy, giáo trình không chủ trương giải thích ngữ pháp trong một phần cụ thể mà giải thích kết hợp với bài tập thực hành Đây là hình thức chú trọng giao tiếp, không nhấn mạnh vào ngữ pháp, phần ngữ pháp được giảm một cách tối đa
Nhược điểm: Chú trọng vào các mẫu câu và thực hành, không có chú giải
ngữ pháp cụ thể Phần chú giải ngữ pháp chỉ là những phần chú ý (note) nhỏ, xuất hiện không thường xuyên trong phần thực hành mỗi bài học tạo cảm giác khó theo dõi hệ thống ngữ pháp được giới thiệu trong giáo trình