1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam

118 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Việc Sử Dụng Từ Thuần Việt Và Hán Việt Trong Tục Ngữ Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Thể loại Luận văn
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Riêng tập 1 của bộ sách này đã giới thiệu khoảng 6500 câu tục ngữ và thành ngữ, cho tới hiện nay ở Việt Nam nó vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có qui

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN VĂN 3

1.1 Cách hiểu về tục ngữ ở Việt Nam 3

1.1.1 Hiểu về tục ngữ 3

1.1.2 Phân biệt tạm thời giữa tục ngữ và thành ngữ hiện nay 5

1.2 Cách hiểu về từ ngữ thuần Việt và Hàn - Việt trong luận văn 8

1.2.1 Từ thuần Việt và nguồn gốc tiếng Việt 8

1.2.2 Từ Hán Việt 13

Chương 2 23

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT VÀ THUẦN VIỆT TRONG TỤC NGỮ 23

2.1 Sơ bộ về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của tục ngữ 23

2.1.1 Cấu trúc của tục ngữ 23

2.1.2 Ngữ nghĩa của tục ngữ………26

2.2 Tình hình sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt trong tục ngữ Việt trên cứ liệu thu thập tục ngữ Việt……… 27

2.2.1 Tình hình sử dụng từ Hán Việt trong tục ngữ Việt 28

2.2.2 Tình hình sử dụng từ thuần Việt trong tục ngữ Việt 34

2.3 Tiểu kết 42

Chương 3: 43

NHẬN XÉT VỀ NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC QUA TỪ NGỮ HÁN VIỆT VÀ TỪ NGỮ THUẦN VIỆT TRONG TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI TỤC NGỮ TIẾNG HÁN) 43

3.1 Hiểu biết văn hóa qua từ ngữ Hán Việt và từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ 43

3.1.1 Khái niệm văn hóa 43

Trang 2

3.1.2 Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 45

3.2 Nét văn hóa dân tộc thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ Viêt 48 3.2.1 Hình ảnh con người được thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ (So sánh với tục ngữ tiếng Hán) 48

3.2.2 Hình ảnh giới tự nhiên thể hiện qua từ ngữ thuần Việt trong tục ngữ Việt (So sánh với tục ngữ tiếng Hán) 53

3.3 Tiểu kết 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ Chính vì vậy người ta đã nói rằng ngôn ngữ là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự mà văn hoá mới được lưu truyền Trong tương lai nền văn hóa luôn nhờ vào ngôn ngữ để phát triển

Do điều kiện tự nhiên khác nhau nên đã tạo cho mỗi vùng đất một lối sống và tư tuy khác nhau Những yếu tố này, do vậy, góp phần hình thành nền văn hóa riêng của từng vùng đất Cho nên, mỗi nền văn hóa có nét đặc sắc riêng thể hiên đặc trưng cho mỗi dân tộc

Ngôn ngữ tục ngữ là một loại ngôn ngữ thể hiện phong phú văn hoá

dân tộc Nó không đơn thuần là hình thức tư duy bên ngoài Nó mô tả cách tư duy trừu tượng trong nhận thức của mỗi dân tộc Mỗi dân tộc mô tả sự vật khác nhau do họ có nhận thức và cách tư duy khác nhau Giống như thành ngữ và ca dao, tục ngữ cũng do nhân dân lao động sáng tạo ra Ngôn ngữ tục ngữ, đó là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất,

xã hội) Nó là cách nhân dân vận dụng ngôn ngữ vào trong đời sống hàng ngày, là kết quả suy nghĩ thể hiện trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ

Vì vậy, đề tài "Tìm hiểu việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong

tục ngữ Việt Nam" sẽ giúp người nước ngoài hiểu thêm về văn hoá Việt Nam

Cho nên, là một người Trung Quốc học tiếng Việt, việc tìm hiểu từ ngữ tục ngữ tiếng Việt không chỉ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi biết thêm nhiều từ tiếng Việt mà còn giúp cho chúng tôi hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam được thể hiện trong tục ngữ

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 4

- Về khoa học: Giúp người nước ngoài nhận biết về nguồn gốc lớp từ

sử dụng trong tục ngữ Việt Nam

- Về thực tiễn: Giúp cho học viên nước ngoài học tốt tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả trong ngôn ngữ học

Để có tư liệu phục vụ cho việc miêu tả, luận văn cũng sẽ sử dụng thủ pháp thống kê để thu thập tư liệu và phân tích so sánh (trong đó có so sánh với tục ngữ tiếng Hán)

4 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu là những câu tục ngữ trong một số tác phẩm tục ngữ

đã xuất bản ở Việt Nam Đó là tác phẩm của Chu Xuân Diên, Lương Văn

Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam (in lần thứ 2), Nxb Khoa học Xã

hội, H Còn tục ngữ của Trung Quốc lấy từ Xu Zong Cai, Ying Jun Ling (2004), Từ điểm Tục ngữ (Su Yu Ci Dien), Nxb Quán sách in Thương vụ, Trung Quốc

Từ những câu tục ngữ trên, chúng tôi sẽ thống kê những từ ngữ thuần Việt

và Hán - Việt để làm tư liệu miêu tả trong luận văn

5 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết phục vụ cho luận văn

Chương 2: Tình hình sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong một số câu

tục ngữ

Chương 3: Nét văn hóa dân tộc thể hiện trong tục ngữ tiếng Việt (có so

sánh với tục ngữ tiếng Hán)

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CHO LUẬN VĂN

1.1 Cách hiểu về tục ngữ ở Việt Nam

1.1.1 Hiểu về tục ngữ

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân

về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là "trí khôn dân gian" Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn

Với các đặc thù như ngắn gọn, dễ nhớ, giàu hình tượng, giàu nhịp điệu, gần gũi với mọi người mà tục ngữ là một loại hình văn hóa dân gian có mối quan hệ mật thiết nhất với lời ăn tiếng nói của nhân dân

Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau những kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người Ví dụ:

Quá mù ra mưa Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Cái sảy nảy cái ung

Cõng rắn cắn gà nhà

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác Nó được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài

Trang 6

Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục

ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính chất đúc

kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

Đa số các câu tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách Các kiểu ngắt nhịp thường dựa vào cơ sở: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Hình thức đối: đối thanh, đối ý Thường thường tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán

Qua các tài liệu sáng tác văn học và trước tác văn học ở Việt Nam, trong tình hình thư tịch như hiện nay, cho phép khẳng định các công trình nghiên cứu về tục ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở khoảng đầu thế kỷ XIX, được biên soạn bằng cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ Điển hình là các công trình bằng chữ Nôm như “Nam phong nữ ngạn thi” của Ngô Đình Thái (thế kỷ 19), “Đại nam quốc túy ” của Ngô Giáp Đậu (thế kỷ 19), và một số tác phẩm khuyết danh như “Khẩu sử ký”, “Phong ngôn tục ngữ”,….Các công trình bằng chữ quốc ngữ thì rất phong phú: “Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn” của Huỳnh Tịnh Của (xuất bản năm 1897), “Sách truyện biến ngôn và tục ngữ thường dùng cùng phép lịch sự” (khuyết danh, năm 1907), “Nam ngạn chính cẩm” của Phạm Quang San (2 tập, năm 1918), “Tục ngữ cách ngôn” của Hàn Thái Dương (năm 1920), “Phong dao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ ” của Nguyễn Văn Chiểu (năm 1936),…Đây mới chỉ là các công trình đã được đăng lên báo chí, còn trên thực tế thì số lượng các công trình nghiên cứu về tục ngữ có thể còn nhiều hơn

Trang 7

Công trình sưu tập tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú nhất trong thời kỳ này phải kể đến “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đâu năm 1928 Riêng tập 1 của bộ sách này đã giới thiệu khoảng

6500 câu tục ngữ và thành ngữ, cho tới hiện nay ở Việt Nam nó vẫn được coi

là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có qui mô lớn nhất Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, có thêm một số các tác phẩm sưu tập, biên soạn tục ngữ có qui mô như tác phẩm của Nguyễn Văn Ngọc, như “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan được xuất bản lần đầu năm

1956, sau đó bộ sách này được đổi tên là “ Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” vào năm 1971 ở lần in thứ 7, có sửa chữa và bổ sung; một tác phẩm đồ sộ khác là “ Hợp tuyển văn học Việt Nam” tập 1 được xuất bản năm 1972, tác phẩm này đã tuyển chọn giới thiệu 365 câu tục ngữ, v.v

Những cách hiểu về tục ngữ và con số thống kê trên đây đã được ông Chu Xuân Diên trình bảy trong cuốn “Tục ngữ Việt Năm” Chúng hoàn toàn đồng ý cách hiểu về tục ngữ này, vì cách hiểu này có thể cho người nước ngoài dễ hiểu hơn Vậy chúng nhờ cách hiểu này làm cơ sở lý thuyết để chúng

ta nghiên cứu đề tài của chúng ta

1.1.2 Phân biệt tạm thời giữa tục ngữ và thành ngữ hiện nay

Tất cả các công trình sưu tập trên đã đóng góp vào việc bảo tồn và giới thiệu được một phần quan trọng vốn tục ngữ cổ truyền của dân tộc Việt Nam Trước tiên quan sát phương pháp biên soạn của các công trình này, hầu hết các tác phẩm giới thiệu trên đây đều không giới thiệu riêng biệt giữa tục ngữ

và ca dao, thành ngữ, đặc biệt là không phân biệt với thành ngữ Tục ngữ và thành ngữ ít khi được người ta xem xét một cách rạch ròi như là hai loại hình sáng tạo dân gian khác nhau, thể hiện rõ nét nhất là phần đông đều quan niệm

rằng Tục ngữ và Thành ngữ đều là những hiện tượng ngôn ngữ Nguyễn Văn

Tố trong bài “ Tục ngữ ta đối với tục ngữ Tàu và tục ngữ Tây” [5:19] hầu như không phân biệt tục ngữ và thành ngữ vì ông viết “ … Tục ngữ là câu thành ngữ

Trang 8

nói đã quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa; câu nào từ đời xưa truyền lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn Nhưng dù là ngạn ngữ, tục ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau….” [5:19]

Quan niệm mơ hồ, coi tục ngữ cũng như thành ngữ đều là những hiện tượng ngôn ngữ như vậy có liên quan tới khuynh hướng chọn cách trình bày tục ngữ theo những tiêu chí hoàn toàn có tính chất hình thức Đó là cách trình bày tục ngữ theo trật tự ABC của các chữ cái đầu câu và theo trật tự số chữ ít nhiều của mỗi câu Những người biên soạn tục ngữ sau đó nhận thấy rằng cách trình bày theo những tiêu chí hoàn toàn có tính chất hình thức chưa phản ảnh được bản chất của tục ngữ; do đó một số người đã tìm đến với cách trình bày tục ngữ theo những tiêu chí nội dung, theo đề tài của tục ngữ Cách trình bày này ngày càng được các nhà sưu tập, biên soạn tục ngữ Việt Nam áp dụng rộng rãi, chứng tỏ tục ngữ ngày càng được xem xét như là một hiện tượng ý thức xã hội chứ không phải chỉ xem xét như là một hiện tượng ngôn ngữ Một

số ví dụ điển hình như “Tục ngữ ca dao dân ca” của Vũ Ngọc Phan, “Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội” của Triệu Dương, Phạm Hòa, Tảo Trang, Chu Hà…

Khuynh hướng xem xét tục ngữ như là một hiện tượng ý thức xã hội không những thể hiện trong cách trình bày của những công trình sưu tập, biên soạn tục ngữ mà còn bộc lộ càng rõ hơn trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận về tục ngữ Và có ý nghĩa hơn cả là những cố gắng đi tìm sự phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ

Trong quá trình đi tìm sự khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ, thì ý kiến của Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu” xuất bản lần đầu năm 1943 [17] là một trong những ý kiến được chú ý, ông viết “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đấy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì; còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì

hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” [17, 15], với cách nói này thì tục

ngữ được coi là một hiện tượng ý thức xã hội mà thành ngữ chỉ là một hiện

Trang 9

tượng ngôn ngữ Nhưng Vũ Ngọc Phan vẫn nhận xét rằng định nghĩa như vậy

cũng vẫn chưa được rõ lắm, vì chưa đề ra được các tiêu chí cụ thể để phân biệt tục ngữ với thành ngữ Sau đó, trong “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt

Nam”, Vũ Ngọc Phan đã viết như sau “Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn

vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê

phán Còn thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà

nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn” [41, tr31] Ở đây rõ ràng sự phân biệt tục ngữ với thành ngữ được dựa trên hai tiêu chí là: sự khác nhau trong nội dung và kết cấu ngữ pháp của tục ngữ và thành ngữ

Sau đó người ta còn đi sâu hơn nữa trong việc phân tích ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ ở các ngành khoa học khác nhau Ví như Nguyễn Văn

Mệnh trong một bài luận bàn về "Ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ", sau

khi phân tích “Về nội dung…thành ngữ giới thiệu một hình ảnh, một hiện tượng, một trạng thái, mộ tính cách, một thái độ, ” còn tục ngữ “…đi đến một nhận định cụ thể, một kết luận chắc chắn, một kinh nghiệm sâu sắc, một lời khuyên răn, một bài học về tư tưởng, đạo đức….” và sau đó tác giả kết luận:

"Có thể nói nội dung của thành ngữ mang tính chất hiện tượng, còn nội dung

của tục ngữ nói chung là mang tính chất qui luật Từ sự khác nhau cơ bản về nội dung dẫn đến sự khác nhau về hình thức ngữ pháp, về năng lực hoạt động trong chuỗi lới nói….Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một cụm

từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh Tục ngữ thì khác hẳn Mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu”.[39, 13]

Thế nhưng đầu năm 1973, cũng trên Tạp chí Ngôn ngữ, Cù Đình Tú lại thử đưa ra một cách lý giải mới về sự phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ Theo ông thì những ý kiến của Nguyễn Văn Mệnh vẫn chưa thật xác đáng vì

“ xét về nội dung thì tục ngữ cũng như thành ngữ đều là sự đúc kết kinh nghiệm, là kết tinh trí tuệ của quần chúng, đều từ sự khái quát hóa hiện thực

Trang 10

để rút ra bản chất qui luật mà có” Theo ông thì cần phải có một tiêu chí khác

để xác định ranh giới giữa hai loại hình này: “Thành ngữ là một hiện tượng

ngôn ngữ Tục ngữ xét về một mặt nào đó cũng là một hiện tượng ngôn ngữ

Giải quyết các hiện tượng ngôn ngữ cần phải dựa vào những căn cứ ngôn ngữ học Một trong những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại là chỉ ra sự khác nhau và mối quan hệ giữa kết cấu và chức năng Theo chỗ chúng tôi suy nghĩ,

sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là sự khác nhau về chức năng ” [51, 39-40]

Cách lý giải và những tiêu chí trong bài Góp ý kiến về phân biệt

thành ngữ với tục ngữ đưa ra, là một đóng góp mới trong quá trình nhận

thức ngày càng sâu sắc về bản chất của tục ngữ và thành ngữ Cách lý giải này đứng ở góc độ của ngành ngôn ngữ học để giải quyết vấn đề, cho nên ta lấy lý giải này làm cơ sở cho sự phân biệt thành ngữ với tục

ngữ: đó là những sự khác nhau về cấu tạo ngữ pháp và về vị trí trong lời

nói của thành ngữ và tục ngữ

1.2 Cách hiểu về từ ngữ thuần Việt và Hán -Việt trong luận văn

Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ bền vững, mật thiết từ xa xưa Đất nước Việt – Trung gắn liền với nhau, văn hóa giao lưu không ngừng tạo nên nền tảng văn hóa giống nhau Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ Nhưng tại sao kho từ vựng tiếng Việt có tỷ lệ từ Hán – Việt rất lớn và nền văn hóa Việt Nam có những nét giống nhau với Trung

Quốc, trong khi đó tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán?

1.2.1 Từ thuần Việt và nguồn gốc tiếng Việt

Về vấn đề nguồn gốc tiếng Việt Từ xưa đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của tiếng Việt

- Đầu tiên phải nói đến ý kiến của Taberd Ông cho rằng tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán Bởi trong vốn từ vựng tiếng Việt thì có tới 75% là có gốc Hán Thế nhưng 75% vốn từ gốc Hán đấy, khi đi vào ngôn ngữ Việt thì

nó đã bị Việt hóa Vậy nên quan điểm này chưa chính xác Yếu tố Hán trong

Trang 11

tiếng Việt chỉ mang tính chất vay mượn chứ không có ý nghĩa là nguồn gốc Vậy nên quan điểm này không chính xác [7,68-69]

- Quan điểm thứ hai cho rằng tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Đảo Tuy nhiên quan điểm này cũng chưa được chứng minh chặt chẽ Nó chỉ mang tính giả thiết [7,73-78]

- Ý kiến thứ ba cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Thái Bởi vì về mặt từ vựng, ngữ pháp và thanh điệu tiếng Việt với tiếng Thái đều có sự tương ứng như nhau Khác với các ngôn ngữ Mon-Khmer tiếng Việt và tiếng Thái có nhiều thanh điệu, về mặt ngữ pháp có giá trị hình thái học Ý kiến này được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ 20, và trong một thời gian dài, nó đã chi phối quan niệm về phân loại nguồn gốc ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ trên thế giới

Tuy nhiên, những luận điểm của trên của Maspéro không phải là không

có hạn chế Và những hạn chế đó sau này đã được A.G Haudricourt chỉ ra một cách thuyết phục qua hai bài báo được ông lần lượt công bố vào năm

1953 và 1954 mang tựa đề: “Về nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt” và “Về

nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt” [7,92-105]

Họ Nam Á là một họ ngôn ngữ khá lớn, bao gồm những ngôn ngữ được phân bố trên một khu vực rộng lớn, bao gồm phần đông bắc Ấn Độ, một phần Miến Điện, vùng Nam Trung Quốc, một phần Malaixia, phần lớn Cămpuchia

và phần lớn Việt Nam

- Qua hai bài báo của mình A.G Haudricourt đã chứng minh và khẳng định nguồn gốc tiếng Việt thuộc họ Nam Á bằng những lập luận chặt chẽ về

từ vựng, ngữ pháp và thanh điệu

Trong sách “Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo)” của GS.TS Trần Trí

Dõi, [7, 105-111], ông cho biết lập luận về nguồn gốc tiếng Việt của A.G Haudricourt được bổ sung và khẳng định Ngoài ra những lý do khẳng định

mà GS.TS Trần Trí Dõi, ông còn cho thêm lý giải vấn đề sâu sắc hơn về từ vựng cơ bản và phụ tố cấu tạo từ

Trang 12

Cụ thể, về từ vựng A.G Haudricourt đã chứng minh tiếng Việt thuộc nhóm Mon-Khmer bằng khảo sát lớp từ vựng cơ bản Và bác bỏ khái niệm nguồn gốc Thái mà H Maspéro đã đề nghị trước đó Theo ông yếu tố Thái trong tiếng Việt cũng chỉ mang tính chất vay mượn từ vựng GS.TS Trần Trí Dõi tiếp tục bổ sung “cũng đều đã chứng minh hoặc nhận thấy rằng trong vốn

từ tiếng Việt, những từ cơ bản có nguồn gốc Môn-Khmer có số lượng nhiều hơn Hơn nữa, những từ này đều tương ứng theo những nhóm trọn vẹn và đều đặn về mặt ngữ nghĩa…” [7:107] Những ý kiến do các nhà nghiên cứu khác như S.E Yakhontov, M Ferlus, Nguyễn Tài Cẩn v.v đều khẳng định như thế

về nguồn gốc tiếng Việt

Về mặt ngữ pháp có thể nhận thấy rõ ràng là tiếng Việt cấu tạo từ bằng

phương thức phụ tố Ví dụ : giết – chết: kchết xát hoá > giết

Và đặc biệt quan trọng là vấn đề thanh điệu Như ở trên chúng ta đã đề cập đến lập luận của Henry Maspéro Cho rằng thanh điệu của tiếng Việt với tiếng Thái và tiếng Hán có nhiều thanh điệu giống nhau Khác với các ngôn ngữ Mon-Khmer Nhưng A.G Haudricourt lại cho rằng thanh điệu chưa nói lên điều gì về nguồn gốc Bởi hệ thống thanh điệu có thể xuất hiện, có thể mất

đi trong lịch sử của một ngôn ngữ Bởi cũng có những ngôn ngữ có thanh điệu như nhau, thậm chí ngữ pháp cũng giống nhau đến lạ kì như một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Tây Phi nhưng tuyệt đối rõ ràng là những ngôn ngữ này không phải là họ hàng

Theo Haudricourt, “thanh điệu tiếng Việt là một hiện tượng mới có”, nói

cách khác, trước đây tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu và hiện nay nó là một ngôn ngữ có thanh điệu giống như các ngôn ngữ Thái Chính vì điều này mà Haudricourt đã chứng minh được rằng, về nguồn gốc, tiếng Việt tương tự như các ngôn ngữ Mon-Khmer:

Trang 13

Đến ngày nay, vẫn còn nhiều dấu vết về mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa tiếng Việt với nhóm tiếng Mon-Khmer ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đấy Campuchia, Miến Điện (Mianma) Rõ nhất là những dấu vết trong lớp từ cơ bản, tức là những từ thông thường đã có từ lâu đời Ví dụ:

Trong tiếng Việt, có từ tay thì từ tương đương trong tiếng Mường nghe như

"thay"; tiếng Ba Na, tiếng Mơ Nông, nghe như "ti"; trong tiếng Môn, tiếng Khmer, nghe như "tai"

Chúng ta có thể nhận thấy tiếng Việt tuy đã được các nhà nghiên cứu xếp vào nhiều họ ngôn ngữ khác nhau nhưng kết luân cuối cùng tiếng Việt là một ngôn ngữ Nam Á Điều này cho thấy các ngôn ngữ trong khu vực, trong quá trình phát triển, có sự tiếp xúc và vay mượn của nhau rất nhiều Sau khi xác định nguồn gốc tiếng Việt, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về khái niệm từ thuần Việt

Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt Nó làm chỗ dựa và

có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác Như vậy, từ thuần Việt phải là những từ gốc Nam Á Nhưng nếu coi từ thuần Việt gồm cả những từ là kết quả của quá trình tiếp xúc, tác động lâu dài giữa các ngôn ngữ Nam Á và Tày - Thái thì các từ này hình thành nên một lớp từ vựng cơ bản và lâu đời nhất trong tiếng Việt, có thể chia ra như sau:

Những từ tương ứng với tiếng Mường như: đuôi, móng, mồm, sừng ;

cô gái, đàn ông, vợ, chồng ; cây, củ, cơm, mả ; bí, cỏ, chuối, hành , bướm, cáo, cầy, chuột ; bẩn, cay, chậm, dài ; ăn, bơi, cấy, chạy

Những từ tương ứng với các tiếng Tày-Thái như: bánh, bóc, buộc, đường, gọt, ngắt, ngọn, rẫy, vắng

Những từ tương ứng với các tiếng Việt-Mường và Tày-Thái như: bão,

bể, dao, gạo, ngà voi, sống

Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Bru ở tây Quảng Bình: bụng, bốc, bớt, củi, đêm, mặt trăng, mặt trời, núi, rắn, chuột

Trang 14

Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và Môn-Khơme ở Tây Nguyên: dốc, đèo, khói, mây, mưa, rừng, sấm ; da, đầu gối, mỡ, người, óc, tim, thịt ; bố, bọn, mày, mẹ, nó ; bếp, cày, chổi, cuốc, ruộng ; bịt, bóp, bú, bưng, cắn, cắt, đứng, gãi, hét, lắc, mặc, nghĩ, ngồi, phá, quăng, ôm, rụng, tát, về, xé

Những từ tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Khơme nói chung: một, hai, ba, bốn, năm ; con, cháu, mọi, người; đất, đá, gió, lửa ; cằm, chân, cổ, lưng ; bay, cắt, đẻ, kẹp, liếc ; ao, cá, chim, lá ; cong, già, mới, ngát

Môn-Với việc nghiên cứu từ thuần Việt, GS.TS Trần Trí Dõi đi vào chi tiết hơn, cụ thể hơn trong một bài viết gần đây Quan niệm ông nêu ra đã thống nhất những quan niệm nghiên cứu trước đây Chúng tôi nhờ cách quan niệm này để làm cơ sở lý luận và muốn nhấn mạnh hơn vào cái tiêu chí “thái độ của người Việt” Bởi vì, thật khó để chúng ta phân biệt được thế nào là một từ thuần Việt nếu không dựa vào cảm quan của người bản ngữ Trên thực tế, xử

lý tư liệu sẽ có một số trường hợp mà nếu xét một cách nghiêm ngặt thì đó là

từ ngoại lai (gốc Hán chẳng hạn) nhưng trong quá trình sử dụng chúng gần gũi với người Việt, được người Việt coi như từ gốc, từ thuần Việt

Chính vì thế, trong luận văn này chúng tôi coi những từ thuần Việt có

trong tục ngữ là những từ thuộc một bên thứ nhất của sự phân biệt thuần Việt

và vay mượn Phần vay mượn, như chúng tôi sẽ trình bày sau, có chỉ có vay

mượn từ tiếng Hán (Hán Việt), vay mượn từ những ngôn ngữ châu Âu (gốc châu Âu) Lý do là đối với nhiều người, những từ vay mượn từ tiếng Hán (Hán Việt), vay mượn từ những ngôn ngữ châu Âu được nhận diện cụ thể và

dễ dàng hơn Như vậy, rất có thể những vay mượn từ những ngôn ngữ Thái, Nam Đảo trong tục ngữ Việt (thậm chí những từ gốc Hán không phải Hán Việt), do bình thường rất khó nhận thấy và lại được sử dụng lâu đời trong tiếng Việt nên tạm thời vẫn được xếp vào bên từ thuần Việt Chúng tôi chọn

Trang 15

cách làm việc như vậy tuy chưa được triệt để nhưng dễ làm việc trong luận văn này

Theo cách làm như vậy, trong những câu tục ngữ:

Quá mù ra mưa

Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn

không thấy có những từ Hán Việt và gốc châu Âu nên được coi là những từ thuần Việt

1.2.2 Từ Hán Việt

Trên thực tế, hầu như không có từ vựng của ngôn ngữ nào lại chỉ hình thành, xây dựng bằng con đường "tự nó" Trong những ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp người

ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác Tiếng Việt hiện tại cũng vậy Như thế, điều mà người

ta có thể dễ thấy nhất ở đây là nổi lên đường phân giới giữa hai lớp từ ngữ: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ (còn gọi là lớp từ ngoại lai) Phân tích qua tiếng Việt, ta sẽ rõ điều đó

Ở từ vựng tiếng Việt, như đã nói ở trên, lớp từ ngoại lai được phân thành hai lớp nhỏ hơn: lớp các từ ngữ gốc Hán (chủ yếu là Hán Việt) và lớp các từ ngữ gốc châu Âu (dường như chủ yếu là gốc Pháp) Trong luận văn này, nhiệm vụ của chúng tôi là tìm hiểu lớp từ Hán Việt, một bộ phận của những

từ gốc Hán nên chúng tôi chỉ trình bày cách hiểu của chúng tôi về lớp từ vay mượn này Do đó chúng tôi sẽ không trình bày bộ phận vay mượn từ ngữ gốc châu Âu trong tục ngữ tiếng Việt

1.2.2.1 Những khái niệm liên quan đến từ gốc Hán

Trước hết, để hiểu đầy đủ về khái niệm từ gốc Hán trong tiếng Việt, chúng ta không thể không nhắc tới một loạt các khái niệm quan trọng trong tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Hán Những khái niệm này cần được phân biệt rõ

Trang 16

ràng vì nó giúp chúng ta hiểu đúng bản chất của từ Hán Việt Những khái

niệm đó là cách đọc Hán Việt, yếu tố gốc Hán, âm Hán Việt, âm Hán Việt cổ,

âm Hán Việt Việt hoá, từ Hán Việt v.v

Trước hết là các khái niệm cách đọc Hán Việt, âm Hán Việt, âm

Hán Việt cổ, âm Hán Việt Việt hoá v.v Đây là những khái niệm nói về

ngữ âm (âm đọc) các từ gốc Hán Theo Nguyễn Tài Cẩn trong công trình

nghiên cứu “Nguồn gốc và quá trình hình thành tiếng Việt” thì “Cách đọc

Hán Việt là nói đến cái vỏ ngữ âm mà người Việt gán cho hệ thống văn tự

Hán, bất luận những chữ được đọc đó là những chữ như thế nào: những chữ ghi những tiếng đã được du nhập vào trong tiếng Việt như: tuyết (雪), học (学), cao (高), tuy (虽), hay những chữ không liên quan gì với tiếng Việt như: chẩm (怎), giá (架)” [1, 20]

Qua quan niệm trên, có thể hiểu rằng cách đọc Hán Việt là cách xử

lý về ngữ âm mà người Việt dùng để đọc mọi chữ Hán, bất kể là những chữ gì, có nghĩa hay không có nghĩa trong tiếng Việt Phần ngữ âm cụ thể

của cách đọc Hán Việt đó được gọi là âm Hán Việt Tuy nhiên, cũng theo

Nguyễn Tài Cẩn, quan niệm về cách đọc Hán Việt như thế là một quan niệm không đầy đủ Về bản chất nó phức tạp hơn nhiều và liên qua đến

những khái niệm khác, trong đó có khái niệm yếu tố gốc Hán vì còn có những cách đọc chữ Hán khác không phải là cách đọc Hán Việt (như âm

Hán Việt cổ, âm Hán Việt Việt hoá [1, 20]

Chính vì thế, theo Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc Hán Việt “là một cách đọc bắt nguồn từ tiếng Hán đời Đường và cụ thể là Đường âm dạy học ở Giao Châu vào giai đoạn thế kỉ VIII, IX nhưng … đã bị biến dạng đi dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hóa Việt” [1,19]khảo sát chắc chắn

Trang 17

Như vậy, cách đọc Hán Việt là một sản phẩm của sự tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán, là một sáng tạo của người Việt trong cách thức tác động làm biến đổi hàng loạt các từ mượn Hán về mặt ngữ âm

Về cơ bản, hệ thống ngữ âm Hán Việt vẫn mang những nét chung của hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường nhưng những bộ phận không phù hợp với ngữ âm tiếng Việt đã bị biến đổi Sự biến đổi này diễn ra ở cả hệ thống phụ âm,

hệ thống vần và thanh điệu Hán và chúng biến đổi một cách có quy luật Công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Tài Cẩn đã cho ta thấy rõ tình trạng đó

Có thể nói, một trong những đặc điểm nổi bật nhất về ngữ âm của các

từ Hán Việt là chúng biến đổi một cách có hệ thống và nhất quán Trong vốn

từ tiếng Việt, các từ ngữ tiếp nhận của tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt là lớp

từ Hán Việt và là bộ phận chủ yếu trong các từ ngoại lai của tiếng Việt

Thứ đến là khái niệm yếu tố gốc Hán trong tiếng Việt Đây là khái

niệm thường dùng để chỉ những yếu tố có nguồn gốc từ tiếng Hán Mỗi yếu tố này, trong tiếng Hán là một tự vuông, trong tiếng Việt là một chữ (thường là một âm tiết) Đây là một số lượng hữu hạn chứ không phải toàn bộ hệ thống những chữ Hán được sử dụng trong tiếng Việt Như vậy, khi nói về cách đọc Hán Việt là nói về ngữ âm; còn khi nói về yếu tố gốc Hán là nói về yếu tố cấu tạo từ trong từ vựng hay ngữ pháp có nguồn gốc Hán trong tiếng Việt

1.2.2.2 Từ Hán Việt

Khi nghiên cứu về từ ngoại lai của tiếng Việt, GS TS Nguyễn Văn

Khang nói như sau: “Từ ngoại lai trong tiếng Việt, cụ thể là từ mượn Hán

(gồm từ Hán Việt, từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt Việt hóa, từ Hán Việt phỏng

âm phương ngữ Hán).” [35, 7] Như vậy, theo ông trong những từ gốc Hán trong tiếng Việt có một bộ phận là từ Hán Việt Đây là những từ gồm những yếu tố cấu tạo từ có cách đọc Hán Việt (tức ngữ âm Hán Việt) Lớp từ này được chia ra thành:

Trang 18

a Những từ Hán Việt được tiếp nhận từ đời Đường và các triều đại tiếp theo cho đến ngày nay

Do có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp một cách lâu dài với tiếng Hán nên tiếng Việt đã tiếp nhận có hệ thống một khối lượng to lớn các từ ngữ của tiếng Hán thuộc đủ mọi lĩnh vực hoạt động Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng, có vị trí rất đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh rất mạnh Chúng gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt: chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, quân sự, ngoại giao, y tế, pháp luật Điều này không có gì lạ, bởi vị trí và quá trình tiếp xúc lâu đời giữa tiếng Hán với tiếng Việt tất dẫn đến kết quả đó Chẳng hạn như :

- Chính trị : thượng đế (上帝), hoàng thượng (皇上), triều đình (朝 廷), giám sát (监察), áp chế (压制), bá chủ (霸主), bá quyền (霸权), bá tước (霸爵) v.v

- Kinh tế : công nghiệp (工业), nông nghiệp (农业), thương mại (商卖), nội thương (内商), ngoại thương (外商), xuất khẩu (出口), nhập khẩu (进口), năng xuất (能效), thặng dư (剩余), giá trị (价值), lợi nhuận (利润)…

- Văn hóa giáo dục : khoa cử (科举), văn chương (文章), âm luật (音律), thất ngôn (七言), bát cú (八句), trạng nguyên (状元), bảng nhãn (榜眼), thủ khoa (首科), cử nhân (举人), tú tài (秀才)…

- Quân sự : chiến trường (战场), anh dũng (英勇), cảnh giới (警戒), xung phong (冲锋), xung đột (冲突), đô đốc (都督), chỉ huy (指挥), tác chiến (作战), ấn ngữ (印语)…

Trang 19

- Tư pháp : nguyên cáo (原告), bị cáo (被告), cáo trạng (告状), trạng

sư (状师), xử tử (处死), án sát (案杀), án tử (案死), thẩm phán (审判), truy tầm (追寻), áp giải (押解), ân xá (恩舍)…

- Y học : viêm nhiệt (炎热), thương hàn (伤寒), thời khí (时气), chướng khí (胀气), thương tích (伤迹), bệnh nhân (病人), bệnh viện (病院) v.v

Đối với các từ tiếp nhận kiểu này cần phân biệt có hai tiểu loại nhỏ khác nhau :

a.1 Những từ tiếng Việt trực tiếp nhận của tiếng Hán

Loại từ này chiếm tuyệt đại đa số các từ Hán Việt, và nghĩa của những

từ Hán Việt này có quan hệ với nghĩa gốc của các từ Hán tương ứng

Chẳng hạn như :

+) anh là chúa các loài hoa, hùng là chúa các loài thú => anh hùng

cũng có nghĩa là người hào kiệt xuất chúng

+) bá là kẻ xưng hùng, quyền là cầm đầu một nước => bá quyền có nghĩa

là quyền lực mà một nước tự cho là mình có thể đi thoogns trị nước khác

a.2 Những từ tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác thông qua tiếng Hán

Một số từ của ngôn ngữ khác khi du nhập vào Việt Nam có sự biến chuyển về âm đọc theo cách đọc của tiếng Hán

Ví dụ như :

Mátcơva => Mạc Tư Khoa

Montesquieu => Mạnh Đức Tư Cưu

Italia => Ý Đại Lợi

Philippin => Phi Luật Tân

b Những từ Hán Việt được cấu tạo ở Việt Nam

Trang 20

Nhiều yếu tố Hán Việt du nhập vào Việt Nam từ rất lâu nên chúng đã trở thành một phần của từ vựng tiếng Việt Người Việt đã dùng những yếu tố này làm chất liệu để cấu tạo nên những từ mới theo cách của người Việt Do

đó sẽ không thể tìm được từ tương ứng với nó trong vốn từ vựng của tiếng Hán hiện nay

Trong những từ tạo này, theo Nguyễn Thiện Giáp trong [14], có thể phân làm 2 loại nhỏ sau :

b.1 Những đơn vị đều do các yếu tố gốc Hán tạo thành Ví dụ :

An tri 安知 Câu cấm 拘禁

Đại đội 大队 Liên 连

Náo động 闹动 Tao động 骚动

b.2 Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán (có thể là Hán Việt, có thể là

cổ Hán Việt v.v ) kết hợp với các yếu tố thuần Việt tạo thành Trong những đơn vị này thường một yếu tố là gốc Hán (Hán Việt, cổ Hán Việt), một yếu tố

Trang 21

người Việt nữa Đồng thời vì vay mượn thời ấy không nhiều, không hệ thống nên những từ này có số lượng ít, lẻ tẻ nên không làm thành hệ thống như các loại từ Hán Việt về sau này Ví dụ :

Giải thích của Nguyễn Tài Cẩn về những từ này là như sau: “Những

cách đọc này hiện nay còn lưu lại ảnh hưởng trong tiếng Việt, nhưng lưu lại ảnh hưởng hết sức lẻ tẻ

Một ví dụ về phụ âm đầu : phụ âm d ( Đ Quốc ngữ ) trong đìa vốn là

phụ âm bắt nguồn từ cách đọc của chữ 池 giai đoạn từ thế kỷ VI trở về trước

(so sánh với cách đọc trì bắt nguồn từ thế kỷ VIII, IX )

Trang 22

Một ví dụ về vần : vần oŋ trong gông vốn là vần bắt nguồn từ cách đọc của chữ 杠 giai đoạn Sơ Đường trở về trước ( so sánh với cách đọc giang bắt

nguồn từ Vãn Đường )

Những kiểu ví dụ như trên về cổ Hán Việt không nhiều, không tạo thành hệ thống, không thuộc phạm vi cách đọc Hán Việt, mà thuộc phạm vi trường hợp người ta thường gọi là cổ Hán Việt Sở dĩ không nhiều là vì hễ nói đến toàn bộ hệ thống thì khi hệ thống ngữ âm của người Trung Quốc từ Hán sang Nam Bắc Triều, từ Nam Bắc Triều sang Đường đã thay đổi thì ở Việt Nam cũng phải thay đổi theo, hệ thống sau sẽ thay thế hệ thống học được từ trước Chỉ những cách đọc nào đã vào được khẩu ngữ của nhân dân, được nhân dân Việt Nam chấp nhận như là những yếu tố của tiếng Việt, không còn

coi đó là những cách đọc chữ Hán nữa ( ví dụ như đìa, gông trên đây ) thì

những cách đọc đó mới có khả năng thoát được khỏi phạm vi tác động của

lịch sử tiếng Hán, chuyển sang quỹ đạo tiếng Việt và truyền lại đến ngày nay trong tiếng Việt[1,46]

Đoạn giải thích của ông đã nói rõ về cách đọc cổ Hán Việt và từ Hán Việt cổ Nói cách khác, dó chính là cách định nghĩa về những từ được gọi là

từ cổ Hán Việt hiện có trong tiếng Việt Nếu xét về mặt thời gian lịch sử có thể nói rằng từ Hán Việt cổ là những từ tiếng Việt vay mượn tiếng Hán trước khi vay mượn từ Hán Việt và điều quan trọng là chúng đã được sử dụng như những yếu tố thuần Việt khác trong tiếng Việt

1.2.2.4.Từ gốc Hán trong tiếng Việt vay mượn tiếng Hán địa phương

Bộ phận này, GS TS Nguyễn Văn Khang gọi là “từ Hán Việt phỏng

âm phương ngữ Hán” Đây là những từ Hán du nhập vào Việt Nam bằng con đường khẩu ngữ qua cách phát âm địa phương nào đó của tiếng Hán, cả trước đây và hiện nay, được gọi là từ gốc Hán trong tiếng Việt vay mượn tiếng Hán địa phương

Trang 23

Các học giả cho rằng đây là những từ không có quan hệ với các chữ Hán vuông và cách đọc Hán Việt Những từ này phần nhiều là những từ chỉ

về món ăn, về quan hệ thân tộc Chẳng hạn :

+ Những từ chỉ món ăn :

Có thể đưa ra một nhận xét sơ lược về những từ trên: nếu là những món

ăn mà ở Việt Nam có thì có tên gọi món ăn đó bằng tiếng Việt Nhưng nếu đó

là món ăn du nhập từ Trung Quốc thì tên gọi bằng phương ngữ (chủ yếu là phương ngữ Quảng Đông ) vẫn được giữ nguyên và không thấy tên gọi tương ứng bằng tiếng Việt

+ Những từ chỉ thân tộc:

Bác (a bạc), dì (a día), chú (a súc) … [32, 244]

Có thể nói, việc phân biệt những khái niệm liên quan đến từ Hán Việt nói trên cho phép một lần nữa chúng ta hiểu đúng khái niệm từ Hán Việt Như

Trang 24

vậy, từ Hán Việt trong tiếng Việt là những từ gốc Hán có ngữ âm là cách đọc Hán Việt Điều quan trọng là ở chỗ chúng ta phải có cách nhìn nhận và xử lí các nhóm, các lớp trong lớp từ gốc Hán sao cho thoả đáng, phù hợp với nhu cầu xây dựng một hệ thống từ vựng tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà vẫn không làm giảm bớt bản sắc tiếng nói dân tộc Việt Nam

Trong luận văn của mình, như nhiệm vụ đã xác định trong tên gọi của đề tài, chúng tôi chỉ miêu tả những từ Hán Việt Những từ gốc Hán khác (Hán Việt cổ, Hán Việt Việt hóa và gốc Hán địa phương) không phải là Hán Việt nên chúng tôi khó nhận ra Do đó, đôi khi những đối tượng này cũng được miêu tả trong luận văn và chúng tạm thời được xếp vào ô thuần Việt Vì chúng tôi là người Trung Quốc nên khi nhận ra những từ Hán Việt, chúng tôi

có thể xác định chữ Hán tương ứng với những từ đó Nhìn bề ngoài có vẻ là thuận lợi, nhưng thực ra cũng rất khó khăn Trong trường hợp có khó khăn, chúng tôi đối chiếu với cách xác định trong từ điển, nhất là từ điển Hán Việt,

để xác nhận chúng có phải là từ Hán Việt hay không

Trang 25

Chương 2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT VÀ THUẦN VIỆT

TRONG TỤC NGỮ 2.1 Sơ bộ về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của tục ngữ

Đây không phải là nhiệm vụ của chúng tôi khi thực hiện đề tài luận văn Nhưng là người nước ngoài học tiếng Việt nên chúng tôi trình bày lại trên cơ sở những nghiên cứu đã có ở Việt Nam để giúp chúng tôi hiểu rõ hơn

về tục ngữ Việt Nam

2.1.1 Cấu trúc của tục ngữ

Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào nội dung phán đoán và hình thức ngữ pháp

để cho rằng, tục ngữ có cấu trúc một vế, cấu trúc hai vế, cấu trúc cân đối, cấu trúc lệch và cấu trúc nhiều vế [49;tr.121], trong đó dạng cấu trúc hai vế là dạng phổ biến nhất Nguyễn Thái Hòa [29, tr.25] đã chia tục ngữ theo quan hệ

cú pháp, không dừng lại ở hình thức mà thường khái quát từ nội dung rồi đưa

ra ba kiểu quan hệ cú pháp và 14 khuôn hình tục ngữ Đó là kiểu câu có quan

hệ hạn định trực tiếp, kiểu cấu có quan hệ so sánh, quan hệ qua lại, phối thuộc

mà biểu hiện phổ biến nhất là kiểu câu có quan hệ sóng đôi Như vậy, các tác giả đã dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại cấu trúc tục ngữ Do đó, các hình thức kết cấu tục ngữ Việt cũng hết sức phong phú với nhiều kiểu câu, nhiều khuôn hình, nhiều dạng thức

Dựa vào kết cấu mệnh đề trong tục ngữ tiếng Việt, người ta tiến hành phân chia tục ngữ tiếng Việt thành các kiểu sau đây:

2.1.1.1 Kết cấu tục ngữ một mệnh đề

Đây là kiểu tục ngữ tồn tại dưới hình thức một câu tối giản Đó là một phán đoán hoặc một phát ngôn, có nội dung khẳng định Kiểu cấu trúc gọi là cấu trúc một vế hay kết cấu tục ngữ một mệnh đề và thường có độ dài từ 4 - 6

âm tiết

Ví dụ: Con trâu là đầu cơ nghiệp; Nước mưa là cưa trời,

Trang 26

Cấu trúc một vế của tục ngữ thường gồm những phán đoán có ý nghĩa

bổ trợ cho nhau khi nhận xét về sự giống nhau và khác nhau của nhiều sự vật, hiện tượng hoặc là những nhận thức về sự phát triển của một sự vật, thông qua các kiểu quan hệ so sánh không ngang bằng có tính chất lựa chọn hoặc

tương phản bằng một hệ thống quan hệ từ: hơn, khác nào, còn hơn, sao bằng,

thà còn hơn, Ví dụ: Chết trẻ còn hơn lấy lẽ; Gái phải làm lẽ thà chết trẻ còn hơn…

Cũng có khi cấu trúc một vế trong quan hệ so sánh ngang bằng bằng

một hệ thống quan hệ từ: là, bằng, như, cũng như, giống như, Ví dụ: Vợ

hiền như đũa có đô; Trai có vợ như giỏ có hom

Đôi khi câu tục ngữ cấu trúc một vế mang ý nghĩa so sánh mà không

cần xuất hiện từ so sánh ngang bậc.Ví dụ: Người ta là hoa đất; Gió thổi là

chổi trời

2.1.1.2 Kết cấu tục ngữ hai mệnh đề

Phần lớn tục ngữ tiếng Việt thường có kết cấu hai vế Hai mệnh đề trong kiểu tục ngữ này thường rất cân đối nhau về số lượng các âm tiết Kiểu cấu trúc tục ngữ có hai vế như vậy thường có số âm tiết bằng nhau tạo nên tính đối xứng cả về hình thức lẫn nội dung ngữ nghĩa Loại này có cấu trúc chủ yếu dựa vào hai vế so sánh ( còn gọi là cấu trúc so sánh).Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản với thành ngữ so sánh là tục ngữ có cấu trúc so sánh thường

có nghĩa tường minh chứ không có kiểu so sánh dưới dạng ẩn dụ hay hoán dụ

như trong thành ngữ tiếng Việt Ví dụ: Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống;

Đông chết se, hè chết lụt; Đẹp vàng son, ngon mật mỡ

Tính cân đối trong tục ngữ so sánh tạo cũng tạo lên nhịp điệu hài hòa trong mỗi vế câu Nhiều câu tục ngữ có hình thức kết cấu đối xứng về thanh điệu ( như: bằng- trắc, bằng- trắc, bằng- trắc), tạo nên nhịp điệu trong câu rất

cân đối, dễ nghe, dễ nhớ.Ví dụ: Hay ở, dở đi; Ăn lấy chắc, mặc lấy bền…

Ngoài ra, kiểu tục ngữ hai vế còn rất cân đối theo cấu trúc song song

Trang 27

thơm; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc

áo giấy

Kiểu tục ngữ hai vế còn có cấu trúc sóng đôi bộ phận, nghĩa là cả hai về

có kết cấu giống nhau nhưng chức năng ngữ pháp và ý nghĩa của mỗi vế thì

khác nhau thông qua các từ liên kết chặt chẽ kiểu: " nào ấy"; " đâu đấy","

bao nhiêu bấy nhiêu", Ví dụ: Ăn cây nào, rào cây ấy;Vui đâu, chầu đấy; Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy; Làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu

Chức năng liên kết cú pháp của kết cấu tục ngữ sóng đôi thường có một

bộ phận được láy lại để phù hợp với kết cấu trước nó Nói cách khác, cấu trúc sóng đôi bộ phận có một từ hay cụm từ giống hoặc khác nhau về chức năng

Ví dụ: Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở ; Một người làm quan, cả họ được

cậy; Muốn ăn hét phải đào giun, muốn ăn cơm phải làm ruộng

Về số âm tiết, kết cấu tục ngữ hai vế thường có số lượng âm tiết bằng

nhau.Vídụ: Đực cụp, cái xòe( 2- 2 âm tiết ); Một tiền gà, ba tiến thóc( 3- 3 âm tiết); Tháng bảy mưa gãy cành trám, tháng tám nắng rám trải bưởi (6- 6 âm tiết)

Bên cạnh kiểu cấu trúc tục ngữ có hai vế bằng nhau về số lượng âm tiết, kiểu kết cấu tục ngữ hai mệnh đề cũng còn tồn tại loại hai vế không bằng

nhau về số lượng âm tiết.Ví dụ: Ăn thì mau chân, việc cần thì đủng đỉnh ( 4/

5 âm tiết ); Giàu cơm ba bữa, khó cũng đỏ lửa ba lần (4 / 6 âm tiết) Cắt dây

bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em " (5/ 7 âm tiết ) Tuy nhiên, kiểu tục ngữ

hai vế có số lượng âm tiết không cân đối giữa hai vế thường này khó nhớ, nên chúng có số lượng không nhiều

2.1.1.3 Kết cấu tục ngữ ba mệnh đề

Kết cấu tục ngữ gồm 3 mệnh đề có số lượng đứng thứ hai sau kiểu tục ngữ hai mệnh đề Tuy nhiên số lượng của kiểu cấu trúc này cũng không nhiều Nhìn chung, loại kết cấu này thường có độ dài khá lớn Độ dài ngắn nhất cuả loại này là 8 âm tiết và lớn nhất có thể kéo dài đến 18 âm tiết.Ví dụ:

Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa ( 8 âm tiết); Mắt bánh rán, trán bánh

Trang 28

chưng, lưng tôm càng(10 âm tiết); Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa

to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt (18 âm tiết)

2.1.1.4 Kết cấu tục ngữ bốn mệnh đề

Kết cấu tục ngữ gồm 4 mệnh đề không nhiều Tuy nhiên, kiểu cấu trúc

4 mệnh đề có độ dài lớn nhất so với tất cả các kiểu cấu trúc tục ngữ còn lại,

nó có thể lên đến 22 âm tiết Ví dụ: Lưng tôm tít, đít tôm càng, chân đi khắt

khẻo hai hàng, được như lời ấy lạng vàng cũng mua.(20 âm tiết );Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng ba mất đỗ, thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng

tư mất hoa cốc (22 âm tiết) Một đặc điểm khác dễ nhận thấy là, kiểu tục ngữ

này có số lượng các âm tiết ở mỗi vế thường không đồng đều nhau.Ví dụ: Mô

hình câu tục ngữ: " Lưng tôm tít, đít tôm càng, chân đi khắt khẻo hai hàng,

được như lời ấy lạng vàng cũng mua" có thể được phân chia theo số lượng

tăng tiến như sau: " 3- 3- 6- 8 " Hoặc " Thiếu tháng hai mất cà, thiếu tháng

ba mất đỗ, thiếu tháng tám mất hoa ngư, thiếu tháng tư mất hoa cốc" có số

lượng âm tiết là: 5- 5- 6- 6

2.1.2 Ngữ nghĩa của tục ngữ

Lẽ thường, khi nói về ngữ nghĩa của một câu tục ngữ là người ta nói đến nội dung của chúng Xét về ngữ nghĩa, phần lớn tục ngữ Việt đều có nghĩa đen và nghĩa bóng

Nghĩa đen là nghĩa bề mặt, nghĩa cụ thể ban đầu khi người ta gọi tên sự vật và hiện tượng Nội dung của câu tục ngữ được toát ra từ chính bản thân nó

mà không có một ngụ ý nào khác, là sự tổng hợp ý nghĩa của từng từ trong câu, là "tổ hợp nghĩa trên bề mặt với những yếu tố được hiện thực hóa bằng từ [29; tr.73] Nghĩa đen là nghĩa gốc, còn gọi là nghĩa tường minh Trong các

câu tục ngữ: "Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Tre non dễ uốn; Tức nước vỡ bờ"

nếu xét về từ ngữ thì khá đơn giản Các từ đều có nghĩa rõ ràng, hiển mi nh Hiểu theo nghĩa đen, tục ngữ mô tả những nhận xét của nhân dân thông qua

Trang 29

đặc tính của cây tre non, về cái bờ bị vỡ Vì vậy, nghĩa khởi thủy của tục ngữ được "toát ra từ bản thân sự vật hiện tượng do tục ngữ ghi lại" [4, tr 25]

Nghĩa bóng của nhiều câu tục ngữ là nghĩa hàm ngôn được phát triển từ nghĩa định danh Từ quan sát trực tiếp vẻ bề ngoài của một sự vật và hiện tượng cụ thể (nghĩa đen), các tác giả dân gian đã khái quát thành bản chất chung cho nhiều sự vật và hiện tượng khác Nghĩa bóng là nghĩa ẩn dụ, thường "lặn sâu" đằng sau nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, chẳng hạn như các

câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim; Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Tích tiểu

thành đại” Các tác giả dân gian thường lấy các hiện tượng, sự vật và sự việc

trong tự nhiên (nghĩa đen) để nói về con người và cuộc sống của con người

(nghĩa bóng) Chẳng hạn: Cá không ăn muối cá ươn; Có công mài sắt có ngày

nên kim; Con gà tức nhau tiếng gáy; Đời cha ăn mặn, đời con khát nước…Như vậy, từ nhận thức trực quan cảm tính, con người tiếp cận đến

nhận thức lý tính, giai đoạn đầu của tư duy trừu tượng Không chỉ dừng lại ở những nhận xét bề nổi, tục ngữ có xu hướng đi sâu vào bên trong để phát hiện

ra bản chất sự vật, khái quát từ những hiện tượng cá biệt, cá thể, bề ngoài của

một sự vật

2.2 Tình hình sử dụng từ Hán Việt và thuần Việt trong tục ngữ Việt trên cứ liệu thu thập tục ngữ Việt

Ở phần này, chúng tôi chỉ khảo sát trong những câu tục ngữ mà chúng

tôi tập hợp ở phần Phụ lục Lý do là, nếu khảo sát hết các câu tục ngữ trong

tiếng Việt thì quá nhiều Cho nên, chúng tôi chỉ chú ý đến một số chủ đề nội dung của tục ngữ

2.2.1 Tình hình sử dụng từ Hán Việt trong tục ngữ Việt

Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, tiếng Hán và văn hóa Hán có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội người Việt, trong đó có văn học dân gian nói chung và tục ngữ nói riêng Tiếng Hán vào Việt Nam đã được nhân

Trang 30

dân “Việt hóa” thành từ Hán Việt Bởi vậy, một số câu tục ngữ Việt đã sử dụng một lượng từ Hán Việt

2.2.1.1 Kết quả thống kê

Theo thống kê của chúng tôi, trong 388 câu tục ngữ được chúng tôi khảo sát thì có 56 từ Hán Việt Chẳng hạn, những từ in đậm trong những ví dụ dưới đây đều là những từ Hán Việt (Chúng đã được chúng tôi tra cứu để kiểm tra lại trong từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh)

Các từ “dụng”; “nhân”, “ mộc” trong câu “Dụng nhân như dụng mộc” Các từ “kiến giả”, “nhất”, “phận” trong câu “Anh em kiến giả nhất phận”

Chúng ta có thể dẫn ra thêm những câu tục ngữ Việt khác đều sử dụng

từ Hán Việt như:

“Mộc mạc ưa nhìn lọ điểm trang.”

“Dụng nhân như dụng mộc.”

“Nhất bạch, nhị hoàng, tam khoang, tứ đốm.”

“Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.”

“Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh.”

“Đầu thanh, cao tiền, thấp hậu, chẳng tậu thì sao.”

Sau đây là bảng thống kê những từ Hán Việt đã được sử dụng trong

388 câu tục ngữ được chúng tôi khảo sát

Trang 33

2.2.1.2 Nhận xét

- Thứ nhất là về mặt số lượng Như vậy, thông qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy rằng: Số lượng từ Hán Việt được sử dụng trong tục ngữ Việt là rất ít, chỉ chiếm 10 % (56/560) so với lượng từ thuần Việt Từ Hán Việt gồm: danh từ là 35 từ; động từ là 7 từ; tính từ là 14 từ Hơn nữa, số lần xuất hiện từ Hán Việt không nhiều Chỉ có ba từ xuất hiện 4 lần (là từ “an” với nghĩa “bình an”, từ “nhất” với nghĩa là “một, thứ nhất” và từ “tứ” với nghĩa là “bốn” ), còn lại chỉ xuất hiện với tần xuất là 3 lần (có 2 từ là “nhập” với nghĩa là “vào” và “huyền đề” và 2 lần hay 1 lần

Ví dụ về những từ Hán Việt trong tục ngữ:

“Trời đất hương hoa, người ta cơm rượu”

Các từ “hương”; “hoa” là các từ Hán Việt (đây là lời nói đùa của người

thích uống rượu, cho rằng thế mới là hợp với luật của tự nhiên)

“Thâm đông, chống bắc, hễ nực thì mưa” Các từ “đông”; “bắc” là các

từ Hán Việt Đây là kinh nghiệm của nhân dân về dự báo thời tiết, ý là cuối đông mà không có gió bấc thì trời nực sẽ mưa

Quan cần dân trễ “Quan” và “dân” là các từ Hán Việt Thể hiện sự

phản ứng của người dân đối với các yêu sách của quan lại thời phong kiến

Có thực mới vực được đạo Các từ “thực” và “đạo” là các từ Hán Việt

Ý nói muốn người ta giữ được đạo đức thì phải cho con người ta được ấm no trước đã

- Thứ hai là về nội dung

+ Từ Hán Việt trong tục ngữ diễn đạt cho sắc thái trang trọng, nhưng lượng câu diễn đạt ý nghĩa này khá ít ỏi Chẳng hạn:

“Duyên tao ngộ” Các từ trong câu này đều là các từ Hán Việt (Nghĩa

của câu tục ngữ này là: tình duyên gắn bó với nhau từ rất lâu)

Trang 34

“Ăn bát Đại Thanh, nằm chiếu miến” (bát Đại Thanh là bát Trung

Quốc, chiếu miến là chiếu nhỏ sợi), tả cuộc sống sang trọng

+ Từ Hán Việt xuất hiện ở một số lĩnh vực đời sống như kinh nghiệm nông nghiệp (về trồng trọt, chăn nuôi); kinh nghiệm liên quan đến trang phục (việc ăn mặc, y phục, trang điểm); mối quan hệ (giữa con người với con người, con người với xã hội); kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên, (thời tiết, mưa gió); kinh nghiệm về văn hóa ẩm thực… Như vậy, các từ Hán Việt xuất hiện ở nhiều chủ đề cuộc sống khác nhau và các từ Hán Việt xuất hiện trong câu tục ngữ về những lĩnh vực này chủ yếu là danh từ

Trong số những chủ đề nói trên, từ Hán Việt xuất hiện nhiều nhất trong những câu tục ngữ nói về thiên nhiên và điều kiện thời tiết Ví dụ:

“Mưa chẳng qua ngọ, gió không quá mùi” (Giờ mùi và giờ ngọ là vào

buổi trưa, mùi và ngọ đều là từ Hán Việt) Ý nói: đây là kinh nghiệm của nhân dân trong các trận bão gió và thay đổi thời tiết

Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt Là kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Gió trúc, mưa mai: (trúc và mai là từ Hán Việt, chỉ cây trúc và cây

mai) Ý nói cảnh thiên nhiên tươi mát, nhẹ nhàng

Gió quang, mây tạnh: (quang nghĩa là sáng, là từ Hán Việt) Ý nói bầu

Trang 35

Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt (Kinh nghiệm nuôi trâu bò)

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống (nhất, nhị, tam, tứ: là từ Hán

Việt) Ý nói: trong việc sản xuất nông nghiệp thì nước, phân, giống, và sự chăm chỉ của con người là quan trọng và không thể thiếu

Nhất canh trì, nhì canh viên, ba canh điền (Canh là cày, là làm ăn; trì

là ao, viên là vườn, điền là ruộng) Câu tục ngữ khuyên người nông dân nên

thả cá, làm vườn, cày ruộng

Còn những từ Hán Việt xuất hiện trong chủ đề ăn uống của tục ngữ chủ yếu nêu khái quát chân lý, kinh nghiệm, chứ không thấy xuất hiện các từ Hán Việt ghi tên cụ thể trong các món ăn Ví dụ

“Ăn vi thủ, ngủ vi tiên”, Các từ vi, thủ, tiên đều là các từ Hán Việt (Nghĩa

của câu tục ngữ này là: Người ta lấy ăn làm đầu, lấy ngủ làm trước tiên)

“Có thực mới vực được đạo” ( thực và đạo là từ Hán Việt) Ý nói

muốn cho người ta giữ được đạo, phải cần cho người ta no ấm

“Nhất thủ nhì vĩ”(thủ là đầu, vĩ là đuôi là từ Hán Việt) Nghĩa đen:

ngon thứ nhất là đầu, thứ nhì là đuôi; nghĩa bóng là: Quan niệm cũ cho rằng đầu và đuôi một con vật đã cúng phải dành cho những người cao chức nhất trong làng

Điều đặc biệt theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong những chủ đề

mà chúng tôi khảo sát, chủ đề y phục, ăn mặc thì không thấy xuất hiện từ Hán Việt nào

Như vậy, qua việc thống kê số liệu và phân tích vài ví dụ trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, tục ngữ là nơi đúc kết những kinh nghiệm

rất giản dị, thực tế của người dân nên ngôn từ trong tục ngữ không cần nhiều

từ trang trọng, xa hoa Vì vậy đó là lý do khiến tục ngữ sử dụng rất ít từ Hán Việt mà chủ yếu là các từ thuần Việt Qua đây cũng lý giải rằng: tục ngữ Việt

đã chứng minh lối suy nghĩ dân gian của dân tộc và giới tự nhiên và đời sống

xã hội, đồng thời biểu hiện cách thức nói của dân tộc Việt qua nhiều thế hệ,

Trang 36

trong tiến trình lịch sử lâu dài Mặt khác, tục ngữ Việt cũng phản ánh văn hóa giao tiếp dân gian bình dị của nhân dân lao động nên thường sử dụng những

từ rất đỗi bình dân trong cuộc sống, hài hước, trêu chọc, ví von…Nó khác với một nền văn hóa Hán là nghiêng về trang trọng, nghi thức, nghi lễ Vì thế phần nhiều các từ Hán Việt thường là các danh từ để chỉ các bậc vua chúa, quan lại, cách ăn nói quá lịch sự để các tầng lớp trên xưng hô với nhau

Có thể thấy rằng ở những chủ đề được khảo sát trong tục ngữ của Việt Nam, số lượng từ Hán Việt hạn chế và như vậy lượng từ thuần Việt sẽ chiếm

đa số Kết quả khảo sát về từ thuần Việt sẽ có trong mục 2.2.2 dưới đây

2.2.2 Tình hình sử dụng từ thuần Việt trong tục ngữ Việt

Như trên đã đã nói, tục ngữ thường là những câu nói hoàn chỉnh, có nội dung đúc kết lại kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội Nội dung của tục ngữ thiên về trí tuệ, nên thường được ví von là " trí khôn dân gian" "Trí khôn" đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng, nhưng lại được diễn đạt bằng thứ ngôn từ ngắn gọn, gần gũi, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Vì thế, tục ngữ được coi là một kiểu văn học nói dân gian (văn học truyền miệng) Do đó nó thường được nhân dân sử dụng trong lời nói sinh hoạt hàng ngày Chính vì vậy mà theo kết quả khảo sát của chúng tôi, trong số 388 câu tục ngữ (trong bảng phụ lục kèm

theo) thì số lượng từ thuần Việt chiếm 90%, với 587 từ

Từ thuần Việt sử dụng trong tục ngữ chiếm đa số tuyệt dối Chúng xuất hiện ở mọi chủ đề về các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thời tiết, chăn nuôi, trồng trọt… Hầu như câu tục ngữ nào cũng có từ thuần Việt Nếu xét về từ loại, số lượng danh từ trong từ thuần Việt ở tục ngữ chúng tôi khảo sát là 326 từ; động từ là 137 từ; tính từ là 124 từ

2.2.2.1 Từ thuần Việt sử dụng trong chủ đề nói về hiện tượng thiên nhiên, thời tiết

Trang 37

Tục ngữ ra đời từ quá trình lao động của người nông dân, rồi sau đó tục ngữ lại tiếp tục quay lại phục vụ cho lao động sản xuất Tục ngữ là tiếng nói được tổng kết từ cuộc sống của nhân dân trong mối quan hệ với thiên nhiên

và lao động sản xuất, là sản phẩm của tư duy người lao động bắt đầu từ những nhận xét giản đơn về thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến lao động và đời sống của con người Những nhận xét đó, qua chiêm nghiệm được xem như quy luật của thiên nhiên tác động đến sản xuất và cũng có thể là những kinh nghiệm đã trở thành tập quán “xưa làm, nay bắt chước” lưu truyền trong nhân dân

Việc xem xét các hiện tượng thiên nhiên, đặt mối tương quan ảnh hưởng của thời tiết với đất đai, cây trồng để rút ra những kinh nghiệm là một vấn đề không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp Có lẽ tác động quan trọng nhất của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống là “mưa và nắng” Số lần xuất

hiện hai từ này trong câu tục ngữ là nhiều nhất Mưa là 12 lần, nắng là 11 lần

Hầu như các câu tục ngữ nói về hiện tượng mưa, nắng đều xuất hiện ở cấu

trúc hai mệnh đề A thì B Ví dụ:

Cò ăn ruộng sâu thì nắng, cò ăn ruộng cạn thì mưa;

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm;

Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa

Cu cu tắm thì ráo, trảo trảo tắm thì mưa;

Kiến dọn tổ thời mưa;

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa;

Không nói trực tiếp đến hiện tượng mưa nhưng đọc câu tục ngữ sau chúng

ta vẫn nhận rõ là trời sẽ mưa qua những từ rất đời thường khi người nông dân dựa vào dấu hiệu ở động vật, thực vật, đồ vật xung quanh như miêu tả con Ếch kêu với động từ “uôm uôm”, từ “lụt” trong từ “lụt lội” với động từ “bò”:

“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước;

Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt”

Trang 38

Đôi khi kết quả của cây trái, mùa màng cũng cho ta những dự áo về thời

tiết: “được mùa nhãn, hạn nước lên; được mùa sim sắm xóc, được mùa móc

sắm tơi”

Ngoài hiện tượng mưa, nắng thì các hiện tượng khác cũng xuất hiện nhiều: gió, bão, sấm, chớp, cầu vồng, nước lên, nước ròng… cùng với cách

kết hợp các động từ hoặc tính từ rất thú vị ở người Việt Chẳng hạn:

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”

Sấm động gió tan

Gió thổi là chổi trời

Mây kéo xuống thì bể thì trời nắng chang chang, mây kéo lên ngàn thì mưa như trút

Sau đây là một số ví dụ về từ ngữ thuần Việt trong bảng thống kê liên quan đến hiện tượng thời tiết (Chi tiết xem ở bảng 2 phần phụ lục )

Trang 39

Đất nước người Việt trải dài từ Bắc vào Nam trong một môi trường tự nhiên đa phần là nước, sông nước bao quanh con người, yếu tố này chiếm vị trí đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống xã hội

Gần 80% người Việt Nam là cư dân nông nghiệp nên tục ngữ nói về công việc nhà nông chiếm đa số trong mảng tục ngữ Việt nói về lao động sản xuất Nhiều câu tục ngữ ghi lại những kinh nghiệm trong nghề nông (trồng trọt, chăn nuôi), ăn uống Vì vậy mà từ là thuần Việt chiếm phần lớn trong tổng số lượng từ mà chúng tôi khảo sát

Về kinh nghiệm chăn nuôi, từ thuần Việt chiếm 129 từ trong tổng số 56 câu, trong đó danh từ là 60 từ, động từ là 37 từ, tính từ là 32 từ, chiếm 23% tổng số từ

Về kinh nghiệm trồng trọt, từ thuần Việt chiếm 104 từ trong tổng số 81 câu, trong đó danh từ là 60 từ, động từ là 32 từ, tính từ là 12 từ, chiếm 18.6% tổng số từ

Về văn hóa ẩm thực, từ thuần Việt chiếm 100 từ trong tổng số 68 câu, trong đó danh từ là 82 từ, động từ là 10 từ, tính từ 8 từ, chiếm 17.8% tổng số từ

Cụ thể về nghề nghiệp, nghề trồng lúa nước là chủ đạo với kỹ thuật canh tác: cấy, gieo, vãi, trồng; cày, bừa, gặt,… và một hệ thống thống thuỷ lợi thể hiện công sức của con người trong ứng biến với môi trường (nước) và nghề nghiệp (trồng lúa nước): đê, kênh, hồ, đập…

Trang 40

Người Việt canh tác lúa nước với mục đích lấy hạt lúa làm lương thực chính Cho nên có một lượng từ vựng đáng kể chỉ để biểu hiện các hình thức

khác nhau của hạt lúa: thóc, lúa, gạo, cơm, cháo tấm, cám, trấu Tục ngữ đã

có một số lượng lớn các câu phản ánh khá rõ về vấn đề này:

Thóc hoa dâu, trầu lá mặt;

Ăn không thì hóc, chẳng xay thóc thì phải ẵm em

Chứa tiền chứa thóc thì giàu

Khen nhà giàu lắm thóc

Có thóc mới bóc nên gạo;

Có thóc mới cho vay gạo

Ra tay gạo xay ra cám

Trai đi giày đến đám, trai về nhà bốc cám rang

Trấu trong nhà, thả gà đi đâu

Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì trấu tươi

No cơm tấm, ấm ổ rơm

Cháo nóng húp quanh, công nợ trả dần

Cơm hàng cháo chợ ai lỡ thì ăn

Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng

Ngoài ra, ta bắt gặp những tổ hợp từ ghép đẳng lập hai âm tiết: thóc

lúa, thóc gạo, gạo thóc, lúa gạo, lúa má, cơm cháo, tấm cám cũng được sử

dụng thường xuyên trong giao tiếp của người Việt

Về tên gọi từng loại lúa dùng để ăn vào những dịp khác nhau chủ yếu

có hai loại: lúa tẻ và lúa nếp Có các câu tục ngữ sau:

Đắt lúa tẻ, rẻ lúa nếp;

Gần chùa chẳng được ăn xôi;

Cơm tẻ no xôi vò chẳng thiết;

Thí trẻ ăn xôi gấc;

Có xôi nói xôi dẻo, có thịt nói thịt bùi;

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2000
2. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ- sự vận dụng, Tạp chí Ngôn ngữ số (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ- sự vận dụng
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Tạp chí Ngôn ngữ
Năm: 1986
3. Nguyễn Đức Dân (1989), Vài nhận xét về đặc điểm cú pháp của tục ngữ, 4. Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh(1973), Văn học dân gian tập II,Nxb ĐH&THCN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian tập II
Tác giả: Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb ĐH&THCN
Năm: 1973
5. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt Nam (in lần thứ 2), Nxb Khoa học Xã hội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1993
6. Trần Trí Dõi (2001), Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội, Nhà xuất bản Thông tin, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin
Năm: 2001
7. Trần Trí Dõi (2007), Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo)
Tác giả: Trần Trí Dõi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
8. Đào Kim Dung (2004), Thành ngữ so sánh tiếng Việt và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa, Luận văn thạc sĩ, khoa Ngữ văn và Báo chí trường Đại học Khoa học XH và NV Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ so sánh tiếng Việt và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
Tác giả: Đào Kim Dung
Năm: 2004
9. Phạm Đức Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 2000
10. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn hóa đến văn hóa học
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thông tin
Năm: 2002
11. Phan Thị Đào (1998), Tỉnh lược như một số yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ, Tạp chí Văn hóa dân gian số 5, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh lược như một số yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: Tạp chí Văn hóa dân gian
Năm: 1998
12. Nguyễn Hữu Đạt (2002), Phong cách học và phong cách học chức năng tu từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và phong cách học chức năng tu từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
13. Nguyễn Công Đức (1995), Bình diện cấu trúc hình thái- ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình diện cấu trúc hình thái- ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Công Đức
Nhà XB: Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia
Năm: 1995
14. Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
15. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
16. Hồng Hà (1984), Một vài nhận xét về các con vật trong thành ngữ so sánh, Tạp chí Ngôn ngữ phụ (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về các con vật trong thành ngữ so sánh
Tác giả: Hồng Hà
Năm: 1984
17. Dương Quang Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (in lần thứ hai), NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quang Hàm
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: in lần thứ hai
18. Hoàng Văn Hành (1976), Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ phụ (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bản chất của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Năm: 1976
19. Hoàng Văn Hành (1980), Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học, Tạp chí Ngôn ngữ (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Tạp chí Ngôn ngữ
Năm: 1980
20. Hoàng Văn Hành (1987), Thành ngữ trong tiếng Việt, Tạp chí Văn hóa Dân gian (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ trong tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Tạp chí Văn hóa Dân gian
Năm: 1987
21. Hoàng Văn Hành chủ biên (1994), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1A: Từ ngữ thuần Việt liên quan đến việc chăn nuôi - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
Bảng 1 A: Từ ngữ thuần Việt liên quan đến việc chăn nuôi (Trang 73)
Bảng 1B: Từ ngữ Hán Việt liên quan đến việc chăn nuôi - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
Bảng 1 B: Từ ngữ Hán Việt liên quan đến việc chăn nuôi (Trang 78)
BẢNG 2A:  Từ ngữ thuần Việt liên quan đến việc trồng trọt - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
BẢNG 2 A: Từ ngữ thuần Việt liên quan đến việc trồng trọt (Trang 79)
BẢNG 2B:  Từ ngữ Hán Việt liên quan đến việc trồng trọt - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
BẢNG 2 B: Từ ngữ Hán Việt liên quan đến việc trồng trọt (Trang 84)
BẢNG 3A:  Từ ngữ thuần Việt liên quan đến tự nhiên và thời tiết - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
BẢNG 3 A: Từ ngữ thuần Việt liên quan đến tự nhiên và thời tiết (Trang 85)
BẢNG 3B:  Từ ngữ Hán Việt liên quan đến tự nhiên và thời tiết - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
BẢNG 3 B: Từ ngữ Hán Việt liên quan đến tự nhiên và thời tiết (Trang 90)
BẢNG 4A :  Bảng từ ngữ thuần Việt liên quan đến ẩm thực - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
BẢNG 4 A : Bảng từ ngữ thuần Việt liên quan đến ẩm thực (Trang 91)
Bảng 4B: Từ ngữ Hán Việt liên quan đến ẩm thực - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
Bảng 4 B: Từ ngữ Hán Việt liên quan đến ẩm thực (Trang 94)
Bảng 5A: Bảng từ ngữ thuần Việt liên quan đến ăn mặc, nhà ở - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
Bảng 5 A: Bảng từ ngữ thuần Việt liên quan đến ăn mặc, nhà ở (Trang 96)
Bảng 5B: Bảng từ ngữ Hán Việt liên quan đến ăn mặc, nhà ở và - Tìm hiều việc sử dụng từ thuần Việt và Hán Việt trong tục ngữ Việt Nam
Bảng 5 B: Bảng từ ngữ Hán Việt liên quan đến ăn mặc, nhà ở và (Trang 100)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w