1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán Tài Sản Cố Định tại công ty Toyota Việt Nam

79 597 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 701 KB

Nội dung

Để làm được điều đó cần có sự hợp tác hoạt động chặt chẽ của tất cả những bộ phận có liên quan đến TSCĐ, trong đó đóng một vai trò quan trọng chính là kếtoán TSCĐ với nhiệm vụ cung cấp đ

Trang 1

MỤC LỤC

b) Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ: 63CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 72

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

b) Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ: 63CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 72

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Mỗi một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và cáchoạt động khác đều cần phải huy động, phân phối và sử dụng một khối lượng tài sảnnhất định Tuỳ theo quy mô giá trị của tài sản và thời gian dự tính đem lại lợi íchkinh tế trong tương lai mà người ta phân chia tài sản do doanh nghiệp kiểm soátthành hai loại là Tài sản cố định và tài sản lưu động Trong đó, tài sản cố định(TSCĐ) là những tài sản có giá trị lớn và dự tính sẽ đem lại lợi ích kinh tế lâu dàicho doanh nghiệp; do đó, những biến động liên quan đến TSCĐ đều hưởng trọngyếu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và mọi quyết định liên quan đếnTSCĐ đều phải được thông qua bởi những cấp lãnh đạo cao nhất Các TSCĐ đềuphải được quản lý chi tiết đến từng tài sản cụ thể về nguồn vốn hình thành nênTSCĐ, về tình trạng sử dụng, tình trạng hao mòn, về tổng vốn đã thu hồi lại đượcsau mỗi kỳ kinh doanh

Để làm được điều đó cần có sự hợp tác hoạt động chặt chẽ của tất cả những

bộ phận có liên quan đến TSCĐ, trong đó đóng một vai trò quan trọng chính là kếtoán TSCĐ với nhiệm vụ cung cấp đấy đủ, kịp thời các thông tin tài chính để phục

vụ cho công tác quản lý

Trong quá trình thực tập tại Công ty Toyota Việt Nam (TMV), em đã đượctiếp cận với thực tiễn sinh động tại một doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô Tại đây,các TSCĐ thường có giá trị lớn, nhiều về số lượng và chủng loại; chúng được sửdụng ở nhiều phòng ban, phân xưởng khác nhau; điều kiện sản xuất phức tạp và cónhiều trường hợp có sự gắn kết hai hay nhiều loại tài sản với nhau trong sản xuất.Chính vì vậy, công tác quản lý TSCĐ tại công ty là rất khó khăn phức tạp, đòi hỏiphải áp dụng một chính sách quản lý chặt chẽ; đồng thời kế toán phải hạch toánchính xác, kịp thời, đúng bản chất các biến động về TSCĐ, cũng như phản ánh hợp

lý những hao mòn về TSCĐ trong quá trình sử dụng tài sản nhằm tăng cường hiệuquả trong hoạt động quản lý TSCĐ

Xuất phát từ vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “Hạch toán Tài Sản Cố Định

tại công ty Toyota Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình, dựa

trên tình hình kế toán TSCĐ thực tế tại công ty Toyota Việt Nam

Trang 5

PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG

VỀ CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty:

Công ty Toyota Việt Nam (Toyota Motor VietNam_TMV) là một liên doanh

có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh,được thành lập vào 5/9/1995, với số vốn pháp định là 49.14 triệu USD Các đối táctham gia liên doanh lập nên công ty là: Tập đoàn Toyota Nhật Bản (TMC) (tỷ lệgóp vốn 70%), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (20%)(VEAM), Tập Đoàn KUO (10%)

Lĩnh vực hoạt động chính của VEAM là nghiên cứu phát triển, sản xuất vàkinh doanh các trang thiết bị động lực, thiết bị và máy nông nghiệp, máy kéo, ô tô,

xe máy và phụ tùng, các phương tiện giao thông vận tải thuỷ bộ và các trang thiết bị

cơ khí khác Các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang nhiềunước trên thế giới Trong TMV, phần vốn góp của VEAM là quyền sử dụng đất

Đối tác thứ 2 của công ty là tập đoàn KUO Singapore, tập đoàn này kinhdoanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau: dầu thô, các sản phẩm dầu lọc; bất động sản(xây dựng và quản lý các khu nhà ở cao cấp, các tòa nhà thương mại…; khách sạn;kinh doanh giải trí và kinh doanh chứng khoán Tại Việt Nam, tập đoàn có bề dàylịch sử suốt 15 năm kinh doanh các sản phẩm về dầu Trong TMV, KUO đóng vaitrò là nhà đầu tư tài chính

Đối tác thứ 3, cũng là đối tác chính tham gia điều hành hoạt động kinh doanhtại TMV, là Tập Đoàn Toyota Nhật Bản Đây là tập đoàn sản xuất ôtô lớn thứ 2 thếgiới, với Doanh số hàng năm lên tới 10 triệu USD, tương ứng sản lượng tiêu thụ 9triệu xe, tính cả trong nước và xuất khẩu

Trụ sở chính của công ty được xây dựng tại phường Phúc Thắng, thị xã PhúcYên, tỉnh Vĩnh Phúc Được cấp giấy phép xây dựng vào tháng 9 năm 1995, đến

Trang 6

tháng 8/1996, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên, là 2 loại xe Hiace và Corolla.Trong 2 năm 1997, 1998, Công ty mở thêm 2 chi nhánh ở TP.Hồ Chí Minh và HàNội; đồng thời khai trương Tổng kho phụ tùng và Nhà máy chính tại Mê Linh Cũngtrong thời gian này, Công ty cho ra mắt dòng xe Corolla, Hiace và Camry đời mới

Trong năm 1999, Toyota Việt Nam đã đầu tư xây dựng một hệ thống bảo vệmôi trường với các thiết bị xử lý nước hoàn chỉnh, sử dụng các công nghệ tiên tiến

để lọc nước thải một cách hiệu quả trước khi xả ra ngoài Nhờ đó, công ty đã đượcnhận chứng chỉ ISO14001 về môi trường Cũng trong năm này, TMV đã tung ra thịtrường một loại xe mới: Zace

Tháng 9 năm 2000, Công ty đã mở rộng trung tâm đào tạo với xưởng sửachữa thân vỏ và sơn Ngoài ra, nhân kỷ niệm 5 năm thành lập, công ty lại cho ra mắt

2 mẫu xe mới: Land-cruiser và Camry V6 Grande

Từ năm 2000 trở đi, hầu như năm nào công ty cũng nghiên cứu tung ra ítnhất một mẫu xe đời mới Thị trường tiêu thụ xe liên tục được mở rộng Thị phầncủa Toyota ở Việt Nam liên tục tăng và luôn giữ vị trí dẫn đầu tại Việt Nam Đếnnăm 2005, Các sản phẩm của Toyota chiếm 34.7% trên thị trường xe ô tô Việt Nam,đạt doanh số xe bán là 5602 xe trong 6 tháng đầu năm, đạt thành tích bán 50000 xe

kể từ khi bắt đầu hoạt động

Đến năm 2006, trong khi phân nửa các hãng ôtô trong nước giảm sút doanh

số so với năm 2005 thì Toyota Việt Nam vẫn đạt được con số tăng trưởng đến 25%,

từ 11.813 xe bán ra trong năm 2005 lên con số kỷ lục 14.784 xe bán ra trong năm

2006, nâng tổng doanh số kể từ khi thành lập lên 72.000 xe

Tháng 1 năm 2006, Toyota đã tạo ra một bước đột phá mới bằng việc tung rathị trường dòng xe Innova mới, là một trong 5 loại xe thuộc Dự án xe đa dụng toàncầu (IMV) Ngay khi vừa mới ra mắt, xe Innova đã đạt kỷ lục bán 1000 chiếc trongmột tháng, và kỷ lục 10000 chiếc trong tổng số 14784 xe được tung ra trong năm

2006 đó Với thiết kế hiện đại, bắt mắt, nhưng đắt hơn Zace không đáng kể, Innovatạo nên một làn sóng sắm xe đa dụng với doanh số thấp nhất cũng ở mức trên 500

xe mỗi tháng

Trang 7

Tổng kết năm 2010 vừa qua, dù có nhiều khó khăn do tác động của khủnghoảng kinh tế, Toyota Việt Nam (TMV) vẫn tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về mức tiêuthụ xe kỷ lục với 31.135 xe (nâng doanh số tích luỹ đạt gần 177.000 xe kể từ khithành lập), tăng 3,4% so với năm 2009, chiếm 27,7% thị phần trong tổng thị trường

và tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường ô tô Việt Nam

Không chỉ có những bước đi tích cực trong hoạt động mở rộng thị phần,công ty cũng đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nội địa hoá sản xuất tại Việt Nam;TMV tự hào là nhà sản xuất ô tô dẫn đầu về tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 19% đến 37%tùy theo từng mẫu xe(theo phương pháp tính giá trị của ASEAN), đối với xeInnova, tỷ lệ này lên tới 37% Hơn 15 năm xây dựng và phát triển, TMV đã tích cựcphát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước của mình: số nhà cungcấp phụ tùng trong nước tính đến nay là 11 nhà cung cấp, và công ty còn có kếhoạch mở rộng hơn nữa trong tương lai Không những thế, tháng 3 năm 2003,Toyota Việt Nam đã khai trương nhà máy sản xuất chi tiết thân xe ô tô đầu tiên tạiViệt Nam, TMV đã chính thức hoàn tất cả 4 công đoạn trong quy trình sản xuất xe.Những hoạt động trên đã thể hiện nỗ lực của Toyota Việt Nam trong quá trình thựchiện nội địa hoá, góp phần đáng kể cho sự phát triển của nền công nghiệp ViệtNam

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập và hoạt động tại Việt Nam của TMV,Tháng 9 năm 2005, Chủ tịch nước đã trao Huân chương lao động hạng 3 cho nhữngđóng góp của Toyota đối với nền công nghiệp Việt Nam

Tháng 1 năm 2006, TMV đã vinh dự được nhận giải thưởng Rồng Vàng (giảithưởng của báo Thời báo kinh tế Việt Nam) cho sản phẩm chất lượng cao đượcngười tiêu dùng ưa chuộng lần thứ 5 liên tiếp (2001-2005) Với thành tích ấn tượng

đó, TMV đã được trao tặng Giải thưởng Đặc biệt cho công ty được nhận giảithưởng Rồng Vàng 5 lần liên tiếp

Trong cuộc thi kỹ năng tay nghề sản xuất của khu vực châu Á Thái BìnhDương được tổ chức hàng năm, TMV tham gia từ năm 2007 và đã đạt được một sốthành tích đáng kể

Trang 8

Đạt được những thành tích như vậy là nhờ Toyota đã xây dựng cho mình mộtphong cách riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc lập ra các chínhsách cụ thể cho từng loại hình hoạt động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh;

và luôn đảm bảo sao cho các chính sách đó được thực thi một cách chặt chẽ nhất

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ:

Công ty Toyota Việt Nam (TMV) có nhiệm vụ và chức năng chủ yếu là sảnxuất lắp ráp và kinh doanh các loại ôtô nhãn hiệu Toyota như COROLLA, HIACE,CAMRY, VIOS, INNOVA, FORTUNER; cung cấp dịch vụ sau bán hàng như sửachữa, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng chính hiệu Toyota rộng khắp trên lãnh thổViệt Nam;Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt nam

Ngay từ khi mới thành lập, Toyota Việt Nam đã luôn chú trọng tới việc pháttriển một cách toàn diện trên các mục tiêu: Thành công trong kinh doanh, Bảo vệMôi trường, và Phát triển Cộng đồng Trên các phương diện đó, Toyota Việt Nam

đã đạt được nhiều thành công đáng kể TMV đã luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trên thịtrường ô tô Việt Nam kể từ ngày đầu thành lập và đã có nhiều đóng góp lớn cho sựphát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam Về phương diện bảo vệ môitrường, TMV là nhà sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam thực hiện và được nhậnchứng chỉ ISO 14001 Trên phương diện đóng góp xã hội, TMV đã rất nỗ lực thựchiện các hoạt động đóng góp xã hội, trong các lĩnh vực đào tạo phát triển nguồnnhân lực, kinh tế xã hội, văn hoá, và thể thao

1.2.2 Đặc điểm về sản phẩm của công ty

Sơ đồ 1.1: Hoạt động kinh doanh của công ty

SX Ô TôDịch vụ

Cung cấp Phụ

tùng chính hãng

Xuất khẩu phụ tùngCÔNG TY

Trang 9

1.2.2.1 Sản phẩm chính_ô tô:

Tính đến năm 2011, Toyota Việt Nam đã lần lượt tung ra thị trường 8 loại xemang thương hiệu Toyota, trong đó công ty đã ngừng sản xuất xe Zace từ năm

2006, thay vào đó là xe Innova

Các sản phẩm của Toyota được phân cấp thị trường rõ ràng theo thu nhập, sởthích, lứa tuổi, đối tượng hoặc để phục vụ cho các mục đích khác nhau như kinhdoanh, thương mại, hay phục vụ cho gia đình Cụ thể như xe Innova là dòng xe đadụng, có thể dùng trong các doanh nghiệp để phục vụ cho công tác, kinh doanhhoặc có thể dùng cho nhu cầu gia đình, với giá cả phải chăng, có thể chập nhậnđược đối với những đối tượng khách hàng thu nhập không cao (xấp xỉ 29000-35000$) Hay xe Vios cũng dùng cho đối tượng có thu nhập thấp (xấp xỉ 27 000$).Hoặc xe Camry_với kiểu dáng thiết kế sang trọng, hiện đại và mạnh mẽ, với nhữngtiện nghi công nghệ hàng đầu được coi là dòng xe sedan hạng trung cao cấp, dànhcho đối tượng có thu nhập cao, muốn khẳng định đẳng cấp của bản thân (với mứcgiá từ 52000$ đến 68000$) Xe Hiace thì lại được sản xuất với mục đích chuyêndùng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Khác với những dòng xetrên, xe Land Cruise lại chú trọng tính năng vận chuyển, dành cho những ngườiđứng đầu luôn đánh giá cao sức mạnh khả năng của bản thân và mọi phương tiện cótrong tay Xe Corolla lại là loại xe kiểu dáng thể thao, dành cho giới trẻ

1.2.2.2 Dịch vụ sau bán hàng và cung cấp phụ tùng, phụ kiện chính hiệu:

Bên cạnh việc cung cấp ô tô, TMV còn cung cấp các dịch vụ sau bán hàngnhư sửa chữa, bảo dưỡng và cung cấp phụ tùng chính hãng của Toyota Dịch vụ saubán hàng được Toyota Việt Nam rất coi trọng, công ty cho rằng đó chính là mộttrong những bí quyết thành công của công ty

Để đảm bảo cho khách hàng của mình luôn nhận được dịch vụ chất lượngcao đáp ứng tiêu chuẩn của Toyota, công ty đã thiết lập mối quan hệ mật thiết vớimạng lưới các đại lý trên khắp toàn quốc Mạng lưới các đại lý của Toyota luônphải đảm bảo có thể mang lại dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng với đội ngũ kĩ thuậtviên tay nghề cao, trang thiết bị xưởng dịch vụ hiện đại và hệ thống cung cấp phụ

Trang 10

tùng, phụ kiện chính hiệu Đồng thời để đảm bảo chất lượng dich vụ luôn đáp ứngđược yêu cầu của khách hàng, công ty đã thành lập trung tâm đào tạo tại trụ sởchính (thị xã Phúc Yên) với chức năng đào tạo và bổ sung kiến thức cho các kỹthuật viên.

Một trong những yếu tố được Toyota coi trọng hàng đầu chính là chính sáchbảo hành Thời hạn bảo hành cơ bản bắt đầu khi xe được giao cho chủ xe, kéo dàitrong vòng 36 tháng hay 100000 km Trong thời gian đó Toyota đảm bảo sẽ sữachữa hoặc thay thế bất kỳ phụ tùng nào của xe Toyota trong điều kiện hoạt độngbình thường do nguyên liệu không tốt hay do lỗi lắp ráp, đồng thời công ty có chínhsách bảo dưỡng định kỳ cho các xe ô tô Chính sách bảo hành vẫn được thực hiệntrong trường hợp có sự chuyển nhượng

1.2.2.3 Hoạt động xuất khẩu phụ tùng:

Trung tâm xuất khẩu phụ tùng của Toyota, thành lập tháng 7 năm 2004 làtrung tâm đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu phụ tùng ô tô ra thị trường thế giới Cácsản phẩm xuất khẩu chủ yếu là van tuần hoàn khí xả, ăng ten và bàn đạp chân ga…Đây là hoạt động kinh doanh thương mại của Toyota Việt Nam: công ty nhập phụtùng từ các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là các khu chế xuất, sau đó xuất khẩucác phụ tùng này sang các công ty khác thuộc hệ thống Toyota đang sản xuất dòng

xe đa dụng Thị trường xuất khẩu chủ yếu là 13 vùng trong tổng số 10 nước trên thếgiới: Thái Lan, Indonesia, Philippines, Maylaysia, Ấn Độ Theo kết quả thống kênăm 2010, tổng giá trị xuất khẩu của Toyota đạt xấp xỉ 30 triệu USD Sự kiện này

đã góp phần nâng cao vị thế của nền công nghiệp ô tô Việt Nam trên thị trường thếgiới

1.2.3 Hệ Thống Sản Xuất Toyota

Giống như tất cả các công ty thuộc Tập đoàn Toyota, Toyota Việt Nam đảmbảo các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho tất cả các sản phẩm do mình sản xuất vàbán ra Với lịch sử trên 40 năm, "Hệ thống Sản xuất Toyota " là một hệ thống quản

lý do Toyota tạo ra đã được nhiều công ty áp dụng ở các nước khác nhau trên toànthế giới nhằm tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Trang 11

Các công nghệ tiên tiến thường xuyên được đưa vào sử dụng tại Toyota ViệtNam, kể cả công nghệ sơn nhúng tĩnh điện âm cực, đảm bảo cho lớp sơn hoàn thiện

có chất lượng cao nhất, và những ưu việt khác như băng chuyền trên cao nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho việc lắp ráp và giảm sự mệt mỏi cho công nhân bằng cáchduy trì dây chuyền lắp ráp ở độ cao tối ưu cho mỗi một thao tác

Công ty luôn tiếp tục nâng cao năng suất của mình bằng cách sử dụng một

Hệ thống sản xuất được tối ưu hóa trong những điều kiện sản xuất tại Toyota

Ngoài ra, để khuyến khích và đẩy mạnh hơn nữa các tính sáng tạo của các cánhân nói riêng và hoạt động cải tiến nói chung của bộ phận sản xuất, từ tháng 1 năm

2002, Toyota Việt Nam đã áp dụng "Hệ thống đề xuất ý kiến" (Suggestion System).Bất kể ai có một ý tưởng hay đều có thể sử dụng mẫu Phiếu Đề xuất Ý kiến để trìnhbày ý tưởng Các ý tưởng đề xuất sẽ được xem xét Những đề xuất hay sẽ đượcnghiên cứu để áp dụng thực hiện Trên thực tế, một số đề xuất đã được Toyota ViệtNam áp dụng trên dây chuyền sản xuất một cách có hiệu quả

Toyota Việt Nam là công ty lắp ráp và sản xuất ôtô, do vậy, nguyên vật liệuđầu vào chủ yếu là linh kiện lắp ráp nhập khẩu từ các công ty thuộc tập đoàn ToyotaNhật Bản Hiện nay, công ty đã đạt được tỷ lệ nội địa hóa khá lớn: một số loại linhkiện (chiếm 19% - 37% tùy thuộc vào từng loại xe) được sản xuất trong nước như:ghế, dây điện, ăng ten, bộ dụng cụ, bộ âm thanh, ắc quy, thảm… Ngoài ra, nguyênvật liệu chính còn bao gồm hàng sơn được mua từ nhà sản xuất trong nước: SơnNippon Việt Nam

Ta có sơ đồ :

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty

Nguyên vật liệu chính (linh kiện lắp ráp)

RÁP CHỈNH HOÀN

XEThép

Nguyên Vật Liệu Chính (Sơn)

Các linh kiện, phù tùng khác (gồm linh kiện nội địa hóa…)

Trang 12

Các miếng thép được nhập về xưởng Dập, để tạo thành sàn xe và vỏ thân xerồi đưa sang xưởng Hàn để hàn các chi tiết với nhau, tạo thành hình dáng khungthân xe; sau đó là Sơn các chi tiết, ở công đoạn này cũng nhập nguyên vật liệuchính là hàng sơn, cuối cùng chúng được đưa sang bộ phận lắp ráp để lắp ráp thànhchiếc xe hoàn chỉnh

1.2.4 Đặc điểm về thị trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh:

1.2.4.1 Thị trường kinh doanh:

Công ty Toyota Việt Nam kinh doanh ô tô, là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt có thuế suất lớn, ban hành theo chính sách thuế không ổn định của chính phủ.Ngoài ra, ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay nói chung còn khá non trẻ Vìvậy, công ty luôn nỗ lực thực hiện việc cải tiến chất lượng và mẫu mã, đa dạng hóasản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường

Năm 1995, khi Toyota bắt đầu thành lập tại Việt Nam, thị trường ô tô ở ViệtNam còn chưa phát triển Đối tượng tiêu dùng chủ yếu là các đơn vị, cơ sở sản xuấtkinh doanh, và nhu cầu tiêu thụ các loại xe chất lượng cao nhập từ nước ngoài là rấthạn chế; vì khi đó nền kinh tế nước ta chưa phát triển mạnh, đời sống nhân dânchưa cao, nền công nghiệp ô tô còn yếu nên phần lớn xe ô tô là nhập khẩu hoặc tựlắp ráp với chất lượng không cao

Theo đà phát triển của nền kinh tế, thị trường ô tô Việt Nam cũng dần lớnmạnh với sự tham gia của ngày càng nhiều các nhà cung cấp đến từ các hãng ô tônổi tiếng trên thế giới

Năm 2004, thị trường ôtô Việt Nam có nhiều biến động mạnh, nguyên nhânchủ yếu chính là yếu tố giá, từ câu chuyện xe đã qua sử dụng nhập khẩu, xe nhậpkhẩu nguyên chiếc đến xe sản xuất trong nước Giá Ô tô tăng vọt làm nhu cầu tiêuthụ giảm, khiến nhiều nhà sản xuất ô tô phải ngừng hoạt động Nhưng Toyota làtrường hợp ngoại lệ, nhu cầu về xe vẫn rất lớn và cung không đủ đáp ứng cầu Cácphân xưởng sản xuất của Toyota vẫn hoạt động đều đặn không nghỉ

Để có được thành công trong giai đoạn đầy biến động bất lợi cho xe sản xuất

và lắp ráp trong nước như vậy là nhờ các chính sách bán hàng và sau bán hàng,cộng với chất lượng xe cùng thượng hiệu đã được khẳng định

Trang 13

Đặc biệt, tháng 1 năm 2006, Toyota tung ra thị trường dòng xe Innova vớimức giá 26.900 - 29.900 USD/chiếc tại thời điểm công bố Mức giá này có thể coi

là hợp lý so với chất lượng của xe, cộng với sự đa dụng về các tính năng, Innova đãtrở thành sự lựa chọn của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, trong đó đáng kểnhất là các gia đình và các hãng taxi Nhờ vậy năm 2006, trong khi phân nửa cáchãng ôtô trong nước giảm sút doanh số so với năm 2005 thì Toyota Việt Nam vẫnđạt được con số tăng trưởng đến 25%

Cuối năm 2006, Việt Nam được công nhận là thành viên của WTO, đây làmột bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với ngành côngnghiệp ô tô Việt Nam nói riêng Đối với những nhà sản xuất ô tô trong nước, đó làmột thách thức to lớn, nhưng đồng thời cũng sẽ mở ra những cơ hội mới cho ngườitiêu dùng Việt Nam và những động lực thúc đẩy cho ngành công nghiệp ô tô trongnước phát triển

1.2.4.2 Đối thủ cạnh tranh:

Các nhà sản xuất ô tô trên thị trường Việt Nam đều nằm trong Hiệp hội cácnhà sản xuất Ô tô Việt Nam_VAMA Các hãng sản xuất lớn bao gồm Huyndai,Daewoo của Hàn Quốc; Ford, General Motor (GM) của Mỹ; Mercedes-Benz củaĐức; Honda, Suzuki, Mitsubishi của Nhật Bản

Năm 2010, theo thăm dò trên thị trường Việt Nam, nói về chỉ số TOM (top

of mind) – thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ khi nói đến ô tô đã chothấy Toyota đứng đầu, với 37% số người lựa chọn Xếp sau đó là Ford (14%),BMW (12%); các hãng khác (37%)

Trong danh sách 5 loại xe du lịch bán chạy nhất trong năm 2010, XeToyota Corolla Altis (1.8 AT, 1.8MT và 2.0AT) của Toyota đứng đầu với doanh sốnăm 2010: 6.012 xe ; tiếp sau đó là xe Toyota Vios (1.5G, 1.5E, 1.5C và Limo), thứ

3 là Kia Morning (do Trường Hải lắp ráp, với các phiên bản Morning Sport AT,

MT, New Morning SX, EX và LX), thứ 4 là Toyota Camry (2.4G và 3.5Q), cuốicùng là Kia Forte/Cerato (AT, MT và hatchback)

Trang 14

Như vậy ta có thể thấy trên thị trường xe ô tô Việt Nam, xe của Toyota làchiếm ưu thế hơn cả, theo cả sức mua và mức độ yêu thích Sau đó là các hãngFord, Mercedes-Benz, GM-Daewoo, BMW với lịch sử hoạt động lâu đời trên thịtrường ô tô Việt Nam; Sau đó là sự đe dọa của một đối thủ mới là Honda – sản xuấtcác loại xe có mức giá vừa phải, với chiến lược quảng cáo khá đặc biệt.

1.2.5 Đặc điểm về tình hình lao động của công ty:

Vào năm 1995, khi Toyota Việt Nam ra đời, công ty tuyển chọn được 9 kỹ

sư và cùng với 2 nhân viên của văn phòng đại diện, tổng số nhân viên của công tychỉ có 11 người Hiện nay, đội ngũ của Toyota tại Việt Nam ngày càng lớn mạnhvới tổng số nhân viên là 1371 người (tính đến tháng 12 năm 2010)

Nhân viên của công ty có tuổi đời khá trẻ, trung bình khoảng 29 tuổi Về cơcấu, số lượng lao động trực tiếp của công ty chiếm 52.61%, và 47.39% là lao độnggián tiếp Về trình độ, công ty có 2 nhân viên có bằng thạc sỹ, tỷ lệ tốt nghiệp đạihọc, cao đẳng của công ty là 33%, tỷ lệ tốt nghiệp trường nghề là 40% (bao gồmphần lớn công nhân trực tiếp tham gia sản xuất), tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổthông là 23% Qua thống kê trên, ta có thể thấy trình độ của công nhân và nhân viêntrong công ty khá đồng đều, phù hợp với loại công việc họ đảm nhận Mặt khác tỷ

lệ lao động trực tiếp và gián tiếp ở Toyota xấp xỉ bằng nhau, cho thấy Công ty rấtcoi trọng vai trò của hoạt động quản lý và bán hàng, chứ không chỉ coi trọng hoạtđộng sản xuất như nhiều công ty sản xuất khác

Mức lương của nhân viên (lao động gián tiếp) tại Toyota được xác định theothoả thuận trong hợp đồng lao động, cố định trong thời gian 1 năm (sau một nămtăng 5$), ngoài lương cứng, nhân viên còn có các khoản phụ thêm như thưởng sángkiến, tăng doanh thu…, ngoài ra còn có các khoản lương phép, lương làm thêm giờ.Khấu trừ lương bao gồm các khoản thuế thu nhập cá nhân đối với những cá nhân cómức lương trung bình trên 5 triệu một tháng

Mức lương của công nhân cũng được xác định theo giờ công làm thực tế Hằng năm, ở Toyota đều có chính sách chấm điểm cho các công nhân viên

để xác định mức tăng lương và thăng chức theo một số những tiêu thức nhất định

Trang 15

Chính sách này cũng góp phần thúc đẩy công nhân viên trong công ty làm việcchăm chỉ hơn, có hiệu quả hơn.

Tại Toyota, nhân viên được đào tạo những kiến thức kỹ thuật theo tiêu chuẩncủa tập đoàn Toyota Toàn cầu, đồng thời khuyến khích tính sáng tạo cá nhân và đềcao tinh thần làm việc tập thể

Toyota Việt Nam đầu tư 500.000 USD thành lập Trung tâm Ðào tạo với diệntích 1.000 m 2 vào tháng 4 năm 1997 Trung tâm có khả năng đào tạo tối đa 500học viên/năm Tháng 9 năm 2000, Công ty mở rộng Trung tâm Ðào tạo với Trungtâm Ðào tạo sơn và thân xe (B/P) Trung tâm Ðào tạo sửa chữa thân xe và sơn này

là một trong những trung tâm được trang bị những thiết bị hiện đại nhất trong cácnước châu Á và việc sử dụng tối đa trung tâm này đã cải thiện các hoạt động đàotạo Trung tâm được trang bị đầy đủ những thiết bị tiên tiến như máy hàn, thiết bịkéo nắn khung và buồng sơn Ðặc biệt thiết bị kéo nắn khung với các dụng cụ đođạc chính xác là một thiết bị hiện đại trên thế giới và đây sẽ là chìa khóa để tiếnhành các khóa đào tạo một cách chuyên nghiệp và hiệu quả cho các kỹ thuật viênsửa chữa Thân vỏ và Sơn

Ngoài các khóa đào tạo kỹ thuật, công ty còn tổ chức các khoá học tiếngNhật, các khoá học tin học văn phòng và các khoá đào tạo kỹ năng mềm sử dụngtrong văn phòng Đặc biệt, hàng năm công ty đều có các chương trình đưa nhânviên đi đào tạo ở nước ngoài (Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Inđônêxia và nhiềunước khác)

Trong tương lai, Toyota Việt Nam sẽ tiếp tục chú trọng phát triển nguồnnhân lực - một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của công ty nhằm cung cấpnhững sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho xã hội Việt Nam

1.2.6 Đặc điểm về tăng giảm nguồn vốn, huy động vốn

Về nguồn vốn pháp định của công ty là do 3 pháp nhân góp vốn: Tập đoànToyota Nhật Bản góp 70% vốn bằng tiền; Tổng Công ty máy động lực và nôngnghiệp Việt Nam (VEAM) góp 20% vốn là quyền sử dụng đất; và Tập Đoàn KUOgóp 10% vốn bằng tiền

Trang 16

Về nguồn vốn huy động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc thù sảnxuất của Toyota là theo hình thức JIT_Just In Time nên tỷ lệ hàng tồn kho củaToyota không lớn; cộng với phương thức thanh toán với khách hàng là Giao tiềntrước khi giao hàng (khiến cho tỷ lệ các khoản phải thu giảm đi đáng kể) Vì nhữngnguyên nhân trên nên lượng vốn mà Toyota có thể huy động được cho hoạt độngsản xuất kinh doanh là rất lớn, giúp cho Công ty không cần phải vay thêm bất cứkhoản nào từ Ngân Hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy Hoạt động kinh doanh của công ty:

Công ty Toyota Việt Nam có trụ sở chính tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc Và 2 chinhánh là Toyota Kim Liên – Hà Nội và trong thành phố Hồ Chí Minh; ngoài racông ty còn có một kho phụ tùng tại Bình Dương Các chi nhánh và kho này chỉ tiếnhành các hoạt động xúc tiến thương mại, lưu trữ hàng hóa và bán phụ tùng chínhhãng, còn tất cả các hoạt động khác là ở trụ sở chính Toyota có một mạng lưới cácnhà phân phối khắp cả nước; tuy nhiên, các nhà phân phối này là các pháp nhân độclập, hoạt động theo hình thức mua đứt, bán đoạn

Toyota có hệ thống quản lý theo chức năng: một Tổng Giám Đốc, một phóTổng Giám Đốc; dưới đó có 3 Giám Đốc quản lý 5 bộ phận khác nhau của công ty

Sơ đồ 1.3: Mô tả bộ máy quản lý

Tổng Giám Đốc

Akito Tachibana

Phó Tổng Giám Đốc Đặng Phan Thu Hương

N.Masuda

Tài chính Hành Chính Kiểm toán

nội bộ

Trang 17

1.3.1 Bộ phận Sản Xuất

Hoạt động chủ yếu của Toyota Việt Nam là sản xuất lắp ráp ô tô Vì vậy, bộphận sản xuất là bộ phận có số lượng phòng ban lớn nhất và số nhân sự lớn nhấttrong Công Ty

Bộ phận sản xuất có 4 Trưởng phòng quản lý 8 phòng ban, với sự hỗ trợ củacác Phó phòng Mỗi phòng lại được chia ra làm các nhóm, chuyên trách những côngviệc cụ thể:

- Phòng Quản lý sản xuất chung:

•Quản lý sản xuất và Hậu cần: Quản lý hoạt động sản xuất và chịu tráchnhiệm về các hoạt động hỗ trợ sản xuất như bảo hộ lao động, an toàn, vận chuyểngiữa các kho, xưởng

- Phòng Quản lý thiết bị sản xuất:

•Quản lý thiết bị về mặt kỹ thuật: có chức năng lắp đặt, sửa chữa, quản lýviệc sử dụng các thiết bị trong sản xuất

Trang 18

•Bảo dưỡng: nhiệm vụ của bộ phận này là duy trì, bảo dưỡng thiết bị, đảmbảo cho các thiết bị luôn hoạt động bình thường, không bị gián đoạn

- Phòng Sản Xuất_Xưởng 1: Thực hiện 2 công đoạn đầu tiên của quá trìnhsản xuất:

•Dập: các tấm chi tiết thân xe được đưa về xưởng, dập để tạo thành dạngkhung xe

•Hàn: các chi tiết thân xe sau khi được dập được đem đến xưởng hàn để hànlại với nhau

- Phòng Sản Xuất_Xưởng 2: Thực hiện 2 công đoạn còn lại của quá trình sảnxuất, và thực hiện các dự án, các sản phẩm đang trong quá trình thử nghiệm

•Sơn: Đây là một công đoạn phức tạp, có nhiều bước thực hiện (sơn nhiềulớp) và đòi hỏi kỹ thuật cao

•Lắp ráp: là công đoạn cuối cùng, lắp ráp các bộ phận còn lại vào xe vàhoàn chỉnh xe

•Dự án: đây là bộ phận đặc biệt, chuyên thực hiện các dự án, nghiên cứu cácmẫu xe mới; hoặc nghiên cứu các ý tưởng cải tiến trong sản xuất (Kaizen); hoặcnghiên cứu hệ thống sản xuất đặc trưng của Toyota

- Phòng Hành Chính_Sản Xuất: có chức năng quản lý các hoạt động nhằmcải thiện năng lực sản xuất của công nhân viên: đảm bảo sức khoẻ, an toàn và hoạtđộng giáo dục đào tạo (dạy Tiếng Nhật, lái xe ô tô, tay nghề, các kỹ năng vănphòng…)

1.3.2 Bô phận Marketing

Gồm 3 trưởng phòng, lãnh đạo ba lĩnh vực hoạt động khác nhau của phòngMarketing: Dịch vụ sau bán hàng, Quảng cáo và Quản lý bán hàng

Trong hoạt động Dịch vụ sau bán hàng gồm có các phòng:

- Tiếp thị sau bán hàng: gồm các nhóm tư vấn cho khách hàng, chăm sóckhách hàng, tiếp xúc với khách hàng

- Dịch vụ sửa chữa, tư vấn kỹ thuật, bảo hành và đào tạo kỹ thuật viên

- Quản lý bán hàng:

Trang 19

•Hoạt động quảng cáo.

•Các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứư sản phẩm mới…

•Quản lý hoạt động bán hàng, lập kế hoạch bán hàng, định giá sản phẩm

- Hoạt động vận chuyển hàng hoá đem bán và các hoạt động hỗ trợ khác chocông tác bán hàng

Quản lý các hoạt động bán hàng bao gồm các công việc lập kế hoạch bánhàng, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm mới, định giá sản phẩm và (chinhánh Hà Nội_Kim Liên)

- Phòng Mua hàng: có nhiệm vụ mua các công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt độngcủa văn phòng và các hoạt động tập thể (cả thường xuyên và không thường xuyên)

- Phòng Xuất Nhập Khẩu: chịu trách nhiệm mọi hoạt động xuất nhập khẩu củacông ty, từ việc giao dịch với đối tác, vận chuyển và làm việc với cơ quan hải quan

- Phòng hệ thống: có nhiệm vu đảm bảo cho mạng nội bộ của công ty đượcthông suốt, giải quyết các vấn đề liên quan đến Công nghệ thông tin như triển khaicác phần mềm ứng dụng, sửa chữa phần cứng và phần mềm máy tính, quản lý hệthống, cơ sở dữ liệu của công ty

1.3.3.2 Bộ phận tài chính:

Gồm 3 phòng:

- Phòng Kế toán: có chức năng ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lập

Trang 20

các báo cáo tài chính; báo cáo thuế.

- Phòng Ngân sách: Chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của công ty; phânphối ngân sách đến các bộ phận và quản lý quỹ tiền mặt và tiền gửi

- Phòng Tài chính: có chức năng quản lý tài chính của công ty, quản lý tìnhhình thanh toán của công ty

1.3.3.3 Kiểm toán nội bộ: có chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kế

toán của công ty, đảm bảo sự tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán:

1.4.1 Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty là một phòng trong bộ phận Tài Chính của công

ty, là khu vực nòng cốt của bộ phận Tài Chính và có mối quan hệ mật thiết với cácphòng trong bộ phận Tài Chính

Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung Công ty có 2 chinhánh và một kho, nhưng ở các bộ phận này chỉ có kế toán tiền mặt Để có thểquản lý như vậy được là nhờ phần lớn các nghiệp vụ thanh toán đều được thựchiện qua Ngân Hàng, kể cả việc thanh toán lương cho nhân viên Thậm chí việclưu trữ chứng từ cũng thực hiện ở trụ sở chính, các chi nhánh và kho chỉ tiến hànhhoạt động kinh doanh

Các kế toán viên trong Phòng Kế toán được bố trí làm việc theo từng phầnhành Trong mỗi phần hành, các công việc được phân công cụ thể cho từng người.Kết quả làm việc luôn được kiểm tra lại 2 lần theo một chu trình chặt chẽ trước khichúng được phản ánh vào Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái vào thời điểm cuối kỳ nhằmđảm bảo sẽ không xảy ra bất cứ sai sót nào trong công tác hạch toán kế toán sau khi

đã khoá sổ

Trang 21

Sơ đồ 1.4: Tổ chức bộ máy kế toán

1.4.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:

Công tác kế toán được tổ chức theo một quy trình chặt chẽ, nhằm xây dựngmột hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh, đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậytrong các thông tin kế toán

Công ty áp dụng hệ thống sổ kế toán Nhật Ký chung, ứng dụng trên phầnmềm trọn gói Oracle, bao gồm 7 phần hành (Module) (xem sơ đồ trang sau):

và thực hiện việc chuyển Sổ cái Hệ thống sẽ tự động in Bảng cân đối số phát sinh

và Báo Cáo tài chính Ngoài ra công ty còn sử dụng 1 phần mềm ngoài Oracle nữa

Kế toán TSCĐ

Kế toán hàng tồn kho

Kế toán Tổng Hợp

Kế toán tiền mặt

và TGNH

Kế toán tínhgiá thànhTrưởng Phòng Tài Chính

Trang 22

- Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong kế toán: tiếng Việt Nam và tiếngAnh.

- Đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong kế toán: Đồng Việt Nam Cácđồng tiền khác phát sinh được ghi theo nguyên tệ và phải đựơc quy đổi ra ĐồngViệt Nam theo tỷ giá giao dịch của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế

Ngoài ra, do số lượng các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ khá lớn, mặtkhác để tiện cho việc lập các Báo cáo tài chính bằng tiền Đô la Mỹ cho các đối táctham gia góp vốn nên hệ thống kế toán mà công ty sử dụng có hai hệ thống tiền tệhoạt động song song: một bằng đơn vị Đồng Việt Nam, một bằng Đồng Đô la Khi

kế toán phản ánh các ngiệp vụ kinh tế phát sinh vào hệ thống (bằng tiền VND hoặcUSD-tùy loại nghiệp vụ), hệ thống kế toán sẽ tự động chuyển đổi tỷ giá sang tiềnViệt Nam Đồng hoặc tiền Đô la Mỹ

- Đơn vị đo lường sử dụng trong kế toán: theo đơn vị đo lường chính thứccủa Việt Nam

- Năm tài chính: từ ngày 01/04 hàng năm đến ngày 31/3 năm tiếp theo

Kỳ lập báo cáo là hàng tháng,

Thời gian lập là vào đầu tháng, trong vòng 7 ngày

Nơi nộp báo cáo là Trưởng phòng Tài Chính; Giám đốc hành chính, tài

Trang 23

chính; Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc Công ty.

Hằng năm, công ty lập Báo cáo Tài Chính nộp lên các Cơ quan Tài chính,

Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Cơ quan đăng ký kinh doanh và các pháp nhântham gia góp vốn

- Về khấu hao Tài Sản Cố Định: Phải thực hiện theo đúng các quy định trongChế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (ban hành theo Quyết định số206/2003/QĐ-BTC Mọi loại tài sản được xác định thời gian sử dụng và đăng kýkhấu hao ngay từ khi thành lập công ty

1.4.2.2 Vận dụng chế độ kế toán chung:

a) Hệ thống Tài khoản kế toán áp dụng:

Công ty Toyota Việt Nam là công ty lắp ráp, sản xuất xe ô tô có dây chuyềncông nghệ và phần lớn nguyên vật liệu nhập từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản Vớilượng vật liệu sử dụng nhiều và quy trình sản xuất tương đối phức tạp đồng thời đápứng yêu cầu quản lý từng sản phẩm (chiếc xe) theo số khung từ khâu nhập khẩu đếnkhâu bán hàng, do vậy phải áp dụng phương pháp tính giá thành tiêu chuẩn, và dẫnđến cần thiết phải mở thêm những TK phản ánh sự chênh lệch giữa giá tiêu chuẩn

và giá thực tế: TK 1549, TK1559, TK628, TK629

Mặt khác do số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn nên để đảm bảo tính chínhxác, kịp thời và thống nhất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hệ thống kế toán đượcchia làm nhiều phần hành và liên kết với nhau bằng các TK trung gian như TK

1529, TK1539, TK3319 để liên kết phần hành kế toán Phải trả, phần hành Muahàng và Phần hành kế toán Hàng tồn kho Đối với kế toán TSCĐ, có sử dụng TKKết chuyển CP xây dựng cơ bản dở dang 2418 để tạo sự liên kết giữa 2 Phần hànhPhải trả và Phần hành TSCĐ

Ngoài ra, đối với TSCĐ vô hình, do đặc thù kinh doanh của công ty thường

cứ khoảng 5 năm sẽ cho ra đời một mẫu sản phẩm mới nên thường phát sinh các chiphí về nghiên cứu phát triển; bên cạnh đó còn có những TSCĐ vô hình khác phátsinh do đặc trưng riêng của công ty; vì vậy, công ty đã mở chi tiết để theo dõiTSCĐ vô hình như sau:

Trang 24

TK 2131 – Quyền sử dụng đất

TK 2132 – Chi phí thành lập doanh nghiệp

TK 2133 – Bằng phát minh sáng chế

TK 2134 – Chi phí nghiên cứu phát triển

TK 2135 – Chi phí về lợi thế thương mại

TK 2136 – Biển quảng cáo

TK 2137 - Phần mềm máy tính

TK 2138 – TSCĐ vô hình khác

Về Hệ thống các TK chi phí, bên cạnh việc tạo ra một hệ thống TK chi tiếtđến cấp 5 phản ánh đặc trưng riêng của mình, công ty còn xin mở thêm TK 6275 –Chi phí tiền sản xuất Sở dĩ sử dụng đến TK này vì khi công ty thay đổi mẫu xemới, tiêu phí về thời gian, nhân công và vật liệu để chuẩn bị thực hiện một dự án làrất lớn Đôi khi, những chi phí này không thể tách riêng và tập hợp được vào TSCĐ

vô hình theo nội dung Chi phí nghiên cứu phát triển; do vậy công ty chọn cách hạchtoán các chi phát sinh liên quan tới dự án trước khi đưa vào thực hiện vào nội dungchi phí tiền xản xuất

b) Hệ thống Báo cáo Tài Chính:

- Báo cáo tài chính là những tài liệu dùng để cung cấp thông tin về tình hìnhtài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của công ty, đáp ứng yêu cầu quản

lý của ban Giám Đốc, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sửdụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế

- Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm báo cáo tài chính năm và báocáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính năm, gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy

đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược Bao gồm các bản báo cáotương tự như báo cáo tài chính năm ở dạng đầy đủ và dạng tóm lược

Trang 25

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của công ty tuân thủ theo các yêucầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài

- Kỳ lập báo cáo tài chính:

Công ty Toyota Việt Nam lập báo cáo tài chính năm theo kỳ kế toán năm là

từ ngày 01/04 hàng năm đến ngày 31/3 năm tiếp theo

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (khôngbao gồm quý IV)

Ngoài ra công ty còn lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán hàng tháng và 6 tháng

- Ngoài ra, công ty còn có chính sách thực hiện các cuộc kiểm toán thông qua

hệ thống kiểm toán nội bộ và công ty kiểm toán thuê ngoài (Công ty TNHH PriceWaterhouse Coopers Việt Nam ), 2 lần một năm vào giữa và cuối năm tài chính

c) Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng:

- Chứng từ kế toán áp dụng cho công ty được thực hiện theo đúng nội dung,phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ, chế độ kế toán và các văn bảnpháp luật khác có liên quan

Các biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc được cung cấp bởi Bộ Tài chínhhoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền in và phát hành, đúng theo mẫu quy định,đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ và chấp hành đúng các quy định

về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính

Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, công ty đã tự thiết kếmẫu, tự in, nhưng vẫn đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tạiĐiều 17 Luật Kế toán

Ngoài ra, do các cán bộ quản lý cấp cao đều là người nước ngoài nên các chứng

từ phát sinh trong công ty đều có sử dụng tiếng Anh Tuy nhiên, việc dịch các chứng từ

ra tiếng Việt đều được thực hiện đúng theo quy định trong chế độ kế toán

- Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho công ty gồm:

Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp, gồm 5 chỉ tiêu:+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho;

Trang 26

+ Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

+ Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật

ký được lập tuân theo đúng quy định của Nhà Nước

- Hệ thống Sổ Kế toán của Công ty được lập tự động thông qua phần mềm kếtoán Oracle (thỏa mãn các tiêu chuẩn theo quy định về phần mềm kế toán, dướidạng sổ tờ rời

- Khi phát hiện có sự sai sót trong ghi sổ sẽ sửa chữa theo các trường hợpnhư sau:

+ Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm nộp cho cơquan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đótrên máy vi tính;

+ Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơquan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khi công việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán kếtthúc và đã có ý kiến kết luận chính thức thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toáncủa năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kếtoán năm có sai sót;

+ Các trường hợp sửa chữa khi ghi sổ kế toán bằng máy vi tính đều đượcthực hiện theo “Phương pháp ghi số âm” hoặc “Phương pháp ghi bổ sung”

- Hình thức sổ Kế toán doanh nghiệp là hình thức Nhật Ký chung

Ta có trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ sau:

Trang 27

Sơ đồ 1.5 Trình tự ghi sổ kế toán Công ty ô tô Toyota Việt Nam

Thực hiện trên ứng dụng Oracle

Chứng từ Gốc

Nhập Dữ liệu

Phần hành phải trả Phần hành phải thu Tất cả các giao dịch liên quan đến việc mua và bán hàng, thu và chi tiền.

NHẬT KÝ CHUNG CHUYỂN PHẦN HÀNH SỔ CÁI

Sổ Cái

Bảng Cân Đối số phát sinh

Trang 28

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ

TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM

2.1 Đặc điểm chung chi phối công tác kế toán TSCĐ:

2.1.1 Ảnh hưởng của đặc điểm phát triển kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh:

Công ty Toyota Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển trên 15 năm.Trong quá trình đó, công ty đã không ngừng cải tiến năng lực sản xuất; liên tục cho

ra đời những dòng xe, mẫu xe mới; Ngoài ra, công ty còn tiến hành các hoạt độngbảo vệ môi trường một cách tích cực Đồng thời, công ty còn mở rộng quy mô bằngcách mở thêm hai chi nhánh, một tổng kho phụ tùng và một trung tâm xuất khẩu Sự

mở rộng quy mô như vậy khiến cho công ty có hai lần đầu tư lớn về TSCĐ: khithành lập công ty và những năm 1998, 2000, 2001 Sự mở rộng quy mô như vậy lạikhiến cho công tác kế toán TSCĐ thêm khó khăn, vì công ty chỉ có kế toán tiền mặttại các chi nhánh còn mọi hoạt động ở các phần hành khác và toàn bộ chứng từ liênquan đều được quản lý tại trụ sở chính của công ty Công tác kế toán phải thực hiện

từ xa và một năm chỉ có 2 lần đi kiểm kê thực tế

Ngoài ra, chính vì luôn có sự cải tiến về năng lực sản xuất và mẫu mã sảnphẩm nên tại Toyota luôn có sự đầu tư mua sắm TSCĐ mới hàng năm; có nhữngtrường hợp công ty mua về những tài sản để gắn thêm lên những TSCĐ cũ để cảitiến Bản thân những tài sản mới mua về này không đủ những tiêu chuẩn để ghinhận là TSCĐ, nếu chúng để tách riêng Tuy nhiên vì có gắn với các TSCĐ khácnên chúng vẫn được ghi nhận là TSCĐ và tính khấu hao hàng tháng theo như quyđịnh trong QĐ 206/2003 của Bộ Tài Chính

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn kinh doanh dịch vụ và xuấtkhẩu ngoại trừ hoạt động chính là sản xuất ô tô Các hoạt động này cũng cần sửdụng một số TSCĐ tuy nhiên chúng được diễn ra hầu hết ở các chi nhánh và đôi khi

có sự thay đổi mục đích sử dụng TSCĐ do có sự chuyển giao tài sản giữa những

Trang 29

mảng kinh doanh khác nhau của công ty, vậy nên công tác kế toán TSCĐ cũng trởnên vất vả hơn.

2.1.2 Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý:

Hầu hết các TSCĐ của công ty là mua từ những công ty nằm trong hệ thốngTập Đoàn Toyota Tuy nhiên, công ty Toyota Việt Nam là một pháp nhân hoàntoàn độc lập với những công ty khác của Tập Đoàn Toyota Nhật Bản, vì vậy việchạch toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ hoàn toàn được ghi nhận như đối với các đốitác bên ngoài

Theo sơ đồ, bộ máy quản lý của công ty chia làm 3 mảng chính: Sản xuất,Marketing, Hành chính-Tài Chính-Kiểm soát nội bộ Trong mỗi bộ phận lại cónhiều phòng ban, làm các nhiệm vụ khác nhau Quy mô công ty lớn nên các hoạtđộng phát sinh nhiều không chỉ về số lượng mà còn rất đa dạng; do đó dẫn đến hệthống phòng ban khá phức tạp Vậy nên ngoài hệ thống tài khoản kế toán, bộ máy

kế toán của công ty còn sử dụng một hệ thống mã số theo phòng ban, mỗi khi địnhkhoản, kế toán viên đồng thời cũng phải xác định và phản ánh nơi phát sinh nghiệp

vụ đó vào hệ thống để dễ dàng theo dõi, quản lý các khoản chi phí phát sinh Đốivới phần hành TSCĐ nói riêng, kế toán riêng phải có những thông tin liên quan đếnTSCĐ không chỉ giá trị của chúng, thời gian sử dụng, mà còn phải biết cụ thể nơi sửdụng, mục đích sử dụng và cập nhật liên tục những thay đổi phát sinh trong quátrình sử dụng tài sản, để có thể phản ánh một cách chính xác bản chất của khoản chiphí khấu hao phát sinh hàng kỳ Và hệ thống Mã phòng ban chính là để hỗ trợ kếtoán hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tăng hiệu quả trongcông tác tính khấu hao hàng kỳ

Bên cạnh đó, ngoài trụ sở chính trên Vĩnh Phúc, công ty còn có 2 chi nhánhtại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một Tổng kho phụ tùng tại Bình Dương; tuynhiên mọi hoạt động liên quan đến kế toán TSCĐ đều tập trung tại trụ sở chính Cácgiao dịch kinh tế phát sinh

Là một công ty có quy mô lớn, số lượng TSCĐ nhiều nên để công tác kếtoán TSCĐ được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác nhất, cần có sự phối hợp

Trang 30

chặt chẽ giữa kế toán TSCĐ, phòng mua hàng, nơi đặt mua và nơi sử dụng TSCĐ.

Kế toán TSCĐ luôn phải biết rõ một TSCĐ mua như thế nào, ai đặt mua và dùng đểlàm gì, có dùng để ghép với một TS nào khác không…Có như vậy mới đảm bảoviệc hạch toán được chính xác, đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.1.3 Ảnh hưởng của đặc điểm hệ thống Kế toán:

Hệ thống kế toán của công ty hoạt động tập trung ở trụ sở chính, tại hai chinhánh chỉ thực hiện kế toán tiền mặt; vì vậy ở chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tập hợp sốliệu, chứng từ phát sinh rồi gửi về trụ sở chính, việc tính khấu hao cũng được thựchiện tại trụ sở chính

Hệ thống kế toán của công ty được chia làm nhiều phần hành, dựa trên cơ sở

sử dụng phần mềm kế toán Oracle Tiêu chí đầu tiên của phần mềm này là quản lýđồng bộ, chặt chẽ và khoa học hơn toàn bộ thông tin của công ty Trong đó, thôngtin kế toán là một phần cốt lõi Để đạt được tiêu chí đó, hệ thống đòi hỏi người sửdụng phải tuân thủ quy trình tác nghiệp chặt chẽ, với một khối lượng thông tin đầuvào khổng lồ Trong Oracle, mỗi thao tác nghiệp vụ trong quy trình sản xuất kinhdoanh đều được ghi nhận bằng một bút toán hạch toán trên hệ thống Cùng với quytrình nghiệp vụ được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, các nghiệp vụ Kế Toáncũng được chia thành nhiều cặp bút toán khác nhau Ví dụ, trong quy trình muahàng, có bút toán nhận hàng tương ứng với việc nhận hàng hoá vào kho; bút toánghi nhận công nợ phải trả tương ứng với việc chấp nhận chứng từ mua hàng; búttoán thanh toán tương ứng với việc chấp nhận thanh toán

Để quản lý các cặp bút toán liên quan trong cùng một nghiệp vụ, hệ thốngđịnh nghĩa các tài khoản liên kết trong từng cặp bút toán và các quy tắc hạch toánngầm định để đảm bảo các cặp bút toán này thống nhất với nhau Việc lập ra cácTài khoản trung gian như vậy tuy có khác biệt so với chế độ Kê Toán Việt Nam,nhưng trên góc độ kinh tế thì sự vận động của tài sản và nguồn vốn trong cácnghiệp vụ trên vẫn không có gì thay đổi Như vậy, việc phát sinh giao dịch ở các tàikhoản trung gian không làm ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính của công ty, lạiđảm bảo được nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, nguyên tắc kỳ kế toán,

Trang 31

dựa trên cơ sở kế toán dồn tích; Ngoài ra, kế toán còn có thể dựa vào số dư của cáctài khoản này để kiểm tra quy trình tác nghiệp đã được thực hiện đầy đủ chưa Đốivới hoạt động kế toán TSCĐ nói riêng, để tạo sự liên kết với phần hành kế toán phảitrả, các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động mua TSCĐ, xây dựng cơ bản haysửa chữa lớn TSCĐ, kế toán phải trả sẽ phản ánh vào một TK trung gian là TK

2418 Sau đó, việc hạch toán cụ thể những khoản chi đó vào TK 2411, 2412 hay

2413, và vốn hoá các khoản chi đó thành TSCĐ sẽ là nhiệm vụ của Kế toán phầnhành TSCĐ

Với cách quản lý theo lô bút toán, cộng với những quy định thống nhất trongkhi hạch toán, và việc phải xác định chính xác các thành phần của mã Tài khoản khi

sử dụng Oracle đã giúp kế toán viên dễ dàng tìm kiếm, bổ sung các nghiệp vụ cóliên quan; đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các kế toán, giúp các kế toán cấpcao có thể kiểm tra, chỉnh sửa và phê chuẩn được dễ dàng

Ngoài ra, hệ thống Oracle có cấu trúc hệ thống tài khoản rất linh hoạt vớinhiều chiều thông tin, chúng đáp ứng được mọi yêu cầu về phân tích và quản lý tàichính của một doanh nghiệp, nhất là với quy mô lớn như Công ty Toyota Việt Nam.Nhờ hệ thống này mà việc quản lý doanh thu và chi phí theo từng phòng ban sẽ thựchiện đơn giản bằng cách thêm thông tin về phòng ban vào hệ thống tài khoản.Oracle quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nhiều chiều thông tin rất linhhoạt Tại bất cứ thời điểm nào, Oracle cũng có thể cung cấp những báo cáo theonhững chiều thông tin khác nhau như Báo cáo chi tiết, tổng hợp từng tài khoản, theotừng đối tượng; các Báo cáo theo đặc trưng của từng phần hành (trong phần hành kếtoán TSCĐ có các Báo cáo về Nguyên giá, hao mòn lũy kế, giá trị còn lại cũng nhưcác thông tin chi tiết khác theo từng tài sản, theo bộ phận sử dụng Đối với kế toánTSCĐ nói riêng, bởi vì chi phí khấu hao hàng kỳ bao giờ cũng lớn, nên kế toánTSCĐ phải luôn nắm được tình hình sử dụng thực tế của các TSCĐ để hạch toánchính xác, tránh tạo ra các thông tin sai lệch trong các Báo cáo Tài chính

Bên cạnh việc sử dụng một phần mềm kế toán mạnh như Oracle, hệ thống kếtoán tại Toyota còn có một đặc điểm nữa là: Quy trình kế toán được thiết lập rất rõ

Trang 32

ràng, chặt chẽ sao cho đảm bảo phản ánh đúng, đầy đủ và chính xác nhất nhữnghoạt động xảy ra trong công ty (vì mọi hoạt đông của phòng kế toán đều liên quanđến các bộ phận khác trong công ty), để từ đó đưa ra những thông tin chính xác, tincậy, kịp thời nhất cho các đối tượng cần sử dụng thông tin.

Quy trình kế toán này được thiết lập dựa trên điều kiện tuân thủ những chínhsách kế toán đã được đặt ra trên toàn công ty, và với mục tiêu xây dựng một hệ thốngkiểm soát nội bộ vững mạnh Nó đòi hỏi phải thường xuyên đối chiếu các số liệu kếtoán Nhờ vậy, các giao dịch hạch toán không chính xác hoặc không nhất quán xảy rarất ít, hoặc nếu có chênh lệch thì cũng sẽ dễ dàng tìm ra sai sót ở khâu nào để điềuchỉnh (các trách nhiệm được phân công rõ ràng) Nhờ vậy đã giảm đáng kể thời gian

để phải giải quyết các sai sót; tỷ lệ hạch toán sai không ở mức nghiêm trọng và đồngthời cung cấp số liệu kế toán đáng tin cậy hơn (vì các giao dịch và các chi phí khácnhau sẽ được hạch toán nhất quán dựa trên các chính sách kế toán chung)

Đối với kế toán TSCĐ, quy trình kế toán có liên quan đến cả những bộ phậnkhác Khi có nhu cầu về TSCĐ mới, nơi phát sinh nhu cầu cần làm một đơn đề nghị

và phải được sự phê chuẩn của các cấp lãnh đạo cao nhất Sau đó được chuyển sangphòng mua hàng cho

Một ưu điểm nổi bật của hệ thống kế toán tại Toyota là có một hệ thống kiểmsoát nội bộ mạnh Những báo cáo chính xác về những tài sản như tiền, hàng tồn kho vàtài sản cố định, cũng như việc đối chiếu thường xuyên giữa sổ sách của xưởng với sổsách kế toán sẽ giúp nhanh chóng tìm ra chênh lệch giữa số trên sổ và số thực tế, do đógiúp nhanh chóng phát hiện ra sai sót, gian lận hay trộm cắp Măt khác, sự tách biệtnhiệm vụ rõ ràng cũng góp phần loại trừ sai sót hay gian lận từ phía một cá nhân riêng

lẻ, vì quy định không cho phép một cá nhân nào vừa hạch toán, vừa xử lý tất cả cáccông đoạn của một nghiệp vụ Đối với hoạt động kế toán TSCĐ, đó là sự liên quangiữa 3 phần hành: kế toán Phải trả, kế toán TSCĐ và kế toán Tiền mặt và TGNH

Về phương pháp hạch toán, do đặc thù hoạt động của công ty có nhiềunghiệp vụ phát sinh, cùng với công nghệ lắp ráp theo dây chuyền, cùng với việchạch toán theo nhiều phần hành nên cách xử lý các nghiệp vụ phát sinh luôn có xu

Trang 33

hướng đơn giản hoá công tác hạch toán Trong kế toán TSCĐ, điều này thể hiện ởviệc sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, nguyên tắc tính khấu hao làtròn tháng và sử dụng TK trung gian (TK 2418) để tránh chồng chéo trong hạchtoán và tiết kiệm thời gian (không phải xử lý riêng lẻ từng nghiệp vụ)…

Tuy nhiên, hệ thống kế toán, cũng như toàn công ty có một yếu điểm là mọicông việc đều diễn ra trên máy tính Trong kế toán TSCĐ, tất nhiên việc tính mứckhấu hao hàng tháng là hoàn toàn tự động nên nếu có sự cố xảy ra, toàn bộ mọi hoạtđộng sẽ bị ngừng trệ, nhất là đối với các phần mềm chuyên dụng Mặt khác, do có

xu hướng đơn giản hoá trong công tác hạch toán nên các thông tin được phản ánh

có một chút sai lệch so với thực tế Tuy nhiên, công ty vẫn có thể áp dụng nhữngphương pháp tiêu chuẩn như vậy là vì đặc thù sản phẩm mà công ty sản xuất có giátrị lớn, nên những chênh lệch như vậy có ảnh hưởng không đáng kể tới bản chất cácthông tin phản ánh trong hệ thống các Báo cáo Tài Chính

Tóm lại, nhờ quy trình hoạt động chặt chẽ, rõ ràng, cùng phương pháp hạchtoán hợp lý, công tác kế toán TSCĐ đã trở thành một công cụ đắc lực đối với banquản lý không chỉ về mặt kiểm soát, theo dõi tình hình hoạt động của TSCĐ mà cònphục vụ đắc lực cho công tác phân tích tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh,

và trong quản lý doanh thu và chi phí

2.2 Đặc điểm TSCĐ và chính sách quản lý TSCĐ:

2.2.1 Đặc điểm TSCĐ tại công ty Toyota Việt Nam:

Dựa trên chế độ tài chính hiện hành (Quyết định 206/2003/QĐ-BTC) và đặctrưng riêng về quy mô hoạt động và tổng tài sản của mình, công ty quy định một tàisản được ghi nhận là TSCĐ nếu thoả mãn các điều kiện sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản

đó (biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sảnphẩm, dịch vụ khi công ty kiểm soát và sử dụng một tài sản nào đó)

- Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy, dựatrên những cơ sở khách quan như các chứng từ, giấy tờ phát sinh trong các giaodịch để có TSCĐ đó (đối với TSCĐ hình thành do mua sắm thì cần phải có các hóa

Trang 34

đơn, hợp đồng mua bán, biên bản bàn giao TSCĐ và các chứng từ khác đi kèm; đốivới TSCĐ hình thành do Xây dựng cơ bản thì cần có các hoá đơn chứng từ chứngminh các chi phí phát sinh; nếu hình thành do được biếu tặng thì cần có biên bảnbàn giao tài sản, các giấy tờ có liên quan ) Những khoản mục hình thành trong nội

bộ công ty như thương hiệu sản phẩm, danh sách khách hàng, uy tín trên thịtrường… thì không được ghi nhận là TSCĐ

- Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên, tức là có thời gian sử dụng phảitrong ít nhất là hai năm tài chính

- Có giá trị từ 1000$ trở nên (Công ty chọn mức giá trị là 1000$, tươngđương với khoảng hơn 20 triệu làm mốc ghi nhận TSCĐ vì số tài sản có giá trị trên10.000.000 đồng của công ty là rất nhiều, nếu sử dụng mức giá là 10 triệu đồng thì

cơ cấu TSCĐ của công ty không chỉ là 37,06% (xem bảng 2.1) mà sẽ tăng lênnhiều Điều này sẽ khiến cho công tác quản lý TSCĐ cũng như kế toán TSCĐ càngtrở nên khó khăn một cách không cần thiết, vì yêu cầu của việc quản lý TSCĐ là chitiết tới từng tài sản.)

Những Tài sản thoả mãn các điều kiện ghi nhận trên được coi là TSCĐ Vàocuối tháng 3 năm 2011, ta có Bảng tổng kết tình hình các tài sản cố định đó như sau:

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán thử ngày 30/3/2011)

Nhìn một cách tổng thể, tổng giá trị TSCĐ của công ty (theo nguyên giá)chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp Đây là một tỷ lệ hợp lý

Trang 35

đối với một công ty sản xuất lắp ráp như Công ty Toyota Việt Nam Nếu xét đến giátrị còn lại có thể thấy công ty đã tiến hành khấu hao được hơn một nửa giá trịTSCĐ, là cho tỷ trọng giá trị còn lại của TSCĐ trên tổng Tài sản chỉ đạt 16,34% Sở

dĩ tồn tại tỷ lệ thấp vậy nhưng trên thực tế có rất nhiều TSCĐ đã hết thời gian khấuhao nhưng vẫn còn sử đụng được Trong thời gian tới, có thể công ty sẽ tiến hànhđầu tư một loạt các TSCĐ mới

Đi vào chi tiết, ta thấy có một số đặc điểm sau:

Trước hết, là một doanh nghiệp sản xuất lắp ráp nên cơ cấu giá trị máy mócthiết bị trên tổng số TSCĐ là lớn nhất, chiếm khoảng 34.8% tổng giá trị TSCĐ,chiếm 12.9% tổng tài sản của công ty Công ty sản xuất hàng chính hãng nên thiết

bị đặc chủng nhiều, không sản xuất hàng loạt mà phần lớn theo đơn đặt hàng riêng

lẻ nên giá trị lớn Đây là phần TSCĐ khó quản lý nhất trong hệ thống TSCĐ củacông ty vì chúng không những có số lượng lớn mà còn thường xuyên được sửdụng trong môi trường nhiều dầu mỡ, bụi bặm, hay phải di chuyển nên hay hỏnghóc, mất thẻ gắn trên tài sản; thường xuyên phải thay thế, cải tiến, bảo dưỡng, thayđổi nơi sử dụng…Chính vì vậy, những TSCĐ thuộc lại này thường xuyên đượctheo dõi, kiểm tra hơn những loại tài sản khác, và cũng là loại TSCĐ có tốc độkhấu hao thuộc loại lớn nhất (chỉ sau 2 loại TSCĐ vô hình là phần mềm máy tính

và biển, bảng quảng cáo)

Ngoài ra, đối với các máy móc thiết bị, do là hàng chính hãng nên TSCĐkhông dùng nữa phần lớn là huỷ hoặc tháo rời, vậy nên giá trị thu hồi ước tính thấp,phần lớn là công ty không đề cập đến giá trị thu hồi ước tính trong khi tính giá trịkhấu hao hàng kỳ

Thứ 2, là một công ty sản xuất lắp ráp, sản phẩm lại có kích thước lớn nêncông ty cần một diện tích đất lớn để xây dựng nhà xưởng, kho chứa vật liệu, phụtùng, công cụ, sản phẩm…vậy nêngiá trị quyền sử dụng đất chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng tài sản của công ty Tuy nhiên, đây là loại TSCĐ hầu như không haomòn, với thời gian sử dụng lâu dài (40 năm) nên tốc độ khấu hao chậm, nên côngtác quản lý có dễ dàng hơn

Trang 36

Thứ 3, về phần mềm máy tính, do sản phẩm của công ty tiêu thụ trên quy môtoàn quốc, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài; các đối tác có giao dịch kinh tếphát sinh cũng rất nhiều, đa dạng và trên quy mô rộng lớn, vì vậy nên bộ máy quản

lý của công ty cần một số lượng lớn những thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tintiên tiến làm tăng tốc độ công việc Điều này làm cho các phần mềm máy tính vàcác thiết bị văn phòng công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của côngty: phần mềm máy tính là 1.58%, các công cụ, thiết bị văn phòng là 8.26% Cácphần mềm máy tính này tuy không áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhưng cótốc độ khấu hao lớn (30%) nên cũng đã phản ánh một cách hợp lý giá trị hao mòncủa loại TSCĐ này

Thứ 3, Công ty Toyota Việt Nam có một hệ thống xử lý chất thải côngnghiệp đạt tiêu chuẩn ISO14000 về môi trường, và một Khu nhà ăn phục vụ chocông nhân viên (do đặc trưng công ty ở xa Hà Nội), các TSCĐ thuộc loại này tuykhông trực tiếp tham gia vào quá trình họat động sản xuất kinh doanh, nhưng lại cóvai trò không thể thiếu giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, vì thế,công ty vẫn trích khấu hao đối với những loại TSCĐ này và hạch toán vào chi phíhàng kỳ

Như vậy, các TSCĐ của Công ty Toyota có đặc điểm là giá trị và số lượngđều lớn nên công tác kế toán TSCĐ gặp rất nhiều khó khăn, cần có những phươngpháp quản lý tài sản hợp lý, cùng sự theo dõi chặt chẽ hệ thống TSCĐ trên sổ sáchcũng như trên thực tế

2.2.3 Chính sách quản lý TSCĐ

Một tài sản được coi là TSCĐ khi chúng có cấu trúc độc lập hoặc có nhiềuphần riêng biệt có thể kết hợp tạo thành một TS để phục vụ cho hoạt động sản xuấtkinh doanh có thể được coi là TSCĐ nếu chúng có giá trị trên 1000$ và có thời gian

sử dụng trên một năm

Trong trường hợp hệ thống gồm nhiều bộ phận Tài sản riêng lẻ liên kết vớinhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu

Trang 37

một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chínhcủa nó, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng

bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêuchuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập

• Những nguyên tắc được áp dụng cho việc kết hợp hoặc tách biệt Tài sản:

- Những khoản nhỏ không đáng kể (ví dụ: ) có thể kết hợp lại thành nhữngkhoản mục tài sản duy nhất

- Những phụ tùng chuyên dụng và thiết bị đi kèm được tính là nhà xưởng,máy móc và thiết bị

- Thiết bị phụ tùng được hạch toán như những khoản mục riêng biệt nếunhững tài sản liên quan có thời gian sử dụng khác nhau hoặc mang lại lợi ích kinh tếtheo những cách thức khác nhau

- Tài sản an toàn và môi trường được xác định là một khoản mục nhà xưởngnếu những tài sản này giúp cho công ty tăng thêm lợi ích kinh tế trong tương lai từnhững tài sản có liên quan so với những gì thu được nếu không có những tài sản antoàn và môi trường này

Khi được ghi nhận là một TSCĐ, chúng sẽ được quản lý theo nguyên tắcnhư sau:

+ Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (bao gồmđơn đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, bảng báo giá, hợp đồng kinh tế, hoá đơn thuế,biên bản giao nhận tài sản và bản đăng ký TSCĐ với một mã thể TSCĐ duy nhất)

Đây là nguyên tắc đầu tiên cần phải tuân thủ vì TSCĐ là loại TSCĐ tồn tạilâu dài trong công ty nên chúng cần được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻriêng, đựơc theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong

Trang 38

của TSCĐ cố định cố định

Đối với những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh quy định tại khoản 2, điều 9 của QĐ206, công ty cũng sẽ quản lý tài sản cốđịnh này theo nguyên giá, số giá trị hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toánnhư các TSCĐ khác

Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu haohết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bình thường

+ Mọi TSCĐ đều phải chịu sử quản lý đồng thời tại 3 bộ phận: nơi sử dụngTSCĐ, phòng kỹ thuật và bộ phận kế toán, trên ba phương diện khác nhau là giá trị,tình trạng kỹ thuật và thực trạng sử dụng của TSCĐ

Mỗi phòng ban đều được xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể,

cá nhân trong việc bảo quản, sủ dụng TSCĐ

+ Mọi biến động về tăng, giảm TSCĐ đều cần được sự phê chuẩn của cáccấp lãnh đạo cao nhất (từ 1000$-1500$ do Phó giám đốc phê chuẩn; từ 1500$-3000$ do Giám đốc phê chuẩn; và từ 3000$ trở lên phải có sự cho phép của PhóTổng Giám Đốc và Tổng Giám đốc) và phải được thông tin cho các bộ phận có liênquan

+ Đăng ký TSCĐ: mọi TSCĐ được đăng ký bởi yêu cầu Tài Sản hoặc ngườichịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của Tài Sản

(Xem mẫu đăng ký TSCĐ phần phụ lục- Mẫu số FA-1)

+ Thẻ TSCĐ: mọi TSCĐ trong công ty phải được đính kèm một thẻ có mã số

để quản lý, trừ xe của công ty, nhà cửa và vật kiến trúc, súng bắn điện, xe đẩy tay,các tài sản ngầm dưới đất và TSCĐ vô hình (là những tài sản hoặc có thể quản lýtheo số seri đặc trưng của tài sản và số lượng hoặc không thể gắn thẻ lên được)

Mã TSCĐ được quy định gồm 9 ký tự : A- AAA- 0000- 0

Trong đó, ký tự đầu tiên chỉ loại tài sản, được quy định như sau:

Trang 39

A 2112100 Nhà cửa

D 2114000 Xe cộ (xe văn phòng, xe tải và xe đưa đón nhân viên

Ngày đăng: 24/03/2015, 13:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Hoạt động kinh doanh của công ty - Hạch toán Tài Sản Cố Định tại công ty Toyota Việt Nam
Sơ đồ 1.1 Hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 8)
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty - Hạch toán Tài Sản Cố Định tại công ty Toyota Việt Nam
Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty (Trang 11)
Sơ đồ 1.3: Mô tả bộ máy quản lý - Hạch toán Tài Sản Cố Định tại công ty Toyota Việt Nam
Sơ đồ 1.3 Mô tả bộ máy quản lý (Trang 16)
Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán Công ty ô tô Toyota Việt Nam Thực hiện trên ứng dụng Oracle - Hạch toán Tài Sản Cố Định tại công ty Toyota Việt Nam
Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán Công ty ô tô Toyota Việt Nam Thực hiện trên ứng dụng Oracle (Trang 27)
Biểu 2.7. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Hạch toán Tài Sản Cố Định tại công ty Toyota Việt Nam
i ểu 2.7. Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w