Bởi các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp có hiệu quả nội dung Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7” Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi t
Trang 1ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Tích hợp có hiệu quả nội dung Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
trong môn Sinh học 7”
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Lý do chọn đề tài:
1 1.Cơ sở lí luận:
Môi trường là một vấn đề khoa học đa ngành, không chỉ phục vụ nghiên cứu mà còn rất cần thiết cho con người Chúng ta phải hiểu đầy đủ cơ sở khoa học của nó, để bảo vệ và
xử lý các vấn đề môi trường (ô nhiễm, biến đổi khí hậu,…) một cách khoa học, văn minh
Bởi lẽ trái đất là cái nôi sinh thành và phát triển về mọi mặt của con người Hiện nay, sự
phát triển về kinh tế kéo theo hậu quả là trái đất ấm lên, ô nhiễm môi trường sống và phá huỷ sinh cảnh tự nhiên Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đều do con người Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cũng như trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ là
điều cấp thiết Bởi các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tích hợp có hiệu quả nội dung Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7”
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo dục bảo vệ môi trường
và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông” (trích
điều 107 luật bảo vệ môi trường)
Trang 2Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nghị quyết xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ
trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của
hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”
Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục
tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và ch ủ trương chính
sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo vệ môi trường”.
Từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, bộ trưởng Bộ giáo
dục và đào tạo đã ra chỉ thị “về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” chỉ
thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học, xây dựng mô hình trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền…
1 2 Cơ sở thực tiễn:
Ở Việt Nam cũng giống như những nước đang phát triển khác, có một thực tế đáng buồn đang diễn ra xung quanh chúng ta đó là: Cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có
Trang 3những diễn biến phức tạp Ở nông thôn cũng như thành thị, miền núi cũng như miền biển, nước và không khí đều bị đe dọa về sự ô nhiễm Theo các nguồn tài liệu của các tổ chức bảo
vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước và 40% bãi biển đã bị ô nhiễm, huỷ hoại về môi trường Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gen động thực vật đang có chiều hướng gia tăng Ô nhiễm môi trường ở nước ta thực sự đang là một vấn đề đáng báo động
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường,
ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học 7 là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường Các em phải
ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ môi trường sống phải từ các hoạt động bình thường, ngay trong lớp học, giờ chơi, lúc nghỉ ngơi, sinh hoạt trong gia đình, nơi công cộng Xa hơn nữa lúc làm việc trên đồng ruộng, trong nhà máy công sở, trường học Và có khả năng cải tạo môi trường xung quanh bằng những việc làm đơn giản mà hiệu quả, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới mẻ về bảo vệ môi trường trong học sinh và cả gia đình các em và cộng đồng
Giáo dục bảo vệ môi trường giúp học sinh hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên;
Trang 4nhận thức được yù nghĩa tầm quan trong của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế
Khi đã có những hiểu biết cần thiết sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, tích hợp với việc sử dụng hợp lí
và khôn ngoan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại địa phương Góp phần thiết thực vào việc cải tạo môi trường tại địa phương Ninh Phú
1 3 Phạm vi nghiên cứu:
Nội dụng môn sinh học lớp 7, đặc biệt là những bài có nội dung yêu cầu lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
1 4 Mục đích nghiên cứu:
Giúp học sinh có ý thức góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường Tìm ra giải pháp tối ưu trong giảng dạy bài Sinh học 7 có lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
1 5 Tính khoa học và thực tế:
Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7 là tương đối dễ áp dụng vì ngày nay hình thức tuyên truyền, hình ảnh, phương tiện thông tin phong phú Hơn nữa giáo viên cũng dễ dàng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và những thành tựu khoa học vào giảng dạy
II NỘI DUNG:
1 Thực trạng môi trường và giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7 tại Trường THCS Quang Trung:
1.1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và chính quyền địa phương về môi
trường trong trường học, chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được nhà trường
Trang 5thực hiện trong nhiều năm qua Phong trào xây dựng trường học, lớp học thân thiện, học sinh tích cực, cơ quan văn hóa đang được đẩy mạnh và có hiệu quả tại đơn vị
Ngoài môn Sinh học, còn có Địa lý, Hóa học, Giáo dục công dân, Vật lý cũng có chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường Bên cạnh đó còn có sự quan tâm chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn của lãnh đạo nhà trường
Những nội dung về bảo vệ môi trường đã được nhà trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp Nhìn chung lực lượng tham gia là cả Thầy, trò và cả cộng đồng xã hội nên đây là điều kiện giúp cho kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường thành công
1.2 Khó khăn:
Hầu hết học sinh là con em vùng đồng bào nghèo, điều kiện kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn, ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao Bên cạng đó ở trường học thì khu vực vệ sinh, bãi rác gần phòng học, khu vực rửa tay xa khu vệ sinh Đồ dùng dạy học của môn giáo dục môi trường hầu như không có, mà chủ yếu là do tự làm nên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy
Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh, khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả
Trường học gần khu dân cư, quá trình chăn thả gia súc làm ảnh hưởng đến môi trường và khi ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân gần trường học ( rác nhiều ở chân cầu, cống) và nơi học sinh sinh sống còn hạn chế nên ảnh hưởng phần nào đến môi trường trường học
2 Nội dung, phương thức, biện pháp thực hiện:
2.1 Nội dung:
Trên cơ sở những hướng dẫn tích hợp của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo về nội dung, giáo viên lựa chọn hình thức phù hợp nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu:
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của tiết học Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương
Trang 6- Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ mơi trường phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh cĩ thể tham gia cĩ hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ mơi trường của địa phương phù hợp với độ tuổi
- Phương pháp giáo dục bảo vệ mơi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào các quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện các vấn đề mơi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên
- Vận dụng cơ hội để giáo dục bảo vệ mơi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của mơn học, tính logic của nội dung, khơng làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của tiết học
2.2 Phương thức tích hợp:
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ tồn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ
- Mức độ tồn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phải phù hợp hồn tồn với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ mơi trường
- Mức độ bộ phận: Chỉ cĩ một phần bài học cĩ mục tiêu và nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường
- Mức đ liên hộ liên hệ ệ: Cĩ điều kiện liên hệ một cách logic
2.3 Những nội dung đã thực hiện lồng ghép và mang lại hiệu quả:
Khi dạy bài 2: Phân biệt động vật với thực vật Đặc điểm chung của động vật Ở mục IV.
Vai trị của động vật, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về động vật cĩ ích cĩ vai trị quan trọng đối với tự nhiên và con người (cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, dùng làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong giải trí , thể thao ) Tuy nhiên một số loại cĩ hại truyền
Trang 7bệnh :trùng sốt rét, trùng kiết lị, muỗi, rận, rệp từ đó hạn chế môi trường phát sinh của động vật có hại, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng để đảm bảo sức khoẻ cho con người, học sinh hiểu được liên quan giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
Khi dạy bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét Ở mục 3.(II).Bệnh sốt rét ở nước ta, giáo
viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường,
vệ sinh cá nhân, diệt muỗi, ăn uống hợp vệ sinh, tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh chung
Khi dạy bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiến của Động vật nguyên sinh Phần
II.Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh Từ giá trị thực tiễn của động vật nguyên sinh giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường nước nói riêng và
ô nhiễm môi trường nói chung
Khi dạy bài 11 Sán lá gan Mục 2 (III).Vòng đời của sán lá gan, giáo dục cho học sinh ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, phòng chống giun sán kí sinh cho con người và vật nuôi Uống thuốc tẩy giun theo định kỳ
Khi dạy bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp Ở mục I.
Một số giun dẹp khác, giáo viên giáo dục học sinh cần ăn chín, uống sôi, tắm rửa nơi có nguồn nươc sạch, không ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của giun sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của con người Cần giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống Uống thuốc tẩy giun theo định kỳ
Khi dạy bài 13 Giun đũa Ở mục 2 (IV).Vòng đời của Giun đũa, giáo viên giới thiệu H
13.3 và H13.4 và giảng giải giun đũa kí sinh trong ruột người, trứng giun đi vào cơ thể qua con đường ăn uống, giáo dục ý thức vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân khi ăn uống để tránh các bệnh về giun sán kí sinh Uống thuốc tẩy giun theo định kỳ
Khi dạy bài 14 Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn Ở mục I.
Một số giun tròn khác, giáo viên giới thiệu hình ảnh của một số giun tròn (giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ ) Hầu hết giun tròn sống kí sinh và gây nhiều tác hại ở người, động vật, thực vật từ đó hình thành ý thức học sinh cần giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân Uống thuốc tẩy giun theo định kỳ
Khi dạy bài 15 Giun đất Mục “Em có biết”, giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục này và
dùng phương pháp thuyết trình để giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích , đặc biệt là giun đất đã làm tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất thông qua hoạt động sống của chúng từ đó
Trang 8học sinh có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun đất làm thức ăn
Khi dạy bài 21 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm Mục II.Vai trò của
thân mềm, thông qua bảng 2/tr 72 sau khi học sinh tìm tên đại diện của thân mềm, giáo viên giáo dục thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (phân hủy thức ăn, là mắt xích trong chuỗi thức ăn) và đời sống con người (làm thực phẩm, làm sạch môi trường nước ) nên cần phải sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm, đồng thời giáo dục học sinh có ý thức bảo
vệ chúng
Khi dạy bài 24 Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác Mục II.Vai trò thực tiễn, yêu cầu
học sinh tìm đại diện các động vật thuộc lớp giáp xác có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: làm thực phẩm, cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ chúng
Khi dạy bài 25 Nhện và đa dạng của lớp Hình nhện Mục II Sự đa dạng của hình lớp
nhện, Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng của lớp hình nhện (đối với loài có lợi) trong tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng phát triển bằng cách bảo vệ môi trường sống
Khi dạy bài 27 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ Mục 2 (II).Vai trò thực tiễn
của sâu bọ, giáo viên giảng giải: Sâu bọ có lợi có vai trò: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng → giáo dục ý thức bảo vệ những loài sâu bộ có lợi và tiêu diệt sâu bọ có hại cho cây trồng
Khi dạy bài 29 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp Mục III.Vai trò thực
tiễn, yêu cầu học sinh tìm tên đại diện có ở địa phương thuộc 3 lớp: Giáp xác, Hình nhện, Sâu bọ và cho biết loài có lợi loài có hại đối với con người và tự nhiên từ đó học sinh thấy được động vật ngành Chân khớp có vai trò: làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng, có vai trò trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái Giáo dục chi học sinh ý thức bảo vệ những loài động vật có ích, tạo điều kiên thuận lợi cho chúng phát triển
Khi dạy bài 34 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Cá Mục III.Vai trò của cá, giáo
viên thông qua thói quen đánh bắt cá ở địa phương để giáo dục học sinh lựa chọn cách đánh bắt cá có lợi cho môi trường và mang lại hiệu quả lâu dài
+ GV: Ở địa phương em người ta thường đánh bắt cá bằng những cách nào?
+ HS: Dùng lưới, dùng nom, dùng nhá, dùng câu, dùng xung điện, dùng thuốc nổ…
Trang 9+ GV: Trong những biện pháp trên, biện pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài, biện pháp nào
có hại cho nhiều loài sinh vật?
+ HS: Dùng lưới, dùng câu… đem lại hiệu quả lâu dài vì như thế ta chỉ bắt một số cá có kích thước nhất định mà không làm tổn hại đến những con khác Do đó chúng có thể sinh sản và duy trì nòi giống Dùng xung điện, dùng thuốc nổ sẽ gây hại cho các loài sinh vật dưới nước, làm chết và lãng phí nguồn lợi cá (do còn nhỏ ta không sử dụng hoặc chìm trong nước ta không bắt được)
+ GV: Như vậy khi đánh bắt cá ta lựa chọn cách nào cho phù hợp?
Trong nội dung này giáo viên cũng có thể hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung? Học sinh sẽ trả lời là bảo vệ môi trường nước, sử dụng các biện pháp khai thác hợp lý
Nghiên cứu mức độ liên quan tới môi trường của mỗi tiết dạy để lựa chọn giải pháp phù hợp Giáo dục môi trường bằng hình thức vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế cuộc sống Từ đó giáo dục học sinh: muốn phát triển nguồn lợi từ cá ta cần phải vệ môi trường nước không bị nhiễm bẩn Cần phải có ý thức bảo vệ các loài cá trong tự nhiên, khuyến cáo mọi người không dùng điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ đánh bắt cá để góp phần bảo tồn các loài
cá, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nước, chú ý gây nuôi các loài cá có giá trị kinh tế
Khi dạy bài 37 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư Mục IV.Vai trò của
lưỡng cư, giáo dục học sinh Lưỡng cư là động vật có ích cho nông nghiệp, là nguồn thực phẩm có giá trị, là vật thí nghiệm trong sinh lí học Nhưng hiện nay một số lượng lớn lưỡng
cư đã bị suy giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiễm bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…Vì thế việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt lưỡng cư bừa bãi là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật
có ích
Khi dạy bài 40 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát Mục IV Vai trò, giáo dục
cho học sinh ý thức bảo vệ các loài bò sát vì đa số bò sát có ích cho nông nghiệp, có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mỹ nghệ,…Vì vậy cần được bảo vệ gây nuôi những loài
bò sát quý
Khi dạy bài 44 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim Mục III.Vai trò của chim Từ
các nguồn lợi do chim mang lại như: Chim ăn các loại sâu bọ, ăn các loài gặm nhấm làm hại
Trang 10nông lâm nghiệp, chim làm cảnh, cung cấp thực phẩm Trong tự nhiên chim giúp cho việc phát tán cây rừng giáo viên giáo dục chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ các loài chim có ích, không săn bắt bừa bãi
Khi dạy bài 51 Đa dạng của lớp Thú – Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng Mục III.
Vai trò của thú, sau khi phân tích vai trò của thú đem lại rất nhiều nguồn lợi cho đời sống con người và trong tự nhiên, với số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là thú hoang dã, điều này đặt ra cho mỗi chúng ta cần có biện pháp bảo vệ thú, bảo
vệ động vật hoang dã, cấm săn bắn buôn bán động vật trái phép, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi những động vật có giá trị kinh tế
Khi dạy bài 55 Tiến hóa về sinh sản Giảng giải sinh sản là quy luật tự nhiên để phát
triển nòi giống, tuỳ theo hình thức sinh sản mà tạo điều kiện thuận lợi để động vật thụ tinh, chăm sóc trứng, chăm sóc con Giáo dục ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản
Khi dạy bài 56 Cây phát sinh giới động vật Giáo viên phân tích và giảng giải cho học
sinh sự phức tạp hóa về cấu tạo của động vật trong qúa trình phát triển lịch sử, gắn liền với
sự chuyển dời đời sống từ nước lên cạn, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi địa chất và khí hậu, một số sinh vật không thích nghi đã bị tuyệt diệt trong cuộc “đấu tranh sinh tồn” và ngay cả dưới tác động của con người Một điều cần chú ý là nhiều loài động vật hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng từ đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ đa dạng sinh học
Khi dạy bài 58 Đa dạng sinh học Mục II Những lợi ích của đa dạng sinh học và mục
III Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh học: nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi nghiêm cấm săn bắt, buôn bắn động vật hoang dã, thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học
Khi dạy bài 59 Biện pháp đấu tranh sinh học Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các biện
pháp đấu tranh sinh học từ đó học sinh thấy được biện pháp đấu tranh sinh học có vai trò tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sinh vật có ích và sức khoẻ con người
Khi dạy bài 60 Động vật quý hiếm Yêu cầu học sinh tìm hiểu 4 cấp độ đe dọa tuyệt
chủng một số loài động vật quý hiếm ở Việt Nam có xu hướng ngày càng giảm sút, từ đó đề