1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam

156 2,6K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, từ năm 2000, việc các kênh truyền hình trả tiền chính thức xuất hiện với sự ra đời của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp đã đánh dấu một bước phát triển mới của tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

-

LÊ MAI HƯƠNG TRÀ

XU HƯỚNG TRUYỀN HÌNH CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ TẠI VIỆT NAM (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên,

Đài Truyền hình Việt Nam)

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ HỌC

Ngành: Báo chí học

Mã ngành : 60.32.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS DƯƠNG XUÂN SƠN

Hà Nội - 2011

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 0

LỜI CẢM ƠN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

4.1 Mục đích 9

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 11

6.1 Ý nghĩa lý luận 11

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 11

7 Cấu trúc của luận văn 12

CHƯƠNG 1: TRUYỀN HÌNH CHUYÊN BIỆT VÀ TRUYỀN HÌNH CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ 13

1 Giới thiệu chung về lịch sử ngành Truyền hình 13

1.1 Định nghĩa 13

1.2 Quá trình hình thành của truyền hình trên thế giới 13

1.3 Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới 14

1.4 Quá trình hình thành truyền hình ở Việt Nam 17

1.5 Quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam 19

1.6 Truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu của xã hội 22

2 Truyền hình chuyên biệt 25

2.1 Truyền hình chuyên biệt là gì? 25

Trang 3

2.3 Xu hướng phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới 29

2.4 Quá trình phát triển của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam 32

3 Truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam 37

3.1 Khán giả trẻ tại Việt Nam 37

3.1.1 Khán giả trẻ - họ là ai? 37

3.1.2 Một số đặc điểm của giới trẻ hiện nay 37

3.2 Sự ra đời tất yếu của kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ 40

3.2.1 Nhu cầu của khán giả trẻ 40

3.2.2 Định hướng của Đảng và Nhà nước 41

3.2.3 Nhu cầu và sự phát triển của truyền hình Việt Nam 43

3.3 Một số kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam 43

3.3.1 VTV6 43

3.3.2 YANTV 44

3.3.3 Yeah1TV 45

3.3.4 ITV 46

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 48

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ (VTV6) 50

1 Giới trẻ va ̀ truyền hình 50

1.1 Mối quan hệ biện chứng 50

1.2 Chương trình và kênh truyền hình dành cho giới trẻ 54

1.2.1 Chương trình truyền hình dành cho giới trẻ 54

1.2.2 Kênh truyền hình dành cho giới trẻ 55

2 Giới thiệu kênh VTV6 56

2.1 Lịch sử ra đời và sứ mệnh 56

2.2 Đối tượng và mục tiêu của kênh VTV6 57

2.3 Các chương trình thường xuyên 60

3 Thực trạng đáp ứng nhu cầu các chương trình truyền hình chuyên biệt cho giới trẻ trên kênh VTV6 75

4 Mức độ ảnh hưởng của các chương trình truyền hình chuyên biệt trên VTV6 đối với giới trẻ 90

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 102

Trang 4

CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ KHUYẾN NGHỊ

ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH

CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ VTV6 104

1 Nghiên cứu nhu cầu của khán giả trẻ 104

2 Xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển lâu dài 106

2.1 Về nội dung 106

2.2Về hình thức thể hiện 108

2.3Chuyên nghiệp hóa lực lượng sản xuất 110

2.4 Đổi mới hệ thống kỹ thuật và công nghệ sản xuất 111

3 Xã hội hóa các chương trình truyền hình trên kênh VTV6 113

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 116

KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

PHỤ LỤC 126

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong xu thế phát triển của xã hội, truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại mang tính toàn cầu Bằng hình ảnh sống động, cộng với việc phát huy mọi khả năng giao tiếp của ngôn ngữ và âm thanh….truyền hình mang lại khả năng giải trí hữu hiệu bên cạnh việc truyền tải thông tin Mặt khác, truyền hình còn trở thành một loại hàng hóa kinh doanh đặc biệt dựa trên cơ sở bán các kênh thông tin giải trí tới người xem Chính vì thế nên ngôn ngữ truyền thông hiện đại trên truyền hình, đặc biệt là truyền hình cáp thay đổi và đi theo xu hướng chuyên biệt hóa về nội dung

Và cũng từ đó, thể loại truyền hình chuyên biệt được xác định và phát triển theo con đường riêng của nó, khác hơn so với các thể loại truyền hình đã ra đời trước đó

Tại Việt Nam, từ năm 2000, việc các kênh truyền hình trả tiền chính thức xuất hiện với sự ra đời của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp

đã đánh dấu một bước phát triển mới của truyền hình Việt Nam trong quá trình hội nhập với xu thế trên của nền kinh tế thế giới

Tính tới thời điểm này, các kênh truyền hình cáp ra đời ngày càng nhiều và chúng thường mang tính chuyên biệt hóa Mỗi kênh có một tiêu chí nhất định, đề cập đến đề tài mà một nhóm đối tượng trong xã hội quan tâm hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin

Trong khi đó Việt Nam được coi là một nước có dân số trẻ, mà đối tượng thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 – 24 tuổi chiếm số lượng khá lớn (khoảng 19% dân số theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục Thống kê) Tuy nhiên, dễ dàng nhận thấy rằng truyền hình chuyên

Trang 6

biệt dành cho giới trẻ ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ và lép vế hơn hẳn về số lượng cũng như sự đầu tư chất lượng so với nhóm các kênh dành cho đối tượng khán giả phổ thông (gia đình, thông tin kinh tế, thời trang, mua sắm, đầu tư, tài chính, thể thao, phim ảnh…) Trong đề án ra mắt của các kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ, đối tượng công chúng trẻ được hướng tới là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 13 đến 24 (mà trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tạm gọi là giới trẻ) Vậy mà trong khi đó các kênh truyền hình dành cho giới trẻ mới chỉ đếm trên đầu ngón tay và vẫn còn gặp nhiều khó khăn để phát triển và theo kịp với nhóm công chúng trẻ của mình Chúng ta mới chỉ có thể kể đến bốn kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam hiện đang khai thác và phát sóng, bao gồm: VTV6 (Đài Truyền hình Việt Nam), YANTV (Công ty cổ phần công nghệ

và Tầm nhìn Yêu Âm Nhạc), Yeah1TV (Công ty cổ phần tập đoàn Đại Sứ Trẻ), ITV (Công ty Truyền hình di động VTCmobile - Tổng công ty Truyền Thông đa phương tiện VTC)

Trong bối cảnh đó, chúng ta có thể thấy có một số vấn đề được đặt ra như sau:

Trước hết, nhu cầu có những kênh truyền hình riêng dành cho giới trẻ đang ngày càng trở nên bức thiết, trong khi đối tượng khán giả trẻ ngày càng khó tính và ưa thích sự đổi mới, luôn luôn muốn được cập nhật thông tin và

xu hướng liên tục

Thứ hai, các chương trình truyền hình chuyên biệt Việt Nam chưa đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của các khán giả: từ khâu nội dung kịch bản, cho tới hình thức thể hiện đều chưa thật sự phong phú và chưa được đầu tư đúng mức

Ba là, sự phát triển như vũ bão của mạng internet và kho dữ liệu khổng

lồ của nó khiến internet trở thành đối thủ lớn nhất của truyền hình, đặc biệt

Trang 7

với đối tượng khán giả trẻ vốn yêu thích công cụ hiện đại này Nó cũng khiến những thông tin từ các chương trình truyền hình trở nên chậm chân hơn, khía cạnh khai thác và tiếp cận trên truyền hình cũng hạn chế hơn Thứ tư, sự phát triển chóng mặt của xã hội và sự toàn cầu hóa, đặc biệt

là về văn hóa khiến cho các chương trình truyền hình dành cho giới trẻ luôn luôn đặt trong tình trạng “báo động đỏ” vì sự so sánh với các kênh tương tự trên thế giới Các kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam luôn bị đánh giá là yếu, kém và lép vế hơn hẳn bạn bè thế giới (ví dụ như kênh Disney Channel của hãng Disney)

Vấn đề cuối, cũng là điều quan trọng nhất, tâm lý, khoảng cách giữa thực tế cuộc sống của giới trẻ với nội dung của những chương trình chuyên biệt dành cho giới trẻ hiện đang phát sóng Bên cạnh đó, khoảng cách tuổi tác cũng như quan điểm giữa những người thực hiện các chương trình này với nhóm khán giả trẻ đang làm cho các kênh truyền hình cho giới trẻ chưa thật sự “trẻ” vì họ thường đưa quan điểm và ý kiến cá nhân của mình áp đặt cho toàn bộ các khán giả trẻ thụ hưởng chương trình

Tóm lại, truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (lứa tuổi từ 13 - 24 tuổi) đóng một vị trí khá quan trọng trong đời sống hiện đại của con người Nó góp một phần lớn làm thay đổi diện mạo, tính chất và thể loại của truyền hình hiện đại, cũng như xu hướng phát triển về văn hóa - giải trí, tâm sinh lý và định hướng tương lai của các khán giả trẻ Việt Nam hiện nay

Với những lý do trên, luận văn này sẽ thảo luận và điều tra Xu hướng

phát triển của chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (dựa trên những khảo sát trên kênh VTV6 từ năm 2008 đến năm 2010)

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Truyền hình là phạm vi đề tài quen thuộc của khá nhiều khóa luận tốt nghiệp cũng như luận văn thạc sỹ của sinh viên, học viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Tuy nhiên, các đề tài thường hướng về góc độ ngôn ngữ sử dụng trong các chương trình truyền

hình khác nhau như: “Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin Thời sự - Đài

truyền hình Việt Nam”, “Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên Huế” “Kinh nghiệm lý luận và thực tiễn về ký chân dung qua chuyên mục Người đương thời của đài truyền hình Việt nam (2001 – 2006)

Riêng về những vấn đề có liên quan tới các chương trình truyền hình

chuyên biệt, đã có 2 khóa luận bàn tới:

1- “Xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình hiện nay

(Khảo sát tại đài PT-TH Hà Tây 2004 – 2006)”

2- “Mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam

hiện nay”

Tuy nhiên, hai khóa luận này thời gian khảo sát đều dừng lại ở thời điểm trước năm 2007 Hơn nữa, góc độ khảo sát khá rộng nên mới chỉ đề cập sơ lược tới việc ứng dụng sản xuất các chương trình truyền hình chuyên biệt, cũng như mối liên quan mật thiết với xu thế phát triển truyền hình chuyên biệt ở Việt Nam Trong khi đó, truyền hình chuyên biệt là phương thức truyền hình tạo ra sự đa dạng kênh, kéo theo sự phong phú và hài lòng trong chọn lựa khi giải trí hay tìm thông tin cụ thể của từng nhóm đối tượng khán giả, nắm bắt được nhu cầu của xã hội Chính sự chuyên nghiệp và không lặp lại trong mỗi kênh chuyên biệt giúp chúng trở thành những lựa chọn không thể thiếu của khán giả, đặc biệt là nhóm công chúng trẻ được coi

là “tương lai” của đất nước

Trang 9

Như vậy, có thể khẳng định rằng, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào tại Việt Nam đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện xu hướng phát triển của chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ hiện nay dưới góc nhìn đa chiều, cũng như xem xét xu thế phát triển của phương thức này trong tương lai

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phần lý thuyết bao gồm những vấn đề về truyền hình nói chung và chương trình truyền hình chuyên biệt nói riêng, cũng như những công cụ hỗ trợ cho việc sản xuất thể loại này dành cho đối tượng là khán giả trẻ (13-24 tuổi)

Phần thực tiễn nghiên cứu các yếu tố chủ quan và khách quan hiện đang tồn tại trong xã hội Việt Nam ảnh hướng tới sự phát triển và sản xuất chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ, so sánh với các kênh truyền hình tương tự trên thế giới Qua đó, đánh giá hiệu quả của xu hướng truyền hình này ở Việt Nam, rút ra kinh nghiệm và đề xuất phương thức để các kênh này tạo được ảnh hưởng tốt đối với các khán giả trẻ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phần nghiên cứu lý thuyết, chúng tôi hệ thống hoá tài liệu từ rất nhiều nguồn: sách trong nước, sách nước ngoài, DVD, các kênh truyền hình truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ, một số trang web chính thức của các hãng truyền hình có thế mạnh về sản xuất các chương trình truyền hình cho nhóm công chúng này Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành tham khảo băng phát sóng của các chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho giới

Trang 10

trẻ hiện đã và đang được đánh giá là thành công và có ảnh hưởng trên thế giới (Disney Channel, 4teen)

Đối với phần nghiên cứu thực tiễn, do điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát tại một trong những đơn vị đang sản xuất các chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho thanh thiếu niên là Ban Thanh thiếu niên VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam trong khoảng thời gian

03 năm (tính từ năm 2008 đến năm 2010) để phục vụ và giải quyết các mục tiêu đã đưa ra

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích

Luận văn tìm ra những nét cơ bản nhất về một số lý luận liên quan đến truyền hình chuyên biệt, sự du nhập của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam, các vấn đề đang tồn tại và ảnh hưởng tới thực trạng quá trình phát triển, cũng như sản xuất các chương trình truyền hình chuyên biệt trong bối cảnh truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay

Bên cạnh đó, luận văn rút ra những kinh nghiệm, giải pháp trong việc đưa ra các chương trình truyền hình chuyên biệt phù hợp hơn với điều kiện vật chất, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta; đưa ra lý do tại sao truyền hình chuyên biệt không đạt được thành công đáng kể tại nước ta và đặc biệt là những giải pháp để nâng cao việc sản xuất và phát triển thể loại này trong ngành truyền hình tại Việt Nam

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn triển khai những nhiệm vụ cụ thể sau:

Trang 11

 Nghiên cứu kỹ các vấn đề lý luận được đặt ra có liên quan đến đề tài

 Đánh giá tổng quan về quá trình phát triển của kênh truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam, cụ thể tại kênh VTV6

 Khảo sát một số nhóm công chúng về hiệu quả của kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ ở nước ta hiện nay

 Tìm hiểu khán giả trẻ tại Việt Nam đang có mức độ quan tâm và không quan tâm đến những gì ở chương trình truyền hình chuyên biệt

 Tìm hiểu những gì khán giả mong đợi từ chương trình truyền hình chuyên biệt Việt Nam

 Đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cùng đưa ra những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của thể loại này tại Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để làm sáng tỏ vấn

đề đã đưa ra:

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dựa trên các nguồn sách trong nước, sách nước ngoài, một số trang web chính thức của các kênh truyền hình chuyên biệt của Việt Nam và trên thế giới

 Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn anket, phỏng vấn sâu

 Phương pháp khảo sát - thống kê: dựa trên những tư liệu tập hợp được từ các kênh truyền hình dành cho giới trẻ ở Việt Nam (đặc biệt là kênh VTV6) và từ bảng hỏi

Trang 12

 Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên kết quả phỏng vấn và tài liệu đã tập hợp được

 Phương pháp so sánh - đánh giá: để thấy được ý nghĩa thực tiễn vấn đề mà luận văn đưa ra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp phần đưa ra những nét cơ bản nhất về các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới sự phát triển, sản xuất chương trình truyền hình chuyên biệt ở Việt Nam hiện nay thông qua thực tiễn tại Đài Truyền hình Việt Nam trong giai đoạn 03 năm (tính từ năm 2008 đến năm 2010); nâng cao chất lượng, hiệu quả và góp phần thu hút khán giả tới với phương thức mới này

Song song với đó, luận văn có thể sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các nhà báo, các bạn sinh viên và những người quan tâm tới

đề tài này

Trang 13

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về truyền hình chuyên biệt và truyền hình

chuyên biệt dành cho giới trẻ

Chương 2: Thực trạng hoạt động của kênh truyền hình chuyên

biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (VTV6)

Chương 3: Những giải pháp phát triển và khuyến nghị để nâng

cao chất lượng của kênh truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ (VTV6)

Trang 14

CHƯƠNG 1: TRUYỀN HÌNH CHUYÊN BIỆT VÀ TRUYỀN

HÌNH CHUYÊN BIỆT DÀNH CHO GIỚI TRẺ

1 Giới thiệu chung về lịch sử ngành Truyền hình

1.1 Định nghĩa

Truyền hình hay tivi là hệ thống viễn thông để phát và nhận sóng radio chứa thông tin thể hiện các hình ảnh chuyển động và âm thanh Trong cuộc sống đời thường, tivi còn được dùng với nghĩa như máy thu hình Từ tivi (television) là một từ ghép, kết hợp từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh "Tele", tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "xa"; trong khi từ "vision", từ tiếng Latin visio, có nghĩa là "nhìn" hay "thấy" Tiếng Anh viết tắt thành TV mà chúng ta đọc là tivi

1.2 Quá trình hình thành của truyền hình trên thế giới

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên năm 1885 Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm Tuy nhiên, phải tới năm

1907, sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực Trong thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử Quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900 Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện

tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự

Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zwoeykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận Các hình chuyển động là không thể,

Trang 15

bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm" Rosing mất tích trong cách mạng Bolshevik năm 1917, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi điện tử, thiết

kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Taylor Farnsworth

1.3 Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới

Truyền hình có mối liên hệ mất thiết với một số loại hình truyền thống hay nghệ thuật khác như phát thanh, điện ảnh…Tuy nhiên, chỉ sau một vài thập kỷ sơ khai, truyền hình đã tiến hành những bước dài và thực sự tách ra khỏi các loại hình khác, trở thành phương tiện truyền thông độc lập

và có sức mạnh to lớn trong việc tạo dựng và định hướng dư luận Việc phát sóng truyền hình đầu tiên ở Mỹ được bắt đầu từ những năm 1930, và truyền hình chỉ thực sự phổ biến từ những năm 1950 Những đài phát thanh như NBC, CBS, ABC… sau khi phát triển thêm hệ thống truyền hình đã thực sự lớn mạnh và trở thành những tập đoàn phát thanh - truyền hình tầm cỡ thế giới

Trên thực tế, sự hình thành và phát triển của truyền hình gắn liền với các sự kiện khoa học - công nghệ cũng như các sự kiện chính trị - xã hội khác Ngay từ đầu những năm 1920, người ta đã chú ý đến truyền hình do họ nhận thức được vai trò của truyền hình trong việc tuyên truyền, quảng bá trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội…có thể điểm qua một vài mốc quan trọng trong niên đại truyền hình như sau.

 1887: Heinrich Hertz (người Đức) chứng minh những tính chất của sóng điện từ

Trang 16

 1890-1895: Edouart Branly (người Pháp), Oliver Lodge (người Anh) và Alexandre Popov (người Nga) hoàn chỉnh điện báo vô tuyến

 1895: Guglielmo Marconi (người Ý) ứng dụng những công trình nghiên cứu về vô tuyến điện

 Tháng 3/1899: Liên lạc vô tuyến quốc tế đầu tiên ra đời ở Anh và Pháp, dài 46 Km

 1923: Vladimir Zworykin (người Nga) phát minh ra ống iconoscop, cho phép biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

 1929: Chương trình phát hình đâu tiên của BBC được thực hiện

từ kết quả nghiên cứu của John Baird về quét cơ học

 Tháng 4/1931: Chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp dựa trên những nghiên cứu của René Barthélemy

 1934: Vladimir Zworykin hoàn chỉnh nghiên cứu về iconoscop

và bắt đầu ứng dụng vào việc xây dựng và phát sóng truyền hình

 1935: Pháp đặt máy phát trên tháp Eiffel

 1936: Thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn

 1939: Truyền hình Liên Xô phát đều đặn hàng ngày

 1941: Mỹ chấp nhận 525 dòng quét với bộ phân giải của mình Trong và sau chiến tranh thế giới thứ II: Các cường quốc chạy đua gay gắt để phát các chương trình truyền hình nhằm vận động nhân dân ủng hộ các chiến lược quân sự và kinh tế của mình

Trang 17

 1948: Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét, kết quả nghiên cứu của Henri de France

 1954: Đài RTF phát những buổi tryền hình đầu tiên bằng điều biến tần số

 1956: Hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trên băng từ)

 Tháng 10/1960 truyền hình trực tiếp cuộc tranh luận trên kênh truyền hình giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ: Richard Nixon và John Kennedey

 1964: Vệ tinh đĩa tĩnh đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên Early Bird

 1965: Diễn ra cuộc chiến về các chuẩn truyền hình màu SECAM (Pháp) và PAL (Đức) tại Châu Âu

 Tháng 10/1967: Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên

 1992: Truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực

Hiện nay trên thế giới có các loại truyền hình sau:

 Truyền hình quảng bá: được phát sóng lên không trung chỉ cần

có máy thu hình (tivi) và ăng ten là xem được ở Việt Nam, truyền hình quảng bá đồng nghĩa với truyền hình annalog

Trang 18

 Truyền hình kỹ thuật số: ứng dụng kỹ thuật số vào việc thu, phát truyền hình

 Truyền hình trực tuyến: truyền hình thu và phát trực tiếp thông qua mạng truyền internet và được xem qua các trang web có liên kết với kênh truyền hình

 Truyền hình công nghệ độ phân giải cao: là dịch vụ truyền hình

có độ phân giải cao (High Definition TV –full HD ) với độ phân giải cao nhất tính đến thời điểm năm 2008 là 1.920 × 1.080 pixel

đã được một số kênh truyền hình trên thế giới phát song song Như vậy, có thể thấy, lịch sử phát triển của truyền hình luôn nằm trong

và cùng song hành với lịch sử tiến bộ nhân loại Truyền hình ngày một lớn mạnh lớn là do nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao, khoa học

kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được giao lưu quốc tế

Chính bản thân các vấn đề sự kiện chính trị, xã hội cũng góp phần thúc đẩy truyền hình phải tự phát triển và phát huy hơn nữa những ưu thế của mình, từ đó dần tạo nên những đặc trưng riêng biệt mang tính loại hình trong

hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay Được thiết kế với những màn ảnh rộng áp dụng kỹ thuật hình ảnh 1125 dòng quét ngang thay cho máy thu hình truyền thống chỉ 525 hoặc 625 dòng quét

1.4 Quá trình hình thành truyền hình ở Việt Nam

Sự hình thành của truyền hình Việt Nam được đánh dấu mốc quan trọng với sự kiện ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được phát sóng Chương trình này do Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện

Trang 19

Trước đó, ngày 4/1/1968, phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã ký quyết định số 01/TTG-VP cho phép tổng cục thông tin (trực thuộc Chính Phủ) thành lập “Xưởng phim vô tuyến truyền hình Việt Nam” Đây là một xưởng phim nhựa 16 ly, có nhiệm vụ làm phim thời sự tài liệu truyền hình gửi ra nước ngoài nhờ đài truyền hình các nước xã hội chủ nghĩa phát trên sóng của

họ để tuyên truyền đối ngoại, đồng thời hướng dẫn và hợp tác với các đoàn làm phim vô tuyến truyền hình nước ngoài đến quay phim ở Việt Nam Năm 1971, Chính Phủ đã quyết định chuyển xưởng phim vô tuyến truyền hình tử tổng cục thông tin sang Đài tiếng nói Việt Nam, tăng cường cho truyền hình một đội ngũ làm phim thời sự tài liệu có kinh nghiệm thực

tế và có một số vốn tư liệu quý

Giữa năm 1966, Mỹ đưa truyền hình vào miền Nam Khi nhận được thông tin này, bộ biên tập và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Đài tiếng nói Việt Nam quyết tâm lao vào cuộc đua chuẩn bị cho được truyền hình để có thể tiếp quản và điều hành các Đài truyền hình miền Nam ngay sau khi giải phóng Nhiều đoàn cán bộ, kỹ thuật viên được gửi ra nước ngoài học truyền hình Sau một thời gian dài nỗ lực của cả một đội ngũ đông đảo cán bộ, kỹ thuật viên, ngày 7/9/1970 chương trình truyền hình đầu tiên được tổ chức trong phòng thu nhạc lớn, thường gọi là Studio M, của Đài tiếng nói Việt Nam tại trụ sở 58 Quán Sứ Chương trình gồm 15 phút tin tức do phát thanh viên trực tiếp đọc trên micro và 45 phút ca nhạc

Sau một thời gian làm thử, tối 30 tết Tân Hợi (27/1/1971), nhân dân Thủ đô Hà Nội được xem chương trình truyền hình đầu tiên Chương trình ra mắt khán giả Thủ đô lần đầu tiên, lại là đêm 30 tết nên khá phong phú: 30 phút thời sự trong nước và quốc tế do các phát thanh viên nam nữ thay nhau đọc trước micro, thu vào camera điện tử chuyển thẳng lên sóng, chương trình ca nhạc 30 phút dùng phương pháp playback; chương trình phim

Trang 20

truyện, phim tài liệu được chiếu lên tường, dùng camera điện tử thu lại và phát lên sóng qua máy phát

Như vậy, ngay từ những chương trình truyền hình thử nghiệm cũng như chương trình phát sóng phục vụ nhân dân đầu tiên, truyền hình Việt Nam đã dùng hình thức phát trực tiếp là do những hạn chế về mặt thiết bị kỹ thuật Lúc đó chúng ta chưa có máy ghi hình dùng băng từ và cũng chưa có telecine (máy chiếu phim truyền hình)

Sau khi thử nghiệm phát sóng thành công, chương trình thử nghiệm được phát hai tối mỗi tuần, mỗi tối 2h30' rồi tăng lên ba tối, bốn tối một tuần Kéo dài đến tháng 4 năm 1972 khi Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không gian đánh phá ác liệt vào Hà Nội Trong thời gian này các phóng viên, biên tập viên của Đài truyền hình vẫn tiếp tục làm việc nhằm ghi lại những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của quân và dân Thủ đô Những bộ

phim tài liệu được thực hiện trong thời gian này như: Hà Nội - Điện Biên

Phủ, Hà Nội 5 ngày đọ sức, Tiếng Trống Trường đã giành được nhiều giải

thưởng Bông Sen Bạc quốc tế và trong nước

Sau khi hiệp định Pari được ký kết, các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam lại được tiếp tục phát sóng Các chương trình của đài lần lượt được ra mắt công chúng như: Vì an ninh Tổ quốc (27.1.1973) (Buổi phát sóng đầu tiên của chương trình này là tối 16-8-1972), Câu lạc bộ nghệ thuật (21.2.1976) văn hoá xã hội (21.3.1976) Quân đội nhân dân (24-4-1976), thể dục thể thao (26.5.1976), Kinh tế (9.5.1976) Tới khi chuyển về trung tâm truyền hình Giảng Võ, từ 16/6/1976 mới phát chính thức hàng ngày

1.5 Quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam và là đài phủ sóng toàn quốc duy nhất tại Việt Nam

Trang 21

Đài được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1970 từ 1 ban biên tập thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam Năm 1976, Đài tách khỏi Đài Tiếng Nói Việt Nam

và chuyển trụ sở sang khu vực Giảng Võ hiện nay Đài chính thức được đặt

tên là Đài Truyền Hình Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1987 và bắt đầu

từ đó Đài trở thành Đài Truyền hình Quốc gia Về cơ chế quản lý, Đài Truyền hình Việt Nam là một tổ chức thuộc chính phủ hoạt động bằng ngân sách nhà nước Đài trực thuộc quản lý trực tiếp của Chính phủ Về chức năng, với vai trò là một tổ chức thông tin, truyền thông hàng đầu ở Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam luôn giữ vai trò tích cực trên mặt trận tư tưởng văn hoá quốc gia thông qua việc tuyên truyền thông tin tới mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước và kiều bào tại nước ngoài, cung cấp các chương trình khoa học giáo dục và các chương trình giải trí cho các nhóm khán giả Bên cạnh đó, Đài còn là một kênh giao lưu hiệu quả cho hơn 50 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam cũng như giữa Việt Nam và thế giới Trong suốt thập kỷ qua, VTV đã phát triển nhiều dịch vụ đa dạng từ phát sóng truyền hình tới các lĩnh vực khác như sản xuất phim, Pay-TV, dịch vụ Internet, phát hành tạp chí Đài đã chứng minh được ảnh hưởng ngày càng tăng của mình tới đời sống tinh thần, văn hoá và giải trí của người Việt Nam

Ngày 16/6/1976 việc khai thác sóng chuyển từ 58 Quán Sứ về trung tâm Giảng Võ Tại đây đã có một trung tâm hoàn chỉnh với 3 trường quay (S1, S2, S3), tổng khống chế (master control room), máy phát 1kW kênh 6

và cột ăngten cao 60m

Năm 1976, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm phát hình màu Một năm sau, 1977, Đài truyền hình Trung ương cũng bắt đầu phát thử nghiệm truyền hình màu vào các sáng Chủ nhật Từ giữa năm 1980, khi Đài Hoa sen đi vào hoạt động, chương trình phát sóng của Đài truyền

Trang 22

hình Trung ương xen kẽ lúc có màu, lúc không do sử dụng nhiều chương trình màu thu từ Đài Hoa sen

Ngày 1/8/1986, Đài truyền hình Trung ương chuyển hẳn sang phát màu

hệ SECAM 3b bằng các thiết bị chuyên dùng, từ bỏ hoàn toàn truyền hình đen trắng Sở dĩ chúng ta chọn hệ màu SECAM 3b vì đây là hệ màu được Liên Xô và phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa sử dụng

Bắt đầu từ ngày 1/1/1991, hệ truyền hình màu của Đài truyền hình Việt Nam chuyển từ hệ SECAM 3b sang phát bằng hệ PAL/D/K Sự thay đổi này

là đúng đắn và kịp thời, định hướng thống nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành trong những năm sau đó và thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới

Ngày 30/1/1991, Chính phủ ra quyết định số 26/CP giao cho Tổng cục bưu điện thuê vệ tinh Intesputnik truyền dẫn tín hiệu phát thanh truyền hình năm 1991 Tết âm lịch Tân Mùi (đầu năm 1991) bắt đầu truyền chính thức bằng cách phủ sóng qua vệ tinh chương trình truyền hình quốc gia cho các đài địa phương

Ngày 31/3/1998, Đài truyền hình Việt Nam chính thức tách kênh VTV1, VTV2, VTV3 Đây là một bước nhảy vọt của Đài truyền hình Việt Nam về cả nội dung chương trình lẫn thời lượng phát sóng VTV1 lấy nội dung trọng tâm là chính trị - kinh tế - xã hội với thời lượng 11,5h/ngày trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh VTV2 chú trọng phần khoa học - giáo dục, phát sóng 13h/ngày trên kênh 9 và phủ sóng qua vệ tinh VTV3 là kênh giải trí - văn hoá thể thao, kinh tế, thời lượng 12h/ngày trên kênh 22 UHF và cũng được phủ sóng qua vệ sinh Ngoài ra, đài truyền hình Việt Nam còn có chương trình MMDS (9 kênh) và chương trình VTV4 dành cho cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, phát sóng qua vệ sinh, 4 giờ/ngày Từ 10-12-2002 kênh VTV5 truyền hình tiếng dân tộc thiểu số của Trung ương

Trang 23

đã phát chính thức qua vệ tinh 3 lần/tuần và phát các 3 lần/tuần với thời lượng 2 giờ để các đài địa phương thu lại và phát sóng phục vụ đồng bào vào thời lượng thích hợp

Hiện nay, tại các tỉnh và thành phố trên nước ta đều có các đài Phát thanh và Truyền hình của tỉnh, phủ sóng khắp mọi miền đất nước Cùng với

sự phát triển của công nghệ mới, các kênh dịch vụ truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh cũng đang phát triển và không ngừng mở rộng, làm cho truyền hình tại Việt Nam ngày một đa dạng về chất lượng, phong phú về số lượng

1.6 Truyền hình với việc đáp ứng nhu cầu của xã hội

Con người từ khi sinh ra luôn có mong muốn nắm bắt và nhận thức thế giới xung quanh Báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin và giao tiếp

Với các loại hình báo chí như: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng nhân loại thực sự đang sở hữu các phương tiện giúp nâng cao nhận thức một cách có hiệu quả Khi các hình báo chí hình thành và phát triển phong phú, chính nó đang tạo ra sự cạnh tranh lẫn nhau về công chúng Công chúng vừa là nguồn nuôi dưỡng báo chí phát triển (cả về vật chất lẫn

đề tài), vừa là thành phần đánh giá, thẩm định và loại trừ báo chí Thực tế đã chứng minh, hiện nay công chúng truyền hình chiếm số đông so với các loại hình báo chí khác Đồng nghĩa với việc đó là nhà đài nếu muốn chiếm lĩnh

số đông công chúng sẽ phải quan tâm thường xuyên hơn đến nhu cầu tiếp nhận, điều kiện tiếp nhận của khán giả

Khó có thể hình dung hết được sức mạnh của truyền hình đối với xã hội hiệu quả trực tiếp mà truyền hình tạo ra là dư luận xã hội, nó tạo thành sức mạnh tinh thần và vật chất trong đời sống Dư luận xã hội là thái độ

Trang 24

phản ứng của đời sống xã hội đối với các sự kiện, hiện tượng, các nhân vật

có ảnh hưởng đối với tất cả những gì đang làm nên lịch sử hiện thời Tính chất của dư luận xã hội phụ thuộc vào tính chất đúng đắn chính xác của các

sự kiện, vấn đề, những quan điểm, hành động của nhân vật trong xã hội Truyền hình có khả năng tạo dựng dư luận xã hội nhanh hơn cả vì nó tác động ngay tới niềm tin của công chúng vào các thông tin mà họ nhìn thấy Khi chiếm lĩnh được niềm tin, truyền hình sẽ dễ dàng lay động tình cảm, hành động của các cá nhân và kích thích hiệu ứng lây lan về tình cảm Bởi vậy, chúng ta thấy phản ứng của xã hội đối với thông tin trên truyền hình khá rõ ràng: Ví dụ tác phẩm phản ánh một bảo mẫu ở trường Mầm non tư thục đánh đập, hành hạ các bé một cách tàn nhẫn Những hình ảnh đó đã tác động đến tình cảm của công chúng truyền hình và nó nhanh chóng tạo ra một làn sóng dư luận xã hội về vấn đề này Các cơ quan chức năng phải nhập cuộc ngay để thanh lọc các trường tư thục kém chất lượng Các bậc phụ huynh có cơ hội nhìn nhận sự thật về nơi mình gửi gắm con cái và đề cao cảnh giác (Thực tế, cho đến khi tác phẩm được phát sóng, chính cha mẹ các bé cũng không hề biết về sự việc này) Nhờ có những hình ảnh thật được phát sóng như một minh chính rõ ràng nhờ đó quyền lợi của các bé được đảm bảo hơn khi đến lớp Đây là tác phẩm tiêu biểu, minh chứng cho sức mạnh và vai trò quan trọng của truyền hình với nhận thức của công chúng Công chúng nhận định: phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa và báo in bình luận, hiện nay báo mạng đang thể hiện sự tích hợp đa phương tiện để thể hiện các chức năng của những loại hình báo chí khác Truyền hình đã và đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất Có thể nhận thấy, nhiều chương trình truyền hình hiện nay có tính thực tế cao như:

Sức sống mới phát vao 11 giờ trưa các ngày trong tuần dành cho công chúng

cách chế biến món ăn ngon, cách chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ, cách

bài trí nhà đẹp; Sức khỏe cho mọi người phát sóng vào 6 giờ 30 sáng thứ tư

Trang 25

và thứ sáu trên kênh VTV2…Khi công chúng có niềm tin vào các thông tin trên truyền hình, nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của họ trong đời sống thực tiễn Những thông tin mang tính định hướng về một vấn

đề nào đó rất có ý nghĩa với công chúng Công chúng có thể điều chỉnh hành

vi của họ cho phù hợp với thực tiễn nhờ có những nhận định đúng đắn từ truyền hình

Xác định được điều này, bất kỳ quốc gia nào cũng cố gắng quản lý và

sử dụng truyền hình như một phương tiện hữu hiệu nhằm định hướng, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng nhận thức của nhân dân về tất cả các lĩnh vực Đảng và Nhà nước ta yêu cầu truyền hình phải luôn coi trọng việc giáo dục và định hướng nhằm nâng cao kiến thức, tư tưởng, hành động cho công chúng xem truyền hình nói riêng, toàn thể nhân dân nói chung thông qua làn sóng dư luận Như chúng ta đã thấy, tất cả các chương trình trên truyền hình hiện nay đều mang tính định hướng và giáo dục, ngay cả các chương trình

giải trí cũng không bỏ qua yếu tố này Ví dụ: chương trình Trò chơi âm nhạc

phát sóng lúc 20 giờ thứ 6 hàng tuần (giải trí và nâng cao kiến thức về âm nhạc – một loại hình nghệ thuật của nhân loại.)

Các loại hình báo chí lần lượt ra đời là do nhu cầu của xã hội Nhu cầu của con người là vô hạn, vì vậy mà truyền hình cũng như các loại hình báo chí khác muốn phát triển thì phải thỏa mãn họ Các nhóm công chúng trong

xã hội luôn muốn nhận được nhiều thông tin hơn nữa, song mỗi nhóm công chúng lại có điểm khác biệt về nhu cầu cho nên cách tốt nhất đối với truyền hình là xây dựng các kênh truyền hình chuyên đối tượng Hiện nay, VTV4, VTV5,VTV9 có thể được coi là kênh truyền hình chuyên biệt về đối tượng ở Việt Nam Đến tháng 4 năm 2007, VTV6 ra đời đã bổ sung thêm một kênh truyền hình mới cho nhóm công chúng đặc biệt của xã hội: đó là lực lượng thanh thiếu niên

Trang 26

Đáp ứng nhu cầu của công chúng là động lực để truyền hình phát triển trong tương lai Phát triển cả về số lượng kênh truyền tải thông tin lẫn tính chuyên đối tượng, chuyên thông tin theo nhu cầu là xu hướng phát triển mà các đài truyền hình trên thế giới đều hướng tới Truyền hình Việt Nam đang từng bước phát triển hệ thống trên toàn quốc, tạo lực cạnh tranh mạnh mẽ về công chúng đối với các loại hình báo chí khác và các Đài truyền hình hiện

2 Truyền hình chuyên biệt

2.1 Truyền hình chuyên biệt là gì?

Hiện nay, trong các sách báo và tài liệu của Việt Nam chưa có một định nghĩa khái quát nào cho khái niệm truyền hình chuyên biệt Theo nhóm các tác giả Albert, Pierre et Tudesq, André-Jean, thể loại dịch vụ truyền hình dành riêng cho một nhóm công chúng nào đó (phân chia theo đặc điểm của khán giả với tiêu chí về lứa tuổi, giới tính, khu vực…) hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực thì tạm được gọi là truyền hình chuyên biệt

Thực tế, cùng với thời gian và sự phát triển không ngừng của ngành truyền hình Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các kênh truyền hình cáp ra đời ngày càng nhiều Các kênh chương trình này thực sự được xây dựng chuyên nghiệp và chúng thường mang tính chuyên biệt hóa Mỗi kênh có một tiêu chí nhất định, đề cập đến đề tài mà một nhóm đối tượng trong xã hội quan tâm hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin

Sự chuyên biệt về nội dung chương trình tạo sự sâu sắc, hấp dẫn, phù hợp với người xem Sự chuyên biệt này tạo sự đa dạng kênh kéo theo sự phong phú và hài lòng trong chọn lựa khi giải trí hay tìm thông tin cụ thể của khán giả Đồng thời đây là một chiến lược phát triển thương mại hiệu quả của

Trang 27

các đài truyền hình, bởi lợi nhuận luôn đi kèm với sự mới lạ, cuốn hút của chương trình

Đưa cả thế giới tới ngôi nhà của ba ̣n là mục đích quan tro ̣ng của truyền hình Mỗi kênh truyền chương trình như mô ̣t cửa sổ hé mở cho người xem những chân trời mới la ̣ , giúp họ tìm thấy những yêu thương - giâ ̣n hờn của quy luâ ̣t tình cảm ; thấy những khả năng không cùng trong khám phá thế giới của con người Lựa cho ̣n kênh chuyên biê ̣t yêu thích c òn chính là lựa chọn thông minh giúp khán giả tìm thấy hình thức giải trí hữu hiê ̣u giảm bớt căng thẳng, lấy la ̣i căng thẳng cho cuô ̣c sống Tất cả điều đó cho thấy truyền hình nói chung và truyền hình chuyên biệt nói riên g đóng mô ̣t vi ̣ trí khá quan tro ̣ng trong đời sống hiê ̣n đa ̣i của con người

Qua những phân tích trên , tác giả xin đưa ra khái niệm “truyền hình

chuyên biệt” như sau: là một hình thức truyền hình được xây dựng chuyên

nghiệp được phát sóng trên truyền hình có nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định (âm nhạc, thể thao, tài chính…) hoặc có nội dung chỉ dành cho một nhóm đối tượng khán giả mục tiêu (có những đặc điểm chung về lứa tuổi, giới tính, địa lý ) nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất n hu cầu của công chúng xem truyền hình

2.2 Lịch sử phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới

Truyền hình chuyên biệt trên thế giới được biết đến với sự mở đầu của HBO (viết tắt của Home Box Office), thuộc tập đoàn truyền thông giải trí nổi tiếng của Mỹ -Time Warner, có trụ sở tại New York, ra đời vào ngày 8 tháng 11 năm 1972, tiền thân là kênh "The Green Channel", do Charles Dolan xây dựng Tuy nhiên, lúc mới ra đời, lượng khán giả của HBO khá thấp Điều này khiến cho ông chủ đầu tiên của kênh này - Dolan bị phá sản HBO rơi vào tay đối tác truyền thông của Dolan - Time Life năm 1973 Bắt

Trang 28

đầu từ ông chủ mới này, kênh HBO phát triển mạnh mẽ và trở thành kênh truyền hình thu phí phát triển nhanh nhất nước Mỹ ở thời điểm đó

Hiện nay, hệ thống các kênh của HBO bao gồm 7 kênh hỗn hợp: HBO, HBO 2, HBO Family, HBO Comedy, HBO Latino, HBO Signature, HBO Zone và một kênh dịch vụ phim theo yêu cầu trên truyền hình HBO on Demand

Hơn 30 năm kinh nghiệm với 57 triệu thuê bao trên toàn thế giới, HBO được xem là cánh chim đầu đàn trong danh sách vô số các kênh phim trên toàn thế giới HBO thu hút khán giả bằng chiêu thức "3 nhất": hay nhất - mới nhất - và độc nhất bằng những bộ phim ăn khách nhất nhờ có những hợp đồng phân phối độc quyền phim của các hãng sản xuất nổi tiếng nhất thế giới như Columbia Tristar, DreamWorks, Paramount, Universal, Warner Bros và từ các hãng phân phối độc lập như Castle Rock, Franchise, Morgan Creek, New Line, Screen Gems, Studio Canal và Village Roadshow

HBO được coi là anh cả trong số các kênh phim thu phí trên toàn thế giới với trên 50 triệu thuê bao, hiện nay đã đang phủ sóng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam

Một trong những kênh truyền hình chuyên biệt đầu tiên trên thế giới khác được biết đến là ESPN (Hoa Kỳ) viết tắt của Entertainment and Sports Programming Network, kênh truyền hình chuyên về thể thao ra đời từ năm

1979, phát sóng 24h/ngày ESPN đã mang tới những phút thư giãn với chương trình thể thao hấp dẫn sôi động trên toàn thế giới Với hơn 5.000 giờ phát sóng trực tiếp mỗi năm, ESPN truyền tải hơn 65 sự kiện thể thao lớn trên toàn thế giới bao gồm bốn giải đấu thể thao chuyên nghiệp có tiếng: MLB (Major League Baseball – bóng chày), NBA (National Basketball – bóng rổ), NFL (National Football League – bóng bầu dục), NHL (National Hockey League – khúc côn cầu) Trải qua 32 năm tồn tại và phát triển,

Trang 29

ESPN tới bây giờ vẫn đang là lựa chọn hàng đầu của đông đảo công chúng yêu thể thao

Truyền hình chuyên biệt không dừng ở đó, từ thập niên 90, MTV (Music Television hay Kênh truyền hình âm nhạc) đã trở nên nổi tiếng nhờ tập trung vào những đối tượng trẻ yêu âm nhạc MTV là kênh truyền hình cáp của Mỹ đặt trụ sở tại New York City, bắt đầu phát sóng từ 1 Tháng Tám,

1981, khởi đầu đây chỉ là kênh để chạy nhạc hình Kể từ khi được trình chiếu, MTV đã góp công lớn vào sự phát triển của nền công nghiệp âm nhạc Những câu khẩu hiệu như "Tôi muốn MTV của tôi" ("I want my MTV") đã trở thành câu ấn tượng trong đầu nhiều người, buổi diễn của các ca sĩ và nhóm nhạc trở nên nổi tiếng hơn; sau đó các ý tưởng dần được hình thành, như chiếu những buổi diễn trực tiến hay phỏng vấn, tin tức giúp các nghệ sĩ

và người hâm mộ đến gần nhau hơn Cũng từ đó, MTV đã trở thành từ thông dụng chỉ đến âm nhạc

Đến ngày nay, MTV vẫn tiếp tục có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ, như quan hệ xã hội hay xu hướng âm nhạc, thời trang của lứa tuổi này (hiện đã

có phiên bản Việt hóa phát sóng hàng ngày với tên gọi MTV Việt Nam do công ty TNHH BHD giữ bản quyền)

Cùng với sự bùng nổ của thể loại truyền hình chuyên biệt, đặc biệt là dành cho đối tượng khán giả trẻ từ 13 đến 24 tuổi, Disney Channel xuất hiện như một kênh truyền hình chuyên biệt được đông đảo khán giả trên thế giới yêu mến Là một kênh truyền hình chuyên biệt của Mỹ, được phát trên mạng lưới truyền hình vệ tinh từ ngày 18 Tháng Tư năm 1983, thuộc sở hữu của Tập đoàn Disney-ABC Tuy khởi đầu Disney Channel chỉ là kênh truyền hình dành cho lứa tuổi thiếu nhi nhưng trong những năm gần đây, sự đa dạng của người xem đã tăng lên với khán giả lớn tuổi hơn, thường là thanh thiếu niên, người lớn trẻ tuổi và gia đình trẻ

Trang 30

Hiện nay, Disney Channel đã trở thành một kênh giải trí toàn diện cho giới trẻ, phát tại hơn 160 quốc gia trên thế giới (có mặt trong hơn 150 triệu

hộ gia đình sử dụng cáp) với các thương hiệu nền tảng là Disney Channel, Disney XD, Disney Junior, Disney Cinemagic, Hungama TV và Radio Disney

Các kênh chương trình chuyên biệt này thực sự được xây dựng chuyên nghiệp, mang lại cảm giác hài lòng cao độ từ phía người xem Sự chuyên biệt về nội dung chương trình tạo sự sâu sắc, hấp dẫn, phù hợp với người xem Bên cạnh đó, sự chuyên biệt cả về đặc điểm của khán giả (lứa tuổi, giới tính, khu vực) còin tạo sự đa dạng kênh kéo theo sự phong phú và hài lòng trong chọn lựa khi giải trí hay tìm thông tin cụ thể của khán giả Đồng thời đây là một chiến lược phát triển thương mại hiệu quả của các đài truyền hình, bởi lợi nhuận luôn đi kèm với sự mới lạ, cuốn hút của chương trình Vì

lẽ đó mà việc chuyên biệt hóa các kênh truyền hình, cùng với sự phát triển thêm các phiên bản chuyên biệt hơn trong hệ thống của từng nhà Đài là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới

2.3 Xu hướng phát triển truyền hình chuyên biệt trên thế giới

Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ internet, truyền hình cần phải tự thay đổi mình để đáp ứng được yêu cầu của công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân mình Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng…thì một yêu cầu đặt ra cho truyền hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp dẫn khán giả Ta có thể thấy một vài thay đổi điển hình của truyền hình trong tương lai:

Máy ghi hình cá nhân PVR: Với PVR (Personal video recorder),

người xem có thể ghi lại nội dung truyền hình trực tiếp vào PC

Trang 31

để xem lại sau đó Trong quá trình ghi lại các chương trình, chúng ta có thể tạm dừng (pause), xem lại (replay), tua hình (fast forward)… Hầu hết PVR đều được kết hợp với các dịch vụ TV

kỹ thuật số như: Sky, Freeview

Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là

điều khá phổ biến Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về các gói dịch vụ để xem trực tiếp trên di động đơn giản hơn bao giờ hết Các công nghệ cạnh tranh như DAB-IP và DVB-H đang được các nhà sản xuất điện thoại đưa vào để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng Cũng như điện thoại việc xem show trên iPod

và máy nghe nhạc MP3 ngày càng phổ biến hơn

Xem video theo yêu cầu (on demand): “On demand” có nghĩa là

người xem có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn chương trình muốn xem và không bị bó buộc về thời gian xem Với dịch vụ theo yêu cầu, đài truyền hình sẽ gửi tới khách hàng những show diễn hay những bộ phim được yêu thích thông qua việc kết nối băng thông rộng nhờ bộ chuyển đổi cho TV

Truyền hình Internet (IPTV – Internet Protocol Television) đã

rậm rịch xuất hiện ở Việt Nam Công nghệ truyền hình mới này

đã giúp khán giả có thể chủ động khi theo dõi truyền hình Vơi IPTV, khán giả có thể theo dõi nội dụng yêu thích vào bất kỳ lúc nào mà không lệ thuộc vào giờ phát sóng, lịch phát sóng của Đài Tính chuyên sâu và chuyên biệt của IPTV hướng đến từng cá

nhân riêng biệt: “Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tính “chủ

động” của truyền hình IPTV sẽ tạo nên một cuộc cách mạng,làm thay đổi căn bản quan niệm về truyền hình Không đơn thuần là

số hóa để truyền tải nội dung chương trình truyền qua Internet,

Trang 32

IPTV cho phép khán giả chủ động chọn những nội dung yêu thích như truyền hình truyền thống Bên cạnh đó người xem còn

có thể “tương tác” trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ Họ sẽ chủ động đặt hàng các chương trình yêu thích qua nhà cung cấp”

Giờ đây người xem không còn thụ động nhận những chương trình sẵn có của nhà Đài nữa, người xem tự đưa ra yêu cầu, cùng thỏa thuận trao đổi với nhà cung cấp để đạt được mục đích và hơn nữa họ có thể tự xây dựng một “hệ thống liên kết” riêng như một cộng đồng nhỏ riêng biệt của mình Với các tính năng nổi trội, IPTV sẽ chiếm thị phần ngày càng lớn, nhất là khi nước ta

có hạ tầng ADSL phát triển Theo các chuyên gia trong 5 năm tới IPTV sẽ đẩy lùi các loại dịch vụ truyền hình truyền thống, truyền hình cáp và dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông truyền hình Sự chiếm lĩnh này sẽ tạo ra một xu hướng xem truyền hình mới cho khán giả truyền hình hiện nay

Ngày nay không còn nghi ngờ gì nữa xem truyền hình trên các kênh chuyên biệt đã trở thành xu hướng Những chương trình truyền hình nhàm chán, tẻ nhạt nội dung chung chung đang giảm dần và thay vào đó là tính chuyên biệt đã được chú trọng Có thể thấy hầu hết các đài truyền hình hiện nay đều xây dựng chương trình theo nhu cầu của công chúng truyền hình, vì vậy mà có rất nhiều các kênh chuyên sâu về một lĩnh vực của cuộc sống đã

ra đời Khi bạn bật ti vi lên có thể thoải mái lựa chọn những chương trình mình yêu thích với thời gian phát sóng linh hoạt Hàng loạt các chương trình hay truyền hình chuyên biệt như: O2TV kênh truyền hình sức khỏe; TVShopping kênh mua sắm ra đời

Sự thay đổi của truyền hình theo hướng chuyên biệt đã mang lại hiệu quả cao và phục vụ tốt nhất cho công chúng xem truyền hình Sự phát triển này là một tất yếu của truyền hình hiện nay Nó kéo theo sự ra đời và phát

Trang 33

triển của các dịch vụ truyền hình mới làm thay đổi vị thế của khán giả truyền hình

Tính chuyên biệt đảm bảo sự linh hoạt của lựa chọn khán giả, đồng thời

do đi sâu về một vấn đề nên người làm truyền hình sẽ có điều kiện đi sâu tìm hiểu thật cặn kẽ nội dung chương trình của họ, khiến chất lượng nội dung sâu sắc cuốn hút Với sự phát triển đa dạng của các kênh truyền hình hiện nay, người xem hoàn toàn có thể chủ động trong việc tiếp cận, lựa chọn nội dung thông tin Chương trình nào phù hợp, thỏa mãn với nhu cầu của khán giả, họ sẽ tiếp tục theo dõi, nếu không người xem sẽ nhanh chóng chuyển sang kênh khác.Trong tương lai không xa, phương thức chuyên biệt hóa kênh truyền hình sẽ ngày càng phát triển trên toàn thế giới và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam

2.4 Quá trình phát triển của truyền hình chuyên biệt tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ năm 2000 việc phát triển các kênh truyền hình trả tiền chính thức xuất hiện với sự ra đời của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp (tiền thân trước đây là Trung tâm truyền hình cáp- MMDS) đã đánh dấu một bước phát triển mới của truyền hình Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới Truyền hình cáp với sức mạnh số mang lại những kết nối vượt đại dương, khán giả được hòa đồng với hơi thở chung của nhiều khu vực trên thế giới

Năm 2001 có thể coi là năm bước ngoặt của Truyền hình cáp Việt Nam (VCTV) khi đơn vị này chính thức triển khai mạng truyền hình cáp hữu tuyến và tiếp theo là truyền hình số vệ tinh DTH trên toàn quốc Cho đến nay tổng số kênh phát sóng (tính cả chương trình do VCTV sản xuất và mua bản quyền) đã lên trên 60 kênh và sẽ tiếp tục tăng thêm nhiều kênh trong thời gian tới Đối tượng khán giả được các đài truyền hình chăm sóc ngày

Trang 34

một cụ thể chi tiết hơn Trước đây thực đơn chương trình sẽ là tất cả các

“món” được bày ra cho tất cả mọi người, ai ăn “món” nào chọn “món” đó,

“món” mình cần chưa bày ra thì phải đợi Cụ thể, trước đây các bà, các chị muốn xem phim Việt Nam thì phải đợi hết chương trình này chương trình khác rồi mới đến phim truyện Nay muốn xem phim truyện Việt chỉ cần bật kênh VCTV2

Tương tự, truyền hình kỹ thuật số VTC ra đời hơn 5 năm nhưng đã được công chúng đánh giá rất cao Xem VTC, khán giả không phải trả tiền thuê bao hàng tháng như VCTV nhưng lại phải bỏ chi phí một lần, hoặc nhiều lần tùy vào mức độ nâng cấp bộ giải mã gắn với ti vi Mọi chương trình trên kênh này đều tạo điều kiện để giới trẻ thể hiện mình Đều đó giúp cho sự tương tác giữa nhà đài và khán giả được mật thiết hơn

Tháng 3 năm 2007 khán giả thuộc giới doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động tài chính Ngân hàng và chứng khoán Việt Nam có một kênh truyền hình riêng - kênh Info TV – VCTV9 Tính đến thời điểm hiện tại, đây là kênh thông tin tài chính kinh tế chuyên biệt đầu tiên và duy nhất ở Việt nam, phát sóng trên toàn quốc thông qua hệ thống truyền hình cáp, truyền hình số

vệ tinh DTH và trao đổi bản quyền với các nhà cung cấp truyền hình trả tiền khác tại Việt Nam Đây là kênh truyền hình được đầu tư lớn và cũng là một trong những kênh truyền hình có doanh thu từ quảng cáo, tài trợ lớn nhất trong hệ thống kênh truyền hình trả tiền của Truyền hình Việt Nam Từ việc xác định khán giả là giới đầu tư, doanh nhân doanh nghiệp, người có thu nhập cao, khách hàng tài trợ quảng cáo là các ngân hàng, tập đoàn tài chính đầy lợi thế

Xét về điều kiện phát triển thì VCTV có nhiều thuận lợi hơn so với các đài truyền hình khác khi phát triển các chương trình, dịch vụ bởi dù sao đơn vị này cũng nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía VTV Hậu thuẫn về

Trang 35

thông tin, đội ngũ nhân sự thực hiện sản xuất chương trình và hơn thế nữa là hậu thuẫn về giá trị thương hiệu Truyển hình Việt Nam

Nếu lấy cột mốc là tháng 4/2007 khi kênh dành cho thanh thiếu niên VTV6 ra mắt, đến nay đã có hàng chục kênh truyền hình "made in VN" mới

ra đời Trong đó, kênh VTV9 mang đậm chất Nam bộ phục vụ khán giả vùng Đông Nam bộ và bắc sông Hậu hiện đang bắt đầu chinh phục khán giả toàn quốc qua hệ thống truyền hình cáp kể từ tháng bảy

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển này Từ kênh chuyên về thể thao, HTV2 đã và đang được cải tiến thành kênh giải trí tổng hợp HTV3 vốn là kênh dành cho thiếu nhi nay cũng mở rộng đối tượng phục vụ Cả hai kênh này trước đây phát trên trên cáp HTVC, nay có mặt cả trên hệ thống cáp SCTV và analog miễn phí Trên hệ thống truyền hình cáp và kỹ thuật số tình hình lại càng "rôm rả” Cụ thể HTVC lần lượt ra đời kênh HTVC phụ nữ, HTVC du lịch, HTVC mua sắm, Astro cảm xúc (phim) SCTV vừa bổ sung thêm kênh Sao Tivi (dành cho thiếu nhi), Yeah1 TV (dành cho giới trẻ), thử nghiệm kênh Nhịp cầu mua sắm Hệ thống truyền hình cáp VCTV cũng đã ra mắt hai kênh O2 tivi (sức khỏe và cuộc sống), TV shopping (mua sắm) Dù là đài địa phương nhưng Bình Dương mới phát triển thêm kênh BTV4 (phim truyện), BTV9 (văn hóa - du lịch - lịch sử)

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, truyền hình cáp chuyên biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian của khán giả Sự bận rộn trong đời sống hiện đại khiến thời gian bị phân tán, đôi khi thời lượng dành cho giải trí trở thành hiếm hỏi và có thể bị cản trở nếu thời gian biểu của họ không phù hợp với thời gian phát sóng một chương trình họ yêu thích của một kênh tổng hợp Điều này không có gì hơn là sự chuyên biệt về kênh, với nội dung được trình chiếu 24/24 h, đảm bảo sự linh hoạt của lựa chọn Cũng

Trang 36

bởi do làm chuyên sâu về một vấn đề nên các kênh chuyên biệt thật sự có điều kiện đi sâu tìm hiểu thật cặn kẽ vấn đề chương trình của họ, vì thế chất lượng nội dung sâu sắc hấp dẫn Ngoài ra, sức hấp dẫn của truyền hình quan trọng ở hình ảnh, màu sắc, âm thanh…những yếu tố này đòi hỏi sự công phu trong tìm tòi và sáng tạo, mà hầu hết các kênh chuyên biệt đều hướng tới Xem xét thật kĩ các kênh, chúng ta đều thấy chúng được biểu hiện một cách

đa dạng và khá tinh tế trong truyền tải nội dung thông tin cũng như giải trí Tất nhiên điều này có được dựa trên sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, song không thể thiếu sự sáng tạo đầy tài hoa của những người làm truyền hình Chính sự chuyên nghiệp và không lặp lại trong mỗi kênh chuyên biệt giúp chúng trở thành những lựa chọn không thể thiếu của khán giả khi đến với truyền hình

Có thể nói thị trường Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng cho các kênh truyền hình chuyên biệt trả tiền này bởi tỷ lệ hộ gia đình sử dụng truyền hình cáo vẫn còn khá thấp so với mức 50 - 60% ở nhiều nước trên thế giới Trong số hơn 50 nhà cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam hiện nay, Canal+ là hãng nước ngoài đầu tiên lao vào cuộc đua dành “miếng bánh” tiềm năng này Hãng truyền hình nổi tiếng của Pháp với hơn 13 triệu thuê bao đã hợp tác với VTV, với sản phẩm “con chung” là K+ đến nay có gần 200.000 thuê bao, chiếm gần 10% thị phần truyền hình chuyên biệt trả tiền Theo nhận định của nhiều chuyên gia ngành Truyền hình, thể loại này sẽ tiếp tục phát triển mạnh ở Việt Nam trong thập kỷ này bởi theo Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2009, đến năm 2020 sẽ ngừng việc sử dụng truyền hình tương tự để chuyển sang công nghệ số Đây cũng là xu hướng phát triển chung của truyền hình thế giới, việc số hoá truyền hình cũng gắn liền với sự dịch chuyển từ truyền hình quảng bá (không trả tiền) sang truyền hình trả

Trang 37

tiền và chắc chắn sự ra đời ồ ạt của các kênh truyền hình trả tiền là điều tất yếu

trên analog lẫn truyền hình cáp và kỹ thuật số) phải kể đến sự tham gia của các công ty quảng cáo và các công ty truyền thông tư nhân Nếu như trước đây họ chỉ hợp tác với các nhà đài ở từng chương trình theo cách phối hợp thực hiện thì nay họ kiêm luôn việc lo nội dung toàn bộ kênh và nhà đài chỉ

là người kiểm duyệt sau cùng trước khi lên sóng Chính từ sự chuyên biệt hóa các kênh truyền hình khiến thách thức của những người làm chương trình ngày một lớn hơn Thách thức về khối lượng chương trình phát sóng là không nhỏ Hơn thế nữa thách thức về chất lượng các chương trình là yêu tố sống còn của các kênh truyền hình bởi càng chuyên biệt hóa chương trình thì đối tượng bạn xem truyền hình càng khó tính hơn và đòi hỏi cao hơn

Không những thế, sự bùng nổ kênh như hiện nay cũng đang dẫn đến một thực tế là thiếu hụt nghiêm trọng chương trình phát sóng Để giải quyết tình trạng nan giải này, các nhà đài đã sử dụng triệt để những chương trình

do mình sản xuất Thế nên nếu theo dõi kỹ sẽ thấy các chương trình phim, ca nhạc, game show, talk show, reality show… chạy vòng vòng quanh các kênh

theo kiểu “bình mới rượu cũ” khiến khán giả dễ nhàm chán Đó là hạn chế lớn vì bắt khán giả “đọc báo” tới 2 lần hoặc hơn thế nữa Điều này một phần

cũng bởi đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn quá mỏng và trình độ nghiệp

vụ chuyên môn còn khá hạn chế nên dẫn tới tình trạng quay vòng nội dung, tần suất phát lại khá lớn làm cho những khán giả trung thành dễ quay lưng lại với chương trình và những khán giả mới sẽ dễ dàng có lý do từ chối tiếp tục theo dõi kênh chuyên biệt này hơn

Trang 38

3 Truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam

3.1 Khán giả trẻ tại Việt Nam

3.1.1 Khán giả trẻ - họ là ai?

Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ (giới trẻ chiếm khoảng 60% tổng số dân) và đang được đánh giá là nước có nguồn nhân lực hùng hậu Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội về mọi mặt, câu hỏi đặt ra cho Việt Nam là: liệu rằng 60% dân

số này có thật sự trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước?

Thanh thiếu niên (mà trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tạm gọi

là giới trẻ) là nhóm dân số lớn có độ tuổi từ 13 cho đến 24 Có thể nói, trong khoảng độ tuổi này, con người ta có rất nhiều biến động về tâm lý và sinh lý Đây cũng là khoảng thời gian mà con người tạo dựng những nền tảng quan trọng cho sự trưởng thành của mình Có quan điểm nhận định: ở độ tuổi này, con người ta giống như một cái cây, nếu môi trường sống tốt nó sẽ phát triển mạnh mẽ về nội lực, nếu có sự uốn nắn nó sẽ tạo lập được vóc dáng hoàn hảo (tất nhiên, sự hoàn hảo tùy thuộc vào quan niệm chung của nhóm đông trong xã hội) Bên cạnh việc chăm lo tốt về dinh dưỡng, điều kiện sống cho giới trẻ, các thế hệ đi trước rất quan tâm tới việc định hướng và giáo dục để giới trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

3.1.2 Một số đặc điểm của giới trẻ hiện nay

Ở bất kỳ thời đại nào, giới trẻ vẫn luôn là những người năng động, nhiệt huyết, tài năng, sáng tạo, đề cao cái tôi, đòi hỏi cuộc sống phải luôn mới mẻ, mạnh mẽ chứ không chấp nhận những khuôn mẫu, sự áp đặt Họ luôn là những người phá cách, những người tham gia vào cải tạo xã hội Giới trẻ ngày nay biết nhiều hơn những gì mà giới trẻ cùng độ tuổi của 10

Trang 39

thông tin của người trẻ lại càng lớn bởi có sự tham gia của phương tiện kết nối hữu hiệu là Internet Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin, những quả cầu thông tin mở rộng ra và vận động không theo một quy luật nào xung quanh giới trẻ Cho nên, dù muốn hay không muốn giới trẻ vẫn phải chịu sự tác động của các luồng thông tin, họ vừa chủ động tiếp nhận những thông tin mà họ cần, vừa phải chống đỡ và phân loại các thông tin mà họ tiếp nhận Hơn nữa, nhóm người gần bằng tuổi nhau lại rất dễ có được điểm chung về nhận thức và sở thích nên họ dễ bị “lây lan” cảm xúc thích và không thích, hưởng ứng hoặc tẩy chay một điều gì đó

Thật vậy, sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đã làm cho thanh thiếu niên

có những chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và lối sống trên nhiều phương diện như:

 Giới trẻ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, sớm khẳng định vai trò, vị trí trong đời sống và nhận được sự quan tâm nhiều hơn của đảng, nhà nước Kết quả là thế hệ trẻ Việt Nam tham gia các cuộc thi tài năng quốc tể đều dành được các giải thưởng cao như: Toán học, Vật lý học, chế tạo robocon

 Giới trẻ chủ động hơn trong việc tự nghiên cứu tìm tòi tri thức, lĩnh hội tri thức và lựa chọn con đường lập nghiệp cho bản thân Nhiều bạn trẻ đã lập nghiệp theo cách của họ, nhiều tấm gương trẻ tuổi lập nghiệp thành công đã được truyền hình đăng tải trong những năm qua như: Anh Nguyễn Văn Pho,33 tuổi là tỷ phú nhờ nuôi Tôm tại xã Vính Thông, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang; bạn Lại Văn Ngọc, sinh năm 1987 – Giám đốc công ty đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ NSE tại Hà Nội… Họ

đã chứng minh rằng vào đại học, cao đẳng không phải là con

Trang 40

đường duy nhất dẫn đến thành công Chính điều này đã thay đổi cách nhìn nhận của các thể hệ đi trước đối với giới trẻ về độ tuổi lập nghiệp, cũng như con đường lập nghiệp

 Tốc độ tiếp xúc với thế giới bên ngoài của giới trẻ ngày nay càng nhanh, sự biến đổi về tâm sinh lý của họ càng diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin Đồng thời, sức ép của gia đình và xã hội tăng lên; trình độ ngoại ngữ và trình độ quản lý còn hạn chế; nhiều luồng thông tin trái chiều về các mặt của đời sống do công nghệ thông tin tạo ra

đã và đang chi phối bản lĩnh chính trị của các bạn trẻ…Không vượt qua được thách thức, khó khăn trên, một bộ phận các bạn trẻ có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức và năng lực hành động

 Thời nay , nhiều bạn trẻ tỏ ra thời ơ với thời cuộc , có lối sống thực dụng , thích hưởng thụ Điều kiê ̣n kinh tế xã hô ̣i phát triển , nhiều gia đình xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc đã dành toàn

bô ̣ sự ưu ái cho con cái về mo ̣i mă ̣t Điều này đã gây ra những thói quen không tốt cho một số bộ phận giới trẻ Họ trở thành những người chỉ quen hưởng thụ mà không tính tới viê ̣c phải xây dựng cơ đồ riêng của bản thân ; họ ngại khó, ngại khổ trước hoàn cảnh; họ quan tâm và tìm kiếm các trò tiêu khiển và lôi kéo bạn

bè tham gia…Điều này góp phần làm tăng tỉ lệ giới trẻ mắc phải các tệ nạn xã hội trong thời gian qua Không những thế , nhiều bạn trẻ đã , đang thể hiê ̣n cái nhìn lê ̣ch la ̣c về xã hô ̣i , chế đô ̣ và quên quá khứ

 Giới trẻ đang cần có sự đi ̣nh hướng và cần được cung cấp những phương tiê ̣n kiến thức để đứng vững giữa lượng thông tin khổng

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Mức độ xem truyền hình chuyên biệt của khán giả trẻ - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 1 Mức độ xem truyền hình chuyên biệt của khán giả trẻ (Trang 78)
Bảng 2 cho thấy mục đích xem truyền hình của khán giả là rất rõ ràng: - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 2 cho thấy mục đích xem truyền hình của khán giả là rất rõ ràng: (Trang 80)
Bảng 3: Kênh truyền hình đƣợc giới trẻ yêu thích hiện nay - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 3 Kênh truyền hình đƣợc giới trẻ yêu thích hiện nay (Trang 81)
Bảng 6: Mức độ theo dõi các chương trình cụ thể - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 6 Mức độ theo dõi các chương trình cụ thể (Trang 88)
Bảng 7: Những nội dung cần bổ sung trên kênh VTV6 - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 7 Những nội dung cần bổ sung trên kênh VTV6 (Trang 89)
Bảng 8: Tỉ lệ khán giả xem VTV6 ở các vùng - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 8 Tỉ lệ khán giả xem VTV6 ở các vùng (Trang 92)
Bảng 9 : Đối tượng VTV6 hướng tới - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 9 Đối tượng VTV6 hướng tới (Trang 93)
Bảng 10: Mức độ yêu thích của khán giả trẻ với kênh VTV6 - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 10 Mức độ yêu thích của khán giả trẻ với kênh VTV6 (Trang 94)
Bảng 11a: Tác động của VTV6 tới bản thân - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 11a Tác động của VTV6 tới bản thân (Trang 96)
Bảng 11b: Mức độ tác động của VTV6 - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 11b Mức độ tác động của VTV6 (Trang 96)
Bảng 11: Mức độ tác động của kênh VTV6 tới khán giả - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 11 Mức độ tác động của kênh VTV6 tới khán giả (Trang 96)
Bảng 12: Mức độ thiết thực của các nội dung trên kênh VTV6 - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 12 Mức độ thiết thực của các nội dung trên kênh VTV6 (Trang 99)
Bảng 13: Mong muốn tham gia vào các chương trình - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 13 Mong muốn tham gia vào các chương trình (Trang 101)
Bảng 13b: Vai trò mong muốn - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Bảng 13b Vai trò mong muốn (Trang 102)
Hình hiệu - Xu hướng truyền hình chuyên biệt dành cho giới trẻ tại Việt Nam (Khảo sát từ năm 2008 - 2010 tại Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam
Hình hi ệu (Trang 134)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w