1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu

85 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Tác giả Nguyễn Thế Hinh thì ấn tượng về một bài ký của Kiều Vượng: “Đọc truyện ký của nhà văn Kiều Vượng, đặc biệt là ký Một đoạn đời, ta thấy bóng dáng người nghệ sĩ thấp thoáng sau nh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

Tiến sĩ HOẢ DIỆU THUÝ

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

Chương I KHÁI NIỆM VỀ THỂ KÝ XỨ THANH MẢNH ĐẤT MÀU CỦA KÝ

12

12

1.1 Khái niệm về thể ký 12

1.1 1 ký là một loại văn tự sự 14

1.1.2.Ký trần thuật những người thật việc thật 14

1.2 Xứ thanh , mảnh đất màu của ký 16

1.3 Sức hấp dẫn mời gọi của một vùng danh thắng 18

1.4 Sức lôi cuốn của một vùng văn hóa lịch sử 18

34

Trang 3

3.1.Một số nét độc đáo ở phương diện nghệ thuật 54

3.1.1 Sức lôi cuốn nhờ các tình tiết sự kiện 54

3.1.2 Sự kiện cập nhât và đa dạng 57

3.1.3 Sự kiện giàu tính chiến đấu và tính dự báo 58

3.2.Tính điển hình và khái quát của sự kiện 59

3.2 Hình tượng nhân vật vừa sống động vừa giàu sức khái quát 65

3.3 Kết tinh được những sắc thái giọng điệu riêng 69

3.3.2.Giọng trữ tình trong bút ký Lê Đình Cánh 69

3.3.3.Giọng sôi nổi hào sảng trong ký của Trần Hiệp và Nguyễn văn Đệ 70

2.3.4.Giọng suy tư khắc khoải trong ký của Kiều Vượng 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đề tài “Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu” được hình thành từ những

lý do sau:

Xứ Thanh, mảnh đất của sử thi và thế sự, cái nôi đã sinh ra rất nhiều anh hùng

và thi sĩ cho đất nước, xứng đáng là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng

Được nuôi dưỡng và chắp cánh từ mảnh đất giàu truyền thống ấy, dễ hiểu tại sao, lực lượng sáng tác của văn chương Xứ Thanh luôn dồi dào và sung mãn, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, không chỉ xây dựng và bồi đắp cho lực lượng cầm bút xứ Thanh mãi giàu tiềm lực mà còn bổ sung vào lực lượng cầm bút cả nước, góp phần xây dựng nền văn học nước nhà

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Xứ Thanh vừa hậu phương vừa là tiền tuyến, vừa là an toàn khu cũng vừa là “điểm lửa” Biết bao sự kiện nổi bật đã diễn ra ở mảnh đất này trong những năm tháng ấy Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, xứ Thanh cũng nhanh chóng đổi thay mạnh mẽ Trước một thực tiễn giàu sự kiện tính ấy, xứ Thanh đã trở thành mảnh đất màu của ký Thể loại này đã thực

sự đóng vai trò tích cực trong việc phản ánh sức sống của một vùng đất giàu tiềm năng

Nổi lên trong làng ký Xứ Thanh sau cách mạng tháng Tám với thế hệ đầu tiên

là những tên quen thuộc: Nguyễn Thế Phương, Trần Hiệp, Lữ Giang, Nguyễn Trần Thiết; tiếp sau đó là lớp kế cận xuất sắc: Phùng Gia Lộc, Lê Đình Cánh, Lê Xuân Giang và hiện nay là những tên tuổi: Nguyễn Văn Đệ, Kiều Vượng, Đỗ Văn Phác v.v… Họ đều là Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa, hội viên Hội nhà văn Việt Nam Những bài ký và tập ký của họ hoặc từng gây chấn động trong dư luận bạn đọc hoặc từng đoạt giải trong các cuộc thi Điều đáng kể là qua những sáng tác ký của họ, người đọc hiểu thêm về mảnh đất và con người xứ Thanh Thêm nữa, thể ký, vào tay họ đã phát huy sức mạnh của thể loại trong chiếm lĩnh và tác động tích cực tới hiện thực cuộc sống

Trang 5

Đó là lý do để chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu

Gần đây, xu hướng giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học địa phương vào chương trình giảng dạy ở khối các trường phổ thông và bậc đại học Đề tài tìm hiểu, nghiên cứu các tác giả địa phương nhằm góp phần bổ sung tư liệu cho mảng văn học này

2 Lịch sử vấn đề

Theo thống kê sơ bộ, cho đến nay đã có khoảng trên 35 tập ký của các nhà văn

xứ Thanh mà phần lớn các bài ký ấy đều viết về xứ Thanh, cùng với hàng trăm bài ký chưa tuyển thành tập in rải rác trên các báo, tạp chí từ Trung ương đến địa phương Song, các bài viết, các công trình nghiên cứu về ký xứ Thanh lại chưa nhiều, nếu không nói là còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với số lượng tác phẩm

Theo quan sát của chúng tôi, thực trạng nghiên cứu về ký xứ Thanh diễn ra như sau:

Trước hết là hướng nghiên cứu về một tác phẩm cụ thể Hướng nghiên cứu này thường dành cho những tác phẩm tạo được sự chú ý của dư luận hoặc các sáng tác

đoạt giải, như: Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Vàng dưới biển xanh, Bãi

cá giữa vụ cá, Đảng viên làng tôi của Nguyễn Văn Đệ, Ngã ba nhức nhối của Kiều

Vượng v.v… Chẳng hạn, xung quanh bài ký từng “gây chấn động” một thời của Phùng Gia Lộc có khá nhiều bài nhận xét Phần lớn các bài viết đều tập trung vào nội dung hiện thực “gây sốc” của tác phẩm Độc giả đánh giá cao tinh thần dũng cảm, dám đấu tranh trực diện với cái xấu, cái ác và dám “chịu trách nhiệm” trước hiện thực phản

ánh của tác giả Có bài viết đã đánh giá “Cái đêm hôm ấy hôm gì” cùng với một số bài

ký ra đời cùng thời gian này như Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của Xuân Ba, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang “chắc chắn sẽ sống mãi trong ký

ức người đọc và vĩnh viễn đi vào lịch sử văn học dân tộc” (Lã Nguyên) như những dấu mốc đánh dấu bước chuyển từ văn học sử thi sang văn học của thời kỳ đổi mới

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong một bài giảng về thể loại ký đã nhận

xét về thành công của bài ký Bãi cá giữa vụ cá của Nguyễn Văn Đệ: “Có những bài ký hay được viết hoàn toàn không phải vì những “nỗi nhức nhối” Chẳng hạn bài Bãi cá

Trang 6

giữa vụ cá của Nguyễn Văn Đệ chứa chan những tình cảm hào hứng, hồ hởi, ca ngợi

lao động dũng cảm của những người đánh cá ngày đêm vật lộn với sóng gió giữa biển cả” […,13] Tác giả Nguyễn Thế Hinh thì ấn tượng về một bài ký của Kiều Vượng:

“Đọc truyện ký của nhà văn Kiều Vượng, đặc biệt là ký Một đoạn đời, ta thấy bóng

dáng người nghệ sĩ thấp thoáng sau những lời văn tả, kể, bình phẩm đánh giá về cuộc sống con người xứ Thanh và đất nước Việt Nam những năm tháng cùng nhịp bước đi lên của lịch sử”[…, 51] v.v…

Hướng nghiên cứu thứ hai đi tìm hiểu, nghiên cứu chung về đặc điểm và sự vận động của cả nền ký xứ Thanh như: “Ký - thể loại xung kích, cái nền phát triển văn xuôi Thanh Hóa” của tác giả Trần Hiệp, “Thể ký, một mảng văn học hiện thực trong dòng văn học hiển minh của thời đại” của tác giả Nguyễn Văn Đệ; Hoặc tìm hiểu dưới góc độ tác giả hay một phương diện của thể loại, như: “Ký và truyện ngắn của Nguyễn

Văn Đệ”; “Ký Kiều Vượng- nỗi nhức nhối trí tuệ” của TS Hỏa Diệu Thúy; “Nỗi ám

ảnh trí tuệ trong ký của Kiều Vượng” của TS Hoàng Thị Mai; “Xứ Thanh trong bút

ký của Kiều Vượng” của nhóm tác giả Trần Quang Dũng – Mai Thị Phương v.v…

Trong số những bài nghiên cứu chung về ký xứ Thanh, đáng kể nhất là một số bài viết của các tác giả: Trần Hiệp với “Ký- thể loại xung kích, cái nền phát triển của văn xuôi Thanh Hóa”; Nguyễn văn Đệ với “Thể ký, một mảng văn học hiện thực trong dòng văn học hiển minh của thời đại” Là nhà văn trưởng thành và gắn bó với hoạt động của văn nghệ Xứ Thanh từ những ngày đầu khi một nhóm những cây bút xứ

Thanh rủ nhau thành lập ra tập san Người bạn văn hóa (tiền thân của Tạp chí Xứ

Thanh) bây giờ Vì vậy, Trần Hiệp có điều kiện quan sát, nắm bắt lực lượng sáng tác của xứ Thanh trong đó có thể loại ký một cách tỉ mỉ và thấu đáo Trong bài viết, tác giả đã bao quát diễn trình vận động của ký xứ Thanh qua các chặng và người đọc có thể hình dung được sự phát triển của ký xứ Thanh trong mạch vận động của văn học

cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng Với vốn hiểu biết của “người trong cuộc”, Trần Hiệp đã có những nhận định khá sâu sát và đích đáng về ký Thanh Hóa Chẳng hạn, ở chặng từ 1960 đến 1965, với những chiến thắng giặc Mỹ trên đất Thanh Hóa như “chiến thắng Lạch Trường”, “chiến thắng ngày 3 và 4/4/1965 từ bến phà Ghép

Trang 7

đến cầu Lèn mà trung tâm là Hàm Rồng, bắn rơi 47 máy bay Mỹ, đã thúc giục những người cầm bút không thể không ghi chép lại” Ký đã vào cuộc và đặc điểm của ký giai đoạn này là “ghi chép kỹ hơn, dài hơn, nhưng chất văn học trong các bài ký ấy chưa thật hoàn chỉnh, còn chắp vá…” Sau khi văn nghệ Thanh Hóa được tăng cường một lãnh đạo vừa có “tâm” vừa “có nghề” là nhà văn Nguyễn Thế Phương, văn học Thanh Hóa nói chung, ký nói riêng đã khởi sắc, cùng với không khí sục sôi “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, thời gian sau 1965, ký xứ Thanh khởi sắc trong việc phản ánh không khí chiến đấu và sản xuất “Loạt ký của thời gian này nhìn về nội dung tư tưởng và nghệ thuật là những bản anh hùng ca của quân dân Thanh Hóa” “Những bài, những tập bút ký ấy hôm nay đọc lại chúng ta như được sống lại một thời đã đi vào lịch sử…”

Đất nước thống nhất, “các cây bút văn xuôi có dịp lắng lại để suy ngẫm về những gì mình đã từng trải, đã viết và cũng để chuẩn bị cho mình sống và sáng tác trong thời kỳ mới” và đây là giai đoạn ký xứ Thanh gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt ở mảng ký viết “về thời kỳ phục hưng kinh tế sau chiến tranh” “Ở thời kỳ này, thể ký không chỉ là của các cây bút văn xuôi mà còn cuốn hút cả các nhà thơ như Vương Anh, Văn Đắc, Đỗ Xuân Thanh, nhà viết kịch Hà Khang, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ (…) Các tập ký ở thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành mới trên con đường văn nghiệp của mỗi cây bút”

Bước vào thời kỳ đổi mới, các cây bút xứ Thanh vừa muốn tập trung nhiều thời gian và trí lực “để làm nên những tác phẩm dài hơi” nhưng “không vì vậy mà thể ký bị lãng quên” Đặc điểm của ký xứ Thanh giai đoạn này là “ Các bài ký của các nhà văn được cấu trúc như truyện ký thì ký của các nhà thơ lại có cái chất bay bổng và tươi mát…vì vậy mà có sức truyền cảm mạnh mẽ hơn” Đặc biệt, ký giai đoạn này đã viết

“lên tay và mạnh tay hơn Những gì trước đây trong thực tế cuộc sống, khi cầm bút các nhà văn phải né tránh thì ở thời kỳ này đã đặt lên trang viết, làm cho các bài ký thật hơn, sinh động hơn, bớt đi lối ghi chép một chiều (…) ký không còn là loại văn học làng nhàng, người đọc ngại đọc, ngại xem, nó đã trở thành những tác phẩm vừa bổ ích cho người đọc góp phần không nhỏ cho các cấp, các ngành nhận ra những vấn đề

Trang 8

cần được giải quyết Không ít bài ký đã vang lên lời kêu cứu cho các số phận qan trái, cảnh báo đạo đức, nếp sống trong xã hội xuống cấp, có tên, có họ, có địa chỉ rõ ràng”

Mặc dù tác giả Trần Hiệp tự xác định: “những gì chúng tôi nêu trên đây chưa hắn là một công trình nghiên cứu, tổng kết, chúng tôi chỉ mong cung cấp được phần nào về tiến trình phát triển của thể ký ở Thanh Hóa”, song chúng tôi coi đây là những tổng kết sơ bộ bước đầu, đồng thời là những gợi ý hết sức quý báu cho đề tài của chúng tôi

Một bài viết có tính khái quát và tổng quát khác về ký xứ Thanh của một nhà văn, cũng là cây bút từng tham gia viết ký: Nguyễn Văn Đệ Nếu bài viết của tác giả Trần Hiệp thiên về khái quát các chặng vận động của ký thì bài của Nguyễn Văn Đệ

đã quan tâm hơn đến đề tài phản ánh và cách phản ánh của một số cây bút và bài ký tiêu biểu Cây bút viết ký mà Nguyễn Văn Đệ quan tâm nhiều hơn cả là Phùng Gia Lộc với bài ký “Cái đêm hôm ấy đêm gì” nổi tiếng của ông Có thể nhận ra, chủ ý của Nguyễn Văn Đệ muốn từ “Cái đêm hôm ấy đêm gì” để bàn về hướng đi và sức sống của ký Nguyễn Văn Đệ nhận thấy “Phùng Gia Lộc viết bài ký này dựa vào sự việc diễn ra rất thật trên quê anh (…) hơn thế nữa, Phùng Gia Lộc đứng hẳn về phía những

kẻ yếu đuối bị quyền hành chèn ép, khuyến khích họ cất tiếng nói đòi hỏi cho mình những gì cần phải có” Những trang ký một thời của Phùng Gia Lộc đã “làm day dứt bao trái tim đang hướng tới cái thiện, mong mỏi trông đợi lẽ công bằng” và vì vậy “số đông bạn đọc đón đợi những thiên bút ký của Phùng Gia Lộc một cách hồ hởi” Song ngay khi khẳng định những gì Phùng Gia Lộc đã làm được trong một số thiên bút ký nổi tiếng của anh, Nguyễn Văn Đệ vẫn nuôi khát vọng: “Theo tôi, tác phẩm, sự ngang nhiên tự tại và sức bền của nó ở chỗ nó chứa đựng những yếu tố văn hóa khái quát cao Ngay cả khi viết về cái ác, sự lý giải những nguyên nhân dẫn đến độc ác…” Từ đòi hỏi ấy, bằng linh cảm của một nhà văn, tác giả nhận xét khá thẳng thắn về tác phẩm của Phùng Gia Lộc: “Dù Phùng Gia Lộc đã từng ghi dấu ấn một thời cho người đọc, những tác phẩm của anh vẫn chỉ ánh lên như những tia chớp mà không có độ bền lâu dài” Nguyễn Văn Đệ cũng có nhận xét về các bài ký của một vài tác giả khác như Nguyễn Ngọc Liễn với “Tháng ba huyện Quảng”, Văn Đắc với “Những bài ca về mía

Trang 9

Lam Sơn”, Mai Ngọc Thanh với “Bây giờ Đồn Trang”, “Thấy ở vùng đất cổ”, “Cói Nga Sơn” v.v…Qua các bài ký này, tác giả khẳng định thêm khả năng phản ứng nhanh, giàu tính thời sự và sức chiến đấu của thể ký và tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của ký xứ Thanh: “Ký của của các nhà viết ký chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở Thanh Hóa trong nhiều năm qua vẫn chưa thoát khỏi cách viết kể lể, chưa dồn sức cho sáng tạo thông qua những nhân vật điển hình Hơn thế nữa, những tác phẩ

ký nói trên đều sa vào tư liệu và sự kiện, chưa có tính khái quát cao và nghệ thuật viết

ký như của họ là một loại hình văn chương ứng dụng, vì thế chưa có sức hấp dẫn và thuyết phục”

Nhóm những bài viết nghiên cứu đặc điểm của một số cây bút viết ký xứ Thanh cũng đã chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất của các cây bút này Chẳng hạn, hai tác giả Hỏa Diệu Thúy và Hoàng Thị Mai đều cho rằng kí của Kiều Vượng là “nỗi nhức nhối trí tuệ”: “Không khó để nhận ra, ký của Kiều Vượng phần lớn thiên về khai thác, phát hiện những “vấn đề” thuộc mảng đề tài tiêu cực, những vấn đề nhức nhối của xã hội (…) có thể coi người viết ký về những sự việc tiêu cực là những chiến sĩ cầm bút trên mặt trận chống tiêu cực Ký viết về những sự việc tiêu cực thực sự là những “nhức nhối trí tuệ”(Hỏa Diệu Thúy- Ký Kiều Vượng nỗi nhức nhối trí tuệ); “Kiều Vượng luôn sống giữ cuộc đời với một đôi mắt “mở” Đôi mắt ấy đã dẫn dắt anh, hướng đạo ngòi bút của anh đi vào tận ngõ ngách của cuộc đời để tìm và ngợi ca những điều tốt đẹp và phát hiện, đưa ra công luận những sự đời còn nhiều trớ trêu, khuất tất”(Hoàng Thị Mai - Nỗi ám ảnh trí tuệ trong ký Kiều Vượng) Với ký của Nguyễn Văn Đệ, tác giả Hỏa Diệu Thúy cho rằng ở một mức độ nào đấy Nguyễn Văn Đệ “đã chiếm lĩnh được thể loại ký” Tác giả đã “đi thực” và “sống thực” nên những trang ký của ông có thể “làm độc giả ngỡ ngàng trước những chi tiết sống động thú vị” “Nguyễn Văn Đệ không chỉ thành công trong những bài ký ca ngợi thiên nhiên và con người, ông còn thành công cả trong những bài ký viết về mặt trái của xã hội, bộc lộ nỗi đau, nỗi nhức nhối trước những góc khuất đen tối của hiện thực”

Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu về ký xứ Thanh và các cây bút viết ký xứ Thanh chưa nhiều Các bài viết, nếu có, còn lẻ tẻ và đang ở dạng phê

Trang 10

bình, góp ý, hoặc ở mức cảm nhận khái quát Thực sự, chưa có một công trình dài hơi nào đi sâu nghiên cứu về sự vận động, phát triển cũng như định giá được những đặc điểm, thành tựu, đóng góp của ký xứ Thanh trong dòng chảy của nền văn học nước nhà Nhà văn Trần Hiệp cũng từng ao ước: “nếu có một công trình sưu tầm, sắp xếp các tác phẩm ấy theo thời gian, theo từng loại công việc và được nghiên cứu phân tích một cách khoa học thì chúng ta sẽ có một pho sử thi bằng văn học đậm đà sắc thái Thanh Hóa” Đề tài của chúng tôi là một nỗ lực theo hướng đó

3 Mục tiêu đề tài:

Đề tài đặt ra ba mục tiêu cũng là ba đích nghiên cứu sau: thứ nhất, mặc dù lý thuyết về thể loại không phải là mục tiêu hướng tới của đề tài, song dựa trên những ý kiến, những quan niệm sẵn có đã được thừa nhận, đề tài sẽ tổng hợp, khái quát đưa ra một quan niệm về thể ký; thứ hai, đề tài sẽ tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm nội dung của ký viết về xứ Thanh; thứ ba, đề tài sẽ tìm hiểu và xác định một số nét đặc sắc của ký về xứ Thanh qua phương diện nghệ thuật

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu ký về xứ Thanh qua những cây bút tiêu biểu, cụ thể là: những tác giả mà tác phẩm của họ góp phần làm phong phú, đa dạng diện mạo của ký về xứ Thanh; thứ hai, những tác giả mà tác phẩm của họ tạo được sự quan tâm, chú ý của độc giả; cuối cùng, đề tài sẽ ưu tiên đặc biệt cho những tác giả và tác phẩm đoạt giải, đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển của thể loại nói chung, sự vận động phát triển của văn học xứ Thanh nói riêng

4 Phương pháp nghiên cứu

Đây là đề tài văn học sử nên chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh văn học, phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp Ngoài ra, đây là đề tài nghiên cứu về mảng văn học mang sắc thái địa phương, nên chúng tôi có thể vận dụng cả phương pháp khu vực học

5 Kết cấu luận văn

Trang 11

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn sẽ có kết cấu trong ba chương: Chương một: Khái niệm về thể ký Xứ Thanh mảnh đất màu của ký

Chương hai: Những bức tranh hiện thực sống động, nhiều vẻ về xứ Thanh Chương ba: Một số nét độc đáo về phương diện nghệ thuật

Trang 12

nó vào một cái khuôn” (Sổ tay nhà văn NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1977, tr33) Năm 1958, cuộc gặp gỡ quốc tế giữa các nhà viết ký được tổ chức ở Bucarets, nhiều cây bút viết ký nổi tiếng cũng đã thú nhận về sự khó định dạng của thể loại này Đgiocđgiê cho rằng “sự lý giải mỹ học về khái niệm ký là chưa có hoặc không đầy đủ, hoặc không đúng” [(Cuộc gặp gỡ quốc tế các nhà viết ký Bucarets, 1958, 31](Dẫn theo Lý luận văn học tập 2, NXB Giáo dục H, tr277) Nhà nghiên cứu Xô viết Rưbinxếp thì cho rằng: “Về ký, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định được đặc trưng thể loại của nó” (Dẫn theo Lý luận văn học tập 2, NXB Giáo dục H, tr277)

Tuy nhiên, dù chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất quán về thể loại, song đa số các nhà nghiên cứu cũng như giới sáng tác đều thống nhất về một số điểm đặc trưng thể loại của ký như sau:

Ký trước hết là một loại văn tự sự Là loại hình tự sự, ký có mang đặc điểm của loại hình tự sự nói chung, như: khả năng tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó; phương thức phản ánh hiện thực thông qua các sự kiện, biến cố và hành

vi con người cho nên nó cũng có cốt truyện và hệ thống nhân vật; trần thuật đóng vai trò tổ chức thế giới nghệ thuật của tác phẩm v.v…

1.1.2 Ký trần thuật những người thật việc thật

Tuy nhiên, ký là “loại văn tự sự đặc biệt”, hoặc giả như ý kiến của Gulaeps một nhà nghiên cứu Nga cho rằng “Ký là một biến thể của loại tự sự” Những đặc trưng trên đây mới là cách tiếp cận từ bên ngoài, chưa thấy được đặc thù riêng của loại hình

Trang 13

thể loại để phân biệt ký với các loại hình tự sự khác Với cái nhìn hệ thống từ bên trong, ký có đặc trưng riêng biệt sau:

Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết, ký trần thuật người thật việc thật, nếu không muốn nói thêm rằng là “trần thuật một cách xác thực” Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm Cái đích của ký không phải là thông tin thẩm mỹ mà là thông tin sự thật Lê Quý Đôn nhận xét về Sử ký trong “Vân đài loại ngữ” của ông như sau: “Tư Mã Thiên… chỉ thấy sự việc thì ghi, không hề để tâm làm văn, cho nên văn hay” (Dẫn theo Lý luận văn học, tập 2, tr 281) Như vậy, theo Lê Quý Đôn, phẩm chất, giá trị nghệ thuật của ký chính là ở tính chân thực Nói khác đi “ngay trong sự thực đã có tính thẩm mỹ”

Vì coi trọng tính chân xác nên cốt truyện của ký không có tính hư cấu Sự việc

và con người trong ký xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi Vì thế “ký dựng lại những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát” Nhân vật trong ký cũng không nhằm miêu tả quá trình hình thành tính cách trong tương quan với hoàn cảnh “Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của ký, thường là một trạng thái đạo đức – phong hóa xã hội (thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng bỏng” Những câu chuyện đời tư “khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội không phải

là đối tượng quan tâm của ký” (Thuật ngữ văn học, tr137) Vì trần thuật người thật việc thật nên nhân vật người trần thuật trong ký chính là tác giả, như ý kiến của nhà phê bình Priliut “Thông thường, “tôi” trong ký là tác giả, mặc dù không trừ hình thức người trần thuật ước lệ”

Do trần thuật người thật việc thật, tác phẩm ký có giá trị như những tư liệu lịch

sử, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn ngay đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau

Tóm lại, trần thuật người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của ký, nó phải “hết sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính Những nhân vật tạo nên phải là những con người thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải dinh chặt

Trang 14

với địa điểm như người ta thường nói “ký có địa chỉ chính xác của nó” ((Dẫn theo Lý luận văn học, tập 2, tr 284)

Vì tính đặc thù trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ký là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học Vì vậy mà người ta phân ra hai tiểu loại ký là

“ký văn học” và “ký báo chí” Ký văn học là “kí có tính nghệ thuật, gần với tác phẩm nghệ thuật”, vì vậy nó diễn đạt bằng văn bản đa nghĩa Nó “đa nghĩa ở một số yếu tố cốt yếu, như: giọng điệu đa nghĩa, chủ đề tư tưởng đa nghĩa hoặc một số hiện tượng quan trọng có khả năng ám gợi nhiều ý nghĩa” (Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, tr 244) Ngược lại với tính đa nghĩa của “ký văn học”, “ký báo chí” để lại ấn tượng “báo chí” ở tính “đơn nghĩa” của văn bản Vì vậy, ký báo chí “thích hợp với nhiệm vụ tuyên truyền cổ động, người đọc dễ dàng hiểu đúng và nhất trí với nhau về ý nghĩa lớn cũng như tiểu kết trong văn bản” (Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, tr 245)

Tuy nhiên sự phân biệt này cũng hết sức ước lệ, song có thể giúp hiểu đúng hơn những đặc trưng của thể loại ký

1.1.3 Ký gồm nhiều thể

Có lẽ do đặc tính trung gian giữa báo chí và văn học nên ký phân chia thành

nhiều tiểu loại, mỗi tiểu loại mang sắc thái riêng: bút ký, ký sự, hồi ký, ký ức, ghi nhanh, phóng sự, tùy bút, etxe…

Bút ký có khả năng tái hiện sự việc dồi dào nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả Do đó, “bút ký mang màu sắc trữ tình Những yếu tố trữ tình luôn luôn được xen kẽ với sự việc, chính vì thế rất dễ phát triển thành tùy bút

Kí sự là một thể dùng để ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh Trong đó sự việc và con người đan chéo với nhau, nhưng gương mặt của nhân vật không thật rõ nét; phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ký, tùy bút Có thể nói trong các tiểu loại của ký thì ký sự gần với truyện hơn cả

Hồi ký với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những

sự việc trong quá khứ Hồi ký có nhiều chỗ gần với nhật ký, người viết hồi ký chỉ tiếp

Trang 15

nhận và ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng trực tiếp của mình, vì vậy thường khó tránh khỏi tính phiến diện

và ít nhiều chủ quan của cá nhân

Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ quan tâm theo dõi Trong các tiểu loại của ký thì phóng sự gần với báo chí hơn cả

Tùy bút, bút ký, ký sự có nhiều điểm gần giống nhau, nhưng nét nổi bật ở tùy bút

là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người

và cuộc sống hiện tại Vì vậy, điều đặc biệt ở tùy bút là ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và chất thơ

Có thể nói, kí là thể loại ra đời từ rất sớm trong lịch sử của văn học nhân loại, nhưng phải đến thế kỉ XVII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ

Ở Việt Nam, ký cũng xuất hiện sớm, Lam sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Ô -

Châu cận lục của Dương Văn An, Thượng kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê

Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ v.v… được coi là những áng ký xuất

hiện sớm nhất Tuy nhiên, phải đến những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau cách mạng tháng Tám, khi mà đời sống kinh tế chính trị, xã hội của đất nước có nhiều thay đổi, hiện thực ấy đã là mảnh đất màu cho kí phát triển Gần một thế kỷ qua, kí đã luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn học dân tộc Cùng với truyện ngắn, ký

đã trở thành thể loại “cái” góp phần phản ánh kịp thời, nhiều mặt hiện thực đời sống phong phú của đất nước, xứng đáng là “đội quân xung kích” của văn học nghệ thuật

1.2 Xứ Thanh - mảnh đất màu của kí

1.2.1 Sức hấp dẫn, mời gọi của một vùng danh thắng

Trang 16

Xứ Thanh, gọi theo dân gian, chỉ vùng đất Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Là một tỉnh lớn nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc của Trung Bộ Trong lịch sử hình thành các đơn vị hành chính của đất nước, Thanh Hóa luôn là một đơn vị độc lập, là một quận (quận Giao Chỉ) thời Văn Lang và các vua Hùng, là một

Bộ (bộ Cửu Chân), một Châu (Châu ái), một phủ (phủ Thanh Hoa) thời phong kiến và một tỉnh như ngày nay

Với diện tích trên mười một ngàn km2, phía tây vừa tiếp giáp với nước bạn Lào, vừa gối đầu lên dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía đông là đường lãnh hải dài tới

…km, xứ Thanh hội đủ núi cao, sông sâu, đồng bằng, biển cả, dân số đông đứng thứ

ba cả nước lại nhiều dân tộc, được xem là một Việt Nam thu nhỏ

Những điều kiện thuận lợi của thiên nhiên ban tặng đã khiến xứ Thanh trở thành vùng đất “quý hương” Nhà bác học Phan Huy Chú từng khẳng định trong Lịch triều

hiến chương loại chí:“Thanh Hoa mạch cao chót vót, sông lớn lượn quanh, biển ở

phía Đông… Núi sông rất đẹp, là một chỗ có cảnh đẹp ở nơi xung yếu…Vẻ non sông tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho Đến những sản vật quý, cũng khác nhiều nơi Bởi vì đất thiêng thì người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường, vượng khí chung đúc, xứng đáng đứng đầu cả nước”

Một học giả người Pháp, ông Hippolyte Le Breton, nhà địa phương học nổi tiếng khi nghiên cứu địa lý – lịch sử Bắc Trung bộ trong cụng trỡnh “La provaince de Thanh Hoa” cũng đó thừa nhận “Thanh Húa đẹp như tranh” Trong bài hát nói “Bản tỉnh phong cảnh ca” của danh sĩ Nguyễn Thượng Hiền cũng dành những dũng tráng lệ cho mảnh đất này:

Nhõn trung cảnh, cảnh trung nhõn Nhõn với cảnh tứ thời giai sinh sắc Tam thập lục động thừa tuyên đệ nhất Thanh Hoa nhõn vật tối giai (1)

Trang 17

(Người trong cảnh, cảnh trong người/ Cảnh với người bốn mùa đều tươi đẹp/ 36 động đẹp trong nước, Thanh Hóa đứng hàng thứ nhất/ Người Thanh hóa đẹp nổi tiếng)

Thử làm một chuyến du hành từ bắc xuống nam, từ đông sang tây sẽ thấy nơi

đây “một dòng suối, một quả núi chỗ nào cũng là danh thắng”(Lịch triều hiến

chương loại chí): Phía bắc, rặng Tam Điệp là cửa ngõ Thanh Hóa, mở ra đồng bằng Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh sông Hồng Thế núi hùng vĩ, con rồng đá Trường sơn nằm cuộn khúc chắn ngang một khoảng trời, đuôi vẫy rừng xanh, đầu vươn tới biển cả Phía trong Tam Điệp, một rừng danh thắng chỗ nào cũng đẹp như tranh Đó

là núi Thần Đầu, động Lục Vân động Bích Đào, núi Bạch Nha, núi Vân Lỗi, bãi Am Tiên, núi Linh Trường, cửa Bạch Câu… đều là nơi du lãm kỳ thú, nhiều danh sĩ mài

đá đề thơ, bút tích còn lưu mãi với thời gian Tiêu biểu cho phong cảnh phía đông của xứ Thanh là núi Trường Lệ với bãi biển Sầm Sơn, một trong những bãi biển hấp dẫn nhất cả nước Đây là nơi có “rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành” với phong cảnh biển kỳ thú, một thế giới thần tiên với nhiều đền miếu nay còn lại hai nơi đáng

kể là Đền Độc Cước và Chùa Cô Tiên Cách Sầm Sơn không xa là huyện Tĩnh Gia

có quần đảo Biện Sơn được coi là quần đảo ngọc, gồm 18 hòn đảo lớn nhỏ ngoài biển huyện Tĩnh Gia, xa trông giống đàn ngựa 18 con đang nhấp nhô bơi lội dập dờn trên sóng nước, nên còn mang tên Thập Bát Mã Sơn Địa danh Biện Hải, Biện Sơn còn gắn với tích “Ngọc cưu” và giếng “Mỵ Châu Trọng Thủy”, nơi An Dương Vương được rùa vàng rẽ sóng đón xuống thủy cung Quần đảo danh thắng kỳ vĩ độc đáo này của xứ Thanh từng là hải cảng và quân cảng dưới thời phong kiến, ngày nay đang được xây dựng thành một cảng công nghiệp vào loại lớn nhất Đông Nam Á Phía tây Bắc và mặt Bắc của Thanh Hóa là cả một “rừng” danh sơn thắng địa khó mà kể hết: Thanh Hóa trên mười một ngàn km2 thì 3/4 là núi và rừng, phần lớn diện tích rừng núi ấy nằm ở khu vực miền tây và tây bắc xứ Thanh Đỉnh Phù Luông cao một nghìn mét quanh năm mây phủ, dấu trong lòng một khu sinh thái cổ đang là mối quan tâm của giới khoa học lẫn văn chương Rừng luồng xứ Thanh, rừng quế xứ Thanh, lim xứ Thanh từng lừng danh cả nước, giờ còn hay hết? Núi Lam Sơn gắn

Trang 18

với cuộc khởi nghĩa của vị vua áo vải Lê Thái Tổ và điện Lam Kinh đang được phục hiện Dãy núi Nưa cổ kính vừa là nơi cất dấu cả một nền văn hóa, văn minh Đông Sơn rực rõ, vừa gắn với tên tuổi vị nữ tướng anh hùng: Triệu Trinh Nương Đâu đâu cũng danh lam, thắng tích: thác Ma Ngao của Lang Chánh, thác Mơ của Bá Thước, suối cá Thần Cẩm Lương, Cẩm Thủy, núi Đồng Cổ, núi Phố Cát, núi Quân Yên v.v… Những đền, miếu nghè, phủ thiêng ghi nhớ công ơn, chứng tích các bậc anh hùng hào kiệt là con em của mảnh đất xứ Thanh hoặc gắn bó với xứ Thanh: đền vua

Lê Đại Hành, đền Lê Lai, đền Cầm Bá Thước, nghè Vẹt thờ người anh hùng Lý Thường Kiệt, miếu Cửa Đông, phủ Chú Trịnh, đình Nhà Lê v.v…; thành Nhà Hồ đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới v.v…

Có lẽ độc đáo và nổi tiếng nhất trong các danh thắng xứ Thanh chính là địa danh Hàm Rồng “Trong cõi Lĩnh Nam, xứ sở Lạc Long Quân, hình bóng rồng thiêng hiện hữu khắp nơi, nhưng hiếm thấy đất nào như Hạc thành, Hạc phố, phía Nam có Long Hổ làm tiền án, mặt Bắc lại thêm Long Mã trải dài suốt từ Tây sang Đông Hàm Rồng là dải núi thiêng , là khí thiêng của đất trời họp lại” (Hùng thiêng sông núi Hàm rồng, tr) Nhiều ngọn núi đã có tên: hòn Cánh Tiên, hòn Vàng, hòn Đám Cháy, hòn Cuội, Hòn Đình, hòn Đầu Rồng, hòn Con Voi, Đồi Thông, hòn Đồng Thăng, hòn Hang Cá, hòn Con Mỡ, hòn Mướn, hòn Nghé, hòn Ngựa… và một

số tên mới đặt: đồi Quyết Thắng, đồi C4, đồi C5… Nhiều ngọn núi chưa có tên, nói lên tiềm năng Đông Sơn - Hàm Rồng còn cả một kho tàng bao la chờ đợi tay người khai thác Con rồng núi Đông Sơn đã có độ tuổi trên dưới triệu năm Nó vươn dài và uốn lượn đến 99 khúc hùng vĩ, đằng trước đầu trần cất lên cực kỳ oai phong, trán dô thành vòm cao, mũi nở hai cánh căng phồng, con mắt sâu thẳm không đáy và bộ hàm mở rộng thành cái hang khổng lồ sắp nuốt trôi cả hòn núi Ngọc Đây là một kiệt tác mỹ thuật kỳ vĩ độc nhất vô nhị, chỉ có bàn tay tuyệt hảo của tạo hoá mới đủ sức sáng tạo Càng về phiá sau lưng rồng như càng thấp dần xuống, xòe năm cái vây hóa

ra năm bông hoa núi: Ngũ Hoa phong Rồi hơi bất ngờ, khúc đuôi rồng quẫy mạnh, lớp lớp đá tung lên xếp thành quần phong Bàn A, Bằng Trình, Tiên Sơn, những danh sơn thắng tích, nối dài thêm làm đẹp mãi cho vùng đất xứ Thanh

Trang 19

“ Thanh Hoa thắng địa đâu hơn

Hạc bay đỉnh núi rồng vờn hạt châu”

(Thơ ca dân gian)

Dễ hiểu tại sao từ ngàn xưa các vua chúa, thi sĩ, sử gia, du khách đi qua nơi đây đều để lại bút tích và dấu ấn của họ để khẳng định vẻ đẹp và sức hấp dẫn của

một vùng đất mà “một dòng suối, một quả núi chỗ nào cũng là danh thắng”(Lịch

triều hiến chương loại chí) Bản thân các cây bút xứ Thanh cũng luôn tự hào về điều

đó Vẻ đẹp của quê hương luôn là nguồn cảm xúc dồi dào, bất tận cho văn chương

trong đó có ký

1.2.2 Sức lôi cuốn của một vùng văn hóa- lịch sử

Là vùng đất giàu trầm tích văn hóa khiến xứ Thanh trở thành vùng đất “thiêng”

Những di chỉ khảo cổ cho thấy nơi đây chứa nhiều lớp văn hóa chồng chất: Núi Đọ

nơi phát hiện dấu tích loài “vượn người” thuộc thời kỳ đồ đá cũ với nền văn hóa sơ

kỳ: văn hóa Núi Đọ Những di chỉ đồ đá với những khuyên tai, vòng tay, rìu đá…tinh xảo, tuyệt đẹp có niên đại hàng triệu năm vừa được đã lý giải cho nghệ thuật chế tác

đồ đá An Hoạch nổi tiếng hàng ngàn năm dưới thời phong kiến từng là biểu tượng cho tinh hoa nghệ thuật dân tộc Những di vật như những cây cung vói mũi tên đồng với sức xuyên khủng khiếp, rìu đồng, lưỡi dao găm đồng, lưỡi câu đồng và đồ trang sức của phụ nữ, đặc biệt là “11 lưỡi cày cánh bướm, có chiếc dài đến 10 cm, rộng 13

cm, lắp vào bắp cày, có khả năng cày ruộng nước rất sâu”, (Hùng thiêng sông núi…, tr117) phát hiện trên đất Kẻ Dàng – Dương Xá (nay thuộc ngoại ô phía bắc thành phố Thanh Hóa), được coi là trung tâm sinh sống của “người tối cổ thời kỳ tiền Hùng vương” cho thấy người Việt cổ đã có cuộc sống khá văn minh Trong một ngôi mộ táng ở Đông Sơn, khảo cổ còn phát hiện thấy tượng bò bằng đất nung Tượng bò và lưỡi cày bướm bằng đồng khẳng định nền văn minh nông nghiệp hiện diện trên đất Đông Sơn của người Việt cổ Chứng tỏ họ biết làm ruộng và làm nghề nông, đối lập với quan điểm cho rằng “những nơi điều kiện thiên nhiên quá thuận lợi, như Đông Dương (trong đó có Thanh Hóa), nghề trồng trọt ra đời quá chậm” (Dẫn theo “Hùng thiêng sông núi…, tr115) của một số học giả phương Tây Trên dãy Na Sơn phát hiện

Trang 20

di chỉ đồ đồng là các vật dụng sản xuất, vũ khí được xác định khoảng thế kỷ I và II sau công nguyên, tương ứng với thời kỳ lịch sử Bà Triệu

Song có lẽ tập trung nổi bật nhất cho niềm tự hào của văn hóa xứ Thanh chính

là địa danh Đông Sơn đã được vinh dự đặt tên cho một nền văn minh: Văn minh Đông Sơn Qua nhiều đợt khai quật các di chỉ thời kỳ Đông Sơn, số lượng đồng thau thu lượm được tới mức vô cùng đồ sộ Người ta không thể không nghĩ tới một trung tâm rèn đúc lớn sản xuất công cụ tại chỗ Trừ một vài công cụ nhỏ chế tạo bằng cách mài, dũa, hầu hết hiện vật đồng thau thời Hùng Vương nói chung, Đông Sơn nói riêng đều là sản phẩm nghề đúc Văn minh Đông Sơn kết tụ ở hình tượng trống đồng

Đã tìm thấy những khuôn đúc bằng đất, đá và cả nồi nấu đồng…Các khuôn đúc được cấu tạo để đúc những đồ vật đạt tiêu chuẩn cao về mỹ thuật, chứng tỏ người Việt cổ thời Hùng Vương không những khéo tay, giàu kinh nghiệm, mà còn hiểu biết sâu sắc

về sự nóng chảy của kim loại, độ co rút của hợp kim khi nguội, sức đẩy của nước đồng trong khuôn… Trình độ luyện kim của người Việt cổ Đông Sơn cao tới mức” nhiều dân tộc văn minh trên thế giới lúc bấy giờ không sánh nổi” Giáo sư sử học Phạm Huy Thông đã viết: “Người Việt cổ đã có thời làm chủ một cuộc sống huy hoàng với văn hóa Đông Sơn, với các vua Hùng Di chỉ Đông Sơn bên bờ sông Mã chứng tỏ tài năng xuất chúng về phát minh và đúc trống đồng văn minh hơn châu Âu ngang thời của người Việt cổ” (Dẫn theo “Hùng thiêng sông núi…, tr253- 256) Trống đồng Đông Sơn gắn với thần tích “Thần núi Đồng Cổ” Tương truyền thần núi Đồng Cổ đã giúp thái tử Long Đức nhà Lý dẹp loạn binh đao nên được phong vương

và được dựng miếu thờ ở thành Đại La (theo Đại Việt sử ký toàn thư) Sau, thần núi Đồng Cổ còn nhiều lần giúp các triều vua dẹp giặc ngoại xâm nên được nhiều lần sắc

phong là “Linh ứng đại vương” hoặc “Minh linh cảm ứng bảo hựu đại vương”

v.v…(Theo sách Đại Nam nhất thống chí)

Một xứ Thanh giàu trầm tích văn hóa đã tạo ra “cõi thiêng” gắn liền với 4000 năm dựng nước của dân tộc Sức sống văn hóa ấy không chỉ làm nên một cốt cách xứ Thanh bền vững mà còn tạo cảm hứng nghệ thuật cho những tác phẩm văn chương

Trang 21

Và như một lô gíc tất yếu, một xứ Thanh giàu trầm tích văn hóa cũng sẽ là

một xứ Thanh anh hùng Nơi mà sử gia Phan Huy Chú đã tổng kết: “…Vẻ non sông

tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra nhiều văn nho…”

Vị trí địa lý đặt xứ Thanh vào vị trí xung yếu, là đất “phên dậu” song cũng là chốn “quý hương” Nơi đây đã sinh ra bao anh hùng hào kiệt từng làm rạng rỡ non sông với những tên tuổi kiệt xuất: Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, v.v…Theo sách Các vị thần thờ ở xứ Thanh đã có hàng trăm vị anh hùng hiển thánh được nhân dân ghi nhận công đức trong suốt chiều dài lịch sử và hàng nghìn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là những người con xứ Thanh Đây cũng là nơi đã sinh ra nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu; những nhà thơ danh tiếng như: Lê Thanh Tông, Trịnh Sâm,

Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Mộng Tuân, Lương Đắc Bằng v.v

Trong suốt gần 4 thế kỉ dưói các triều đại phong kiến Lý - Trần - Hồ với các

vị trí “phên dậu” phía Nam của tổ quốc, nhân dân Thanh Hóa đã nhiều lần đánh lui các cuộc xâm lấn đến từ cả phương Bắc và phương Nam Dưới thời Trần quân dân Thanh Hóa đã cùng với quân dân cả nước làm nên kỳ tích vô cùng lớn lao chưa từng có trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm bằng ba lần thắng quân xâm lược Nguyên Mông trong cuộc kháng chiến lần hai Thanh Hóa thực sự là chỗ dựa căn bản Từ giữa thế kỷ XIV trở đi mối đe dọa của Chiêm Thành đối với phía Nam quốc gia Đại Việt ngày càng nghiêm trọng Địa bàn Thanh Hóa là một trong những điểm thường xuyên bị cướp phá Nhân dân Thanh Hóa đã trở thành tường thành vững chãi bảo vệ kinh thành Thăng Long, bảo vệ non sông Đại Việt

Khi kẻ thù đến từ phía Tây, xứ Thanh đã từng là cái nôi của phong trào Cần Vương Chiến khu Ngọc Trạo, Ba Đình là những địa danh lịch sử trong bảng vàng chống ngoại xâm Chín năm của cuộc kháng chiến chống Pháp, xứ Thanh vừa là an toàn khu vừa hậu phương lớn cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến Hàng nghìn con em Thanh Hóa đã gia nhập vệ quốc quân Dân công Thanh Hóa và đoàn vận tải bằng xe thồ nổi tiếng đã có mặt trên khắp nẻo đường Việt Bắc Có thể nói, “vùng tự

Trang 22

do” Thanh - Nghệ – Tĩnh có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi diễn biến chiến sự của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bình - Trị - Thiên khi ấy, đúng như Hồ Chí Minh giao phó: xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, xứng đáng là miền đất “phên dậu” của tổ quốc trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc

Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ, với vị trí chiến lược quan trọng là cầu nối giao thông từ Bắc vào Nam, Thanh Hóa trở thành mục tiêu hủy diệt với mục tiêu của lầu năm góc: cắt đứt cầu nối giao thông Bắc – Nam Xứ Thanh nằm trên tuyến giao thông huyết mạch: Phà Ghép, cầu Hàm Rồng, cầu Tào Xuyên, cầu Lèn rải dài trên toàn bộ địa phận Thanh Hóa, vì vậy, xứ Thanh trở thành “túi bom”, thành điểm lửa Từ 1965, miền Bắc trở thành chiến trường thì xứ Thanh là một trong những chiến trường nỏng bỏng nhất Mỹ đã ném xuống mảnh đất này …triệu tấn bom Con

em Thanh Hóa vẫn ra trận để chi viện cho chiến trường lớn miền Nam Và ngay trên quê hương, từng cụ già, em bé vẫn lập công giết giặc Trận địa Hàm Rồng, chiến thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu son ngời chói về tinh thần chiến đấu và hi sinh anh dũng của quân và dân Thanh Hóa Hãy nghe bè bạn năm châu ca ngợi và ngưỡng mộ Hàm Rồng- Việt Nam: “ Tôi rất vinh dự được là khách của nhân dân Nam Ngạn – Hàm Rồng dũng cảm đã dùng súng trường kiên quyết chiến đấu chống máy bay hiện đại của Mỹ Không có gì có thể đánh bại các bạn và mặc dù gian khổ đến đâu, các bạn cũng sẽ nhất định thắng lợi Nhân dân Việt Nam muôn năm” Nhân dân Nam Ngạn và và đội dân quân dũng cảm muôn năm” (AlAN UYN MINTƠN- Phóng viên nhật báo Luân Đôn); „Hình ảnh xã Nam Ngạn, hình ảnh những người phụ nữ anh hùng, những thanh niên cách mạng, các cháu nhỏ và cả những bài hát sẽ khắc sâu mãi mãi trong lòng chúng tôi” (Phong viên báo thế kỷ- Cơ quan TW của ĐCS SiLi Nam Mỹ);

Sau chiến tranh cùng với sự hi sinh phấn đấu quyết liệt, tinh thần chịu thương chịu khó khăn gian khổ của cán bộ nhân dân, lực lượng vũ trang trong tỉnh, các mặt đời sống dần dần ổn định, kinh tế Thanh Hóa bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, với một tinh thần mới, niềm tin, sức mạnh mới

Trang 23

Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc, Thanh Hóa cũng đã bộc lộ ưu việt của một vùng đất nhiều tiềm năng, với nhiều khu kinh tế mọc lên như tân cảng Nghi Sơn, khu công nghiệp Lễ Môn, hồ thủy điện Cửa Đạt, nhà máy đường Nông Cống, nhà máy xi măng Bỉm Sơn Bên cạnh đó những tiềm năng

tự nhiên cũng được khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế, trong đó chủ yếu là phát triển du lịch, đó là các khu du lịch Bến En, Hàm Rồng, Lam Kinh, trong đó bãi biển Sầm Sơn hằng năm thu hút khối lượng du khách rất lớn, chúng ta còn có hệ thống

chùa chiền, đền thờ thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham quan

Sau 10 năm đổi mới và mở cửa, với truyền thống cách mạng lâu đời, với tinh thần thực sự cầu thị, đảng bộ nhân dân Thanh Hóa đã cố gắng lập nên nhiều thành tích to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội

Trên cơ sở tinh thần chính trị ổn định, kinh tế phát triển, các hoạt động văn hóa

xã hội đã bắt đầu khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp đổi mới quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố Trên đà phát triển ấy, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa với truyền thống lịch sử lâu đời, với tiềm năng to lớn của thiên nhiên ưu đãi, sẽ vững tin chuẩn bị sẵn sàng bước vào thế kỷ XXI với tương lai đầy hứa hẹn

Song sự vận động nào cũng mang tính hai mặt, công cuộc đổi mới của Thanh

Hóa không chỉ có những ưu việt mà cũng đã lộ ra nhiều hạn chế, trong đó có hạn chế chung của thời đại và có cả những hạn chế mang tính đặc thù của vùng đất này Những năm gần đây Xứ Thanh nổi lên nhiều vấn đề “nóng”, nhiều sự kiện nổi bật đến từ phí khách quan lẫn chủ quan, như: thiên tai lũ lụt, sự yếu kém về quản lý, những tiêu cực xã hội v.v…

Ký là một thể loại năng động luôn bám sát và phản ánh kịp thời những vấn

đề cập nhật Xứ Thanh từ truyền thống đến hiện tại đã và luôn trở thành nguồn cảm hứng rộng lớn của văn chương, cũng là mảnh đất màu của ký Dễ hiểu tại sao, nơi đây không chỉ sinh ra một lực lượng sáng tác đông đảo mà còn là đối tượng thẩm mỹ

có sức thu hút mạnh mẽ với giới sáng tác, trong đó có thể loại ký

Trang 24

1 3 Ký viết về xứ Thanh

Nếu coi Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi là bút ký lịch sử, Ô - Châu cận lục

của Dương Văn An là tập bút ký địa lý, Đại Nam nhất thống chí của Lê Văn Hưu là tập sử ký thì xứ Thanh đã hiện diện thấp thoáng trong những tập ký này Song, phải đợi đến Thanh Hóa kỷ thắng (1904) của Vương Duy Trinh và Thanh Hóa tỉnh chí (1909) của Nhữ Bá Sĩ thì “diện mạo” vùng đất xứ Thanh đã lộ diện khá tường tận qua từng mỏm núi, dòng sông, từng danh lam, địa thú Chẳng hạn, Thanh Hóa kỷ thắng chép: “ Hỏa Châu phong tại huyện Hoằng Hóa, thôn Nghĩa Sơn Trên đỉnh núi vốn có chùa Tiên Đồng Núi này nhỏ mà toàn đá ậ đó có bến đò Long Hạm Núi còn có tên là

núi Nhi Phong Có câu “ngạn rằng”: Dị tai Đông Sơn cửu thập cứu phong, nhất hài vị

quy hề giang ngạn đông (Lạ thay chín chín ngọn núi Đông Sơn, còn có hòn nhỏ bờ

đông chưa về) Mỗi khi đến kỳ khảo thí, sĩ tử thường đến nơi đó bốc thẻ…” (Dẫn theo Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng, tr54)

Tuy nhiên, phải bước sang thời kỳ hiện đại, khi điều kiện in ấn phát triển thì thể

ký, thể loại gắn rất chặt với báo chí mói có điều kiện bùng nổ Sau cách mạng tháng Tám, nền văn học chịu sự lãnh đạo của Đảng, trở thành vũ khí cách mạng, tham gia vào hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ký trở thành thể loại xung kích trong việc phản kịp thời các sự kiện, động viên cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân

Ký về xứ Thanh cũng nằm trong dòng chảy chung ấy Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, đến nay đã có ngót 40 tập ký của các nhà văn xứ Thanh viết về xứ Thanh, cùng với hàng trăm bài ký chưa tuyển thành tập in rải rác trên các báo, tạp chí từ Trung ương đến địa phương Có thể khuôn về một số mảng đề tài sau:

Đề tài ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người xứ Thanh có: Tập ký

Quế ngọc châu thường của Minh Hiệu; Tập ký Hương đất của Đỗ văn Phác; Các bài

ký: Bãi cá giữa vụ cá, Một chuyến đi biển, Vàng dưới biển xanh của Nguyễn Văn Đệ; Sầm Sơn biển hát trăm năm, Bến En, Người thắp sáng vùng rừng, Vùng đất văn

nhân, Nhớ lắm đảo Mê ơi v.v… của Kiều Vượng; Những sân ga xanh, Kỷ niệm xa

Trang 25

vời, Đền Đọc Cước, Người về Thường Xuân, Ga hàm Rồng của Lê Đình Cánh; Màu xanh rừng luồng của Lê Sĩ Oanh; Nét mới tôi ghi của Mai Ngọc Thanh, Đôi mắt vùng cao của Vương Anh v.v…

Đề tài về chiến tranh đáng lưu ý hơn cả là các tập: Người bến thép của Trần Hiệp viết về bến phà Ghép anh hùng và anh hùng liệt sĩ Mai Xuân Điểm; Ký sự Hàm

Rồng những ngày ấy của Lê Xuân Giang và Từ Nguyên Tĩnh cùng hàng loạt các bài

ký riêng lẻ của các tác giả khác

Đề tài về vấn đề vấn đề xây dựng quê hương, phục hưng kinh tế sau chiến tranh

và bước chuyển mình của xứ Thanh thời đổi mới có lẽ được các tác giả quan tâm

nhiều nhất và cũng là mảng đề tài có số lượng tác tác phẩm nhiều hơn cả: Bản Mường

trong trăng của Vương Anh, Xi măng Bỉm Sơn, Voi Bỉm Sơn, Sáng tạo, Âm thanh mùa mới, Độ nóng cao của Trần Hiệp, Vàng dưới biển xanh của Nguyễn Văn Đệ, Một đêm

ở Cồn Chiu, Vùng rừng rất sáng, Về khu công nghiệp Lễ Môn, Tân cảng Nghi Sơn, Cửa Đạt mùa xuân của Kiều Vượng, Bây giờ Đồn Trang của Mai Ngọc Thanh, Ngày mùa ở Định Công của Hà Khang, Màu xanh rừng luồng của Lê Sĩ Oanh, Giữa nắng

và lửa của Triệu Bôn, Bên sông Hạc của Chu Linh, Vùng kinh tế mới Triệu Sơn của

Từ Nguyên Tĩnh , Người về Thường Xuân, Mùa xuân trên công trường hồ Cửa Đặt

của Lê Đình Cánh v.v…

Gắn liền với mảng hiện thực phản ánh công cuộc xây dựng quê hương xứ Thanh thời đổi mới, các cây bút ký không quên đề cập đến thực tiễn trái chiều Đó là những

khó khăn thách thức, thách thức đến từ hoàn cảnh khách quan, thiên tai địch họa:

Thảm họa Hậu Lộc, Về quê sau bão của Kiều Vượng; Sau cơn bão biển của Nguyễn

Văn Đệ Thách thức đáng sợ nhất là những hệ quả do chính con người gây ra Có thể coi đó là những nhức nhối xã hội như thói vô trách nhiệm, tệ quan liêu, tham nhũng,

chủ nghĩa cơ hội, bệnh vô cảm v.v…: Vài sự thật trong thành Thanh Hóa, Sự thật về

việc bỏ quên một anh hùng, Ong bay, Đánh bắt xa bờ hay trên bờ, Ngổn ngang những vùng rừng, Nghĩ về thành phố của mình, Nhớ và buồn lắm làng Trầu ơi, Ngẩn ngơ cửa

Hà v.v… của Kiều Vượng, Cái đêm hôm ây đêm gì, Chìm thuyền trên cạn của Phùng

Gia Lộc; Tiền chùa, Đảng viên làng tôi của Nguyễn Văn Đệ v.v…

Trang 26

Có thể nói không ngoa rằng đã có một “vùng” ký về một vùng đất “từng nổi tiếng”, đang nổi tiếng và sẽ tiếp tục nổi tiếng Bởi đó là vùng đất “thiêng”, vùng đất của truyền thống văn hóa và lịch sử, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nơi con người sinh

ra được nuôi dưỡng bằng khí thiêng sông núi và bằng niềm tự hào về truyền thống của cha ông

Trang 27

CHƯƠNG 2

NHỮNG BỨC TRANH HIỆN THỰC SỐNG ĐỘNG NHIỀU VẺ VỀ

XỨ THANH 2.1 Hình ảnh một xứ Thanh nên thơ và giàu đẹp gắn với tiềm lực kinh

tế –du lịch

Không phải ngẫu nhiên mảng đề tài về vẻ nên thơ, giàu đẹp xứ Thanh lại có sức hấp dẫn các cây bút hơn cả Ngoài một số cây bút chỉ dành cảm hứng cho đối tượng là cái đẹp, cái trữ tình như Lê Đình Cánh, Minh Hiệu, Vương Anh…, một số cây bút xông xáo khác tung hoành hơn, đề tài và đối tượng cảm hứng của họ rộng mở hơn, nhưng dù quan tâm đến chuyện gì thì ít nhiều trong hành trang của họ cũng có những bài ký ghi chép về sức hấp dẫn, tiềm năng, vẻ đẹp của mảnh đất quê hương xứ Thanh như một niềm tự hào

2.1.1 Hình ảnh về một vùng rừng

Xứ Thanh có một vùng rừng diện tích rộng tới 436.360 ha tương đương với diện tích một số tỉnh thuộc loại trung bình trong cả nước Rừng xứ Thanh lại có rất

nhiều lâm sản quý, quế xứ Thanh được xem là “đặc sản quý giá vô song” Minh

Hiệu đã dành hẳn một tập bút ký cho cây quế Thường Xuân để tôn vinh giá trị của đặc sản vô giá này Tác giả trân trọng đặt tên cho tập ký là “Quế ngọc Châu Thường” “Châu Thường” là châu Thường Xuân, tên gọi cũ của huyện Thường Xuân trong địa giới tỉnh lỵ Thanh Hóa xưa Thường Xuân còn nổi tiếng với rừng lim, lim

xứ Thanh cũng là một tên tuổi nghê gớm, nhưng quế mới được coi là sản vật Đại Nam nhất thống chí chép: “Tuy đều sản xuất ở phương Nam, nhưng Quế Thanh Hóa tốt nhất, thứ đến Nghệ An…Năm Minh Mệnh thứ 17 khắc hình tượng vào Nghị đỉnh” Gọi là Quế Thanh Hóa nhưng thứ quế tốt nhất ấy chỉ có ở Thường Xuân, mọc trên đất Thường Xuân và do người Thường Xuân khai thác, chế biến Vì niềm ao ước

“muốn nhìn thấy tận mắt một cây quế Thanh Hóa vào loại quý nhất ngay tại mảnh đất nó sinh trưởng, được gặp chính người đã bóc những phiến quế đáng mơ tưởng đó” mà Minh Hiệu đã cho người đọc thưởng thức giá trị của một loại dược liệu độc

Trang 28

nhất vô nhị này Mở đầu của bút ký là câu chuyện về một cuộc bán đấu giá một phiến quế xứ Thanh diễn ra vào đầu thế kỷ trước: “…Trong cuộc bán đấu giá ở Phong Ý (Cẩm Thủy) đã có người dám trả 220 đồng bạc trắng Một Hoa thương có cửa hiệu bách hóa lớn nhất nhì thị xã Thanh Hóa lên chậm, xin nài lại với giá 300 đồng bạc kim loại (mỗi đồng là 27 gam bạc thật) Một phiến quế Thanh loại xoàng bán tại gốc

là 2 đồng (tương đương với 80 ki lô gam gạo) Một con trâu đực mộng lúc ấy chỉ bán được trên dưới hai mươi đồng tại phiên chợ tỉnh, chứ trên thượng du chỉ bán được 14 hay 15 đồng(…) Phiến quế khoảng 45 đến 60 gam đã bằng tiền cả trăm tạ gạo hay hơn chục con trâu tốt ư?”(Quế ngọc….tr 9) Đó là lý do khiến tác giả gọi quế Thường Xuân là “quế ngọc” Và cũng “nhờ” chuyến lặn lội của Minh Hiệu đến với xứ sở của quế bạch Trịnh Vạn, Bù Rinh, Bù Đồn mà người đọc biết được rằng có rất hiều giống quế: Quế xanh, Quế rành, Quế đỏ, Quế xi “vừa làm thuốc vừa là củi” Giống Quế lợn còn gọi là quế dại, “lá nó hơi cay cay, nhơn nhớt, cốt để lấy gỗ làm nhà” Quế ngọc Thường Xuân hay Quế Thanh còn được gọi là “Quế ngự”, “Quế tiến” hoặc

“Quế Trung kỳ”, một cách gọi khác nữa là “Giao Chỉ ngọc quế” “Quế ngọc” có chất lượng tốt nhất khi được trồng ở sơn hệ Bù Rinh, “từ Sơn Lư, Sơn Điện, Đường 217, vạt sông Lò (Quan Hóa), Năng Cát, Thường xuân, lấn sang một phần Như Xuân”

“Ngoài chất đất, lớp mùn, độ cao, độ ẩm, chế độ chịu nắng trời, cây quế Thanh tốt còn từ địa hình thích hợp, tiếp cận hai luồng gió đối lưu: Tây xuống và Đông lên Cũng cây quế giống ở đây, ta bấng sang trồng ở Bá Thước, Thạch Thành, hay ở phía giữa, phía nam Quỳ Châu đã thành chất quế khác” (tr 18) Người đọc còn được mở mang nhiều điều thú vị về loài cây – dược liệu hiếm quý này, như tính nết khó chiều đến “độc khoảnh” của nó: “Cái chất quế vốn thuộc loại nhạy cảm Nó vừa tỏa ảnh hưởng lại vừa dễ chịu ảnh hưởng của môi trường Trong vườn có cây quế nhiều loại

ra không mọc được Cây chè mọc ở gần nấu lên uống, tưởng hái nhầm lá quế”(tr68) Cách bóc, ủ quế và bảo quản quế cũng rất tỉ mỉ, kỳ công, chỉ cần sai một li có thể biến một phiến quế quý thành củi Cũng từ thực tế “mắt thấy tai nghe” về thực trạng của việc trồng quế, thu hái quế của một người đã bị “hút hồn” với danh tiếng quế Thanh, Minh Hiệu cho thấy bao nhiêu vấn đề đặt ra cho các nhà chức trách: việc

Trang 29

khoanh vùng để quản lý những địa bàn trồng quế, cách khai thác đúng cách để giữ chất lượng quế, rồi tại sao không nghĩ đến đề nghị công nhận một cái “mác riêng”, một thương hiệu cho quế xứ Thanh? Tác giả kết thúc bài ký đầy tâm huyết bằng nỗi niềm khắc khoải: “Dù thế nào chăng nữa cũng nên đem tập bản thảo này gõ cửa những đồng chí có trách nhiệm cao mà kêu hộ cho cây quế và người trồng quế Bù Rinh – Trịnh Vạn một tiếng May ra!”(tr99)

Cạnh đặc sản quế, xứ Thanh còn nổi tiếng về luồng Song, nếu quế Thanh đã được ghi danh từ xa xưa thì luồng mới nổi lên trong những năm gần đây khi người ta nhận ra tính kinh tế của luồng và đưa nó vào danh sách cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhân dân các huyện miền tây Thanh Hóa Và kể từ khi cây luồng được nhận chân

giá trị thì Thanh Hóa được coi là “thủ đô của rừng luồng toàn quốc” Cây bút Lê Sĩ Oanh với bài ký Màu xanh rừng luồng đã cho độc giả cảm nhận về tiềm năng mạnh

mẽ của rừng luồng xứ Thanh Không kỹ tính như quế, luồng hầu như thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của phần lớn các huyện miền tây Thanh Hóa “Luồng lên tận Hiền Kiệt, Trung Lý (Quan Hóa), luồng vòng về Như Xuân, luồng ra tận Thạch Thành Cả một miền rừng Thanh Hóa mênh mông, biển luồng sung sức vươn cao ngọn” (Màu xanh…, tr111) Tác giả còn cho người đọc hiểu “đất nước ta có đến 8 chi và 50 loài trong họ hàng tre luồng” nhưng không đâu “nhiều luồng như Thanh Hóa Vì đất rừng ta hợp với luồng Mỗi năm một héc ta có đến hai lăm, ba mươi tấn Ngay Nhật có khoa học tiên tiến mà một héc ta của họ cũng chỉ được sáu bảy tấn là cùng”(tr 112) Thế mà: “Đất rừng ta giàu thế, người dân bản đói vẫn hoàn đói Quanh năm dân bản vẫn phải đào củ mài, củ nâu thay gạo” Từ những trăn trở ấy, những con người yêu rừng, yêu bản đã quyết tâm tìm hướng đi cho luồng, thay đổi cuộc sống cho bà con thôn bản như trưởng phòng nông nghiệp Ngọc Lặc Phạm Văn Minh, như

cô kỹ sư trẻ người Mường Thạch Thành Kim Anh Tuổi trẻ và khoa học kỹ thuật, tình yêu quê hương đã giúp Kim Anh phát hiện được sức sống, tập tính của cây luồng để rồi nhanh chóng nhân rộng loài cây hữu ích này “Rồi đây màu xanh rừng luồng sẽ trải cả một vùng đồi núi mênh mông Thanh Hóa Mầu xanh rừng luồng làm

Trang 30

nền, hòa cùng mầu xanh hùng vĩ của những rừng cây già, mầu xanh mơn mởn của những cánh lúa xuân…” (tr 120)

Nhắc đến những cây bút có duyên nợ và gắn bó với rừng xứ Thanh không

thể không kể đến Kiều Vượng Cây bút này đã có ngót chục bài ký về rừng: Người

thắp sáng vùng rừng, Vùng rừng rất sáng, Ngổn ngang vùng rừng, Nhớ rừng tôi gọi rừng ơi, Kỷ niệm tết ở rừng, Một đêm ở Tà Cóm, Dai dẳng quá rừng ơi, Về Cẩm Thủy, v.v… Kiều Vượng đã từng có hàng chục năm gắn bó với rừng miền tây xứ

Thanh trong quãng thời gian ông đi thanh niên xung phong chuyên mở đường sang nước bạn Lào Vì vậy, khi chuyển sang nghề viết, một trong những mảng hiện thực Kiều Vượng dành nhiều tâm sức nhất chính là viết về cuộc sống và con người miền Tây xứ Thanh, “nơi ấy tôi đã có hơn ba ngàn ngày đêm sống và làm việc với quãng đời đầu và quá nhiều biến cố” “Suốt ba chục năm, tôi có may mắn được đến hầu hết các hạt kiểm lâm, lội được khá nhiều những vùng rừng trong tỉnh Cái thực tế ấy đã đẩy tới nỗi nhớ dai dẳng những cánh rừng…” Với cây bút này, nếu rừng gọi thì tác giả sẽ sẵn sàng lội hàng trăm cây số, trèo đèo lội dốc, vượt thác sông Mã đến những nơi heo hút nhất của rừng xứ Thanh để tận mắt chứng kiến rừng nguyên sinh, những hàng động kỳ thú, gặp những người đang giữ rừng, nghe họ nói để rồi cho chúng ta biết tiềm năng và sức lôi cuốn của rừng xứ Thanh: “Thanh Hóa hiện nay có ba khu bảo tồn thiên nhiên đó là khu Xuân Liên huyện Thường Xuân, Pù Luông huyện Bá Thước và Pù Hu huyện Quan Hóa” “Khu bảo tồn Xuân Liên có trữ lượng giàu lớn nhất tỉnh Còn tới trên hai ngàn héc ta rừng nguyên sinh chủ yếu là gỗ mày lái và pơ

mu trên độ cao chín trăm mét” (Những con đường, những cuộc đời, tr 290) Khu bảo tồn Pù Luông “không chỉ quý hiếm về cây và động vật mà quý hơn là đất trời đã ban tặng cho một vùng thiên nhiên với hình khe thế núi và những hang động huyền ảo tuyệt vời …Nơi đây có con sông ngầm phun tạo thành nhiều thác nhỏ trong hang động Bao nhiêu suối khe được tạo ra từ cung điện ngầm trong lòng núi Pù Luông” Đến đây, nhà văn ao ước: “Giá như Thanh Hóa có một tua du lịch từ bản Lác, Mai Châu tỉnh Hòa Bình qua hang Ma Pù Hu về với hang động này để con người được bình tâm chiêm ngưỡng một vùng thiên nhiên huyền bí và quá đỗi thanh bình”

Trang 31

(Những con đường, những cuộc đời, tr 294) Theo bước chân của Kiều Vượng ngưòi đọc được thưởng thức vẻ đẹp còn nguyên sơ của vùng rừng núi xứ Thanh với “những con thác đổ dốc, những dòng suối trong vắt đếm được từng viên sỏi, giữa cánh rừng nguyên sinh đang trút lá để thay áo vào xuân là những con đường đất đỏ một bên là suối sâu, một bên là núi cao chất ngất”, trong những khu rừng ấy “có những tiếng hoẵng sủa trăng dội lạnh lòng thung, những tiếng chim phượng gọi chim hoàng” Những đêm trăng sáng cả khu rừng “ánh lên như dát bạc‟‟ Vẻ đẹp như trong cổ tích này còn đang ngủ quên chưa đánh thức Không ít lần Kiều Vượng thể hiện sự tiếc nuối: “Đây quả là nơi thật đẹp để khách thập phương về đây du lịch thăm thú, khám phá bao cảnh đẹp của đất trời heo hút mới ngang tầm xứ Thanh” (tr .)

Vì vậy càng yêu rừng, tự hào về rừng bao nhiêu, các cây bút càng đau đáu nỗi niềm về rừng đang bị tàn phá, bị xâm hại “Ai đến đây nghe những chuyện giữ rừng đều thấy lòng mình ngổn ngang như bãi gỗ mới thu về (…) Lòng tôi cũng ngổn ngang nghĩ chuyện mất rừng” ( tr, 254) Chỉ riêng “năm 2002 ngành kiểm lâm xứ Thanh đã xử lý 3673 vụ vi phạm, đề nghị khởi tố 18 vụ hình sự ” Với sức tàn phá ấy thì “Của rừng có khá cái lá không còn” Và chỉ cần biết rừng nơi này nơi kia đang hồi sinh nhờ bàn tay con người là lập tức cây bút ấy có mặt ngay Có mặt để ghi nhận, để biểu dương, để kêu gọi và để có niềm tin: “…mỗi con nguwowig phải thật

sự có ý thức giữ gìn màu xanh của rừng như giữ gìn chính sự sống của mình Rừng Thanh Hóa đã xanh, đang xnh và mãi mãi sẽ xanh vì chúng ta tin Thanh Hóa có một đội ngũ những người giữ rừng luôn mang tình yêu thiết tha và dai dẳng với từng mầm sống của cây” (Những con đường, những cuộc đời, tr 276)

Có thể nói qua các bài ký về rừng xứ Thanh, người ta thấy hiện ra kho “vàng nổi” của một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi Thành ngữ “rừng vàng biển bạc” hơn

ở đâu hết ứng với vùng đất xứ Thanh nắng gió mặn mòi

2.1.2 Hình ảnh về một vùng biển

Nếu phía tây Xứ Thanh là “rừng vàng” thì phía đông xứ Thanh chính là “biển bạc” Xứ Thanh có một bờ biển dài tới 102 km từ Nga Sơn cho đến Tĩnh Gia gắn với vùng biển Đông Sở hữu trên 102km bờ biển ấy là những bãi biển đẹp như mơ:

Trang 32

Sầm Sơn, Hải Hòa, Biện Sơn; những đồng bãi bồi phù sa ngập mặn nơi sinh trưởng

lý tưởng của cây cói từng làm nên danh tiếng cho một thương hiệu làng nghề của xứ

Thanh: Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định lụa hàng Hà Đông; những

cảng biển với tiềm năng khai thác lớn: Lễ Môn, Nghi Sơn Ấy là chưa kể đến nguồn lợi từ vùng lãnh hải rộng lớn hàng trăm km2 Tuy nhiên, ký viết về biển không dễ Đây là một đối tượng không dễ chinh phục và nắm bắt Vì vậy, đó là nguyên nhân ký viết về biển không nhiều, ngoài bài ký “Một vùng biển” của Phan Thị Minh Thuận, chủ nhân của những trang ký về biển xứ Thanh không phải ai khác chính là một người con của biển

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ngư Lộc, Hậu Lộc, vùng biển nổi tiếng của xứ Thanh, Nguyễn Văn Đệ đã từng là “Ngư phủ” trước khi trở thành nhà văn Bài ký đầu tiên của ông - “Bãi cá giữa vụ cá” đã đạt giải nhất cuộc thi viết ký do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức khi ông chưa qua một lớp đào tạo viết văn nào Văn chương chính

là cuộc đời Được sống, được trải nghiệm, yêu biển và hiểu biển, Nguyễn Văn Đệ đã

trở thành cây bút viết về biển hay nhất của làng ký xứ Thanh: Bãi cá giữa vụ cá, vàng

dưới biển xanh, Một chuyến đi biển, …

Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã từng chọn Bãi cá giữa vụ cá của Nguyễn

văn Đệ như là minh chứng cho những bài ký hay viết về cái đẹp của cuộc sống và con người: “Có những bài ký hay được viết hoàn toàn không phải vì những “nỗi nhức nhối” Chẳng hạn bài “Bãi cá giữa vụ cá” của Nguyễn Văn Đệ chứa chan những tình cảm hào hứng, hồ hởi, ca người lao động dũng cảm ngày đêm vật lộn với sóng gió giữa biển cả” (năm bài giảng về thể loại, tr… ) Biển Hậu Lộc – Ngư lộc trong những ký của Nguyễn Văn Đệ giống với hình ảnh của nữ thần biển vừa lộng lẫy huyền bí, vừa phóng túng rộng lượng, vừa dữ dội, quyền uy

Khi biển lặng, biển đẹp mơ màng như “một tấm nhung xanh biếc” Biển đẹp nhất có lẽ vào những đêm trăng Khi ấy, “những làn sóng lấp lánh ánh trăng như mái tóc được cài lên những cây trâm bạc” Dễ hiểu tại sao, bãi biển trong những đêm trăng sáng thường là nơi hẹn hò, là chứng nhân cho tình yêu Hãy nghe Nguyễn Văn Đệ cảm nhận về biển khơi Sóng biển theo cảm nhận của Nguyễn Văn cũng là một thế

Trang 33

giới, có sóng “trẻ” và sóng “già” Sóng “trẻ” thì “tóc” của chúng xanh biếc Chúng nghịch ngợm và đa tình: “Mỗi lần thằng gió Đông nổi lên thì con sóng Nam kia lại đon đả chào đón, làm con sóng Đông phải cong môi lên ghen tị Và bao lần chú gió bấc tràn về thì cô sóng Nam cũng tớn lên như nắng hạn gặp mưa rào”(Mắt biển xanh, tr…) Những bác sóng già hay những cụ sóng “xõa đầy tóc bạc” thường khó tính và hung dữ “… một đợt sóng nữa đang dân cao, ngọn những con sóng như những hàm răng trắng ỡn của loài quái vật đang nhe nanh ngoạm lấy con thuyền”, hoặc “lũ sóng nồm già xõa tóc bay chồm lên trườn vào bờ” v.v…

Thế giới của biển cả không chỉ hấp dẫn ở vẻ bên ngoài của nó Hãy theo chân chàng ngư phủ Nguyễn Văn Đệ sẽ còn được thưởng thức những cảnh hấp dẫn nhất của biển cả “Tôi đã từng đánh cá đối vào những ngày đẹp trời Chúng tôi có thể phát hiện

ra cá đối từ rất xa, căn cứ vào sự quần tụ của những đàn chim biển săn mồi, căn cứ vào màu nướ biển (chỗ có cá, cá làm cho màu nước biển đang xanh biếc trở thành xanh thẫm) Đó là khi nắng to, nhưng vào lúc chập tối, chỗ cá dày sẽ làm cho màu nước tím lại Nhưng khi gặp kỳ lụt bão, nước biển đang lọt hồng, chỗ có cá nước đỏ rực lên Nhất là những đêm biển lặng, sẽ nghe tiếng cá đối nhảy, nhưng nó không tí tách như

cá lầm, không lao xao như cá ve, không ré lên như cá mòi, mà rào rào như vãi lúa trên sân” (Bãi cá…, tr 158) Những “đoạn băng” bằng ngôn ngữ về những cảnh đánh bắt

cá sống động như thế này gieo mãi vào lòng người đọc sự thích thú, bất ngờ: “Chúng tôi bửa lưới đúng cái lúc cá đối ăn lên rầm rộ nhất Có lẽ cá hoàn toàn không ngờ được

là chúng tôi vẫn bám sát chúng khi nó đã ra khỏi mép cồn nổi, nên vẫn đi một cách đàng hoàng và ngạo nghễ, làm như biển bao giờ cũng là một xứ sở bất khả xâm phạm của nó Những chú cá bị bất ngờ và ngạc nhiên khi chạm vào những mắt lưới đầu tiên Thực ra lúc đầu đàn cá mới chỉ ngạc nhiên không thôi nên chỉ nhảy lao xao quanh những cái phao đầu lưới Nhưng sau đó thì nhảy lên một cách rầm rộ (…) Chúng tôi kéo đến đâu, cá chật trong vòng lưới đến đó Toàn cá đối măng tơ, không hề lẫn một thứ cá khác Hàng loạt vì nhảy, vì chạy mãi mà không thoát lưới mệt lử nằm phơi bùng trắng hếu dọc đường phao Những con khỏe mạnh thì hung hăng nhảy tung lên giữa vòng lưới, trông như đang có một trận mưa đá phun lên mặt biển” ( Bãi

Trang 34

cá…tr166) Hay như bức ảnh hữu tình này của thiên nhiên: “Những con cá đi đầu đã nổi lên mặt nước Và bỗng nhiên một con cá cái có cái bụng rất to đầy trứng trớn lên trên ngọn sóng nhỏ mình ngửa ra trắng hếu Một con cá đực thân thon dài trườn theo

té tắt, thô bạo trên mình con cá cái lẳng lơ kia Tiếp theo đó, một loạt những con cá tơ khác phóng theo Và đội hình của tía cá đã trở nên mất trật tự…”( Bãi cá…tr 172) Vẻ đẹp của biển không thể tách rời với vẻ đẹp của con người – chủ nhân của biển cả Ngư dân vùng biển Hậu Lộc đã quen với nghề biển từ bao đời Họ thuộc biển như thuộc lòng bàn tay Nguyễn Văn Đệ miêu tả họ vừa như những người anh hùng, vừa như những nghệ sĩ của biển cả Đây là hình ảnh người thuyền trưởng đang chỉ huy một trận đánh bắt cá thật lãng mạn và hào hùng: “Ông Nhụ tay lăm lăm tù và, mắt dán chặt vào tía cá, bàn chân ông khẽ đẩy tay lái Mũi tàu lách ngang làn sóng nhỏ tiến lên trước tía

cá Bàn tay của ông Nhụ nãy giờ vẫn chĩa ra phía trước chợt giơ cao lên và chặt mạnh xuống như một thanh kiếm:- Đánh”( Bãi cá…, tr 173)

2.1.3 Hình ảnh về một vùng tiềm năng du lịch

Như là logic tất yếu, vùng đất của “rừng vàng, biển bạc”, của trầm tích văn hóa

và lich sử cũng sẽ là vùng đất của ngành công nghiệp không khói Vì vậy, những bài

ký thể hiện sức mạnh này của xứ Thanh quả là không ít Hầu như các cây bút xứ Thanh không nhiều thì ít đều muốn hoặc là thể hiện sự tự hào, hoặc thể hiện sự tiếc nuối (do chưa được khai thác) về tiềm năng du lịch của quê hương qua các bài ký của

mình: Lê Đình Kỳ với Bức tranh lụa, Vương Anh với Bản Mường trong trăng; Mai Ngọc Thanh với Phố nhỏ miền rừng, Bùi Thu Phong với về Quảng Khê, Phan Thị Minh Thuận với Một vùng biển, Nguyễn Thế Phương với Mùa thu nhớ một vùng quê, Hoàng Tuấn Phổ với Đất đỏ Triệu Sơn, Chu Linh với Bên sông Hạc Song, có lẽ

những cây bút viết nhiều nhất về tiềm năng du lịch của xứ Thanh phải kể đến Lê Đình

Cánh và Kiều Vượng Lê Đình Cánh với các bài Ga Hàm Rồng, Những sân ga xanh,

Đền Đọc Cước, Người về Thường Xuân; Kiều Vượng với Vùng đất từng nổi tiếng, Vùng đất văn nhân, Thành phố bên bờ sông Mã, Bến En, Về Cẩm Thủy, Nơi thượng

Trang 35

nguồn sông Mã, Dòng sông mượt ánh tóc dài v.v…và gần đây là tác phẩm Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng của Hoàng Tuấn Phổ Có thể coi đây là một tập bút ký –

tùy bút của viết về xứ Thanh và Hàm Rồng gắn liền với những địa linh danh thắng trong suốt chiều dài dựng nước

Cây bút Lê Đình Cánh nhớ về một Ga Hàm Rồng trước đây đặt ở bờ bắc Hàm Rồng nơi có tấm biển: Ga Hàm Rồng kính chào quý khách đẹp “quỷ khóc thần sầu,

xứng đáng hai lần vào Bảo tàng đường sắt Việt Nam” Trong bài ký Đền Độc Cước Lê Đình Cánh cung cấp cho du khách đến với bãi biển kỳ thù này một sức hấp dẫn nữa là

du lịch tâm linh, góp phần giữ gìn sức sống nghìn năm văn hiến của dân tộc: „Ngày trước, du khách về Sầm Sơn trước hết thành tâm lên Đề lễ Thánh, sau đó mới nhập vào sóng biển ồn ào Phong tục này đã bị lãng quên, rồi sẽ được phục hồi khi du lịch tâm linh đang trở lại Đền Độc Cước rồi sẽ được trung tu (…) Cùng với Đền Sòng, phố Cát, Chùa Tiên ở Ngàn Nưa, suối cá thần ở Cẩm Thủy…Đền Độc Cước thêm một cõi du lịch tâm linh cho khách hành hương” (Huyền Thoại Lâm Hà, tr … ) Trong các

bút ký Người về Thường Xuân, Cửa Đạt mùa xuân Lê Đình Cánh lại cho người đọc

thưởng thức vẻ hấp dẫn của một địa danh vừa là thắng cảnh, vừa là di tích Nơi đây có công trường hồ Cửa Đạt đang ngày đêm được xây dựng Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên rừng núi giữa thung lũng trùng trùng điệp diệp núi với “Hoa dẻ vàng chùm Dẻ vàng đơn Dẻ vàng cánh mỏng và dài Dẻ dài cánh mập và ngắn như hoa móng rồng

Dẻ vàng tỏa hương lúc hoàng hôn”, “ Cây duối già tuổi mấy trăm năm cành lá đan xen kìn một khoảng trời Sáng ra họa mi rừng hót gọi bình minh Trưa tròn bóng nắng, tiếng chim bìm bịp vọng vào u tịch Chiều tà, chim đa đa gọi gió tù và Cây sung lưỡng thế ngang tuổi Hạc Thành Cành đứng, đêm đêm trò chuyện với trăng sao Cành

ngang, ngày ngày thì thầm cùng sóng nước ngã ba sông Cay mít già quên tuổi trần

gian hậu duệ xanh tươi bờ bãi sông Chu ”( Người về Thường Xuân) Cùng với sự quy

mô rộng lớn của một công trường đang đưựoc thi công đang làm hấp dẫn rất nhiều du khách đến tham quân và ngươì đến đều muốn một lần quay trở lại Sức hấp dẫn của Thường Xuân không chỉ có vậy mà còn hấp dẫn lòng người xem ở những di tích lịch

sử Đây là một vùng đất lắm vua nhiều chúa là nơi phát tích ra các vương triều Tiền

Trang 36

Lê, Hậu Lê, và nhà Nguyễn với các cung điện Lam Kinh, cung điện An Tường, Hạc Thành Nơi đây còn lưu lại sự tích hòn mài mực, tương truyền giữa dòng sông Chu là hòn đá mà Nguyễn Trãi đã quỳ một ngày đem đẻ viết áng văn chương bất hủ Bình Ngô Đại Cáo và còn in lại đáu chân của Lê Lợi ngồi mài mực Cùng đó còn có đền thờ Cầm Bá Thứơc và Cô Chín Thuợng Ngàn và bao huyền thoại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh

Lê Đình Cánh còn dành cho Sầm Sơn Là một bãi tắm đẹp và thơ mộng được cả nước đánh giá là bãi biển đẹp, bãi tắm sạch và an toàn “Biển Sầm Sơn lúc hiền hòa như một cô gái luôn e thẹn nhưng cũng có lúc dữ tợn ngang tàng”, “ Mùa hè mang vẻ đẹp hồn nhiên sôi động của cô gái mười tám đôi mươi Sầm Sơn mùa đông có vẻ buồn kín đáo của thiếu phụ giấu mình đang tuổi hồi xuân ”( Đồng tiền chớp bể mưa nguồn -

Lê Đình Cánh)

Xông xáo và chịu đi, Kiều Vượng cũng có khá nhiều bài ký về danh lam thắng tích xứ Thanh Điểm khác của cây bút này là ít khi ông nhìn thực tiễn ở một góc độ mà thường là nhiều góc độ, nhiều phương diện Vì vậy, các bài ký của ông cùng một lúc

đặt ra nhiều vấn đề Chẳng hạn trong bài ký Vùng đất từng nổi tiếng, xung quanh việc

bắc chiếc cầu mới có tên là Hoàng Long bây giờ, tác giả nhắc lại bao nhiêu chuyện: Chuyện Hàm Rồng trong kháng chiến chống Mỹ đã từng là túi bom “cứ bình quân một mét vuông đát Hàm Rồng đã hứng chịu một ngàn tấn bom đạn”, rồi chuyện trong kháng chiến chống Pháp ta phải phá hủy chiếc cầu như thế nào để ngăn chặn đường tiến của giặc, rồi chuyện ông chủ tịch thành phố bộc bạch ý định xây dựng Hàm Rồng thành khu kinh tế du lịch như thế nào “…đến một ngày nào đó khách Bắc vào qua cầu Hàm Rồng thì dừng lại nghỉ, đi hết mọi hang động tiên Sơn để đến làng cổ Đông Sơn

và cõi niết bàn mà chỉ có vùng đất kỳ lạ này mới quy tụ đầy đủ nhất Khách ở lại một hai ngày thăm hang động, nghĩ suy về cái rồn long mạch xứ Thanh mà lâu nay vẫn nửa hư nửa thực rồi lại xuôi ca nô theo dòng sông Mã trôi về cửa Hới Sầm Sơn, vài ngày tắm mát rồi lại ngược tàu khách, ngược gió, ngược nước trở lại Hàm Rồng” (Vùng đất từng…, tr89) Đúng là “thiên nhiên đã ban phát cho Hàm Rồng một cảnh

quan một hình sông thế núi mà ít nơi nào có được” ở đây có rất nhiều hang động ngóc

Trang 37

ngách khiến người xem như vừa vào âm ty địa ngục lại vừa như lạc vào cõi tiên Động

Tiên Sơn giống như “cái lồng chim treo trên vách đá’’ được xem là nơi quy tập đầy

đủ mọi nơi đẹp nhất của Đạo Phật, mọi cõi Niết Bàn trên thế gian này Và kia nữa là

“làng cổ Việt, cái nôi văn hóa lại mang dáng một con thuyền nằm nghiêng, lưng tựa vào hông núi Mắt Rồng” Trong những trang viết của Kiều Vượng về Hàm Rồng tràn

đầy cảm xúc ngợi ca, Hàm Rồng còn là một vùng đất từ những “ngày xa lắm” qua lời

kể của mẹ trở về trong ký ức tác giả và đã là vùng đất thiêng ẩn chứa chứng tích lịch

sử vừa chân thực hào hùng, vừa chứng tích huyền ảo

Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Thanh trong ký của Kiều Vượng không chỉ có thắng cảnh của Hàm Rồng mà còn có rất nhiều nơi khác trên vùng đất xứ Thanh Là ngưòi

có điều kiện đi nhiều nơi, dường như nơi nào trên đất Thanh cũng in dấu chân ông và

được ông cảm nhận với một vẻ đẹp rất riêng Đó còn là “ Vùng đất văn nhân ” Vĩnh

Lộc, nơi có “hai con sông lớn xứ Thanh ôm quanh Vĩnh Lộc tạo nên nhiều kỳ quan

huyền bí” Hai con sông Bưởi và sông Mã đem lại bao vẻ đẹp cảnh quan và sự thuận

hòa dịu mát cho vùng đất này Đây cũng là một vùng đất mà Kiều Vượng gắn bó suốt một thời trai trẻ nên ông rất am hiểu nơi này “Nhắc đến Vĩnh Lộc người ta nhắc ngay đến thành nhà Hồ với bốn cửa thành là tiền, hậu, tả,hữu cổ kính và thâm nghiêm nhất

nứơc” Có thể nói đây là một kỳ quan đầy tự hào mà cha ông đã để lại cho hậu thế

như là minh chứng cho một nền văn minh Vĩnh Lộc còn có chín ngọn núi nổi tiếng với bao chứng tích và huyền thoại của một thời làm đẹp thêm cho vùng đất này Đó là dãy núi Hí Mã có ngôi chùa cổ và bia đá do cụ Phùng Khắc Khoan đề thơ, Núi Xuân Đài có động Hồ Công là nơi vua Lê Thánh Tông đề thơ khắc đá, núi Báo là nơi căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Cần Vương, đặc biệt có núi Bồng được xếp vào thắng cảnh với nhiều động đá đẹp Thạch Thành còn có hang Con Moong ở xã Thành Yên, một hang động được bộ văn hóa xếp hạng và đè nghị Unesscô công nhận là di sản văn hóa thế giới Trong bút ký của Kiều Vượng vùng đất Vĩnh Lộc không chỉ hiiện lên là vẻ

đẹp của vùng đất có nhiều thắng cảnh đẹp mà còn là nơi xuất hiện nhiều “nhân kiệt”,

góp phần làm tự hào cho vùng đất văn nhân này

Trang 38

Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Thanh không chỉ có vậy mà ở bất kỳ nơi nào ta cũng gặp cái đẹp ấy Từ vùng rừng núi Mường Lát có cổng trời nằm trên đỉnh Pu

Nooc Cộc với cây Lung Linh “không biết bao nhiêu tuổi rồi mà tỏa tán rộng om hết

cổng trời” (Vùng trời thủng) Đó còn là con sông nhà Lê với lịch sử gần một nghìn

năm tuổi “dài 176 cây số bắt nguồn từ Âu thuyền bến Ngự nối sông Mã Thanh Hóa và

sông Lam nghệ An” bằng những khúc uốn lượn theo dòng chảy qua nhiều vùng đất

(Dòng sông mượt ánh tóc dài) Đó còn là hình ảnh con sông Mã “vừa dữ dội vừa hiền

hòa, ào ạt và sâu lắng, lắm thác ghềnh và cũng niều bờ bãi phù sa”, chảy vòng quanh

hông 99 ngọn núi Rồng đã trở thành một địa danh lịch sử làm rạng rỡ cho thành phố

xứ Thanh Có nhiều đêm đẹp trời “Sao trời và trăng sáng lấp láng như dát bạc trên

sông Mã trong xanh”( Ngẩn ngơ Cửa Hà) làm con sông bỗng trở nên kỳ ảo đẹp như

trong cổ tích Dường như mỗi ngọn núi, dòng sông được tái hiện trong ký của Kiều Vượng đều mang một niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Thanh

Xứ Thanh trong bút ký của Kiều Vượng còn được hiện lên qua những nét bút đậm, trầm, ản chứa một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ mà siêu thoát với hình ảnh của những đền chùa, miếu mạo, ngững kỳ quan danh thắng Đó là vườn quốc gia bến En

với “chóp núi giữa ngọn rừng chơi vơi” với hang động, đá ngầm, nước réo, với các kỳ quan sẵn có “đẹp như một thiên thần đầy huyền bí đủ cho con ngưòi phải đắm say’’(

Bến En) Là Cửa Hà, là suối cá thần “đẹp như một động tiên” khiến con sông Mã chảy

qua đây như “cũng hiền hòa, đẹp hơn”( Ngẩn ngơ Cửa Hà) Đó còn là động Tiên Sơn của làng cổ vạn năm mà “toàn bộ nơi đẹp nhất của đạo Phật, mọi cõi Niết Bàn trên

thế gian này đều quy tụ đầy đủ”( Vùng đất từng nổi tiếng), là các ngôi chùa nổi tiếng:

chùa Giáng, chùa Chanh, chùa Mậu Xương với “tượng Phật nhiều vô kể, tiếng chuông

gióng giả suốt ngày đêm”, là Đền Độc Cước, là Chùa Cô Tiên, Đền thiêng Chín

Giếng Đó là một vẻ đẹp, một bản sắc văn hóa xứ Thanh đã và đang tiềm ẩn một tiềm năng du lịch rất lớn Thiên nhiên đã ban phát cho Xứ Thanh vô vàn thắng cảnh nổi tiếng, các di tích lịch sử văn hóa nếu con người nơi đây biết khai thác sẽ mang lại nguồn lơị kinh tế rất lớn cho xứ Thanh “Nếu ngành du lịch Thanh Hóa biết nối các quần thể du lịch từ Đền Sòng, Chín Giếng của Bỉm Sơn lên nơi phát tích nhà Nguyễn

Trang 39

là triều đình Gia Miêu rồi lên Ngọc Trạo, hang Treo đến đền Phố Cát lên hang Con Moong rồi qua suối cá thần Cẩm Lương, quay về thành nhà Hồ, Vĩnh Lộc sẽ là một tua du lịch tuyệt vời làm thỏa lòng du khách để đáng mặt xứ Thanh”( Thạch Thành và sông Bưởi ơi)

Qua bút ký của các tác giả với một cái nhìn tổng quát về vùng đất xứ Thanh đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của một vùng đất Trải dài từ miền núi Mường Lát cho đến vùng biển Quảng Xương, Hậu Lộc, Tĩnh Gia đâu đâu cũng mang một vẻ đẹp tiềm ẩn đầy tiềm năng, những mảnh đất màu mỡ chờ bàn tay người biết khai thác Quê hương xứ Thanh còn lắm những tiềm năng của núi rừng, biển cả, đất đai và trong một tương lai gần với một tiềm năng phong phú như vậy chúng ta sẽ xây dựng quê hương xứ Thanh ngày càng giàu đẹp, to lớn hơn

2.2 Hình ảnh xứ Thanh kiên cường, bất khuất trong kháng chiến chống

Mỹ

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ lan rộng ra cả nước thì xứ Thanh là một trong

những mục tiêu hủy diệt Thanh Hóa với những cây cầu trọng yếu nằm trên tuyến giao thông Bắc – Nam: Đò Lèn, Cầu Tào Xuyên, Hàm Rồng và Bến Ghép Có thể nói Thanh Hóa cũng trở thành chiến trường ác liệt Hiện thực ấy không chỉ là đối tượng thẩm mỹ mà còn sinh ra lớp nhà văn – chiến sĩ cho xứ Thanh: Lê Xuân Giang,

Từ Nguyên Tĩnh, vồn là những pháo thủ Hàm Rồng Họ đã “không thể không viết” khi chứng kiến tinh thần chiến đấu và hi sinh anh dũng của cả một tập thể quân dân trên quê hương dám ngẩng cao đầu giáng trả quân kẻ cướp ỉ thế bom đạn và vật chất hùng mạnh Họ viết một cách giản dị và hồn nhiên, mộc mạc và chân thành, nhưng qua đó người ta thấy hiện lên một xứ Thanh đau thương song cũng là một xứ Thanh gan góc, kiên cường, bất khuất Nổi lên trong số những bài ký viết về xứ Thanh trong

những năm tháng ấy là hai tập ký: Người bến thép của Trần Hiệp ghi lại cuộc chiến đấu bảo vệ phà Ghép của quân và dân Tĩnh Gia và tập ký sự Hàm Rồng những ngày

ấy của hai tác giả Lê Xuân Giang và Từ Nguyên Tĩnh ghi lại cuộc chiến đấu và chiến

thắng không lực Hoa Kỳ của quân và dân đất lửa Hàm Rồng

2.2.1 Hình ảnh xứ Thanh – Hàm Rồng trở thành “ tuyến lửa”

Trang 40

Bị thất bại ở chiến trường miền Nam, Mỹ điên cuồng leo thang bắn phá

miền Bắc Mục tiêu đánh phá đầu tiên của địch là cầu, các kho vũ khí, đạn dược, và nhiên liệu Nhà Trắng tính toán rằng nếu sử dụng toàn bộ lực lượng không quân ở Tây Thái Bình Dương thì chỉ trong vòng 12 ngày toàn bộ mục tiêu của miền Bắc sẽ bị phá hủy Từ giữa năm 1965 trở đi ý đồ ấy không thực hiện được, địch bắt đầu tăng cường ném bom bừa bãi vào các khu dân cư, kho tàng, trường học, bệnh viện, thành phố, thị xã, khu công nghiệp, đê điều ở nhiều nơi trên miền Bắc Tuy nhiên trong bất

kỳ thời kỳ nào giao thông vận tải vẫn là mặt trận quyết lịêt, bởi vì giao thông vận tải trực tíêp phát huy sức mạnh của hậu phương đối với tiền tuyến Trung ương Đảng ta khẳng định: vấn đề mấu chốt là phải đảm bảo giao thông vận tải thông suốt trên những tuyến đường chiến lược Toàn Đảng toàn dân phải khắc phục mọi khó khăn để giữ vững những con đường chi viện cho Miền Nam

Do địa hình của nước ta các tỉnh thuộc khu bốn cũ trở thành địa bàn chiến lược,

là chiếc cầu nối liền miền Bắc với miền Nam và Trung, Hạ Lào Đồng chí Lê Duẩn

cũng từng khẳng định: “nếu như quân khu bốn là quan trọng thì Thanh Hóa là quan

trọng nhất, bởi vì Thanh Hóa là hậu phương trực tiếp của mặt trận Bình - Trị - Thiên

và Lào” Trong các tuyến đường vận chuyển qua Thanh Hóa vào Nam thì đường số 1

là con đường huyết mạch Trên con đường đó có ba trọng điểm : Lèn , Hàm Rồng, Ghép

So với Lèn và Ghép thì Hàm Rồng có vị trí đặc biệt quan trọng ở đó tập trung

cả hai tuyến đường bộ và đường sắt: mỗi ngày có tới mười ngàn chiếc xe qua lại, khối lượng hàng hóa, kho tàng và người qua lại thường xuyên tập trung rất lớn Mỹ xem Hàm Rồng là một điểm tắc lý tưởng trên tuyến đường từ Hà Nội vào phía Nam

Từ sau ngày hòa bình lập lại Hàm Rồng dần trở thành một khu công nghiệp của Thanh Hóa Ở đây có nhà máy điện và rất nhiều nhà máy xí nghiệp khác giữ vị trí chi phối trực tiếp đặc biệt quan trọng đến toàn bộ sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh Đánh phá Hàm Rồng địch không chỉ hy vọng làm cho giao thông vận tải của ta bị bế tắc mà còn hòng làm suy yếu nền kinh tế chính trị của một tỉnh có vai trò

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w