1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy)

67 2,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 576 KB

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật * Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhhoặc phối hợp ban hành theo trình tự, thủ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

GV NGUYỄN XUÂN THUỶ

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy)

Phú Thọ, 2015

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT -3

1.1 Những vấn đề cơ bản về nhà nước -4

1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật -7

CHƯƠNG 2: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT -9

2.1 Quy phạm pháp luật -10

2.2 Văn bản quy phạm pháp luật -11

CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT -14

3.1 Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật -15

3.2 Thành phần của quan hệ pháp luật -15

3.3 Sự kiện pháp lý -16

CHƯƠNG 4: VI PHẠM PHÁP LUẬT, TNPL VÀ PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA -17

4.1 Vi phạm pháp luật -18

4.2 Trách nhiệm pháp lý -19

4.3 Pháp chế Xã hội chủ nghĩa -20

CHƯƠNG 5: HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH -23

5.1 Khái niệm Luật Nhà nước -24

5.2 Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 -25

5.3 Khái niệm Luật Hành chính -28

5.4 Quan hệ pháp luật hành chính, Trách nhiệm, Vi phạm và xử lý vi phạm hành chính -29

5.5 Cán bộ, công chức -30

CHƯƠNG 6: LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ -33

6.1 Khái niệm Luật hình sự -33

6.2 Khái niệm tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự -34

6.3 Luật tố tụng hình sự -36

CHƯƠNG 7: LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ -38

7.1 Luật dân sự -38

7.2 Luật tố tụng dân sự -41

CHƯƠNG 8: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH -42

8.1 Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình -43

8.2 Một số chế định cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình -44

CHƯƠNG 9: LUẬT LAO ĐỘNG -47

9.1 Khái niệm Luật lao động -48

9.3 Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể -49

9.4 Bảo hiểm xã hội, vai trò và quyền hạn của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động -50

CHƯƠNG 10: LUẬT KINH TẾ -53

10.1 Khái niệm Luật kinh tế -54

10.2 Địa vị pháp lý của các doanh nghiệp -55

CHƯƠNG 11: LUẬT ĐẤT ĐAI -57

11.1 Khái niệm Luật đất đai -58

11.2 Quản lý Nhà nước đối với đất đai -59

11.3 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất -59

11.4 Vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai -59

CHƯƠNG 12: PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG -60 12.1 Khái niệm và đặc trưng của tham nhũng

12.2 Nguyên nhân và điều kiện của tham nhũng

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Số tiết: 3 (Lý thuyết: 3 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1 Về kiến thức

- Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về Nhà nước và Pháp luật, những kiến thức lýluận và kỹ năng trong việc hiểu biết và vận dụng đúng đắn, có hiệu quả trong việc nghiên cứu Nhànước và pháp luật

- Nắm được những kiến thức cơ bản nhất về nguồn gốc, bản chất của nhà nước nói chung

và bản chất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng Nhìn nhận đánh giá vàtìm hiểu các loại hình Nhà nước, các loại hình Pháp luật khác nhau trong lịch sử, từ đó đưa ra cácnhận định, đánh giá, và các mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung

- Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liênquan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1 1 Những vấn đề cơ bản về nhà nước

1.1.1 Nguồn gốc của nhà nước

a Một số quan điểm về nguồn gốc nhà nước

- Theo thuyết Thần học

- Thuyết gia trưởng

- Thuyết khế ước xã hội

- Cho đến khi, chủ nghĩa Mác ra đời với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sửthì nguồn gốc nhà nước mới được giải thích một cách khoa học và đúng đắn Nhà nước chỉ xuấthiện khi xã hội loài người đạt đến một giai đoạn nhất định Chúng không phải là hiện tượng xã hộivĩnh cửu và bất biến mà chúng luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiệnkhách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa

b Sự phân hóa giai cấp và sự xuất hiện của nhà nước

Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất:

Do lực lượng sản xuất phát triển nên của cải làm ra nhiều dẫn đến dư thừa trong xã hội Sản xuất phát triển, hoạt động kinh tế diễn ra theo hướng chuyên môn hóa, vì thế sản xuấtkhông nhất thiết phải bằng lao động tập thể

Trang 4

Những biến đổi về kinh tế và xã hội công xã nguyên thủy đã tác động mạnh mẽ vào cộngđồng dân cư thuần nhất của các thị tộc làm phân hóa họ thành những bộ phận đối lập nhau về lợiích

1.1.2 Bản chất của nhà nước

a, Tính giai cấp của nhà nước

Xuất phát từ việc nghiên cứu nguồn gốc của nhà nước, các nhà kinh điển của chủ nghĩaMác – Lênin đi đến kết luận: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấpkhông thể điều hòa được”, nhà nước trước hết là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối vớigiai cấp khác

Sự thống trị giai cấp xét về nội dung được thể hiện ở ba mặt: chính trị, kinh tế và tư tưởng

Để thực hiện sự thống trị của mình, giai cấp thống trị phải tổ chức và sử dụng nhà nước, củng cố

và duy trì quyền lực về chính trị, kinh tế và tư tưởng đối với toàn xã hội

b, Vai trò xã hội của nhà nước

Vai trò xã hội của nhà nước là một thuộc tính khách quan phổ biến, nhưng mức độ biểuhiện của nó thì không giống nhau ở những kiểu nhà nước khác nhau Thậm chí ngay trong cùngmột kiểu nhà nước ở mỗi giai đoạn, vai trò xã hội của nhà nước cũng có những nội dung biểu hiện

cụ thể khác nhau

1.1.3 Các kiểu nhà nước trong lịch sử

a, Khái niệm

Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất, vai trò

xã hội và những điều kiện phát sinh tồn tại của nhà nước ấy trong một hình thái kinh tế - xã hội cógiai cấp nhất định

b, Các kiểu nhà nước trong lịch sử

- Nhà nước chiếm hữu nô lệ

- Nhà nước phong kiến

Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện trong những đặc trưng cơ bản sau:

- Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước Với tư cách là chủ thể cao nhất củaquyền lực nhà nước, nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhândân các cấp Nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổchưc thành viên trong việc thanh tra, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước

Trang 5

- Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiệntập trung của khối đại đoàn kết dân tộc, nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tươngtrợ giữa các dân tộc.

- Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệgiữa công dân với nhà nước

- Nhà nước ta là nhà nước dân chủ rộng rãi và thực sự Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu,vừa là động lực của cách mạng XHCN, là thuộc tính của nhà nước XHCN

1.1.4 Chức năng của nhà nước

a Khái niệm

Chức năng của nhà nước được hiểu là những phương hướng, phương diện, hoặc một hoạtđộng chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nhà nước

b Phân loại chức năng của nhà nước

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, có hai chức năng là đối nội và đối ngoại

- Căn cứ vào tính chất hoạt động của nhà nước, có thể phân thành chức năng trấn áp vàchức năng xã hội

c Sự phát triển các chức năng của nhà nước

Các chức năng của nhà nước luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Sự biếnđổi về số lượng, nội dung các chức năng tùy thuộc trước hết vào bản chất, nhiệm vụ, mục tiêu cơbản của nhà nước cũng như khả năng điều kiện của xã hội, hoàn cảnh trong nước và quốc tế Vídụ: Sự biến đổi của các chức năng của nhà nước tư sản ngoài bốn chức năng cơ bản là bảo vệ duytrì chế độ tư hữu, đàn áp sự phản kháng của nhân dân lao động, tiến hành chiến tranh xâm lượcnhà nước tư sản đang thực hiện một số chức năng mới do nhu cầu khách quan của xã hội và điềukiện, hoàn cảnh quốc tế như: tổ chức quản lý nền kinh tế, tổ chức quản lý hoạt động văn hóa, khoahọc và công nghệ

1.1.5 Bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước từ TƯ đến địa phương được tổ chức theonhững nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước

Đặc điểm, cấu trúc của bộ máy nhà nước:

- Là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng trong xãhội và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền

- Nắm giữ đồng thời ba loại quyền lực trong xã hội là quyền lực kinh tế, quyền lực chínhtrị và quyền lực tư tưởng

- Sử dụng pháp luật là phương tiện có hiệu lực nhất để quản lý xã hội

Trang 6

- Chính thể quân chủ: quyền lực tối cao tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay ngườiđứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) hình thành theo nguyên tắc truyền ngôi (thế tập).

- Chính thể cộng hòa: là hình thức chính thể, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước cộnghòa thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất định

b, Chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức phương tiện mà cơ quan nhà nước

sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước Nhân tố chủ đạo trong chế độ chính trị là phương phápcai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền Phương pháp và cách thức đó trước hết xuất phát

từ bản chất của nhà nước, mặt khác còn phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử của mỗi quốc giakhác nhau

c, Những hình thức nhà nước trong lịch sử

* Những hình thức nhà nước trong kiểu nhà nước chủ nô

* Hình thức nhà nước trong kiểu nhà nước phong kiến

* Hình thức nhà nước trong kiểu nhà nước tư sản

- Chính thể cộng hòa:

+ Cộng hòa đại nghị: nghị viện là một thiết chế quyền lực trung tâm có vị trí, vai trò quantrọng trong cơ chế thực thi quyền lực nhà nước, nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu tra, chínhphủ do các Đảng chính trị chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập Chính phủ chịu trách nhiệmtrước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm buộc Chính phủ phải từ chức (Italia,CHLB Đức, Áo…)

+ Cộng hòa tổng thống: vai trò của nguyên thủ quốc gia rất quan trọng Tổng thống donhân dân trực tiếp bầu ra hoặc do các đại cử tri bầu ra, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa

là người đứng đầu chính phủ Chính phủ không do nghị viện thành lập, mà do tổng thống bổnhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống (Mỹ, Nga…)

- Hình thức quân chủ lập hiến là hình thức mà tổ chức quyền lực có nguyên thủ quốc gia làmột vị quân chủ và ngôi vị được truyền lại cho người kế vị Trong chế độ quân chủ lập hiến ngàynay, quyền lực của vị quân chủ chủ yếu mang tính chất đặc trưng đại diện cho truyền thống và sựthống nhất của dân tộc

Chính phủ do phái chiếm đa số ghế trong nghị viện lập ra và chỉ chịu trách nhiệm trướcnghị viện Nghị viện thông qua luật và nguyên thủ quốc gia không có quyền phủ quyết

1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật

1.2.1 Nguồn gốc của pháp luật

Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng chính là những nguyên nhân ra đời củapháp luật Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật, các quy tắc xử sự chung trongquan hệ giữa người với người tồn tại chủ yếu dưới hình thức của tập quán, tín điều tôn giáo vàđược đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người, bằng uy tín tự nhiên của các thủ lĩnh cộngđồng

1.2.2 Các thuộc tính của pháp luật

a, Tính quy phạm phổ biến

Trang 7

c, Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước

Qua những phân tích nêu trên có thể rút ra định nghĩa pháp luật là hệ thống các quy tắc xử

sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội.

1.2.3 Bản chất của pháp luật

a, Tính giai cấp của pháp luật

Từ việc phân tích nguồn gốc của pháp luật đã chứng tỏ, pháp luật ra đời trước hết từ nhucầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp, do đó, pháp luật thể hiện ý chícủa giai cấp thống trị

Trong xã hội có giai cấp, pháp luật phản ánh tương quan lực lượng giữa các giai cấp, sựthỏa hiệp giữa các giai cấp, các nhóm, các tập đoàn có lợi ích đối lập nhau Vì vậy, xét về bảnchất, pháp luật luôn mang tính giai cấp sâu sắc

b, Tính xã hội của pháp luật

Trong điều kiện nhà nước tồn tại, với tư cách là người quản lý mọi mặt của đời sống xãhội, nhằm giữ cho các hoạt động trong xã hội tồn tại, ổn định, trong vòng kiểm soát thì nhà nướccũng thể chế hóa những quy tắc đó thành pháp luật Nhờ vậy mà các quy tắc xử sự được áp dụngmột cách phổ biến, thống nhất hơn và có tác động mạnh mẽ, hiệu quả hơn với cộng đồng Phápluật của các nhà nước đặt ra để điều chỉnh phần lớn các quan hệ xã hội

1.2.4 Quan hệ giữa pháp luật với các lĩnh vực của đời sống xã hội

b Các kiểu pháp luật trong lịch sử

a, Đặc trưng của pháp luật XHCN

Pháp luật XHCN mang tính nhân dân sâu sắc Nội dung của nó thể hiện ý chí của giai cấpcông nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác chiếm tuyệt đại đa

số bộ phận dân cư trong xã hội

Đồng thời, pháp luật XHCN ghi nhận địa vị làm chủ của nhân dân, quy định rộng rãi cácquyền tự do, dân chủ cho công dân và tạo ra những đảm bảo cho sự thực hiện các quyền đó

Trang 8

Pháp luật XHCN khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế thị trường mang định hướngXHCN, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng.

Pháp luật XHCN tuy mang tính cưỡng chế nhưng nó mang nội dung khác với các kiểupháp luật bóc lột Trong pháp luật XHCN có những quy định bắt buộc, cấm đoán, dự liệu nhữngbiện pháp cưỡng chế

Pháp luật XHCN có phạm vi điều chỉnh rộng

Pháp luật XHCN có mối liên hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác đặc biệt là quy tắcđạo đức, tập quán và các quy phạm của các tổ chức xã hội

b, Vai trò, chức năng của pháp luật XHCN

* Vai trò của pháp luật XHCN

- Vai trò của pháp luật đối với kinh tế

- Vai trò của pháp luật XHCN đối với chính trị

- Pháp luật là công cụ quản lý của nhà nước

* Chức năng của pháp luật XHCN

Trước hết, pháp luật XHCN có chức năng điều chỉnh Vai trò và giá trị xã hội của phápluật thể hiện ở chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội

Ngoài chức năng trên, pháp luật còn thực hiện chức năng giáo dục Chức năng này đượcthực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức và tâm lý con người, làm cho con ngườihành động phù hợp với những quy tắc xử sự được ghi nhận trong quy phạm pháp luật

- TS Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lýluận chính trị, trường Đại học Hùng Vương

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Hãy trình bày các quan điểm nguồn gốc ra đời của Nhà nước?

2 Phân tích quan điểm nguồn gốc của Nhà nước của Chủ nghĩa Mác - Lênin?

3 Phân tích bản chất của Nhà nước nói chung và bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam?

4 Phân tích bản chất của Pháp luật nói chung và bản chất của Pháp luật Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam?

5 Trình bày mối quan hệ giữa Pháp luật với các lĩnh vực khác? Cho ví dụ minh họa

6 Trình bày các kiểu Nhà nước trong lịch sử và phân tích tính ưu việt của Nhà nước Xãhội chủ nghĩa?

7 Trình bày các kiểu Pháp luật trong lịch sử và phân tích tính ưu việt của Pháp luật Xã hộichủ nghĩa?

Trang 9

CHƯƠNG II QUY PHẠM PHÁP LUẬT

VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Số tiết: 2 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1 Về kiến thức

- Cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng quát nhất về Quy phạm pháp luật và các loại vănbản quy phạm pháp luật Giúp cho sinh viên tiếp cận các thành phần của quy phạm pháp luật: Giảđịnh, Quy định, Chế tài, và các phân loại các quy phạm pháp luật

- Giúp sinh viên nhận thức rõ về các loại văn bản quy phạm pháp luật, cách phân loạichúng, cơ quan ban hành chúng, hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung

- Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liênquan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

2.1 Quy phạm pháp luật

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật

a, Khái niệm

Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành

và bảo đảm thực hiện được thể hiện bằng hình thức nhất định nhằm mục đích điều chỉnh các quan

hệ xã hội

b, Đặc điểm

- Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ quyền lợi

và địa vị của giai cấp thống trị

- Quy phạm pháp luật là quy tắc hành vi có tính chất bắt buộc chung, phổ biến với tất cảmọi chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh

- Quy phạm pháp luật gắn với nhà nước Quy phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừanhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước

- Quy phạm pháp luật đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà nóđiều chỉnh một loại quan hệ xã hội, không quy định trước số người cụ thể phải áp dụng, số lần ápdụng mà nó được sử dụng trong tất cả mọi trường hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh đã được quyphạm dự liệu trước

Trang 10

2.1.2 Cấu trúc của quy phạm pháp luật

a, Giả định

Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện cụthể mà chủ thể ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó thì sẽ chịu sự tác động điều chỉnh của quy phạmpháp luật

Giả định thường nói về thời gian, địa điểm, các chủ thể và các hoàn cảnh thực tế mà trong

đó mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện

Phân loại giả định:

- Căn cứ vào môi trường của sự tác động, có thể phân thành giả định xác định và giả địnhxác định tương đối

- Căn cứ vào khối lượng, giả định được phân thành giả định đơn giản và giả định phức tạp

- Căn cứ theo tiêu chuẩn khả năng thể hiện có hai loại: giả định cụ thể và giả định trừutượng Giả định cụ thể thì điều kiện tác động của quy phạm được thể hiện dưới những dấu hiệu cụthể còn giả định trừu tượng thì các điều kiện tác động của quy phạm được thể hiện dưới các dấuhiệu chung, cùng một loại

Phân loại quy định:

- Theo mức độ xác định quy tắc của hành vi có ba loại: quy định xác định, quy định tùynghi và quy định mẫu

- Theo khả năng thể hiện, quy định được chia thành quy định đơn giản và quy định chi tiết

c, Chế tài

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước

dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh mà nhà nước đã nêu trong phầnquy định của quy phạm pháp luật

Ví dụ: “Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phảithanh toán giá trị của vật” (Khoản 2 Điều 303 BLDS 2005)

Phân loại chế tài:

- Theo các ngành luật, chế tài được phân thành: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài

kỷ luật và chế tài dân sự

- Theo mức độ xác định thì có chế tài xác định, chế tài xác định tương đối và chế tài lựachọn

2.1.3 Phân loại các quy phạm pháp luật

- Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật thì có thể phân chia thành: quy phạm phápluật định nghĩa, quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy phạm pháp luật bảo vệ

- Căn cứ vào cách trình bày quy phạm pháp luật có thể phân thành quy phạm pháp luật bắt

Trang 11

2.2 Văn bản quy phạm pháp luật

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

* Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hànhhoặc phối hợp ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trong đó có các quy tắc xử sự chung, hiệulực bắt buộc chung được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

và trong trường hợp cần thiết là biện pháp cưỡng chế

2.2.2 Nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

a, Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

b, Bảo đảm sự tham gia ý kiến rộng rãi trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

c, Bảo đảm tính cụ thể, dễ hiểu của văn bản quy phạm pháp luật

d, Bảo đảm tính ổn định của văn bản quy phạm pháp luật.

2.2.3 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

a, Hiệu lực theo thời gian

Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phátsinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó

Thời điểm phát sinh hiệu lực có thể ghi rõ hoặc không ghi rõ trong văn bản quy phạmpháp luật Trong trường hợp ghi rõ hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thì việc áp dụng vàothực tế có những thuận lợi hơn Có thể là văn bản có hiệu lực kể từ ngày ký, có thể là một ngày cụthể nào đó sau khi văn bản quy phạm pháp luật được thông qua,…

b, Hiệu lực về không gian

Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật chính là giới hạn tác động theokhông gian xác định theo lãnh thổ quốc gia, một vùng hay một địa phương nhất định

Hiệu lực về không gian có thể được quy định rõ hoặc không quy định rõ trong văn bảnpháp luật Nếu hiệu lực không được ghi rõ thì khi xác định hiệu lực của văn bản phải dựa vàothẩm quyền và nội dung của các quy phạm pháp luật trong văn bản

c, Hiệu lực về đối tượng áp dụng

Đối tượng tác động của văn bản pháp luật là các cá nhân, tổ chức và những mối quan hệ

mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực

Trang 12

Các văn bản quy phạm pháp luật thường xác định rõ đối tượng tác động, song có một sốtrường hợp đối tượng tác động của văn bản không được ghi rõ trong văn bản, khi đó để xác địnhđối tượng tác động của văn bản pháp luật cần xét đến hiệu lực thời gian và không gian, đồng thờixem xét đến những quy định của các văn bản có liên quan khác.

2.2.4 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta hiện nay

Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của nhà nước như:

Luật (bộ luật), nghị quyết của Quốc hội có chứa đựng những quy phạm pháp luật do Quốc

hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, nhằm điều chỉnh các loại quan hệ trong các lĩnh vực hoạtđộng của Nhà nước

Luật quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc về lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhiệm

vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân

Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội;

dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước;phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

Các văn bản luật có giá trị pháp lý cao và phạm vi tác động rộng vì nó do Cơ quan quyềnlực cao nhất ban hành và thông qua thủ tục rất chặt chẽ: soạn thảo dự án luật, thảo luận dự án luật,thông qua luật và công bố luật

b, Các văn bản dưới luật

Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định Văn bản dưới luật có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản luật, do đó khi ban hành văn bản

dưới luật cần phải chú ý sao cho quy định của chúng phù hợp với những quy định của văn bảnluật Theo Hiến pháp 1992, hiện nay nước ta có những loại văn bản dưới luật sau:

Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Nghị định của Chính phủ ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Thông tư của Chánh án TAND tối cao, Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Nghị quyết, Thông tư liên tịch ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp

Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp

Trang 13

- TS Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009.

- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nhà nước và pháp luật đại cương, NXB TP Hồ Chí Minh,1996

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lýluận chính trị, trường Đại học Hùng Vương

- Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, 2003

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Thế nào là quy phạm pháp luật? phân tích đặc điểm của quy phạm pháp luật? cho ví dụminh họa

2 Thế nào là cấu trúc của quy phạm pháp luật? nó bao gồm các yếu tố nào? Hãy phân tích

và làm rõ cấu trúc của quy phạm pháp luật

3 Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật? phân loại văn bản quy phạm pháp luật với cácloại văn bản khác? Cho ví dụ minh họa

4 Trình bày hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay? Cho ví dụ

5 Nêu các loại hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật?

Trang 14

CHƯƠNG III QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Số tiết: 2 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1 Về kiến thức

Khái quát các loại quan hệ pháp luật trong xã hội, các đối tượng điều chỉnh của các quan

hệ pháp luật Giúp sinh viên hiểu được các thành phần của quan hệ pháp luật, đặc điểm của cácloại quan hệ pháp luật, các nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung

- Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liênquan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

3.1 Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật

3.1.1 Khái niệm

Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội xuất hiện dưới sự tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật trong đó các bên tham gia vào quan hệ có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật ghi nhận và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, tổ chức và có cả biện pháp cưỡng chế.

Hay nói cách khác, quan hệ pháp luật là quan hệ nảy sinh trong xã hội và được quy phạm

pháp luật điều chỉnh

3.1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính ý chí

- Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng, nó thuộc kiến trúc thượng tầng và phụthuộc cơ sở hạ tầng

- Xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật

Việc lựa chọn quan hệ xã hội nào để điều chỉnh bằng pháp luật phụ thuộc vào ý chí củaNhà nước

- Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý

- Được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước

- Có tính xác định Quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi có sự kiện pháp lý và các chủ thểtham gia

Trang 15

3.2 Thành phần của quan hệ pháp luật

3.2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên tham giavào quan hệ pháp luật có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật

c Các loại chủ thể quan hệ pháp luật

- Cá nhân gồm có công dân, người nước ngoài và người không có quốc tịch

- Tổ chức: các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức kinhtế,…

- Pháp nhân là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức Để đượccông nhận là pháp nhân, tổ chức phải có những điều kiện nhất định:

Ví dụ: bị cáo sau bản án sơ thẩm của Tòa án có thể kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn

15 ngày Bị cáo có thể kháng cáo hoặc không tùy theo sự lựa chọn

b Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể

Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hànhnhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác

Nghĩa vụ pháp lý là sự cần thiết phải xử sự:

+ Cần phải tiến hành một số hoạt động nhất định;

+ Cần kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định;

+ Cần phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với những quy định của phápluật

Do đó, nghĩa vụ pháp lý thể hiện một số đặc điểm sau:

+ Sự bắt buộc phải xử sự theo quy định của pháp luật;

+ Nhằm thực hiện quyền chủ thể của chủ thể khác;

Trang 16

+ Được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Sự kiện pháp lý là những sự kiện, tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống

có liên quan đến sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ PL

b Phân loại sự kiện pháp lý

- Căn cứ theo tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được chia thành sự biến và hành vi

- Căn cứ theo số lượng, sự kiện pháp lý được phân thành sự kiện pháp lý đơn giản và sựkiện pháp lý phức tạp

- TS Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009

- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nhà nước và pháp luật đại cương, NXB TP Hồ Chí Minh,1996

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lýluận chính trị, trường Đại học Hùng Vương

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Thế nào là quan hệ pháp luật? phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật?

2 Phân tích các thành phần của quan hệ pháp luật? Cho ví dụ minh họa

3 Phân tích quyền và nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật trong quan hệ pháp luật? liên hệthực tiễn để làm rõ

4 Phân tích những nội dung cơ bản của chủ thể quan hệ pháp luât?

Trang 17

CHƯƠNG IV

VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ

PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 1/2 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1 Về kiến thức

- Làm cho người học nhận thức rõ nét thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm phápluật, dấu hiệu và đặc điểm của các vi phạm pháp luật này Những trách nhiệm pháp lý mà côngdân phải chịu khi vi phạm pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật và thực hiện pháp luậtcủa công dân

- Giúp người học nhìn nhận một cách khoa học và chính xác về pháp chế xã hội chủ nghĩa,các biện pháp và yêu cầu để nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung

- Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liênquan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

4.1 Vi phạm pháp luật

4.1.1 Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

- Dấu hiệu thứ nhất: vi phạm pháp luật được thể hiện dưới dạng hành vi - Dấu hiệu thứ hai: là hành vi trái pháp luật

- Dấu hiệu thứ ba: là hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Dấu hiệu thứ tư: có lỗi của chủ thể

- Dấu hiệu thứ năm: chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý

Như vậy, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực chịutrách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

4.1.2 Cấu thành của vi phạm pháp luật

a Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm phápluật

- Hành vi trái pháp luật: Bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng được thực hiện bằng hành vi

và hành vi đó phải trái pháp luật

Trang 18

- Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội Hành vi trái pháp luật dù ở mức độnào cũng đều nguy hiểm và gây nguy hại cho xã hội Tính nguy hiểm thể hiện ở chỗ nó đã hoặc cókhả năng gây ra những thiệt hại cho xã hội.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà hành vi đó gây ra cho

xã hội Tức là, chính hành vi trái pháp luật đó gây ra sự thiệt hại cho xã hội

Ngoài ra, trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn phải tính đến các yếu tố khácnhư: thời gian, địa điểm và cách thức vi phạm…

b Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể viphạm pháp luật

- Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi viphạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với

xã hội Khoa học pháp lý phân ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý

+ Lỗi cố ý trực tiếp:

+ Lỗi cố ý gián tiếp:

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin:

+ Lỗi vô ý do cẩu thả:

- Động cơ vi phạm: Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

- Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể muốn đạt được khithực hiện hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào kết quả thực tế

và mục đích của vi phạm cũng giống nhau

Trong nhiều trường hợp, việc xác định động cơ, mục đích của vi phạm cũng khá quantrọng để xác định biện pháp cưỡng chế phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật trong côngtác giáo dục, răn đe người vi phạm

c Chủ thể vi phạm pháp luật

Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lýthực hiện các hành vi vi phạm PL và có lỗi của những chủ thể đó

d Khách thể vi phạm pháp luật

Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành

vi vi phạm pháp luật xâm hại Tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là một yếu tố đểxác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật

4.1.3 Phân loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự (Tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong phápluật hình sự do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi của chủ thể xâm phạmđến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm, tài sản… Chủ thể của tội phạm luôn là cá nhân cụ thể

- Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý xâmphạm đến các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định củapháp luật thì phải bị xử lý hành chính

Trang 19

- Vi phạm dân sự là những hành vi nguy hại cho xã hội xâm hại tới những quan hệ tài sản

và quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan đến chúng trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợpđồng

- Vi phạm kỷ luật nhà nước là những hành vi có lỗi, trái với quy tắc, quy chế xác lập trật tựtrong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học… Chủ thể của vi phạm kỷ luật phải là cá nhân, tập thể

có quan hệ ràng buộc với cơ quan, tổ chức đó

- Trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng khi có vi phạm pháp luật với chủ thể vi phạm pháp luật

- Trách nhiệm pháp lý là sự lên án của nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự phảnứng của nhà nước với vi phạm pháp luật

- Trách nhiệm pháp lý liên quan đến cưỡng chế nhà nước Khi có vi phạm pháp luật, cơquan nhà nước, những người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhau như phạttiền, phạt tù, khiển trách, cảnh cáo

- Cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực của cơ quan nhànước có thẩm quyền Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước,

c, Mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý

Xuất phát từ bản chất của các vi phạm pháp luật là đã xâm hại đến trật tự xã hội, gây nguyhiểm cho xã hội mà pháp luật bảo vệ Nên đối với các vi phạm pháp luật việc truy cứu trách nhiệmpháp lý là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho xã hội được trật tự, ổn định, đảm bảo cho pháp luậtđược thực hiện có hiệu quả

Truy cứu trách nhiệm pháp lý ngoài mục đích trừng phạt chủ thể vi phạm pháp luật đồngthời nó còn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa, cải tạo và giáo dục đối với chủ thể đó và các thànhviên trong xã hội Từ đó, ý thức pháp luật sẽ được nâng cao

Truy cứu trách nhiệm pháp lý còn có tác dụng răn đe với các chủ thể khác khiến họ phảikiềm chế các hành vi của mình, tuân thủ pháp luật, tạo niềm tin vào công lý tiến tới hạn chế vàloại bỏ vi phạm pháp luật khỏi đời sống xã hội

4.2.2 Các loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý được chia thành nhiều loại nhưng cơ bản nhất là trách nhiệm hình sự,trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm vật chất

- Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý mang tính nghiêm khác nhất do Tòa án

áp dụng với chủ thể là tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự

- Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước hay cán bộ

có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm hành chính

Trang 20

- Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp, trường học, áp

dụng với cán bộ, nhân viên khi họ vi phạm kỷ luật được xác lập trong nội bộ tổ chức đó

- Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc các chủ thể khác được

phép áp dụng với chủ thể vi phạm dân sự Trách nhiệm dân sự thường mang tính bồi hoàn thiệthại

- Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm pháp lý do các cơ quan, xí nghiệp…áp dụng với

nhân viên trong trường hợp họ gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan, xí nghiệp đó

Trong một trường hợp vi phạm pháp luật cụ thể có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiềuloại trách nhiệm pháp lý

4.3 Pháp chế Xã hội chủ nghĩa

4.3.1 Khái niệm

Khi nghiên cứu các vấn đề về nhà nước xã hội chủ nghĩa không thể không quan tâm đếnpháp chế xã hội chủ nghĩa Đây là vấn đề rất quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của nhà nước thôngqua hiệu lực của pháp luật Pháp chế xã hội chủ nghĩa là vấn đề rộng lớn, nên trước hết cần xemxét nó ở các phương diện sau:

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Tức là, nó đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được

tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, cán bộ, nhân viên nhà nước thì phải nghiêm chỉnh vàtriệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Mọi vi phạm pháp luật đềuphải xử lý nghiêm minh

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng Mặc dù, mỗi tổ chức này đều xây dựng cho mình nguyên tắc hoạt động

và quản lý riêng của mình nhưng đều phải tuân thủ những quy định chung của pháp luật, hoạtđộng trong phạm vi mà pháp luật cho phép, giáo dục cho các thành viên của mình tôn trọng vàthực hiện pháp luật

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xử sự của công dân Yêu cầu của pháp chế xã

hội chủ nghĩa là mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện các quy định của pháp luật, tức làcông dân có nghĩa vụ phải xử sự theo quy định của pháp luật

- Pháp chế xã hội chủ nghĩa có liên hệ mật thiết với dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ xã

hội chủ nghĩa là cơ sở để củng cố nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, pháp chế xã hội chủ nghĩa là yếu

tố cần thiết để củng cố và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ củanhân dân lao động

Như vậy, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

4.3.2 Những yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa

a, Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật

Trang 21

Hiến pháp và Luật là những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất nênkhi xây dựng pháp luật phải dựa trên cơ sở những quy định của Hiến pháp và Luật, mọi quy địnhcủa các văn bản dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp và Luật.

b, Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc

Xuất phát từ bản chất và đặc thù của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa với nguyêntắc là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo tínhthống nhất trên quy mô toàn quốc, không cho phép có đặc quyền và biệt lệ vô nguyên tắc

c, Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả

Tổ chức và thực hiện pháp luật là một phần rất quan trọng của pháp chế Kết quả của việc

tổ chức và thực hiện pháp luật là một trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất của nền phápchế xã hội chủ nghĩa Do đó, muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thì phải đảm bảo chocác cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật hoạt động có hiệu quả

d, Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý

Trình độ văn hóa nói chung và văn hóa pháp lý nói riêng của các nhân viên nhà nước, nhânviên tổ chức xã hội và của toàn dân càng cao thì pháp chế xã hội chủ nghĩa càng được củng cố vàhoàn thiện Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân đặc biệt chútrọng nâng cao nhận thức của nhân dân về các vấn đề pháp lý

4.3.3 Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

a, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác pháp chế

Đây được coi là biện pháp cơ bản, xuyên suốt quá trình củng cố và tăng cường pháp chế xãhội chủ nghĩa Đảng đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp đền phát triển kinh tế xã hội đồngthời đề ra chiến lược toàn diện về công tác pháp chế Trong từng thời kỳ, Đảng đề ra nhữngphương hướng về xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, giáo dục nâng cao ý thức phápluật, chống vi phạm pháp luật Sự lãnh đạo của Đảng phải toàn diện và nó có ý nghĩa quyết địnhđối với kết quả của công tác pháp chế

b, Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

Nền tảng của pháp chế chính là hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện kịp thời thể chếhóa các chủ trương, đường lối của Đảng, phản ánh đúng đặc điểm của kinh tế xã hội trong mỗigiai đoạn cụ thể Muốn vậy, phải thường xuyên hệ thống hóa pháp luật để phát hiện và loại bỏnhững quy định pháp luật trùng lặp, mâu thuẫn, lạc hậu, bổ sung những thiếu sót trong hệ thốngpháp luật

c, Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật

- Trước hết, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, tăng cường công tác giảithích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của các quy định pháp luật làm cơ sở cho việctuyên truyền và giáo dục pháp luật đạt kết quả

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức phápluật trong nhân dân từ đó ý thức pháp luật cũng được cải thiện

- Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ pháp lý có trình độ, phẩm chất chính trị và khảnăng công tác để sắp xếp vào các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế

Trang 22

- Cần có sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm kịp thời để thấy rõ những thiếu sót, nhược điểmtrong công tác tổ chức thực hiện pháp luật, đề ra những phương hướng và biện pháp tăng cườnghiệu lực công tác đó.

d, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật

Biện pháp này nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, mọi người đềubình đẳng trước pháp luật Trước tiên, phải thường xuyên tổ chức việc kiểm tra hoạt động của bộmáy nhà nước và đặc biệt là hệ thống cơ quan làm công tác bảo vệ pháp chế

- TS Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lýluận chính trị, trường Đại học Hùng Vương

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Thế nào là vi phạm pháp luật? các yếu tố cấu thành nên vi phạm pháp luật?

2 Trình bày các loại vi phạm pháp luật? phân tích làm rõ tác hại, hậu quả pháp lý của cáchành vi vi phạm pháp luật gây ra

3 Thế nào là trách nhiệm pháp lý? các loại trách nhiệm pháp lý và vai trò của nó đối vớiviệc thực hiện pháp luật trong xã hội

4 Khái niệm trách nhiệm pháp lý và phân tích đặc điểm của nó?

5 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa? Các yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa?

6 Phân tích các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực của pháp chế xã hội chủnghĩa hiện nay?

Trang 23

CHƯƠNG V HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 1/2 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1 Về kiến thức

- Sinh viên nắm được hệ thống các văn bản Luật, Pháp lệnh của Nhà nước, nhất là Hiến

pháp, bộ luật chung, bộ luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất Những nội dung cơ bản của Hiếnpháp 1992, về hoàn cảnh ra đời, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, các chính sách về văn hóa, xã hội,giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ các quyền cơ bản của công dân Khái quát về bộ máy, các

cơ quan nhà nước: Chính phủ, các Bộ, Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,

- Giúp cho người học tìm hiểu kỹ về nền hành chính Nhà nước, đi sâu tìm hiểu về hệ thốngcác cơ quan Nhà nước: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Toà án nhân dân, viện kiểm sát nhândân, (Vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, cách thức thành lập )

- Nội dung cơ bản về vi phạm hành chính Khái quát về cán bộ công chức, nhiệm vụ,quyền hạn cán bộ công chức, các cách phân loại công chức, phân loại đánh giá công chức, chuẩn bị những hành trang cơ bản cho một công chức tương lai, giúp người học nhận thức đượcthế nào là công vụ

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung

- Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liênquan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

5.1 Khái niệm Luật Nhà nước

5.1.1 Khái niệm

Luật Nhà nước là ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cơ bản nhất của Nhà nước như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

5.1.2 Đối tượng điều chỉnh

- Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quy định chế độ chính trịdân chủ trong đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, một chế độ mà nhà nước bảo đảm quyềncon người cho mọi người dân Mỗi Hiến pháp xác định một chế độ chính trị tương ứng

- Điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến nguồn gốc quyền lực nhà nước và bản chấtquyền lực nhà nước

Trang 24

- Điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đếnviệc tổ chức nhà nước Việt Nam.

- Những quan hệ xã hội giữa cơ quan Nhà nước và công dân

- Những quan hệ xã hội giữa các quan nhà nước với nhau, đó là những nguyên tắc cơ bảncho sự hoạt động của bộ máy nhà nước

- Điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc về chủ quyền của một quốc gia: tên nước, quốckhánh,…

- Điều chỉnh hiệu lực của Hiến pháp, trật tự thay đổi Hiến pháp

5.1.3 Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp định nghĩa,

- Phương pháp bắt buộc quyền uy.

5.1.4 Nguồn của Luật Hiến pháp

- Hiến pháp là nguồn chủ yếu và cơ bản nhất quy định về cách thức tổ chức quyền lực nhànước, có hiệu lực pháp lý cao nhất;

- Ngoài ra, còn có nhiều luật khác quy định về tổ chức quyền lực nhà nước có giá trị dướiHiến pháp nhưng cao hơn các luật khác: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổchức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và

Ủy ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,…

- Các văn bản khác như Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH, Nghị quyết của Quốc hội,Nghị định của Chính phủ về việc tổ chức nhà nước

5.2 Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992

Hiến pháp 1992 được Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15/4/1992 vàQuốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 ngày 25/12/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 1992gồm 12 chương với 147 điều

- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam:

- Khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sốngtrên lãnh thổ Việt Nam (Điều 5)

- Phương thức sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân.(Điều 6)

- Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông,bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7)

- Quy định các tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở

Trang 25

- Khẳng định đường lối đối ngoại của nhà nước ta là hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu

và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới (Điều 14)

- Khẳng định quyền dân tộc cơ bản: nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nướcđộc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, gồm vùng đất liền, hảo đảo, vùng biển vàvùng trời (Điều 1)

5.2.2 Chế độ kinh tế

- Chính sách phát triển kinh tế là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trên cơ sở phát huy nội lực đồng thời chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Điều 15, 16)

- Chế độ sở hữu: bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân trong đó sở hữu

toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng

- Chế độ quản lý kinh tế dựa trên cơ sở thị trường tự điều tiết, Nhà nước chỉ hướng dẫn, chỉ

đạo tạo điều kiện thuận lợi, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật, loại bỏ độc quyền

- Các thành phần kinh tê: 6 thành phần

5.2.3 Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

- Chính sách văn hóa:

- Chính sách giáo dục:

- Chính sách phát triển văn học, nghệ thuật:

- Chính sách khoa học và công nghệ: phát triển khoa học công nghệ được coi là quốc sáchhàng đầu

- Chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trọng, Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống cơ sởchăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện để mọi người dân đượcchăm sóc sức khỏe (Điều 39)

- Phát triển hoạt động thể dục thể thao, du lịch trong và ngoài nước, mở rộng hợp tác giaolưu quốc tế về các lĩnh vực văn hóa, thông tin, văn học, nghệ thuật,…

5.2.4 Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Xuất phát từ quyền con người “quyền sống tự do, mưu cầu hạnh phúc không ai có thể xâm phạm” Hiến pháp 1992 có chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

a Quyền của công dân

- Quyền trong lĩnh vực chính trị

- Quyền trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội

- Quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân khác

b Nghĩa vụ của công dân

Về nguyên tắc thì “quyền đi liền với nghĩa vụ” Công dân có các nghĩa vụ cơ bản sau:nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ học tập, lao động; nghĩa vụ tôn trọng Hiến pháp và pháp luật;nghĩa vụ đóng thuế; tham gia nghĩa vụ quân sự và xây dựng quốc phòng toàn dân

5.2.5 Tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước Việt Nam là tổng thể các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt độngtheo quy định của Hiến pháp và pháp luật, tạo thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương

a, Quốc hội

Trang 26

Về vị trí pháp lý, theo Điều 83 Hiến pháp 1992 thì: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhấtcủa nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam”.

Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội gồm một viện và không quá 500 đại biểu, đại diện chocác dân tộc, các giới, các ngành và do nhân dân trực tiếp bầu ra từ các đơn vị bầu cử

Hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội là thông qua kỳ họp Quốc hội một năm họp ítnhất hai lần do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập Một kỳ họp phải có sự tham gia của ít nhất2/3 tổng số đại biểu Quốc hội Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm Giữa hai kỳ họp, nhiệm vụ và quyềnhạn của Quốc hội được giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm nhiệm

Ngoài ra, Quốc hội còn lập ra các Ủy ban và Hội đồng chuyên môn để thực hiện tốt cácnhiệm vụ của mình Các Ủy ban và Hội đồng chuyên môn của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tratrước các dự án luật và kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Quốc hội

b, Chủ tịch nước

Vị trí pháp lý của Chủ tịch nước theo quy định tại Điều 101 Hiến pháp 1992: “Chủ tịchnước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội

và đối ngoại”

Chủ tịch nước được bầu ra từ một trong số các đại biểu Quốc hội và phải chịu trách nhiệm

và báo cáo công tác trước Quốc hội

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ Chủtịch nước vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi bầu ra Chủ tịch nước mới

Về đối ngoại: (Điều 103 Hiến pháp 1992)

Về đối nội: (Điều 103 Hiến pháp 1992)

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Chủ tịch nước có Phó Chủ tịch nước giúp việc

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy banTVQH, Chủ tịch nước

Cơ cấu của Chính phủ: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viênkhác Trong đó, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, phải là đại biểu Quốc hội

d, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

* Tòa án nhân dân

Hệ thống TAND bao gồm: TAND tối cao, TAND địa phương, các Tòa án quân sự và cácTòa án khác do luật định

Trang 27

Nguyên tắc xét xử của Tòa án: có Hội thẩm nhân dân hoặc Hội thẩm quân nhân tham gia

và khi xét xử thì ngang quyền với Thẩm phán; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theopháp luật; xét xử công khai trừ trường hợp do luật định; xét xử tập thể và quyết định theo đa số;quyền bào chữa được tôn trọng

* Viện kiểm sát nhân dân

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự

Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp Viện kiểm sát nhân dân tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng Viện kiểm sát nhândân do Viện trưởng lãnh đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên

e, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Chính quyền nhà nước ở địa phương được tổ chức theo đơn vị hành chính Theo quy địnhtại Điều 118 Hiến pháp 1992 thì các đơn vị hành chính của nước ta bao gồm:

- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ươngchia thành quận, huyện và thị xã;

- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quậnchia thành phường

* Hội đồng nhân dân các cấp

“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệmtrước nhân dân và cơ quan Nhà nước cấp trên” (Điều 119 Hiến pháp 1992)

g, Những nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước

Nguyên tắc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo làm nềntảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

* Nhân dân tổ chức nên bộ máy nhà nước và tham gia quản lý nhà nước

* Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước và xã hội

* Nguyên tắc tập trung dân chủ

* Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật.Cán bộ, nhân viên của các cơ quan nhà nước cũng phải tôn trọng và nghiêm túc thực hiện phápluật

5.3 Khái niệm Luật Hành chính

5.3.1 Khái niệm Quản lý hành chính nhà nước và Luật Hành chính

a, Khái niệm quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chínhnhà nước, của các cơ quan khác và các tổ chức được Nhà nước ủy quyền trên cơ sở luật để thihành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của đất nước

b, Khái niệm Luật Hành chính

Trang 28

Luật Hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồmtoàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức

và thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan nhà nước

5.3.2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

a, Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong quátrình thực hiện hoạt động chấp hành điều hành của các cơ quan nhà nước, bao gồm 2 nhóm:

- Nhóm 1: Quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước

thực hiện hoạt động chấp hành điều hành trong phạm vi các cơ quan hành chính nhà nước nhằmmục đích đảm bảo trật tự quản lý, hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính nhà nước

- Nhóm 2: Quan hệ quản lý hình thành khi cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt

động chấp hành và điều hành trong trường hợp cụ thể liên quan đến các đối tượng không có thẩmquyền hành chính nhà nước hoặc tham gia vào quan hệ đó không với tư cách của cơ quan hànhchính nhà nước, với mục đích chính là trực tiếp phục vụ nhân dân, đáp ứng quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, tổ chức

5.3.3 Nguồn của Luật Hành chính

Hệ thống nguồn của Luật Hành chính bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật như: Hiếnpháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư,….chứa đựng các quy phạm pháp luậthành chính

5.4 Quan hệ pháp luật hành chính, Trách nhiệm hành chính, Vi phạm hành chính và xử lý

- Quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành – điều hành của các

cơ quan hành chính nhà nước

- Quan hệ pháp luật hành chính luôn có ít nhất một bên là chủ thể mang quyền lực nhànước, nhân danh nhà nước và thực hiện quyền lực của nhà nước

- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên nào,

sự thỏa thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc

Trang 29

- Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính thường được giải quyết theothủ tục hành chính, tuy nhiên có một phần được giải quyết bằng thủ tục tư pháp tại tòa án hànhchính.

- Bên vi phạm pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước

c, Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật hànhchính, có năng lực chủ thể và có quyền, nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của phápluật hành chính

5.4.2 Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt độngquản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật hành chính Bản chất của trách nhiệmhành chính là áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhằm xử phạt hoặc khôi phục lại quyền lợi bịxâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính

5.4.4 Xử lý vi phạm hành chính

Xử lý vi phạm hành chính chủ yếu thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và đượctiến hành theo trình tự, thủ tục hành chính đối với các vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước màchưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo pháp luật quy định phải bị xử lý hànhchính

* Các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

- Do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;

- Chỉ bị xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định;

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay; việc xử lý

vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do viphạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định pháp luật;

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần; một người thực hiệnnhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm Nhiều người cùng thựchiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;

- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thânngười vi phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp: tình thế cấp thiết, phòng vệ chínhđáng, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khảnăng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình

Trang 30

5.5 Cán bộ, công chức

5.5.1 Khái niệm

Theo quy định tại Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 thì:

“1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chứcdanh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,

2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chứcdanh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lươngđược bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

5.5.2 Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức

a, Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

Khi trở thành cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức có nghĩa vụ tuân thủ những quyđịnh của pháp luật về cán bộ, công chức

* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức với Đảng, Nhà nước và nhân dân (Điều 8 Luật cán bộ,công chức 2008)

* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ (Điều 9 Luật cán bộ, công chức2008)

* Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu (Điều 10 Luật cán bộ, công chức2008)

Ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ của cán bộ, công chức quy định tại Điều 8 và Điều 9,cán bộ, công chức là người đứng đầu còn phải tuân thủ những nghĩa vụ sau:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt độngcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơquan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơquan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành

vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho côngdân;

- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩmquyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Trang 31

- Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.

- Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật

- Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ

- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ

- Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước

- Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quyđịnh của pháp luật

- Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quyđịnh của pháp luật về lao động

- Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạtđộng kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hànhcông vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công

- TS Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009

- PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nhà nước và pháp luật đại cương, NXB TP Hồ Chí Minh,1996

- Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính phủ, Pháp lệnh Chủ tịch nước, Luật Tổ chứcHĐND và UBND, Luật Tổ chức toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lýluận chính trị, trường Đại học Hùng Vương

- Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hiến pháp, Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức HĐND

và UBND, Luật Tổ chức toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Các quan điểm về Luật Nhà nước hiện nay? đối tượng điều chỉnh và các phương phápđiều chỉnh của Luật Nhà nước?

2 Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 1992? Vị trí vai trò của Hiến pháp 1992 với hệ thốngpháp luật Việt Nam ngày nay

3 Trình bày nội dung về chế độ chính trị mà Hiến pháp 1992 quy định? Liên hệ thực tế vớichính sách đương thời

Trang 32

4 Trình bày nội dung về chế độ kinh tế mà Hiến pháp 1992 quy định? Phân tích làm rõ cácthành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.

5 Trình bày nội dung về chính sách văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ mà Hiến pháp

1992 quy định? Những hạn chế, tồn tại hiện nay

6 Trình bày những quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp 1992 quy định? Liên hệ vớibản thân, gia đình và bạn bè trong cuộc sống

7 Nên khái quát về hệ thống các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp của Nhà nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.?

8 Thế nào là pháp luật Hành chính, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hànhchính?

9 Thế nào là quan hệ pháp luật và vi phạm pháp luật hành chính Cho ví dụ? vai trò của nótrong xã hội hiện nay

10 Thế nào là trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm hành chính Cho các ví dụ minhhọa? Nêu những kiến nghị và giải pháp về việc xử lý vi phạm hành chính hiện nay?

11 Thế nào cán bộ, công chức, phân tích các quyền của cán bộ công chức theo pháp luậthiện hành?

12 Thế nào cán bộ, công chức, phân tích các nghĩa vụ cơ bản của cán bộ công chức theopháp luật hiện hành?

13 Hãy nêu thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án?

Kiểm tra lần 1

CHƯƠNG VI LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 1/2 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1 Về kiến thức

- Giúp người học hiểu biết thế nào là Luật hình sự, đối tượng và phương pháp điều chỉnhcủa Luật hình sự Nắm được các nguyên tắc của Luật hình sự Giúp người học nhận thức được thếnào là tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, phân loại tội phạm và vi phạm hình sự, tráchnhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp

- Khái quát về Bộ luật tố tụng hình sự, khái niệm và các nguyên tắc của Tố tụng hình sự.Quy trình, thủ tục xét xử các vụ án hình sự trong hoạt động tố tụng hình sự

Trang 33

- Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liênquan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

6.1 Khái niệm Luật hình sự

6.1.1 Khái niệm Luật hình sự

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó.

6.1.2 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

a Đối tượng điều chỉnh

Luật hình sự với tư cách là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương phápđiều chỉnh riêng Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữaNhà nước với người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm

b Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh mà Luật hình sự sử dụng là phương pháp quyền uy Quyền lựcnhà nước được sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội Nhà nước

có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội về tội phạm mà họ đã gây ra

6.1.3 Các nguyên tắc của Luật hình sự

- Nguyên tắc pháp chế:

- Nguyên tắc dân chủ:

- Nguyên tắc nhân đạo

- Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế

Ngoài ra, luật hình sự còn có nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc phân hóatrách nhiệm hình sự…

6.2 Khái niệm tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự

6.2.1 Khái niệm tội phạm

a Định nghĩa

Điều 8 BLHS 1999 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa tội phạm như

sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,

an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”.

Từ định nghĩa đầy đủ này có thể khái quát định nghĩa tội phạm: Tội phạm là hành vi nguyhiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt

b Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

- Tính nguy hiểm cho xã hội

- Tính có lỗi của tội phạm

Ngày đăng: 19/03/2015, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w