1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3

59 592 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 430,5 KB

Nội dung

Để đáp ứng yêu cầu quản lý đó kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong việc giúp các nhà quản lý ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh của mình.Đặc biệt tại các doa

Trang 1

ĐĐề tài

Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi

phí tại Công ty Dệt May 29/3

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP I Bản chất của kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí 2

1 Bản chất của kế toán quản trị 2

2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí 2

3 Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý 3

4 Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí 4

II Đặc điểm của chi phí và phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 5

1 Đặc điểm của chi phí 5

2 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 5

III Nội dung của công tác lập dự toán và báo cáo kiểm soát chi phí trong KTQT chi phí của doanh nghiệp 8

1 Lập dự toán chi phí sản xuất 8

2 Kiểm tra, đánh giá thực hiện thực hiện chi phí thông qua các báo cáo bộ phận 11

3 Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 18

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 A Giới thiệu khái quát về Công ty Dệt may 29/3 21

I Quá trình hình thành và phát triển Công ty Dệt may 29/3 21

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt may 29/3 21

2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Dệt may 29/3 22

II Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dệt may 29/3 22

1 Đặc điểm ngành dệt 23

2 Đặc điểm ngành may mặc 23

III Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Dệt may 29/3 24

1 Tổ chức sản xuất 24

2 Cơ cấu tổ chức quản lý 27

IV Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Dệt may 29/3 28

1 Tổ chức bộ máy kế toán 28

2 Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng kế toán 28

3 Hình thức sổ kế toán 29

B Thực trạng về công tác lập dự toán và báo cáo kiểm soát chi phí tại Công ty Dệt may 29/3 30

1 Công tác lập kế hoạch giá thành tại Công ty Dệt may 29/3 31

2 Thực hiện kiểm soát chi phí thông qua việc lập báo cáo bộ phận tại công ty 33

CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VỚI CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ VÀ BÁO CÁO KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3 I Những ưu điểm và tồn tại của KTQT chi phí tại Công ty Dệt may 29/3 45

Trang 3

1 Ưu điểm 45

2 Nhược điểm 45

II Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí và báo cáo kiểm soát

chi phí bộ phận tại Công ty Dệt may 29/3 46

1 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí 46

2 Hoàn thiện các báo cáo bộ phận cung cấp thông tin cho yêu cầu quản

trị 54

Kết luận 61

Trang 4

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển và xu thế hội nhập của nền kinh tế nước ta là các yêu cầu vềviệc có được các thông tin đáng tin cậy được xử lý có hiệu quả nhất Đây là một trongnhững nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp

Để đáp ứng yêu cầu quản lý đó kế toán quản trị ngày càng đóng vai trò quan trọngtrong việc giúp các nhà quản lý ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh của mình.Đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, kế toánquản trị chi phí là nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu

Ngành Dệt may nói chung và Công ty Dệt May 29/3 (HACHIBA) nói riêng đã vàđang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ sau 31/12/2004 khi thị trường Dệt may hội nhậphoàn toàn Trong điều kiện Việt Nam chưa là thành viên của WTO sẽ khiến cho hàng dệtmay xuất khẩu mất đi lợi thế mà các thành viên WTO được hưởng nhất là sự cạnh tranh từcác nước xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ Do đó để tồn tại và phát triển chỉ cónhững sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giá cả phù hợp mới có cơ may chiếm lĩnh được thịtrường

Vấn đề trước mắt cần đặt ra cho Công ty Dệt May 29/3 là phải kiểm soát được chiphí Chính vì lẽ đó mà trong thời gian gần đây Công ty Dệt May 29/3 bước đầu tổ chứccông tác kế toán quản trị mà tập trung vào công tác kế toán quản trị chi phí

Tuy nhiên trên thực tế từ trong phương hướng, xây dựng đến tổ chức thực hiện thì

kế toán quản trị chi phí vẫn chưa có vị thế xứng đáng với vai trò và vị trí của nó trong quảntrị doanh nghiệp hay nói cách khác là nó chưa được vận dụng và tổ chức thực hiện tại công

ty với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế bởi lẻ nó cònmang nặng nội dung của KTTC, tự phát theo yêu cầu quản lý của đơn vị mà chưa có một

bộ phận chuyên trách thực hiện

Xuất phát từ nhu cầu khách quan về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình thực

tập em xin chọn đề tài: " Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Dệt May 29/3".

Trang 5

CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

I TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ:

1 Bản chất của kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí:

1.1 Bản chất của kế toán quản trị:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị nhưng nếu đứng trên góc độ

sử dụng thông tin để phục vụ cho chức năng quản lý thì:

"Kế toán quản trị là một chuyên ngành kế toán thực hiện việc ghi chép, đo lường,tính toán, thu thập, tổng hợp, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế có thể định hướng nhằmphục vụ chủ yếu cho các nhà quản trị trong quá trình hoạch định, kiểm soát và ra quyếtđịnh kinh doanh"

Qua đó ta thấy rõ bản chất của kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toánnhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ chức Kế toán quảntrị không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin hướng về tương lai các nhà KTTCkhông thể đảm trách được Đó là những thông tin được xử lý dựa vào những thành tựu củacông cụ quản lý, phương tiện tính toán hiện đại nhằm tăng cường tính linh hoạt, kịp thời,hữu ích nhưng đơn giản Đồng thời kế toán quản trị hợp nhất với KTTC làm cho quy trìnhcông việc kế toán hoàn thiện và phong phú hơn

1.2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí:

Thông qua quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị thì chúng ta nhận

ra rằng kế toán quản trị chi phí trước hết phải là kế toán chi phí

Nếu như những thông tin mà kế toán chi phí cung cấp là những thông tin đã xảy ratrước đó thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá thành nhằm kiểm soát chi phí và hạgiá thành thì thông tin mà kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả thông tin quá khứ

và những thông tin có tính dự báo thông qua việc lập kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ

sở các định mức chi phí làm căn cứ đề ra các quyết định thích hợp về giá bán, ký kết hợpđồng, tự làm hay mua ngoài, có nên ngừng sản xuất hay không

Khác với KTTC, kế toán quản trị chi phí đơn thuần nhận thức chi phí như KTTC,chi phí ở kế toán quản trị còn được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin raquyết định

Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệmcủa nhà quản trị các cấp nhằm gắn trách nhiệm của họ với chi phí phát sinh thông qua hệthống thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm quản lý chi phí được hìnhthànhtrong đơn vị

Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp thông tin về lượng chi phí bỏ ra như thế nàokhi có sự thay đổi về lượng sản xuất, khi có sự thay đổi hay biến động chi phí thì sẽ ảnhhưởng như thế nào đến lợi nhuận và ai sẽ là người đứng ra gánh chịu trách nhiệm về sựthay đổi đó và giải pháp cần được đưa ra để điều chỉnh kịp thời Điều này cho thấy kế toán

Trang 6

quản trị chi phí mang nặng bản chất của kế toán quản trị hơn là kế toán chi phí thuần tuý

2 Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý:

Thông tin kế toán cung cấp về bản chất thường là thôngtin kinh tế tài chính địnhlượng và thông tin này giúp cho các nhà quản trị hoàn thành các chức năng lập kế hoạch, tổchức điều hành, kiểm tra và ra quyết định vai trò của thông tin kế toán về chi phí với nhàquản trị có thể biểu hiện qua những vấn đề cơ bản sau:

- Với chức năng lập kế hoạch: nhà quản trị phải thiết lập các loại dự toán, kế hoạchnhư: chiến lược sản xuất kinh doanh, dự toán ngân sách hoạt động hàng năm Các kếhoạch dự toán được thực hiện dưới sự điều khiển của trưởng phòng kế toán và sự giúp đỡcủa nhân viên kế toán

Ví dụ thông qua dự toán nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự toán chi phísản xuất chung giúp nhà quản trị tiên liệu, liên kết các nguồn lực và hạn chế rủi ro trongkinh doanh để đảm bảo lợi nhuận trong kỳ

- Với chức năng tổ chức và điều hành: là quá trình tạo ra cơ cấu mói quan hệ giữacác thành viên trong tổ chức cùng phối hợp để đạt được mục tiêu chung của tổ chức kếtoán quản trị chi phí cung cấp thông tin để thực hiện chức năng này thông qua việc thiết lậpcác bộ phận, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận trong bộ máy hoạt độngcủa tổ chức để giám sát việc thực hiện các kế hoạch chi phí đã đề ra trong từng khâu, từngbước công việc

- Với chức năng kiểm tra: khi kế hoạch đã được lập để đảm bảo tính khả thi đòi hỏiphải so sánh với thực tế Kế toán quản trị chi phí sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thôngtin thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch Ví dụ: báo cáo chi phí, báo cáotình hình thực hiện định mức

Nếu giữa báo cáo thực hiện với mục tiêu đề ra có sự sai biệt lớn thì phải tiến hànhđiều tra để tìm hiểu nguyên nhân nhằm tìm ra hướng giải quyết

- Với chức năng ra quyết định:

Để có thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu ra quyết định của các nhà quản trị, kếtoán quản trị chi phí sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết thích hợp rồi tổng hợp trình bàychúng theo một trình tự dễ hiểu giải trình cho các nhà quản trị Kế toán quản trị chi phíkhông chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, số liệu mà còn phải thực hiện với phân tích,đánh giá và nêu lên kiến nghị, đề xuất tư vấn cho các nhà quản trị ra các quyết định phùhợp

3 Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí:

Có bốn phương pháp kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản:

- Thiết kế thông tin thành dạng so sánh được: Thông tin sẽ không phát huy hết tácdụng của nó nếu không có tiêu chuẩn để so sánh Do vậy kế toán quản trị phải thiết kếthông tin dưới dạng những báo cáo có thể so sánh được làm cho thông tin có ích với nhàquản trị

- Nhận diện và các cách phân loại chi phí:

Nhận diện các cách phân loại chi phí sao cho thích hợp và hữu ích, là một phương

Trang 7

pháp kỹ thuật nghiệp vụ của kế toán quản trị Chi phí được phân loại theo nhiều cách khácnhau nhằm thoả mãn yêu cầu của các nhà quản trị

- Sử dụng các kỹ thuật phân tích để cung cấp các thông tin có dạng đặc thù: phươngpháp so sánh, phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng

- Trình bày thông tin dưới dạng mô hình, phương trình, đồ thị: đây là cách trình bày

dễ thấy, dễ hiểu, và rõ ràng nhất các mối quan hệ và xu hướng biến động của thông tinđang nghiên cứu

II ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT:

1 Bản chất của chi phí:

Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau Chi phí có thể hiểumột cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vậthoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc chi phí là những phí tổn

về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Những nhậnthức về chi phí có thể khác nhau về quan điểm hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đềuthừa nhận một vấn đề chung, chi phí là phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và phảiphát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh Đây chính là bản chất kinh tế của chiphí trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Nếu như chi phí trong KTTC được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn sở hữucủa doanh nghiệp và thường phải đảm bảo bởi những chứng cứ nhất định (chứng từ) chứngminh là phí tổn thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đứng trên phương diện kếtoán quản trị thì chi phí được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyếtđịnh với lý do này thì chi phí có thể là những phó tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, chi phí cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực hiện một hoạt độngsản xuất kinh doanh, những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hy sinh cơ hội kinhdoanh Như vậy trong kế toán quản trị, khi nhận thức chi phí cần chú ý đến sự lựa chọn, sosánh theo mục đích sử dụng, ra quyết định kinh doanh hơn là chú trọng vào các chứng cứ

2 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất:

Có nhiều cách phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau:

2.1 Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu:

Bao gồm:

- Chi phí nhân công

- Chi phí nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,phụ tùng thay thế, chi phí nguyên vật liệu khác

- Chi phí công cụ dụng cụ

- Chi phí khấu hao TSCĐ

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài

- Chi phí khác bằng tiền

2.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế (theo khoản mục):

Trang 8

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

- Chi phí gián tiếp

2.5 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:

Đây là cách phân loại phổ biến nhất trong kế toán quản trị Theo tiêu thức này, chiphí trong kỳ kế toán bao gồm: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:

2.4.1 Biến phí:

Biến phí là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức hoạtđộng có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ., số giờ máy vậnhành Ngược lại nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số.Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí tồn tại khá phổ biến như: chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng

Nếu khảo sát tỉ mẻ về biến phí, nhận thấy rằng biến phí tồn tại dưới nhiều hình thứcứng xử khác nhau:

- Biến phí thực thụ: là biến phí mà sự biến động của chúng thay đổi tỉ lệ thuận vàbiến động tuyến tính với mức độ hoạt động như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp Với các ứng xử tuyến tính theo biến động đơn vị và mức độ hoạtđộng nên điều quan tâm và để kiểm soát tốt hơn biến phí thực thụ, chúng ta không chỉkiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động(định mức biến phí) ở các mức độ khác nhau Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phíthực thụ sẽ là tiền đề tiết kiệm, kiểm soát cách thức ứng xử của biến phí thực thụ

- Biến phí cấp bậc: là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức

độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định Ví dụ: chi phí lương thợ bảo trì, chiphí điện năng những chi phí này cũng thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động nhưng chỉ khiquy mô sản xuất, mức độ hoạt động của máy móc thiết bị tăng giảm đến một giới hạn nhấtđịnh

Biến phí cấp bậc: thay đổi theo từng bậc vì vậy để tiết kiệm và kiểm soát tốt biếnphí cấp bậc cần phải:

- Xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương ứng

Trang 9

- Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để đạt được một tỷ lệ biến phí cấp bậc tiếtkiệm nhất cho phép trong từng phạm vi

2.4.2 Định phí:

Định phí là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theomức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch vớimức độ hoạt động Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là những đặc điểm trên của định phí chỉthích hợp trong từng phạm vi nhất định Một khi mức độ hoạt động vượt khỏi giới hạn nhấtđịnh thì nó có thể xuất hiện những thay đổi đột biến

Khảo sát tỉ mỉ về định phí, nhận thấy định phí tồn tại dưới nhiều hình thức ứng xửkhác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

a Định phí bắt buộc: là những loại chi phí liên quan đến sử dụng tài sản dài hạnnhư: khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng hai đặc điểm cơ bản của định phí bắtbuộc là:

+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Chúng không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời gian ngắn

Với những đặc điểm trên, việc dự báo và kiểm soát định phí bắt buộc từ lúc khởiđầu xây dựng, triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp phải hướngđến mục tiêu lâu dài

b Định phí không bắt buộc: còn được xem như định phí quản trị Chi phí này phátsinh gắn liền với quyết định hàng năm của nhà quản trị như: chi phí quảng cáo, nghiên cứu,giao tế Về phương diện quản lý, nhà quản trị không bị ràng buộc nhiều bởi quyết định vềđịnh phí không bắt buộc Định phí không bắt buộc có bản chất ngắn hạn trong nhữngtrường hợp cần thiết có thể bị cắt giảm

2.4.3 Chi phí hỗn hợp:

Là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí Ở một mức độ hoạtđộng nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí ở mức độ hoạtđộng khác, nó có thể bao gồm cả định phí và biến phí Vì vậy để quản lý chi phí hỗn hợpphải kết hợp hai phạm vi ứng xử tương ứng, phải cân nhắc, khảo sáy chi tiết, tỉ mỉ tính hữudụng của chi phí hỗn hợp trong tương lai để tránh lãng phí, khi tiến hành phải tăng côngsuất hoạt động để đơn giá bình quân của chúng giảm xuống

Để xác định các thành phần biến phí và định phí trong chi phí hỗn hợp theo từngphạm vi hoạt động, có thể dùng các mô hình toán học để kiểm định, phân tích hoặc thựcnghiệm Dưới đây là các phương pháp cơ bản thường được sử dụng:

- Phương pháp cực đại - cực tiểu: còn được gọi là phương pháp chênh lệch, phươngpháp này phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở điểm có mức

độ hoạt động cao nhất và điểm có mức độ hoạt động thấp nhất Chênh lệch chi phí giữa haimức độ hoạt động được chia cho mức gia tăng mức độ hoạt động vì định mức biến phí đơn

vị và tổng biến phí

Sau đó loại trừ biến phí, chính là định phí trong thành phần chi phí hỗn hợp

- Phương pháp bình phương bé nhất

- Phương pháp đồ thị phân tán

Trang 10

2.5 Các nhận diện khác về chi phí:

- Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

- Chi phí chênh lệch

- Chi phí chìm

- Chi phí cơ hội

III NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT:

1 Lập dự toán chi phí sản xuất :

1.1 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp:

Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp được lập dựa trên cơ sở dự toán sản xuất và địnhmức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm xác định nhu cầu về lowngj và giá đảm bảonguyên vật liệu cho sản xuất và dự toán về lịch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu

Dự toán chi phí sản xuất là phương tiện thông tin cung cấp cho các chức nănghoạch định và kiểm soát chi phí của nhà quản trị nhằm đo lường, chấn chỉnh quá trình tổchức thực hiện chi phí trong từng bộ phận cụ thể đảm bảo cho quá trình thực hiện mục tiêuchung của doanh nghiệp

Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các dự toán sau:

- NVLTT tồnDự toánkho đầu kỳ

Dự toán giá mua

NVLTT = Dự toán lượngNVLTT mua x Định mức giáNVLTT

Dự toán tiền thanh toán

NVLTT = Dự toán giá muaNVLTT x Tỷ lệ thanh toán tiềntrong từng kỳ 1.2 Dự toán nhân công trực tiếp:

Dự toán thời gian lao

động (giờ) = Dự toánCPSX x Định mức thời gian sảnxuất sản phẩm

1.3 Dự toán chi phí sản xuất chung:

Dự toán chi phí sản xuất chung: bao gồm dự toán biến phí sản xuất chung và dựtoán chi phí sản xuất chung

1.3.1 Dự toán biến phí sản xuất chung:

Trường hợp biến phí sản xuất chung được xây dựng theo từng yếu tố chi phí (chi

Trang 11

phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp ) theo mỗi đơn vị hoạt động thì quá trìnhlập dự toán biến phí sản xuất chung được thực hiện tương tự như dự toán chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Ví dụ: biến phí sản xuất chung cho 1 giờ máy hoạt động là 2000đ, dự toán số giờmáy hoạt động trong kỳ là 6000 giờ, dự toán biến phí sản xuất chung là 6000 x 2000 =12.000.000đ

- Trường hợp biến phí sản xuất chung được xác định bằng một tỷ lệ trên biến phítrực tiếp thì dựa vào dự toán biến phí trực tiếp, tỷ lệ biến phí sản xuất để lập dự toán biếnphí sản xuất chung

Dự toán biến phí sản

Dự toán biến phítrực tiếp x

Tỷ lệ biến phí sảnxuất chung

1.3.2 Dự toán định phí sản xuất chung:

Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung bắt buộc, căn cứ vào định phí sản xuấtchung hàng năm chia đều cho 4 quý để xác định định phí sản xuất chung hàng quý

Đối với các yếu tố định phí sản xuất chung tuỳ ý, căn cứ vào hành động nhà quảntrị xác định đó ta xác định được:

Dự toán chi phí sản xuất

Dự toán biến phí sảnxuất chung +

Dự toán định phísản xuất chung1.4 Dự toán chi phí bán hàng:

1.5 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

1.5.1 Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp:

Dự toán biến phí quản lý

doanh nghiệp =

Dự toán biến phítrực tiếp x

Tỷ lệ biến phí quản lýdoanh nghiệp

1.5.2 Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp:

Tương tự như dự toán định phí sản xuất chung:

Vậy:

Dự toán chi phí quản lý = Dự toán biến phí quản lý + Dự toán định phí

Trang 12

doanh nghiệp doanh nghiệp quản lý DN

Từ đầu đến giờ chúng ta giả định làm việc với ngân sách cố định nghĩa là các chiphí dự báo trong kỳ được giữ nguyên không đòi bất chấp mọi việc xảy ra trong thời kỳ đó.Mặc dù được lập tương đối đơn giản Tuy nhiên nó không cung cấp đủ thông tin để ứngphó với các tình huống khác nhau, nhất là khi doanh nghiệp có sự điều chỉnh về quy mô,mức độ hoạt động để thích ứng với tình hình thực tế của thị trường Vì vậy dự toán linhhoạt ra đời đã giúp cho nhà quản trị có nhiều thông tin hơn để ứng phó với các tình huóngsản xuất kinh doanh khác nhau

Dự toán linh hoạt là dự toán được lập tương ứng với nhiều mức độ hoạt động khácnhau Việc đầu tiên phải làm khi hoạch định chi phí linh hoạt là phân loại chi phí thành:

Sản phẩm/ tiêu thụ

chi phí

Ngân sách 12000100

Ngân sách 23000(50 + 25.000 x 3.000) 125 triệu

Báo cáo kiểm soát thực hiện ngân sách:

SX/ tiêu thụ (đvsp)

chi phí (đồng

Ngân sách 2700(50tr+25000x2700)117,5tr

Thực tế 2700130tr

Biến động 0(130-117,5) = 12,5tr Bất

lợi

2 Kiểm tra, đánh giá thực hiện chi phí thông qua các báo cáo bộ phận

Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chi phí là yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp.Thông qua quá trình kiểm soát chi phí giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí làmgiảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cấp hiệu quả sản xuất kinh doanh Qua việc phân tíchtình hình biến động chi phí có thể xác định được các khả năng tiềm tàng, các nguyên nhânchủ quan, khách quan tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so với chi phí tiêu chuẩnđặt ra trước đó từ đó để ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, khai thác khả năng tiềmtàng góp phần tiết kiệm chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại, mỗi loại

có đặc điểm vận động yêu cầu quản lý khác nhau Để tạo điều kiện kiểm soát chi phí vàkhai thác tốt hơn những tiềm năng trong hoạt động thì chúng ta cần phải đi sâu vào côngtác phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí đểhướng đến việc đánh giá những nguồn gốc, nguyên nhân, trách nhiệm trong việc thực hiện

dự toán Quá trình tính toán phân tích có thể thiết lập thành các bảng biểu phân tích thíchhợp để hệ thống thông tin sự tác động của các nhân tố để thuận lợi cho quá trình đánh giá

2.1 Báo cáo về nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 13

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, vậtliệu phụ, kể cả bán thành phẩm mua ngoài dùng trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sảnphẩm trong ngành công nghiệp nhẹ cho nên việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

có ý nghĩa lớn đến việc hạ giá thành

CPNVLTT = SLSPSX x Định mức tiêu hao NVLTT x Đơn giá mua

Do đó mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố:

- Số lượng sản phẩm sản xuất

- Định mức tiêu hao

- Đơn giá mua

Tuy nhiên, sự tăng giảm của chi phí sản xuất không phản ánh kết quả tiết kiệm haylãng phí, vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí khả biến nên sản phẩm sản xuất tăngthì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng và ngược lại vì vậy cần phải đảm bảo sự phối hợpmột cách chặt chẽ giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ đảm bảo chi phí tồn kho tối thiểu

Vì vậy để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì chúng ta cần phải kiểmsoát được định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu

Để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếpcủa từng loại sản phẩm, tỏng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp giúp chonhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí chúng ta có thể xây dựng bảng báo cáo và phântích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:

Trang 14

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

Dự toán

Thực hiện

Chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng

Dự toán

Thực hiện

Chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng

Trang 15

2.2 Báo cáo chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là biểu hiện bằng tiền khoản hao phí về lao động sống

mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: tiền lương chính, tiềnlương phụ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được tríchtheo tỷ lệ trên tiền lương và tính vào chi phí Do chi phí nhân công trực tiếp là chi phí khảbiến nên mức độ hoạt động tăng lên, chi phí tăng lên và ngược lại Thông qua quá trìnhphân tích chi phí nhân công trực tiếp giúp cho nhà quản trị kiểm sóat chi phí hiệu quả hơn

Ta có:

Tổng CPNCTT = x CP nhân công bình quân

Do vậy khi phân tích chi phí nhân công trực tiếp cần phải so sánh chi phí nhân côngvới đại lượng kết quả hoàn thành như chỉ tiêu số lượng sản phẩm, giá trị sản xuất haydoanh thu, so sánh mức độ tăng năng suất lao động với mức độ tăng của chi phí nhân côngbình quân cho thấy việc tuyển dụng và sử dụng lao động có hiệu quả hơn, lao động đem lạinhiều lợi ích hơn và ngược lại

Như chúng ta đã biết hệ thống các báo cáo về lao động hiện nay tại các doanhnghiệp chỉ mới tập trung vào việc cung cấp thông tin cho việc tính lượng chứ chưa đi vàophân tích và đánh giá nguyên nhân của những biến động của chi phí lao động theo hướngbất lợi hay có lợi Để đáp ứng yêu cầu trên thì chúng ta có thể áp dụng bảng phân tích chiphí nhân công trực tiếp theo mẫu sau:

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP

Chỉ tiêu

Kế hoạch năm X1

Thực

tế năm X1

Mức chênh lệch

Tỷ lệ (%) chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng ()

1

x CPNC0

TCPNCTT - NSLĐ = GTSX1 x (NSLÂ1 NSLÂ1 )

0 1

TCPNCTT - CPNC = GTSX1 x

1 NSLÂ

1

x (CPNC1 - CPNC0)Thông qua số liệu trên bảng cho thấy việc sử dụng lao động chi trả lương củadoanh nghiệp thực tế có hiệu quả so với kế hoạch hay không có đảm bảo kết hợp lợi íchcủa doanh nghiệp với lợi ích của người lao động hay không Đồng thời cũng cho thấydoanh nghiệp có tiết kiệm hay lãng phí chi phí nhân công trực tiếp từ đó chỉ có các nguyênnhân dẫn đến tình trạng trên

2.3 Báo cáo về chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ và quản lý liên quan đến quá trìnhphát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Đây là khoản mục chi phí được cấu thành từnhiều yếu tố chi phí có đặc điểm vận động khác nhau và được nhiều người quản lý khác

Trang 16

nhau Sự phát sinh của chi phí sản xuất chung có thể gắn liền với mức độ hoạt động khácnhau như số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động, số giờ hoạt động của máy móc thiết

bị Với sự phức tạp của chi phí sản xuất chung, việc phân tích chi phí này có nhiều hướngtiếp cận khác nhau Tuy nhiên để đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuấtchung nhằm kiểm soát chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp có thể phân tích tổng hợp trênbảng kê phân tích như sau:

Trang 17

BẢNG KÊ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Chỉ tiêu Thực

tế

Dự toán

Dự toán điều chỉnh

Tổng chênh lệch

Mức độ ảnh hưởng Chênh

lệch do giá

Chênh lệch

do khối lượng

- Tiền thuê nhà xưởng

- Tiền bảo hiểm tài sản

Mức hoạt động thực tế Mức hoạt động thực tế

x Đơn giá thực tế x Đơn giá dự toán Mức độ HĐ thực tế Mức độ HĐ tiêu chuẩn

x Đơn giá dự toán x Đơn giá dự toán

Bảng phân tích chi phí sản xuất chung cho thấy chi phí sản xuất chung biến độngtheo chiều hướng có lợi hay bất lợi qua đó tìm hiểu nguyên nhân chủ quan hay khách quandẫn đến sự biến động đó và đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát tốt các chi phí sản xuấtchung phát sinh

2.4 Lập báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận theo phương pháp số dư đảm phí

Báo cáo bộ phận là một bộ phận cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, lợi nhuậntrong nội bộ của doanh nghiệp

Báo cáo bộ phận được thành lập theo mô hình ứng xử chi phí, nghĩa là toàn bộ chiphí phát sinh phải tách ra thành biến phí và định phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nhậnthức về cách ứng xử chi phí với những mức độ hoạt động khác nhau

Báo cáo bộ phận phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp và các bộphận trong tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp hoặc kết quả kinh doanh củatoàn bộ doanh nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ, khu vực kinh doanh của doanh nghiệp.Báo cáo bộ phận cũng có thể thể hiện thu nhập, chi phí, kết quả một khu vực, một đơn vị,phòng ban hay một mặt hoạt động nào đó trong doanh nghiệp

Báo cáo bộ phận có thể được xây dựng gợi ý dưới những hình thức sau:

1 Thể hiện các chỉ tiêu theo tổng giá trị và tỷ lệ:

Chỉ tiêu

Toàn công ty (bộ phận) Bộ phận (SP, khu vực) Bộ phận (SP, khu vực)

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ tiền Số Tỷ lệ

1 Doanh thu

-* Chênh lệch do

Trang 18

7 Chi phí cấp trên phân bổ

8 Lợi nhuận sau phân bổ chi phí

Trang 19

2 Hình thức thứ hai: Thể hiện các chỉ tiêu theo giá trị và đơn vị:

Chỉ tiêu

Toàn công

ty (bộ phận)

Bộ phận sản phẩm, khu vực

Bộ phận (sản phẩm, khu vực)

Số tiền Số tiền Đơn vị Số tiền Đơn vị

7 Chi phí cấp trên phân bổ

8 Lợi nhuận sau phân bổ chi

3 Các phương pháp xác định chi phí trong doanh nghiệp sản xuất:

Phương pháp xác định chi phí là phương pháp tổng hợp các chi phí có liên quanđến việc sản xuất và tth sản phẩm (hay còn gọi là phương pháp tính giá) Mục đích củaviệc tổng hợp chi phí nhằm cung cấp thông tin về chi phí đơn vị cần thiết cho nhà quản trị

để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Định giá bán sản phẩm, định giá hàng tồn khocuối kỳ, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ và là cơ sở cho các nhà quản trị lập các dựtoán chi phí ở các mức hoạt động khác nhau, đồng thời làm căn cứ để đánh giá chi phí phátsinh trong kỳ kinh doanh

Để xác định chi phí đơn vị cho từng loại sản phẩm kế toán quản trị có thể sử dụngphương pháp trực tiếp hoặc phương pháp toàn bộ

3.1 Xác định chi phí theo phương pháp toàn bộ:

Phương pháp này dự trên cơ sở coi các chi phí của quá trình sản xuất như là các chiphí sản xuất mà không cần quan tâm là nó có bản chất khả biến hay là bất biến

Chi phí đơn vị sản phẩm bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trựctiếp và chi phí sản xuất chung bất biến và khả biến

Chi phí sản xuất trên báo

Tổng chi phí SX trong kỳ

x Mức độ tiêu thụ

trong kỳ Mức hoạt động SX trong kỳ

Do nhu cầu phải kịp thời có số liệu chi phí đơn vị để đánh giá công việc hoàn thành

Trang 20

và cho các quyết định kinh doanh khác mà chi phí sản xuất chung đến cuối kỳ mới tập hợpđược, nên các doanh nghiệp ước tính chi phí sản xuất chung ngay từ đầu và dựa vào mứcsản lượng dự kiến để tiến hành phân bổ mức chi phí sản xuất chung ước tính Đến cuối kỳ

xử lý chênh lệch chi phí sản xuất chung Có hai trường hợp

- Chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước tính trườnghợp này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận

- Ngược lại chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất chung ước tínhtrường hợp này ghi giảm chi phí và tăng lợi nhuận

Phương pháp tính giá toàn bộ cung cấp số liệu cho các doanh nghiệp lập các báocáo tài chính theo quy định, song xét về góc độ quản trị phương pháp này không đáp ứngđược yêu cầu cho các nhà quản trị trong việc lập các kế hoạch linh hoạt đáp ứng nhu cầuthông tin về chi phí đơn vị trong các tình huống quy mô sản xuất khác nhau và các quyếtđịnh về giá bán sản phẩm với mức sản lượng khác nhau Phương pháp tính chi phí thứ hai

sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục được hạn chế này Đó là phương pháp tính chi phí trựctiếp

3.2 Xác định chi phí theo phương pháp trực tiếp:

Phương pháp xác định chi phí toàn bộ là phương pháp phân bổ một phần chi phísản xuất chung bất biến cho từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra trong kỳ cùng với chi phíkhả biến Chi phí đơn vị sản phẩm bao gồm cả chi phí sản xuất chung khả biến và bất biến

Khác với phương pháp trên, theo phương pháp tính giá trực tiếp thì chỉ có nhữngchi phí của quá trình sản xuất mà trực tiếp biến động theo hoạt động sản xuất mới đượcxem là chi phí sản xuất Như vậy sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí laođộng trực tiếp và chi phí sản xuất chung khả biến Chi phí sản xuất chung bất biến khôngđược xem là chi phí sản xuất theo phương pháp này Đúng hơn là chúng được xem như làchi phí thời kỳ và được trừ ra khỏi thu nhập như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Vì vậy trong giá trị hàng tồn kho của điưn vị sản phẩm theo phương pháp trực tiếp khôngchứa đựng một yếu tố nào của chi phí sản xuất bất biến

Phương pháp trực tiếp chỉ tính các biến phí nguyên liệu, biến ;phí nhân công vàbiến phí sản xuất chung nên có thể cung cấp thông tin nhanh về chi phí đơn vị cho các nhàquản trị trong việc ra quyết định ngắn hạn như: các quyết định về giá bán sản phẩm, lập dựtoán nhanh hay quyết định chấp nhận hay không chấp nhận thêm một đơn đặt hàng

Nếu như công tác lập báo cáo bộ phận đánh giá trách nhiệm quản lý và các phươngpháp xác định chi phí cung cấp thông tin cho chức năng kiểm tra và đánh giá chi phí thìphân tích thông tin chi phí là một trong những nội dung của kế toán quản trị chi phí trongviệc cung cấp thôngtin cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị

4 Phân tích thông tin chi phí phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị:

4.1 Phân tích hoà vốn:

Điểm hoà vốn là cơ sở giúp cho nhà quản trị xây dựng kế hoạch và xác định cácphương án kinh doanh một cách chủ động để đạt được kết quả dự kiến trong những điềukiện nhất định về doanh thu, giá bán, chi phí Trên cơ sở số liệu chi phí đã phân tíchthành biến phí và định phí, ta thực hiện một số nội dung phân tích sau:

Trang 21

Phân tích điểm hoà vốn với công thức:

Điểm hoà vốn (đvsp) = Tổng chi phí cố định

Giá bán đơn vị - Chi phí biến đổi đơn vị Trên cơ sở sản lượng hoà vốn kế toán xác định doanh thu hoà vốn, tỷ lệ hoà vốn vàxác định số dư an toàn

4.2 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận:

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận là kỹ thuật đánh giá ảnhhưởng của những thay đổi về chi phí đối với lợi nhuận trong doanh nghiệp Song việc phântích chỉ có ý nghĩa khi nó được đặt trong những điều kiện giới hạn như:

- Giá bán đơn vị sản phẩm không đổi

- Chi phí phải phân thành định phí và biến phí một cách chính xác

- Kết cấu sản phẩm cố định khi thay đổi yếu tố chi phí và sản lượng tiêu thụ

- Mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận là quan hệtuyến tính

- Định phí không thay đổi trong phạm vi hoạt động

- Ap dụng phương pháp tính giá trực tiếp hoặc phương pháp toàn bộ nhưng sảnlượng sản xuất bằng sản lượng tiêu thụ

Ứng dụng của mô hình phân tích CVP tập trung các ở nội dung sau:

- Phân tích mức sản lượng cần thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn

- Phân tích sự ảnh hưởng của thay đổi chi phí đến lợi nhuận

- Phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đối với sự thay đổi của lợi nhuận

- Phân tích sự thay đổi của giá bán đến lợi nhuận

Mục tiêu của những ứng dụng phân tích trên là nhằm cung cấp những thong tin cầnthiết cho nhà quản trị doanh nghiệp kịp thời có những quyết định khi có những tình huốngkinh doanh thay đổi, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa trong điều kiện chophép

Để phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận Kế toán quản trị chi phíthường sử dụng các công cụ phân tích sau:

- Số dư đảm phí: là phần chênh lệch giữa doanh thu với biến phí sản xuất kinhdoanh chỉ tiêu số dư đảm phí có ý nghĩa trong việc vận dụng phân tích mối quan hệ CVP

Số dư đảm phí trước hết dùng để trang trải định phí, phần còn lại là lợi nhuận thuần củadoanh nghiệp Nó thể hiện phần đóng góp của bộ phận sản phẩm tạo nên lợi nhuận Bộphận nào có số dư đảm phí lớn sẽ có khả năng đóng góp nhiều hơn vào việc gia tăng lợinhuận

* Tỷ lệ số dư đảm phí: là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ bằng số tương đối quan hệ

tỷ lệ số dư đảm phí với doanh thu hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán Khi đạt mứcsản lượng trên điểm hoà vốn, doanh thu tăng lên lợi nhuận sẽ tăng một mức bằng tích tỷ lệ

số dư đảm phí với doanh thu

Trang 22

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC TẾ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3

A GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DỆT MAY 29/3:

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY DỆT MAY 29/3:

1 Quá trình hìnhthành và phát triển của Công ty Dệt may 29/3.

Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, trước nhu cầu khách quan về sự phát triểncủa nền kinh tế và nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng, đồng thời nhằm xây dựng nền kinh tếđồng bộ và hoàn chỉnh Các nhà tiểu thương Đà Nẵng đã cùng nhau góp vốn thành lập nên

"Tổ Hợp dệt 29/3" Lúc bấy giờ, cơ sở vật chất còn thô sơ và mang tính thủ công Toàn cơ

sở chỉ có 12 máy dệt, 40 nhân viên hoạt động hoàn toàn bằng kỹ thuật thủ công do 38 cổđông đóng góp Ngày 29/3/1976 nhân dịp kỉ niệm 1 năm ngày giải phóng Đà Nẵng "Tổhợp dệt" đã chính thức được khánh thành Từ những năm 1976 đến năm 1978, kỹ nghệ dệtkhăn bông còn khá mới mẻ Để có điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất, ngày28/01/1978 "Tổ hợp dệt" được chuyển thành "Công ty hợp doanh 29/3" vói tổng số vốntrên 1 tỷ đồng và đã sản xuất ra hàng triệu k hăn mặt, mặc dù chất lượng chưa cao nhưngđáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước, góp được phần nào vào nền kinh tế trong thời

kỳ bao cấp khó khăn của đất nước

Hoà cùng xu thế của nền kinh tế đang phát triển , ngày 29/3/1984 xí nghiệp đượccho phép chuyển thành đơn vị quốc doanh và được đổi tên thành "Nhà máy Dệt 29/3" Nhàmáy dệt 29/3 hoạt động với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người lao động tỉnh nhànâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy Đây là thời kỳ "Nhàmáy dệt 29/3" đạt tốc độ phát triển hàng năm lên đến 20% với mô hình hoạt động quản lýtiên tiến và 70% hàng hoá được xuất khẩu ra nước ngoài Nhà máy dệt 29/3 được khốicông nghiệp bầu là lá cờ đầu và được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 2.Nhưng từ năm 90 - 92 do sự biến động của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước đãlàm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của nhà máy thị trường xuấtkhẩu bị hạn chế Đức và Liên Xô đơn phương huỷ hợp đồng, nhà máy liên tục gặp khókhăn do thị trường tiêu thụ bị mất Hàng hoá ứ động nguyên liệu vật liệu chính tồn khoquản lý giá cả tăng vọt làm cho hoạt động kinh doanh của nhà máy bị trì trệ

Thất thoát 1 lượng vốn lớn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm công nhân Bêncạnh đó nhà máy phải cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp tư nhân đơn vị ngoàiquốc doanh không thể khoanh tay đứng nhìn nhà máy ngày càng rơi vào tình trạng bếtắc, giám đốc và công nhân nhà máy đã huy động vốn góp trong cán bộ công nhân viênbằng các giải pháp kỹ thuật quản lý cũng với số vốn huy động được, nhà máy đã hìnhthành xưởng may và giải quyết được việc làm cho gần 300 công nhân nhà máy đã mở rộngthêm thị trường ở Lào và Campuchia, khuyến khúch tiêu thụ sản phẩm bằng cách đưa ranhững phương thức thanh toán thuận lợi cho khách hàng Cùng với sự phát triển của ngànhmay mặc nhà máy đã thành lập thêm xưởng may xuất khẩu, kịp thời giải quyết việc làmcho hơn 700 công nhân Ngày 3/01/1992 theo quyết định số 3156/QĐUB của UBND tỉnhQuảng Nam - Đà Nẵng nhà máy chính thức đổi tên thành "Công ty dệt may 29/3" với têngiao dịch là HACHIBA có tư cách pháp nhân và quyền xuất khẩu trực tiếp với tổng số vốntrên 7 tỷ đồng

Trang 23

2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty dệt may 29/3:

Gia công các mặt hàng may mặc như áo jacket, áo sơ mi, quần short, và các mặthàng dệt kim

Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng khăn bông gồm khăn tắm, khăn tay, khănmặt Phục vụ sản xuất và tiêu dùng nội địa

Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh

II ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT MAY 29/3:

Trong giai đoạn nền kinh tế đang trên đà phát triển cùng với sự cạnh tranh gay gắtcủa thị trường, công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,trang bị máy móc thiết bị mới, thay đổi quy trình công nghệ hiện đại Hiện nay công tyđầu tư mở rộng chủ yếu hai lĩnh vực dệt và may mặc

1 Đặc điểm ngành dệt:

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngành dệt có những bước thay đổi đáng kể,sản phẩm ngành dệt rất đa dạng và phong phú: các loại khăn mặt, khăn tay, khăn trảigiường, áo choàng tắm sản lượng sản xuất ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm ngàycàng cao, thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng sang các nước như: Thái Lan,Nhật sản phẩm đa dạng về màu sắc và đều được sản xuất chung bằng loại nguyên liệu vậtliệu chính là cotton 100% với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau

1.1 Nguyên liệu vật liệu ngành dệt:

Nguyên liệu vật liệu dùng cho sản xuất khăn bông bao gồm: sợi (chủ yếu là sợicotton Nm34) Nguồn cung cấp sợi cho công ty hiện nay là:

MỘT SỐ SẢN PHẨM KHĂN CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY

28x4028x4133x3335x7060x120

450gr/tá 380gr/tá 600gr/tá 100gr/tá

Trang 24

6 Áo choàng tắm S,M,XL

2 Đặc điểm ngành may mặc:

Đến năm 1992, ngành may mặc mới chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ởCông ty dệt may 29/3, chủ yếu dưới hình thức nhận gia công các mặt hàng xuất khẩu chocác đơn vị trong và ngoài nước Sự ra đời của ngành may mặc đã đem lại nhiều lợi ích chocông ty, đem lại doanh thu đáng kể cho công ty và đã trang trải được sự thiếu hụt về tàichính Tuy mới đi vào hoạt động vài năm nhưng ngành đã đem lại nhiều hiệu quả tốt, chấtlượng sản phẩm ngày càng cao với hệ thống thiết bị tiên tiến Mặt khác toàn bộ nguyên vậtliệu đều do nước ngoài cung cấp nên vấn đề chất lượng và cung ứng nguyên vật liệu đềuđược đảm bảo Trong năm 2000, công ty sản xuất xuất khẩu gần 4 triệu sản phẩm xâmnhập vào nhiều thị trường, Nhật, Đài Loan, Úc, và trong tương lai sẽ mở rộng sang nhiềuthị trường nước ngoài khác

2.1 Nguyên liệu vật liệu:

Nguyên liệu vật liệu chính là vải được sản xuất tại nước ngoài với chất lượng cao

2.2 Sản phẩm: Sản phẩm may ở công ty gồm áo jacket, áo sơ mi và quần

III TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3:

Trang 25

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY

CÔNG TY

BỘ PHẬN SẢN XUẤT CHÍNH BỘ PHẬN PHỤC VỤ SẢN XUẤT SẢN XUẤT PHỤ BỘ PHẬN

PHÂN XƯỞNG

MAY

PHÂN XƯỞNG DỆT

PX

cắt mayPX Hoàn PX

tất

PX Tẩy nhuộm

PX dệt Hoàn PX

thành

Tổ

cơ điện

Tổ

lò hơi

Tổ mộc

Nhà kho

Đội xe Xử lý

phế liệu

Trang 26

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY

XƯỞNG MAY 3,4

XƯỞNG WASH

X.MAY HOÀN THÀNH

CẮTMAY

CHUYÊN DÙNGKCS

KỸ THUẬT

P.KTQL DỆT

XÍ NGHIỆP DỆT

P.XD CB&QLCT

XƯỞNG HỒ NHIỆM

XƯỞNG DỆT

X.HOÀN THÀNHKCS

P HÀNH CHÍNH

P TC

KẾ TOÁN

X CƠ ĐIỆN

Ghi chú:

Quan hệ rtực tuyến

Quan hệ chức năng

Trang 27

2 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Hiện nay công ty áp dụng mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Giám đốc toàn quyền quyết định mọi việc liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh, với sự giúp đỡ của ban tham mưu gồm hai phó giám đốc, trưởng phòng và phó phòng triển khai thực hiện kế hoạchtheo phạm vi quyền hạn của mình Những quyết định quản lý do các phòng ban chức năng đề xuất sẽ được giám đốc công ty cân nhắc để tiến hành raquyết định truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định

* Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức:

+ Ban giám đốc gồm:

Giám đốc: có trách nhiệm quản lý và điều hành m,ọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Phó giám đốc 1: kiêm giám đốc xí nghiệp dệt, quản lý và điều hành công việc sản xuất ở xí nghiệp dệt

Phó giám đốc 2: Kiêm giám đốc xí nghiệp may xuất khẩu, quản lý và điều hành công việc sản xuất ở xí nghiệp may

Phó giám đốc 3: là người phụ trách xây dựng cơ bản, chịu trách nhiệm về chất lượng cơ sở hạ tầng của công ty

Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự, nghiên cứu đề xuất với giám đốc, bố trí sắp xếp lao động phù hợp yêu cầu sản xuất

Phòng tài chính kế toán: tổ chức hạch toán kế toán, theo dõi thu chi, quản lý tài sản của công ty

Phòng kinh doanh: theo dõi, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về giá cả vật tư, hàng hoá sảnphẩm mới

Phòng kỹ thuật công nghệ: chịu trách nhiệm về công tác vận hành thiết bị, thiết lế mẫu theo đúng đơn đặt hàng về đề xuất việc bổ sung haythanh lý thiết bị cũ lạc hậu

Phòng XDCB và quản lý công trình: quản lý các công trình đã xây dựng, những công trình mới và thực hiện công việc sửa chữa nhỏ

Ban quản trị đời sống: chăm lo đời sống, thực hiện quản lý việc ăn trưa cho công nhân, nhà trẻ y tế

IV ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3:

1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ phận kế toán tại công ty hiện được áp dụng theo mô hình kế toán tập trung, mọi công tác kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán Các

bộ phận như: kho, các phân xưởng có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp số liệu rồi định kỳ chuyển số liệu lên phòng kế toán

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN ( trang 29)

Trang 28

2 Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong phòng kế toán:

Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng

Kế toán vật tư: theo dõi nhập xuất tồn nguyên liệu vật liệu

Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán tiêu thụ: theo dõi biến động về tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định theo dõi tình hình tiêu thụ ởcông ty

Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình XDCB, nguồn vốn XDCB ở công ty

Thủ quỹ: bảo quản chi tiền mặt

Kế toán tổng hợp (kiêm kế toán giá thành): tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm, tính giá thành sản phẩm, lập các báo cáo tài chính, theo dõi chi

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp kiêm

kế toán giá thành

Kế toán thanh toán

Kế toán vật tư

Kế toán TSCĐ kiêm kế toán tiêu thụ

Kế toán XDCB

Thủ quỹ

Chú thích:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Trang 29

tiết các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản công nợ của công ty.

Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán ở công ty, tham mưu cho giám đốc các vấn đề về tài chính kế toán

3 Hình thức sổ kế toán:

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ cải biên, các sổ kế toán được áp dụng chủ yếu là: sổ cái, sổ kế toán, nhật ký chứng

từ và các báo cáo tài chính

SƠ ĐỒ HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DỆT MAY 29/3

Báo cáo kế toán

Ghi chú:

Ghi hằng ngày Ghi cuối quý

Bảng kê chứng

từ gốc

Ngày đăng: 16/03/2015, 20:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU (Trang 14)
BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP Chỉ tiêu - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
h ỉ tiêu (Trang 15)
BẢNG KÊ PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Chỉ tiêu - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
h ỉ tiêu (Trang 17)
2. Hình thức thứ hai: Thể hiện các chỉ tiêu theo giá trị và đơn vị: - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
2. Hình thức thứ hai: Thể hiện các chỉ tiêu theo giá trị và đơn vị: (Trang 19)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY (Trang 25)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY (Trang 26)
3. Hình thức sổ kế toán: - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
3. Hình thức sổ kế toán: (Trang 29)
BẢNG KÊ NGUYÊN LIỆU KHĂN BÔNG - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG KÊ NGUYÊN LIỆU KHĂN BÔNG (Trang 34)
BẢNG KÊ ĐỊNH MỨC BÁN THÀNH PHẨM DỆT - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG KÊ ĐỊNH MỨC BÁN THÀNH PHẨM DỆT (Trang 35)
BẢNG ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ LƯƠNG - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ LƯƠNG (Trang 37)
BẢNG THEO DÕI LAO ĐỘNG - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG THEO DÕI LAO ĐỘNG (Trang 38)
BẢNG BÁO CÁO SẢN XUẤT CỦA TỔ MAY 1 - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
1 (Trang 38)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CHI TIẾT - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG CHI TIẾT (Trang 41)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ (Trang 43)
BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ - Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May 29 3
BẢNG PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w