1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân

103 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Kết quả cho thấy có tương quan cao giữa điểm số của hai bảng hỏi và phiên bản tiếng Urdu của CBCL cho kết quả giá trị tương đương với phiên bản gốc tiếng Anh, và là một công cụ đánh giá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM

ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V)

TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THANH HÀ

ĐÁNH GIÁ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA BẢNG KIỂM HÀNH VI TRẺ EM

ACHENBACH – PHIÊN BẢN VIỆT NAM (CBCL-V)

TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

Mã số: Thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hoàng Minh

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu, nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới:

Ban giám hiệu, các phòng ban, các khoa, các thầy cô giáo và các cán bộ Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hoàng Minh, đã dành thời gian quý báu hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện sức khỏe Tâm thần, các bác sỹ, các cán bộ y tế, các anh chị em đồng nghiệp trong quá trình làm việc đã đồng ý và tạo điều kiện cho tôi được học tập chương trình này

Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban lãnh đạo các Bệnh viện, lãnh đạo các Khoa, Phòng, các bác sỹ, các cán bộ tâm lý và các cán bộ y tế tại Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài

Xin cảm ơn các nghiệm thể nghiên cứu đã đồng ý và hợp tác tham gia nghiên cứu, đóng góp những thông tin quý báu mà không có những thông tin đó, luận văn này không thể được hoàn thành

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng môn trong lớp Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Khóa 3 – Đại học Giáo dục cùng gia đình đã luôn giúp đỡ, ủng hộ về mọi mặt giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hà

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEBA Achenbach System or Empirically Based Assessment AUC Area under the curve CBCL Children Behavior Checklist CBCL-V Bảng Kiểm hành vi trẻ em – phiên bản Việt Nam DSM-IVDiagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4th Edition ICD-10 International Statistical

Classification of Diseases and Related Health Problems 10th Revision ROC Reciever Operating characteristics

SD Standard Deviation SDQ Strengths and Difficulties Questionaire SKTT Sức khỏe tâm thần TRF Teacher Report Form YSR Youth Self Report

Trang 5

MỤC LỤC Trang

Lời cảm ơn i

Danh mục các từ viết tắt ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vii

Danh mục biểu đồ viii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 10

1.1 Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần 10

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trên thế giới 10

1.1.2 Những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT trên thế giới 14

1.1.3 Những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT tại Việt Nam 16

1.2 Sử dụng các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT 17

1.2.1 Một số khái niệm chung 17

1.2.2 Nhu cầu sử dụng các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT 20

1.3 Đặc điểm tâm trắc của một thang đo 21

1.3.1 Độ tin cậy 21

1.3.2 Độ hiệu lực 22

1.3.3 Độ nhạy và độ đặc hiệu 24

1.4 Hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng Achenbach (ASEBA) 25

1.4.1 Giới thiệu chung về ASEBA 25

1.4.2 Đặc điểm tâm trắc của CBCL 28

1.4.3 Sử dụng CBCL trong các nền văn hóa khác 30

1.4.4 Thích ứng CBCL-V ở Việt Nam 31

Trang 6

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 34

2.1 Phương pháp nghiên cứu 34

2.1.1 Vấn đề nghiên cứu 34

2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 34

2.1.3 Mẫu nghiên cứu 35

2.1.4 Phương pháp nghiên cứu 35

2.1.5 Công cụ nghiên cứu 38

2.2 Tổ chức nghiên cứu 42

2.2.1 Quy trình thu thập số liệu 42

2.2.2 Mẫu nghiên cứu thu thập được trên thực tế 43

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52

3.1 Mô tả sơ lược về giá trị các thang đo 52

3.1.1 Mô tả các giá trị của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 52

3.1.2 Mô tả các giá trị của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân 57

3.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo 61

3.2.1 Độ tin cậy của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 61

3.2.2 Độ tin cậy của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân 62

3.3 Đánh giá độ hiệu lực của thang đo CBCL-V 63

3.3.1 Đánh giá độ hiệu lực đồng thời của thang đo CBCL-V 63

3.3.2 Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo CBCL-V 66

3.4 Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 69

3.4.1 Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 6-11 tuổi 70

3.4.2 Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 12-16 tuổi 71

3.4.3 Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi 73

Trang 7

3.4.4 Đánh giá độ nhạy của điểm ranh giới thang đo CBCL-V trên nhóm

trẻ nữ 12-16 tuổi 74

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78

1 Kết luận 78

2 Khuyến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

PHỤ LỤC 90

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo Địa điểm

*Giới tính* Nhóm tuổi 47 Bảng 3.1: Giá trị trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 53 Bảng 3.2: Bảng so sánh điểm trung bình thang đo CBCL-V theo

các biến độc lập 54 Bảng 3.3: Giá trị trung bình của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân 58 Bảng 3.4: Bảng so sánh điểm trung bình tổng khó khăn của thang đo

SDQ theo các biến độc lập 58 Bảng 3.5: Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo CBCL-V trên nhóm

bệnh nhân 62 Bảng 3.6: Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo SDQ trên nhóm

bệnh nhân 63 Bảng 3.7: Tương quan điểm trung bình các nhóm hội chứng giữa

thang đo CBCL-V và SDQ trên nhóm bệnh nhân 64 Bảng 3.8: Tương quan điểm trung bình các nhóm hội chứng giữa thang

đo CBCL-V và SDQ trên nhóm bệnh nhân với nghiên cứu của

Becker & cs (2007) 65Bảng 3.9: Điểm trung bình của các nhóm hội chứng thang đo CBCL-V

trên nhóm bệnh nhân so sánh với nhóm chuẩn trẻ em Việt Nam 67 Bảng 3.10: So sánh điểm trung bình của các nhóm hội chứng thang đo

CBCL-V trên nhóm bệnh nhân với điểm trung bình của CBCL-V

trong nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh (2012) 68Bảng 3.11: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL-V ở

trẻ nam 6-11 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 70 Bảng 3.12: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 6-11 tuổi 71 Bảng 3.13: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL –V ở

trẻ nam 12-16 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 72

Trang 9

Bảng 3.14: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 12-16 tuổi 73 Bảng 3.15: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL-V ở

trẻ nữ 6-11 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 73Bảng 3.16: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi 74 Bảng 3.17: Bảng phân biệt trẻ có vấn đề theo thang đo CBCL-V ở trẻ

nữ 12-16 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ 75 Bảng 3.18: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 12-16 tuổi 76

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang

Biểu đồ 2.1: Phân bố mẫu theo địa điểm nghiên cứu 43

Biểu đồ 2.2: Phân bố mẫu theo giới tính 44

Biểu đồ 2.3: Hàm phân phối tuổi của khách thể nghiên cứu 45

Biểu đồ 2.4: Mức độ phân bố tuổi của khách thể 46

Biểu đồ 2.5: Mô tả nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu 47

Biểu đồ 2.6: Phân bố nơi sống của khách thể nghiên cứu 48

Biểu đồ 2.7: Người sống cùng trẻ trong gia đình 49

Biểu đồ 2.8: Tình trạng hôn nhân của bố mẹ của khách thể nghiên cứu 50

Biểu đồ 2.9: Trình độ học vấn của bố mẹ của khách thể nghiên cứu 50

Biểu đồ 3.1: Hàm phân phối tổng điểm thô thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 52

Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình các thang hội chứng CBCL-V trên nhóm bệnh nhân 56

Biểu đồ 3.3: Hàm phân phối tổng điểm khó khăn của thang đo SDQ 57

Biểu đồ 3.4: Điểm trung bình các nhóm hội chứng thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân 61

Biểu đồ 3.5: Đường ROC của nhóm trẻ nam 6-11 tuổi 71

Biểu đồ 3.6: Đường ROC của nhóm trẻ nam 12-16 tuổi 72

Biểu đồ 3.7: Đường ROC của nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi 74

Biểu đồ 3.8: Đường ROC của nhóm trẻ nữ 12-16 tuổi 76

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, con người đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của bản thân Ngoài việc chăm sóc để có một thể chất khỏe mạnh, con người

đã dần nâng cao nhận thức và quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần vì sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe [11] như

Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn

diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật” [58]

Các nước trên thế giới đã có những bước chuyển biến nhất định trong việc nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực này còn chưa được các cấp lãnh đạo thực sự quan tâm ở mức cần thiết [4] Đã có một số nghiên cứu đã được tiến hành trong nước đánh giá về thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên McKelvey

và cộng sự (1999) đã báo cáo tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần trên mức ranh giới ở hai phường trên địa bàn Hà Nội là 8,2% [45] Ngô Thanh Hồi

và cộng sự (2007) báo cáo nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho thấy học sinh trong các trường nội thành Hà Nội có tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 19,4% [2] Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh Hoàng Cẩm Tú (2010) và trên học sinh ở hai trường Hà Nội và Hà Tây cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% [7] Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh về tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên miền Bắc (2012) cho thấy tỷ lệ này là 18% [8] Gần đây nhất, trong cuốn “Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ” do Đặng Hoàng Minh chủ biên (2013) đã báo cáo tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần là 11,9% [6]

Trang 13

Các con số về thực trạng trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần không phải là nhỏ, nhưng trong thực tế hiện nay, trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần khi đến khám và điều trị tại các cơ sở thăm khám tâm lý, tâm thần thì hầu như rất ít có những công cụ sàng lọc đủ

độ tin cậy, đủ độ hiệu lực để đánh giá chính xác vấn đề mà trẻ gặp phải Những công cụ này hầu như là những công cụ nguyên bản, chưa được chuẩn hóa theo đúng quy trình cho phù hợp với văn hóa, xã hội Việt Nam, hoặc được sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến việc khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và can thiệp Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2013) về tỷ

lệ trầm cảm ở trẻ em tuổi học đường, tỷ lệ khách thể nghiên cứu có trầm cảm lên tới 70,4% khi sử dụng bảng tự đánh giá trầm cảm Beck 13 câu – được dịch từ bản nguyên gốc sang tiếng Việt và đưa vào sử dụng nhiều năm nay ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tâm [5] Như vậy nhu cầu có những thang đo được chuẩn hóa để sử dụng trong việc sàng lọc, đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trong các bệnh viện tâm thần, các cơ sở khám, tư vấn và điều trị chuyên khoa tâm thần là rất lớn

Một trong những công cụ đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần của em được biết đến nhiều nhất trên thế giới là Bảng Kiểm hành vi trẻ em (CBCL)

do Achenbach nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ 20 và được báo cáo lần đầu tiên trong một nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em năm 1965 [59]

Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL ở nhiều phiên bản khác nhau như là một công cụ đánh giá tốt nhất để sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần

Klasen và cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu CBCL – phiên bản tiếng Đức và so sánh với Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn của trẻ em (SDQ)

Trang 14

Kết quả thu được cho thấy, giống như phiên bản gốc tiếng Anh, phiên bản tiếng Đức của CBCL cho giá trị tương quan cao với SDQ và đạt độ hiệu lực,

độ tin cậy cao cho cả hai mục đích nghiên cứu và lâm sàng [40]

Ehsan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu so sánh CBCL phiên bản tiếng Urdu – là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại Pakistan – với SDQ phiên bản tiếng Urdu ở trường tiểu học Karachi, Pakistan Kết quả cho thấy có tương quan cao giữa điểm số của hai bảng hỏi và phiên bản tiếng Urdu của CBCL cho kết quả giá trị tương đương với phiên bản gốc tiếng Anh, và là một công

cụ đánh giá có độ tin cậy và độ hiệu lực cao cho cả hai mục đích nghiên cứu

Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng CBCL là công cụ sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần

Mc Kelvey và cộng sự (1999) đã nghiên cứu xác định tỷ lệ của các vấn

đề cảm xúc hành vi ở trẻ em Việt Nam sống tại Hà Nội có sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL như một công cụ sàng lọc và kết quả được so sánh với điểm tiêu chuẩn của Mỹ [45]

Năm 2009, dưới sự cho phép của chính tác giả T.M Achenbach, Đặng Hoàng Minh và cộng sự đã thích nghi và sử dụng CBCL trong khuôn khổ

nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở và

nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường” [7]

Trang 15

Năm 2011, trong khuôn khổ dự án Dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL đã được sự đồng ý của tác giả T.M Achenbach cho phép sử dụng trong nghiên cứu và ủy quyền bản quyền cho Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng tâm lý thuộc Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn hóa tại Việt Nam để nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam

Tuy nhiên, mẫu chuẩn hóa này mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên nhóm cộng đồng mà chưa có nghiên cứu nào trên nhóm bệnh nhân cũng như so sánh với nhóm bệnh nhân – là những đối tượng đến hoặc được đưa đến khám tại các cơ sở khám, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần – mà theo thực tế thì đây là những đối tượng chắc chắn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn nhóm trẻ trong cộng đồng

Vì tất cả những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài

“Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân” với mục đích đánh giá độ hiệu

lực của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam, đồng thời bước đầu cung cấp số liệu cho việc xây dựng điểm ranh giới chuẩn cho Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL – phiên bản Việt Nam, từ đó đưa ra những bằng chứng mang tính khoa học về việc sử dụng bộ công cụ CBCL-V như là một công cụ sàng lọc hiệu quả nhất về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em hiện nay ở Việt Nam cũng như xu hướng trên toàn thế giới

Trang 16

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam (CBCL-V)

3.2 Khách thể nghiên cứu

- 208 khách thể là trẻ em đến khám và điều trị tại 03 bệnh viện chuyên khoa tâm thần tại Hà Nội được các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, các cán bộ tâm lý giới thiệu tham gia nghiên cứu

- Đối tượng cung cấp thông tin: cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc người chăm sóc

3.3 Địa điểm nghiên cứu

- Chúng tôi tiến hành lựa chọn 03 địa điểm nghiên cứu là các khoa, viện

và bệnh viện chuyên khoa về khám bệnh, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần trên địa bàn Hà Nội Đó là các cơ sở:

+ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai

+ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương

+ Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi trung ương

- Lý do chọn địa điểm nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế của khuôn khổ một luận văn cao học, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tại các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, nhưng vẫn cố gắng đảm bảo tiêu chí đa dạng về

chọn mẫu

4 Giả thuyết nghiên cứu

Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản tiếng Việt có độ hiệu lực cao trên nhóm bệnh nhân

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài và các khái niệm công cụ

- Điều tra bằng bảng hỏi tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn

Trang 17

- Xử lý số liệu bằng phần mềm toán thống kê SPSS 19.0

- Đánh giá hệ số Cronbach’s alpha cho thang đo CBCL-V và SDQ phiên bản dành cho cha mẹ trên nhóm bệnh nhân cho từng nhóm hội chứng của cả hai thang đo

- Đánh giá độ hiệu lực đồng thời của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam bằng cách tính tương quan giữa ĐTB tổng thang đo CBCL-V với ĐTB tổng khó khăn của SDQ

- Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo CBCL-V bằng cách so sánh giá trị của từng tiểu thang cũng như nhóm hội chứng Hướng nội, Hướng ngoại và ĐTB tổng của nhóm bệnh nhân với ĐTB tổng của nhóm trẻ em Việt Nam bằng phép tính t-test trong thống kê toán học

6 Giới hạn nghiên cứu

6.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

Vì thời gian có hạn, hạn chế về kinh phí cũng như trong khuôn khổ một luận văn cao học, nên số mẫu nghiên cứu chỉ tập trung ở trẻ em và vị thành niên độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi, đến khám và điều trị tại 03 cơ sở khám, tư vấn điều trị chuyên khoa tâm thần, không thể tiến hành nghiên cứu ở tất cả các cơ

sở thăm khám tâm lý như các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý…

6.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Do hạn chế trong khuôn khổ một luận văn cao học nên đối tượng nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung kiểm tra độ hiệu lực đồng thời và độ hiệu lực phân biệt của Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản Việt Nam

6.3 Giới hạn về địa điểm nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên người nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát tại một số bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn Hà Nội

6.4 Giới hạn về nguồn cung cấp thông tin

Trang 18

- Nguồn thông tin chỉ có từ phía bố mẹ và người chăm sóc cung cấp

7 Phương pháp và công cụ nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau:

7.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như “đo lường”, “trắc nghiệm tâm lý”, “độ hiệu lực”, “độ tin cậy”, “ đặc điểm tâm trắc”, “Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL”, “Bảng hỏi về những điểm mạnh và khó khăn SDQ” v.v…

Bên cạnh đó người nghiên cứu cũng tập hợp, phân tích và hệ thống những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí và các website có uy tín về các vấn đề có liên quan đến đề tài; từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài

7.1.2 Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi

Người nghiên cứu sử dụng bộ công cụ nghiên cứu gồm 3 bảng hỏi:

- Phiếu thông tin bệnh nhân (bao gồm phần thông tin cơ bản của khách thể tham gia nghiên cứu đồng thời là bản thỏa thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu)

- Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL 6-18 tuổi phiên bản Việt

- Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn SDQ 6 – 16 tuổi (do cha mẹ hoặc người chăm sóc báo cáo)

7.1.3 Phương pháp toán thống kê

Trang 19

Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 19.0 để

xử lý kết quả thu được, bao gồm một số thuật toán thống kê như T-test, way ANOVA, Cronbach’s alpha…

one-7.2 Công cụ nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu sử dụng một số thang đo sau:

7.2.1 Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam

7.2.2 Bảng hỏi những Điểm mạnh và khó khăn SDQ-25- phiên bản Việt Nam

Ngoài thông tin thu được từ bảng hỏi, người nghiên cứu còn thu được một số thông tin liên quan đến biến độc lập như: tuổi, giới tính, lớp học, nơi ở của trẻ tham gia nghiên cứu và một số thông tin về cha mẹ như: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của bố mẹ… có thể được sử dụng để so sánh số liệu

8 Đóng góp mới của đề tài

- Khẳng định được độ tin cậy của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam

- Khẳng định thang đo CBCL phiên bản Việt Nam có độ hiệu lực cao trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam

- Cung cấp nguồn tham khảo để xây dựng điểm ranh giới cho mẫu chuẩn

ở Việt Nam

9 Đạo đức nghiên cứu

- Những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện tham gia sau khi được biết đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu

- Những thông tin thu được từ những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn được bảo mật

- Phân tích số liệu trung thực dựa trên số liệu thu được trên thực tế

10 Cấu trúc luận văn

Trang 20

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận: trình bày những vấn đề lý luận trong nghiên cứu về công cụ sàng lọc

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu: trình bày về công cụ nghiên cứu, phương pháp và tổ chức nghiên cứu

Chương 3 : Kết quả nghiên cứu: Trình bày những kết quả nghiên cứu đạt được

Trang 21

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá

và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trên thế giới

Trên thế giới từ nửa sau thế kỷ 20 đã bắt đầu xuất hiện những lý thuyết đầu tiên về độ hiệu lực

Cronbach (1971) đã mô tả độ hiệu lực là một quá trình mà người xây dựng công cụ đo hoặc người sử dụng công cụ đo thu thập bằng chứng để từ

đó rút ra kết luận từ điểm số thu được Ông cho rằng để lên kế hoạch cho một nghiên cứu về độ hiệu lực thì suy luận muốn chứng minh cần phải được xác định rõ ràng Sau đó một nghiên cứu thực nghiệm được thiết kế để thu thập chứng cứ thực sự hữu ích từ điểm số thu được cho kết luận đó [42]

Carmines và Zeller (1979) định nghĩa độ hiệu lực là mức độ mà một công cụ đo được những gì nó định đo lường Quan điểm truyền thống đó đã được thảo luận bởi nhiều tác giả, và độ hiệu lực được chia thành ba dạng cơ bản: (a) độ hiệu lực nội dung; (b) độ hiệu lực tiêu chí liên quan; (c) độ hiệu lực cấu trúc

Carmines và Zeller (1979) lưu ý rằng độ hiệu lực tiêu chí liên quan được

sử dụng khi mục đích của công cụ là đánh giá một hành vi bên ngoài với chính công cụ đo lường đó Mức độ tương ứng giữa công cụ và tiêu chí được chỉ định bởi mức độ tương quan của chúng [42]

Độ hiệu lực tiêu chí liên quan khác biệt với độ hiệu lực đồng thời – mức

độ công cụ tương quan với một thang đo tại cùng một thời điểm đánh giá và

độ hiệu lực dự đoán - mức độ công cụ có thể dự báo được trong tương lai Haynes, Richard và Kubany (1995) đã định nghĩa độ hiệu lực nội dung

là mức độ mà mỗi phần của công cụ, bao gồm cả phần hướng dẫn, các câu hỏi

Trang 22

có trong công cụ và định dạng của công cụ, có liên quan và đại diện cho cấu trúc của công cụ đo

Độ hiệu lực nội dung có nguồn gốc từ cả những điều tra định lượng và định tính qua mẫu dân số và cả mẫu chuyên biệt, xác định tỷ lệ đại diện cho các mục, và báo cáo nên kết quả của độ hiệu lực nội dung khi công bố một công cụ đánh giá mới [42]

Lý thuyết của Messick về độ hiệu lực cấu trúc

Samuel Messick (1989,1995) đề xuất một khái niệm thay thế cách tiếp cận truyền thống, những khái niệm nhiều tầng về độ hiệu lực đã được trình bày ở trên Ông cho rằng các cách tiếp cận truyền thống về độ hiệu lực là chưa đầy đủ Thay vào đó, ông đề xuất một mô hình tích hợp của độ hiệu lực cấu trúc mà trong đó xem xét đến nội dung, các tiêu chí và kết quả của công

cụ cùng với nhau

Messick quan niệm độ hiệu lực là tính thích hợp/ sự tiện ích, các giá trị có ý nghĩa và các kết quả mang tính xã hội như là một tổng thể, hợp thành dựa trên bằng chứng và tỷ lệ dựa trên mô hình của sự giải thích về điểm số [28]

Messick (1995) giới thiệu các “khía cạnh” của độ hiệu lực cấu trúc như sau:

(1) Khía cạnh nội dung: các khía cạnh của độ hiệu lực cấu trúc đánh giá

độ trung thực của cấu trúc tính điểm cho công cụ Lý thuyết của việc xây dựng cấu trúc nên hướng dẫn các lý do đằng sau việc lựa chọn các mục câu hỏi của công cụ cũng như tiêu chí tính điểm dựa trên cấu trúc của công cụ (2) Khía cạnh khái quát: khả năng khái quát của độ hiệu lực cấu trúc kiểm định mức độ khái quát của điểm số và giải thích chung cho các nhóm mẫu, lên chương trình và mục tiêu Khía cạnh này đi đến việc thiết lập ranh giới của ý nghĩa của điểm số Nó bảo đảm rằng việc giải thích điểm số là không giới hạn chỉ với nhóm mẫu với các mục câu hỏi hay nhiệm vụ, và thay

Trang 23

vào đó là khái quát cấu trúc như một tổng thể Một số vấn đề của khái quát hóa liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của công cụ trong đó ý nghĩa của điểm

số có thể bị giới hạn bởi thời gian, tình huống hoặc bởi người đánh giá/người quan sát

(3) Khía cạnh bên ngoài: các khía cạnh bên ngoài liên quan đến bằng chứng hội tụ và phân biệt từ những so sánh đa điểm/ đa phương pháp dọc theo tiêu chí phù hợp và những phương pháp được áp dụng Ý nghĩa của điểm số được xác minh bằng cách đánh giá mức độ mà các mối quan hệ thực nghiệm với các thang đo khác có phù hợp với ý nghĩa đó không

(4) Khía cạnh kết quả: khía cạnh này thẩm định những ý nghĩa có giá trị của điểm số giải thích theo đánh giá về những kết quả mong muốn hoặc không mong muốn trong quá trình sử dụng công cụ Khía cạnh này cần được xem xét cả ngắn hạn và dài hạn, có nghĩa là bất kỳ tác động có hại nào của công cụ không nên bị gây ra bởi sự thiếu tính đại diện của cấu trúc trong việc lựa chọn các mục câu hỏi hoặc sự không liên quan đến tính cấu trúc

Messick thấy rằng độ hiệu lực như là một quá trình dài hạn dựa trên tính khoa học cũng như phương pháp hợp lý Cần phải làm rõ việc xác định các câu hỏi như thế nào để đảm bảo tính giá trị Những bằng chứng về độ hiệu lực cấu trúc cũng cần phải được dựa vào nhiều nguồn cung cấp thông tin Ngoài

ra những mục đích hiển nhiên có liên quan đến công cụ cần thiết phải được trình bày bởi những nhà phát triển công cụ để cho những người sử dụng công

cụ đó quản lý và sử dụng nó một cách thích hợp, từ đó giảm thiểu được những hậu quả ngoài ý muốn [28]

Những quan điểm và những học thuyết về độ hiệu lực hiện nay vẫn còn đang gây tranh cãi bởi các nhà khoa học, nhưng nhìn chung xu hướng đều đi đến thống nhất về định nghĩa cũng như phân biệt các dạng độ hiệu lực như sau theo Linda & James (2006):

Trang 24

“Độ hiệu lực của một thang đo là xem xét khả năng công cụ có đo được chính xác cái cần đo hay không” [41]

các dạng sau:

- Độ hiệu lực nội dung (content validity): Độ hiệu lực nội dung trả lời

cho câu hỏi: “Nội dung của thang đo có phù hợp để đo đặc tính cụ thể mà thang đo được thiết kế ra hay không?” Hay nói các khác, từng mục (item) của trắc nghiệm có nội dung phù hợp với cái cần đo hay không, có liên quan đến một thành phần cụ thể của cái cần đo hay không [41]

- Độ hiệu lực tiêu chí liên quan (Ctiterion-related validity): đánh giá

xem liệu một thang đo có phản ánh được một tập hợp các khả năng hay không Độ hiệu lực tiêu chí liên quan được chia thành hai nhóm nhỏ:

Độ hiệu lực đồng thời (concurrent validity): đánh giá một thang đo với một thang đo chuẩn và mối tương quan cao chỉ ra rằng thang đo đó có độ hiệu lực tiêu chí mạnh

Độ hiệu lực dự báo (predictive validity): xem xét vấn đề liệu thang đo

có khả năng dự báo hay không Nó liên quan đến việc thử nghiên trên một nhóm đối tượng với một cấu trúc nhất định sau đó so sánh chúng với kết quả thu được tại một số điểm trong tương lai Ví dụ xem xét điểm số của một thang đo có dự báo mức độ bệnh lý của một nhóm trẻ em hay không [41]

- Độ hiệu lực cấu trúc (construct validity): xác định khả năng của thang

đo có thể đánh giá đúng loại như nó được thiết kế Ví dụ một thang đo được thiết kế để đo trầm cảm thì chỉ đo được đúng trầm cảm, không có liên quan đến các ý tưởng khác như lo âu hay căng thẳng Độ hiệu lực cấu trúc được chia làm hai loại:

Độ hiệu lực hội tụ (convergent validity): đo đạc khả năng cấu trúc của thang đo được mong đợi là có liên quan với một thang đo khác, và trên thực tế

là có liên quan

Trang 25

Độ hiệu lực phân biệt (discriminant validity): đo đạc khả năng cấu trúc của thang đo có thể phân tách được rõ ràng giá trị của hai nhóm đối tượng không có liên quan hoặc là có sự khác biệt (hay còn gọi là độ hiệu lực khác biệt (divergent validity) [41]

- Độ hiệu lực bề mặt (face validity): xem xét khả năng các vấn đề

trong nghiên cứu được trình bày “về bề mặt” là có thể đo được cái cần đo, cho dù không biết chính xác công cụ đó có thực sự đo được cái cần đo hay không [41]

Tóm lại, độ hiệu lực có nhiều dạng được phân biệt rất khác nhau Trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu tập trung vào độ hiệu lực đồng thời (concurrent validity) và độ hiệu lực phân biệt (discriminant validity) của Bảng Kiểm hành vi trẻ em phiên bản Việt Nam

1.1.2 Những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới

Cùng với sự phát triển và xây dựng những thang đo sàng lọc và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và công

bố những công trình nghiên cứu công phu về các thang đo có giá trị dựa trên thực chứng đồng thời cũng chứng minh được thuộc tính tâm trắc của thang đo

đó bao gồm độ tin cậy và độ hiệu lực

Những nghiên cứu tập trung vào xác minh độ hiệu lực đồng thời và độ hiệu lực cấu trúc của các thang đo phải kể đến Ellen Horsch (1999) nghiên cứu độ hiệu lực đồng thời của thang đánh giá lâm sàng dành cho trẻ vị thành niên Millon (MACI) ở Mỹ so sánh với thang đo CBCL phiên bản tiếng Anh cho kết quả có độ hiệu lực cao [30] Một nghiên cứu khác của Bernard Bonner (2004) đã nghiên cứu về độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đánh giá

tư vấn và bạn bè cho trẻ vị thành niên (AMPI) tại Mỹ cũng sử dụng CBCL là công cụ để so sánh và đối chiếu về độ hiệu lực Kết quả thu được là thang đo AMPI có độ tin cậy và độ hiệu lực cao trong cả nhóm cộng đồng và lâm sàng

Trang 26

[24] Nghiên cứu đánh giá độ hiệu lực đồng thời, tính thống nhất bên trong và

độ ổn định của thang đo Thang đánh giá các vấn đề cơ thể trẻ em (CSI-24) được tác giả Lynn Walker và cộng sự (2009) nghiên cứu độ hiệu lực và độ tin cậy tại Mỹ so sánh với thang đo CBCL phiên bản tiếng Anh cho kết quả là thang CSI-24 có độ tin cậy và độ hiệu lực cao [43] Stephanie Kovacs (2011) nghiên cứu độ hiệu lực tiêu chí và độ hiệu lực phân biệt của Thang đo điểm mạnh và khó khăn (SDQ) trên nhóm bệnh nhân tại Mỹ cũng sử dụng thang CBCL để đối chiếu như là một công cụ đã được chứng minh về độ tin cậy và độ hiệu lực [54] Một nghiên cứu khác được Masahide Usami và cộng sự (2013) thực hiện ở Nhật tiến hành để chứng minh độ hiệu lực và độ tin cậy của Bảng hỏi những khó khăn của trẻ em (QDC) cũng so sánh với CBCL [44], v.v…

Tuy nhiên nhắc đến các nghiên cứu về độ hiệu lực, không thể không nhắc đến những nghiên cứu về hệ thống các thang đánh giá dựa trên thực chứng ASEBA của Achenbach gồm CBCL, YSR và TRF và thang đo điểm mạnh và khó khăn SDQ

Các thang đo trong hệ thống của Achenbach đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới nên việc kiểm tra độ hiệu lực cũng như độ tin cậy của CBCL trong những phiên bản tiếng nước ngoài là rất cần thiết Ở các nước Châu Âu, phải kể đến những nghiên cứu ở Đức [40, 52], Hà Lan [27, 57], Đan Mạch [26], Nga [31], Phần Lan [37], Iceland [36], Anh [34], v.v… Ở các nước Châu Á phải kể đến những nghiên cứu ở Singapore [49], Hồng Kông [41], Banglasdesh [47], Nhật Bản [44], Pakistan [32], v.v… Những nghiên cứu này đều chỉ ra độ hiệu lực và độ tin cậy cao của các phiên bản ASEBA tiếng nước ngoài so với phiên bản gốc [38]

Ngoài ra có một số nghiên cứu độ hiệu lực mang tính dự báo khi xem xét khả năng một thang đo có thể xác định được những trường hợp có bệnh sau

đó nhờ những công cụ sàng lọc mang tính chẩn đoán Đó là những nghiên cứu như của Cristiane Duarte và cộng sự ( 2003) khi nghiên cứu độ hiệu lực của

Trang 27

CBCL trong việc xác định trẻ em có tự kỷ và các yếu tố liên quan ở Brazil [29] Một nghiên cứu khác tại Mỹ của Joseph Biederman và cộng sự (1995) đánh giá độ hiệu lực của CBCL so sánh với bảng phỏng vấn cấu trúc các vấn

đề sinh học để dự đoán trẻ có vấn đề tăng động giảm chú ý ADHD [39]

1.1.3 Những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT ở Việt Nam

Tại Việt Nam, khi các công cụ đánh giá và chẩn đoán các vấn đề sức khỏe tâm thần được chuẩn hóa còn khá hiếm hoi thì việc nghiên cứu về độ hiệu lực của một thang đo, công cụ còn nhiều hạn chế Người nghiên cứu ghi nhận một nghiên cứu về độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần (DRQ20) tại khu vực nông thôn Bắc Bộ của Việt Nam của nhóm tác giả Trần Tuấn và cộng sự nghiên cứu năm 2006 trong khuôn khổ một dự án về chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng của Tổ chức

Y tế thế giới Nghiên cứu này được thực hiện trên 66 phụ nữ nông thôn ở tỉnh Hưng Yên, đại diện cho khu vực nông thôn Bắc Bộ Việt Nam, được chia thành 2 nhóm lâm sàng và nhóm đối chứng Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ công cụ có độ tin cậy và độ hiệu lực cao trong sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần [14] Ngoài ra, Trần Tuấn (2006) cũng nghiên cứu đánh giá độ nhạy

và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SDQ25 trên một nhóm đối tượng trẻ em Việt Nam từ 4 đến 16 tuổi và kết quả cho thấy SDQ25 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong sàng lọc và đánh giá các vấn đề SKTT [13]

Điều này chứng tỏ, những nghiên cứu về độ hiệu lực của các thang đo tại Việt Nam còn rất ít, khó đáp ứng nhu cầu sử dụng các thang đo làm công cụ sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần nhất là với đối tượng trẻ

Trang 28

1.2.1.1 Khái niệm đo lường (Measurement)

Theo Hoàng Phê – Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1998,

thuật ngữ “Đo lường” được định nghĩa “là xác định độ lớn của một đại lượng

bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị” [9]

Đo lường trong tiếng Anh (Measurement) là một khái niệm chuyên dùng

để chỉ sự so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả về mặt định lượng Nói cách khác, đo lường là một cách lượng giá với mục đích gán con số hoặc thứ bậc cho đối tượng đo (nghiên cứu) theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó [3]

Các loại thang trong đo lường

Theo Nguyễn Công Khanh (2004) có các loại thang trong đo lường như sau:

- Thang định danh (nominal scale): là kiểu đo lường đánh giá sự vật, hiện tượng hay đặc tính theo tên gọi (định danh), theo giới tính, vùng miền, nhóm tuổi… Thang đo này là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về đặc tính và sự khác biệt của các đối tượng đo

- Thang định hạng (ordinal scale) là kiểu đo lường đánh giá sự vật, hiện tượng hay đặc tính theo thứ bậc hay trật tự của chúng Thang đo định hạng cũng là phép đo khái quát không nhằm cung cấp thông tin cụ thể, chính xác

về đặc tính và mức độ khác biệt giữa các đối tượng mà chỉ nhằm chỉ ra vị trí, mối tương quan thứ bậc của các đối tượng đo

- Thang định khoảng (interval scale): là kiểu đánh giá, phân loại các sự vật, hiện tượng hay đặc tính của chúng theo những đơn vị phân loại bằng nhau ở bất kỳ khoảng nào trên thang đo Tùy từng đối tượng mà sự khác biệt giữa các khoảng đo là khác nhau

- Thang định tỷ lệ (Ratio scale): là loại thang đo được sử dụng khi cần phân loại các sự bật hiện tượng hay đặc tính với thang đo khoảng mà thang đo

có điểm không thực sự đúng trên thực tế Thang đo này thường được sử dụng

Trang 29

để đánh giá các vấn đề mang tính định tính như nhận thức, thái độ, năng lực, hành vi của một đối tượng [3]

Đo lường trong tâm lý học (Psychological Measurement)

Theo Trần trọng Thủy (1992), trong tâm lý học, người ta sử dụng đo lường để đánh giá các vấn đề khó có thể cân đong đo đếm được như hành vi, cảm xúc, nhận thức, thái độ… Đo lường trong tâm lý học được cụ thể hóa ra bằng các trắc nghiệm tâm lý hay còn gọi là các công cụ đo lường tâm lý [10] Theo Trần Khánh Đức, trắc nghiệm là một phép thử (kiểm tra) để nhận dạng, xác định, thu nhận những thông tin phản hồi về những khả năng, thuộc tính, đặc tính, tính chất của một sự vật hay hiện tượng nào đó Ví dụ trắc nghiệm đo chỉ số thông minh (IQ), trắc nghiệm đo thị lực mắt, trắc nghiệm đánh giá tính cách v.v [1]

Trắc nghiệm thường có những dạng thức sau theo Trần Khánh Đức [1]:

- Trắc nghiệm thành quả (Achievement): để đo lường kết quả, giá trị của vấn đề cần đánh giá

- Trắc nghiệm năng khiếu hoặc năng lực (Aptitude): để đo lường khả năng và dự báo tương lai

1.2.1.2 Trắc nghiệm tâm lý (Psychological test)

Theo Thorndike & Haghen, trắc nghiệm tâm lý “là một thử nghiệm áp

dụng cho mọi đối tượng được kiểm tra, có trách nhiệm thực hiện một công việc giống nhau với một kỹ thuật đã được ấn định để sự nhận xét của họ có thể thành công hay thất bại, hay để đạt được kết quả với những ký hiệu về số” [12]

Trong khuôn khổ đề tài này, trắc nghiệm tâm lý được hiểu là một hệ thống biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được qui định về nội dung và cách làm nhằm đánh giá khả năng ứng xử và kết quả hoạt động của một người hay một nhóm người, cung cấp một chỉ báo về tâm lý (trí lực, cảm xúc, năng lực, nét nhân cách .) trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được tiêu

Trang 30

chuẩn hóa hoặc với một hệ thống phân loại trên những nhóm người khác nhau về phương diện xã hội

Một trắc nghiệm tâm lý cần có những tiêu chuẩn sau [12]

- Tính khách quan, không tùy thuộc vào cảm tính chủ quan của người sử dụng trắc nghiệm

- Tính sai biệt, tách rõ những đặc tính khác nhau

- Tính ứng nghiệm, thực sự đánh giá được đặc điểm cần khảo sát

- Tính thuận tiện, dễ áp dụng

Trắc nghiệm tâm lý được xem như một chỉ báo, có giá trị trong một thời điểm Giá trị của nó nên được đối chiếu với nhiều dữ kiện khác nhau trước khi kết luận về đặc tính của đối tượng

Trắc nghiệm tâm lý được xem là một phương pháp đơn giản và tiện lợi trong việc mô tả đặc điểm tâm lý, nhưng điều đó bó buộc người sử dụng phải chấp nhận các định nghĩa và đánh giá bao hàm trong đó Đây là ưu và cũng là khuyết điểm của trắc nghiệm tâm lý, vì nó không thể nào phát hiện được những dấu hiệu và triệu chứng mà trực quan của nhà tâm lý hay người chẩn đoán có thể phát hiện [10]

Các nguyên tắc sử dụng trắc nghiệm tâm lý

Theo Thorndike, các nguyên tắc sử dụng trắc nghiệm tâm lý là:

- Đối tượng có thể có nhiều kết quả chênh lệch nhau khi sử dụng trắc nghiệm này hay trắc nghiệm khác vì thế trong cùng một loại trắc nghiệm (về trí tuệ hay nhân cách) cũng cần phải áp dụng nhiều loại khác nhau để chọn ra những kết quả cao nhất hay tương đồng

- Thái độ của người sử dụng trắc nghiệm thường có những ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, sự nóng vội hay thanh thản dù ý thức hay không ý thức đều gây ảnh hưởng Nếu người sử dụng trắc nghiệm nghĩ tốt về đối tượng thường sẽ cho điểm rộng rãi hơn, do đó khi làm cũng như khi tính toán kết

Trang 31

quả của trắc nghiệm cần thiết phải có một sự ổn định tâm lý và đánh giá một cách vô tư

- Những sự mong muốn hay lo sợ của đối tượng cũng có những ảnh hưởng lên kết quả, vì thế trước khi tiến hành, đối tượng phải được sự chuẩn bị

và cắt nghĩa một cách đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động này [12]

1.2.2 Nhu cầu sử dụng các thang đo trong đánh giá và chẩn đoán các vấn

đề SKTT

Một trong những vấn đề trong các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần là làm sao xác định được một hay một nhóm đối tượng là có vấn đề hay không có vấn đề, bởi vì các khái niệm hay định nghĩa đều mang tính chất định tính [11]

Khi Bảng Phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10 và Cẩm nang chẩn đoán quốc tế tổng hợp Hoa Kỳ DSM-IV ra đời vài thập kỷ trước, những mẫu bảng hỏi điều tra dựa trên cấu trúc của các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh bắt đầu được phát triển và đưa vào sử dụng Tuy nhiên vấn đề gặp phải tại thời kỳ đó là bị hạn chế bởi những nghiên cứu mang tính định lượng, kiểm nghiệm những kết quả thu được mặc dù nó hoàn toàn dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán được quốc tế thừa nhận [15]

Phương pháp tiếp cận dựa trên thực chứng được Achenbach xây dựng và phát triển đã khắc phục được những hạn chế trên Ưu điểm của những thang

đo này là (a) xây dựng phù hợp với từng đặc điểm tâm lý của từng lứa tuổi, đặc biệt là với trẻ em; (b) thông tin thu được từ nhiều nguồn cung cấp có thể cung cấp cái nhìn toàn diện về đối tượng cần đánh giá; (c) những thang đo này được hiệu chỉnh dựa trên những số liệu từ những nghiên cứu thực tế, mà đặc biệt là phản ánh được sự đa dạng về văn hóa trong chẩn đoán [16]

Hai hệ thống đánh giá đã được chứng minh là đáng tin cậy và có độ hiệu lực, đều được xây dựng dựa trên bằng chứng thực nghiệm là bộ công cụ

Trang 32

ASEBA của Thomas Achenbach (1966) và Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn SDQ của Goodman và cộng sự (2000) [34]

1.3 Đặc điểm tâm trắc của một thang đo (psychometric)

Đặc điểm tâm trắc của một thang đo bao gồm rất nhiều yếu tố cấu tạo nên, tuy nhiên trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng bốn đặc điểm cơ bản nhất cấu thành đặc điểm tâm trắc của một thang đo như sau:

1.3.1 Độ tin cậy (Reliability)

Thorndike (2006) cho rằng độ tin cậy được sử dụng để nói về sự chính xác (precision) của việc đo đạc Chúng liên quan đến việc đo cái gì và đã đo như thế nào, thông tin đem lại có đúng mục đích đo đạc đã nêu ra không Nói đơn giản, độ tin cậy chỉ cho ta biết khoảng cách, sai số hay sai lệch giữa kết quả với mục đích đo đạc nêu ra Độ tin cậy của một công cụ đo chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ bài trắc nghiệm Do đó cần phải loại bỏ những yếu tố làm ảnh hưởng đến độ tin cậy cũng như cần quan sát, giám sát quá trình đo lường để tăng thêm độ tin cậy của cả quá trình đo lường, đánh giá [12]

Độ tin cậy phụ thuộc vào sai số của đo đạc Càng hạn chế được sai số thì càng làm tăng độ tin cậy Sai số này có thể do khách thể nghiên cứu, do sử dụng sai cách đo của công cụ, do bản thân công cụ đo hay do quá trình quản

lý, kiểm tra, đánh giá Cần tìm cách biết được sai số này để làm tăng giá trị của thông tin thu được qua công cụ đo lường [12]

Khi đánh giá độ tin cậy, kết quả thu được giao động từ 0 đến 1 Độ tin cậy từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được [12]

1.3.2 Độ hiệu lực (Validity)

Thorndike cho rằng độ hiệu lực nói lên các phương pháp và dụng cụ đo đạc cho phép thu được những thông tin cần phải có, đo được cái định đo, tức

là mức độ đạt được mục đích đó Việc đo chỉ có giá trị khi ta biết rõ ta đang

đo lường cái gì, ở nhóm người nào Phép đo bằng bài trắc nghiệm đạt được

Trang 33

mục đích đo lường là phép đo có độ hiệu lực Độ hiệu lực của bài trắc nghiệm

là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm [12]

Mặc dầu có hơn 35 dạng có thể được sử dụng để bao hàm các dạng của

độ hiệu lực (Brown, 1980), nhưng các tác giả hầu như đều thống nhất cho rằng có ba dạng của độ hiệu lực được sử dụng rộng rãi, đó là: (a) độ hiệu lực nội dung (content validity), (b) độ hiệu lực tiêu chí liên quan (criterion - related validity), (c) độ hiệu lực cấu trúc (construct validity) Các dạng độ hiệu lực thể hiện những cách tiếp cận khác nhau đến việc hiểu đúng đắn kết quả về mặt điểm số của trắc nghiệm cũng như ý nghĩa của những điểm số này

để hiệu lực hóa kết luận và suy đoán về kết quả này [12]

Các phương pháp đánh giá độ hiệu lực

Phương pháp phân tích nhân tố

Theo Trần Trọng Thủy (1992), từ nhiều thập kỷ gần đây, phương pháp

phân tích nhân tố ngày càng được sử dụng nhiều với tư cách là một phương

tiện để xác định tính đồng nhất cũng như thuộc tính, cấu trúc của thang đo Phương pháp này cho phép xác định mức độ bão hòa của thang đo về các nhân tố thuộc tính khác nhau, trước hết là các nhân tố mà người phát triển thang đo hướng vào chúng khi thiết kế thang đo, cũng như cho phép xác định trọng lượng của từng nhân tố một

Theo ông, sự phân tích nhân tố có một ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc thiết kế các thang đo trí tuệ Trong lĩnh vực này, nhờ phân tích nhân tố mà các tác giả thấy được rõ ràng cấu trúc của trí tuệ phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với điều mà nhà đo lường tâm lý người Anh Spearman – người đầu tiên đề ra phương pháp phân tích trí tuệ - nêu ra lúc đương thời Lý thuyết một nhân tố của ông, phải nhường chỗ cho thuyết nhiều nhân tố Nhờ những công trình

Trang 34

của J.P.Guilford và cộng sự, con số những nhân tố được vạch ra của trí tuệ đã tăng lên đến 120, nhưng chưa phải là giới hạn [10]

Theo Nguyễn Công Khanh (2004), phép phân tích nhân tố thường được

sử dụng để xác định tính đồng nhất của các mục trong cùng một miền đo cũng như xác định được cấu trúc của thang đo Một thang đo có hiệu lực là thang

đo mà các mục của nó có tính đồng nhất (tương quan với nhân tố ≥ 0.30)

Đây là phương pháp phổ biến nhất nên đôi khi được gọi là “độ hiệu lực yếu

tố” [3]

Phương pháp phân tích tương quan

Độ hiệu lực của thang đo cũng được đánh giá bằng cách phân tích tương quan của thang đo với các thang đo tương tự khác có cùng nội dung Thang

đo có độ hiệu lực cao là thang đo có tương quan dương với các thang đo tương tự nó và không tương quan với những thang đo có sự khác biệt (không tương tự) về nội dung [3]

Phương pháp phân tích giá trị

Còn một phương pháp khác nữa mà các nghiên cứu trên thế giới có xu hướng sử dụng thường xuyên để đánh giá độ hiệu lực của một thang đo Đó là phương pháp phân tích khả năng thang đo có thể phân biệt được những giá trị khác nhau trong một tập hợp các nhóm giá trị không cùng loại [12] Đây là phương pháp mới nhưng khá là có hiệu quả đặc biệt trong việc đánh giá độ hiệu lực bên trong của các thang đo

Trong khuôn khổ đề tài này, người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan của thang đo CBCL với một thang đo khác có cùng nội dung là SDQ để đánh giá độ hiệu lực đồng thời, và tìm sự khác biệt giữa điểm trung bình của thang đo CBCL trên nhóm bệnh nhân với điểm trung bình của nhóm mẫu chuẩn để đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo Điều này phù hợp với một số nghiên cứu về độ hiệu lực trên thế giới như nghiên cứu

Trang 35

của Ellen (1999) [30], của Micheal (1999) [46], Bernard (2004) [24] hay của Stephanie (2004) [55] v.v…

1.3.3 Độ nhạy (Sensitivity) và độ đặc hiệu (Specificity)

Theo Tom Fawcett (2005), độ nhạy của một thang đo là tỷ lệ mà thang đo cho ra kết quả có vấn đề trên tổng số những người được chẩn đoán có bệnh [56]

Độ nhạy bằng “1” được hiểu là toàn bộ những người tham gia đo lường

đều được chẩn đoán là có bệnh

Trong nghiên cứu các thang đo trong sàng lọc và chẩn đoán các vấn đề SKTT,

độ nhạy từ 0,8 đến 1 được cho là thang đo có độ nhạy cao Tỷ lệ từ 0,6 trở xuống là thang đo có độ nhạy thấp [56]

Cũng theo Tom Fawcett (2005), độ đặc hiệu của một thang đo là tỷ lệ

thang đo cho ra kết quả không có vấn đề trên tổng số những người được chẩn đoán là không có bệnh [56]

Độ đặc hiệu cao khi tỷ lệ thang đo cho ra kết quả không có vấn đề trên tổng số những người thực sự không có bệnh từ 0,8 đến 1

Độ đặc hiệu thấp khi tỷ lệ này dưới 0,6 [56]

Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu

Để đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của một thang đo, các nghiên cứu

gần đây trên thế giới sử dụng đường biểu diễn ROC (Receiver operating

characteristics) và chỉ số AUC – khoảng diện tích dưới đường biểu diễn ROC

(Area under the curve) để phân tích

Theo Tom Fawcett (2005), ROC là một biểu đồ kỹ thuật được sử dụng

để phân tích hành vi của các hệ thống chẩn đoán Người đầu tiên chứng minh giá trị của đồ thị ROC trong đánh giá và so sánh các thuật toán là Spackman (1989) Ngày nay, ROC là một thuật toán thường được ứng dụng trong chẩn

Trang 36

đoán và tiên lượng y khoa rất thành công, đồng thời cũng để đánh giá độ nhạy

và độ đặc hiệu của một công cụ chẩn đoán [56]

Trong biểu đồ ROC, bằng cách kết nối các điểm trên biểu đồ, ta sẽ có AUC - khoảng diện tích dưới đường biểu diễn ROC (Area under the curve) Nếu AUC bằng 0,5 (diện tích bằng 0) nghĩa là các phương pháp xét nghiệm

vô giá trị, tức là công cụ chẩn đoán đó có thể chẩn đoán được 50% người có bệnh và 50% người bệnh sẽ không chẩn đoán được Và theo quy ước, AUC

có giá trị từ 0,8 trở lên được xem là tốt hay rất tốt; từ 0,65 đến dưới 0,8 được xem là mức trung bình và AUC có giá trị dưới 0,6 được xem là không tốt và không thể áp dụng được trong lâm sàng [56]

1.4 Hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng Achenbach (ASEBA)

1.4.1 Giới thiệu chung về ASEBA

Hệ thống đánh giá dựa trên thực chứng ASEBA của Achenbach được ông và cộng sự lần đầu tiên đặt nền móng xây dựng từ năm 1965 và được ngày càng được nghiên cứu thực nghiệm và phát triển để trở thành một bộ công cụ đánh giá dựa trên thực chứng có hiệu quả nhất Bộ công cụ ASEBA đánh giá toàn diện về sự đáp ứng các chức năng, và các vấn đề về hành vi, cảm xúc và xã hội từ độ tuổi 1,5 đến 90 Hệ thống công cụ ASEBA được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sức khỏe tâm thần, trong trường học, trong đánh giá dịch vụ cho trẻ em và gia đình đa văn hóa, trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đào tạo và trong các nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến bộ công cụ đánh giá cảm xúc và hành

vi cho trẻ trong độ tuổi đến trường từ 6-18 tuổi [59]

Mẫu đánh giá dành cho lứa tuổi học đường được phát triển nhằm ghi lại những vấn đề cụ thể cũng như các hội chứng kết hợp với những vấn đề này Achenbach đã sử dụng nhiều quy trình phân tích thống kê để xác định những hội chứng kết hợp này ở trẻ Từ gốc la tinh của từ “hội chứng” có nghĩa là

Trang 37

hoạt động cùng nhau Mặc dù “hội chứng” cũng thường được xem như một bệnh nhưng ý nghĩa chung nhất là “một tập hợp các biểu hiện xảy ra cùng nhau” [17] Một vài hội chứng của CBCL được định hình phần lớn bởi các yếu tố sinh học và thực thể khác trong khi những hội chứng khác được định hình nhiều hơn bởi các yếu tố căng thẳng từ môi trường, học tập và trải nghiệm Tuy vậy, phần lớn các hội chứng được định hình bởi nhiều yếu tố

Để xác định các hội chứng, Achenbach tập hợp thông tin từ những người sử dụng thang đo để đánh giá những khuôn mẫu vấn đề xảy ra với con cái họ, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và những yếu tố bảo vệ, thông tin về các loại can thiệp có hiệu quả và kết quả của mỗi một khuôn mẫu vấn đề hành vi hoặc cảm xúc

Phân tích nhân tố điểm số từng câu là một phương pháp nhằm xác định những khuôn mẫu các câu cùng xuất hiện với nhau Trong quá trình phân tích nhân tố các câu trong bảng hỏi lứa tuổi học đường, Achenbach tính sự tương quan giữa điểm số của từng câu với các câu còn lại trước tiên và tiếp tục như vậy cho đến từng câu của bảng hỏi Quá trình này sẽ tạo ra một bảng ma trận các mối tương quan trong đó mỗi một tương quan sẽ phản ánh mức độ liên hệ giữa mức độ điểm số đạt được ở trẻ trong nhóm mẫu ở từng cặp câu hỏi

Mối tương quan mạnh nhất về mặt lý thuyết giữa hai câu sẽ là “+1” (dương một) Nếu mối tương quan giữa hai câu bằng “0” có nghĩa là không

có bất kỳ sự liên hệ nào giữa điểm số của hai câu này Một mối tương quan bằng 0.5 giữa hai câu có nghĩa là có một mối liên hệ ở mức trung bình giữa hai câu và có nghĩa là những trẻ báo cáo điểm cao ở câu 1 có xu hướng báo cáo điểm cao ở câu 2 nhưng không phải là luôn như vậy

Tuy nhiên, số lượng các mối liên hệ giữa toàn bộ các câu về vấn đề hành

vi và cảm xúc trong thang CBCL là khá lớn nên không thể xác định một cách trực tiếp các khuôn mẫu cùng xuất hiện giữa các câu Để xác định các khuôn

Trang 38

mẫu câu xuất hiện cùng nhau, phương pháp phân tích nhân tố sẽ áp dụng các biểu thức toán học cho ma trận tương quan này Kết quả của phép tính sẽ bao gồm “các nhân tố” là một tập hợp các câu mà điểm số thường có xu hướng liên quan lớn với nhau Ví dụ như phân tích nhân tố cho thang CBCL cũng như phần lớn các thang khác của ASEBA thường xác định các tập hợp câu trong nhóm than phiền về cơ thể gồm các biểu hiện đau, buồn nôn, nôn…

“Chúng tôi thiết kế những tập hợp hành vi xuất hiện cùng nhau như vậy trở thành một “hội chứng” Và mỗi hội chứng bao gồm một tập hợp các biểu hiện có xu hướng xuất hiện cùng nhau”(Achenbach, 2001) [18]

Để xác định xem liệu một câu được chọn với tần suất quá ít để loại ra khỏi phép phân tích nhân tố hay không Achenbach xác định những câu hỏi về hành vi hoặc cảm xúc được chọn ít hơn 5% tính theo các nhóm tuổi và giới Mặc dù có một số câu khác trong CBCL cũng xuất hiện ít hơn 5% những vẫn được giữ lại trong phân tích nhân tố bởi vì chúng được lựa chọn ở mức độ gần 5% hoặc lớn hơn 5% ở các nhóm tuổi và giới ở hầu hết các mẫu bảng hỏi tương ứng

Dựa trên các nhân tố được tìm ra trong phân tích các mẫu trong bảng hỏi, CBCL được phân chia thành 8 tiểu thang gồm: Lo âu/Trầm cảm; Thu mình/Trầm cảm, Than phiền cơ thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề tư duy, Vấn đề chú ý, Hành vi phá luật và Hành vi xâm khích và 2 thang Hội chứng là thang Các vấn đề Hướng nội (gồm 3 tiểu thang: Trầm cảm/Lo âu, Trầm cảm/Thu mình và Than phiền cơ thể) và thang Các vấn đề Hướng ngoại (gồm 2 tiểu thang: Hành vi xâm khích và Hành vi phá luật) [17,18]

CBCL và YSR là hai thang đánh giá cơ bản của hệ thống đánh giá ASEBA Dựa trên kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực hành kể từ những năm 60 (Achenbach, 1965,1966), hệ thống đánh giá ASEBA đã thu thập được những thông tin về sự tương đồng và khác biệt trong chức năng sống của trẻ

Trang 39

trong những môi trường khác biệt và trong sự tương tác với những đối tượng khác Những dữ liệu này được đem ra so sánh để xác định sự giống và khác nhau trong cách mỗi người đánh giá về trẻ ở từng mệnh đề và từng tiểu thang

đo Điều này cho phép nhận ra những vấn đề có tính nhất quán trong việc đánh giá chức năng của trẻ khi thay đổi hoàn cảnh và đối tượng tương tác Những so sánh này cũng có thể giúp nhận thấy điều gì tạo nên sự khác biệt trong những tình huống và người tương tác với trẻ Kết quả của việc so sánh

có thể giúp xác định điểm mạnh và nhu cầu trợ giúp của trẻ [18]

1.4.2 Đặc điểm tâm trắc của CBCL

1.4.2.1 Độ tin cậy

Độ tin cậy của CBCL trong nghiên cứu của Achenbach (1983) được báo cáo ở mức cao với việc tiến hành phân tích nhân tố nội dung các câu hỏi trong từng hội chứng trong 8 nhóm hội chứng có độ tin cậy từ 0,8 trở lên Tương tự, phép phân tích nhân tố cũng được tiến hành chung cho toàn bộ các câu hỏi trong các tiểu thang thuộc các thang hội chứng các vấn đề hướng nội và thang hội chứng các vấn đề hướng ngoại Kết quả cho thấy độ tin cậy đạt giá trị rất cao từ 0,8 đến 0,9 [15]

1.4.2.2 Độ hiệu lực

Độ hiệu lực nội dung:

Theo tài liệu của Achenbach và Edelbrock (1981), trẻ em trong nhóm lâm sàng nhận được những điểm số cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.005) hơn so với nhóm trẻ tương đồng về nhân khẩu không có trong nhóm lâm sàng

ở 116 mục trên 118 mục vấn đề hành vi (theo phiên bản gốc CBCL/4-18) Hai

mục duy nhất có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê là mục 2 “Bị dị

ứng” và mục 4 “Bị hen suyễn” Ở tất cả 20 mục trong phần Năng lực xã hội

(Vấn đề Xã hội), trẻ ở nhóm lâm sàng nhận được điểm số thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.01), so với nhóm chứng [15]

Trang 40

Độ hiệu lực tiêu chí liên quan

Độ hiệu lực liên quan tiêu chí chỉ mức độ của sự kết hợp giữa thang đo chi tiết, như là một thang được cho điểm từ một công cụ của ASEBA, và một tiêu chí bên ngoài cho một đặc tính mà thang đó muốn đo Achenbach (1981)

đã đề cập đến việc tất cả các item của CBCL cho độ tuổi đến trường đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.01) giữa nhóm trẻ lâm sàng và nhóm trẻ bình thường Kết quả này cung cấp sự hướng dẫn cho tác dụng của điểm ranh giới lâm sàng cho nhiều mục đích khác [17]

Độ hiệu lực cấu trúc của những thang đo được đánh giá bằng nhiều cách, như là bằng chứng có sự kết hợp có ý nghĩa thống kê với các thang đo chẩn đoán của các công cụ khác và với tiêu chí của DSM; bởi sự mô phỏng đa văn hóa của những hội chứng của ASEBA; bởi những nghiên cứu về gen và sinh học, và bởi nhi khoa với những nghiên cứu có kết quả dài hạn [16]

1.4.2.3 Độ nhạy và độ đặc hiệu

Độ nhạy và độ đặc hiệu của CBCL cũng được chứng minh qua việc CBCL có khả năng cho ra các kết quả trẻ có vấn đề ở những trẻ sau này được các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần với một

tỷ lệ khá cao là 0,8 [16]

1.4.3 Sử dụng CBCL trong các nền văn hóa khác

Trong một vài thập kỷ gần đây, bộ công cụ ASEBA đặc biệt là CBCL

và YSR ngày càng được cho là những bộ công cụ được sử dụng nhiều nhất để sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên Mặc dù CBCL được phát triển tại Mỹ, nhưng những nghiên cứu về sự so sánh giữa điểm số trung bình của CBCL qua 31 nền văn hóa (Rescorla, 2007, Ivanova, 2007) đã cung cấp những bằng chứng về sự tương đồng ở hầu hết các nền văn

Ngày đăng: 16/03/2015, 18:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ngô Thanh Hồi &amp; cộng sự (2007), Nghiên cứu khảo sát dịch tễ phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành phố Hà Nội, Hội thảo Quốc tế “Can thiệp và phòng ngừa trên cơ sở khoa học các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em ở Việt Nam”, Hà Nội, 13,14/12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Can thiệp và phòng ngừa trên cơ sở khoa học các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em ở Việt Nam”
Tác giả: Ngô Thanh Hồi &amp; cộng sự
Năm: 2007
4. Đặng Bá Lãm &amp; Bahr Weiss (chủ biên) (2007), Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục, Tâm lý và Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam
Tác giả: Đặng Bá Lãm &amp; Bahr Weiss (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
5. Nguyễn Thị Mai (2013), “Thực trạng và tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em quận Hoàng Mai”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em quận Hoàng Mai”
Tác giả: Nguyễn Thị Mai
Năm: 2013
6. Đặng Hoàng Minh (chủ biên), Barh Weiss, Nguyễn Cao Minh (2013), Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ
Tác giả: Đặng Hoàng Minh (chủ biên), Barh Weiss, Nguyễn Cao Minh
Năm: 2013
7. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009), Thực trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 25, số 1S, tr. 106-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tác giả: Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú
Năm: 2009
8. Nguyễn Cao Minh (2012), “Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, tr.57-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần”
Tác giả: Nguyễn Cao Minh
Năm: 2012
11. Nguyễn Viết Thiêm (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng, Tài liệu đào tạo sau đại học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe tâm thần cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Viết Thiêm
Năm: 2002
12. Thorndike &amp; Haghen (2006), Đo lường và đánh giá trong tâm lý và giáo dục, Bản dịch của Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường và đánh giá trong tâm lý và giáo dục
Tác giả: Thorndike &amp; Haghen
Năm: 2006
13. Trần Tuấn (2006), “Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SDQ25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam”, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi SDQ25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam”
Tác giả: Trần Tuấn
Năm: 2006
14. Trần Tuấn, Trudy Harpham, Nguyễn Thu Hương (2006), “Đánh giá độ đúng và độ chính xác của Bảng hỏi sàng lọc tâm trí do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất (SRQ20) tại khu vực nông thôn Bắc Bộ của Việt Nam”, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 3/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá độ đúng và độ chính xác của Bảng hỏi sàng lọc tâm trí do Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất (SRQ20) tại khu vực nông thôn Bắc Bộ của Việt Nam”
Tác giả: Trần Tuấn, Trudy Harpham, Nguyễn Thu Hương
Năm: 2006
15. Achenbach TM &amp; Craig Edelbrock (1983), Manual for the Child Behavior Checklist and Revised Child Behavior Profile, Department of Psychiatry, University of Vermont, Burlington Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manual for the Child Behavior Checklist and Revised Child Behavior Profile
Tác giả: Achenbach TM &amp; Craig Edelbrock
Năm: 1983
16. Achenbach TM (1991), Manual for the child behavior checklist/4-18 and 1991 profile, University of Vermont, Department of Psychiatry, Burlington Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manual for the child behavior checklist/4-18 and 1991 profile
Tác giả: Achenbach TM
Năm: 1991
17. Achenbach, T.M. &amp; Rescorla, L.A. (2000), M”annual for the CBCL, School-Age Forms &amp; Profiles. Burlington, University of Vermont, Research Center for Children, Youth &amp; Families Sách, tạp chí
Tiêu đề: M”annual for the CBCL, School-Age Forms & Profiles
Tác giả: Achenbach, T.M. &amp; Rescorla, L.A
Năm: 2000
18. Achenbach TM &amp; Leslie A. Rescorla (2001), Manual for the ASEBA School-Age Forms &amp; Profiles, Burlington, VT: University of Vermont, Research Centre for Children, Youth &amp; Families Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manual for the ASEBA School-Age Forms & Profiles, Burlington
Tác giả: Achenbach TM &amp; Leslie A. Rescorla
Năm: 2001
19. Achenbach TM, Rescorla LA (2007), Multicultural supplement to the manual for the ASEBA school-age forms and profiles, University of Vermont, Research Centre for Chidlren, Youth, and Families, Burlington Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multicultural supplement to the manual for the ASEBA school-age forms and profiles
Tác giả: Achenbach TM, Rescorla LA
Năm: 2007
20. Achenbach TM, Becker A, Dopfner M, Heiervang E, Roessner V, Steinhausen H et al (2008), Multicultural assessment of child and adolescent psychopathology with ASEBA and SDQ instruments: research findings, applications, and future directions, Journal of Child Psychology and Psychiatry, (49), pp 251-275 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Child Psychology and Psychiatry
Tác giả: Achenbach TM, Becker A, Dopfner M, Heiervang E, Roessner V, Steinhausen H et al
Năm: 2008
21. Andreas Becker et al (2004), “Validation of the parent and teacher SDQ in a clinical sample”, European Chid &amp; Adolescent Psychiatry, (13) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Validation of the parent and teacher SDQ in a clinical sample”," European Chid & Adolescent Psychiatry
Tác giả: Andreas Becker et al
Năm: 2004
22. Andreas Becker (2007), “Strengths and Dificulties Questionaire (SDQ) Evaluations and application”, University of Gottingen. Germany Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Strengths and Dificulties Questionaire (SDQ) Evaluations and application”
Tác giả: Andreas Becker
Năm: 2007
23. Andreas Becker, Nicola Hagenberg, Veit Roessner, Wolfgang Woerner, Aribert Rothenberger (2004), Evaluation of the self-reported SDQ in a clinical setting: Do self-reports tell us more than ratings by adult informants?, European Child &amp; Adolescent Psychiatry, Vol 13, Issue 2, pp ii17-ii24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Child & Adolescent Psychiatry
Tác giả: Andreas Becker, Nicola Hagenberg, Veit Roessner, Wolfgang Woerner, Aribert Rothenberger
Năm: 2004
24. Bernard J. Bonner (2004), “Resilience: Reliability and Validity of the Adolescent Mentor and Peer Inventory”, A Dissertation submitted to The Temple University Graduate Board Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Resilience: Reliability and Validity of the Adolescent Mentor and Peer Inventory”
Tác giả: Bernard J. Bonner
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Phân bố khách thể nghiên cứu theo Địa điểm *Giới tính* Nhóm tuổi - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 2.1 Phân bố khách thể nghiên cứu theo Địa điểm *Giới tính* Nhóm tuổi (Trang 58)
Bảng 3.1: Giá trị trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.1 Giá trị trung bình của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân (Trang 64)
Bảng 3.3: Giá trị trung bình của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.3 Giá trị trung bình của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân (Trang 69)
Bảng 3.5. Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.5. Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân (Trang 73)
Bảng 3.6. Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.6. Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo SDQ trên nhóm bệnh nhân (Trang 74)
Bảng 3.7. Tương quan điểm trung bình các nhóm hội chứng giữa thang đo  CBCL-V và SDQ trên nhóm bệnh nhân - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.7. Tương quan điểm trung bình các nhóm hội chứng giữa thang đo CBCL-V và SDQ trên nhóm bệnh nhân (Trang 75)
Bảng 3.8. Tương quan điểm trung bình các thang hội chứng giữa thang  đo CBCL và SDQ trong nghiên cứu của Becker &amp; cs (2007) - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.8. Tương quan điểm trung bình các thang hội chứng giữa thang đo CBCL và SDQ trong nghiên cứu của Becker &amp; cs (2007) (Trang 76)
Bảng 3.9. Điểm trung bình của các nhóm hội chứng thang đo CBCL-V trên  nhóm bệnh nhân so sánh với nhóm chuẩn trẻ em Việt Nam - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.9. Điểm trung bình của các nhóm hội chứng thang đo CBCL-V trên nhóm bệnh nhân so sánh với nhóm chuẩn trẻ em Việt Nam (Trang 78)
Bảng 3.11. Bảng phân biệt trẻ có vấn đề của CBCL-V trên trẻ nam 6-11 tuổi  với điểm ranh giới chuẩn của SDQ - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.11. Bảng phân biệt trẻ có vấn đề của CBCL-V trên trẻ nam 6-11 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ (Trang 81)
Bảng 3.13. Bảng phân biệt trẻ có vấn đề của CBCL-V trên trẻ nam 12-16 tuổi  với điểm ranh giới chuẩn của SDQ - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.13. Bảng phân biệt trẻ có vấn đề của CBCL-V trên trẻ nam 12-16 tuổi với điểm ranh giới chuẩn của SDQ (Trang 83)
Bảng 3.14: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 12-16 tuổi - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.14 Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nam 12-16 tuổi (Trang 84)
Bảng 3.15. Bảng phân biệt trẻ nữ 6-11 tuổi có vấn đề từ điểm ranh giới của  CBCL-V với điểm ranh giới chuẩn của SDQ - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.15. Bảng phân biệt trẻ nữ 6-11 tuổi có vấn đề từ điểm ranh giới của CBCL-V với điểm ranh giới chuẩn của SDQ (Trang 84)
Bảng 3.16: Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.16 Độ nhạy của thang đo CBCL-V trên nhóm trẻ nữ 6-11 tuổi (Trang 85)
Bảng 3.17: Bảng phân biệt trẻ nữ 12-16 tuổi bất thường từ điểm ranh giới  của CBCL-V với điểm ranh giới chuẩn của SDQ - Đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach-phiên bản Việt Nam(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân
Bảng 3.17 Bảng phân biệt trẻ nữ 12-16 tuổi bất thường từ điểm ranh giới của CBCL-V với điểm ranh giới chuẩn của SDQ (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w