đặT VấN đề Nền y học cổ truyền của n−ớc ta có một lịch sử phát triển lâu đời và phong phú. Từ x−a ông cha ta đã biết sử dụng nguồn d−ợc liệu quý giá để phòng bệnh và chữa bệnh. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ những kinh nghiệm do nhu cầu của thực tiễn, số l−ợng cây, con đ−ợc đ−a vào làm thuốc ngày càng tăng. Hiện nay thuốc cổ truyền (TCT) ngày càng đ−ợc sử dụng rộng rãi không chỉ ở các n−ớc ph−ơng đông mà còn ở nhiều n−ớc có nền công nghiệp phát triển nh− Mỹ, Anh, Đức,…Hàng năm thuốc thảo d−ợc chiếm 30%-50% tổng số thuốc đ−ợc sử dụng ở Trung Quốc, 158 triệu ng−ời tr−ởng thành ở Mỹ đã sử dụng TCT [49]…Ng−ời ta −a chuộng TCT vì không những TCT có tác dụng chữa bệnh tốt mà còn có tác dụng điều hòa, cân bằng hoạt động các cơ quan, bộ phận trong cơ thể dể duy trì sức khỏe, bảo vệ, kéo dài cuộc sống [48]. ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế thì nguồn thuốc ngày càng phong phú kể cả thuốc tân d−ợc và đông d−ợc. Thuốc tân d−ợc với −u thế tác dụng nhanh, mạnh, dễ sử dụng thì ngày càng bị lạm dụng, dẫn dến tình trạng kháng thuốc và còn có tác dụng phụ không l−ờng tr−ớc đ−ợc. TCT có nguồn gốc từ thiên nhiên tuy tác dụng chậm và không đặc hiệu nh− thuốc tân d−ợc nh−ng có −u điểm là ít độc hại, có thể điều trị một số bệnh mạn tính hoặc hỗ trợ điều trị trong một số bệnh khó. Nghiên cứu của hoàng Thị Hoa Lý tại một số địa ph−ơng tỉnh Bắc Ninh có 75% số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng tác dụng của thuốc YHCT là rất tốt, 92% chọn thuốc YHCT vì ít tác dụng phụ [18]. Vì vậy, xu h−ớng chung của ng−ời dân trong đó có ng−ời dân Hà Nội là tìm đến với TCT ngày càng nhiều. Thuốc cổ truyền nói chung và d−ợc liệu nói riêng cần phải qua chế biến tr−ớc khi đ−a vào sử dụng. Việc chế biến có ảnh h−ởng rất lớn đến tác dụng của thuốc và do đó sẽ có ảnh h−ởng đến hiệu quả điều trị. Phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh (CSKCB) bằng YHCT đều tự chế biến đ−ợc các vị thuốc theo ph−ơng pháp cổ truyền. Mặc dù vậy, tại hội nghị “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong CSKCB” trên cả n−ớc năm 2007 đã nêu lên một số bất cập trong công tác chế biến thuốc nh− nguồn cung ứng d−ợc liệu, nguồn nhân lực, tình hình sử dụng phụ liệu trong chế biến thuốc cổ truyền…Nghiên cứu của Đỗ Thị Ph−ơng và Mai Xuân T−ờng tại các cơ sở YDCT t− nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy chỉ có 12,7% số cơ sở chế biến Thục địa đúng quy trình [21]. Cho đến nay, ch−a có nghiên cứu đánh giá về thực trạng sử dụng và chế biến TCT ở các CSKCB công lập. Nhằm giúp các nhà quản lý ngành y tế có thêm thông tin về sử dụng và chế biến TCT ở các CSKCB chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thực trạng sử dụng và chế biến thuốc cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT công lập ở Hà Nội” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng thuốc cổ truyền tại một số cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền công lập ở Hà Nội. 2. Mô tả thực trạng chế biến thuốc cổ truyền tại một số cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền công lập ở Hà Nội.
Trang 1Trường đại học y hμ nội
Nguyễn thị do cam
khảo sát thực trạng sử dụng vμ chế biến thuốc
cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh
Trang 2Trường đại học y hμ nội
Nguyễn thị do cam
khảo sát thực trạng sử dụng vμ chế biến thuốc
cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh
bằng yhct công lập ở hμ nội
luận văn thạc sỹ y học
Hμ Nội - 2009
Trang 3BV : BÖnh viÖn BV§K : BÖnh viÖn ®a khoa
CS : C¬ së CSKCB : C¬ së kh¸m ch÷a bÖnh CSYT : C¬ së y tÕ
CB : ChÕ biÕn CSSK : Ch¨m sãc søc kháe CSSKB§ : Ch¨m sãc søc kháe ban ®Çu
DL : D−îc liÖu DMTCY : Danh môc thuèc chñ yÕu D§VN : D−îc ®iÓn ViÖt Nam
NC : Nghiªn cøu
QT : Quy tr×nh TTB : Trang thiÕt bÞ YHCT : Y häc cæ truyÒn YDHCT : Y d−îc häc cæ truyÒn YDCT : Y d−îc cæ truyÒn TCT : Thuèc cæ truyÒn
Trang 6
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các tập thể, cá nhân, các thầy cô, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- PGS.TS Nguyễn Nhược Kim - Trưởng khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn
- TS Hoàng Minh Chung - Trưởng Bộ môn Dược khoa Y học cổ truyền Trường Đai học Y Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội, Các cơ sở nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong hội đồng chấm luận văn
đã đóng góp những ý kiến quý báu và khoa học để tôi hoàn thiện luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Bộ môn Dược -
Y học cổ truyền cùng các đồng nghiệp trường Cao đẳng Y Tế Hà Tĩnh là nơi tôi công tác và cũng là nơi hỗ trợ nhiệt tình về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia
đình và bạn bè đã động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Trang 7đặT VấN đề
Nền y học cổ truyền của nước ta có một lịch sử phát triển lâu đời và phong phú Từ xưa ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá để phòng bệnh và chữa bệnh Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ những kinh nghiệm do nhu cầu của thực tiễn, số lượng cây, con được đưa vào làm thuốc ngày càng tăng
Hiện nay thuốc cổ truyền (TCT) ngày càng được sử dụng rộng rãi không chỉ ở các nước phương đông mà còn ở nhiều nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Đức,…Hàng năm thuốc thảo dược chiếm 30%-50% tổng số thuốc được sử dụng ở Trung Quốc, 158 triệu người trưởng thành ở
Mỹ đã sử dụng TCT [49]…Người ta ưa chuộng TCT vì không những TCT
có tác dụng chữa bệnh tốt mà còn có tác dụng điều hòa, cân bằng hoạt
động các cơ quan, bộ phận trong cơ thể dể duy trì sức khỏe, bảo vệ, kéo dài cuộc sống [48]
ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế thì nguồn thuốc ngày càng phong phú kể cả thuốc tân dược và đông dược Thuốc tân dược với ưu thế tác dụng nhanh, mạnh, dễ sử dụng thì ngày càng bị lạm dụng, dẫn dến tình trạng kháng thuốc và còn có tác dụng phụ không lường trước
được TCT có nguồn gốc từ thiên nhiên tuy tác dụng chậm và không đặc hiệu như thuốc tân dược nhưng có ưu điểm là ít độc hại, có thể điều trị một số bệnh mạn tính hoặc hỗ trợ điều trị trong một số bệnh khó Nghiên cứu của hoàng Thị Hoa Lý tại một số địa phương tỉnh Bắc Ninh có 75%
số người được hỏi cho rằng tác dụng của thuốc YHCT là rất tốt, 92% chọn
Trang 8thuốc YHCT vì ít tác dụng phụ [18] Vì vậy, xu hướng chung của người dân trong đó có người dân Hà Nội là tìm đến với TCT ngày càng nhiều Thuốc cổ truyền nói chung và dược liệu nói riêng cần phải qua chế biến trước khi đưa vào sử dụng Việc chế biến có ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc và do đó sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị Phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh (CSKCB) bằng YHCT đều tự chế biến được các vị thuốc theo phương pháp cổ truyền Mặc dù vậy, tại hội nghị “Đánh giá tình hình sử dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong CSKCB” trên cả nước năm 2007 đã nêu lên một số bất cập trong công tác chế biến thuốc như nguồn cung ứng dược liệu, nguồn nhân lực, tình hình sử dụng phụ liệu trong chế biến thuốc cổ truyền…Nghiên cứu của Đỗ Thị Phương và Mai Xuân Tường tại các cơ sở YDCT tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy chỉ có 12,7% số cơ sở chế biến Thục địa đúng quy trình [21] Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đánh giá về thực trạng sử dụng và chế biến TCT ở các CSKCB công lập Nhằm giúp các nhà quản lý ngành y tế có thêm thông tin về sử dụng và chế biến TCT ở
các CSKCB chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát thực trạng sử
dụng và chế biến thuốc cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT công lập ở Hà Nội” với hai mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng sử dụng thuốc cổ truyền tại một số cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền công lập ở Hà Nội
2 Mô tả thực trạng chế biến thuốc cổ truyền tại một số cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền công lập ở Hà Nội
Trang 9
Chương 1
Tổng quan
1.1 Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền
1.1.1 Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền trên thế giới
TCT là những vị thuốc, chế phẩm thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật có tác dụng điều trị hay có lợi cho sức khỏe con người đã được sử dụng từ lâu đời
Trong những năm qua, mối quan tâm đối với TCT ngày càng tăng ở các quốc gia phát triển Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới-WHO (1995), khoảng 60-80% dân số thế giới sử dụng thảo dược trong chăm sóc sức khỏe (CSSK) [37]
Trung Quốc - một cái nôi của Y học cổ truyền, ngay từ thời Tây Chu (năm 1066 - 771 trước CN) đã có những thầy thuốc chuyên nghiệp và xuất hiện các dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu Cho tới thời kỳ tiền Xuân thu (năm
221 trước CN) đã có những y văn viết về thuốc cổ truyền như quyển "Ngũ thập nhị bệnh phương" đã ghi lại 300 bài thuốc với 240 vị thuốc và các dạng bào chế như hoàn, tán, thang Đến thế kỷ thứ II sau CN quyển sách chuyên về thuốc cổ truyền sớm nhất mà hiện nay còn là "Thần nông bản thảo" sách được viết thời kỳ Đông Hán, gồm 3 quyển, trong sách ghi lại 365 vị thuốc với phần
lý luận cơ bản của dược học cổ truyền là: Tứ khí, ngũ vị, có độc, không độc, phương pháp phối ngũ, phương pháp uống thuốc, các dạng bào chế của thuốc như hoàn, tán, cao, rượu là cơ sở bước đầu định hình và phát triển của Đông dược học Đến năm 456- 536 sau CN một danh y của Trung Quốc là Đào Hoằng Cảnh đã thu thập và chỉnh lý các kinh nghiệm sử dụng thuốc để viết cuốn "Thần nông bản thảo kinh tập chú" gồm có 7 quyển, trong đó ông đã tổng kết về phát triển dược học cổ truyền trong 300 năm đầu công nguyên, với
Trang 10các vị thuốc tập hợp được là 730 vị và ông đã xây dựng phương pháp phân loại thuộc tính dược vật, tự nhiên Ngoài ra, ông còn biên soạn về thu hái, gia công, chế biến, kiểm nghiệm các vị thuốc, cũng như thu thập các tri thức về cây cỏ làm thuốc trong nhân dân Đến thời nhà Minh - Trung Quốc đã xuất hiện một danh y nghiên cứu về thuốc cổ truyền là Lý Thời Trân (1518- 1593 sau CN), ông là người đã chỉnh lý toàn diện các bản thảo học thời cổ đại, tổng kết, nâng cao và tiếp thu một lượng lớn các bài thuốc dân gian trong và ngoài nước, cũng như các bài thuốc của những nhà y học đương thời để viết bộ sách
"Bản thảo cương mục", trong bộ sách này đã ghi chép được 1892 vị thuốc và hơn 11000 bài thuốc, trong đó ông đã xây dựng các bản đồ thuốc cổ truyền của Trung Quốc và bổ xung 374 vị thuốc mới Dựa vào dược tính tự nhiên của các vị thuốc ông phân thành 16 chuyên mục với 60 loài Phương pháp phân loại như vậy, là một hệ thống phân loại hoàn bị nhất của các cổ bản về dược
cổ truyền Kế tục Lý Thời Trân sau này còn có y gia nghiên cứu sâu về dược
cổ truyền đó là Triệu Học Mẫn (1719 - 1805), ông đã tập hợp, chỉnh lý lại các bài thuốc dân gian thảo dược, đến năm 1765 ông đã viết quyển "Bản thảo cương mục thập di", toàn bộ cuốn sách đã tập hợp đến 921 vị thuốc và lại bổ sung thêm 716 vị thuốc mới Do vậy, cuốn sách này thực sự là một tư liệu quý
về các vị thuốc từ thực tiễn trị bệnh trong dân gian đem lại và có ghi chép đầy
đủ về các phương pháp sử dụng, công hiệu và hình thái của các vị thuốc, nó đã thừa kế và phát huy cho nền dược học của Y học cổ truyền [15]
Hiện nay, thuốc cổ truyền Trung Quốc (Traditional Chinenes Medicine
- TCM) đóng vai trò quan trọng trong nền YHCT ở Trung Quốc Tại Trung Quốc có tới 11.146 loài trong tổng số khoảng 25000 loài được dùng làm thuốc trên thế giới Bên cạnh nguồn thuốc cổ truyền Trung Quốc còn có nguồn thuốc của các dân tộc bản địa Hai nguồn dược liệu này được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe, làm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng Trung Quốc là nước xuất khẩu dược liệu lớn sang các nước thuộc châu á, âu, bắc Mỹ, Thái
Trang 11Bình dương và châu úc Các chất Taxon, Gingko hay các dịch chiết từ Nhân sâm, Tam thất cũng là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Trung Quốc [53]
ở ấn Độ ngay từ năm 1940 đã có Chính sách quốc gia về YHCT, luật và
điều lệ cũng được ban hành ngay từ những năm đó và được cập nhật dần trong những năm 1964, 1970, 1982 [52] YHCT của ấn Độ được coi như một di sản văn hóa Hiện nay, người ta chia YHCT của ấn Độ ra nhiều trường phái trên cơ sở các khác biệt về quan niệm, lý luận và phương pháp thực hành: Ayurveda, Yoga, Unani, Siddha, Folk [26] Nhà nước rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu Tính đến năm 2008 ở ấn Độ có khoảng
8000 loài được dùng làm thuốc, nhiều cây thuốc quý được phát hiện và được ghi vào sách đỏ, 30 vùng trồng và bảo tồn nguồn gen cây thuốc Hàng năm doanh số xuất khẩu dược liệu ước đạt khoảng 4.400 tỷ đi-na Vì vậy từ năm
1993 nhà nước có các dự án lớn cho việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu như: Khoanh vùng dược liệu, có vùng trồng lưu trữ nguồn dược liệu, tuyên truyền giáo dục về YHCT tới thôn bản và hướng hoạt động tới cộng đồng [41]
ở Srilanca, nền YHCT có từ lâu đời và phát triển qua từng giai đoạn của lịch sử đất nước YHCT Srilanca có những trường phái giống ấn Độ như: Ayurveda, Siddha, Unani, ngoài ra còn có hệ thống YHCT khác như: Deshiya, Veda, Ratana, Angulimana Viện y học bản địa được thành lập từ năm 1929
và đến năm 1980 đã phát triển thành đại học Colombo Hiện nay YHCT được dùng phổ biến trong việc chăm sóc sắc đẹp ở Srilanca [47]
Nhật Bản cũng là nước có nền YHCT lâu đời và đã được sử dụng rộng rãi từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất và được xem là nước dùng TCT cao trên thế giới hiện nay Chính phủ Nhật cũng đã ban hành Luật về TCT từ
1950 Ước tính trên 95% Kampo (thuốc dân gian Nhật bản kết hợp với TCT Trung Quốc) là những dạng bào chế tiện lợi và được coi như thuốc phải kê
Trang 12đơn Hiện tại có 147 thuốc Kampo đã được đưa vào danh mục thuốc kê đơn của nước này [50], [45], [39]
các nước khu vực Đông Nam á như Indonexia, Malaixia đặc biệt Thái Lan cũng là những nước có truyền thống sử dụng YHCT YHCT của Thái Lan
có từ hơn 1000 năm và bắt đầu phục hưng vào cuối những năm 1970 [51] YHCT của Thái Lan bao gồm y học dân gian Thái, Ayurvedic và YHCT Trung Quốc cùng tồn tại ở Thái Lan có 61 loài dược liệu được dùng điều trị
21 chứng bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu Dịch vụ YHCT trong bệnh viện công lập chiếm gần 83.3%, trong bệnh viện dân lập chiếm 67.8% và trong chăm sóc sức khỏe ban đầu chiếm 22.4% Hiện nay Thái Lan xuất khẩu dược liệu, các cao chiết và các chất cho ăn kiêng, đặc biệt là xuất khẩu gói mát-xa dược thảo (Herbal massage ball) [42]
Tại Philippin YHCT nằm trong hệ thống quản lý về YHCT và các thuốc thay thế Thầy tu Tây Ban Nha là người đầu tiên viết về các dược liệu được sử dụng ở Philippin và được ấn hành ở Madrid từ năm 1892 Dược liệu được sử dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm ở Philippin Tại nước này, chính phủ đẩy mạnh vai trò của YHCT và thực phẩm chức năng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)[53]
ở châu Âu, Bắc Mỹ và các nước công nghiệp khác, trên 50% dân số đã
sử dụng YHCT ít nhất một lần ở Mỹ, ước tính 158 triệu người thường xuyên
sử dụng TCT và 17 tỷ đô la đã được sử dụng cho YHCT năm 2000 ở Vương quốc Anh 230 triệu đô la được sử dụng cho YHCT hàng năm Còn ở Đức có tới 80% dân số sử dụng thuốc thảo dược Theo báo cáo của WHO tổng số tiền chi phí cho YHCT trên thế giới đạt trên 6 tỷ đô la/năm và con số này ngày càng gia tăng [49], [37]
Trang 13Một số nước ở châu Phi, châu á, châu Mỹ La Tinh bước đầu đã sử dụng TCT để chữa bệnh trong CSSKBĐ ở châu Phi có tới 80% dân số sử dụng TCT cho CSSKBĐ [49]
Theo báo cáo của WHO tính cho đến 1995 trong tổng số 50% số người trên hành tinh được CSSK thì có tới 80% được chăm sóc bằng YHCT [39]
Điều này nói lên sự tin cậy lớn của người dân đối với YHCT trong CSSK YHCT không chỉ có tác dụng trong CSSKBĐ mà còn là sự lựa chọn an toàn, hiệu quả, rẻ tiền cho bệnh nhân HIV/AIDS Người ta ước tính ở San Francisco, London và Nam Phi có tới 75% bệnh nhân HIV/AIDS dùng thuốc cổ truyền như một phương thuốc bổ, tăng cường năng lượng, giúp tiêu hoá tốt [49]
Nhìn chung, nhiều nước trên thế giới rất quan tâm phát triển và sử dụng YHCT trong việc CSSK cho nhân dân và coi đó là một trong những yếu tố then chốt trong CSSKBĐ
1.1.2 Tình hình sử dụng TCT ở Việt Nam
Y học cổ truyền, dược học cổ truyền là vốn cổ rất quý của dân tộc ta, có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ khi có loài người trên đất nước Việt Nam Khởi
đầu, qua kinh nghiệm trong khi tìm kiếm thức ăn, người xưa đã phát hiện dần những vị thuốc từ cỏ cây đến động vật, khoáng vật Những kinh nghiệm đó dần được sưu tầm, đúc kết, ghi chép thành hệ thống lý luận truyền từ đời này qua đời khác [14]
Việt Nam, giáp cạnh với Trung Quốc - núi liền núi, sông liền sông Vì vậy, trong quá trình lịch sử lâu dài xây dựng và phát triển của mỗi nước đều có giao lưu và ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt: Văn hóa, xã hội, phong tục trong đó có Y học cổ truyền Đóng góp cho sự phát triển của Y học cổ truyền nói chung và nói riêng trong lĩnh vực dược cổ truyền ở nước ta cũng đã có sự
Trang 14đóng góp rất nhiều của các danh y của nhiều triều đại, trong số đó nổi bật lên
là sự nghiệp của danh y Tuệ Tĩnh ở cuối đời Trần vào thế kỷ XIV Ông được suy tôn là "Vị thánh thuốc nam" trong Y học cổ truyền nước ta với hai tác phẩm y học nổi tiếng là "Nam dược thần hiệu" và "Hồng nghĩa giác tư y thư"
Đây là bộ sách gồm 2 quyển: Quyển thượng và quyển hạ Quyển thượng gồm bài phú thuốc nam bằng chữ nôm, bài phú về dược tính vị thuốc bằng chữ hán, các mục về y lý chung, cũng như chủ trị của các thuốc, thuốc bổ, tả, ôn, lương của 12 kinh, ba đơn thuốc thường dùng "Như ý đơn", "Hồi sinh đơn", "Bổ âm
đơn" và 37 phương kinh nghiệm Quyển hạ gồm 13 phương gia giảm, 37 phương trị thương hàn và đề cương phép trị các bệnh Quyển thứ hai là "Nam dược thần hiệu", đây là bộ sách có 11 quyển, quyển đầu nói về dược tính 499
vị thuốc nam, 10 quyển sau, mỗi quyển nói về một khoa trị bệnh, đây là bộ sách ảnh hưởng rất sâu rộng trong các y gia Việt Nam, bởi nó đã chỉ dẫn cách dùng thuốc nam để trị bệnh cho đại đa số người nghèo, nên được phổ cập đến quần chúng qua các phương thuốc điều trị đơn giản, dễ kiếm với những vị thuốc sẵn có ở Việt Nam Ông đã mở đường cho sự nghiệp nghiên cứu thuốc Nam, xây dựng nền móng cho ngành dược cổ truyền Việt Nam Kế thừa Tuệ Tĩnh đến thế kỷ XVIII ở thời kỳ hậu Lê lại xuất hiện danh y Lê Hữu Trác với hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791), ông đã dầy công biên soạn pho sách “Hải thượng Y tông tâm lĩnh”, một bộ sách đồ sộ với 28 tập gồm 66 quyển Trong đó có nhiều quyển đề cập đến dược cổ truyền, nổi trội có tập
"Dược phẩm vậng yếu" Trong tập này ông đã chọn 150 vị thuốc thiết yếu trong các sách dược cổ truyền kinh điển, căn cứ vào khí vị và công năng mà phân loại theo ngũ hành thành 5 bộ, quy nạp tất cả tính vị ưa nhau vào cùng một loại, cơ sở để biên soạn quyển sách này như ông đã viết " lấy phần dược tính trong Phùng thị cẩm nang làm cốt yếu, tham hợp thêm các sách Cảnh nhạc toàn thư, Y học nhập môn, Lôi công bào chế, Bản thảo cương mục các
vị thuốc đã nêu rõ: chủ dụng, hợp dụng, kỵ dụng và phụ thêm cách bào chế"
Trang 15để tạo thành quyển sách được trình bày gọn gàng, cách tra tìm dễ dàng nhanh chóng "Lĩnh nam bản thảo" cũng là một trong 28 tập của Hải Thượng Lãn
Ông (Lĩnh nam bản thảo - bản thảo của đất Lĩnh nam - bao gồm Việt Nam và phía nam Trung Quốc) là một quyển sách đề cập tới khí vị, chủ trị của các vị thuốc Nam, một số vị có phụ thêm cách bào chế Ông đã phân chia thành 2 quyển là: quyển thượng, đây là quyển thừa kế biên tập theo Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh; Quyển hạ do Hải Thượng Lãn Ông sưu tầm nghiên cứu, tập hợp bổ xung thêm một số vị thuốc, ông đã sắp xếp phân chia các vị thuốc
cổ truyền thành 22 loại, trong đó loại cỏ hoang gồm 60 vị, loại dây leo gồm 17
vị, loại rau gồm 46 vị và bổ sung 117 vị [15]
Vào cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự du nhập của văn hóa và kỹ thuật công nghệ phương tây dưới thể chế thực dân do người Pháp đem đến nước ta, nền Y học phương tây đã dần hình thành nhưng trong khuôn khổ còn hạn chế ở các thành phố lớn Đa số người dân vẫn quen dùng thuốc cổ truyền trong nền y học truyền thống, nhưng vẫn trong vòng cương tỏa kìm hãm khó phát triển Chỉ sau ngày giải phóng miền Bắc năm
1954 và đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, ngành Y học cổ truyền nói chung và chuyên ngành dược cổ truyền nói riêng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có bước chuyển mình và phát triển mạnh mẽ với hàng loạt Viện nghiên cứu và Bệnh viện chuyên ngành ra đời, cùng với hệ thống đào tạo các bậc từ trung cấp, đại học, sau đại học Về chuyên ngành Y học cổ truyền, vấn đề đào tạo và nghiên cứu dược cổ truyền được quan tâm -
đặc biệt với các phương tiện nghiên cứu của khoa học và Y dược học hiện đại
đã tạo nhiều chế phẩm cao cấp từ thuốc cổ truyền, đóng góp tích cực trong hệ thống chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân Thực hiện phương châm kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại, hiện đại hóa Y học cổ truyền nhưng vẫn giữ được bản sắc của Y học cổ truyền [15]
Trang 16Nghị định của Chính phủ số 37/CP ngày 20/6/1996 về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong 1996-2000 và chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam: “Phát huy, phát triển thuốc cổ truyền, khai thác có chọn lọc các bài thuốc gia truyền cũng như kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền của nhân dân đã được thử thách, công nhận qua thời gian, khuyến khích khen thưởng thoả đáng về tinh thần và vật chất đối với những
đơn vị đã cống hiến những bài thuốc, vị thuốc quý Tăng cường đầu tư, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thuốc cổ truyền, tiêu chuẩn hoá kỹ thuật bào chế, chế biến và sử dụng thuốc cổ truyền Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng các lương y, những người sản xuất và bào chế thuốc cổ truyền nhằm xây dựng một
đội ngũ cán bộ về YDCT có chất lượng, có trình độ cao”[4]
Chính sách quốc gia về thuốc và chiến lược phát triển ngành Dược giai
đoạn đến năm 2010 đã đặt vấn đề phát triển dược liệu, trong đó xác định kế hoạch hóa nhiệm vụ phát triển nguồn dược liệu, xác định vùng nuôi trồng cây con làm thuốc, kết hợp trồng rừng với trồng cây thuốc, chọn lọc, bảo tồn phát triển nguồn giống và gen cây thuốc, xây dựng vườn quốc gia về cây thuốc, xây dựng bộ tiêu chuẩn nhà nước về các dược liệu [11]
Đến năm 2005, chúng ta đã điều tra khảo sát có 3948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật, 52 loài tảo có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc [17] Năm 1999 Bộ Y tế đã ban hành Danh mục thuốc chủ yếu với 88 chế phẩm thuốc YHCT, 60 cây thuốc tại tuyến y tế xã và 186 vị thuốc thiết yếu Năm 2005, Danh mục thuốc chủ yếu YHCT được ban hành với 94 chế phẩm thuốc YHCT, 30 cây thuốc được trồng tại vườn thuốc mẫu, danh mục 96 cây thuốc Nam phân theo nhóm bệnh và 215 vị thuốc Đến tháng 2/2008 Bộ Y
tế ban hành "Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám
chữa bệnh" với 98 loại chế phẩm và 237 vị thuốc [6] Tuy nhiên, qua thực tế
sử dụng thuốc ở các cơ sở điều trị cho thấy vẫn có một số thuốc chưa hợp lý
Trang 17nên cần phải khảo sát thực trạng sử dụng thuốc tại các cơ sở để có sự điều chỉnh cho phù hợp
Đối với chế phẩm thuốc: Các bệnh viện YHCT đều sản xuất được một số chế phẩm tuy không nhiều nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc trong bệnh viện, những chế phẩm do bệnh viện sản xuất đều có xuất xứ
từ các bài thuốc cổ phương, hoặc là các bài thuốc nghiệm phương đã được sử dụng có hiệu quả cao trên lâm sàng trong nhiều năm và một số thuốc là sản phẩm của đề tài nghiên cứu Số lượng chế phẩm thuốc cổ truyền sản xuất tại bệnh viện phụ thuộc quy mô khoa dược của bệnh viện Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh sản xuất được 52 chế phẩm, bệnh viện YHCT Trung
ương 37 chế phẩm, số lượng chế phẩm sản xuất tại BV cũng thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng của BV, một số BV không sản xuất chế phẩm như
BV Phú Thọ, Lạng Sơn, Đồng Nai…Các dạng chế phẩm là: Thuốc hoàn, cồn xoa bóp, chè thuốc, bột thuốc, cốm thuốc, viên nang, viên nén, thuốc nước, cao dán…[5]
1.2 Tình hình chế biến thuốc cổ truyền
1.2.1 vấn đề chế biến thuốc cổ truyền
Một trong các yếu tố quan trọng làm thuốc cổ truyền phát huy tác dụng tốt
và đảm bảo an toàn là phương pháp chế thuốc cổ truyền [22], [32], [33], [36] Chế biến các vị thuốc theo phương pháp cổ truyền là quá trình làm thay
đổi về chất và lượng của dược liệu thô thành vị thuốc đã được chế biến theo các nguyên lý của YHCT [12]
1.2.1.1 Mục đích
- Thay đổi hoạt dược - độc dược của vị thuốc
+ Giảm độc cho những vị thuốc có độc để sử dụng an toàn cho bệnh nhân Tất cả các vị thuốc có độc bắt buộc phải có quy trình chế biến nghiêm ngặt
+ Tăng tác dụng của vị thuốc trong điều trị
Trang 18+ Tạo tác dụng mới cho vị thuốc
- Bảo quản thuốc tốt, giúp ổn định chất lượng thuốc
+ Hủy enzyme có trong vị thuốc giúp ổn định thành phần hóa học trong
vị thuốc
+ Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật
1.2.1.2 Phụ liệu dùng trong chế biến thuốc cổ truyền
* Khái niệm
Phụ liệu dùng trong chế biến TCT là những nguyên liệu được dùng trong các giai đoạn của quá trình chế biến nhằm có lợi cho việc điều trị, hạn chế tác dụng không mong muốn, mùi vị khó chịu của thuốc [13]
Phụ liệu có thể được dùng để tẩm, ngâm, chích, tôi, nấu… với thuốc
* Các phụ liệu thường dùng
- Cám gạo: Dùng cám gạo mới xay, màu hơi vàng, mịn, thơm…
- Gạo: Dùng gạo nếp hoặc tẻ
- Nước vo gạo: Dùng nước mới vo của gạo tẻ hoặc nếp, màu trắng, đặc, không có mùi chua hoặc mùi lạ
- Giấm: Dùng loại giấm thanh được chế từ các nguồn thực phẩm: bún, chuối…thể chất trong, không màu hoặc hơi vàng, có vị chua, mùi giấm, nồng
độ acid acetic từ 3,6 - 5%
- Rượu: Loại rượu được chưng cất từ gạo, ngô, sắn… đã được lên men, hàm lượng ethanol 30 - 40%, mùi đặc trưng
- Dịch sinh khương: Dùng những củ gừng tươi, già, giã vắt lấy nước cốt
- Mật ong: Dùng mật luyện có màu vàng, sánh, vị thơm, ngọt
- Bột văn cáp: Dùng vỏ hàu, hến ngâm rửa sạch, phơi, nung ở nhiệt độ cao, tán lấy bột mịn
- Nước muối: Dùng dung dịch muối ăn thành phần chủ yếu là natri clorid
- Phèn chua: Dùng dung dịch phèn chua
Trang 19- Vôi tôi: Dùng dung dịch nước vôi thành phần chủ yếu là calci hydrocid
- Dịch thuốc: Thường dùng dịch của một hay nhiều loại dược liệu như dịch nước gừng, dịch nước cam thảo… để chế biến các vị thuốc có độc như
sinh phụ tử, bán hạ…
1.2.1.3 Dụng cụ thường dùng trong chế biến TCT
- Dụng cụ làm sạch: Bàn chải, giần, sàng
- Dụng cụ rửa ủ: Chậu, thùng, máy rửa dược liệu
- Dụng cụ để phân chia nhỏ dược liệu: Dao cầu,máy thái, băm, chặt
- Dụng cụ nấu, chưng, đồ: Các loại nồi, chõ bằng nhôm hoặc inox
- Dụng cụ sao thuốc: Chảo, máy sao dược liệu
- Dụng cụ làm khô dược liệu: Tủ sấy là phương tiện phổ biến nhất
1.2.1.4 Các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền
Quá trình chế biến TCT bao gồm hai giai đoạn chính: Sơ chế và phức chế Hai quá trình này có thể diễn ra nối tiếp nhau đối với một vị thuốc hoặc chỉ sơ chế rồi bảo quản, trước khi dùng mới tiến hành phức chế
ra sự đồng đều về mặt kích thước giúp cho chế biến tiếp thuận lợi
- Rửa: Mục đích làm sạch, làm mềm dược liệu để thuận lợi cho việc bào, thái thành phiến
- ủ mềm: Làm mềm dược liệu thuận lợi cho các chế biến
- Ngâm: Làm mềm dược liệu, giảm tác dụng không mong muốn
Trang 20- Thái phiến: Phân chia dược liệu đến kích thước hợp lý
- Phơi: Làm khô dược liệu, đảm bảo độ thủy phần, giúp cho quá trình bảo quản hoặc giảm tiêu hao năng lượng khi sấy
- Sấy: Làm khô dược liệu, giúp cho bảo quản được tốt
* Phức chế
Là quá trình chế biến phức tạp thường tiến hành sau khi dược liệu được sơ chế thành dạng thuốc phiến Trong quá trình chế cần sử dụng nước, lửa, hoặc kết hợp lửa và nước, có thể kết hợp với các phụ liệu khác nhau tùy yêu cầu của từng dược liệu nhằm đạt các yêu cầu cụ thể của từng vị thuốc trong
điều trị Phức chế bao gồm:
♦Phương pháp dùng lửa (hoả chế): dùng lửa trực tiếp hay gián tiếp hong,
sấy, đốt làm khô áo, xém vàng, thành than gồm có các phương pháp sau:
- Nung: Cho ngay vị thuốc vào lửa đỏ, hoặc nung trong nồi chịu lửa, thường dùng cho các loại thuốc khoáng vật: mẫu lệ, từ thạch, cửu khổng v.v làm cho mất nước, dễ tán bột, tăng tác dụng hấp thụ hoặc thu sáp
- Lùi hay nướng: Vị thuốc được bọc giấy ướt hay cám ướt, bột mì ướt lùi
vào tro nóng, than nóng hoặc nướng trên than hồng đến khi giấy cháy là được Lùi có tác dụng làm giảm hàm lượng dầu, giảm các chất bay hơi của dược liệu
để làm dịu tính dược của chúng giảm bớt độc tính của thuốc như các thuốc cố sáp thường dùng là Đậu khấu, Kha tử sau khi qua nướng có thể dẫn đến tác dụng cố trường chỉ tả
- Sao: Cho vị thuốc vào nồi, chảo mà sao Phương pháp này hay dùng
nhất Tuỳ mức độ nóng khác nhau ta có:
+ Sao qua (bào): Cho vị thuốc vào chảo sao chốc lát, đến khi xém vàng
xung quanh, phiến thuốc nứt nẻ, có tác dụng làm giảm tính mãnh liệt của thuốc như chế biến vị Bào khương
Trang 21+ Sao vàng: Cho vị thuốc vào chảo, sao đến khi bề mặt vị thuốc có màu
vàng, bẻ ra bên trong còn nguyên màu cũ Sao vàng có tác dụng kiện tỳ như vị Bạch truật, Hoài sơn
+ Sao đen (sao tồn tính): Cho vị thuốc vào chảo, sao đến khi bề mặt vị
thuốc có màu đen, bẻ ra bên trong có màu nâu cũ Sao đen có tác dụng tiêu thực, chỉ tả lỵ, chỉ huyết như vị Dành dành (Chi tử), Viễn trí
+ Sao cháy (thán sao): Cho vị thuốc vào chảo, sao đến khi vị thuốc cháy
đen, đảo đều, tắt lửa, úp vung ngay, để nguội Sao cháy có tác dụng chỉ huyết như vị Trắc bá diệp, Kinh giới tuệ, Ngải diệp
- Ngoài ra còn có thể sao với phụ liệu như sao với cám, hoàng thổ
+ Sấy: Sấy thuốc trên than, trong lò sấy Sấy khô như Cúc hoa, Kim ngân
hoa Sấy vàng khô ròn như Thuỷ điệt, Manh trùng
+ Trích: Trích là sao có tẩm mật, đường và các thành phần khác, sao đến
khi không dính là được Trích để làm tăng tác dụng của vị thuốc, như trích Cam thảo với mật để làm tăng tác dụng dinh dưỡng, kiện tỳ
♦Phương pháp dùng nước (thuỷ chế): Dùng nước làm cho vị thuốc
sạch, mềm để dễ thái giảm độc tính Có mấy cách sau đây:
- Rửa : Làm cho sạch chất bẩn, đất Có thể rửa trong dụng cụ chứa nước
hoặc để dược liệu dưới dòng nước chảy
- Ngâm: Dùng nước nguội hay nước sôi để ngâm cho dễ bóc vỏ (Hạnh
nhân, Đào nhân) hoặc nếu vị thuốc cứng phải ngâm lâu cho mềm dễ thái, giảm độc tính
- Tẩm: Ngâm cho mềm vị thuốc để dễ bào nhỏ
- Thuỷ phi: Cho thêm nước vào nghiền chung với thuốc để tán nhỏ, mịn
khi thuốc cần tán mịn mà dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt như khi tán nghiền như Chu sa, Thần sa
Trang 22♦ Phương pháp phối hợp dùng lửa và nước (thuỷ hoả hợp chế)
- Chưng: Chưng cách thuỷ cho mềm dược liệu giúp cho chế thuốc phiến
dễ dàng hoặc chưng với phụ liệu như chưng với rượu (Thục địa) để làm mất tính đắng lạnh của thuốc, để thay đổi tác dụng của vị thuốc; chưng với giấm làm tăng sự qui kinh can của vị thuốc, hoà hoãn, giảm đau
- Nấu: Đem vị thuốc nấu với nước, nước sắc vị thuốc khác, giấm hoặc nấu
lấy tinh chất hoà tan rồi cô thành cao
- Tôi: Cho vị thuốc nung đỏ tôi với nước, giấm làm cho vị thuốc tan rã và
ngậm nước giúp cho việc tán bột, thường dùng cho các loại thuốc khoáng vật Ngoài ra còn dùng giấm, rượu, nước cơm, sữa, nước muối ăn mà chế chung với các cách tẩm, ngâm, nướng, sao, chưng để đạt yêu cầu chữa bệnh: rượu đưa thuốc lên, gừng phát tán thuốc, muối đưa thuốc vào thận, giấm đưa thuốc vào can
Một số tác giả cho rằng: Có nhiều phản ứng xảy ra trong quá trình chế biến và bào chế thuốc cổ truyền, đặc biệt phương pháp sắc và chiết thuốc và thường xảy ra theo 2 con đường chính Một là sự hình thành các phức kết hợp giữa các ion kim loại có trong dược liệu được hoà tan trong quá trình sắc thuốc với các flavonoid, acid amin, protein và sự hình thành các phức phân tử
từ những phân tử hữu cơ do ảnh hưởng của sự khử hoá, kết hợp và trao đổi Hai là sự hình thành các chất mới từ các phản ứng thuỷ phân, trùng hợp, oxy hóa, khử hoá Sự hình thành các phức và chất mới như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hoá học và tác dụng của thuốc Một số thành phần như amino acid, protein không có tác dụng điều trị rõ rệt nhưng khi chúng kết hợp với các ion kim loại trong hệ thống sinh hoá tạo thành dạng phức sẽ thể hiện rõ tác dụng Bởi vậy, chúng có thể ảnh hưởng đến cân bằng của cơ thể và kết quả là
ảnh hưởng đến tác dụng của cả đơn thuốc” Có thể vì vậy nên người ta cho rằng: Tác dụng của một phương thuốc không phải lúc nào cũng giống tác
Trang 23dụng của từng vị thuốc, một hoạt chất có hàm lượng cao trong thành phần của phương thuốc chưa chắc đã thể hiện rõ tác dụng như tác dụng của phương thuốc [40]
1.2.2 Tình hình chế biến thuốc cổ truyền trên thế giới
Tài liệu lâu đời nhất về bào chế là tác phẩm “Bào chế luận” của Lôi Hiệu (Trung Quốc) vào khoảng năm 420 - 479 và sau đó đổi là “Lôi công bào chế” vẫn có giá trị đến ngày nay Đến năm 1562 Tần Gia Mô đời Nhà Minh
có nói: "Bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị" [36] Hay trong cuốn “Tập hợp những tiêu chuẩn của nguyên liệu làm thuốc đời Nhà Lương có viết: "Quan sát, theo dõi nguồn gốc của bệnh tật trong lúc chế biến thuốc” [38] Ngày nay, vấn đề bào chế thuốc cổ truyền vẫn
được kế thừa và phát huy “Chế biến không những để đảm bảo chất lượng của thuốc phiến mà còn có thể làm thay đổi không chỉ số lượng mà cả chất lượng của các thành phần có trong thuốc Như vậy kết quả điều trị lâm sàng được cải thiện bởi chế biến " [38]
ở các nước có sử dụng YHCT trong công tác khám chữa bệnh thường họ quan tâm đến nguồn gốc dược liệu và các tiêu chuẩn của nó Dược điển là một trong những tài liệu chính thống được các quốc gia sử dụng làm tài liệu chuẩn
để chế biến và đánh giá chất lượng dược liệu
Dược điển Nhật Bản XV xuất bản ngày 31/3/2006 có 1438 chuyên luận trong đó có 200 chuyên luận dược liệu Trong các chuyên luận dược liệu có
148 loại thuốc sống, 29 thuốc chế biến như Hoàng kỳ, Thiên ma, Phụ tử…[46], [52]
ở Hồng Kông - Trung Quốc sử dụng khoảng 356 loài làm dược liệu trong đó có khoảng 66% là thuốc chế biến, 34% là thuốc dùng sống [52]
Trang 24Dược điển Trung Quốc xuất bản ngày 1/7/2005 có 3214 chuyên luận, trong đó tập 1 có 537 chuyên luận dược liệu Trong các chyên luận dược liệu thì có 384 dược liệu cần phải chế biến, còn lại 153 dược liệu là thuốc dùng sống [43]
Mặc dù có nhiều nước sử dụng và chế biến thuốc cổ truyền nhưng việc chế biến thuốc cổ truyền hiện nay mới chỉ theo đặc thù riêng của từng nước Vì vậy tháng 11/2007 Tổ chức y tế thế giới họp phiên đầu tiên bàn về tiêu chuẩn hóa phương pháp chế biến các vị thuốc theo phương pháp cổ truyền bao gồm các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam để từ đó có thể
đưa ra được phương pháp chế biến chung nhất cho khu vực [52]
1.2.3 Tình hình chế biến thuốc cổ truyền tại Việt Nam
ở Việt Nam từ thế kỷ XIV, danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm "Nam dược thần hiệu" cũng đưa ra các phương pháp chế biến đơn giản để trị các chứng bệnh khác nhau [26] Danh y Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: "Việc chế thuốc cốt cho vừa mức" [28]
Hiện nay, việc chế biến thuốc cổ truyền cũng được ngành y tế quan tâm Dược điển Việt nam III ban hành năm 2002 với 276 tiêu chuẩn chất lượng dược liệu và 36 tiêu chuẩn chất lượng thuốc YHCT là một thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, đánh giá chất lượng dược liệu Trong 276 tiêu chuẩn DL thì
84 DL có quy trình chế biến, đây là căn cứ để các cơ sở dựa vào xây dựng nên quy trình chế biến thuốc cho cơ sở Tuy nhiên chưa có tiêu chuẩn cho các vị thuốc sau chế biến nên chất lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào từng cơ sở
Phần lớn các CSKCB đều tự chế biến đươc các vị thuốc theo phương pháp YHCT Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh thực hiện chế biến được
250 vị thuốc, chiếm tỷ lệ 100% trong số 250 vị thuốc sử dụng tại Viện, bệnh viện YHCT TP Hồ Chí Minh chế biến 214 vị thuốc trong số 267 vị thuốc sử dụng, chiếm tỷ lệ 80% Bên cạnh đó, có một số bệnh viện còn chưa thực hiện
Trang 25công tác chế biến các vị thuốc như bệnh viện YHCT Quảng Nam, Phú Thọ,
Đồng Nai, Quảng Bình, Hà Giang và bệnh viện YHCT Bình Phước mới thành lập Một số vị thuốc chế biến phức tạp, số lượng sử dụng không nhiều các bệnh viện hầu như không chế biến như Phụ tử… [5]
Về trang thiết bị (TTB) phục vụ chế biến thuốc: Đa số các cơ sở đều có các TTB sản xuất thuốc ở dạng truyền thống như: Dao cầu, máy thái dược liệu, bộ làm thuốc tễ lăn bằng tay… hoặc các TTB sản xuất các dạng chế phẩm YHCT theo hướng hiện đại hóa như hệ thống máy sắc thuốc, máy đóng gói chè tan, chè túi lọc, máy đóng nang, máy dập viên, máy ép vỉ… Ngoài ra một số BV, Viện còn có các TTB máy móc phục vụ cho kiểm nghiệm về hóa
lý và vi sinh cho các chế phẩm YHCT như BV Phạm Ngọc Thạch, viện YDHDT TP Hồ Chí Minh Trong khi đó còn nhiều BV YHCT nhất là các BV mới thành lập các TTB sản xuất còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất thuốc sử dụng trong BV [5]
Hiện nay, chế biến TCT trong các cơ sở KCB còn gặp nhiều khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng để sản xuất thuốc theo quy tắc một chiều, các TTB hiện có chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chế biến thuốc cổ truyền nên việc chế biến thuốc phiến chủ yếu theo phương pháp thủ công; nhân lực cán
bộ dược YHCT còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến và sản xuất thuốc trong BV Bên cạnh đó, còn một số khó khăn khác như kinh phí dành cho ngành y tế thấp, đặc biệt là YHCT; việc thanh toán bảo hiểm y tế trong BV YHCT còn gặp nhiều khó khăn do một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu khi BV sử dụng cho người bệnh thì không được thanh toán, số thuốc BV sản xuất không được tính đủ chi phí làm thành chế phẩm [5] Tất cả các nguyên nhân này phần nào
ảnh hưởng đến tình hình sử dụng và chế biến TCT tại các cơ sở dẫn đến giảm hiệu quả điều trị Vì vậy, việc đánh giá một cách đầy đủ thực trạng chế biến
Trang 26thuốc tại các cơ sở KCB để tìm biện pháp khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng chữa bệnh cho người dân bằng thuốc YHCT là cần thiết
1.3 Một số vị thuốc yêu cầu có quy trình chế biến
Dược điển Việt Nam III có 267 tiêu chuẩn DL, trong đó 84 vị có quy trình chế biến, đặc biệt một số vị thuốc độc đòi hỏi quy trình chế biến phải thật chặt chẽ Mỗi vị thuốc được chế biến đều có mục đích rõ ràng Sau đây chúng tôi xin giới thiệu mục đích chế biến một số vị thuốc mà nếu không tuân thủ quy trình chế biến thì sẽ không đạt được mục đích chế biến và do đó ảnh hưởng tới chất lượng thuốc (Quy trình chế biến xem phụ lục 4 - 8)
♦ Mục đích chế biến Bán hạ:
- Giảm độc
- Phù hợp với mục đích sử dụng: Tùy theo mục đích sử dụng là để trừ ho hay chỉ nôn mà chế Bán hạ với gừng hay cam thảo
♦ Mục đích chế biến Thục địa:
- Tăng tính ấm, giảm tính hàn của vị thuốc
- Làm thay đổi tác dụng: Sinh địa tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt lương huyết chế thành Thục địa tính ấm có tác dụng bổ âm, bổ huyết
♦ Mục đích chế biến Hương phụ:
- Làm giảm tính khô ráo, tăng tính nhuận của vị thuốc
- Tăng khả năng dẫn thuốc vào kinh can và thận
♦ Mục đích chế biến Hà thủ ô đỏ:
- Làm giảm tính khô ráo, tăng tính nhuận của vị thuốc
- Tăng khả năng dẫn thuốc vào kinh can và thận, tăng tác dụng bổ huyết
- Giảm tác dụng không mong muốn: Đại tiện lỏng hoặc táo bón
Trang 271.4 vấn đề chất l−ợng thuốc cổ truyền hiện nay
Thị trường dược liệu ở trong tình trạng thả nổi, thiếu sự quản lý của các
cơ quan y tế (về chủng loại dược liệu, chất lượng và tính chính xác, quy trình chế biến, cách bảo quản ) và các cơ quan quản lý thị trường Việc đánh giá chất lượng dược liệu gặp nhiều khó khăn, hệ thống các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu về cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn [13] Nguồn nhân lực YHCT còn mỏng, thiếu cán bộ chuyên trách về YHCT, đặc biệt là cán bộ chuyên về Dược cổ truyền Công tác cấp giấy phép hành nghề cho các cơ sở chế biến, kinh doanh hàng dược liệu cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi người kinh doanh loại hình này phần lớn theo hình thức cha truyền con nối, không qua lớp huấn luyện đào tạo nên không đủ tiêu chí để cấp giấy phép Người hành nghề lại thường phân bố phân tán, hoạt động mang tính tự phát tại cơ sở nhỏ và chủ yếu là hộ gia đình Theo báo cáo của Đoàn Thanh tra
Sở y tế Hà Nội (2007) kết quả kiểm tra hành nghề kinh doanh dược liệu, đông dược chỉ riêng tại Ninh Hiệp (Gia Lâm/ Hà Nội) thì chỉ có 19/200 hộ kinh doanh dược liệu có giấy phép [23]
Viện dược liệu có một số nghiên cứu về thực trạng chất lượng và an toàn dược liệu lưu hành trên thị trường trong năm 2005 Với một số dược liệu thu hái trong nước kiểm tra kết hợp với 4 tiêu chuẩn: Tính đúng, độ ẩm, hàm lượng chất hoạt chất và tro toàn phần thì có tới 80% số mẫu dược liệu không đạt tiêu chuẩn Dược liệu nhập từ Trung Quốc với chỉ tiêu: Độ ẩm, hàm lượng hoạt chất có 55% số mẫu kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn Nhiều nghiên cứu xác định dư lượng lưu huỳnh, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong dược liệu cũng được thực hiện [10]
Viện kiểm nghiệm cũng có nhiều nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu trên cơ sở máy móc phương tiện hiện đại Những thông báo gần đây về chất lượng dược liệu trên thị trường cho thấy năm 2000 đến 2005 khoảng 35% mẫu dược liệu và chế phẩm thuốc cổ truyền lấy kiểm tra không đạt một số chỉ tiêu chất lượng [16]
Trang 28Kết quả kiểm tra chất lượng Dược liệu, thuốc y học cổ truyền, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu của Nhà nước năm 2006 thì tỷ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 11,55% [17]
Có 11 nguyên nhân dẫn đến dược liệu không đảm bảo tiêu chuẩn là dễ
bị nhầm lẫn giữa các dược liệu; do thu hoạch không đúng thời vụ khiến dược liệu chỉ đạt hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không có hoạt chất; do bảo quản không tốt; do bón nhiều phân đạm; do đất, nước tưới dược liệu bị ô nhiễm; lượng thuốc trừ sâu cao; do xông sinh quá liều; do nhiễm phóng xạ ở giai đoạn tiệt trùng hoặc trồng gần trạm rađa; do giống cây thuốc đưa vào trồng đã bị nhiễm bệnh; có dược liệu không biết nguồn gốc xuất sứ; dược liệu không có nơi bảo quản [13] Chính những nguyên nhân này khiến chất lượng dược liệu không đảm bảo, có thể tồn dư những chất độc hại, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đặc điểm của một số dược liệu dễ bị nhầm lẫn và giả mạo, là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng dược liệu không đảm bảo
♦ Vị thuốc Hoài sơn
Theo Nguyễn Viết Thân, đặc điểm tinh bột Hoài sơn: Đa số hình chuông, số ít hình trứng, dài 30 ữ 60μm, rộng 20 ữ 50μm Các hạt tinh bột có
vân đồng tâm, rốn hạt là một chấm hơi lệch về một đầu hạt [24]
Hình 1.1: Hạt tinh bột Hoài sơn chế từ Củ mài (Dioscorea persimilis Prain
et Burkill.) [24],
Trang 29Đặc điểm tinh bột Củ cọc, Củ cái: Tinh bột đa số hình trứng, số ít hình chuông dài 30 ữ 50μm, rộng 30 ữ 40μm có vân đồng tâm rõ, rốn hạt là một chấm
Hình 1.2: Hạt tinh bột “Hoài sơn” chế từ Củ cọc (Dioscorea glabra Roxb.) [24]
Hình 1.3: Hạt tinh bột “Hoài sơn” chế từ Củ cái (Dioscorea alata L.) [24]
♦ Vị thuốc Uy linh tiên
Theo cuốn Những d−ợc liệu dễ nhầm lẫn ở Hồng Kông (Easily confused Chinese Medicines in Hong Kong), Uy linh tiên (Radix Clematis chinensis) là
rễ và thân rễ cây Clematis chinensis Osbeck họ Hoàng liên (Ranunculaceae)
có đặc điểm: Đầu rễ dày, chắc, rễ thẳng có vằn dọc, vỏ màu sẫm, thịt màu hơi
vàng, mặt cắt có sợi xơ, có nứt giữa phần vỏ và phần gỗ [44]
Hình 1.4: Uy linh tiên (Radix Clematidis) [44]
Trang 30Uy linh tiên dễ bị nhầm với Quỷ cựu Quỷ cựu (Radix et Rhizoma
Sinopodophylli hexandri) là rễ và thân rễ cây Sinopodophylli hexandri họ Quỷ cựu (Berberidaceae): Đầu rễ màu nâu đỏ, nhẹ, rễ thẳng có vằn dọc, thân rễ
dạng mẩu nhỏ không đều, mặt cắt màu vàng trắng Đây là loài có độc [44]
Hình 1.5: Quỷ cựu (Radix et Rhizoma Sinopodophylli hexandri) [44]
♦ Vị thuốc Hồng hoa
Theo cuốn Những d−ợc liệu dễ nhầm lẫn ở Hồng Kông, vị thuốc
Hồng hoa (Flos Carthami.) là hoa của cây Carthamus tinctorrius L họ Cúc
(Asteraceae): Cánh hoa dài, màu đỏ cam, nhị nhụy hình trụ, không phân chia,
có 5 chỉ, 5 cánh hoa hình ống mảnh [44]
Hình 1.6: Hồng hoa (Flos Carthami) [45]
Tây hồng hoa (Strigma Croci.) là nhị hoa của cây Crocus sativus L họ
Diên vĩ (Iridaceae): Nhị dài, màu đỏ, hơi tía, có một chỉ nhị ngắn, đầu nhị mỏng,
rộng, mép hình răng c−a, phía cuối đôi khí có mẩu vòi nhụy hơi vàng [44]
Trang 31
Hình 1.7: Tây hồng hoa (Stigma Croci) [44]
♦ Vị thuốc Mộc thông
Theo cuốn Những dược liệu dễ nhầm lẫn ở Hồng Kông, Mộc thông
(Caulis Clematiclis) là thân leo đã phơi hoặc sấy khô của cây Clematis
armandii Franch họ Hoàng liên (Ranunculaceae) có đặc điểm: Phiến thuốc
mép không đều, không có vỏ hoặc còn sót vỏ màu nâu, hơi vàng, gỗ màu nâu hơi vàng hoặc vàng nhạt, có vân xuyên tâm màu trắng, lõi rõ, mặt cắt ngang với những sọc xuyên tâm màu vàng trắng và nứt nẻ [44]
Hình 1.8: Mộc thông (Caulis Clematiclis) [44]
Có một loài khác gọi là Quảng Mộc thông (Caulis Aistolochiae
manshuriensis) là dây leo của cây Aristolochiae manshuriensis Kom họ Mộc
thông (Aristolochiaceae) có đặc điểm: Phiến thuốc thường có vỏ, lõi không rõ, mặt cắt với những mạch vòng không đều đặn và xuyên tâm Đây là loài có chứa acid Aristoloric gây tổn thương thận, ung thư đường tiêt niệu, tổn thương
thận cấp và mạn khi uống thuốc trong thời gian dài [44]
Trang 32
Hình 1.9: Quảng Mộc thông (Caulis Aristolochiae manshuriensis) [44]
♦ Vị thuốc Phòng kỷ
Theo cuốn Những d−ợc liệu dễ nhầm lẫn ở Hồng Kông, Phòng kỷ
(Radix Stephania tetrandrae) là rễ của cây Phòng kỷ (Stephania tetrandrae S.)
họ Tiết dê (Menispermancae) có đặc điểm: Mặt phiến thuốc màu vàng xám,
có vân th−a thớt đồng tâm, bề mặt phẳng [44]
Hình 1.10: Phòng kỷ (Radix Stephania tetrandrae) [44]
Còn vị thuốc Quảng Phòng kỷ (Radix Aristolochia Fangchi) là rễ cây
Aristolochia Fangchi họ Mộc thông (Aristolochiacae) có đặc điểm: Mặt phiến
thuốc màu nâu xám, các vân xám trắng xen kẽ, bề mặt ráp Loài này cũng
chứa Acid Aristoloric gây độc cho thận [44]
Hình 1.11: Quảng Phòng kỷ (Radix Aristolochia Fangchi) [44]
Trang 331.5 Vμi nét về địa bμn nghiên cứu
Hà Nội là thành phố đông dân thứ 2 trong cả nước với 29 quận huyện, tổng dân số trên 6 triệu người, mô hình bệnh tật của nhân dân lại rất khác nhau giữa nội thành và ngoại thành Trong khi nội thành mang tính chất của y
tế đô thị, bước đầu hạ thấp được tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, mô hình bệnh tật đã theo xu thế các nước công nghiệp: Tăng huyết áp, ung thư, tim mạch…thì ngoại thành vẫn còn phổ biến mô hình bệnh tật tương tự như các tỉnh có nhiều khó khăn như: ỉa chảy, nhiễm khuẩn cấp, sởi, uốn ván [3], [20]…Chính vì thế nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân rất lớn Ước tính ngân sách y tế cho cả nước năm 2004 là 4.984.085 triệu đồng trong đó cho Hà Nội là 213.778 triệu đồng [3]
Vì là thủ đô nên Hà Nội cũng là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả nước, là nơi tập trung các BV từ trung ương đến địa phương, các BV tư nhân, các nhà thuốc tư nhân Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực y dược
cổ truyền có trình độ chuyên môn cao, tập trung tại các bệnh viện lớn, trường
đại học như BV YHCT Trung ương, BV YHCT Hà Nội, khoa YHCT tại các
BV đa khoa, Học viện YDHCT Việt Nam, Đại học Dược, Đại học Y Hà Nội Tại đây có các trung tâm nghiên cứu, la bô kiểm nghiệm về thuốc YHCT hiện
đại như Viện kiểm nghiệm Trung ương, Viện kiểm nghiệm thuốc Hà Nội Hà Nội còn có các khu nuôi trồng dược liệu có quy mô lớn được quy hoạch như Thanh Trì, Sóc Sơn và trung tâm buôn bán dược liệu quy mô lớn nhất cả nước như phố Lãn ông (Hoàn Kiếm), Ninh Hiệp (Gia Lâm) Chính vì thế lượng BN
đến với những cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT ngày càng đông, đóng góp rất lớn trong việc CSSK nhân dân không chỉ trong nội thành, ngoại thành mà cả các tỉnh, thành phố khác trong toàn quốc
Trang 34Chương 2
đối tượng vμ phương pháp nghiên cứu
2.1 đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Các CSKCB bằng YHCT công lập ở Hà Nội
Gồm có 14 cơ sở sau: Bệnh viện YHCT Trung ương, bệnh viện đa khoa
YHCT Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, bệnh viện K, BVĐK Xanh Pôn, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Bắc Thăng Long, bệnh viện Đức Giang, BVĐK Sóc Sơn, BVĐK Đông Anh, BVĐK Thanh Trì, bệnh viện Hữu Nghị
2.1.2 Cán bộ quản lý công tác chế biến TCT
- Cán bộ quản lý công tác CB tại địa điểm nghiên cứu bao gồm:
• Trưởng khoa dược hoặc phó trưởng khoa dược: Đối với
CSKCB là bệnh viện YHCT
• Tổ trưởng tổ đông dược: Đối với CSKCB là khoa YHCT
Các cán bộ này phải là người đã làm công tác quản lý CB từ 6 tháng trở lên, nếu cấp trưởng làm việc dưới 6 tháng sẽ phỏng vấn cấp phó
2.1.3 Một số vị thuốc dễ nhầm lẫn
Gồm có 5 vị thuốc sau: Hoài sơn, Uy linh tiên, Hồng hoa, Mộc thông, Phòng kỷ Chúng tôi chọn 5 vị thuốc trên để khảo sát vì Hoài sơn nếu bị thay thế bằng loài khác sẽ không có tác dụng Hồng hoa nếu bị nhầm lẫn sẽ có tác dụng khác Uy linh tiên, Mộc thông, Phòng kỷ nếu bị nhầm lẫn sẽ gây độc cho người sử dụng
Trang 352.2 phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp cả định tính và định lượng, có hồi cứu một số thông tin và số liệu
2.2.2 Cỡ mẫu
Chúng tôi dùng phương pháp chọn mẫu có chủ đích:
- Đối với CSKCB bằng YHCT công lập ở Hà Nội: 14 cơ sở (xem phần 2.1.1) Chúng tôi chọn các cơ sở trên bao gồm các bệnh viện quận, huyện của Thành phố
Hà Nội, ngoài ra một số bệnh viện khác có đặc thù riêng: BV YHCT Trung ương
là bệnh viện đầu ngành YHCT, BV Hữu Nghị chỉ điều trị cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế, BV Bạch Mai và BV E là bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, BV K là bệnh viện chuyên ngành ung thư
- Đối với cán bộ quản lý: Mỗi cơ sở sẽ phỏng vấn một người đủ tiêu chuẩn như trên, tổng số: 14 người
- Đối với 5 vị thuốc dễ nhầm lẫn: 100% cơ sở có sử dụng các vị thuốc trên Kết quả có 14 mẫu Hoài sơn, 8 mẫu Uy linh tiên, 10 mẫu Hồng hoa, 11 mẫu Mộc Thông và 3 mẫu Phòng kỷ
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
- Phỏng vấn cá nhân bằng bộ phiếu phỏng vấn: Phỏng vấn trưởng khoa dược, phó trưởng khoa dược, tổ trưởng tổ thuốc cổ truyền
- Quan sát:
• Quan sát tình trạng cơ sở vật chất của 14 cơ sở
• Quan sát thực hiện quy trình chế biến 5 vị thuốc
• Quan sát các vị thuốc và chế phẩm thuốc cổ truyền sử dụng tại cơ sở
• Quan sát các phụ liệu sử dụng trong chế biến
• Quan sát các phương pháp chế biến thuốc cổ truyền
- Hồi cứu sổ sách một số thông tin
Trang 362.2.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng dược liệu
- Lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên theo phương pháp ghi trong DĐVN III
và đóng vai khách hàng đến mua một số vị thuốc về dùng
- Mô tả, soi bột, làm tiêu bản đối chiếu với tài liệu mẫu
♦ Sử dụng cỏc mụ tả của chuyờn luận, một mẫu đối chiếu (dược liệu hay chất tinh khiết) thớch hợp đó đạt yờu cầu chất lượng theo chuyờn luận riờng để xỏc nhận kết quả kiểm nghiệm
♦ Nếu dược liệu đũi hỏi phải được làm thành bột trước khi định tớnh, định lượng thỡ phải tỏn dược liệu đú thành bột, rõy và trộn đều
♦ Chỉ tiờu “Mụ tả” bao gồm những mụ tả về hỡnh thỏi, kớch thước, màu sắc, cỏc đặc điểm của bề mặt, vết bẻ hay mặt cắt của dược liệu hoặc đặc điểm thể chất của dược liệu
∗ “Hỡnh thỏi” là hỡnh dạng của dược liệu khụ Thụng thường dược liệu được quan sỏt mà khụng cần xử lý trước Cỏc loại dược liệu là lỏ hay hoa bị nhăn nheo, khụ quăn cú thể được làm ẩm, làm mềm và trải phẳng trước khi quan sỏt Đối với một vài loại quả và hạt nếu cần cú thể được làm mềm và loại bỏ vỏ hạt để kiểm tra đặc điểm bờn trong
∗ “Kớch thước” là chiều dài, đường kớnh và độ dày của dược liệu Tiến hành đo trờn một số mẫu Cho phộp một vài mẫu cú giỏ trị hơi cao hơn hoặc thấp hơn giỏ trị đó xỏc định Sử dụng thước đo chia vạch tới milimet Đối với hạt hay vật cú kớch thước nhỏ, xếp 10 hạt gần nhau theo một hàng trờn một tờ giấy cú chia vạch tới milimet, đo và tớnh giỏ trị trung bỡnh
∗ “Màu sắc” của dược liệu được quan sỏt bằng mắt thường ở ỏnh sỏng ban ngày Màu cú thể được mụ tả bằng cỏc sắc độ như “hơi”, “đậm” hay
“nhạt” (vớ dụ màu hơi vàng, màu vàng đậm, màu vàng nhạt) Nếu màu được
mụ tả là màu phối hợp của hai màu thỡ màu chớnh là màu ghi trước (vớ dụ trong màu nõu vàng thỡ màu nõu là màu chớnh)
∗ Đặc điểm bờn ngoài, bề mặt vết bẻ hay cắt ngang của dược liệu thường được quan sỏt trờn dược liệu chưa sơ chế Nếu quan sỏt thấy những đường vằn khỏc nhau trờn mặt bẻ thỡ cú thể cắt phẳng rồi quan sỏt
Trang 37♦ Định tớnh là những phương phỏp dựng để nhận biết dược liệu, bao gồm cỏc kinh nghiệm truyền thống, phương phỏp vi học và cỏc phương phỏp lý húa, ở đõy chỳng tụi chỉ dựng phương phỏp vi học
Định tớnh dược liệu bằng phương phỏp vi học là việc quan sỏt đặc điểm của cỏc tế bào, cỏc mụ của lỏt cắt, của bột hay của bề mặt dược liệu dưới kớnh hiển vi
2.3 Các chỉ số vμ biến số nghiên cứu
biến số
PP thu thập
- Nguồn cung ứng thuốc cổ truyền
- Số vị thuốc cổ truyền sử dụng tại cơ sở
- Số loại chế phẩm TCT sử dụng tại cơ sở
- Một số chỉ tiêu chất l−ợng của 5 vị thuốc NC
-Định tính,
định l−ợng
-Phiếu phỏng vấn -Quan sát
- Kiểm nghiệm
- Các TTB phục vụ chế biến
- Các TTB phục vụ kiểm nghiệm
- Tài liệu sử dụng trong chế biến
- Các TTB phục vụ bảo quản
- Số vị thuốc cổ truyền chế biến tại cơ sở
định l−ợng
-Quan sát bằng bảng kiểm -Phiếu
PV
Trang 382.4 Phương pháp khống chế sai số
- Thiết kế bộ phiếu phỏng vấn, điều tra có sự kiểm tra lẫn nhau
- Làm thử trước để rút kinh nghiệm, sửa chữa bổ sung phiếu điều tra
- Các phiếu điều tra được kiểm tra ngay, nếu sai sót do người điều tra thì làm điều tra lại
- Các cơ sở nghiên cứu được mã hóa: CSYT công lập đánh số từ 1 đến 14
2.5 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình thống kê y sinh học với phần mềm SPSS 13.0
2.6 Địa điểm nghiên cứu
- Khoa dược các bệnh viện YHCT tại Hà Nội
- Khoa YHCT thuộc các bệnh viện đa khoa tại Hà Nội (đối với trường hợp tổ đông dược thuộc khoa YHCT )
- Khoa dược thuộc các bệnh viện đa khoa tại Hà Nội (đối với trường hợp tổ đông dược thuộc khoa dược)
2.7 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009
2.8 đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng khoa học, Phòng sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội và lãnh đạo các cơ sở nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp nhà quản lý có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TCT và chất lượng thuốc chế biến tại các cơ sở KCB để chăm sóc sức khỏe người dân được tốt hơn
Khách quan trong đánh giá, trung thực khi xử lý số liệu
Các cơ sở nghiên cứu được mã hóa, thông tin chỉ được sử dụng trong NC
Trang 39Ch−¬ng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thùc tr¹ng sö dông thuèc cæ truyÒn ë c¸c c¬ së
Trang 403.1.2 Nguồn cung ứng thuốc cổ truyền tại các cơ sở
Bảng 3.2 Tỷ lệ cơ sở đ−ợc cung cấp TCT theo các nguồn cung ứng
Nguồn cung ứng
Số l−ợng cơ sở
đ−ợc cung ứng
Tỷ lệ (%)
3.1.3 Tình hình sử dụng thuốc cổ truyền
Ngày 1/2/2008 Bộ Y tế đã ban hành Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu
dùng trong cơ sở khám chữa bệnh kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT
(sau đây chúng tôi xin gọi tắt là danh mục TCY) Tình hình sử dụng thuốc ở
các cơ sở đ−ợc mô tả đ−ợc mô tả ở các bảng sau: