A. MỞ BÀI. Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về các hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty. Qua đó, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Trang 1A MỞ BÀI.
Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về các hình thức vốn góp, định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty Qua đó, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định
B NỘI DUNG.
I Hình thức vốn góp vào công ty.
Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền
sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công
ty do thành viên góp Với tài sản góp vốn là tiền việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì không phải định giá Khoản 1 Điều 30 chỉ rõ tài sản góp vốn nếu không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì phải được định giá Từ hai quy định trên ta thấy đối tượng tài sản góp vốn vào công ty phải được định giá là giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty Trên cơ sở đó, vốn điều lệ của công ty mới được xác định rõ ràng, quyền lợi của các bên được bảo đảm tối đa
Tài sản góp vốn vào công ty phải trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
1 Quyền sử dụng đất.
Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước giao đất cho các tổ chức
và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài (Hiến pháp 1992) Khác với một số nước trên thế giới, Việt Nam không thừa nhân hình thức sở hữu tư nhân đối với đất đai Tổ chức và cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất, được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Quyền sử dụng đất là một loại quyền tài sản đặc thù, trong
đó người có quyền sử dụng đất chuyển quyền này cho người khác Hay nói cách khác, quyền sử dụng đất là khả năng pháp lí của một tổ chức, cá nhân có thể sử dụng đất vào mục đích trong khuôn khổ pháp luật cho phép
Luật đất đai 2003 đã mở rộng đối tượng được góp vốn bằng quyền sử dụng đất so với Luật Đất đai 1993, tạo ra sự thuận lợi trong việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh Khi định giá tài sản này, các công ty tiếp nhận vốn phải hết sức lưu ý, bởi
vì theo Điều 7 Pháp lệnh Giá – 2002, đất đai là loại tài sản do Nhà nước định giá thông qua các hình thức: mức giá cụ thể, mức giá chuẩn, khung giá, giá giới hạn tối đa, tối thiểu
Trang 2Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ kế hoạch đầu tư năm 2003, việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất chưa thể thực hiện được Điều đó phần lớn xuất phát từ việc chưa có cơ chế định giá đất rõ ràng, chính xác vì thế không tạo được
sự an tâm cho nhà đầu tư trong việc dùng quyền sử dụng đất để góp vốn kinh doanh
2 Quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 5 Nghị định 102/2010/ NĐ- CP quy định hình thức ggóp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn Bộ Tài chính hướng dẫn việc định giá góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Theo Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2006, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản Tuy nhiên, theo Điều 45 quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều
29 của Luật sở hữu trí tuệ như quyền bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn
Nhà đầu tư được góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ
và các văn bản pháp luật có liên quan, bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, thiết kế vi mạch
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp ghi nhận công nghệ cũng là một loại tài sản góp vốn Khoản 2 Điều 1 Luật Khoa học và Công nghệ 2000 giải thích: công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn nhân lực thành sản phẩm Khi nhà đầu tư góp vốn bằng loại tài sản này có nghĩa là họ đã thiết lập một hợp đồng chuyển giao công nghệ với công ty Sau khi tài sản này được góp vào công ty, công ty sẽ toàn quyền phát triển công nghệ được chuyển giao
Trang 3Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2006, Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
II Định giá tài sản góp vốn vào công ty.
1 Nguyên tắc định giá.
Luật Doanh nghiệp đã đưa ra nguyên tắc định giá tài sản vào thời điểm góp vốn thành lập công ty Theo đó, khi xuất hiện đối tượng tài sản cần phải được định giá, tất cả thành viên sáng lập cùng nhau bàn bạc,thống nhất để quyết định giá trị tài sản Luật Doanh nghiệp chưa quy định trực tiếp nguyên tắc định giá tài sản góp vốn trong quá trình công ty đang hoạt động mà chỉ quy định người có thẩm quyền định giá Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, phần vốn góp của nhà đầu tư phải được ghi vào Điều lệ của công ty Vì vậy, nếu trong quá trình công ty đâng hoạt động mà có việc góp vốn thì sẽ dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các thành viên công ty cũng như hoạt động của công ty Do đó đòi hỏi phải được quy định cụ thể và chặt chẽ hơn
Vấn đề định giá tài sản vào thời điểm công ty hoạt động trong công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ được quyết định tại cuộc họp của cơ quan quản lý công ty theo đúng tỉ lệ mà Luật Doanh nghiệp quy định Riêng trong công
ty hợp danh, xuất phát từ bản chất của nó, các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau quyết định các vấn đề quản lý công ty nói chung cũng như vấn đề định giá tài sản góp vốn nói riêng
Trong thực tế hoạt động định giá tài sản góp vốn, để tìm được sự nhất trí cho việc xác định giá trị tài sản không hề đơn giản Do đó, việc định giá tài sản cần có
sự hợp tác cao giữa những người có thẩm quyền định giá để đi đến một mức giá cụ thể, phản ánh xác thực về hiện trạng tài sản mà nhà đầu tư thấy rõ là hợp lý, không gây ra tranh chấp
2 Thẩm quyền định giá.
Khoản 2 Điều 30 quy định về thẩm quyền định giá tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp: Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí Khoản 3 Điều 30 quy định
về thẩm quyền định giá tài sản góp vốn vào công ty đang trong quá trình hoạt động, theo đó việc định giá do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá
Trang 4Quy định trên đây đã xác định việc định giá tài sản góp vốn ở hai thời điểm thành lập công ty và khi công ty đang hoạt động chỉ khác nhau ở thẩm quyền định giá, còn trách nhiệm và chu trình định giá là hoàn toàn giống nhau Như vậy, áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp vào thực tế định giá tài sản góp vốn, những người có thẩm quyền có thể sẽ trực tiếp tiến hành hoặc thuê những công ty kiểm toán hay các tổ chức kinh tế có chức năng định giá tài sản
Nếu những người có thẩm quyền trực tiếp định giá tài sản góp vốn thì họ phải thành lập Hội đồng định giá Tùy thuộc vào thời điểm tài sản được đem góp vào công ty, thành phần Hội đồng định giá sẽ khác nhau
Các chủ thể có thẩm quyền định giá tài sản có thể dựa vào Nghị định 187/2004/NĐ-CP để tham khảo thành phần Hội đồng định giá Hội đồng có trách nhiệm thẩm định kết quả kiểm kê, phân loại, đánh giá tài sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng; kết quả thẩm định của Hội đồng được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ kí của các thành viên chính thức
Tại thời điểm thành lập công ty, Hội đồng định giá tài sản gồm tất cả những thành viên sáng lập Họ cùng nhau thỏa thuận quyết định giá trị tài sản góp vốn Mỗi thành viên sáng lập có vai trò như nhau, có quyền quyết định ngang nhau khi thông qua giá trị tài sản góp vốn, đảm bảo được nguyên tắc thỏa thuận trong giao dịch dân sự
Một trong những vấn đề phải được tất cả các thành viên hợp danh có quyền biểu quyết chấp thuận là tiếp nhận thành viên hợp danh mới Tiếp nhận thành viên
có thể gắn với công việc định giá tài sản góp vốn Vấn đề định giá tài sản phải được tất cả các thành viên hợp danh chấp thuận là hợp lí Điều này thể hiện sự thống nhất trong các quy định của Luật Doanh nghiệp
Trong hoạt động định giá tài sản góp vốn, hiện tượng công ty thuê doanh nghiệp thẩm định giá tất yếu sẽ xảy ra, nhất là đối với những tài sản đặc thù, không
có điều kiện tiến hành định giá trực tiếp Đối với tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất, người có thẩm quyền phải rất linh hoạt, không thể hoàn toàn dựa vào giá thị trường
Quyết định giá trị tài sản vốn góp sẽ được Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, tất cả thành viên hợp danh của công ty hợp danh bàn bạc trong cuộc họp Việc định giá tài sản để tiếp nhận thành viên đồng nghĩa với việc sửa đổi Điều lệ chỉ được thông qua khi đáp ứng được tỉ lệ luật định
3. Trách nhiệm của người định giá
Trang 5Trường hợp giá trị tài sản góp vốn được định cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá; nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường Luật Doanh nghiệp đặt ra vấn đề trách nhiệm nhằm mục đích để người có thẩm quyền phải ý thức cao về quyền hạn và nghĩa vụ của mình
Đối với trường hợp công ty tiến hành định giá tài sản góp vốn, tất cả thành viên của Hội đồng định giá cùng chịu trách nhiệm vê giá trị tài sản Họ phải cùng thỏa thuận để định đoạt giá trị của tài sản góp vốn Khi xảy ra việc tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn, theo quy định của Điều 30 Luật Doanh nghiệp cả người góp vốn và người định giá phải góp
đủ số vốn như đã được định giá Đây là một quy định cần phải xem xét trên cả hai phương diện: một là, các bên đã không ý thức được giá trị thực của tài sản; hai là, các bên đã cố tình định giá cao hơn so với tài sản thực tế Tuy nhiên, dù trường hợp nào, khi gây thiệt hại cho người khác thì vẫn phải đặt ra trách nhiệm bồi thường Song Luật Doanh nghiệp chưa xác định rõ tỉ lệ trách nhiệm giữa bên góp vốn và người định giá trong vấn đề này, vì điều này mà tranh chấp có thể xảy ra
Trường hợp công ty thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá tài sản thì trách nhiệm được nói đến ở đây sẽ thuộc về bên được thuê định giá tài sản Quyền
và nghĩa vụ của các bên sẽ được xác định trong hợp đồng Tổ chức được thuê định giá tài sản sẽ chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định tài sản trước khách hành của mình.Với quy định về quyền yêu cầu giám định lại tài sản góp vốn của người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan đã bảo vệ lợi ích của những thành viên có vốn không lớn trong công ty Tuy nhiên, cần phải xác định giới hạn của quyền này
để bảo đảm sự ổn định của toàn bộ quá trình kinh doanh trong công ty
Người có quyền định giá phải ý thức cao hơn về công việc của mình khi định giá tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất Bởi vì giá đất trên thị trường hàm chứa nhiều yếu tố ảo, không phản ánh đúng quy luật cung cầu nhất là trong điều kiện hiện nay Việt Nam chưa hình thành thị trường bất động sản có tổ chức Khi định giá tài sản vô hình, người có thẩm quyền cũng phải hết sức lưu ý khi mà sự thỏa thuận lại chính là yếu tố quyết định giá trị của loại tài sản này
Quyền lợi của nhà đầu tư gắn liền với giá trị phần vốn góp, do đó định giá tài sản chính xác, sát với giá trị thực tế sẽ bảo vệ tối đa quyền lợi của nhà đầu tư, tạo tâm lý an tâm khi đầu tư kinh doanh
Luật Doanh nghiệp đã đưa ra được nguyên tắc định giá, thẩm quyền định giá, trách nhiệm của người có quyền định giá Tuy nhiên, cần có những quy định
Trang 6cụ thể hơn về cơ chế bảo vệ quyền lợi của người có tài sản bị định giá sai, trách nhiệm cụ thể của người có thẩm quyền định giá
III Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty.
1 Chuyền quyền sở hữu đối với tài sản có đăng kí.
Chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ
Quyền tác giả, quyền liên quan:
Tác giả và chủ sở hữu tác phẩm có quyền nộp đơn đăng kí bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm tại Cục sở hữu trí tuệ Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:
tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn)Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định; và một số giấy tờ khác theo điểm b, c,d,đ,e Khoản 2 và Khoản 3 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ Cơ quan này sẽ ghi vào sổ đăng kí bản quyền và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả Khi tiến hành đầu tư, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho công ty mình đầu tư tại Cục sở hữu trí tuệ Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thực hiện chuyển quyền sở hữu cho người nhận chuyển quyền Sau đó quyền sở hữu giá trị quyền tác giả sẽ chuyển sang cho công ty, công ty trở thành chủ sở hữu tài sản, toàn quyền định đoạt tài sản này trong hoạt động kinh doanh
Quyền sở hữu công nghiệp:
Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ do Cục sở hữu trí tuệ cấp Đây là chứng chỉ duy nhất của Nhà nước xác nhận quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể được cấp văn bằng Từ thời điểm này, chủ sở hữu được quyền khai thác giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của mình
Trang 7Giá trị quyền sở hữu công nghiệp là một loại tài sản mà tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có quyền góp vốn vào công ty Quyền này thống nhất với quy định “quyền
sở hữu công nghiệp có thể được chuyển giao cho người khác” của Bộ luật Dân sự Song nhà đầu tư cũng chỉ có thể chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với những đối tượng mà pháp luật cho phép Hồ sơ đăng kí hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải được nộp cho Cục sở hữu trí tuệ gồm các giấy tờ
có quy định trong Điều 149 Luật Sở hữu trí tuệ 2006 Việc chuyển nhượng quyền
sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản Nội dung của hợp đồng được quy định tại Điều 140, Luật sở hữu trí tuệ 2006
Khi nhận được đơn, Cục sở hữu trí tuệ xem xét trong thời hạn một tháng, nếu thấy hợp lệ sẽ tiến hành việc chuyển quyền sở hữu theo yêu cầu của người chuyển giao Khi Cục sở hữu trí tuệ thực hiện xong việc chuyển quyền sở hữu, công ty tiếp nhận vốn trở thành chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp Mọi trường hợp chuyển quyền sở hữu đối với loại tài sản này phải được thể hiện bằng văn bản Từ thời điểm chuyển giao, mọi quyền và nghĩa vụ của chủ văn bằng bảo
hộ (nhà đầu tư) đều được chuyển giao hoàn toàn cho công ty Công ty này sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản này kể từ ngày hợp đồng chuyển giao được đăng kí tại Cục sở hữu công nghiệp (Nghị định số 103/2006/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp)
Cục sở hữu trí tuệ phải chú ý đến trường hợp chuyển quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung để có thể xác định chính xác phần sở hữu của người định góp vốn Bởi vì trong trường hợp này, mỗi chủ sở hữu chung chỉ được chuyển giao phần quyền thuộc về mình cho công ty khi được các chủ sở hữu chung còn lại đồng ý hoặc tuy có một hoặc một số chủ sở hữu chung còn lại không đồng ý nhưng
họ không tiếp nhận phần cần chuyển giao và việc không đồng ý không có lí do xác đáng
Chuyển quyền sở hữu đối với công nghệ:
Công nghệ là một loại tài sản góp vốn cũng phải được tiến hành chuyển quyền Sở hữu khi góp vốn vào công ty Nhà đầu tư phải làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu công nghệ sang cho công ty thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, hợp đồng này phải được lập thành văn bản và phải đăng kí hoặc xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định khác
Nếu bên góp vốn là người nước ngoài, theo Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số số điều của nghị định 24, bên góp vốn phải lập hồ sơ chuyển giao công nghệ
Hồ sơ xin chuyển giao công nghệ phải được gửi kèm theo hồ sơ dự án xin cấp giấy phép đầu tư và phải có các tài liệu liên quan đến sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo
Trang 8hộ quyền sở hữu công nghiệp và các văn bản xác nhận về tính năng kĩ thuật, nguyên tắc thỏa thuận giá trị công nghệ của các bên liên doanh Việc góp vốn bằng công nghệ phải được Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận Cơ quan cấp giấy phép đầu tư thực hiện việc điều chỉnh giấy phép đầu tư sau khi việc góp vốn bằng công nghệ được chuẩn y
Thẩm quyền thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho các nhà đầu tư trong nước phụ thuộc vào từng đối tượng đầu tư là ai, có thể là Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ ban ngành hoặc có thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ phải tuân theo thủ tục đăng kí do Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Theo Luật chuyển giao công nghệ 2006, bên chuyển giao
có quyền gửi hồ sơ yêu cầu đăng kí hợp đồng cho Bộ Khoa học và Công nghệ Hồ
sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ được quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật chuyển giao công nghệ 2006 Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kí hợp đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ Còn nếu hồ sơ yêu cầu đăng kí việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nộp tại Cục sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai về sở hữu công nghiệp
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
Công ty có quyền sở hữu giá trị công nghệ từ khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành xong thủ tục chuyển quyền cho nhà nước
Chuyển quyền sở hữu đối với giống cây trồng:
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng Tổ chức, cá nhân này đăng kí bảo hộ giống cây trồng tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho
cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng (Khoản 2 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ 2006)
Theo Nghị định 88/2010/NĐ- CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ 2006 thì: Nội dung hợp đồng chuyển nhượng tại Khoản 2 Điều 25 Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, bên chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan
Trang 9bảo hộ giống cây trồng và phải nộp lệ phí theo quy định Hồ sơ đăng kí hợp đồng chuyển nhượng được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Đối với việc chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo Điều 27
Chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình
Tài sản góp vốn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Chủ sở hữu loại tài sản này phải chuyển quyền sở hữu cho công ty tại cơ quan mà họ đã đăng kí quyền sở hữu
Nhà đầu tư không phân biệt cá nhân, tổ chức hay gia đình trong và ngoài nước đang cư trú hoặc có trụ sở tại địa phương nào thì làm thủ tục sang tên, di chuyển xe tại Phòng cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh của địa phương đó Nếu người góp vốn là cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế nước ngoài đang công tác, học tập tại Hà Nội, họ sẽ phải chuyển quyền sở hữu tài sản của mình tại Cục sở hữu cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt
Khi làm thủ tục sang tên cho công ty, người cam kết góp vốn phải mang đầy
đủ giấy tờ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ và việc chuyển giao quyền sở hữu của mình Cơ quan đăng kí xe phải chịu trách nhiệm tiếp nhận và làm các thủ tục chuyển quyền cho người góp vốn Trong thời gian 3 ngày (ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 7 ngày) kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ
hồ sơ, cơ quan cảnh sát giao thông phải thực hiện xong việc sang tên di chuyển xe
và cơ quan này có nhiệm vụ quản lí hồ sơ
Tài sản góp vốn là tàu bay
Tàu bay là loại tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, nhà đầu tư góp vốn vào công ty bằng tài sản này phải tuân theo thủ tục đặc thù do pháp luật quy định Người chủ sở hữu cũ (người đứng tên đăng kí tàu bay) phải báo cho Cục hàng không dân dụng Việt Nam về việc chuyển giao quyền sở hữu
Pháp luật quy định tổ chức, cá nhân sẽ là chủ sở hữu tàu bay theo quy định tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu phải có trách nhiệm đăng kí việc chuyển nhượng này vào đăng bạ tàu bay Việt Nam Việc đăng kí chuyển nhượng này bao gồm việc đăng kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng như quy định tại Điều 29 và 30 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay dân dụng được hiểu là mọi văn bản dưới dạng hợp đồng hoặc bất kỳ dạng văn bản nào trong đó quy định việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng Việt Nam
Trang 10Theo Nghị định 70/2007/N Đ- CP về đăng kí quốc tịch và đăng kí các quyền đối với tàu bay dân dụng, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp
lệ, Cục hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm xem xét và tiến hành cấp chứng chỉ đăng kí chuyển nhượng quyền sở hữu tàu bay cho công ty Trường hợp không đủ điều kiện đăng kí, Cục hàng không dân dụng Việt Nam phải thông báo cho người làm đơn chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn và giấy tờ có liên quan Tính từ thời điểm nhận chứng chỉ đăng kí quyền chuyển nhượng quyền
sở hữu tàu bay dân dụng, người được cấp đăng kí chính thức được công nhận là chủ sở hữu của tàu bay đã được chuyển nhượng
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh khi nhận tài sản vốn góp bằng tàu bay phải thực hiện các quy định trên Tài sản thuộc diện phải đăng kí muốn chuyển thành sở hữu công ty đòi hỏi người cam kết góp vốn phải chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
2 Chuyển quyền sử dụng đất vào công ty
Luật Đất đai 2003 đã mở rộng quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, thiết lập được cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất có gắn với trách nhiệm của cơ quan Nhà nước Hơn nữa, người góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất chỉ phải nộp hồ sơ (gồm hợp đồng góp vốn và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) tại văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất được hoạt động theo cơ chế dịch vụ công thuộc cơ quan quản lí đất đai của địa phương Và trong thời hạn không quá 4 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính tới cơ quan đối với trường hợp đủ điều kiện góp vốn thì thực hiện đăng kí góp vốn vào hồ sơ địa chính
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Điểm c Khoản 2 Điều 148 Nghị định 181/2004/NĐ- CP về thi hành Luật Đất đai) Trong trường hợp góp vốn phát sinh pháp nhân mới thì văn phòng này gửi hồ sơ đăng kí góp vốn đến cơ quan quản
lí đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới
Luật Đất đai 2003 đã gộp trình tự thực hiện quyền của người sử dụng đất, trình tự đăng kí khi chuyển quyền và trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành một trình tự chung và giao thẩm quyền cho văn phòng đăng kí quyền sử