1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm

75 510 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Liên Hợp Thực Phẩm
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 567 KB

Nội dung

phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp

Trang 1

MỞ ĐẦU

Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanhđồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát triển, đứng vững trong

cơ chế thị trường Đối với các doanh nghiệp, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chế

độ cấp phát và giao nộp sản phẩm đã không chú trọng đến vai trò của vốn cũng nhưnâng cao hiệu quả sử dụng vốn Trong tình hình mới, cùng với sự chuyển đổi cơ chếkinh tế là quá trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý

và sử dụng, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn Điều này đã tạo nênnhững cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinhdoanh Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh năng động thích nghi với cơ chế thịtrường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn không ít những doanh nghiệp gặp khó khănbởi việc sử dụng vốn kém hiệu quả Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với cácdoanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm làmột doanh nghiệp đã tự khẳng định mình bằng các kết quả sản xuất kinh doanh màCông ty đạt được trong thời gian qua Công ty đã đạt được những thành tựu nhất địnhtrong quá trình đổi mới.Việc tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đềđang được Công ty quan tâm

Với những ý nghĩ trên, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Liên Hợp

Thực Phẩm em đã chọn chuyên đề tốt nghiệp là : "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm".

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1 : Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp.

Chương 2 : Thực trạng sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm thời gian qua.

Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm.

Do trình độ lý luận và thực tiễn có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi nhữngthiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trongCông ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm cùng toàn thể các bạn

Trang 2

CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG VỐN:

1 Khái niệm về vốn sản xuất:

Trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp như là các tế bào của nền kinh

tế Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm thực hiện mục đích chủ yếu làhoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cảcác công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lao vụ dịch vụtrên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ,đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền vốn nhất định Vốn là tiền nhưng tiềnchưa hẳn là vốn Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi được dùng cho việc sản xuất - kinhdoanh để mua sắm tư liệu lao động, đối tượng lao động cho việc sản xuất kinh doanh.Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp tư liệu lao động, đối tượng laođộng và sức lao động để tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ

Như vậy có thể thấy tư liệu lao động và đối tượng lao động doanh nghiệp dùngcho sản xuất kinh doanh là hình thái vật chất của vốn Vốn được biểu hiện dưới dạngvật chất và giá trị Vốn luôn vận động và chuyển hoá hình thái vật chất, cũng nhưchuyển hoá từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ Ngoài sự tồn tại dưới dạng vậtchất, còn có loại vốn tồn tại dưới dạng tài sản vô hình có giá trị như bằng phát minh,sáng chế, kinh nghiệm tay nghề, bí quyết

Vốn sản xuất trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuấtđược doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc thực hiện nhiệm

vụ sản xuất kinh doanh

Xét về hình thái vật chất vốn sản xuất bao gồm ba yếu tố cơ bản: tư liệu laođộng, đối tượng lao động và lao động Đối tượng lao động và lao động tạo nên thực tếsản phẩm, còn tư liệu lao động là phương tiện chuyển hoá đối tượng lao động thànhthực tế sản phẩm

Trang 3

Quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, dovậy vốn của doanh nghiệp được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chuchuyển vốn Sự vận động của vốn sản xuất kinh doanh theo sơ đồ :

TLLĐ

ĐTLĐ(T' > T)

Bắt đầu là hình thái vốn tiền tệ sang hình thái vốn sản xuất (TLLĐ, ĐTLĐ).Sau quá trình sản xuất vốn chuyển hoá thành hình thái vốn hàng hoá Cuối cùng trởlại hình thái vốn tiền tệ

Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanhnên cùng một lúc vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong quátrình sản xuất kinh doanh

2 Phân loại vốn sản xuất:

Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau về mặt giá trị của vốn sản xuất,

có thể chia nó thành 2 loại : vốn cố định và vốn lưu động

2.1 Vốn cố định:

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm:

Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, là hình thái giá trị của những tưliệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất

Vốn cố định là biểu hiện thành giá trị của những máy móc, thiết bị, nhàxưởng tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng về mặt giá trị của nó lạikhông chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần trong nhiều chu

kỳ sản xuất

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của vốn sản xuất, nóquyết định trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc ứng dụng nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý, sử dụng nó

là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang trí kỹ thuật - "hệ thống xương vàbắp thịt" của sản xuất kinh doanh

Tài sản cố định là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trìnhsản xuất Song, không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là tài

Trang 4

sản cố định mà tài sản cố định chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặtgiá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhànước.

Theo quy định hiện hành, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đâythì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sảnđó;

- Nguyên giá tài sản phải xác định một cách đáng tin cậy;

- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;

- Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên

Như vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sửdụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất Khi tham gia vào quátrình sản xuất – kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó đượcchuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất – linh doanh và giữ nguyên được hìnhthái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng

Tài sản cố định ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụthể như nhà cửa, máy móc thiết bị… có những loại không có hình thái vật chất thểhiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầuquản lý khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu (lớn) và thời gianthu hồi vốn (trên 1 năm)

2.1.2 - Cơ cấu vốn cố định:

Tài sản cố định có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý rấtkhác nhau Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần thiếtphải phân loại tài sản cố định Phân loại tài sản cố định là sắp xếp tài sản cố địnhthành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như theo hình thái biểuhiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng…

Vốn cố định của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hình thái giá trị của các loạitài sản cố định sau đang dùng trong sản xuất kinh doanh:

a Tài sản cố định vô hình :

Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và dodoanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh Thuộc về TSCĐ vô hìnhgồm có: Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu

Trang 5

hàng hóa; Phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy nhượng quyền; TSCĐ vô hìnhkhác.

b Tài sản cố định hữu hình:

Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể Thuộc về loại này gồm có: Nhàcửa vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị,dụng cụ dùng cho quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; Tàisản cố định hữu hình khác

Cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là cácnhân tố: Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, sự tiến bộ kỹ thuật, trình độ

tổ chức sản xuất, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bố sản xuất Khi xây dựng và cảitiến cơ cấu vốn cố định cần chú ý xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này

2.1.3 - Quản lý vốn cố định:

a Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh hoặc không sửdụng, tài sản cố định đều bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị của tài sản cốđịnh Có hai loại hao mòn tài sản cố định là:

* Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:

- Hao mòn hữu hình:

Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn bị hưhỏng từng bộ phận Hao mòn hữu hình của TSCĐ hữu hình có thể diễn ra 2 dạng dướiđây:

+ Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng

+ Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí…) khôngphụ thuộc vào việc sử dụng

Do có sự hao mòn hữu hình nên TSCĐ mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúcban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác

- Hao mòn vô hình:

Là sự giảm giá trị của TSCĐ hữu hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật Hao mòn

vô hình xảy ra do TSCĐ hữu hình bị lỗi thời về kỹ thuật, còn gọi là hao mòn về kinh

tế của mỗi TSCĐ, người sử dụng TSCĐ phải dự tính được tính chất và quá trình xảy

ra sự hao mòn vô hình TSCĐ để có những quy định khấu hao thích hợp nhằm thu hồi

đủ vốn đầu tư trước khi TSCĐ bị thanh lý

Trang 6

-> Trong quá trình sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần nghiên cứu đểtìm ra những biện pháp nhằm giảm tối đa tổn thất do hao mòn hữu hình và hao mòn

vô hình gây ra như nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định, đẩy nhanh việc cải tiến

và hiện đại hoá máy móc thiết bị, tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy mócthiết bị, nâng cao trình độ người lao động

* Khấu hao tài sản cố định:

Như vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản tài sản cố định bị hao mòn (hữuhình và vô hình) Một bộ phận giá trị của tài sản cố định tương ứng với mức hao mòn

đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định Bộphận giá trị này là một yếu tố của chi phí sản xuất và cấu thành trong giá thành sảnphẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao tài sản cố định Saukhi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thànhquĩ khấu hao tài sản cố định

Khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với bảo toàn, phát triển vốn và kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh Thực hiện khấu hao đúng, đủ hao mòn thực tế giá trị tàisản cố định không những phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh mà còn đảm bảo quĩ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra

b Kế hoạch khấu hao tài sản cố định:

Kế hoạch khấu hao tài sản cố định hàng năm là một nội dung của công tác kếhoạch tài chính Nó là biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định trên phương diệnbảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Đồng thời nó là căn cứ để xâydựng các quyết định tài chính về đầu tư

Khi lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định trước hết cần xác định tổng giá trị tàisản cố định hiện có vào đầu năm kế hoạch, cơ cấu theo nguồn hình thành của giá trị

đó và phạm vi tài sản cần tính khấu hao Tiếp theo căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn

và tình hình thực hiện kế hoạch để dự kiến điều chỉnh tăng giảm tài sản cố định năm

kế hoạch Sau đó xác định tổng giá trị bình quân tài sản cố định cần trích khấu haotrong năm kế hoạch Từ đó tính được số tiền trích khấu hao năm kế hoạch

Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau,

theo quy định hiện hành (QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài

chính) có ba phương pháp khấu hao:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Trang 7

Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phươngpháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấuhao phù hợp với từng TSCĐ của doanh nghiệp Trong các phương pháp khấu hao trênphương pháp khấu hao áp dụng phổ biến là phương pháp khấu hao đường thẳng (khấuhao đều theo thời gian)

c

Bảo toàn và phát triển vốn cố định:

Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định nói riêng là điều kiện tồn tại vàphát triển của mỗi doanh nghiệp Kinh doanh ít nhất phải đảm bảo hoà vốn, bù đắpđược số vốn đã bỏ ra để tái sản xuất giản đơn Đồng thời doanh nghiệp phải kinhdoanh có lãi để tự tích luỹ bổ sung vốn, tạo vốn cho tái sản xuất mở rộng

Vốn cố định được bảo toàn có nghĩa là trong quá trình vận động, dẫu nó đượcbiểu hiện dưới hình thái nào, nhưng khi kết thúc một chu trình tuần hoàn thì vốn đượctái lập ít nhất cũng bằng qui mô cũ để có thể trang bị lại tài sản giá trị bằng hoặc hơn

cũ ở thời gian hiện tại Về mặt hiện vật, tài sản cố định không được mất mát, hư hỏngtrước thời hạn, không sử dụng sai mục đích, duy trì và nâng cao năng lực hoạt độngcủa tài sản cố định Về mặt giá trị, người sử dụng vốn phải duy trì giá trị đồng vốn củamình, không bị ăn chia vào vốn, không tạo lãi giả làm giảm vốn

2.2 - Vốn lưu động:

2.2.1 - Khái niệm và đặc điểm:

Các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao độngphải có đối tượng lao động Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuấtkhông giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động

sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể sản phẩm, bộ phận khác hao phítrong quá trình sản xuất Đối tượng lao động chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất, đếnchu kỳ sản xuất sau lại phải dùng loạt đối tượng lao động khác Toàn bộ giá trị củađối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắpkhi giá trị sản phẩm được thực hiện

Đối tượng lao động được biểu hiện thành hai bộ phận, một bộ phận là nhữngvật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên, nhiên, vậtliệu ), một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩmđang chế tạo, bán thành phẩm) Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi

là tài sản lưu động trong sản xuất

Trang 8

Mặt khác, quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưuthông Do đó hình thành một số khoản hàng hoá và tiền tệ, các khoản phải thu trongkhâu lưu thông được gọi là tài sản lưu động trong lưu thông.

Như vậy vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ giá trị tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thôngnhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên, liên tục

Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hìnhthái tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá và cuối cùng trở lại hình thái tiền tệ banđầu Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục cho nên vốn lưuđộng cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn.Vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình tháikhác nhau trong các lĩnh vực sản xuất và lưu thông Thông qua tình hình luân chuyểnvốn lưu động có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm dự trữ, sảnxuất và tiêu thụ của doanh nghiệp Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động

có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn

2.2.2 - Cơ cấu vốn lưu động:

Cơ cấu vốn lưu động là số lượng các bộ phận cấu thành vốn lưu động và mốiquan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận đó

Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần sử dụng tiết kiệm vốn lưuđộng, đảm bảo kịp thời vốn lưu động cho từng khâu Từ đó đảm bảo duy trì quá trìnhsản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

* Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động chia làm 3 loại:

- Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùngthay thế để dự trữ và chuẩn bị đưa vào sản xuất

- Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuấtnhư bán thành phẩm, sản phẩm dở dang

- Vốn lưu thông: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông nhưthành phẩm, tiền mặt

Theo cách phân loại này có thể thấy vốn dự trữ và vốn lưu thông không thamgia trực tiếp vào sản xuất Vì vậy phải hết sức hạn chế khối lượng vật liệu cũng nhưthành phẩm tồn kho Đối với vốn trong sản xuất phải chú ý tăng khối lượng sản phẩmđang chế tạo với mức hợp lý

Trang 9

* Dựa theo hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:

- Vốn vật tư hàng hoá: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị các loại vật tư, hànghoá như nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dởdang, thành phẩm

- Vốn tiền tệ: Là bộ phận vốn lưu động biểu hiện dưới hình thái tiền tệ như tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, tạm ứng

Các phân loại này giúp các doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và kiểm tra kếtcấu tối ưu của vốn lưu động để dự thảo những quyết định tối ưu về mức tận dụng sốvốn lưu động đã bỏ ra

-> Muốn xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch doanh nghiệp phải lầnlượt tính toán vốn lưu động định mức ở từng khâu (dự trữ, sản xuất, lưu thông), sau

đó tổng hợp lại thành vốn lưu động định mức kế hoạch

Trang 10

- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu ( Nhà nước độc quyền quản lý) định mức

số ngày dự trữ được cơ qua quản lý cấp trên qui định cho doanh nghiệp

- Đối với nguyên vật liệu mua trong nước có thể sử dụng công thức sau:

Định mức Số ngày Hệ số Số ngày Số ngày Số ngày

số ngày

dự trữ

= cách nhaugiữa 2 lầnmua

x thu muaxen kẽ

+ vậnchuyển

+ chỉnh lýchuẩn bị

+ bảohiểm

* Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất:

Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất được xác định riêng cho sản phẩm dởdang, nửa thành phẩm tự chế và chi phí chờ phân bổ

- Đối với vốn lưu động cho sản phẩm dở dang:

360

x sản phẩm

dở dang

x sản xuấtsản phẩm

- Vốn lưu động định mức cho nửa thành phẩm tự chế được tính theo công thức:

Định mức Tổng mức luân chuyển Số ngày Hệ số

vốn lưu động

nửa thành

phẩm tự chế

= cả năm của thànhphẩm (theo giá thànhcông xưởng)360

x định mức

dự trữ

x nửa thànhphẩm

tự chế

- V n l u ốn lưu động cho phi chí chờ phân bổ: ưu động cho phi chí chờ phân bổ: động cho phi chí chờ phân bổ:ng cho phi chí ch phân b :ờ phân bổ: ổ:

Định mức Mức dư đầu năm Số phát sinh Số phải

Trang 11

vốn lưu động

cho chi phí

chờ phân bổ

= chi phíchờ phân bổ chờ phân bổ+ chi phí chờ phân bổ+ chi phí

* Vốn lưu động định mức ở khâu lưu thông:

Vốn lưu động định mức ở khâu lưu thông gồm vốnlưu động định mức chothành phẩm và hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm

- Vốn lưu động định mức cho thành phẩm được xác định theo công thức:

360

Số ngày dự trữ

x định mứcthành phẩm

Số ngày dự trữ định mức thành phẩm bao gồm: Số ngày dự trữ ở kho, số ngàyvận chuyển từ kho đến nơi tiêu thụ

- Vốn lưu động của hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ được tính theo công thức:

Vốn lưu động; định mức hàng; hoá mua ngoài; cho tiêu thụ = Error! x Error!

b Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức:

Vốn lưu động định mức của doanh nghiệp công nghiệp được hình thành từ 2nguồn chính là:

- Vốn tự có và coi như tự có của doanh nghiệp

- Vốn đi vay

Vốn lưu động định mức năm kế hoạch được xác định căn cứ vào tình hình thực

tế vốn lưu động năm trước và nhu cầu vốn lưu động định mức năm kế hoạch Nếunăm trước doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh và đã có một lượng vốn lưu độngnhất định thì năm kế hoạch chỉ cần lập kế hoạch nguồn vốn lưu động nhằm tính ramức thừa, thiếu so với nhu cầu vốn lưu động định mức năm kế hoạch Số vốn lưuđộng tự có cần thiết cho năm kế hoạch trước hết bù đắp bằng số vốn lưu động tự có vàcoi như tự có năm trước chuyển sang

c Bảo toàn và phát triển vốn lưu động:

Để duy trì và phát triển sản xuất, các doanh nghiệp phải thực hiện bảo toàn vàphát triển vốn lưu động

Trang 12

Sự luân chuyển và chuyển hoá của vốn lưu động thường chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố tác động khách quan và chủ quan làm cho vốn lưu động của doanhnghiệp giảm sút dần Đó là các yếu tố như hàng hoá kém phẩm chất không tiêu thụđược, những rủi ro bất thường trong sản xuất kinh doanh, nền kinh tế có lạm phát, vốnlưu động bị chiếm dụng Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn và pháttriển vốn lưu động nhằm đảm bảo duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, thực chất

là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ đủ mua ít nhất một lượng vật tư hàng hoá tương đươngvới đầu kỳ khi giá cả tăng lên

Để thực hiện tốt chế độ bảo toàn và phát triển vốn lưu động đòi hỏi các doanhnghiệp phải tự bảo toàn và phát triển vốn ngay trong quá trình sản xuất kinh doanhtrên cơ sở mức giảm, tăng giá tài sản lưu động, thực tế tồn kho của các doanh nghiệp

ở các thời điểm có thay đổi về giá hàng tháng, quí, năm Định kỳ tháng, quý, năm cácdoanh nghiệp phải xác định khoản chênh lệch giá trị tài sản lưu động thực tế tồn kho ởcác khâu: Vật tư dự trữ, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chênh lệch tỉ giá số dưngoại tệ để bổ sung vốn lưu động Số vốn lưu động sau khi thực hiện điều chỉnh giátài sản lưu động ở thời điểm cuối năm là số vốn lưu động doanh nghiệp phải bảo toàn

Số vốn lưu động

phải bảo toàn

đến cuối năm

Số vốn đã được = giao hoặc phải bảo toàn đầu năm

a Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp:

Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn chủ yếu sau:

- Vốn góp ban đầu khi thành lập của chủ doanh nghiệp Đối với doanh nghiệpNhà nước vốn tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước

- Vốn bổ sung thêm từ lợi nhuận để lại

Đây là nguồn vốn rất chủ động của doanh nghiệp, tạo sự chủ động cho doanhnghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn tự có tạo ra hình ảnh tài chính lànhmạnh, tăng uy thế của doanh nghiệp trên thị trường vốn Tuy nhiên vốn tự có thườngdẫn đến tâm lý ổn định trong kinh doanh, doanh nghiệp thiếu những bước nhảy trongviệc đầu tư vào những lĩnh vực mới

Trang 13

b Nguồn vốn đi vay:

Đây là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể vay vốncủa ngân hàng, của các tổ chức tín dụng, của các đơn vị tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể vay số tiền nhànrỗi trong các tầng lớp dân cư để mở rộng hoạt động kinh doanh

Thông qua đi vay, doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, kịpthời cho kinh doanh Nếu doanh nghiệp đạt được một tỉ suất lợi nhuận cao thì việchuy động vốn bằng đi vay có lợi nhất Tuy nhiên, nếu tỉ suất lợi nhuận thấp thì đây làgánh nặng cho giá thành sản phẩm

c Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu:

Đối với loại hình Công ty cổ phần, để tăng thêm vốn sản xuất Công ty có thểphát hành thêm cổ phiếu mới Đây cũng là một nguồn vốn thường xuyên để bổ sungcho doanh nghiệp nên nó cũng được coi là vốn tự có

Doanh nghiệp có uy tín sẽ thu hút nhiều cổ đông tham gia mua cổ phiếu Tuynhiên, khi doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả các cổ đông rút vốn dễ dẫn đến phásản nhanh

d Nguồn vốn liên doanh liên kết:

Để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thựchiện việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác Nó góp phần huy động mộtlượng vốn trên cơ sở sự góp vốn của các bên, cùng làm cùng hưởng và cùng chịutrách nhiệm

e Nguồn vốn trong thanh toán:

Nguồn vốn trong thanh toán gồm:

- Các khoản phải nộp, phải trả trong doanh nghiệp: Các khoản này tuy khônglớn nhưng nó giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu vốn mang tính tạm thời Đó là cáckhoản như thuế phải nộp chưa nộp, các khoản phải trả công nhân viên, người muaứng trước, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ

- Tín dụng nhà cung cấp: Nguồn vốn này được các doanh nghiệp khai tháctrong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp Đây là phương thức huyđộng vốn tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh Nó tạo ra khả năng mở rộng các quan

hệ hợp tác kinh doanh lâu bền Tuy nhiên sẽ rủi ro nếu qui mô tài trợ vượt quá giớihạn an toàn

II PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN:

Trang 14

1 Khái niệm về hiệu quả:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sửdụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đốitượng lao động) để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phíthấp nhất

Cần hiểu phạm trù hiệu quả một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng vàđịnh tính Về mặt định lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện ở mối tươngquan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Nếu xét về tổng lượng chỉ đạt hiệu quảkhi kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao vàngược lại

Về mặt định tính mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh cao phản ánh sự cốgắng, nỗ lực, trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinhdoanh Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh cầnphải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉtiêu chi tiết

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

2.1 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

Giá trị tổng sản lượng (doanh thu)

* Hiệu quả sử dụng vốn =

Lượng vốn sản xuất bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sản xuất bỏ vào kinh doanh tạo ra baonhiêu đồng giá trị sản lượng, doanh thu trong kỳ

Tổng lợi nhuận

* Tỉ suất lợi nhuận vốn sản xuất =

Tổng số vốn sản xuất bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết số LN được tạo ra trên một đồng vốn sản xuất trong kỳ

2.2 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu baogồm các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích:

* Các chỉ tiêu tổng hợp:

Trang 15

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định cóthể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng.

Doanh thu (giá trị tổng sản lượng) Hiệu suất sử dụng vốn cố định = -

Số vốn cố định bình quân trong kỳ

Số vốn cố định Đ.kỳ + Số vốn cố định C.kỳ

Số vốn cố định BQ trong kỳ =

2

Số vốn cố định = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế

đầu kỳ (cuối kỳ) đầu kỳ (cuối kỳ) đầu kỳ (cuối kỳ)

Số vốn cố định bình quân trong kỳHàm lượng vốn cố định = -

Doanh thu (giá trị tổng sản lượng)

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượngcần bao nhiêu đồng vốn cố định

- Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố địnhtrong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

LN trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập)

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =

Trang 16

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng.

Doanh thu (giá trị tổng sản lượng)Hiệu suất sử dụngTSCĐ = -

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

- Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân sản xuất trực tiếp: Phản ánh giá trịTSCĐ bình quân trang bị cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số trang bị TSCĐ =

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

- Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về công suất: Hệ số này phản ánh năng lựchoạt động của máy móc trong doanh nghiệp cao hay thấp bằng tỉ lệ giữa công suất màchúng đạt được thực tế và công suất thiết kế

Công suất thực tế máy móc thiết bị

Hệ số sử dụng máy móc =

(thiết bị về công suất) Công suất thiết kế của máy móc thiết bị

- Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình

sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất:

Thời gian làm việc thực tế

Hệ số sử dụng máy móc =

thiết bị về thời gian Thời gian làm việc theo chế độ

- Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp : Phản ánh quan hệ tỉ lệ gữa giá trị từngnhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá

Trang 17

Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ đượctrang bị ở doanh nghiệp.

2.3 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

- Sức sản xuất của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu độngđem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hay doanh thu trong kỳ

Giá trị tổng sản lượng (doanh thu)Sức sản xuất vốn lưu động = -

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

- Sức sinh lợi của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu độngtạo ra mấy đồng lợi nhuận trong kỳ:

Lợi nhuậnSức sinh lợi vốn lưu động = -

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

- Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưuđộng, nó cho biết vốn lưu động quay bao nhiêu vòng trong kỳ Vòng quay vốn càngnhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn, vốn lưu động càng được sử dụng

(vòng luân chuyển) Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng.Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn

Vốn lưu động bình quân

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =

Tổng doanh thuChỉ tiêu này cho biết để có được 1 đồng doanh thu thì cần mấy đồng vốn lưuđộng Hệ số này càng nhỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao

* Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính:

Tổng số nợ

Trang 18

Chỉ số mắc nợ =

Tổng số vốn (tài sản có)Chỉ số này càng thấp thì mức độ độc lập về tài chính càng cao vì số tài sản hiện

có được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

3 Tài sản lưu động

Khả năng thanh toán ngắn hạn =

Nợ ngắn hạnChỉ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ số này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan

Tổng tài sản lưu động - tồn khoKhả năng thanh toán nhanh = -

Tổng nợ ngắn hạnChỉ số này  1 thì doanh nghiệp không có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ

Tổng số vốn bằng tiềnKhả năng thanh toán tức thời = -

Tổng nợ ngắn hạnChỉ số này nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu < 0,5thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán Tuy nhiên nếu tỉ suất này quá cao lạiphản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều vòng quay tiền chậm làm giảmhiệu quả sử dụng vốn

Tổng số vốn bằng tiền

Tỉ suất thanh toán vốn lưu động =

Tổng số tài sản lưu động

Chỉ số này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ Nếu chỉ tiêu này

> 0,5 hoặc < 0,1 đều không tốt, vì sẽ gây ứ đọng hoặc thiếu tiền để thanh toán

Hệ số quay kho =

-Giá trị tồn kho bình quân

Trang 19

Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp.

360Thời gian một vòng quay = -

Hệ số quay kho

Trong đó vốn lưu động bình quân được tính như sau:

Vốn lưu động đầu tháng + Vốn lưu động cuối thángVốn lưu động = -

Vốn lưu động bình quân 3 thángVốn lưu động bình quân quí = -

3 Vốn lưu động bình quân 4 quí

Vốn lưu động bình quân năm =

4

3 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọidoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đóquản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả

và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động được xácđịnh bằng cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưdoanh thu, lợi nhuận với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt kết quả đó Hiệu quả

sử dụng vốn cao nhất khi số vốn bỏ vào kinh doanh ít nhất và đạt kết quả cao nhất.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm các biện pháp làm sao cho chi phí về vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà kết quả cuối cùng của hoạt động sảnxuất kinh doanh cao nhất Lợi nhuận được xác định qua công thức:

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Trang 20

Với một mức doanh thu nhất định, chi phí càng nhỏ lợi nhuận càng cao Cácbiện pháp làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải trên

cơ sở phản ánh chính xác, đầy đủ các loại chi phí trong điều kiện nền kinh tế luôn có

sự biến đổi về giá, để đảm bảo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sửdụng vốn chính xác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt các chế độbảo toàn về vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là nâng cao năng lực quản lý cácloại tài sản, tận dụng các lợi thế của doanh nghiệp, phát huy khả năng tiềm tàng để tạo

ra sự phát triển của doanh nghiệp Với số vốn cố định, vốn lưu động hiện có việc nângcao hiệu quả sử dụng có nghiã là sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượngtốt, giá thành hạ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thanh toán các khoản nợ một cách kịpthời

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh cũngđược xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, trong đó cácchi phí về vốn là chủ yếu

III NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN:

1 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luânchuyển liên tục, không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác Tại một thời điểmvốn tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau Trong quá trình vận động đó vốn chịu tácđộng bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố:

1.1 - Chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Chu kỳ kinh doanh có hai bộ phận hợp thành Bộ phận thứ nhất là khoảng thờigian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng chongười mua Bộ phận thứ hai là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng chongười mua đến khi thu được tiền về Chu kì kinh doanh gắn trực tiếp tới hiệu quả sửdụng vốn Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu chu kỳ dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là

ứ đọng vốn và trả lãi các khoản vay, các khoản phải trả

1.2 - Kỹ thuật sản xuất:

Các đặc điểm về kỹ thuật tác động tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệuquả sử dụng tài sản cố định như hệ số sử dụng về thời gian, công suất ảnh hưởng tớihiệu quả sử dụng vốn cố định

Trang 21

Nếu kỹ thuật, công nghệ lạc hậu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nângcao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,

từ đó việc bảo toàn và phát triển vốn gặp nhiều khó khăn Ngược lại nếu kỹ thuật,công nghệ hiện đại doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảmhao phí năng lượng, hao phí sửa chữa tăng năng suất lao động, là lợi thế để chiếmlĩnh thị trường hàng hoá, thị trường vốn Doanh nghiệp sẽ bảo toàn và phát triển đượcvốn, bù đắp các hao mòn hữu hình, vô hình

1.4 - Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ doanh nghiệp:

Trình độ quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả sảnxuất kinh doanh Quản lý tốt đảm bảo cho quá trình đó tiến hành thông suốt, đều đặn,nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận, các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp Từ đóhạn chế tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, vật tư, tiết kiệm các yếu tố sảnxuất, tăng tốc độ luân chuyển của vốn

Mặt khác, công tác hạch toán kế toán dùng các công cụ để tính toán các chi phíphát sinh , đo lường hiệu quả sử dụng vốn Từ đó phát hiện những tồn tại trong quátrình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết

1.5 - Trình độ lao động của doanh nghiệp:

Trình độ lao động thể hiện qua trình độ tay nghề, khả năng tiếp thu công nghệmới, khả năng sáng tạo, ý thức giữ gìn bảo quản tài sản Nếu lao động có trình độ caothì các máy móc thiết bị sẽ được sử dụng tốt, năng suất chất lượng tăng

Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng lao động doanh nghiệp phải có cơ chếkhuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng

1.6 - Các chính sách vĩ mô:

Trên cơ sở pháp luật, các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường chocác doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh Sự thay đổi trong chế độ chính sáchđều tác động đến doanh nghiệp Đối với hiệu quả sử dụng vốn thì các qui định như

Trang 22

thuế vốn, thuế doanh thu, thuế lợi tức, khấu hao đều có thể làm tăng hay giảm hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.7 - Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra:

Biến động về thị trường đầu vào là các biến động về tư liệu lao động, là nhữngthay đổi về máy móc, công nghệ nó có thể giúp cho doanh nghiệp lựa chọn côngnghệ phù hợp, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng ngược lại nó đẩy công nghệ củadoanh nghiệp đi xuống so với các đối thủ cạnh tranh

Những biến động về đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu về sốlượng, giá cả tác động lớn tới vốn cố định, vốn lưu động

Biến động về thị trường đầu ra có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp Nếunhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện tăngdoanh thu và lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn Ngược lại, những biếnđộng bất lợi như giảm đột ngột nhu cầu, khủng hoảng thừa làm giảm hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp

2 Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

2.1 - Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm:

Giải pháp có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn làlựa chọn đúng đắn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm để huy động cácnguồn lực cần thiết

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, qui mô và tính chất sản xuất kinh doanhkhông phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định Do đócác phương án kinh doanh, phương án sản phẩm được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thịtrường, xuất phát từ nhu cầu thị trường để quyết định qui mô, chủng loại, mẫu mã,chất lượng, giá bán sản phẩm

2.2 - Xác định, lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn:

Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn một cách chính xác số vốn tối thiểucần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng kếhoạch huy động vốn Các nguồn vốn để huy động gồm nhiều nguồn như nguồn vốnngân sách, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vay ngân hàng, liên kết liên doanh Việchuy động nguồn vốn nào là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinhtế

Nếu doanh nghiệp đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy độngnguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quĩ khuyến khích phát triển sản xuất, phầncòn lại vay tín dụng Nhà nước, vay ngân hàng, thu hút vốn liên doanh liên kết.v.v

Trang 23

Nếu thừa vốn doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý linh hoạt Nếu đưa đi liêndoanh liên kết hoặc cho các doanh nghiệp khác vay thì cần thận trọng thẩm tra các dự

án liên doanh, tư cách khách hàng để liên doanh có hiệu quả, vốn không bị chiếmdụng

2.3 - Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh:

Điều hành và quản lý tốt sản xuất kinh doanh được coi là một giải pháp quantrọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao Tổ chức tốt quá trình sảnxuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn,nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và đảm bảo sựphối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp Cácbiện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải nhằm hạn chế tối đa tìnhtrạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng thành phẩm, hàng hoá, gây lãng phícác yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn

2.4 - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doan:

Trong điều kiện cách mạng công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuậtvào sản xuất kinh doanh là một trong những lợi thế và khả năng phát triển của doanhnghiệp

Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệpsản xuất ra những sản phẩm mới hợp thị hiếu, chất lượng cao Từ đó doanh nghiệp cóthể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng lợi nhuận Nhờ áp dụng kỹ thuật tiến bộdoanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệuhoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chiphí vật tư, hạ giá thành sản phẩm

2.5 - Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế:

Qua số liệu, tài liệu kế toán, đặc biệt là các báo cáo kế toán tài chính doanhnghiệp thường xuyên nắm được số vốn hiện có về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hìnhthành và các biến động tăng, giảm vốn trong kỳ, mức độ đảm bảo vốn lưu động, tìnhhình và khả năng thanh toán Nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để

xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho qúa trình kinh doanh được tiếnhành thuận lợi theo kế hoạch đề ra

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN LIÊN HỢP THỰC PHẨM THỜI GIAN QUA.

I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP LIÊN HỢP THỰC PHẨM:

1 Thời điểm hình thành:

Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm hiện nay là một doanh nghiệp cổ phầnthuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý Địa điểm của Công ty tại 276 - Đường QuangTrung – thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây

Công ty CP LHTP khởi công xây dựng năm 1970 có sự tham gia cố vấn thiết

kế và thi công xây dựng của các chuyên gia người Ba Lan Công ty chính thức đi vàohoạt động năm 1971 theo quyết định số 467 ngày 28/10/1971 của Uỷ ban Hành chínhtỉnh Hà Tây Tên gọi của Công ty lúc đó là Nhà máy bánh mỳ Ba Lan Trong nhữngnăm đầu thành lập, Công ty chỉ sản xuất bành mỳ, mỳ sợi Toàn bộ máy móc thiết bịcủa nhà máy được mang từ nước ngoài sang Hầu hết các nguyên vật liệu được nhậpngoại, ngoại trừ than là được khai thác tại thị trường nội địa Tổng số lao động nhàmáy lúc đó là 70 - 150 người, trong đó phần lớn là lao động thủ công Việt Nam, cònlao động kỹ thuật và lao động quản lý là người Ba Lan

Từ đây hoạt động của Nhà máy được chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ trước đổimới và thời kỳ sau đổi mới

2 Thời kỳ trước đổi mới (1971 - 1989):

2.1 - Giai đoạn 1971 -1980:

Nhà máy được đổi tên là Nhà máy Liên Hợp Thực Phẩm và hoạt động theohình thức hạch toán độc lập trực thuộc ủy ban Hàng chính tỉnh Hà Tây Sản phẩm củanhà máy là bánh mỳ, mỳ sợi, và bánh ,mứt , keọ các loại Sản lượng nhà máy khôngngừng tăng trưởng, các sản phẩm của Nhà máy chủ yếu phục vụ nhu cầu thị trườngtrong nước Đội ngũ lao động của Nhà máy đã nắm hầu hết mọi khâu của qui trìnhcông nghệ

2.2 - Giai đoạn 1980 - 1989:

Giai đoạn này do có sự biến động của thị trường, Nhà máy sản xuất thêm một

số mặt hàng mới như sản phẩm bánh phồng tôm, bánh phở khô, lạc bọc đường Các

Trang 25

sản phẩm này của Công ty không những chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường trongnước mà còn đáp ứng thị trường xuất khẩu một số nước ở Đông Âu như Liên Xô cũ,Đức, Ba Lan…Tuy nhiên khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tự túc sang nềkinh tế thị trường thì Nhà máy đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như: Cácmặt hàng truyền thống không còn phù hợp, việc tiêu thụ hàng sản xuất ra rất chậm vàvới số lượng ít, thị trường xuất khẩu thì giảm sút liên tục và dừng hẳn vào cuối năm

- Bước 1 (1989 - 1993): Nhà máy động viên cán bộ công nhân viên sửa chữa,nâng cấp những máy móc còn có thể khai thác được Mặt khác nhà máy đầu tư dâychuyền sản xuất nước giải khát và dây chuyền sản xuất bia chai của Trung Quốc

- Bước 2 (1993 - 1997): Nhà máy đầu tư bồn lên men 12,5 m3/ tank, bồn lênmen 40,5m3 và nâng cấp hệ thống nồi nấu nhằm nâng công suất Nhà máy 2 - 5 triệulít/năm Từ tháng 10 năm 1997, Nhà máy đổi tên là "Công ty Liên Hợp Thực Phẩm"

- Bước 3 (1997 - 2005): Công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị mới như: bồnlên men 90m3, dây chuyền bia chai công suất 8.000chai/h của Cộng hoà Liên bangĐức, dây chuyền nấu công suất 12.000lít/mẻ nấu để tăng công suất lên 10 –15 triệulít/ năm

Nhờ có sự đầu tư đúng hướng nên Công ty đã phát triển về mọi mặt Chấtlượng sản phẩm không ngừng tăng lên, sản phẩm Công ty sản xuất ra không đủ báncho khách hàng, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng tăng

II NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY:

1 Đặc điểm sản phẩm - thị trường:

Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm là doanh nghiệp sản xuất chuyên mônhoá mặt hàng chủ lực là bia Sản phẩm chính của Công ty bao gồm bia chai, bia hơi.Hiện nay, sản phẩm bia ở thị trường Việt Nam hình thành cấp chất lượng: Bia caocấp, trung bình Sản phẩm bia của Công ty thuộc cấp chất lượng phổ thông, đối tượng

Trang 26

phục vụ chính là những người tiêu dùng có thu nhập từ trung bình trở xuống Sảnphẩm bia của Công ty chất lượng cao, giá rẻ nên chiến lĩnh được thị hiếu của ngườitiêu dùng Thị trường sản phẩm của Công ty ngày càng được củng cố, mở rộng và bắtđầu xâm nhập vào các tỉnh miền núi Hiện nay, Công ty có khoảng 300 khách hàng vàkhoảng 60 đại lý phân bố rải rác khắp các tỉnh miền Bắc Đây là những điều kiệnthuận lợi để Công ty mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều hãng bianổi tiếng thế giới đang tìm mọi cách thâm nhập thị trường nước ta Bên cạnh đó lànhững nhà máy, cơ sở sản xuất bia trong nước mới xuất hiện Điều này làm cho sựcạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam ngày càng gay gắt Mặc dù sản lượng củaCông ty hàng năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn sản lượng bia cả nước.Điều này làm cho thị phần của Công ty giảm xuống

Qui mô sản xuất của Công ty còn rất nhỏ so với nhu cầu đang ngày càng giatăng Lượng bia mà Công ty cung cấp ra thị trường vẫn còn ít, do đó vẫn còn khánhiều các phần thị trường bỏ ngỏ khiến cho một số hãng đã chớp lấy thời cơ xâmnhập thị trường Để tăng năng lực sản xuất đòi hỏi Công ty huy động một lượng vốnlớn để đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất

2 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất bia:

Các giai đoạn của qui trình công nghệ sản xuất bia gồm: chế biến, lên men, lọc

và chiết bia (sơ đồ 1)

- Lên men: Dung dịch đường Malto của từng loại bia sau khi đun sôi làm nguộixuống 120 bắt đầu lên men

+ Lên men chính: Cho men vào dung dịch nước mạch nha, quá trình này biếnđường thành cồn và CO2, độ đường giảm xuống còn 4,50 Kết thúc lên men chính sau

đó lên men phụ Quá trình lên men chính từ 5 - 7 ngày

- Chế biến: Gạo xay nhỏ trộn với nước, nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá 650Crồi đến giai đoạn dịch hoá 750C, đun sôi 1200C trong một giờ rồi trộn với hỗn hợpMalt, nước ở giai đoạn 520C, 650C , 750C Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo vàMalt thành đường Malto, lấy dung dịch có độ đường 10,00 cho bia hơi, 11,00 cho biachai

+ Lên men phụ: Lên men phụ được thực hiện ở 3 - 50C với mục đích làm bãohoà CO2, ổn định thành phần hoá học của bia và tạo hương liệu cho bia Thời gian lênmen của các loại bia theo qui trình là: Bia hơi 15 ngày, bia chai 25 ngày

Trang 27

- Lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ, bia được lọc để loại các chất hữu cơ, men

và bão hoà thêm CO2 nhằm đạt các tiêu chuẩn chất lượng

- Chiết bia: Sau khi lọc xong bia được chiết vào chai, lon và thanh trùng ở nhiệt

độ 620 - 670C để tiêu diệt men bia và các vi sinh, tăng thời gian bảo quản cho bia Biahơi được chiết vào thùng không qua thanh trùng nên thời gian bảo quản ngắn hơn.Thời gian bảo quản sản phẩm của các loại bia là: bia hơi 24 giờ, bia chai 120 ngày

Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất bia

Xay nghiền

Hơi nước Dịch hoá, đường

Nước nóng 78oC Lọc dịch đường Bã malt

Trang 28

Hơi nước Dịch đường

Hơi nước Thanh trùng, dánnhãn Bia chai TP

Trang 29

Như vậy toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất bia, quá trình lên men là dài ngày

do Công ty sử dụng phương pháp lên men bán liên tục Điều này là nguyên nhân làmchu kỳ sản xuất bia bị kéo dài, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, giảmhiệu quả sử dụng vốn Mặt khác Công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàngtrong dịp lễ tết Các đối thủ cạnh tranh sẽ chớp lấy thời cơ tung sản phẩm của họ rachiếm lĩnh thị trường

Để khắc phục nhược điểm này nhiều nhà máy bia đang có xu hướng chuyểnsang công nghệ lên men ngắn ngày, quá trình lên men chính và lên men phụ thực hiệnđồng thời, có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường

3 Đặc điểm về nguyên vật liệu :

Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm nước, Malt, hoa houblon, gạo vàđường

Nước là nguyên liệu quan trọng để sản xuất bia vì nước chiếm tới 98,2% trongthành phần của bia Chất lượng nguồn nước là một yếu tố quan trọng quyết định chấtlượng bia Nguồn nước của Công ty cổ phần LHTP có nồng độ khoáng rất đặc trưng

do Công ty có nguồn nước giếng khoan riêng, vì hàm lượng Ca++ và Mg++ trong nguồnnước Công ty thấp hơn nhiều so với nguồn nước khác Nguồn nước này tạo ra hương

vị đặc trưng cho sản phẩm bia của Công ty khác với các loại bia khác Đây là một lợithế của Công ty

Hoa Houblon là loại nguyên liệu đặc biệt của sản phẩm để tạo ra hương bia và

vị đắng đặc trưng của bia

Malt là một loại hạt đại mạch nảy mầm đã được phơi khô, loại nguyên liệu nàytạo ra vị đặc trưng của bia

Hai loại nguyên liệu quan trọng là Malt và hoa Houblon là hai loại phải trồng ở

xứ ôn đới, nước ta không trồng được nên phải nhập ngoại với giá đắt làm giá thànhsản xuất bia tăng Công ty phải sử dụng thêm hai loại nguyên liệu là gạo và đườnglàm phụ liệu cho malt để giảm giá thành sản xuất bia

Ngoài các nguyên liệu trên, men cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên chấtlượng bia Các nguyên liệu dùng để sản xuất bia có nguồn gốc thực vật nên việc bảoquản nguyên liệu phải tuân theo các qui định nghiêm ngặt, tránh ẩm mốc Kho chứanguyên liệu phải luôn thoáng mát, kho chứa hoa Houblon phải luôn được bảo quảndưới 50C với độ ẩm dưới 10%

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty chú trọng việc tìm mua và theo dõichất lượng nguyên vật liệu Công ty có hệ thống kho dự trữ bảo quản đạt tiêu chuẩn

Trang 30

và đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục Tuy vậy việc bố trí kho nguyên liệuchưa hợp lý Nhà kho ở xa khu vực nấu gây lãng phí khi vận chuyển.

Loại bia Sản lượng

(1000 lít)

Malt(kg)

Gạo(kg)

Đường(kg)

Hoa bia(kg)

Cao hoa(kg)

Biểu 1: Kết cấu nguyên liệu của các loại bia.

Qua (biểu1) cho thấy malt và gạo chiếm tỉ trọng lớn trong thành phần cấu thànhnên sản phẩm

4 Đặc điểm về lao động:

Lao động là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới việc sử dụng máy móc thiết bị

và do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm

Công ty CP LHTP có đội ngũ cán bộ công nhân viên khá đông và trình độ ngàycàng nâng cao

Biểu 2: Trình độ lao động các năm của Công ty CP LHTP

Qua (biểu 2) cho thấy tổng số lao động có sự biến đổi không ổn định Công tyđang chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng lao động Tỉ lệ lao động có trình độ đạihọc, cao đẳng và trung cấp, lao động có bằng nghề tăng đều qua các năm, từ 9,8%năm 2004 lên 13,0% năm 2006, từ 8,9% lên 11,3%, từ 50,8% lên 56,3% Tỉ lệ laođộng phổ thông giảm từ 30,5% năm 2004 xuống 19,3% năm 2006

Công ty có những nỗ lực đáng kể trong chính sách đào tạo, khuyến khích lao động Bậc thợ trung bình của lao động ở Công ty khá cao

Công nhân cơ khí Công nhân công nghệ

Trang 31

Biểu 3: Bậc thợ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Nhìn chung tỉ lệ thợ bậc khá cao (biểu 3) Công nhân công nghệ trực tiếp tạo rasản phẩm, những số công nhân bậc 5 và bậc 6 chỉ có 49,6% trong khi hai bậc thấpnhất là bậc 2 và bậc 3 chiếm tới 15,7% Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của côngnhân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm Lực lượng lao động còn lại là 153 LĐ, trong đó: dịch vụ bán hànggiới thiệu sản phẩm tại Công ty là 70 LĐ; cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đi xa

là 36 LĐ; dịch vụ bán buôn sản phẩm là 15 LĐ; còn lại là 32 LĐ khối hành chínhnghiệp vụ

Ngoài đội ngũ lao động chính, Công ty còn có thêm một lực lượng lao độnglàm thuê Lực lượng này có tay nghề thấp kém, ảnh hưởng đến năng suất lao động

5 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty:

Công ty CP LHTP là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách phápnhân và phương thức quản lý theo kiểu trực tuyến Cơ chế quản lý của Công ty làĐảng lãnh đạo, Hội đồng quản trị xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, Giám đốcđiều hành và quản lý, công nhân viên chức tham gia quản lý thông qua đại hội côngnhân viên chức, Hội đồng Công ty và ban thanh tra công nhân Công ty hiện đang ápdụng chế độ quản lý một thủ trưởng Hộ đồng quản trị toàn quyền quyết định, cấpdưới chịu trách nhiệm thi hành Các bộ phận phòng ban có chức năng tham mưu giúpgiám đốc Toàn Công ty gồm có 7 phòng, 2 phân xưởng

Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban, đơn vị bộ phận nhưsau:

- Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc

Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng quản trị Các phó giám đốc có nhiệm

Trang 32

vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực mình phụ trách, chỉ đạo các hoạt độngchung của doanh nghiệp khi được uỷ quyền và lãnh đạo các bộ phận do mình phụtrách.

- Phòng kế hoạch tổ chức lao động tiền lương: thực hiện công tác lập kế hoạch

tổ chức lao động, thanh toán tiền lương từng tháng, đào tạo và tuyển dụng lao động,theo dõi việc thực hiện kế hoạch

- Phòng hành chính, y tế, kiến thiết: tổ chức thực hiện theo kế hoạch hàngtháng, quản lý hồ sơ sổ sách, giải quyết các chính sách chế độ có liên quan đến sứckhoẻ người lao động Chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh môi trường

- Phòng tài vụ (kế toán): thực hiện công tác tài chính kế toán tính giá thành,quản lý toàn bộ về vốn

- Phòng vật tư, tiêu thụ: xây dựng kế hoạch ung ứng vật tư, nguyên liệu, xâydựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Thực hiện công tác dự trữ, bảo quản vận chuyển vật

tư, nguyên liệu

- Phòng kinh doanh dịch vụ: tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiêu thụ sảnphẩm tại các quầy dịch vụ của Công ty và các điểm tiêu thụ trong nội thành phố Cónhiệm vụ chăm lo và đảm bảo tốt đời sống, sức khoẻ của toàn bộ cán bộ công nhânviên trong toàn công ty

- Phòng bảo vệ: tổ chức việc thực hiện trông giữ tài sản của Công ty và quản lýgiờ giấc làm việc làm việc của toàn thể người lao động trong Công ty Có nhiệm vụđảm bảo an toàn về mọi mặt trong Công ty

- Phân xưởng cơ điện: giám sát toàn bộ trang thiết bị, lập kế hoạch sửa chữalớn, thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị Máy móc thiết bị luôn ởtrạng thái làm việc tốt để phục vụ nhu cầu sản xuất Đảm bảo Lập dự án đầu tư mởrộng sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm

- Phòng kỹ thuật - KCS: nghiên cứu, lựa chọn qui trình công nghệ sản xuất bia,chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm Chịu trách nhiệm tập hợp nghiên cứu sángkiến, chế thử sản phẩm mới, phân tích các chỉ tiêu lý hoá Riêng bộ phận KCS phảibám sát quá trình sản xuất ở mọi công đoạn cùng với các phân xưởng để kiểm tra chấtlượng, tìm biện pháp khắc phục sản phẩm hỏng

- Phân xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng quy trình côngnghệ, quy trình vận hành an toàn thiết bị, chịu trách nhiệm cung cấp đủ các loại sảnphẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường

Cơ cấu tổ chức sản xuất:

Trang 33

Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty CP LHTP được tổ chức theo kiểu: Công ty

- Phân xưởng - Tổ sản xuất - Nơi làm việc

Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ Loại hình sảnxuất của Công ty là loại hình sản xuất khối lượng lớn, phương pháp tổ chức sản xuất

là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu cho đến khi thu được bia thành phẩm

- Phân xưởng sản xuất bia: Có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu, thực hiện quitrình công nghệ sản xuất thành bia Phân xưởng sản xuất gồm tác tổ:

+ Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu

+ Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ

+ Tổ lọc: có nhiệm vụ lọc bia bán thành phẩm, tách men

+ Tổ chiết bia hơi

+ Tổ sản xuất bia chai

+ Các tổ phụ trợ: Tổ lạnh, tổ lò hơi

- Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ lắp mới, thay thế thiết bị máy móc của dâychuyền công nghệ sản xuất bia Chế tạo mới phụ tùng thiết bị như các thùng bia, chaithay thế, các van đường ống, sửa chữa máy

- Đội sửa chữa kiến trúc: Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà xưởng và xây dựngnhững công trình nhỏ trong Công ty

Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tương đối gọn nhẹ vàphù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Cơ cấu tổ chứcgồm nhiều phòng ban thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của mộtdoanh nghiệp nhưng vẫn còn thiếu các bộ phận chuyên môn cần thiết Chẳng hạntrong cơ cấu tổ chức thiếu phòng Marketing, nhiệm vụ marketing do phòng kế hoạch -tiêu thụ phụ trách, chưa được quan tâm đúng mức nên việc nghiên cứu thị trường cònnhiều hạn chế Do đó ảnh hưởng tới việc đầu tư, sử dụng vốn

III THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA C.TY CP LHTP

1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định:

a Tài sản cố định và sự biến động: (biểu 4)

- Về cơ cấu tài sản cố định: Tổng giá trị còn lại của tài sản cố định là26.886.670.910đ Trong đó máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn nhất với giá trị là15.220.503.915đ chiếm 56,61% Các nhóm tài sản khác chiếm tỉ lệ nhỏ Nhà cửa, vậtkiến trúc chiếm 4.297.536.585đ chiếm tỉ lệ 15,98%, phương tiện vận tải chiếm217.711.990đ, chiếm tỉ lệ 0,81% Nhìn chung phần giá trị còn lại của các nhóm tài sản

Trang 34

cố định chiếm tỉ lệ thấp so với nguyên giá Điều này chứng tỏ các loại tài sản cố địnhtham gia phần lớn thời gian của vòng đời vào sản xuất, mức khấu hao tương đối lớn.Mặt khác Công ty cũng chưa có sự đổi mới mạnh mẽ tài sản cố định để tăng cườnghiện đại hoá tài sản cố định.

- Về bộ phận máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn về nguyêngiá (58,29%) cũng như giá trị còn lại 56,64%, thể hiện giá trị tài sản cố định được huyđộng gần như triệt để vào sản xuất Phần giá trị còn lại chiếm 66,90% so với nguyêngiá Máy móc thiết bị hiện nay của Công ty được đầu tư vào hai giai đoạn chính, làgiai đoạn 2004 - 2005 và giai đoạn 2005 - 2006 Do đó hiện nay phần lớn giá trị chưakhấu hao được nhiều, trình độ công nghệ của Công ty CP LHTP hiện nay chỉ đạt mứcgần trung bình Có thể hiểu rõ hơn về tài sản cố định của Công ty qua danh mục cácloại máy móc thiết bị chủ yếu (biểu 4) Bộ phận nhà cửa, vật kiến trúc phần giá trị cònlại là 4.297.536.585đ, chiếm 56,57% so với nguyên giá Bộ phận này mới khấu haođược gần một nửa giá trị so nguyên giá, Công ty cũng không đầu tư nhiều để đổi mới

Bộ phận phương tiện vận tải là 217.711.990đ, chỉ chiếm 0,81% giá trị còn lại toàn bộTSCĐ và chiếm 20,64% so với nguyên giá, đây là tỉ lệ thấp, chứng tỏ bộ phận nàychưa được Công ty chú ý đầu tư Bộ phận thiết bị văn phòng và dụng cụ quản lýchiếm tỉ lệ nhỏ: 37.142.020đ chiếm 0,10% và đã khấu hao khá lớn, giá trị còn lại sovới nguyên giá chiếm 27,84%

Ngoài ra trong TSCĐ còn có bộ phận tài sản cố định chưa dùng và TSCĐ tạmnhập chiếm tỉ lệ không nhỏ trong phần giá trị còn lại, tương ứng là 0,025% và26,43%

Nhóm TSCĐ Nguyên giá (1000đ) Giá trị còn lại(1000đ) % giá trị còn lạitrên nguyên giá

Trang 35

Biểu 4: Cơ cấu tài sản cố định năm 2006

Nhìn chung các bộ phận tài sản cố định qua các năm có sự biến động mạnh.Công ty cũng có sự đầu tư vào một số tài sản có giá trị lớn Nguyên giá TSCĐ qua cácnăm đều tăng Năm 2005 tăng 8.362.673.150 so với năm 2004, tăng lên 40,95% Năm

2006 nguyên giá TSCĐ tăng 10.096.874.227đ so với năm 2005 tức tăng thêm13,49%

Về giá trị còn lại của TSCĐ, năm 2004 là 11.819.364.853đ, năm 2005 là18.636.371.553đ, tăng 6.817.006.700đ so với năm 2004 Và năm 2006 giá trị còn lại

là 26.886.670.910đ, tăng 8.250.299.375đ Như vậy khấu hao TSCĐ và số tài sản cốđịnh tăng qua các năm lớn hơn phần giá trị TSCĐ đầu tư mới Tuy sản lượng Công tycác năm đều tăng nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ trung bình của cả nước Điều

đó chứng tỏ bộ phận tài sản cố định của Công ty không đổi mới kịp thời và năng lựcsản xuất qua các năm tăng chậm so với cả nước Sản phẩm của Công ty được kháchhàng tiêu thụ tương đối mạnh, nhưng với khả năng sản xuất tăng chậm sẽ không đápứng nhu cầu của mọi khách hàng và dẫn tới mất một số thị phần do các hãng bia khácchiếm lĩnh

Nhìn chung Công ty đã có cơ cấu tài sản cố định khá hợp lý Bộ phận máy mócthiết bị tham gia vào sản xuất luôn chiếm bộ phận chủ yếu qua các năm, chiếm trên65% cả về nguyên giá cũng như giá trị tuyệt đối Năm 2005 tăng 8.275.203.100đ sovới năm 2004 về nguyên giá, nhưng giá trị còn lại tăng 6.829.102.100đ, máy mócthiết bị đầu tư mới trong năm 2005 khá nhiều Năm 2006 máy móc thiết bị được đầu

tư ít hơn Nguyên giá năm 2006 tăng 1.347.710.557đ, giá trị còn lại tăng254.272.957đ Đây là Công ty chưa cố gắng để tăng cường hiện đại hoá máy mócthiết bị

Bộ phận nhà cửa vật kiến trúc năm 2005 tuy nguyên giá tăng 210.065.700đ, giátrị còn lại tăng 190.191.700đ Năm 2006 cả giá trị còn lại và nguyên giá đều tăng so

Trang 36

với năm 2005, giá trị còn lại tăng 951.368.800đ, nguyên giá tăng 1.136.187.200đ Con

số tăng lên nhỏ nhưng nó nói lên phần nào sự tăng trưởng của Công ty Bộ phậnphương tiện vận tải qua các năm không giảm đi cả về nguyên giá, giá trị còn lại giảmdần Nó chứng tỏ khối lượng sản phẩm của công ty tăng qua các năm, nhu cầu vậnchuyển tăng lên mà Công ty không đầu tư thêm phương tiện vận chuyển, chứng tỏCông ty tăng cường sự quản lý và có giải pháp tốt về phương tiện vận chuyển Bộphận thiết bị văn phòng và dụng cụ quản lý nguyên giá tăng qua các năm, nhưng giátrị còn lại năm 2005 giảm 15.050.000đ so với năm 2004 và năm 2006 tăng5.887.300đ so với năm 2005 Bộ phận này các năm đều có sự đầu tư nhưng qui môkhông lớn

Công ty có 1 bộ phận tài sản không tham gia vào sản xuất là TSCĐ chưa dùng

Bộ phận TSCĐ chưa dùng qua các năm đều giảm xuống về giá trị còn lại Đây là dấuhiệu tích cực trong quản lý TSCĐ TSCĐ chưa cần dùng không tham gia vào sản xuất

và giá trị còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị còn lại TSCĐ nhưng chúngvẫn phải trích khấu hao Công ty cần có biện pháp để giảm thiểu lượng TSCĐ này

Từ những phân tích trên cho thấy Công ty có một khối lượng vốn cố định lớn,kết cấu các nhóm TSCĐ hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty

Tuy nhiên tài sản cố định của Công ty chưa có sự đổi mới kịp thời, ảnh hưởngđến kết quả sản xuất kinh doanh, Công ty vẫn chưa khai thác hết năng lực của tài sản

cố định, vẫn còn tồn tại bộ phận TSCĐ chưa dùng

Trang 37

Loại thiết bị Số lượng Năm trang bị Giá trị còn lại

1 Động lực:

2 Thiết bị phòng hoá nghiệm:

3 Thiết bị chiết xuất thành phẩm:

Tank 12m3(thu hồi sau thanh lý) 14 2005 89%

Biểu 5: Danh mục các loại thiết bị chủ yếu

Ngày đăng: 01/04/2013, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp: PGS.TS. Lưu Thị Hương-PGS.TS. Vũ Duy Hào- NXB tài chính Hà Nội-2006 Khác
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp: PGS.TS. Lưu Thị Hương - NXB thống kê Hà Nội-2005 Khác
3. Phân tích tài chính doanh nghiệp:Josette Peyrard - NXB Thống kê 1997 Khác
4. Giáo trình quản trị và tác nghiệp:TS. Trương Đoàn Thể - NXB Thống kê Hà Nội-2004 Khác
5. Bảo toàn và phát triển vốn:Nguyễn Công Nghiệp - Phùng Thị Đoan - NXB Thống kê 1992 Khác
6. Giải pháp huy động, sử dụng nguồn vốn:Uỷ ban kế hoạch Nhà nước-1991 Khác
7. Những nguyên lý của KINH TẾ HỌC (tập II kinh tế học vĩ mô):N.GREGORY MANKIW – NXB lao động xã hội Hà Nội-2004 Khác
9. Tạp chí Thông tin tài chính số: 22/1998, số: 1/1997 Khác
10. Tạp chí Ngân hàng số: 14/1998, số: 9/1998 Khác
11. Chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ - NXB Tài chính-1996 Khác
12. Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp:PGS.TS. Nguyễn Thị Đông-NXB đại học kinh tế quốc dân Hà Nội-2006 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất bia - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm
Sơ đồ 1 Qui trình công nghệ sản xuất bia (Trang 27)
Bảng Panen điều khiển tank LM  2 2005 91% - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm
ng Panen điều khiển tank LM 2 2005 91% (Trang 37)
Hình thái - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm
Hình th ái (Trang 46)
Hình thái - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm
Hình th ái (Trang 48)
Hình thái tài - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm
Hình th ái tài (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w