1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy

34 628 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Ý Kiến Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chi Phí Sản Xuất Và Hạ Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty CPĐT Xây Dựng Và Bê Tông Vĩnh Tuy
Trường học Công Ty CPĐT Xây Dựng Và Bê Tông Vĩnh Tuy
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 310 KB

Nội dung

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cùng với sự đổi mới và phát triểncủa đất nước, bên cạnh rất nhiều cơ hội thuận lợi, các doanh nghiệp cũng phảiđương đầu không ít khó khăn mà khó khăn lớn nhất là sự cạnh tranh vô cùngkhắc nghiệt trên thị trường Bởi vì, bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào khixác định cho mình một nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tức là đã xác định lao vàocuộc chiến cạnh tranh vô cùng gay gắt Vì vậy, để doanh nghiệp có thể tồn tại

và phát triển vững chắc thật không dễ dàng, giải pháp quan trọng là quản lý và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận Cácdoanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp công cụ quản lý khác nhau và mộttrong những công cụ được các nhà quản lý quan tâm hàng là công tác kế toánnói chung và công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng

Ở phạm vi doanh nghiệp, giá thành càng hạ thì hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp càng cao do vậy quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩmluôn được xác định là khâu trung tâm của công tác tài chính kế toán Để xácđịnh một cách đúng đắn hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thì giá thành phải được tính đúng, tính đủ nghĩa là phải đảm bảo bù đắpđược giá trị lao động sống và lao động vật hoá đã hao phí để sản xuất và tiêu thụsản phẩm đó Cơ sở để xác định giá thành sản phẩm chính là chi phí sản xuất

Do vậy, hạch toán chi phí sản xuất phải đúng, phải đủ để có thể tính chính xácđược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó kịp thời đề

ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Đây lànhững điều kiện tiên quyết giúp cho doanh nghiệp thành công trên bước đườngcủa mình

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm, để tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Xuất phát từ lýluận thực tiễn đó, sau một thời gian thực tập tại công ty CPĐT Xây dựng và Bê

tông Vĩnh Tuy em đã lựa chọn đề tài: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác

1

Trang 2

quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy làm luận văn tốt nghiệp.

Nội dung luận văn chia làm 03 chương:

Chương I: Lý luận chung về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản

phẩm trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản

phẩm tại công ty CPĐT Xây dựng $ Bê tông Vĩnh Tuy

Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi

phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty CPĐT Xây dựng và Bê tôngVĩnh Tuy

Chương I

Trang 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

SẢN XUẤT KINH DOANH

I Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.

1.Khái niệm chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vậthoá và lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp thực tế đã chi ra để tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ nhất định

Trên góc độ nghiên cứu và quản lý cũng có nhiều cách hiểu khác nhau vềchi phí: Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp thì chi phí sản xuất kinh doanh

là tổng số tiền phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặcdịch vụ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Đối với kế toán thì chi phísản xuất kinh doanh luôn gắn liền với một thời kỳ sản xuất kinh doanh nhất định

và là chi phí thực

Khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp thì độ lớn của chiphí phụ thuộc vào hai nhân tố chủ yếu là: Khối lượng lao động, tư liệu sản xuất

đã tiêu hao và sản xuất trong một thời kỳ nhất định; Giá cả các tư liệu sản xuất

đã tiêu dùng, và tiền công của một đơn vị lao động đã hao phí Chi phí doanhnghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gianxác định

2 Phân loại chi phí sản xuất.

Đối với mỗi doanh nghiệp, phân loại chi phí theo những tiêu thức thíchhợp sẽ vừa đáp ứng được yêu cầu của kế toán tập hợp chi phí vừa thúc đẩydoanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,tạo điều kiện cho việc theo dõi, quản lý chi phí một cách đầy đủ kịp thời Chiphí sản xuất thường được phân loại theo các tiêu thức sau:

2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế

3

Trang 4

Theo tiêu thức này, những khoản chi phí có cùng nội dung kinh tế, khôngphân biệt chi phí đó phát sinh ở lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu và mụcđích, tác dụng của chi phí đó như thế nào Thông thường được chia thành:

+ Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệuchính ( như sắt, xi măng, cát… ), nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, phụ tùngthay thế

+ Chi phí nhiên động lực học: Gồm các chi phí về nhiên liệu động lực nhưxăng, dầu diezen, khí gas, khí nén…

+ Chi phí nhân công: Là tổng số tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theolương của người lao động theo quy định của doanh nghiệp trong kỳ

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ số trích khấu haoTSCĐ của những TSCĐ đang sử dụng tại phân xưởng của bộ phận sản xuất

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những khoản chi phí mà doanh nghiệpphải trả cho các đơn vị cá nhân bên ngoài doanh nghiệp về việc cung ứng laođộng dịch vụ để phục vụ cho hoạt động sản xuất như tiền điện, tiền nước, tiềnthuê máy thi công…

+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ những khoản chi phí khácphát sinh bằng tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất nhưng chưa được hạchtoán bằng các yếu tố kể trên

2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng.

Theo cách này người ta phân loại chi phí sản xuất thành các khoản mụcnhư sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệuchính ( xi măng, cát, sắt, thép…), vật liệu phụ ( sơn, vôi… ), nhiên liệu, tiêu haotrực tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền công, tiền lương và cáckhoản trích theo lương phải cho cho công nhân trực tiếp sản xuất

+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở

các phân xưởng hoặc ở các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp như tiền

Trang 5

lương và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công

cụ lao động nhỏ, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài

và chi phí khác bằng tiền ở phạm vi phân xưởng

II Giá thành, phân loại giá thành trong doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh.

1 Khái niệm giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là số chi phí sản xuất tính cho một khối lượng haymột đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành, là chỉ tiêu kinh tếtổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanhnghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sảnphẩm đã hoàn thành ở trong kỳ Giá thành sản phẩm có hai chức năng chủ yếulà:

+ Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Là toàn bộ chi phí mà doanhnghiệp đã bỏ ra được bù đắp bằng số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm Căn cứvào đơn giá bán trên thị trường hoặc giá thành đơn vị sản phẩm ta biết đượcdoanh nghiệp đó có bù đắp được chi phí bỏ ra hay không

+ Chức năng lập giá: Để bù đắp được chi phí đã bỏ ra khi xác định giábán của sản phẩm phảI căn cứ vào giá thành của nó

2 Phân loại giá thành sản phẩm.

Để phục vụ cho các mục đích khác nhau của quản lý, giá thành sản phẩmđược phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau sau:

2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo thời điểm và số liệu để tính.

+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bướcvào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dựtoán chi phí kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanhnghiệp trong việc tiết kiệm hợp lý chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm và

là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành củadoanh nghiệp

5

Trang 6

+ Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khibắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xâydựng dựa trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trongsuốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức

về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường làngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổicủa các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.Đây cũng là công cụ để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, là thước

đo chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, lao động, tiền vốn trong sản xuất, là căn

cứ để đánh giá đúng đắn kết quả thực hiện các giải pháp kinh tế - kỹ thuật màdoanh nghiệp đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh

+ Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khikết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinhtrong quá trình sản xuất sản phẩm Theo cách này có thể giúp cho việc quản lý

và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phítrong kỳ hạch toán từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp Giáthành sản xuất thực tế là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành.

+ Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinhliên quan đến việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm

+ Giá thành tiêu thụ ( còn gọi là giá thành toàn bộ ): là chỉ tiêu phản ánhtoàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm

3 Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Trang 7

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vớinhau, chúng giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng Chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động sống

và lao động vật hóa Tuy nhiên chúng có sự khác nhau về giới hạn và phạm vi:

+ CPSX luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm

có giới hạn chi phí gắn liền với một kỳ

+ CPSX gồm những chi phí phát sinh trong kỳ đó, còn giá thành sảnphẩm có thể gồm một phần chi phí phát sinh ở kỳ trước ( chi phí trả trước ) vàmột phần chi phí phát sinh ở kỳ sau nhưng được ghi nhận trong kỳ này ( chiphí phải trả)

+ Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm không tính những chi phí sản xuất dởdang cuối kỳ, chi phí thiệt hại nhưng lại gồm chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ( một phần chi phí phát sinh kỳ trước chuyển sang )

Như vậy, tổ chức quản lý chi phí sản xuất tốt là cơ sở để tổ chức quản lýtốt giá thành

4 Vai trò, nhiệm vụ của công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

+ Vai trò:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại và pháttriển thì buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi, giá thành và chất lượngsản phẩm luôn là hai điều kiện đầu tiên và tiên quyết Để thực hiện được mụctiêu này các doanh nghiệp phải phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thànhsản phẩm và nhiều các biện pháp đồng bộ khác từ đó tăng khả năng tích lũy củadoanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất của người lao động Do đó, công tácquản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng Nó đảmbảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về chi phí và giá thành sảnphẩm cho nhà quản trị để từ đó phân tích đánh giá tình hình thực hiện các địnhmức dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm nhằm đưa

7

Trang 8

ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanhđạt hiệu quả cao

+ Nhiệm vụ:

Xác định đối tượng chi phí sản xuất, đối tượng giá thành sản phẩm khoahọc phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

III Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hay thấpphụ thuộc vào nhiều nhân tố Song có thể chia làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu:

1 Các nhân tố về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất.

Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học

-kỹ thuật và công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại được

sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, tạo khả năng lớn cho việc tiết kiệm haophí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất Doanh nghiệpnào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuậtvào sản xuất thì sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm được chiphí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm

2 Các nhân tố về mặt quản lý sản xuất, quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học,hợp lý có tác động mạnh mẽ đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm

+ Việc lựa chọn loại hình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất, tổchức lao động hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối,nhịp nhàng, liên tục, hạn chế tối đa các thiệt hại về ngừng sản xuất, tận dụngđược thời gian và công suất hoạt động của máy móc thiết bị Việc tổ chức laođộng khoa học sẽ tạo điều kiện nâng cao được năng suất lao động, khơi dậytiềm năng sáng tạo sáng tạo của người lao động, loại trừ nguyên nhân gây lãngphí sức lao động từ đó có thể tiết kiệm được chi phí nhân công trong giá thành

Trang 9

+ Việc phát huy đầy đủ vai trò của công tác quản lý tài chính cũng ảnhhưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Việc tổchức đảm bảo đầy đủ, kịp thời, với chi phí sử dụng tiết kiệm sẽ tạo điều kiệncho doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh có hiệu quả Việc phân phối sửdụng vốn hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sửdụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao Từ đó có tác động tiết kiệmchi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

3 Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanhcủa từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn tớikhả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

+ Đối với doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên cũng như điều kiệnkhai thác có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.Nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác

sẽ thấp và ngược lại

+ Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm kinhdoanh, sản xuất chưa ổn định sẽ khó khăn trong việc hạ giá thành Hoặc trongđiều kiện sản xuất kinh doanh cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu

tư hơn nhiều cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đào tạo lao động, quảngcáo tiếp thị, đây cũng là các yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Chương II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT

9

Trang 10

VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPĐT

XÂY DỰNG & BÊ TÔNG VĨNH TUY

I Khái quát về công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy

- Tên doanh nghiệp: Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy

- Tên giao dịch quốc tế: Vinh Tuy construction and concrete company

- Trụ sở giao dịch: Ngõ 124 - Phố Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội.

- Điện thoại: 04 8 611 354 Fax: 8 624 896 - 8 629 159

- Cơ quan chủ quản: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị.

- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0103008097 Ngày 02 tháng 06 năm 2005

- Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và thi công

xây lắp công trình

- Vốn điều lệ: 9 999 000 000 đồng

(trong đó, vốn Nhà nước: 5 094 900 000 đồng tương đương 51%).

1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy trực thuộc Tổng công ty

Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách phápnhân, hạch toán kinh tế độc lập, được hình thành từ năm 1969 với trụ sở giaodịch đóng tại phường Vĩnh Tuy - quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội

Từ một xí nghiệp chuyên sản xuất bê tông đúc sẵn nhỏ với sự nhạy bén

và sáng tạo của cán bộ lãnh đạo đã dần dần đưa nó phát triển không ngừng vàkết quả của quá trình đó là: Theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 củaHội Đồng Bộ Trưởng nay là chính phủ về việc sắp xếp, đăng ký lại cho cácdoanh nghiệp Xí nghiệp bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy cũng được Thành lập

và đổi tên thành Nhà máy Bê tông và xây dựng Vĩnh Tuy theo quyết định336/QĐ-UB ngày 22/12/1992 và đăng ký Kinh doanh số 105753 do trọng tài

Trang 11

kinh tế Hà Nội cấp ngày 10/3/1993 với tổng số vốn được nhà nước cấp là 1108triệu đồng ( Trong đó: Vốn cố định là 545 triệu đồng, Vốn lưu động là 563 triệuđồng) Vốn doanh nghiệp tự bổ xung là 251 triệu đồng Đây là một sự thay đổi

về chất và lượng của xí nghiệp bê tông Vĩnh Tuy với một số vốn ban đầukhông nhiều nhưng với sự năng động của ban Giám Đốc và của các thành viêntrong công ty đã giúp công ty phát triển và mở rộng quy mô

Tháng 6 năm 2005 công ty tiến hành cổ phần hoá theo chủ trương Cổphần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ (thông tư số 33/2005/TT -BTC ngày 29/04/2005 của Bộ tài chính) và đổi tên thành công ty CPĐT Xâydựng và Bê tông Vĩnh Tuy Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 35 năm pháttriển cùng với sự biến đổi sâu sắc của nền kinh tế đất nước từ cơ chế tập trungquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt Công tyCPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy luôn vận động không ngừng để thíchnghi và hoàn thiện về mọi mặt, trở thành một trong những đơn vị sản xuất côngnghiệp bê tông lớn của ngành xây dựng

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty.

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Đầu tưphát triển hạ tầng đô thị Công ty CPĐT Xây dựng & Bê tông Vĩnh Tuy được tổchức quản lý theo cơ cấu quản trị phổ biến hiện nay với bộ máy tổ chức điều hànhsản xuất hoạt động theo nguyên tắc trực tuyến tham mưu

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty như mô hình sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của

Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy

XN

xây

lắp

XN BTTP XN CK XNBTDS Chi nhánh H Nam ài chính-

Trang 12

Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hoạt động linh hoạt, sáng tạo nhằm

hướng tới mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệuquả cao nhất, trong đó:

* Tổng Giám đốc công ty là người đại diện cho pháp luật của công ty vàthực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.Chịu trách nhiệm chung trong mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, có tráchnhiệm xây dựng và trình Hội đồng quản trị chấp thuận cơ cấu cán bộ quản lýcủa công ty Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đạihội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phảibáo cáo Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông khi được yêu cầu

* Phó giám đốc công ty giúp việc Tổng giám đốc công ty theo phân công

và uỷ nhiệm của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao GiúpTổng giám đốc trong các lĩnh vực kỹ thuật - chất lượng thi công xây dựng vàtrực tiếp phụ trách các mặt công tác :

Trang 13

+ Công tác quản lý kỹ thuật - chất lượng, các định mức kinh tế kỹ thuậttrong sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Phụ trách công tác đời sống của cán bộ, công nhân viên

+ Giám sát thi công, quản lý chất lượng

* Kế toán trưởng công ty có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị,tổng giám đốc công ty trong công tác quản lý tài chính, công tác hạch toán kếtoán trong công ty Thực hiện chức năng giám sát bằng tiền các hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty, báo cáo kịp thời với giám đốc của công ty về tìnhhình tài chính của công ty

Các phòng ban trong công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho giámđốc trong quản lý điều hành từng lĩnh vực công tác Tổ chức theo mô hình trựctuyến tham mưu, bao gồm:

*Phòng Tổ chức - Hành chính có chức năng tham mưu cho giám đốc vàHội đồng quản trị về công tác tổ chức, công tác cán bộ, tiền lương, thi đua khenthưởng, quản lý hành chính, công tác an ninh, nhân sự, cũng như những giảipháp lớn liên quan đến con người để thực hiện trong phạm vi công ty

*Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu cho Hội đồng quảntrị, giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán, quản lý vốn và tổ chứchạch toán kinh tế trong công ty theo pháp lệnh thống kê kế toán hiện hành

*Phòng Kinh doanh có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc công tytrong công việc xây dựng các mục tiêu chiến lược, hệ thống kế hoạch sản xuấtkinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty Tổ chức vận chuyển, cung cấp cácsản phẩm trong nội bộ cũng như cho các bạn hàng bên ngoài công ty Thực hiệnnhiệm vụ điều hành và quản lý kinh doanh Làm ra lợi nhuận qua việc bán hàng

Trang 14

nghệ ngắn hạn và dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh củacông ty Đào tạo tay nghề và chuyển giao công nghệ - kỹ thuật.

*Phòng Kế hoạch - Vật tư có chức năng tham mưu cho giám đốc công tyxây dựng và thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về cung cấp, quản lý, sửdụng vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất kinh doanh

Tất cả các phòng ban đều có quan hệ mật thiết với nhau, có nghĩa vụ giúp

đỡ tổng giám đốc một cách tích cực trên tất cả các mặt để tổng giám đốc đưa ranhững quyết định kịp thời và hiệu quả

2.2 Nhiệm vụ kinh doanh và bộ máy tổ chức sản xuất.

* Hoạt động sản xuất chính của công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông VĩnhTuy được thể hiện qua các nghiệp vụ:

+ Sản xuất các sản phẩm bê tông bằng phương pháp dư ứng lực, sản xuấtcác loại ống cấp thoát nước, các cấu kiện bê tông như panel, dầm, cột, cọcmóng, phục vụ cho các công trình xây dựng

+ Thực hiện dịch vụ bơm bê tông thương phẩm cho các công trình xâydựng

+ Thi công xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, các công trìnhgiao thông, công trình thuỷ lợi

* Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm 4 xí nghiệp trực thuộc

và một chi nhánh Hà Nam Mỗi đơn vị có chức năng và nhiệm vụ riêng củamình:

+ Xí nghiệp bê tông đúc sẵn: Có nhiệm vụ sản xuất gia công cốt thép; cáccấu kiện bê tông định hình, bê tông đúc sẵn theo hợp đồng; Sản xuất các loại vậtliệu xây dựng nung hoặc không nung; Quản lý và giao nhận thành phẩm bê tôngcấu kiện đúc sẵn

Trang 15

+ Xí nghiệp bê tông thương phẩm: Có nhiệm vụ sản xuất bê tông thươngphẩm trộn sẵn theo hợp đồng; Cung cấp bê tông trộn sẵn theo yêu cầu của các xínghiệp trực thuộc công ty.

+ Xí nghiệp cơ khí - sửa chữa: Có nhiệm vụ sản xuất, gia công các cấukiện thép trong xây dựng; Sản xuất gia công khuôn, thiết bị phục vụ cho sảnxuất kinh doanh của công ty và của xí nghiệp theo hợp đồng; Sửa chữa phươngtiện, máy móc thiết bị cho toàn công ty

+ Xí nghiệp xây lắp: Xây dựng các dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật,hồ

sơ dự thầu các công trình đầu tư xây dựng trong và ngoài công ty; Kinh doanhnhà ở, đấu thầu thi công xây dựng; Thi công, xây dựng các công trình dân dụng,công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ; Sửa chữa, cải tạo cáccông trình xây dựng trong công ty

+ Chi nhánh Hà Nam: Chi nhánh là đầu mối giao dịch về quan hệ kinh tế,thu thập dữ liệu, tìm kiếm cơ hội đầu tư, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ sản xuất và kinh doanh của công ty

Đối với các doanh nghiệp sản xuất việc tổ chức hợp lý, khoa học quátrình chế tạo công nghệ sản phẩm là vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đếnnăng suất, chất lượng sản phẩm Với công nghệ sản xuất liên tục, không giánđoạn, công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy có quy trình sản xuất khépkín từ khâu đầu đến khâu cuối để tạo ra sản phẩm

3 Kết quả hoạt động SXKD trong 2 năm 2006 - 2007 của công ty.

BẢNG 01: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ THỰC HIỆN QUA 2 NĂM 2006-2007

VT: VNĐVT: VNĐ ĐVT: VNĐ

Tăng ( giảm ) %

Doanh thu

thuần

22.443.979.439

17.165.454.305 (5.278.525.130 ) (23.52

) 15

Trang 16

Giá vốn hàng

bán

21.794.158.031 16.366.828.282 (5.427.329.749) (24.9)

Lãi gộp 649.821.408 798.626.023 148.804.615 22.9 Doanh thu

HĐTC

383.919.025 70.046.242 (313.872.785 ) ( 81.75

) Chi phí tài

)

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2006-2007 )

Do những khó khăn của những năm trước để lại, cộng với những thách thức

từ thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng nên tổng doanh thu về bán hàng và cungcấp dịch vụ trong năm 2007 giảm 5.278.525.130 đồng với tỷ lệ 23.52 % so với năm

2006, cộng với các khoản chi phí vẫn phải gánh chịu, trong đó phải kể đến chi phílãi vay tăng 905.578.260 đồng Đây là điều rất đáng lo ngại của công ty về việcduy trì sản suất bền vững, công ty cần xem xét để phục hồi khả năng sản xuấtnhanh chóng thì mới có khả năng thanh toán nợ đến hạn

Lợi nhuận gộp năm 2007 tăng 22.9 % so với năm 2006 tương ứng tăng148.804.615 đồng Về chi phí tài chính tăng 69.82 % tương đương 1.287.602.625đồng Chi phí bán hàng giảm 19.56 % tương đương 24.294.019 đồng Chi phí quản lýdoanh nghiệp giảm 94.78 % tương đương 4.186.524.743 đồng

II Thực trạng về công tác quản lý, sử dụng CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty.

Trang 17

1 Tình hình thực hiện quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty

Với đặc thù sản phẩm của doanh nghiệp là sản xuất và kinh doanh vậtliệu xây dựng có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, dựtoán chi phí hợp lý Công ty tập hợp chi phí theo phương pháp định mức và ápdụng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền Chi phícủa doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệptrong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu,tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh toàncông ty trong 2 năm được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 02: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ SXKD NĂM 2006 - 2007

VT:VNĐVT: VNĐ ĐVT: VNĐ

Tăng ( Giảm) Tỉ lệ %

Chi phí NVL 15.896.855.207 0.465.008.329 (5.431.846.878) (34.17) Chi phí NC 1.639.994.868 1.347.111.386 (292.883.482) (17.86) Chi phí SXC 5.625.014.124 4.460.599.794 (1.164.414.330) (20.7)Chi phí QLDN 4.416.951.287 2.304.265.544 (4.186.524.743) (94.78) Chi phí tài chính 1.844.103.396 3.134.705.661 1.287.602.265 69.82Tiền Lương 3.278.083.264 3.777.542.285 499.459.021 15.24

Tổng cộng 32.701.002.146 25.489.232.999 (7.211.769.147) (22.05)

( Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán )

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 tổng chi phí SXKD giảm so vớinăm 2006 là 22.05 % tương đương với 7.211.769.147 đồng Nhìn chung trongnăm 2007 công ty đã thực hiện tốt công tác sử dụng và quản lý chi phí Tổng chiphí NVL phục cho hoạt động SXKD của toàn công ty năm 2007 giảm so với

2006 là 34.17% tương đương 5.431.846.878 đồng, chi phí nhân công giảm17.86% tương đương với 292.883.482 đồng, chi phí sản xuất chung giảm 20.7%tương đương với 1.164.414.330 đồng Chi phí QLDN năm 2007 giảm 94.78%tương đương 4.186.524.743 đồng lớn nhất từ trước tới nay, là do trong năm

2007 các khoản thuế, phí và lệ phí phát sinh trong kỳ giảm đi, chi phí vật liệuquản lý và chi phí khấu hao TSCĐ cũng giảm đi rất nhiều

17

Ngày đăng: 29/03/2013, 21:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy (Trang 11)
BẢNG 01:  MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ THỰC HIỆN QUA 2 NĂM 2006-2007 - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy
BẢNG 01 MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ THỰC HIỆN QUA 2 NĂM 2006-2007 (Trang 15)
BẢNG 05: CHI PHÍ NCTT DÙNG CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM 2006 - 2007. - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy
BẢNG 05 CHI PHÍ NCTT DÙNG CHO SẢN XUẤT SẢN PHẨM 2006 - 2007 (Trang 20)
BẢNG 07: GIÁ THÀNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2006. - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy
BẢNG 07 GIÁ THÀNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH THEO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY NĂM 2006 (Trang 23)
BẢNG 09: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CPSX VÀ HẠ GTSP NĂM 2006 - 2007 - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty CPĐT Xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy
BẢNG 09 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CPSX VÀ HẠ GTSP NĂM 2006 - 2007 (Trang 25)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w