1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

70 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 719,5 KB

Nội dung

Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...36 Bảng 4.8.. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp không đ

Trang 1

1 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường

Trang 2

Bảng 4.2 Tổng hợp điểm dân cư các xóm năm 2013 29

Bảng 4.3 Cơ cấu lao động năm 2013 30

Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất của Xã Hà Thượng năm 2013 31

Bảng 4.5 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Xã Hà Thượng (tính đến hết 31/12/2013) 33

Bảng 4.6 Những hiểu biết cơ bản của người dân xã Hà Thượng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 35

Bảng 4.7 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 36

Bảng 4.8 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 37

Bảng 4.9 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 38

Bảng 4.10 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 39

Bảng 4.11 Hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những quyền của người sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 40

Bảng 4.12 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 42

Bảng 4.13 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 43

Bảng 4.14 Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề 44

Bảng 4.15 Hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 46

Bảng 4.16 Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phân theo nhóm điều tra 47

Bảng 4.17 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy 49

Trang 4

của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 41Hình 4.2 Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về về nội dung giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất 45Hình 4.3: Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất phân theo nhóm điều tra 47

Trang 5

1.2 Mục tiêu của đề tài 2

1.3 Mục đích của đề tài 2

1.4 Ý nghĩa 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.1.1 Cơ sở pháp lý 3

2.1.2 Cơ sở thực tiễn: 5

2.2 Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 6

2.2.1 Các quyền chung của người sử dụng đất 6

2.2.2 Các nghĩa vụ chung của người sử dụng đất 6

2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 7

2.3 Một số vấn đề về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7

2.3.1 Những vấn đề cơ bản về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7

2.3.2 Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 8

2.3.3 Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 9

2.3.4 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 9

2.3.5 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn 10

2.3.6 Quy định về việc ghi tên người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 10

2.3.7 Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp 11

2.3.8 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề 12

2.4 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả nước và của tỉnh Thái Nguyên 13

2.4.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả nước 13

2.4.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên 16 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU… 21

Trang 6

3.3.1 Điều tra tình hình cơ bản của Xã Hà Thượng 21

3.3.2 Đánh giá sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 21

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

3.4.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 22

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Hà Thượng 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

4.1.1.1 Vị trí địa lí 23

4.1.1.2 Địa hình địa mạo 23

4.1.1.3 Khí hậu 23

4.1.1.4 Thủy văn 24

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 24

4.1.1.6 Thực trạng môi trường 26

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 26

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 26

4.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội 28

4.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã 30

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất 30

4.2.2 Tình hình quản lý đất đai 32

4.2.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 33

4.3 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34

4.3.1 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những vấn đề chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34

4.3.1.1 Đánh giá sự hiểu biết cơ bản của người dân Xã Hà Thượng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 34

4.3.1.2 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 35

Trang 7

của người sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 40

4.3.1.7 Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những vấn đề chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 41

4.3.2 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 42

4.3.2.1 Đánh giá sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 42

4.3.2.2 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 43

4.3.2.3 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề 44

4.3.2.4 Tổng hợp sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 45

4.3.3 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 46

4.3.4 Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua phiếu điều tra 47

4.3.4.1 Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phân theo nhóm điều tra 47

4.3.4.2 Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các nội dung điều tra 48

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Đề nghị 53

Trang 8

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Như chúng ta đã biết, đất đai là điều kiện đầu tiên và cần thiết đối với

sự tồn tại của con người nó phục vụ trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, xâydựng, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và là nơi dự trữ các loại khoáng

sản Đất đai có vai trò quan trọng như vậy nhưng lại là nguồn tài nguyên

không tái tạo, có hạn về diện tích Vì vậy việc sử dụng đất đai một cách hợp

lý, hiệu quả là nhiệm vụ của toàn xã hội

Việt Nam có diện tích 32.898.733 ha xếp thứ 59 trong tổng số hơn 200nước trên thế giới, nhưng dân số lại đứng thứ 14 trên thế giới vì vậy bìnhquân diện tích đất trên đầu người rất thấp: 0,36 ha/người, chỉ bằng 1/7 mứcbình quân trên thế giới Trong khi đó 3/4 diện tích đất của nước ta là đất dốc,

vì vậy việc sử dụng đất đai hiệu quả, hợp lý kết hợp với các biện pháp cải tạo,bảo vệ đất trở thành một trong nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước ta Cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đaiđược quy định trong Luật Đất đai 2003, qua đó nhà nước có thể quản lý mộtcách dễ dàng nguồn tài nguyên đất đai

Hà Thượng là một xã miền núi, nằm ở phía Đông Nam của huyện Đại

Từ, cách trung tâm huyện khoảng 6km Có tổng diện tích đất tự nhiên là1522,01ha, trong đó đất nông nghiệp là 760,23ha chiếm 49,95%, đất phi nôngnghiệp là 761,78ha chiếm 50,05% Là một xã thuần nông với thu nhập chínhcủa người dân chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp, trong sản xuất nôngnghiệp vẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa hình thành được các vùng sản xuấthàng hóa tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, công tác quy hoạchphát triển sản xuất vẫn chưa được quan tâm Vì vậy đời sống vật chất tìnhthần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sự hiểu biết về các vấn đề xã hộicòn hạn chế, đặc biệt là các vấn đề về nội dung quản lý của nhà nước về đấtđai Trong những năm qua, công tác cấp GCNQSDĐ tại địa phương đã đạtđược một số kết quả nhất định, song vẫn còn gặp những khó khăn, một phần

do sự hiểu biết của người dân về việc cấp GCNQSDĐ còn hạn chế Đứng

Trang 9

trước yêu cầu cấp thiết đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ” dưới sự hướng dẫn của cô

giáo TS Phan Thị Thu Hằng.

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Điều tra tình hình quản lí về đất đai của xã

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về việc cấp GCNQSDĐ theo bộ câu hỏi

- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phápluật đất đai tới người dân

1.3 Mục đích của đề tài

Đánh giá sự quan tâm cũng như mức độ hiểu biết của người dân Xã HàThượng đối với việc cấp GCNQSDĐ theo Luật Đất đai hiện hành để thấyđược những tồn tại và đề xuất giải pháp cho công tác quản lí đất đai nói chung

và công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng, đồng thời góp phần cho lãnh đạo địaphương thấy được sự cần thiết phải tuyên truyền, phổ biến, tập huấn pháp luậtđất đai tới người dân

1.4 Ý nghĩa

Đánh giá được sự hiểu biết của người dân về việc cấp GCNQSĐĐ,

bổ xung các giải pháp cho các cơ quan quản lí hành chính về đất đai

Trang 10

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Cơ sở pháp lý

Nước ta cùng với quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Luật Đất đai

đã được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14/07/1993 Cùngvới các văn bản quy phạm pháp luật khác và bằng việc ban hành Luật Đất đai,nhà nước đã thực hiện công tác chuyển đổi cơ chế quản lý từ quản lý bằngbiện pháp hành chính là chủ yếu sang biện pháp hành chính gắn với kinh tếtrong việc sử dụng đất đai Đây là bước chuyển quan trọng từ cơ chế tập trungquan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước tronglĩnh vực quản lý nhà nước đối với đất đai ở nước ta

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, trải qua các giai đoạn Nhànước đã ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư, công văn và luật đất đai như sau:

Chỉ thị số 299/CT - TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 về công tác đođạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước

Luật Đất đai của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đượccông bố ngày 08/01/1988 về những nội dung quản lý nhà nước về đất đai

Luật Đất đai 14/07/1993, luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đấtđai ngày 02/12/1998 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đaingày 29/06/2001

Nghị định số 38/2000/NĐ - CP ngày 20/08/2000 của Thủ Tướng ChínhPhủ về thu tiền sử dụng đất

Thông tư 115/2000/TT - BTC hướng dẫn thi hành nghị định số38/2000/NĐ - CP ngày 20/08/2000 của Chính Phủ về thu tiền sử dụng đất

Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sở hữunhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị

Nghị định số 61CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về mua bán vàkinh doanh nhà ở

Nghị định số 88/CP ngày 17/08/1994 của Chính Phủ về quản lý và sửdụng đất đô thị

Trang 11

Thông tư số 70/CT - TCT ngày 18/08/1994 hướng dẫn thực hiện cáckhoản thu ngân sách đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,quyền sử dụng đất ở tại đô thị theo nghị định số 60/CP và nghị định số 61/CP.

Chỉ thị số 346/TTg ngày 05/07/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc

tổ chức thực hiện các nghị định của Chính Phủ về quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất ở tại đô thị và mua bán và kinh doanh nhà ở

Công văn số 1427/CV - ĐC ngày 13/10/1995 của Tổng cục Địa chính

về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai và cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất đai

Công văn số 440/CV - ĐC ngày 12/04/1996 của Tổng cục Địa chính về việchướng dẫn một số vấn đề trong xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai

Nghị định số 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính Phủ việc bổ sung điều

10 của nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sở hữunhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị

Thông tư số 57/ TT- TCT ngày 23/09/1996 của Bộ Tài chính hưỡngdẫn thi hành nghị định số 45/CP ngày 03/08/1996 của Chính Phủ về việc bổsung điều 10 của nghị định số 60/CP

Thông tư số 346/1998/TT - TCĐC ngày 16/03/1998 cuả Tổng cục Địachính hưỡng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ Địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất đai

Thông tư liên tịch của Tổng cục Địa chính - Bộ Tài chính số1442/1999/TTLT - TCĐC - BTC hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất theo chỉ thị số 18/1999/CT - TTg ngày 01/07/1999 của Thủ TướngChính Phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển nhượng, cho thuê, chothuê lại, thửa kế QSDĐ và thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

Nghị định số 79/NĐ- CP ngày 01/11/2001 của Chính Phủ về sửa đổi bổsung một số điều của nghị định số 17/1999/ NĐ- CP

Nghị định số 04/2000/NĐ - CP ngày 11/02/2000 của Chính Phủ về thihành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai

Nghị định số 66/2001/NĐ - CP ngày 28/09/2001của Chính Phủ về sửađổi bổ sung một số điều của nghị định số 04/2000/NĐ - CP

Trang 12

Thông tư 1990/TT - TCĐC ngày 30/11/2001 hướng dẫn đăng ký đấtđai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ.

Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN - TCĐC hướng dẫn việcgiao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp

 Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời có các văn bản sau:

Quyết định số 24/2004/QĐ - BTNMT ban hành quy định về GCNQSDĐ.Thông tư số 28/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn thực hiện thống

kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Quyết định số 25/2004/QĐ - BTNMT về việc ban hành kế hoạch triểnkhai thi hành luật đất đai

Thông tư số 29/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính

Hệ thống biểu, mẫu lập kế hoạch sử dụng đất cả nước, tỉnh, huyện, xã(ban hành kèm theo thông tư 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việchướng dẫn lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất)

Nghị định 181/2004/NĐ - CP về thi hành luật đất đai

Quyết định 08/2006/ QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về GCNQSDĐ

Thông tư 09 / 2007 /TT – BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định vềGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất

Nghị định 88/2009/NĐ- CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ vềGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và ở và tài sản gắn liền với đất

Điều 4 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đếnđầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009

2.1.2 Cơ sở thực tiễn:

GCNQSDĐ là một chứng từ pháp lý công nhận quyền sử dụng đất(QSDĐ) hợp pháp của mỗi chủ sử dụng đất; giúp bảo hộ quyền và lợi ích hợppháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữutài sản khác gắn liền với đất; nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lýnhà nước về đất đai Hiểu biết về việc cấp GCNQSDĐ sẽ giúp người dân thực

Trang 13

hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng giúp cho công tác quản

lý nhà nước về đất đai dễ dàng hơn Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiềungười dân còn chưa nắm bắt được những quy định về cấp GCNQSDĐ hoặcnếu có thì còn rất nhiều hạn chế do việc tuyên truyền pháp luật về đất đai đếnngười dân còn yếu kém, đặc biệt là sự quản lí chưa chặt chẽ của cơ quan chứcnăng địa phương Chính vì vậy việc điều tra, đánh giá sự hiểu biết của ngườidân về việc cấp GCNQSDĐ cùng với tình hình quản lí của địa phương là hếtsức quan trọng, để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao nhận thứccủa người dân giúp đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ giúp công tác quản lýnhà nước về đất đai được thuận lợi hơn

2.2 Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

2.2.1 Các quyền chung của người sử dụng đất

Điều 105, Luật Đất đai quy định người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:

1 Được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2 Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất

3 Hưởng lợi ích từ các công trình của nhà nước về bảo vệ, cải tạo, bồi bổđất nông nghiệp

4 Được nhà nước hướng dẫn trong công việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp

5 Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụngđất hợp pháp của mình

6 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện những hành vi vi phạm quyền sử dụng đấthợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai [6]

2.2.2 Các nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

Điều 107, Luật Đất đai quy định người sử dụng đất có các nghĩa vụchung sau đây:

1 Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định

về sử dụng đất đúng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ cáccông trình công cộng trong lòng đất và tuân thêo các quy định của pháp luật;

2 Đăng kí quyền sử dụng đất, làm đấy đủ các thủ tục chuyển đổi,chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp,bảo lãnh góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật;

3 Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

Trang 14

4 Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;

5 Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đếnlợi ích hợp pháp của nguồi sử dụng đất có liên quan;

6 Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;

7 Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết hạn

sử dụng đất [6]

2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai

1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai

và tổ chức thực hiện các văn bản đó

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hànhchính, lập bản đồ hành chính

3 Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấpGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

7 Thống kê, kiểm kê đất đai

8 Quản lý tài chính về đất đai

9 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thịtrường bất động sản;

10 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

11 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

12 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các viphạm trong viếc quản lý và sử dụng đất đai

13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai [7]

2.3 Một số vấn đề về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.3.1 Những vấn đề cơ bản về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều 48 - Luật Đất đai quy định:

1 GCNQSDĐ được cấp cho người sử dụng theo một mẫu thống nhấttrong cả nước đối với mọi loại đất

Trang 15

Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài sản đó được ghi nhận trênGCNQSDĐ.

2 GCNQSDĐ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành

3 GCNQSDĐ được cấp theo từng thửa đất

Trường hợp QSDĐ là tài sản chung của vợ và chồng thì GCNQSDĐphải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng

Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sửdụng thì GCNQSDĐ được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổchức đồng quyền sử dụng

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cưthì GCNQSDĐ được cấp cho cộng đồng dân cư và trao cho người đại diệnhợp pháp của cộng đồng dân cư đó

Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thìGCNQSDĐ được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho người có trách nhiệmcao nhất của cơ sở tôn giáo đó [6]

2.3.2 Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 49 Luật Đất đai 2003 quy định về các trường hợp được cấpGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

1 Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trừ trường hợp thuê đấtnông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn

2 Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đếntrước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp GCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

3 Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 củaLuật này mà chưa được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất

4 Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhậntặng cho QSDĐ; người nhận QSDĐ khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnhbằng QSDĐ để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hìnhthành do các bên góp vốn bằng QSDĐ

5 Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định thi hành án củaToà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định

Trang 16

giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thihành.

6 Người trúng đấu giá QSDĐ, đấu thầu dự án có sử dụng đất

7 Người sử dụng đất quy định tại điều 90, 91, và 92 của Luật này

8 Người mua nhà ở gắn liền với đất ở

9 Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở

10 Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ [6]

2.3.3 Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khoản 2, Điều 41 - Nghị định 181 /2004/NĐ-CP quy định nhữngtrường hợp không được cấp GCNQSDĐ như sau:

1 Đất do nhà nước giao để quản lý quy định tại điều 3 Nghị định này

2 Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do UBND xã, phường, thịtrấn quản lý sử dụng

3 Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải làđất thuê, thuê lại trong khu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 5 điều này

4 Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấpGCNQSDĐ theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 Luật Đất đai

5 Người nhận khoán đất trong các nông, lâm trường [3]

2.3.4 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều 52, Luật Đất đai quy định về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

1 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấpGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức,

cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất, cho thuêđất để thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài

2 UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắnliền với QSDĐ ở

3 Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho

cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cùng cấp

Trang 17

Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được uỷ quyền cấp GCNQSDĐ,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4 Cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh và cấp huyện làđầu mối tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các thủ tục trình UBND cùng cấp quyđịnh tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất [6]

2.3.5 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn

Điều 135 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định như sau:

Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại UBND xã, thị trấn nơi có đấtgồm đơn xin cấp GCNQSDĐ giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1, 2 và 5Điều 50 của Luật này, văn bản uỷ quyền xin cấp GCNQSDĐ (nếu có)

UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấpGCNQSDĐ về tình trạng tranh chấp đất đai với thửa đất, trường hợp ngườiđang SDĐ không có giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 thìthẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình hình tranhchấp, sự phù hợp quy hoạch sử dụng đất công bố công khai danh sách cáctrường hợp đủ và không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ tại trụ sở UBND xã,xem xét các ý kiến đóng góp rồi gửi hồ sơ đến văn phòng đăng ký quyền sửdụng đất (VPĐK) thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường

VPĐK kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn với trường hợp đủ điều kiện,sau đó làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất,trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác địnhnghĩa vụ tài chính với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính gửinhững trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ kèm trích lục bản đồ, tríchsao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường Phòng có tráchnhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp ký quyết định cấp GCNQSDĐ

2.3.6 Quy định về việc ghi tên người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1 Trường hợp hộ gia đình được nhà nước giao đất nông nghiệp hoặcđược công nhận QSDĐ nông nghiệp thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đóghi họ tên của người đại diện hộ gia đình và của người vợ (hoặc chồng) người

Trang 18

đại diện; nếu hộ gia đình đề nghị chỉ ghi họ tên vợ hoặc chồng thì phải cóchứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi hộ đó đăng ký thường trú; nếungười đại diện hộ gia đình không có vợ (hoặc chồng) hoặc có nhưng vợ (hoặcchồng) của người đại diện hộ gia đình không có quyền sử dụng đối với diệntích đất sử dụng chung của hộ gia đình thì chỉ ghi họ tên của người đại diện.

Trường hợp được nhà nước giao đất phi nông nghiệp có thu tiền sửdụng đất thì ghi họ tên của người có tên trong quyết định giao đất, nếu nhưtrong quyết định ghi là giao cho hộ gia đình thì ghi như trường hợp giao đấtnông nghiệp cho hộ gia đình

Tương tự với trường hợp được nhà nước cho thuê đất

Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất thì ghi họ tên người có têntrong hợp đồng, văn bản về việc nhận chuyển QSDĐ, nếu người nhận QSDĐ

có đề nghị ghi là hộ gia đình thì ghi như với trường hợp giao đất nông nghiệpcho hộ gia đình

2 Trường hợp QSDĐ là tài sản chung của cả vợ hoặc chồng thì ghi cả

họ tên vợ và chồng, nếu người SDĐ đề nghị chỉ ghi họ tên vợ hoặc chồng thìphải có văn bản thoả thuận của 2 vợ chồng có chứng thực của UBND xã,phường, thị trấn nơi cư trú hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước

3 Người sử dụng đất là cộng đồng dân cư thì ghi tên cộng đồng dân cư

4 Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sửdụng (trừ trường hợp thửa đất có nhà chung cư) thì ghi họ tên của từng người

sử dụng đất đó [7]

2.3.7 Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp

Khoản 2, Điều 42 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định như sau

1 Thu hồi GCNQSDĐ trong trường hợp cấp đổi GCNQSDĐ sạt lở tựnhiên đối với cả thửa đất, có thay đổi ranh giới thửa đất mà phải cấp mớiGCNQSDĐ

2 Thu hồi GCNQSDĐ trong trường hợp thu hồi đất theo quy định tạiĐiều 38 của Luật Đất đai

3 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thu hồi GCNQSDĐ thuộcthẩm quyền cấp của UBND cấp tỉnh, Phòng Tài nguên và Môi trường có tráchnhiệm thu hồi GCNQSDĐ thuộc thẩm quyền cấp của UBND cấp huyện [3]

Trang 19

2.3.8 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề

Điều 45 - Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định như sau:

1 Diện tích đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân đã được cấp GCNQSDĐtrước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được xác định theo quy định sau:

a) Diện tích đất ở là diện tích ghi trên GCNQSDĐ đã cấp

b) Trường hợp người SDĐ có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đấtvườn, ao sang đất ở thì diện tích đất ở được xác định lại theo quy định tại cáckhoản 2, 3 và 4 Điều 87 Luật Đất đai, khoản 2 và 3 Điều 80 của Nghị định này,

hộ gia đình cá nhân không phải nộp tiền SDĐ đối với phần diện tích chênh lệchgiữa diện tích đất ở được xác định lại và phần diện tích ghi trên GCNQSDĐ

2 Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cưđược sử dụng trước ngày 18/12/1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc các loạigiấy tờ về QSDĐ đã quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai có ghinhận rõ ranh giới thửa đất ở thì toàn bộ diện tích đó được xác định là đất ởtrường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định rõ thì diện tích đất ở đượcxác định không vượt quá 5 lần hạn mức diện tích giao đất ở của tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương nhưng tổng diện tích không vượt quá diện tích đất

mà hộ gia đình cá nhân đang sử dụng, phần diện tích còn lại được xác địnhtheo hiện trạng sử dụng đất

3 Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cưđược sử dụng từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 01/07/2004 thì diện tích đất

ở được xác định theo quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều 87 của Luật Đất đai

- Khoản 3, 4 và 5 Điều 87 của Luật Đất đai quy định như sau:

+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày18/12/1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sửdụng có một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều

50 Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đấtvườn, ao được xác định theo giấy tờ đó

+ Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày18/12/1980 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành và người đang sửdụng có một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều

Trang 20

50 Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tíchđất vườn, ao được xác định như sau:

+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện,tập quán địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở theo số lượng nhânkhẩu trong hộ gia đình

+ Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tạiđịa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức đất ở tại địa phương

+ Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tạiđịa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất

+ Đối với trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,

2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất ở có vườn, ao được xác địnhtheo mức giao cho mỗi hộ gia đình cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 vàkhoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai

2.4 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả nước và của tỉnh Thái Nguyên

2.4.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cả nước

Việc cấp GCNQSDĐ được thực hiện từ năm 1990 theo quy định tạiLuật Đất đai 1988 Song trong những năm trước Luật Đất đai 1993, kết quảcấp GCNQSDĐ đạt được chưa đáng kể, phần lớn các địa phương mới triểnkhai thí điểm hoặc thực hiện cấp tạm thời cho hộ gia đình, cá nhân sử dụngđất nông nghiệp Từ khi có Luật Đất đai 1993, việc cấp GCNQSDĐ mới đượccoi trọng và phát triển mạnh, song còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, lựclượng chuyên môn thiếu và yếu năng lực Kết quả cấp GCNQSDĐ đến hếtnăm 2013 như sau: Tính đến ngày 30/6/2013, cả nước đã cấp được 36,000triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,12 triệu ha, đạt 83,2% diện tíchcần cấp giấy chứng nhận của cả nước, tăng 2,0% so với năm 2012 Đến nay,

cả nước có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho cácloại đất chính (đạt từ 85-100 % diện tích) gồm Bình Dương, Long An, Bến Tre,Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Trị, HậuGiang, Cần Thơ; ngoài ra còn có 10 tỉnh khác cơ bản hoàn thành ở hầu hết cácloại đất chính gồm Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình,

Đà Nẵng, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu Song cũng

Trang 21

còn nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp giấy chứng nhận ở nhiều loại đấtchính còn đạt thấp (dưới 70% diện tích cần cấp), đặc biệt là các tỉnh Điện Biên,Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, ĐăkNông Về tình hình cấp giấy chứng nhận các loại đất chính như sau:

- Về đất ở đô thị: Cả nước đã cấp được 4.211.800 giấy với diện tích106.200 ha, đạt 80,3% Đã có 34 tỉnh đạt trên 85%; còn 29 tỉnh đạt dưới 85%,trong đó 10 tỉnh đạt thấp dưới 70%

- Về đất ở nông thôn: Cả nước đã cấp được 11.510.000 giấy với diệntích 465.900 ha, đạt 85,0% Có 35 tỉnh đạt trên 85%, còn 28 tỉnh đạt dưới85%; trong đó có 9 tỉnh đạt thấp dưới 70%

- Về đất chuyên dùng: Cả nước đã cấp được 182.131 giấy với diện tích483.730 ha, đạt 64,0% Có 19 tỉnh đạt trên 85%; còn 44 tỉnh đạt dưới 85%;trong đó có 16 tỉnh đạt dưới 50%

- Về đất sản xuất nông nghiệp: Cả nước đã cấp được 17.367.400 giấyvới diện tích 8.147.100 ha, đạt 82,9% Còn 33 tỉnh đạt trên 85%, có 30 tỉnhđạt dưới 85%; trong đó có 12 tỉnh đạt dưới 70%

- Về đất lâm nghiệp: Cả nước đã cấp được 1.709.900 giấy với diện tích10.357.400 ha, đạt 86,1% Có 20 tỉnh đạt trên 85%, có 41 tỉnh cấp đạt dưới85%; trong đó có 25 tỉnh đạt dưới 70%

Nhìn chung công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm nhất là các loại đấtchuyên dùng, đất ở tại đô thị và đất lâm nghiệp Một số địa phương chưa triểnkhai đồng bộ cấp giấy chứng nhận cho tất cả các loại đất mà tập trung vàomột số loại chính như đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ở đôthị Một số tỉnh, thành phố còn tồn đọng nhiều giấy chứng nhận do người sửdụng đất chưa đến nhận hoặc do UBND cấp xã đã nhận được nhưng chưatrao cho người sử dụng đất được cấp giấy

Nhiều địa phương hiểu không đúng và không đầy đủ những quy địnhcủa luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới nhữngvận dụng không đúng quy định khi cấp GCNQSDĐ (nhất là trong việc xácđịnh điều kiện được cấp GCNQSDĐ với những trường hợp không có giấy tờ

về quyền sử dụng đất, xác định diện tích đất ở đối với trường hợp thửa đất cóvườn, ao gắn liền, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai) và khi lập hồ sơ địa

Trang 22

chính Một số địa phương chưa ban hành đầy đủ các quy định cụ thể hoá phápluật về đất đai liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận, nhất là quy định vềthời gian giải quyết thủ tục hành chính ở các khâu công việc (thẩm định hồ

sơ, xác định nghĩa vụ tài chính) Nhiều địa phương vẫn chưa chú trọng việccải cách thủ tục hành chính khi giải quyết cấp GCNQSDĐ, vẫn còn tìnhtrạng gây phiền hà cho người sử dụng đất khi làm thủ tục cấp giấy như yêucầu người dân phải nộp thêm các loại giấy tờ ngoài quy định hoặc phải tựmang hồ sơ đến từng cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và không xem xétcấp GCNQSDĐ cho các trường hợp phải thu hồi đất, thậm chí có nơi vẫn yêucầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sửdụng đất, nhận và trả kết quả hồ sơ không đúng địa chỉ quy định, nhận hồ sơkhông đảm bảo yêu cầu, gây phiền hà cho người dân hoặc phải giải quyết thủtục gượng ép thiếu chặt chẽ về pháp lý, cá biệt có nơi đòi hỏi phải có hộ khẩuthường trú mới xem xét cấp GCNQSDĐ

Nguyên nhân chủ yếu của việc cấp GCNQSDĐ chậm là do:

+ Phần lớn các trường hợp còn lại chưa cấp Giấy chứng nhận không cógiấy tờ hợp lệ, có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai,chủ yếu do mua bán, chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép, giaođất trái thẩm quyền, lấn chiếm đất công, nhất là ở các đô thị; các cơ quan, tổchức nhà nước được giao đất không thu tiền không tự giác thực hiện kê khaiđăng ký đất đai; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chậm kê khai đăng ký, cấpGiấy chứng nhận do phải chuyển sang thuê đất; các nông, lâm trường chưa ràsoát xác định ranh giới, mốc giới, giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai

+ Việc chỉ đạo triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận ở một số địaphương còn chậm, chưa quyết liệt, thường xuyên, chưa tạo sự chuyển biếnmãnh mẽ trong tổ chức thực hiện ở các cấp huyện, xã; một số giải pháp theoChỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chưa được triển khai thực hiện đầy đủ,đồng bộ, hiệu quả đạt được chưa cao

+ Các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các địa phương còn rấtthiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là các huyện miềnnúi, trung du và các huyện đồng bằng thường có 2-5 người/1 Văn phòng; cácphương tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn còn nhiều khó khăn

Trang 23

+ Kinh phí đầu tư của Trung ương và địa phương cho thực hiện đo đạc,cấp giấy chứng nhận chưa đáp ứng nhu cầu.

+ Hệ thống pháp luật còn một số điểm bất cập Cấp GCNQSDĐ là mộtcông việc khó khăn, phức tạp do một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai,tình trạng vi phạm luật đất đai trong sử dụng đất (như lấn chiếm, chuyển mụcđích sử dụng trái phép, tranh chấp, không sử dụng hoặc sử dụng không hết,không hiệu quả đất được giao) của các tổ chức, cá nhân là khá phổ biến với sốlượng lớn, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm

2.4.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên

Ở tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, mặc dù các Bộ, ngànhTrung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo,song kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt thấp ( Đạt 74,37%diện tích cần cấp) và còn nhiều khó khăn, vướng mắc Đặc biệt là việc cấpGCNQSDĐ cho các Nông, Lâm trường và Ban quản lý rừng đạt thấp và quản

lý chưa hiệu quả, tranh chấp giữa các hộ dân trong vùng với các Nông, lâmtrường, Ban quản lý rừng diễn ra phổ biến qua kết quả thanh tra, kiểm tracho thấy hầu hết các Nông, Lâm trường được Nhà nước giao đất từ trướcnhững năm 1990 với diện tích quản lý lớn, nhưng việc giao đất chỉ thể hiệntrên văn bản, tọa độ mà không có bản đồ, không cắm mốc ngoài thực địa,được giao đất nhưng không xác định được ranh giới thực tế tại thực địa, việcquản lý thiếu chặt chẽ dẫn tới tình trạng đất để hoang hóa, lấn chiếm và tranhchấp với các hộ dân Điển hình như: Ban quản lý rừng ATK Định Hóa đượcgiao đất từ năm 1986 với diện tích giao là 16.785,73ha, nhưng chỉ quản lýđược 6.4875,58ha; Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viênchè Phú Lương được giao đất từ năm 1976 với diện tích được giao là 1.177hanhưng chỉ quản lý và có nhu cầu giữ lại 620ha… vẫn còn có hiện tượng Công

ty giao đất cho các hộ dân sử dụng nhưng không có hợp đồng giao khoán theoquy định hoặc nhiều trường hợp cấp đất sai mục đích sử dụng Bên cạnh việcquản lý lỏng lẻo của các Nông, lâm trường, ý thức chấp hành của người dânvẫn còn chưa tốt như tự ý làm nhà ở, sử dụng đất sai mục đích và chậm nộptiền thuê đất… Sở dĩ xảy ra những tình trạng trên chủ yếu vẫn là do sự quản

Trang 24

lý lỏng lẻo của các Nông lâm trường, cùng với việc nguồn kinh phí cho côngtác rà soát, đo đạc, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận còn hạn chế, và sựvào cuộc của các cấp ngành còn chưa quyết liệt.

Đối với diện tích đất ở chưa cấp là 1.111ha, chủ yếu còn vướng mắcchưa cấp được là do các hộ gia đình, cá nhân đã làm nhà trên đất nông nghiệptrước ngày 01/7/2004, mua nhà thanh lý hoặc được giao trái thẩm quyền;nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, không rõ ràng, tranh chấp giữa hộ gia đình,

cá nhân với các tổ chức như: Trường Đại học Công nghệ thông tin, TrườngĐại học Y, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Chuyên TháiNguyên; các hộ gia đình tự ý làm nhà trên đất nhận giao khoán của các Nônglâm trường Đối với đất do các tổ chức sử dụng, diện tích chưa cấp được chủyếu do nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, không rõ ràng, tranh chấp với hộ giađình, cá nhân, tự ý giao đất cho cán bộ (giao đất trái thẩm quyền); một sốdoanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất nhưng chưa ký hợp đồng thuê đấtnên chưa đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định Với đất nôngnghiệp chưa cấp được chủ yếu là do nguồn tài liệu bản đồ địa chính đã được

đo đạc từ trước năm 1993 nên đã có nhiều biến động cần phải đo đạc chỉnh lýtrước khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận, một số xã chưa được bản đồ địachính, nên tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận còn đạt thấp

Trước thực trạng đó, thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốchội và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trongnăm 2013 Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh báocáo Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết và chỉ thị về công tác cấp giấy chứng nhậnQSD đất lần đầu; thành lập 09 Đoàn kiểm tra công tác cấp Giấy chứng nhậntrên địa bàn do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm Trưởngđoàn Tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành 02 Nghị quyết về nâng cao nănglực quản lý nhà nước về đất đai; Chương trình xây dựng Nghị quyết vàChương trình giám sát chuyên để về công tác cấp Giấy chứng nhận năm

2013 Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 02 Quyết định về phê duyệt kếhoạch cấp Giấy chứng nhận, 06 văn bản chỉ đạo, đôn đốc các Sở ngành,UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác cấp Giấy chứng nhận; Chỉđạo các địa phương bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện

Trang 25

cấp Giấy chứng nhận gắn với chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận đã giao, đảm bảodành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác đođạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận; Các cơ quan thông tin báo trí thựchiện tuyên truyền, phổ biến để người sử dụng đất thực hiện đúng trách nhiệmđăng ký đất đai, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất trên địa bàn.

Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch và 14 văn bản đôn

đốc, hướng dẫn triển khai công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Chỉ

đạo các huyện, thành phố, thị xã rà soát, xây dựng và báo cáo kế hoạch thựchiện cấp Giấy chứng nhận năm 2013 và các năm tiếp theo (2014-2015), tổnghợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ

xem xét hỗ trợ kinh phí; thực hiện ký Hợp đồng với các đơn vị tư vấn thi công

để hỗ trợ các huyện, thành phố, thị xã đo đạc địa chính, đo chỉnh lý bản đồđịa chính và kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân

và các Nông lâm trường trên địa bàn tỉnh; Tổ chức làm việc với Tổng Công tyLâm nghiệp Việt Nam và Tổng Công ty Chè Việt Nam để thống nhất nhu cầu

sử dụng đất của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên, Chi nhánh Lâm trườngPhúc Tân và Chi nhánh Chè Sông Cầu Đồng thời phối hợp giải quyết nhữngkhó khăn vướng mắc cho các đơn vị; tổ chức 09 hội nghị hướng dẫn các cơquan, đơn vị chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu trên địa bàn 09 huyện,thành phố, thị xã; phân công các đồng chí Lãnh đạo sở, cán bộ chuyên mônđôn đốc, hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiệncông tác cấp giấy tại các Huyện, thành phố, thị xã; tổ chức các Đoàn kiểm tracông tác cấp Giấy chứng nhận lần đầu trên địa bàn các huyện, thành phố, thị

xã theo Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh

Để giúp cho các địa phương và các Nông lâm trường, các tổ chức khácthực hiện việc cấp Giấy chứng nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường đã huyđộng 60 cán bộ thực tiếp theo dõi địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, Nônglâm trường rà soát, lập hồ sơ kê khai cấp Giấy chứng nhận Ký hợp đồng với

15 đơn vị tư vấn thực hiện đo đạc bản đồ địa chính, đo chỉnh lý, lập hồ sơ cấpgiấy ở 79 xã, thị trấn, với trên 500 cán bộ kỹ thuật tham gia thực hiện

Trang 26

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh, sựvào cuộc tích cực của các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh, trong năm

2013, công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả cao.Tínhđến hết năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận lần đầuđược 243.157,77 ha, đạt 92,36% diện tích cần cấp, tăng 17,99% so với năm

2012, vượt 7,36% so với chỉ tiêu tại Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội

đề ra Đặc biệt là đã giải quyết cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai giữa nônglâm trường với các hộ dân từ nhiều năm nay chưa giải quyết, đã thu hồi vàkiến nghị thu hồi trên 15.000ha đất của các Nông, lâm trường, Ban quản lýrừng giao cho các địa phương để cấp cho các hộ dân phát triển sản xuất

Ngoài ra để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, Sở Tài nguyên vàMôi trường còn thực hiện tốt dự án tổng thể về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đaitoàn tỉnh, trong đó thực hiện điểm tại huyện Định Hoá Hiện nay đã lắp đặtxong hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ kết nối vận hành cơ sở dữliệu Sở cũng đã chỉ đạo hoàn thành đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu ở 24/24 xã, thị trấn của huyện Định Hoá;

đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại 15

xã, phường của Thành phố Thái Nguyên theo đúng lộ trình của đề án, để phấnđấu đến năm 2020 cơ bản thực hiện việc giao dịch điện tử trong thực hiện cácthủ tục hành chính về đất đai toàn tỉnh

Phát huy thành tích đạt được trong năm 2013, năm 2014 Sở Tài nguyên

và Môi trường tiếp tục xác định đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý đấtđai, với một số những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là:

- Tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao năng lực trong quản lý đất đai,trọng tâm là thực hiện công tác đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDđất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dạng số theo đúng lộ trình của Đề án, tiếntới quản lý đất đai bằng công nghệ thông tin, năm 2014 tập trung triển khai tạiThành phố Thái Nguyên, thực hiện đo dạc, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và tiến tới quản lý đất đai bằng côngnghệ thông tin

Trang 27

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, kiênquyết xử lý thu hồi diện những tích đất quản lý và sử dụng không hiệu quả, viphạm quy định về quản lý đất đai.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiệncấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân, tiếp tục kiểm tra, rà soátviệc quản lý và sử dụng đất đai của các Nông lâm trường, Ban quản lý rừng

- Chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tháo gỡ cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng cho các đối tượng còn vướng mắc, như đất hộ gia đình cá nhânlàm nhà xuống ruộng; đất tranh chấp giữa tổ chức với hộ gia đình cá nhânmượn đất làm nhà

- Tiếp tục tham mưu rà soát bổ sung, sửa đổi các thủ tục hành chính cóliên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướngđơn giản, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo theo đúng quyđịnh của pháp luật đất đai [10]

Trang 28

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là các hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trênđịa bàn Xã Hà Thượng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu: Sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2003

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành.

- Địa điểm nghiên cứu: Xã Hà Thượng - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian tiến hành: từ ngày 20 tháng 01 năm 2014 đến ngày 30 tháng

04 năm 2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều tra tình hình cơ bản của Xã Hà Thượng

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

- Tình hình quản lý đất đai ở Xã Hà Thượng

+ Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những

quyền của người sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Đánh giá sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về thu hồiGCNQSDĐ

+ Tổng hợp kết quả sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về vấn đề cấp GCNQSDĐ theo nội dung điều tra

Trang 29

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: tại UBND xã và các phòng ban cóliên quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê, Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất, Văn phòng UBND Huyện Đại Từ - Tỉnh TháiNguyên

+ Thu thập thông tin số liệu sơ cấp: Phỏng vấn, điều tra các hộ gia đìnhtrong xã Chọn 5 xóm dân cư mang tính đại diện cho toàn xã về trình độ hiểubiết, mỗi xóm chọn ra 10 hộ và được phỏng vấn bằng phiếu điều tra gồm 43câu hỏi, mỗi câu hỏi trong phiếu sẽ tương ứng là một chỉ tiêu đánh giá trong

hệ thống bảng biểu, tổng số hộ được phỏng vấn là 50

3.4.2 Phương pháp tổng hợp số liệu

+ Tổng hợp và phân tích số liệu bằng các phương pháp thông dụng(word, excel…)

Trang 30

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Hà Thượng

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lí

Hà Thượng là một xã miền núi, nằm ở phía Đông Nam của huyện Đại

Từ, cách trung tâm huyện khoảng 6km có tổng diện tích đất tự nhiên theo kếtquả kiểm kê đất đai năm 2013 là 1522,01ha Toàn xã có 13 xóm với tổng số

1558 hộ, dân số tính đến tháng 04 năm 2013 là 5235 nhân khẩu

- Phía Đông giáp xã Cù Vân

- Phía Tây giáp xã Tân Linh và Hùng Sơn

- Phía Nam giáp xã Tân Thái

- Phía Bắc giáp xã Phục Linh

4.1.1.2 Địa hình địa mạo

Hà Thượng là xã miền núi của huyện Đại Từ, nền địa hình của xã kháphức tạp, đồi núi chiếm diện tích lớn tới 75% so với diện tích tự nhiên toàn

xã, có địa hình chủ yếu là đồi bát úp và các dãy núi có độ dốc từ trung bìnhđến lớn, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và khe rạch, có độ dốc lớn và xen

kẽ là những cánh đồng tương đối bằng phẳng Đất đai trong vùng phù hợp chonhiều loại cây trồng phát triển

4.1.1.3 Khí hậu

Hà Thượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu mang tínhchất lục địa Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số:Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C; tổng tích ôn từ 7.000-8.0000C,lượng mưa phân bố không đồng đều, hàng năm được chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa đông (hanh khô): từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thờitiết lạnh, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, mưa ítthiếu nước cho cây trồng vụ Đông

- Mùa hè (mùa mưa): nóng nực từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao,lượng mưa lớn vào tháng 6,7,8 chiếm 70% lượng mưa cả năm, thường gây gậpúng ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân

Trang 31

4.1.1.4 Thủy văn

Hệ thống thủy văn của xã Hà Thượng với 8,70ha đất thủy lợi và mặtnước chuyên dùng, chế độ dòng chảy của các dòng suối và trữ lượng nướccủa các hồ đập phụ thuộc nhiều vào lượng nước mưa hàng năm Do địa hìnhđồi núi và mưa nhiều tập chung vào tháng 5 đến tháng 10 làm cho chế độdòng chảy nhiều khi thay đổi nên còn gây ra hiện tượng sói mòn sạt nở và xô

lũ Các con suối nhỏ nằm ở đầu nguồn nước, các ao, hồ, đập và các vai chắn

để giữ nước nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn dự trữ nước chính phục vụcho sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Xã Hà Thượng có tổng diện tích tự nhiên là 1522,01ha

(theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013), đất đai có một số loại đất chính sau:

- Đất feralit màu đỏ vàng chiếm 30% tổng diện tích đất tự nhiên củatoàn xã Phát triển trên đá Macma Bazơ và trung tính, phân bố ở các vùng đồinúi, loại đất này có tầng đất dày >1m, đất có cấu trúc tơi xốp, thành phần cơgiới thịt nặng, hàm lượng mùn đạm nhiều, đất chua có độ pH KCl khoảng

>5,5; loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng như trè, ngô, lúa nương,sắn, cọ và các cây lâm nghiệp

- Đất feralit nâu vàng trên phù xa cổ (FH) chiếm khoảng 15% tổng diệntích đất tự nhiên của toàn xã

- Đất phù sa sông suối (Pb) chiếm khoảng 13% tổng diện tích đất tựnhiên của toàn xã

- Đất dốc tụ (D) chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axit (Fa) chiếm khoảng 30% tổng diệntích đất tự nhiên của toàn xã

Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt: Hà Thượng có 8,70ha đất sông suối và mặt nướcchuyên dùng gồm có các con suối nhỏ, ao, hồ, đập, vai giữ nước, đây lànguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân, cung cấp nước chosản xuất nông nghiệp Nhìn chung nguồn nước mặt của xã khá thuận lợi choviệc tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp

Trang 32

- Nguồn nước ngầm: Do điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật nên việc khaithác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của xã còn hạnchế, hiện tại việc khai thác nước ngầm chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt củanhân dân Việc khai thác nguồn nước ngầm được thực hiện thông qua hình thứcgiếng khơi, giếng khoan Độ sâu từ 7-10m là nguồn nước ngầm khá quý hiếm đãđược nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ănuống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong toàn xã.

- Nước mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 2000mm đến2300mm, đây là nguồn nước rất lớn bổ xung cho nguồn nước mặt, nước ngầmđồng thời cung cấp nước trực tiếp cho sinh hoạt và sản xuất lâm nghiệp của nhândân

Tài nguyên rừng:

Diện tích rừng ở xã Hà Thượng là 405ha (chiếm 26,6% diện tích đất tựnhiên), trong đó: Rừng sản xuất 345ha, rừng phòng hộ 60ha Những năm gầnđây do ảnh hưởng của dự án thu hồi đất cho công nghiệp khai thác khoángsản nên diện tích rừng đã giảm đi đáng kể, cụ thể là giảm 100,32ha từ505,32ha năm 2012 xuống còn 405ha năm 2013 Rừng tự nhiên chủ yêu làrừng trồng, do chính sách giao đất giao rừng của địa phương được thực hiệntốt nên các loại cây gỗ quý đang được chăm sóc và tái sinh Cây trồng chủyếu là bạch đàn, keo và cây bản địa Nhìn chung rừng của xã Hà Thượng có

xu hướng giảm nhưng đang được bảo vệ và phát triển tốt về chất lượng, gópphần bảo vệ môi trường sinh thái ngày một tốt hơn, hạn chế được quá trìnhxói mòn rửa trôi đất trong khi mưa lũ Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm, cótiềm năng lớn với sự phát triển kinh tế của địa phương

Tài nguyên khoáng sản:

Hà Thượng là một xã có tiềm năng rất lớn về khoáng sản với diện tích đểkhai thác khoáng sản là: 611,86ha chiếm 40,10% tổng diện tích đất tự nhiên toàn

xã Với các loại đa kim như: than mỡ, thiếc, vonfram, sắt, titan Đặc biệt trên địabàn xã đang triển khai dự án Mỏ đa kim Núi Pháo để khai thác và chế biếnkhoán sản tại khu vực xóm 1,2,3,4,5,6 và một số xóm khác với quy mô diện tích

để khai thác là 340,76ha Mỏ đa kim Núi Pháo là mỏ quặng lộ thiên có trữ lượnglớn thứ hai trên thế giới, sau một mỏ tại Trung Quốc, với trên 83 triệu tấn quặng

Trang 33

Vonfram, đang được nhà nước và chính quyền địa phương cũng như huyện Đại

Từ rất quan tâm đầu tư trong giai đoạn tới

4.1.1.6 Thực trạng môi trường

Là một xã miền núi nằm dưới chân dãy Núi Pháo với địa hình chủ yếu

là đồi núi Hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại cây thảo mộc, lâm nghiệp và hệđộng thực vật phong phú; là nơi cung cấp nước chủ yêu cho nhân dân canhtác và sinh hoạt Những năm gần đây do ảnh hưởng của dự án thu hồi đất chocông nghiệp khai thác khoáng sản diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đặcbiệt là diện tích rừng cộng với việc khai thác khoáng sản của các dự án đangdiễn ra đã và đang tác động đến môi trường nước, môi trường chất thải và môitrường không khí, tiếng ồn

- Số hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh: 1.101 hộ/1.558 hộ, đạt 70,60%

- Số hộ có 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước đạt chuẩn): 1.043 hộ, đạt 67%

- Số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường là 5/20 cơ sở;

- Xử lý thu gom rác thải: Có hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt tậptrung tại các khu dân cư các xóm ven quốc lộ 37 với hình thức tự quản Bãirác thải nhờ bãi thải của Mỏ than Phấn Mễ với hình thức chôn lấp

- Hệ thống rảnh thoát nước các xóm là 9,5km, chưa đạt yêu cầu 9kmgồm xóm: 4, 6, 7, 11, 12, 13 với hình thức thải chủ yếu là thải trực tiếp ra môitrường, chưa có có kênh mương kiên cố

- Nghĩa trang: Hiện trạng nghĩa trang của địa phương đã được quyhoạch 1 nghĩa trang xóm 3 đạt tiêu chuẩn; còn lại nghĩa trang xóm 7, xóm 8,xóm 9 chưa được quy hoạch chi tiết

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua cùng với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của cáccấp, các ngành; Đảng bộ xã Hà Thượng đã và đang tập trung lãnh đạo, huyđộng cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong xã phát huy nội lựcphấn đấu hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội trong nhiệm kỳ 2005 – 2010.Kinh tế tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2012 đạt 13%; kết cấu hạtầng kinh tế xã hội có những bước phát triển Bộ mặt nông thôn mới đã có

Trang 34

nhiều thay đổi tích cực Cơ cấu kinh tế của xã năm 2013 đã có sự chuyển dịchmạnh, trong đó: Nông nghiệp chiếm 35%, Công nghiệp – Tiểu thủ côngnghiệp 35%; dịch vụ thương mại 30% Thu nhập bình quân đầu người năm

2013 đạt 18,6 triệu đồng/người/năm Sản xuất nông nghiệp ngày càng pháttriển, chú trọng đầu tư thâm canh cây chè, cải tạo và trồng chè giống mới.Tổng diện tích chè năm 2013 là 246,78ha, trong đó diện tích chè kinh doanh

là 116ha, sản lượng chè búp tươi đạt 1160 tấn

Dịch vụ, thương mại phát triển chậm, năng suất lao động còn thấp Mặc

dù thời tiết những năm gần đây diễn diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, rétđậm, việc gieo trồng gặp nhiều khó khăn song nền kinh tế của xã trong nhữngnăm qua vẫn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Tổng sản lượng lươngthực năm 2013 đạt 935 tấn, năng suất lúa đạt 54,8 tạ/ha Đàn lợn có 4.785con; đàn gia cầm có 32.500 con; đàn trâu 101 con; đàn bò 55 con

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chương trình lương thực được quan tâm, bằng nhiều biện pháp kỹ thuật

để áp dụng chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa giốngmới có năng suất cao, cây chè, cây lương thực ngắn ngày để mở rộng diệntích gieo trồng, cây chè, lúa có năng suất cao, ngô và cây đậu tương, đặc biệtcây chè là cây được xác định là cây kinh tế mũi nhọn của địa phương Quantâm đến công tác kỹ thuật khuyến nông, phát hiện và phòng ngừa kịp thời đẩylùi sâu bệnh

Trong nhũng năm gần đây việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địaphương theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ thương mại Các loại hình dịch vụ một số ngành phát triển như: vận tải,chế biến gỗ và đồ mộc, sản xuất gạch, sao sơ chế biến chè, sửa chữa cơ khí,điện tử, xe máy, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ tổnghợp và các dịch vụ buôn bán nhỏ Về dịch vụ thương mại đã đầu tư xây dựngchợ Làng Cẩm, khu dịch vụ buôn bán chợ Mỏ Thiếc Do vậy, đã đáp ứngđược cơ bản về cung cấp vật tư phục vụ sản xuất và các mặt hàng thiết yếuphục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân Thu nhập của người nôngdân không còn trông chờ vào cây lúa mà đã được từng bước mở rộng sang

Trang 35

việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây chè, cây lâm nghiệp và dịch vụthương mại chăn nuôi, thú y.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đúng hướng tuynhiên vẫn còn chậm Tỷ trọng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,thương mại, xây dựng cơ bản đã có sự tăng dần nhưng vẫn còn thấp khoảng

20 - 30% Thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn từ sản xuất nông lâmnghiệp với cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao 35% nhưngvẫn còn manh mún nhỏ lẻ chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóatập trung; công tác quy hoạch sản xuất chưa được quan tâm Mặt khác trongnhững năm gần đây do triển khai thực hiện dự án khai thác khoáng sản NúiPháo và các dự án khác trên địa bàn đã tiến hành thu hồi trên 611,86ha đất, đãtác động rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng dự án Đểtạo ra sự phát triển toàn diện, trong tương lai cần phải bố trí sử dụng đất đaihợp lý, ưu tiên quỹ đất cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Bảng 4.1 Phân tích đánh giá số dân gia tăng theo các năm từ 2010 đến 2013

TT Năm Số hộ Số khẩu Số người tăng

tự nhiên

Số người tăng cơ học

Số người chết

Ngày đăng: 19/01/2015, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai.Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai
Tác giả: Nguyễn Khắc Thái Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2007
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư 30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch Khác
2. Chính phủ (2001), Nghị định 68/2001/NĐ-CP về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính Khác
3. Chính phủ (2004), Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003 Khác
4. Lương Văn Hinh - Nguyễn Ngọc Nông - Nguyễn Đình Thi (2002), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, Nhà xuất bản Nông nghiệp Khác
5. Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993, Nxb Chính Trị quốc Gia Hà Nội 6. Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nxb Chính Trị quốc Gia Hà Nội Khác
8. Nguyễn Thị Lợi (2008), Bài giảng: Luật đất đai, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Phân tích đánh giá số dân gia tăng theo các năm từ 2010 đến 2013 TT Năm Số hộ Số khẩu Số người tăng - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.1. Phân tích đánh giá số dân gia tăng theo các năm từ 2010 đến 2013 TT Năm Số hộ Số khẩu Số người tăng (Trang 32)
Bảng 4.2. Tổng hợp điểm dân cư các xóm năm 2013 - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.2. Tổng hợp điểm dân cư các xóm năm 2013 (Trang 33)
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất của Xã Hà Thượng năm 2013 - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất của Xã Hà Thượng năm 2013 (Trang 35)
Bảng 4.7. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.7. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 40)
Bảng 4.8. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.8. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 41)
Bảng 4.9. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.9. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 42)
Bảng 4.10. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.10. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 43)
Bảng 4.11. Hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những quyền của người sử dụng đất  khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TT Nội dung được hỏi - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.11. Hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những quyền của người sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất TT Nội dung được hỏi (Trang 44)
Hình 4.1: Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những vấn đề chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hình 4.1 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về những vấn đề chung của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 45)
Bảng 4.12. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về nội dung được thể hiện trên  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.12. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về nội dung được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 46)
Bảng 4.13. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.13. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc ghi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 47)
Bảng 4.14. Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.14. Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề (Trang 48)
Hình 4.2.  Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng  về về nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hình 4.2. Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về về nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 49)
Bảng 4.15. Hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng  về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bảng 4.15. Hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 51)
Hình 4.3: Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  phân theo nhóm điều tra - Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hình 4.3 Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phân theo nhóm điều tra (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w