1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (tt)

27 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 192,75 KB

Nội dung

Với khởi điểm là một tỉnh nghèo, cơ bản là một tỉnh thuần nông nôngnghiệp chiếm 56% GDP, Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thựchiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn

Trang 1

häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh

Trang 2

Công trình được hoàn thànhtại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS, TS Đoàn Xuân Thủy

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nội dung hoạt độngtrong kinh tế đối ngoại của một quốc gia, góp phần quan trọng vào phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng

Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rất cần thiết phải tập trung huy động và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực, trong đó FDI là nguồn lực quan trọng để đẩynhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêuđến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp

Với khởi điểm là một tỉnh nghèo, cơ bản là một tỉnh thuần nông (nôngnghiệp chiếm 56% GDP), Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn để thựchiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn và đã trở thành một tỉnh thu hútđầu tư trực tiếp của nước ngoài với lượng lớn và đã mang lại hiệu quả tích cực.Tuy nhiên, bên cạnh đó, FDI ở Vĩnh Phúc cũng có những tác động không mongmuốn, từ đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn cần được kiến giải về lýluận, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định những giải pháp chính sách, cơ chế

cụ thể, thích hợp từng thời kỳ để FDI có tác dụng mạnh hơn đến phát triển kinh

tế - xã hội theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường trong thời

gian tới Vì vậy, vấn đề “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát

triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận án

tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyếtnhững vấn đề bức xúc đang diễn ra trong thu hút, sử dụng FDI để phát triểnkinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

2.1 Mụ c đích

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tác động của đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thựchiện phân tích những tác động cụ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tớiphát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, vạch ranhững mặt được, chưa được, đề xuất những định hướng, giải pháp nâng caohiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đẩy nhanh sự phát triểnkinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng bền vững trong thời gian tới

Trang 4

2.2 Nhiệ m vụ

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra của luận án là:

- Luận giải rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới pháttriển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trên các phương diện tác động tích cực

và tác động tiêu cực

- Phân tích thực trạng tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, trong đó đặc biệt đi sâu làm rõ những tácđộng tích cực và những tác động tiêu cực, những vấn đề cấp bách đặt ra cầngiải quyết để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác độngtiêu cực của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả FDI chophát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc đến 2020 và tầm nhìn 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đố i tư ợ ng nghiên cứ u

Luận án có đối tượng nghiên cứu là những tác động của đầu tư trực tiếpnước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội thể hiện thông qua những thay đổicủa các mặt đời sống kinh tế - xã hội như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơcấu kinh tế, việc làm, môi trường… dưới ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nướcngoài

3.2 Phạ m vi nghiên cứ u

- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng tácđộng của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,trong đó có tính tới việc điều chỉnh địa giới hành chính của tỉnh theo Nghịquyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29tháng 05 năm 2008

- Thời gian nghiên cứu: phân tích đánh giá thực trạng tác động của FDItới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc từ 1997 đến năm 2014 theocác phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, nhằm đề xuất phương hướng vàgiải pháp phát huy hiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội ởtỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luậ n củ a luậ n án là quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về mở cửa

và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tham khảo, kế thừa những kết quả

Trang 5

nghiên cứu của các tổ chức, học giả trong nước và quốc tế về FDI và tácđộng của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

4.2 Phư ơ ng pháp nghiên cứ u:

Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử Luận án sử dụng chủ yếu các phương phápnghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học; đi từ trừu tượng tới cụ thể; phươngpháp nghiên cứu hệ thống; tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, đồng thờikết hợp sử dụng các phương pháp tổng kết, phân tích và thực tiễn để tìm ranhững đặc trưng và tính quy luật của đối tượng nghiên cứu

5 Những đóng góp mới của luận án

- Luận giải khái niệm tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội;

bổ sung làm rõ thêm về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn tỉnh theo các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường

- Phân tích, đánh giá và luận giải rõ thêm những tác động cụ thể củaFDI tới phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 – 2014, baogồm các tác động tích cực cùng một số tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội,môi trường các nguyên nhân của những tác động đó

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy cóhiệu quả tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh VĩnhPhúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

6 Ý nghĩa thực tiễn của luận án:

Luận án góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vai trò to lớn, lâu dàicủa FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, Vĩnh Phúcnói riêng Đề xuất triển khai các giải pháp để đẩy mạnh thu hút và sử dụng cóhiệu quả nguồn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc trong thờigian tới Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu íchcho các đơn vị cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách về FDI, có thể

sử dụng tham khảo để giảng dạy các chuyên đề kinh tế về FDI trong các cơ sởđào tạo đại học và sau đại học

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án gồm 4 chương, 11 tiết

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH 1.1 Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứ u củ a nư ớ c ngoài

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả và tổ chứcnước ngoài về vấn đề FDI và tác động của FDI tới một số lĩnh vực kinh tế - xãhội của các quốc gia, địa phương nhập khẩu FDI

1.1.2 Các công trình nghiên cứ u trong nư ớ c

Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về học thuật và tổng kếtthực tiễn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếp của nướcngoài bao gồm sách chuyên khảo và tham khảo, LATS Kinh tế Nhiều côngtrình đã đề cập tới tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của Việt Namnói chung và một số địa phương nói riêng

1.2 Khái quát về kết quả các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Nhữ ng kế t quả đã đư ợ c khẳ ng đị nh về mặ t khoa họ c và thự c tiễ n

Về mặt lý luận đã đưa ra quan niệm chung về đầu tư trực tiếp nướcngoài; đã luận giải khá rõ về sự cần thiết khách quan của việc thu hút, sử dụngFDI; đã khái quát những hình thức chủ yếu, vai trò và một số đặc điểm quantrọng của FDI nói chung và đối với các nước đang phát triển, trong đó có ViệtNam nói riêng Đồng thời đề xuất giải pháp về cơ chế chính sách phù hợpnhằm tạo lập môi trường, thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo kết hợp lợi ích giữanhà đầu tư nước ngoài và lợi ích của quốc gia, địa phương tiếp nhận FDI,đồng thời định hướng việc thu hút, sử dụng FDI, kiểm soát, giảm thiểu tácđộng tiêu cực

1.2.2 Mộ t số vấ n đề đặ t ra

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa bản chất của FDI với những thay đổicủa FDI trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển trong bối cảnhmới của thế giới ngày nay

Nguyên nhân gây khó khăn cho việc phát huy vai trò tích cực của FDIđối với phát triển kinh tế - xã hội

Trang 7

Vấn đề làm thế nào để từng địa phương của Việt Nam, có thể vừa thu hútđược nhiều vốn FDI, vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội tổng thể theohướng bền vững vẫn đang là khoảng trống về khoa học, cần được tiếp tụcnghiên cứu và giải quyết.

1.2.3 Nhữ ng vấ n đề mớ i cầ n nghiên cứ u tiế p

- Hệ thống hóa nhằm làm sáng tỏ một cách đầy đủ, toàn diện cơ sở lýluận và thực tiễn về tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn tỉnh: phải xuất phát từ bản chất của FDI với tư cách là hình thức quan hệsản xuất đặc thù được hình thành trong lịch sử và có quá trình phát triển lâudài, có biểu hiện khác nhau trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau;phân tích về tác động hai mặt của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội theo haihướng chủ yếu là những tác động tích cực và những tác động tiêu cực, nguyênnhân; nghiên cứu kinh nghiệm về thu hút, sử dụng FDI của một số địa phươngtrong nước và kinh nghiệm nước ngoài và cố gắng đúc rút những bài học màtỉnh Vĩnh Phúc có thể tham khảo, vận dụng

- Phân tích toàn diện về thực trạng tác động của FDI tới sự phát triểnkinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từkhi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2014 theo hai phương diện bao gồm cảnhững tác động tích cực, tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường, làm rõnguyên nhân của những tác động đó

- Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát huy hiệu quả tácđộng của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, nhằmđẩy nhanh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển bềnvững

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.1 Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1 Khái niệ m đầ u tư trự c tiế p nư ớ c ngoài.

Kế thừa chọn lọc, có phê phán các quan niệm về Đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI), nghiên cứu sinh cho rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt

động đầu tư trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thể đầu tư nước ngoài

Trang 8

tại một quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tư vốn và trực tiếp quản lý kinh doanh số vốn đó.

2.1.2 Bả n chấ t củ a đầ u tư trự c tiế p nư ớ c ngoài

Từ nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của FDI luận án khẳng định rằng bảnchất của FDI với tư cách là xuất khẩu tư bản trực tiếp là nguyên nhân sâu xanhất của các tác động tiêu cực của FDI bên cạnh những tác động tích cực đốivới nước tiếp nhận FDI

2.1.3 Các đặ c điể m củ a FDI

- FDI gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp

- Chủ thể của FDI là các chủ thể tư nhân, mục tiêu đầu tư là lợi nhuậncao, do đó FDI thường xuất hiện tại các nước tiếp nhận sau hình thức đầu tưgián tiếp của chính phủ nước xuất khẩu, khi các điều kiện sản xuất kinh doanh

đã được xác lập tương đối đồng bộ, thuận lợi Đồng thời, FDI luôn tập trungvào những ngành, lĩnh vực, địa bàn có môi trường kinh doanh thuận lợi

- FDI thường sử dụng công nghệ khác biệt nhằm tận dụng lợi thế trongphân công lao động quốc tế để giảm chi phí, giảm sức ép cạnh tranh từ phíacác doanh nghiệp của nước tiếp nhận FDI

- FDI thường tập trung vào những khâu then chốt, công nghệ nguồn đểchế tạo sản phẩm

2.2 Tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh và các nhân tố ảnh hưởng.

Tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội là những ảnh hưởng tấtyếu của sự hình thành, vận động và phát triển của FDI đối với các mặt của sựphát triển kinh tế - xã hội Tác động này có thể thể hiện ra theo hai cấp độ làtác động trực tiếp, gián tiếp và theo hai phương diện tích cực, tiêu cực

2.2.1 Tác độ ng tích cự c củ a FDI tớ i phát triể n kinh tế - xã hộ i trên đị a bàn tỉ nh

Thứ nhất, về kinh tế FDI có tác động tích cực theo các phương diện:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua bổ sung vốn thúc đẩy cácngành, địa bàn thu hút FDI phát triển nhanh hơn

- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương cấptỉnh theo hướng công nghiệp hóa thông qua đẩy nhanh phát triển công nghiệp

và dịch vụ tại địa phương tiếp nhận

Trang 9

- Là kênh quan trọng để phát triển công nghệ của địa phương tiếp nhậnFDI.

- Thúc đẩy phát triển hệ kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

- Tác động tích cực đối với xuất nhập khẩu

- Tác động của FDI tới nguồn thu ngân sách

Thứ hai, FDI có tác động tích cực tới giải quyết các vấn đề xã hội, biểuhiện trên các mặt:

- Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm trực tiếp, gián tiếp.

- Góp phần trực tiếp, gián tiếp bảo vệ môi trường sinh thái.

2.2.2 Tác độ ng tiêu cự c củ a FDI tớ i phát triể n kinh tế - xã hộ i trên đị a bàn tỉ nh

- Có thể biến địa phương, quốc gia tiếp nhận FDI trở thành bãi thải củanền công nghiệp thế giới thông qua nhập khẩu và sử dụng công nghệ lạc hậu

- Thường không chú trọng tới phát triển nền sản xuất hỗ trợ

- Tạo ra sự lệ thuộc về kỹ thuật và thị trường đối với nhiều hoạt động sảnxuất của địa phương

- Tăng cường bóc lột đối với lao động tại địa phương, tạo ra những bứcxúc xã hội gay gắt, biểu hiện thông qua các cuộc đình công của công nhântrong các doanh nghiệp FDI

- Có thể sử dụng những biện pháp tinh vi gây ô nhiễm môi trường

2.2.3 Các nhân tố ả nh hư ở ng tớ i tác độ ng củ a FDI đế n phát triể n kinh tế - xã hộ i trên đị a bàn tỉ nh

2.2.3.1 Điều kiện tự nhiên

Có tác động quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các dự

án đầu tư, tạo ra lợi thế tuyệt đối cho các địa phương cấp tỉnh thu hút và sửdụng FDI, từ đó tạo cơ sở cho tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn tỉnh

2.2.3.2 Trình độ phát triển kinh tế

Các địa phương, tỉnh thành xa các trung tâm lớn, nơi hệ thống kết cấu hạtầng chưa phát triển đồng bộ, thuận tiện có nhiều thách thức đối với sử dụng tácđộng của FDI để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

2.2.3.3 Đặc điểm văn hoá - xã hội

Phong tục tập quán là nhân tố tinh thần đối với các nhà đầu tư nướcngoài, họ dễ dàng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng địa phương tiếp nhận

Trang 10

hay không là phụ thuộc vào phong tục tập quán của địa phương Trình độ dântrí cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực mà đặc biệt là độingũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đếnchi phí đầu vào của FDI.

2.3.3.4 Cơ chế chính sách của tỉnh về thu hút, sử dụng FDI

Các hoạt động và tác động của FDI không những chịu ảnh hưởng trựctiếp bởi các chính sách của nước chủ nhà quy định về lĩnh vực đầu tư, bảo hộquyền sở hữu trí tuệ, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tiền tệ, thươngmại mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thực hiện những cơ chếchính sách đó tại địa phương, trong đó có cấp tỉnh

2.3 Kinh nghiệm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở một số tỉnh trong nước

và quốc gia trên thế giới.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh như Bắc Ninh, Hải Dương,Hưng Yên trong thu hút FDI vào phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh vàkinh nghiệm một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc luận án rút ra cácbài học cho tỉnh Vĩnh Phúc về thu hút, sử dụng FDI, bao gồm:

- Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nóichung đi đôi với tăng cường quản lý thực hiện tốt quy hoạch

- Làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, coi đây là yếu tốquyết định đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh

- Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêucầu thu hút FDI

- Cải thiện môi trường đầu tư

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư theo hướngtrọng tâm, trọng điểm

- Tăng cường quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về FDI

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -

XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Phần này luận án tập trung trình bày và phân tích những điều kiện tựnhiên và kinh tế - xã hội tác động đến thu hút FDI và tác động của FDI đến

Trang 11

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc như vị trí địa lý, địa hình, khíhậu, thủy văn, tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so vớitrung bình của cả nước Trong giai đoạn 1997 – 2010, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách, kêt cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nguồnlao động… đúc rút những thuận lợi và khó khăn đối với thu hút và sử dụnghiệu quả FDI ở Vĩnh Phúc

3.2 Thực trạng tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến nay

3.2.1 Thự c trạ ng FDI trên đị a bàn tỉ nh Vĩnh Phúc

3.2.1.1 Khái quát chung về FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn 1997-2000, trên địa bàn tỉnh thu hút được 11 dự án FDI,với tổng vốn đầu tư 270,8 triệu USD, trong đó vốn đầu tư cấp mới là 261,6triệu USD, vốn tăng là 9,2 triệu USD Vốn thực hiện: đạt 224,0 triệu USD,chiếm 82,7% vốn đăng ký

Trong giai đoạn 2001-2005, thu hút được 63 dự án FDI, với tổng vốn đầu

tư 713,6 triệu USD (trong đó vốn đầu tư cấp mới là 253,4 triệu USD, vốn tăng

là 460,2 triệu USD) Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 260,4 triệu USD,chiếm 36,5% vốn đăng ký

Trong giai đoạn 2006 – 2010, thu hút được 106 dự án, tổng vốn đầu tư2.055,8 triệu USD Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 647,3 triệu USD,chiếm 31,5% vốn đăng ký

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tiếp tục thu hút được nhiều dự án.Tính đến ngày 15/5/2014 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 158 dự án FDI đăng kýhoạt động trong đó 111 dự án nằm trong KCN và 47 dự án ngoài KCN

3.2.1.2 Thực trạng FDI phân theo ngành, lĩnh vực; hình thức, địa bàn

tư đăng ký)

Trang 12

Xét theo hình thức đầu tư thì phần lớn các dự án FDI trên địa bàn tỉnhđầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài: 104 dự án với tổng vốn đầu tư:1.668,83 triệu USD.

Về phân bố theo địa bàn, tập trung nhiều nhất ở thành phố Vĩnh Yên với

60 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 399,7 triệu USD, thứ hai là huyện BìnhXuyên với 46 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký: 1.378,0 triệu USD

Nếu xét theo đối tác đầu tư, các dự án FDI ở Vĩnh Phúc đến từ 12 quốcgia và vùng lãnh thổ của Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi, trong đóchủ yếu là từ các quốc gia châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, TrungQuốc, Singapore, Malaysia

3.2.1.3 Tình hình triển khai, vốn thực hiện của các dự án FDI

Trong tổng số 119 dự án còn hiệu lực hiện nay đã có 94 dự án đi vàohoạt động SXKD; 09 dự án đang xây dựng; 02 dự án BTGPMB và 13 dự ánchưa triển khai Vốn thực hiện của các dự án FDI lũy kế đến nay đạt: 1.107,44triệu USD, chiếm 46,0%/TVĐT Các dự án Nhật Bản, Hàn Quốc có tỷ lệ vốnthực hiện cao (Nhật Bản: vốn thực hiện đạt 86%/vốn đầu tư đăng ký, HànQuốc: 80%/vốn đầu tư đăng ký) Trong khi đó, các dự án Đài Loan vốn thựchiện chỉ đạt 16%/vốn đầu tư đăng ký

3.2.2 Thự c trạ ng tác độ ng tích cự c củ a FDI tớ i phát triể n kinh tế - xã

hộ i củ a tỉ nh Vĩnh Phúc.

3.2.2.1 Tác động tích cực của FDI tới phát triển kinh tế

Thứ nhất, Trong những năm qua FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởngkinh tế trên địa bàn tỉnh FDI đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho đẩynhanh tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Năm 2013 FDI chiếm tới 24,58%tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Trong giai đoạn 1998 - 2013 tốc độ tăngtrưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức khá cao Ngoại trừ một số nămnhư năm 1999, 2001, 2002, 2010, 2012 tốc độ tăng trưởng của bộ phận GDP

do FDI tạo ra thấp hơn so với mức tăng trưởng GDP chung của tỉnh, song nếuxét cả giai đoạn 1998 - 2012 tốc độ tăng trưởng GDP của FDI vẫn cao hơnmức tăng trưởng GDP chung của cả tỉnh Trong giai đoạn 1998-2007 GDPcủa tỉnh tăng 3,82 lần, GDP FDI tăng 7,64 lần Trong giai đoạn 2008-2013GDP của tỉnh tăng 1,53 lần, GDP FDI tăng 1,59 lần Nhờ đó tỷ trọng đónggóp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc cũng không ngừng tăng lên, cụ thểphản ánh trong bảng 3.1 dưới đây

Trang 13

Bảng 3.1 Đóng góp của FDI vào GDP của tỉnh Vĩnh Phúc theo giá thực tế

Bảng 3.2 Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012 - tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh vĩnh phúc (tt)
Bảng 3.2. Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1998 -2012 (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w