Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI Cạnh tranh trong kinh doanh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một tất yếu khách quan, là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận đã thúc đẩy hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Trang 1CAPSTONE PROJECT REPORT TITLE OF CAPSTONE PROJECT REPORT
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI
Group No.: 7
Student’s name:
1 Cuong Nguyen Quang (C)
2 Khanh Phan Doan
3 Phuong Nguyen Van
4 Quyen Le Ba
HO CHI MINH, 2009
Trang 2NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA BAN LÃNH ĐẠO
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI
Trang 31.1.1.1.1MỤC LỤC
Phần mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG 4
1 Bối cảnh chung về đề tài nghiên cứu 4
2 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài 4
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Phương pháp tiến hành 7
5 Kết cấu của chuyên đề 8
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1.1 VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 8
1.1.2 Phân loại về cạnh tranh 10
1.2 CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 12
1.2.1 Cạnh tranh sản phẩm: 13
1.2.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm 14
1.2.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm 16
1.2.4 Cạnh tranh bằng yếu tố thời gian 17
1.2.5 Cạnh tranh về thời cơ thị trường 18
1.2.6 Các chiêu thức cạnh tranh khác: 18
1.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 20
1.3.1 Môi trường bên ngoài 20
1.3.1.1 Môi trường vĩ mô 20
1.3.1.2 Môi trường vi mô 21
1.3.2 Môi trường bên trong 23
1.3.2.1 Quản trị nguồn nhân lực 23
1.3.2.2 Quản trị hoạt động sản xuất 25
1.3.2.3 Quản trị hoạt động Marketing 26
1.3.2.4 Quản trị tài chính của doanh nghiệp 27
+ Các chỉ số về khả năng thanh toán: 27
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản 27
+ Hệ số đòn bẩy tài chính 28
+ Hệ số sinh lời 30
+ Sức tăng trưởng 31
+ Hệ số giá trị thị trường 32
1.3.2.5 Quản trị nội bộ khác 35
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP 35
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI 35
2.1.1 Thông tin chung về Công ty 35
2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty gồm: 36
2.1.3 Quan điểm phát triển của công ty 36
2.1.4 Triết lý kinh doanh 36
2.1.5 Tầm nhìn của công ty HAGL 37
2.1.6 Sứ mệnh của công ty HAGL 37
2.1.7 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 37
2.1.8 Cơ cấu tổ chức công ty 38
2.1.9 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần và cổ đông sáng lập: 40
2.1.10Danh sách những công ty con của công ty 41
2.1.11Danh sách các công ty liên kết của HAGL 42
Trang 42.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 43
2.2.1 Sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cung cấp: 43
2.2.2 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm 2006, 2007, 2008 và 9 tháng đầu năm 2009 của công ty 45
2.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH: 64
2.3.1 Môi trường vĩ mô: 64
2.3.2 Môi trường vi mô: 65
2.3.3 Môi trường bên trong: 71
2.3.3.1 Quản trị tài chính doanh nghiệp 71
2.3.3.2 Quản trị nguồn nhân lực 73
2.3.3.3 Quản trị hoạt động sản xuất 75
2.3.3.4 Quản trị marketing 78
2.4 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 80
Chương III: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
3.1 TÓM LƯỢC VỀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY 82
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
3.2.1 Các giải pháp tổng thể: 83
Nghiên cứu hoạch định chiến lược: 83
Marketing tổng hợp: 84
Quản trị tài chính: 85
Quản trị nhân sự: 88
3.2.2 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản 91
3.2.3 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh đồ gỗ, đá granite 94
3.2.4 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh cao su 97
3.2.5 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh khách sạn, resort 99
3.2.6 Lĩnh vực đầu tư kinh doanh thuỷ điện 101
KẾT LUẬN 102
Trang 5Phần mở đầu: GIỚI THIỆU CHUNG
2 Bối cảnh chung về đề tài nghiên cứu
Cạnh tranh trong kinh doanh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một tất yếu
khách quan,là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp Xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận
đã thúc đẩy hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua các giải pháp nângcao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động Trong môi trường cạnh tranh, sứcmạnh của doanh nghiệp không chỉ được đo bằng nội lực, mà là sự tương quan củanhiều nhân tố và các lợi thế so sánh trên thương trường
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp luôn biến đổi theo sự phát triển của tiến bộkhoa học – kỹ thuật, công nghệ và của nhu cầu tiêu dùng Sức cạnh tranh của doanhnghiệp được thể hiện bằng khả năng quản trị hoạt động, tiềm lực công nghệ, chấtlượng nguồn nhân lực, sức mạnh về tài chính và chiến lược Marketing Để nâng caonăng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanhđúng đắn, với tầm nhìn dài hạn và coi việc giữ gìn uy tín, thương hiệu như là mộttài sản quí giá nhất của doanh nghiệp
Nước ta còn nghèo và đang trong quá trình đổi mới, việc tìm ra hướng đi đúng, cáchlàm phù hợp để đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế là việc làm vô cùng quan trọng vàcần thiết Tiềm lực phát triển của một quốc gia nằm ở sức mạnh các doanh nghiệp,chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động phát hiện, khai thác mọi lợithế so sánh, đẩy mạnh cạnh tranh để đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thếcủa mình trong quá trình hội nhập quốc tế
3 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm mọi giải pháp tối
ưu, sản xuất sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng với chi phí được xã hộichấp nhận, đồng thời đây là cuộc tranh đua để tiến tới vị trí cao nhất Cạnh tranh làmột thách thức, luôn tạo ra nhiều áp lực đối với doanh nghiệp, nếu không có đủ sứcmạnh vượt qua, thì sẽ phải gánh chịu các hậu quả như mất thị phần, hàng hóa ếđọng, thua lỗ, mất vốn và có thể dẫn đến phá sản Trong điều kiện “ thế giới phẳng ”
Trang 6hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin và thương mạihoá toàn cầu, vị thế cạnh tranh trên thương trường có vai trò quyết định để khẳngđịnh sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Yêu cầu thực tiễn luôn đặt ra cho cácdoanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhậpcho người lao động, đồng thời tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợinhuận kinh doanh Đặc biệt là chiến lược thu hút và sử dụng nhân tài, xây dựng độingũ cán bộ quản lý có năng lực, năng động, trung thành và tận tụy, nhằm giữ vững
và nâng cao lợi thế cạnh tranh
Từ thực tiễn của nền sản xuất nhỏ, manh mún, cơ chế bao cấp kéo dài và nhiều mặtquản lý ở tầm vĩ mô và vi mô còn hạn chế, bất cập, đang đặt ra cho các doanhnghiệp Việt Nam nhiều vấn đề phải giải quyết Tuy nhiên, là một nước đi sau trongphát triển kinh tế thị trường, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội từ việc đúc rútnhững bài học kinh nghiệp về thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp cácnước khác để hạn chế những sai lầm, với phương châm “ biết mình để biết người”
Sự nghiệp chấn hưng đất nước đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựngchiến lược phát triển trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế xét ở quy mô thị trường thếgiới và phù hợp với đặc thù của mình Hầu hết doanh nghiệp nước ta có qui mô nhỏ,công nghệ cũ, năng lực quản trị còn thua kém nhiều mặt so với các doanh nghiệphàng đầu trên thế giới Các doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng, chưa đầu tư
để có thông tin thị trường và thông tin về đối thủ để có quyết sách đầu tư đúng đắn,qua đó tạo sức mạnh và thắng thế trong cạnh tranh
Vì vậy, để phát triển doanh nghiệp thì không có con đường nào khác là phải hoạchđịnh chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh Xét về tương quan trên thị trường,một doanh nghiệp tăng trưởng mạnh hơn thì sẽ chiếm thị phần đã có hoặc sẽ có củadoanh nghiệp khác Các doanh nghiệp biết cách đổi mới, tổ chức quản trị hiệu quả
sẽ thiết lập được vị thế, các doanh nghiệp chậm cải tiến sẽ dần rời khỏi thị trường,
từ đó làm cho nền kinh tế liên tục tiến về mục tiêu ngày càng hiệu quả hơn
Trang 7Thông qua tăng cường năng lực cạnh tranh để tổ chức lại các doanh nghiệp trongnền kinh tế, tuy nhiên việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, về cơbản phụ thuộc vào chiến lược của từng doanh nghiệp Từ kinh nghiệm của cácdoanh nghiệp thành đạt trên thế giới cho thấy: không có doanh nghiệp nào đủ sứcbao trùm mọi thế mạnh của ngành, mà chỉ có liên doanh, liên kết, sử dụng đúng đắntiềm năng con người để tạo ra hợp lực và sức mạnh cạnh tranh.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (tên viết tắt là HAGL) là một trong những
doanh nghiệp được cổ phần hoá năm 2006 từ một xí nghiệp tư doanh, nhưng vớitầm nhìn chiến lược, có bước đi và cách làm phù hợp, tích cực chủ động liên doanh,liên kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước nên đã tích tụ năng lực, tăngquy mô sản xuất để trở thành một doanh nghiệp có vốn hoá lớn, kinh doanh đangành, bước đầu đã gây dựng thanh thế và khẳng định được thương hiệu trên thịtrường Điều đáng ghi nhận là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã có bước đitáo bạo trong việc liên kết hoạt động xã hội và nghề nghiệp để khuếch trương hìnhảnh, khơi nguồn sáng tạo, từ đó nhận được sự hỗ trợ về mặt tổ chức và pháp lýtrong các môi trường kinh doanh khác nhau
Việc nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnhtranh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai có ý nghĩa thiết thực đối với doanhnghiệp, đồng thời tạo cơ hội để củng cố, hoàn thiện lý thuyết quản trị doanh nghiệpphù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn Việt Nam, trong tiến trình hội nhập vàphát triển
4 Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranhtrong chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, thông quacác công cụ về quản trị hoạt động, chiến lược Marketing, quản trị nguồn nhân lực
và quản trị tài chính Công ty Từ đó, tìm ra những điểm còn hạn chế và đề xuấtnhững giải pháp khả thi nhất, kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp,nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần Hoàng Anh Gialai
Trang 8Nội dung chuyên đề nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị thiết thực đốivới Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Đồng thời, chuyên đề sẽ góp phần bổsung phương pháp luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn cạnh tranh của Công ty
cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, thông qua các giải pháp phù hợp để hoàn thiện cơ cấu
tổ chức, các thể chế hoạt động và nâng cao hơn nữa các giá trị cốt lõi về thươnghiệu, từ đó tạo thêm sức mạnh vượt trội, bảo đảm cho Công ty phát triển nhanh, bềnvững
5 Phương pháp tiến hành
Phân tích cạnh tranh là sự nhìn nhận, đánh giá một cách khái quát về những đối thủcạnh tranh chủ yếu, nhằm so sánh tương quan giữa những doanh nghiệp cạnh tranhtrên những yếu tố quan trọng cả bên trong và bên ngoài
Phân tích các yếu tố về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là công việc khá phứctạp, bởi vì với mỗi góc độ xem xét đều có nhiều chủ thể tác động đan xen lẫn nhau
và luôn biến động, thay đổi theo không gian và thời gian Do vậy, đòi hỏi phải vậndụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp để phân tích, đánh giá phù hợp với từngyếu tố cấu thành sức cạnh tranh và từng nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
Từ kết quả phân tích sẽ có những căn cứ quan trọng để định vị được doanh nghiệptrên ma trận chiến lược, từ đó hoạch định được phương án chiến lược cạnh tranhphù hợp
Trong phạm vi chuyên đề, các phương pháp chủ yếu được sử dụng đan xen và linhhoạt gồm:
+ Phương pháp lý thuyết hệ thống
+ Phương pháp thống kê, so sánh
+ Phương pháp dự báo (hồi qui tuyến tính)
+ Phương pháp phân tích tổng hợp (định tính và định lượng )
+ Phương pháp khảo sát, thực nghiệm
Trang 96 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề nghiên cứu được kếtcấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị
Đây là chuyên đề nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết quản trị kinh doanh, với một khốilượng thông tin cần xử lý rất lớn, nhưng khả năng và thời gian của nhóm còn hạnchế nên không tránh khỏi những thiếu sót Có thể là những nhận định, đánh giá cònmang tính chủ quan hay những giải pháp đề xuất chưa sâu sát với thực tế của doanhnghiệp Khi điều này xảy ra thì sẽ làm giảm đi hàm lượng khoa học và độ tin cậycủa chuyên đề Nhóm chúng tôi hy vọng rằng, với những kiến thức, kinh nghiệm đãtích luỹ được và sự chỉ dẫn chu đáo của các giảng viên chương trình, sự quan tâmtạo điều kiện của giúp đỡ của Ban Lãnh đạo, các phòng chức năng, các đơn vị trựcthuộc Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, nhóm chúng tôi sẽ thực hiện tốt nộidung yêu cầu, đáp ứng kỳ vọng của các đối tượng quan tâm đến chuyên đề này
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6.1 VẤN ĐỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiềuquan điểm xem xét và cách hiểu khác nhau Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho
cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi toàn cầu,điều này phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra ở quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia Đốivới một doanh nghiệp thì mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ
sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, còn đối với một quốc gia mục tiêu là nâng caomức sống và phúc lợi cho nhân dân
Trang 10Theo K Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch " Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, K Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản củacạnh tranh tư bản chủ nghĩa là “ quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, vàqua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường ” Quy luật này dựa trên nhữngchênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trịcủa nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thịtrường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanhnhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): “ Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất ”.
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học
(xuất bản lần thứ 12) cho rằng: “ Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S Fischer và R Dornbusch cũng cho cạnh tranh là
cạnh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết: “Một cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua”.
- Cùng quan điểm như trên, R.S Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học
vĩ mô cho rằng: “ Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào
có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả”.
Trang 11Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh
kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc dự án VIE/97/016 thì cho rằng: Cạnh tranh
có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường,
để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua.
Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: "Cạnh tranh là ganh đua hơn thua"
Ở phạm vi quốc gia, theo Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ thì:
Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường
tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó.
Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định
nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là" Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau về cạnh tranh trên có thể
rút ra điểm chung đó là: cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình
trong môi trường cạnh tranh
1.2 Phân loại về cạnh tranh
Trên các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân chia ra thành nhiều loại
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh được chia thành 3 loại:
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của
mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với giá caonhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất Giá cả cuối cùng được hình thànhsau quá trình thương lượng giữ hai bên
Trang 12- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào
quan hệ cùng cầu trên thị trường Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nêngay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao
để mua được hàng hoá hoá mà họ cần
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật
khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua.Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức
ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnhhơn
Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được phân thành hai loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ Kết quả của cuộccạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các
ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trong quá trình này có
sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷsuất lợi nhuận bình quân
Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh được phân thành 3 loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều
người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cảtrên thị trường Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức làkhông khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã Để chiến thắng trong cuộc cạnhtranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khácbiệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) Là hình thức cạnh tranh giữa
những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau Mỗi sản phẩn đềumang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh,người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung
Trang 13cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiệnnay.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có một
hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩmhoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do chính họ quyết định, không bị nguy cơ cạnhtranh từ các đối thủ khác
Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành:
- Cạnh tranh lành mạnh Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã
hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai
- Cạnh tranh không lành mạnh Là cạnh tranh dựa bào kẽ hở của luật pháp, trái với
những chuẩn mực, đạo đức của xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế, buôn lậu,móc ngoặc, khủng bố )
6.2 CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Cạnh tranh doanh nghiệp là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hộicủa doanh nghiệp để giành lấy phần thắng, phần hơn về mình trước các doanhnghiệp khác trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanhchóng và bền vững
Theo Michael E.Porter mô tả chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp là tiến hànhcác hành động tấn công hay phòng thủ để tạo dựng một vị trí vững chắc và đối phóthành công với năm lực lượng cạnh tranh Các doanh nghiệp thường sử dụng phổbiến 3 chiến lược cạnh tranh sau đây:
1 Chiến lược tổng chí phí thấp
2 Chiến lược đặc trưng hoá khác biệt
3 Chiến lược trọng tâm
+ Theo nội dung hoạch định chiến lược cạnh tranh thì chia thành:
Trang 141 Chiến lược cạnh tranh chủ yếu
2 Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh
3 Chiến lược chức năng, nghiệp vụ
+ Theo cách tiếp cận chiến lược cạnh tranh thì chia phân thành:
1 Chiến lược dựa vào khách hàng
2 Chiến lược tập trung vào tính nỗi trội của doanh nghiệp
3 Chiến lược phát huy ưu thế tương đối của doanh nghiệp và đó là điểm yếucủa đối thủ cạnh tranh
4 Chiến lược thực hiện một số sáng kiến mới lạ, độc đáo
5 Chiến lược né tránh cạnh tranh trực diện với đối thủ
Trong nền kinh tế thị trường, trước mỗi nhu cầu của những người tiêu dùng (ngườimua) dưới dạng các loại sản phẩn tương tự - sản phẩm thường có rất nhiều các nhàsản xuất (người bán) tham gia đáp ứng, họ luôn phải cố gắng để giành chiến thắng,
sự cạnh tranh diễn ra là tất yếu trong môi trường luật pháp của nhà nước, các thông
lệ của thị trường và các quy luật khách quan vốn có của nó Để thành công cácdoanh nghiệp phải sử dụng không ít hơn một chiến lược, đồng thời phải biết điềuchỉnh, phối hợp sáng tạo giữa các chiến lược khi điều kiện môi trường kinh doanhthay đổi Trong thực tế kinh doanh, các chiến lược cạnh tranh thường được thể hiệnbằng các hình thức cạnh tranh chủ yếu sau đây:
2.1 Cạnh tranh sản phẩm:
Sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoảmãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm.Cùng với sự phát triển, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranhquan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm càng cao tức
là mức độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăngkhả năng trong thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hiện
Trang 15nay, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, tức là nhu cầu có khả năngthanh toán của người tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xuhướng chuyển vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhấtđịnh về kinh tế kỹ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặtkhác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dáng mầu sắc hấpdẫn Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phảiluôn luôn giữ vững và không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm Đó là điều kiệnkhông thể thiết nếu doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh, nóimột cách khác chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp Khichất lượng không còn được đảm bảo, không thoả mãn nhu cầu khách hàng thì ngaylập tức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng khảnăng cạnh tranh thể hiện trên các giác độ:
- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng được khối lượnghàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu,tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán haydoanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổihàng hoá đó trên thị trường Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phílưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng
- Các yếu tố không kiểm soát được quan hệ cung cầu, cường độ cạnh tranh trên thịtrường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước
Trang 16Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bánsản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có các chínhsách định giá sau:
+ Chính sách định giá thấp: Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trường.Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo tìnhhình sản xuất và thị trường và đựơc chia ra các cách khác nhau
+ Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanh nghiệpchấp nhận mức lãi thấp Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâmnhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để cạnhtranh với các đối thủ
+ Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm: Doanhnghiệp bị lỗ Cách này đựơc áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khaitrương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn (tương tự bán phá giá)
+ Chính sách định giá cao: Tức là mức giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thịtrường và cao hơn giá trị sản phẩm Được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó,chưa có cơ hội để so sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó giảm dần
- Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dung giá cao ( giá độcquyền ) để thu lợi nhuận độc quyền
- Sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phù hợpvới người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu
- Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp dụng giá báncao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế
+ Chính sách ổn định giá bán: tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và địa điểm.Chính sách này giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường.+ Chính sách định giá theo giá thị trường: đây là cách định giá phổ biến của cácdoanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của
Trang 17sản phẩm đó Ở đây do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêudùng nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thịthực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Chính sách giá phân biệt: với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp định
ra nhiều mức giá khác nhau dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Phân biệt theo lượng mua: Mua khối lượng nhiều hoặc giảm giá hoặc hưởng chiếtkhấu
+ Phân biệt theo chất lượng: Các loại chất lượng có mức giá khác nhau phục vụ chocác nhóm đối tượng khác nhau
+ Phân biệt theo phương thức thanh toán: Thanh toán ngay hay trả chậm, thanh toánbằng tiền mặt hay chuyển khoản
+ Phân biệt theo thời gian: Tại các thời điểm khác nhau, giá cả khác nhau
+ Chính sách bán phá giá: Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấphơn cả giá thành sản xuất Mục tiêu của bán giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗhoặc để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh Muốn đạt đựơc mục tiêu này đòi hỏi doanhnghiệp phải có tiềm lực về tài chính, về khoa học công nghệ sản phẩm đã có uy tíntrên thị trường Bán phá giá chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều, bịcạnh tranh gay gắt, lạc hậu không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm mangtính thời vụ, dễ hư hỏng, càng để lâu càng lỗ lớn
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống của người dânkhông ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất củadoanh nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khácthì kết quả thu được sẽ rất to lớn
2.3 Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ
để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức
Trang 18mạng lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuấtđến người tiêu dùng sản phẩm ấy
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thể tiến hành mộtloạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, tổ chức hội nghịkhách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế
Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm tríquyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đếnkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của kháchhàng tới sản phẩm của doanh nghiệp
- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường ( thương hiệu, chữ tíncủa doanh nghiệp)
- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thểtrong việc chi phối thị trường, chống hàng giả
2.4 Cạnh tranh bằng yếu tố thời gian
Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh chóngcách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi doanhnghiệp tiến nhanh về phía trước Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trongchiến lược kinh doanh hiện tại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền nhưnguyên vật liệu, lao động muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, các doanhnghiệp phải biết tổ chức nắm bắt thông tin nhanh chóng trong tiêu thụ để thu hồivốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc
2.5 Cạnh tranh về thời cơ thị trường
Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường sẽ
có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh Thời cơ thị trường thường xuấthiện do các yếu tố sau:
+ Sự thay đổi của môi trường công nghệ
Trang 19+ Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.
+ Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được nhữngthay đổi của thị trường, từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớmhơn các doanh nghiệp khác Tuy nhiên cạnh tranh về thời cơ thị trường cũng có thểthể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh, sớm đi vào khaithác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị bão hoà.Yêu cầu này đòi hỏi phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó
2.6 Các chiêu thức cạnh tranh khác:
+ Cạnh tranh dịch vụ sau bán hàng:
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình không phải chấm dứt saukhi giao hàng và nhận tiền của khách hàng bởi vì có một nguyên tắc chung là: Aisản xuất thì người đó sẽ phục vụ kỹ thuật Tốt hơn nữa là chuẩn bị cho việc phục vụ
kỹ thuật sớm hơn việc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường Doanh nghiệp sẽ bánđược nhiều sản phẩm nếu khách hàng cảm thấy yên tâm rằng sản phẩm đó đảm bảochất lượng ngay cả khi quan hệ mua bán đã chấm dứt Dịch vụ sau bán hàng thường
áp dụng đối với trường hợp sau:
- Sản phẩm mang tính kỹ thuật cao
- Đơn giá sản phẩm cao
- Sản phẩm đựơc bán đơn chiếc
- Người mua không am hiểu tính năng và cách sử dụng của sản phẩm
- Sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhiều
Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:
- Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lạihàng nếu sản phẩm không đúng với thoả thuận ban đầu hoặc không thoả mãn nhucầu của họ
Trang 20- Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.
- Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài
+ Cạnh tranh bằng phương thức thanh toán: là một công cụ cạnh tranh được nhiều
doanh nghiệp sử dụng Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay chậm chễ ảnhhuởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ, ảnh hưởngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
+ Giữ khách hàng truyền thống: Tôn trọng lợi ích, giữ chữ tín, thanh toán sòng
phẳng và chia sẽ thông tin để cũng cố mối quan hệ lâu dài
+ Biết thương lượng trong cạnh tranh: Đó là việc thoả thuận giữa các chủ doanh
nghiệp để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà ( hơn là cạnh tranh gây bất lợi ) đó làviệc sử dụng các kỹ thuật tính toán của lý thuyết trò chơi ( Theory of Game )
+ Biết né tránh để hạn chế xung đột: Đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng
việc tìm một thị trường khác ( xa hơn, ít hiệu quả hơn vv thậm trí phải từ bỏ mặthàng mà doanh nghiệp không thể trụ được sang một mặt khác
Chủ động tới mức cao nhất không đối đầu với luật pháp và thông lệ Nghiêm chỉnhthực hiện nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách và các nghĩa vụ kháctheo qui định Tạo và chuyển đổi quan hệ pháp lý thành quan hệ thông cảm, tôntrọng thân tình
6.3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
3.1 Môi trường bên ngoài
Doanh nghiệp là một hệ thống mở, tồn tại trong môi trường, liên hệ chặt chẽ vớimôi trường và chịu sự chi phối của môi trường Phân tích môi trường bên ngoài sẽgiúp cho nhà quản trị doanh nghiệp một cái nhìn bao quát tổng thể về những điềukiện khách quan có thể đem đến những thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động kinhdoanh Mọi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đều được xây dựng trong mộtđiều kiện môi trường cụ thể, phải biết tận dụng tối đa những điều kiện thuận lợi vàhạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, bất lợi có thể gây ra Môi trường bên
Trang 21ngoài của doanh nghiệp phân ra làm hai loại, tùy tính chất và mức độ ảnh hưởngđến doanh nghiệp:
6.3.1.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô ảnh hường một cách gián tiếp đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành,nhiều doanh nghiệp Hiểu rõ môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp biết đượcnhững vấn đề gì hiện tại đang phải đối mặt và những cơ hội hay đe dọa, thách thứctrong tương lai
Những yếu tố chủ yếu thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp cần phải quan tâmkhi xây dựng chiến lược cạnh tranh thích ứng:
+ Các yếu tố về kinh tế: Tình hình tổng quan của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, xuhướng phát triển; Chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá hối đoái, xuất nhập khẩu, thuếquan; Chính sách kiểm soát giá cả, chính sách lương bổng, thu nhập
+ Các yếu tố về chính trị, pháp luật: Tình hình chính trị, sự ổn định của hệ thốngchính trị, các thể chế, chính sách đối ngoại; Hệ thống luật pháp nói chung và cácluật có liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường, sở hữu bản quyền.+ Các yếu tố về văn hóa, xã hội: Chất lượng cuộc sống dân cư, truyền thống vănhoá, các tập tục xã hội, các chuẩn mực đạo đức và phong cách sống; Tình hình về sốlượng và chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ tăng dân số và cơ cấu dân cư
+ Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn tàinguyên nước, khoáng sản, lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái, các nguồn nguyênliệu, vật liệu
+ Các yếu tố về kỹ thuật, công nghệ: Chính sách đầu tư phát triển, ứng dụng khoahọc kỹ thuật, công nghệ, chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ
6.3.1.2 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô ảnh hưởng một cách trực tiếp đến doanh nghiệp Các yếu tố củamôi trường vi mô tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả hoạt động kinhdoanh Sức ép của các yếu tố này lên doanh nghiệp càng lớn thì khả năng sinh lờicàng hạn chế, ngược lại nếu sức ép yếu thì có thể đó là cơ hội để thu nhiều lợinhuận
Trang 22Phân tích môi trường vi mô thường được thể hiện qua 6 yếu tố sau đây:
+ Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Khi nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh hiện tại,
doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề như:
- Chiến lược hiện tại, khả năng thay đổi, khả năng phản ứng với những biếnđộng, các biện pháp mới có thể áp dụng
- Tiềm năng của đối thủ cạnh tranh: khả năng tài chính và khả năng huy độngvốn, các loại sản phẩm, đặc điểm, chất lượng; hệ thống phân phối; hoạt động bánhàng và chính sách khuyến mại; kỹ thuật – công nghệ sản xuất; giá thành sản phẩm;
tổ chức nhân lực và năng lực quản trị; khả năng nghiên cứu và phát triển; danh mụcđầu tư; các mối quan hệ chính trị, xã hội
+ Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Khi thị trường hấp dẫn, khả năng sinh lời cao
thì trong tương lai gần sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới Tuy hiện tại chưa cómặt của họ nhưng doanh nghiệp phải nhìn thấy khả năng này Các đối thủ tuy xuấthiện muộn nhưng thường có nguồn lực dồi dào, lại thu nhận được nhiều kinhnghiệm Khi đối thủ xuất hiện thì họ sẽ cạnh tranh với doanh nghiệp trên những mặtsau:
- Giành giật thị trường tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khácnhau và những chiêu thức mới mẻ hơn
- Tranh mua nguyên liệu với doanh nghiệp bằng những chính sách mềm dẽo,hấp dẫn hơn
- Lôi kéo, thu hút lực lượng lao động có trình độ cao và tay nghề giỏi bằngnhững chính sách đãi ngộ hấp dẫn
+ Sản phẩm thay thế: Một sản phẩm hay dịch vụ thoả mãn một nhu cầu nào đó của
khách hàng trên thị trường không phải là duy nhất và giữ vai trò đó mãi mãi Cùngvới sự phát triển thì luôn có nhiều sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng thay thế nó Thôngthường các sản phẩm thay thế có những cải tiến, nhiều tính năng tối ưu, vượt trộihơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và có giá bán lại rẻ hơn Sức ép về các sản phẩm
Trang 23thay thế luôn đặt ra cho các doanh nghiệp phải đối mặt với khả năng bị mất thịphần, thu hẹp sản xuất, sản phẩm hiện có tiến nhanh về thời kỳ suy thoái, đồng thờicũng thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu cải tiến, phát triển sản phẩm mới.
+ Khách hàng: Ở đây coi khách hàng với tư cách là nhà cạnh tranh với doanh
nghiệp, trên góc độ là sự cạnh tranh giữa người mua và người bán Khách hàng luôn
là đối tượng được doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu và phân tích kỹ Sự tín nhiệm vàtình cảm của khách hàng dành cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là một tài tàisản vô giá Tuy vậy, để thoả mãn một cách tốt nhất mục tiêu đối với khách hàng,thường gắn liền với những điều kiện về ưu đãi, tạo áp lực để giảm giá, đặc biệt lànhững khách hàng chiếm thị phần lớn, khách hàng có thế lực chi phối, do đó sẽ làmcho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút Khi quan hệ với những bạn hàng này,doanh nghiệp phải có chính sách khôn khéo, xây dựng quan hệ hữu hảo lâu dài, ghi
rõ những điều khoản ràng buộc thật cụ thể trong các hợp đồng giao dịch, đồng thờidoanh nghiệp phải luôn mở hướng tìm thêm nhiều bạn hàng mới để hạn chế rủi ro
+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị: Đó là những nhà cung cấp nguyên vật
liệu, hàng hoá, phụ tùng thay thế, máy móc thiết bị Hình thức cạnh tranh của nhàcung cấp đối với doanh nghiệp là: tăng giá, giảm chất lượng hoặc giảm các dịch vụ
đi kèm Từ những hành vi đó đều làm giảm đáng kể lợi nhuận và sức cạnh tranh củadoanh nghiệp
Khi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp độc quyền, có thể lực đều phải chịunhững điều bất lợi, bị động Do vậy việc lựa chọn nhà cung cấp phải hết sức thậntrọng, phải nắm vững lịch sử và thành quả của họ, hợp đồng cam kết trách nhiệm cụthể về việc bảo đảm số lượng, chất lượng, thời gian, giá cả và các điều kiện giaonhận hàng để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
+ Nhà cung cấp tài chính: Hầu hết các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp
có tiềm lực lớn, lợi nhuận nhiều, cũng có lúc hoặc thường xuyên phải tìm đếnnhững nguồn tài trợ tài chính từ bên ngoài như: vay ngắn hạn, vay dài hạn, pháthành trái phiếu công ty Việc lựa chọn cách nào và chọn ai là chủ nợ của mình,doanh nghiệp đều phải cân nhắc tính toán các vấn đề liên quan để tính toán hiệu quả
Trang 24đầu tư như: điều kiện vay nợ, thời hạn cho vay, khả năng đáp ứng, khả năng kéo dàithời hạn cho vay.
3.2 Môi trường bên trong
Môi trưòng bên trong là tình trạng các yếu tố có liên quan đến các chức năng hoạtđộng và quản lý chủ yếu, bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.Quá trình phát triển của doanh nghiệp thì các yếu tố, các ưu thế cạnh tranh và mụctiêu luôn có sự thay đổi, do vậy doanh nghiệp cũng phải thường xuyên kiểm soáttình hình để điều chỉnh cho phù hợp Các yếu tố môi trường bên trong của doanhnghiệp bao gồm:
6.3.2.1 Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạch định chiếnlược phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi lẽ tài sản quínhất của doanh nghiệp đó là lực lượng lao động được trang bị đầy đủ về kiến thức
và kỹ năng phù hợp “Các công ty ngày nay hơn nhau hay không là do phẩm chất, trình độ và sự gắn bó của công nhân viên đối với công ty – nghĩa là các nhà quản trị phải nhận thức và đề ra chiến lược quản trị tài nguyên nhân sự của mình một cách có hiệu quả”
Trong tất cả các nhiệm vụ của quản trị, thì quản trị con người luôn đặt ở vị trí trungtâm và quan trọng nhất, bởi vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độthành công của quản trị con người So với quản trị các yếu tố khác trong quá trìnhsản xuất kinh doanh thì quản trị nguồn nhân lực luôn là vấn đề khó khăn nhất, bởicon người là chủ thể của sự sáng tạo, có đặc điểm tâm sinh lý và hành vi rất phứctạp, chịu sự chi phối của những điều kiện, hoàn cảnh cá nhân, gia đình và môitrường xung quanh Mục tiêu cơ bản của quản trị nguồn nhân lực trong doanhnghiệp là:
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất laođộng và hiệu quả kinh doanh
Trang 25- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động, tạo điều kiện cho họphát huy tối đa năng lực cá nhân, tận tâm cống hiến và trung thành với doanhnghiệp.
+ Về mặt kinh tế, quản trị nhân sự giúp cho doanh nghiệp khai thác hiệu quả tiềmnăng con người để nâng cao năng suất, hạ giá thành, giành lợi thế cạnh tranh trênthương trường
+ Về xã hội, quản trị nhân sự giúp doanh nghiệp tạo ra mối quan hệ hợp tác, kết hợphài hoà lợi ích, tránh sự xung đột, đình công góp phần ổn định sản xuất, thúc đẩytăng trưởng bền vững
Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động được coi là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản trị nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp,bởi vì an toàn lao động vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng duy trì ổn định quá trìnhsản xuất, thúc đẩy tăng năng suất lao động
Trong thực tiễn, tùy theo qui mô, đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từngloại hình doanh nghiệp mà vai trò của quản trị nguồn nhân lực được thể hiện ởnhững mức độ khác nhau Quá trình quản trị nguồn nhân lực luôn chịu sự chi phối
và tác động của nhiều yếu tố, đồng thời chúng luôn biến động và thay đổi nhanhchóng, như:
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và ứng dụng vào thực tế quảntrị doanh nghiệp
- Sự sáng tạo và yêu cầu phát triển về các kỹ năng mềm
- Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, môi trường kinh tế, xã hội
- Nhu cầu về bảo đảm an toàn và sức khoẻ ngày càng cao
- Sự thay đổi nhận thức về các giá trị cuộc sống và tự do cá nhân gia tăng
- Xu hướng chuyển đổi của thị trường, quan hệ lao động
- Sự thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nơi có chính sách đãi ngộ tốt
Trang 26- Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt.
Từ môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng, đặt ra cho công tác quản trị nguồnnhân lực trong doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, phải xây dựng trên mộtnền tảng của khoa học quản trị nhân sự và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong nghệthuật dùng người Trong điều kiện bùng nổ của công nghệ thông tin, khoảng cách
về không gian, thời gian, vị trí địa lý hầu như không còn ranh giới, trình độ nhậnthức và kỹ năng của con người không ngừng nâng cao thì chức năng quản trị nguồn
vốn con người, đó là “ tổng của các phẩm chất, kinh nghiệm sống, kiến thức, óc sáng tạo, sinh lực và sự nhiệt tình mà con người trong đó đầu tư vào công việc của họ” ngày càng quan trọng Với nguồn lực không bị cạn kiệt và hao mòn theo
thời gian mà nó lại được tích lũy, bồi đắp và có giá trị hơn cùng với thời gian sửdụng Điều này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định chiếnlược sử dụng nguồn nhân lực, khai thác nguồn tài sản này để đem lại hiệu quả, sựphát triển bền vững và bảo đảm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
6.3.2.2 Quản trị hoạt động sản xuất
Sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp Đây làlĩnh vực hoạt động chính, có ảnh hưỏng mạnh mẽ đến các hoạt động khác và quyếtđịnh khả năng thành công của doanh nghiệp Khi sản xuất tạo ra sản phẩm tốt, giáthành hạ thì hoạt động marketing sẽ dễ thành công, tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, khảnăng thu hồi tiền bán hàng nhanh chóng, dĩ nhiên là vòng luân chuyển vốn lưu độngtăng lên, từ đó các chỉ tiêu tài chính liên quan sẽ được cải thiện tốt lên
Các vấn đề chủ yếu cần phân tích trong quản trị hoạt động sản xuất:
- Thiết kế sản xuất, thiết đặt công suất và các dịch vụ đi kèm
- Bố trí mặt bằng sản xuất và phương tiện phục vụ
- Quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Việc ứng dụng kỹ thuật và tiến bộ công nghệ
- Số lượng và chất lượng nguyên vật liệu cung cấp
Trang 27- Hệ thống kho và khả năng chu chuyển hàng hoá
- Bảo trì, bão dưõng thiết bị, máy móc
6.3.2.3 Quản trị hoạt động Marketing
Chức năng hoạt động marketing là phân tích, lập kế hoạch, triển khai thực hiện vàkiểm soát tình hình của quá trình tạo ra các mối quan hệ trao đổi với khách hàng,trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi Thành công của hoạt động marketing thể hiện ởcác vấn đề sau:
- Hệ thống thông tin đưa ra những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về xuhưóng phát triển của thị trường, bao gồm: người tiêu thụ, nhà phân phối, nhà cungcấp và đối thủ cạnh tranh
- Hoạch định các kênh phân phối và phân đoạn thị trường
- Chính sách giá và tính linh hoạt trong định giá
- Các hình thức chiêu thị và hiệu quả đạt được
- Mức độ kiểm soát các kênh phân phối, thị phần
- Tỷ lệ giữa tốc độ tăng chi phí marketing và tăng doanh số bán hàng
- Đánh giá sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp
6.3.2.4 Quản trị tài chính của doanh nghiệp
Chức năng quản trị tài chính doanh nghiệp là phân tích, lập kế hoạch, kiểm tra vàđánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu tình trạng tài chính là một trong những cách xem xét quan trọng nhất về
vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp Từ các chỉ số tài chính sẽ cho chúng ta một cáinhìn tổng quát về sức mạnh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu tài chínhchủ yếu sau đây:
Trang 28+ Các chỉ số về khả năng thanh toán:
- Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn bằng nhữngtài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian trước ngày nợ đến hạntrả
- Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn mà không phải chờ đến khi bán hếthàng hoá tồn kho
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động của tài sản
- Hệ số vòng quay các khoản phải thu: chỉ tiêu này đánh giá tốc độ chuyển đổi cáckhoản phải thu của công ty thành tiền mặt
Hệ số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bìnhquân
-Thời gian phải thu trung bình: Chỉ số này càng cho biết công ty sẽ được kháchhàng trả nợ nhanh hay không
Thời gian phải thu trung bình =Các khoản phải thu * 360 / Doanh thu thuần
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho: là tiêu chí đánh giá công ty sử dụng hàng tồn khohiệu quả như thế nào
Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
- Thời gian tồn kho trung bình:
Thời gian tồn kho trung bình =(Hàng tồn kho * 360)/Giá vốn hàng bán
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ của công
ty mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quảhoạt động của tài sản cố định càng lớn
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / Tài sản cố định
Trang 29- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản : Chỉ tiêu này đo lường một đồng tài sản thamgia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Công ty bị thâmdụng vốn cao thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
- Vốn lưu động trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển của đồngvốn hoạt động ngắn hạn
Vốn lưu động trên doanh thu = (Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn)/Doanh thu thuần
- Nợ phải trả trên doanh thu :Chỉ tiêu này cho biết tương ứng với một đồng doanhthu thì công ty sử dụng bao nhiêu nợ phải trả
Nợ phải trả trên doanh thu = Nợ phải trả / Doanh thu thuần
- Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần: Đây là chỉ tiêu hữu ích để phân tích khía cạnh tàichính của công ty Chỉ tiêu này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổphần
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Vốn cổ phần
+ Hệ số đòn bẩy tài chính
- Hệ số nguy cơ phá sản (Zscore)
Hệ số này cho biết mức độ rủi ro trong hoạt động của công ty và được tính bằngcông thức do GS Altman (Trường Quản trị Kinh doanh, Đại học Tổng hợp NewYork) đề xuất:
Z score = 1,2xA1+1,4xA2+3,3xA3+0,6xA4+1,0xA5
Trong đó:
A1 = Vốn lưu động ( Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản
A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản
A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ
Trang 30A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Xác định tình trạng tài chính của doanh nghiệp như sau:
2,99<Z : Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
1,81<Z<2,99 : Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phảixem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng
Z<=1,81: Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính có nguy cơ phá sản Tuy nhiên việc đối chiếu này chỉ thực hiện được nếu chỉ tiêu tính theo năm
- Hệ số nợ trên tài sản: Chỉ tiêu này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công
ty được tài trợ bằng vốn vay
Hệ số nợ trên tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản
- Hệ số nợ trên vốn cổ phần:
Hệ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ / Vốn cổ phần
- Hệ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần:
Hệ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = Nợ dài hạn / Vốn cổ cổ phần
- Hệ số tổng tài sản trên vốn cổ phần : Chỉ tiêu này được sử dụng để tính toán mức
độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu
Hệ số tổng tài sản trên vốn cổ phần = Tổng tài sản / Vốn cổ phần
- Khả năng thanh toán lãi vay :Chỉ tiêu này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phátsinh do sử vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào
Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) / Lãi vay
Trang 31- Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) : Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợitrên một đồng vốn đầu tư vào công ty.
Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
- Hệ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE):Đây là chỉ tiêu các nhà đầu tư rất quan tâm
vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty
Hệ số sinh lợi trên vốn cổ phần = Lợi nhuận sau thuế / Vốn cổ phần
- Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE):Cho biết khả năng sinh lời của vốn dàihạn
Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn = EBIT/(Tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn)
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hìnhtài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN Các tỷ suất này càng lớn thì thì DNsản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăntrong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắcphục
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (TTdt)
TTdt = (Doanh thu năm sau / Doanh thu năm trước) – 100%
Trong đó: Doanh thu = Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanhthu hoạt động tài chính + Thu nhập khác
- Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính (TTdtc)
TTdtc = (Doanh thu từ HĐKD năm trước/Doanh thu từ HĐKD năm sau)-100%
Trang 32Trong đó : Doanh thu từ HĐKD = Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ + Doanh thu hoạt động tài chính
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của DN cần ghinhận:
+ So với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phátgiảm hoặc không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sảnphẩm hàng hoá tiêu thụ tăng (và ngược lại)
+ So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đanggặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (TTln)
TTln = (Tổng lợi nhuận năm sau / Tổng lợi nhuận năm trước) -100%
- Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính (TTlnt)
TTlnt =(Tổng lợi nhuận thuần năm sau /Tổng lợi nhuận thuần năm trước)-100%Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN Khi sức tăngtrưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ nàyđáng giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng
EPS = Thu nhập ròng của cổ đông thường/ Số lượng cổ phần thường
- Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E): Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quantâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập
P/E = Giá thị trường mỗi cổ phần/ Thu nhập mỗi cổ phần
Phương pháp đánh giá các chỉ số tài chính :
Trang 33- Phương pháp so sánh : So sánh với các công ty trong cùng lĩnh vực và phân tích
xu hướng Sử dụng các tỷ lệ có tính xu hướng hoặc các chỉ số nhấn mạnh các biếnđộng đã xảy ra từ kỳ này sang kỳ khác và được sử dụng để so sánh các số liệu quanhiều thời kỳ Sử dụng các tỷ lệ so sánh theo qui mô chung sẽ làm nổi rõ tính hiệuquả hoặc kém hiệu quả rất khó thấy nếu theo cách khác Do đó các tỷ lệ so sánhtheo qui mô chung được đánh giá là một công cụ quản lý Trong báo cáo so sánhtheo qui mô chung, mỗi khoản mục được biểu diễn như tỷ lệ của mức gốc Nghĩa làcác khoản mục được phản ánh theo các số có qui mô chung, các tỷ số của 100%.Trên bảng cân đối kế toán theo qui mô chung thì tổng tài sản được định là 100% Trên báo cáo thu nhập theo qui mô chung, doanh thu ròng được xác định có giá trị
là 100% Sau đó mỗi khoản mục trên báo cáo sẽ được phản ánh bằng tỷ lệ doanhthu ròng Báo cáo thu nhập theo qui mô chung là một công cụ có tính thông tin cao
và rất hữu ích Nếu cho rằng 100% là đại diện cho một đồng doanh thu thì sau đócác khoản mục còn lại cho biết trong mỗi đồng doanh thu đã được phân phối baonhiêu cho giá vốn hàng bán, bao nhiêu cho chi phí và bao nhiêu cho lợi nhuận.Tiêu chuẩn so sánh: Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính: Sau khi tính toánđược các chỉ số thì cần phải xác định xem các kết quả trên là tốt, trung bình hayxấu Trong trường hợp của Công ty Hoàng Anh Gia lai chúng ta sử dụng bảng chỉ
số giá tài chính ngành xây dựng mã ngành 43 do công ty chứng toán Tân Việt xâydựng để so sánh các chỉ số tài chính các năm 2006, 2007 và 2008 Riêng 9 thángđầu năm 2009 được so sánh với các chỉ số tài chính của Tổng công ty xuất nhậpkhẩu và xây dựng Việt Nam (VCG) Sở dĩ chọn đơn vị này là do ở cùng hoạt độngtrong lĩnh vực xây dựng và có qui mô gần tương đương với Hoàng Anh Gia lai
Sử dụng phân tích Dupont để thấy mối liên hệ giữa các chỉ số, xác định đượcnguyên nhân để có giải pháp hiệu quả nhất
Sử dụng phân tích các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạtđộng tài chính Qua việc nhận diện các dòng tiền ta có thể nhận định được tình hìnhtài chính của công ty là tốt hay là không tốt Tiền mặt là máu của công ty, đó lànhiên liệu để công ty tồn tại Không có tiền mặt, nhân viên và người cung cấp
Trang 34không được chi trả, nợ không được thanh toán và các cổ đông không được nhận cổtức Vì vậy công ty cần phải có một lượng tiền mặt tương xứng để hoạt động.Thông tin về các dòng tiền mặt có thể ảnh hưởng tới người ra quyết định theo nhiềucách Chẳng hạn, nếu các hoạt động thường lệ của công ty mang lại nhiều tiền mặthơn số sử dụng thì các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao công ty này hơn là nếu bất độngsản và máy móc thiết bị của công ty phải bán đi để tài trợ cho các hoạt động Thôngtin về các dòng tiền mặt cũng được sử dụng để đánh giá khả năng giành ưu thếtrong những cơ hội kinh doanh mới của công ty.
Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là dương thì cho thấy công ty có thể tự trangtrải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình Dòng tiền này âm cho thấy công tycần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bìnhthường Dòng tiền này âm cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn.Khi dòng tiền từ hoạt động tài chính dương điều này cho thấy công ty thiếu tiềnđang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu
để bù đắp khoản thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư Dòng tiền này âm chothấy công ty thừa tiền đang tiến hành trả nợ các khoản vay
Ta có thể nhận xét của các trường hợp xảy ra đối với các trường hợp như sau :
Hoạt động kinh doanh Hoạt động đầu tư Hoạt động tài chính
Trang 35kinh doanh và hoạt động tài chính mới để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình Đây là điều thể hiện tài chính của công ty lành mạnh.
Dòng tiền 2: Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư dương,dòng tiền hoạt động tài chính âm Chứng tỏ công ty sử dụng dòng tiền dương từhoạt động kinh doanh và bán tài sản để trả nợ vay và/ hoặc trả cổ tức cho cổ đông.Dòng tiền 3: Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương, dòng tiền từ hoạt độngđầu tư và hoạt động tài chính âm, chứng tỏ công ty sử dụng dòng tiền từ hoạt độngkinh doanh để mở rộng kinh doanh và trả bớt nợ vay và/ hoặc trả cổ tức cho cổđông
Dòng tiền 4: Khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư âm, dòngtiền từ hoạt động tài chính dương, điều này thể hiện công ty có vấn đề về kinhdoanh, công ty này đang giải quyết khó khăn bằng cách vay nhiều hơn hoặc pháthành nhiều cổ phiếu hơn để có nguồn tài trợ cho hoạt đông kinh doanh và hoạt độngđầu tư
6.3.2.5 Quản trị nội bộ khác
Ngoài bốn chức năng cơ bản về quản trị đã trình bày ở trên, để đánh giá đúng thựctrạng và tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần đi sâutìm hiểu, phân tích một số nhân tố sau đây:
+ Xây dựng văn hoá và thương hiệu doanh nghiệp
+ Đầu tư nghiên cứu và phát triển
+ Hệ thống quản trị mạng, xử lý thông tin và cơ sở dữ liệu
+ Quy chế làm việc, cơ chế điều hành nội bộ doanh nghiệp
Qua đó để bổ sung, hoàn thiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanhnghiệp
Trang 36Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP
6.4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH GIA LAI
4.1 Thông tin chung về Công ty
- Tên gọi Công ty: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
- Tên giao dịch đối ngoại: HAGL Joint Stock Company
- Tên viết tắt: HAGL
- Địa chỉ: 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, Gia Lai
- Điện thoại: (84-59) 3820 288 Fax: (84-59) 2211 726
- Website: www.hagl.com.vn
- Ngân hàng mở tài khoản: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Gia Lai
- Số hiệu tài khoản: 6201.000.000.7806
- Mã số thuế: 5900377720
- Vốn điều lệ (tính đến 03/12/2009): 2.704.654.580.000 VNĐ (Hai ngàn bảy trăm không bốn tỷ, sáu trăm năm tư triệu, năm trăm tám mươi ngàn đồng).
4.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty gồm:
Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp
Sản xuất và phân phối đồ gỗ,
Sản xuất và phân phối đá granite
Xây dựng và kinh doanh khách sạn và resort
Trồng, chế biến các sản phẩm từ cây cao su
Đầu tư, khai thác thủy điện
Các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm
4.3 Quan điểm phát triển của công ty
Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực và liên kết dọc
Phát triển bền vững và ổn định
Phát triển phải tuân thủ các định hướng chiến lược đã được hoạch định
Trang 37 Phát triển phải luôn đi đôi với việc hỗ trợ cộng đồng, xã hội và xem đó lànghĩa vụ cao cả của công ty.
4.4 Triết lý kinh doanh
Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhucầu của khách hàng
Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển
Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạtđộng xã hội
Chân thành với đồng nghiệp, đoàn kết cùng góp sức xây dựng công ty pháttriển
- Slogan của Công ty: Đoàn kết là sức mạnh!
- Logo của công ty:
Hình 1: Logo công ty
4.5 Tầm nhìn của công ty HAGL
Trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đólấy cao su, thủy đện, khoáng sản và bất động sản làm các ngành chủ lực, tạo thếphát triển bền vững
4.6 Sứ mệnh của công ty HAGL
Không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng caovới giá hợp lý Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần nhằm
Trang 38khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra nhiều giá trị mới cho cổ đông nói riêng
và tòan xã hội nói chung
4.7 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Khởi nghiệp từ năm 1990, tiền thân của công ty là một xưởng nhỏ đóng bàn ghếcho học sinh
Năm 1993, Xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh được thành lập Khánh thành nhà máy
chế biến gỗ nội thất và ngoài trời tại Gia Lai
Năm 2002, khánh thành nhà máy chế tác đá granite Mở rộng thêm một nhà máy
chế biến gỗ nội thất tại Gia Lai Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai ra đời saukhi UBND tỉnh Gia lai ra quyết định chính thức chuyển giao đội bóng đá cho xínghiệp
Năm 2004: Khai trương hoạt động HAGL Resort Qui Nhơn
Năm 2005: Khai trương hoạt động HAGL Resort Đà Lạt.
Năm 2006: Khai trương hoạt động HAGL Hotel Pleiku
Xí nghiệp chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần
và đổi tên là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai với vốn điều lệ ban đầu 296 tỷđồng Đại hội cổ đông lần đầu được tổ chức thành công tại HAGL Hotel Pleiku
Năm 2007: Khai trương cao ốc văn phòng HAGL SAFOMEC
Sáp nhập các Công ty Hoàng Anh Quy Nhơn, Hoàng Anh Sài Gòn và Công
ty cổ phần kinh doanh nhà Hoàng Anh vào Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.Khai trương hoạt động HAGL Hotel Plaza Đà Nẵng
Khánh thành học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG
Năm 2008: Ngày niêm yết lên sơ
4.8 Cơ cấu tổ chức công ty
Công ty cổ phần HAGL được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con, cơcấu tổ chức của Công ty bao gồm:
11 chi nhánh, 01 Câu lạc bộ Bóng đá và 01 văn phòng đại diện trực thuộccông ty
Trang 39 18 công ty con, là những công ty mà Công ty cổ phần HAGL nắm giữ cổphần chi phối trên 50%
07 công ty liên kết, là những công ty mà Công ty cổ phần HAGL nắm giữ cổphần từ 20% đến 50%
Trang 40CTCP thủy điện HAGL
CTCP cao su HA Măng Yang 40%
CTCP ĐTXDKD Địa ốc Thanh Đa
CTCP thủy điện Hoàng Anh PT
CTCP khoáng sản Gia Lai 51%