1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh

77 2,9K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.+ Kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng đào tạo nghề.+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhà trường có sự nhìn nhận tổng quan về chất lượng đào tạo thông qua sự đánh giá từ phía người học; đồng thời giúp nhà trường trong việc định hướng một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo nghề. Các trường, các cơ sở trong cùng lĩnh vực đào tạo nghề có thể tham khảo kết quả nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu chất lượng đào tạo.

Trang 1

GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Đó là con đường tất yếu để đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, phụ thuộc vào nôngnghiệp và trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, hội nhập với kinh tế khuvực và thế giới Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa,một trong những nhiệm vụ đang được đặt ra là việc đào tạo và cung cấp nguồn nhânlực kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu chế xuất Đặc biệt là đào tạo nguồn nhânlực kỹ thuật cao đang là một đòi hỏi cấp bách trong công cuộc Công nghiệp hóahiện đại hóa ở nước ta hiện nay Nhưng nước ta đang đứng trước một thực trạng lànguồn lao động dồi dào nhưng thiếu lao động kỹ thuật và lao động quản lý Trướcthực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ lao động thương binh xã hội ViệtNam nhanh chóng phát triển các Trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề để nhanhchóng đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cho đất nước

Mặc dù một thực tế không thể phủ nhận ở nước ta hiện nay đã có hàng trăm cáctrường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ra đời và đã đào tạo hàng vạnlao động cho đất nước Nhưng số lao động được đào tạo ở những trường kể trên ralại không đáp ứng được đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay vì các trường nàyđào tạo chủ yếu mang tính lý thuyết, thiết bị đào tạo quá cũ kỹ lạc hậu, nên hầu hếtnhững học sinh sinh viên ra trường có kỹ năng nghề nghiệp rất kém Trong khi đó,các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề lại chú trọng đào tạo kỹ năng, gần 80%thời lượng đào tạo là dành cho học thực hành và thực hành nghề, nên hầu hết họcsinh sinh viên ra trường đáp ứng được đòi hỏi của các công ty trong và ngoài nước.Mặt khác, vừa qua Bộ Giáo dục và Bộ lao động thương binh xã hội đã ban hànhthông tư liên tịch chính thức cho đào tạo liên thông lên đại học cho sinh viên cáctrường Cao đẳng nghề, như mở ra một con đường vào đại học thứ 2 cho học sinhsinh viên các trường nghề Chính vì thế mà số lượng học sinh sinh viên theo học tạicác trường Cao đẳng nghề ngày càng tăng Một thực tế cũng đang diễn ra là trongmấy năm gần đây số lượng các trường Cao đẳng nghề công lập và ngoài công lập ở

Trang 2

thành phố Hồ Chí Minh đang mọc lên rất nhiều, một số trường đại học cũng xin mởthêm hệ đào tạo nghề, nên vấn đề cạnh tranh của các trường Cao đẳng nghề hiệnnay cũng đang rất gay gắt Một số trường cao đẳng nghề hiện nay đã không tuyểnđược sinh viên do cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, sự cạnh tranh của các trườnglớn.

Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 10 năm hình thành vàphát triển đã đạt được những thành tựu to lớn như “ Huân chương lao động hạngIII” do chủ tịch nước phong tặng, một số giảng viên Nhà trường đã đạt danh hiệunhà giáo ưu tú, đào tạo và cung cấp hàng vạn lao động cho các khu công nghiệp,khu chế xuất của thành phố và vùng lân cận Đặc biệt, trường được Tổng cục dạynghề chọn làm trường trọng điểm phía Nam để thực hiện các dự án dạy nghề, xâycác mô hình dạy nghề Quốc gia Ngoài ra trường còn được UBND thành phố HồChí Minh giao cho trọng trách đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu lao

động cho các khu công nghiệp, khu chế suất của thành phố và vùng lân cận; đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, phát triển nghề cho thanh niên nông thôn, nhất là thanh niên nông thôn những vùng bị thu hồi đất để phát triển các dự án của Thành phố, như Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi – Một trong những vấn đề nhức nhối của Thành phố hiện nay.

Để thực hiện sự chỉ đạo của tổng cục dạy nghề Bộ lao động thương binh xã hội

và của UBND thành phố, Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh khôngngừng phải xây dựng các khung chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp vớiyêu cầu và đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay Bên cạnh đó Nhà trường cũngphải nghiên cứu xem xét đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào củaNhà trường, để Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh thực sự là trường điđầu trong cả nước trong lĩnh vực đào tạo nghề và sớm trở thành một trường xứngtầm trong khu vực

Mặt khác, các nghiên cứu trong nước đề cập đến chất lượng đào tạo đó là :Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng giao thông vận tải 3 củaPhạm Kiều Mai (2003) với việc đề xuất cách thức quản lý đội ngũ giáo viên về

Trang 3

nhiều mặt như thời gian làm việc, chính sách, chế độ đãi ngộ, … Giải pháp nâng caochất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm của Nguyễn ThịThu Hà (2008) trong đó chỉ ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo vớinhà trường, người học và người sử dụng lao động Biện pháp nhằm quản lý tăngcường hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo của các trường nghề ở Nam Định của

Lã Duy Tuấn (2009) đã chỉ ra: tăng cường hợp tác giữa Nhà trường và doanhnghiệp là cách hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở dạynghề Nguyễn Thị Đang (2011), Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chấtlượng đào tạo trường Cao đẳng nghề miền đông nam bộ

Như vậy, qua các bài viết trên có thể thấy: các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng đào tạo và đào tạo nghề được xác định dưới sự đánh giá của nhiều thành phầnkhác nhau: chịu sự tác động từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng mà trong đó cácyếu tố bên trong lẫn bên ngoài đều được đề cập trên phạm vi rộng lớn Mặt khác,hầu hết các nghiên đều tập trung chủ yếu vào việc đề ra các giải pháp để nâng caochất lượng đào tạo nghề còn quá ít nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chấtlượng đào tạo nghề dưới sự đánh giá của người học, đặc biệt là với trường hợpTrường Cao đẳng nghề Tp HCM

Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến chất

lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh” qua sự nhìn nhận, đánh

giá của người học là để xác định với sự tác động đó Nhà trường đã đáp ứng nhữngtiêu chuẩn nào, những tiêu chuẩn nào chưa thể đáp ứng, để từ đó có được hướng điđúng đắn cho sự phát triển lâu dài bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

+ Kiểm định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượngđào tạo nghề

Trang 4

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề?

- Các nhân tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng đào tạo nghề?

- Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nghề?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh sinh viên đang theo học tại trường Cao đẳng

nghề thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm vi nghiên cứu :

+ Phạm vi về nội dung: Đề tài này nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chấtlượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh

+ Phạm vi về không gian : Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh

+ Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu dựa vào số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thậptrong khoảng thời gian 2009 đến 2011, tập trung chủ yếu vào các nhân tố liên quanđến chất lượng đào tạo nghề thông qua sự đánh giá của người học

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu góp phần giúp nhà trường có sự nhìn nhận tổng quan vềchất lượng đào tạo thông qua sự đánh giá từ phía người học; đồng thời giúp nhàtrường trong việc định hướng một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chấtlượng đào tạo nghề

Các trường, các cơ sở trong cùng lĩnh vực đào tạo nghề có thể tham khảo kếtquả nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu chất lượng đào tạo

6 Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu: Trong chương này tác giả sẽ đềcập đến các khái niệm, quan điểm, cơ sở lý thuyết và một số mô hình về chất lượngđào tạo cũng như đào tạo nghề để từ đó có thể đưa ra mô hình nghiên cứu nhằm xácđịnh nội dung chương trình và hướng nghiên cứu của đề tài

Chương 2 Giới thiệu tổng quan về trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh và

phương pháp nghiên cứu: Chương này bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là giới

Trang 5

thiệu tổng quan về trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh như: Quá trình hình

thành và phát triển; Cơ cấu tổ chức nhà trường; Thực trạng về đào tạo tại Nhà

trường Phần thứ hai là phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng để giải quyếtnhững mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và một số giải pháp kiến nghị: Mục đích của chương

này là trình bày kết quả nghiên cứu thu được thông qua phân tích và kiểm định môhình nghiên cứu; nội dung của chương này bao gồm : (1) Mô tả mẫu nghiên cứu, (2)Phân tích đánh giá công cụ đo lường và (3) Kiểm định giả thuyết kết quả nghiêncứu

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU

Trong chương này tác giả sẽ đề cập đến các khái niệm, quan điểm, cơ sở lýthuyết và một số mô hình về chất lượng đào tạo cũng như đào tạo nghề để từ đó cóthể đưa ra mô hình nghiên cứu nhằm xác định nội dung chương trình và hướngnghiên cứu của đề tài

1.1 Khái niệm và các hình thức đào tạo nghề

1.1.1 Một số khái niệm

Khái niệm về nghề, đào tạo nghề

Mai Quốc Chánh (1998), Nghề là một dạng xác định của hoạt động trong hệthống phân công lao động của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một ngườilao động cần có để thực hiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực laođộng nhất định

Luật dạy nghề (2006) quy định: Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy vàtrang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để

có thể tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học

Khái niệm về dịch vụ: Dịch vụ là một khái niệm phổ biến nên có rất nhiều cách định

nghĩa

Theo Đỗ Ngọc Sơn, 2011 (dẫn theo Zeithaml & Bitner, 2000), “Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng” Theo Kotler & Armstrong (2004), “Dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng” (được Đỗ Ngọc Sơn, 2011 trích

dẫn khi đánh giá các nhân tố về chất lượng đào tạo có tác động đến sự hài lòng củahọc viên tại trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trường ĐH Mở Tp HCM)

Trang 7

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, dịch vụ trong kinh tế học đượchiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất Tuy nhiên có thểphân biệt giữa hàng hoá và dịch vụ căn cứ vào bốn điểm khách biệt sau:

Mức độ vô hình – hữu hình (tangibility- intangbility): Hàng hóa là những mặt

hàng có thể đụng chạm còn được gọi là sản phẩm vật chất, sản phẩm hữu hình Dịch

vụ là một hoạt động, một việc thực hiện bởi bên này cho bên kia Dịch vụ khôngphải là vật chất nên vô hình và rất khó xác định chính xác Theo quan điểm của kinh

tế học, dịch vụ là một chức năng và bao gồm các mối quan hệ tương tác giữa kháchhàng và bất kỳ người nào trong doanh nghiệp

Tính sản xuất đồng thời (simultaneous production): Khác với hàng hóa thông

thường được sản xuất ở nhà máy, sau đó dự trữ ở kho hoặc bán ở cửa hàng, chờ đợikhách hàng trước khi được bán Dịch vụ thường được bán trước và sản xuất sau.Hơn nữa dịch vụ còn được sản xuất và tiêu thụ cùng một lúc Người sản xuất hànghóa ở xa người tiêu dùng, nhưng người tạo ra dịch vụ thường có mặt cùng kháchhàng

Tính chất không tồn kho (Perishability): Dịch vụ không thể tồn kho được nên

khó có thể cân đối giữa cung và cầu dịch vụ

Tính chất thay đổi ( variability): chất lượng và kết quả của dịch vụ khác nhau

thùy thời điểm nơi, chỗ, người tạo ra dịch vụ (Vì vậy, người cung ứng dịch vụ giáo dục phải chú ý, luôn luôn chăm chút, giữ chất lượng dịch vụ phát triển bền vững).

1.1.2 Các hình thức đào tạo nghề

Luật dạy nghề (2006) quy định:

Đào tạo nghề chính quy: Được thực hiện với các chương trình sơ cấp nghề,trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Đào tạo nghề thường xuyên: Được thực hiện với các chương trình dạy nghềthường xuyên như bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề;chương trình dạy nghề kèm theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề

Trang 8

1.2 Chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo nghề

1.2.1 Chất lượng dịch vụ

Đối với hàng hóa tiêu dùng thông thường thì việc đáng giá và đo lường chấtlượng của sản phẩm rất dễ dàng vì căn cứ vào hình dáng, chất liệu, tính năng,…Nhưng đối với dịch vụ thì việc đánh giá chất lượng của nó khó khăn hơn nhiều.Khái niệm chất lượng dịch vụ ngày nay thường phụ thuộc vào đối tượng sử dụng.Chất lượng có thể xem như là một mục tiêu động, biến thái linh hoạt theo hoàn cảnh

và thể hiện ý nghĩa theo mục tiêu của chủ thể Chất lượng sản phẩm phản ánh mức

độ đáp ứng và yêu cầu do khách hàng đặt ra và được khách hàng chấp nhận Theotiêu chuẩn ISO 9000 thì “chất lượng lượng là toàn bộ những đặc tính của một thựcthể, tạo cho thực thể ấy khă năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay tiềmẩn” (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011) Như vậy, có thể nói chất lượng là tập hợpnhững thuộc tính bên trong sự vật hiện tượng, tạo cho nó đặc tính riêng biệt làmthỏa mãn yêu cầu mong muốn Vì vậy, việc đo lường và đánh giá chất lượng dịch

vụ được thực hiện theo phạm vi và góc độ tiếp cận khác với sản phẩm vật chất.Ngày nay, chất lượng dịch vụ đã trở thành một nhân tố quan trọng trong cạnh tranhthương mại Người ta định nghĩa chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàngcảm nhận được Mỗi khách hàng thường cảm nhận khác nhau về chất lượng, do đóviệc tham gia của khách hàng trong việc phát triển và đánh giá chất lượng dịch vụ làrất quan trọng Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng là một hàm nhận thức của khách

hàng Nói cách khác, chất lượng của dịch vụ được xác định dựa vào nhận thức, hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu cá nhân của họ Theo ISO-8402

“Chất lượng dịch vụ là tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng

đó khả năng thõa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn” (Được trích bởi Đỗ

Ngọc Sơn, 2011)

Đánh giá chất lượng dịch vụ không dễ dàng, cho đến nay còn rất nhiều tranh cãigiữa các nhà lý thuyết cũng như các nhà nghiên cứu trong việc định nghĩa, đánh giáchất lượng dịch vụ Zeithaml (1987) (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011)giải thích:

Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời

Trang 9

nói chung của một thực thể Nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức những thứ ta nhận được Lewis và Booms phát biểu: Dịch vụ là sự đo lường mức độ dịch vụ được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đồng nhất Tác giả Nguyễn Đình Thọ (dẫn theo Parasuraman và ctg, 2003) đã định nghĩa: Chất lượng dịch vụ là khoảng cách mong đợi về sản phẩm dịch vụ của khách hàng và nhân thức, cảm nhận của họ khi sử dụng sản phẩm dịch vụ đó Parasuraman (1991) giải

thích rằng để biết được sự dự đoán của khách hàng thì tốt nhất là nhận dạng và thấuhiểu những mong đợi của họ Việc phát triển một hệ thống xác định những mongđợi của khách hàng là cần thiết Và ngay sau đó ta mới có một chiến lược chấtlượng dịch vụ có hiệu quả Đây có thể xem là một khái niệm bao quát nhất, bao hàmđầy đủ ý nghĩa của dịch vụ đồng thời cũng chính xấc nhất khi xem xét chất lượngdịch vụ đứng trên quan điểm khách hàng, xem khách hàng là trung tâm

Một số lý thuyết khác như Lehinen (1982) (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn,2011) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh: (1) Quá trìnhcung cấp dịch vụ; (2) kết quả dịch vụ Gronroos (1984) (Được trích bởi Đỗ NgọcSơn, 2011) cũng đề nghị hai lĩnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là: (1) Chất lượng

kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng Chất lượng kỹ thuật liên quan đến những gìphục vụ và chất lượng chức năng nói lên chúng được phục vụ như thế nào (dẫn theoNguyễn Đình Thọ & ctg.,2003) Tuy nhiên mô hình này mang tính khái niệm nhiềuhơn và các giả thuyết trong mô hình cần hàng loạt các nghiên cứu kiểm định Ngàynay, có hai mô hình thông dụng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ là: Mô hìnhGronroos (1984) cho rằng chất lượng dịch vụ được đánh giá trên hai khía cạnh: (1)Chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng, và mô hình Parasuraman et, al.(1985) (Được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011) chất lượng dịch vụ được đánh giá dựavào năm khác biệt Có lẽ mô hình Parasuraman được sử dụng phổ biến hơn cả, bởitính cụ thể, chi tiết và công sụ đánh giá luôn được các tác giả và đồng nghiệp kiểmđịnh, cập nhật Mô hình năm khác biệt là mô hình tổng quát, mang tính lý thuyết về

Trang 10

chất lượng dịch vụ gồm năm thành phần mà có thể ứng dụng trong đánh giá chấtlượng dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Khoảng cách thứ nhất : xuất hiện khi kỳ vọng của khách hàng về chất lượng

dịch vụ có sự khác biệt với cảm nhận của nhà quản trị chất lượng dịch vụ cảm nhận

về kỳ vọng này của khách hàng Sự khác biệt này được hình thành do công ty dịch

vụ chưa tìm hiểu hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng dịch vụ, và có nhữngnhận định về kỳ vọng của khách hàng chưa đúng thực tế (xem hình 1.1)

Khoảng cách thứ hai: Xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc

xây dựng những tiêu chí chất lượng dịch vụ sao cho phù hợp với những nhận định

về kỳ vọng của khách hàng Sự cách biệt về tiêu chí này là do khả năng chuyên môncủa đội ngũ nhân viên nghiệp vụ cũng như yêu cầu về dịch vụ tăng cao trong mùacao điểm làm cho các công ty dịch vụ không đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng (xemhình 1.1)

Hình 1.1 Mô hình năm khác biệt dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ

Nguồn: Parasuraman & ctg (1995)

Chuyển đổi cảm nhận của công ty thành tiêu chuẩn chất lượng

Nhận thức của công

ty về kỳ vọng của khách hàng

Thông tin đến khách hàng

Khoảng cách 5

Khoảng cách 3

Khoảng cách 2

Trang 11

Khoảng cách thứ ba: Chính là sự khác biệt giữa chất lượng dịch vụ cung cấp

thực tế với những tiêu chí chất lượng dịch vụ mà công ty đưa ra Trong dịch vụ, cácnhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng đóng vai trò quan trọng trong quátrình tạo ra chất lượng Khoảng cách này liên hệ trực tiếp đến năng lực phục vụ củanhân viên, bởi vì không phải lúc nào tất cả nhân viên đều hoàn thành hết tất cả cáctiêu chí chất lượng dịch vụ mà công ty đưa ra

Khoảng cách thứ tư: Biểu hiện cho sự khác biệt về những hứa hẹn trong các

chương trình quảng cáo khuyến mại với những thông tin thực tế về dịch vụ cungcấp mà khách hàng nhận được Những hứa hẹn qua các chương trình truyền thông

có thể gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng sẽ làm giảm sự hài lòng về chấtlượng mà khách hàng cảm nhận những điều nhận được không đúng với những gì màcông ty đã hứa Nghĩa là khoảng cách này xuất hiện khi có sự so sánh chất lượng màkhách hàng cảm nhận được với những thông tin dịch vụ đã được truyền tải đến họ

Khoảng cách thứ năm: Là khoảng cách xuất hiện khi có sự khác biệt giũa

chất lượng kỳ vọng bởi khách hàng và chất lượng họ cảm nhận được Chất lượngdịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách thứ năm này Một khi khách hàng nhận thấykhông có sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận đượckhi tiêu dùng một dịch vụ thì chất lượng dịch vụ được xem là hoàn hảo.Parasuaraman & ctg (1985) (được trích bởi Đỗ Ngọc Sơn, 2011) cho rằng chấtlượng dịch vụ là một hàm số của khoảng cách thứ năm Khoảng cách thứ năm nàyphụ thuộc vào các khoảng cách trước đó, nghĩa là các khoảng cách 1,2,3 và 4 Vìthế, để rút ngắn khoảng cách thứ năm, hay làm gia tăng chất lượng dịch vụ, nhàquản trị phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này

Mô hình chất lượng dịch vụ theo Parasuaraman được biểu diễn như sau:

Trang 12

chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa giá trị cảm nhận và chất lượng kỳ vọng vềdịch vụ được đánh giá dựa trên năm khoảng cách và thành phần chất lượng dịch vụ Theo từ điển tiếng Việt (1999): Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị nhữngthuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì; tính ổn định tương đối của sự vậtphân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chấtlượng biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tính của

sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể bao quát toàn bộ sự vật vàkhông tách rời sự vật Sự vật khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất đi chấtlượng của nó Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật Về căn bản,chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định về số lượng của nó vàkhông thể tồn tại ngoài tính quy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng thống nhất giữa

số lượng với chất lượng

1.2.2 Một số quan điểm về chất lượng đào tạo và đào tạo nghề:

Nhiều năm trở lại đây các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Namnói rất nhiều về Chất lượng đạo tạo, nhưng vẫn là một khái niệm khó xác định, khó

đo lường và cách hiểu của người này khác so với người kia Khái niệm chất lượngtrong giáo dục đã được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau

Hệ thống kiểm định quốc gia Việt Nam quan niệm: “Chất lượng sẽ được đánhgiá bằng cách khách hàng xếp hạng tầm quan trọng của các đặc trưng phẩm chất đốinghịch với tính nhất quán và giá trị bằng tiền” Đào tạo nghề sẽ đảm bảo nâng caochất lượng nếu thực hiện tốt các nhân tố như: Đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tậptrung vào con người và mọi đóng góp xây dựng tổ chức của mình, có tầm nhìn dàihạn, quản lý sự thay đổi một cách có hiệu quả, có đổi mới, hữu hiệu, tổ chức tiếp thịtốt với thị trường

Phạm Xuân Thanh (2004): Chất lượng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu đề ra củatrường học Mục tiêu trong định nghĩa này được hiểu theo nghã rộng bao gồm sứmạng, các mục đích, đặc điểm của chương trình đào tạo Mục tiêu phải phù hợp vớichức năng nhiệm vụ và các nguồn lực của nhà trường nhưng đồng thời mục tiêu đàotạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế- xã hội – đất nước

Trang 13

Trần Khánh Đức (2003): Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tác động tích cựccủa tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống đào tạo nghề và quá trình vận hành trongmôi trường nhất định.

Luật dạy nghề (2006): Theo định nghĩa về mục tiêu dạy nghề, chất lượng đàotạo ở cấp độ nghề là sự đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nhà trường Đó là đào tạonhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tươngxứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tácphong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốtnghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đápứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề:

Theo Quy định được ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH

ngày 17/01/2008 của Bộ trưởng về hệ thống tiêu chí tiêu chuẩn kiểm định chấtlượng trường Cao đẳng nghề, các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ;

tổ chức và quản lý; hoạt động dạy và học; giáo viên và cán bộ quản lý; chươngtrình, giáo trình; thư viện; cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học; quản lý tàichính; các dịch vụ cho người học nghề

Như vậy, chất lượng đào tạo nghề bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: Chất lượngđội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, người học nghề, đội ngũquản lý và chính sách quản lý, nguồn lực tài chính của nhà trường

Cơ sở vật chất: Bao gồm: Hệ thống giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí

nghiệm, các phương tiện hỗ trợ dạy và học, thư viện và nguồn tài liệu đáp ứng nhucầu người học Đã có rất nghiều nghiên cứu, bài viết, văn bản, quan điểm đề cậpđến cơ sở vật chất trong đó điển hình:

Luật dạy nghề (2006): Kiểm định chất lượng trong giáo dục thì yếu tố cơ sở vậtchất được xem là tiêu chuẩn đầu tiên của quá trình kiểm định Phòng học, máy móc,trang thiết bị là những thứ không thể thiếu trong quá trình đào tạo, nó giúp chongười học có điều kiện để thực hành có thể hoàn thiện kỹ năng

Trang 14

Phạm Thị Cúc Phương (2008): Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đóng vaitrò tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạocủa một trường Để đảm bảo sau khi tốt nghiệp, người học đáp ứng được yêu cầucủa người sử dụng lao động, đó là tiếp cận ngay và làm chủ cộng nghệ sản xuất nơicông tác một cách có hiệu quả, thì cơ sở đào tạo nghề phải có cơ sở vật chất – trangthiết bị thực hành đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình đàotạo; thậm chí, công nghệ phải đi trước công nghệ của nền sản xuất Trường đào tạonghề phải có các phòng học bộ môn phù hợp với từng ngành học, cấp học, phải cóthư viện hiện đại; các trung tâm thông tin; nối mạng internet để hỗ trợ công tácnghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu của người học Hệ thống sách và tài liệu giáokhoa cho người học; sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, cho giáoviên cũng cần được trang bị đầy đủ.

Như vậy, có thể thấy trong đào tạo nghề nếu chương trình đào tạo được đánhgiá là tốt, đội ngũ giáo viên có chuyên môn kinh nghiệm, mà hệ thống cơ sở vật chấtkhông đáp ứng được nhu cầu đào tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả đào tạo dẫnđến chất lượng đào tạo thấp Mặt khác để có được hệ thống cơ sở vật chất đáp ứngtốt cho nhu cầu đào tạo thì nguồn tài chính để hình thành nên nó cũng trở nên vôcùng cần thiết và không thể thiếu trong đào tạo Tài chính cho đào tạo nghề cũng làmột trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo, tác động gián tiếp tớichất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện,thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên Tài chínhđầu tư cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện đảm bảo chất lượng đàotạo nghề

Đội ngũ giáo viên: là nhân tố được đề cập nhiều nhất trong các nhân tố ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề Cụ thể: Luật giáo dục (2005): Giáoviên dạy nghề phải có các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe, đạt trình

độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ; Luật dạy nghề (2006): Giáo viên dạy nghề làngười dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc song song cả hai hình thức trên trong các

cơ sở dạy nghề; Theo Chairman (2003) (được trích bởi Abby Ridell, 2008): Giáo

Trang 15

viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các

kỹ năng, kinh nghiệm cho người học trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có Vìvậy, năng lực giáo viên dạy nghề ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến chất lượngđào tạo nghề Đào tạo nghề có nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáodục, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng và người học có trình độ văn hóa rất khácnhau Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo nghề có nhiều cấp khác nhau (chưa có nghề,

sơ cấp nghề, trung cấp nghề, Cao đẳng nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ) Sự khác biệtnày dẫn đến trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng Giáo viêndạy nghề luôn luôn phải đáp ứng cả hai điều kiện đó là số lượng và chất lượng; có

đủ về số lượng để có thể tận tình hướng dẫn, theo sát người học, có đủ chất lượngthì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho người học một cách hiệu quả

John Ralph (2000) (được trích bởi Nguyễn Thị Đang, 2011) cho rằng: Chấtlượng đào tạo là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó đội ngũ giáo viên giữvai trò quan trọng Trong mỗi chương trình đào tạo, chất lượng của đội ngũ giảngdạy có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng đào tạo Nhiều nghiên cứu chothấy rằng chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào khả năng sư phạm, kiến thức vàtrình độ chuyên môn mà giáo viên được đào tạo, kinh nghiệm thực tế và kinhnghiệm giảng dạy mà giáo viên tích lũy

Trên thực tế cũng cho thấy giáo viên đóng vai trò quyết định trong việc đảmbảo chất lượng đào tạo Thầy cô là người gợi mở, khuyến khích sự đam mê sáng tạonghề nghiệp, là người luôn tích cực hỗ trợ cho người học trong quá trình hình thànhnhân cách, tác phong công nghiệp Trong các buổi thực hành, thầy là người huấnluyện viên tận tụy, mẫu mực và bao dung Vai trò của giáo viên dạy nghề là trang bịkiến thức, hướng dẫn kỹ năng, tạo lập nhân cách cho người học Người giáo viêndạy nghề trước hết phải yêu nghề, có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, có tàinăng sư phạm và sử dụng thành thạo các phương tiện hỗ trợ dạy học

Từ các quan điểm và sự phân tích trên đây cho thấy, tiêu chuẩn để dánh giá mộtgiáo viên dạy nghề cần phải có đó là: Kiến thức tốt, kỹ năng giảng dạy và truyền đạttốt, muốn có được điều này lại cần có kinh nghiệm thực tế Bên cạnh đó, giáo viên

Trang 16

dạy nghề phải là người hòa nhã, thân thiện, biết cách lắng nghe, chia sẻ với ngườihọc Một điều không thể thiếu đối với tất cả những người làm công tác sư phạm đó

là phẩm chất đạo đức hay còn gọi là sự tâm huyết đối với nghề

Mặt khác, thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh

Xã hội quy định về chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề (Xem phụ lục 9)

Thực tế hiện nay ở nước ta đội ngũ giáo viên, giảng viên của các trường dạynghề trong cả nước vẫn còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân khách quan và chủquan khác nhau So với tốc độ gia tăng quy mô đào tạo nghề, sự ra đời của nhiềutrường nghề trong cả nước thì tốc độ tăng số lượng giáo viên giảng viên chưa đápứng được yêu cầu; bên cạnh đó chất lượng giáo viên còn thấp, kỹ năng sư phạmnghề chưa cao, nhất là các giáo viên trẻ mới ra trường, các trường nghề địa phươngmới thành lập đội ngũ giáo viên còn mỏng chưa có nhiều kinh nghiệm Một bộ phậngiáo viên dạy thực hành nghề chưa qua thực tế sản xuất, chưa cập nhật kiến thức, kỹnăng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Khả năng ngoại ngữ và tin học của nhiều giáoviên còn hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc tham khảo và khai thác tài liệu ngướcngoài phục vụ giảng dạy

Người học nghề: Người học nghề vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu và vừa là

một trong những chủ thể của quá trình đào tạo nghề Cho dù cơ sở vật chất tốt, trình

độ đội ngũ giáo viên cao, nhưng khả năng, ý thức, thái độ người học nghề khôngcao thì nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

Môi trường học tập: là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và

học, tác động trực tiếp tới tinh thần, tâm lý người học Khi môi trường học tập tốt,thân thiện, cởi mở, nơi đào tạo thể hiện đúng trách nhiệm, người học có ý thức thìchất lượng đào tạo đạt hiệu quả và ngược lại, nếu nhà trường không tạo điều kiện tốt

sẽ khiến người học nản lòng, không khi học tập nặng nề tạo ra áp lực tâm lý dẫn đến

sự nhìn nhận không khách quan về đào tạo và hiệu quả của đào tạo thấp Điều nàycàng trở nên quan trọng và thiết thực khi đó là môi trường giáo dục nghề

Chương trình đào tạo: là một trong những điểm khởi đầu cho đào tạo, không

có chương trình đào tạo thì hoạt động đào tạo không thể thực hiện Từ tầm quan

Trang 17

trọng của nó, có nhiều quan điểm đề cập tới lĩnh vực này dưới nhiều góc độ khácnhau, cụ thể:

Tracy Chao, Tami Saj, Felicity Tessier (2006) (được trích bởi Nguyễn ThịĐang, 2011): Việc thiết kế chương trình đào tạo liên quan đến việc xây dựng kếtcấu và nội dung đào tạo sẽ định hướng cho kết quả đầu ra của một chương trình đàotạo Ngược lại, kết quả đầu ra gắn kết chặt chẽ với các khoa học trong chương trìnhđào tạo Sự gắn kết này chính là nền tảng của chất lượng đào tạo bởi nó hướng tớilợi ích và nhu cầu của người học

Abby Riddell, 2008 (được trích bởi Nguyễn Thị Đang, 2011): Trong lĩnh vựcdạy nghề, chương trình đào tạo chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo Chươngtrình đào tạo gắn với nghề đào tạo, không có chương trình chung cho các nghề màmỗi loại nghề đều có chương trình riêng Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể cónhiều chương trình đào tạo nghề nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề Điều này đòihỏi việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề xét ở mức độ

có hay không có không thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo nghề mà phải căn cứ vàonghề mà cơ sở đó đào tạo

Để giải quyết những khó khăn trong xây dựng chương trình đào tạo nhằm đápứng yêu cầu trên thì trước tiên phải xây dựng một chương trình đào tạo chuẩn cấpquốc gia, phù hợp với nền công nghiệp hiện nay, chương trình đào tạo phải đạt đượcmục tiêu đào tạo nghề như Luật Giáo dục (2005) đã xác định: “Mục tiêu của giáodục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở cáctrình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phongcông nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khă năng tìmviệc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh”.Chương trình đào tạo nghề cấp quốc gia là “phần cứng” của chương trình mà bất cứtrường dạy nghề nào trên toàn quốc có cùng cấp đào tạo chung ngành nghề đều phải

áp dụng như nhau Ngoài ra tùy thuộc vào đặc điểm của vùng miền thuộc từng địabàn từng trường mà mỗi trường cần phải xây dựng thêm một nội dung gọi là “phầnmềm” Phần mềm của chương trình do Nhà trường xây dựng phải dựa vào kết quả

Trang 18

nhà trường khảo sát, tìm hiểu, xem xét các yêu cầu của người sử dụng lao động đểđưa ra chuẩn mực đào tạo hợp lý, cải tiến chương trình Trong khi nhu cầu và yêucầu của xã hội, của người sử dụng lao động luôn thay đổi theo sự phát triển của nềnkinh tế đất nước, điều quan trọng là phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường vàngười sử dụng lao động trong quá trình đào tạo để người học làm quen công nghệmới khi thực tập tại các cơ sở Tuy nhiên, việc gắn kết này còn hạn chế ở nhiềutrường, ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của người học.

Như vậy, chương trình đào tạo cần phải đúng, đủ, sát thực tế, đáp ứng nhu cầu

về chất lượng của thị trường lao động là kiến thức và tay nghề, chứ không chỉ đơnthuần về số lượng các môn học cũng như số tiết từng môn học

Chất lượng dịch vụ hỗ trợ: Dịch vụ hỗ trợ là một trong những nhân tố làm

tăng sự thỏa mãn, sự cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.Chất lượng dịch vụ hỗ trợ trong hoạt động đào tạo nghề chủ yếu dựa vào thái độphục vụ của đội ngũ nhân viên ở các phòng, ban, khoa, bộ phận; sự quan tâm củaNhà trường định hướng nghề nghiệp, dịch vụ sinh hoạt Sự phục vụ thân thiện,chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề bao gồmcác điều kiện môi trường của hệ thống đào tạo nghề, với một số yếu tố cơ bản: Hộinhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thể chếchính trị, sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế - chính sách, quy mô – cơ cấu laođộng, nhận thức xã hội về đào tạo nghề

1.3 Một số mô hình về chất lượng đào tạo

- Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nghề ở Đức và Thụy Điển – Lundahh & Sander (1998).

Hoạt động dạy nghề tại Đức và Thụy Điển dựa trên những nhân tố cơ bản ảnhhưởng đến chất lượng đào tạo Sự thành công quả quá trình đào tạo chịu sự ảnhhưởng của các nhân tố như: Cơ sở vật chất, chương trình giáo dục dạy nghề, đội ngũgiáo viên, người học Ở đây yếu tố nhân lực để thực hiện quá trình dạy và học là

Trang 19

quan trọng nhất Sự tác động của chương trình và phương pháp giảng dạy giúpngười học có động lực học tập và học cách học hỏi.

Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học

Theo mô hình này, đội ngũ giáo viên được quan tâm hàng đầu bởi họ là nhân tốđóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo Giáo viên khôngnhững thể hiện đóng vai trò là người hướng dẫn nội dung lý thuyết, kỹ năng thựchành mà còn giúp người học nhận thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp, tạo rađộng lực học tập và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp

Cũng theo quan điểm này đội ngũ giáo viên dạy nghề trước khi thực hiện côngtác giảng dạy được bồi dưỡng, huấn luyện bởi một chương trình đào tạo giáo viêntheo trình tự thống nhất, căn bản Các tiêu chí đối với giáo viên được đặt ra:

- Kiến thức giáo viên đối với hoạt động giảng dạy

- Phương pháp giảng dạy

- Sử dụng thành phạo các phương tiện hỗ trợ dạy học

- Kinh nghiệm thực tế của giáo viên

Bên cạnh đó thì mức độ trang bị phòng học, các loại máy móc thiết bị, phươngtiện dạy học cũng góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo

Chương trình giáo dục dạy nghề

Cơ sở

vật chất

Đội ngũ giáo viên

Người họcChất lượngdạy và học

Trang 20

Đối với người học: Cần xem xét đến khả năng, kiến thức của họ trước khi đàotạo đồng thời nắm bắt được những khó khăn mà người học đối diện để từ đó đưa raphương pháp đào tạo, giáo dục hợp lý Mặt khác, phải đánh giá kiến thức, kỹ năng

mà người học đạt được sau quá trình đào tạo Ở đây, người học được nhắc đến vớicác yếu tố: Chất lượng đầu vào của người học; Quyền và nghĩa vụ của người học; Ýthức của người học; Khả năng tự nghiên cứu của người học; Kiến thức, kỹ năng,vốn, kinh nghiệm sau khi đào tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Đặng Quốc Bảo

(2001): Theo Đặng Quốc Bảo, chất lượng đào tạo là kết quả cuối cùng đạt được bởi

sự tác động tích cực của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo Quan niệm trênđược khái quát bởi mô hình sau:

Hình 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Trong đó :

Q : Chất lượng đào tạo, chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố :

Mục tiêu đào tạo: Là kiến thức, kỹ năng mà người học đạt được sau khi tốt

nghiệp, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả đào tạo Mục tiêu đào tạo giúp chogiáo viên xác định nội dung giảng dạy, mức độ kiến thức để lựa chọn phương phápgiảng dạy hợp lý

Cơ sở vật chất, tài chínhNội dung

đào tạo

Trang 21

Phương pháp đào tạo, phương tiện phục vụ đào tạo: Thực tế quá trình đào

tạo là sự kết hợp chủ yếu của hoạt động dạy và học, phương pháp đào tạo là sự lựachọn về việc phối hợp giữa phương pháp dạy và phương pháp học, yếu tố này giữvai trò quyết định đến chất lượng đào tạo Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo muốnthực hiện tốt thì đòi hỏi phải có sự liên kết giữa phương pháp đào tạo và phươngtiện phục vụ đào tạo

Giáo viên: Những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sự tâm huyết với nghề,

kiến thức chuyên môn, tác phong, lối sống của giáo viên là những yếu tố giữ vai tròquyết định trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo Các tiêu chuẩn trên càng tốt thìquá trình dạy và học càng hiệu quả, dẫn đến chất lượng đào tạo càng cao và ngượclại

Sinh viên: là nhân tố trung tâm của hoạt động đào tạo; kiến thức trước khi đào

tạo, nhận thức, khả năng, thái độ học tập của người học tác động mạnh mẽ đến chấtlượng đào tạo Nếu tất cả những yếu tố trên là tốt thì chất lượng đào tạo càng đượcnâng cao và ngược lại

Nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo toàn khóa học ở mỗi trình độ của từng

ngành đào tạo được thể hiện thông qua chương trình đào tạo Chương trình đào tạogồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian giữa lýthuyết với thực hành Sự phù hợp và logic trong chương trình đào tạo sẽ giúp choquá trình đào tạo được vận hành một cách thuần thục, tăng cường khả năng nhìnnhận vấn đề cho người dạy cũng như người học qua đó góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo

Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo: Bao gồm phòng học lý thuyết,

phòng thực hành, xưởng thực tập, thư viện và các phương tiện phục vụ hoạt độngdạy học và học, các yếu tố này càng hiện đại thì chất lượng đào tạo càng tốt

Các tiêu chí kiểm định và điểm chuẩn cho từng tiêu chí kiểm định đánh giáchất lượng của trường cao đẳng nghề của Bộ lao động thương binh xã hội hiện nay(Quyết định số 02/2008/QĐ-BLĐTBXH), cụ thể như sau:

Trang 22

1) Mục tiêu và nhiệm vụ 6 điểm

2) Tổ chức và quản lý 10 điểm

3) Hoạt động dạy và học 16 điểm

4) Giáo viên và cán bộ quản lý 16 điểm

5) Chương trình, giáo trình 16 điểm

6) Thư viện 6 điểm

7) Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học 14 điểm

8) Quản lý tài chính 10 điểm

9) Các dịch vụ cho người học nghề 6 điểm

Tổng số điểm đánh giá tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100

Từ các mô hình nghiên cứu trên đây, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạonghề của Bộ lao động thương binh xã hội và cơ sở lý thuyết nêu trên, ta có thể thấynhững nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Tp

Hồ Chí Minh thông qua sự đánh giá của người học là : Chương trình đào tạo; Cơ sởvật chất; Đội ngũ giảng viên; môi trường học tập; Dịch vụ hỗ trợ; Người học nghề.Nhưng để biết chính xác trong những nhân tố nêu trên, những nhân tố ảnh hưởngchính thức và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng đào tạo nghề tạiNhà trường thì ta cần phải lập mô hình nghiên cứu và tiến hành phân tích địnhlượng thì mới có được sự đánh giá sát đáng Trước tiên, tác giả xin đề xuất mô hình

các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề như sau (Hình 1.4):

1/ Chương trình đào tạo:

- Thông tin về chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho người học

- Các môn học được phân bổ hợp lý

- Các môn học bổ sung kiến thức lẫn nhau

- Thời lượng dành cho lý thuyết được đảm bảo

- Nội dung lý thuyết được đảm bảo là cơ sở cho việc vận dụng vào thực hành

- Thời lượng dành cho thực hành được đảm bảo

2/ Cơ sở vật chất đào tạo:

- Phòng học đảm bảo âm thanh, ánh sáng và độ thông thoáng

Trang 23

- Nguồn tài liệu trong thư viện đáp ứng tốt nhu cầu học tập của người học.

- Bạn dễ dàng tiếp cận các tài liệu học tập và tham khảo tại thư viện

- Thiết bị thực hành, phòng thí nghiệm phục vụ tốt

- Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập

Mô hình nghiên cứu

Hình 1.4 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề

3/ Đội ngũ giáo viên:

- Giáo viên có sự chuẩn bị bài tốt

- Kiến thức của giáo viên vững vàng về nghề được phân công giảng dạy

- Thường xuyên cập nhật thông tin mới trong bài giảng

- Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học

- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tế

- Chủ động dẫn dắt người học vận dụng thực tế

- Luôn phát huy tính tích cực của người học

- Phương pháp giảng dạy sinh động thu hút

- Sẵn sàng giúp đỡ người học trong học tập

Chương trình đào tạo

Trang 24

4/ Môi trường học tập:

- Thể hiện thân thiện với người học

- Nơi đào tạo luôn có trách nhiệm đối với người học

- Thường xuyên tìm hiểu đáp ứng tâm tư nguyện vọng của người học

- Bầu không khí trong hoạt động rèn luyện và học tập được tâm thế tích cựccho người học

5/ Chất lượng dịch vụ hỗ trợ:

- Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tốt nhu cầu tìmhiểu và lựa chọn của người học

- Nhân viên các phòng, khoa, ban có thái độ phục vụ tốt

- Hoạt động tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt

- Dịch vụ ăn ở đáp ứng tốt nhu cầu của người học

N2: Cơ sở vật chất đào tạo sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo

N3: Đội ngũ giảng viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo

N4: Môi trường học tập sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo

N5: Chất lượng dịch vụ hỗ trợ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo.N6: Người học nghề sẽ có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng đào tạo

+ Việc đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo nghề: Chất lượng đào nghề được nhìnnhận, đánh giá dưới nhiều góc độ và các tiêu chí khác nhau:

Kirkpatrick (1975) (được trích bởi Nguyễn Thị Đang 2011): Giới thiệu môhình bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo đó là sự phản hồi của người học, nhận thức

Trang 25

của người học, hành vi của người học trước và sau khi được đào tạo và kết quả đàotạo.

Luật dạy nghề (2006) quy định các tiêu chí để đo lường, đánh giá chất lượngđào tạo nghề bao gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ; tổ chức và quản lý; các hoạt động dạy

và học; cơ sở vật chất; chương trình; quản lý tài chính và các dịch vụ cho người học Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế ILO (International LaborOrganization)- Một tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo nghề, chấtlượng đào tạo nghề của một cơ sở đào tạo được đánh giá theo tiêu chuẩn ILO-500(ILO-500 điểm, đề xuất cho các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,Malaysia, Singapore, gồm 9 tiêu chuẩn với 100 tiêu chí; khi đánh giá mỗi tiêu chínếu đạt cho 5 điểm, không đạt cho 0 điểm, tổng số điểm tối đa là 500 điểm) nhưsau(được trích bởi Nguyễn Thị Đang 2011):

1 Vai trò, chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà trường : 25 điểm

2 Tổ chức và quản lý: 45 điểm

3 Chương trình đào tạo: 135 điểm

4 Đội ngũ nhân sự : 85 điểm

5 Thư viện và học liệu: 25 điểm

6 Tài chính: 50 điểm

7 Khuôn viên nhà trường và cơ sở hạ tầng: 40 điểm

8 Xưởng thực hành, thiết bị và vật tư: 60 điểm

9 Dịch vụ người học: 35 điểm

Cách đánh giá của ILO chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, chất lượng đào tạo nghềphụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhiều điều kiện, trong đó chương trình đào tạo, độingũ giáo viên, xưởng, trang thiết bị dạy và học, dịch vụ hỗ trợ là những yếu tố quantrọng nhất Đảm bảo chất lượng đào tạo nghề cần phải giải quyết tốt các nhân tốtrên

Nguyễn Thị Thu Hà (2008): Chất lượng đào tạo có thể đo lường qua kết quảhọc tập, cụ thể là các mức điểm mà người học đạt được Đây là phương pháp dễ

Trang 26

dàng biểu diễn sự đánh giá dưới dạng định lượng, hạn chế được yếu tố chủ quan củangười đánh giá thông qua điểm thi.

Đồng thời, việc đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo nghề cũng thực hiệnthông qua người sử dụng lao động với nội dung lập phiếu thăm dò chất lượng từphía người sử dụng Các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất nhận người học sau khitốt nghiệp ra trường được sử dụng đúng mục tiêu đào tạo và xem số này hoàn thànhnhiệm vụ được giao như thế nào làm cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo

Wang-Sheng Lê, Cain PoLidano (2001)( được trích bởi Nguyễn Thị Đang,2011): Đưa ra việc đo lường chất lượng đào tạo nghề bằng kết quả khảo sát sinhviên và một bảng điểm đã được tác giả đề cập trong nghiên cứu này để xem nó như

là một phương tiện nhằm xác định các dấu hiệu của chất lượng đào tạo Nếu mộtbảng điểm phản ánh đúng quá trình học tập, ghi nhận được nự nỗ lực của người học,xếp loại được năng lực của người học sẽ góp phần giúp cho việc đánh giá chấtlượng đào tạo đạt hiệu quả Có thể nói kết quả thi cử của người học là một trongnhững khâu quan trọng nhất của tiến trình đào tạo, nó là một phần thể hiện kết quảcuối cùng trong hoạt động đào tạo đối với nhà trường, là công cụ để tìm kiếm việclàm sau khi tốt nghiệp

Nhìn chung, có nhiều cách để đo lường và đánh giá chất lượng của một chươngtrình đào tạo như đánh giá thông qua kết quả học tập, đánh giá thông qua sự thayđổi về hành vi của người học trước và sau khóa học, đánh giá thông qua người sửdụng lao động, đánh giá thông qua việc cho điểm đối với các hoạt động cơ bản củaquá trình đào tạo, đánh giá thông qua bảng điểm,… Tuy nhiên, trong phạm vinghiên cứu và để phù hợp với chủ đề nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề dưới sựđánh giá của người học, tác giả xin đề cập việc đo lường chất lượng đào tạo đượcxem xét thông qua kết quả học tập mà sự thể hiện của nó chính là bảng điểm, cụ thể

là các vấn đề liên quan đến mức điểm thi của người học với các quan sát cụ thể nhưsau:

- Mức điểm mà người học đạt được

- Mức điểm đạt được thể hiện được tính công bằng trong học tập

Trang 27

- Mức điểm đạt được phản ánh đúng năng lực học tập của người học.

Tóm tắt chương 1

Mục đích của chương này là đưa ra mô hình nghiên cứu, nhằm xác định nộidung chính và hướng nghiên cứu của đề tài Tác giả đã dựa vào cơ sở lý thuyết từcác quan điểm, nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước khi đề cập đếncác nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề phù hợp với đối tượng đánh giá

là người học

Bên cạnh đó, đề tài cũng đề cập đến mô hình nghiên cứu liên quan đến chấtlượng đào tạo như mô hình nghiên cứu của Lundahl & Sander ở Đức và Thụy Điểnvới việc tập trung chủ yếu vào các yếu tố chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, độingũ giáo viên, kiến thức của người học có sự tác động tới quá trình dạy và học Với

mô hình này, đội ngũ giáo viên được đặt lên hàng đầu, quyết định trong việc đảmbảo chất lượng đào tạo, sự hỗ trợ không thể thiếu của chương trình, nội dung họctập, trang thiết bị, phương tiện dạy học và cuối cùng là đánh giá tay nghề mà ngườihọc đạt được sau quá trình đào tạo

Mô hình chất lượng đào tạo nghề của Đặng Quốc Bảo với kết luận: chất lượngđào tạo là kết quả cuối cùng đạt được bởi sự tác động tích cực của các yếu tố cấuthành quá trình đào tạo đó là mục tiêu đào tạo, cơ sở vật chất tài chính phục vụ đàotạo, đội ngũ giảng viên, người học Qua đó, tác giả nhìn nhận vai trò của các nhân tốkhi tác động đến chất lượng đào tạo

Từ lý thuyết cũng như mô hình nghiên cứu của Lundahl & Sander được trìnhbày ở trên, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngđào tạo như: Chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, môi trườnghọc tập, chất lượng dịch vụ và người học nghề

Đối với chất lượng đào tạo nghề cũng có nhiều quan điểm đo lường, đánh giánhân tố này Có quan điểm đánh giá kết quả học tập, quan điểm khác lại thông qua

sự thay đổi về hành vi của người học trước và sau khóa học, thông qua người sử

Trang 28

dụng lao động, qua bảng điểm Tổng hợp từ các phương pháp đánh giá này, căn cưvào sự phù hợp của phạm vi nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn cách đánh giá chấtlượng đào tạo nghề qua kết quả học tập với sự biểu hiện cụ thể là bảng điểm củangười học bằng các quan sát như: Mức điểm mà người học đạt được, mức điểm đạtđược thể hiện được tính công bằng trong học tập, mức điểm đạt được phản ánh đúngnăng lực học tập của người học Toàn bộ cơ sở lý thuyết là căn cứ cho định hướngcũng như đưa ra phương pháp nghiên cứu ở chương tiếp theo.

Trang 29

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

TP HỒ CHÍ MINH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là giới thiệu tổng quan về

trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh như: Quá trình hình thành và phát triển; Cơ cấu tổ chức nhà trường; Thực trạng về đào tạo tại Nhà trường Phần thứ hai là

phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng để giải quyết những mục tiêu nghiêncứu mà đề tài đặt ra

2.1 Giới thiệu khái quát về trường CĐN TP.HCM.

Hình 2.1 Khuôn viên trường Cao đẳng nghề Tp HCM

Hình ảnh do Phòng tổ chức hành chính cung cấp.

- Tên trường (tiếng Việt và tiếng Anh)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HO CHI MINH CITY VOCATIONAL TRAINING COLLEGE

- Tên viết tắt (tiếng Việt và tiếng Anh)

Tiếng Việt: CĐN TP HCM Tiếng Anh: HCM CVC

Trang 30

- Tên trước đây: TRƯỜNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH

Cơ quan/Bộ chủ quản: UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ trường: 38 Trần Khánh Dư, phường Tân Định, quận 1, TP HCM

- Số điện thoại liên hệ: (08) 8438720 – (08) 8483265 số fax: (08) 8435537

- E-mail: cdntphcm@vnn.vn

- Website: http://www.caodangnghehcm.edu.vn

- Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập): 1999 là Trường CNKT TP.HCM; 2007 là Trường CĐ nghề TP HCM

- Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 15/09/2001

- Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa thứ nhất: năm 2002

- Loại hình trường đào tạo: Công lập

Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh tiền thân là Trường Công nhân kỹthuật TP HCM đã được UBND Thành phố quyết định thành lập vào tháng 10/1999với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo lao động kỹ thuật, cung cấp nguồn nhân lực chấtlượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố

Đến năm 2007, Trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề Tp Hồ ChíMinh, theo quyết định số: 196/QĐ – BLĐTBXH ngày 31 tháng 01 năm 2007 của

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường đã được đầu tư trọng điểm theochương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001- 2005 và 2006 – 2010

Năm 2008, Trường Cao Đẳng Nghề Tp HCM được Bộ LĐTBXH công nhận

là trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập và hoạt động theo Điều

lệ trường cao đẳng nghề (Ban hành theo quyết định số 51/2008/QĐ- BLĐTBXHngày 05 tháng 05 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao Động-Thương Binh Và Xã Hội)

và các quy định khác của pháp luật có liên quan Trường Cao Đẳng Nghề Thànhphố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp có quyền tự chủ một phần và tự chịu tráchnhiệm theo quy định của pháp luật

Đến tháng 2/2009, trường được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công

Trang 31

nhận trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề và cũng được chọn làmột trong 15 trường trọng điểm của cả nước được đầu tư vốn Chương trình mụctiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010 Đồng thời, đơn vị còn đượcUBND TP.Hồ Chí Minh định hướng trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấpthành trường đạt chuẩn chất lượng cao ngang tầm khu vực giai đoạn 2010 -2020 Trường có vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố; diện tích hơn 21.000 m2,được Bộ lao động thương binh xã hội chọn là trường đầu tư tập trung trọng điểm từvốn Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 – 2005 và 2006 – 2010 ngoàikinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm Chức năng – nhiệm vụ được giao là:

- Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ các ngành nghề thực tiễn xã hội có nhucầu sử dụng, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ chophát triển KT-XH, khu vực và hội nhập quốc tế

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầucủa cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động

- Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quảđào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật

- Dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng phục vụ xuất khẩu lao động

Hơn 11 năm qua Trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh không ngừng pháttriển về cơ sở vật chất, quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo và chất lượng đào tạo.Những năm đầu chỉ đào tạo có 4 nghề, cơ sở vật chất còn thiếu, đội ngũ giáo viên vàcán bộ, công nhân viên chỉ hơn 40 người, trình độ đào tạo chủ yếu là công nhân kỹthuật 3/7 Đến nay cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy nghề đảm bảo đủ cho 15 nghề

mà trường đang đào tạo, trình độ đào tạo từ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề, mởrộng liên kết với các trường đại học và các doanh nghiệp, thông qua Công ty cổphần Quốc tế Thái Minh, Công ty cổ phần Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn trường thựchiện việc đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động cho các thị trường Nhật Bản, HànQuốc, Úc Đội ngũ giáo viên – CB CNV hiện nay đã tăng lên 171 người, số có trình

độ trên đại học 33,9% và đại học 33,3% Cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng

Trang 32

của đội ngũ giáo viên là hai yếu tố chính để trường phát triển và đảm bảo chất lượngdạy nghề.

Trường có 2 cơ sở đào tạo:

- Trụ sở chính: Số 38 Trần Khánh Dư - Phường Tân Định - Quận 1

- Cơ sở 2: Số 48/43 Đường Chương Dương- Phường Linh Chiểu - Quận Thủ Đức -

Tp Hồ Chí Minh

Với tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 22.034 m2 (cơ sở 1ngụ tại 38 Trần Khánh Dư – Quận 1 có diện tích: 9.538m2 và cơ sở 2 ngụ tại số48/43 Đường Chương Dương- Phường Linh Chiểu - Quận Thủ Đức có diện tích12.496m2)

Cơ cấu tổ chức nhà trường

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức nhà trường

Nguồn: do Phòng tổ chức hành chính cung cấp.

Trang 33

Bộ máy cơ cấu tổ chức được thực hiện theo điều lệ trường cao đẳng nghề gồm:

- Tổ chức Đảng và các đoàn thể: Đảng ủy cơ sở, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên

- Các hội đồng: Hội đồng trường, Hội đồng Khoa học- đào tạo

- Ban giám hiệu gồm: 01 Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng

Các Phòng, khoa tổ bộ môn : Hiện nay trường có 7 phòng chức năng, 8 khoa chuyên môn, 5 tổ bộ môn và 4 trung tâm dịch vụ Tổng số giáo viên nhà trường là

171 cán bộ, giảng viên cơ hữu

2.2 Thực trạng về đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh

2.2.1 Các nghề đào tạo

Bảng 2.1 Hệ thống các nghề đào tạo của nhà trường.

1 Cắt gọt kim loại (Cơ khí chế tạo)

2 Công nghệ ô tô (Cơ khí động lực)

3 Điện công nghiệp

4 Điện tử công nghiệp

5 Chế biến thực phẩm

6 Quản trị mạng máy tính

7 Quản trị cơ sở dữ liệu

8 Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy

tính

9 Kế toán doanh nghiệp

10 Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

11 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa

không khí

1 Cắt gọt kim loại (Cơ khí chế tạo)

2 Công nghệ ô tô (Cơ khí động lực)

3 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa

không khí

4 Chế biến thực phẩm

5 Cắt gọt kim loại (Cơ khí chế tạo)

6 Công nghệ ô tô (Cơ khí động lực)

7 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa

không khí

8 Chế biến thực phẩm

Nguồn : Tài liệu phòng Tổ chức hành chính nhà trường cung cấp

Trang 34

Cho đến năm 2010, nhà trường đã liên kết với trường Đại học Sư phạm kỹthuật Tp.HCM, đào tạo liên thông đại học các ngành có chuyên môn kỹ thuật (cơkhí – điện điện tử…)

Bên cạnh đó, hiện nay, thông qua sự liên kết đào tạo giữa Bộ Giáo dục và đàotạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội, nhà trường đã tiếp tục liên kết đào tạo liên

thông đại học với trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng (chuyên ngành: cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, điện kỹ thuật, công nghệ điện-điện lạnh, công nghệ thông tin, công nghệ thực phẩm… ), và trường Bách khoa Hà Nội (với chuyên ngành: Công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính…)

2.2.2 Đầu vào – đầu ra tuyển sinh các năm

Bảng 2.2: Thống kê lưu lượng sinh viên học sinh năm học 2012

Số HSSV học tại các cơ sở liên kiêt

Nguồn : Tài liệu phòng Đào tạo nhà trường cung cấp

Bảng 2.3 : Thống kê lượng sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng

Khóa 07 Khóa 08

4 Quản trị doanh nghiệp vừa & nhỏ 114

Trang 35

8 Công nghệ ôtô 43 44

Nguồn: Tài liệu Phòng đào tạo cung cấp

Một số thông tin liên quan đến đầu vào (tuyển sinh) - đầu ra (tốt nghiệp)

Theo quy chế tuyển sinh, trường Cao đẳng nghề Tp.HCM tổ chức xét tuyểndựa trên hồ sơ tốt nghiệp PTTH của thí sinh có nguyện vọng xét tuyển có hộ khẩuthường trú tại Tp.HCM và cả nước để phân loại A, B cho sinh viên

Trường Cao đẳng nghề Tp.HCM triển khai tổ chức dạy nghề trình độ cao đẳngnghề, trung cấp nghề hiện tại năm học 2011 – 2012, cụ thể như sau (xem bảng 2.2)

Đến hết năm 2011: Hoạt động đào tạo tại cơ sở 2 (đường Chương Dương,

Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức), gồm các khoa: Công nghệ thực phẩm, Điệncông nghiệp, Điện tử công nghiệp với tổng số sinh viên học sinh ước khoảng gần1.000 Tại cơ sở I, tổng số sinh viên học sinh ước tính hơn 2.000 gồm các ngànhnghề: Công nghệ thông tin, Tự động hoá, Kế toán doanh nghiệp, Quản trị doanhnghiệp vừa và nhỏ, Cơ khí, Công nghệ Ô tô, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa khôngkhí

2.2.3 Giáo trình, tài liệu giảng dạy

Trường Cao đẳng nghề Tp HCM, hiện có thư viện trường cung cấp giáo trình,tài liệu giảng dạy cho học sinh sinh viên nhà trường Hằng năm nhà trường cũngmua bổ sung các tài liệu giáo trình mà Tổng cục dạy nghề cung cấp và những tàiliệu giáo trình mà các giảng viên yêu cầu, nhưng số lượng vẫn còn hạn chế donguồn kinh phí dành cho việc trang bị tài liệu giáo trình còn hạn chế và nguồn cungứng giáo trình tài liệu biên soạn dành cho chương trình đào tạo nghề hiện nay tạiViệt Nam còn quá ít ỏi Vừa qua Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động thương binh xãhội cũng đã cho xuất bản một số giáo trình dành cho chương trình đào tạo nghề,nhưng một số giáo trình mà Tổng cục dạy nghề phát hành vẫn mang nặng tính lýthuyết, một tác giả trình độ thạc sĩ mà lại đứng tên chủ biên nhiều giáo trình, nên

Trang 36

các giáo trình đó chất lượng không cao Tuy nhiên có một số môn học vẫn chưa cógiáo trình viết theo chương trình khung của hệ đào tạo Cao đẳng nghề và trung cấpnghề mà Tổng cục dạy nghề ban hành, những môn học này nhà trường cũng đã chỉđạo các giảng viên biên soạn tài liệu và cung cấp cho học sinh sinh viên trong quátrình đào tạo Nhưng việc biên soạn tài liệu vẫn còn nhiều khó khăn do không đượcđầu tư kinh phí và trình độ của một số giảng viên Từ thực tế trên cho thấy việc biênsoạn và cung cấp giáo trình, tài liệu giảng dạy cho học sinh sinh viên nhà trườngcòn rất hạn chế Do vậy, nguồn tài liệu thư viện Nhà trường hiện nay chưa đáp ứngđược nhu cầu học tập của sinh viên và việc tiếp cận tài liệu thư viện đối với sinhviên là khó khăn Đây là nhân tố ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đào tạo củaNhà trường.

2.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho công tác dạy học

Tổng diện tích đất sử dụng của Nhà trường hiện nay (tính bằng m2): 22.034 m2

(cơ sở 1 ngụ tại 38 Trần Khánh Dư – Quận 1 có diện tích: 9.538m2 và cơ sở 2 ngụtại số 48/43 Đường Chương Dương- Phường Linh Chiểu - Quận Thủ Đức có diệntích 12.496m2)

Diện tích đất xây dựng 8.052m2 (cơ sở 1: 4.292m2; cơ sở 2: 3.760m2) Trongđó: Khu hiệu bộ: 1100m2 (cơ sở 1: 663m2; cơ sở 2: 437m2); Khu học lý thuyết:3.274m2 (cơ sở 1: 1.996m2; cơ sở 2: 1278m2); Khu học thực hành: 3.358m2 (cơ sở 1:2.840m2; cơ sở 2: 518m2); Khu phụ vụ, thư viện, thể thao, hội trường, nhà ăn là:3.339m2 (cơ sở 1: 2.075 m2; cơ sở 2: 1.264m2); Ký túc xá (cơ sở 2): 2.864m2

Diện tích khuân viên đất lưu không: 13.982m2(cơ sở 1: 5.246 m2; cơ sở 2:8.736m2)

(Chi tiết xem phụ lục 3)

Danh mục máy móc, thiết bị cơ bản tại các khoa cho công tác dạy học – nghiên cứu (Chi tiết xem phụ lục 3):

Bảng 2.4: Thống kê lượng trang thiết bị hiện có của nhà trường

Trang 37

TT Khoa Tổng số loại thiếtbị được trang bị Số lượng

Nguồn: Tài liệu phòng Quản trị thiết bị của nhà trường cung cấp.

Ngoài ra, Nhà trường cũng đã nối mạng Wifi cho giảng viên và sinh viên tự dotruy cập Internet phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn

Đặc biệt, năm 2009 Nhà trường được đầu tư gần 60 tỷ đồng từ kinh phíthường xuyên và nguồn “Dự án tăng cường năng lực dạy nghề” trong chương trìnhmục tiêu Quốc gia, thông qua Tổng Cục Dạy Nghề" giúp nhà trường củng cố thêm

và hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy thực hành cho cácnghề trọng điểm : Công nghệ chế biến thực phẩm; Cắt gọt kim loại (Cơ khí chínhxác – CNC); Điện tử - Điều khiển tự động và Công nghệ thông tin, cũng như xâydựng thêm phòng học, đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày một gia tăng, đảm bảo chấtlượng dạy nghề

Với cơ sở hạ tầng và hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhàtrường nêu trên, về cơ bản đủ đáp ứng yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành cho SV– HS Đây cũng là một nhân tố tích cực góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo chonhà trường

2.2.5 Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của nhà trường được áp dụng theo chương trình khungcủa Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động thương binh xã hội với thời lượng thực hànhchiếm 70% và thời lượng lý thuyết chiếm 30% Hằng năm, nhà trường còn khảo sát

Trang 38

và lấy ý kiến tham khảo của đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về sốlượng và nội dung các môn học Qua đó, nhà trường sẽ điều chỉnh lại chương trìnhkhung trong giới hạn cho phép để chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứngđược yêu cầu của người sử dụng lao động cũng như yêu cầu của xã hội Nhưng việctham khảo ý kiến doanh nghiệp để điều chỉnh lại chương trình đào tạo vẫn cònnhiều hạn chế Mặt khác, Nhà trường cũng không được phép điều chỉnh nhiều trongchương trình khung của Tổng cục dạy nghề Vậy nên việc điều chỉnh chương trìnhkhung của nhà trường chứa đựng nhiều hạn chế và điều này sẽ ảnh hưởng khôngnhỏ tới chất lượng đào tạo của Nhà trường

2.2.6 Đội ngũ cán bộ quản lý – giảng dạy

Bảng 2.5 Tổng hợp trình đội đội ngũ cán bộ, CNV, giảng viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết là có trình độ đại học và trên đại học, đặc biệt

là đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung và cấp cơ sở tuổi đời còn trẻ, nên đội ngũ nàyrất năng động và nhạy bén, đáp ứng được các đòi hỏi cũng như các áp lực trongcông việc Đây cũng là một nhân tố tích cực ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của

Nhà trường

Giảng viên, nhân viên của nhà trường

Đội ngũ giảng viên, nhân viên của trường Cao đẳng nghề thành phố hầu hết

có trình độ đại học và trên đại học Hầu hết đội ngũ giảng viên của Nhà trườngcòn trẻ, nên họ có được sự năng động, nhạy bén trong việc tiếp cận với những đổi

Ngày đăng: 24/12/2014, 00:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Mô hình năm khác biệt dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Hình 1.1 Mô hình năm khác biệt dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ (Trang 10)
Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Hình 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học (Trang 19)
Hình 1.4 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Hình 1.4 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề (Trang 23)
Hình 2.1 Khuôn viên trường Cao đẳng nghề Tp HCM - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Hình 2.1 Khuôn viên trường Cao đẳng nghề Tp HCM (Trang 29)
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức nhà trường - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức nhà trường (Trang 32)
Bảng 2.1 Hệ thống các nghề đào tạo của nhà trường. - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2.1 Hệ thống các nghề đào tạo của nhà trường (Trang 33)
Bảng 2.3 : Thống kê lượng sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng. - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2.3 Thống kê lượng sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng (Trang 34)
Bảng 2.5 Tổng hợp trình đội đội ngũ cán bộ, CNV, giảng viên. - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2.5 Tổng hợp trình đội đội ngũ cán bộ, CNV, giảng viên (Trang 38)
Hình 2.3 Những thành tựu nổi bật của trường. - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Hình 2.3 Những thành tựu nổi bật của trường (Trang 41)
Hình 2.4: Quy trình nghiên cứu - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Hình 2.4 Quy trình nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3.1 Thông tin về mẫu khảo sát - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Bảng 3.1 Thông tin về mẫu khảo sát (Trang 49)
Bảng 3.4 Tổng phương sai được giải thích - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Bảng 3.4 Tổng phương sai được giải thích (Trang 54)
Bảng 3.5: Tổng phương sai được giải thích - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Bảng 3.5 Tổng phương sai được giải thích (Trang 56)
Bảng 3.6 Ma trận nhân tố xoay - Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng nghề Tp Hồ Chí Minh
Bảng 3.6 Ma trận nhân tố xoay (Trang 58)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w