- Trong những năm gần đây, việc áp dụng các PPDH tích cực, thực hiện các dự án liên kết với các nước trong khu vực và thế giới góp phần nâng cao chất lượngdạy và học của Việt nam - Trong
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TƯ DUY ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
Người thực hiện: Lê Khắc Khuyến
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn: Toán
Trang 2THANH HÓA NĂM 2014
A ĐẶT VẤN ĐỀ
- Dạy học là một nghệ thuật, “ Nghề cao quý trong những nghề cao quý” như CốThủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói Do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) là trách nhiệm và lương tâm của nhà giáo
- Trong những năm gần đây, việc áp dụng các PPDH tích cực, thực hiện các dự
án liên kết với các nước trong khu vực và thế giới góp phần nâng cao chất lượngdạy và học của Việt nam
- Trong dạy học nói chung và môn Toán nói riêng, việc phát huy tính tích cực,chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh là yêu cầu bắt buộc của các thầy cô giáonhằm thay đổi nhận thức của người học từ tiếp thu thụ động sang chủ động lĩnhhội tri thức và phát huy sáng tạo các kiến thức đó
- Kỹ thuật “ Khăn phủ bàn” trong “ Dạy học tích cực” là một trong những ápdụng tốt trong dạy học môn Toán của chương trình hợp tác Việt - Bỉ đang đượctriển khai rộng rãi trong trường phổ thông
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
1.1 Vì sao cần đổi mới PPDH theo hướng tích cực?
1.1.1 Thực trạng dạy học:
- Ngày nay KHKT phát triển nhanh như vũ bão, đặc biệt là lĩnh vực CNTT.Theo đó hệ thống giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũngphải đặt ra những yêu cầu phải đổi mới Từ việc thi theo kiểu thuộc lòng kiếnthức, thuộc nhiều sách ,…được thay thế bằng năng lực giải quyết những vấn đềthực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội
- Trước đòi hỏi của thực tiễn, dưới ánh sáng NQ đại hội lần thứ 11 của Đảngnhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Luật giáo dục cũng ghi rõ: “ PPDHphổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợpvới đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làmviệc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” Đổi mới giáo dục đòihỏi nhà trường không chỉ trang bị những kiến thức sẵn có của nhân loại mà cònphải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, tư duy sáng tạo và kỹnăng thực hành, áp dụng, tức là đào tạo những người lao động không chỉ có kiếnthức mà phải có năng lực hành đọng thực tiễn, kĩ năng thực hành Để thực hiệncác yêu cầu cấp thiết của đất nước và hội nhập quốc tế, chúng ta đã trải quanhiều cuộc cải cách, đổi mới với nhiều thành tựu nhưng cũng còn không ít hạnchế, tồn tại bộc lộ cần phải từng bước khắc phục
- NQ 08 khóa 11 của BCH trung ương Đảng năm 2013 về “ Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục, đào tạo” là sự quan tâm, sâu sát của Đảng với sự nghiệpGD&ĐT của nước nhà
Trang 4- Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đề ra từ lâu, chúng ta cũng
đã đổi mới chương trình và sách giáo khoa( SGK) cho hệ phổ thông 12 nămnhưng ở nhiều trường phổ thông, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hảiđảo việc học vẫn là truyền thụ “ một chiều”, “ PP đọc chép”, “ Học để thi”, “Dạy để thi”, áp lực nặng nề của “Bệnh thành tích” trong giáo dục chưa thuyêngiảm Việc dạy học vẫn nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành, thiếu tínhthực tiễn, chưa quan tâm đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiếnthức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
1.1.2 Sự cần thiết đổi mới:
- Việc đổi mới PPDH xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, đời sống xã
hội
- CNTT phát triển như vũ bão ngoài chức năng cung cấp thông tin còn là công
cụ hỗ trợ tích cực cho dạy và học, là cộng cụ dạy học hiện đại, hiệu quả cao,giúp học sinh tiếp cận tri thức trong nước, toàn cầu qua mạng Intenet
- Nền kinh tế đất nước ta đòi hỏi phải nhanh chóng đưa nước ta trỏ thành nướccông nghiệp hiện đại vào năm 2020.Muốn vậy phải có nguồn nhân lực có trình
độ học vấn rộng, thực hiện được nhiều nhiệm vụ, chuyên môn hóa cao, đảm bảochất lượng và hiệu quả xứng tầm khu vực và thế giới
- Đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh: Ngày nay học sinh thu lượm thông tin rấtnhanh và chia sẻ thông tin qua mạng với tốc độ chóng mặt, mỗi trẻ em tìm kiếmthông tin theo nhiều cách khác nhau Việc sử dụng CNTT giúp các em xử línhiều tình huống khác nhau cùng một lúc Rõ ràng trẻ em Việt Nam ngày naykhác biệt rất xa trẻ em cách đây vài thập kỷ Các nghiên cứu trong khu vực vàthế giới gần đây cho thấy mỗi học sinh có cách học riêng theo sở thích hayphong cách học riêng Việc này đòi hỏi dạy học ngày nay phải quan tâm đếnphong cách học của học sinh Như vậy nếu học theo kiểu thông báo hàng loạt sẽlàm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của học sinh, các em lĩnh hội kiến thức thụđộng cũng sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề gặp trong cuộc sống thực
Trang 5tế Việc quan tâm đến phong cách học của học sinh là yếu tố thúc đẩy sự pháttriển tối đa năng lực học tập của các em
- Bảng đánh giá: Chúng ta nhớ được chừng nào?
Từ hành động và giải thích cho người khác 85%
- Tại sao phải áp dụng dạy và học tích cực
Giải thích Giải thích và minh
họa
Giải thích, minhhọa và trải nghiệmNhững gì nhớ
được sau 3 tuần
Những gì nhớ sau
3 tháng
1.1.3 Định hướng đổi mới PP dạy và học theo hướng tích cực:
- Trong đổi mới dạy và học theo hướng tích cực thì PP học của học sinh là mốiquan tâm hàng đầu
Để thiết kế và tổ chức dạy học có hiệu quả thì mỗi thầy cô giáo cần phải suynghĩ và giải quyết các vấn đề sau trong từng tiết học và trong cả quá trình:
- Đâu là mối quan tâm hàng đầu của học sinh trong tiết học, vấn đề, nội dung bàihọc?
- Học sinh nên học như thế nào thì hiệu quả?
- Điều gì tạo nên động cơ thúc đẩy học sinh học tích cực?
Như vậy vấn đề quan trọng không chỉ là “ Học sinh biết gì?” mà còn phải thêmtrong mỗi tiết học thầy cô giáo phải dự kiến được: “ Điều gì xảy ra với họcsinh?” khi các em tham gia vào quá trình học tập Khi lấy học sinh làm trung
Trang 6tâm thầy cô giáo cần xác định thế nào là quá trình học tập hiệu quả nhất.Trên cơ
sở đó thầy cô giáo điều chỉnh các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực, sởthích và nhu cầu của học sinh Điều này đảm bảo không có học sinh “ Bị bỏ rơi”trong tiết học, bài dạy Nó đòi hỏi thầy cô giáo phải có cách nhìn nhận mới, suynghĩ mới về quan hệ với học sinh và những vấn đề liên quan
Hai yếu tố cốt lõi của dạy và học tích cực là: Cảm giác thoải mái và sự tham gia
“ Sự tham gia” là cường độ của hoạt động, sự tập trung, sự say mê để học sinhtrở nên hăng hái, yêu thích môn học, khám phá và vượt qua giới hạn khả năngcủa mỗi người Nó là biểu hiện xuất sắc cho sự hoàn thiện quá trình học tập nóiriêng và quá trình phát triển nói chung của học sinh
Quá trình dạy và học tích cực thực sự hiệu quả khi thầy cô giáo thực hiện tốt 5yếu tố sau đây:
a) Không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm, lớp:
- Nội dung, nhiệm vụ, các hoạt động lĩnh hội kiến thức phù hợp với mức độ pháttriển của học sinh, gần gũi với thực tế, đa dạng về hình thức, tạo điều kiện chohọc sinh được tự do sáng tạo Môi trường học tập thân thiện mang tính kíchthích học sinh được thể hiện đa dạng, phong phú: bàn ghế, không gian lớp học,
sự thoải mái về tinh thần, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiềnnhiễu, có các hoạt động phụ trợ, giải trí nhẹ nhàng.Ví dụ: Khi dạy về “ Hai quytắc đếm” ( Đại số và Giải tích lớp 11) để tránh khô cứng thầy cô giáo có thể chocác em sắp xếp số điện thoại có thể có của một hãng nào đó đang lưu hành hiệntại: Vietel, Vinaphone,…
Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực, tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quanđiểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh nghiệm, … và hợp tác trong các hoạt độnghọc tập
b) Phù hợp với mức độ phát triển của học sinh:
Việc giao các nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quantâm đến sự khác nhau về nhịp độ học tập, khả năng tư duy, phát triển của các đốitượng học sinh Có sự thỏa thuận, cam kết rõ ràng về mong đợi, yêu cầu của
Trang 7thầy cô với học sinh và ngược lại Các yêu cầu đối với học sinh cần rõ ràng,tránh mơ hồ, đa nghĩa Tức là việc đặt vấn đề, câu hỏi phải đảm bảo các yếu tố
kĩ thuật đem lại lợi ích cao nhất Phần này tác giả đã viết rõ trong đề tài “ Kỹthuật đặt câu hỏi…” năm 2013
Thầy cô nên khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau, Quan sát học sinh học tập
để tìm ra phong cách và sở thích của từng học sinh, có sự hỗ trợ kịp thời, yêucầu học sinh động não, tạo điều kiện để các em trao đổi về nhiệm vụ học tập
c) Gần gũi với thực tế:
Các nội dung và nhiệm vụ học tập nên gắn với các mối quan tâm của học sinhvới thế giới bên ngoài Thầy cô cần tận dụng mọi cơ hội để học sinh giao tiếpvới các tình huống thực tế, góp phần áp dụng kĩ năng, kiến thức và các tìnhhuống trong đời sống hàng ngày Ví dụ: Thu thập số liệu năng suất lúa của địaphương trường đóng, của huyện, tỉnh khi học thống kê( Đại số lớp 10), trongmột số năm: 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm gần đây giúp so sánh, đối chiếu vàđưa ra kết luận
d) Mức độ và sự đa dạng của hoạt động:
Trong việc tổ chức các hoạt động thầy cô giáo cần hạn chế tối đa thời gian chết
và chờ đợi; cần tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm học tập tích cực.Nên tích hợp các hoạt động, tổ chức trò chơi giáo dục, đố vui toán học Tăngcường các trải nghiệm thành công Tăng cường sự tham gia tích cực, đảm bảo
hỗ trợ đúng mức( học sinh hỗ trợ lẫn nhau và từ phía thầy cô), đảm bảo đủ thờigian thực hành Cụ thể trong một tiết Toán thầy cô phải phân phối thời lượngcho từng hoạt động và hoạt động thành phần sao cho học sinh có thể có thời gianthực hành tối đa Phần này tác giả đã trình bày trong đề tài: “ Thiết kế bài dạy và
tổ chức các hoạt động trên lớp…” năm 2012
e) Phạm vi tự do sáng tạo:
Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; Học sinh đượctham gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học Học sinh được tạo điều kiệntham gia vào các hoạt động học tập
Trang 8Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi học sinh có được cảm giác thoải mái:được quan tâm, cảm thấy an toàn, không bị áp lực tâm lý, được thể hiện bảnthân Đó là dấu hiệu của phát triển tâm lý tốt; Nó chỉ tồn tại khi học sinh tự tinvào bản thân, có lòng tự tôn cao Biết rõ mình có thể mắc lỗi là yếu tố quantrọng có thể mang lại sự tiến bộ và phát triển, giúp các em có thể đương đầu vớikhó khăn tốt hơn Sự hỗ trợ phản hồi tích cực và mong đợi thực tế cần trở thànhmột phần của cuộc sống trong nhà trường.
Để tạo không khí thoải mái trong tiết dạy một trong những yếu tố là tính hàihước, sự vui vẻ, tiếng cười đúng lúc, đúng chỗ
Học sinh học tập hiệu quả nhất khi có cộng đồng học tập gắn kết và có sự quantâm lẫn nhau Đó là nền tảng tạo nên sự thoải mái cho học sinh Các thầy cô dạy
có hiệu quả sẽ quan tâm đến từng học sinh; biết được sở thích, điều kiện học tập,hoàn cảnh gia đình của các em, nắm bắt được những khó khăn trong học tập củahọc sinh Để tạo ra môi trường học tập gắn bó, các hoạt động học tập cần liên hệvới những kiến thức đã biết của học sinh
Văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng học tập Trên quanđiểm đó, ta xem xét nhà trường như là phần mở rộng của gia đình, do vậy cầnrút ngắn khoảng cách giữa ở nhà và ở trường Do vậy chúng ta phải tìm hiểu sựkhác nhau của về điều kiện của mỗi gia đình học sinh Vì không phải mọi họcsinh có hoàn cảnh gia đình ổn định và có cơ hội học tập, điều kiện sống giốngnhau Nhà trường cần nỗ lực tạo ra bầu không khí hỗ trợ, gắn bó giữa nhà trường
và gia đình, điều đó khuyến khích sự tham gia của phụ huynh trong quá trìnhhọc tập của học sinh Các thầy cô dạy giỏi coi lỗi của học sinh thường mắc phải
là một phần tự nhiên trong quá trình dạy học, khi được hỗ trợ và quan tâm, họcsinh có thể thoải mái thể hiện nhận thức của mình mà không sợ bị chế nhạo haycoi thường.Điều này thể hiện rõ ở một số học sinh học ban cơ bản trong trườngTHPT
Môi trường học tập và cách thức tổ chức học tập phải phù hợp với nhu cầu củahọc sinh.Cảm giác thoải mái của học sinh thông qua sự cởi mở tiếp thu kiến thức
Trang 9tốt, dễ dàng thích nghi, hòa nhập môi trường, không bị băn khoăn hay chán nản.Các em bộc lộ sự nhận thức về bản thân: sự tự tin, khả năng bênh vực cái đúng,bảo vệ lẽ phải, coi trọng bản thân và những người xung quanh Ở mức đọ caothể hiện sự liên hệ bên trong( ý chí, tình cảm) Các em tự biết cái gì cần cho bảnthân, cái gì cần làm, mong ước, suy nghĩ và cảm nhận Các em cần phải cảmthấy an toàn, được tôn trọng trong môi trường học tập thân thiện Bằng cách này
là điều kiện học sinh đạt được mức độ cao và tham gia tích cực vào quá trìnhhọc tập.Cảm giac thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn
cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục Điều đó có nghĩa là cácthầy cô giáo cần phải thiết kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảo mức độtham gia cao của học sinh, đem đến cho các em niềm vui và sự hứng thú tronghọc tập
Những định hướng này sẽ làm thay đổi vai trò của thầy cô giáo và học sinh.Trong đó thầy cô giáo chủ yếu giữ vai trò là người tạo môi trường học tập thânthiện, phong phú, đa dạng, là người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưađến những thông tin phản hồi cần thiết, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức vàcuối cùng là người thể chế hóa kiến thức
1.2 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là gì?
1.2.1 Tính tích cực:
Đây là phẩm chất của con người trong đời sống xã hội Hình thành và phát triểntích tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạonhững con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng Tínhtích cực là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quátrình giáo dục
1.2.2 Tính tích cực học tập:
Trang 10Đó là những gì diễn ra bên trong người học: Nói đến những hoạt động của chủthể Về thực chất là tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắngtrí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Tính tích cực nhằm chuyển biến vị trí của học sinh từ đối tượng tiếp nhận trithức thụ động sang tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Nó liên quađến động cơ học tập.Động cơ đúng tạo nên hứng thú học tập là tiền đề của tựgiác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực Tính tích cựcquan hệ chặt chẽ với tư duy độc lập Suy nghĩ, tư duy độc lập là mầm mống củasáng tạo Ngược lại, học tập độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác,hứng thú và nuôi dưỡng động cơ học tập
Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của học sinh:
- Có hứng thú học tập
- Tập trung chú ý tới bài học, nhiệm vụ học tập
- Mức độ tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận, ghi chép
- Có sáng tạo trong quá trình học tập
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao
- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình
- Biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
Bảng nguyên nhân những khác biệt trong hiệu quả học tập:
động tới tâm can, bản thể
Các biểu hiện của học tích cực:
- Tìm tòi, khám phá, tiến hành thí nghiệm,
- So sánh, phân tích, kiểm tra
- Thực hành, xây dựng,…
Trang 11- Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn,…
- Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc,…
- Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ làm lại,…
- Tính toán,…
1.2.3 Phương pháp dạy và học tích cực:
Đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập
và phát triển tính sáng tạo của học sinh Trong đó các hoạt động học tập đượcđịnh hướng bởi thầy cô giáo, học sinh không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tíchcực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện tri thức, vận dụngkiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung họctập và phát triển năng lực sáng tạo
PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồmnhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa,tăng cường sự tham gia của học sinh, tạo điều kiện tối đa cho học sinh phát triểnkhả năng học tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
PPDH tích cực mang lại cho học sinh sự hứng thú, niềm vui trong học tập, phùhợp với đặc tính ưa hoạt động của lứa tuổi, khi đã là niềm hạnh phúc sẽ giúp các
em tự khẳng định mình, nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo Dạy và học tíchcực nhấn mạnh đến tính tích cực của hoạt động của học sinh và tính nhân văncủa giáo dục
Bản chất của dạy và học tích cực:
- Khai thác động lực học tập của học sinh để phát triển chính các em
- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân học sinh để chuẩn bị tốt nhất cho các emsau này khi ra trường thích ứng với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội
Sơ đồ thể hiện quan hệ của thầy cô giáo và học sinh:
Trang 12Dạy và học tích cực thể hiện điều gì ?
Sinh vi ên /Học sinh
Tạo ra tác động qua lại trong môi trường học tập an toàn
Giảng viên/giáo viên
- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là cách học.
- Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của học sinh.
- Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện.
1.2.4 Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực:
* Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Khuyến khích học sinh tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở nhữngđiều đã biết Học sinh tham gia trực tiếp vào các tình huống, trực tiếp thảo luận,quan sát, trao đổi, làm thí nghiệm, khuyến khích các em đưa ra những giải phápriêng, động viên các em trình bày những quan điểm riêng Qua đó không nhữngchiếm lĩnh tri thức mà còn làm chủ cách xây dựng kiến thức, từ đó tính tự chủ
và sáng tạo có cơ hội được bộc lộ, rèn luyện
Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phải trở thành trung tâm của quátrình giáo dục.Thầy cô giáo cần phải biết lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn