Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú,ngành Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là các NHTM.Sự ra đời củacác ngân hàng thương mại đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế Nó làcầu nối, là người dẫn vốn cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế Chính vì vậy, đểphát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên đã đề ra thì một trong những nhiệm
vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ thốngtài chính tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng
Để hòa chung vào sự phát tiển kinh tế đất nước, qua rất nhiều năm, hệ thống ngânhàng thương mại đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới, hoàn thiện vàhiện đại hóa các nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ cho vay Hoạt động cho vay luôn đượccoi là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trò quan trọng tạo ra nguồn thuchủ yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệuquả nhất.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của các ngân hàng thươngmại cô phần thì hàng loạt các sản phẩm cho vay đã ra đời làm cho các sản phẩm cho vaycủa ngân hàng ngày một đa dạng phong phú Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,mứcsống của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà cũng tăng lên theo
đó cho vay tiêu dùng ra đời và ngày một trở thành mục tiêu mà các ngân hàng hướngtới.có thể nối chưa bao giờ thị trường cho vay tiêu dùng lại sôi động như hiện nay.Cácngân hàng liên tục đưa ra các sản phẩm mới, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mìnhtạo cho khách hàng được phục vụ tốt nhất có thể
Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế là một Ngânhàng thương mại quốc doanh có mức dư nợ hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trongnhững năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMCPCTVN đã có những bướcphát triển đáng kể, chất lượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm Qua thời gianthực tập tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế, em đã có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu
về hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng Làmsao để cùng với việc tăng trưởng dư nợ thì chất lượng CVTD không ngừng được nângcao? Đây không chỉ là một vấn đề trăn trở với NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế mà cònđối với các NHTM nói chung Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tạiNgân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế” để làm đề tài nghiên cứu với hy
Trang 2vọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinhdoanh của NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế nói chung trong những năm tới.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Chuyên đề tốt nghiệp hướng vào 3 mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về oạt động cho vay tiêu dùng của cácNHTM
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Huế
- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Chi nhánh Huế
NHTMCPCTVN-3 Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tậptrung vào hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế trong 3 năm
2008, 2009 và 2010
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thôngtin và phương pháp phân tích Thông tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quátrình thực tập trực tiếp tại chi nhánh, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dung…Phương pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đốichiếu, tổng hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ởNHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế
5 Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính được chia thành 3 chương.+ Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.+ Chương 2; Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thươngVN- Chi nhánh Huế
+ Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP CôngThương VN- Chi nhánh Huế
Trang 3CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂNCHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.1 Cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng:
- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổng lợinhuận đối với các NHTM Việt Nam Do vậy, cho vay được xem là hoạt động chủ đạocủa các NHTM Việt Nam
- Hoạt động cho vay có thể được hiểu “là một giao dịch về tài sản (tiền hoặchàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay(cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó: Bên cho vay chuyển giao tài sảncho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, Bên đi vay cótrách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanhtoán”
- Dựa trên những tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chia cho vay làmnhiều loại như: Cho vay theo “Mức độ tín nhiệm khách hàng” (gồm có: Cho vay có bảođảm và cho vay không có bảo đảm) ; Cho vay theo “Đối tượng tham gia vào quy trìnhcho vay” (gồm có: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp); Dựa trên tiêu thức “Mục đích
sử dụng vốn” (gồm có: Cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng)
- Nếu cho vay SXKD là hoạt động ngân hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp haycác công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các dự án đầu tư, các phương ánsản xuất thì Cho vaytiêu dùng lại là hình thức tài trợ cho nhu cầu chi tiêu
- Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người vay trang trải nhu cầu nhà ở,
đồ dùng gia đình, xe cộ Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và dulịch cũng có thể được tài trợ bởi CVTD Như vậy, bằng việc CVTD các ngân hàng sẽgiúp các cá nhân, hộ gia đình thỏa mãn nhu cầu trước khi họ có khả năng chi trả
- Do dó, có thể khái quát CVTD tại NHTM như sau:
CVTD là một hình thức cho vay, qua đó Ngân hàng chuyển cho khách hàng (cánhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời giannhất định, với những thỏa thuận mà hai bên đã kí kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãisuất phải trả…) nhằm giúp cho hách hàng có thể sử dụng những hàng hóa dịch vụ trướckhi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn
1.1.2 Đối tượng của CVTD:
Đối tượng của CVTD rất đa dạng, có thể khái quát thành các nhóm sau:
- Nhóm đối tượng có thu nhập thấp:
Những người có thu nhập thấp thì thông thường nhu cầu vay để tiêu dùng khôngcao và bị giới hạn bởi thu nhập, việc vay vốn chỉ nhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu
Trang 4- Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình:
Nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích lũy, dựphòng của mình để chi tiêu Do đó, nhóm đối tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh
so với nhóm đối tượng có thu nhập thấp
- Nhóm đối tượng có thu nhập cao:
Nhóm đối tượng này vay tiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh toán và coi đó nhưmột khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền tích lũy của họ chưa cao hay lợi nhuận dođầu tư mang lại chưa thu được Đây là nhóm đối tượng có những khoản tiêu dùng lớn vàthường xuyên Do đó, các NHTM cần dùng những biện pháp thích hợp để tiếp cận và
mở rộng nhóm đối tượng này
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng:
1.1.3.1 Đặc điểm về quy mô:
Đối với CVTD ta có thể thấy một đặc điểm là: “Quy mô các khoản vay nhỏnhưng số lượng các khoản vay rất lớn” Với mục đích vay để tiêu dùng nên các khoảnvay thường không lớn Hơn nữa, nhu cầu của dân cư với các loại hàng hóa xa xỉ làkhông cao hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích lũy trước đối với các loại tàisản có giá trị lớn Tuy vậy, vay tiêu dùng lại là nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng
và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy
mô nhỏ nhưng do số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD của cácngân hàng thường khá lớn
1.1.3.2 Đặc điểm về lãi suất:
Không giống hầu hết các khoản cho vay SXKD hiện nay có lãi suất thay đổitheo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cố định Khi đưa ra mức lãisuất cố định này các ngân hàng sẽ phải dự tính đến: yếu tố lãi suất huy động đầu vào (có
xu hướng thay đổi như thế nào), tính đến phần bù rủi ro và chi phí Tuy quy mô mỗikhoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên tổng chi phí lớn Hơn nữa, CVTDcòn được xem là tiềm ẩn rủi ro nên phần bù rủi ro cũng khá cao Vì thế lãi suất CVTDthường cao và ổn định
1.1.3.3 CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ:
Thật vậy, số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của dân
cư và cầu có khả năng thanh toán của họ Do đó, nó có tính nhạy cảm theo chu kỳ Sốlượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển Lúc này, người dân
có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan Vàngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều các nhân và hộ gia đình
sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai, nhất là khi họ thấy nhu cầu của họ giảmxuống Lúc này, mọi ngưởi có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng Do đó, việc vay
Trang 5ngân hàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng sẽ hạn chế, làm cho số lượng các khoảnCVTD giảm xuống trầm trọng.
1.1.3.4 Đăc điểm về rủi ro:
- Nhìn chung, các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng củacác yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội… nó còn chịu tác độngcủa những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng
- Trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được hậu quả do những rủi
ro khách quan như suy thoái kinh tế, mất mùa, thiên tai Đặc biệt, hoạt động CVTD phụthuộc vào chu kỳ kinh tế Khi nền kinh tế suy thoái thì người tiêu dùng sẽ không thấy tintưởng vào tương lai và cùng với những lo lắng về thu nhập, nguy cơ thất nghiệp, họ sẽhạn chế việc vay mượn từ ngân hàng
- Ngoài ra, CVTD còn chịu một số rủi ro chủ quan như tình trạng sức khỏe,khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình Điều đó tạo nên rủi ro lớn cho ngân hàng,hơn nữa thông tin tài chính của đối tượng rất kó đầy đủ và chính xác hoàn toàn bởi sốlượng các khoan vay rất lớn trong khi số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng thì cóhạn Mặt khác, yếu tố đạo đức cá nhân người tiêu dùng cũng là nhân tố tác đọng trực tiếpvào việc trả nợ cho ngân hàng
1.1.3.5 Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận của CVTD:
- Về chi phí: Do thông tin thân nhân, lai lịch và tình hình tài chính của kháchhàng thường không đầy đủ và khó thu nhập, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho côngtác thẩm định và xét duyệt cho vay Hơn thế nữa, do khoản vay có quy mô nhỏ và sốlượng các khoản vay lớn nên ngân hàng cũng phải chịu một chi phí đáng kể để quản lý
hồ sơ khách hàng Chính vì thế, CVTD trở thành một trong những khoản mục có chi phílớn nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng
- Về lợi nhuận: Do rủi ro và chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ của CVTD lớnnên ngân hàng thường đặt lãi suất cao đối với các khoản CVTD Bên cạnh đó, số lượngcác khoản CVTD rất lớn làm cho tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD của cácNHTM là rất đáng kể
1.1.4 Phân loại cho vay tiêu dùng:
Dựa trên các tiêu thức khác nhau ta có thể phân chia CVTD thành nhiều loạikhác nhau
1.1.4.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng:
Nếu căn cứ vào “Mục đích sử dụng vốn” thì CVTD được chia làm hai loại là:CVTD cư trú và CVTD phi cư trú
- CVTD cư trú:
Trang 6Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cải tạonhà cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) Đặc điểm của những món vay này là quy
mô thường lớn, thời gian dài Việc đánh giá giá trị tài sản tài trợ có vai trò vô cùng quantrọng đối với ngân hàng Nếu như trong CVTD thông thường thì thu nhập tương lai củangười vay là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay hay không thì trong chovay nhà ở, giá trị và tình hình biến động của tài sản được tài trợ là yếu tố mà ngân hàngrất quan tâm Bởi vì khoản tín dụng tài trợ cho loại tài sản này có giá trị lớn, nên sự biếnđộng theo hướng không có lợi của nó sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn cho ngân hàng
- CVTD phi cư trú:
Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắmphương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí Đặc điểm của những khoảntín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn Do đó mà mức độ rủi ro đốivới ngân hàng là thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng bất động sản Đối với loại chovay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ của người vay, sau đómới xem xét đến giá trị tài sản bảo đảm
1.1.4.2 Căn cứ vào cách thức hoàn trả:
Nếu dựa trên tiêu thức này thì CVTD được phân thành: CVTD trả góp vàCVTD phi trả góp
- CVTD trả góp:
Hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CHTD của các ngân hàngbởi tính hợp lý của nó Theo hình thức này, người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cảgốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định (thánghoặc quý) Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc những kháchhàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần
Khi áp dụng loại cho vay này thì ngân hàng phải quan tâm đến những vấn
đề cơ bản sau:
Loại tài sản được tài trợ:
Thông thường, thiện chí của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản hình thành từtiền vay thỏa mãn nhu cầu của họ trong tương lai Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngânhàng thường chú ý đến điều này vì ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu muasắm những tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn bởi vì có như vậy ngườitiêu dùng mới được hưởng nững tiện ích do tài sản đem lại trong một khoảng thời giandài
Số tiền phải trả trước:
Thông thường ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước mộtphần giá trị tài sản cần mua sắm (khoảng 20-30%) Đây là số tiền phải trả trước, phần
Trang 7còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền ứng trước này phải đủ lớn để một mặt làm chongười đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản để họ có thái độ sử dụng tài sảnmột cách đúng đắn, cẩn thận Mặt khác, số tiền này phần nào hạn chế được rủi ro chongân hàng.
Điều kiện thanh toán:
Khi xác định các khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng,ngân hàng phải chú ý đến một số vấn đề sau:
+ Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ bịgiảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên
+ Gía trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồiđược
+ Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, thôngthường là theo tháng, do nguồn trả nợ của người tiêu dùng chủ yếu là thu nhập nhậnđược hàng tháng
+ Số tiền thanh toán mỗi kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập xét trongmối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng Số tiền này có thểđược tính bằng các phương pháp như:
Phương pháp lãi đơn:
Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng kỳ hạn trả nợđược tính đều nhau, bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán, còn lãiphải trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu
Phương pháp lãi gộp:
Đây là phương pháp thường được áp dụng trongCVTD trả góp Theophương pháp này, lãi được tính bằng cách: lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạnvay.Sau đó cộng với vốn gốc ban đầu rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để xác định
số tiền phải thanh toán trong mỗi kì hạn
+ Vấn đề phân bổ lãi theo theo thời gian:
Khi sử dụng phương pháp lãi gộp, các ngân hàng thường tiến hành phân
bổ lại phần lãi cho vay đã được tính Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳgắn liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay theonăm tài chính
Ngân hàng thường áp dụng một số phương pháp như:
Phương pháp đường thẳng (phân bổ lãi đều nhau), áp dụng cho cáckhoản vay ngắn hạn
Phương pháp lũy thoái (phân bổ lãi giảm dần), áp dụng cho các khoảnvay trung và dài hạn
Trang 8- CVTD phi trả góp:
+ CVTD trả một lần:
Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền đi vay của khách hàng sẽ đượcthanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đế hạn Đặc điểm của khoản tín dụng nàythường là có quy mô nhỏ và thời hạn vay ngắn Hình thức cho vay này được ngân hàng
áp dụng vì nó giúp ngân hàng không mất nhiều thời gian như khi ngân hàng tiến hànhthu nợ làm nhiều kỳ Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không ưa thích hình thức này do nókhông có tính hợp lý như hình thức CVTD trả góp nên trong thực tế những khoản CVTDcấp theo hình thức này không nhiều
+ CVTD tuần hoàn:
Đây là các khoản CVTD, trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻtín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai Theo phương pháp nàythì trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thunhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc cho vay
và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng Trong tất cả các lãisuất CVTD thì CVTD tuần hoàn có mức lãi suất cao nhất bởi những khoản vay nàykhông được đảm bảo và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tương đối cao
1.1.4.3 Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay:
Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD được phân làm 3 loại:Cho vay cầm đồ; Cho vay thế chấp lương; Và cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từtiền vay
- Cho vay cầm đồ:
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mụcđích tiêu dùng nhưng ngân hàng sẽ giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo các nghĩa vụcủa khách hàng Danh mục các loại tài sản và điều kiện các loại tài sản được cầm đồ
Trang 9được ngân hàng quy định cụ thể dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tíndụng của ngân hàng.
- Cho vay thế chấp lương:
Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổnđịnh, thu nhập ổn định, ngoài các khoản chi tiêu thường xuyên hàng tháng thì còn mộtphần tích lũy để trả nợ vay Số tiền ngân hàng cho khách hàng vay được xác định dựatrên nhu cầu muốn vay và thu nhập thường xuyên của khách hàng Do đó, khi xét duyệtcho vay, ngân hàng cần thu thập đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như cáckhoản chi tiêu khác thường xuyên của khách hàng
- Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay:
Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để muacác tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài Dựa vào khả năng tài chính và trả nợcủa khách hàng, giá trị tài sản cần mua sắm ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay thíchhợp, thông thường mức cho vay tối đa của ngân hàng là khoảng 70%-80% giá trị tài sảncần mua
1.1.4.4 Căn cứ vào hình thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn:
Theo tiêu thức này, CVTD được phân làm hai loại là: CVTD trực tiếp vàCVTD gián tiếp
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Đây là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàngcủa mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng CVTD trựctiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau:
(3)
(1) (5) (2) (4)
Trong đó:
(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay
(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho công ty bán lẻ.(3): Ngân hàng thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty bán lẻ
Người tiêu dùng
Trang 10(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng
Ưu điểm:
+ Hình thức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định có vay hay không hoàn toàn do ngân hàng quyết định, ngoài ra, ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ kiến thức, kinh nghiệm của CBTD để tìm kiếm các khoản vay có chất lượng
+ Khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có nhiều khả năng khách hàng sẽ sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm… Và như vậy, quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng được mở rộng
Nhược điểm:
Ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro nếu ngân hàng không có quan hệ tốt với công ty bán lẻ Trong thực tế có nhiều trường hợp đã có sự cấu kết giữa người tiêu dùng và công
ty bán lẻ nhằm tăng giá trị của tài sản mua sắm Gía trị giả này lớn hơn giá trị thực của tài sản mua sắm nên số tiền còn thiếu mà ngân hàng thanh toán cho công ty bán lẻ cũng cao hơn Do đó, nếu có rủi ro, người tiêu dùng không trả được nợ cho ngân hàng, trong nhiều trường hợp Ngân hàng phải phát mãi tài sản này, khi đó giá trị mà ngân hàng thu được nhỏ hơn giá trị mà ngân hàng phải bỏ ra lúc đầu
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng Giữa ngân hàng và công ty bán lẻ sẽ ký một Hợp đồng mua bán nợ, trong đó ngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu CVTD gián tiếp thường được thể hiện qua sơ đồ:
(1)
(4)
(5)
(6) (2)
(3)
Trong đó:
Người tiêu dùng
Trang 11(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợ đồng mua bán nợ Trong hợp đồngngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bánchịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu.
(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hóa.Thông thường người mua hàng phải trả trước một phần giá trị tài sản
(3): Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng
(4): Công ty bán lẻ bán cho ngân hàng bộ chứng từ hàng hóa bán chịu
(5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng
Để thích ứng với từng đối tượng khách hàng, ngân hàng đưa ra các phươngthức khách nhau trong kỹ thuật cho vay gián tiếp:
- Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng cáckhoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán chongân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán chongân hàng
- Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này trách nhiệm của công tybán lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạntrongmột chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thỏa thuận giữangân hàng với công ty bán lẻ
- Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợcho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc liệu người tiêu dùng
có thanh toán nợ cho ngân hàng hay không? Với ngân hàng, phương thức này chứanhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này được ngân hàng tính cao hơn so với cácphương thức trên và những khoản nợ được mua cũng được ngân hàng lựa chọn rất kỹ.Ngoài ra, chỉ có những công ty bán lẻ rất ó uy tín với ngân hàng mới được áp dụngphương thức này
- Tài trợ có mua lại: Theo phương hức này, khi thực hiện CVTD gián tiếpvới hình thức “Tài trợ miễn truy đòi” hoặc “ Tài trợ truy đòi hạn chế”, nếu rủi ro xảy ra,người tiêu dùng không thanh toán được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng buộc phai thanh
lý tài sản để thu hồi nợ Trong trường hợp này, nếu có thỏa thuận trước thì ngân hàng cóthể bán lại cho chính công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm theo tàisản đã được người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian Phương thức này phù hợp vớicác công ty bán lẻ mạnh về tài chính và có trách nhiệm Với phương thức này, công tybán lẻ ít có rủi ro hơn so với phương thức “Tài trợ truy đòi hoàn toàn”
So với phương thức CVTD trực tiêó thì CVTD gián tiếp có những ưu điểm vànhược điểm sau:
Trang 12 Ưu điểm:
+ Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng
+ Giảm các chi phí xét duyệt hơn so với cho vay trực tiếp
+ Rất phù hợp với cách thức mua hàng lâu bền, giá trị lớn với cả người mua(mua hàng trước khi có đủ tiền) và với cả người bán hàng (khi không có đủ khr năng tàichính giữ tất cả các tích trái của họ)
+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt độngngân hàng khác
+ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, công ty có vốn tự
có ròng lớn, CVTD gián tiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp Bởi vì đảm bảo của khoảnvay tỏ ra vững chắc hơn khi có người bán ký hậu trên chứng từ hoặc kỳ phiếu và ngườibán hàng cũng chịu trách nhiệm giám sát các khoản cho vay trong một giới hạn nào đó(như theo dõi các khoản không trả đúng hạn, việc tái sở hữu, bán hàng hóa tái sở hữu…)làm cho chi phí ngân hàng giảm xuống
Nhược điểm:
+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu, do
đó khả năng lừa đảo, giả mạo và xuyên tác nhiều hơn so với vay trực tiếp
+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịuhàng hóa
+ Trong quá trình thực hiện việc trả góp, xảy ra không ít trường hợp người muatrả lại hàng hóa cho người bán (khi họ thấy không thỏa mãn hoặc không có khả năng chitrả) – tình huống này thường không xảy ra đối với cho vay trực tiếp Những khoản tranhchấp này ảnh hưởng lớn đến kết quả tín dụng
1.1.5 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng:
1.1.5.1 Đối với khách hàng:
CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của khách hàng.Nhờ những khoản vay tiêu dùng từ ngân hàng, họ có thể mua sắm những hàng hóa cầnthiết, các hàng hóa xa xỉ, có giá trị cao, giúp họ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiệncuộc sống hàng ngày ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của họ chưa cho phép Vìvậy, việc ngân hàng thực hiện và phát triển hoạt động CVTD sẽ mang đến những lợi íchtốt, thiết thực cho khách hàng Có thể nói rằng, khách hàng chính là những người hưởnglợi nhiều nhất và trực tiếp những lợi ích mà hình thức CVTD này mang lại
1.1.5.2 Đối với ngân hàng:
CVTD tuy đã xuất hiện từ những năm 1980, nhưng gần đây nó mới được cácNHTM quan tâm mở rộng và phát triển Và loại hình tín dụng này còn khá mới mẻ ở các
Trang 13NHTM Việt Nam Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận vai trò quan trọng của hoạtđộng CVTD đối với các NHTM Vai trò ấy được khái quát như sau:
+ CVTD tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đó góp phầngiúp các NHTM tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập và phân tán được rủi ro
Trong điều kiện ngày nay, khi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính- Ngânhàng ngày cành gay gắt, quyết liệt thì vai trò của CVTD thực sự quan trọng đối với cácNHTM, bởi nó góp phần tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng so với các địnhchế tài chính khác CVTD, nếu xét về tổng quy mô thì mức độ rủi ro của nó lớn (do quy
mô lớn), nhưng thực tế do quy mô của mỗi khoản cho vay thường nhỏ và số lượng cáckhoản tiêu dùng lớn nên ngân hàng có thể phân tán được rủi ro tốt hơn Hơn thế nữa, dolãi suất CVTD thường cao nên thu nhập của các NHTM từ hoạt động CVTD thường rấtlớn
+ CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng
Do tính lan truyền trong dân cư là rất cao nên các ngân hàng có thể thông quacác khoản cho vay tiêu dùng mà quảng cáo về mình, từ đó thu hút các khách hàng đếnvới các dịch vụ khác của ngân hàng Trong khi đó, các khoản tín dụng tiêu dùng tuy lànhững khoản nhỏ nhưng nhu cầu về chúng lại rất lớn nên nếu khai thác được thị trườngnày thì các NHTM có thể sử dụng được một số lượng vốn lớn.Hơn nữa, dân cư là kháchhàng tiềm năng lớn của ngân hàng, để phát triển bền vững thì các ngân hàng cần phảidựa vào nhóm đối tượng này
1.1.5.3 Đối với nền kinh tế:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ tiêudùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.Tuy nhiên, với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trảcho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền Nếu ngườitiêu dùng có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thỏa mãn được nhu cầu của họngay trong hiện tại Điều đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sảnxuất kinh doanh của các hãng, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phầnthúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng Do đó, vớiviệc thực hiện hoạt động CVTD có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế,tạo nên sự hòa hợp giữa Cung và Cầu tiêu dùng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triểncao hơn
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng:
Hiện nay, tín dụng vẫn chiếm khoảng 60%-70% trongtổng tài sản cóa của cácNHTM Vì thế sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tíndụng và chất lượng tín dụng Việc đánh giá chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thông
Trang 14qua rất nhiều chỉ tiêu.Cụ thể hơn, để đánh giá hiệu quả phát triển hoạt động CVTD, cácngân hàng sử dụng các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính:
* Đảm bảo nguyên tắc cho vay:
Một tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên các nguyên tắc nhất định Do đặcthù của ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng sâu sắcđến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậy có các nguyên tắc khác nhau.Trong đó, nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng
Để đánh giá chất lượng một khoản cho vay, điều đầu tiên phải xem xét làkhoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không?
Trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hànhtheo quyết định số: 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốcngân hàng nhà nước:
Tại điều 6: Nguyên tắc cho vay quy định rõ:
“ Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải bảo đảm:
1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
2 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồngtín dụng.”
Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản chovay nào cũng phải được bảo đảm
*Cho vay đảm bảo có điều kiện:
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đó là cho vay có đảmbảo có điều kiện hay không?
Trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hànhtheo Quyết định số: 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 thang 12 năm 2001 của Thống đốcNgân hàng nhà nước:
Tại điều 7: Điều kiện vay vốn quy định rõ:
“ Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ cácđiều kiện sau:
1 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật
2 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
3 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
4 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệuquả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với các quyđịnh của pháp luật
Trang 155 Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam.”
và phải bảo đảm các bước của quá trình thẩm định
1.2.2.2 Chỉ tiêu định lượng:
Chỉ tiêu định lượng giúp cho ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặtchất lượng tín dụng, giúp các ngân hàng có các biện pháp xử lý kịp thời những khoảnvay kém chất lượng Các chỉ tiêu cụ thể mà các ngân hàng thường dùng là:
Doanh số cho vay tiêu dùng:
Doanh số cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà ngânhàng cho khách hàng vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm, nhằm thỏa mảnnhững nhu cầu chi tiêu trước khi họ có khả năng chi trả
Doanh số cho vay tiêu dùng phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạtđộng cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Nếu như các nhân
tố khác cố định thì doanh số cho vay tiêu dùng càng cao phản ánh việc mở rộng hoạtđộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động củangân hàng là không tốt
Ngoài ra ngân hàng còn dùng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay tiêudùng trong tổng số cho vay của ngân hàng
Tỷ trọng cho vay tiêu dùng = *100%
Doanh số thu nợ trong cho vay tiêu dùng:
Doanh số thu nợ trong cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng sốtiền ngân hàng đã thu hồi được sau khi đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ
Để phản ánh tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng, ngân hàng còn sử dụng chỉtiêu tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay của Ngânhàng trong từng thời kỳ Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
Trang 16Tỷ trọng thu nợ = *100%
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng Nó phảnánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay tiêu dùng nhất định thì Ngân hàng sẽthu về được bao nhiêu đồng vốn Tỷ lệ này càng cao càng tốt
Dư nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng:
Dư nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng sốtiền ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vayđược cho vay cho đến hạn thanh toán tại thời điểm đang xem xét
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các chỉ tiêunhư:
Tỷ lệ nợ quá hạn= *100%
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quáhạn Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúnghạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ Các khoản nợ quá hạn bao gồm:
Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự
an toàn trong kinh doanh của ngân hàng Do đó, việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vayđúng hạn, thể hiện qua tỷ trọng nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý ngânhàng, tác động trực tiếp đến sự tồn tại của ngân hàng
Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợxấu:
Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD= *100%
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi,
…) là khoản mang các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các camkết này đã hết hạn
Trang 17+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến cókhả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãikhông đủ trang trải nợ gốc và lãi
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày
Các khoản nợ xấu bao gồm:
- Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ nghi ngờ
- Nợ có khả năng mất vốn
Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các Ngânhàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra chovay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng
Vòng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng:
Vòng quay vốn tín dụng= *100%
Trong đó:
Dư nợ bình quân CVTD=( Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thờigian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm Vòng quay vốn càng nhanh thì đượccoi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn
* Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận= Tổng thu- Tổng chi- Thuế
Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn củangân hàng cũng như hiệu quả của đồng vốn đó mang lại
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các NHTM.
Có nhiều nhân tố tác động đến CVTD, nhưng ta có thể chia các nhóm nàythành hai nhóm nhân tố chính đó là: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủquan
1.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan:
Đây là nhóm nhân tố mà bản thân ngân hàng không kiểm soát được, gồm cócác nhân tố sau: Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Môi trường văn hóa xã hội;Chủ trương chính sách của Nhà nước
1.3.1.1 Môi trường kinh tế:
Trang 18Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạtđộng CVTD nói riêng Nó có thể là điềukiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động CVTD hoặcngược lại Môi trường kinh tế bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế; Thu nhập bình quântrên đầu người; Tỷ lệ xuất- nhập khẩu; Tỷ lệ lạm phát…
Chúng ta cũng biết là nhu cầu hàng hóa, dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớnvào tình trạng nền kinh tế Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, hưng thịnh,tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêudùng sẽ tăng, bởi vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trảđược các khoản nợ Vì vậy hoạt động CVTD của ngân hàng trong giai đoạn này sẽ tănglên Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, không ổn định thì nhu cầuchi tiêu sẽ giảm, do lúc này người dân có xu hướng tích lũy hơn là tiêu dùng, bởi vậyCVTD trong thời kỳ này sẽ giảm
1.3.1.2 Môi trường pháp lý:
Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của mình,việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân của họ, song phai trongkhuôn khổ mà pháp luật của quốc gia đó cho phép Vì vậy, các hoạt động của ngân hàngnói chung và hoạt động CVTD nói riêng cũng phải nằm trong phạm vi khuôn khổ củapháp kuật, nó cũng phải tuân theo những quy định của Nhà nước, luật các tổ chức tíndụng, luật dân sự và các quy định khác Nếu những quy định của pháp luật không rõràng, không đồng bộ, không kịp thời và còn nhiều kẽ hở thì sẽ gây rất nhiều khó khăncho NHTM
Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ vàkịp thời thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự phát triển của hệthông ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và đó cùng là cơ
sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có các tranh chấp xảy ra khingân hàng thực hiện các hoạt động của mình
1.3.1.3 Môi trường văn hóa xã hội:
Nhân tố này gồm có: Tập quán; Trình độ dân trí; Lối sống; Thói quen…Nó ảnhhưởng trực tiếp đến hành vi của khách hàng Và do vậy, nó cũng ảnh hưởng đến hoạtđộng CVTD và các hoạt động khác của ngân hàng Chẳng hạn, nếu một ngân hàng có ápdụng dịch vụ CVTD trong khu vực có trình độ dân trí thấp, kiến thức về ngân hàng hầunhư không có; nhu cầu mua sắm, tiêu dùng không cao thi dịch vụ CVTD và các hoạtđộng khác của ngân hàng rất chậm phát triển Nhưng cũng chính ngân hàng nào nếuđược xây dựng trong khu vực có trình độ dân trí cao, thu nhập đầu người của dân cư lớn,nhu cầu mua sắm lớn- chi tiêu lớn, họ hiểu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ của
Trang 19ngân hàng thì không chỉ dịch vụ CVTD mà cả các dịch vụ khác của ngân hàng cũng sẽphát triển.
1.3.1.4 Chủ trương chính sách của Nhà nước:
Đây là những chính sách mang tầm vĩ mô và thường có thời gian thực hiệntương đối dài Các chính sách này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến CVTD Chẳng hạn, khiNhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế và tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng cácchính sách khuyến khích đầu tư (Sự giản đơn về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…)… Tất cảnhững điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế- xã hội;GDP sẽ tăng; Tỷ lệ thất nghiệp giảm; Mức thu nhập của người lao động tăng, qua đó làmtăng nhu cầu tiêu dùng Cùng với nó là các chính sách về Thuế thu nhập; Thuề về hànghóa, dịch vụ; các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xóa đói, giảm nghèo; Phát triểnkinh tế vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Những yếu tố như thế đều tác động về trước mắt vàlâu dài đến cầu tiêu dùng của người dân Do đó, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch vụCVTD của các NHTM
1.3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan:
Việc mở rộng hoạt động CVTD không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố kháchquan mà nó còn chịu tác động bở các nhân tố chủ quan Những nhân tố này xuất phát từchính bản thân của ngân hàng nên ngân hàng có thể chi phối được
1.3.2.1 Chính sách tín dụng của NHTM:
Chính sách tín dụng bao gồm: Các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với kháchhàng; Kỳ hạn của khoản tín dụng; Mức lãi suất cho vay; Mức lệ phí; Hướng giải quyếtnhững khoản nợ khó đòi…
Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhucầu đa dạng của người tiêu dùng thì chắc chắn ngân hàng sẽ thành công trong việc mởrộng hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng Ngược lại, với chính sách tíndụng cứng nhắc, kém linh hoạt thì sẽ hạn chế hoạt động tín dụng, giảm tính cạnh tranhtrong hoạt động giữa các ngân hàng
1.3.2.3 Thông tin tín dụng:
Trang 20Có thể nói, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay và cho vay Trong đó, hoạtđộng cho vay phụ thuộc vào lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng Do vậy, để hoạtđộng cho vay nói chung và CVTD nói riêng được mở rộng với chất lượng cao, hiệu quảlớn thì ngân hàng phải nắm bắt được thông tin một cách kịp thời và chính xác về kháchhàng vay vốn Gồm có:
Các thông tin tài chính của khách hàng: Khả năng về tài chính của kháchhàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và bảo đảm tín dụng…
Các thông tin phi tài chính của khách hàng: Tư duy, uy tín, các mối quan
hệ xã hội…
Các thông tin gián tiếp: Tình hình kinh tế xã hội, thông tin vè xu hướngphát triển và khả năng cạnh tranh của các NHTM khác
1.3.2.4 Chất lượng cán bộ và cơ sở vật chất thiết bị:
Có thể khẳng định rằng, việc mở rộng hoạt động CVTD có thành công haykhông phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ, nhân viên và cơ sở vật chất, trang thiết bịcủa ngân hàng Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ, nhân viên ngân hàng chính làhình ảnh của ngân hàng Nếu như trong quá trình giao tiếp cới cán bộ, nhân viên ngânhàng mà khách hàng cảm thấy an toàn về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ và cảm thấy
an toàn khi giao dịch với ngân hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến đó Đồng thời,việc ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy môhoạt động để phục vụ chính xác, nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng thì sẽ giúpngân hàng có khả năng cạnh tranh và thực hiện việc mở rộng các hoạt động của ngânhàng, trong đó có hoạt động CVTD
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VN – CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Tổng quan về VietinBank Huế:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Huế:
-Vào tháng 8 năm 1988 thực hiện NQ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
về việc triển khai công tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường
có sự quản lý định hướng của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng bước phâncấp cụ thể, NHTM đã tách khỏi Ngân hàng Nhà nước về mặt chức năng và nhiệm vụ hoạtđộng Ngân hàng Công thương (NHCT) Bình Trị Thiên ra đời trong hoàn cảnh đó, ngânhàng có trụ sở đặt tại Huế, 2 chi nhánh tại Đông Hà, Đồng Hới Tất cả các hoạt động kinhdoanh đều chịu sự chỉ đạo từ NHNN tỉnh và NHCT Việt Nam
-Tháng 7 năm 1989, do sự phân chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: QuảngBình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chi nhánh Ngân hàng Công thương đã được tách ra
từ NHCT Bình Trị Thiên theo QĐ 217/42 của hội đồng Bộ trưởng Từ đó đến nay Ngân
Trang 21hàng Thương mại Cổ Phần Công Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế không ngừng phấnđấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất là giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từ chế
độ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cùng với những định hướng pháttriển quan trọng để không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầuthị trường
-Đến năm 2002, ngân hàng đã mở một chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài, một quầygiao dịch ở Thuận An và rất nhiều quầy tiết kiệm Cho đến nay, chi nhánh cấp 2 tại PhúBài đã tách riêng thành chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, các quầy giao dịch trởthành phòng giao dịch, quầy tiết kiệm trở thành các điểm giao dịch ở những nơi trọngđiểm trên địa bàn thành phố Huế
-Vietinbank Huế hoạt động kinh doanh theo hệ thống Ngân hàng Thương mạiquốc doanh trực thuộc NHCT Việt Nam: Kinh doanh tiền tệ thanh toán và các hình thứctín dụng khác Ngân hàng thực hiện chế độ hạch toán toàn ngành theo pháp lệnh ngânhàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính Vietinbank Huế chịu mọi sự chi phối vàđiều hành của Ngân hàng Công Thương Việt Nam qua các văn bản, thể chế và thực hiệncác quy định về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ, thường xuyên.Tuân thủ các chính sách, chế độ của Ngân hàng đảm bảo nguyên tắc tập trunh thống nhấttrong toàn hệ thống Cùng với quá trình đổi mới của đất nước và tỉnh nhà, chi nhánh đãkhẳng định được vai trò và vị trí là một NHTM lớn trên địa bàn, thường xuyên cung ứngđầy đủ các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và kinh doanhđối ngoại góp phần đắt lực thực hiện các mục tiêu kinh tế của Đảng và nhà nước, thực thicác chính sách tiền tệ kiềm chế và đẩy lùi lạm phát Thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhàthông qua đầu tư của mình
-Ngày 15/4/2008 tại trung tâm Hội nghị Quốc gia- Mỹ Đình, thành phố Hà Nội,NHCT Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Cúp vàng ISO Vietinbank Huế đã vữngvàng khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng có uy tín, phát triển mạnh ở địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế Tuy vậy chưa bănhf lòng với kết quả đạt được, Vietinbank Huếluôn cố gắng hoàn thiệ dịch vụ hiệ có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng, động thời tạo được sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốctế
-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh theo mô hình trực tuyến- chứcnăng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa tiết kiệm thời gian và chiphí hoạt động
-Sau hơn 22 năm đi vào hoạt động và phát triển, Vietinbank Huế đã khôngngừng mở rộng quy mô hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với một bộmáy tổ chức gồm nhiều phòng khác nhau
Trang 22Đây là sơ đồ bộ máy tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thươngViệt Nam- Chi nhánh Huế:
Trang 23(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHCT- Chi nhánh Huế)
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
2.1.2 Tình hình cơ bản của Vietinbank Huế giai đoạn 2008-2010:
2.1.2.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngân hàng:
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Vietinbank Huế giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Triệu đồng
Phó giám đốc 1
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Tổ Marketing tổng hợpPhòng tổ chức hành chính
Phòng khách hàng cá nhân
7 phòng giao dịch
Tổ thẻ
Phó GĐ Hương Trà
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Giám đốc
PGĐPhúBài
PGĐTâyLộc
PGĐNguyễnHoàng
PGĐThuậnThành
PGĐGiaHội
PGĐNguyễnHuệ
PGĐDuyTân
PGĐ
Thuận
An
Trang 24So sánh 2009/2008 2010/2009
liệu tử bảng 1.1)
2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh:
Trang 25Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vetinbank Huế
2009 Huy động vốn tăng đều như vậy chứng tỏ chi nhánh rất biết cách giữ vững uy tíncho mình, luôn tạo được lòng tin đối với khách hàng
* Về tình hình cho vay:
Doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay là725.041 triệu đồng, năm 2009 là 883.872 triệu đồng tăng 158.831 triệu đồng tươngđương với 21,91% so với năm 2008 năm 2010 là 1.077.498 triệu đồng, tăng 193.626triệu đồng tương đương với 21,91% so với năm 2009.Đặc biệt tỷ trọng cho vay trongngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng mạnh, tỷ trọng ngànhdịch vụ chưa cao, thậm chí trong năm 2010 còn giảm xuống Nguyên nhân là do trongnăm 2010, ảnh hưởng của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, từ đóđược gia nhập công nghệ và kỹ thuật tiên tiến song dịch vụ chưa được đầu tư và pháttriển mạnh nên chưa bắt kịp với thị trường Đó là xu thế phát triển của nền kinh tế, côngnghiệp đang phát triển mạnh thì nhu cầu càng cao Do vậy, cho vay càng lớn làm chodoanh số cho vay ngày càng tăng
* Về doanh thu:
Doanh thu tăng đều qua các năm, năm 2009 đạt 221.576 triệu đồng tăng 5.121triệu đồng hay tăng 2,37% so với năm 2008 Năm 2010 so với năm 2009 tăng 14.870
Trang 26triệu đồng hay tăng 6,71% Đặc biệt thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trên 80%tổng thu nhập mỗi năm Năm 2009, nềm kinh tế bắt đầu đi vào ổn định, đồng thời nhànước có nhiều chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nên lãi thu từhoạt động cho vay giảm so với năm 2009 song vẫn chiếm tỷ lệ cao Nhưng năm 2010,tình hình kinh tế lại biến động, lãi suất có nhiều thay đổi và tăng lên, do đó thu từ lãicũng tăng lên so với năm 2009.
Nhìn chung, qua 3 năm từ 2008 đến 2010, tình hình doanh thu và chi phí củachi nhánh đều có xu hướng gia tăng nhưng lượng tăng của doanh thu cao hơn chi phílàm cho lợi nhuận cũng liên tục tăng qua các năm Cụ thể là năm 2009 33.735 triệuđồng, tăng 22.008 triệu đồng hay tăng 65,24% so với năm 2008 Năm 2010 là 61.068triệu đồng tăng 5.325 triệu đồng hay tăng 9,55% so với năm 2009 Đây là một dấu hiệutốt chứng tỏ Chi nhánh kinh doanh có hiệu quả Có được thành quả như vậy là trong thờigian qua, chi nhánh đã chú trọng đến công tác trang bị cơ sở vật chất, mua sắm các thiết
bị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ Áp dụng khoa học công nghệ vào dịch vụ Ngânhàng, đặc biệt là tích cực mở rộng quan hệ với khách hàng tạo được uy tín nên ngàycàng nâng cao được hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh
2.2 Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng của VietinBank Huế
2.2.1 Đối tượng CVTD:
Là tất cả các cá nhân có năng lực pháp lý và có năng lực hành vi dân sự Tức là
cá nhân này phải có đủ tư cách thực hiện các giao dịch, có đủ sức khỏe, độ minh mẫn.Ngân hàng tuyệt đối không cho vay đối với những người ở độ tuổi vị thành niên, đangtrong thời gian chấp hành án hoặc mắc chứng bệnh tâm thần Trong đó, thông thường
Trang 27các khoản CVTD đối với cá nhân phải có tài sản bảo đảm mà giá trị của các tài sản nàyphải tương ứng với giá trị của món vay Và từ khi có công văn chấp nhận cho vay đốivới một số đối tượng không có tài sản bảo đảm thì các cá nhân phải là:
- Cán bộ, công nhân viên trong cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội,lực lượng vũ trang; Cán bộ hưu trí được hưởng lương trợ cấp và các nguồn thu khácthường xuyên của nhà nước
- Cán bộ công nhân viên trong biên chế hợp đồng vô thời hạn hoặc thời hạn dài
5 năm trở lên
2.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng ở VietinBank Huế
Quy trình CVTD được thực hiện gồm những bước sau:
* Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về lập hồ sơ vay vốn:
Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và CBTD cũng làđầu mối tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ của những giấy tờ cần thiết
Thông thường đồi với CVTD thì danh mục hồ sơ khách hàng gồm có:
- Bản sao sổ hộ khẩu thường trú/ hoặc giấy tờ chứng minh cư trú thườngxuyên; chứng minh thư (đối với khách hàng vay Việt Nam) hoặc hộ chiếu (đối với kháchhàng vay nước ngoài); Đăng ký kết hôn (nếu người vay có gia đình, nếu đã ly hôn thìphải có quyết định cho phép ly hôn của tòa án)
Khách hàng vay cần xuất trình bản chính để CBTD kiểm tra xem xét, sau đóCBTD sẽ lưu bản sao
- Các giấy tờ hỗ trợ khác chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn, kế hoạchtrả nợ, ví dụ: hợp đồng mua bán, phiếu chào hàng, hồ sơ bản vẽ (đối với xây dựng, sữachưa nhà…)
- Các giấy tờ có liên quan