1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc h’mông

31 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Trước sự biến đổi về vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đìnhhiện nay, có rất nhiều các đề tài nghiên cứu của một số tác giả liên quan đếnvấn đề gia đình như: - Vài nhận xét về

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, là tế bào cấu thành xã hội.Gia đình có bền vững thì xã hội mới bền vững Không những thế, gia đìnhchính là nơi giữ gìn gia phong, giá trị văn hóa, phong tục tập quán của ngườidân Việt Nam Trong lịch sử phát triển của mình, gia đình vừa là một đơn vịkinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dưỡng, giáo dục con người,duy trì và phát triển những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế

hệ khác Cùng với thiết chế giáo dục, gia đình có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc xã hội hoá con người, đưa con người từ con người sinh vật sangcon người xã hội Qúa trình xã hội hoá trong gia đình được thực hiện chủyếu thông qua sự tương tác giữa vai trò người cha, người mẹ và các controng gia đình Do những chức năng xã hội đặc thù của mình, gia đình đãgóp phần quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của đời sống xã hội, pháttriển kinh tế, ổn định xã hội, xây dựng các chuẩn mực và các giá trị đạo đức,phong tục tập quán, lối sống văn hoá

Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩathật to lớn đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và pháttriển của xã hội Gia đình thực hiện các chức năng của mình thông qua việcthực hiện vai trò của các thành viên, mà trong đó vai trò của người vợ vàngười chồng là trung tâm Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiệnnay, gia đình Việt Nam nói chung và trong các dân tộc ít người vùng núiTây Bắc nói riêng đang trải qua những biến đổi để thích ứng với điều kiệnmới Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để gia đình trở thành một đơn vịkinh tế tự chủ đầy tính năng động, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào cáchoạt động và có khả năng cải thiện vị thế xã hội của mình.Tuy nhiên trong

Trang 2

gia đình hiện nay cũng chứa đựng không ít những hiện tượng đáng lo ngạinhư: con cái hư hỏng, phụ nữ làm việc quá sức, bất bình đẳng nam, nữ.Những biến đổi tích cực và tiêu cực này có liên quan chặt chẽ đến vai tròcủa người vợ và người chồng trong gia đình Người vợ và người chồng đóngvai trò như thế nào trong gia đình hiện nay? Khả năng thích ứng vai trò của

họ như thế nào? Địa vị của người chồng và vợ trong các gia đình đồng bàodân tộc H’mông hiện nay ra sao?

Trong xã hội truyền thống ở nước ta người chồng, người cha có vaitrò trụ cột về kinh tế, là người kiếm miếng cơm, manh áo nuôi sống gia đình.Còn người vợ làm nội trợ, chăm sóc con cái và phụ thuộc hoàn toàn vàongười chồng Từ một số nghiên cứu về giới và gia đình cho thấy phụ nữ làngười làm chính các công việc trong gia đình Sự phát triển của nền kinh tếthị trường đã tác động rất mạnh mẽ vào sự biến đổi trong gia đình Nhưtrước đây, người vợ chỉ có tham gia vào công việc đồng ruộng và chăm sóccon cái, còn người chồng thì tham gia vào các công việc xã hội Nhung trước

sự thay đổi của nền kinh tế, người vợ cũng đã tham gia vào các công việcngoài xã hội, và điều này đã làm cho các chức năng trong gia đình có sự thayđổi lớn

Người vợ, từ chỗ chỉ làm công việc nội trợ, nuôi dậy con cái cũngtham gia tích cực vào công việc làm kinh tế, hoạt động xã hội như lĩnh vựcthương nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế, kinh doanh,… Tuy nhiên, ngoàicông việc bên ngoài xã hội thì phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm các công việctrong gia đình Họ vẫn phải làm công việc như dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ,chăm sóc con cái,…nhưng thấy được cái lớn nhất đó là sự tham gia của cảngười chồng và người vợ

Trang 3

Đây vừa là vấn đề thực tiễn, cấp bách, vừa là vấn đề nhận thức khoa

học Cho nên, nhóm sinh viên chúng em chọn đề tài: “Vai trò giới trong

sản xuất và tái sản xuất trong các gia đình dân tộc H’mông” (xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai).

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Nói tới gia đình là nói tới môi trường xã hội hoá đầu tiên của mỗi đứatrẻ, là nguồn gốc, là cội nguồn của mỗi con người Gia đình chính là nơiđịnh hướng giá trị tốt đẹp nhất cho mỗi cá nhân Là nơi nuôi dưỡng nhữngphẩm chất, những đức tính tốt của con người

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường đã làm cho các chức năng, vịthế, vai trò của các thành viên trong gia đìnhcó sự thay đổi Sự thay đổi nàytrong gia đình đã tác động rất lớn đến phong tục, tập quán, thói quen ứng xửtrong gia đình Việt Nam truyền thống, các giá trị mới xuất hiện đã phá vỡcác giá trị truyền thống Chính vì thế mà gia đình đã trở thành vấn đề quantâm của toàn xã hội

Trước sự biến đổi về vị trí, vai trò của các thành viên trong gia đìnhhiện nay, có rất nhiều các đề tài nghiên cứu của một số tác giả liên quan đếnvấn đề gia đình như:

- Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của người cha (Mai

Huy Bích- Viện Xã hội học- 2003) Trong bài viết của mình, tác giả đã đề

cập đến vai trò của người cha trong gia đình Sự có mặt hay vắng mặt củangười cha có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành tính cách, nhân cáchcủa con cái

- Nghiên cứu đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống để xây

dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn CNH, HĐH (TS Ngô Thị Ngọc

Trang 4

Anh – Vụ Gia đình) Trong đó đề tài nghiên cứu về việc Xác định những đặc

thù của gia đình Việt Nam truyền thống Khẳng định những truyền thống tốtđẹp, tích cực cần được kế thừa, phát huy; đồng thời, nêu rõ những yếu tố lạchậu, bảo thủ cần loại bỏ để tiến tới xây dựng gia đình Việt Nam trong giaiđoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế toàn cầu hoá

- Gia đình hiện đại: Phân chia vai trò và vấn đề thủ lĩnh (TS

Nguyễn Thị Thu Hà- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà nội) trong đó đề tài nghiên cứu vai trò của mọi thành viên

và chỉ ra ai là người thủ lình đứng đầu trong gia đình

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong gia đình (TS Phạm

Quyết- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trong đó nghiên cứu

cách giáo dục trong các gia đình áp dụng theo tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tác giả Trần Thị Kim Xuyến trong tác phẩm “Gia đình và những

vấn đề của gia đình hiện đại”, nhà xuất bản thống kê, 2001 Tác giả đã cho

thấy sự biến đổi xã hội đến vai trò giới trong gia đình, Vai trò nam và nữtrong gia đình trong cư dân ven đô Từ đó cho thấy vai trò sản xuất của laođộng nam nữ, vai trò đóng góp kinh tế, vai trò nam và nữ trong công việc giađình, vai trò quyền lực nam và nữ trong gia đình và sự ảnh hưởng của kinh

tế thị trường đến vai trò kép của phụ nữ

- Báo cáo “Khác biệt giới trong sự chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam”

(Các phát hiện quan trong trọng về giới : điều tra mức sống ở Việt nam lần

2, 1997 – 1998 Báo cáo do tổ chức nông nghiệp – lương thực và chương trình phát triển liên hiệp quốc tại Hà Nội – Việt Nam xuất bản) Bài này cho

thấy sự khác biệt về giới khá rõ nét về sự khác biệt giới trong cách thức tạothu nhập và phân bổ thời gian làm việc, trong các khu vực xã hội như giáodục, dinh dưỡng, sức khỏe và sử dụng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe

Trang 5

Khảo sát mối quan hệ tương tác giữa lĩnh vực kinh tế và xã hội khi xác địnhtình trạng bất bình đẳng về mức sống

- Tác giả Vũ Tuấn Huy với bài “ Vai trò người cha trong gia đình”.

Xã hội học số 4(80),2002 Bài này đề cập đến vai trò của người cha trong giađình như là người cung cấp nguồn sống Vai trò người cha trong gia đìnhtrong việc nuôi dưỡng con cái và tác động của vai trò người cha đối với concái trong gia đình

Như vậy có thể nó rằng rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoahọc đề cập đến khía cạnh khác nhau về gia đình nói chung, và vài trò của cácgiới nói riêng Những bài viết, những công trình nghiên cứu trên có ý nghĩarất lớn trong việc phát huy vai trò, khả năng ảnh hưởng của giới đối với việcsản xuất và tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường đã và đang tác độngmạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống của gia đình và xã hội

3 Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn.

3.1 Ý nghĩa khoa học:

Đề tài nghiên cứu là một quá trình vận dụng một số tri thức, một sốphương pháp nghiên cứu, hệ thống các lý thuyết, một số khái niệm xã hộihọc nhằm tìm hiểu về vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại các giađình dân tộc H’mông Kết quả nghiên cứu sẽ làm rõ hơn một số vấn đề lýluận với thực tiễn, là cơ sở thực nghiệm, kiểm chứng các lý thuyết xã hộihọc và vận dụng chúng vào việc nghiên cứu các vấn đề xã hội, đồng thờithông qua đó nhằm góp phần phát triển lý thuyết xã hội học mà cụ thể trong

đề tài này là lý thuyết vai trò, lý thuyết cấu trúc- chức năng Từ đó nêu ranhững cơ sở khoa học về việc thay đổi vai trò giới trong sản xuất và tái sảnxuất của các dân tộc nói chung, gia đình dân tộc H’mông nói riêng

Trang 6

3.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu vai trò giới trong sản xuất và tái sảnxuất trong các gia đình dân tộc H’mông, đề tài chỉ ra một số khía cạnh vaitrò, chức năng, mối quan hệ giữa các giới trong sản xuất và tái sản xuất

4 Mục tiêu nghiên cứu:

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tìm thấy sự khác nhau giữavai trò của người vợ và người chồng ở xã Lao Chải- huyện Sapa

- Phân tích thực trạng vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất củacác gia đình dân tộc

- Phân tích sự biến đổi trong vai trò giới

- Chỉ ra các nhân tố tác động tới vai trò giới

- Tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá về vai trò của người vợ và ngườichồng

- Đề xuất những kiến nghị và giải pháp để người dân có cái nhìn đúngđắn hơn về vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại địa bàn nghiên cứu

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Vai trò giới trong sản xuất và tái sản xuất tại các gia đình dân tộcH’mông hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnhLào Cai)

5.2 Khách thể nghiên cứu:

Các hộ gia đình trên địa bàn xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai

5.3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

- Địa bàn nghiên cứu: xã Lao Chải- huyện Sapa- tỉnh Lào Cai.

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 8 năm 2011

- Phạm vi nội dung: Trong vai trò của giới có ba vai trò là vai trò sảnxuất, vai trò tái sản xuất và vai trò cộng đồng nhưng ở đây đề tài của chúngtôi tập trung vào nghiên cứu hai vai trò là vai trò sản xuất và vai trò tái sảnxuất Từ đó để chỉ ra được vai trò của giới

6 Phương pháp nghiên cứu:

6.1 Phương pháp luận:

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học Mác- Lênin, bao gồmchủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong đó, nguyêntắc lịch sử, cụ thể, khách quan, toàn diện được quan tâm, vận dụng và tuântheo một cách chặt chẽ Vận dụng phương pháp luận trong đề tài này, nhómsinh viên đặt ra sự thay đổi vai trò giới trong tiến trình ảnh hưởng của bốicảnh kinh tế- xã hội hiện nay Ngoài ra, chúng tôi còn chú trọng đến yếu tốtrình độ học vấn, nghề nghiệp,…có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi vaitrò của giới trong các gia đình dân tộc H’mông

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Để tiến hành việc thu thập xử lý thông tin và phân tích thông tin phục

vụ cho đề tài nghiên cứu, nhóm sinh viên sử dụng một số phương pháp xãhội học cụ thể như sau:

6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu:

Trên cơ sở những thông tin thu được trong cuộc điều tra thực tế, đề tàicòn tham khảo một số tài liệu như báo cáo, giáo trình chuyên nghành, công

Trang 8

trình nghiên cứu của một số tác giả Thông tin thu thập được tiến hành phântích trên cơ sở kế thừa và sử dụng có chọn lọc nghiêm túc, khoa học.

7 Gỉa thuyết nghiên cứu:

Thực hiện đề tài này chúng tôi nêu ra một số giả thuyết:

Trong gia đình dân tộc H’mông ở xã Lao Chải- Sapa hiện nay, sựphân công vai trò giới vẫn theo kiểu truyền thống chiếm ưu thế; một bộphận khá lớn người vợ đóng vai trò quan trọng trong lao động sản xuất vànội trợ của gia đình, song vị thế của họ rất thấp; quyền lực trong gia đìnhphần lớn vẫn thuộc về người chồng

Điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố khách quan có tác động mạnh

mẽ tới việc đảm nhận vai trò của giới trong gia đình Việc đảm nhận vai tròcủa họ dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chiphối của nó Trên cơ sở chức năng của gia đình, vai trò của giới được thểhiện trong các lĩnh vực hoạt động cơ bản của đời sống gia đình như: Hoạtđộng sản xuất, nội trợ và giáo dục con cái Ngược lại các lĩnh vực hoạt động

Trang 9

của đời sống gia đình chỉ được tiến hành khi người vợ, người chồng thựchiện các chức năng của mình.

Quá trình thực hiện vai trò của giới là quá trình tạo lập vị thế của họtrong gia đình Việc thực hiện vai trò càng phù hợp với vị thế bao nhiêu thì

vị thế của họ càng được củng cố và tăng cường bấy nhiêu Ngược lại vị thếkhông chỉ qui định vai trò mà nó còn tạo điều kiện cho người vợ và ngườichồng làm tốt hay không làm tốt vai trò của mình khi họ ở những vị thế nhấtđịnh

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Cũng theo ông có 5 loại vai trò khác nhau: có sẵn hoặc không có sẵn,rộng hoặc hẹp và có thể có những động cơ khác nhau trong từng xã hội khácnhau Như vậy, vai trò không phải là một cái gì bất biến Để cá nhân thựchiện tốt các vai trò, một mặt đòi hỏi chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng,mặt khác cá nhân phải học hỏi trong quá trình xã hội hoá về các vai trò.Thực tế trong xã hội hiện đại khi cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội,

họ sẽ mang nhiều vị thế và từ đó xuất hiện các vai trò khác nhau, một người

có thể đảm nhận nhiều vai trò

Vai trò của người chồng và người vợ trong các gia đình dân tộcH’mông được xác định rộng và nó thay đổi theo từng điều kiện xã hội khácnhau Trong xã hội phong kiến thì vai trò giới luôn dược đề cao đặc biệt làngười cha, người chồng là trụ cột chính trong gia đình, và trong xã hội hiệnđại thì vai trò của người cha được nhắc đến cùng với vai trò của người mẹ

Trang 11

1.1.2 Lý thuyết chức năng :

E.Durkhiem cho rằng xã hội muốn tồn tại và phát triển thì phải dựatrên những cở sở giá trị chung.Theo ông có hai loại giá trị cơ bản: xã hộiphải được kiểm soát để xã hội có trật tự mới tồn tại, phát triển được và xãhội phải đoàn kết

Quan điểm về đoàn kết và kiểm soát xã hội được xây dựng trên sựđồng thuận và sự hài hoà Cơ sở của trật tự xã hội này nằm trong mạng lướicủa hệ thống giá trị Sự đồng thuận về hệ thống giá trị có ý nghĩa là mọingười trong xã hội nhất định đều nhất trí với nhau về một cái gì đó là tốt, làquá trình mong ước…khi đó, các thành viên trong xã hội hợp tác với nhau

để hành động, những hành động này tồn tại trong tất cả các thiết chế xã hội,trong đó có thiết chế gia đình

Lý thuyết chức năng coi xã hội là một hệ thống và trong xã hội lại cónhững tiểu hệ thống và gia đình chính là một trong những tiểu hệ thống đó.Mỗi tiểu hệ thống đều phải nhận thức và thực hiện những chức năng củamình thì xã hội mới tồn tại, phát triển

1.2 Các khái niệm công cụ:

1.2.1 Khái niệm gia đình:

Gia đình với tính chất là tế bào của xã hội đã tồn tại từ lâu trong sựphát triển của lịch sử Cơ sở của nó là mối quan hệ hôn nhân huyết thống vàthân tộc

Trang 12

Theo quan niệm chung nhất, gia đình là một nhóm đặc thù, có đặctrung cơ bản là được thiết lập trên cơ sở hôn nhân mà từ đó hình thành cácquan hệ, huyết thống ruột thịt giữa các thành viên.

Gia đình- đơn vị (nhóm xã hội nhỏ) hình thức tổ chức quan trọng nhấtcủa sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức làquan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em vànhững người thân tộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung

Gia đình là một nhóm người mà quan hệ giữa họ với nhau dựa trên cơ

sở dòng dõi máu mủ, do đó họ là bà con họ hàng với nhau (Kinslay Davis,nhà dân số học- xã hội học Mỹ)

Gia đình thường xuyên biến đổi theo sự thay đổi của xã hội và chắcchắn, nó sẽ để lại những hậu quả trực tiếp hay gián tiếp trên mỗi thành viênhay mỗi quá trình mà nó tham gia

Theo hướng vĩ mô: gia đình được hiểu như một thiết chế với cấu trúc

và những chức năng xã hội nhất định_ G.Endrweit và G.Trommsdorff; "LaSociologie et les sciences de societe" của nhóm tác giả người PhápTheo hướng vi mô, gia đình được định nghĩa là một nhóm xã hội với nhữngtiêu chí cụ thể, bao gồm có hôn nhân, huyết thống và cùng chia sẻ các lợi íchcũng như nền văn hoá chung; và các tiêu chí về quan hệ nghĩa dưỡng, quan

hệ giới, khuyết thiếu (nảy sinh từ các hình thức sống mới của gia đình trong

Song chủ yếu vẫn là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Việc nhìnnhận, đánh giá gia đình cần được đặt trong trong bối cảnh kinh tế, văn hoá,

xã hội, vào từng thời điểm và từng góc độ nghiên cứu cụ thể "Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyếtthống hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn

Trang 13

nhân, cùng chung sống, có ngân sách chung" Cấu trúc gia đình được xác định chính là những thành tố tạo nên gia đình vàquan hệ qua lại giữa các thành tố đó Nói một cách khác, cấu trúc gia đình là

số lượng, thành phần và mối quan hệ giữa các thành viên và các thế hệ tronggia đình Từ đây, ta có thể thấy gia đình được cấu trúc theo chiều dọc vàchiều ngang: Chiều ngang là quan hệ hôn nhân và chiều dọc là quan hệhuyết thống

1.2.2 Khái niệm vai trò:

Vai trò là mô hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quancăn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị trí, vị thế nhất định để thựchiện quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với các vị trí, vị thế đó Như vậy,vai trò thể hiện những đòi hỏi của xã hội với các vị thế xã hội Những đòihỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực, giá trị xã hội Trong các

xã hội khác nhau các chuẩn mực và giá trị xã hội là không đồng nhất, vì vậyvai trò xã hội cũng không đồng nhất Ngay trong một xã hội, những quyềnhạn và trách nhiệm của các vị thế xã hội, những mô hình hành vi được mongđợi trong các nhóm xã hội cũng khác nhau Mỗi nhóm cũng có thể đặt ranhững đòi hỏi về hành vi khác nhau từ một vị thế xã hội

Vai trò xã hội có hai loại mà chúng ta cần phải phân biệt một cách rõràng là vai trò hình thức và vai trò cá nhân

Vai trò hình thức là vai trò xã hội do quyền lực của vị thế xã hội tạo

ra Mô hình hành vi của vị thế chỉ giới hạn ở phạm vi quyền lực của vị thếđó

Vai trò cá nhân là vai trò xã hội do uy tín cá nhân tạo ra Uy tín cánhân phụ thuộc vào năng lực hành vi xã hội của mình, nó chứa đựng những

Trang 14

tri thức, kỹ năng lao động, đạo đức, tình cảm, sự đoàn kết thương yêu lẫnnhau.

Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, vai trò của giới có nhiềuthay đổi Nếu như, trước kia người mẹ (người vợ) có vai trò là người trôngnom nhà cửa, nuôi dậy và chăm sóc con cái, thì ngày nay người vợ tham giasâu hơn vào công việc xã hội, công việc làm kinh tế và đã có nhiều phụ nữthành đạt Ngược lại, người cha (người chồng) ở gia đình truyền thống cóvai trò là người kiếm miếng cơm manh áo nuôi sống gia đình, ngày nayngoài công việc làm kinh tế, người chồng còn phụ giúp người vợ làm nhữngcông việc trong gia đình, nuôi dậy và chăm sóc con cái, chăm sóc ông bà, bố

mẹ, thờ cúng tổ tiên, giao tiếp xã hội

1.2.3 Khái niệm giáo dục:

Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sựphát triển tinh thần thể chất của đối tượng nào đó nhằm làm cho đối tượng

ấy dần dần có được những yếu tố cần thiết cho những mục tiêu đề ra

1.2.4 Khái niệm giới:

Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn Nhân loại họcnghiên cứu về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định chọnnam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn

và lợi ích Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứkhông theo thực tế cá nhân Vai trò giới được xác định theo văn hoá, khôngtheo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo xã hội vàcác vùng địa lý khác nhau

Trang 15

Giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ đóđược xây dựng nên trong xã hội.

1.2.5 Khái niệm vai trò giới:

Vai trò giới là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ

ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ Trong đó cả nam và nữ đềutham gia thực hiện cả ba vai trò là vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, vaitrò cộng đồng

Vai trò sản xuất bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằngtiền hoặc hiện vât để tiêu dùng hoặc trao đổi

Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng) bao gồm trách nhiệm sinh

đẻ, nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sứclao động (không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học, mà còn có cả chăm lo,duy trì lực lượn lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai

1.2.6 Khái niệm xã hội hoá:

Có nhiều quan điểm khác nhau về xã hội hoá như sau:

Xã hội hoá là quá trình các cá thể tiếp thu, học tập nền văn hoá của xãhội mà anh ta sinh ra, tức là học các kinh nghiệm xã hội, học hỏi những gìcần phải làm, những gì không được làm, học ngôn ngữ, học các chuẩn mựcgiá trị của xã hội để thích ứng được với xã hội

Xã hội hoá bao gồm tất cả các quá trình tiếp diễn văn hoá giao tiếp,qua đó cá nhân phát triển bản chất xã hội và có khả năng tham gia vào đờisống xã hội

Ngày đăng: 21/11/2014, 08:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w