1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC

25 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 469 KB

Nội dung

Kỹ năng sống không nên quá cao siêu mà vô cùng đơn giản, gần gũi với HS. Đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập: các em được dạy những điều cơ bản nhất như giới thiệu bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, làm việc theo nhóm, kỹ năng khám phá, thay đổi bản thân… Mục đích của các buổi sinh hoạt này là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống. Giáo dục nghĩa là đón bắt. Điều này càng thể hiện rõ trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Tôi không chỉ dạy cho các em cách phản ứng, ứng xử với những tình huống mà các em đã và đang gặp phải, mà với tư cách là người đi trước, dù ít hay nhiều, khi này hay khi khác đã có lúc tôi và một số người lớn chúng ta phải trả giá cho những hành động và lời nói do thiếu hụt kỹ năng sống, vì vậy tôi càng cần cố gắng dự liệu thêm nhiều tình huống có thể xảy đến với các em để tư vấn kịp thời cho các em. Tránh để các em lặp lại những sai lầm mà người lớn chúng ta đã gặp.

Trang 1

MỤC LỤC

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHÁNH SƠN

TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

NÂNG CAO KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA HÌNH THỨC SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ TẠI TRƯỜNG THCS BA CỤM BẮC

Giáo viên: VŨ THỊ QUỲNH

Năm học: 2012 – 2013

Trang 2

I Đặt vấn đề

3

3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5

2 Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 22

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Khánh Hoà vềvấn đề đưa KNS vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, yêu cầulồng ghép chương trình kỹ năng sống ở các môn học như: GDCD, Sinh học,Ngữ văn,… và đặc biệt là nội dung môn học GDCD và HĐGDNGLL, nhưngkhi áp dụng giáo viên còn nhiều lúng túng, chưa biết lồng ghép như thế nào,bằng cách nào? Bởi vì nội dung giảng dạy của các môn học trên trong phânphối chương trình đã quá nhiều Một bài học mà phải lồng ghép rất nhiều nộidung như giáo dục KNS, giáo dục môi trường, sức khỏe sinh sản… làm cho giáoviên gặp không ít khó khăn khi soạn giáo án và hạn chế về thời gian khi dạy trênlớp

Theo các chuyên gia tâm lý, học kỹ năng sống cũng giống như học bơi,phải nhảy xuống nước chứ không thể đứng trên bờ nhìn mà biết bơi được Bồiđắp kỹ năng sống cho học sinh phải được thực hiện thường xuyên, phải gắn liềnvới hoạt động hàng ngày của các em như giao tiếp, rèn luyện bản lĩnh cá nhân,bảo vệ bản thân, có tinh thần đồng đội và biết chia sẻ…

Kỹ năng sống không nên quá cao siêu mà vô cùng đơn giản, gần gũi với

HS Đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập: các em được dạynhững điều cơ bản nhất như giới thiệu bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, làmviệc theo nhóm, kỹ năng khám phá, thay đổi bản thân… Mục đích của các buổisinh hoạt này là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống

Giáo dục nghĩa là đón bắt Điều này càng thể hiện rõ trong việc rèn kỹnăng sống cho học sinh Tôi không chỉ dạy cho các em cách phản ứng, ứng xử

với những tình huống mà các em đã và đang gặp phải, mà với tư cách là người

đi trước, dù ít hay nhiều, khi này hay khi khác đã có lúc tôi và một số người lớnchúng ta phải trả giá cho những hành động và lời nói do thiếu hụt kỹ năng sống,

vì vậy tôi càng cần cố gắng dự liệu thêm nhiều tình huống có thể xảy đến vớicác em để tư vấn kịp thời cho các em Tránh để các em lặp lại những sai lầm màngười lớn chúng ta đã gặp

Ở các nước phát triển, trẻ rất độc lập nên có thể tránh được nhiều rủi rođáng tiếc Nhưng ở Việt Nam, với các thành phố lớn, học sinh còn có điều kiệnđược tiếp xúc, học hỏi về kỹ năng sống tại các trung tâm, còn ở các địa phương,nông thôn, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là khu vực huyện miền núi Khánh Sơn, kỹnăng sống vẫn là một cái gì đó xa vời và yếu ớt

Trang 4

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận của vấn đề

* Luật giáo dục năm 2005 (trích):

“Điều 27 Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực

cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Namxã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảovệ Tổ quốc

2 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS

3 Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kếtquả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểubiết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông,trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

4 Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triểnnhững kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có nhữnghiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy nănglực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trungcấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”

* Chỉ thị 40/2008/ CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT về phát động phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (Trích):

“Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống,thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm

- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tainạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác

- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừabạo lực và các tệ nạn xã hội.”

2 Thực trạng của vấn đề

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinhđang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội Sự thiếu hụttrong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa là thể hiện vấn đề lớn:

“Học sinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết

để ứng phó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em” Tức là các em thiếu

Kỹ năng sống (KNS).

Trang 5

Biểu hiện của vấn đề thiếu kỹ năng sống của học sinh THCS nói chung và

học sinh THCS Ba Cụm Bắc thể hiện rất đa dạng ở nhiều vấn đề, có thể kể đếnnhư sau:

+ Vấn đề trẻ vị thành niên nói chung và học sinh cấp THCS nói riêngthiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu tráchnhiệm với gia đình và bản thân

+ Trẻ em thiếu tự tin, không biết cách xử lí các tình huống đơn giản trongcuộc sống như: không biết phản ứng thế nào khi bị trêu chọc, bắt nạt; khôngdám hỏi (yêu cầu) sự giúp đỡ khi gặp khó khăn…

+ Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động Học sinh viphạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh,

nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch

+ Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạngInternet, nghiện game online

+ Tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 10 - 19 tuổi, ở tuổi này đang xảy ra rấtnhiều sự thay đổi về mặt tâm sinh lý nhận thức, định hướng cuộc sống chưa rõràng, hay bộc phát về hành vi Bên cạnh đó, các em đang sống trong một xã hộihiện đại đầy biến động mà gia đình và nhà trường lại không phải là chỗ dựavững chắc cho tâm lý của các em

+ Nhiều gia đình chỉ quan tâm đến việc kiếm sống, kiếm tiền, đáp ứngnhu cầu vật chất cho con em mà lãng quên việc dạy bảo con em những kỹ năngcần thiết trong cuộc sống như: Kỹ năng ứng xử, giao tiếp; Kỹ năng tự bảo vệ dẫn đến nguy cơ một bộ phận lớn thế hệ trẻ ngày nay phát triển chưa toàn diện

+ Nhiều học sinh rất lúng túng trong việc tìm cách thoát khỏi tình trạngkhủng hoảng và vượt qua stress hay khúc mắc về tình cảm Nguyên nhân củaviệc này chính là vì giới trẻ chưa được trang bị kỹ năng sống, và đặc biệt là chưađược phụ huynh, nhà trường quan tâm dạy bảo đúng mực về vấn đề này

+ Tình trạng giải quyết bế tắc bằng con đường tự tử của thanh thiếu niênngười sở tại rất đáng báo động

+ Việc giao tiếp của học sinh sở tại đặc biệt yếu, thiếu tự tin và khả năng

sử dụng ngôn ngữ còn rất hạn chế

Vì thế tôi mở CLB kĩ năng sống này vì ngày càng có nhiều học sinh dothiếu kỹ năng sống nên đã bị thiệt thòi Mục đích hoạt động của CLB là chuẩn bịcho các em tâm lý chủ động tiếp nhận cuộc sống và có thể thích nghi trongnhiều hoàn cảnh Thông thường việc dạy các kỹ năng đi từ dễ đến khó Các emđược dạy lý thuyết cụ thể, rồi thực hành ngay

3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.

3.1 Cung cấp kiến thức:

Kĩ năng sống là gì?

Trang 6

- Là kĩ năng thiết thực mà người ta cần để có cuộc sống an toàn, khoẻmạnh và hiệu quả.

Mục tiêu Giáo dục Kĩ năng sống:

- Làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trớc nhữngtình huống khó khăn trong giao tiếp hàng ngày

- Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân , gia đình, cộng đồng

- Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựachọn đúng đắn

Vì sao phải giáo dục kĩ năng sống?

Những thay đổi nhanh chóng trong xã hội và thay đổi tâm sinh lí củachính bản thân trẻ cha thành niên đang có tác động lớn đối với các em

Những thay đổi về mặt kinh tế xã hội cũng ảnh hởng đối với gia đình cácem

Việc giáo dục KNS nhằm giáo dục sống khoẻ mạnh là hết sức quan trọnggiúp các em : Rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống,biết lựa chon cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống

Lợi ích của giáo dục kĩ năng sống

Lợi ích về mặt sức khoẻ:

- Xây dựng hành vi lành manh tạo khả năng bảo vệ sức khoẻ cho mình

và cho mọi người trong cộng đồng

Lợi ích về mặt giáo dục

Mối quan hệ giữa thầy và trò, sự hứng thú học tập của hs, sự sáng tạo củagiáo viên, sự chủ động học tập của HS, tăng cờng sự tham gia của HS

Lợi ích về mặt chính trị

- Giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền của trẻ em

- Các em xác định đợc bổn phận và nghĩa vụ cao cả của mình đối với bảnthân, gia đình và xã hội

Lợi ích về mặt văn hoá - xã hội:

Thúc đẩy hành vi mang tính xã hội tích cực, giảm bớt tỷ lệ phạm pháptrong thanh thiếu niên, giảm tỷ lệ có thai và lạm dụng tình dục, nghiện ma tuý ởtuổi vị thành niên

* Một số điểm cần lưu ý:

- KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quátrình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống Vì vậy, giáo viên, cần tạonhiều cơ hội và tình huống trong bài giảng để tạo điều kiện cho các em rèn luyệnvà hình thành KNS cho bản thân

Trang 7

- Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng, màtùy vào khả năng sẵn có ở học sinh, mà giáo viên tạo cơ hội, tình huống để các

em điều chỉnh, hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết

- Một hoạt động được tổ chức tốt học sinh tham gia tích cực sẽ hình thành

nhiều kĩ năng khác nhau, mà không giới hạn ở một hay hai kĩ năng nào đó.

* Nguyên tắc giáo dục KNS (5T)

a) Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người

khác

b) Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm

trong các tình huống thực tế

c) Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà

đòi hỏi phải có quá trình: nhận thức → hình thành thái độ → thay đổi hành vi

d) Thay đổi hành vi: giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay

đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó

e) Thời gian - môi trường giáo dục: càng sớm càng tốt, ở lứa tuổi nào

cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS mọi lúc mọi nơi (nhà trường, gia đình,cộng đồng)

* Các kĩ năng cần thiết của HS THCS (21 KN)

1 KN tự nhận thức

2 KN xác định giá trị

3 KN kiểm soát cảm xúc

4 KN ứng phó với căng thẳng

13 KN tư duy phê phán

14 KN tư duy sáng tạo

15 KN ra quyết định

16 KN giải quyết vấn đề

17 KN kiên định

Trang 8

18 KN đảm nhận trách nhiệm

19 KN đặt mục tiêu

20 KN quản lí thời gian

21 KN tìm kiếm và xử lí thông tin

* Vì phải cân nhắc giữa thời lượng và khối lượng công việc của cả cô và trò trường THCS BCB nên tôi chú trọng tập trung vào một số kĩ năng thiết yếu trước mắt, cụ thể như sau: KN 1, 2, 4, 7

3.2 Các biện pháp tiến hành cụ thể

3.2.1 Kỹ năng tự nhận thức (KN 1):

* Cung cấp kiến thức tại CLB:

a Khái niệm:

Kĩ năng tự nhận thức bản thân là khả năng một người nhận biết đúng đắnrằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểmmạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vựcnào…

b Nội dung.

Em là ai, là cái gì?

Em tự nhận thấy bản thân mình ra sao?

Em có những điểm mạnh, điểm yếu nào?

Em thường thành công trong những lĩnh vực, hoạt động, môn học,… nào?

Em thường chưa thành công trong những lĩnh vực, hoạt động, môn học,

… nào?

Mục tiêu cuộc sống của em là gì?

Em có những yếu tố thuận lợi nào để hoàn thành mục tiêu?

Những trở ngại và thách thức đối với việc đạt mục tiêu của em là gì?

Em có sở thích gì?

Người khác đánh giá về em ra sao?

Sự đánh giá của em về bản thân mình và sự đánh giá của người khác về

em có trùng hợp nhau không? Có điểm gì khác biệt?

Những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục của

em là gì?

Em sẽ khắc phục điểm yếu của mình ra sao, ai sẽ hỗ trợ em…?

Mỗi con người trong chúng ta đều ẩn chứa trong mình một bản sắc độcđáo, riêng biệt, đều sở hữu những điểm đáng tự hào cũng như những khiếmkhuyết nhất định Không có ai là người tuyệt đối hoàn hảo, cũng không có ai là

vô dụng hay chỉ toàn nhược điểm Kỹ năng tự nhận thức không chỉ giúp các em

Trang 9

hiểu bản thân mình mà còn biết tôn trọng, chấp nhận người khác với những gìhọ có, biết học hỏi những điểm mạnh, điểm tốt của họ

Trong quan hệ với người khác, kỹ năng tự nhận thức giúp các em giaotiếp và hợp tác hiệu quả hơn với mọi người, tạo dựng được các quan hệ tích cực,thân thiện, tăng cường khả năng hiểu và thông cảm, thấu cảm được với ngườikhác

* Một số danh ngôn về tự nhận thức :

“Ai không tự tôn trọng bản thân mình thì cũng sẽ không được người kháctôn trọng” (N Caramdin)

“Tất cả những gì khiến ta khó chịu với người khác đều có thể giúp ta hiểuchính mình” (C.G.Jung)

“Ai hiểu người khác là người thông minh Ai hiểu chính mình là ngườiđược khai sáng” (Lão Tử)

“Chỉ có duy nhất một góc của thế giới mà bạn có thể chắc chắn rằng bạncải thiện được – đó là chính bạn” (Aldous Huxley)

* Thực hành tại CLB:

Thảo luận:

- GV phát câu hỏi vào những mẩu giấy để thu thập câu trả lời của các emtheo những câu hỏi trên phần kiến thức (các em sẽ mạnh dạn hơn khi trả lời vôgiấy, vì buổi ban đầu và đặc điểm của HS sở tại là rất nhút nhát, trả lời vô giấy

sẽ giúp GV nắm bắt rõ hơn câu trả lời để biết được nhận thức của các em về bảnthân mình)

- Trao đổi về thế mạnh và khiếm khuyết của một đối tượng cụ thể, VD:bản thân GV, hoặc một số HS mạnh dạn nhất CLB

Thực hành:

Trong mỗi ngày (trong tuần thực hành), mỗi em hãy liệt kê cho cô 3 việclàm có kết quả mà em ưng ý nhất (dựa trên điểm mạnh, sở thích, mục tiêu emmuốn đạt, những lời khen từ người khác đã dành cho em…); Song song, liệt kê

3 việc làm, hành động mà em cho là thất vọng nhất, sau đó cho cô hướng khắcphục ngay liền đó, có thể tham khảo ý cô, ý ba mẹ,… để có hướng khắc phục

GV phân tích 2 câu danh ngôn:

“Ai không tự tôn trọng bản thân mình thì cũng sẽ không được người kháctôn trọng” (N Caramdin)

GV lấy VD về việc tự tôn trọng bản thân, giữ gìn hình ảnh của mình trongtrang phục, tác phong, kiến thức,… đó là các em đang tự tôn trọng các em, vàngược lại, khi GV bước vô lớp, em uể oải đứng dậy, quần áo xộc xệch, khôngchịu học bài,… thì đó chính là các em đã tự làm xấu mình, người khác sẽ nghĩ

em là người như nào, các em tự biết, đúng không? Không cần phải là nhũng lờitrách móc, kỉ luật,… khi các em đã biết tự yêu quý bản thân

Trang 10

Đặc biệt, GV kể câu chuyện: HS cá biệt, sau khi gây chuyện với bạn bè,cha mẹ, bỏ nhà đi bụi 5 ngày, do đói và lạc lõng, nên quay trở về nhà lại, nhưng

tỏ thái độ bất cần đời và đe doạ người khác “Nếu ai đụng đến tui, tui sẽ treo cổtự tử”, các em thử suy nghĩ và trả lời:

- Đối với chính bản thân bạn HS đó đã tự yêu quý, tôn trọng bản thânmình chưa?

- Làm cho những người xung quanh có yêu quý và tôn trọng bạn đókhông?

- Giả sử trường hợp bạn đó tự tử thiệt, các em nghĩ những giọt nước mắtcủa ai sẽ rơi nhiều nhất? (Chỉ có cha và mẹ bạn đó thôi) Các em và người khác

sẽ thương ai nhiều hơn?(Cha mẹ của bạn đó hay bản thân bạn đó?)

- Nếu em là bạn của nhân vật trên, em sẽ làm gì? (Nói chuyện nhiều hơnvới bạn; Giới thiệu thêm một số bạn tốt khác cùng chơi với bạn; Rủ bạn thamgia một số hoạt động vui và có ích mà em biết; …)

- Nếu em là nhân vật trên, gia đình và bạn bè, thầy cô cho em cơ hội sửachữa, em sẽ sửa chữa như thế nào? (Dành thời gian suy nghĩ về những việc tốtvà chưa tốt trong thời gian qua, tránh xa những tác nhân xấu, làm việc và họctập nhiều hơn, chia sẻ với bạn thân hoặc GV mà em tin tưởng,…)

Xem video về lòng tự trọng: Tô phở của lòng tự trọng.

GV kết luận:

Bắt đầu từ ngày mai, cô muốn thấy các em yêu quý mình hơn, yêu máitóc, yêu lời nói, yêu hình dáng, yêu tác phong, yêu trí não… của mình, và đểbiết chúng ta nên yêu quý cái gì, điểm nào của bản thân, các em hãy suy nghĩnhiều hơn về chính mình như cô đã hướng dẫn

“Tất cả những gì khiến ta khó chịu với người khác đều có thể giúp ta hiểuchính mình” (C.G.Jung)

GV: Trong cuộc sống, nhiều khi ta khó chịu rất nhiều với những lời nóihoặc việc làm của ai đó, đôi khi sự khó chịu đó khiến ta có những lời nói vàhành vi đáp trả

Vậy, ta sẽ nên đáp trả ntn?

- Cũng căng thẳng và khó chịu như những gì ta đã nhận?

- Ta đáp trả mềm mỏng hơn và có lí lẽ, có sự chân thành và sự kiềm chếhơn?

- Trong hai phương án trên, tương đối khó để chúng ta sử dụng phương án

2, nhưng các em hãy suy nghĩ về kết quả khác nhau của 2 phương án mang lại

- Và với bản thân mình, khi mình khó chịu với những gì mình đang nhận,thì ngược lại, người khác cũng sẽ như vậy, và vấn đề ngày càng căng thẳng,nguy hiểm hơn, khi chúng ta không nhận thức được rằng việc “Ăn miếng trảmiếng” theo tinh thần thiếu hoà nhã, sẽ trở thành thói quen xấu cho việc hình

Trang 11

thành cá tính, nhân cách của mình, khi 2 người đang cãi cọ nhau, hung hăng,thậm chí là đánh nhau, thì người khác sẽ nhận định “chúng nó có khác gì nhauđâu?”, vậy là không cần biết ai sai trước, ai gây sự trước, ai đánh trước, hành vihung hăng, thiếu kiềm chế, thiếu hoà nhã của mình đã nảy sinh hậu quả Nhưvậy, qua hành vi, lời nói của người khác làm cho mình khó chịu thì mình cũng

sẽ nhận ra nếu mình như vậy mình cũng sẽ gây khó chịu cho người khác Đócũng là điểm về việc các em tự nhận thức cho chính mình

3.2.2 Kĩ năng xác định giá trị (KN 2)

* Cung cấp kiến thức tại CLB

Có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị sống:

- Một thứ gì đó có giá trị khi nó được nhận thức như là sự cần thiết, là tốt,

được mong đợi và có ảnh hưởng chi phối đến tình cảm, thái độ, hành vi của mộtcá nhân

- Giá trị sống là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, rấtcần thiết, rất có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúccảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày

- Không chỉ tài sản mà cả tri thức, sức khoẻ, tình yêu thương, sự trungthực, danh dự được coi là giá trị sống của một cá nhân

* Một số câu hỏi thường gặp:

Giá trị sống là gì?

Giá trị sống của mỗi người có sự khác nhau?

Giá trị sống được hình thành như thế nào?

Giáo dục giá trị sống có gì khác với giáo dục kiến thức môn học?

Giá trị sống của lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay có những điểm gì khácbiệt với các thế hệ đi trước?

Phương pháp giáo dục giá trị sống ở lứa tuổi học sinh cần đổi mới thế nàođể đem lại hiệu quả thiết thực?

Giá trị sống có tính ổn định tương đối nhưng không bất biến:

Giá trị sống được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân,nhưng giai đoạn vị thành niên (9-10 tuổi đến 17-18 tuổi) là giai đoạn có ý nghĩanhất

Giá trị sống tuỳ thuộc vào sự trải nghiệm, sự nhận thức của mỗi cá nhân,

có sự khác nhau về giá trị sống giữa cá nhân này đối với một cá nhân khác

Giá trị sống không phải là tri thức được chuyển tải theo cách thôngthường

Giáo dục giá trị sống bằng lời khuyên, sự thuyết giảng thường khôngđem lại kết quả

Trang 12

Giáo dục giá trị sống hiệu quả khi HS được trải nghiệm thực tế, trảinghiệm xúc cảm dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.

Học sinh luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luônmong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những nănglực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó Cần tìm ra những hình thứcphù hợp nhất với lứa tuổi HS để giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho HS

5 nguyên tắc vàng trong giáo dục giá trị sống:

Giáo dục giá trị sống qua những câu chuyện cảm động

Giáo dục giá trị sống qua những câu hỏi Tự vấn chính mình?

Giáo dục giá trị sống qua nhận thức lại kinh nghiệm, tương tác và sự tranhluận

Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm thực tế

Giáo dục giá trị sống bằng những trải nghiệm cảm xúc

*Thực hành tại CLB:

- Sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động, phát vấn những câu hỏi chocác em tự suy nghĩ về mình thông qua câu chuyện đó

- Hãy vẽ một bức tranh thể hiện tình cảm gia đình

- Trải nghiệm thực tế: Xem và bình luận về những video nói về Giá trị củasự sống, giá trị của tình yêu thương, giá trị của niềm vui, giá trị của sự chia sẻ,

- Tổ chức hoạt động giao lưu với trẻ em ở nhà tình thương Khánh Sơn đểcác em nhận ra mình còn may mắn như thế nào? Khi đem niềm vui đến với các

em ở nhà tình thương, bản thân HS trong CLB cũng sẽ nhận ra giá trị của sựchia sẻ, khi tham gia luyện tập văn nghệ để đi giao lưu, các em nhận ra giá trịcủa sự hợp tác, giá trị của niềm vui, giá trị của sự mạnh dạn, tự tin

- GV: Yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện: bịt mắt, cột một tay hoặc mộtchân cố định lại, hoặc ngậm ngang miệng một cây viết chì, bịt tai bằng bônggòn, sau đó GV tiến hành giao việc cho HS như: cởi áo khoác bằng 1 tay, đixuống tầng lầu lấy 1 cái ghế với chỉ một chân, nói chuyện hoặc yêu cầu HS thểhiện suy nghĩ của mình khi không thể nghe và nói được, tự rót cho mình một linước lọc khi không nhìn thấy gì hết,

Sau đó, hỏi HS nghĩ gì nếu ở trong hoàn cảnh đó? Có khó khăn trong sinhhoạt, học tập hay không? Từ đó các em sẽ nhận ra giá trị của sự lành lặn cơ thểlà như thế nào? Sự may mắn của mình ra sao? GV liên hệ tới cuộc sống củanhững người tàn tật thiếu may mắn khác, họ hàng ngày, hàng giờ vẫn phải sốngchung với những khiếm khuyết về cơ thể nhưng với tinh thần lạc quan, yêu đờivà phấn đấu rất nhiều để tự nuôi sống bản thân, để học tập, để lao động và cốnghiến cho xã hội

(Xem video “Điệu múa”).

Ngày đăng: 14/11/2014, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
5. Các nguồn khác trên Internet.Ba Cụm Băc, ngày 15 tháng 4 năm 2013 Người viết Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba Cụm Băc, ngày 15 tháng 4 năm 2013
1. Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục 2009 Khác
3. Tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học. (Bùi Ngọc Diệp – Viện Khoa Học Giáo Dục VN) Khác
4. Đổi mới phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống ở trường THCS, THPT. (PGS. TS. Nguyễn Công Khanh - Đại học Sư phạm Hà Nội) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w