1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 dành cho buổi học thứ hai Lớp học 2 buổi ngày

150 595 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 18,39 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu trên đều tập trung hướng vào hoạt động rèn kĩ năng tiếng Việt cho HS theo chương trình và SGK hiện hành đang được thực hiện trong buổi một theo mô hình trường

Trang 1

REN Ki NANG TIENG VIET CHO HỌC SINH LỚP 2

DÀNH CHO BUOI HOC THU HAI - LGP HOC 2 BUOI/NGAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HA NOI, 2013

Trang 2

NGUYÊN THANH BÌNH

REN KĨ NĂNG TIÊNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2

DANH CHO BUOI HOC THU HAI - LỚP HỌC 2 BUỎI/NGÀY

Chuyén nganh: Gido duc hoc (bac tiéu hoc)

Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Hòa

HÀ NỘI, 2013

Trang 3

Thị Hòa, người thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng sau đại học, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT

huyện Đông Anh, Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em HS trường

Tiểu học Dục Tú, trường Tiểu học Uy Nỗ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những người

đã luôn ở bên động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013

HỌC VIÊN

Nguyễn Thanh Bình

Trang 4

Tôi xin cam đoạn đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bắt kì công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013

HỌC VIÊN

Nguyễn Thanh Bình

Trang 5

4 Nhiệm vụ nghiên CỨU 2 - - <5 << 5< 9 9 5 9.99 989 0 9 06 5

5, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

6 Phương pháp nghiên CỨU .- G55 G 5 Ă 2 S9 55.559 99999 5559158 6

7 Giả thuyết khoa hỌC .-. -< 5s < s2 S2 93s EEsEsseEseseserseseserseseee 6 b8) c— ,Ô 8 0:09 icn ) 8

1.1.1 Những vấn đề chung về mô hình dạy học 2 buỗi trên ngày 8

1.1.1.1 Khái quát về mô hình trường tiểu học dạy cả ngày 8

1.1.1.2 Dinh hwéng cia Bộ Giáo dục Đào tạo về việc triển khai mô

hình dạy học hai buổi trÊH Hgày 5 5 5c seereerrrrrreec 1.1.2 Cơ sở giáo dục học, tâm lÍ HỌC .s 5s 5555555529 5ss£ 1.1.2.1 Cơ sở giáo đục hỌC Ăn khen 1.2.2.2 Cơ sở tâm sinh ÏÍ cv ke rrg 1.1.3 Các nguyên tắc dạy học “Tiếng Việt

1.1.3.1 Nguyên tắc phát triển ft đMV se 1.1.3.2 Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc phát triển lời nói) "— 23 1.1.3.3 Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS

TT TT HH TT TT HH TT HH TH HT tk 24

1.1.3.4 Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viẾt và dạng HỒI 5c St n TT ETET11 2111121112121 rya 24 1.1.3.5 Nguyên tắc kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy văn hoá và văn PP 25 1.1.3.6 Nguyên tắc hướng tới những phương pháp và hình thức dạy hỌC FIN CUC cececcccccccccceveeccccccueeccceceueesececseeeecceessueseeeessaeeseeessaeeeseesaaeess 25

1.2 Cơ sở thực tiễn .- << << cscsesesesesesesesse 27

Trang 6

BUOI HOC THU HAL / NGAY cccscesssssssssssessscssscsssecsecsssecsscnssecseeeseesees 41

2.1 Rèn kĩ năng nghe - đọc cho HS s 55 «5555 sssse5 s55 43

2 1.1 Chuẩn bị cho hoạt động rèn kĩ năng nghe - đọc 43 2.1.2 Nhóm biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng 45 2.1.3 Nhóm biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu we IS

2.2 Rèn kĩ năng nghe — nói cho HS

2.2.1 Biện pháp rèn kĩ năng tiếp nhận và a phan hồi chính xác 57 2.2.2 Nhóm biện phúp rèn kĩ năng doi MOGT 0 eect teens 59 2.2.3 Sứ dụng trò chơi để rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2 trong giờ 7777.7278007 63

2.3 Rèn kĩ năng nói — viết cho HS .5.5-5-ssses<sesssssssssse 67 2.3.1 Sứ dụng hệ thống câu hỏi chỉ tiết giúp HS tái hiện lại nội dung kiến thức đã học ở buỗi học thứ nhất 5-5 scc<c2 67

2.3.2 Hướng dẫn lại cho HS cách hình thành đoạn văn trên cơ sở 70.10118470 0000nẺ8 ddẢ 68 2.3.3 Sứ dụng trò chơi để luyện kĩ năng nói cho HS 69 2.3.4 Giúp HS rèn kĩ năng quan sát để hình thành câu văn, đoạn

3.1 Mục đích, ý nghĩa của thực nghiỆm s5 << 5 «s«<<< se 78

3.2.1 Chuẩn bị thực nghiệm T8

3.2.1.1 Lựa chọn địa điểm thực nghiệm

3.2.1.2 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm

3.2.1.3 Thời gian thực nghiệm se 3.2.1.4 Nội dung thực nghiỆIH cĂĂ khe 81

Trang 7

3.2.2.2 Các bước tiến hành thực nghiệm 93

3.3 Kết luận và phân tích kết quá thực nghiệm

3.3.1 Các bình diện được đánh giá

_ 3.3.2 Két quả và phân tích kết quả thực nghiệm 96

0n VN 7 101

0000000679 04 7177 103

Trang 8

SGK

TN TV

Trang 9

Bang 1.1: Kết quả khảo sát GV cho ý kiến về kĩ năng Tiếng Việt HS lớp 2

Bảng 1.2: Kết quả khảo sát tài liệu tham khảo dạy môn Tiếng Việt lớp 2 vào buổi 2/ngày 5252221 2121111121212112121111121210111211111212121211021 1010111111 e 32 Bang 1.3: Kết quá khảo sát ý kiến của GV về việc sử dụng tài liệu tham khảo

trong buổi học thứ hai 5-52 5S S222 S3 S32E252125252121222221211111E 0E cxe 32 Bang 1.4: Kết quả khảo sát nội dung rèn kĩ năng Tiếng Việt cho HS lớp 2

Bảng 1.5: Thống kê năng lực đọc của HS 2+s+c+22E2EcEczcecxcecsez 35 Bang 1.6: Thống kê năng lực viết chính tả của HS 5-2-5+s5s+2 36 Bang 3.1 Bảng phân công lớp dạy học theo thực nghiệm và đối chứng 80 Bang 3.3: Kết quả kĩ năng nói của HS lớp 2 - +5c2c2<z£zczczcszzcscz 96 Bảng 3.4: Nhu cầu hứng thú học các tiết rèn kĩ năng tiếng Việt ở buồi học thứ 1a u00 s6 2 98

Trang 10

Biểu đồ 3.1: Kết quả kĩ năng nói của HS lớp 2 ececccccesecesessssesesssseseeeseees 96

Biểu đồ 3.2: Nhu cầu hứng thú học kĩ năng tiếng Việt ở buổi học thứ 2/ngày CUA HS 1Op 2 98

Trang 11

1 Lý do chọn đề tài

Tiếng Việt là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình tiểu học Môn học này có đặc trưng: cung cấp cho HS một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của từng bài học, là môn học công cụ để học tập tất cả các môn học khác Trẻ em muốn có được kỹ năng học tập, trước hết cần năm vững tiếng mẹ đẻ - chìa khóa của nhận thức, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn

Theo mô hình trường học ngày hai buổi, hoạt động dạy tiếng Việt cho

HS tiểu học đã đặc biệt chú ý đến mục tiêu rèn các kĩ năng: nghe, nói đọc viết cho HS Chúng tôi nhận thấy thực tế hiện nay _, dạy tiếng Việtở lớp 2 nói chung và dạy tiếng Việt ở lớp 2 trong buổi 2/ngày nói riêng , đa số các em đã

nắm được kiến thức cơ bản song để biến những tri thức đó thành kĩ năng thì

các em còn gặp nhiều khó khăn Ví dụ ở môn Tập đọc, các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm - từ chìa khoá Trong khi sắm vai, đọc đối thoại các em cũng lúng túng, thiếu tự tin trong việc thể hiện

giọng đọc của mình Khi viết các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi liên kết ý

các câu trong đoạn với nhau,

Hoạt động dạy học Tiếng Việt ở buổi thứ hai trong ngày đã giúp HS rất nhiều trong rèn luyện các kĩ năng tiếng Việt còn yếu

Rèn kĩ năng tiếng Việt nói chung và rèn kĩ năng tiếng Việt dành cho buổi học thứ hai /ngày trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm.

Trang 12

chương trình và SGK Tiếng Việt hiện hành đã có một số công trình đề cập tới Có thê kế đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả:

- Nguyễn Trí (2001), Dạy các kĩ năng nghe nói cho HS tiểu học, Tạp chí

nghiên cứu giáo dục số 10 tr26-28

- Đặng Thị Trà (2004), Phát triển kĩ năng nói cho HS lớp 2 qua phân môn Kể chuyện, Luận văn thạc sĩ KHGD, trường ĐHSP Hà Nội

- Vũ Khắc Tuân (2008), Luyện nói cho HS lớp 2, Nhà xuất bản Giáo dục

- Đặng Thị Lệ Tâm (2011), Dạy nghỉ thức lời nói cho HS tiểu học trong môn Tiếng Việt, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

Trong các giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt bậc tiểu học, các tác giả Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí cũng đã nêu một số phương pháp ,biện pháp , hệ thống bài tập rèn kĩ năng nghe nói đọc viết cho HS từng

khối lớp

Các công trình nghiên cứu trên đều tập trung hướng vào hoạt động rèn

kĩ năng tiếng Việt cho HS theo chương trình và SGK hiện hành đang được thực hiện trong buổi một theo mô hình trường học hai budi/ngay Mac du chúng tôi thấy có nhiều biện pháp rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết do một số tác giả đề xuất rất hiệu quả khi dạy buổi một/ngày nhưng không thể áp dụng triệt để vào buổi hai/ ngày Vì vậy, chúng tôi coi đây là các tài liệu tham khảo cân điêu chỉnh.

Trang 13

tới một vài phương diện Có thể tạm chia các công trình nghiên cứu đó theo hai hướng nghiên cứu sau :

- Hướng thứ nhất : biên soạn ngữ liệu mới cùng chủ điểm theo

chương trình Tiếng Việt buổi thứ nhất và hệ thống bài tập bố sung để giúp

HS luyện tập Tiếng Việt Đây là công trình nghiên cứu được thể hiện qua bộ

sách Luyện tập Tiếng Việt (dành cho buổi học thứ hai - lớp học 2 buỗi/ngày) của nhóm tác giả Lê Hữu Tỉnh (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh - Nguyễn Đức

Hữu - NXB Giáo dục Việt Nam.2012

Các ngữ liệu trong tài liệu này được lựa chọn rất công phu đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm cao Các câu hỏi bài tập hướng dẫn học đa dạng, sinh động, phù hợp với tâm lí lứa tuôi

- Hướng thứ hai: biên soạn hệ thống bài tập thực hành củng cố kiến thức đã học ở buổi thứ nhất và luyện tập các kĩ năng tiếng Việt cho HS Day

là công trình nghiên cứu được thể hiện qua bộ sách Cùng em học Tiếng Việt (Hỗ trợ buôi học thứ hai , lớp học 2 buối /ngày) của nhóm tác giả Nguyễn Trí Dũng - Hoàng Minh Hương - Nguyễn Thanh Thủy - NXB Hà Nội.2012

Các tác giả của hướng nghiên cứu này đã bám sát nội dung chương trình, sử dụng triệt để các ngữ liệu có trong sách giáo khoa Tiếng Việt và biên soạn thêm hệ thống bài tập để rèn kĩ năng cho HS

Các bộ sách của hai nhóm tác giả nói trên đều x ác định đúng kiến thức

và kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất, không dạy quá chương trình hay yêu

cầu cao hơn chuẩn đối với HS Nội dung bộ sách là các bài tập thực hành

tiếng Việt bám sát mục tiêu môn học, chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt, theo chuẩn kiến thức — kỹ năng với mục đích:

Trang 14

- Hỗ trợ HS khả năng tự học, tự rèn luyện kiến thức cơ bản đã học và phát triển năng lực tư duy tiếng Việt một cách thông minh

- Góp phần cùng với cha mẹ HS hướng dẫn, giúp con em mình học tốt

môn Tiếng Việt ở nhà với kết quả tốt nhất

Xuất phát từ thực tế dạy và học Tiếng Việt cho HS vùng ngoại thành

Hà Nội, chúng tôi thấy để có nội dung và phương pháp thích hợp cho buồi

học thứ hai/ngày một mặt GV phải bám sát mục tiêu môn học, đảm bảo

chương trình quy định, nhưng mặt khác phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận,

những mặt mạnh và hạn chế trong các kĩ năng tiếng Việt của HS mà xây dựng hệ thống bài tập rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em có hiệu quả

Tài liệu hướng dẫn học tập Tiếng Việt của hai nhóm tác giả trên được biên soạn rất công phu Nhưng thực tế ở địa phương, GV chỉ tham khảo được một số bài tập trong “Luyện tập Tiếng Việt 2” mà không sử dụng bộ sách này hoàn toàn Bởi lẽ các tác giả của công trình này đã đưa vào các ngữ liệu và hệ thống bài tập hoàn toàn mới Mặc dù nội dung ngữ liệu vẫn đảm bảo cùng chủ

đề với chương trình SGK nhưng GV vẫn phải dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản trong tiết tập đọc của tài liệu Mà thời gian học buổi chiều dành cho môn Tiếng Việt không nhiều nên đa số GV ngại đưa thêm ngữ liệu mới

Với tài liệu “Cùng em học Tiếng Việt”, GV cũng không sử dụng được nhiều vì thực tế yêu cầu rèn kĩ năng cho HS lớp mình phụ trách khác với mặt bằng chung mà tài liệu đề cập.

Trang 15

lớp 2 - Dành cho buổi học thứ hai - Lớp học 2 buổi/ngày theo chương trình Tiếng Việt hiện hành Đây là nội dung mà các công trình đi trước do chú ý

đến phạm vi dạy học rộng cho HS tất cả các vùng miền mà chưa đi sâu cho từng vùng cụ thể Đây là khoảng trống còn bỏ ngỏ mà luận văn của chúng tôi tiếp tục nghiên cứu

Vì những lý do trên và do những yêu cầu cấp thiết của trường tiêu học vùng chúng tôi đang đạy hiện nay, tôi mạnh dan chọn dé tài nghiên cứu: Rèn kỹ năng tiếng Việt cho HS lớp 2 - Dành cho buổi học thứ hai — Lớp học

hai budi/ngay

3 Mục đích nghiên cứu

Xác định được nội dung và biện pháp dạy thích hợp cho hoạt động rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS trong buổi học thứ hai /ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 nói riêng và HS tiêu học nói chung

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tổng hợp những vấn đề lí thuyết và thực tiễn đề xây dựng được cơ sở

lí luận cho đề tài

- Tìm các biện pháp rèn kĩ năng tiếng Việt và xây dựng dược hệ thống

bài tập tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trong buôi học thứ hai/ngày

- Tiến hảnh dạy thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của những để

xuât mà luận văn đã đưa ra.

Trang 16

Hoạt động rèn kĩ năng tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trong buổi học thứ hai/ngày

5.2 Phạm vì nghiên cứu:

Theo chuẩn kiến thức và kĩ năng cân đạt đối với môn Tiếng Việt lớp 2

Giới hạn phạm vi nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 2, trưởng Tiểu học Uy Nỗ và trường Tiểu học Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : phương pháp này được cụ thể bằng

các thủ pháp: phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh

- Phương pháp điều tra khảo sát : phương pháp này được dùng đề điều

tra khảo sát các kĩ năng tiếng Việt của HS

- Phương pháp thực nghiệm : phương pháp n ày được dùng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng thiết kế thực nghiệm _, sử dụng các công cụ

đo lường đánh giá thực nghiệm

7 Giá thuyết khoa học

Nếu để tải nghiên cứu thành công nghĩa là xác định được nội dung cần

rèn kĩ năng tiếng Việt cho HS trong buổi học thứ hai /ngày đồng thời đưa ra được các biện pháp rèn các kĩ năng nghe_, nói, đọc, viết cho các em có hiệu quả thì góp phần rất quan trọng trong việc giải quyết lúng túng cho GV hiện nay khi thực hiện đạy học môn Tiếng Việt theo mô hình trường học ngày hai

Trang 18

CHUONG 1

CO SO Li LUAN VA THUC TIEN

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Những vấn đề chung về mô hình dạy học 2 buổi trên ngày

Do mô hình dạy học ngày hai buổi mới được triển khai dạy cho HS tiểu học ở nước ta chưa lâu, cho nên những vấn đề lí thuyết về mô hình dạy học này chưa có nhiều Để có cơ sở lí luận tin cậy làm chỗ dựa cho việc triển khai các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi dựa chủ yếu vào tài liệu tập huấn của Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học do Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai năm 2010

1.1.1.1 Khái quát về mô hình trường tiểu học dạy cả ngày

* Trường tiểu học dạy cả ngày

Dạy học cả ngày (tiếng Anh: full đay schooling, viết tắt là FDS) là mô hình mà nhà trường tiểu học ở nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện

Đó là mô hình trường tiểu học mà HS được học tập, hoạt động ở trường cả ngày, từ đầu buổi sáng tới cuối chiều (ở nhiều nước từ khoảng 9 giờ sáng đến hơn 3 giờ chiều) HS có thể bán trú, ăn và ở tại trường vào buổi trưa hoặc về nhà vào buồi trưa

Ở Việt Nam thuật ngữ trường tiểu học hai buổi/ngày đề cập tới trong

nhiều văn bản pháp quy, nhiều văn bản hướng dẫn của Bộ GD- ĐT

Ví dụ:

Trang 19

4 giờ (240 phút); các trường, lớp dạy học hai buổi/ngàyhoặc nhiều hơn 5

buổi/ tuần, mỗi ngày học không quá 7 giờ (420 phút)

+ Theo công văn hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học 1076/TH tháng

11 năm 2000: Kế hoạch dạy học của các trường có một số lớp hoặc một số học sinh học hai buổi/ngày hoặc từ 6 đến 9 buổi/tuần đảm bảo học sinh được học tập và giáo dục ở nhà trường cá buôi sáng và buổi chiều Trong trường

có thể có một bộ phận/toàn bộ học sinh bán trú Khi nhà trường tổ chức bán trú thì học sinh được sống và học tập trong môi trường nhà trường cả ngày (từ

đầu buổi sáng tới khi kết thúc vào buồi chiều) Chương trình giáo dục là một

thể thống nhất Bên cạnh việc tham gia các hoạt động giáo dục trong các giờ học, các em được cùng ăn, nghỉ, vui chơi Khi đó giờ ăn trưa không chỉ thuần túy là bữa ăn mà cũng góp phần giáo dục trẻ về các mối quan hệ xã hội, các kĩ

năng giao tiếp, tính tự chủ

* Mục tiêu FDS

Việc thực hiện dạy học cả ngày nhằm thực thiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học đó là: nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, và các kĩ năng cơ bản

dé HS tiép tục học lên bậc trung hoc co so (Ludt Gido duc nam 2005)

Cu thé, thực hiện day hoc ca ngay nham:

- Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

- Giảm sức ép, tránh quá tải, làm cho việc học tập của HS ở trường

hứng thú hơn Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với HS ở trường và ở

từng lớp học Dạy học cá ngày sẽ mang đến cho trẻ em những giờ học nhẹ

Trang 20

nhàng, tự nhiên, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ em Góp phần

hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự hình thành nhân cách của con người phù hợp với đặc điểm xã hội hiện đại: tự tin, năng động, sáng tạo, giàu lòng nhân ái, có khả năng hợp tác và hội nhập

- Thực hiện dạy học phân hóa, HS có nhiều cơ hội để phát huy các khả

năng và sở thích cá nhân; nhu cầu cáu cá nhân người học được đáp ứng tốt hơn; HS yếu có nhiều cơ hội được quan tâm giúp đỡ hơn để đạt chuẩn của

chương trình

- Dạy học cả ngày mang lại cơ hội được học tập trong môi trường thuận lợi cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc ít người, trẻ em gái Đồng thời góp phần tạo sự bình đẳng về quyền lợi học tập cho trẻ em ở những vùng, miền khác nhau, có điều kiện kinh tế không giống nhau

1.1.1.2 Định hướng của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc triển khai mô hình dạy học hai buổi trên ngày

a) Nguyên tắc tổ chức dạy học

- HS có nhu cầu, cha mẹ tự nguyện; tiến tới học cả ngày là bắt buộc thực hiện với chương trình tiểu học sau 2015;

- Nhà trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiên tiễn;

- Đảm bảo đội ngũ GV (đủ theo biên chế hoặc GV tình nguyện dạy thêm giờ, GV thỉnh giảng);

- Công khai, minh bạch thu chỉ (phục vụ bữa ăn, phát triển năng khiếu, điều kiện cơ sở vật chất như quạt, nước uống, phương tiện, tổ chức câu lạc

bộ )

Trang 21

- Đảm bảo cho sự phát triển hài hòa nhân cách cho HS

b) Nội dung dạy học

Chương trình tiểu học hiện hành được thiết kế cho trường học

Ibuỗổi/ngày thực hiện được Các trường tiểu học học 2buỗi/ngày học theo

chương trình chung

Theo công văn số 6176/TH (2002), hướng dẫn kế hoạch dạy học 2

buổi/ngày các trường Tiểu học đã chủ động xây dựng thời khóa biểu phù hợp

với số buổi học/tuần với nguyên tắc: buôi sáng tối đa 4 tiết, buổi chiều tối đa

3 tiết (cả ngày tối đa 7 tiết) Như vậy thời khóa biểu được điều chỉnh để đảm

bảo kế hoạch dạy học chung Dành 1/3 thời lượng bổ sung đề tổ chức cho HS

tự học bài, củng cố và hoàn thành kế hoạch dạy học chung, 2/3 thời lượng còn lại để tổ chức các hoạt động tập thể và các hoạt động khác như tăng cường dạy Tiếng Việt cho HS dân tộc,

Những năm gần đây, chương trình, nội dung dạy học cả ngày bao gồm những vấn đề cơ bản Nội dung dạy học 2 buổi/ngày được xây dựng trên cơ

sở điều chỉnh chương trình giáo dục phổ thông hiện hành (ban hành theo quyết định 16/2006/BGĐT), với hai mảng nội dung:

- Nội dung I1: Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục chung (tối thiểu): Dạy học đáp ứng yêu cầu về thái độ, kiến thức, kĩ năng theo quy định của chương trình; đảm bảo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐÐ - BGDĐT ngày 05/5/2006

- Nội dung 2:

Trang 22

+ Củng cố kiến thức, kĩ năng, thực hành kiến thức đã học và tổ chức

HS tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập

+ Giúp đỡ HS yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập

+ Dạy học các môn học và nội dung tự chọn được quy định trong chương trình (Ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc )

+ Phát triển năng khiếu theo các môn học tự chọn

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Học cả ngày ở tiểu học đã được đưa vào Kế hoạch quốc gia về giáo dục

cho mọi người giai đoạn 2003-2015 và Dự thảo chiến lược giáo dục giai đoạn 2011-2020 với định hướng tăng cường giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và phát triển năng khiếu của HS

Tổ chức dạy học cả ngày không phải là học thêm, làm thêm bài tập

Toán, Tiếng Việt mà là tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện, đảm bảo cho HS đạt được các yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát triển năng khiếu phù hợp với nhu cầu và khả năng Việc phụ đạo hay bồi dưỡng về Toán, Tiếng Việt chỉ dành cho những đối tượng cần thiết hoặc có khả năng và nhu câu.

Trang 23

- Tổ chức theo hướng các hoạt động giáo dục phủ hợp đối tượng, có thể

chia HS ở cùng một khối lớp (hoặc khác khối lớp) theo các nhóm hoạt động

trên cơ sở phù hợp khả năng và nhu cầu, có thể là:

+ Nhóm hoạt động xã hội với các hoạt đông về tìm hiểu tự nhiên, lịch

sử, địa lí, văn hóa truyền thống

Việc tắng cường thời lượng dạy học cần được thực hiện theo tỉnh thần

tô chức các hoạt động giáo dục nhẹ nhàng, vui vẻ, phát huy tính tích cực chủ động của HS, bối dưỡng kĩ năng hợp tác trong công việc và hướng tới phát triển năng lực cá nhân

đ) Phương pháp dạy học

- Thực hiện phương pháp giáo dục tích cực Khi có điều kiện thêm về thời lượng, GV có điều kiện hơn để sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực, qua đó giúp HS nắm vững kiến thức hơn đồng thời giúp các em phát triển các kĩ năng làm việc hợp tác, giáo tiếp, kĩ năng học tập, phát triển tư duy sáng tạo.

Trang 24

Ở một số bài tùy theo đối tượng HS, có thể cần giành thời lượng nhiều

hơn bình thường để đảm bao cho các em nắm được nội dung bài

Thực hiện phân hóa trong dạy học, tạo điều kiện phát triển năng lực của

cá nhân người học qua dạy học hướng tới từng cá nhân HS (trong đó bồi dưỡng HS có năng lực; bồi dưỡng HS yếu kém; HS có khó khăn về học

tập; )

Tổ chức đa đạng các hình thức, phương pháp giáo dục (chẳng hạn HS được học qua các tiết học trên lớp, qua sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa; học qua tìm tòi, nghiên cứu, tiến hành dự án; học cá nhân, học nhóm; học từ thầy cô, học lẫn nhau; học qua nghe, xem, làm; học có sử dụng công nghệ thông tin; .) phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS giúp HS học tập hứng thú và đạt kết quá cao

- Dành thời gian thích đáng cho việc tự học của HS với sự hướng dẫn giúp đỡ thích hợp của GV

- Khai thác, sử dụng có hiệu quả các phòng chức năng, thư viện, các TBDH trong tổ chức các hoạt động giáo dục

- Huy động thích hợp sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng trong các hoạt động giáo dục giúp mở rộng kinh nghiệm học tập của HS và giúp việc học gắn với thực tiễn

- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo hứng thú, hỗ trợ và thúc day việc học tập của HS; phát huy tính tích cực tự giác, vai trò làm chủ ở trường của HS

e) Tổ chức dạy học cả ngày trên cơ sở phù hợp với đặc điểm địa phương

- Vùng khó khăn: Trước mắt thực hiện chương trình khoảng 30T/tuần.

Trang 25

Hiệu trưởng, GV chủ nhiệm căn cứ trình độ HS của lớp bố trí nội dung,

yêu cầu và thời lượng hợp lí để đảm bảo mọi HS đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng

hai môn Tiếng Việt, Toán và tổ chức một số hoạt động giáo dục để HS thấy vui, thích học và học được các môn học Không nhất thiết phải phân chia cụ thê dành bao nhiêu tiết cho môn Tiếng Việt, bao nhiêu tiết cho môn Toán

- Vùng thuận lợi: thực hiện chương trình khoảng 35T/tuần

Hiệu trưởng, GV căn cứ trình độ HS của lớp bố trí thời lượng hợp lí để đảm bảo mọi HS đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học; căn cứ điều kiện của nhà trường, nhu cầu của cha mẹ HS mà bố trí học ngoại ngữ, tin hoc va phat trién nang khiếu HS; tổ chức một số hoạt động giáo dục đếHS thấy vui, thích học và học được các môn học

Ví dụ: Với cùng một thời lượng giành cho củng cô kiến thức, với HS trung bình thì dùng để củng cố kiến thức, làm bài tập đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng; với HS giỏi lại dùng để phát triển năng khiếu Phân bố nội dung, bồi dưỡng phù hợp đối tượng như vậy sẽ vừa đảm bảo không quá tải với HS trung bình, vừa không nhàm chán với HS giỏi

1.1.2 Cơ sở giáo dục học, tâm lí học

1.1.2.1 Cơ sở giáo dục học

a) Quan điểm Unesco về giáo dục con người

- Theo quan điểm giáo dục của UNESCO- Giáo dục dựa trên 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau, học để làm người

- Dé dat được mục tiêu giáo dục, UNESCO đã đưa ra quan điểm của mình về phương pháp giáo dục với phương châm:

Trang 26

+ Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong giáo dục (phương

tiện, thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục đầy đủ, lành mạnh)

+ Coi trọng dịch vụ cho người học (xuất phát từ nhu cầu người học mà

tổ chức giáo dục cho phủ hợp)

+ Phát huy tính tích cực chủ động của người học

b) Những con đường hình thành phẩm chất, nhân cách cho HS

Giáo dục nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hình thành

và phát triển nhân cách của HS Hoạt động dạy học là con đường cơ bản nhất

giúp cho HS có thê lĩnh hội được một hệ thống tri thức và kĩ năng hành động,

chuyên thành phẩm chất, năng lực, trí tuệ của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển

- Từ quan hệ nhóm, tập thể

Trong xã hội mỗi cá nhân bao giờ cũng tồn tại và phát triển trong một tập thể, một nhóm nhất định Nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của mỗi thành viên trong nhóm Đây là con đường, là cách thức mà các nhà giáo dục đáng lưu tâm nếu muốn tác động dé lam thay đổi hoặc phát triển phẩm chất nhân cách HS

- Từ môi trường

Trang 27

Môi trường vật chất mà đầy đủ, trong sạch thì con người sẽ có điều

kiện tốt để phát triển phẩm chất, năng lực của mình Môi trường tinh thần

lành mạnh sẽ góp phần tạo nên những con người có phẩm chất đạo đức tốt,

biết cách sống và cư xử phủ hợp

Chính vậy các nhà quán lí giáo dục phải tổ chức được một môi trường

giáo dục (nhà trường lành mạnh về tinh thần, đầy đủ và hiện đại về sơ sở vật

chất, trường lớp, nhằm hình thành phát triển toàn diện cho HS

- Từ trải nghiệm bản thân

Nhân cách được định hình một cách vững chắc và hoàn thiện nhờ một

phần không nhỏ vào quá trình trải nghiệm cảu bản thân đối với thực tiễn cuộc

sống Thông qua việc xử lí các tình huống cụ thể khi phải đương đầu với các họat động thực tiễn sinh hoạt như hoạt động học tập hoạt động vui chơi giải trí, mỗi cá nhân tự rút ra cho mình những gì cần làm những gì cần khắc phục Đối với HS tiểu học, nhà giáo dục cần thiết phải tổ chức cho các em được thực hành, tiếp xúc và liên hệ với cuộc sống thực tiễn ngay từng bài học, từng hoạt động vui chơi Qua đó các em tự đúc rút kinh nghiệm nhờ hướng

dẫn của thầy, tự mình hoàn thiện nhân cách

* Kết luận: Từ những con đường hình thành nhân cách cho HS cho thấy tổ chức dạy học cả ngày ở trường là biện pháp hiệu quả giúp HS phát triển toàn diện thông qua việc thực hiện các hoạt động đa dạng của nhà trường

c) Dạy học đáp ứng nhu cau da dang cua HS tiéu hoc

Trong quá trình giáo dục, mỗi cá nhân ngày càng phát triển, không những có tri thức, phẩm chất đạt được mặt bằng chung của tập thể HS, mà còn có một số phẩm chất được phát triển cao hơn, có một số nét phát triển

Trang 28

riêng biệt Do vậy, mỗi cá nhân có một nhu cầu học tập riêng theo một mức

HS

Khi GV là chủ thể của hoạt động phân hóa, GV chủ động tách HS

thành các nhóm khác, tác động tới các cá thể hoặc các nhóm cá thể HS khác nhau bằng những cách khác nhau Khi HS là chủ thể, lúc này HS chủ động phân hóa trong hoạt động học của chính mình Các em có thể phân tích, so sánh, đánh giá nội dung các môn học, lựa chon môn học ưu tiên, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, lựa chọn phương thức trong tiếp cận với GV, với bạn bè, tiếp cận nguồn tài liệu, lựa chọn các điều kiện học tập HS thể

hiện nhu cầu phân hóa của mình bằng cách bộc lộ nhu cầu, thái độ và hành vi

học tập Việc đa dạng hóa, tăng cường các điều kiện học tập như đảm bảo nhiều GV, tải liệu học tập, thiết bị dạy học, chương trình dạy học, cơ sở ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật, đào tạo là hướng quan trọng nhằm đáp ứng hoạt động phân hóa trong học tập của HS, tài liệu, thiết bị giáo dục phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu học tập của chính mình

Hoạt động phân hóa trong dạy học phải là sự kết hợp hoạt động phân hóa của cả GV và HS.

Trang 29

Khi tổ chức dạy học cả ngày sẽ có điều kiện để tổ chức dạy học từ chọn, thực hiện phân hóa (phân hóa vĩ mô); đồng thời trong các bài học có điều kiện thời gian để quan tâm hơn đến từng HS

1.2.2.2 Cơ sở tâm sinh lí

a) Đặc điểm về mặt cơ thể

Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh, vì vậy cần đưa các em và các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến mức độ phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ đồng thời góp phần đa dạng hóa các hình thức hoạt động ở trường Tiểu học hai buổi/ngày, giúp các em tránh suy

giảm thị lực và các tật khác (dễ mắc phải khi các em ngồi nhiều trong lớp)

b) Đặc điểm về hoạt động

Ở độ tuổi 6 đến 11 tuổi hoạt động của HS đã có sự thay đổi về chất, chuyên từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên song song với hoạt động học tập ở các em còn diễn ra các hoạt động khác như: hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động xã hội Các hoạt động này đã,

có tính mục đích, mang tính khoa học Do đó có nhiều thay đổi so với hoạt động của HS ở độ tuôi giai đoạn lớp 1,2

Nhìn chung dạy học cả ngàycó điều kiện giúp các em tham gia các hoạt động vui chơi, lao động xã hội, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất,

tâm hỗn, trí tuệ và hiểu biết xã hội

c) Đặc điểm về nhận thức của HS

* Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vi giác, xúc giác của trẻ đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện

* Tri giác

Trang 30

- Tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng

- Trẻ đã có tri giác chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp

công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )

* Tự duy

- Các phâm chất tư duy chuyên dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát

- Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu

biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tông hợp kiến thức

còn sơ đẳng ở phần đông HS tiểu học

* Tưởng tượng

- Tướng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ

đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuôi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn,

vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều găn liên với các rung động tình cảm của các em

Các nhà giáo dục phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em

bằng cách biến các kiến thức "khô khan" thành những hình ảnh có cảm xúc,

đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện

* Chú ý

- Trẻ hình thành kĩ năng tô chức điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dẫn và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong

Trang 31

hoạt động học tập, như học thuộc một bài thơ, một công thưc toán, hay một bài hát dài

* Trí nhớ

- HS lớp 2 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic được tăng cường, ghi nhớ có chủ định phát triển Tuy nhiên hiệu quá của ghi nhớ có chủ định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí, tình cảm hay hứng thú của các em

Những biểu hiện này là cơ sở rất quan trọng trong việc lựa chọn

phương pháp rèn kĩ năng Tiếng Việt cho trẻ

d) Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của HS

- Đến lớp 2, HS đã có ngôn ngữ nói tương đối thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm Nhờ có ngôn ngữ phát triển

mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau

- Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy,

tưởng tượng của trẻ phát triển đễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua

ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khá năng ngôn ngữ của trẻ

ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ

- Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có thể kế cho trẻ nghe hoặc tố chức các cuộc thi kể chuyện, đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy

Trang 32

trẻ cách viết nhật kí, Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng

Khi xây dựng thời khóa biểu của trường tiểu học với chương trình học

2 buéi/ngay can téi đa hóa cơ hội học tập của HS: sắp xếp các hoạt động khác nhau, với các môn học sắp xếp sao cho duy trì được hứng thú và động cơ học tập của các em, cần quan tâm đến đặc điểm lứa tuôi của các em, khá năng tập trung, sở thích của HS

Ví dụ: Cân đối giữa hoạt động chân tay (thê chất) với những hoạt động

với sách bút Cân đối giữa đạy cả lớp, làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân Ở trường tiểu học dạy học cả ngày cũng có điều kiện xây dựng môi trường cơ sở vật chất (vườn, sân chơi, hành lang, ở tường, góc của từng lớp học, ) là những phương tiện dạy học sinh động, phong phú, đa dạng giúp HS hứng thú và học tập tốt hơn

Kết luận: Trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày với thời khóa biểu hợp

lý, các phương pháp tổ chức đan xen các hoạt động một cách khoa học, các phương tiện dạy học phong phú, đa dạng sẽ là nơi lý tưởng để các em phát triển toàn diện, phát huy tối đa khả năng của bản thân

1.1.3 Các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt

1.1.3.1 Nguyên tắc phát triển tư duy

Ngôn ngữ và tư duy của con người là hai phạm trùủ có mối liên hệ mật thiết, có sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và tư duy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ Ngôn ngữ là tiền đề và là điều kiện

để tư duy phát triển và ngược lại Mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đạy Tiếng Việt cho HS Tiểu học.

Trang 33

Mục tiêu đầu tiên của việc dạy Tiếng Việt ở tiểu học là góp phần hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, phát triển tư duy cho HS Điều này được thực hiện thông qua quá trình dạy học Tiếng Việt, quá

trình HS từng bước chiếm lĩnh Tiếng Việt văn hoá Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học Tiếng Việt, đồng thời ở HS cũng hình thành và phát triển

các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy

Để phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho HS, trong dạy học Tiếng Việt, người GV cần chú ý các yêu cầu cụ thê:

- Trong mọi giờ học đều phải chú ý rèn các thao tác tư duy Đó là các thao tác phân tích, so sánh, khái quát, tống hợp Đồng thời phải chú ý rèn luyện cho các em phẩm chất tư duy nhanh, chính xác và tích cực

- Phải làm cho HS thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ

- Phải tạo điều kiện cho HS nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết trong môi trường giao tiếp cụ thế và biết thể hiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ

1.1.3.2 Nguyên tắc giao tiếp (nguyên tắc phát triển lời nói)

Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học Tiếng Việt Dé hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, HS phải được hoạt động trong các môi trường giao tiếp cụ thể, đặc biệt là môi trường văn hoá ứng xử Chỉ có trong các môi trường giao tiếp, môi trường văn hoá ứng

xử, HS mới hiểu lời nói của người khác, đồng thời vận dụng ngôn ngữ sáng tạo để người khác hiểu được tư tưởng và tình cảm của các em Bởi lẽ, ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của một dân tộc, nhất là văn hóa ứng xử Thông qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản thân, gia

đình, lớp học, bạn bè theo mục đích nhất định, HS được luyện tập về các kĩ

năng ứng xử trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

Trang 34

Nguyén tac nay yéu cau:

- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS

- Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn Ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu như thế nào, câu ở trong đoạn trong bài ra sao

- Phải tổ chức hoạt động nói năng của HS để dạy Tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp đạy học chủ đạo ở tiêu học

1.1.3.3 Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HS

Khác với học các môn học khác, học Tiếng Việt, HS tiếp xúc với một đối tượng quen thuộc gắn bó với cuộc sống hàng ngày của các em Trước khi vào học ở nhà trường, HS đã sử dụng Tiếng Việt với hai loại hoạt động nói và nghe, các em đã có một vốn từ nhất định, làm quen với một số quy luật tạo lập lời nói Tiếng Việt một cách tự phát

Do vậy, yêu cầu thứ nhất khi đạy học Tiếng Việt là phải chú ý đến trình

độ vốn có của HS từng lớp, từng vùng miền khác nhau để định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học Yêu cầu thứ hai là phải phát huy tính chủ động của HS trong giờ học Tiếng Việt GV cần phải tạo điều kiện để HS hình thành lời nói hoàn chỉnh của mình trong các cuộc hội thoại, trong các hình thức học tập khác nhau: cá nhân, nhóm, lớp

1.1.3.4 Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nói

Nói và viết là hai dạng lời nói có quan hệ chặt chẽ trong việc hoàn thiện trình độ sử dụng ngôn ngữ của HS Lời nói dạng nói là cơ sở để hoàn

Trang 35

thiện lời nói dạng viết Lời nói dang viét là điều kiện để lời nói dạng nói phát

triển Do vậy, dạy học Tiếng Việt ở tiểu học phải chú ý rèn luyện cả hai dạng lời nói trên

1.1.3.5 Nguyên tắc kết hop day Tiéng Việt với dạy văn hoá và văn học

Về bản chất, kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy văn hoá và văn học là một phương hướng tích hợp trong dạy Tiếng Việt ở tiểu học Vận dụng nguyên tắc này, việc dạy Tiếng Việt ở tiểu học được định hướng như sau:

- Ngoài những ngữ liệu khác, ngữ liệu để dạy Tiếng Việt (các văn bản dạy Tập đọc, Tập viết, Chính ta, Luyện từ và câu ) được lựa chọn từ những tác phẩm văn học Trong số các bài có ngữ liệu là văn bản văn học, tỉ lệ bài thuộc thể loại văn xuôi cao hơn các thể loại khác Đó là các bài có nội dung văn học, văn hoá Việt Nam và thế gidi

- Trong quá trình dạy Tiếng Việt cần từng bước cho HS nhận biết cái chân, cái thiện, cái mĩ của văn học thông qua việc nhận biết giá trị thâm mĩ của các yếu tố ngôn ngữ trong bài văn Những nhận biết và cảm xúc đó sẽ là

cơ sở ban đâu của việc học văn ở bậc trung học sau này của HS

- Nhờ dạy Tiếng Việt tích hợp với dạy văn, HS được làm quen với một

số thuật ngữ (như tác phẩm, tác giả, nhân vật; thể loại tục ngữ, câu đố, ca dao, thơ, truyện ), được rèn luyện các kĩ năng cơ bản (như kể chuyện, tóm tắt chuyện, tìm đại ý, bố cục, nhận xét về nhân vật, về tác giả, tác phẩm, nêu cảm nghĩ, liên tưởng, phát hiện các biện pháp tu từ, phát hiện các chi tiết nghệ

Trang 36

- Kế thừa và phát huy những phương pháp và hình thức dạy học phát huy tính tích cực của người học đã được vận dụng trong dạy học Tiếng Việt

Theo nguyên tắc này, việc dạy học Tiếng Việt phải thể hiện tỉnh thần

chung là hướng vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS Hoạt động

học tập tiếng Việt của HS được hiểu là hoạt động giao tiếp, hoạt động trí tuệ được thế hiện ra bên ngoài bằng các hành động cụ thể có thể quan sát được, lượng hoá được (ví dụ: hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức, thảo luận, tranh luận, trò chơi học tập )

- Về hoạt động của HS trong giờ học theo phương pháp mới:

+ Hoạt động giao tiếp ( đặc thù của môn Tiếng Việt)

+ Hoạt động phân tích, tổng hợp, thực hành lí thuyết (như các môn học khác)

Các hình thức tố chức dạy học: HS làm việc độc lập, theo nhóm, theo lớp

- Về hoạt động của GV trong giờ học theo phương pháp mới:

+ Giao việc cho HS:

Cho HS trình bày yêu cầu của câu hỏi

Trang 37

Cho HS làm mẫu một phần bài tập

Cho HS tóm tắt nhiệm vụ học tập, đặn dò HS thực hiện bài tập

+ Kiểm tra HS:

Xem HS có làm việc không

Xem HS có hiểu công việc phải làm không

Cơ sở thực tiễn của đề tài này chính là thực trạng hoạt động rèn kĩ năng

tiếng Việt cho HS lớp hai trong buôi hai/ ngày Để có cơ sở điều tra thực

trạng năng lực tiếng Việt của HS, chúng tôi dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của từng nội dung dạy học

1.2.1 Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt

Trang 38

1.2 Từ vựng - Học thêm khoảng 300-350 từ ngữ, trong đó có một số

thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng

1.3.Ngữ pháp

- Nhận biết các từ chỉ người, vật, hành động, tính chất

- Nắm được cách đặt một số kiểu câu trần thuật đơn và

cách dùng các dấu chấm, phẩy, châm hỏi, chấm than

1.4 Văn học

- Biết phâ biệt văn xuôi, văn van

- Nhận biết các nhân vật trong truyện

- Nhận biết đoạn văn, khổ thơ

II Ki nang

2.1 Doc - Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại

hoặc một bài văn ngắn; bước đầu biết đọc thầm

- Hiểu được ý chính của đoạn

- Biết dùng mục lục sách giáo khoa(SGK) khi đọc

- Thuộc lòng một số bài văn vần trong SGK

phụ âm đầu, phụ âm cuối hay dấu thanh đo cách phát

âm địa phương; bước đầu biết cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; viết đúng chính tả một đoạn hoặc một bài trên đưới 50 chữ(tiếng) với hai hình thức tập chép và nghe — viết

Trang 39

- Viết được những đoạn văn, những bức thư ngắn

- Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay,

2.4 Nói mời, nhờ, yêu cau, chia vui, chia budn, đúng ngữ

điệu và đúng nghi thức khi gioa tiếp ở gia đình, trường

học hoặc nơi công cộng

- Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục đích nhất định

Qua khảo sát điều tra chúng tôi nhận thấy nhìn chung GV còn ngại lên

lớp buổi hai/ ngày, chưa tự tin với việc lựa chon nội dung, hình thức, phương pháp dạy học Hình thức dạy buồi 2 của một số GV nghèo nàn, chưa phong phú, chưa hấp dẫn, chưa tạo cho HS thích học và say học Một số tiết chưa dạy theo nhu cầu của HS: chưa giúp được HS yếu củng cố kiến thức, kỹ năng

Trang 40

HS giỏi chưa có nhiệm vụ riêng có tính chất nâng cao HS cá biệt chưa được quan tâm đúng mức nên nề nếp lớp học chưa nghiêm túc, không khí lớp học chưa sôi nổi HS chưa có hứng thú học tập, hiệu quả chưa cao Qua tìm hiểu chúng tôi thấy thực tế trên là do một số nguyên nhân sau:

Về phía GV

«

- GV hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “ Hướng dẫn day học 2

buổi/ngày” (Công văn số 7632/BGD&ĐT Ngày 29/8/2005) là không đưa

thêm nội dung, kiến thức mới vào buồi 2 mà chủ yếu là khai thác kiến thức đã

có trong SGK, củng cố và rèn luyện các kiến thức kĩ năng đã học Vậy là trong dạy học buổi 2 GV chưa mạnh dạn đưa các loại bài phù hợp với từng đối tượng HS

- Do hoạt động dạy học buổi 2/ngày không có chương trình cũng như sách hướng dan dé GV tham khảo nên để thiết kế được những giáo án buổi 2 thực sự phù hợp với các đối tượng HS và phương pháp dạy học phong phú đòi hỏi GV phải thực sự dày công Trong khi đó, cường độ lao động của GV tiểu học cao, thời gian hạn chế( GV đổi dạy lên đến 10 buổi/tuần, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động các đoàn thể, a Điều này dẫn đến việc GV không

có điều kiện tiếp cận thông tin mới, nghiên cứu các tài liệu để nâng cao chất lượng của giáo án cho buôi hai/ ngày

- Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã chỉ đạo mạnh mẽ sát

sao về vấn đề tự chủ trong dạy học GV đã linh hoạt, chủ động chọn nội dung,

thời lượng, phương pháp Thế nhưng không tránh khỏi một số buổi 2, các tiết

tự chọn, năng khiếu được cơ cấu cứng nên việc điều chỉnh thời lượng một số

tiết không thực hiện được

Về phía HS

Ngày đăng: 17/10/2014, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w