1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông

96 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

- Nêu được sự khác biệt về bắt nạt và nhận thức bản thân giữa nam và nữ, giữacác cấp học, các lớp học, các vùng miền, các trường học khác nhau.. như: cô lập một người trong nhóm, loan ti

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Giả thuyết nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

6 Thời gian và địa bàn nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Dự kiến kết quả nghiên cứu 6

9 Kế hoạch nghiên cứu 7

10 Cấu trúc của khóa luận 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

1.1.1 Các nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt 9

1.1.2 Nghiên cứu về nhận thức bản thân 12

1.2 Các khái niệm liên quan 13

1.2.1 Bắt nạt và bị bắt nạt 13

1.2.2 Nhận thức bản thân 23

1.2.3 Mối liên quan giữa bị bắt nạt và nhận thức bản thân 27

1.3 Một số đặc điểm đặc trưng của học sinh trung học phổ thông 30

1.3.1 Đặc điểm phát triển thể lực 30

1.3.2 Đặc điểm nhận thức và sự phát triển tự ý thức 31

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT VÀ NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH 34

Trang 2

2.1 Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu 34

2.2 Quy trình thu thập dữ liệu 37

2.3 Những thống kê sơ bộ 38

2.4 Phân tích kết quả nghiên cứu 41

2.4.1 Hiện tượng bị bắt nạt qua thang đo bắt nạt 41

2.4.2 Nhận thức bản thân qua thang đo CATS 57

2.4.3 Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh 69

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BẮT NẠT VÀ GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH 73

3.1 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục 74

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 74

3.1.2 Thống nhất giữa giáo dục ý thức, thái độ và hành vi 74

3.1.3 Tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu cao 74

3.1.4 Chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm cá biệt của các em 75

3.1.5 Phối hợp các lực lượng giáo dục và thống nhất yêu cầu giáo dục 75

3.1.6 Giáo dục cần hướng trung tâm vào học sinh và phải chuyển hóa thành tự giáo dục 75

3.2 Một số biện pháp giáo dục cải thiện tình trạng bắt nạt và giúp nâng cao nhận thức bản thân ở học sinh 75

3.2.1 Cần quan tâm các em nhiều hơn 75

3.2.2 Biết cách lắng nghe 77

3.2.3 Dạy các em cách ứng phó khi bị bắt nạt 78

3.2.4 Giáo dục bằng các hoạt động tập thể 79

3.2.5 Chú trọng giáo dục kĩ năng sống 80

Trang 3

3.2.6 Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm 80

3.2.7 Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC 88

Trang 4

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số phiếu đạt yêu cầu và số phiếu không đạt yêu cầu 36

Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ phần trăm học sinh điều tra ở 3 trường trung học phổ thông 37

Biểu đồ 2.3 Tỉ lệ phần trăm học sinh nam và nữ 37

Biểu đồ 2.4 Tỉ lệ học sinh 3 khối lớp 10 – 11 – 12 37

Biểu đồ 2.5 Tỉ lệ phần trăm học lực của học sinh 38

Biểu đồ 2.6 : Tỉ lệ phần trăm học sinh bị bắt nạt ở 4 mức độ 43

Biểu đồ 2.7 Tỉ lệ phần trăm học sinh bị bắt nạt ở các hình thức khác nhau 48

Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ phần trăm bắt nạt ở nam và nữ về từng lĩnh vực bắt nạt. 49

Biểu đồ 2.9 Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ 51

Biểu đồ 2.10 Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp 52

Biểu đồ 2.11 Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường trung học phổ thông dân lập và trung học phổ thông công lập 55

Biểu đồ 2.12 Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở 3 cấp học 57

Biểu đồ 2.13 Điểm trung bình của các lĩnh vực nhận thức do bắt nạt gây nên 66

Biểu đồ 2.14 Sự khác nhau về nhận thức của nam và nữ ở các nhóm nhận thức 67

Biểu đồ 2.15 Điểm trung bình thang đo bắt nạt tổng và nhận thức tổng 68

Trang 5

DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Số lượng và tỉ lệ trẻ bị bắt nạt ở các hình thức và mức độ khác nhau 40 Bảng 2.2 Tương quan giữa các thang đo và tiểu thang đo 41 Bảng 2.3 Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt khi so sánh với một số ý nghĩ tiêu cực 42 Bảng 2.4 Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về các mối quan hệ 44 Bảng 2.5 Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về thể chất 45 Bảng 2.6 Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về sở hữu 46 Bảng 2.7 Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về giá trị nhân phẩm 47 Bảng 2.8 Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam

và nữ 50 Bảng 2.9 Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp 52 Bảng 2.10 Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các trường 53

Trang 6

Bảng 2.11 Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường trung học phổ thông dân lập và trung học phổ thông công lập 54 Bảng 2.12: Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở học sinh thành phố và học sinh nông thôn 56 Bảng 2.13: Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở 3 cấp học 57 Bảng 2.14 Tương quan giữa ngoại hình và kinh tế với hiện tượng bắt nạt .58 Bảng 2.15 Nhận thức về những ý nghĩ thù địch (Số lượng và tỉ lệ phần trăm

%) 59 Bảng 2.16 Nhận thức về những thất bại của bản thân (Số lượng và tỉ lệ phần trăm) 61 Bảng 2.17 Nhận thức về những mối đe dọa từ xã hội hoặc môi trường xung quanh (Số lượng và tỉ lệ phần trăm) 62 Bảng 2.18 Nhận thức về những mối đe dọa về thể chất (Số lượng và Tỉ lệ phần trăm) 64 Bảng 2.19 Điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm chọn đáp án thường xuyên và luôn luôn ở các câu hỏi trong 4 thang đo nhận thức 65 Bảng 2.20 Sự khác nhau về nhận thức của nam và nữ ở các nhóm nhận thức 66 Bảng 2.21 Sự khác nhau về nhận thức của 3 khối lớp ở các nhóm nhận thức 68 Bảng 2.22 Sự khác nhau về nhận thức của 3 trường trung học phổ thông ở các nhóm nhận thức 69 Bảng 2.23 Sự khác nhau về nhận thức của 3 cấp học ở các nhóm nhận thức .70

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bắt nạt là hành vi cố ý gây tổn thương về mặt tinh thần hay thể xác diễn ratrong một mối quan hệ Bắt nạt được xem là vấn đề nghiêm trọng về mặt cánhân, xã hội và học đường, ảnh hưởng tới số lượng không nhỏ học sinh Hiệntượng bắt nạt có thể khiến môi trường học đường kém thân thiện, thậm chí kém

an toàn cho học sinh Bắt nạt cũng có thể có những hậu quả lâu dài, cho cả nạnnhân (học sinh bị bắt nạt) và thủ phạm (học sinh đi bắt nạt) Ở độ tuổi từ 9 đếndậy thì, nhận thức phát triển mạnh mẽ và phân thành hai loại chính là nhận thứctích cực và nhận thức tiêu cực ngày càng rõ rệt (Harter, 1990) Các nghiên cứutrước đây đã cho thấy mối liên hệ rõ rệt giữa việc bị bắt nạt và sự phát triển củacác mẫu nhận thức tiêu cực về bản thân ở độ tuổi 9 đến dậy thì (ví dụ như nghiêncứu của Cole, Maxwell, Dukewich, & Yosick, 2010 trên trẻ em Mỹ; nghiên cứucủa Phạm Thị Ánh & Nguyên Thị Si, 2011 trên trẻ em Việt Nam) Tuy vậy chưa

có nghiên cứu về mối liên hệ này ở vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là lứatuổi sau dậy thì (khoảng 15 đến 18 tuổi)

Nhận thức bản thân có thể được định nghĩa là một hệ thống phức tạp, năngđộng, có tính tổ chức về những niềm tin, thái độ và quan niệm học được Ví dụmột đứa trẻ tin mình là vô dụng, đứa trẻ đó sẽ nghĩ rằng mình không thể tự làmđược gì, và chỉ tập trung vào những điểm yếu và thất bại của mình, và phủ nhậnnhững gì mình làm được Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bị bắt nạt có mốiquan hệ chặt chẽ tới nhiều loại hình nhận thức khác nhau Cụ thể là, bắt nạt cóliên hệ với những sự gán ghép tiêu cực đối với nạn nhân của nó Khi một đứa trẻ

bị trêu chọc, và thủ phạm liên tục dùng những lời lẽ hoặc ám chỉ nạn nhân như làmột kẻ xấu xa, yếu, điên, hâm, đần độn, ngu dốt, ngớ ngẩn v.v, từ đó sẽ ảnhhưởng tới cách nạn nhân nhìn nhận về chính bản thân mình Trong trường hợp

Trang 8

này, nhận thức tiêu cực sẽ tăng lên và nhận thức tích cực giảm xuống Các kếtquả nghiên cứu cắt dọc hoặc cắt ngang (dài hạn) đều chứng minh mối liên hệtrên là đúng (Callaghan and Joseph, 1995; Neary & Joseph, 1994; Graham andJuvonen, 1998) [12, tr 5].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh thực trạng trẻ bị bắt nạtcũng như những hậu quả tiêu cực của nó Còn ở Việt Nam, gần đây, các phươngtiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về rất nhiều trường hợp những học sinh

bị bạn bè cùng trang lứa đánh đập hành hung như báo Dân trí (dantri.com.vn)

ngày 01/04/2009 có bài viết “Bị đánh tập thể, một nữ sinh ngất xỉu” Không chỉ

đơn thuần bắt nạt, đánh đập, hành hung bạn mà những kẻ bắt nạt còn quay lại

những hình ảnh bắt nạt để tung lên mạng, ngày 12/03/2010 có bài viết: “Thêm một clip học sinh bị bạn hành hung dã man”, “Sốc với clip nữ sinh đánh đập xé

áo bạn trên phố” Học sinh bị bắt nạt có thể hình thành ý định trả thù, và khi trả

thù thì rất khốc liệt, đã để lại những hậu quả đáng tiếc như trên trang Pháp luật

của báo Tiền phong (tienphong.vn) ngày 23/02/2008 có đưa vụ án “Học sinh lớp

12 nhờ côn đồ đâm chết bạn học”; trên báo điện tử VnExpress - tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ngày 30/09/2009 có bài viết “Học sinh đâm chết bạn vì bị bắt nạt”; trên báo vtc (vtc.vn) ngày 02/09/2010 cũng có bài viết tương tự “Bị bắt nạt, nữ sinh lớp 10 rút dao đâm chết bạn” Hình thức bắt nạt rất đa dạng, ngoài

những hành vi đánh đập, hành hung mà còn có rất nhiều hình thức bắt nạt khácnhư tẩy chay, cô lập, nói xấu sau lưng, lấy trộm đồ hay bóc lột tiền bạc và tài sảncủa người bị bắt nạt Trên báo Dân trí (dantri.com.vn) ngày 03/05/2011 có bàiviết về việc con bị trấn lột cả năm mà bố mẹ không biết

Còn rất nhiều thông tin khác từ nhiều nguồn khác nhau, đều cho thấy mộtthực tế là học sinh bị bắt nạt và sự nhận thức về việc đó chưa tốt nên đã gây ranhững hậu quả nghiêm trọng Trước thực tế đó, Bộ giáo dục đã yêu cầu các Sở

Trang 9

báo cáo về bạo lực học đường Trên báo Dân trí thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo

Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu rằng: “Khi xem clip nữ học sinh đánh nhau trên báo Dân trí tôi thực sự rất choáng và thấy quá ghê sợ với hình ảnh phản giáo dục này… Tôi rất sốt ruột và đã yêu cầu Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cần điều tra ngay xem ở trường nào và nhờ công an vào cuộc” [12, tr.5].

Thông qua một vài dẫn chứng được nêu ở trên, có thể nói, bắt nạt đã vàđang là vấn đề nóng hổi, thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và xã hội

Với những lí do trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Quan hệ giữa hiện

tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông”

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Tìm hiểu hiện trạng học sinh bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa

2.2 Tìm hiểu cách học sinh nhìn nhận về bản thân mình thông qua thang đonhận thức

2.3 Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinhtrung học phổ thông

2.4 Đưa ra một số khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần - tâm

lý trẻ em trong trường học

3 Giả thuyết nghiên cứu

3.1 Hiện tượng học sinh bị bắt nạt có tồn tại ở học sinh trung học phổ thông vàdưới các hình thức khác nhau

3.2 Việc bị bắt nạt có liên quan một cách có ý nghĩa với nhận thức tiêu cực vềbản thân

3.3 Có sự khác nhau về hiện tượng bắt nạt và nhận thức bản thân giữa nam và

nữ, giữa các cấp học, các lớp học, các trường học, vùng miền khác nhau

Trang 10

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức và bắt nạt ởhọc sinh, bao gồm các khái niệm bắt nạt, khái niệm nhận thức; thực trạng bắt nạt

và nhận thức về bản thân ở học sinh; mối liên hệ giữa bắt nạt và nhận thức

4.2 Dùng Thang đo bắt nạt của các tác giả Mynard và Joseph và thang đo nhậnthức bản thân ở trẻ em (CATS) để điều tra trên 393 học sinh trung học phổthông

4.3 Tập hợp và xử lý số liệu dùng phần mềm SPSS, từ đó phân tích kết quảnghiên cứu

4.4 Đưa ra những khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm lý họcđường

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa hiện tượng bắt nạt và nhận thức

bản thân ở học sinh trung học phổ thông

5.2 Khách thể nghiên cứu: 393 học sinh từ 3 trường trung học phổ thông

- Trường trung học phổ thông Tây Hồ - Hà Nội

-Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội

-Trường trung học phổ thông Thuận Thành số I – Huyện Thuận Thành – TỉnhBắc Ninh

6 Thời gian và địa bàn nghiên cứu

6.1 Thời gian: Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2011.

6.2 Địa điểm: Trường trung học phổ thông Tây Hồ - Hà Nội; Trường trung học

phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội; Trường trung học phổ thông ThuậnThành số I – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh

Trang 11

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu

sẵn có từ các giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học, các luận văn,luận án, các trang web của các tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các trườngđại học

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thang đo bắt nạt của Mynard và

Joseph (2000), thang đo nhận thức CATS (Children’s Automatic ThoughtsScale) của Schniering và Rapee (2002)

7.2.1 Để đo mức độ bị bắt nạt ở học sinh, tác giả dùng thang đo của Mynard

và Joseph (2000) Thang đo này được dịch ra tiếng Việt bởi một người Việt giỏitiếng Anh và được xem và chỉnh sửa cho lại bởi một người Mỹ giỏi tiếng Việt.Một số câu trong bảng hỏi như “Bảo bạn khác không chơi với tôi nữa”, hay “Nóixấu tôi với người khác”, hay “Đấm tôi” (xem phụ lục) mô tả những hành vi bắtnạt Phương án trả lời bao gồm 4 mức độ, tương ứng với điểm đánh giá thang 4là: 0 = "Không bao giờ", 1= "Đôi khi", 2 = "Thường xuyên", 3 = "Luôn luôn".Phiên bản mà tác giả sử dụng để phân tích bao gồm 20 câu, bao trùm 4 lĩnh vực :(1) Bắt nạt về các mối quan hệ; (2) Bắt nạt về thể chất/cơ thể; (3) Bắt nạt về sởhữu; (4) Bắt nạt về giá trị, hay hạ thấp giá trị nạn nhân Trong nghiên cứu này,

hệ số alpha Cronbach cho toàn bộ thang đo 20 câu là 0.825, ở mức rất phù hợp,cho thấy thang đo này có đủ độ tin cậy để đo hiện tượng trẻ bị bắt nạt

7.2.2 Thang đo suy nghĩ tự động ở trẻ em (The Children's Automatic Thoughts Scales - CATS) của các tác giả Shniering và Rapee (2002) là một

bảng hỏi tự thuật được thiết kế nhằm mục đích đánh giá nhận thức tiêu cực vềbản thân ở trẻ em và thanh thiếu niên Thang đo này cũng được dịch ra tiếngViệt bởi một người Việt giỏi tiếng Anh và được xem và chỉnh sửa cho lại bởimột người Mỹ giỏi tiếng Việt Thang đo yêu cầu trẻ đánh giá mức độ thường

Trang 12

xuyên (tần suất) những suy nghĩ trong tuần qua Phiên bản mà tác giả sử dụngcho nghiên cứu này bao gồm 40 câu Phương án trả lời cho mỗi câu bao gồm:0=Hoàn toàn không, 1=Thỉnh thoảng, 2=Khá thường xuyên, 3=Thường xuyên,4=Luôn luôn) Thang đo CATS tính điểm toàn bộ thang đo cũng như từng lĩnhvực nhận thức Có 4 tiểu thang đo là: (1) Những đe dọa cá nhân; (2) Những đedọa từ xã hội hoặc từ môi trường bên ngoài; (3) Những thất bại của bản thân và(4) Những ý định thù địch Trong nghiên cứu này, hệ số alpha Cronbach củatoàn bộ bảng hỏi 40 câu là 0.942, cho thấy độ tin cậy phù hợp của bảng hỏi.

7.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng xác suất thống kê: Sử dụng

phần mềm Excel để nhập dữ liệu và phần mềm SPSS để phân tích Ngoài cácphân tích thống kê thông dụng như phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bìnhcòn dùng ANOVA để phân tích và so sánh các nhóm Đồng thời sử dụng tươngquan (correlations) để tìm hiểu mối quan hệ giữa các thang đo và tiểu thang đo,

và một số mối quan hệ khác

8 Dự kiến kết quả nghiên cứu

- Nêu được mối quan hệ giữa thang đo bắt nạt, các tiểu thang đo bắt nạt vớithang đo nhận thức tiêu cực ở bản thân và các tiểu thang đo nhận thức

- Nêu được sự khác biệt về bắt nạt và nhận thức bản thân giữa nam và nữ, giữacác cấp học, các lớp học, các vùng miền, các trường học khác nhau

- Đưa ra được tỉ lệ học sinh bị bắt nạt ở từng hình thức, ở từng mức độ và tỉ lệhọc sinh có nhận thức tiêu cực ở từng lĩnh vực

- Cuối cùng, đưa ra được những khuyến nghị trong công tác chăm sóc sức khỏetâm lý học đường

9 Kế hoạch nghiên cứu

Dự kiến đề tài được thực hiện trong vòng 9 tháng kể từ tháng 9 năm 2010

Trang 13

Nội dung công việc Thời gian dự kiến

Nghiên cứu lý luận:

- Thu thập các bài báo, các công trình

nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án

có liên quan đến hiện tượng bắt nạt ở học

sinh

- Nghiên cứu các tư liệu sách giáo trình,

sách tham khảo và tư liệu điện tử về cơ sở

lý luận của vấn đề nghiên cứu

Từ 05/ 09/ 2010 đến 30/ 12/ 2010

Xây dựng đề cương khóa luận và viết

chương cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

nguyên nhân và đưa ra những giải pháp

Trang 14

3 Chương 2: Nghiên cứu thực trạng bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh

4 Chương 3: Một số biện pháp giáo dục cải thiện tình trạng bắt nạt và giúp nângcao nhận thức bản thân ở học sinh

5 Kết luận và khuyến nghị

6 Tài liệu tham khảo

7 Phụ lục

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt

Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu đến hiện tượng bắtnạt từ thập niên 70, với nghiên cứu đầu tiên của Tiến sĩ Dan Olweus, một nhàkhoa học Na Uy, được xem như người mở đường và là “cha đẻ” của các nghiêncứu về vấn đề bắt nạt và ngược đãi Olweus định nghĩa theo một cách chung

nhất, bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân” Đa số bắt nạt xảy ra ở những

học sinh có vẻ ngoài không hề bộc lộ một sự khiêu khích hay xúi giục [2] Trongcuốn sách “Bắt nạt ở trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì”(1993), tiến sĩ Olweus đã chỉ ra đặc điểm của phần lớn những học sinh có thể làngười đi bắt nạt và đặc điểm của những học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bịbắt nạt

Năm 2001 một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ tâm lý Tonja Nansel

và đồng nghiệp chỉ ra rằng trong số hơn 15000 học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10

có khoảng 17% học sinh cho biết các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắtnạt trong cả năm học Gần 19% cho rằng các em thỉnh thoảng hoặc thườngxuyên bắt nạt các bạn khác và 6% nói rằng họ vừa đi bắt nạt người khác vừa lànạn nhân của bắt nạt Rõ ràng là trẻ trai bắt nạt người khác nhiều hơn trẻ gái, vàmột tỉ lệ lớn các bé gái – khoảng 50% - nói rằng chúng thường bị bắt nạt bởi cácbạn trai Mặc dù bắt nạt là một vấn đề lớn giữa những cậu con trai, nhưng nócũng xảy ra tương đối nhiều giữa các cô gái Bắt nạt về mặt thể chất ít phổ biếngiữa các cô gái hơn, họ thường dùng những cách quấy rầy xảo quyệt và gián tiếp

Trang 16

như: cô lập một người trong nhóm, loan tin đồn trong một thời gian dài, lôi kéocác bạn bè khác đứng về phía họ…Một vài hình thức bắt nạt khác đôi khi cũnggây tai hại và sầu não như các hình thức công kích trực tiếp và công khai.

Những nghiên cứu gần đây càng cho thấy sự phức tạp và mối nguy hại củanhững hành vi bắt nạt ở tuổi học trò Khoảng 22,6% trẻ mẫu giáo bị bắt nạt từmức độ trung bình đến nặng, khoảng 10% trẻ từ 8 đến 12 được bạn cùng lớpxem là “nạn nhân thường xuyên” của bắt nạt (Brock, 2005) Bắt nạt không chỉgây hậu quả xấu cho nạn nhân trong thời điểm bị bắt nạt (Claghan & Joseph,1995); Olweus, 1993, 1997; Rigby, 1998; Slee, 1996), mà còn gây hậu quả vềmặt phát triển cảm xúc sau này của trẻ (Kochenderfer & Ladd, 1996; Olweus,2001) Bắt nạt đã làm cho môi trường học tập trở nên không an toàn Nhiều emcảm thấy sợ hãi khi đi đến trường và ở trường tới mức các em nghỉ học ít nhấtmột lần trong tháng 56% nam và 33% nữ cho biết là các em sợ hãi khi trở thànhnạn nhân của bạo lực học đường 16% nữ và 21% nam đem vũ khi đi để phòng

vệ Chính những nỗi sợ hãi về bạo lực học đường đã thúc đẩy các em làm nhưvậy (Noaks & Noaks 2000)

Nạn nhân của bắt nạt và bạo lực học đường bị ảnh hưởng cả về mặt học tậplẫn xã hội Nạn nhân thường có điểm tự đánh giá bản thân thấp hơn và mức độ lo

âu và trầm cảm cao hơn so với nhóm không phải là nạn nhân (Gilmartin) Nạnnhân không chỉ bị tấn công mà cách em cũng bị cô lập với các bạn (Bulack,Fulbright and Williams 2003) Là nạn nhân bạo hành cũng có nhiều khả năng sẽtrở thành người bạo hành trong tương lai (Osofsky 2001)

Brockenbrough (2002) nghiên cứu về nạn nhân bị bạo hành, nghiên cứu chothấy những sinh viên vừa bị bạo hành vừa có thái độ hung dữ (hung tính) cónhiều hành vi có nguy cơ cao nhất so với bạn cùng lứa Hành vi có nguy cơ như:

Trang 17

sở hữu vũ khí, sử dụng rượu và thuốc phiện, tham gia vào băng nhóm và đánhnhau ở trường

Bắt nạt học đường cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế Phínày bao gồm: chăm chữa về tinh thần và thể chất, phí công an, tài sản bị hư hại,phí bắt giữ, phí cai nghiện, phí do bỏ học và lớn lên không có việc… (Bagley &Pritchard, 1998)

Bắt nạt có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần: Trong các mẫu chọn học sinhtrung đã kiểm tra tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ bị bắt nạt cao và liên quan đếnbiểu hiện của trầm cảm Sự tiếp tục trải nghiệm bạo lực và căng thẳng trong các

mối quan hệ xã hội sẽ dẫn đến các biểu hiện tâm thần (Sabuncuoğlu, O;

Ekinci, Ö; Bahadir, T; Akyuva, Y; Altinöz, E; Berkem, M, 2006) Thanhthiếu niên nam là nạn nhân của bắt nạn cùng lứa trải nghiệm mức độ stress và lolắng cao Các em cho rằng môi trường trường học của các em không an toàn và

sợ có bạo lực học đường (Reuter-Rice, Karin Eve, 2006)

Ngoài những hậu quả về mặt xã hội như bị cô lập, bị loại khỏi nhóm bạn,

và hậu quả học tập như học giảm sút, ít tham gia hoạt động trường lớp (Ross,2006) Bắt nạt có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt cảm xúc và nhậnthức ở nạn nhân, như cô đơn, lo âu, trầm cảm, thu mình, kém tự tin

Tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh ngày càng là vấn đề bức xúccủa xã hội, nên được nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu

Từ việc phát hiện ra những hậu quả nghiêm trọng của bắt nạt đã khiến cho cácnhà tâm lý học và giáo dục học nhận thấy cần tìm ra những nguyên nhân gây rahiện tượng bắt nạt, từ đó sẽ đề xuất những giải pháp giảm thiểu hiện tượng bắtnạt Çetinkaya và cộng sự (2009) cho rằng: điều kiện kinh tế gia đình có liênquan đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh Trong số trẻ em

bị bắt nạt, tỷ lệ trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn cao hơn trẻ em có điều kiện

Trang 18

kinh tế khá Bắt nạt cũng có mối liên hệ có ý nghĩa với mức sống, tuổi, nghềnghiệp của cha, số anh chị em trong gia đình.

Những nét đặc biệt ở hình dáng của một số học sinh cũng là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến sự bắt nạt Robinson, Sabrina cho rằng: thừa cân vàbéo phì là nạn nhân của bắt nạt hay trêu ghẹo Thanh thiếu niên béo phì có nguy

cơ là nạn nhân của bắt nạt cao bởi vì những bạn cùng lứa nhìn nhận họ như một

sự khác biệt và người không ai ưa

Hiện nay, bạo lực học đường nói chung và tình trạng bắt nạt giữa học sinhvới học sinh nói riêng đang trở thành vấn đề trăn trở của các nhà quản lý giáodục cũng như các nhà tâm lý học Việt Nam Tình trạng đó được các phương tiệnthông tin đại chúng phản ánh rất nhiều Trong khi đó, những nghiên cứu có tínhchất hệ thống, bằng các phương pháp khoa học về vấn đề này còn quá hạn chế Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XH&NV, ĐHQG

HN thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội)

về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại Cụ thể, cóđến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy rahiện tượng nữ sinh đánh nhau Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rấtthường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên [9, tr 4].Kết quả khảo sát khác của Nguyễn Văn Tường (2010) - Trung tâm Nghiêncứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện), nghiên cứu về bạo lựchọc đường cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừanhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác Đáng chú ý, hầu hếtnhững chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học,

và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học.Việc nữsinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh Chính vì vậy, khiđược hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến

Trang 19

45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được;

và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh Trong

số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạolực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm củamọi người đối với con gái Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lựckhông gây ra hậu quả gì [9, tr 5]

Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (BộGD-ĐT) cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến năm

2010 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia bắt nạt, đánh nhau và bị xử lý kỷluật

Về vấn đề can thiệp bắt nạt học đường, nghiên cứu của tiến sĩ Olweus là

cơ sở để triển khai chương trình phòng chống bắt nạt một cách toàn diện trongcác trường học nhằm làm giảm thiểu và ngăn chặn bắt nạt trong học sinh tiểuhọc, trung học cơ sở và trung học phổ thông Là một phần trong sáng kiến củachính phủ, chương trình này sẽ được phổ biến cho tất cả các trường công lập ở

Na Uy Hiện tại một số lượng lớn các trường học ở Mỹ đang sử dụng chươngtrình này Qua hơn 20 năm thực hiện chương trình này đã đem lại kết quả tíchcực như số lượng học sinh bắt nạt và bị bắt nạt giảm rõ rệt (30-50%), tương tựnhư kết quả thu được từ các nghiên cứu khác; tỉ lệ học sinh có hành vi chống đối

xã hội như ăn cắp vặt, phá hoại, say rượu/nghiện rượu và trốn học giảm đáng kể;

sự cải thiện đáng kể trong “môi trường xã hội” lớp học, như phản ánh của họcsinh về sự tiến bộ trong việc giữ trật tự và kỷ luật, tích cực hơn trong các mốiquan hệ bạn bè, và có thái độ tốt đối với các hoạt động của trường; và những cảithiện trong sự hài lòng của học sinh với cuộc sống học đường

Những nỗ lực khác nhằm phòng ngừa bắt nạt được miêu tả trong cuốnsách do ba người có đóng góp lớn trong lĩnh vực này làm chủ bút là tiến sĩ Peter

Trang 20

Smith, Mỹ, tiến sĩ Debra Pepler, Canada, và tiến sĩ Kenneth Rigby (2004),Australia: “Bắt nạt học đường: Làm thế nào để có thể can thiệp thành công?”

1.1.2 Nghiên cứu về nhận thức bản thân

Khả năng nhận thức của con người không giống nhau ở mọi độ tuổi Nóikhác đi, khả năng nhận thức của con người không được hoàn thiện trong ngàymột ngày hai nhưng nó diễn ra theo một tiến trình phát triển nào đó Đại diệntiêu biểu của Tâm lý học nhận thức là Jean Piaget (1896 - 1980), nhà khoa học vĩđại người Thuỵ Sỹ Ông là một nhà tâm lý học tiêu biểu nhất của mọi thời đại,ông đã đi từ nghiên cứu Sinh vật học qua tâm lý học rồi đến tâm lý học nhậnthức Theo Piaget, khả năng nhận thức của con người phát triển ngang qua các

độ tuổi Tùy vào mỗi một chặng phát triển mà con người đạt đến những hình thái

tư duy và nhận thức khác nhau và ông gọi đây là lý thuyết về sự phát triển nhậnthức Cụ thể, ông chia tiến trình phát triển khả năng nhận thức này thành bốngiai đoạn chính là giai đoạn giác động (sensorimotor stage) từ 0 – 2 tuổi; giaiđoạn tiền tư duy (preoperational thought stage) từ 2 – 7 tuổi; giai đoạn tư duy cụthể (concrete-operational thought stage), 7 – 12 tuổi; giai đoạn tư duy trừu tượng(formal-operational thought stage) từ 12 tuổi trở lên Nhận thức của các em ngàymột hoàn thiện hơn, ở mức độ cao hơn

Tiếp sau Piaget cũng có một số nhà tâm lý học khác nghiên cứu về nhậnthức Ở độ tuổi từ 9 đến dậy thì, nhận thức phát triển mạnh mẽ và phân thành hailoại chính là nhận thức tích cực và nhận thức tiêu cực ngày càng rõ rệt (Harter,1990) Nhận thức tiêu cực đặc biệt được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu bởi nó

có liên quan mật thiết tới sự phát triển của các rối loạn về khí sắc, đặc biệt làtrầm cảm Một trong những cơ chế dẫn tới trầm cảm là do người bệnh có nhậnthức tiêu cực về bản thân mình, cho rằng mình là người vô dụng, là người xấu

xa, kém cỏi, hoặc là kẻ thua cuộc Đánh giá và nhận xét tiêu cực từ người khác

Trang 21

có thể dẫn tới nhận thức tiêu cực ở bản thân, trong đó việc bị bạn khác thườngxuyên trêu chọc, bắt nạt có thể dẫn tới nhận thức tiêu cực về bản thân ở học sinh[19].

1.2 Bắt nạt và nhận thức bản thân

1.2.1 Bắt nạt và bị bắt nạt

Bị người khác bắt nạt xảy ra với tất cả mọi người ít nhất là một lần trongcuộc đời Và việc bắt nạt ở tuổi học trò là chuyện xảy ra thường xuyên Hiệntượng bắt nạt và bị bắt nạt đang được quan tâm nhiều hơn bởi trẻ em ngày càngđược gia đình và xã hội quan tâm chăm sóc, hơn nữa những vụ việc liên quanđến bạo lực và gây hấn trong học đường gần đây có xu hướng càng nghiêmtrọng Nhiều trường hợp được báo chí phản ánh gần đây đã nói lên điều đó, như

em Q.V nhỏ bé nên thường bị bạn trong lớp xô đẩy, đánh Nếu mách cô thì cácbạn nói là đùa Q.V mách bố mẹ, khi gia đình làm việc với nhà trường, các emphải làm bản tường trình Nhưng một thời gian sau ban giám hiệu mời phụhuynh vào trường vì Q.V đánh bạn Lúc ấy gia đình mới biết sau khi làm tườngtrình, các bạn lại càng xô đẩy Q.V nhiều hơn Cho đến lúc em quyết định đánhlại bạn vì không chịu đựng nổi Một ví dụ khác là em Đ ở trường THPT N.T.N.(Q.9 TP HCM) Trong một lần đá bóng, Đ xảy ra mâu thuẫn với P, "đại ca" củatrường nội trú Từ đó, cậu học sinh này thường xuyên phải hứng chịu những trậnđòn và hăm dọa của "đàn anh" Tức giận vì nhiều lần bị P đánh chửi, Đ giấu mộtcon dao trong người định bụng sẽ đâm lại người này nếu tiếp tục bị đánh Mộtlần bị P đánh, tức giận, Đ rút dao đâm hai nhát vào hông P khiến P chết ngay sau

đó Hay trường hợp của em V V.P 15 tuổi ở Nghệ An chỉ là trêu đùa mà đã vôtình bóp cổ dẫn đến hại chết bạn Ngoài những trường hợp bị bắt nạt về thân thểthì những trường hợp bị bắt nạt về sở hữu cũng được báo chí đưa lên và hậu quảcủa nó không kém phần nghiêm trọng như trường hợp của H - học sinh lớp 8,

Trang 22

một hôm mẹ H cần tiền nên lấy con heo tiết kiệm cả năm ra thì thật bất ngờ: heotrống trơn Mẹ H tra hỏi mãi, cuối cùng H thú nhận là đã lấy tiền để cống nạpcho một bạn gái trong lớp Tìm hiểu, mẹ H mới biết con gái mình đã bị trấn lộthơn… một năm nay Thậm chí H đã lấy cắp cả nhẫn cưới của mẹ để bán lấy tiềncống nạp Người bạn trong lớp là một bạn gái nhỏ bé, nhưng đã nói với H rằng

có anh trai đi tù, mẹ bán ma tuý, có người thân là băng xã hội đen Thế nên H rất

sợ, phải đáp ứng yêu cầu

Bắt nạt có thể bao gồm ít nhất ba đặc điểm: (1) Cố ý gây hại cho người bịbắt nạt; (2) Hành vi được lặp đi lặp lại, vì thế nên thường làm cho nạn nhân sợsệt và lo lắng thường xuyên; (3) Và luôn có sự chênh lệch về quyền lực Kẻ bắtnạt thường to lớn hơn, đông hơn về số lượng, khéo léo nhanh nhẹn hơn, học giỏihơn, đến từ gia đình giàu có thế lực hơn

Có nhiều hình thức bắt nạt như đánh đập hành hung; lấy cắp hoặc hủyhoại tài sản; mắng chửi, sỉ nhục, đe dọa, tống tiền, vu oan; tẩy chay, cô lập; vàgần đây nhất là bắt nạt qua điện thoại, tin nhắn, email, hay bôi nhọ danh dự trênmạng [12, tr 9]

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy bất cứ trẻ nào cũng có thể bị lôi kéo vàonhững vụ bắt nạt, bất kể là là nam hay nữ, học giỏi hay kém Các nghiên cứu chothấy, những đối tượng “lạc lõng” trong tập thể lớp thường là đối tượng của bắt

Trang 23

nạt, ví dụ là một trong vài nam trong lớp toàn nữ, là con nhà giàu trong lớp toàngia đình có kinh tế trung bình, xinh và luôn ăn mặc diện, nổi trội trong lớp, hay

học rất giỏi trong khi các bạn khác học bình thường [12, tr 11].

Thường thì những em bị bắt nạt là những em yếu đuối về thể chất, rụt rènhút nhát, không có kỹ năng kết bạn nên ít bạn bè, thường tách biệt, luôn cảmthấy thiếu sự hỗ trợ xung quanh nên dễ sợ hãi, và thiếu tự tin vào khả năng vàsức mạnh của chính mình Những em này cũng thường được cha mẹ bảo vệ tháiquá nên thiếu độc lập

Một số em do thiếu kỹ năng giao tiếp hoặc tính khí thất thường nên “dễlàm người khác bực mình” và cũng có thể trở thành nạn nhân của những hành vibắt nạt

Với những tính cách điển hình như thế, đôi khi còn do sự chênh lệchquyền lực giữa kẻ bắt nạt và người bị bắt nạt làm cho trẻ bị bắt nạt không dámchống cự, hầu hết các em bị bắt nạt thường hoặc là cam chịu và giữ kín chuyện

bị bắt nạt hoặc là rất lâu sau đó mới kể cho người lớn nghe việc các em bị bắtnạt Thường là do các em cảm thấy xấu hổ về sự yếu kém của mình nên sợ bịchê cười, lo sợ bị trả thù tệ hại hơn nếu báo cáo lại vì không tin rằng người lớn

có thể bảo vệ được mình tại những nơi thường diễn ra việc bắt nạt (nhà vệ sinh,sân trường, trên đường đi …) Các bậc cha mẹ và thầy cô thường không hay biết

gì về tình trạng bắt nạt đang diễn ra nên ít khi trao đổi với các em vấn đề này, cókhi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giảiquyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng nhữnghành vi bắt nạt được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chấthoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung

vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôitrường của mình

Trang 24

Nếu hiện tượng này diễn ra lâu, trẻ bị bắt nạt sẽ có xu hướng phát triểnnhững ý nghĩa tiêu cực về bản thân, nhìn nhận mình như là người yếu đuối, là kẻthua cuộc, làm giảm lòng tự tin.

Đôi khi nạn nhân sẽ trở thành kẻ đi bắt nạt Những trẻ này chiếm khoảng5% - 6% những trẻ bị bắt nạt (Tonja Nansel) Chúng có những đặc điểm giốngnhư đại đa số những trẻ bị bắt nạt khác như yếu đuối về thể chất, rụt rè nhútnhát, không có kỹ năng kết bạn nên ít bạn bè, thường tách biệt, luôn cảm thấythiếu sự hỗ trợ xung quanh nên dễ sợ hãi, và thiếu tự tin vào khả năng và sứcmạnh của chính mình Những em này cũng thường là trẻ khuyết tật hoặc đượccha mẹ bảo vệ thái quá nên thiếu độc lập Tuy nhiên, những trẻ này thường cộctính, lầm lì, cau có, và khi bị bắt nạt hay tìm cách đánh trả Những trẻ này dễ làmcho bạn bè hoặc thầy cô xa lánh, vì vậy chúng thường bị bắt nạt bởi cả lớp hay

cả một nhóm khá đông Đây là trường hợp cần sự chú ý và giám sát cẩn thận, vìnhững em này thường có những cơn bùng nổ cảm xúc, chúng lại có khuynhhướng che dấu và đè nén nổi đau khổ bị bắt nạt của mình, và vì thế mà nguyhiểm vì sẽ dẫn đến những cơn bùng phát dữ dội hơn

Chúng ta thường cho rằng chỉ những học sinh yếu đuối, rụt rè mới dễ bịbắt nạt, nhưng thực tế cho thấy cả những học sinh thông minh, năng động khi lạclõng trong một môi trường mới (như học sinh vừa chuyển cấp, chuyển từ nôngthôn lên thành phố, chuyển từ trường công sang trường quốc tế, v.v.) vẫn có thểtrở thành mục tiêu của những vụ bắt nạt Nói chung là bắt nạt có ảnh hưởngnghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần của nạn nhân

1.2.1.2 Nguyên nhân của bắt nạt [12, tr 10; 9, tr 12-24]

a Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

Những em đi bắt nạt thường có tính khí lì lượm hoặc thể chất khỏe mạnh,cảm thấy thích thú với “vị trí xã hội” (được nể sợ) của mình trong khi những em

Trang 25

bị nắt nạt thì lại cảm thấy cô độc và thấp kém Nếu chúng ta hỏi những em đi bắt

nạt, hoặc một số em chứng kiến sự bắt nạt thì các em cho rằng nạn nhân “rất đáng ghét” nên phải “dạy cho nó biết cư xử hơn” Cái điều “thấy ghét” đó có

nhiều nguyên nhân: các em thấy so với nạn nhân mình nghèo hơn; thiệt thòi hơn;học kém hơn; bạn tài năng hơn và rất nhiều so sánh khác dựa trên suy nghĩ sailầm của các em về giá trị sống [12, tr 10]

Bắt nạt còn có thể được giải thích bằng tình trạng dư thừa sức lực của các

em ở độ tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” Tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh vềthể chất, hưng phấn cao, kiếm chế kém, lại không có việc gì để làm, nên “ngứachân ngứa tay” Thứ hai, các em đang muốn chứng tỏ bản thân, nhưng lại khôngbiết thể hiện bằng cách nào, do đó muốn dung vũ lực như một cách thể hiện sựvượt trội của mình so với bạn bè Những học sinh học giỏi, hoặc chứng tỏ bảnthân bởi những thế mạnh khác ít khi phải dùng đến nắm đấm để ra oai Ngoài ra,chưa kể những em có vấn đề về tâm thần, hành vi, cảm xúc không kiểm soátđược lời nói và hành vi của mình, cũng gây lên những mâu thuẫn, ẩu đả tronglớp học

TS Huỳnh Văn Sơn giải thích rằng, một phần nguyên nhân của bắt nạt là

do các em đánh nhau để giải tỏa tâm lý, đánh nhau vì những mâu thuẫnkhông được giải quyết, đánh nhau để dằn mặt đối tượng, đánh nhau để gâyscandal… Không ít trẻ em thực sự chẳng hiểu thế nào là việc giải quyếtxung đột, theo hành vi bản năng, theo thói quen và theo những phản xạ tích lũyđược bằng con đường “di truyền xã hội”, bạo lực như một biện pháp hay cáchthức giải quyết vấn đề là thế [9, tr.12]

b Nguyên nhân từ gia đình

" Gia đình chính là nơi hình thành nhân cách sống và cách ứng xử trong

xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa mỗi người

Trang 26

với chính bản thân mình "[9, tr 13] Lối giáo dục của gia đình và cách cư xử

của các thành viên trong gia đình với nhau cũng góp phần tạo nên những đứa trẻ

có tính khí hung hăng và hay bắt nạt người khác Gia đình mà cha mẹ hay chửimắng, đánh đập con, và thường xuyên gây gổ đánh nhau hoặc gia đình có anhchị em hay bắt nạt nhau cũng là môi trường thuận lợi cho những hành vi hunghăng hay bắt nạt phát triển Các em lớn lên trong những gia đình này xem bắt nạtnhư một việc bình thường, và muốn tồn tại thì mình cũng phải biết cách phảnkháng hay bắt nạt lại người khác Những bức bối đè nén từ gia đình thường đượccác em mang “đổ” vào bạn học yếu thế của mình[12, tr 10]

Hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ học sinh có quan niệm giáo dục, quản lýhọc sinh rất sai lầm Họ chăm chút con chủ yếu về vật chất Con cái đang tuổihọc trò mà đã được trang bị nhẫn vàng, điện thoại di động đắt tiền, xe máy đờimới phân khối lớn… mà chưa quan tâm tới giáo dục đạo đức, hành vi cho conmình, để con mình phát triển tự do theo hướng tiêu cực, không biết cách ứng xửphù hợp với bạn bè và những người xung quanh [9, tr.14] Sự nuông chiều tháiquá, không phải làm việc giúp bố mẹ, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ củacon cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại.Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã khôngtìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ Đây cũng làmột trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bắt nạt xảy ra

Khi nghiên cứu các bạo lực học đường, đa số các em có vấn đề

về gia đình Nhiều em sống trong gia đình thường xuyên có bạo lực, bố mẹsuốt ngày mắng chửi, đánh nhau, bố hoặc mẹ nghiện ngập nên ngay từ nhỏ đãtiêm nhiễm vào đời sống tinh thần các em tính bạo lực, sẵn sàng chống đối.Nhiều em có gia đình ly tán, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trongviệc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội hoặc thiếu hụt

sự chăm sóc của cha mẹ cũng là nguyên nhân tạo cho các em sự hụt hẫng,

Trang 27

khó khăn trong việc định hướng nhân cách và thường có xu hướng bất cần,muốn khẳng định, chỉ cần có cơ hội xấu là bộc phát và có hành vi hung tính,đánh nhau[8].

Ảnh hưởng của gia đình với sự phát triển nhân cách và nhận thức của các

em rất lớn Ở lứa tuổi này, các biểu hiện rối loạn nhân cách tăng lên rõ rệt vàtrong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa trong các quan hệ cha

mẹ - con cái không thuận lợi [4, tr.214] Chính vì vậy gia đình có vai trò vô cùngquan trọng trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em Chỉ có khi được giáodục đến nơi đến chốn thì các em mới có những hành vi đúng chuẩn mực

c Nguyên nhân từ môi trường học đường

Môi trường học tập, mối quan hệ trong nhà trường và sự giám sát của nhàtrường đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển hay giảmbớt sự thường xuyên và mức độ trầm trọng của nạn học sinh bắt nạt nhau Đôikhi thầy cô cũng “góp phần” vào việc bắt nạt do phân biệt đối xử mà không hềhay biết, bởi vì rất khó nhận thấy sự phân biệt đối xử tiềm ẩn như đôi khi thầy côchỉ trích hoặc chế nhạo, mắng nhiếc những em hoc sinh học yếu hoặc chậm chạptrong lớp Thực ra những em này có thể thuộc nhóm gặp khó khăn về học tập –nghĩa là vẫn học tốt ở những lớp chính qui nhưng cần một số hỗ trợ cần thiết.Thầy cô thiếu quan tâm đầy đủ cũng có thể bực mình và chỉ trích những em đang

có những hành vi bất thường mà không biết rằng các em đang có vấn đề về tâm

lý do rắc rối cá nhân hoặc rắc rối gia đình Sự quan tâm và ưu đãi không đúngcách đối với các em khuyết tật (cho ngồi riêng, không bắt làm bài tập, miễn thi,

…) cũng tạo nên sự khác biệt và bất bình đẳng trong đối xử Tất cả những điềunày đã vô tình tách biệt các em và biến các em thành đối tượng của sự chế diễuhay ganh tỵ

Cách hiểu rất phiến diện và cứng ngắc của chúng ta về thành tích cũnggóp phần tạo nên vấn đề Thành tích của lớp, của trường cũng vô tình đặt các em

Trang 28

khuyết tật (kể cả khuyết tật học tập) hay có vấn đề tâm sinh lý thành đối tượngcủa sự bắt nạt (kẻ đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt) vì trong mắt của các em học sinhkhác, của cả thầy cô, quản lý nhà trường và phụ huynh, các em là những “củanợ” lấy mất thời gian và làm giảm thành tích của tập thể Những em học sinh cábiệt đó không cảm thấy mình được mong đợi vì các em luôn bị chỉ trích, bị đổthừa là tác nhân làm giảm thành tích của lớp, của trường Chính vì vậy, những

em học sinh này sẽ có xu hướng trở nên ngang bướng, khó bảo, thích làm trái ýngười khác, không nghe lời thầy cô và dần dần sẽ trở thành kẻ đi bắt nạt nhữngngười khác hoặc bị cô lập, tự ti, cảm thấy mình là người vô dụng và trở thành

kẻ bị bắt nạt Vì vậy, thầy cô và bạn bè trong lớp càng thân thiện, càng hòa đồngbao nhiêu sẽ góp phần giảm thiểu hiện tượng bắt nạt bấy nhiêu

Giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay còn mang nặng hình thức,chưa đi vào bản chất của việc hình thành nhân cách cho các em Thậm chí nhiềunhà trường còn chưa giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh [9,

tr 18]

Một thực tế là việc lồng ghép dạy kỹ năng sống cho các em học sinhthông qua các môn học trên lớp có phần chưa đem lại hiệu quả Mức độ hiểu củahọc sinh về kĩ năng sống ở mức bình thường chiếm tỉ lệ rất lớn Rất nhiều họcsinh tự đánh giá về kĩ năng sống của mình hiện tại là ở mức bình thường, chứngminh rằng học sinh đang thiếu kĩ năng sống trầm trọng[11, tr.74] Mỗi môn học

đã mang trong mình một khối lượng kiến thức không nhỏ, mỗi giáo viên bộ mônthường xuyên phải gồng mình lên để theo kịp chương trình Những môn nhưGiáo dục công dân hay Kể chuyện,…thường được các thầy cô dạy bù vào tiếtsinh hoạt lớp Như vậy, việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn họckhông có khả thi Cùng với đó thì bản thân mỗi thầy cô cũng còn gặp nhiều lúngtúng khi truyền tải tới các em các kỹ năng sống thiết yếu, nguyên nhân rất đơngiản là các thầy cô được đào tạo chuẩn về chuyên môn còn việc giáo dục kỹ

Trang 29

năng sống cho học sinh nếu có cũng chỉ là thông qua những đợt tập huấn, bồidưỡng.

Học sinh có nhu cầu mong muốn học 5 nhóm kĩ năng sống cao nhất là kĩnăng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn tránh bạolực, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thuyết trình [11, tr 74] Khi các em thiếu kĩnăng giải quyết vấn đề và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn tránh bạo lực sẽ dẫn đếnhiện tượng bắt nạt nói chung và bắt nạt cơ thể nói riêng diễn ra nhiều hơn

d Nguyên nhân từ môi trường sống

Hiện nay không ít học sinh bị nhiễm thói hư tật xấu do tiếp xúc nhiều vớicác trò chơi bạo lực trên mạng internet và cả bên ngoài xã hội Từ đó, không íthọc sinh "học đòi" tổ chức thành băng nhóm đánh nhau Đôi khi việc đưa tincủa truyền thông cũng gián tiếp khuyến khích các hành vi bắt nạt diễn ra nhiềuhơn, dù một cách giải thích thường thấy là việc đưa tin chỉ tuân theo các sự kiệnđang diễn ra Có một điều luôn tỉ lệ thuận mà ít người chú ý tới là khi báo chíđưa tin về các hiện tượng bắt nạt của học sinh đã kéo theo rất nhiều các “vụ án”khác của các em học sinh được tung lên mạng Video bắt nạt, bạo lực họcđường đầu tiên xuất hiện, kéo theo rất nhiều các video khác được tung lênvới đủ mọi hình thức như đánh nhau; chửi thề; đánh bài cởi áo…

Một nguyên nhân dễ thấy khiến bắt nạt học đường ngày càng tăng là dohọc sinh tiếp xúc quá nhiều với những phim kiểu bạo lực nước ngoài Bên cạnh

đó, với sự phát triển ồ ạt của các loại game online bạo lực đã đầu độc mạnhđến sự phát triển nhân cách của trẻ em Không chỉ đánh nhau, các em còn quaylại các vụ ẩu đả và phát tán trên mạng cho mọi người cùng “thưởng thức”.Theo PGS.TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý ĐH Văn Hiến, khẳngđịnh: “Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độcbởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị "nhiễmkhuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội Chính

Trang 30

người lớn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ ở trẻ” [9,

tr 23]

1.2.1.3 Hậu quả của bắt nạt

Bắt nạt trong chốn học đường là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc phát triển của các em cả về học tập lẫn xã hội Các em bị bắt nạt lại thường

bị cô lập nên không muốn đến trường vì những bạn bè khác sẽ xa lánh do khôngmuốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bảnthân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt Tình trạng bị bắt nạt kéo dài,ngoài ảnh hưởng xấu việc học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển củacác em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảmgiác thấp kém, những điều này sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay

cả lúc đã ở tuổi trưởng thành

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia bắt nạt cũng bị ảnhhưởng Chứng kiến sự bắt nạt các em sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi, và nếu thấynhững kẻ bắt nạt không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùatheo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ đi bắt nạttrong tương lai Những cuộc thăm dò (Educational Psychology Review) đã chothấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bấtlực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% chorằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em, điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại

sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của ngườikhác

Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu,

và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắtnạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháphoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi cá nhân đó

Trang 31

2003) Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tửhoặc nổi loạn để trả thù (như việc đâm hoặc bắn chết hàng loạt bạn đồng học).Việc bắt nạt dẫn đến những vụ bạo hành chấn động đã gây lo lắng cho các nhàlập pháp đến nỗi vào tháng 7-1999 bang Georgia của Mỹ đã phải ban hành bộluật liên quan đến bắt nạt.

1.2.2 Nhận thức bản thân

1.2.2.1 Khái niệm nhận thức [10, tr 1-2]

Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con người thường xuyên tiếp xúcvới các sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận thức được các nét

cơ bản của sự vật hiện tượng (ví dụ con người gò đá thấy lửa)

Cứ như vậy, nhận thức của con người ngày càng được mở rộng Theo từđiển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của conngười, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng nhưkhông thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phảihướng tới chân lý khách quan

Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức

là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc đượcchuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng

Trong nghiên cứu này, định nghĩa nhận thức là một hệ thống phức tạp,năng động và có tính tổ chức về những niềm tin, thái độ và quan niệm học được

Ví dụ một đứa trẻ tin mình là vô dụng, đứa trẻ đó sẽ nghĩ rằng mình không thể tựlàm được gì, và chỉ tập trung vào những điểm yếu và thất bại của mình, và phủnhận những gì mình làm được

1.2.2.2 Nhận thức bản thân

Trang 32

Nhận thức bản thân là khả năng phản ánh hiện thực khách quan (lời nói,hành động, việc làm, hành vi… của bản thân) trong ý thức của bản thân.

Nhận thức bản thân là khả năng cao nhất của con người, tức là khả năng

tự đánh giá bản thân mình, hành vi của mình cho phù hợp với hiện thực kháchquan (có người tự đánh giá quá cao, có người tự đánh giá quá thấp…) [5, tr 109]

Ở học sinh, sự phát triển của nhận thức là một đặc điểm nổi bật trong pháttriển nhân cách, có một ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi

Từ độ tuổi thiếu niên, các em đã có nhu cầu về tự ý thức một cách mạnh mẽ: chú

ý hình dáng bên ngoài (soi gương, chú ý sửa tư thế, làm dáng ) Quá trình tự ýthức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính đặc thù riêng Các em có nhu cầu tìmhiểu bản thân, đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mụcđích sống và hoài bão của bản thân, quan tâm tới đời sống tình cảm, phẩm chấtnhân cách và năng lực riêng

Nhận thức của các em trong độ tuổi này xuất phát từ yêu cầu của cuộcsống và hoạt động Sự mở rộng các mối quan hệ xã hội, với thế giới xung quanh,

và với bạn bè cùng trang lứa thôi thúc và buộc các em hiểu bản thân và ý thứcđược những đặc điểm nhân cách của mình, biểu hiện ra như việc ghi nhật ký, đốichiếu bản thân về đặc điểm nhân cách, hứng thú, động cơ, tình cảm với ngườixung quanh, hay một thần tượng, một tấm gương mà họ theo đuổi Song songvới tự ý thức phát triển mạnh mẽ là nhu cầu tự giáo dục như khắc phục thiếu sót,phát huy nét tốt, hình thành nhân cách phù hợp theo quan điểm đã hình thành

Ở lứa tuổi học sinh từ 8 đến 13 tuổi, các em bắt đầu phát triển nhận thứctâm lý chủ quan về bản thân Các em mới bắt đầu cảm nhận rằng có sự cách biệtgiữa cảm xúc bên trong và bày tỏ bên ngoài Đây cũng là lứa tuổi mà sự so sánh

xã hội trở thành cơ sở để tự đánh giá Các em đối chiếu ý kiến của những ngườixung quanh về bản thân mình Tuy nhiên tự đánh giá của các em có thể có sai

Trang 33

đánh giá người khác bao giờ cũng dễ hơn đánh giá chính mình Vì vậy, các emkhông phải lúc nào cũng điều khiển được tốt những cảm nhận về bản thân vàmọi người Các em thường hành động theo suy nghĩ của bản thân và các em luôncho rằng những việc làm đó là đúng, những nhận xét và góp ý của mọi ngườikhiến các em khó chịu Các em sẽ đổ lỗi cho người khác nếu có gì tồi tệ xảy ra.Dường như các em không thể chấp nhận sự thực là mình làm sai hay có lỗi, do

đó các em sẽ làm tất cả để giải thích hoặc chối tội

Bên cạnh đó có những em tự đánh giá thấp bản thân như luôn không hàilòng, xem thường mình, không tin ở sức mình Những em này thường có mâuthuẫn trong biểu tượng về bản thân, khó khăn trong giao tiếp, che dấu ngườixung quanh bằng một mặt nạ nào đó, khiến nội tâm căng thẳng Các em dễ cóphản ứng mạnh với sự phê phán, tiếng cười, sự chê trách của những người xungquanh Lòng tự trọng, sự tự đánh giá càng thấp thì họ càng dễ bị đau khổ vì côđộc, thường khó đạt được mục tiêu, không thành công vì thiếu tin tưởng và sứcmình Và điều đó càng củng cố sự tự ý đánh giá thấp của các em

Các em bắt đầu cảm nhận được động lực và việc làm của người khác, vàbiết đưa ra đánh giá về bản thân khi so sánh với người khác Sự cảm nhận nàychính là bắt đầu của phát triển đạo đức Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằngthế giới quan về lĩnh vực đạo đức bắt đầu hình thành ở con người từ tuổi thiếuniên Các em thiếu niên biết đánh giá phân loại hành vi của bản than và củangười khác theo các phạm trù đạo đức khác nhau và có khả năng đưa ra nhữngchính kiến tương đối khái quát của riêng mình về các vấn đề đạo đức Song sangtới tuổi thanh niên ý thức đạo đức đã phát triển lên một bậc cao hơn cả về mặtnhận thức tình cảm và hành vi Về mặt nhận thức thanh niên không chỉ có khảnăng giải thích một cách rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệthống nhất định, thể hiện một trình độ khái quát cao hơn mà ở họ còn xuất hiệnmột cách có ý thức nhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về

Trang 34

các vấn đề mà cuộc sống đặt ra Ở khía cạnh tình cảm các chuẩn mực đạo đức đã

có được ý nghĩa riêng tư đối với thanh niên, nhờ đó các hành vi tương ứng vớicác chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơi dậy ở họ những xúc cảm đặc biệt.Nói cách khác, ở lứa tuổi thanh niên, niềm tin, đạo đức đã bắt đầu hình thành [4,tr.220] Bây giờ, các em đã có thể hiểu làm thế nào và tại sao hành động củamình lại ảnh hưởng tới người khác Các em có thể cảm thông với nỗi đau củangười khác, và các em có mong muốn tìm hiểu về cái gì đúng và cái gì sai

Ngoài xã hội, từng bước các em cũng có những hoạt động có vai trò nhưngười lớn, khẳng định được vị trí của mình Bước sang tuổi thanh niên , các em

có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trởthành người lớn [4, tr.213] Các em muốn có những người bạn muốn có nhữngmối quan hệ, muốn bảo vệ nhau giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, các emmuốn chứng minh cho mọi người biết mình đã lớn rồi, các em muốn tự mìnhlàm tất cả những việc của mình, thậm chí rất muốn gúp đỡ người khác bởi đây làlứa tuổi các em có tính độc lập rất cao Vì vậy mà sẽ có hai xu hướng phát triển

về nhận thức ở các em Thứ nhất các em có thể có suy nghĩ rằng bắt nạt nhữngbạn cùng lúa tuổi như: có đủ sức mạnh để đánh bạn, bắt các bạn gọi bắng “anh’,

“chị’, “đại ca”, hay quỳ lạy, bắt bạn làm trâu, làm ngựa… là mình đã lớn hơncác bạn, giỏi hơn các bạn… Thứ hai, bên cạnh những em học sinh có nhận thứckhông tốt thì vẫn có những em nhận thức rất đúng đắn về tình bạn,về những mốiquan hệ bạn bè Các em muốn mình có thật nhiều mối quan hệ tốt, thật nhiều bạnquý mình nên các em luôn luôn muốn thể hiện sự tôn trọng và quý mến bạn bècủa mình bằng việc: nhớ ngày sinh nhật của bạn để tặng quà, gọi điện hỏi thămbạn khi bạn bị ốm, chép bài giúp bạn khi bạn không thể chép bài, khi bạn khônghiểu bài thì giảng bài cho bạn…

Có thể nói, đây là lứa tuổi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi ngườitrong xã hội vì đây không chỉ là giai đoạn đặc bịêt trong sự phát triển nhân cách

Trang 35

mà còn có nhiều biểu hiện của hành vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ khá lớn và đang có

xu hướng gia tăng [4, tr.214]

Lứa tuổi học sinh là một giai đoạn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớntrong nhận thức của các em Nếu như những em học sinh nào mà có nhận thứctích cực sẽ có xu hướng ít bị bắt nạt hơn, còn những em mà có nhận thức tiêucực sẽ mãi bị bắt nạt thậm chí gây ra những hành động dại dột đáng tiếc

1.2.3 Mối liên quan giữa bị bắt nạt và nhận thức bản thân [12, tr 14-15]

Bắt nạt và nhận thức về bản thân đã được các nghiên cứu chứng minh là

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Các nghiên cứu chỉ ra rằng bắt nạt liên quantới giá trị bản thân nói chung, nhiều lĩnh vực của khả năng mà trẻ tự nhận thức.Gibb, Benas, Crossett, và Uhrlass (2007) đã thực hiện nghiên cứu hồi tưởng ởnhững người lớn trẻ tuổi, tập trung vào hậu quả của lịch sử bị bạn bè bắt nạt vàứng xử không tốt của bố mẹ vào các triệu chứng trầm cảm hiện tại Họ cũngkiểm tra liệu nhận thức tích cực và tiêu cực có vai trò trong các mối quan hệ nàyhay không Các tác giả tìm ra rằng mức độ cao của nhận thức tiêu cực và mức độthấp của nhận thức tích cực giải thích cho phần đáng kể của mối quan hệ giữacác báo cáo về bị bạn cùng lứa bắt nạt và các triệu chứng trầm cảm hiện tại.Rosen, Milich, và Harris (2007) đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều của bắt nạtbạn cùng lứa tới mẫu nhận thức bản thân hoặc quá trình nhận thức có liên quantới việc bị bắt nạt Hoglund và Leadbeater (2007) nghiên cứu mức độ trong đónhận thức tiêu cực về người khác có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bắt nạt vàtrầm cảm, lo âu ở mẫu học sinh lớp 6 và 7

Do sai lệch về nhận thức, một số học sinh có thể bắt nạt bạn khác vì chúngkhông biết cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp Những học sinh nàythường giải quyết va chạm, xung đột bằng bạo lực Có thể các em đã chứng kiếncha mẹ hay người lớn khác dùng bạo lực với nhau và các em đã học theo Do đó,

Trang 36

chúng nghĩ đó là các duy nhất và tốt nhất để giải quyết mọi mâu thuẫn, bất đồng.Cũng có thể chính các em hay đi bắt nạt người khác ở trường – đã từng bị cha

mẹ, anh chị đối xử như vậy ở nhà Do vậy, việc nhận thức và học hỏi những việclàm không đúng đắn ở người lớn sẽ dẫn đến việc các em sẽ trở thành kẻ hay đibắt nạt người khác

Những học sinh đi bắt nạt, thường là những em tự tin vào sức mạnh bảnthân mình, các em tự nhận thức được thế mạnh của mình là sức khỏe, nên các

em muốn dùng bạo lực đối với những em họ sinh yếu hơn mình, để chứng tỏ, đểthể hiện mình là đàn anh, đàn chị Đôi khi những học sinh đi bắt nạt không tokhỏe, nhưng tự nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng nhưcủa những học sinh khác nên lợi dụng điều đó để đi bắt nạt những người khác

Có thể học sinh đó không được to khỏe, nhưng các em lợi dụng việc mình họcgiỏi hoặc lợi dụng việc các em có thế mạnh về kinh tế để ép buộc những em họcsinh tuy to khỏe hơn nhưng học yếu hơn hoặc không có điều kiện kinh tế là taysai cho mình đi bắt nạt những bạn khác, và đổi lại học sinh đó sẽ cho học sinhkia chép bài hoặc trả tiền cho bạn 1 trận điện tử

Những trẻ có nhận thức tiêu cực hay thấp kém về mình dễ bị bắt nạt hơntrẻ khác Những trẻ này thường là các em nhạy cảm, rụt rè, nhút nhát, ít nói.Thường thì các em có điểm gì đó khác bạn cùng trang lứa về chiều cao, cânnặng, về quần áo hoặc các đặc điểm khác của bản thân hay gia đình Những emhọc sinh có ngoại hình quá khác biệt với các bạn khác trong lớp thường bị cácbạn trêu ghẹo bằng những biệt danh xấu như quá béo thì các bạn gọi là heo, pig,bất kể mọi hành động nào của các em luôn bị các bạn để ý, ví dụ khi các em đi

sẽ được các bạn gọi là thùng phi di động, xe lu… Nếu các em quá gầy thì đượcgọi bằng biệt danh cá mắm, mèo đi kiết…; quá thấp thì có biệt danh nấm lùn…Những em học sinh gia đình có hoàn cảnh kinh tế kém hơn thường hay thấy xấu

hổ mỗi khi có bộ quần áo mới, đôi giày mới, các em thường sợ khi các em dùng

Trang 37

nó sẽ bị những bạn khác soi mói, bàn tán, dè bỉu nên mỗi khi có những đồ mới,phải mất rất nhiều thời gian sau các em mới tự tin diện chúng Khi bị các bạnkhác bắt nạt, trêu chọc, thường các em luôn có những phản ứng chống đối lại.Điều đó làm những kẻ đi bắt nạt càng thích thú, vì đã đạt được mục đích củamình và càng tiếp tục hành động của mình Càng phản kháng lại, các em càngthấy bất lực, vì vậy các em lại càng có những suy nghĩ tiêu cực về bản thânmình, thấy chán ghét bản thân và sợ đến lớp, sợ đám đông…Các em nữ có sứckhỏe yếu hơn, thường dễ bị bắt nạt hơn các em nam Đó là các em “yếu thế”theo cách này hay cách khác

Ngoài nhận thức tiêu cực về bản thân, khi bị bạn khác bắt nạt, nạn nhânthường có cảm giác bối rối, xấu hổ, sợ không được chấp nhận, mức độ tự trọngthấp Từ đó cho thấy bắt nạt có ảnh hưởng tới nhận thức của các em rất rõ rệt.Khi càng bị bắt nạt, các em càng cảm thấy mình kém cỏi, yếu đuối Khi càng rasức chống trả mà càng bị bắt nạt nhiều hơn sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang lo sợảnh hưởng rất xấu đến đời sống tâm lý và thể chất của các em

1.3 Một số đặc điểm đặc trưng của học sinh trung học phổ thông

Học sinh THPT có độ tuổi chủ yếu từ 16 - 18 tuổi, đó là giai đoạn cuốicủa lứa tuổi thiếu niên và là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên Ở giai đoạnnày, các em đã có sự trưởng thành đáng kể về thể chất, tâm lý, là thời kỳ xácđịnh về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động học tập để chuẩn

bị cho tương lai Đó là thời kỳ nhân cách đang trưởng thành, tiến tới ổn định.Đồng thời giai đoạn này cũng đặt ra nhiều vấn đề về nghiên cứu tâm lý và sứckhỏe tâm thần

1.3.1 Đặc điểm phát triển thể lực [4, tr 210-212; 6; 13; 16]

Giai đoạn học sinh THPT là thời kỳ có sự trưởng thành về mặt cơ thể, thời

kỳ phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý Thể hiện cụ thể như sự phát triểncủa hệ xương được hoàn thiện, những cơ bắp tiếp tục phát triển, nhịp độ tăng

Trang 38

trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại Sự phát triển của hệ thần kinh

có những thay đổi quan trọng: những cấu trúc bên trong não phức tạp và cácchức năng của não phát triển Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặcđiểm như trong cấu trúc tế bào não của người lớn Số lượng dây thần kinh liênhợp, liên kết các phần của vỏ não tăng lên Đây là tiền đề cho sự sự phức tạp hóahoạt động phân tích, tổng hợp… của vỏ bán cầu đại não trong quá trình hoạtđộng học tập và lao động Vì vậy mà khả năng tư duy logic và khả năng nhậnthức của các em học sinh trung học phổ thông cũng cao hơn học sinh tiểu học

và trung học cơ sở

Tóm lại, ở tuổi thanh niên, các em học sinh đã đạt đến mức trưởng thành về

cơ thể Các em có sức lực dồi dào, bắp thịt nở nang, thân hình cân đối, rất khỏemạnh và đẹp Sự hoàn thiện về mặt cơ thể như vậy có ảnh hưởng đến sự pháttriển tâm lý ở lứa tuổi này Như đã nói ở trên, lứa tuổi này có sức mạnh của “tuổi

17 bẻ gẫy sừng trâu”, có thể các em muốn thể hiện sức mạnh của mình vớinhững bạn bè đồng trang lứa, hay các em muốn so sánh thân thể mình với nhữngbạn khác, có thể chế giễu những bạn có thân hình xấu hơn, hay ghen ghét vì bạntrông xinh đẹp hơn…tất cả những điều đó đều có thể là nguyên nhân dẫn đếnhiện tượng bắt nạt ở học sinh

1.3.2 Đặc điểm nhận thức và sự phát triển tự ý thức [4, tr.214-218]

Ở học sinh THPT, sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trongphát triển nhân cách, có một ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển tâm lý của lứatuổi

Nội dung tự ý thức đa dạng, phức tạp Các em không chỉ ý thức được về cáitôi hiện tại, mà còn nhận thức được cả về vị trí của mình trong gia đình, xã hội, ởtương lai Ở lứa tuổi này, các em có xu hướng tự đánh giá quá cao cái tôi, đề caonhân cách của mình, cường điệu trong tự đánh giá, đánh giá thấp cái tích cực, tỏ

ra tự cao tự đại, coi thường người khác

Trang 39

Bên cạnh đó có những em tự đánh giá thấp bản thân: luôn không hài lòng,xem thường mình, không tin ở sức mình Những em này thường có mâu thuẫntrong biểu tượng về bản thân, khó khăn trong giao tiếp, che dấu người xungquanh bằng một mặt nạ nào đó, khiến nội tâm căng thẳng Họ dễ có phản ứngđặc biệt bệnh hoạn với sự phê phán, tiếng cười, sự chê trách đối với những cái

mà những người xung quanh nghĩ về họ Lòng tự trọng, sự tự đánh giá càng thấpthì họ càng dễ bị đau khổ vì cô độc, thường dễ từ chối đạt được mục tiêu vì thiếutin tưởng và sức mình Và điều đó càng củng cố sự tự ý đánh giá thấp của họ.Lứa tuổi THPT là một giai đoạn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trongnhận thức và tự ý thức của các em

Vị thế xã hội của thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó Mộtmặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng Trong các quan hệ đóngười lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như nhữngngười “chuẩn bị thành người lớn và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợpvới vị thế của mình Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới học sinh cuối trunghọc cơ sở và đầu trung học phổ thông đứng trước một thách thức khách quan củacuộc sống đó là phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốtnghiệp trung học phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lậptrong xã hội…Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan củacuộc sống dẫn đến sự xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biếtthế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình, và

tự khẳng định mình trong xã hội…

Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng cónhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ hay khả năng tư duy.Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rấttích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh Thanh niên có khảnăng và rất ưa thích khái quát vấn đề Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liênquan chặt chẽ với khả năng sáng tạo Nhờ khả năng khái quát, thanh niên có thể

Trang 40

tự mình phát hiện ra những cái mới Với họ điều quan trọng là cách thức giảiquyết các vấn đề được đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào được giải quyết.Học sinh trung học phổ thông đánh giá các bạn thông minh trong lớp không phảidựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải bài tập Họ có xu hướng đánh giácao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp dạy tích cực, tôntrọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trongphương pháp sư phạm Trên cơ sở các điều kiện khách quan và chủ quan nêutrên, tự ý thức của thanh niên được phát triển Có thể nói, đây là lứa tuổi nhậnđược nhiều sự quan tâm của mọi người trong xã hội vì đây không chỉ là giaiđoạn đặc bịêt trong sự phát triển nhân cách mà còn có nhiều biểu hiện của hành

vi lệch chuẩn chiếm tỷ lệ khá lớn và đang có xu hướng gia tăng Tuy nhiên sựphát triển tự nhận thức của bản thân học sinh cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu

tố tác động bên ngoài Vì vậy để tự nhận thức ở bản thân học sinh được pháttriển một cách hoàn thiện cần có môi trường lành mạnh và những tác động tíchcực của giáo viên, thầy cô, bạn bè

TIỂU KẾT

Như vậy, bắt nạt có ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần của nạnnhân, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhận thức của các em bởi đây làgiai đoạn tự nhận thức phát triển mạnh mẽ nhất và là giai đoạn quyết định choviệc hình thành nhân cách của các em sau này Việc tìm hiểu mối quan hệ giữahiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh sẽ cho chúng ta nhìn rõđược ảnh hưởng nghiêm trọng của bắt nạt, từ đó sẽ có những biện pháp can thiệpkịp thời giúp đỡ những nạn nhân của việc bị bắt nạt cũng như những học sinh đibắt nạt

Ngày đăng: 15/10/2014, 10:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. D. Olweus (1978). Gây hấn trong trường học: những kẻ bắt nạt và những cậu bé chuyên gây rối. Washington, D.C.: Hemisphere (Wiley) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gây hấn trong trường học: những kẻ bắt nạt và những cậu bé chuyên gây rối
Tác giả: D. Olweus
Năm: 1978
2. D. Olweus (1993). Bắt nạt trong trường học: Chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì. Oxford: Blackwell Publishers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắt nạt trong trường học: Chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì
Tác giả: D. Olweus
Năm: 1993
3. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính (2009 ), Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tâm lý học giáo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
4. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính (2009 ), Tâm lý học phát triển. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Tâm lý học phát triển
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
5. Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh (2009). Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
6. N. Đ. Lêvitốp (1972). Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học Sư phạm. Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học Sư phạm
Tác giả: N. Đ. Lêvitốp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1972
7. Ngô Giang Nam (2009). Hình thành kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức cho học sinh trung học phổ thông qua môn đạo đức lớp 2. Tạp chí giáo dục, số 206 kì 2 tháng 1 năm 2009, tr 50 – 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành kĩ năng giao tiếp – tự nhận thức cho học sinh trung học phổ thông qua môn đạo đức lớp 2
Tác giả: Ngô Giang Nam
Năm: 2009
8. Nguyễn Minh Hằng (2003). Một số đặc điểm tâm lý ở trẻ em có cha mẹ ly hôn. Tạp chí Tâm lý học, tháng 2 - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm tâm lý ở trẻ em có cha mẹ ly hôn
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Năm: 2003
9. Nguyễn Văn Tường (2010). Nghiên cứu về bạo lực học đường. Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về bạo lực học đường
Tác giả: Nguyễn Văn Tường
Năm: 2010
10. Nguyễn Văn Tường (2010). Tâm lý học nhận thức. Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhận thức
Tác giả: Nguyễn Văn Tường
Năm: 2010
11. Nông Thị Ngọc (2010). Nhu cầu giáo dục kĩ năng sống của học sinh trung học phổ thông hiện nay.Khóa luận tốt nghiệp, ngành sư phạm lịch sử, Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu giáo dục kĩ năng sống của học sinh trung học phổ thông hiện nay
Tác giả: Nông Thị Ngọc
Năm: 2010
12. Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si (2010). Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh. Nghiên cứu khoa học sinh viên, Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh
Tác giả: Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si
Năm: 2010
13. PTS. Vũ Dũng .Tâm lý tuổi vị thành niên. Tạp chí tâm lý học, số 4, 1998, tr 17- 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý tuổi vị thành niên
14. Trần Ngọc Khuê (1998). Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Tạp chí xã hội học, tr.438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường của nước ta hiện nay
Tác giả: Trần Ngọc Khuê
Năm: 1998
15. Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole (2009). Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông. Tạp chí tâm lý học số 11(128), 11-2009. Số đặc biệt nhân thành lập Trường Đại học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông
Tác giả: Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole
Năm: 2009
16. Vũ Thị Cúc. Một số đặc điểm của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay. Tạp chí Gia đình và trẻ em, kỳ I, tháng 5/2007,tr 18.II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay
17. Callaghan, S., & Joseph, S. (1995). Self-concept and peer victimization among school children. Personality and Individual Difference Vol. 18, No. 1, 161-163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Self-concept and peer victimization among school children
Tác giả: Callaghan, S., & Joseph, S
Năm: 1995
18. Card, N. A., & Hodges, E. V. (2008). Peer victimization among school children: correlations, causes, consequences, and consideration in assessment and intervention. School psychology quartely Vol.23, No.4, 451-461 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peer victimization among school children: correlations, causes, consequences, and consideration in assessment and intervention
Tác giả: Card, N. A., & Hodges, E. V
Năm: 2008
19. Cole, D. A., Maxwell, M. A., Dukewich, T. L., & Yosick, R. (2010) . Targeted peer victimization and the construction of positive and negative self- cognitions: Connections to depressive symptoms in children. Journal of Clinical Child & Adolescent Psychology, 39, 3, 421–435 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Targeted peer victimization and the construction of positive and negative self-cognitions: Connections to depressive symptoms in children
20. Diamanduros, T., Downs, E., & Jenkins, S. J. (2008). The role of school psychologists in the assessment, prevention, and intervention of cyberbullying.Psychology in Schools Vol. 45(8), 693-704 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The role of school psychologists in the assessment, prevention, and intervention of cyberbullying
Tác giả: Diamanduros, T., Downs, E., & Jenkins, S. J
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.  Số lượng và tỉ lệ trẻ bị bắt nạt ở các hình thức và mức độ khác nhau. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ trẻ bị bắt nạt ở các hình thức và mức độ khác nhau (Trang 42)
Bảng 2.3. Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt khi so sánh với một số ý nghĩ tiêu cực - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.3. Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt khi so sánh với một số ý nghĩ tiêu cực (Trang 43)
Bảng 2.4. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.4. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo (Trang 45)
Bảng số liệu 2.4 cho ta thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên và luôn luôn bị  bắt nạt về các mối quan hệ chiếm khoảng từ 0.9% đến 7.7% - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng s ố liệu 2.4 cho ta thấy tỉ lệ học sinh thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về các mối quan hệ chiếm khoảng từ 0.9% đến 7.7% (Trang 46)
Bảng 2.5. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.5. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo (Trang 46)
Bảng 2.6. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.6. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo (Trang 47)
Bảng 2.5 cho ta thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về thể  chất chiếm tỉ lệ khoảng từ 1.3%  đến 6.1% - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.5 cho ta thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về thể chất chiếm tỉ lệ khoảng từ 1.3% đến 6.1% (Trang 47)
Bảng 2.6 cho thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về sở hữu  chiếm tỉ lệ từ 0.6% đến 5.1% - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.6 cho thấy, các em thường xuyên và luôn luôn bị bắt nạt về sở hữu chiếm tỉ lệ từ 0.6% đến 5.1% (Trang 48)
Bảng 2.8. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.8. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ (Trang 51)
Bảng 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và  các hình thức bắt nạt ở các khối lớp. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp (Trang 53)
Bảng 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các trường. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các trường (Trang 54)
Bảng 2.11. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.11. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường (Trang 55)
Bảng 2.12 cho thấy, điểm trung bình bắt nạt tổng ở học sinh thành phố lớn  hơn ở học sinh nông thôn - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.12 cho thấy, điểm trung bình bắt nạt tổng ở học sinh thành phố lớn hơn ở học sinh nông thôn (Trang 57)
Bảng 2.14.  Tương quan giữa ngoại hình và kinh tế với hiện tượng bắt nạt. - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.14. Tương quan giữa ngoại hình và kinh tế với hiện tượng bắt nạt (Trang 59)
Bảng 2.15. Nhận thức về những ý nghĩ thù địch (Số lượng và tỉ lệ phần trăm%) - Đề tài quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông
Bảng 2.15. Nhận thức về những ý nghĩ thù địch (Số lượng và tỉ lệ phần trăm%) (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w