hoạt động kinh doanh,hoạt động tài chính và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty cổ phần gốm xây dựng và thương mại minh thịnh
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
1,29 MB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Môi trường kinh doanh trong nước hiện nay đang tiếp tục biến động theo chiều hướng xấu đi trong bối cảnh thế giới liên tiếp phải hứng chịu các đợt biến động lớn từ cuộc khủng hoảng nợ công có nguy cơ đẩy nền kinh tế châu Âu bên bờ vực suy thoái, khủng hoảng địa chính trị lan rộng, thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề nền kinh tế… Trước những khó khăn trong và ngoài nước, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp thương mại nói riêng để đứng vững trên thị trường phải tìm mọi biện pháp để tăng nguồn thu, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, giảm chi phí một cách hợp lý nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất Nắm bắt thị trường, xác định được từng mặt hàng tiêu thụ cao, thấp đồng thời tính đúng, tính đủ, chính xác các khoản chi phí kinh doanh sẽ giúp các nhà quản trị đưa ra biện pháp kinh doanh hợp lý trong từng thời kỳ Thời gian qua em đã thực tập tại Công ty Cổ phần Gốm Xây dựng và Thương mại Minh Thịnh ngoài tìm hiểu, ngiên cứu bộ máy kế toán và công tác kế toán của công ty, em đã đi sâu và tìm hiểu thêm về “Hoạt động kinh doanh,hoạt động tài chính và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gốm xây dựng và thương mại Minh Thịnh” Nội dung bài báo cáo của em gồm 3 phần: Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Gốm Xây dựng và Thương mại Minh Thịnh Phần 2: Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty Cổ phần Gốm Xây dựng và Thương mại Minh Thịnh Phần 3: Nhận xét và đánh giá về tổ chức “Hoạt động kinh doanh,hoạt động tài chính và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Gốm xây dựng và thương mại Minh Thịnh”.Trong quá trình thực tập em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn GV Nguyễn Thị Liên và rất nhiều sự giúp đỡ của phòng kế toán tài chính cũng như các anh chị, cán bộ làm việc tại công ty để hoàn thành bài báo cáo này Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn và đây là lần đầu tiên tiếp xúc với việc tìm hiểu công việc thực tế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô cũng như các anh chị trong phòng kế toán của công ty cổ phần để báo cáo của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn GV.Nguyễn Thị Liên đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này! Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các anh chị trong phòng kế toán tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH Tên đơn vị kinh doanh: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH Tên công ty viết bằng tiếng anh: MINH THINH TRADING AND CONSTRUCTION POTTERY JOINT STOCK COMPANY Tên công ty viết tắt: MINH THINH TCP.JSC Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Xuân Đồng, xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Đăng ký kinh doanh số: 0103042360 ngày 25/11/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Mã số thuế : 0104277581 Điện thoại : (04) 35 981 049 Fax : (04) 35 981 157 Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo quy định của Pháp luật Là công ty cổ phần nên nguồn vốn của công ty là vốn góp của các cổ đông Các cổ đông để cùng nhau chia sẻ lợi nhuận, cũng như chịu lỗ theo tỷ lệ số cổ phần đang nắm giữ và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp Lợi ích của các cổ đông được Pháp luật bảo hộ 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH 1.1.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển của Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh sau khoảng 1 năm chuẩn bị, tiến hành xây dựng nhà máy, cũng như đầu tư cho một dây chuyền máy móc, trang thiết bị, từ cuối năm 2009, khi được Phòng Đăng Ký Kinh Doanh của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp phép đăng ký kinh doanh số 0103042360 ngày 25 tháng 11 năm 2009 công ty đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất Như vậy, xét theo quá trình bỏ vốn đầu tư, có thể chia sự phát triển của công ty thành 2 giai đoạn Giai đoạn 1: + Đầu tư mới đồng bộ các thiết bị gia công nguyên liệu, tạo hình, sấy, nung Tuynel liên hợp, cho phép thực hiện các tuyến công nghệ thuận lợi, rút ngắn được các công đoạn trung chuyển trong các khâu sản xuất Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 2 + Xây đựng các khu nhà chế biến tạo hình, nhà bao che hầm sấy, nhà phơi mộc, nhà chứa đất, nhà ăn, hệ thống vệ sinh, điện nước Sau giai đoạn này, công ty đã có một dây chuyền sản xuất gạch với công suất thiết kế là 35 triệu viên/năm và một hệ thống nhà xưởng hoàn thiện Giai đoạn 2: +Xây thêm nhà ở cho công nhân viên + Mở rộng khu nhà chế biến tạo hình, nhà bao che lò nung, sấy + Công suất dây chuyền là 35 triệu viên QTC/năm Tập trung vào một số loại sản phẩm chính được tiêu thụ mạnh trên thị trường là gạch xây tiêu chuẩn KT 220*105*60 và một số loại sản phẩm cao cấp khác như gạch chẻ 250*250; gạch chẻ 300*300 và ngói lọp màu đỏ Trong tương lai, tùy theo nhu cầu của thị trường, công ty sẽ tiến hành sản xuất thêm các chủng loại sản phâm trang trí khác như ngói mũi, gạch lát lá dừa, sản phẩm giả cô Như vậy, tính đến nay, công ty đã có gần 4 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng Do đó, đây là một công ty còn rất non trẻ, và chưa có nhiều thành tựu lớn đáng kể Nhưng ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động, công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi Điều này có được là nhờ sự nồ lực hết mình từ phía ban lãnh đạo công ty cũng như toàn thể nhân viên đã cố gắng hết sức đế đưa công ty vượt qua được thời điềm khó khăn ban đầu 1.1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH 1.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, thị trường • Lĩnh vực hoạt động Theo Giấy chứng nhận Đăng Ký Kinh Doanh và Đăng Ký Thuế số 0104277581 của Công ty CP Xây dựng & TM Minh Thịnh, thì ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: “Sản xuất kinh doanh các sản phâm gốm, sứ, vật liệu xây dựng và chuyên giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, vật liệu xây dựng Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỳ thuật đô thị Trang trí nội, ngoại thất và lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng Sản xuất kinh doanh, gia công, lắp đặt kết cấu thép; Sản xuất, kinh doanh, gia công, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, kim loại màu, sắt, thép Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ gồ Trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm Đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy hải sản Vận tải hàng hóa, hành khách bàng ô tô.” Nhưng hiện tại, công ty vẫn đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc về vật liệu xây dựng Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 3 • Danh mục sản phẩm Hiện tại, công ty đang sản xuất các sản phẩm gạch theo công nghệ nung Tuynel với chất lượng cao Trong đó, Gạch 2 lỗ TC là loại sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm sản xuất Bảng 1: Danh mục sản phấm của công ty năm 2013 Sản phâm Sản lượng (viên) Tỷ trọng Gạch 2 lỗ TC 25.000.000 79.37% Gạch chẻ 250 3.000.000 9,52% Gạch chẻ 300 2.000.000 6.35% Ngói 22 viên/m2 1.500.000 4,76% Tổng 31.500.000 100% (Nguồn: Phòng kế toán - công ty CP Xây dựng & TM Minh Thịnh) Như vậy, công ty đã thực hiện đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nhưng vẫn xác định cho mình một sản phẩm trọng tâm Điều này sẽ giúp công ty giảm bớt rủi ro khi thị trường gạch 2 lồ có biến động mạnh, đồng thời mở rộng thêm được thị trường khách hàng, khai thác được năng lực hiện có • Thị trường tiêu thụ và khách hàng Sóc Sơn là một huyện nằm về phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là một trong những cửa ngõ quan trọng của thủ đô nổi liền với với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Lào Cai, Quảng Ninh, giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường thuỷ lẫn đường sắt, nên việc mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh lân cận là rất dễ dàng Hiện tại, Công ty đang tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang,… nhưng chủ yếu vẫn là tại thị trường Hà Nội do nhu cầu thị trường này vẫn lớn hơn các thị trường còn lại Đối tượng khách hàng của công ty là các doanh nghiệp xây dựng, các tổng công ty Công ty đã cung cấp gạch cho các công ty lớn như Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1, HUD3, HUD4…, cung cấp cho các công trình như Công trình Vân Canh, công trinhg Trung Văn,… Ngoài việc cung cấp gạch trực tiếp cho các công ty xây dựng lớn, công ty còn cung cấp gạch đến các đại lý bán buôn lớn trong Hà Nội và các tỉnh lân cận 1.1.2.2 Đặc điểm về cơ cấu sản xuất • Công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất gạch mà công ty đang sử dụng là công nghệ sản xuất dùng phương pháp sử dụng lò sấy nung Tuynel liên hoàn với các thiết bị gia công nguyên liệu và tạo hình được cơ giới hóa toàn bộ trên máy Đây là kỹ thuật sản xuất gạch đỏ được coi là tiến tiến nhất hiện nay với ưu điểm Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 4 nổi bật là có thể sản xuất gạch trong cả năm, không phụ thuộc nhiều vào thời tiết Mọi công đoạn sản xuất đều được thực hiện hoàn toàn trong nhà xưởng như: nhào đất, ra gạch mộc, sấy khô, nung… Đồng thời, lò tuynel được đốt liên tục giúp nâng cao chất lượng, cũng như số lượng sản phẩm Quan trọng hơn, sử dụng công nghệ nung tuynel, viên gạch ra lò không còn nóng, cơ bản triệt tiêu độ nóng độc Đặc biệt, than đốt bằng lò tuynel cháy hoàn toàn và khói được xử lý qua nước vôi giảm 80-90% lượng khí CO2 thải ra gây tác hại cho môi trường Chính từ những khả năng trên, hiện sản lượng gạch của Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh đã đạt 100% công suất so với công suất xây dựng Như vậy, công nghệ mà công ty đang sử dụng được coi là công nghệ sản xuất có trình độ tiên tiến với mức cơ giới hóa cao, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, phù hợp với nhu cầu thị trường, mặt khác góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mặt khác góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên và diện tích đất trồng trọt, đồng thời cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động Công nghệ này đang dần thay thế cho các lò gạch thủ công không bảo đảm chất lượng và gây ô nhiễm môi trường • Nguyên liệu sử dụng Nguyên liệu: hiên nay, công ty đang sử dụng nguồn nguyên liệu đất bồi tại các bãi bồi ven sông Hồng Vị trí nhà máy gần sông nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu Đặc biệt, nguồn phù sa ven sông hoàn toàn có khả năng đủ để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định và lâu dài Đây là một vị thế rất lớn của công ty, vì so với các nhà máy khác hiện vẫn phải tìm mua nguyên liệu với giá cao, khoảng cách vận chuyển xa, chất lượng không ổn định, thì việc đặt nhà máy ngay cạnh nguồn nguyên liệu đã giúp công ty tiết kiệm nguồn chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Nhiên liệu: nhu cầu cung cấp nước của nhà máy là than cám lấy từ khu vực Quảng Ninh được vận chuyển về bằng phương tiện đường thủy Do có lợi thế về vị trí nên giá mua và vận chuyển than cũng được giảm bớt Nguồn nước: nhu cầu cung cấp nước của nhà máy không lớn, chủ yếu là cung cấp cho công đoạn ngâm ủ đất, chế biến tạo hình và nước phục vụ cho sinh hoạt Nguồn nước cho sản xuất lấy từ ao của nhà máy, còn nước sinh hoạt được lấy từ hệ thống giếng khoan có qua xử lý Ngoài ra còn có xăng, dầu mỡ, điện phục vụ sản xuất… Nhu cầu cụ thể của các loại vật tư trong 1 năm (cho công suất 30 triệu viên) như sau: • Nguyên liệu (đất): 36.144 m3/năm • Nhiên liệu (than): 4.172 tấn/năm • Điện năng: 1.317.454 Kwh/năm Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 5 Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất gạch Kho than Máy nghiền than Kho nguyên liệu Máy ủi Cấp liệu thùng Than nghiền Máy cán thô Máy pha than Máy nhào 2 trục có lưới lọc Nước bổ sung Máy cán mịn Máy nhào đùn liên hợp Máy tạo hình Máy cắt gạch tự động Xếp xe vận chuyển Sân phơi Sấy tuynel Than nghiền mịn Nung tuynel Phân loại sản phẩm Xếp kho thành phẩm Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 6 Sơ đồ 2: Các bước chính trong quy trình sản xuất gạch nung Tuynel Xử lý đất Tạo hình • Mô tả sơ bộ quả trình công nghệ: Phơi gạch mộc Nung gạch Sấy gạch Gạch thành phẩm Ra lò Khai thác và dự trữ nguyên liệu Đất sét được khai thác, tập kết trong kho Tại đây đất sẽ được ngâm ủ, phong hóa ít nhất 3 tháng Các hạt sét khi được ngâm nước sẽ tăng tính dẻo, nồng độ ẩm chất lượng đất được tăng lên do các tạp chất có thời gian phân hủy Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm Nguyên liệu sau khi đã phong hóa được ủi về kho có mái che, rồi đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái, đất được thái nhỏ và làm tơi Sau đó, đất rơi xuống băng tải và đưa vào máy cán thô Tại đây, đất và than được ép, phá vỡ cấu trúc ban đầu, rồi được đưa vào máy nhào trộn, đồng thời nước được cấp vào máy nhào lọc để điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp Than cám nghiền mịn được rải tự động đều khắp phễu cấp liệu của máy nhào lọc đổ trộn vào đất tạo ra một phối liệu Sau đó phối liệu được chuyển sang máy cán mịn bằng một băng tải cao su Tại đây, phối liệu được phá vỡ cấu trúc một lần nữa và được đưa sang máy nhào đùn liên họp có hút chân không bàng một hệ thống băng tải khác Sau khi qua hệ thống nhào trộn của máy, phối liệu được đưa vào buồng hút chân không, không khí được hút ra khỏi phối liệu, do đó sẽ làm tăng độ rắn chắc cho gạch mộc, giúp cho gạch trong quá trình vận chuyển không bị biến dạng Sau khi hút chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt, các phối liệu sẽ được tạo hình theo các kích thước và hình dáng nhất định Các viên gạch mộc sau khi tạo hình sẽ được các công nhân xêp lên xe chuyên dùng vận chuyên đê đem đi phơi trong nhà kính Phơi sản phẩm mộc Sau khi tạo hình, gạch mộc sê có độ ẩm từ 20-22% (đối với hệ máy của Việt Nam) Gạch mộc sẽ được phơi từ 8-12 ngày tùy theo nhiệt độ cũng như tốc độ gió, đề giảm độ ẩm xuống còn từ 14-18% Việc xếp cáng và phơi gạch trên sân phải tuân thủ Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 7 theo đúng quy trình để giảm tối thiểu thời gian phơi cũng như phế phẩm ở khâu này Sau đó, sản phẩm mộc sẽ được vận chuyển tập kết lên xe goòng để chuẩn bị đưa vào sấy nung Tuynel Sấy nung sán phẩm trong lò tuynel Sản phấm mộc sau khi được xếp lên xe goòng được đưa vào hầm sấy nhờ kích thủy lực ở đầu hầm Tác nhân sấy là khí nóng được thu hồi từ vùng làm nguội của lò nung Gạch mộc sau khi qua ló sấy sẽ có độ ẩm giảm còn 0-5%, được xe phà, kích đấy thủy lực đưa vào lò nung Than cám nghiền mịn được dùng làm nhiên liệu cấp vào qua các lồ đổ than từ nóc lò theo đúng yêu cầu công nghệ, để đám bảo nung chín sản phẩm Ra lò, phân loại sán phẩm Sản phấm sau khi qua khỏi vùng nung sẽ được làm nguội ở cuối lò nhờ vào hệ thống thu hồi khí nóng Sau khi ra khỏi lò, sản phâm được công nhân bôc dỡ, phân loại theo tiêu chuân kỹ thuật và được tập kết về bãi thành phấm nhờ các xe vận chuyên 2 bánh Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động 1.2.1 Những tài sản hiện có của công ty Bảng 2: Những tài sản chính của công ty STT Tài Sản ĐVT Số Lượng Bộ Phận sử dụng Tình trạng kỹ thuật 1 Lò Tuynel cái 1 Sản Xuất tốt 2 Dây chuyền đùn gạch mộc bộ 1 Sản Xuất tốt 3 Máy Xúc cái 1 Sản Xuất tốt 4 Máy ủi cái 1 Sản Xuất tốt 5 Xe vận chuyển gạch cái 20 Sản Xuất tốt 6 Máy tính xách tay cái 5 P Kế toán, P.Giám Đốc tốt Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 8 1.2.2 Cơ cấu lao động của công ty Cơ cấu lao động Bảng 3: Cơ cẩu lao động của công ty theo trình độ học vấn (đơn vị tính: người) 2011 Trình độ học vấn 2012 2013 Chưa tốt nghiệp THPT Sô 70 Tỷ 48,3% Sô 80 Tỷ 50,3% Sô 85 Tỷ 49,4% Tốt nghiệp THPT 48 33,1% 52 32,7% 60 34,9% Trình độ Cao đăng, trung cấp 20 13,8% 20 12,6% 20 11,6% Trình độ Đại học 7 4,8% 7 4,4% 7 4,1% Trình độ trên Đại học 0 0% 0 0% 0 0% 145 100% 159 100% 172 100% Tổng số (Nguồn: phòng tổ chức hành chính - Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh) Từ bảng sổ liệu trên, điều đầu tiên nhận thấy là tổng số lao động tăng dần qua các năm Năm 2011 là 145 người, thì năm 2012 là 159 người, và năm 2013 là 281 người, tăng 18,6% so với năm 2011 Có sự tăng lên như vậy chủ yếu là do sự tăng lên ở những lao động trình độ thấp Đây là những lao động làm việc trực tiếp tại phân xưởng, là các công nhân vận hành máy và vận chuyên, bốc dỡ gạch Còn các lao động trình độ cao hơn, có bằng cấp lại không thay đồi mấy, do đây cũng là những cán bộ quản lý, làm việc văn phòng Bên cạnh đó, nhìn vào tỷ trọng, ta cũng thấy lao động làm việc trong công ty đa số là có trình độ tương đối thấp, tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp THPT lên tới 50% tổng số lao động Do là doanh nghiệp sản xuất, nên không đòi hỏi lao động phải có trình độ cao, mà lao động quanh khu vực cũng đa số có trình độ như vậy, nên việc lao động chưa tốt nghiệp THPT chiếm tỉ trọng lớn cũng là điều bình thường Công ty không có lao động nào có trình độ trên Đại học, số lao động có trình độ cao đắng, đại học tương đối thấp (số lao động này ở cá 3 năm đều ổn định ở số lượng 27 người, chỉ ở mức dưới 15% trong tổng số lao động) Do đó, công ty nên có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ người lao động trong công ty, để công ty có thêm nhiều người giỏi, giúp công ty có thể phát triển 1.2.3 Tình hình vốn của doanh nghiệp Tổng nguồn vốn của công ty là 27,443,479,237 VNĐ trong đó: Vốn lưu động:6,149,227,755 VNĐ Vốn cố định: 21,294,251,483 VNĐ Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 9 1.2.4 Nguồn vốn Tổng nguồn vốn của công ty là 27,443,479,237 VNĐ, trong đó: Vốn vay: 5,898,151,189 VNĐ Vốn chủ sở hữu: 21,545,328,048VNĐ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Gốm Xây dựng và Thương Mại Minh Thịnh • Giới thiệu về bộ máy tố chức quán lý chung Công ty CP Gốm Xây dựng và TM Minh Thịnh được tổ chức theo mô hình của một công ty cổ phần điển hình, trong đó các cổ đông sáng lập đồng thời là các cổ đông phổ thông sẽ nằm trong hội đồng quán trị, và chủ tịch hội đồng quản trị kiêm chức danh giám đốc sẽ lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc là Phó Giám đốc sản xuất-kinh doanh, trưởng phòng Hành chính, trưởng phòng Kế toán Phó giám đốc SXKD và các quản đốc phân xưởng sẽ cùng chịu trách nhiệm điều hành và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất Trong mỗi phân xưởng sản xuất có các cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi ở từng ca sản xuất và các tổ trưởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm điều phối, phân công nhiệm vụ đến từng công nhân, bám sát từng công đoạn sản xuất • Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến-chức năng Theo cơ cấu này, lãnh đạo sẽ được sự giúp sức của các phòng ban, của những người phụ trách cấp dưới trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề trong quá trình điều hành hoạt động công ty Mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty được thực hiện theo đường thẳng: người thừa hành sẽ chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp Người cấp trên sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của cấp dưới quyền mình Điều đó sẽ giúp tăng cường trách nhiệm cá nhân, tránh chồng chéo mệnh lệnh Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc và phó giám đốc thông qua, sê biến thành mệnh lệnh và được truyền đạt từ trên xuống đến cấp dưới theo đúng tuyến đã định Như vậy, các phòng chức năng chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo chứ không có quyền ra mệnh lệnh và quyết định Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng lực chuyên môn của bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy trực tuyến Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 10 tin tài chính giúp cho ban lãnh đạo có những quyết định và hướng kinh doanh đúng Ngoài ra, công ty áp dụng hình thứ kế toán tập trung, rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng hình thứ tổ chức công tác kế toán này giúp cho công ty có thể tiết kiệm được chi phí, ngoài ra còn có thể đảm bảo công tác kế toán luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời với các thông tin kinh tế tài chính, cho hoạt động kinh doanh và đặc biệt là hoạt động bán hàng có hiệu quả hơn nữa Về hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, nhìn chung hình thức này đơn giản, dễ sử dụng Với đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung, cập nhật liên tục mỗi khi có nghiệp vụ xảy ra đảm bảo cho việc cung ứng thông tin kịp thời, đáp ứng nhu cầu cho quản trị Về tổ chức hệ thống sổ kế toán và luân chuyển chứng từ Hợp lý, trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc kế toán của từng chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty, linh hoạt sử dụng cả hệ thống chứng từ hướng dẫn và bắt buộc Chứng từ kế toán được sử dụng để hạch toán ban đầu đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ Các chứng từ bắt buộc đều đúng với mẫu do Bộ Tài chính ban hành, thông tin trên chứng từ đều đầy đủ và chính xác Các chứng từ được đối chiếu, kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập dữ liệu vào chứng từ trên máy, sau đó được lưu trữ cẩn thận Và thêm vào đó, việc công ty sử dụng phần mềm kế toán Esoft giúp khối lượng công việc kế toán giảm bớt, việc cung cấp sô liệu luôn được đảm bảo kịp thời, đầy đủ và chính xác Từ đó có thể tiết kiệm thời gian và chi phí cho đơn vị Về thông số Hàng hóa của doanh nghiệp được theo dõi chi tiết số hiện có và tình hình biến động và theo dõi chi tiết từng khách hàng, khoản mục của công ty Nó phù hợp với điều kiện thực tế của công ty nên công ty có thể nắm bắt được toàn diện cũng như chi tiết từng đối tượng, loại hàng hóa Số liệu được đối chiếu thường xuyên giữa phòng kế toán, bộ phận kinh doanh và kho để quản lý chặt chẽ khối lượng nhập – xuất – tồn, đảm bảo có thể theo dõi sát sao, chi tiết số lượng hàng nhập kho, tồn khi và xuất bán Đồng thời có thể phản ánh chính xác trị giá vốn Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 66 hàng xuất kho, phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng và các chi phí kinh doanh phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh Do tính chất tập trung, đồng thời phân mảng theo hoạt động công việc cụ thể là mảng đầu ra, đầu vào nên công việc kế toán giải quyết nhanh mỗi khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế Ngoài việc có sự phân công phân nhiệm trên, công ty còn có tổ chức giám sát thường xuyên lẫn nhau nên sai sót được hạn chế đến mức tối thiểu Công ty luôn chấp hành đúng các chính sách, chế độ kế toán cùng với việc hạch toán đúng với chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản doanh thu, chi phí phát sinh được ghi nhận theo đúng nguyên tắc, vì vậy được phản ánh đầy đủ kịp thời trên sổ sách kế toán Về hệ thống tài khoản Công ty đã áp dụng đầy đủ chế độ tài chính, kế toán của Bộ Tài chính ban hành, phù hợp với tình hình và đặc điểm của công ty, kế toán đã mở các tài khoản cấp 2, cấp 3 nhằm phản ánh một cách chi tiết, cụ thể hơn tình hình biến động của các loại tài sản của công ty và giúp kế toán thuận tiện hơn cho việc ghi chép một cách đơn giản, rõ ràng và mang tính thuyết phục, giảm nhẹ được phần nào khối lượng công việc kế toán, tránh được sự chồng chéo trong công việc ghi chép kế toán Về phương pháp kế toán Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh gạch xây dựng, nên hoạt động nhập xuất nguyên vật liệu, sản phẩm được diễn ra thường xuyên liên tục vì thế công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong khi hạch toán nguyên vật liệu Phương pháp tính giá vốn hàng bán theo nguyên tắc phương pháp bình quân gia quyền cả kì được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán Về việc tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng Nhìn chung công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty luôn đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra Kế toán bán hàng đảm bảo bù đắp được chi phí, có lãi và được khách hàng chấp nhận kế toán tiêu thụ thành phẩm có thể cung cấp chính xác và nhanh chóng các thông tin về giá cả Việc hạch toán doanh thu, giá vốn về cơ bản là đúng theo nguyên tắc kế toán, chế độ Bên cạnh đó nhớ ứng dụng phần mềm vào công tác kế toán mà công ty có thể Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 67 cung cấp thông tin về tình hình hoạt động vào bất cứ thời điểm nào Việc phản ánh và theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện cụ thể, chi tiết nên góp phần đáng kể vào việc thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí này Trong thời gian thực tập từ môi trường thực tế sản xuất kinh doanh tại công ty, em thấy đây thực sự là doanh nghiệp có quy mô vừa, mô hình tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và vốn được sử dụng đúng mục dích Công ty sản xuất gạch có chất lượng cao đáp ứng và cạnh tranh tốt trên thị trường với mức tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, đầu tư công nghệ hợp lý Ngoài ra công ty còn nhanh nhạy trong việc nắm bắt kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý, công ty không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, mở rộng sản xuất, luôn nghiên cứu tìm tòi hợp lý hóa sản xuất và quy trình công nghệ sản phẩm góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Công ty luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, có các phòng trào khuyến khích để tự hoàn thiện trong sản xuất và hăng say trong lao động do đó đẩy mạnh tiến bộ sản xuất 4.1.2 Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng còn tồn tại hạn chế sau: • Tại công ty xảy ra một số trường hợp như: Gạch xuất kho cho khách hàng ở xa vào ngày cuối tháng mà khách hàng chưa nhận được hàng trong tháng; Gạch xuất kho bán cho khách hàng nhưng do chất lượng không đạt yêu cầu khách hàng chưa chấp nhận và cho gửi kho số lượng hàng bán đó Trường hợp này công ty nên sử dụng TK 157 – Hàng gửi bán để theo dõi số lượng hàng hóa đã xuất kho mà chưa xác định là tiêu thụ • Hiện nay, công ty không tiến hành trích lập dự phòng đối với những khách hàng khó có khả năng thanh toán Do vậy, khi xảy ra trường hợp khách hàng bị phá sản không có khả năng thanh toán thì công ty không có khoản dự phòng để bù đắp những rủi ro và trực tiếp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, tình trạng này đã xảy ra khá nhiều nhưng hiện tại công ty vẫn chưa thực hiện trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi với lí do hồ sơ phức tạp nên chưa lập Mặc dù, công ty có thực hiện đối chiếu giữa sổ chi tiết phải thu của từng đối tượng khách hàng và bảng chi tiết công nợ, hàng tháng nhân viên bán hàng đều phải gửi biên bản đối chiếu công nợ xác định với khách hàng để có kế Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 68 hoạch thu nợ nhưng với số lượng lớn khách hàng rải khắp đất nước, việc theo dõi tình hình kinh tế của khách hàng cũng như thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn rủi ro rất lớn Công ty có lập các báo cáo quản lý công nợ, về Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu quá hạn của khách hàng cuối hàng tháng, nhưng trên bảng chỉ xét nợ quá hạn 1,2,3,4 và trên 4 tháng, trong khi đấy không theo dõi cụ thể hơn số nợ quá hạn trên 4 tháng Vì lí do lập dự phòng phức tạp mà công ty đã bỏ qua các thủ tục cũng như những đặc điểm xác định nợ khó đòi được hướng dẫn cụ thể trong TT 228/QĐ – BTC khiến công ty có rất nhiều khoản phải thu không thu hồi được nợ nhưng vẫn không có kế hoạch dự phòng mà trừ trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh • Do đơn giản trong quá trình hạch toán nên công ty không mở tài khoản hàng bán bị trả lại hàng sau khi viết hóa đơn công ty chỉ thanh toán bù trừ cho lần mua hàng tiếp theo mà không hạch toán vào tài khoản doanh thu hàng bán trả lại Chưa phán ánh chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng tới việc lập báo cáo hàng bán trả lại Do đó chưa có cơ sở xác định giá trị hàng trả lại • Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Sổ Nhật ký chung nhưng kế toán chủ yếu mở các sổ kế toán tổng hợp mà chưa mở đầy đủ các sổ kế toán chi tiết để ghi chép, hạch toán cụ thể chi tiết cho từng mặt hàng Ví dụ như với Giá vốn hàng bán, công ty chỉ mở sổ cái TK 632, còn sổ chi tiết với từng loại như Gạch 2 lỗ TC, Gạch chẻ 250, Gạch chẻ 300, Ngói 22 viên/m2 thì không mở sổ chi tiết riêng mà chỉ theo dõi trên excel 4.1.3 Phương hướng hoàn thiện − Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải tôn trọng những nguyên tắc chuẩn mực kế toán mà Nhà nước quy định − Hoàn thiện kế bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải đảm bảo cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp − Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng với bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả công tác cao, nâng cao được năng lực quản lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp − Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng phải được thực hiện trên cơ sở khoa học, phù hợp với chế độ, chính sách quản lý hiện hành của Nhà nước Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 69 4.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh Trong thực tế không có giải pháp nào có thể đem lại sự hoàn thiện mà các giải pháp đó chỉ có giá trị khi thấy được những hạn chế để qua đó căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn giảm bớt nhược điểm phát huy ưu điểm ở mức độ cao hơn Tuy nhiên việc đưa ra giải pháp kiến nghị cần căn cứ vào tình hình thực tế sao cho giải pháp đó là thực sự khả thi và có hiệu quả trong thực tiễn của công ty đồng thời hạn chế tối đa sự tác động ngược trở lại mà giải pháp đó gây ra Xuất phát từ yêu cầu đó khi nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề kế toán nguyên vật liệu hy vọng góp phần hoàn thiện một bước công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty 4.2.1 Giải pháp chính sách giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại Công ty lên áp dụng các hình thức khuyến mại, các chế độ thưởng hay giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại để khách hàng trung thành hơn với Công ty, khuyến khích họ tiêu thụ sản phẩm mà Công ty sản xuất, hơn nữa thậm chí trở thành đại lý của Công ty và nhất là trong thời kỳ nên kinh tế nhiều khó khăn như hiện nay Từng bước nghiên cứu, áp dụng thêm các chính sách chiết khấu bán hàng theo số lượng sản phẩm Riêng đối với các thị trường tiêu thụ mới cần có các hình thức khuyến mại, chế độ thưởng và mức hoa hồng cao hơn thị trường cũ Công ty không chỉ khuyến mại bằng hiện vật mà còn có thể khuyến mại trực tiếp bằng tiền cho các khách hàng trung thành sau từng kỳ kế toán Ví dụ như trong tháng nếu khách hàng nào mua trên 10 vạn viên sẽ được hưởng chiết khấu thương mại là 1%, nếu mua với số lượng là 20 vạn được hưởng chiết khấu là 4%, Phương pháp hạch toán các khoản chiết khấu thương mại: Trong tháng khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại kế toán ghi: Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại Nợ TK 3331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 131, Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 70 Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản 5111, ghi: Nợ TK 5111 – Doanh thu bán hàng Có TK 5211– Chiết khấu thương mại 4.2.2 Giải pháp về xác định kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng Kết quả cuối cùng của từng loại sản phẩm sẽ được xác định theo công thức sau: Doanh thu Kết quả bán = thuần của hàng của sp A sản phẩm A Chi phí bán hàng, chi Giá vốn của phí quản lý doanh sản phẩm A nghiệp phân bổ cho sản phẩm A Cuối tháng kế toán doanh thu của từng loại sản phẩm sau khi tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chỉ tiêu sau: CPBH và CPQLDN phân bổ cho sản phẩm A = Tổng CPBH; CPQLDN phát sinh trong kỳ Tổng doanh thu bán hàng x Doanh thu của sản phẩm A Cuối tháng để biết được cụ thể doanh thu thuần, giá vốn, chi phí của từng loại sản phẩm kế toán lập báo cáo của từng loại sản phẩm 4.2.3 Giải pháp về tài khoản và sổ sách kế toán • Công ty sử dụng phần mềm kế toán vì vậy việc in ra các sổ chi tiết các tài khoản để lưu là không cần thiết Công ty có thể lưu trữ dữ liệu của phần mềm kế toán đó ở dạng excel hoặc copy vào đĩa mềm hoặc các phương tiện tin học khác Sử dụng các phương tiện này sẽ giảm bớt được tài liệu lưu trữ, thông tin được lưu ở dạng gọn nhẹ và dễ bảo quản không tốn diện tích cất trữ • Mở tài khoản 521,531 cho chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại Việc phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu thường liên quan đến nhiều thủ tục, chứng từ để đảm bảo công tác hạch toán theo đúng quy định Kế toán công ty nên sử dụng các tài khoản ghi giảm doanh thu khi có các nghiệp vụ phát sinh sẽ khiến cho việc theo dõi, quản lý được thuận tiện và góp phần hạch toán theo đúng quy định Kế Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 71 toán nên mở sổ chi tiết theo dõi cho các TK521, TK 531 Đây là các khoản trực tiếp làm giảm trừ doanh thu, vì thế các khoản này gây ảnh hưởng đến lợi nhuận, và thuế thu nhập doanh nghiệp, cùng với thuế giá trị gia tăng đẩu ra Tuy ở công ty ít khi có tình trạng giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại, hàng trong kho thường được xem xét kỹ lưỡng về chất lượng trước khi xuất bán Thế nhưng, theo yêu cầu quản lý, vẫn cần lập các tài khoản này theo chi tiết doanh thu từng mặt hàng, cho dù ít xảy ra các trường hợp này • Quản lý tốt nợ phải thu, trách nhiệm của giám đốc 1 Xây dựng và ban hàng các qui định quản lý các khoản nợ phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ 2 Mở sổ theo dõi các khoản công nợ đối với từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ 3 Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo qui định ghi trên hợp đồng hoặc các cam kết khác hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ khó có khả năng thanh toán Giám đốc phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, công ty có trách nhiệm xử lý Số nợ không có khả năng thu hồi được sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quĩ dự phòng tài chính Nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, giám đốc vẫn phải cho theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập của công ty Về cơ bản, trích lập dự phòng sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp khoản lỗ do không thu được nợ, ngăn chặn nợ không thể thu hồi có thể xuất hiện Trích lập dự phòng có thể làm tăng chi phí, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận nhưng từ nhiều năm nay, công ty luôn xảy ra việc thất thoát các khoản thu quá hạn Cần theo dõi chặt chẽ hơn trong quản lý nợ Theo thông tư 228/TT – BTC - Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 72 + Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp Công ty cần theo dõi về các khoản thu để xác định đúng các khoản nợ khó đòi 4.2.4 Giải pháp về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Vì Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty nên để tránh rủi ro khi có những biến động về giá cả , Công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cuối năm tài chính, căn cứ vào dự kiến giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12 kế toán tính toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho Việc lập dự phòng được lập cho từng mặt hàng Số dự phòng giảm giá giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Căn cứ vào số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập, ghi: Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 73 Nợ tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” Có tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Cuối kỳ kế toán năm sau: Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi: Nợ tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” Có tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi: Nợ tài khoản 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Có tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” 4.2.5 Giải pháp về báo cáo kế toán Công ty cần phải lập thêm các báo cáo kế toán về doanh thu và giá vốn từng loại sản phẩm để ban Giám đốc có thể kiểm soát và nắm bắt được tình hình tiêu thụ của Công ty một cách kịp thời và nhanh chóng Từ các Báo cáo này mà các cán bộ phòng kế toán có những phương thức tiêu thụ phù hợp để có thể nâng cao số lượng bán, cung cấp kịp thời sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng và mở rộng thị trường cho sản phẩm của Công ty Không những cần phải lập theo tháng, theo địa bàn mà Công ty cần phải lập Báo cáo về doanh thu và giá vốn theo từng loại sản phẩm Việc lập theo doanh số từng loại sản phẩm giúp Công ty sắp xếp và có biện pháp nâng cao doanh số cho từng loại sản phẩm Bên cạnh lập các báo cáo kế toán về doanh thu và giá vốn hàng bán thì cán bộ phòng kế toán cần phải lập thêm các Báo cáo quản trị về doanh thu và giá vốn hàng bán để cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về tình hình tiêu thụ của Công ty cho ban lãnh đạo Công ty, để từ đó Ban lãnh đạo có những biện pháp điều chỉnh mang tính vĩ mô đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 4.2.6 Một số giải pháp khác Công ty cần phải nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên kế toán Các kế toán viên nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ trong hạch toán kế toán sẽ giúp cho các Báo cáo kế toán của Công ty phản ánh được Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 74 chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay, Bộ Tài chính ban hành và thay đổi rất nhiều văn bản pháp quy đòi hỏi các kế toán viên phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt các thông tin, chủ trương, chính sách của Bộ và của Nhà nước Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các kế toán viên phải biết xử lý linh hoạt, nhanh chóng và chính xác các thông tin, nghiệp vụ kinh tế phát sinh Ngoài ra, trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung và hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập, Công ty nên cải thiện và nâng cao công tác kiểm soát nội bộ đảm bảo sự chính xác từ khâu lập và luân chuyển các chứng từ Căn cứ tình hình thị trường, nhu cầu thị trường ở từng địa bàn, khu vực và từng chủng loại sản phẩm được ưa chuộng cũng như hiệu quả mang lại, để nâng cao doanh số bán hàng trong những năm tiếp theo Tăng cường công tác quảng cáo, quảng bá hình ảnh Công ty, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức khác nhau Tập trung nghiên cứu để thay đổi chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường hiện nay Đánh giá lại năng lực của các nhà phân phối để phân loại và có chính sách bán hàng hợp lý đối với từng nhà phân phối Tăng cường công tác quản lý nhằm giám sát chặt chẽ các quy trình sản xuất và các chi phí trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng xi măng ổn định, hạ giá thành Hiện nay Công ty vẫn chưa chú trọng vào việc vận dụng kế toán quản trị đối với việc đưa ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn Kế toán quản trị thường bị lẫn vào các bộ phận kế toán như kế toán chi phí, kế toán, hàng hóa Điều này đã làm cho Công ty chưa thấy rõ hết ưu điểm, vai trò to lớn của kế toán quản trị trong công việc cung cấp các thông tin cần thiết cho việc quản lý kinh doanh Công ty nên cử một chuyên viên chuyên làm công tác kế toán quản trị, bởi đó là công cụ quan trọng không thể thiếu được đối với công tác quản lý nội bộ Công ty, sẽ cung cấp những thông tin về hoạt động tài chính, kinh tế chỉ riêng trong phạm vi nội bộ Công ty, giúp cho Giám đốc có những quyết định kinh doanh sáng suốt Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, Công ty có thể vận dụng kế toán quản trị trong việc lập thêm các Báo cáo hoạt động king doanh theo kiểu số dư đảm phí, Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 75 Báo cáo này chỉ mang tính chất nội bộ, bởi Báo cáo hoạt động kinh doanh Công ty thường lập không phát huy hết tác dụng trong công tác quản lý, điều hành Công ty, kế toán có thể lập Báo cáo hoạt động kinh doanh theo kiểu số dự đảm phí với các chỉ tiêu sau: Tổng doanh thu thuần, tổng biến phí, số dư đảm phí, tổng đinh phí, lãi thuần Báo cáo này có thể lập vào cuối tháng, chi tiết cho từng mặt hàng sau đó lên Báo cáo tập chung cho toàn Công ty Từ các báo cáo đó sẽ giúp cho Công ty thấy được ngay doanh thu tiêu thụ thành phẩm có đủ bù đắp tổng chi phí phát sinh trong kỳ hay không, số sư đảm phí cho thấy lợi nhuận gộp có đủ bù đắp tổng định phí phát sinh hay không, từ đó có những biện pháp điều chỉnh nếu tổng định phí quá nhiều và không hợp lý Ngoài ra , Công ty còn có thể vận dụng những thông tin thích hợp do kế toán quản trị cung cấp vào việc ra quyết định kinh doanh như : Có nên tiếp tục hay loại bỏ kinh doanh một sản phẩm nào đó, vì trong thực tế nhiều khi ban lãnh đạo Công ty phải đứng trước quyết định có nên tiếp tục hay ngừng kinh doanh loại sản phẩm nào đó mà kinh doanh kém hiệu quả (bị lỗ liên tiếp ) và Công ty sẽ so sánh một phương án kinh doanh kém hiệu quả , rút ra các khoản thu, chi, chênh lệch giữa hai phương án đó, từ đó ban lãnh đạo Công ty sẽ có những quyết định đúng đắn nhất 4.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thì trước hết đó là lỗ lực của bản thân công ty Công ty cần có những quyết định, nguyên tắc cụ thế các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành (Chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC) và tạo ra những điều kiện tốt nhất để cán bộ kế toán có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình Những quy định này phải được hướng dẫn cụ thể để cán bộ phòng nghiệp vụ có cách nhìn đúng đắn về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 76 KẾT LUẬN Sau một thời gian được thực tế về công tác kế toán tại Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh em đã có được nhận thức được khâu bán hàng trong doanh nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kinh doanh, tổ chức khâu bán hàng tốt mới có thể đạt được kết quả kinh doanh, khẳng định được vị trí của các doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi bộ máy quản lý phải có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế, tổ chức và quản lý để có thể thiết lập chiến lược lâu dài cho công ty Trong chiến lược về quản lý, kế toán giữ một vai trò hết sức quan trọng, cung cấp những thông tin cho việc ra quyết định của Ban giám đốc Vì vậy, việc hạch toán khoa học và hợp lý toàn bộ công tác kế toán và đặc biệt là kế toán trong khâu bán hàng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty Tại Công ty CP Gốm xây dựng & TM Minh Thịnh, về cơ bản công tác kế toán tương đối ổn định và đã làm tốt vai trò của mình, riêng đối với kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhưng đã đạt được nhiều thành tựu, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho các đối tượng quản lý nhau, đặc biệt là đối với ban lãnh đạo, quản lý Trong điều kiện có nhiều hạn chế cả về thời gian và trình độ, bản thân em mạnh dạn đưa ra những ý kiến chủ quan của mình nhằm giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, kính mong các anh chị nhân viên trong công ty và cô giáo hướng dẫn GV Nguyễn Thị Liên Chi xem xét tính khả thi của các đề xuất trên để đưa ra ý kiến đóng góp cho luận văn của em thêm hoàn chỉnh! Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, tháng 03 năm 2013 Sinh viên Trang Nguyễn Thị Huyền Trang Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 77 MỤC LỤC 1.1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH 3 Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất gạch 6 Sơ đồ 2: Các bước chính trong quy trình sản xuất gạch nung Tuynel 7 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động 8 Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 11 3.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Gốm Xây Dựng &TM Minh Thịnh .23 Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 24 3.2.1 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 25 3.2.1.1 Các chính sách kế toán chung áp dụng tại công ty 25 3.2.1.2 Tổ chức vận dụng hạch toán chứng từ kế toán .25 3.2.1.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 26 3.2.1.4 Tổ chức vận dụng sổ kế toán 27 Sơ đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 28 3.2.2 Kế toán doanh thu .30 3.2.2.1 Chứng từ và thủ tục kế toán 30 Sổ nhật ký chung 41 SỔ NHẬT KÝ CHUNG 41 3.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán 45 3.2.3.1 Chứng từ và thủ tục kế toán 45 3.2.3.2 Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán 45 3.2.3.3 Kế toán tổng hợp về giá vốn hàng bán 51 Diễn giải .52 3.2.3 Kế toán chi phí bán hàng 52 3.2.3.1 Chứng từ và thủ tục kế toán 53 SỔ NHẬT KÝ CHUNG 62 4.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh và phương hướng hoàn thiện 64 4.1.1 Những ưu điểm 65 4.1.2 Những tồn tại .68 4.1.3 Phương hướng hoàn thiện 69 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 4.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty CP Gốm Xây dựng & TM Minh Thịnh 70 4.2.1 Giải pháp chính sách giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại 70 4.2.2 Giải pháp về xác định kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng 71 4.2.3 Giải pháp về tài khoản và sổ sách kế toán 71 Công ty cần theo dõi về các khoản thu để xác định đúng các khoản nợ khó đòi .73 4.2.4 Giải pháp về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 73 4.2.5 Giải pháp về báo cáo kế toán .74 4.2.6 Một số giải pháp khác 74 4.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện 76 Sinh viên: Nguyễn Thị Huyền Trang LớpQKT53 - LC4 ... TIÊU KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH, TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH 2.1 Đánh giá chung tình hình SXKD Công ty Cổ phần Gốm Xây dựng Thương mại Minh Thịnh. ..PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH Tên đơn vị kinh doanh: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MINH THỊNH Tên công ty viết tiếng anh: MINH THINH... 2.2 Đánh giá tình hình thực tiêu tài Cơng ty Cổ phần Gốm Xây dựng Thương mại Minh Thịnh năm 2013 2.2.1 Kết kinh doanh Công ty Cổ phần Gốm Xây dựng Thương mại Minh Thịnh số năm gần Mặc dù năm gần
Bảng 2
Những tài sản chính của công ty (Trang 8)
Bảng 3
Cơ cẩu lao động của công ty theo trình độ học vấn (Trang 9)
Bảng 4
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu SXKD chủ yếu của công ty (Trang 15)
Bảng 5
Tình hình thực hiện chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2013 (Trang 18)
Bảng 6
Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Gốm Xây dựng và Thương mại Minh Thịnh năm 2013 (Trang 20)
Bảng 7
Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn trong năm 2013 (Trang 21)
Bảng 8
Các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của Công ty CP Gốm Xây dựng và TM Minh Thịnh trong những năm gần đây (Trang 22)
Sơ đồ 5
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Trang 29)
Sơ đồ 6
Sơ đồ quá trình kế toán bán hàng (Trang 30)
Hình th
ưc thanh toán: TIền mặt Số tài khoản (Trang 32)
Hình th
ưc thanh toán: Chuyển khoản Số tài khoản (Trang 38)
Bảng ph
ân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội: (Trang 58)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ (Trang 59)
Hình th
ức thanh toán: TM (Trang 60)