1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng hậu phương thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 đến 1954)

63 1,1K 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 9,96 MB

Nội dung

Tiếp thu lí luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và kế thừa những kinh nghiệm quý báu của tổ tiên ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Ph

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2

KHOA GIAO DUC CHINH TRI

NGUYEN THI LY

SU DANG LANH DAO CUA DANG CONG SAN VIET NAM TRONG VIEC XAY DUNG HAU PHUONG THOI Ki KHANG CHIEN CHONG THUC DAN PHAP XÂM LƯỢC (1945-1954)

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyén nganh: Lich sw Dang Cong san Viét Nam

Người hướng dẫn khoa học

GV LÊ TRUNG NGHĨA

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

LOI CAM ON

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Thầy Lê Trung Nghĩa- người

đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị, các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

2, đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình

Do lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong

nhận được sự chỉ báo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên

để đề tài này được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 5 nam 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Lý

Trang 3

LOI CAM DOAN

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy

Lê Trung Nghĩa Em xin cam đoan rằng:

Đây là kết quả nghiên cứu của riêng em

Nêu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 nam 2012

Sinh viên

Nguyễn Thị Lý

Trang 4

1.1.1 Mét sé quan diém vé van dé hau phuong 6

1.1.2 Vai trò cia hau phuong trong chién tranh

1⁄2 Cơ sở thực tiễn cccerrtiithhtiirriiirriirrie 12

Chương 2 Đáng lãnh đạo xây dựng hậu phương trong khánh chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945-11954) -2-cccccceccxccreccrs 16 2.1 Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương (1945-1954) 16 2.1.1 Chủ trương của đảng về xây dựng hậu phương 16 2.1.2 Quá trình đảnh lãnh đạo xây dựng hậu phương 17

Trang 5

MO DAU

1 Lí do chọn đề tài

Để giành thắng lợi, chiến tranh cách mạng nhất thiết phái có hậu

phương Bởi hậu phương là nơi có thê triển khai xây dựng và dự trữ tiềm lực

của chiến tranh về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến Lí luận của chủ nghĩa

Mác-Lê nin đã nêu bật tầm quan trọng đó của vấn đề hậu phương trong chiến

tranh cách mạng

Lé nin khang định: “Tính chất của một cuộc chiến tranh và thắng lợi

của nó đều phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bên trong của nước tham

chiến một quân đội giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp

cách mạng cũng đều bị kẻ thù lập tức tiêu diệt nếu họ không được vũ trang,

tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ”.[9, tr479]

Tiếp thu lí luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và kế thừa những kinh

nghiệm quý báu của tổ tiên ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung

và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) nói riêng, Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn quan tâm đến vấn đề này và nhận thức sâu sắc rằng, hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh dân tộc

Hậu phương của ta thời kì đó bao gồm những vùng tự đo rộng lớn, các khu du kích, căn cứ du kích sau lưng địch và lòng dân yêu nước trong vùng

địch tạm chiếm Ngoài ra những chỗ dựa vật chất và tinh thần của nhân dân

tiễn bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới cũng được coi là “hậu phương” của

ta trong cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp

Đề tiến hành chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi động viên

toàn bộ lực lượng nhân dân cả nước cho cuộc “toàn quốc kháng chiến” Trong

Trang 6

điều kiện địch mạnh, nhưng cũng không thể đánh chiếm lại nước ta ngay

trong một thời gian ngắn như Đảng ta đã nhận định : Đó là một cuộc kháng

chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài Đặc biệt nước ta đất không rộng, người

không đông lại bị kiệt quệ do sức bóc lột của đề quốc, phong kiến Vì vậy nó mang tính chất là một cuộc kháng chiến lâu dài, nên xây dựng hậu phương và huy động lực lượng ở các vùng tự do cho cuộc kháng chiến là một yêu cầu cấp bách

Nắm vững quy luật đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã tranh thủ thời gian, điều kiện vật chất để chuẩn bị hậu phương cho cuộc chiến tranh giải phóng

dân tộc và bảo vệ tổ quốc Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa đánh giặc,

vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng căn cứ địa hậu phương là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phản ánh một trong những đặc trưng của cách mạng Việt Nam, việc xây dựng củng có hậu phương trong mọi tình huống của cuộc chiến làm cho hậu phương có sức sống và phát triển trong hoàn cảnh gay go, khó khăn nhất

Dân tộc ta thắng những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần bởi vì chúng ta

có nhân dân anh hùng, có sự lao động sáng tạo, tài năng và trí tuệ của Đảng,

có hậu phương lớn tập trung sức người sức của, động viên tinh thần tiền tuyến lớn đánh thắng kẻ thù Do vậy việc nghiên cứu chủ trương xây dựng hậu phương của Đảng trong thời kì kháng chiến chống Pháp là để qua đó rút ra

những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất

nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cũng như khó khăn mới sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là một việc

làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn

Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Sự lãnh đạo của Đảng cộng

sản Việt Nam trong việc xây dựng hậu phương thời kì kháng chiến chồng thực

Trang 7

dân Pháp xâm lwoc (1945-1954)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của

mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về vấn đề xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) nói chung cũng như tất cả các cuộc kháng chiến khác trong lịch sử nói riêng, đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tuy nhiên những đề tài nghiên cứu này thường tập trung nghiên cứu chung về hậu phương trong kháng chiến cụ thể như : Hậu phương trong chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975) của

Giáo sư - PTS Hoàng Phương (chủ biên) Tổng kết cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp -Thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tông kết chiến tranh

trực thuộc Bộ chính trị; vùng tự do Thanh Nghệ Tĩnh trong kháng chiến

chống Pháp (1945-1954) của PGS-TS Ngô Đăng Tri; bài viết trong tạp chí

Lịch sử Đảng số 4-1993 về vấn đề hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở Thanh Hóa Ngoài ra còn rất nhiều bài báo tạp chí khác nói về hậu phương trong kháng chiến chống Pháp xâm lược

Các đề tài nghiên cứu về vùng hậu phương cũng chưa nhiều, có luận án tiến sĩ của PGS.TS Ngô Đăng Tri về “vùng tự do Thanh Nghệ Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)”; bài viết của Giáo sư Hoàng Minh Thảo về “Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta — một sáng tạo lịch sử”

Đăng trên tạp chí lịch sử quân sự số 11 ( tháng 1/1987) Tác giả Ngô Vi Thiện viết về: “Xây dựng hậu phương căn cứ địa trong kháng chiến chống Pháp đăng trên tạp chí lịch sử quân sự số 18 (1987)

Tóm lại cho đến nay chưa có một chương trình nào nghiên cứu một cách cụ thể hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng hậu phương kháng chiến chống thực đân Pháp xâm lược (1945-1954)

Trang 8

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích làm rõ điều kiện hoàn cảnh của nước ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp đề từ đó thấy được sự đúng đắn của Đảng về chủ trương xây dựng hậu phương trong chiến tranh

Phân tích sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương về tất cá các mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật

Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của Đảng ta trong việc xây dựng vùng hậu phương thời kì cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời bước đầu rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng hậu phương, phục vụ cho công cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong kháng

chiến chống Pháp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nêu lên đường lối, chủ trương của Đảng ta trong việc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược

Nêu lên quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương về các mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật

Làm rõ những thắng lợi mà Đảng ta đã giành được trong việc xây đựng hậu phương, và vai trò to lớn của hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Rút ra những bài học kinh nghiệm về vấn đề xây dựng hậu phương 3.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về đường lối chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng về việc xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp thời kỳ

(1945-1954)

Trang 9

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

Các văn kiện của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị về đường lối xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp

Các công trình nghiên cứu như: Sách, báo, tạp chí, mà đã được xuất bản 4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, tôi đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra còn một số phương pháp khác

5 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2 chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành vấn đề hậu phương trong chiến tranh

Chương 2: Đảng lãnh đạo xây đựng hậu phương trong kháng chiến

chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)

Trang 10

1.1.1 Một số quan điểm về vẫn đề hậu phương

Đã thành quy luật, hậu phương luôn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh Hậu phương là nơi xây đựng và dự trữ tiềm lực

của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học kĩ thuật; là

nơi chỉ viện chủ yếu sức người, sức của cho tiền tuyến, là chỗ dựa tỉnh thần của tiền tuyến Hiểu được vai trò quan trong đó đã có rất nhiều quan điểm về hậu phương được đưa ra

Ăng- ghen từng nói về vai trò của hậu phương: “Toàn bộ việc tổ chức

và phương thức chiến đấu của quân đội, do đó, thắng lợi hay thất bại đều tỏ ra

là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư

dân và của cả kĩ thuật” [14, tr84]

Theo quan điểm của Lê nin: “Hậu phương là nơi đối xứng với tiền tuyến có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thố ngoài vùng

chiến sự, phía sau chiến tuyến có dân cư và tiềm lực mọi mặt nhất là về nhân

lực và vật lực Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến” [19, tr231]

Lé nin cho rang: “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn,

ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì

người đó thu được thắng loi” [9, tr84]

Và: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương, có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung

Trang 11

thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu

họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực, huấn luyện đầy đủ” [9, tr497]

Stalin khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh cũng đã nói: “Lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tai nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân đân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự

thử thách đó” [20, tr1 13]

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Khi có chiến tranh phải huy động và tố chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” [4 tr473]

Theo đồng chí Lê Duẫn: Một hậu phương vững mạnh là một hậu

phương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ đồi dào

để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến

Đồng chí Trường Chinh cũng coi một trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời đại của chúng

ta là: Hậu phương chiến tranh nhân dân được củng cố, nguồn cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến tranh đồi dào, chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh

Nhìn chung vấn đề xây dựng hậu phương đều được các nhà chiến lược,

các nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những nhà lãnh đạo quốc gia, những người cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong cả thời chiến lẫn thời

bình Bởi lẽ chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao nên đòi hỏi phải được

bổ sung, phát triển nhằm đè bẹp đối phương để chiến thắng Cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, đồi đào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiến tranh 1.1.2 Vai trò của hậu phương trong chiễn tranh

Trang 12

*Khái niệm về hậu phương

Theo Lê nin, hậu phương hiểu theo nghĩa hẹp: “Là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thô ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến” [13, tr231]

Theo nghĩa rộng: Đây là chỗ dựa đề tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp

sức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tiền tuyến về

mặt không gian

Như vậy có thể hiểu khái niệm chung về hậu phương: “Hậu phương là vùng lãnh thổ ở ngoài vùng chiến sự, phía sau tiền tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực, nơi xây dựng và huy động sức người, sức của đáp ứng nhu cầu lực lượng vũ trang ở tiền tuyến Có hậu phương chiến lược, hậu phương chiến dịch, hậu phương chiến thuật Có hậu phương lớn, hậu phương tại chỗ, hậu phương quốc gia và hậu phương liên

minh quốc gia” [13, tr183]

Trong chiến tranh cách mạng ở Việt Nam có những cấp độ và hình thức khác nhau Vì thế, có hậu phương chiến lược, hậu phương tại chỗ, có căn cứ

du kích, lại có khái niệm hậu phương lòng dân Các vùng tự do, các vùng giải phóng đều có địa thế, dân cư, quy mô khác nhau đều là hậu phương Ở một phương diện nào đó, trong chừng mực nhất định, các nước có ủng hộ vật chất, tinh than, trang bị kĩ thuật cho nhân dân ta cũng là hậu phương quốc tế của ta

Hậu phương của chiến tranh Việt Nam là khu vực, vùng, miền, lãnh thổ, quốc gia, nơi cung cấp sức người, sức của, đặt cơ sở đứng chân, nguồn

động viên chính trị, tỉnh thần đối với tiền tuyến

Trang 13

*Vai tro ctia hau phuong trong chién tranh Cach mang

Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh, quân đội nào tách

khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh, không thể

tồn tại được Trong lịch sử quân sự, những nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản như Mác, Ăng ghen, Lê nin, đều nhắn mạnh đến vai trò của hậu phương vững chắc có tổ chức Như vậy có thé thay hậu phương có vai trò hết sức quan trọng:

Thứ nhất, chiễn tranh càng hiện đại bao nhiêu thì yêu cầu về hậu phương đối với chiến tranh càng tăng lên bấy nhiêu

Hậu phương là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng- bại, được- thua của hai bên tham chiến Chiến tranh phải dựa vào hậu phương

hùng mạnh Vì đó là cuộc chiến, cuộc đọ sức một cách toàn diện giữa hai bên

tham chiến Muốn giành thắng lợi phải có tiềm lực chiến tranh Mác, Ăng

ghen, Lê nin đều đã nhận định, hậu phương bao gồm các nhân tố: Tiềm lực

kinh tế, tiềm lực khoa học, tiềm lực tinh thần, chính trị, quân sự Những tiềm lực ấy phải được tạo ra va dy trữ tại hậu phương

Hậu phương là vùng phía sau chiến tuyến, cung cấp nhân tài, vật lực, là nền tảng kinh tế, cơ sở vật chất của tiền tuyến, chiến tranh chính là sự tiếp tục

của kinh tế và chính trị để đạt được mục đích nhất định về chính trị hay kinh

tế: “Tiềm lực kinh tế của hậu phương như thế nào thì khả năng trang bị vũ khí

đảm bảo cho hậu cần quân đội như vậy, vũ khí trang bị đảm bảo cho hậu cần

như thế nào, thì hoạt động của tiền tuyến như vậy, hoạt động của tiền tuyến

thế nào thì kết cục của chiến tranh như vay” [13, tr 188]

Tôn Tử coi vật chất là chỗ dựa chủ yếu của hành động quân sự, là cơ sở

để tiến hành chiến tranh, qua đó nhấn mạnh dựa vào lực lượng hùng hậu,

quân đội nào tách khỏi hậu phương hùng mạnh thì không thể giành được thắng lợi trong chiến tranh và không thể tồn tại được

Trang 14

Còn các nhà quân sự phương Tây nhất là trong giới thực dân thường cho rằng bên nào có kinh tế mạnh hơn, lực lượng vật chất đồi dào hơn thì bên đó

sẽ thắng trong chiến tranh

Vậy có thể thấy kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định mọi hoạt động của hậu phương, kinh tế vững mạnh thì mới có thé dam bao yếu tố hậu cần, tiếp tế lương thực đảm bảo cho sức mạnh của lực lượng vũ trang, và kinh tế cũng là yếu tố cơ bản trang bị kĩ thuật, vũ khí, đảm bảo mọi yếu tố cho một cuộc

chiến tranh đi đến thắng lợi

Thứ hai, hậu phương là nguồn lực của tiền tuyến Đây cũng là một yếu

tố quan trọng Ngoài vật chất thì hậu phương còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo yếu tố “cân sức”, “cân tài”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Trong cuộc kháng chiến

kiến quốc, lực lượng chính là ở dân” Vì vậy nói đến hậu phương là nói đến nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể trong việc xây dựng hậu phương, vừa là đối tượng phục vụ của hậu phương để kháng chiến đến thắng lợi

Thứ ba, hậu phương chính là nguồn sức mạnh tỉnh thần của tiền tuyến Điều này cũng được Mác, Ăng ghen, Lê nin và Stalin đánh giá rất cao: Để có thể giành thắng lợi thì tinh thần của quân sĩ, nhân dân, cũng là một trong những nhân tổ quyết định của cuộc chiến tranh “không có tỉnh than ding cam tất nhiên không giành được thắng lợi”

Nhưng chỉ dựa vào tinh thần dũng cảm thì vẫn chưa thể thắng được quân đội của kẻ thù vừa rất đông, được vũ trang mạnh mẽ, lại có sĩ quan được huấn

luyện kĩ càng Để có thể chống lại sự tiến công của một kẻ địch như vậy, sau

đó lại phản công và hoàn toàn đánh bại chúng thì ngoài việc dựa vào tinh thần

dũng cảm vô song của quân đội ra, còn phải cần những vũ khí hiện đại nhất,

với số lượng thật đầy đủ, thêm vào đó còn phải cần tổ chức thật tốt việc cung

cấp với số lượng theo yêu cầu

Trang 15

Như vậy để đảm bảo được cả tỉnh thần và vật chất không gì ngoài hậu phương có thể Hậu phương sẽ là nơi cung cấp cho tiền tuyến vũ khí, đạn

dược, quân đội và cả tĩnh thần cỗ vũ, động viên nữa

Thứ íw, hậu phương luôn hướng về tiền tuyến đảm bảo cho tiền tuyến chiến thắng Hậu phương dù không phải là mặt trận trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, nhưng lại đọ sức trực tiếp với hậu phương của địch Hậu phương bên nào vượt trội hơn sẽ giúp tiền tuyến bên đó giành được nhiều ưu thế trên chiến

trường Trong cuộc chiến đấu đó hậu phương vẫn luôn hướng về tiền tuyến,

đảm bảo cho tiền tuyến chiến thắng, vẫn luôn dõi theo từng cuộc chiến đấu,

đó cũng là nguồn sức mạnh, sự động viên lớn lao của hậu phương dành cho

tiền tuyến

Thứ năm, hậu phương là địa bàn đứng chân là cơ sở lãnh đạo, tổ chức

của tiền tuyến Muốn tự vệ được phải có một quân đội mạnh và đoàn kết tốt,

một hậu phương vững chắc và muốn có một quân đội mạnh và đoàn kết tốt thì

trước hết phải thiết lập được một hệ thống tiếp tế được tổ chức tốt

Như vậy để hoạt động của tiền tuyến có phương hướng đúng, tỉnh thần cao phải có đường lối chiến tranh, đường lối quân sự đúng đắn, có sự phối hợp giữa các quân, binh chủng, đơn vị Hậu phương càng được xây dựng

bảo vệ vững chắc càng thuận lợi cho việc huấn luyện, tổ chức xây dựng lực

lượng vũ trang, thuận lợi cho việc đặt kho tàng bố trí đội hình xuất phát tiến công của tiền tuyến

Hậu phương càng lớn, dân cư càng nhiều, chất lượng cao, kinh tế phát

triển, càng thuận lợi cho lực lượng vũ trang hoạt động, trình độ lãnh đạo chỉ

huy của các cơ quan cảng cao, làm cho tiền tuyến chiến thắng

Qua đó cho ta thấy vai trò to lớn của hậu phương đối với sự thành công

hay thất bại của chiến tranh Muốn để hậu phương động viên được sức người,

sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cô vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh

Trang 16

thần cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Trong quá trình đó hậu phương phái thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để tự bảo vệ và cung cấp nhanh, nhiều, các nhu cầu đảm bảo cho tiền tuyến chiến thắng

1.2 Cơ sở thực tiễn

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng

hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng

trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản vừa gặp phải những khó khăn

to lớn hiểm nghèo

* Mặt thuận lợi

Đất nước giành được độc lập, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là

chính quyền đã được giải quyết Nhân dân ta thoát khỏi gông cùm nô lệ sau gần một trăm năm Đảng Cộng sản Đông Dương từ một Đảng bất hợp pháp trở thành chính đảng nắm quyền lãnh đạo cách mạng

Nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm

đã theo Đảng làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại Họ đã đỗ bao xương máu để giành được độc lập tự do Họ thấy được những giá trị và được

hưởng những giá trị thực sự của tự do Vì thế họ quyết tâm bảo vệ tự do của mình

Trải qua mười lăm năm lãnh đạo và trưởng thành, Đảng Cộng sản Đông Dương đã được tôi luyện qua các cao trào cách mạng và thử thách Qua đó, Đảng đã thực sự trưởng thành hơn Sức mạnh lớn nhất mà Đảng có được từ khi ra đời đến lúc này không gì khác ngoài lòng dân Sau Cách mạng Tháng tám, niềm tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ cách mạng lại càng được

củng cố Thêm vào đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh với uy tín của mình đã tập hợp

được đông đảo mọi tầng lớp, giai cấp xung quanh Đảng và Chính phủ, tạo thành một lực lượng cách mạng đông đảo, hùng hậu và có sức mạnh vô địch

Trang 17

Uy tín của Người được khẳng định không chỉ trong Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam mà trên thế giới, thậm chí là ngay tại Pháp, đông đảo quần chúng, nhân dân yêu chuộng hòa bình cũng ủng hộ Hồ Chủ tịch

Bên cạnh đó còn có thắng lợi cơ bản là trên thế giới, hệ thống Xã hội Chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu được hình thành, phong trào giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng Phong trào dân chủ hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ

* Mặt khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì cách mạng Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn rất lớn trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong không những đối với chính quyền non trẻ mà còn là Tổ quốc

- Về kinh tế:

A 99

Trước hết phải nói tới nạn đói Từ “thảm khốc” có thể còn chưa đủ đề lột

tả được tính khắc nghiệt của nạn đói năm 1945 Nguyên nhân chính là do hậu

quả của chính sách nhỗ lúa trồng đay và trồng thầu dầu của Phát xít Nhật trước Cách mạng Tháng Tám và sau đó là nạn vỡ đê các tỉnh Bắc Bộ sau khi chúng ta giành được chính quyền ít ngày Toàn bộ các tỉnh Bắc Bộ từ Nghệ

An trở ra mất 50% vụ mùa Hậu quá là hơn 2 triệu người chết đói Đây là nạn

đói chưa từng có trong lịch sử dân tộc

Vấn đề tài chính thực sự rất gay go Khi tiếp quản Ngân hàng Đông Dương, số tiền trong ngân hàng này chỉ còn khoảng I,2 triệu đồng, trong đó một nửa rách nát không tiêu được Với tình trạng đó, có thể nói ngân khố của Chính phủ cách mạng gần như khánh kiệt

Thị trường lúc này lại trở nên rối ren khi Tưởng Giới Thạch tung vào Việt Nam hai loại tiền đang rất mất giá ở Trung Quốc là Quan kim và Quốc

tệ, ép Chính Phủ ta cho phép lưu hành

Trang 18

- Vé chinh tri:

Chính quyền cách mạng còn hết sức non trẻ Sau Cách mạng Tháng tám,

do tình thế cấp bách, Đảng và Hồ Chủ tịch đã phải chọn giải pháp tạm thời đó

là sử dụng Chính quyền Việt Minh Cùng với đó, lấy 10 chính sách lớn của

Việt Minh khi đó thay cho Hiến pháp Có thể nói, với những thách thức vô

cùng khó khăn thời kỳ này, một chính quyền nhiều kinh nghiệm và lâu năm còn khó đối phó, trong khi Chính quyền cách mạng của nước ta lúc này còn quá non trẻ thì khó khăn chắc chắn sẽ gấp nhiều lần

Mặc đù ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc

lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước thế giới,

tuy nhiên sự thực là vào thời điểm này, chưa một nước nào công nhận Việt

Nam Vì thế, quan hệ ngoại giao của Chính phủ ta khi đó chỉ là đối với các

thé lực đang ở trên đất nước ta

Hiểm họa lớn nhất của Đảng, Chính phủ và dân tộc Việt Nam lúc này

chính là nguy cơ giặc ngoại xâm Gần 20 vạn quân Tưởng với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc Theo sau quân đội Tưởng này là hai lực lượng phản động người Việt thân Tàu là Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội (Việt Quốc, Việt Cách) Phía Nam gần 20 nghìn quân Anh-Ấn cũng với danh nghĩa như Tưởng Tuy vậy, Chính phủ Anh đã kí kết thêm một số hiệp định tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương 50 nghìn quân Pháp trên các miền Đông Dương khi Nhật chiếm đóng cùng với 15 nghìn quân Pháp bị Nhật giam giữ ở miền Nam Việt Nam đã được thả và vũ trang trở lại sau ngày 9/3/1945 Những đạo quân này của Pháp được gấp rút đưa vào miền Nam nước ta Ngày 23/9/1945 pháp đánh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ

tại Sài Gòn mở đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam lần hai Ngoài ra còn 60

nghìn quân Nhật ở Việt Nam đang chờ giải giáp Như vậy với sự có mặt của

Trang 19

hơn 30 vạn quân đội nước ngoài thuộc bốn thế lực thù địch với cách mạng

Việt Nam tạo nên sự chênh lệch lớn trong cán cân lực lượng hết sức bắt lợi cho ta Trong khi lực lượng vũ trang cách mạng của ta tinh từ lúc tổng khởi nghĩa chỉ có năm nghìn quân, đến tháng 10/1945 có khoảng 50 nghìn quân,

trang bị thô sơ lại thiếu thốn đủ thứ

- Về văn hóa- xã hội:

Với chính sách văn hóa nô địch mà “ngu dân” là nền tảng, thực dân Pháp

đã để lại cho Chính quyền cách mạng một hậu quả rất nặng nề Hơn 90% dân

số mù chữ Nguyễn Ái Quốc viết: “Lúc ấy cứ một nghìn làng thì có đến mười lăm nghìn đại lí bán lẻ rượu, nhưng trong số một nghìn làng đó lại chỉ có vẻn vẹn mười trường học” [8, tr40] Đây là một vấn đề thực sự nhức nhối trong xã

hội Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám

Cùng với ngu dân, thực dân Pháp còn đầu độc nhân dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện Chính sách này cũng để lại nhiều hậu quá nặng nề Đặc biệt ở các vùng nông thôn

Thêm vào đó, những tàn dư của văn hóa- xã hội phong kiến cũ còn xót lại cũng đặt cách mạng Việt Nam trong nhiều khó khăn về giải pháp cải tạo Tất cả những khó khăn trên là rất lớn đã đặt cách mạng nước ta vào tình

thế hiểm nghèo, bị bao vây ở bên trong và cô lập ở bên ngoài Chính quyền

cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc” [13, tr152]

Tình hình thực tiễn của lịch sử, của đất nước đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cách mạng là cần phải nhanh chóng ồn định tình hình trong nước, xây dựng hậu phương vững chắc, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội .Nhằm đảm bảo vững chắc cho một cuộc chiến mới

Trang 20

Chuong 2

DANG LANH DAO XAY DUNG HAU PHUONG TRONG

KHANG CHIEN CHONG THUC DAN PHAP

XÂM LƯỢC (1945- 1954)

2.1 Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương ( 1945 — 1946)

2.1.1 Chủ trương của Đáng về xây dựng hậu phương

Về kinh tế tài chính

Tháng 9/1945 trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã trình bày chủ trương “phát động một phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói” Người xác định: “hiện nay chúng ta có hai việc quan trọng nhất cứu đói ở Bắc và kháng chiến ở Nam”, “thực túc” thì “binh cường” cấy nhiều thì khỏi đói Chúng ta quyết thực hiện “tắc đất tắc vàng” thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó Người kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau 10 ngày 1 lần tat cả đồng bào nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được sẽ góp lại phát cho người nghèo

Trước tình hình nguy ngập về tài chính, Chính phủ chủ trương cắt giảm các khoản chỉ tiêu chưa thật cần thiết và kêu gọi sự đóng góp của toàn dân

Đồng thời đề ra các chủ trương biện pháp lớn nhằm bồi dưỡng sức dân như giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, sửa lại nhiều thứ thuế cho

nhẹ và công bằng, ban hành sắc lệnh “đảm phụ quốc phòng” phát hành giấy bạc Việt Nam Các biện pháp đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng hậu phương

Về văn hóa giáo dục

Đảng chủ trương vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ

mọi tệ nạn văn hóa nô dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển

phong trào bình dân học vụ để chống nạn mù chữ, diệt “giặc đốt”

Trang 21

Vé chinh tri

Đấu tranh xây dựng nền móng chế độ mới ổn định và cải thiện đời sống nhân dân có ý nghĩa chính trị hết sức to lớn, vì vậy Đảng chủ trương phát huy

sức mạnh đoàn kết rộng rãi vì quyền lợi chung của tô quốc, cô lập triệt để bọn

đế quốc xâm lược, ngăn chặn, hạn chế các hoạt động chia rẽ, phá hoại của bọn phản cách mạng, xây dựng khối đòan kết toàn dân, tao sự ổn định vững chắc

về chính trị, chuẩn bị hậu phương cho sự nghiệp kháng chiến

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng “nước độc lập mà dân không

hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [5, tr 502]

Về quân sự

Đảng chủ trương: Triệt để dùng “du kích vận động chiến” thực hành phá

hoại “làm cho địch đói, khát, mù, điếc, câm, tiêu hao, mệt mỏi, chán nản” tản

cư nhân dân ra khỏi vùng có chiến sự, vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, cuộc kháng chiến phải trải qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và Tổng phản công 2.1.2 Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương

Về kinh tế tài chính

Đề chống giặc đói và khắc phục tình trạng nguy ngập về tài chính, Đảng

và Chính phủ phát động phong trào thi đua sản xuất; động viên nhân dân tiết

kiệm, giúp nhau chống giặc đói, thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô

lý khác của chế độ thực dân; tiến hành tịch thu ruộng dat cua dé quéc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng,

hợp lý, giảm tô 25 %, giảm thuế, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai, cho mở lại các nhà máy do Nhật để lại, tiễn hành khai thác mỏ, khuyến khích

kinh doanh

Ngày 4/9 và 17/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 34/SL xây

dựng “Quỹ Độc lập” và “Tuần Lễ vàng” động viên mọi người dân yêu nước

tự nguyện đóng góp ủng hộ việc xây đựng và bảo vệ nền độc lập của đất

Trang 22

nước, để “dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta là việc quốc phòng” [ó6, tr 211] “Quỹ Độc lập” và “Tuần lễ vàng” được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng Nhiều gia đình mang hết vàng bạc ra góp, nhiều mẹ nhiều chị mang cả tư trang quý và vật kỷ niệm thân thiết ủng hộ các quỹ trên

Về văn hóa giáo dục

Ngay sau cách mạng Tháng Tám một trong những việc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt là phát động một cao trào chống nạn mù chữ đề

mở mang kiến thức cho nhân dân lao động, từng bước khắc phục hậu quả của

chính sách ngu dân suốt hơn 80 năm của thực dân Pháp

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Nạn dốt là một phương pháp độc ác của bọn thực

dân dùng để cai trị chúng ta Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống giặc dốt” Tiếp đó ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh 17/SL quyết định thành lập Nha Bình dân học

vụ, sắc lệnh 19/SL quy định các địa phương phải mở lớp bình dân học vụ chậm nhất là trong thời gian 6 tháng và sắc lệnh 29/SL thi hành cưỡng bức việc học chữ Quốc ngữ Toàn dân đã sôi nối hưởng ứng lời kêu gọi và các sắc

lệnh đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh Khắp nơi từ thành phố đến nông thôn, trong các nhà máy đến đồng ruộng, nhiều lớp bình dân học vụ đã được mở,

lôi cuốn từ em nhỏ đến các cụ già Khẩu hiệu “ Đi học là kháng chiến”, “Mỗi

lớp học là một tổ tuyên truyền kháng chiến” xuất hiện khắp các đường phố

xóm làng

Cuộc vận động đời sống mới nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, yêu lao động, yêu chính quyền cách mạng, căm thù bọn cướp nước, căm ghét bóc lột

và xây dựng đạo đức “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư” được tuyên

truyền sâu rộng trong nhân dân

Trang 23

Những thói hư tật xấu, những phong tục tập quán lạc hậu trong ma chay,

Cưới xin, nạn cờ bạc dần được xóa bỏ

Cuộc đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hóa, văn nghệ nô dịch và chống các khuynh hướng của quan điểm tư sản trong nghệ thuật cũng bắt đầu cùng với việc phát động và hướng dẫn phát triển một phong trào văn nghệ cách mạng có tính quần chúng rộng rãi

Công tác y tế vệ sinh phòng bệnh được quan tâm Chính quyền cách

mạng có chính sách đúng đắn sử dụng đội ngũ y tế của chế độ cũ, đồng thời

nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ y tế của chế độ mới, xây đựng bộ máy y

tế chăm lo sức khỏe của nhân dân

Nhân dân chỉ có thê phát huy sức mạnh to lớn của mình khi được tô chức

và có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Nhiều cán bộ của Đảng, của mặt trận

Việt Minh, của các đoàn thế cứu quốc được cử đến những vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh ở Tây Bắc, Tây Nguyên, để làm công tác tuyên truyền vận động

và tổ chức nhân dân

Để mở rộng hơn nữa các mặt trận dân tộc thống nhất do giai cấp công

nhân lãnh đạo, Đảng chú ý tranh thủ những nhân sỹ yêu nước, có gắng lôi kéo tranh thủ cá những người cầm đầu tầng lớp thống trị cũ (trong đó có Bảo

Đại), những người có ảnh hưởng lớn trong các dân tộc, các tôn giáo (vua

HMông Vương Chí Sình, linh mục Lê Hữu Từ ) Mặc dù một số những

người này đi với cách mạng chỉ là một cử chỉ có tính chất cơ hội nhằm tránh

đòn chừng phạt của nhân dân, nhưng điều đó càng nói lên chủ trương đoàn kết rộng rãi của Đảng vì quyền lợi chung của Tổ quốc

Với tư cách là người đứng đầu nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt

Đảng và Nhà nước còn yêu cầu chính quyền nhân dân các cấp và nhân dân

toàn quốc phát hiện, tiến cử những người tài đức không phân biệt tuổi tác và

Trang 24

thành phần giai cấp ra giúp dân giúp nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc

Về chính trị

Tháng 10/1945 trong thư gửi các ủy ban hành chính các sứ, tỉnh, huyện

và xã, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở các ủy ban phải luôn luôn nhận rõ và làm đúng Qua đó nhân dân nhận rõ nhà nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là nhà nước của mình, sẵn sàng hy sinh tat cả để bảo vệ nhà nước

Đề thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và đập tan những luận điêu

xuyên tạc của kẻ thù, mặc dầu chính quyền non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, nhưng với lòng tin vững chắc vào sự ủng hộ của toàn dân, Đảng và Chính phủ vẫn quyết tô chức Tổng tuyến cử tự do dân chủ trong cả nước vào

ngày 6/1/1946 để bầu Quốc hội, lập Chính phủ chính thức, xây dựng Hiến

pháp của nước Việt Nam độc lập

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử lịch sử này là một đòn chí mạng đánh vào âm mưu chia rẽ, lật đỗ, xâm lược của bọn đề quốc va tay sai, nang cao uy tin của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế Đây cũng là địp giáo dục lòng yêu nước, ý thức làm chủ và nghĩa vụ của một người công dân một nước độc lập Đây là cuộc tổng động viên chính trị rộng lớn và sâu sắc trên phạm vi cả nước nhằm biểu dương sức mạnh và ý chí của khối đoàn kết toàn dân, quyết hy sinh để giữ quyền độc lập tự đo, sẵn sàng đánh bại kẻ thù xâm lược Thắng lợi của cuộc Tổng tuyến cử tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao với kẻ thù và tranh thủ sự đồng tình

ủng hộ của nhân dân tiễn bộ trên thế giới đối với sự nghiệp kháng chiến của

nhân dân ta

Cùng với việc ra sức 6n định tình hình, xây dựng củng cô Chính quyền cách mạng, đặt cơ sở đầu tiên của chế độ mới, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch

Hồ Chí Minh lãnh đạo cả nước đấu tranh chống lại hành động xâm lược của

Trang 25

thực dân Pháp ở Miền Nam và âm mưu lật đỗ chính quyền của quân Tưởng

và tay sai của chúng ở miền Bắc Thực hiện chủ trương tránh chiến đấu với

nhiều kẻ thù trong cùng một lúc, lợi dụng mâu thuẫn giữa các tập đoàn dé

quốc Anh - Pháp và Mỹ - Tưởng trong vấn đề Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khôn khéo thực hiện sách lược hòa với Tưởng để chống Pháp, sau đó lại hòa với Pháp, phá tan âm mưu của Tưởng và tay sai, định đây

ta vào thế cô lập Tống khứ được 20 vạn quân tưởng cùng bè lũ tay sai ra khỏi

đất nước, giành được thời gian chiến lược quý báu chuẩn bị cho cuộc chiến

đấu mới: Kháng chiến toàn quốc đánh tay đôi với Pháp giành độc lập hoàn toàn

Nhiệm vụ chính trị của giai đoạn mới chống âm mưu mở rộng chiến

tranh xâm lược nước ta của thực dân Pháp và xây dựng đất nước chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến sắp tới, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân, làm hậu thuẫn vững chắc cho chính quyền nhân dân Mặt khác

thành lập thêm nhiều tổ chức quần chúng mới, mở rộng mặt trận dân tộc

thống nhất

Tháng 5/1946, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp

Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập bao gồm các tổ chức, Đảng phái và cá nhân yêu nước chưa tham gia mặt trận Việt Minh

Ngày 27/5/1946 tổng liên đoàn lao động Việt Nam được thành lập, đoàn kết

và thống nhất các tô chức của giai cấp công nhân trong cả nước Tháng

7/1946, Đảng vận động giới trí thức Việt Nam thành lập Đảng Xã hội Việt

Nam nhằm đoàn kết rộng rãi những người trí thức yêu nước, đập tan âm mưu của thực dân Pháp cùng bẻ lũ tay sai, định lập lại chỉ nhánh Đảng xã hội Pháp

ở Việt Nam hòng lôi kéo trí thức và công chức chống lại Việt Minh Ngày

20/10/1946 Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời đoàn kết các tầng lớp phụ

nữ yêu nước, ủng hộ chính quân nhân dân, chống thực dân Pháp xâm lược

Trang 26

Đặc biệt ngày 19/4/1946 Hội nghị các dân tộc thiểu số miền Nam Việt

Nam được triệu tập ở Playku Đến ngày 3/12/1946, Hội nghị đại biểu các dân

tộc thiểu số Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội, nhằm đoản kết các dân tộc

trong nước, chống âm mưu chia rẽ đân tộc của thực dân Pháp

Về quân sự

Trước các âm mưu và hành động phá hoại nền độc lập thống nhất của ta, đặc biệt là sau khi cuộc đàm phán ở Phông- ten- nơ-bơ- lô tan vỡ ngày

19/10/1946, Đảng triệu tập hội nghị quân sự toàn quốc Hội nghị khẳng định:

“ Không sớm thì muộn Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định sẽ phải đánh Pháp” [1, tr 94]

Cả nước được chia làm 12 chiến khu, các phương án tác chiến được đề

ra Kế hoạch phá hoại đường xá cầu cống, làm “vườn không nhà trống” được chuẩn bị để ngăn địch Vùng núi rừng Việt Bắc được củng cố làm căn cứ địa vững chắc của Trung ương, sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài Máy móc, nguyên vật liệu của nhiều nhà máy xí nghiệp được bí mật tháo gỡ chuyên từ các thành phố về các chiến khu để xây dựng các nhà máy, công xưởng nhằm phục vụ các yêu cầu chiến đấu và đảm bảo đời sống Hơn 2 vạn tấn muối, hàng chục vạn mét vải, hàng chục tấn thuốc chữa bệnh và nhiều mặt

hàng thiết yếu khác được chuyền lên vùng căn cứ

Sau Cách mạng Tháng Tám, khi Trung ương về Hà Nội, đồng chí Phạm

Văn Đồng được Chủ tịch Hồ Chí Minh phân công ở lại Việt Bắc chuẩn bị xây

dựng căn cứ địa, phòng khi chiến tranh xâm lược tái diễn Trung ương thành lập ban xây dựng căn cứ địa do 2 đồng chí ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Lương Bằng và Trần Đăng Ninh phụ trách Các khu, tỉnh và huyện trong cả nước cũng khẩn trương chuẩn bị căn cứ, nơi đứng chân của địa phương mình

Quân và dân thủ đô Hà Nội được giao nhiệm vụ sẵn sảng giam chân địch

một thời gian khi chiến tranh xảy ra, tạo diều kiện cho hậu phương và cả nước

Trang 27

chuyển vào thời chiến Đồng thời Đảng và Chính phủ thực hiện chính sách

phát động chiến tranh du kích rộng khắp để tiêu hao sinh lực và chặn bước tiến của địch; xây đựng củng cô cơ sở cách mạng trong thành phố và các vùng địch chiếm, xây đựng lực lượng vũ trang vững mạnh Trong đó đảm báo sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống tô chức, chỉ huy thống nhất

2.1.3 Kết qua

Về kinh tế tài chính

Tính đến cuối năm 1945, nhân dân ta đã bỏ ra được 4 triệu ngày công,

đào đắp 2,72 triệu mét khối đất bổ trợ cho hàng trăm km đê điều đây lùi nạn lụt Diện tích trồng lúa mở rộng gấp rưỡi, diện tích trồng khoai lang tăng gấp

3, số khoai thu hoạch tăng gấp 4, diện tích trồng ngô tăng gấp 5, số ngô thu hoạch tăng gấp 4 lần so với năm 1943 Từ năm 1938 đến năm 1943 trung bình

mỗi năm miền Bắc sản xuất được 65.400 tấn khoai lang, 56.000 tấn ngô,

26.000 tấn đỗ tương, nhưng từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến đầu

năm 1946, miền Bắc đã thu hoạch được 231.000 tắn khoai lang, 224.000 tấn ngô và 60.000 tấn đỗ tương [17.,tr 68]

Nhờ sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, giá gạo ở Bắc Bộ từ 700 đ được hạ

dần xuống 200 đ /1 tạ [17, tr 66]

Cách mạng đã chiến thắng nạn đói ngay từ những ngày đầu chế độ mới Kết quả đó không chỉ bồi dưỡng sức dân mà còn góp phần quyết định vào việc xây dựng và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng

Chỉ trong một thời gian rất ngắn các tầng lớp nhân dân đã đóng góp được hơn 20 triệu đồng và 310 kg vàng [15, tr 249] Số vàng và tiền đóng góp trên tuy không lớn so với nhu cầu chỉ tiêu của một nhà nước, nhưng đã giải quyết được những khó khăn gay gắt trước mắt, nhất là việc xây dựng, nuôi dưỡng và trang bị cho các đơn vị vệ quốc quân đang được xây dựng và phát triển

Trang 28

Hưởng ứng ngày “Ten vải sợi” do Hội phụ nữ cứu quốc Hà Nội tô chức

đã quyên được 5.842 mét vải, 149 kg len, hàng nghìn quần áo chăn màn dày đép [18, tr 68]

Về văn hóa giáo dục

Sau hơn I năm thực hiện chiến dịch chống giặc đốt, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ Đảng đã xây dựng được nền văn hóa mới, xóa bỏ mọi tệ nạn văn hóa nô dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển phong trào bình dân học vụ để chống nạn mù chữ, “diệt giặc dốt” Các trường từ cấp tiểu học trở lên được khai giảng và từng bước phát triển theo 3 nguyên tắc: Dân tộc, dân chủ và khoa học Tiếng việt được dùng chính thức trong các văn bản của Nhà nước và trong việc học tập giảng dạy ở

các trường lớp, kế cả trường đại học Y - Dược [11, tr 455 ]

Về chính trị - xã hội

Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ dân chủ nhân dân với đầy

đủ các yếu tố cầu thành cần thiết Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phố thông bầu cử Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng, xã và các cơ quan tư pháp, toà án, các công cụ chuyên chính như vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường

Các đoàn thể nhân đân như mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân

Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng Đảng dân chủ Việt Nam, Đảng xã hội Việt Nam được

thành lập

VỀ quân sự

Xây dựng củng cố các khu căn cứ địa cách mạng và chuẩn bị các kế

hoạch để ngăn địch

Trang 29

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã chủ động chuẩn bị sẵn sảng

vào cuộc chiến đấu Đầu tháng 11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn kiện

“công việc khẩn cấp bây giờ” nêu những phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của kháng chiến và vạch rõ “ ta sẽ kháng chiến lâu dài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tổ chức đu kích khắp nơi, tăng gia sản xuất khắp nơi.”

2.2 Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương ( 1946 — 1954 )

2.2.1 Hoàn cảnh lịch sử:

Tháng 11/1946, quân Pháp mở đợt tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đồ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở Hà Nội Trung ương Đảng đã chỉ đạo tìm cách liên lạc với phía Pháp đề giải quyết vấn đề bằng biện pháp đàm phán thương

lượng

Trước việc Pháp gửi tối hậu thư đòi ta tước vũ khí của tự vệ Hà Nội, để

cho chúng kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô; ngày 12/9/1946, ban thường vụ

Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông)

dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề hoạch định chủ trương đối phó

Hội nghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả Hội nghị cho rằng, hành động của Pháp chứng tỏ chúng cố ý muốn cướp nước ta một lần nữa Khả năng hòa hoãn không còn Hòa hoãn nữa sẽ dẫn đến họa mắt nước

Trong thời điểm lịch sử phải quyết đoán ngay, hội nghị đã hạ quyết tâm

phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn đảo chính quân sự ở Hà Nội Mệnh lệnh kháng

chiến được phát đi Vào lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường

trong cá nước đã dồng loạt nỗ súng Rạng sáng ngày 20/12/1946 lời kêu gọi

toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt

Nam

Trang 30

Thuận lợi của nhân dân ta khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp xâm lược là ta chiến đấu đề bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và

đánh địch trên đất nước mình nên có chính nghĩa, có “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa” Ta cũng có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu đài ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược Trong khi đó thực dân Pháp cũng có nhiều khó khăn về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương, không dễ gì có thể khắc phục được ngay

Khó khăn của ta là tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận giúp đỡ Còn quân Pháp lại

có vũ khí tối tân đã chiếm đóng được 2 nước Campuchia, Lào và một số nơi ở

Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở miền

Những ngày đầu trước âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch, nhiều

tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng ở cơ sở không giữ vững được, đội ngũ cán bộ bị phân tán Vì vậy Đảng và Chính phủ đã đề ra chủ trương xây dựng hậu phương về chính trị: Thống nhất mặt trận Việt Minh và Liên Việt, đây mạnh công tác giáo vận, tích cực tuyên truyền vận động cách mạng trong đồng bào các dân tộc thiểu số, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, củng cố chính quyền, tăng cường xây dựng Đảng, đoàn kết với Miên Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do hòa bình

Về kinh tế

Đảng chủ trương xây dựng kinh tế phát triển sản xuất trong kháng chiến

là thực hiện tiêu thô kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tự túc, tập trung

Trang 31

phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng Khuyến khích hình thức kinh tế cá nhân, kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước Đồng thời tiến hành tô chức sắp xếp lại các ngành sản xuất cho phủ hợp với tình hình đất nước

VỀ quân sự

Đảng ra chủ chương thực hiện xây dựng bộ đội địa phương, dân quân du kích, phát triển cả về số lượng và chất lượng ở địa phương

Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu

diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “Triệt để dùng du kích, vận động chiến Bảo

toàn thực lực, kháng chiến lâu dài vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh

vừa đào tạo thêm cán bộ”

Đồng thời Đảng cũng đề ra chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện,

lâu dài và tự lực cánh sinh

Kháng chiến toàn dân với chủ trương: “bất kỳ đàn ông, đàn bà ,không chia tôn giáo, Đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài

Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt; chính trị, quân sự, kinh

tế, văn hóa, ngoại giao

Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là để chống âm mưu đánh nhanh,

thắng nhanh của Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch

Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”, vì ta bị bao

vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh Khi nào

có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó không được ý lại

Ngày đăng: 03/10/2014, 02:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w