1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng thư viện tư liệu điện tử trợ giúp dạy học phần Hiđrocacbon mạch hở sách giáo khoa hoá học lớp 11 nâng cao trường THPT

78 774 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 18,32 MB

Nội dung

Trang 1

Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo Đào Thị

Việt Anh — người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm khóa luận

Qua đây tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các Thầy (Cô) giáo trong khoa Hóa

học, các Thầy (Cô) trong tô phương pháp đã tạo điều kiện giúp đỡ để khóa

luận của tơi được hồn thành

Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài không tránh khỏi những thiếu

sót, vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy (Cô), các ban dé dé tài này càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2009 Sinh viên

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính chính xác, khách quan, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm

Sinh viên

Trang 3

Các chữ viết tắt

CNTT: Công nghệ thông tin GD-ĐT: Giáo dục đào tạo

HS: Hoc sinh

GV: Giáo viên

Trang 4

DANH MụC BảNG BIểU, SƠ Đồ, biếu đồ

So dé 1: Sự biểu hiện và cấp độ của tính tích cực học tập 6

Sơ đồ 2: Mỗi liên quan giữa động cơ và hứng thú trong học tập 7 Bảng 1: Kết quả kiểm tra bài “Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất 1 51

Biéu dé 1: So sanh két qua kiém tra lớp thực nghiệm và lớp đối

Bang 2: Két qua kiém tra bai “Anken: Tinh chat, diéu ché va

Ứng (ỤNE”” Gv kep 52

Biểu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp

đối chứng ¿+ Ss+Sc tt 2211211111111 211 2171111111111 1.1111 cree 52

Bảng 3: Kết quả kiểm tra bài “Thực hành: Tính chất của hiđrocacbon không 'IO”” - cv ng HH HH ngư 53 Biéu đồ 3: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và

Trang 5

Mục lục l0 ĐA 4 1 Lí do chọn để tài s s+t EtngngHnnHnưnưn 1 2 Mục đích nghiÊn CỨU - c S3 332v vn vn re 2 3 Đối tượng nghiên cứu 5 5c tt St E1 2111211111112 re 2 4 Phạm vi nghiÊn CỨU c3 3321088311183 511511 11x ng nến 2 5 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - << + E19 111v ng 2 6 giả thuyết khoa hỌC . - 5-52 S2 SE‡ESEE SE EEEE 2E E111 rree 2

7 Phương pháp nghiên cứu .2

Chương 1 Tống quan về lí luận và thực tiễn -5- 55c 5s 4 Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 4 Cơ sở lí luận để đổi mới phương pháp đạy học -:-5-55- 5 Công nghệ mới và việc đổi mới phương pháp dạy học .- 10 ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoá học -‹ 14 1.5 Nội dung kiến thức phần“Hiđrocacbon mạch hở” - SGK Hoá học lớp

11 NANG CAO ố eee

Chương 2 Kết quả nghiên cứu

2.1 Xây dựng thư viện tư liệu điện tử phần “Hiđrocacbon mạch hở” — SGK Hoá học lớp 11 nang

2.2 Một số bài giảng điện tử phần “Hiđrocacbon mạch hở” - SGK

Hoá học lớp Ï nâng CaO - - c2 1222111321131 1119511111111 951 18111 key 31 Chương 3 Thực nghiệm sư

PAM 49

Mục đích thực nghiệm sư phạm - - - 5 55 +2 *++*£+++eerseeseeses 49

Nội dung thực nghiệm 40

Tổ chức thực 30190011577 ẳ 49

Kết quả thực nghiệm 5 + S2 2E EE212211717117121171 21121111 c2 50 Đánh giá về kết quả thực nghiệm - 52-5222 SEE2Eererrrerree 54

Trang 6

Kết luận và kiến nghị 2-52 SE rxeErkerererrerrererrexe

Trang 7

Mỡ đầu 1 Lý do chọn đề tài

Thế kỉ XXI - ki nguyên của CNTT và truyền thông nên CNTT được sử dụng phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, trong đó có ngành GD- ĐT Ngày nay, để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi cần phải đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là không thê thiếu được Trong chỉ thị 29 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005, một trong bến mục tiêu mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra là: “ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục, coi CNTT là hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học”.[ 1]

Khác với môn học khác, hố học là mơn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm Thực nghiệm hoá học đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy hoá học Ngồi thực nghiệm mơn hố học còn có nhiều khái niệm khó, ví đụ như khi dạy về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học, các trạng thái lai hoá hoặc

khi diễn tả về mô hình cấu tạo phân tử v.v mà HS thấy khó hiểu, khi đó sự

hỗ trợ của công nghệ thông tin là hết sức cần thiết

Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT vào dạy học chỉ đơn thuần là đưa nội dung bài học trong SGK sang dạng văn bản để trình chiếu thì chưa thấy được tính ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Để xây dựng một giáo án điện tử có chất lượng thì đòi hỏi người soạn phải rất công phu trong việc tìm kiếm các nguồn tư liệu cho bài giảng như: ảnh tĩnh, các nội dung mô phỏng, thí nghiệm ảo, hiện thực ảo, các movie thí nghiệm Như vậy, việc nghiên cứu xây dựng một thư viện hình ảnh là cần

thiết dé giúp giáo viên thiết kế bài giảng điện tử một cách dễ dàng hơn

Trang 8

ứng, v.v khó thực hiện trên lớp hay không có điều kiện quan sát ngoài thực tế được nên rất cần sự trợ giúp của CNTT

Xuất phát từ những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Xây dựng thư viện

tư liệu điện tử trợ giúp dạy học phần “Hidrocacbon mạch hớ”- Sách giáo khoa Hoá học lớp II nâng cao trường THPT”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học nói chung và phần “ Hifrocacbon mạch hở” nói riêng

3 Đối tượng nghiên cứu

Phần “Hiđrocacbon mạch hở” — Sách giáo khoa Hoá học lớp I1 nâng cao

trường THPT

4 Phạm vi nghiên cứu

Xây dựng thư viện tư liệu điện tử gồm: Tư liệu hình ảnh tĩnh, tư liệu hình ảnh động (các mô phỏng hóa học, movie thí nghiệm) phần “Hiẩrocacbon mạch hở”

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và phương tiện dạy học nói chung, trong đó có phương tiện trực quan, nghiên cứu sơ lược về một số phần mềm hoá học, một số trang web để tìm kiếm hình ảnh

- Nghiên cứu nội dung các bài trong phần “Hiđrocacbon mạch hở” - Xây dựng thư viện tư liệu

- Thực nghiệm sư phạm đề kiểm tra tính kha thi của giả thuyết khoa học đề ra

6 Giá thuyết khoa học

Việc xây dựng thư viện tư liệu điện tử để trợ giúp giảng dạy phần

Trang 9

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Nghiên cứu tài liệu giáo trình lí luận dạy học, phương pháp dạy học

liên quan đến đề tài, từ đó xác định được cơ sở lí luận để tô chức quá trình

dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

- Nghiên cứu, phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa hoá học lớp I1 nâng cao, đặc biệt là phần “Hidrocacbon mach ho”’

- Nghiên cứu vị trí, vai trò của phương pháp trực quan trong quá trình dạy học, chú trọng đến việc sử dụng máy tính và phần mềm dạy học hoá học

- Nghiên cứu cách sử dụng một số phần mềm để xây đựng thư viện tư liệu phục vụ giảng đạy trong phần “Hiđrocacbon mạch hở”

- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm MsPowerPoint để

xác định quy trình thiết kế bài giảng trên máy

7.2 Phương pháp điều tra:

Điều tra thực trạng đạy học hoá học ở trường phố thông hiện nay, việc sử dụng các phương tiện trực quan, các thiết bị nghe nhìn, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

7.3 Phương pháp chuyên gia:

Xin ý kiến của giáo viên phổ thông và các chuyên gia tin học để hoàn thiện đề tài nghiên cứu

7.4 Phương pháp thực nghiệm sự phạm:

Trang 10

Chuong 1: TONG QUAN Vé Li LUAN Va THuC TiéN

1.1 Những xu hướng đỗi mới phương pháp dạy học hiện nay 1.1.1 Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có một số xu hướng như sau:

- Chuyển mô hình truyền thụ một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều

- Chuyên từ quan điểm phương pháp dạy học lẫy “GV là trung tâm” sang quan điểm lấy “HS là trung tâm”

- Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học, tự đánh giá

- Học không chỉ nắm kiến thức mà cả phương pháp giành lấy kiến thức

- Học việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm

- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

- Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong đó hướng ứng dụng CNTT trong giảng dạy là phố biến hơn cả

Từ đầu thập ki 90 của thế kỉ XX, việc sử dụng CNTT để cơng nghệ hố

quá trình dạy học, tích cực hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ

Khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã có rất nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các phần mềm phục vụ dạy học các môn học

Một số nước phát triển như: Hoa Kì, Anh, Ustraylia mọi trẻ em đến trường đều được cung cấp kiến thức cơ bán về vi tính, mạng internet trở thành hoạt động bình thường

ở ấn Độ, tổ chức NCERT ở NewDehli đã thực hiện đề án CLASS, đề

án xem xét việc sử đụng máy tính khai thác các phần mềm trợ giúp việc dạy học trong lớp

ở Nhật Bản, máy tính và các phần mềm dùng làm công cụ để trình bày

Trang 11

lớp học Nhật Bản đã khẳng định việc xây dựng và khai thác các phần mềm đặc biệt trong trường phố thông đã kích thích tốt hứng thú học tập của HS 1.1.2 Xu hướng đỗi mới phương pháp dạy học ở nước ta

Trong xu thế phát triển của thời đại, xu hướng đối mới phương pháp dạy học ở nước ta gắn liền với xu hướng chung của thế giới

Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực, là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần tạo những bước chuyển cơ bản, toàn điện về giáo dục và đào tạo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành thực nghiệm, tránh nhéi nhét, hoc vet, hoc chay, đổi mới và hoàn thiện

nghiêm chỉnh chế độ thi cử ”.[2]

Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước (2000- 2010), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên con đường tiến vào kỷ nguyên tri thức bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải đổi mới giáo đục, trong đó có sự đôi

mới căn bản về phương pháp dạy học

Hiện nay, nói đến đổi mới dạy và học không thể không nói đến việc

ứng dụng CNTT, hầu hết các trường đều có máy tính, nhiều trường tiểu học

tự trang bị máy tính để HS làm quen Vì vậy, một trong những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta là: “ứng dụng CNTT vào giảng day, coi CNTT là hỗ trợ đắc lực nhất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tắt cả các môn học ”.[10]

1.2 Cơ sở lí luận để đổi mới phương pháp dạy học

1.2.1 Phương pháp tích cực

Trang 12

Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội

Hình thành và phát triển tính tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo đục nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp

phần phát triển xã hội

Tích cực học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

Trong học tập, HS phải khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân đưới sự tô chức và hướng dẫn của giáo viên

Đến một trình độ nhất định thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng có thể khám phá ra những tri thức mới cho khoa học

Tính tích cực trong hoạt động học tập liên quan trước hết đến động cơ

học tập Động cơ đúng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của thị giác Tính

Trang 13

Sơ đồ 1: Sự biểu hiện và cấp độ của tính tích cực học tập Động cơ Vv Ua Hứng thú = |< J Tự giác Sáng tạo Tích cực h ——7 Độc lập

Sơ đồ 2: Mối liên quan giữa động cơ và hứng thú trong học tập 1.2.2 Những dẫu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực:

Các phương pháp tích cực có 4 dấu hiệu đặc trưng cơ bản đề phân biệt với các phương pháp:

- Dạy và học thông qua các tổ chức hoạt động của HS

Trong PPTC, người học - đối tượng của hoạt động “ dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tố chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống thực tế của đời sống, người học trực

Trang 14

được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó không rập khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

PPTC xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Trong xã hội hiện đại, với sự bùng nỗ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy trẻ phương pháp học ngay từ bậc tiêu học và càng lên cao thì càng được chú trọng

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

áp dụng PPTC ở trình độ càng cao thì sự phân hoá này càng lớn Việc sử dụng các phương tiện CNTT trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thé hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi HS Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ bốn đến sáu người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc giải quyết những van dé gay cắn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong xã hội

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trang 15

lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS

Theo hướng phát triển của PPTC, để đào tạo những con người có năng lực, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc với GV mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học

1.2.3 áp dụng dạy và học tích cực trong giảng dạy mơn hố học 1.2.3.1 Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên

Dạy — học hố học khơng chỉ là quá trình dạy, truyền thụ kiến thức,

thông báo thông tin, “rót” kiến thức vào HS mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS đề đạt được các mục tiêu cụ thể của mỗi bài, chương, phần hoá học cụ thé

Hoạt động của ŒV là:

- Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của HS theo mục tiêu cụ thể của mỗi bài học cụ thể mà mỗi HS cần đạt được

- Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: Nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng về hoá học

- Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của HS: Chính xác hoá các khái niệm hoá học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hoá học mà HS tự tìm tòi được GV thông báo thêm một số thông tin mà HS không thể tìm tòi được thông qua các hoạt động trên lớp Tạo điều kiện cho những HS ở những trình độ khác nhau đều phát huy tính tích cực theo khả năng của mình Quan tâm hướng dẫn học tập môn hoá học, đặc biệt là phương pháp tự học

Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí nghiệm hố học, mơ hình mẫu vật như là nguồn đề HS khai

Trang 16

HS được vận dụng nhiều hơn những tri thức của mình để giải quyết vấn đề có liên quan tới hoá học đời sống, sản xuất

- Giáo viên cần sử dụng các phương pháp logic hợp lý: So sánh, khái quát hoá, phân tích tổng hợp, để giúp HS tìm hiểu bản chất của hiện tượng, sự giống nhau và khác nhau giữa các loại hiđrocacbon, các quá trình biến đổi qua lại giữa chúng Trong quá trình nghiên cứu có thể sử dụng các phương pháp dạy học hoá học chung nhất: Thuyết trình, đàm thoại, kết hợp với phương tiện trực quan (thí nghiệm, mô hình, bảng, bảng trong, phim ) và đặc biệt chú ý đến các hoạt động độc lập của HS khi làm việc với SGK, sách tham khảo, hoàn thành các dạng bài tập hoá học

1.2.3.2 Đổi mới hoạt động học của HS

Học hố học khơng chỉ là sự tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình HS tự học, tự nhận thức, tự khám phá Tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động và tích cực, là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề

HS tiến hành các hoạt động sau:

- Dự đoán, tự phát hiện vấn đề hoặc năm bắt vấn đề do GV nêu ra - Làm thí nghiệm, mô tả thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận - Nêu thắc mắc, tham gia giải đáp thắc mắc do các bạn nêu ra - Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân hoặc trong nhóm

- Phán đoán, suy luận, đề ra giả thuyết, trả lời câu hỏi, giải bài tập

- Tham gia thảo luận nhóm rút ra kết luận Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng xảy ra trong đời sống và sản xuất

- Tự đánh giá việc nắm kiến thức kĩ năng của bản thân hoặc nhóm Trong tình hình hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học hoá học phải làm cho HS hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, tích cực chủ động

Trang 17

hoá học đã học vào đời sống, HS không chỉ nắm được các tri thức, kĩ năng cần lĩnh hội mà điều quan trọng hơn là kĩ năng hoạt động thực tiễn để tìm tòi, phát hiện ra những tri thức, có kĩ năng hoạt động tích cực để giải quyết van dé một cách linh hoạt, sáng tạo

1.3 Công nghệ mới và việc đối mới phương pháp dạy học

1.3.1 CNTT và thiết bị hiện đại với đổi mới phương pháp dạy học

Bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, mỗi bước đột phá trong công nghệ lại dẫn đến những hoàn cảnh mới làm thay đối cách dạy, cách học, thậm chí cả phương thức đào tạo

Tiếp cận CNTT trong day hoc đặt yêu cầu chủ động cao hơn ở người học và tăng cường hoạt động của mỗi HS và của cả tập thể

Việc thay đổi thói quen đã từng thành công và có hiệu quả trong quá khứ, không phải việc dé dàng, càng khó khăn hơn khi việc đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi những am hiểu nhất định về tin học và sử dụng các

phương tiện CNTT Bên cạnh đó, CNTT lại đòi hỏi một trình độ nhất định về

Anh ngữ, đây lại là một trở ngại không nhỏ với một bộ phận thầy cô

Các ứng dụng của CNTT đã thực sự trao quyền chủ động học tập cho HS Những lí thuyết về tự điều hồ, cá nhân hố trong học tập và trao quyền điều khiến học tập cho HS (trong phạm vi cho phép của chương trình học do

nhà trường và thầy cô thiết kế) có thê thực hiện được với sự phát triển nhanh

va rong cua CNTT

Giá thành thiết bị ngày càng giảm xuống, cùng với các phần mềm ngày càng đễ sử dụng làm cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong giáo dục ngày càng trở nên thuận lợi hơn trước

Trang 18

đa môi trường được chuẩn bị chu đáo và có thể truy cập được nhờ các phương tiện truyền thông giúp việc tự học của HS trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn

Trong các trường học ở nước ta, việc sử đụng các bài giảng điện tử kết hợp với phương pháp giảng dạy truyền thống đang từng bước được nghiên

cứu, từng bước triển khai ứng dụng, bước đầu đã mang lại những kết quả khả

quan

Một số hướng nghiên cứu các bài giảng điện tử:

- ứng dụng công nghệ hội tụ đa phương tiện xây dựng trạm học tập tương tác, xây dựng mạng trực tuyến huấn luyện từ xa qua mạng máy tính

- Xây dựng phần mềm dạy học trên đĩa CD-ROM phục vụ việc tự động học trên máy tính

- Xây dựng bài giảng điện tử tạo website trên mạng phục vụ dạy học trực tuyến

- Mô phỏng các thí nghiệm ảo, phòng thí nghiệm ảo, phòng thực hành ảo trên máy tính phục vụ học tập

- Thiết kế bài giáng điện tử bằng các phần mềm mô phỏng trên máy tính nhằm hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy truyền thống

1.3.2 Quan niệm về dạy học theo cách tiếp cận CNTT

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để công nghệ có thể giúp ích nhiều

Trang 19

Thật ra, HS sẽ chỉ thu hoạch rất ít từ cách học trên, mà cần phải biết học từ sự tư đuy của chính mình Tư duy về nội đung bài được đề cập đến, tư duy về quá trình đã thực hiện hoặc mô tả Tư duy được thúc đây nhờ hoạt động Đó cũng là lý do cần phái hoạt động hoá người học Các hoạt động khác nhau thúc đây các hình thức tư duy khác nhau Nhớ một công thức hoá học hay một tính chất vật lí đòi hỏi một hình thức tư duy chắc chắn khác với yêu cầu hiểu biết quan hệ cấu trúc — hoạt tính của một chất hoá học hay dự đoán và giải thích một hiện tượng quan sát Các hoạt động này có thể được thầy cô và công nghệ giới thiệu và hỗ trợ Song, công nghệ phải giúp tạo nên sự phấn khích và hỗ trợ các hoạt động thúc đây tư duy của người học nghĩa là hoạt động hoá người học qua đó dẫn đến học tập Công nghệ có thể cỗ vũ và hỗ trợ học tập nếu được dùng như những công cụ và một trợ thủ tri thức giúp người học tư duy

Quá trình dạy học hoá học là một hệ toàn vẹn bao gồm nội dung dạy học, việc dạy và việc học hoá học Ngày nay, với nhu cầu hội nhập và phát

triển, việc dạy không đơn thuần là truyền đạt lý thuyết một chiều từ thầy đến

trò mà việc dạy của thầy có tác động điều khiến sự học của trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, tự lực của trò Việc học, cốt lõi là tự học, là quá

trình phát triển nội tại Trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm

phong phú giá trị con người mình bằng cách thu nhận, xử lý thông tin lấy từ môi trường sống xung quanh mình Và với sự tiếp cận công nghệ thông tin, việc dạy và việc học đều được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, làm cho chúng trở nên dễ dàng và phát triển theo chiều hướng tích cực

1.3.3 Vì sao phải ứng dụng CNTT trong giảng dạy hố học

Trang 20

Cơng nghệ giúp tối đa hoá thời gian mà việc học tập thật sự diễn ra tối

thiểu hoá các lao động cấp thấp, tạo điều kiện cho mối quan hệ tương tác Ngồi ra, cơng nghệ mới là một khía cạnh mới của nền văn hoá thế giới và như mọi thứ văn hoá, nó tiếp nhận tốt nhất ở tuổi trẻ, nó giúp người học định hướng tư duy và thái độ của mình trong thời đại mới Từ đó, qua đạy học làm cho thế hệ trẻ nhanh chóng làm quen với công nghệ mới, hình thành phong cách văn hoá mới

ứng dụng CNTT trong giảng dạy hoá học có những ưu điểm sau:

- Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài một cách sâu sắc, nhớ bài lâu hơn từ

đó nâng cao hứng thú học tập vào môn học, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học

- Giúp cho bài giảng sinh động, phong phú hấp dẫn HS

- Giúp GV tiết kiệm thời gian trên lớp, giúp GV điều khiến được

hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của các em thuận lợi và đạt kết qua cao

- Giải phóng người thầy giáo khỏi một khối lượng công việc tay chân

do đó làm tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học

- Đặc biệt nếu áp dụng hình thức đào tạo điện tử sẽ đáp ứng được

mọi tiêu chí: Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời

Tuy nhiên, đa số các ứng dụng hiện nay chủ yếu tập trung vào ưu điểm trình diễn đa môi trường của bài giảng trên lớp học Vì vậy, nếu không chú ý sẽ dẫn đến tiết dạy học theo cách tập trung vào thầy cô, không tạo điều kiện hoá người học

Trang 21

- Việc dạy học với sự hỗ trợ của CNTT truyền thông đòi hỏi giáo viên phô thông phải có những am hiểu nhất định về tin học để xây dựng giáo án và

thiết kế bài giảng điện tử Sử dụng tin học phải có những đòi hỏi nhất định về

Anh ngữ đang là một trở ngại lớn khác với phần đông giáo viên

Vai trò của CNTT trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy hoá học nói riêng

Việc ứng đụng CNTT trong giảng dạy hoá học tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quyết định đổi mới nội dung, phương pháp đạy học Cu thé:

- CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng các kiến thức mới - CNTT tạo môi trường để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập - CNTT tạo môi trường để hỗ trợ học tập qua thực hành, qua cộng đồng và qua phản ánh - CNTT giúp cho việc đánh giá định tính và định lượng hoá học chính xác công bằng hơn

1.4 ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoá học

1.4.1 tình hình sử dụng máy tính và các phần mềm dạy học ở nưóc ta hiện nay

Trang 22

thiếu năng động sáng tạo, còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng, thậm chí bat lực trước đòi hỏi của cuộc sống vốn rất đa dạng và luôn biến đôi không ngừng

Để hoà cùng nhịp độ phát triển giáo dục chung của các nước trên thế giới, trong những năm 1990 trở lại đây Bộ GD - ĐT đã có những cố gắng trong việc tăng cường trang thiết bị cho nhà trường, cung cấp thêm nhiều máy tính, mở rộng và nâng cao chất lượng đảo tạo sinh viên khoa công nghệ thông tin, cử nhiều giáo viên đi học thêm tin học, khuyến khích các cán bộ nghiên cứu các phần mềm đạy học

Trong khoảng 10 năm gần đây đã đưa chương trình dạy tin học vào nhà trường THPT, trình độ giáng dạy và ứng dụng tin học đã có cơ sở vững chắc, nhiều phần mềm dạy học đã được thử nghiệm Nhiều GV đã thử ứng dung phần mềm của nước ngoài để làm công cụ dạy học, song, các phần mềm đó còn quá ít ỏi, các ứng dụng còn mang tính thử nghiệm Nếu xây đựng và đưa các phần mềm vào dạy học phổ biến sẽ là một bước ngoặt quan trọng cho nền giáo dục nước nhà Hiện nay, ở hầu hết các trường THPT đã được trang bị

máy vi tính để dạy môn Tin học Một số bộ mơn Tốn học, Vật lý, Hoá học,

Sinh học, Địa lý, tiếng Anh cũng bắt đầu khai thác các phần mềm để giảng dạy bộ môn của mình

Đối với bộ mơn hố học, việc đối mới phương pháp dạy học, phương

tiện thiết bị dạy học đang từng bước cải tiến Hầu hết các GV thấy được tầm

quan trọng của việc khai thác các phần mềm phục vụ cho việc dạy học Tuy

nhiên, trình độ tin học của GV còn nhiều hạn chế, kinh phí đầu tư và các

Trang 23

đánh giá một số môn học ở trường THCS từ năm 1995 Năm 1997 mới có phần mềm thử nghiệm kiểm tra, thi cho từng sinh viên trên máy như mơn Hố đại cương AI của khoa Hoá ĐHSP Hà Nội Năm 1998 Viện vật lí kỹ thuật, ĐHBK Hà Nội đã xây dựng một số phần mềm thí nghiệm mô phỏng như đun nước sôi, chưng cất rượu ở Hội nghị Hoá tin đã có những báo cáo về ứng dụng phần mềm trong giảng dạy hoá học, trong đó tác giả đã cho HS sử dụng phần mềm Hoá học đại cương Interactive General Chemistry và Logal Exporer, phần mềm The Elemet (Philip Harris 1996) cho phép HS

khảo sát và phân tích tính chất các nguyên tố, chiều hướng biến thiên tính

chất của chúng trong hệ thống tuần hoàn (HTTH)

Từ năm 2001, trong nước đã xây dựng một số phần mềm dạy học, các

đĩa CD-ROM về thí nghiệm hoá học, bài giảng điện tử ở phổ thông nhưng

chất lượng chưa cao

1.4.2 Các phần mềm có thể khai thác trong dạy học hóa học 1.4.2.1 Phần mêm soạn thảo Microsoft Word

Microsoft Word là phần mềm xử lí văn bản trong môi trường windows, có nhiều công cụ để soạn thảo văn bản từ đơn giản đến phức tạp và có thé

dùng để biểu diễn công thức, phương trình hóa học, Tuy nhiên, đây là phần

mềm không chuyên dụng cho hóa học nên mắt nhiều thời gian soạn thảo 1.4.2.2 Phan mém trinh dién PowerPoint

Trang 24

đối giữa các slide, với các công cụ tỉnh xảo, các biểu mẫu đồ họa trang trí đẹp mắt và các phim đương bản được kết nối tạo nên các trình phim biểu diễn các cơ chế, các quá trình, PowerPoint thực sự là phần mềm mạnh trong việc thay đối phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Việc thiết kế và sử dụng PowerPoint trong giảng dạy bằng máy tính thực sự đơn giản và tiện ích không tốn kém và làm khả năng phát huy tính tích cực của HS đạt kết quả cao Các hình thức sử dụng hình ảnh động, biểu bảng, sơ đồ trong giảng dạy linh hoạt, phong phú cho phép giáo viên dẫn dắt HS đi từ các chỉ tiết cụ thể đến khái quát hóa hoặc ngược lại Ngoài ra, những kiến thức quan trọng cần nhắn mạnh và đành nhiều thời gian hơn thì khi thiết

kế có thế hoàn toàn chủ động điều chỉnh bằng cách đặt chế độ tự động về thời

gian hay điều khiến các slide bằng bàn phím hoặc con chuột, hoặc ghi toàn bộ phần mềm day hoc ra đĩa CD đề sử đụng rộng rãi

Phần mềm PowerPoint có thể thực hiện các công việc cụ thể sau: + Tạo giáo trình, SGK, sách hướng dẫn phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường

+ Tạo các trình phim biểu diễn đồ họa mang tính trực quan, phủ hợp với tiến trình dạy học cho các môn học, phục vụ hội thảo triển lãm

+ Thiết kế và tạo nội dung dạy học đưa lên trang Web và Internet

1.4.2.3.Phần mêm Violet

Violet duoc viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual và Online Lecture Editor for teacher (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên)

Tương tự phần mềm thiết kế PowerPoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: Nhập các dữ liệu văn bản, công thức toán học, các dữ liệu Multimedia (ảnh, âm thanh, phim,

Trang 25

hình ảnh, tạo các chuyên động và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng

Violet cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong

các sách giáo khoa và sách bài tập: Bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, vẽ đồ thị hàm số, bài tập kéo thả chữ, kéo thả hình ảnh

Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bài giảng ra thành một file chạy ExE hoặc file web Html chạy độc lập Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp của

Violet hoàn toàn bằng tiếng Việt Vì vậy, một giáo viên không giỏi tin học và

ngoại ngữ vẫn có thế sử dụng được Violet một cách dễ dàng Mặt khác, do sử dụng Ủnicode nên Font chữ trong Violet dep, dễ nhìn và có thể hiển thị được mọi thứ tiếng trên thế giới Hơn nữa, Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên

Font tiếng Việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều

hành va mọi trình duyét internet

1.4.2.4 Giới thiệu một số phần mềm Hóa học

- Phần mềm Chemwin

Đây là phần mềm cho phép vẽ các công thức, cấu tạo phân tử đặc biệt là cầu tạo phân tử của các hợp chất hữu cơ, các orbitan, các công thức hóa học một cách nhanh chóng mà trên các phần mềm khác sẽ rất khó khăn

- Phần mềm Chemlab

Phần mềm này cho phép mô phỏng các thí nghiệm một cách khá gần gũi với thực tiễn, cũng có các dụng cụ thí nghiệm như: Eclel, Buret, Pipet, các hóa chất như: HCI, NaOH, các chất chỉ thị như Metyl đỏ, PhenolPhtalein Giáo viên có thể sử dụng trong các giờ thực hành, trình diễn những thí

nghiệm không thê tiến hành trong điều kiện thực tế

Trang 26

Phần mềm cho phép ta theo dõi sự biến thiên PH của dung dịch vào thể tích các chất đưa vào Từ đó có thể xác định được điểm tương đương và tính nồng độ chất cần thiết

- Phần mềm Orbital Viewer

Đây là phần mềm mô tả hình dạng các Orbital nguyên tử trên cơ sở giải các bài toán hóa học lượng tử

- Phan mém ISIS Draw va Chem Office

Hai phần mềm này cũng là công cụ đắc lực cho việc biên soạn các công thức hóa học dưới dạng lập thể, đặc biệt trong Hóa học hữu cơ Phần mềm cũng tải free (miễn phí) trên ¡internet và sử dụng cho mục đích khoa học, không vụ lợi kinh doanh tai website: Http://www.Mdi.com

- Phần mềm Flash

Phần mềm này là một công cụ đắc lực giúp ta thực hiện các minh họa động như: Mô tả quá trình sản xuất mà không có điều kiện cho HS đi tham quan hoặc khó diễn đạt, mô phỏng các thí nghiệm đặc biệt

- Phan mễm thí nghiệm

Hiện nay, môn hoá học đã có các tập thí nghiệm hóa học quay bằng Camera được tiến hành trong phòng thí nghiệm rat thực tế Đã có đủ các thí nghiệm của các lớp 10, 11, 12 trung học phổ thông của nước ngoài và của các nhóm tác giả trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội khoa Hóa học

- Giới thiéu phan mém ChemOffice

Là phần mềm rất tốt dé biéu điễn công thức hóa học, công thức phân tử trên máy tính cá nhân một cách nhanh chóng và chính xác

1.4.3 Vai trò của các phần mềm ứng dụng trong dạy học

Trang 27

khác hắn những giáo trình trước đây, các giác quan của HS được tác động đồng thời trong quá trình lĩnh hội tri thức, lôi cuốn HS tìm tòi những tri thức mới tích cực hơn trong quá trình dạy học

Việc xây dựng bài giảng này rất linh hoạt, giáo viên có thể bố sung, chính lí những điều họ muốn Điều này đáp ứng được trong điều kiện giáo dục hiện nay Giáo án của người giáo viên cũng được thay đổi một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình mới

Việc học bằng máy tính giúp HS dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện đại Đặc biệt trong quá trình học, HS được làm việc theo nhóm, làm việc hợp tác theo tỉnh thần của nền công nghiệp hiện đại và cũng là nội dung của dạy học tích cực

Nếu sử dụng một cách hợp lý phần mềm dạy học vào quá trình dạy học sẽ nâng cao được hứng thú học tập của HS, thu hút sự chú ý của các em vào

vấn đề cần giải quyết đề từ đó lĩnh hội tri thức

1.5 Nội dung kiến thức phần “Hiđrocacbon mạch hớ” —- SGK Hoá học lớp 11 nâng cao

Phần “Hiđrocacbon mạch hở” được nghiên cứu ở học kỳ 2 lớp I1 trong chương trình hố học phổ thơng bao gồm các bài sau:

Chương 5: Hidrocacbon no Bài 33 Ankan: Đồng đăng, đồng phân và danh pháp

Bài 34 Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí

Bài 35 Ankan: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 37 Luyện tập: Ankan và Xicloankan

Bài 38 Thực hành: Phân tích định tính Điều chế và tính chất của Metan

Trang 28

Bài 40 Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng

Bai 41 Ankadien

Bai 42 Khai niém vé Tecpen

Bai 43 Ankin

Bài 44 Luyện tập: Hiđrocacbon không no

Bài 45 Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon không no

Chương 2 Kết quả nghiên cứu

2.1 Xây dựng thư viện tư liệu điện tử phần “Hiđrocacbon mạch hở”- SGK hoa hoc lớp 11 nâng cao

Trước khi xây dựng thư viện tư liệu điện tử chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra nguyên tắc, quy trình xây dựng như sau:

2.1.1 Các nguyên tắc xây dựng thư viện tư liệu

Khi xây dựng thư viện tư liệu điện tử cần đảm bảo nguyên tắc sau: a Đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung thiết kế phải đảm bảo tính chính xác

và tính hiện đại của chương trình Các nội dung của thư viện tư liệu được cấu trúc sắp xếp khoa học để người dùng dễ sử đụng

b Đảm bảo tính sự phạm

Nguyên tắc này đòi hỏi nội đung thiết kế phải hợp lí, rõ ràng, phù hợp

với chương trình SGK phổ thông Các hình ảnh, phim, tư liệu được xây dựng phải dễ sử dụng giúp người giáo viên đễ đàng tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của HS

Trang 29

Thư viện xây dựng phải đáp ứng khả năng sử dụng của đa số trường phô thông

d Đảm bảo tính kinh tế

Thư viện tư liệu xây dựng phái phù hợp với điều kiện kinh tế của đa

số trường phố thông Việt Nam, làm thế nào để chi phí sản xuất không lớn nhưng đảm bảo được tính hiệu quả trong dạy học

2.1.2 Quy trình xây dựng thư viện tư liệu

Quy trình xây dựng thư viện tư liệu điện tử bao gồm các bước sau: Bước I: Xác định mục tiêu sự phạm của thư viện tư liệu điện tử

Xác định mục tiêu sư phạm của từng loại tư liệu (hình ảnh, âm thanh, mô phỏng, movie thí nghiệm ) để lập kế hoạch xây đựng cho từng nội dung cụ thể

Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng thư viện tư liệu điện tử

Dựa vào nội dung cụ thể của mỗi bài trong chương ta cần liệt kê những tư liệu gi, chẳng hạn như bảng số liệu, các hình ảnh tĩnh, động cần sử dụng cho mỗi bài dạy

Bước 3: Lựa chọn công cụ, phần mềm thích hợp để xây dựng thư viện tự liệu điện tứ

Bước 4: Triển khai xây dựng thư viện tư liệu điện tử

Sử dụng các công cụ, các phần mềm thích hợp đã lựa chọn tiến hành xây dựng thư viện cho từng loại tư liệu theo kế hoạch đã lập ra

Bước 5: Thử nghiệm, hoàn thiện thư viện tư liệu

Thực nghiệm sử dụng thư viện tư liệu điện tử cho các đối tượng cụ thé, thu thập số liệu điều tra và đánh giá rút ra kinh nghiệm, chỉnh sửa các nội dung chưa hợp lí

Trang 30

Để đảm bảo nguyên tắc xây dựng thư viện tư liệu điện tử trên, chúng tôi đã lựa chọn các phần mềm thông dụng, dễ sử dụng, dung lượng không

lớn Các phần mềm chúng tôi sử dụng bao gồm:

Corel Draw: Là một chương trình ứng đụng thiết kế đồ hoạ trên nền Vector, nhiều tiềm năng và dễ sử dụng Nó thường dùng để thiết kế các nội dung quảng cáo Ta có thể nhập và hiệu chỉnh các hình ảnh dạng File Bitmap, có thê chuyên đổi các hình ảnh trong Corel Draw sang các trang Web bằng cách xuất các đối tượng riêng biệt đưới dạng các File GIF hoặc JPEG, hoặc có thể sử dung Internet Publishing Wizard

Paint 1a céng cu vé dé hoa, cé thé str dung dé vé các hình ảnh đơn giản, phức tạp dạng đen trắng hoặc màu được ghi đưới đạng File Bitmap

Ngoài ra, ta cũng có thê sử dụng Paint dé hiện thị và hiệu chỉnh các bức

ảnh scan, có thê chuyên một bức ảnh đạng File bmp sang File jpg, gif, hoặc ngược lại

Phần mềm xử lí ảnh và thiết kế các minh họa động về các thí nghiệm, quy trình sản xuất hoặc mô hình hoá những khái niệm trừu tượng: Adobe Photoshop 7.0, Macromedia Flash MX, 3D Studio Max, Ulead Videostudio 8.0

Adobe Photoshop là một chương trình mạnh và có nhiều ứng dụng Nó là một cửa ngõ dẫn đến công nghệ tiền in ấn cao cấp, chăng hạn như thiết kế

mẫu mã, thiết kế quảng cáo, thiết kế bao bì Nó còn là giấy thông hành đi đến

những ứng dụng đa truyền thông (multimedia), dựng hoạt cảnh, ảnh số hoá, vẽ mĩ thuật

Trang 31

3D Studio max: 3DS max là một phần mềm đồ hoạ 3D rất mạnh và ngày càng thông dụng Nó đã trở nên phô biến trong nhiều lĩnh vực, từ điện

ảnh, kiến trúc cho đến quảng cáo và các ứng dụng Web Về nhiều phương

diện, sử dụng một chương trình như 3DS Max giống như việc quay video một căn phòng đầy các vat thé mà ta thiết kế MAX cho phép thiết kế căn phòng cùng các đồ vật bên trong, sử dụng các vật thể 3D cơ bản đa dạng như khối lập phương, khối cầu, khối trụ và khối hình nón mà ta có thể lựa chọn đưa vào khung cảnh Sử dung 3DS Max có thể tạo ra bất cứ thứ gì mà ta tưởng tượng được

Macromedia Flash: Macromedia Flash là công cụ được chú ý nhiều nhất trên Web vì khả năng hoạt hình kì ảo, các tập tin có đung lượng nhỏ và được tải xuống rất nhanh trên internet Điều này sẽ làm các trang web đẹp, sinh động hơn và tạo được môi trường tương tác trực quan thân thiện với người xem Ta có thé tao hoạt hình trên Flash với hàng loạt phép biến hình và bổ sung các thao tác với Actionscript (một ngôn ngữ lập trình của Flash) Âm thanh cũng có thể thêm vào, chỉnh sửa và đồng bộ với tất cả các tập tin đồ họa Vector và Bitmap Các đoạn phim hoạt hình sẽ được tối ưu hoá trước khi xuất bản trên Web hoặc chuyên sang các định dạng khác như: Windows Projector (.exe), Quick Time (.mov), JPEG Image (.Jpg)

Trang 32

thức phân tử 3D rất mạnh mẽ Phần mềm này vẽ các công thức phân tử 3 chiều đẹp, tiện đụng, có thể Copy và Paste qua các trình ứng dụng khác đưới

dạng ảnh, bạn cũng có thể lưu lại với nhiều định dạng như File ảnh, File

phim để chèn vào các trình ứng đụng khác như: Văn bản, bài giảng điện tử Ngoài ra, Chem3D có thể biểu diễn các công thức phân tử với nhiều dạng như: Dạng dây, que, cầu, cầu và que, liên kết hình trụ

2.1.4 Thư viện tư liệu

Dựa vào nội dung kiến thức trong phần “Hiđrocacbon mạch hở” chúng

tôi tiến hành nghiên cứu khai thác và sử dụng các phần mềm trợ giúp phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài Dưới đây, tôi xin trình bày chỉ tiết kết

quả nghiên cứu của mình: 2.1.4.1 Thư viện ảnh tĩnh

Trong khi thiết kế bài giảng, ngoài kênh chữ đề truyền tải nội đung bài

học thì hình ảnh cũng là đối tượng không thể thiếu Chúng ta có thể dùng hình ánh để làm phong phú, sinh động thêm nội dung bài giảng Đó là hình anh minh hoa cau trúc nguyên tử các nguyên tố, cấu trúc phân tử các chất, các sơ đồ thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, bức ảnh mô phỏng thực tế

Trang 33

liệu (được trình bày ở thư mục “ảnh tĩnh” trong đĩa CD) Số liệu ảnh cụ thé trong từng bài như sau: Chương 5: Hidrocacbon no Bài 33 Ankan: Đồng đăng, đồng phân và danh pháp: 3 bảng số liệu Bài 34 Ankan: Cấu trac phan tt va tinh chat vat li: 30 anh va 1 bảng số liệu

Bài 35 Ankan: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng: 3 ảnh

Chương 6: Hiđrocacbon không no Bài 39 Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân: 24 ảnh

Bài 40 Anken: Tính chất, điều chế và ứng dụng: 9 anh va 1 bang sé liệu

Bai 41 Ankadien: 7 anh

Bai 42 Khai niém vé Tecpen: 23 anh

Bài 43 Ankin: 7 anh va 1 bang s6 liéu

Dưới đây là một số hình ảnh minh họa

Trang 34

cua ankan ứng dụng của anken Ankan C«ng thøc Ci] Pre | ts Khei I- ì ng ri*ng (°C) | (°C) (gcm) CH, = CH, “169 | -104 | 0.57 C1100) Metan_[CH, C, | 183 [-162| 0,415 (164°C) Cres A186 | 47 | ot (50°C) Etan |CHẠCH; C, | -183] -89 | 0,561 (-100°C) ee se = Propan_[CH,CH,CH, C, | -188[-42 | 0,585 (-45°C) CH, — 165 ae nạ ome coon Bướn Pentan_[CH.[CH,],CH, _ | Cs | -130| 36 |CHL[CH,|CH, | Cy | -158 | -0,5 0,626 (20°C) (0O) Hextan [CH3[CH1,CH, | QC, | -95 | 69 0,660 (20°C) trans-CH,CH = CHC,H, | -140 0,65 (20°C) Heptan | CH_[CH,]CH, C, | -91 | 98 0,684 (20°C) B 140 088 G00) Ocgan [CHICH,JCH, | C, | -57 | 126] — 0/708 (20°C) a = = = Nonan [CH.[CH,],CH, | Cy | -54 | 151 0,718 (20°C)

oe - 97a Go) Seca [CHICH,JCH, |Cø| -30 |174| 0730(20C)

CH,= CHỊCH,|CH, | -87 0.74 (20°C) icosan_| CHs[CHa]igCHs | Cig | -37 | 343 0,778 (20°C)

Bang tinh chat vat li cua anken Bang tinh chat vat lf cua ankan

2.1.4.2 Thư viện ảnh động a Mơ phỏng hố học

Trong giảng dạy phần “Hiđrocacbon mạch hở” có những nội dung trừu tượng, những cơ chế phản ứng, một số quy trình sản xuất các chất trong công nghiệp mà học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp nên cần có các thí nghiệm mô phỏng để học sinh tiếp thu kiến thức dễ đàng hơn Trong đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng phần mềm Paint, Macromedia Flash

Hoang Thi Linh - K31B Khoa Hoa hoc - Dai hoc SpHn2

Trang 35

MX, 3D Studio Max kết hợp với download trên mạng internet thiết kế và sưu tam được 33 nội dung mô phỏng (được trình bày ở thư mục “Mô phỏng”

trong đĩa CD) Số liệu mô phỏng trong từng bài như sau:

Chương 5: Hiđrocacbon no

Bài 34 Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí: 4 mô phỏng

Bài 35 Ankan: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng: 12 mô

phỏng

Chương 6: Hiärocacbon không no

Bài 39 Anken: Danh pháp, cấu trúc và đồng phân: 3 mô phỏng

Bài 40 Anken: Tính chất, điều chế và ứng đụng: 8 mô phỏng Bài 43 Ankin: 3 mô phỏng

Trang 36

PHAN UNG CRACKINH HIDROCACBON NO CƠ CHẾ ION CACBONE ——————— CẤU DANG + ^ CỦ CUA ETAN CaHa.; + H27 ===Ề [CaHa3]' + Z Siêu axit H H H H (Coane)? + Hz [CaH„„.]* << H H/H (CmmHomer]* + CpH2p.2 H H (o=mep) H H (CaHan.v]T? ———> CoH2n + H* ut [CmHzm.i]*' ———> CmHzm + He Cau dang che khuat Cấu dạng xen kế “Tiếp tục (cùng nhiều sản phẩm khác), a Co ché phan img cong axit vao anken 1 H Ids - —C-C— A | Cacbocation

Gini dun 2; Cacucition Ra tiểu plum (rug giut bldg Len, kel hyp

vii AT Gav sin phi b Movie thí nghiệm

Sử dụng các movie thí nghiệm hoá học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn trang thiết bị thí nghiệm Hơn nữa, nó còn đảm bảo sự thành cơng, an tồn và đảm bảo thời gian dạy học đối với các thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, khó lắp đặt hoặc thời gian phản ứng

xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm, các thí nghiệm với hoá chất hiếm

Trong chương trình hoá học phố thông có rất nhiều thí nghiệm độc hại mà không tiến hành trên lớp được Nếu sử dụng các movie thí nghiệm sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn Trong đề tài này, chúng tôi đã thiết

Trang 37

kế và sưu tầm được 14 movie thí nghiệm phần “Hiđrocacbon mạch hở” (được trình bày ở thư mục “Movie” ghi trong đĩa CD)

Số liệu movie cụ thể trong từng bài như sau:

Chương 5: Hiđrocacbon no

Bài 35 Ankan: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng: 2 movie

Chương 6: Hiđrocacbon không no Bài 40 Anken: Tính chất, điều chế và ứng đụng: 5 movie Bai 41 Ankadien: 1 movie

Bai 43 Ankin: 6 movie

Dưới đây là một số hình ánh minh họa Điều chế CH, Điều chế C;H„

Điều chế C;H; Phan img CH, + Cl;

ba Hoa hoc - Dai học SpHn2

Trang 38

C;H¿ + KMnO¿ Phản ứng C;H; + O; Phản ứng C,H, + KMnO, Phan ung C,H, + Bry Phan Ứng C,H, + AgNO;+NH; Phản ứng C;H; +AgzO Phản ứng C;H¿ + O;

2.1.5 Phương pháp sử dụng thư viện tư liệu điện tử

Thư viện tư liệu điện tử chúng tôi xây đựng có thê sir dung dé:

- Làm tư liệu, phương tiện phục vụ dạy học theo hướng dạy học tích cực Chẳng hạn như: Sử dụng ảnh tĩnh giới thiệu về ứng dụng, trạng thái màu sắc,

Trang 39

cấu trúc phân tử của một số chất, hoặc các nội dung mô phỏng về quy trình sản xuất các chất trong công nghiệp, cơ chế của các phản ứng xảy ra, hoặc các movie thí nghiệm không cho phát âm thanh, dừng hình ở những thao tác quan trọng yêu cầu HS quan sát rồi trả lời câu hỏi

- Giáo viên có thể sử dụng thư viện tư liệu để thiết kế giáo án điện tử các

bài dạy như: Bài dạy kiến thức mới, bài luyện tập, bài thực hành theo ý tưởng của mình sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, góp phần từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đôi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng

cao chất lượng giáo đục đào tạo

- Sử dụng nguồn tư liệu trên ta cũng có thể thiết kế các website dạy học hoá học phục vụ cho việc tự học, dạy học từ xa

- Thư viện hình ảnh tĩnh không những là kho tư liệu dùng cho việc soạn bài giảng, mà nó còn là kho dữ liệu cho việc sản xuất các nội dung mô phỏng, các thí nghiệm ảo phục vụ giảng dạy

Thư viện chúng tôi xây dựng có các tư liệu như: ảnh tĩnh, mô phỏng,

bảng số liệu, movie thí nghiệm Mỗi loại tư liệu trên chúng tôi để trong một

thư mục riêng và sắp xếp theo nội dung của từng bài, khi muốn sử dụng tư liệu cho bài dạy của chương nào giáo viên chỉ cần vào thư mục có tên bài đó để tìm

Với trình độ tin học của giáo viên phổ thông trong giai đoạn hiện nay thì hướng sử dụng làm tư liệu, phương tiện dạy học và thiết kế giáo án điện tử là chủ yếu

Trên cơ sở thư viện tư liệu hình ảnh đã xây dựng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sử đụng nguồn tư liệu này trong việc thiết kế một số bài giảng

điện tử như: Bài dạy kiến thức mới, bài thực hành trong phần “Hiđrocacbon

Trang 40

2.2 Một số bài giảng điện tử phần “Hiđrocacbon mạch hớ” — Sgk Hoá

học lớp 11 nang cao

Trên cơ sở thư viện tư liệu hình ảnh trên, chúng tôi tiến hành thiết kế

một số bài giảng minh họa Trước khi thiết kế một số bài giảng điện tử chúng

tôi tiến hành soạn giáo án trên word

Bài 34 Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí I Mục tiêu bài học

1 Kiến thức: + H§ biết:

- Liên kết trong phân tử các ankan đều là liên kết ö, trong đó nguyên tử C ở trạng thái lai hoa sp’

- Cầu dạng bền và kém bền của ankan + HS hiểu: Sự biến thiên tính chất vật lí của ankan phụ thuộc vào số nguyên tử C trong phân tử 2 Về kỹ năng: Rèn luyện khả năng quan sát mô hình và nhận xét II Chuẩn bị:

- GV: Giáo án điện tử, sách giáo khoa

Dụng cụ, hoá chất: Xăng, mỡ bôi trơn động cơ, nước cất, cốc thuỷ tinh - HS: Ôn tập bài cũ và xem trước bài 34 “Ankan: Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí”

II Kiếm tra bài cũ:

- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 4, 5 sách giáo khoa trang 139 IV Bài giảng:

Ngày đăng: 30/09/2014, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w