Chủ nhiệm lớp là một trong những hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhà trường phổ thông. Chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra, chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của một lớp. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, thì không chỉ có sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà cần phải có sự quản lí, chỉ đạo của ban giám hiệu mà trực tiếp là của Hiệu trưởng nhà trường. Vì vậy nếu Hiệu trưởng triển khai linh hoạt và sáng tạo các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả của công tác này. Thực tế ở Tỉnh Bắc Ninh hiệu trưởng các trường THPT đã có những đổi mới nhất định về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, song kết quả đạt chưa cao. Những biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp mà các hiệu trưởng đã áp dụng vào hoạt động quản lý của mình chủ yếu là do kinh nghiệm bản thân và tự học hỏi, vì cho đến hết năm 2004 hầu hết các hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn Tỉnh chưa qua đào tạo dài hạn về công tác quản lý nhà trường, các đồng chí hiệu trưởng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, do việc tổ chức giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường còn nhiều hạn chế, hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên còn thiếu kinh nghiệm, các nhà quản lý giáo dục đã có những biện pháp chỉ đạo hoạt động chủ nhiệm lớp, song các biện pháp còn ít, nên trong các nhà trường hiện nay, chất lượng đạo đức học sinh còn có những vấn đề cần phải bàn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT Tỉnh Bắc Ninh nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dục trong thời kỳ đổi mới là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các biện pháp quản lý nhà trường, đặc biệt là các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Chủ nhiệm lớp là một trong những hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhàtrường phổ thông Chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng quản lý một lớp nhằmthực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra, chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng cáchoạt động của một lớp Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, thì không chỉ
có sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà cần phải có sự quản lí, chỉ đạocủa ban giám hiệu mà trực tiếp là của Hiệu trưởng nhà trường Vì vậy nếu Hiệutrưởng triển khai linh hoạt và sáng tạo các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt độngchủ nhiệm lớp sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả của công tác này
Thực tế ở Tỉnh Bắc Ninh hiệu trưởng các trường THPT đã có những đổimới nhất định về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp, song kết quả đạt chưa cao.Những biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp mà các hiệu trưởng đã ápdụng vào hoạt động quản lý của mình chủ yếu là do kinh nghiệm bản thân và tựhọc hỏi, vì cho đến hết năm 2004 hầu hết các hiệu trưởng các trường THPT trênđịa bàn Tỉnh chưa qua đào tạo dài hạn về công tác quản lý nhà trường, các đồngchí hiệu trưởng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế Do ảnh hưởng của nềnkinh tế thị trường, do việc tổ chức giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trườngcòn nhiều hạn chế, hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên còn thiếu kinhnghiệm, các nhà quản lý giáo dục đã có những biện pháp chỉ đạo hoạt động chủnhiệm lớp, song các biện pháp còn ít, nên trong các nhà trường hiện nay, chấtlượng đạo đức học sinh còn có những vấn đề cần phải bàn
Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý hoạt động chủnhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPT Tỉnh Bắc Ninh nhằm đề ra các biệnpháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với sự phát triển của giáo dụctrong thời kỳ đổi mới là vấn đề cấp thiết sớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ
Trang 2Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
“Một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh” với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các biện phápquản lý nhà trường, đặc biệt là các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớpcủa hiệu trưởng các trường THPT
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý của hiệu trưởng đốivới hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh, đề xuất cácbiện pháp tăng cường quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở các trường THPT, gópphần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý của hiệu trưởng trường THPT đối với công tác chủnhiệm lớp của giáo viên trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trườngTHPT tỉnh Bắc Ninh
4 Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường THPTtỉnh Bắc Ninh những năm qua đã được tiến hành có kế hoạch và đã mang lạihiệu quả nhất định Tuy nhiên việc vận dụng các thành tựu khoa học hiện đạivào công tác quản lí, cũng như các biện pháp nhằm kích thích tính tích cực vàtrách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế nhất định, chỉ đạo hoạt độngchủ nhiệm lớp chủ yếu bằng các biện pháp hành chính Nếu hiệu trưởng cáctrường THPT tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp củagiáo viên một cách khoa học và phù hợp hơn thì công tác chủ nhiệm lớp củagiáo viên chủ nhiệm sẽ có hiệu quả hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 35.1 Nghiên cứu vấn đề lý luận của quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trườngTHPT.
5.2 Tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt độngchủ nhiệm lớp của giáo viên trong một số trường THPT ở Bắc Ninh
5.3 Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạtđộng chủ nhiệm lớp của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
6 Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp tăng cường quản lý của hiệutrưởng các trường THPT tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động chủ nhiệm lớp củagiáo viên Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng các biện pháp quản lý hoạtđộng chủ nhiệm lớp của giáo viên đối với hiệu trưởng được tiến hành ở cáctrường THPT: Hàn Thuyên, Thuận Thành I, Quế Võ I, của tỉnh Bắc Ninh
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Để có cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu chúng tôi tiếnhành thu thập tài liệu lý luận, đọc tài liệu các văn bản pháp quy về giáo dục đàotạo, các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý chuyênmôn, quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp từ đó phân tích tổng hợp vấn đề từ góc lýluận có liên quan đến luận văn
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát các hình thức biểu hiện hoạt động quản lý của hiệutrưởng và hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên ở trường THPT
7.2.2 Phương pháp thống kê xã hội học
Điều tra thu thập số liệu đối với thống kê về thực trạng quản lý hoạt độngchủ nhiệm lớp của giáo viên, của hiệu trưởng ở các trường THPT
Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ quản lý nhà trường nhằm mụcđích đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động của hiệu trưởng
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Trang 4Phỏng vấn các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường THPT, làm rõthực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường.
7.2.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các bảng hỏi sau:
a Bảng hỏi giáo viên
Mục đích:Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về lĩnh vực hoạt động chủnhiệm lớp : Nội dung hình thức, hiệu quả, thuận lợi, khó khăn của hoạt độngchủ nhiệm lớp Đối tượng học sinh hiện nay như thế nào?Tìm hiểu đánh giá củagiáo viên về quản lý của hiệu trưởng
b Bảng hỏi cán bộ quản lý nhà trường: Hiệu trưởng, hiệu phó, chủ tịchcông đoàn, bí thư đoàn trường
Mục đích:Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động chủ nhiệmlớp của giáo viên chủ nhiệm Đánh giá của các nhà quản lý về hoạt động củagiáo viên chủ nhiệm lớp trên các lĩnh vực nội dung, hình thức, hiệu quả, thuậnlợi, khó khăn của hoạt động chủ nhiệm lớp Tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lí
về các biện pháp quản lí của mình đối với hoạt động chủ nhiệm lớp
7.3 Phương pháp toán thống kê
Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từcác phiếu hỏi thu thập được
8 Đóng góp mới của đề tài
Làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản và phát hiện thực trạng các biện phápquản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng THPT tỉnh Bắc Ninh
Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý có khả năng thực thi củangười hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớpcủa hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bắc Ninh Đồng thời góp phần vào việcphổ biến kinh nghiệm quản lý trong nhà trường THPT
9 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm mở đầu và 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trang 5Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng cáctrường.
Chương 3: Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường quản lý các hoạt động chủnhiệm lớp
Kết luận và kiến nghị
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, QUẢN LÝ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
1.1.1 Quản lý
I.1.1.1 Khái niệm quản lý
Trong quá trình hình thành và phát triển loài người, con người phải luônluôn lao động để duy trì và phát triển nòi giống Trong khi lao động cần sự hợptác của một nhóm người hoặc nhiều người, do sự hợp tác này mà xã hội xuất hiệnmột loại hình lao động mới mang tính đặc thù là tổ chức điều khiển các hoạt độnglao động theo yêu cầu nhất định loại hình lao động, đó là hoạt động quản lý
Quản lý là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng nhằmthực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra Trong xã hội loài người,quản lý là một hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội Quản lý là nhân tốkhông thể thiếu được trong đời sống và sự phát triển của xã hội Loài người đãtrải qua nhiều thời kỳ phát triển với nhiều hình thái xã hội khác nhau nên cũngtrải qua nhiều hình thức quản lý khác nhau Các triết gia, các nhà chính trị từthời cổ đại đến nay đều rất coi trọng vai trò của quản lý trong sự ổn định và pháttriển của xã hội Nó là một phạm trù tồn tại khách quan và là một tất yếu lịch sử
Theo Các Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chungnào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉđạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chungphát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khíquan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn mộtdàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[4]
Trong quá trình tồn tại và phát triển của quản lý, đặc biệt trong quá trìnhxây dựng lý luận về quản lý, khái niệm quản lý được nhiều nhà lý luận đưa ra,
Trang 7nó thường phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu của mỗi người Chẳnghạn:
Theo Frederich Wiliam Taylor (1856-1915) người Mỹ: “Quản lý là nghệthuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phươngpháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”[20] Hoặc theo nhà lý luận quản lý quốc tế HenriFayol (1841-1925) người Pháp cho rằng: “Quản lý là đưa xí nghiệp tới đích, cốgắng sử dụng tốt nhất các nguồn lực của nó”[13]
Khi nói về vai trò của quản lý trong xã hội, ý kiến của Paul Herscy và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” là: quản lý là một quá trìnhcùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý, nhằm thông qua hoạt động của
cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức”[31]
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là một quá trình địnhhướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mụctiêu nhất định”[29]
Theo Mai Hữu Khuê: “Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động đặc biệtcủa người lãnh đạo mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liên kết bộ máyquản lý, hình thành một chỉnh thể thống nhất điều hoà phối hợp các khâu và cáccấp quản lý, làm sao cho hoạt động nhịp nhàng, đưa đến hiệu quả”[14]
Quan điểm của Nguyễn Văn Lê: “Quản lý là một hệ thống xã hội khoahọc và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phương pháp thíchhợp nhằm đạt các mục tiêu đặt ra cho hệ và từng thành tố của hệ”
Giáo trình “ Quản lý giáo dục và đào tạo ” của trường cán bộ quản lýGD&DT nêu rằng
- Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật vào
hệ thống con người nhằm đạt các mục tiêu kinh tế – xã hội
- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trêncác thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sựvận hành của đối tượng ổn định và phát triển đến mục tiêu đã định
Trang 8- Quản lý là sự tác động có ý thức, hợp quy luật giữa chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý nhằm đạt các mục tiêu đề ra.
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
là đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhấtcác tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điềukiện biến đổi của môi trường [13]
Từ các định nghĩ trên có thể rút ra một số điểm chung:
Quản lý là hoạt động lao động, hoạt động này để điều khiển lao động, hoạtđộng khác
Yếu tố con người giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý
- Trong quản lý, bao giờ cũng có chủ thể quản lý và đối tượng quản lý,quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý Những tác động quản lý chính lànhững quyết định quản lý, là những nội dung chủ thể quản lý yêu cầu đối với đốitượng quản lý Các Mác so sánh một cách hình ảnh: Nhạc trưởng đối với hệthống nhạc công, trong đó nhạc trưởng là một chủ thể quản lý, nhạc công là chủthể bị quản lý (các nhạc công chịu sự tác động của nhạc trưởng) để đưa đến mộtsản phẩm “kép” một sản phẩm “siêu sản phẩm” - Đó là cả chủ thể quản lý vàchủ thể bị quản lý đều phát triển (hoạt động tạo ra các chủ thể và về sự phát triểncủa con người)
Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của một quá trình lao động xã hội.Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồntại, vận hành và phát triển
Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện Điều đó cũng xác lậprằng quản lý phải có một cấu trúc và vận hành trong một môi trường xác định
Có mô tả cấu trúc của một hệ thống quản lý qua sơ đồ 1.1
Mục tiêu quản lýMôi trường quản
lý
Trang 9Sơ đồ 1.1 Cấu trúc của một hệ thống quản lý
Hiện nay quản lý thường được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạtđến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng của các hoạt động (chức năng) kếhoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
1.1.1.2 Các chức năng quản lý
- Chức năng kế hoạch hoá
Peter Drucker, một trong những chuyên gia quản lý đương đại hàng đầu, đã
đề xuất tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm (tức là khả năng làm những việc “đúng”)
và tính hiệu quả (tức là khả năng làm đúng việc) ông cho rằng, tính hiệu nghiệm
là quan trọng hơn, bởi vẫn có thể đạt được hiệu quả khi chọn sai mục tiêu Haitiêu chuẩn này song hành cùng với hai khía cạnh của kế hoạch: xác định nhữngmục tiêu “đúng” và lựa chọn những biện pháp “đúng” để đạt các mục tiêu này
Cả hai khía cạnh đó đều có ý nghĩa sống còn đối với quá trình quản lý [32]
Để phản ánh bản chất của khái niệm chức năng kế hoạch hoá, chúng ta cóthể định nghĩa như sau: chức năng kế hoạch hoá là quá trình xác định mục tiêu
và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó Như vậy, thựcchất của kế hoạch hoá là đưa toàn bộ những hoạt động vào công tác kế hoạchhoá, với mục đích, biện pháp rõ ràng, bước đi cụ thể và ấn định tường minh cácđiều kiện cung ứng cho việc thực hiện mục tiêu
Nhiều lý thuyết gia quản lý cho rằng, kế hoạch là cái khởi nguyên của mọihoạt động, mọi chức năng quản lý khác Họ ví kế hoạch như một chiếc đầu tầukéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” Như vậy, người quản lý, nếukhông có kế hoạch thì không biết phải tổ chức nhân lực và các nguồn nhân lựckhác như thế nào, thậm chí họ còn không rõ phải tổ chức cái gì nữa Không có
kế hoạch, người quản lý không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người thuộc quyền hành
Trang 10động một cách chắc chắn với những kỳ vọng đặt vào kết quả mong đạt tới Cũngvậy, không có kế hoạch thì cũng không xác định được tổ chức hướng tới đúnghay chệch mục tiêu, không biết khi nào đạt được mục tiêu và sự kiểm tra trởthành vô căn cứ.
Trong QLGD, quản lý nhà trường, kế hoạch hoá là một chức năng quantrọng vì trên cơ sở phân tích các thông tin quản lý, căn cứ vào những tiềm năng
đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạtđộng, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn của nhà trường khikết thúc các hoạt động Kế hoạch hoá có vai trò to lớn như vậy bởi bản thân nó
có những chức năng cơ bản cụ thể sau:
Chức năng chẩn đoán: Bao gồm việc xác định trạng thái xuất phát và
những phân tích về trạng thái đó Đối với nhà trường đó là trạng thái về cơ sởvật chất, về đội ngũ giáo viên, về các kết quả về hoạt động sư phạm của các nămhọc trước đó, những mặt tốt và mặt tồn tại, nguyên nhân của chúng…Dựa trênnhững số liệu của năm học trước rút ra kết luận cụ thể về trạng thái xuất phát củanhà trường trong năm học mới
Chức năng dự báo: Bao gồm việc xác định nhu cầu và các mục tiêu trên
cơ sở phân tích và căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ của năm họcmới để suy ra những hướng phát triển cơ bản của nhà trường, trong đó có tínhtới nhu cầu bên ngoài và bên trong của nhà trường, lựa chọn những hướng ưutiên, dự kiến những mục tiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá
Chức năng dự đoán: Bao gồm việc phác thảo các phương án chọn lựa cótính tiềm năng của nguồn lực dự trữ và những mong muốn chủ quan
- Chức năng tổ chức
Bamard định nghĩa tổ chức như là “ Hệ thống các hoạt động hay tác động có
ý thức của hai hay nhiều người”
Cuốn “Cơ sở khoa học quản lý” đã xác định: “Tổ chức là hoạt độnghướng tới hình thành cấu trúc tối ưu của hệ thống quản lý và phối hợp tốt nhấtgiữa các hệ thống lãnh đạo và bị lãnh đạo (chấp hành)” [9]
Trang 11Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
đã chỉ rõ: “Kiện toàn tổ chức và nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý nhànước” [42.tr72] Xuất phát từ quan điểm trên, trong quản lý giáo dục, quản lýtrường trung học, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõvai trò của mỗi bộ phận, cá nhân, bảo đảm các mối quan hệ ngược, sự thống nhất
và đồng bộ về tổ chức trong quản lý giáo dục ở trường trung học
Nhờ chức năng tổ chức mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phépcác cá nhân góp phần tốt nhất vào mục tiêu chung Tổ chức được coi là điều kiệncủa quản lý, đúng như V.I.Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng,muốn quản lý tốt…còn phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa” [23] Thực chấtcủa tổ chức là thiết lập mối quan hệ bền vững giữa con người, giữa các bộ phậntrong hệ thống quản lý Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn các động lực, tổ chức khôngtốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý
- Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành vi
và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Chỉ đạo thểhiện quá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổchức nhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra
Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậyđộng lực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệgiữa con người với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để
họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu
- Chức năng kiểm tra
Sau khi xác định các mục tiêu, quyết định những biện pháp tốt nhất để đạttới các mục tiêu và triển khai các chức năng tổ chức, chỉ đạo để thực hiện hoácác mục tiêu đó cần phải tiến hành những hoạt động kiểm tra để xem xét việctriển khai các quyết định trong thực tiễn, từ đó có những điều chỉnh cần thiếttrong các hoạt động để góp phần đạt tới mục tiêu đã xác định
Trang 12Như vậy, kiểm tra có vị trí quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lýnhư đổi mới công tác kế hoạch hoá, công tác tổ chức, chỉ đạo cũng như đổi mới cơchế quản lý, phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.
Tóm lại: Sự phân công và chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý đãhình thành nên các chức năng quản lý, đó là chức năng kế hoạch hoá, tổ chức,chỉ đạo và kiểm tra Các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưminh hoạ ở sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ1.2: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý
1.1.2 Quản lý giáo dục
1.1.2.1 Khái niệm giáo dục
Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động Tronglao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người nhận thức thế giới xungquanh, dần dần tích luỹ được những kinh nghiệm, từ đó nảy sinh những nhu cầutruyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau Đó chính là nguồn gốc phát sinh củahiện tượng giáo dục
Sơ khai, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, sau đó trở thànhmột hoạt động có ý thức Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổchức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương trình kế hoạch, có nội dung,
Kế hoạch hoá
Tổ chứcChỉ đạo
Kiểm tra
Trang 13phương pháp hiện đại và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóngcủa xã hội loài người.
Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sựtruyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ
có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc,nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừngtiến lên
1.1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động giáodục Nhà nước quản lý giáo dục thông qua tập hợp các tác động hợp quy luậtđược thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến cácphân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chấtlượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ
Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý nói chung cho nên cũng có nhiều quanniệm khác nhau về quản lý giáo dục
Theo M.I.Kônđacôp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ýthức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xíchcủa hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhâncách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của
xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực vàtâm lý trẻ em [21tr124]
Theo P.V.Khuđôminxky (nhà lý luận Xô Viết): QLGD là tác động có hệthống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khácnhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảmviệc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện
và hài hoà của họ
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối củaĐảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo
Trang 14nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngànhgiáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh…” [16].
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vậnhành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trìnhdạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạngthái mới về chất [30]
Từ những quan niệm trên chúng ta có thể khái quát rằng: Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Trong
hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động Conngười vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý Mọi hoạt động giáo dục vàQLGD đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậycon người là nhân tố quan trọng nhất trong QLGD
1.1.3 Quản lý nhà trường
1.1.3.1 Khái niệm nhà trường
Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năngkiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho mọi nhóm dân cư nhất định của xãhội đó Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo nói trên đạt được các mụctiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo nàymột cách tối ưu theo quan niệm của xã hội
Quá trình sư phạm là quá trình kiếm tạo các điều kiện và cơ hội để cá thểngười lĩnh hội, chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, thực hiện việc xã hội hoá nhâncách của mình Nhà trường thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hộithông qua quá trình sư phạm hay nói cách khác, nhà trường là thiết chế chủ yếu
để thực hiện quá trình sư phạm
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như mộtthiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những
Trang 15công dân có ích cho tương lai Thiết chế đó có mục đích rõ ràng, có tổ chức chặtchẽ, được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng củamình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được Những nhiệm vụ của nhàtrường cũng được đề cập đến từ nhiều khía cạnh khác nhau Việc quản lý nhàtrường cũng có nhiều cách để tiếp cận Bản chất giai cấp của nhà trường đượckhẳng định bởi tính mục đích cũng như cách thức vận hành của nó và một điềuđược khẳng định là: Khi nhà trường thực hiện chức năng giáo dục trong một xãhội cụ thể, bản sắc văn hoá dân tộc in dấu sâu đậm trong toàn bộ hoạt động củanhà trường.
Ta có thể thấy rõ các dấu hiệu phân biệt nhà trường với các thiết chế kháclà: Tính mục đích tập trung hay mục đích hẹp, mục đích được “chiết xuất”; Tính
tổ chức và tính kế hoạch cao; Tính hiệu quả giáo dục - đào tạo cao nhờ quá trìnhtruyền thụ có ý thức; Tính biệt lập tương đối hay tính lý tưởng hoá các giá trị xãhội; Tính chuyên biệt cho từng đối tượng hay tính chất phân biệt đối xử theophát triển tâm lý và thể chất [13]
1.1.3.2 Quản lý nhà trường
Bản chất của việc quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy – học, tức
là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dầntiến tới mục tiêu giáo dục [15tr72]
Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý nhà trường là: “Tập hợp nhữngtác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) củachủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác Nhằm tậndụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp, do laođộng xây dựng và vốn lao động tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt độngcủa nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chấtlượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”[30]
Theo Phạm Viết Vượng: Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơquan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và
Trang 16các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nângcao giáo dục và đào tạo trong nhà trường [44tr205].
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động sau: Tác động của nhữngchủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường (đó là những tác động quản lýcủa các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt độnggiảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường, hoặc những chỉ dẫn, những quyếtđịnh của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhàtrường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằmđịnh hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thựchiện phương hướng phát triển đó); Tác động của những chủ thể quản lý bêntrong nhà trường (bao gồm các hoạt động: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh,quản lý quá trình dạy học – giáo dục, quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trườnghọc, quản lý tài chính trường học, quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộngđồng.[13]
Như vậy, quản lý nhà trường chính là QLGD trong một phạm vi xác định,
đó là nhà trường (đơn vị giáo dục) Quản lý nhà trường là một hoạt động đượcthực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nétriêng mang tính đặc thù của giáo dục Do đó quản lý nhà trường cần vận dụng tất
cả các nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trườngtheo mục tiêu đào tạo
Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang cótiến lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triểnmạnh mẽ các nguồn lực phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục Mụcđích cuối cùng của QLGD là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạolớp trẻ thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnhphúc của bản thân và của xã hội [13tr20]
Tóm lại: Nhà trường là một thành tố cơ bản của hệ thống giáo dục nênquản lý nhà trường cũng được hiểu như là một bộ phận của QLGD Thực chấtcủa quản lý nhà trường, suy cho cùng là tạo điều kiện cho các hoạt động trong
Trang 17nhà trường vận hành theo đúng mục tiêu, tính chất của nhà trường XHCN ở ViệtNam.
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1.2.1.Giáo viên chủ nhiệm
1.2.1.1 Vị trí và chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp
“Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnhtương lai của một dân tộc Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diệncon người Việt Nam XHCN, đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ vànguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xâydựng kinh tế, phát triển văn hoá và tăng cường quốc phòng” (Nghị quyết của BộChính trị Ban CHTƯ Đảng CSVN về CCGD) Vì vậy, trường phổ thông cónhiệm vụ giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ từ 6 tuổi đến tuổi trưởng thành.Chính các giáo viên, trong đó có giáo viên chủ nhiệm, là một lực lượng cốt cánthực hiện nhiệm vụ này
Ở cấp tiểu học, mỗi lớp do một giáo viên phụ trách Công tác của giáoviên cấp tiểu học có tính đặc thù của nó: giáo viên vừa đảm đương việc giảngdạy tất cả các môn học, vừa đảm đương việc giáo dục học sinh trong nội khoá vàngoại khoá, trong trường và ngoài trường, vừa đảm đương việc quản lý toàn diệnhọc sinh trong mối quan hệ với các lớp khác, với bộ phận lãnh đạo của nhàtrường, với gia đình và xã hội Như vậy, giáo viên cấp tiểu học phải thực hiệncác chức năng dạy học, giáo dục, quản lý trong sự thống nhất với nhau Họ trởthành người giáo dục chủ yếu, người gần gũi nhất đối với trẻ em lần đầu tiênbước vào ngưỡng cửa nhà trường, dẫn dắt các em đi vào thế giới khoa học; giúp
đỡ, hướng dẫn các em nhận thức và giải thích các hiện tượng của thế giới chungquanh; dạy các em biết sống và làm việc trong tập thể mới của lớp; hình thành ởcác em những cơ sở đầu tiên của thế giới quan khoa học và các phẩm chất đạođức của con người mới
Trang 18Song ở các cấp trên của trường phổ thông, công tác dạy học – giáo dụchọc sinh được tiến hành với nội dung ngày càng toàn diện hơn, phong phú hơn,sâu sắc hơn, hệ thống hơn và nhiều hình thức hoạt động đa dạng ở trong vàngoài trường Trong đó, các môn học đã được đưa vào quá trình dạy học với sựphân hoá ngày càng sâu Do vậy, toàn bộ công tác dạy học – giáo dục học sinhkhông thể chỉ do một giáo viên đảm đương; trái lại phải do một tập thể sư phạmbao gồm nhiều giáo viên phụ trách: các giáo viên bộ môn và giáo viên chủnhiệm.
Các giáo viên bộ môn có trách nhiệm tổ chức việc dạy và học các môn màmình phụ trách, và qua đó, góp phần tích cực nhất vào việc giáo dục cho họcsinh cơ sở thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng và những phẩmchất đạo đức của con người lao động mới làm chủ tập thể Song do tính chất củamôn học và khối lượng thời gian dành cho việc học từng môn ở từng lớp, mộtgiáo viên bộ môn có thể phải đảm đương công tác giảng dạy ở nhiều lớp khácnhau Như vậy, học sinh ở mỗi lớp đồng thời phải học nhiều giáo viên khácnhau Vấn đề đặt ra là, ai sẽ là người đứng ra phối hợp hoạt động của tất cả cácgiáo viên giảng dạy trong cùng một lớp nhằm đảm bảo được sự tác động giáodục thống nhất? Người đó chính là giáo viên chủ nhiệm
Hơn nữa, như chúng ta đều biết, mỗi lớp bao gồm một số lượng học sinhnhất định, ở lứa tuổi nhất định, có trình độ phát triển nhất định…Chúng họpthành một tập thể có tổ chức chặt chẽ với những hoạt động chung và cùng nhằmmục đích chung: xây dựng nhân cách con người mới phù hợp với mục tiêu giáodục của từng cấp học Do đó, có thể nói rằng, mỗi lớp được coi như một đơn vị,một tế bào hữu cơ của cả hệ thống nhà trường, một bộ phận hữu cơ của cả tậpthể trường học Sự trưởng thành của nó gắn liền với sự trưởng thành của toàntrường Mỗi thành công hay không thành công của nó đều ảnh hưởng đến sựthành công hay không thành công của cả trường Vì vậy, một yêu cầu có tầmquan trọng đặc biệt là phải làm thế nào xây dựng được tập thể lớp thành tập thểtốt, góp phần xây dựng tập thể, nhà trường tốt Người đứng ra đảm đương vai trò
Trang 19chủ đạo chính trong công tác giáo dục học sinh của từng lớp, trên cơ sở phối hợpcác lực lượng giáo dục cũng chính là giáo viên chủ nhiệm.
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm có thể được coi là người thay mặt hiệutrưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh một lớp nhất định Thôngthường, đó là các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giáo dục học sinh được hiệutrưởng tín nhiệm và giao trách nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm có thể vẫn tiến hành giảng dạy môn học nào đó ở lớpmình làm chủ nhiệm và ở các lớp khác trong trường, nhưng chức năng cơ bảncủa họ là chức năng quản lý – giáo dục ở đây, mặt quản lý và mặt giáo dụcthống nhất với nhau mật thiết, để giáo dục tốt, phải quản lý tốt và quản lý tốt sẽgiúp cho giáo dục được tốt Thực tiễn giáo dục đã chứng tỏ rằng, nếu khôngthống nhất được hai mặt này thì kết quả giáo dục cho cả tập thể hay từng cá nhânhọc sinh đều không mang lại hiệu quả mong muốn
Vậy chức năng quản lý – giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp được thểhiện như thế nào?
Trước hết, giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm đến sự phát triển toàn diệncủa mọi học sinh trong tập thể lớp: phải nắm vững được những đặc điểm chungcủa lớp, những đặc điểm của từng học sinh; có mục tiêu, nội dung, hình thứcgiáo dục thích hợp, có những tác động sư phạm hợp quy luật, mang lại hiệu quảcao; chú ý giáo dục cá biệt, cá nhân hoá giáo dục; đánh giá kết quả học tập, tudưỡng toàn diện của lớp, của từng học sinh
Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, quản lý tập thể học sinh.Như trên đã nói, lớp là một tập thể, là một đơn vị cơ sở, là một tế bào của tập thểnhà trường Vì vậy, bộ máy quản lý của lớp nằm trong bộ máy quản lý chungcủa toàn trường Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, chịu tráchnhiệm trước hiệu trưởng, phụ trách công tác quản lý trong phạm vi lớp mình làmchủ nhiệm ở đây giáo viên chủ nhiệm phải:
a Thiết kế được kế hoạch xây dựng và phát triển tập thể học sinh
Trang 20b Phát huy được ý thức tự quản của học sinh, xây dựng được bộ máy củalớp có đủ năng lực và uy tín điều hành các hoạt động chung.
c Cố vấn cho bộ máy này hoạt động; bồi dưỡng một cách có kế hoạchcác phần tử tích cực nhằm làm cho tập thể lớp đạt được các mục tiêu đã đề rathông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể một cách có kế hoạch và có phươngpháp
d Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của lớp, của từng học sinh
e Báo cáo, thỉnh thị hiệu trưởng theo chế độ đã quy định
Cuối cùng, chức năng quản lý – giáo dục của giáo viên chủ nhiệm cònđược thể hiện ở chỗ tổ chức tập hợp và khai thác sức mạnh tổng hợp của các lựclượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm xây dựng được tập thể học sinh, thúcđẩy sự phát triển nhân cách toàn diện của từng thành viên của nó
1.2.1.2 Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm với tập thể học sinh
Để giáo dục tốt học sinh lớp mình phụ trách, giáo viên chủ nhiệm phảitiến hành một số công việc với chúng
Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
K.Đ.Usinxki cho rằng, muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểucon người về mọi mặt Học sinh tồn tại với tư cách là đối tượng giáo dục, nhưngđồng thời chúng cũng là chủ thể giáo dục với tính năng động có ý thức củachúng Để giáo dục học sinh, giáo viên phải hiểu chúng một cách toàn diện và cụthể, từ đó mới có thể có những tác động sư phạm thích hợp Trái lại, nếu khônghiểu chúng hoặc hiểu chúng không đầy đủ, thiếu chính xác thì những tác động sưphạm được lựa chọn sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, thậm chí thất bại
Kinh nghiệm cho thấy, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm đượccác đặc điểm cơ bản về tâm lý, tư tưởng, chính tri, đạo đức, về năng lực nhậnthức, về thể lực, về khả năng và ý thức lao động, về hoàn cảnh sống và các mốiquan hệ với tập thể, với những người chung quanh…Qua đó, thấy được nhữngmặt mạnh, những mặt yếu cơ bản của từng học sinh cũng như của cả lớp ở đây
Trang 21điều quan trọng là phải hình dung được rõ nét quá trình phát triển nhân cách,phát triển tập thể với những yếu tố mới, những mầm mống mới tích cực.
Để tìm hiểu và nắm được học sinh, giáo viên chủ nhiệm có thể vận dụngnhiều cách thức sau:
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, y bạ, sơ yếu lý lịch của bố mẹ, cácbản tự nhận xét và tự đánh giá định kỳ của học sinh các lớp trên, biênbản của hội đồng kỷ luật (nếu có)
- Nghiên cứu các sản phẩm học tập, lao động…của học sinh (bài làm,báo tường, nhật ký, các sản phẩm lao động…)
- Nghiên cứu các sổ sách, giấy tờ của lớp (sổ điểm danh, sổ điểm, sổbiên bản sinh hoạt lớp, tổ, các giấy khen, bằng khen…)
- Quan sát hằng ngày về hoạt động, về thái độ, và hành vi của học sinh(ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường…)
- Đàm thoại với cá nhân và tập thể học sinh, với các giáo viên, các cán
bộ Đoàn, Đội về những vấn đề cần tìm hiểu
- Thăm gia đình học sinh và trò chuyện với các bậc cha, mẹ
- Tiến hành thực nghiệm tự nhiên…
Nhờ vậy, những thông tin thu được sẽ phong phú, cụ thể, có độ tin cậy,giúp giáo viên chủ nhiệm nắm được các đặc điểm của học sinh và quá trình pháttriển của chúng cũng như những nguyên nhân cơ bản tương ứng ở đây, có điềucần chú ý là, phải liên tục tìm hiểu học sinh, liên tục thu những thông tin ngược;phải xử lý một cách khoa học những thông tin này; tuyệt đối không hời hợt, tuỳtiện, chủ quan A.X.Macarenco cho rằng, nhà giáo dục cần ghi nhật ký nghiêncứu học sinh, thường xuyên ghi chép các sự kiện quan trọng nhất về hành vi củahọc sinh, từ đó, thấy được xu hướng phát triển của chúng
Những kết quả nghiên cứu, tìm hiểu học sinh sẽ tạo ra tiền đề quan trọng
để thực hiện công tác giáo dục chúng một cách có hiệu quả
Xây dựng và phát triển tập thể học sinh
Trang 22Tập thể được coi như môi trường, như phương tiện giáo dục học sinh,trong đó, mỗi thành viên của nó có các điều kiện thuận lợi để phát triển nhâncách nói chung, phát triển tài năng nói riêng Theo A.X.Macarenco, tập thể làmột cơ thể xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên của
nó Sức mạnh của các thành viên một khi đã được liên kết lại một cách có mụcđích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể mạnh gấp nhiều lầntổng số sức mạnh của các thành viên riêng rẽ, và đồng thời lại có tác dụng làmtăng thêm sức mạnh của từng thành viên Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải cùngcác lực lượng giáo dục, đưa lớp mình tiến nhanh và vững chắc từ giai đoạn nhàgiáo dục đề ra yêu cầu thống nhất cho học sinh đến giai đoạn xuất hiện nhữngphần tử tích cực chung quanh nhà giáo dục và cuối cùng, đến giai đoạn cả tậpthể tự đề ra yêu cầu, nghĩa là biến được yêu cầu từ bên ngoài thành yêu cầu củabản thân tập thể và cả tập thể có nhu cầu thực hiện tốt yêu cầu này Đây là quátrình phát triển trình độ giáo dục và sự chín mùi của tập thể học sinh
Muốn vậy, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần đề ra những yêu cầu thốngnhất, nhất quán, hợp lý, vừa sức cho học sinh sao cho phù hợp với những yêucầu giáo dục chung của nhà trường, có tính đến những đặc điểm, những điềukiện cụ thể của lớp Những yêu cầu này được coi là công cụ điều khiển và lãnhđạo học sinh, có tác dụng định hướng và điều chỉnh hành vi của chúng ở đây,giáo viên chủ nhiệm phải giải thích cho học sinh hiểu đầy đủ và đúng đắn nhữngtiêu chuẩn, những quy tắc hành vi được thể hiện trong các yêu cầu Từ đó, làmnảy sinh trong chúng mâu thuẫn giữa yêu cầu phải đạt và trình độ phát triển hiện
có và kích thích chúng có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn này
Do tác động của những yêu cầu, trong tập thể học sinh xuất hiện nhữngphần tử tích cực Đó là những học sinh tự giác, quyết tâm thực hiện tốt nhữngyêu cầu do giáo viên chủ nhiệm đề ra Không những thế, những học sinh này lạimong muốn thu hút cả lớp vào việc hoàn thành những yêu cầu đó Vì thế, giáoviên chủ nhiệm phải kịp thời phát hiện, lựa chọn một cách chính xác và tế nhịnhững phần tử tích cực và bồi dưỡng chúng trở thành những hạt nhân đoàn kết,
Trang 23làm nòng cốt cho bộ máy tự quản, cho mọi hoạt động của lớp Tất nhiên nhữngphần tử tích cực là lực lượng tiên tiến được cả lớp yêu mến, tín nhiệm, nghĩa làđược tập thể công nhận.
Để bồi dưỡng những phần tử tích cực, giáo viên chủ nhiệm cần
a Làm cho họ ý thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mình trong tậpthể
b Giúp họ nắm được nội dung công tác và đặc biệt là các phương phápcông tác qua các hoạt động thực tiễn trên cơ sở thống nhất được tính tích cựcsáng tạo của họ với tính chủ đạo của mình
c Tổ chức cho họ phân tích, đánh giá hệ thống hoá và khái quát hoá cáckinh nghiệm hoạt động
d Kiểm tra, đánh giá hoạt động của họ; giúp đỡ họ khắc phục những khókhăn; động viên kịp thời về những cố gắng của họ; xây dựng, phát triển và bảo
vệ uy tín cho họ trước tập thể, tuyệt đối không tạo ra sự đối lập giữa họ và cácthành viên trong lớp
Dựa vào vai trò nòng cốt của các phần tử tích cực giáo viện chủ nhiệmlãnh đạo, tổ chức các hoạt động (học tập, lao động, vui chơi, giải trí, thể dục thểthao ) Qua đó, thu hút toàn thể học sinh tham gia tích cực, tạo ra và củng cố,phát triển những mối quan hệ lành mạnh trong tập thể ở đây cần chú ý đề phòngtình trạng một số học sinh tách khỏi hoạt động chung và "liên kết" với nhauthành những nhóm tự phát không trong sáng
Các hoạt động này gắn liền với việc tổ chức phong trào thi đua tập thểtheo từng đợt với những chủ để nhất định có ý nghĩa giáo dục Trong đó, cần cónhững hình thức hấp dẫn nhằm kích thích ở học sinh những nhu cầu hoạt động,chính qua phong trào thi đua, giáo viên chủ nhiệm lớp phát huy được tính tựgiác, tính tích cực, lòng say mê và hứng thú học tập, tu dưỡng ở học sinh; củng
cố và phát triển được tình cảm tập thể, tình cảm thầy trò; gây được dư luận lànhmạnh; phát huy được truyền thống của lớp, của trường
Trang 24Trong quá trình xây dựng tập thể, rất có thể xuất hiện phần tử cá biệt tiêucực Điều quan trọng là, cần thấy rõ bản chất tiêu cực ở chúng; phát hiện chínhxác các nguyên nhân; có những tác động về phía giáo viên chủ nhiệm cũng như
về phía tập thể một cách thích hợp; tuyệt đối không được cô lập chúng, đẩychúng xa rời tập thể và đối lập với tập thể
Giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đứccách mạng cho học sinh
Trong quá trình giáo dục, một công tác lớn được đặt ra là giáo dục chohọc sinh cơ sở thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức cách mạngtheo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể là phải hình thành được ở họcsinh niềm tin tưởng, đạo đức, động cơ và thái độ học tập đúng đắn Kết quả cuốicùng của việc giáo dục là học sinh tự giác biến được những yêu cầu của xã hội
về mặt tư tưởng, đạo đức thành hành vi và thói quen tương ứng,
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm phối hợp với các giáo viêngiảng dạy ở lớp mình phụ trách để đảm bảo được hiệu quả giáo dục của quá trìnhdạy và học các môn học
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với các lực lượng giáodục khác, đặc biệt là với tổ chức Đoàn TNCS và Đội TNTP tổ chức các hoạtđộng với nhiều hình thức khác nhau (như báo cáo thời sự, hội thảo về đạo đức,
tổ chức các ngày kỉ niệm, lao động công ích, xem phim, hành quân cắm trại )
Trong quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm không thể không quan tâmđến việc kết hợp sự đánh giá của mình và sự tự đánh giá của học sinh về kết quảrèn luyện của chúng Sự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm được tiến hành trên
cơ sở tham khảo ý kiến của các giáo viên khác, của các tổ chức Đoàn, Đội vàđồng thời của cả bản thân tập thể học sinh Sự đánh giá này phải có hệ thống, cótính toàn diện, đặc biệt phải có tính khách quan Có như vậy mới mang lại hiệuquả giáo dục; kích thích các em phát huy ưu điểm và trên cơ sở đó, tự khắc phụckhuyết điểm Đáng tiếc rằng, trong thực tiễn, còn có những giáo viên chủ nhiệm
Trang 25đánh giá học sinh một cách cảm tính, thành kiến hoặc thiên vị gây ảnh hưởngxấu đến quá trình rèn luyện của học sinh.
Nâng cao thành tích học tập của học sinh
Nâng cao thành tích học tập của học sinh là một trong những nhiệm vụhàng đầu của giáo viên chủ nhiệm lớp Thành tích học tập này không những thểhiện kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện ở kết quả phát triểnnăng lực hoạt động trí tuệ nói chung và năng lực tư duy sáng tạo nói riêng Giáoviên chủ nhiệm cần thông qua tập thể lớp đề ra những yêu cầu học tập đối vớihọc sinh, xây dựng dư luận lành mạnh, làm cho mọi học sinh ý thức được nghĩa
vụ học tập của mình, xác định được động cơ học tập đúng đắn, thái độ học tậptrung thực, tìm tòi các phương pháp học tập tích cực để đạt được chất lượng họctập cao nhất
Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm phải lãnh đạo tập thể lớp tổ chức cácnhóm học tập, các nhóm ngoại khoá, trao đổi kinh nghiệm tự học, thảo luận khoahọc, thực nghiệm khoa học để giúp học sinh có thêm điều kiện mở rộng và đàosâu tri thức, đặc biệt là tập vận dụng những điều đã học được
Đối với học sinh kém, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân
để có thể giúp đỡ chúng nâng cao thành tích học tập, ví như, nếu học kém dotinh thần, thái độ không tốt thì cần có những biện pháp giáo dục thích đáng; nếuhọc kém do năng lực nhận thức yếu, do có những lỗ hổng trong tri thức, do lúngtúng về phương pháp học tập thì cần dựa vào giáo viên bộ môn, vào tập thể lớp
để giúp đỡ cải tiến cách học, bổ xung thêm những tri thức cần thiết; nếu học kém
do điều kiện học tập ở gia đình không thuận lợi thì cần đề nghị gia đình quantâm tạo điều kiện Đối với học sinh giỏi, nên thu hút chúng vào các nhóm ngoạikhoá với tư cách là lực lượng nòng cốt, giới thiệu cho chúng những nguồn tàiliệu và hướng dẫn chúng sử dụng hợp lý và vừa sức
Giáo dục lao động và hướng nghiệp
Ở trường phổ thông, học sinh tham gia nhiều hình thức lao động khácnhau: lao động tự phục vụ, lao động công ích và lao động sản xuất Giáo viên
Trang 26chủ nhiệm căn cứ vào kế hoạch lao động chung của trường và hoàn cảnh cụ thểcủa lớp, xây dựng được kế hoạch lao động cho học sinh Điều quan trọng là phải
tổ chức các hoạt động này một cách có hệ thống, vừa sức học sinh vừa mang lạihiệu quả giáo dục vừa mang lại hiệu quả kinh tế
Trong quá trình tổ chứclao động của học sinh, giáo viên chủ nhiệm phảiquan tâm tới cả hiệu quả giáo dục lẫn hiệu quả kinh tế Hai hiệu quả này phảithống nhất với nhau và không được coi nhẹ hiệu quả nào; nếu coi nhẹ hiệu quảgiáo dục thì hiệu quả kinh tế sẽ không cao hoặc đưa học sinh chạy theo mục đíchkinh tế đơn thuần; trái lại, nếu coi nhẹ hiệu quả kinh tế thì hiệu quả giáo dụccũng sẽ bị hạn chế
Hiện nay, công tác hướng nghiệp cho học sinh đang trở thành yêu cầu bứcthiết của xã hội và của học sinh Chính giáo viên chủ nhiệm là người có vai tròrất quan trọng trong công tác này Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, giáo viên chủnhiệm cùng với các lực lượng giáo dục khác có thể hướng nghiệp cho học sinhtheo hướng sau đây:
a Giúp học sinh tìm hiểu vị trí, vai trò, đặc điểm, yêu cầu của các nghềkhác nhau cũng như nhu cầu của xã hội nói chung, của địa phương nói riêng vềcác nghề đó dưới nhiều hình thức như báo cáo, toạ đàm, hội thảo, gặp gỡ nhữngngười thuộc nhiều ngành, nghề tham quan công trường, nông trường, xí nghiệp,nhà máy
b Thu hút học sinh vào các hoạt động lao động sản xuất thủ công nghiệp,công nghiệp, nông nghiệp nhằm giúp chúng thể nghiệm được trong thực tiễntính hấp dẫn của các nghề trong điều kiện sản xuất ngày càng hiện đại dưới ảnhhưởng của khoa học - kỹ thuật Đó là cơ sở sinh động để lựa chọn nghề nghiệptương lai một cách tự giác phù hợp với yêu cầu của đất nước cũng như yêu cầucủa địa phương, phù hợp với sở thích và chí hướng của mình
c Tạo điều kiện cho học sinh nắm được những những cơ sở khoa học vànhững kỹ năng lao động; đặc biêt, đối với học sinh các lớp trên, cần dạy chochúng những nghề phổ biến Nhờ vây, học vấn phổ thông và học vấn kỹ thuật
Trang 27tổng hợp sẽ kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và trở thành cơ sở cho học vấn nghềnghiệp và khi ra trường, học sinh có khả năng thích ứng được dễ dàng với hoạtđộng lao động sản xuất.
d Hướng dẫn, giúp đỡ những học sinh sắp ra trường chọn được nghềthích hợp đáp ứng được yêu cầu của xã hội trên cơ sở hứng thú và khả năng củachúng
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sứckhoẻ
Bên cạnh học tập và lao động của lớp, giáo viên chủ nhiệm còn phải quantâm tổ chức cho học sinh vui chơi, giải trí, rèn luyện thể lực, bảo vệ sức khoẻnhằm giúp chúng mở mang trí tuệ, sảng khoái tinh thần, tăng cường sức khoẻ,phát triển thể chất, vừa góp phần phát triển toàn diện con người, vừa tạo ranhững điều kiện thuận lợi để học tập tốt, lao động tốt, tu dưỡng tốt Trong thựctiễn, giáo viên chủ nhiệm có thể dựa vào các tổ chức Đoàn, Đội, các cơ quan vănhoá, thể dục thể thao để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, tham quan dulịch, cắm trại, xem triển lãm, xem phim, xem kịch, nhảy múa, ca hát, hội diễnvăn nghệ
Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm phải dựa vào cơ quan y tế của trường, của
xã hội cũng như các giáo viên bộ môn tương ứng để giáo dục cho học sinh ýthức gìn giữ vệ sinh, phòng bệnh, nhất là những bệnh về mắt, về cột sống; cácbiện pháp bảo vệ môi trường, các biện pháp bảo vệ sự cân bằng sinh thái
Phối hợp công tác và giúp đỡ các tổ chức Đoàn TNCS và Đội TNTPĐối với hai tổ chức Đoàn TNCS và Đội TNTP, giáo viên chủ nhiệm cần
có kế hoạch phối hợp tiến hành các hoạt động giáo dục ở trong lớp như trên đãnói Song, mặt khác, giáo viên chủ nhiệm phải giúp đỡ hai tổ chức này xây dựng
kế hoạch công tác, tổ chức các hoạt động, kết nạp đoàn viên, đội viên, bồi dưỡng
và giáo dục các cán bộ nòng cốt Trong công tác này, giáo viên chủ nhiệm phảituyệt đối tôn trọng tính độc lập, tự quản của các tổ chức Đoàn và Đội; tuyệt đối
Trang 28không được coi nhẹ, không được lợi dụng, không được can thiệp thô bạo vào cáccông việc nội bộ của hai tổ chức này.
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm toàn diện đến hoạt động củalớp trên cơ sở liên kết các lực lượng giáo dục, phát huy ý thức làm chủ, của cảtập thể nói chung, đẩy mạnh mọi hoạt động, xây dựng tập thể lớp thành một tậpthể tươi vui, lành mạnh, thành công cụ giáo dục đắc lực của nhà trường XHCN
1.2.1.3 Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên khác
Giáo viên chủ nhiệm cùng với các giáo viên giảng dạy trong lớp họpthành một tập thể sư phạm, có tác dụng chủ đạo trong quá trình giáo dục họcsinh Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, hiệu quả giáo dục trong lớp phụ thuộc mộtphần quan trọng vào hoạt động cũng như phẩm chất của bản thân tập thể sưphạm này Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là hạt nhân tập hợp chung quanhmình tất cả các giáo viên khác và cùng với họ thực hiện những tác động sư phạmmột cách đồng bộ tới học sinh và tập thể của các em
Trước hết, giáo viên chủ nhiệm cùng các giáo viên khác thống nhất yêucầu giáo dục đối với học sinh Sự thống nhất yêu cầu có tác dụng định hướngchung cho các tác động sư phạm của giáo viên; tạo ra sức mạnh giáo dục tổnghợp nhằm đạt được mục đích giáo dục Nếu không có sự thống nhất này thì cácgiáo viên sẽ hoạt động rời rạc, tuỳ tiện, thậm chí có thể vô hiệu hoá tác động sưphạm của nhau
Trên cơ sở thống nhất yêu cầu giáo dục, giáo viên chủ nhiệm và các giáoviên khác cần phối hợp các hoạt động với nhau Cụ thể là, giáo viên chủ nhiệmtheo dõi các sổ sách của lớp; thăm dò nguyện vong và phát hiện những khó khăntrong học tập của học sinh để phân tích, đánh giá tình hình học tập, trao đổi ýkiến với các giáo viên và kiến nghị những biện pháp nhằm nâng cao chất lượnghọc tập của toàn lớp cũng như của từng cá nhân học sinh
Các giáo viên phụ trách các môn học, căn cứ vào những thông tin ngược
do bản thân thu nhận được, nhất là do giáo viên chủ nhiệm cung cấp, sẽ không
Trang 29ngừng cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; trong đó, chú
ý kết hợp tốt giữa hoạt động nội khoá và hoạt động ngoại khoá, giữa việc giúp
đỡ học sinh kém với việc giúp đỡ học sinh học giỏi, giữa việc giảng dạy và việcgiáo dục Vì thế, ngoài các hoạt động liên quan trực tiếp đến dạy và học, - với
sự chủ trì của giáo viên chủ nhiệm, - các giáo viên khác cần tích cực tham giacác hoạt động lao động, các cuộc họp lớp cũng như các cuộc họp khác do lớp tổchức (nếu thấy cần thiết)
Ngoài ra, khi đánh giá kết quả phấn đấu toàn diện của học sinh, giáo viênchủ nhiệm không thể không lấy ý kiến của các giáo viên dạy các môn học cholớp mình Những ý kiến này không những có liên quan đến việc đánh giá kết quả
tu dưỡng đạo đức cách mạng của học sinh
Kinh nghiệm cho thấy, tập thể sư phạm trong phạm vi một lớp mà giáoviên chủ nhiệm lớp là hạt nhân, nếu đạt được sự thống nhất ý chí, thống nhâthành động, thống nhất nhận định và đánh giá, luôn luôn gương mẫu, đưa ra yêucầu cao và đồng thời tôn trọng, yêu mến học sinh, phát huy tinh thần tự lực, ýthức làm chủ của chúng thì chắc chắn sẽ góp phần to lớn vào việc xây dựng mộttập thể học sinh vững mạnh
1.2.1 4 Nội dung và phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh
Gia đình là tế bào đầu tiên, tự nhiên của xã hội, là môi trường giáo dụcđầu tiên của đứa trẻ ảnh hưởng giáo dục của nó, - trước hết tập trung ở ảnhhưởng giáo dục của cha me, - có ý nghĩa sâu sắc đối với đứa trẻ không nhữngkhi chúng còn bé mà cả khi chúng trưởng thành Vì vậy, giáo dục gia đình đã trởthành một bộ phận hữu cơ trong sự nghiệp giáo dục chung đối với các thế hệđang lớn lên Vấn đề là giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình nhưthế nào? Ai là người chủ trì sự kết hợp này? Thực tiễn cho thấy vai trò đó làthuộc về giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm trước hết cần làm cho các bậc cha mẹ học sinh nắmđược mục đích giáo dục nói chung, mục tiêu từng cấp học nói riêng có liên quan
Trang 30đến việc học của con cái họ Đồng thời, cần giới thiệu cho họ biết những đặcđiểm, kế hoạch và nội dung các hoạt động giáo dục của trường, của lớp - nơi concái họ đang học Trên cơ sở đó, giữa giáo viên chủ nhiệm và các bậc cha mẹ họcsinh sẽ thống nhất những yêu cầu giáo dục và cùng phối hợp hoạt động nhằmgóp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ tư tưởng, chính trị, đạo đức, chấtlượng học tập, lao động và chất lượng rèn luyện thể chất của học sinh; đồngthời nhằm tạo nên những điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí ở lớp và ởtrường Như vậy, mục đích và nội dung phối hợp giáo dục phục vụ việc giáo dụctoàn diện học sinh.
Trong thực tiễn, việc phối hợp giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm và cha
mẹ học sinh có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức ở đây chúng ta bàn tớimột số trong những hình thức đó:
Suốt quá trình giáo dục, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch định kỳthông báo cho gia đình học sinh biết kết quả tu dưỡng, học tập, lao động củacon em họ qua sổ liên lạc gia đình Trong sổ này, giáo viên chủ nhiệm cần ghi rõcác số điểm về các môn học, kết quả xếp loại về lao động, về đạo đức kèm theonhững lời nhận xét, đánh giá toàn diện, phản ánh những tiến bộ, những khuyếtnhược điểm cơ bản của từng học sinh và những kiến nghị cần thiết đối với giađình Điều quan trọng là nhận xét, đánh giá phải cụ thể, khách quan, tránh chungchung, hời hợt Cha mẹ học sinh, sau khi xem sổ liên lạc, cần ghi rõ ý kiến củamình về những kết quả phấn đấu của con cái cũng như về nhận xét, đánh giá vàkiến nghị của giáo viên chủ nhiệm Bên cạnh đó, cha mẹ học sinh có thể thôngbáo thêm tình hình tu dưỡng học tập, lao động và sinh hoạt của con cái mình ởgia đình và nêu lên những kiến nghị nếu thấy cần thiết Chính sự thông báo, traođổi ý kiến qua lại như vậy giúp cho cả nhà trường, cả gia đình thường xuyên vàkịp thời thu được những thông tin cần thiết về học sinh, để có thể không ngừngđiều chỉnh và hoàn thiện những tác động sư phạm, điều chỉnh và hoàn thiện sựphối hợp giáo dục
Trang 31Để phối hợp giáo dục có hiệu quả hơn, bên cạnh hình thức thông báo qualại về tình hình học sinh, giáo viên chủ nhiệm còn định kỳ tổ chức các cuộc họpcha mẹ học sinh (thường thường vào đầu năm học, và cuối học kỳ I đầu học kỳ
II và vào cuối năm học) Có thể nói, đây là một hình thức tổ chức phối hợp tíchcực
Trong cuộc họp đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm thông báo cho cha mẹhọc sinh biết kế hoạch năm học của trường, các đặc điểm và kế hoạch năm họccủa lớp, những hình thức và biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và giađình Trên cơ sở đó, tổ chức thảo luận để cha mẹ học sinh góp ý kiến và đi đếnchỗ thống nhất chương trình hoạt động Trong cuộc họp cuối học kỳ I - đầu học
kỳ II, giáo viên chủ nhiệm thông báo cho gia đình kết quả phấn đấu chung củatrường, của lớp cũng như kết quả phấn đấu của từng học sinh riêng biệt; đồngthời thông báo kế hoạch công tác học kỳ II Các bậc cha mẹ sẽ trao đổi ý kiến vàthông báo thêm về tình hình con cái mình Trong cuộc họp cuối năm học, trên cơ
sở thông báo kết quả phấn đấu của trường, của lớp, của từng học sinh, các bậccha mẹ và giáo viên chủ nhiệm trao đổi ý kiến để thống nhất đánh giá học sinhmột cách toàn diện; đồng thời, trao đổi kinh nghiệm giáo dục con cái Thực tiễn
đã chứng tỏ rằng, qua các cuộc họp, giáo viên chủ nhiệm có nhiều điều kiệnthuận lợi để tìm ra được những biện pháp giáo dục tốt, động viên được cha mẹhọc sinh tích cực, nhiệt tình tham gia sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đồng thờigiúp họ làm quen dần với khoa học giáo dục gia đình và vận dụng khoa học nàyngày càng có hiệu quả Song điều quan trọng là, giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn
bị các cuộc họp sao cho có nội dung phong phú, thiết thực, hấp dẫn và khi tiếnhành các cuộc họp cần khéo léo, tế nhị, không xúc phạm đến nhân cách học sinh,đến danh dự của các bậc cha mẹ
Một hình thức phối hợp giáo dục có tính phổ biến là kế hoạch đi thăm cácgia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm Trước khi đi thăm, cần xác định rõ:
đi thăm nhằm mục đích gì, với yêu cầu và nội dung gì, với biện pháp ra sao?Đồng thời, phải báo cáo cho gia đình biết trước để tránh những tình huống khó
Trang 32xử có thể xảy ra Kinh nghiệm cho biết, việc đi thăm gia đình một cách có kếhoạch sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm hiểu được cụ thể hoàn cảnh sống, laođộng học tập của học sinh; hiểu được sự giáo dục của gia đình; cùng gia đình kịpthời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục; và qua đó, tạo ra
và củng cố được sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên Nhờ vậy, hiệu quả giáo dụchọc sinh sẽ được nâng cao Tuy nhiên, nếu giáo viên chủ nhiệm lạm dụng việc đithăm gia đình học sinh hoặc khi đi thăm, có lời nói, thái độ, hành vi thiếu tếnhị thì khó thiết lập được mối quan hệ tốt với cha mẹ học sinh và ngay với bảnthân học sinh
Bên cạnh hình thức thăm gia đình học sinh, trong những trường hợp cầnthiết, giáo viên chủ nhiệm có thể mời cha mẹ học sinh đến trường để thông báotình hình đặc biệt nào đó về con em họ (ví như học sinh vi phạm kỷ luật học tập,
vi phạm đạo đức một cách nghiêm trọng) Trên cơ sở này, cùng cha mẹ họcsinh tìm ra và áp dụng những biện pháp giáo dục có hiệu quả
Trong quá trình phối hợp giáo dục với gia đình học sinh, giáo viên chủnhiệm còn có thể mời một số cha mẹ học sinh tham gia trực tiếp vào một số hoạtđộng tuỳ theo điều kiện và khả năng của họ, ví như: nếu họ là công nhân cơ khí,
có thể mời họ đến dạy kỹ thuật công nghiệp; nếu họ đã kinh qua các cuộc khángchiến chống Pháp, chống Mỹ, có thể mời họ đến nói chuyện về những gươngchiến đấu; nếu họ phụ trách những câu lạc bộ văn hoá, thể dục thể thao có thểmời họ tham gia xây dựng và hướng dẫn những nhóm ngoại khoá có liên quan
Cuối cùng, chúng ta có thể sẽ nói đến một hình thức tổ chức phối hợp giáodục có tầm quan trọng đặc biệt là Hội cha mẹ học sinh Đây là một tổ chức quầnchúng của cha mẹ học sinh được thành lập với sự gợi ý và hỗ trợ của nhà trường,trong đó, các giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng Hội cha mẹ học sinh cócác chức năng:
a Tổ chức phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường
b Tuyên truyền, phổ biến những hiểu biết phổ thông, cơ bản về khoa họcgiáo dục nói chung, khoa học giáo dục gia đình nói riêng với sự giúp đỡ của các
Trang 33nhà khoa học; động viên, giáo dục các bậc cha mẹ và quần chúng nhân dân thamgia một cách có ý thức vào công việc giáo dục học sinh nói chung và con cáimình nói riêng
c Động viên và tổ chức cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân thamgia đóng góp công sức, tiền của vào việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật củanhà trường cũng như vào việc cải thiện đời sống cho giáo viên
Hội cha mẹ học sinh thường được tổ chức chung cho toàn trường, trong
đó, có các chi hội thường tương ứng với từng lớp Vì vậy, giáo viên chủ nhiệmmột mặt phối hợp trực tiếp với chi hội ở lớp mình để tổ chức các hoạt động giáodục, đồng thời giúp đỡ chi hội tiến hành các công việc cần thiết
1.2.1.5 Việc xây dựng kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp
Để thực hiện được nội dung công tác phong phú, đa dạng với hiệu quảcao, một trong những điều kiện hết sức quan trọng là giáo viên chủ nhiệm phảilàm việc theo một kế hoạch có tính khoa học Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, kếhoạch này là kết quả sáng tạo của mỗi giáo viên chủ nhiệm Nó phản ánh nănglực thiết kế gắn liền với năng lực dự đoán của họ Thật vậy, để xây dựng được kếhoạch công tác hàng năm và học kỳ, giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc và xử lýtốt hàng loạt thông tin về:
a Các mục tiêu, các nhiệm vụ và kế hoạch công tác của toàn trường
b Các đặc điểm hiện nay của học sinh trong lớp cũng như những néttruyền thống tốt đẹp và những khó khăn, hạn chế của lớp
c Các đặc điểm của các gia đình học sinh, đặc biệt là các đặc điểm củacác bậc cha mẹ của chúng
d Các mục tiêu nhiệm vụ, kế hoạch công tác của các tổ chức Đoàn TNCS
và Đội TNTP trong trường
e Các đặc điểm hiện nay của địa phương, nơi trường đóng cũng như tìnhhình chung của đất nước
Từ những thông tin đã được xử lý, giáo viên chủ nhiệm phải dự đoánđược khả năng phát triển chung cũng như khả năng phát triển về từng mặt hoạt
Trang 34động của lớp, gắn liền với những khả năng phát triển của tập thể và mỗi cá nhânhọc sinh Trong đó, giáo viên chủ nhiệm phải tính tới những thuận lợi, nhữngkhó khăn và hướng khắc phục những khó khăn này.
Kế hoạch công tác của chủ nhiệm lớp, theo kinh nghiệm thực tế, có thểbao gồm nội dung như sau:
a Những đặc điểm của năm học (hay học kỳ)và những đặc điểm của lớp
b Những mục tiêu phấn đấu và các nhiệm vụ chung của lớp
c Những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể; những biện pháp thực hiện; nhữngđiều kiện cần thiết về vật chất - kỹ thuật, tài chính, nhân lực; thời gian thực hiện
và hoàn thành; người phụ trách ứng với từng hoạt động của lớp (hoạt động giáodục chính trị, tư tưởng, đạo đức, hoạt động lao động và hướng nghiệp, hoạt độngvăn nghệ, thể dục thể thao, vệ sinh, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội ) cũngnhư ứng với các mặt công tác khác (ví như công tác với các giáo viên phụ tráchcác môn học trong lớp, công tác với Đoàn TNCS, Đội TNTP, công tác với hộicha mẹ học sinh, công tác với chính quyền, các cơ quan, đoàn thể ở địaphương )
Bản kế hoạch công tác của chủ nhiệm lớp tuy được xây dựng trên cơ sởtính tới các tiền đề và điều kiện thực tế nhất định, song không tránh khỏi nhữnghạn chế do những biến động của hoàn cảnh thực tế mang lại Do đó, giáo viênchủ nhiệm lớp cần điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch một cách linh hoạt, sángtạo, không được máy móc giáo điều
Tóm lại, công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa quan trọng trong quá trìnhgiao dục toàn diện cho học sinh Vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những phảinêu cao tấm gương sáng về mọi mặt, mà còn phải không ngừng nâng cao trình
độ tổ chức, quản lý, giáo dục của mình, đảm bảo cho kế hoạch công tác đượcthực hiện với kết quả cao nhất, góp phần tích cực vào việc hoành thành cácnhiệm vụ giáo dục chung cho toàn trường
1.2.2 Công tác quản lý trường học của hiệu trưởng
Trang 351.2.2.1 Trường trung học phổ thông đối tượng của công tác quản lý của hiệu trưởng
Trường là cơ quan chuyên trách việc đào tạo con người mới của xã hội.Tất nhiên, con người từ khi sinh ra và lớn lên, được giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc,
từ trong gia đình cho đến tất cả các cơ sở văn hoá, giáo dục, kinh tế, các tổ chứcquần chúng, các khu phố, thôn xóm…Song, trường học được tổ chức và hoạtđộng theo một mục đích xác định, với một nội dung giáo dục được chọn lọc vàsắp xếp hệ thống, với những phương pháp giáo dục có cơ sở khoa học và đãđược kiểm nghiệm trong thực tiễn, với những nhà sư phạm đã được trang bị đầy
đủ về kiến thức khoa học và trau dồi về mặt phẩm chất đạo đức, với nhữngphương tiện và điều kiện giáo dục ngày một hoàn thiện, với một quá trình đàotạo được tổ chức liên tục trong một khoảng thời gian dài khoảng 10 – 15 năm, có
vị trí và tác dụng quan trọng hơn cả
Hoạt động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy và học Đó là hoạtđộng có tổ chức, có mục đích, có sự lãnh đạo của nhà giáo dục Đồng thời, cóhoạt động tích cực, tự giác của người học trong tất cả các loại hình hoạt độnghọc tập
Hoạt động dạy và hoạt động học diễn ra trong môi trường xã hội nhấtđịnh, có chịu ảnh hưởng của môi trường đó Nhà trường phải tận dụng nhữngnhân tố tiến bộ trong xã hội để giáo dục học sinh, đồng thời phải góp phần thúcđẩy các quá trình xã hội phát triển theo những mục tiêu kinh tế xã hội đã xácđịnh, đấu tranh nhằm hạn chế và loại trừ những biểu hiện, những xu hướng lạchậu, tiêu cực Trong điều kiện trình độ văn hoá, khoa học – kỹ thuật của xã hội
ta, nói chung, còn chưa cao, trường THPT phải ra sức phát huy chức năng củamột trung tâm phổ biến văn hoá và khoa học – kỹ thuật ở địa phương trườngđóng Đồng thời, thầy và trò phải ra sức tuyên truyền đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhân dân địa phương
Muốn tổ chức và lãnh đạo được mọi hoạt động của nhà trường, hiệutrưởng cần phải nắm vững các tính chất của nhà trường phổ thông Nhà trường
Trang 36phổ thông Việt Nam XHCN có các tính chất: phổ thông, thống nhất, lao động,
kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề
Tính chất phổ thông chứa đựng hai ý: một là, giáo dục kiến thức phổthông làm cơ sở cho học sinh tiếp tục học thêm nữa; hai là, đem kiến thức lạicho mọi người, trước hết là thế hệ trẻ, sau nữa mới là cho mọi người lao động,mọi người dân Đây là tính chất đặc trưng của nhà trường phổ thông Tri thứcphổ thông là một phạm trù lịch sử: mỗi giai đoạn lịch sử có một trình độ giáodục phổ thông nhất định Ngày nay, giáo dục học XHCN hiểu giáo dục phổthông là giáo dục toàn diện về văn hoá-khoa học–kỹ thuật, về tư tưởng–chính trị-đạo đức, về lao động–kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, về thể chất–quốcphòng, về thẩm mỹ, kinh tế…Học vấn phổ thông phải là học vấn cơ bản, hiệnđai, Việt Nam, thiết thực
Tính thống nhất bao hàm ý nghĩa: chỉ có trường phổ thông là do Nhà nước
ta mở ra và quản lý, chứ không có trường phổ thông tư thục hay trường phổthông do các tổ chức tôn giáo, từ thiện…mở ra và quản lý Các trường phổ thôngđều thực hiện cùng một chương trình, kế hoạch đào tạo, sách giáo khoa do Nhànước ban hành, không ai được quyền thay đổi chương trình sách giao khoa nếukhông được phép của Bộ Giáo dục Việc đánh giá kết quả học tập và tổ chức thi,tuyển ở các cấp học…đều theo các tiêu chuẩn quy chế do Bộ Giáo dục- Đào tạoban hành Tính chất này còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc trườngphổ thông truyền bá hệ tư tưởng Mác – Lênin và các quan điểm, đường lối,chính sách của Đảng CSVN, với tư cách là hệ tư tưởng chính thống của nhândân ta, chế độ ta Tính chất thống nhất còn là điều kiện cơ bản để bảo đảmnguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc anh em, giữa các địa phương đối vớiquyền lợi học tập Trong thực tiễn, cần lưu ý rằng thống nhất không có nghĩa làđồng nhất Phải tính đến sự phát triển không đồng đều về giáo dục giữa các vùngkhác nhau trong nước ta do lịch sử để lại mà có những chủ trương biện pháp chosát hợp Tính thống nhất cũng không mâu thuẫn với từng địa phương Trái lại,cần biết kết hợp hai tính chất đó đặc biệt là trong thời kỳ xã hội chưa đạt tới trình
Trang 37độ phát triển cao và đồng đều về mọi mặt Tính địa phương cần được quán triệt
cả trong mục tiêu đào tạo, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục, kể cả đầu
tư giáo dục theo chủ trương: Nhà nước và nhân dân cùng làm
Tính chất lao động của nhà trường phổ thông khẳng định sự kết hợp giáodục với lao động sản xuất Sự kết hợp này phải được thực hiện trong mọi hoạtđộng giáo dục, trong tất cả các môn học, trong tất cả các mặt giáo dục nhằm hìnhthành ở học sinh một nhân cách người lao động xã hội chủ nghĩa Tính chất laođộng thể hiện trực tiếp, cụ thể thông qua các môn học có hệ thống bao gồm từlao động tự phục vụ, đến lao động thủ công, lao động kỹ thuật, lao động sảnxuất, lao động công ích Thực hiện tính chất lao động, nhà trường nhằm đem lạicho học sinh một trình độ học vấn phổ thông và một số kỹ năng, kỹ xảo lao độngnhất định, hình thành ở học sinh tâm thế sẵn sàng lao động xây dựng đất nước,sẵn sàng lao động trong nhà máy, công trường… Cần nhận rõ rằng đây là chỉ sốquan trọng nhất của chất lượng đào tạo của mỗi trường học cũng như của toànngành giáo dục
Tính chất kỹ thuật tổng hợp được xem như một nguyên tắc chung của nềngiáo dục phổ thông XHCN Điều đó có nghĩa là mọi điều dạy cho học sinh phảihướng vào sản xuất theo yêu cầu phát triển sản xuất của đất nước và của địaphương, theo kịp và đón trước sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật Tính chất kỹthuật tổng hợp được quán triệt trong chương trình các môn học nhằm “giới thiệunhững nguyên tắc cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất và đồng thời tập chohọc sinh quen sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sảnxuất” Lênin nói: :giáo dục bách khoa là dạy lý thuyết và thực hành về tất cả cácngành sản xuất chủ yếu cho tất cả trẻ em trai và gái dưới 16 tuổi”
Tính chất hướng nghiệp đòi hỏi nhà trường phổ thông của chúng ta bắtđầu quan tâm thực hiện một công tác mới mẻ và hết sức cần thiết là: hướng dẫnhọc sinh chọn được một nghề phù hợp nhất với năng lực và sở thích của mỗi em
và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế đất nước ngay từ khi còn đang học tập ởtrường ý nghĩa quan trọng của công tác này là ở chỗ nó góp phần hoàn thiện
Trang 38việc đào tạo người lao động của nhà trường, vì rằng người lao động chọn đượcnghề đúng với sở thích của mình thì có điều kiện để đạt được năng suất caotrong lao động, cống hiến được nhiều cho xã hội và có hạnh phúc trong cuộcsống riêng Khi ấy, con người sẽ khẳng định được mình trong cuộc sống xã hội.Công tác hướng nghiệp được thực hiện ở trường phổ thông qua tất cả các hoạtđộng giáo dục, các môn học, ở tất cả các lớp của trường THPT Những tri thức
và kỹ năng về khoa học, kỹ thuật, lao động, quan hệ…trau dồi được ở nhàtrường, suy cho cùng, cũng là để phục vụ việc đào tạo người lao động mới cho
xã hội XHCN Nội dung cơ bản nhất của công tác này như nghị quyết126/HĐBT đã chỉ rõ, là làm sao cho học sinh sau khi ra trường có tâm thế sẵnsàng lao động, hoạt động của bản thân phải được thực hiện bằng một nghề, cóđược lý tưởng nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcXHCN
Tính chất dạy nghề được thực hiện trong sự gắn bó mật thiết với tính chấthướng nghiệp Xu thế phát triển nhà trường phổ thông ngày nay trên thế giới làtrường trung học phổ thông thực hiện luôn cả chức năng dạy nghề ở nhiều nước
đã sát nhập trường trung học phổ thông với trường dạy nghề, thậm chí với cảtrường trung cấp kỹ thuật Xu thế này đã đổi mới quan niệm về giáo dục phổthông trong thời đại mà khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão ngày nay
‘Phạm trù học vấn phổ thông “chay” (cơ bản, chung chung, đại cương…) dầndần được thay thế bằng phạm trù học vấn phổ thông bao gồm tri thức khoa học
đã kỹ thuật tổng hợp hoá, có định hướng vào nghề nghiệp và có kỹ năng laođộng nghề nghiệp cụ thể” Việc đào tạo người lao động mà trường THPT cónhiệm vụ thực hiện cần nhanh chóng tiến tới huấn luyện được cho học sinh mộtnghề cụ thể trước khi ra trường Các nghề dạy ở trường THPT phải được Bộgiáo dục và Tổng cục dạy nghề quy định Đây là một việc hết sức mới mẻ và khókhăn, phải có kế hoạch thực hiện từng bước vững chắc, thiết thực ở mỗi trườngTHPT, ở mỗi địa phương và trong cả nước
Trang 39Các tính chất của nhà trường xác định phạm vi và mức độ của các hoạtđộng giáo dục Nó định hướng và đồng thời cũng giúp xác định phạm vi và mức
độ của hoạt động quản lý trường học của hiệu trưởng, đặc biệt là trong công tác
kế hoạch hoá trong việc chỉ đạo các hoạt động và trong công tác kiểm tra, đánhgiá, tổng kết các hoạt động của nhà trường
1.2.2.2 Hệ thống mục tiêu quản lý của người hiệu trưởng trường THPT
Quản lý là một quá trình hướng đích, quá trình có mục tiêu Quản lý một
hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhấtđịnh Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà ngườiquản lý mong muốn
Hệ thống mục tiêu quản lý của người hiệu trưởng trường THPT bao gồm:
- Thực hiện kế hoạch thu nhận học sinh vào học theo chỉ tiêu mà nhàtrường đã được giao hằng năm; từng bước tiến tới thực hiện việc phổ cập giáodục THPT
- Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo kế hoạch vàchương trình mà nhà nước đã quy định
- Ra sức xây dựng một đội ngũ giáo viên cho nhà trường đủ về cơ cấu và
số lượng, có trình độ về tư tưởng, chính trị, chuyên môn không ngừng được nângcao, có phẩm chất đạo đức tốt, thống nhất và có trách nhiệm cao trong công tácđào tạo
- Xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng trong trường(công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) vững mạnh nhằm phát huy vai trò lãnhđạo của chi bộ Đảng, và vai trò nòng cốt của công đoàn, chi đoàn trong công tác
tổ chức và giáo dục quần chúng trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ côngtác của nhà trường
- Xây dựng, bảo quản và phát huy hiệu lực sử dụng cơ sở vật chất–kỹthuật trường học bao gồm tất cả trường sở, thiết bị dạy học, bảo đảm giữ đúng
Trang 40các chuẩn mực vệ sinh lao động dạy và học; từng bước xây dựng nhà trườngthành một khung cảnh có tính sư phạm và thẩm mỹ tốt.
- Làm tốt công tác văn thư, tư liệu, kế toán, tài chính trong nhà trường,chấp hành nghiêm chỉnh các thể lệ của Nhà nước; tổ chức tốt thông tin 2 chiềutrong trường
- Thường xuyên cải tiến tổ chức và quản lý trường học nhằm nâng caohiệu quả và năng suất công tác; đảm bảo các nguyên tắc quản lý trường học.Chăm lo tổng kết công tác giáo dục, giảng dạy, học tập và quản lý trong trườnghọc để không ngừng hoàn thiện các mặt hoạt động của nhà trường
- Đảm bảo được sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ đảng và chính quyềnđịa phương đối với mọi hoạt động của nhà trường, giữ vững mối liên hệ mậtthiết với các tổ chức kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương và lôi cuốn các tổchức đó vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ; xây dựng quan hệ mật thiết với cha
mẹ học sinh; làm tốt công tác tuyên truyền sư phạm ở địa phương trường đóng
để có môi trường giáo dục thống nhất và thực hiện khẩu hiệu: giáo dục là sựnghiệp của toàn Đảng, toàn dân
- Tiết kiệm tiền, vật tư, giữ gìn tài sản thiết bị nhà trường, tiết kiệm thờigian và không ngừng nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động, phấn đấu để thựchiện sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội một cách thích hợp với những đặcđiểm của trường và địa phương
Mục tiêu quản lý của hiệu trưởng còn phụ thuộc vào thời gian Có mụctiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn Các mục tiêu gắn bó với nhau, có quan hệ
và tác động lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất Mục tiêu ngắn hạn củatrường học thường được xác định trong một năm học, mục tiêu trung hạn đượcxác định trong 5 năm và mục tiêu dài hạn ứng với một kế hoạch xây dựng nhàtrường trong 10 – 15 năm hoặc dài hơn
1.2.2.3 Những nguyên tắc quản lý trường học
Những nguyên tắc quản lý là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của
lý luận quản lý Chúng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của người quản lý hay cơ quan