1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

36 6,8K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 529,5 KB

Nội dung

Vậy ngành công nghiệp ô tô của nước ta đang đối mặt với những cơ hội và nguy cơ nào từ nền kinh tế vĩ mô và liệu rằng cácnhà quản trị trong ngành cần phải có những hành động nào để có th

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Ngành công nghiệp ô tô có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phát triển ngành

này không chỉ giải quyết tốt vấn đề giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất

và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao nhờ sản xuất những sản phẩm có giá trị vượt trội

Trong hoàn cảnh nhiều biến động và thách thức như hiện nay các doanh nghiệpcần phải có những định hướng riêng cho mình để tận dụng được các cơ hội và loại trừđược nguy cơ Muốn làm được điều đó thì nghiên cứu, phân tích sự tác động của môitrường vĩ mô đến ngành là điều không thể thiếu Vậy ngành công nghiệp ô tô của nước

ta đang đối mặt với những cơ hội và nguy cơ nào từ nền kinh tế vĩ mô và liệu rằng cácnhà quản trị trong ngành cần phải có những hành động nào để có thể đưa ngành côngnghiệp ô tô của nước ta phát triển hơn? Những năm gần đây các yếu tố của môi trường

vĩ mô có những ảnh hưởng rõ nét hơn đến ngành ô tô ở nước ta Môi trường biến động

đó sẽ đem đến cho Việt Nam những điều gì mới mẻ?

Chính vì muốn tìm hiểu và làm rõ những băn khoăn trên, nên trong đề án của

mình em đã chọn đề tài: “ Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam”.

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hiểu được những yếu tố nào tác động lên các doanh nghiệp sản xuất ô tô củanước ta, múc độ tác động đến đâu và khả năng tận dung cơ hội dựa trên những vấn

đề phát sinh của môi trường vĩ mô

Đưa ra các thực trạng và xu hướng của nền kinh tế vĩ mô dựa trên những sựkiện của môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam đang chịu tácđộng; phân tích các yếu tố đó, nhận định vấn đề để xác định được nguy cơ và cơ hộicủa ngành và đưa ra giài pháp kiến nghị

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các nhân tố của môi trường vĩ mô có tác động đến các doanh nghiệp sản xuất

ô tô của nước ta trong những năm gần đây và xu hướng tác động vào các doanhnghiệp này trong những năm tới

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết có sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê,quy nạp và diễn dịch

Trang 2

PHẦN II: NỘI DUNG TRIỂN KHAI

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM

1 Khái quát chung về ngành và doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam

1.1 Lịch sử của ngành sản xuất ô tô Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp nặng Nó được coi là một trongnhững ngành công nghiệp sinh sau đẻ muộn ở nước ta.Năm 1995 là mốc quan trọng củangành khi doanh nghiệp liên doanh đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam Điều đó kéo theohàng loạt các doanh nghiệp liên doanh lần lượt ra đời Có thể kể tên đến các đại gia tronglĩnh vực xe cộ như: Mercedes-Benz Việt Nam, Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam…Cũng giống như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khác, cácdoanh nghiệp sản xuất ô tô cũng có hiệp hội riêng của mình VAMA (Hiệp hội cácnhà sản xuất ô tô Việt Nam) Hiệp hội là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập

từ ngày 03/03/2000 Ban đầu, Hiệp hội có 11 thành viên; tính đến năm 2008 VAMA

có tất cả 17 thành viên ( trong đó có 11 doanh nghiệp liên doanh) Các thành viênVAMA luôn nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển kinh tế - xã hộiViệt Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng

Kể từ khi thành lập vào năm 2000, VAMA luôn có mối quan hệ chặt chẽ vớicác ban ngành đại diện của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Côngnghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Phòng Đăng kiểm, Tổng cục tiêuchuẩn đo lường chất lượng,… trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và chính sáchphát triển vì sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam

1.2 Sản phẩm và các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam

1.2.1 Sản phẩm ô tô

Những năm cuối thế kỷ XX việc sở hữu một chiếc xe không phải là một việc

dễ dàng gì, thậm chí ở nhiều vùng trong cả nước còn lạ lẫm với hình ảnh của chiếc

xe hơi, chứ đừng nói đến sở hữu nó Sau hơn 10 năm, một chặng đường không quádài nhưng đủ để cho sản phẩm xa xỉ trở nên quen thuộc và gần với tầm tay củanhiều người hơn

Trang 3

Đây là thứ hàng hóa cao cấp, có giá trị lớn về kinh tế Bản thân sản phẩm cũng

là mặt hàng cần có sự lựa chọn kĩ càng sao cho phù hợp với sở thích, mục đích sửdụng và hợp với túi tiền của họ Khi chất lượng cuộc sống tăng lên thì các khoản chidành cho xe cộ cũng có sự gia tăng theo Dựa trên mục đích và kích cỡ của từngloại xe, phân thành 4 loại sau:

Chính sự sôi động của ngành và sự đa dạng trong nguồn cung sản phẩm tạocho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hợp lý với họ hơn; cả về giá cả, chấtlượng và cả chủng loại xe

1.2.2 Các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam

Ngành ô tô của Việt Nam ra đời khá muộn Năm 1995 là năm mà ngành chính

Trang 4

thức có doanh nghiệp liên doanh đầu tiên được thành lập Đa số các hãng, doanhnghiệp có liên quan đến ngành đều nhỏ bé, phần lớn đều rất manh mún Chỉ cókhoảng vài ba doanh nghiệp có khả năng sản xuất ở mức 5000 xe/ năm Còn ngoài

ra đều là các cơ sở lắp ráp nhỏ bé và mức độ tiêu thụ thấp

Ngành công nghiệp ô tô trong nước có nhiều doanh nghiệp thuộc đủ loại hìnhthành phần kinh tế khác nhau Những doanh nghiệp liên doanh với các thương hiệulớn trên thế giới chiếm trên 60% trong số những thành viên của Hiệp hội sản xuất ô

tô Việt Nam(VAMA) Các hãng xe và doanh nghiệp tên tuổi đều là thành viên củaVAMA Số lượng thành viên trong VAMA có đến 11/17 thành viên là doanhnghiệp liên doanh Trong đó ta có các số liệu sau:

Là nhà sản xuất xe tải hạng trung, hạng nặng và

xe buýt được thành lập tháng 6 năm 1996 Đây làcông ty liên doanh giữa Hino Motors., Ltd, Tổngcông ty Công ngiệp Ô tô Việt Nam và tập đoànSumitomo Nhật Bản

Isuz u

4 Công ty ô

tô Mekong Thành lập năm 1991, theo Giấy phép Ðầu tư Số208/GP, công ty đã thành lập Nhà máy Ô tô Cửu

Long - nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam

Công ty Mekong Auto đã đưa ra thị trường sảnphẩm đầu tiên lắp ráp tại Nhà máy Ô tô Cửu Longvào ngày 20/5/1992

Fiat,Ssanyong,Iveco,Paso

Benz

Trang 5

Thành lập ngày 19-8-1991 theo giấy phép đầu

tư số 228/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Năm

2007 chuyển đổi thành Công ty TNHH liên doanh ô

tô Hoà Bình Các thành viên tham gia liên doanh: Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam(VINAMOTORS) - Công ty TNHH Phương NamViệt - Công ty Columbian Motors Corporation(Philippin) - Công ty Robus Holding Corporation(Philippin)

-Kia,Mazda,BMW

Là doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở hợp nhất

25 đơn vị, các thành viên của Samco là các doanhnghiệp đủ mọi thành phần kinh tế

Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty

mẹ - công ty con theo Quyết định số

172/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Chủ tịch Uy BanNhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh

Samco

12 Công ty ô

tô Trường

Hải

Công ty CP ô tô Trường Hải ra đời vào năm

1997 tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng

Kia,Daewoo,Foton,

Trang 6

tô thì chủ yếu tập trung tại Khu công nghiệp cơ khí

ô tô Chu Lai Trường Hải

và thành lập lại theo quyết định số TCCBĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ Côngnghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp) VEAM có 20đơn vị thành viên

Kamaz,Kraz

Vinamotor,Tran sinco

17 Công ty

TNHH

Honda

Vietnam

Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh

giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công tyAsian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công tyMáy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam

Honda

Trang 7

Trong số các doanh nghiệp nêu trên bao gồm 4/4 doanh nghiệp Nhà nướctrong ngành công nghiệp ô tô Những doanh nghiệp giữ vai trò then chốt trongngành Kí hiệu (**)

Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam ( Vinamotor):

Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam:

Tông công ty than Việt Nam

Tổng công ty giao thông cơ khí Sài Gòn

1.2.3 Khái quát đặc điểm sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt NamĐây là ngành nhận được sự quan tâm từ rất nhiều phía trong nền kinh tế, trong

đó phải kể đến chủ thể Nhà nước và các nhà đầu tư Qua một chặng đường gần 20năm hình thành và phát triển của mình, ngành công nghiệp ô tô của nước ta cónhững đặc điểm cơ bản đáng chú ý;

1.2.3.1 Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa

có nhiều sự đột phá, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài

Hiện nay, sản phẩm chủ đạo của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nướcvẫn chưa phải là tạo ra chiếc xe mới hoàn thiện bằng công nghệ của mình mà nhậpcác phụ tùng chi tiết từ nước ngoài về và lắp ráp Nói cách khác, sản phẩm và dịch

vụ của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vẫn chỉ dừng lại ở công việc lắpráp và sửa chữa Do đó, giá trị của các hàng nhập khẩu này chiếm tỷ trọng cao trongnền kinh tế quốc dân

Theo phân loại của SITC, tỷ trọng các mặt hàng chế tạo trong tổng kim ngạchnhập khẩu đã tăng nhanh với tốc độ trung bình 28,8% trong giai đoạn 2006 – 2008 vàchiếm tới 69,7% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008 Trong số các mặt hàng nhậpkhẩu nguyên liệu thô và sơ chế, chất đốt chiếm tỷ trọng lớn nhất là 56,6%, còn trong sốcác mặt hàng chế tạo, thiết bị, máy móc và các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuấtchiếm tỷ lệ cao nhất 75,7% Điều này phản ánh sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vàonguồn nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu để phục vụ ngành công nghệp chế tạo.Công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài những sự phụ thuộc chặt chẽ đó

1.2.3.2 Tỷ lệ nội địa hóa thấp, năng lực hoạt động của các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả

"Dễ thấy nhất là ở ngành công nghiệp ôtô, sau hơn 15 năm khi các liên doanhlắp ráp ôtô VN bắt đầu hoạt động, hàng loạt tập đoàn lớn đổ vào VN đã khởi đầu

Trang 8

cho hi vọng về sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô VN Thế nhưng, hiện phầnlớn Cty sản xuất ôtô có dây chuyền sản xuất cũ, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp" - ông BùiNgọc Huyên, Tổng giám đốc Cty ôtô Vinaxuki cho biết.

Đây là thực tế và là một trong những vấn đề mang tính sống còn với doanhnghiệp Tỷ lệ này là một chỉ tiêu mà bất kỳ nhà chiến lược nào trong ngành và cảdoanh nghiệp sản xuất trong nước đều nghĩ đến Thực tế, vẫn chưa có một doanhnghiệp nào có tỷ lệ nội địa hóa tới 100% cho các sản phẩm của mình

Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan đã đề ra chiến lược phát triển chongành ô tô Việt Nam ở nước ta đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 là: Loại xe phổthông, đáp ứng 40-50% nhu cầu trong nước và nâng cao tỉ lệ nội địa hóa đến 40%vào năm 2005, đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỉ lệ nội địahóa lên đến 60% và năm 2010 (động cơ phấn đấu đạt 50%, hộp số 90%) Các loại xechuyên dùng, đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỉ lệ nội địa hóa40% năm 2005, sẽ đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỉ lệ nội địahóa 60% vào năm 2010 Các loại xe cao cấp, các loại xe du lịch do các liên doanh sảnxuất phải đạt tỉ lệ nội địa hóa 20-25% vào năm 2005 và đến 40-50% vào năm 2010.Các loại xe tải, xe buýt, đáp ứng 80% so với nhu cầu và tỉ lệ nội địa hóa 20% vàonăm 2005, và tỉ lệ nội địa hóa cho loại xe này phải đạt 35-40% vào năm 2010

Trên thực tế, ngay cả các tên tuổi lừng danh của làng ô tô thế giới như Toyota,Mercedes Benz, Ford, Honda… chính thức nhận giấy phép để đầu tư nhà máy ởViệt Nam, tới nay, việc nội địa hóa đa phần mới chỉ đạt dưới 10% Điều này chứng

tỏ năng lực hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa có được hiệuquả tương xứng

1.2.3.3 Chất lượng ô tô của trong nước chất lượng không tương xứng với giá

cả, hiệu quả trong công tác quảng bá giới thiệu thấp

Năm 2009 là một năm đáng nhớ với các doanh nghiệp sản xuất ô tô nói riêng

và ngành công nghiệp ô tô tại nước ta nói chung Trong khi doanh số ô tô có sự tănglớn và nhanh, các mặt hàng ô tô nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể Giá trị kim ngạchnhập khẩu các mặt hàng ô tô, xe máy, hàng hóa xa xỉ có xu hướng ngày càng tăngnhanh trong khi mức thu nhập tổng thể còn tương đối thấp Năm 2009, kim ngạchnhập khẩu các mặt hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêudùng Vậy tại sao, giá trị mà người tiêu dùng lựa chọn cho hàng hóa xa xỉ lại lớn

Trang 9

như vậy và chắc chắn khi mua những sản phẩm này thì giá cả đắt hơn rất nhiều sovới ô tô sản xuất trong nước Một vấn đề quan trọng được nêu ra là chất lượng sảnphẩm Giá trị của một chiếc xe không phải là nhỏ, giá trị mỗi chiếc xe lên đến hàngtrăm triệu hay hàng tỷ đồng, chính vì thế mà người tiêu dùng phải lựa chọn thật kỹ.Giá cả không tương xứng với chất lượng là một nguyên nhân quan trọng khiến kháchhàng tiềm năng đã lựa chọn những sản phẩm nhập ngoại có thương hiệu đảm bảo.

1.2.3.4 Thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam còn yếu

so với các sản phẩm ngoại nhập và thiếu chiến lược rõ ràng

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, thương hiệu ô tô Việt Nam còn chưa được cácthị trường trên thế giới biết đến, bởi lẽ nhiều nguyên nhân Trước tiên, ngành ô tôtrong nước là ngành hết sức non trẻ, ra đời cách đây chưa đầy 20 năm Dựa trên mộtnền công nghiệp phát triển đi sau thế giới và công nghệ sản xuất ô tô trong nướcchủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, phần nhiều đã cũ kỹ và lạc hậu Trong khi đó,chu kỳ công nghệ trong ngành lại có xu hướng thu hẹp lại nhất lầ đối với công nghệ

ô tô của các nước đi trước nhất là các nền kinh tế lớn như : Mĩ, Nhật Bản, Đức…công nghiệp ô tô đã phát triển từ lâu, các sản phẩm của họ luôn được cải tiến vàđược bày bán ở khắp nơi trong đó có Việt Nam Không nói đâu xa, ngay cả mặthàng ô tô của nước láng giềng Trung Quốc hay nước trong khu vực như Hàn Quốccũng có những sản phẩm lấn át ô tô trong nước của Việt Nam Trong khi đó cácdoanh nghiệp trong nước thì nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm sản xuất thì chưa đa dạng,chưa thể đáp ứng được cầu trong nước

Ngoài ra, các chiến lược chức năng chưa thực sự được cọi trọng Hoạt độngMarketing chưa được đầu tư đích đáng, nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự hiểu

rõ vai trò của Marketing và chưa huấn luyện và đào tạo được đội ngũ nhân viên cótay nghề và thạo công việc Đầu tư mang tính chất dàn trải, khâu quản lý chất lượng

và nâng cao chất lượng chưa thực sự hiệu quả Các nhà hoạch định chiến lược vẫnchưa có những bước đi tỷ mỉ cho doanh nghiệp mình để có thể cạnh tranh với cácdoanh nghiệp trên thế giới khi các doanh nghiệp này tiến vào thị trường Việt Nam.Khi đó phần lớn các doanh nghiệp trong nước đều chỉ trông chờ vào sự bảo trợ củaNhà nước và Chính phủ

Trang 10

1.2.3.5 Công nghiệp phụ trợ được quan tâm nhưng chưa thể hiện được vai trò tích cực và hiệu quả đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước

Hội nghị ngày 23/6 lần này nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, hoánhựa có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin Vấn đề tỉ lệ nội địa hoá và các ngànhphụ trợ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy không phải là một vấn đềmới, song nó lại là điểm được các lãnh đạo của Sở Công Thương và các doanhnghiệp đặc biệt quân tâm Điều mà các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt hiệnnay còn thiếu đó là tính liên kết, sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả Chính vì điều đó,những cuộc hội nghị như thế này sẽ là cầu nối đưa các doanh nghiệp sản xuất, lắpráp ô tô hay các doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp phụ trợ có thể tìm đượctiếng nói chung

Theo nhận định này, ngành công nghiệp phụ trợ cần phải có những bước điđúng đắn và tiếng nói chung để phát huy được vai trò của mình

2 Vai trò của ngành công nghiệp ô tô

Ngành công nghiệp ô tô là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đây

là thực tế không phủ nhận được Không ít các quốc gia muốn sở hữu ngành côngnghiệp này Qua thực tế cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều có ngànhcông nghiệp ô tô phát triển mạnh Mĩ với ford, Đức BMW, Mecerdes-Benz,Porcher; Nhật với Honda, Toyota; Hàn Quốc với Kia, Huyndai, Nó không chỉ làbằng chứng cho sự thịnh vượng mà còn là nhân tố tạo ra sự thịnh vượng của cácquốc gia đó

Dịch vụ giao thông vận tải gắn liền với sản xuất kinh doanh Nó làm nhiệm vụquan trọng cho việc thúc đẩy trao đổi trên thị trường Xe cộ vẫn là phương tiện giaothông quan trọng và có nhiều linh động Trong mọi địa hình và trên đoạn đườngtương đối ngắn thì ô tô luôn thể hiện được những ưu điểm của mình Do đó, muốnnâng cao sản xuất, tăng khối lượng trao đổi trên thị trường thì dịch vụ giao thôngvận tải luôn được phải được sự quan tâm và phát triển Ngành công nghiệp ô tôcung cấp những sản phẩm cho ngành dịch vụ giao thông vận tải Vì thế ngành côngnghiệp ô tô phát triển là tiền đề tốt và là một điều kiện cần thiết để phát triển dịch

vụ giao thông vận tải này

Trang 11

Bản thân ngành công nghiệp ô tô là một ngành trong nền kinh tế của nước ta.Các doanh nghiệp không chỉ có nghĩa vụ đưa sản phẩm ra thị trường mà còn chịutrách nhiệm trước Nhà nước Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn laođộng Chỉ tính riêng 18 thành viên của VAMA trong 6 năm từ 2000 đến 2006 đãđóng góp 1,2 tỷ USD tiền thuế cho nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho 8.500lao động trong lĩnh vực ô tô nói riêng và khoảng 35.000 lao động trong các ngànhphụ trợ, có liên quan đến sản xuất ô tô Đến năm 2010 tổng số thuế nộp cho Nhànước lên tới con số 17000 tỷ đồng, ước tính tạo ra 200.000 chỗ làm cho lao động,chưa kể đến sự tác động kéo theo đối với các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Sở hữu ngành công nghiệp ô tô phát triển không chỉ giúp cho Việt Nam có thể

có nền sản xuất tiến bộ hơn mà càng giảm đi sức ép từ việc nhập khẩu bên ngoài cácmặt hàng tiêu dùng xa xỉ này Trong báo cáo mới nhất về năm 2010, thì mặt hàng ô

tô nhập khẩu là mặt hàng có tỷ lệ nhập khẩu cao nhất Tình trạng nhập siêu là biểuhiện của nền kinh tế chưa thực sự ổn định Do đó, nếu sở hữu được ngành ô tô trongnước thì việc nhập siêu sẽ có thể được ngăn chặn và mang lại sự cân bằng trong cáncân xuất nhập khẩu của quốc gia

Ngành công nghiệp ô tô muốn phát triển được thì bản thân nó không thể tạo rađược những cơ hội và nguy cơ Điều này phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố, trongmội trường kinh tế thì có các yếu tố cơ bản sau: nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và cácngành công nghiệp có liên quan Khi thu hút, thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô pháttriển thì bản thân ngành được đầu tư, không những thế ngành còn kéo theo sự đầu

tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá; mặt khác kéo theo sự phát triển của cácngành công nghiệp phụ trợ khác Đây là điều kiện để phát triển đất nước đồng đều

và tạo nhiều công ăn việc làm, bình ổn nền kinh tế vĩ mô

Quân sự, an ninh quốc phòng cũng cần trang bị những phương tiện, thiết bịliên quan đến ngành công nghiệp ô tô Ngành này phát triển thì việc sản xuất nhữngphương tiện cần kíp cho quân sự, an ninh được đảm bảo và dễ dàng hơn Chính vìthế việc phát triển ngành còn liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn

xã hội của đất nước ta

Trang 12

II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM

1 Phân tích môi trường vĩ mô

Việc phân tích môi trường vĩ mô là quan trọng và cần phải có khi đưa ra cácquyết định quản trị cho một tổ chức hay một ngành kinh tế Các tổ chức luôn đặttrong môi trường kinh doanh biến động theo từng ngày từng giờ Muốn phân tíchđược môi trường kinh doanh hiệu quả, chính xác thì doanh nghiệp phải lựa chọnđược mô hình đúng Có rất nhiều mô hình, cách thức tiếp cận khác nhau Trong cácgiáo trình quản trị chiến lược cũng có sự khác biệt nhỏ giữa các tác giả Qua thamkhảo em xin đưa ra 6 nhân tố sau để phân tích:

Môi trường kinh tế

Môi trường công nghệ

Môi trường dân số, văn hóa xã hội

Môi trường tự nhiên

Môi trường chính trị và pháp luật

Môi trường quốc tế

2 Phân tích môi trường vĩ mô của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam

Từ những nhân tố tác động đến môi trường vĩ mô trên, ta đi trực tiếp vào cácyếu tố đó Độ mạnh yếu của những yếu tố đó đối với các doanh nghiệp trong ngànhsản xuất ô tô sẽ có sự khác biệt so với các ngành khác

2.1 Môi trường kinh tế

Môi trường này chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanhnghiệp hoạt động Đây là nhân tố có tác động mạnh mẽ mà trực tiếp nên tổ chứctrong ngành Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một doanh nghiệp có thể làm thayđổi khả năng tạo ra giá trị và thu nhập của nó Môi trường này là tổng hòa củanhững biến đổi chung trong nền kinh tế thế giới nhưng lấy nền kinh tế Việt Nam làmục tiêu để phân tích chính Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều các nhân tố, baogồm các nhân tố chủ đạo sau:

2.1.1 Mức tăng trưởng kinh tế nhân tố quan trọng trong nền kinh tế

Các năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý Trong khinền kinh tế thế giới khủng hoảng, các nền kinh tế trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn

Trang 13

Sự suy giảm kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sút nghiêmtrọng So sánh trên số liệu thống kê, ta thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đang cónhững con số tăng trưởng ấn tượng.

Bảng 2.1: Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước

trong khu vực (2004 – 2009)

Việt Nam Trung Quốc Inđonexia Malaixia Philipin Thái lan

Số liệu trên cho thấy tốc tộ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá ổn định,

ít bị chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Tốc độ tăng trưởng kinh

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD, điều này chínhthức đưa nước ta ra khỏi doanh sách nghèo và cận nghèo Điều này hết sức có ýnghĩa với đất nước ta, chính thức khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xóa đóigiảm nghèo của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, hệ quả của nó cũng dẫn đến chúng

ta khó khăn hơn trong việc vay vốn Nền kinh tế của nước ta sẽ phải đi nhiều hơntrên chính sức của mình Rõ ràng đây vừa là tín hiệu vui nhưng cũng là thủ tháchlớn cho nền kinh tế của nước ta

2.1.2 Lạm phát và mức lãi suất

Sự gia tăng của hai chỉ số này làm giảm đi ảnh hưởng tích cực của sự tăng

Trang 14

của tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.2: Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số

nước trong khu vực (2004 – 2009)

Việt

Nam

Trung Quốc

Inđonexia Malaixia Philipin Thái lan

Bên cạnh đó, mức lãi suất huy động giành cho đầu tư cũng có xu hướng giatăng Có thể thấy những bất ngờ lớn trong thị trường tiền tệ của nước ta, đặc biệttrong năm vừa qua Nhiều ngân hàng thương mại của Việt Nam đã cạnh tranh nhau

và đều nâng lên đến 17% Chưa kể đến lãi suất vàng tăng lên đến 38% Sự tăng giávàng lên mức kỷ lục gần 40 triệu/ lượng Sự chạy đua mức lãi suất này làm giảm đihiệu quả cạnh tranh và làm giảm đi mức thu nhập của nền kinh tế, đưa nước ta vàohoàn cảnh : dù có tăng trưởng thì mức tăng trưởng không mang lại nhiều ý nghĩa 2.1.3 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta nếu muốn vươn

ra thị trường thế giới Không chỉ dừng lại ở đó, tỷ giá hối đoái cũng có tác động trựctiếp đến giá cả của sản phẩm ô tô ngoại nhập Muốn có được lợi thế trong nhậpkhẩu hàng hóa thì đồng ngoại tệ của nước ta phải là đồng ngoại tệ mạnh còn ngượclại khi động ngoại tệ của nước ta trở nên yếu đi, điều này có thể đem lại cho tanhững cơ hội thuận lợi, tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường xuất khẩu sang thịtrường khu vực và thế giới Ngành ô tô của Việt Nam sẽ phải chịu sức ép lớn hơnvới việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đô là Mỹ

Qua bảng phân tích sau, ta có thể thấy sự biến động của giá động đô la Mỹ sovới Việt Nam đồng:

Trang 15

Bảng 2.3: Tỷ giá USD/VND năm 2007 – 2010

Xu hướng đồng đô la tăng cao trong những năm gần đây càng trở nên mạnh

mẽ hơn trong những tháng cuối năm Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạngcăng thẳng tỷ giá nói trên Trước hết, lạm phát cao trong giai đoạn 2007 – 2008 đãdẫn tới tỷ giá hiệu dụng thực USD/VND trong hai năm 2007-2008 tăng khoảng20% so với đầu năm 2007. 1 Bên cạnh đó, cán cân thanh toán thanh toán của ViệtNam đã chuyển trạng thái từ thặng dư lớn trong năm 2007 (+10,2 tỷ USD) sangthâm hụt (-5,7 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2009 Giá của đồng Việt Nam năm

2010 cũng lại có sự biến động, sự giảm gia tăng của VND/USD, giá của đồng đô bịđẩy cao lên rất nhiều so với các năm trước, tuy nhiên chênh lệch giữa tỷ giá đồng đô

la giữa trong năm 2010 không phải là quá lớn

Bên cạnh việc gia tăng lên áp lực đối với tiền đồng của Việt Nam, việc tănggiá này không hẳn là không tốt Nó giúp cho việc giá mua xe tính bằng USD với xenhập khẩu càng tăng hơn Đây là thể coi như lợi thế đối với dòng xe trong nước 2.1.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông

Khi cơ sở vật chất hạ tầng giao thông là nhân tố nằm trong nhóm yếu tố của nềnkinh tế vĩ mô, đây là nhân tố có thể nhận thấy rõ ràng, và tương tác trực tiếp và có vai

Trang 16

trò quan trọng trong sự gia tăng cầu về ô tô Xu hướng của nhân tố này đang được giảiquyết theo hướng ngày một tích cực và thu được nhiều kết quả đáng chú ý hơn.

Các phương tiện giao thông không thể phát triển nếu như không phát triển hạtầng giao thông cơ sở Trong những năm qua, Nhà nước ta có những biện pháp vàchương trình nhằm đẩy mạnh cơ sở vật chất hạ tầng giao thông Những năm qua đầu tư

cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã ở mức rất cao trong GDP, khoảng hơn 10% Trong khi

đó, khuyến cáo của Ngân hàng thế giới về đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ là 7% để đảm bảomức tăng trưởng cao và bền vững Chính sách đầu tư đó đã thu được những thành quảnhất định Đặc biệt ngành đối với cơ sở giao thông đường bộ Hệ thống dường giaothông được mở rộng đến các xã, buôn làng ngay cả ở các tỉnh miền núi

Tuy nhiên nếu so sánh với cơ sở hạ tầng của các nước trong khu vực ta thấy cơ sở

hạ tầng của nước ta còn nhiều hạn chế Thứ hạng xếp hạng của nước ta trong giaothông đường bộ rất thấp Theo điều tra NLCT cấp tỉnh (PCI), 71% doanh nghiệp chếtạo nói rằng sản phẩm của họ bị hỏng khi vận chuyển do chất lượng đường xá kém, gâythiệt hại trung bình khoảng 43 triệu đồng cho một doanh nghiệp mỗi năm

Bảng 2.4: Xếp hạng về chất lượng cơ sở hạ tầng theo chỉ số

Trang 17

Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 96, so với các nước trong khuvực kể thì vị trí của Việt Nam còn ở mức khá thấp, thậm chí so với các nước nhưCam pu chia hay Trung Quốc thì chỉ số ngày cũng thấp hơn rất nhiều Do hoàn cảnhcủa đất nước, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang dần được tiến hành với kết quảđáng mừng.

2.2 Môi trường công nghệ

Nhân tố này có sự tác động mạnh mẽ, sức mạnh của nó có thể hủy diệt hoặctạo dựng một ngành kinh tế mới.Tác động của môi trường công nghệ chủ yếu thôngqua các nhân tố: sản phẩm mới, công nghệ hay vật liệu mới, quá trình công nghệmới Phân đoạn công nghệ bao gồm các thể chế hoạt động có liên quan đến sángtạo ra các kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến cầu đầu ra, các sảnphẩm, các quá trình và các vật liệu mới

Đặc điểm của môi trường công nghệ cũng đang phải đối mặt với xu thế chung;sau chiến tranh thế giới thứ 2, tốc độ của thay đổi công nghệ đã có sự tăng lênnhanh chóng Đây là thời đại được coi là : “ Sự bùng nổ liên tiếp của sự phá hủy vàsáng tạo” Hàng loạt các phát minh sáng chế trên nhiều lĩnh vực cả cũ lẫn mới đượcđưa ra nhất là các khoa học nghiên cứu ứng dụng phát triển nhanh hơn bao giờ Trong ngành công nghiệp ô tô, ta có thể chia ra làm 2 nội dung riêng biệt.Thứnhất, bản thân chiếc xe ô tô như ngoại hình, động cơ, kiểu dáng, … những yếu tốliên quan đến giá trị sử dụng, chất lượng của chiếc xe mà khách hàng lựa chọn; thứhai, nguồn nhiên liệu sử dụng cho xe

Sức ép lớn nhất của nó là nguồn nhiên liệu cho xe và sức ép từ môi trường thếgiới Về nhiên liệu: nguồn nhiên liệu sạch hiện này thật khó để có thể có với mứcchi phí hiện có Hai nguồn nhiên liệu mới được phát hiện là điện và công nghệ sinhhọc, ( nhiên liệu sạch ) cho tới nay chưa phải là giải pháp và tạo ra thách thức chongành công nghiệp ô tô của nước ta Hiện tại, giá thành sản xuất những loại phươngtiện chạy bằng nhiên liệu này có giá thành còn rất cao nhưng trong tương lai không

xa khi mà những doanh môi trường thiên nhiên trở nên khắc nghiệt hơn và thế giới

có những biện pháp chính thức lên án cho ngành này thì cũng cần phải có sự chuẩn

bị sao cho phù hợp với thời đại

Những công nghệ vượt bậc trên là những bước phát triển của nhân loại khitình hình khí hậu đang trở nên thất thường hơn Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại

Trang 18

các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam cũng còn thiếu sự liên kết, công nghệthì thấp hơn so với thế giới một bậc Đầu tư cho công nghệ trong ngành rất lớn.Chính vì thế mà ngành còn nhiều sự cản trở và yếu thế hơn so với tập đoàn lớnmạnh trong khu vực và trên thế giới

Tuy vậy, muốn phát triển ngành công nghiệp này cũng đòi hỏi và đặt ra tháchthức lớn khi công nghệ chế tạo máy của các quốc gia trên thế giới ngày càng cónhiều cách biệt với nước ta

2.3 Môi trường dân số, văn hóa xã hội

2.3.1.Môi trường dân số

Yếu tố xã hội vàyếu tố kinh tế là 2 yếu tố quan trọng nhất trong môi trường.Trước tiên, kết cấu dân số trẻ là thị trường tiềm năng đối với ngành ô tô

Mức tổng dân số là hơn 83 triệu dân, kết cấu dân số trẻ, đồng thời xét trên mụctiêu đáp ứng nhu cầu thị trường đề ra vẫn chưa đáp ứng được 0,8%, hay 8xe/1000dân, so với các nước khác Trung Quốc 24 xe trên 1000 người, Thái Lan là 152 xetrên 1000 người, Hàn Quốc 228 xe trên 1000 người, Hoa Kỳ 682 xe trên 1000người Qua số liệu thống kê này cho thấy thị trường Việt Nam sẽ trở thành thịtrường đầy tiềm năng và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.trongngành công nghiệp ô tô

Chất lượng cuộc sống ngày một gia tăng Thu nhập của người dân được cáithiện rất nhiều Mới đây, chính phủ đã ban hành Nghị định 107 quy định mức lươngtối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nướcngoài tại Việt Nam và 108 đối với lương tối thiểu trong vùng đối với người laođộng làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ giađình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động (gọi chung

là doanh nghiệp trong nước) Theo quy định, mức lương tối thiểu cho lao động làmviệc ở các đơn vị trên được chia theo 4 vùng Mức lương tối thiểu vùng sắp tới caohơn mức lương hiện nay khoảng từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng Mức cao nhấtthuộc về vùng 1, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 1,55 triệu đồng/tháng,mức lương tối thiểu thấp nhất là vùng 4, doanh nghiệp trong nước với 830.000đồng/tháng

Phân phối thu nhập chưa đồng đều, sự phân chia cách biệt giàu nghèo là khálớn Điều này là một trong những hạn chế của xã hội Tuy vậy, chính sự phân chia

Ngày đăng: 12/09/2014, 17:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị chiến lược, chủ biên PGS.TS Ngô Kim Thanh, PGS. TS Lê Văn Tâm, nxb DDH kinh tế quốc dân Hà Nội 2009 Khác
2. Quản trị chiến lược phát triển vị thế anh tranh, Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng- Phạm Xuân Lan, NXB Thống kê Khác
3. Quản trị chiến lược, PGS.TS Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, Ths. Trần Hữu Hải. NXB Thống kê năm 2007 Khác
4. Cẩm nang chiến lược và sách lược kinh doanh, Bùi Văn Đông- Hoàng Anh (biên dịch), Garry D.Smith, Danny P Arnol, D. Bobby G.Bizzell Khác
6. Thuế nhập khẩu Việt Nam trong AFTA( 2003- 2006), nxb tài chính Hà Nội- 7/2003 Khác
7. Bảng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu năm 2003, Nguyễn Viết Hùng sưu tầm và hệ thống hóa, NXB tp HCM Khác
8. Thông tư liên tịch số 3/2006/TTLT-BTC_BGTVT-BTC-BCA ngày 31-03-2006 của Bộ thương mại, bộ giao thông vận tải, bộ tài chính, bộ công an Khác
9. Bản báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010 của M.Porter và trường ĐH Havard Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (2004 – 2009) - Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam
Bảng 2.1 Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (2004 – 2009) (Trang 13)
Bảng 2.2: Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (2004 – 2009) - Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam
Bảng 2.2 Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước trong khu vực (2004 – 2009) (Trang 14)
Bảng 2.3:   Tỷ giá USD/VND năm 2007 – 2010 - Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam
Bảng 2.3 Tỷ giá USD/VND năm 2007 – 2010 (Trang 15)
Bảng 2.4: Xếp hạng về chất lượng cơ sở hạ tầng theo chỉ số   CCI2009 - Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam
Bảng 2.4 Xếp hạng về chất lượng cơ sở hạ tầng theo chỉ số CCI2009 (Trang 16)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w