1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các loại hình du lịch (1)

27 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Loại Hình Du Lịch
Tác giả Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Võ Châu Việt Khuê, Nguyễn Thị Cẩm Lệ, Bùi Hữu Long, Lê Thị Kim Ngân, Lê Thị Mỹ Nhung, Nguyễn Thị Thu Thân, Huỳnh Thị Huyền Trân
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Chuyên ngành Du Lịch Sinh Thái
Thể loại Báo Cáo
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 54,93 KB

Nội dung

Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÁO CÁO MÔN: TỔNG QUAN DU LỊCH

CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH

Danh sách nhóm “Hải đường”

DU LỊCH SINH THÁI

I. Định nghĩa:

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái "Du lịch sinh thái làloại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá

Trang 2

tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, độngthực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991).

Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là

tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường Quan

điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoáimôi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinhthái, văn hoá và thẩm mỹ Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái cònphải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quantâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương Do đó, người ta đã đưa ra mộtkhái niệm mới tương đối đầy đủ hơn: “Du lịch sinh thái là chuyến du hành cótrách nhiệm, đến những khu vực tự nhiên, gìn giữ bảo vệ môi trường và góp

phần cải thiện phúc lợi xã hội cho người dân địa phương”( Theo Tổ chức du

lịch sinh thái quốc tế).

Ngoài ra còn nhiều định nghĩa khác về du lịch sinh thái như:

Ủy ban chiến lược du lịch sinh thái Australa cho rằng: “Du lịch sinh thái là

chuyến du lịch tự nhiên bao gồm việc giáo dục giải thích về môi trường tựnhiên và quản lí bền vững về phương diện sinh thái”

Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình

du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,

có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tíchcực của cộng đồng địa phương”

Bản chất của Du lịch Sinh thái:

Là một hình thức du lịch tự nhiên mang tính khai sáng, góp phần bảo tồn hệsinh thái mà vẫn tôn trọng sự hoà nhập của các cộng đồng địa phương

Là một lĩnh vực đặc biệt của du lịch nói chung có đặc trưng là qua nhữngchuyến đi, du khách được tiếp xúc với thiên nhiên bằng phương tiện quan sátđơn giản hay những nghiên cứu có tính hệ thống

II. Đặc điểm của loại hình du lịch sinh thái:

Trang 3

1) Những địa điểm du lịch tự nhiên:

Những địa điểm du lịch sinh thái thường là vùng sâu vùng xa, có thể là hoặckhông phải là nơi định cư của một cộng đồng nào đó và thuộc một khu vực tựnhiên được bảo vệ ở cấp quốc tế, quốc gia, cộng đồng hay do một cá nhânđứng ra

2) Hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường:

Khác với các loại hình du lịch thông thường, du lịch sinh thái cố gắng hạnchế những tác động tiêu cực gây ra từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng như kháchsạn, đường đi, và các công trình khác bằng việc tái sản xuất những chất liệu dồidào có sẵn trong tự nhiên, những nguồn năng lượng và tài nguyên có khả năngtái tạo, rác tái chế và không gian kiến trúc mang tính tự nhiên, văn hóa Việcnày cũng đòi hỏi phải kiểm soát số lượng và hành vi của khách du lịch để đảmbảo việc hạn chế các tác hại đối với hệ sinh thái

3) Xây dựng nhận thức về môi trường:

Du lịch sinh thái khác với loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên hay giáodục khác ở chỗ nó có mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thôngqua sự giao tiếp trực tiếp giữa con người và tự nhiên, và những hướng dẫn viênhiểu biết từ đó có thể chuyển khách du lịch thành những người tích cực bảo vệmôi trường

4) Cung cấp lợi ích tài chính trực tiếp cho việc bảo tồn:

Du lịch sinh thái giúp gây quỹ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu

và giáo dục thông qua phí vào cửa công viên hay khu vực bảo tồn vườn quốcgia, và những đóng góp từ thiện

5) Cung cấp lợi ích tài chính và quyền hợp pháp cho người dân địa phương:

Các vườn quốc gia và khu bảo tồn chỉ tồn tại khi có được những “ cư dânhạnh phúc” trong vùng lõi và vùng đệm của nó

Điều này có nghĩa cộng đồng địa phương cần phải được tham gia, phải cóthu nhập và những lợi ích thiết thực từ khu vực được bảo tồn chẳng hạn như

Trang 4

nước sạch, đường xá, vệ sinh sức khỏe địa điểm cắm trại, nơi ở dịch vụhướng dẫn, quán ăn và các dịch vụ khác nên được hợp tác hoặc quản lý bởinhững cộng đồng sống xung quanh công viên hoặc những địa điểm tham quan

đó Quan trọng hơn nếu du lịch sinh thái được nhìn nhận như một công cụ cho

sự phát triển nông thôn, nó cũng phải giúp thay đổi cách quản lý kinh tế vàchính trị đối với cộng đồng địa phương, làng xã hợp tác xã, doanh nghiệp Mặc

dù, điều này không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian nhưng là việc làm rấtcần thiết nếu muốn phát triển du lịch bền vững

6) Tôn trọng văn hóa địa phương:

Du lịch sinh thái không chỉ có nghĩa là “xanh hơn”, mà những tác động ảnhhưởng tới văn hóa cũng phải ít hơn so với những hình thức du lịch thôngthường

Trong khi mại dâm, chợ đen và nghiện hút thường là tác dụng phụ của mộtnền du lịch lớn thì du lịch sinh thái cố gắng tôn trọng một cách văn hóa và hạnchế tối đa ảnh hưởng xấu đến cả môi trường tự nhiên và văn hóa của quốc gia,khu vực đó Điều này thật không dễ dàng, đặc biệt là khi du lịch sinh tháithường bao gồm việc du lịch tới những vùng sâu vùng xa, nơi những cộngđồng nhỏ và biệt lập có ít kinh nghiệm trong việc giao lưu với người nướcngoài

7) Vấn đề dân chủ, thể chế:

Mặc dù du lịch thường được coi là công cụ để xây dựng hiểu biết về cácquốc gia và gắn kết hòa bình thế giới nhưng điều này không phải lúc nào “tựđộng” diễn ra Du lịch thông thường ít khi chú ý đến vấn đề chính trị tại địaphương trừ khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của khách du lịch Dulịch sinh thái đòi hỏi một cách tiếp cận tế nhị hơn, trong đó mọi người tham giađều cố gắng học hỏi, tôn trọng và làm lợi cho cả môi trường và cộng đồng địaphương

III Nguyên tắc cần lưu ý đối với du lịch sinh thái

Trang 5

Du lịch sinh thái thường gắn với giáo dục dành cho cả khách du lịch vànhững người cư trú ở các cộng đồng lân cận Bởi vậy, trước mỗi chuyến khởihành, những người tổ chức nên cung cấp cho khách du lịch đọc những sách báonói về đất nước, môi trường và người dân địa phương, cũng như một số quyđịnh hướng dẫn cho cả khách du lịch và các ngành công nghiệp Những thôngtin này sẽ giúp cho việc tổ chức các tour du lịch nhằm tìm hiểu về con người vàvùng đất mới giảm thiểu các tác động tiêu cực, đặc biệt khi tham quan nhữngmôi trường và vùng văn hóa nhạy cảm

Nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thứctham gia của khách du lịch vào hoạt động bảo tồn, góp phần tích cực vào việcbảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huybản sắc văn hoá địa phương

Các hoạt động DLST phải tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộngđồng địa phương

Du khách được hoà nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn nhưng phải

có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đó

Lượng du khách phải luôn được điều hoà ở mức độ vừa phải và đảm bảorằng không gian môi trường không bị quá tải

• Luôn đặt các nguyên tắc về môi trường sinh thái lên hàng đầu

• Đảm bảo lợi ích hài hoà lâu dài cho tất cả các bên liên quan

• Hướng dẫn viên và các thành viên tham gia phải chuẩn bị kỹ càng nộidung và có nhận thức cao về môi trường sinh thái

• Người tham gia cần có sự đào tạo

Ở một số nước xung quanh các điểm du lịch có thể đang diễn ra những cuộcxung đột hay bất đồng ý kiến trong việc kiểm soát nguồn tài nguyên hoặcnguồn thu từ du lịch Trong những trường hợp đó, du lịch sinh thái cần đặt ranhững câu hỏi như “Liệu sự tăng trưởng kinh tế xuất phát từ ngành du lịch cóthực sự cải thiện điều kiện sống của người dân không? Liệu việc tẩy chay mộtquốc gia có làm tổn hại những người dân bần cùng không ”

Trang 6

Điều cần thiết đối với một chuyến du lịch sinh thái tốt là phải có đượchướng dẫn viên được đào tạo kĩ càng, biết thổ ngữ và có những hiểu biết vềlịch sử tự nhiên, văn hóa có tư chất tốt cũng như có khả năng diễn giải và giaotiếp hiệu quả.

Và cũng như du lịch truyền thống, du lịch sinh thái bao gồm những mốiquan hệ không bình đẳng giũa người du lịch với “ nhà”, và các mối quan hệtrong việc trao đổi tiền tệ Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch sinh thái cótrách nhiệm thì phải học cách tôn trọng những phong tuc tập quán địa phương,không tự ý xâm nhập vào cộng đồng khi chưa có sự cho phép

Điều quan trọng nhất trong du lịch sinh thái là các nguyên tắc Vấn đề nằm

ở chỗ sẽ vận dụng những nguyên tắc đó ra sao

IV Yêu cầu để phát triển du lịch sinh thái:

Để phát triển du lịch sinh thái cần làm những công việc sau:

- Phát biểu chính sách về du lịch sinh thái và chiến lược phát triển phùhợp với mục tiêu của phát triển bền vững

- Bảo đảm việc bảo vệ tự nhiên, văn hóa địa phương và thổ dân, đặc biệtcác kiến thức cổ truyền, nguồn lợi di truyền, quyền sở hữu đất đai vànước

- Khi xây dựng các dự án du lịch sinh thái cũng nên chú ý giáo dục cácthành viên của những cộng đồng dân cư xung quanh, nên tổ chức cho họnhững chuyến tham quan mang tính chất giáo dục miễn phí hoặc ưu đãi

- Bảo đảm sự tham gia của các tổ chức công và tư nhân trong việc quyếtđịnh về du lịch sinh thái, bảo đảm ngân sách và khung pháp lý

- Xây dựng các cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tác nhân tham giavào du lịch sinh thái

- Phát triển các cơ chế để đưa các chi phí môi trường trong tất cả các sảnphẩm du lịch sinh thái

- Phát triển năng lực địa phương để quản lý các khu vực bảo vệ và pháttriển du lịch sinh thái

- Phát triển việc xác định các chứng chỉ, nhãn hiệu sinh thái theo cáchướng dẫn quốc tế

Trang 7

- Bảo đảm việc cung cấp kỹ thuật, tài chính và nhân lực cho các tổ chức

V. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển DLST

Nhận thức được vai trò quan trọng của cộng đồng trong phát triển dulịch bền vững, nhiều mô hình phát triển du lịch với sự tham gia của cộng đồng

đã được khuyến khích phát triển ở các địa phương, đặc biệt tại các trọng điểm

du lịch diễn ra sôi động với nhiều cơ hội cho cộng đồng

Thực tế hoạt động du lịch nói chung, DLST nói riêng ở nhiều nước trênthế giới cũng như ở việt nam cho thấy những hình thức chủ yếu mà cộng đồng

có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch và DLST ở các VQG, khu bảotồn thiên nhiên, bao gồm:

- Tham gia vào các quá trình quy hoạch phát triển du lịch: đây là yếu tố rất quantrọng đảm bảo cho quy hoạch du lịch đi vào cuộc sống với sự ủng hộ, giámsát của cộng đồng địa phương

- Là nhà cung cấp đáng tin cậy cho các doanh nghiệp du lịch những nguyên vậtliệu có tính truyền thống của địa phương cần thiết cho việc xây dựng cáccông trình, cung cấp dịch vụ thực phẩm tươi sống hoặc đã qua sơ chế (rau,hoa quả,thịt cá, đặc sản ), hàng thủ công mỹ nghệ truyền thốngcủa địaphương…

- Tham gia vào các hoạt động tác nghiệp giản đơn như nấu ăn,giặt là… trongmột số trường hợp, cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách

là hướng dẫn viên/thuyết minh viên địa phương… Sự tham gia của cộng đồngngày càng được mở rộng, thu hút ngày một đông sự tham gia của cộng đồng,góp phần tăng cường sinh kế và cải thiện cuộc sống của người dân nơi diễn rahoạt động du lịch

- Tham gia ủng hộ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch khi họ có được

sự hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch Việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh

Trang 8

học và môi trường du lịch sẽ không có hiệu quả nếu thiếu sự tham gia tíchcực của cộng đồng địa phương.

- Cung cấp các sản phẩm du lịch văn hóa mang bản sắc truyền thống: biểu diễnnghệ thuật dân gian truyền thống; hoạt động trình diễn sản xuất hang thủcông mỹ nghệ truyền thống hoặc đơn giản là các sinh hoạt trong cuộc sốngthường ngày mà ở đó cộng đồng là chủ thể, là những nghệ nhân

- Cung cấp các dịch vụ đến du khách: cộng đồng có khả năng tự tổ chức cungcấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vậnchuyển khách (thuyền, xe thô sơ…), dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹnghệ…Tuy nhiên để có thể thực hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cầnđược huấn luyện với những hiểu biết tối thiểu về giao tiếp, về các quy địnhnghiệp vụ…

Vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là bằng thuyền, ở nhiều điểm tham quannhư Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, khu cảnh quan danh thắng Tam Cốc –Bích Động, VQG Ba Bể, VQG Tràm Chim, VQG Phú Quốc…cũng là mộttrong những hình thức phổ biến và ngày càng phát triển hiện nay về sự thamgia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Loại hình du lịch lưu trú tại nhà dân đang là loại hình du lịch thu hút sự quantâm của du khách và bước đầu phát triển thành công ở một số địa phương nhưSapa, Ba Bể, Vĩnh Long…Tại VQG Ba Bể, nếu như năm 1996 chỉ có 3 hộ giađình tham gia cung cấp dịch vụ này thì đến năm 2006 đã lên đến trên 20 hộ

Trong định hướng phát triển du lịch và DLST ở nhiều địa phương nơi cócác nguồn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên với các giá trị đa dạng sinh họccao như những điểm đến hấp dẫn khách quan trọng như Lào Cai, Quảng Ninh,Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, KhánhHòa, Lâm Đồng, Đồng Nai…đã chú ý quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảotồn phát triển đa dạng sinh học với sự tham gia tích cực của cộng đồng Việc

ưu tiên phát triển một số loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng không chỉ vớimục đích có thêm môt sản phẩm du lịch mới mà còn tạo ra cơ hội để cộng đồngtham gia trực tiếp vào hoạt động phát triển du lịch, qua đó góp phần tích cựcvào nổ lực bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở những khu vực này

Trang 9

Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế, điển hình là tổ chứcphát triển Hà Lan( SNV), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹbảo tồn động vật hoang dã( WWF) đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và nhiềuđịa phương xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng gắnvới việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời qua đó cũnggóp phần vào nổ lực xóa đói giảm nghèo Ví dụ điển hình đối với những môhình này có thể thấy ở VQG Ba Bể ( Bắc Kạn), VQG Xuân Thủy ( Nam Định),khu bảo tồn biển Hòn Mun (Khánh Hòa ), VQG Tràm Chim (Đồng Tháp )…

Sự tham gia của các cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch sinh thái

ở nhiều điểm du lịch, trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nhìnchung có sự hướng dẫn của các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch địaphương hoặc có sự tư vấn, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế Tuy nhiên, sựhướng dẫn, giúp đỡ thường chỉ ở giai đoạn đầu còn sau đó hoạt động này bịbuông lỏng, thiếu sự giám sát và tư vấn Kết quả là sự tham gia của cộng đồnghướng tới việc hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, đa dạng sinhhọc và môi trường không được như mong muốn Điều này không chỉ ảnhhưởng đến sức hấp dẫn du lịch ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên màcòn ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học khu vực Có thểnêu một số những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ về lợi ích cũng như nghĩa

vụ khi tham gia hoạt động du lịch nói chung, ở các vườn quốc gia, khubảo tồn thiên nhiên nói riêng;

- Quyền được biết của cộng đồng về quy hoạch, về các quy địnhquản lý tại các khu, điểm du lịch, trong đó có các vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên còn chưa được thực hiện nghiêm túc

- Hệ thống chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồngchuyển đổi nghề, tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch để ổn địnhcuộc sống còn có những bất cập

- Cộng đồng chưa có sự hỗ trợ đầy đủ về vốn, về kĩ năng, về thôngtin, để phát triển những dịch vụ phù hợp một cách lâu dài

Trang 10

- Hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch tại các khu , điểm du lịchtại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên còn chưa đáp ứng được yêucầu.

DU LỊCH VĂN HÓA

I Định nghĩa:

Là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóacủa một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phongtục tập quán, lễ hội còn hiện diện

Du lịch văn hóa còn được hiểu:

-Là tổng của cải vật chất và của cải tinh thần có liên quan đến du lịch.-Là kết quả tác động lẫn nhau giữa chủ thể du lịch (du khách), khách thể

du lịch (tài nguyên du lịch) với môi giới du lịch (ngành du lịch)

-Một loại hình thái văn hóa của đời sống du lịch

-Một loại hình thái văn hóa đặc thù, lấy văn hóa giá trị nội tại của văn hóachung làm chỗ dựa, lấy các yếu tố du lịch làm công tác du lịch tích lũy và sángtạo ra trong hoạt động du lịch

II Đặc điểm cơ bản:

Tính tổng hợp:

Du lịch văn hóa có nhiều loại hình thái:

-Vừa có hình thái văn hóa vật chất, vừa có hình thái văn hóa tinh thần.-Vừa có văn hóa cổ đại, vừa có văn hóa cận đại, hiện đại

-Vừa có văn hóa truyền thống bản địa vừa có văn hóa nước ngoài dunhập

-Có tính ngưỡng tôn giáo, quan niệm xã hội, kiểu mẫu chính trị

-Vừa có truyền thống lịch sử, phong thổ nhân tình

Tính khu vực:

Trang 11

Văn hóa bất kể của cả loài người hay của một quần thể cá biệt, bất kể củanhiều nhân tố phức tạp hay của một nhân tố thì sự kế thừa lịch sử và biến đổitrong không gian của nó đều liên quan đến một khu vực, một lãnh thổ cụ thể.Mỗi vùng mỗi lãnh thổ có nét đặc trưng riêng, độc đáo về văn hóa du lịch, nótạo thành sức hấp hẫn đặc sắc riêng để thu hút du khách.

Tính kế thừa:

Tất cả các cảnh quang văn hóa đều là kết quả của sự diễn biến lâu dài củavăn hóa nhân loại(bao gồm văn hóa du lịch) hình thành trong quá trình lịch sửtất yếu có tính kế thừa mãnh liệt

- Nơi tổ chức du lịch văn hóa phải có các điều kiện để phát triển dulịch văn hóa như: di tích lịch sử, sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống dân tộc,phong tục tín ngưỡng

- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu củakhách du lịch như các điều kiện về lưu trú, ăn uống, đi lại, chăm sóc sứckhỏe…

- Nguồn nhân lực du lịch phải có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóacủa địa phương

IV Nguyên tắc cần chú ý:

-Hoạt động du lịch văn hóa thường nên gắn liền với địa phương nơi có cácđiều kiện cần thiết để tổ chức du lịch như: lễ hội, di tích lịch sử, phong tục

Trang 12

-Người tổ chức cần phải có những sáng tạo trong du lịch, biết khai thác tàinguyên du lịch văn hóa một cách hợp lí vừa để đáp ứng nhu cầu của khách dulịch vừa không làm mất đi giá trị văn hóa của nó.

V Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch văn hóa:

Đối với thế giới:

Du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đangphát triển thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Du lịch văn hóa chủ yếu dựavào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc kể cả nhữngphong tục tín ngưỡng…để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắpnơi trên thế giới Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá vănhóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãnnhu cầu đó

Đối với Việt Nam:

-Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước Đặc biệt là các nước đangphát triển Là loại hình rất phù hợp với bối cảnh Việt Nam, rất tốt cho hoạtđộng xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy được xem là hướng phát triển củangành du lịch Việt Nam

-Ở Việt Nam nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên đặcđiểm các vùng miền.Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam, Du lịch Điện Biên,con đường Di sản miền Trung… là những hoạt động của du lịch văn hóa, thuhút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước

-Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắcnhất Việt Nam Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợcủa Chính phủ Pháp Lễ hội đã giới thiệu với du khách về lễ hội dân gian củamiền Trung đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế và Lễ tế đàn Nam Giao…

DU LỊCH NGHIÊN CỨU - HỌC TẬP

Trang 13

 Thời gian lưu trú

Tùy vào đối tượng, mục đích nghiên cứu, học tập mà thời gian lưu trú có thể làngắn ngày hay dài ngày

Đa số học sinh, sinh viên tham gia du lịch thường lưu trú trong thời gian ngắn

để tìm hiểu thực tế, làm báo cáo môn học,…Còn các nhà khoa học thường cóthời gian lưu trú dài ngày để làm các công trình nghiên cứu khoa học

Ngày đăng: 31/08/2014, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w