1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 - một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an

83 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 768 KB

Nội dung

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về định lượng ma túy để xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo Điều 194 BLHS 54 2.4.2.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VÀ THỰC TIỄN TRấN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Giáo viên hướng dẫn: TS Trịnh Quốc Toản Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Khánh Ly Lớp : K53 Tư pháp hình sự

Hà Nội - Năm 2012

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY

1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm 13

1.2.3 Mặt chủ quan của tội phạm 17

Trang 3

2.2.1 Thực trạng tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm

2011 38

2.2.2 So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm về ma túy nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011 40

2.2.3 So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ

An năm 2007 đến năm 201141

2.2.4 So sánh tỷ lệ tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với các tội phạm về ma túy nói chung trên toàn quốc

từ năm 2007 đến năm 2011 42

2.2.5 Tính chất tội phạm, phương thức, thủ đoạn hoạt động 43

2.2.6 Hình phạt áp dụng đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 45

2 2.7 Nhân thân người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép

hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An 46

2.3 Một số kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tàng trữ, vậnchuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại tỉnh Nghệ An 48

2.3.1 Công tác tuyên truyền vận động phòng, chống ma túy 49

2.3.2 Công tác chống tái trồng cây có chất ma túy 49

2.3.3 Công tác cai nghiện 50

2.3.4 Kết quả điều tra, triệt phá tội phạm ma túy của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An 50

2.3.5 Các lực lượng chức năng thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng, chống ma túy với nước bạn Lào 53

2.4 Những khó khăn và vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tộiphạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất matúy trên địa bàn tỉnh Nghệ An 54

2.4.1 Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về định lượng ma túy để xét xử tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo Điều 194 BLHS 54

2.4.2 Tổ chức và lực lượng phòng chống ma túy chưa đồng bộ và đủ mạnh trong khi tình hình tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp 60

Trang 4

2.4.3 Phương tiện, kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm soát và đấu tranh triệt nguồn ma túy còn rất thiếu thốn và lạc hậu 60

2.4.4 Công tác kiểm soát và phòng ngừa, đấu tranh triệt nguồn ma túy còn nhiều tồn tại 61

2.4.5 Khó khăn trong hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống tội phạm

ma túy 62

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH NGHỆ AN 64

3.1 Dự báo tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặcchiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 643.2 Các giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực phòng chốngcác tội phạm về ma túy 65

3.2.1 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tội phạm ma túy trong BLHS năm

3.3.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội 67

3.3.2 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục 68

3.3.3 Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy 70

3.3.4 Giải pháp tăng cường hiệu quả công tác xét xử các tội phạm ma túy 74

KẾT LUẬN75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 5

Cảm ơn Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đó giỳp tụi cung cấp các

số liệu liên quan có trong khóa luận

Cuối cùng, con xin bày tỏ sự biết ơn sâu đậm nhất đến Bố, Mẹ - nhữngngười đã cho con tất cả

Trong khóa luận của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót

và hạn chế, vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp của Thầy, Cô giáo cùngtoàn thể các bạn sinh viên

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2012 Sinh viên

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế,văn hóa, xã hội thì các tệ nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng và diễn biếnphức tạp, trong đó có tệ nạn ma túy Nú đó và đang trở thành nỗi nhức nhối của

cả quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế, chính trị và trật tự

an toàn xã hội

Ma túy là nguồn gốc dẫn đến tội phạm, là nguyên nhân của sự bần cùnghóa gia đình, làm băng hoại đạo đức, nhân cách con người, là bạn đồng hành củathảm họa HIV/AIDS, đồng thời nú cũn tác động xấu tới an ninh, trật tự, sự ổnđịnh và phát triển bền vững của xã hội Đặc biệt, tệ nạn ma túy có sức hút, cám

dỗ và lây lan rất nhanh đến tầng lớp thanh thiếu niên – thế hệ tương lai của đấtnước, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của dân tộc và giống nòi

Ở Việt Nam, các tội phạm ma túy ngày càng gia tăng cả về số vụ phạmtội cũng như tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, đặc biệt là các tội phạmtàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy Hành

vi phạm tội ma túy nói chung cũng như phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy nói riêng bị pháp luật nghiêm cấm, bị

dư luận xã hội lên án mạnh mẽ Song do ham lời bất chính, coi thường pháp luật

và đạo lý, vẫn có rất nhiều người hàng ngày, hàng giờ dùng mọi thủ đoạn đểbuôn bán thứ hàng hóa chết người đó Ma túy đã và đang trở thành “quốc nạn”tác động trực tiếp vào từng cá nhân, từng gia đình, xã hội

Từ nhiều năm nay, tỉnh Nghệ An được xem là “điểm núng” của cuộc đấutranh phòng, chống tội phạm ma túy Làm thế nào để có giải pháp cấp bách, hữuhiệu nhằm từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống đang là câu hỏi lớnđối với toàn xã hội Vì vậy, nghiên cứu về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán tráiphép hoặc chiếm đoạt chất ma túy để tìm ra giải pháp phòng chống là vấn đềmang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay

Trang 7

Vỡ các lý do trờn, tụi quyết định chọn để tài “Tội tàng trữ, vận chuyển,

mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Bộ luật hình sự 1999 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt

-nghiệp cử nhân luật học của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận

Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ của khóa luận là :

- Nghiên cứu khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định vềtội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy

- Phõn tớch các khía cạnh pháp lý của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy

- Phân tích tình hình tội phạm, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạmtàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trênđịa bàn Tỉnh Nghệ An Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quảcông tác đấu tranh phòng chống tội phạm này

3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác – Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các báocáo tổng kết xét xử, các tài liệu trong nước có liên quan

Khóa luận sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, sosánh, xã hội học để thực hiện nhiệm vụ của đề tài

4 Kết cấu của khóa luận

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóaluận được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề chung về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

- Chương 2: Tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phéphoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Trang 8

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chốngtội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túytrên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Trang 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA

BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY

1.1 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1.1.1 Giai đoạn từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 3/9/1945,một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong bài về “Những nhiệm vụ cấpbách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hũa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói: “Chế độ thực dõn đó đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện Nú đó dựngmọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng,gian giảo, tham ô và những thói xấu khác Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách làphải giáo dục lại nhân dân chúng ta…Cuối cùng tôi đề nghị tuyệt đối cấm thuốcphiện” Chính vì vậy mà khi mới thành lập chính quyền nhân dân, Đảng và Nhànước Việt Nam đã coi thuốc phiện là thuốc độc và đó cú chủ trương xóa bỏ việctrồng cây thuốc phiện, động viên người nghiện hút thuốc phiện thực hiện phongtrào “khụng nghiện và không trồng cây thuốc phiện” 1

Nghị định 150/TTg, ngày 5/3/1952 đã ấn định tạm thời về chế độ thuốcphiện

Nghị định 225/TTg ngày 22/12/1952 của Chính phủ quy định về việcsửa đổi định mức thuốc phiện, những nguyên tắc bán thuốc phiện sau khi đã nộpthuế và xác định các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, lưu thông thuốcphiện, quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện bị

xử lý như: tịch thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép; phạt tiền từmột đến năm lần trị giá số thuốc phiện lậu; người vi phạm có thể bị truy tố trướcTòa án nhõn dân

1 Xem: Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 10 năm ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2001 – 26/6/2011, Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trang 10

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi Sau khi hòa bình lậplại và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam, Đảng

và Nhà nước ta tiếp tục quan tâm đến việc xây dựng hệ thống pháp luật mới,trong đó có công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc phiện và các chất ma túykhác Ngày 15/09/1955, Chính phủ ban hành nghị định số 580/TTg quy định cáctrường hợp có thể đưa ra tòa án để xét xử với mức phạt tù từ ba tháng đến nămnăm, bị tịch thu tang vật, bị phạt tiền từ một đến năm lần giá trị thuốc phiện lậugồm :

- Buôn thuốc phiện có nhiều người tham dự và có thủ đoạn để gian lận,tang vật có giá trị trên một triệu đồng;

- Buôn nhỏ hoặc làm môi giới có tổ chức thường xuyên, đã thành chuyênmôn hoặc đã bị phạt tiền nhiều lần;

- Các vụ liên quan đến chính quyền hoặc bộ đội;

- Không thi hành quyết định phạt tiền của cơ quan thuế vụ hoặc hải quan

Bộ tư pháp còn ban hành Thông tư số 635/VVH-HS ngày 29/3/1945 vàThông tư số 33/VHH-HS ngày 5/7/1958 hướng dẫn đường lối truy tố và xét xửnhững vụ án về buôn lậu thuốc phiện

Sau khi miền Nam giải phóng, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 76/CP ngày 25/3/1977 về chống buôn lậu thuốc phiện.Trên cơ sở nghịđịnh này, Tòa án nhõn dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ đã

ra Thông tư liên nghành hướng dẫn áp dụng pháp luật trong cả nước

Năm 1982, Hội đồng Nhà nước đã thông qua pháp lệnh chống đầu cơ,buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả và kinh doanh trái phép Trong đó cóđiều khoản quy định: “Buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các chất ma túy

là hành vi nguy hiểm cho xã hội, mức áp dụng hình phạt tối đa là 20 năm tùgiam”

Trước tình hình tội phạm ma túy ngày có xu hướng diễn biến phức tạp,Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có thái độ kiên quyết hơn trong đấu tranhphòng, chống ma túy, trước hết thể hiện trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm

1985

Trang 11

1.1.2 Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

BLHS năm 1985 có quy định các tội có liên quan đến ma túy Tuy nhiên,trong BLHS này chỉ có điều luật duy nhất quy định trực tiếp là Điều 203 quyđịnh về tội tổ chức dùng ma túy Ngoài ra, cũn có Điều 97 quy định tội buôn lậuhoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và Điều 166 quy địnhtội buôn bán hàng cấm (Chương các tội phạm về kinh tế) mà trong đó ma túyđược coi là một loại hàng cấm

Trong lần sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 vào năm

1989, Điều 96A quy định tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phépcác chất ma túy đã được bổ sung vào Chương các tội xâm phạm an ninh quốcgia

Đặc biệt, Điều 61 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 1992 đã quy định: “Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán, tàngtrữ,sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma túy khác”

Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam năm 1992, BLHS năm 1985 đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ tưnăm 1997, trong đó đã dành một chương riêng (chương VIIA) quy định về cáctội phạm về ma túy, theo hướng cụ thể hóa, hình sự hóa một số hành vi và tăngnặng hình phạt đối với các tội phạm về ma túy với 14 điều luật, quy định 13 tộidanh khác nhau liên quan đến ma túy gồm :

- Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cõy khỏc cú chứa chất ma túy;

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ trái phép chất ma túy;

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy;

- Tội mua bán trái phép chất ma túy;

- Tội chiếm đoạt chất ma túy;

- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vàoviệc sản xuất trái phép chất ma túy;

- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụdùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;

Trang 12

- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;

- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy;

- Tội sử dụng trái phép chất ma túy;

- Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

- Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất

ma túy khác

Ngày 21/12/1999, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHSnăm 1999, có hiệu lực từ 0h00 ngày 01/07/2000 BLHS năm 1999 quy địnhriêng chương XVIII về các tội phạm về ma túy So với BLHS năm 1985 thì cácquy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất matúy trong BLHS năm 1999 có một số điểm mới:

- Ghép bốn tội danh độc lập quy định tại Điều 185c, Điều 185d, Điều185đ của BLHS năm 1985 vào Điều 194 với tiêu đề: Tội tàng trữ, vận chuyển,mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất các ma túy

- Trong BLHS năm 1985 có nhiều điều luật cho phép chuyển lên khunghình phạt nặng hơn khi có nhiều tình tiết định khung tăng nặng của khung tăngnặng thấp hơn.Ví dụ: Điểm c khoản 3 Điều 185đ BLHS năm 1985 quy định :

“Có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 điều này” Tại BLHS năm 1999, tìnhtiết này bị xóa bỏ

- BLHS năm 1985 không có điều luật nào quy định về tỉ lệ thương tật,còn BLHS năm 1999 có quy định tình tiết này

- BLHS năm 1985 có tình tiết định khung tăng nặng “ Sử dụng ngườichưa thành niên vào việc phạm phỏp” BLHS năm 1999 đã sửa thành “ Sử dụngtrẻ em vào việc phạm tội”

- Về tội mua bán trái phép chất ma túy, BLHS năm 1985 có tình tiết địnhkhung tăng nặng “thu lợi bất chính lớn” và “cú tính chất chuyên nghiệp” Tuynhiên ở Điều 194 BLHS năm 1999, hai tình tiết này đã bị loại bỏ

1.2 Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS)

Điều 194 BLHS năm 1999 đã quy định bốn tội danh độc lập, đó là :

Trang 13

- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

- Tội mua bán trái phép chất ma túy

- Tội chiếm đoạt chất ma túy

1.2.1 Khách thể của tội phạm

“ Khách thể của tội phạm là yếu tố không tách rời của tội phạm, tội phạmbao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà nước xácđịnh bảo vệ bằng luật hình sự”.2

Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến chế độ độc quyền quản lýcủa Nhà nước về ma túy, trực tiếp là chế độ quản lý của Nhà nước về tàng trữ,vận chuyển, mua bán các chất ma tỳy.Việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán tráiphép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy không chỉ vi phạm chế độ độc quyềnquản lý của Nhà nước về ma túy mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiệntrong xã hội, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sựphát triển lành mạnh của xã hội

Ma túy là loại độc dược gây nghiện nguy hiểm Theo quy định của Nhànước, chỉ một số cơ quan nhà nước mới được phép sản xuất ma túy nhằm mụcđích phục vụ cho y học và cho nghiên cứu khoa học Hoạt động này được quyđịnh chặt chẽ từ khâu quản lý, sản xuất đến buôn bán và sử dụng Sự thống nhấtquản lý của Nhà nước về chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng matúy, bảo vệ sức khỏe người dân và ngăn ngừa các tội phạm về ma túy

“Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm

mà khi tác động tới bộ phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gâythiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ”3

Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy

Theo từ điển tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Trung tâm Từ

điển học 1996, trang 583) thì “Ma túy là tên gọi chung các chất có tác dụng gây

trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”

2 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.137

3 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.141

Trang 14

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Ma túy là tên gọi chung chỉnhững chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiênhay nhân tạo Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng tháinhận thức và sinh lý”4.

Ở nước ta, việc xác định các chất ma túy được dựa trên cơ sở tham khảocác bảng quy định về các chất ma túy và các chất hướng thần của 3 công ướccủa Liên hợp quốc về kiểm soát chất ma túy là Công ước thống nhất về các chất

ma túy năm 1961, Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gâynghiện và các chất hướng thần 1988

Mặc dù từ giữa thế kỷ VII, thuốc phiện đã thâm nhập vào Việt Namdưới triều vua Minh Mạng, vua Tự Đức một số đạo luật đầu tiên về cấm trồng,hút và buôn lậu thuốc phiện đã được ban hành, nhưng trong pháp luật Việt Nam

cụm từ “chất ma túy” xuất hiện khá muộn 5 Mãi sau khi đất nước thống nhất,vẫn chỉ duy nhất thuốc phiện bị đặt dưới sự kiểm soát, các chất ma túy khác như

cần sa, cocain vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh Cụm từ “chất ma túy” chỉ

được chính thức sử dụng lần đầu tiên trong pháp luật Việt Nam tại BLHS năm

1985 với việc quy định tội danh “Tội tổ chức, sử dụng trái phép chất ma tỳy”(Điều 203) Sau khi được BLHS năm 1985 sử dụng, cụm từ này tiếp tục dùngrộng rãi trong các văn bản pháp luật khác như Luật bảo vệ sức khỏe nhân dânnăm 1989, Nghị định số 142/HĐBT năm 1991 về xử phạt vi phạm hành chính.Tuy nhiờn, điều đáng chú ý là trong các văn bản pháp luật này, cụm từ chất matúy không được định nghĩa6 Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc thi hànhBLHS năm 1985, Bộ Nội Vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) vàTòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành một số thông tư hướng dẫn;nhưng các thông tư này cũng không đưa ra khái niệm chất ma túy mà áp dụngphương pháp liệt kê để chỉ ra các chất thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật

Trang 15

Danh mục các chất ma túy được liệt kê trong các văn bản này thiếu khoa học vàkhông đầy đủ nên phải liên tục bổ sung.

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 đánh dấu một bước tiến rõ néttrong pháp luật Việt Nam về phòng chống ma túy nói chung và khái niệm chất

ma túy nói riêng Lần đầu tiên khái niệm chất ma túy và cỏc khỏi niệm liênquan, như tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện vàthuốc hướng thần được chính thức định nghĩa

Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về ma túyhay chất ma túy Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 không đưa

ra khái niệm chất ma túy, mà thay vào đó áp dụng phương pháp liệt kê đã xácđịnh trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì “Chất ma túy baogồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định trong các danh mục dochính phủ ban hành” Để làm rõ hơn khái niệm này, Luật Phòng chống ma túycung cấp thêm định nghĩa chất gây nghiện và chất hướng thần Theo đó “Chấtgây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đốivới người sử dụng” và “Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinhhoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối vớingười sử dụng” Như vậy, trong luật pháp Việt Nam, cụm từ chất ma túy đượcđịnh nghĩa một cách gián tiếp qua cỏc khỏi niệm chất gây nghiện và chất hướngthần7

Ngoài ra, bên cạnh khái niệm chung tổng quát, các chất ma túy cụ thể vàcòn được liệt kê trong các danh mục do Chính phủ ban hành Theo Nghị định67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 và Nghị định 133/2003/NĐ-CP ngày06/11/2003 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất matúy bao gồm 228 chất chia thành 3 danh mục và 40 hóa chất không thể thiếutrong quá trình sản xuất, điều chế ma túy Hiện tại các chất ma túy bị kiểm sáttại Việt Nam được liệt kê trong 3 Danh mục :

7 Th.s Nguyễn Thị Phương Hoa, Hoàn thiện khái niệm “chất ma túy” trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí khoa học pháp luật số 3 (34/2006)

Trang 16

- Danh mục I gồm các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng; việc

sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điềutra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền Danh mục nàybao gồm các chất ma túy trong Danh mục IV của công ước 1961 và Danh mục Icủa công ước 1971 và muối của chúng

- Danh mục II gồm các chất ma túy độc hại, được dung hạn chất trongphân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnhvực y tế theo yêu cầu điều trị Danh mục này bao gồm các chất ma túy trongDanh mục I và II của Công ước 1961 và các chất hướng thần được dùng trongDanh mục II của Công ước 1971 và muối của chúng

- Danh mục III gồm các chất ma túy độc dược được dùng trong phântích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y

tế theo yêu cầu điều trị Danh mục này bao gồm các chất hướng thần trong Danhmục III và IV của công ước 1971 và muối chúng

Ở Việt Nam, các chất ma túy thường gặp là đối tượng của tội tàng trữ,vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy bao gồm :

 Thuốc phiện (nhựa thuốc phiện hay còn gọi là nhựa đặc của cây anh túc);

 Cần sa (phần ngọn mang hoa và quả của cây cần sa mà nhựa chưa đượcchiết ra);

 Lỏ cụca (lỏ của cây cooca lá chưa dùng để chiết xuất);

 Moocphin (chất chiết từ thuốc phiện);

 Coocain;

 Hờrụin;

 Chất hướng thần như amphetamine…

Có nhiều chất ma túy nhưng có thể phân loại các chất ma túy như sau:

- Theo nguồn gốc, cách thức tạo ra chất ma túy, ma túy được chia thành

ba nhóm:

 Ma túy tự nhiên: là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là nhữngancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca…

Trang 17

 Ma túy bán tổng hợp: các chất ma túy được điều chế từ sản phẩm tự nhiênbằng cách cho tác dụng với một số hóa chất để thu được chất ma túy tácdụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu (ví dụ Hờrụin là chất ma túy bántổng hợp từ morphine bằng cách axetyl hóa morphine…)

 Ma túy tổng hợp: là các chất ma túy được điều chế bằng phương pháptổng hợp hóa học toàn phần từ các chất (gọi là tiền chất) Các chất ma túytổng hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn ma túy bán tổng hợp(methadone, dolargan, mathamphetamine)

- Theo đặc tính và mức độ tác động của chất gây nghiện, ma túy được chiathành ba nhóm:

 Ma túy mạnh: Loại ma túy gây phản ứng dược lý mạnh, chỉ cần sử dụngmột lượng nhỏ là có thể tạo ra sự biến đổi trạng thái tâm lý của con người

và vài lần sử dụng là có thể gây nghiện

 Ma túy trung bình: Loại ma túy gây phản ứng tâm lý là chủ yếu, đồng thời

có cả phản ứng sinh học (amphetamine…)

 Ma túy nhẹ: Loại ma túy không gây nghiện nặng, gây ra phản ứng tâm lý

là chủ yếu (seduxen,…)

- Theo nguồn gốc và tác động dược lý ma túy được chia thành năm loại:

 Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates)

 Ma túy là các chất từ cần sa (cannabis)

 Ma túy là các chất kích thích (stimuland)

 Ma túy là các chất ức chế (depressants)

 Ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens)

Theo thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-TANDTC-BTP ngày24/12/2007 về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Cỏc tộiphạm về ma tỳy” của BLHS năm 1999 quy định:

- Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch (như dungdịch thuốc phiện, dung dịch hờrụin dùng để tiêm, chích) hoặc chất ma túy ở thểlỏng đã được pha loãng để tiện cho việc sử dụng thì không coi toàn bộ dung dịch

Trang 18

này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moocphin trong dungdịch để tính trọng lượng của chất ma túy đó.

- Đối với xái thuốc phiện thỡ khụng coi là nhựa thuốc phiện mà phải xácđịnh hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốcphiện

1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồmcác dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan 8 Những biểuhiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quảnguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấuhiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi như: công

cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàncảnh phạm tội 9 Các loại hành vi khách quan của tội phạm này là:

- Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy;

- Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy;

- Hành vi mua bán trái phép chất ma túy;

- Hành vi chiếm đoạt chất ma túy

* Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp ma

túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chon dưới đất, để trong vali,cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theongười ) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phépchất ma túy Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác địnhtội này10

* Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp

chất ma tỳytừ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng cácphương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy ,trờn cỏc tuyến đường đườngkhác nhau như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường

8

9 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.145

10 Xem: Mục 3.1, Phần II « Về các tội phạm cụ thể », Thông tư liên tịch của Bộ Công an – VKSNDTC -

TANDTC - Bộ tư pháp số 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VII “Các tội phạm về Ma túy” của BLHS năm 1999

Trang 19

bưu điện…, có thể có trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trongbụng, để trong hành lý như vali, túi xách…) mà không nhằm mục đích mua bán,tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác11.

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác,

mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đú, thỡ bị truy cứutrách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm

Điều luật không quy định hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy với

số lượng là bao nhiêu thì cấu thành tội phạm Tuy nhiên, tại Mục 3.6 Thông tưliên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định

ôNgười nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túyvới số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất

ma túy khỏc thỡ áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đú khụng truy cứu TNHSnhưng phải bị xử lý hành chính:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cụca có trọng lượng dưới mộtgam;

b) Hờrụin hoặc cụcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cụca có trọng lượng dưới một kg;d) Qủa thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilụgam;

đ) Qủa thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới 1 kilụgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam

f) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười ml trở xuốngằ

Và mức xử phạt trong trường hợp này là từ 20.000.000 đồng đến30.000.000 Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụnghình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm12

Tuy nhiên cần lưu ý ở chỗ hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặcchiếm đoạt chất ma túy với số lượng như đã trích dẫn ở trên phải không nhằm

11 Xem: Mục 3.2, Phần II « Về các tội phạm cụ thể », Thông tư liên tịch của Bộ Công an – VKSNDTC - TANDTC - Bộ tư pháp số 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VII “Các tội phạm về Ma túy” của BLHS năm 1999

12 Xem: Khoản 4 Điều 23 Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Trang 20

mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khỏc thỡ mới có thể bị xử

lý về mặt hành chính

* Mua bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:

- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồngốc ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác

để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác ;

- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác ;

- Xin chất ma túy nhằm bán cho người khá ;

- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép không phụ thuộcvào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có ;

- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toỏn…lấy chất matúy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác ;

- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.13

* Chiếm đoạt chất ma túy là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo,

tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếmđoạt chất ma túy của người khác Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất

ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứutrách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ đối với tội danh đầy đủ đối với hành vi

đã thực hiện theo Điều 194 BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.14

Xét về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt chất ma túy bao gồm nhiềuhành vi của các tội xâm phạm sở hữu, như hành vi trộm cắp, công nhiên chiếmđoạt, lừa đảo, cướp giật, cưỡng đoạt và có cả hành vi cướp chất ma túy Nhưvậy, hành vi để cấu thành tội chiếm đoạt chất ma túy rất đa dạng, từ hành vi ítnguy hiểm, đến hành vi hết sức nguy hiểm cho xã hội, đó là hành vi dùng vũ lực,

đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấncông lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt chất ma túy

13

14 Xem: Mục 3.3; 3.4 Phần II, Thông tư liên tịch của Bộ Công an – VKSNDTC - TANDTC - Bộ tư pháp số 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VII “Các tội phạm về Ma túy” của BLHS năm 1999

Trang 21

(hành vi của tội cướp tài sản) Đây là hành vi hết sức nguy hiểm, không chỉ uyhiếp đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của người bị tấn công mà còn ảnhhưởng đến tinh thần, tính mạng, sức khỏe của những người khác (những người

vô tình đi ngang qua khu vực hoặc sinh sống trong khu vực xảy ra vụ chiếm đoạtchất ma túy) Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi Việt Nam được nhận xét làmột trong những địa bàn trung chuyển của mạng lưới mua bán trái phép chất matúy xuyên quốc gia.Thời gian qua, lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phá

dỡ nhiều đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy với khối lượng lớn đếnhàng tấn (8,5 tấn), nhiều vụ việc đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép chất

ma túy được trang bị bằng vũ khí hiện đại có tầm sát thương lớn thì đối tượngchiếm đoạt chất ma túy hoạt động theo kiểu xã hội đen sẽ trang bị vũ khí khôngkém

* Thực tiễn thường gặp một số trường hợp sau:

- Người phạm tội chiếm đoạt và biết hoặc chấp nhận đối tượng chiếmđoạt là chất ma túy thì sẽ định tội chiếm đoạt chất ma túy

- Nếu người phạm tội không biết là mình chiếm đoạt chất ma túy nhưngsau đó biết và đã có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bỏn…thì xét xử theo cáctội danh tương ứng Hành vi chiếm đoạt chỉ xét xử về tội chiếm đoạt tài sảnthông thường

- Nếu người phạm tội không biết là mình chiếm đoạt chất ma túy và sau

đó bị bắt ngay thì chỉ truy cứu về tội chiếm đoạt tài sản thông thường

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm thực hiện một trong bốn hành vikhách quan kể trên

* Khi truy cứu trách nhiện hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bántrái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cần phân biệt:

- Người nào bán trái phép chất ma túy cho người khác và còn cho họ sửdụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của mình để sửdụng trái phép chất ma túy thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tộimua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS, người đú cũn bị truy cứu

Trang 22

trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theoĐiều 198 BLHS.

- Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép màgửi tiền nhờ mua hộ chất ma tuý để sử dụng thì người nhờ mua hộ phải chịutrách nhiệm hình sự về số lượng chất ma túy đã nhờ mua hộ Người đi mua phảichịu trách nhiệm hình sự về tổng số lượng chất ma túy đã mua cho bản thân vàmua hộ

- Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép màdùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất

ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, muabán trái phép chất ma túy thì người đó là người đồng phạm với người mua về tộitàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 194 BLHS

1.2.3 Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm

lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện vàvới hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội Mặt chủ quan của tội phạm baogồm động cơ phạm tội, mục đích phạm tội và lỗi của người phạm tội 15

Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội

và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho xã hội thể hiện dưới dạng cố ýhoặc vụ ý.Thỏi độ tâm lý của chủ thể với hành vi nguy hiểm cho xã hội khôngphải sau sự kiện thực hiện hành vi mà trong quá trình thực hiện nó, đồng thờivới quá trình thực hiện hành vi Thái độ tâm lý này là quá trình tâm lý diễn ratrong ý thức của người phạm tội 16

Tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện một cách

cố ý hoặc vô ý Một người phải chịu TNHS về việc đã thực hiện hành vi đã gâythiệt hại cho xã hội nếu họ có lỗi khi thực hiện hành vi đó Nguyên tắc có lỗi làmột nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam, không có lỗi thì không có tội.Nhà nước không chấp nhận sự quy tội khách quan tức là truy cứu TNHS mộtngười đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng không xem xét lỗi của

15 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.171

16 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.172

Trang 23

họ khi thực hiện hành vi ấy17 Có thể chia lỗi thành lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ýgián tiếp, lỗi vô ý do cẩu thả.

Lỗi của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặcchiếm đoạt chất ma túy là lỗi cố ý trực tiếp Về ý chí, người phạm tội nhận thứcđược hành vi mua bán ma túy là hành vi trái pháp luật, họ có đủ điều kiện kháchquan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác nhưng họ vẫn thực hiệnhành vi phạm tội

Theo quy định tại Điều 9 BLHS năm 1999, có thể hiểu, lỗi cố ý trực tiếp

là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành

vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó vàmong muốn hậu quả xảy ra

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc Dovậy vấn đề có thấy trước hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra khixem xét lý trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp

Khi xác định lỗi của người phạm tội này cần chú ý những điểm sau:

- Người có hành vi tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy mà cómục đích bán chất ma túy này thì phạm tội mua bán trái phép chất ma túy

- Người có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác mà không biếttrong đó có chất ma túy thì không bị truy cứu TNHS về tội chiếm đoạt chất matúy mà bị truy cứu TNHS về tội danh tương ứng với hành vi chiếm đoạt tài sản

đã được thực hiện

1.2.4 Chủ thể của tội phạm

Tội phạm là hành vi của con người có tính nguy hiểm cho xã hội, chủ thểcủa tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộitrong tình trạng có TNHS và đạt độ tuổi do luật quy định 18 Năng lực TNHS và

độ tuổi chịu TNHS là hai điều kiện của chủ thể phạm tội, hai dấu hiệu bắt buộccủa chủ thể phạm tội.Tuy nhiờn, ngoài hai dấu hiệu bắt buộc và phổ biến nói

17 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.172

18 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.161

Trang 24

trên của chủ thể, một số tội phạm đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu bắtbuộc khác, trường hợp này được gọi là chủ thể đặc biệt.

Chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạtcác chất ma túy là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định

Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để xác định conngười có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Chỉ có người cónăng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm Người có nănglực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cókhả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thựchiện và điều khiển được hành vi đó 19 Chỉ có người có năng lực trách nhiệmhình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm

Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam làngười đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp ởtrong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Theo Điều 12 BLHS năm 1999:

“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm,

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu tráchnhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng”20

Đối chiếu với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếmđoạt các chất ma túy tại Điều 194, Khoản 1 điều 194 là tội phạm nghiêm trọng

Do đó chủ thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạtchất ma túy theo khoản 1 là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực tráchnhiệm hình sự Khoản 2, 3, 4 Điều 194 là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạmđặc biệt nghiêm trọng Vì thế nên chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túytheo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194 là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có đầy

đủ năng lực trách nhiệm hình sự

19 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.163

20 Xem thêm: Mục 10 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 05 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999

Trang 25

Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ đủ 14tuổi đến dưới 16 tuổi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc tàng trữ chất

ma túy cần phải chú ý:

- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải thực hiệnhành vi mua bán trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên, nếu tổng trọng lượngchất ma túy của các lần cộng lại dưới mức tối thiểu hoặc không xác định đượctổng trọng lượng các chất ma túy của tất cả các lần đã đến mức tối thiểu theoquy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 thì họ khôngphải chịu TNHS về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất matúy

- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vitàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ hai lầntrở lên, nếu tổng trọng lượng chất ma túy của các lần cộng lại từ mức tối thiểuquy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 thì phụ thuộcvào tổng trọng lượng chất ma túy được xác định trong từng trường hợp cụ thể,

mà họ phải bị xét xử theo khoản tương ứng (khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 40quy định tại điều 194 BLHS năm 1999) Tuy nhiên trong trường hợp này cầnphân biệt:

+ Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thựchiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất matúy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma túy của mỗi lần thuộc trường hợpquy định tại các điểm g, h, i, k, l, m, n hoặc o khoản 2 Điều 194 thì tùy thuộcvào loại chất ma túy mà họ phải bị áp dụng điểm tương ứng với điểm b “phạmtội nhiều lần” quy định tại khoản 2 Điều 194

+ Trường hợp người chưa thành niên chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổithực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt cácchất ma túy từ hai lần trở lên và trọng lượng chất ma túy của mỗi lần thuộctrường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 194 thì cùng với việc phải

bị xét xử theo khoản tương ứng, họ còn phải bị áp dụng tình tiết “phạm tội nhiềulần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 148

Trang 26

1.3 Đường lối xử lý đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự hiện hành

Điều 194 BLHS năm 1999 quy định bốn khung hình phạt, bao gồmkhung cơ bản và 3 khung tăng nặng TNHS

1.3.1 Khung cơ bản (Khoản 1 Điều 194 BLHS) đối với trường hợp phạm tội không có các tình tiết là yếu tố định khung.

Khoản 1 Điều 194 năm 1999 là cấu thành cơ bản của tội tàng trữ, vậnchuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có mức phạt tù từ 2 nămđến 7 năm, áp dụng cho những trường hợp phạm tội bình thường, không thuộccác trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194 (phạm tộikhông có các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung)

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 194BLHS năm 1999, tòa án phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạttại chương VII của BLHS (từ Điều 45- Điều 54)

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1Điều 46, không có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 BLHS năm 1999 thìTòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất trong khung hình phạt; Tòa án có thểquyết định hình phạt dưới 2 năm tù nhưng không được dưới 3 thỏng tự

1.3.2 Phạm tội trong trường hợp cú cỏc tình tiết khung tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 194 BLHS

Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, áp dụngcho những trường hợp phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặcchiếm đoạt chất ma túy có một trong những tình tiết tăng nặng sau:

- Có tổ chức :

Theo khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999: “Phạm tội có tổ chức là hìnhthức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ với những người cùng thực hiện tộiphạm”

Như vậy, có thể hiểu tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếmđoạt chất ma túy có tổ chức là trường hợp đồng phạm tàng trữ, vận chuyển, mua

Trang 27

bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy mà các chủ thể có sự cấu kết chặt chẽvới nhau.

Trong phạm tội có tổ chức thường cú cỏc dạng người như người tổ chức,người thực hành, người xúi giục, người giúp sức

+ Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc tàng trữ, vậnchuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy như khởi xướng ra việctàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, vạch chủtrương, kế hoạch thực hiện tội phạm, kế hoạch che dấu tội phạm, tập hợp, rủ rê,lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm, phân công trách nhiệm và điềukhiển hoạt động của những người đồng phạm khác để đạt được mục đích chung

+ Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện hành vi tàng trữ, vậnchuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

+ Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tàngtrữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

Nếu xúi giục trẻ em phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1Điều 194 BLHS năm 1999 và trẻ em dưới 14 tuổi phạm tội thuộc khoản 2,khoản 3, khoản 4 điều 194 BLHS thì người xúi dục sẽ trở thành người thực hànhcòn trẻ em là công cụ, phương tiện phạm tội

+ Người giúp sức: Tạo điều kiện về tinh thần và vật chất cho việc muabán trái phép chất ma túy, cung cấp tiền, công cụ, phương tiện, tìm địa điểm…cho việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;hứa hẹn che dấu tội phạm, tiêu thụ tài sản do mua bán trái phép chất ma túy màcó

Phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt cácchất ma túy có thể có tất cả những người đồng phạm là người thực hành, nhưngcũng có thể có đồng phạm phân công vai trò Trong trường hợp đồng phạm có tổchức, người thực hành thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặcchiếm đoạt các chất ma túy đến đâu thì đồng bọn phải chịu đến giai đoạn đó và

áp dụng tình tiết có tổ chức với tất cả những người đồng phạm

Trang 28

Thường thấy trong các đường dây ma túy lớn thường có rất nhiều người.Tuy nhiên không phải tất cả những người này đều biết mặt nhau mà mỗi đườngdây đó thường chia thành cỏc nhúm nhỏ Có những người đóng vai trò quantrọng trong đường dây, được tham gia bàn bạc, chỉ đạo,…có những người chỉthực hiện một số hành vi nhất định, không có vai trò lớn Vì vậy không phải tất

cả những người trong cùng một đường dây ma túy đều phạm tội có tổ chức màđôi khi chỉ có một số tên bị coi là phạm tội có tổ chức

Phạm tội có tổ chức thường gây ra thiệt hại lớn hơn so với phạm tộithông thường, vì vậy cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với nhữngngười phạm tội có tổ chức

- Phạm tội nhiều lần

Phạm tội nhiều lần được hiểu là đó cú từ hai lần phạm tội trở lên( hailần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy,hai lần bán trái phép chất ma túy trở lờn…) mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tốcấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong sốcác lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hếtthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 21

Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu TNHS về tổng số lượngcác chất ma túy của các lần cộng lại, nếu điều luật có quy định về số lượng chất

ma túy để định khung hình phạt

Ví dụ: Trong 2 ngày 28 và 29-5- 2011, Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã

mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma tuý số lượng lớnđối với bị cáo là Nguyễn Văn Ngữ (SN 1965).Theo cáo trạng: Từ đầu năm 2005đến tháng 9/2005, Nguyễn Văn Ngữ mua tổng số 33 bỏnh hờrụin, mỗi bánh cótrọng lượng 345 gam, sau đó vận chuyển về Gia Lâm - Hà Nội và Bắc Ninh giaocho Nguyễn Văn Bản để lấy tiền công Đến ngày 7/9/2005, Ngữ khi đang vậnchuyển 11 bỏnh hờrụin đó bị cơ quan điều tra Công an huyện Mộc Châu bắt quảtang và thu giữ toàn bộ tang vật.Xột hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêmtrọng, đã mua bán và vận chuyển ma tuý nhiều lần với số lượng lớn, phạm tộivận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý

21 Xem: mục 2.3, Phần I của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT - BCA - VKSNDTC - TANDTC- BTP:

Trang 29

Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp:

+ Có hai lần tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạtcác chất ma túy nhưng trong đó có một lần chưa tới mức truy cứu TNHS

+ Có hai lần tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạtcác chất ma túy trong đó đó cú một lần bị kết án được miễn TNHS hoặc miễnhình phạt

+ Người phạm tội có hai lần thực hiện hành vi phạm tội nhưng mỗi lầnthực hiện một hành vi khác nhau (ví dụ: một lần vận chuyển trái phép chất matúy, một lần mua bán trái phép chất ma túy)

+ Có hai lần tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạtcác chất ma túy nhưng một lần bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật

Ví dụ: Trần Đức Vươn là trưởng Công an phường Hưng Bình, TP.Vinh,

Nghệ An Trong một lần đi công tác ở Hà Tĩnh đã lợi dụng chức vụ của mìnhcấu kết với các đối tượng mua bán ma túy ở Hà Tĩnh để mua ma túy với giá rẻ

về bán lại

Nếu có chức vụ, quyền hạn nhưng việc phạm tội không liên quan gì đếnchức vụ, quyền hạn thì cũng không thuộc trường hợp này

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Đây là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng danh nghĩa một cơ quanhoặc tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội23 tàngtrữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

- Vận chuyển, mua bán qua biên giới

Vận chuyển, mua bán chất ma túy qua biên giới bao gồm hành vi vậnchuyển ma túy qua biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng Việt Nam,

22 Xem: Mục 2.1 Phần I, Thông tư liên tịch 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

23 Xem: Mục 2.2, Phần I, Thông tư liên tịch 17/2007/ TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

Trang 30

biên giới của một nước khác với nước thứ ba Đây là hai hình thức khác nhau(vận chuyển, mua bán), vì thế chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong haihành vi thì có thể áp dụng tình tiết này Chỉ áp dụng tình tiết này trong trườnghợp thực tế người phạm tội đã vận chuyển, mua bán chất ma túy qua biên giới.Nếu người phạm tội có mục đích vận chuyển, mua bán qua biên giới nhưngchưa thực hiện được thì không áp dụng chi tiết này.

- Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em

Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội là dụ dỗ, xúi giục, mua chuộc, lụikộo…trẻ em dưới 16 tuổi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếmđoạt chất ma túy Bán ma túy cho trẻ em là bán chất ma túy mà mình có được(không kể nguồn gốc) cho trẻ em dưới 16 tuổi

Điều 189 BLHS năm 1985 quy định: “Sử dụng người chưa thành niênvào việc phạm phỏp” còn khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 quy định: “Sửdụng trẻ em vào việc phạm tội” là tình tiết định khung hình phạt Vì vậy đối vớihành vi sử dụng trẻ em vào việc vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ emxảy ra trước 0h00 ngày 01/07/2000 mà sau 0h00 ngày 01/07/2000 mới bị phạthiện xử lý thì không áp dụng tình tiết này

- Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều 194

Theo thông tư liên tịch số BTP (24/12/2007), mục 2.5, phần I:

17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-Tình tiết “có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đótương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểmtừ…” quy định tại điểm o khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 194của BLHS được xác định như sau:

a) Trường hợp các chất ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểuquy định tại… khoản 2 Điều 194 của BLHS, thì tổng trọng lượng của các chất

ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:

Trang 31

Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy

so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng quy định tạikhoản 2 Điều 194 của BLHS

Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lạivới nhau

Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm

về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truycứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 194 của BLHS, nếu tổng tỷ lệ phầntrăm về trọng lượng của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì người phạm tội bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Cú từ hai chất ma túytrở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượng chất ma túyquy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm o khoản 2 Điều 194 củaBLHS

Ví dụ : Một người mua bán bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và ba gamhờrụin (đều thuộc khoản 1 Điều 194 của BLHS) Tổng trọng lượng của các chất

ma túy được xác định như sau:

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tốithiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm g khoản 2 Điều 194 của BLHS

là 80% (bốn trăm gam so với năm trăm gam)

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hờrụin so với mức tối thiểu đối vớihờrụin quy định tại điểm h khoản 2 Điều 194 của BLHS là 60% (ba gam so vớinăm gam)

- Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện

và hờrụin là 80% + 60% = 140% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên), cho nênngười phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm o khoản 2 Điều 194của BLHS

b) Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy định trong cùng mộtđiểm của khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194 của BLHS thì cộng trọng lượngcủa các chất ma túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng

Trang 32

trong điều luật tương ứng để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theokhoản nào phù hợp của điều luật đó

c) Trường hợp các chất ma túy đó có trọng lượng tại các điểm khác nhaucủa cùng khoản 2 (khoản 3) Điều 194 của BLHS, thì tổng trọng lượng của cácchất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy

so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng quy định tạikhoản 3 (khoản 4) Điều 194 của BLHS

Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lạivới nhau

Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm

về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truycứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 (khoản 3) Điều 194 của BLHS; nếu tổng

tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì ngườiphạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Cú từ haichất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượngchất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm h khoản 3(điểm h khoản 4) Điều 194 của BLHS

Ví dụ: Một người mua bán bốn kilụgam nhựa thuốc phiện và ba mươigam cụcain (đều thuộc khoản 3 Điều 194 của BLHS) Tổng trọng lượng của cácchất ma túy được xác định như sau:

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tốithiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 194 của BLHS

là 80% (bốn kilụgam so với năm kilụgam)

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cụcain so với mức tối thiểu đối vớicụcain quy định tại điểm b khoản 4 Điều 194 của BLHS là 30% (ba mươi gam

so với một trăm gam)

- Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện

và cụcain là 80% + 30% = 110% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên), cho nên

Trang 33

người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm h khoản 4 Điều 194của BLHS

d) Trường hợp trong các chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượngquy định tại khoản 1, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặckhoản 3), hoặc có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất matúy có trọng lượng quy định tại khoản 3 Điều 194 của BLHS, thì tổng trọnglượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy cótrọng lượng nhiều nhất so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tạikhoản 3 (khoản 4) Điều 194 của BLHS theo nguyên tắc chất ma túy có trọnglượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đóquy định tại khoản 3; chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 3 thì sovới mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 4

Bước 2: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy khác

so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3 (khoản 4) Điều

194 của BLHS theo nguyên tắc mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượngnhiều nhất ở khoản nào thì mức tối thiểu của các chất ma túy khác lấy ở khoản

đó

Bước 3: Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túylại với nhau và xác định điểm, khoản, điều luật Nếu tổng tỷ lệ phần trăm vềtrọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người phạm tội bị truycứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Cú từ 2 chất ma túy trở lên

mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quyđịnh tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm h khoản 3 (điểm h khoản 4)Điều 194 của BLHS (khoản tương ứng của điều luật có quy định mức tối thiểuđối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất)

Ví dụ : Một người mua bán bốn phẩy năm kilụgam nhựa thuốc phiện vàbốn gam hờrụin Trong trường hợp này nhựa thuốc phiện có trọng lượng thuộcđiểm a khoản 3 Điều 194 của BLHS, cũn hờrụin có trọng lượng thuộc khoản 1

Trang 34

Điều 194 của BLHS; do đó, nhựa thuốc phiện có trọng lượng nhiều nhất Tổngtrọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau:

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tốithiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 194 của BLHS

là 90% (bốn phẩy năm kilụgam so với năm kilụgam)

- Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hờrụin so với mức tối thiểu đối vớihờrụin quy định tại điểm b khoản 4 Điều 194 của BLHS là 4% (bốn gam so vớimột trăm gam)

- Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện

và hờrụin là 90% + 4% = 94% (dưới 100%), cho nên người phạm tội vẫn chỉ bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 194 của BLHS.”

- Tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm là đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệtnghiêm trọng do cố ý, chưa được xúa ỏn tớch mà lại tàng trữ, vận chuyển, muabán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tạikhoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194 hoặc trường hợp đã tái phạm chưa đượcxúa ỏn tớch mà lại phạm tội này

Ví dụ: Thỏi Thùy Linh đã bị kết án 4 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản” Điều 139 BLHS 1999, ra trại ngày 08/03/2003 Ngày15 tháng 8 năm

2006, Linh bị công an phường Vinh Tân – TP Vinh bắt quả tang khi đang bán

13 gúi hờrụin nặng 9,776g Thỏi Thựy Linh đã bị TAND TP.Vinh áp dụng điểm

p khoản 2 Điều 194, xử phạt 9 năm tù giam

Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 194 thì ngườiphạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng.Khoản 2 Điều 185đ BLHS năm 1985 quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 15năm, là tội rất nghiêm trọng Như vậy khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 quyđịnh mức hình phạt nhẹ hơn Do đó hành vi mua bán trái phép chất ma túy xảy

ra trước 0h00 ngày 01/07/2000 mà sau 0h00 ngày 01/07/2000 mới phát hiện xử

lý thì áp dụng khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999

Trang 35

Nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều

194, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, không có tình tiếttăng nặng, tòa án có thể phạt dưới 7 năm tù nhưng không được dưới 2 năm tù

- Các điểm còn lại của khoản 2 quy định về trọng lượng của các chất ma túy

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, hoặc cao cụ-ca có trọng lượng 500gamđến dưới 1kilụgam

+ Hờrụin hoặc cocain có trọng lượng từ 5 gam đến dưới 30 gam

+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cooca có trọng lượng từ 10 kg đếndưới 25kg

+ Qủa thuốc phiện khô có trọng lượng từ 50kg đến dưới 200kg

+ Qủa thuốc phiện sau khi được thu hoạch lấy nhựa, còn lại khụ trờncõy

Hàm lượng morphine của quả khô không nhiều bằng quả thuốc phiệntươi Vì thế, số lượng quả thuốc phiện khô được quy định trong khoản này tươngđối lớn hơn so với số lượng quả thuốc phiện tươi tương ứng

+ Qủa thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 10kg đến dưới 50 kg

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 20g đến dưới 100g.+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 20g đến dưới 100g.+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 100ml đến dưới 250 ml

+ Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tươngđương với số lượng chất ma túy đã quy định trong khoản 2 Điều này24

1.3.3 Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 15 năm đến 20 năm (Khoản 3 Điều 194)

Áp dụng đối với tội tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép hoặc chiếmđoạt chất ma túy trong những trường hợp sau:

- Nhựa cây thuốc phiện, nhựa cây cần sa, hoăc cao cooca có trọng lượng

từ 1 kg đến dưới 5 kg

- Hờrụin hoặc cụcain có trọng lượng từ 30g đến dưới 100g

24 Xem: BLHS năm 1999

Trang 36

- Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cooca có trọng lượng từ 25kg đếndưới 75 kg.

- Qủa thuốc phiện khô có trọng lượng từ 200kg đến dưới 600kg

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 100g đến dưới 300g

- Hờrụin hoặc côcain có trọng lượng từ 100gam trở lên

- Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ 75kg trở lên

- Qủa thuốc phiện khụ cú trọng lượng từ 66 kg trở lên

- Qủa thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 100 kg trở lên

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 300 gam trở lên

ma túy như sau:

25 Xem: BLHS năm 1999

26 Xem: BLHS năm 1999

Trang 37

Lá, hoa, quả cây

cần sa hoặc lá cây

cô-ca

Từ 75kg đến dưới 200kg

Từ 200kg - dưới 600kg Từ 600 kg trở lên

Quả thuốc phiện

khô

Từ 600kg - dưới 1500kg

Từ 1500kg - dưới 4500kg Từ 4500kg trở lên

Qủa thuốc phiện

tươi

Từ 150kg - dưới 450kg

Từ 450kg - dưới 1200kg Từ 1200kg trở lên

Các chất ma túy

khác ở thể rắn Từ 300g - dưới 900g

Từ 900g - dưới 2500g Từ 2500g trở lên

Các chất ma túy

khác ở thể lỏng

Từ 750ml - dưới 2000ml

Từ 2000ml - dưới 5000ml Từ 500ml trở lên

So với các quy định tại Chương VIIa BLHS năm 1985, các tội phạm về

ma túy quy định tại chương XVIII BLHS năm 1999 đã thể hiện sự hơn hẳn về

kỹ thuật lập pháp và sự toàn diện trong việc quy định tội danh Tuy nhiên, tạiĐiều 194 và kể cả Điều 193,195 BLHS năm 1999 mới quy định trọng lượnghoặc số lượng chất ma túy, chưa quy định chất lượng ma túy, mà chất lượng matúy quan trọng và nguy hiểm nên việc quyết định hình phạt không tương ứng vớihành vi phạm tội Ví dụ : Khoản 2 Điều 194 BLHS năm 1999 có quy định “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15năm

Trang 38

thấp, nhưng nếu bị phát hiện thì mức hình phạt đối với hai loại lại như nhau.Điều này chưa bảo đảm cho Tòa án quyết định mức phạt đúng đắn mà vô hìnhchung đã khuyến khích kẻ mua bán nhựa thuốc phiện có tỷ lệ hàm lượng gâynghiện cao.

- Trong BLHS năm 1999 có quy định mức phạt tương ứng với trọnglượng chất ma túy phạm pháp, quy định này giúp cho các cơ quan tiến hành tốtụng áp dụng khung hình phạt của Điều luật áp dụng được thống nhất và Tòa ánquyết định hình phạt tương xứng với hành vi phạm pháp của người phạmtội.Tuy nhiên, việc quy định trọng lượng các chất ma túy lại có sự khác nhautrong cùng một khung hình phạt giữa các khung hình phạt trong một điều luật.Điều này làm cho mức phạt của Tòa án thiếu sức thuyết phục và chưa bảo đảmtính khách quan

- BLHS năm 1999 quy định trọng lượng chất ma túy này với trọng lượngchất ma túy khác ở mức thấp nhất và mức cao nhất trong cùng một khung hìnhphạt và trong một điều luật là khác nhau và không theo một tỉ lệ nào Với quyđịnh này, cho đù Tòa án có quyết định hình phạt đúng với quy định của phápluật đối với từng người phạm tội trong một vụ án có nhiều người phạm tội vớinhiều chất ma túy khác nhau mà trong đó có người bị xử phạt theo khoản 2 Điều

194, có người bị xử phạt theo khoản 3 Điều 194 BLHS năm 1999, thì mức phạt

đó cũng không bảo đảm sự khách quan, công bằng giữa những người phạm tộivới nhau

- Quy định về “các chất ma túy khác ở thể rắn”, “các chất ma túy khác ởthể lỏng” trong BLHS năm 1999 là chưa khoa học, chưa sát với thực tiễn, nênkhông rõ và gây ra nhiều vướng mắc

Trong thực tiễn bằng nhiều cách, bất kỳ chất ma túy nào cũng có thểđược tạo ra hình thái tồn tại ở thể rắn hoặc thể lỏng - trong điều kiện tự nhiênbình thường (nhiệt độ và áp suất khí quyển bình thường)

Theo góc độ khoa học, một chất (tinh khiết) ở thể rắn hoặc một chất (tinhkhiết) ở thể lỏng trong điều kiện tự nhiên bình thường là do bản chất hóa họccủa chất đó quyết định Bằng cách thay đổi nhiệt đọ và áp suất trong môi trường

Trang 39

tồn tại của chất đó một cách thích hợp, bất cứ chất nào cũng có thể tồn tại ở thểrắn, thể lỏng hoặc các thể khí.

Điều 194 BLHS năm 1999 là điều luật quy định về 04 tội phạm khácnhau nên khi áp dụng Điều này để định tội cần lưu ý những điểm sau:

+ Luật được áp dụng như là quy định về nhiều tội phạm độc lập để truycứu TNHS người phạm tội về một tội phạm khi họ chỉ thực hiện một hành vitrong 04 loại hành vi đã được quy định theo Điều luật, như trường hợp ngườiphạm tội trộm cắp chất ma túy sẽ bị truy cứu TNHS về tội chiếm đoạt chất matúy

+ Điều luật này áp dụng như là quy định về nhiều tội phạm độc lập đểtruy cứu TNHS người phạm tội về nhiều tội khi họ đã thực hiện nhiều loại hành

vi khác nhau được quy định trong điều luật và giữa những hành vi này không có

sự lien quan với nhau như người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về tội muabán trái phép chất ma túy và tội chiếm đoạt chất ma túy;

+ Điều luật được áp dụng như là quy định về một tội phạm để truy cứuTNHS người phạm tội về một tội phạm mặc dù đã thực hiện nhiều loại hành vikhác nhau được quy định trong điều luật này nhưng có lien quan chặt chẽ đếnnhau như người phạm tội có thể bị truy cứu TNHS về một tội phạm với tên tộidanh chứa đựng đầy đủ các loại hành vi đã thực hiện: Tội tàng trữ, vận chuyểntrái phép chất ma túy

Các hướng áp dụng điều luật nêu trên cũng được vận dụng đối với điềuluật quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chấtdùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 95 BLHS) và điều luật quyđịnh về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện , dụng cụdung vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196 BLHS)

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHẫP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRấN ĐỊA BÀN TỈNH

NGHỆ AN

Trang 40

2.1 Khái quát những đặc điểm cơ bản về địa lý, văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An

* Tỉnh Nghệ An có diện tích hơn 16.000km2, dân số hơn 3 triệu người,

với 20 huyện, thị xã, thành phố,trong đú cú 10 huyện miền núi rẻo cao 27

Đường biên giới dài 419km, tiếp giáp với 3 tỉnh Hủa Phăn, XiờngKhoảng và Phụ-li-khăm-xõy với 6 huyện, 27 xã, 52 bản làng của nước bạn Lào.Địa bàn rừng núi có địa hình phức tạp, lại có nhiều đường mòn, lối mở, có quốc

lộ 7 , quốc lộ 48 giao lưu thuận lợi với nước bạn

Dân cư sinh sống ở khu vực biên giới chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu

số, sống thưa thớt thành những bản làng nhỏ, trình độ dân trí còn thấp, đời sốngkinh tế nghèo nàn lạc hậu Đồng bào hai bên biên giới lại có quan hệ thân thiếtvới nhau, thường đi lại thăm thân Đây là điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm

ma túy lợi dụng hoạt động, tổ chức tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặcchiếm đoạt chất ma túy từ Lào vào Việt Nam Bằng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt,bọn tội phạm ma túy thường lợi dụng và móc nối với một số đối tượng là ngườidân tộc thiểu số, trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, thuê họ luồn rừng,vượt biên trái phép để trao đổi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy vàonội địa

Trên địa bàn có một bộ phận đồng bào dân tộc Mụng cú tập quán trồng

và sử dụng thuốc phiện từ lâu đời Mặc dù từ năm 1999 đã triệt xóa hoàn toàndiện tích trồng cây thuốc phiện; tuy nhiên sau khi dự án AD.VIEO/F21 của tổchức UNDCP kết thúc, hàng năm vẫn tái trồng khoảng 04-06 ha ở vùng miềnnúi giáp biên giới với nước bạn Lào ở các huyện Quế Phong, Tương Dương, KỳSơn 28 Khu vực này hiện còn hơn 2000 người nghiện ma túy đã tạo một thị

trường tiêu thụ ma túy tương đối lớn và là điều kiện để các ổ nhóm, đường dâytội phạm tiếp tục hoạt động.Từ khi Trung Quốc, Thái Lan tăng cường truy quét

27 http://www.nghean.vn/wps/portal ngày 20/04/2012

28 Xem: Thông báo số 73/TB-UBND-NC ngày 10/03/2011 của UBND tỉnh Nghệ An tại phiên họp Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2010, xác định phương hướng năm 2011

Ngày đăng: 31/08/2014, 21:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Thông tư liên tịch của BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP số 17/2007 ngày 24/12/2007. Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm ma tỳy” của BLHS 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tội phạm ma tỳy
11. Quyết định số 1001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Phờ duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” ngày 27/06/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phờ duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
13.Ths. Nguyễn Thị Phương Hoa, Hoàn thiện khái niệm “chất ma tỳy” trong pháp luật Việt Nam. Tạp chí khoa học pháp luật số 3 (34/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: chất ma tỳy
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Khác
2. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1999 Khác
4. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 Khác
6. Nghị quyết 02/2003/ HĐTPTANDTC ngày 17/04/2003 Khác
7. Nghị quyết 01/2001/HĐTPTATC ngày 15/03/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139,193,278,279 Khác
8. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 của Hội đồng thẩm phán, TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999 Khác
10. Ba công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2000 Khác
12. Báo cáo tình hình và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy. Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Ma túy - Công an tỉnh Nghệ An Khác
14. Ngăn ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội phục vụ và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Tây Nghệ An. Ngheandost Khác
15. Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 10 năm ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6/2001 – 26/6/2011. Liên đoàn Lao động Việt Nam Khác
16. Vũ Ngọc Bừng, Phòng chống ma túy trong nhà trường, NXB CAND, năm 1997 Khác
17.Trần Văn Luyện, Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy, NXB chính trị Quốc gia, năm 1998 Khác
18. Tạp chí Cảnh sát nhân dân từ năm 2009 – 2011 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số vụ án, bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội tàng   trữ, vận chuyển chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ năm   2007 đến năm 2011 - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 1 Số vụ án, bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố và xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy từ năm 2007 đến năm 2011 (Trang 42)
Bảng 2: Diễn biến của tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán   trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007   đến năm 2011 - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 2 Diễn biến của tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011 (Trang 43)
Bảng 3 : Tỷ lệ % số vụ và số bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố và   xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma   túy so với tổng số tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An: - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 3 Tỷ lệ % số vụ và số bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy so với tổng số tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An: (Trang 44)
Bảng 4: Tỷ lệ % của số vụ và số bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố   và xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các   chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An so với tổng số vụ án và số bị can, bị cáo bị  khởi tố, điều - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 4 Tỷ lệ % của số vụ và số bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An so với tổng số vụ án và số bị can, bị cáo bị khởi tố, điều (Trang 45)
Bảng 5: Tỷ lệ % số vụ và số bị can, bị cáo bị khới tố, điều tra, truy tố và - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 5 Tỷ lệ % số vụ và số bị can, bị cáo bị khới tố, điều tra, truy tố và (Trang 46)
Bảng 6 : Những hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tooij   tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nghệ   An từ năm 2007 đến năm 2011 - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 6 Những hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tooij tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ở Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2011 (Trang 49)
Bảng 7 : Thống kê những đặc điểm về độ tuổi, giới tính của tội phạm   tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Nghệ   An - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 7 Thống kê những đặc điểm về độ tuổi, giới tính của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại Nghệ An (Trang 50)
Bảng 8: Thống kê đặc điểm về nghề nghiệp của tội phạm tàng trữ, vận   chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy tại Nghệ An năm   2009 - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 8 Thống kê đặc điểm về nghề nghiệp của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy tại Nghệ An năm 2009 (Trang 51)
Bảng 9: Thống kê trình độ học vấn của tội phạm tàng trữ, vận chuyển,   mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy tại Nghệ An năm 2009 và   2010 - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bộ luật hình sự 1999 -  một số vấn đề lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh nghệ an
Bảng 9 Thống kê trình độ học vấn của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt các chất ma túy tại Nghệ An năm 2009 và 2010 (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w