1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

70 2,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 228,44 KB

Nội dung

Các nguồn này do các bên thỏa thuận áp dụng Đó là tất cả những vấn đề mà em càn trình bày trong chương 1, và quachương 2, em xin trình bày quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hànghó

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT -o0o -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC

TẾ

Giáo viên hướng dẫn

Năm 2008

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mở rộng tăngcường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiết yếu, khôngthể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng làmột vấn đề được quan tâm nhất

Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liênquan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau Vì vậy việctham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản Trong đó nổi bật nhất

là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền vànghĩa vụ gì?

Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoànchỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo

vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng mua bán hàng hoá quốc tế

Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung,thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo

vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng

Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất củamột quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơnnữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chính vì thế, về vấn đề này rất cần cómột sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống

Với suy nghĩ đó, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ củacác bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốtnghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài:

Mục đích chính của đề tài là tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thốngcác quy định hiện hành của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thểtrong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực tiễn áp dụng các quyđịnh này, để từ đó phát hiện những tính bất hợp lý và bất cập của các quy địnhnày Qua đó đề xuất một vài giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của luật.Với mục tiêu trên đề tài xác định nhiệm vụ là:

 Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành củapháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế

 Nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định này, đồng thời có sự

so sánh giữa các quy định của luật và thực tiễn thực hiện cũng như giữa các quyđịnh của Việt Nam với các nước về cùng một vấn đề Từ đó phát hiện ra nhữngthiếu sót, bất cập trong các quy định của luật về vấn đề này

 Đề xuất phương hướng hoàn thiện, thu hẹp dần khoảng cách khácbiệt giữa pháp luật quốc gia với pháp luật các nước

3 Phạm vi nghiên cứu:

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế không chỉ được ghi nhận trong pháp luật của các nước khác như: Anh, Pháp,Hoa Kỳ… Và để thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu cũng như có sự tập trunghơn trong việc thể hiện đề tài, trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đề cập đến

Trang 3

quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theopháp luật của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được thể hiện thông qua việc sử dụng một số phương thức sau:phân tích, tổng hợp, liệt kê, so sánh… Nhằm giải quyết và tìm hiểu những vấn

đề đặt ra trong tiểu luận Để từ đó có được một cái nhìn đúng đắn về quyền vànghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo pháp luậtViệt Nam

5 Kết cấu của luận văn:

Ngoài mục lục, lời nói đầu, về kết cấu luận văn được thể hiện như sau:Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tếChương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của cácbên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

BÀI BÁO CÁO LUẬN VĂN

Như đã biết, hiện nay, khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc mởrộng tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài là một nhu cầu thiếtyếu, không thể thiếu thì việc tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế cũng là một vấn đề được quan tâm nhất

Mặt khác, vì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là một hợp đồng liênquan tới yếu tố nước ngoài nên việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế sẽ liên quan tới việc hợp tác mua bán với các nước khác nhau Vì vậy việctham gia thực hiện chúng là một vấn đề không đơn giản Trong đó nổi bật nhất

là các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có những quyền vànghĩa vụ gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên được pháp luật các nước trên thếgiới quy định như thế nào?

Nắm được vấn đề đó, và cũng nhằm tạo lập một khuôn khổ pháp lý hoànchỉnh phù hợp với pháp luật quốc tế Bên cạnh đó cũng nhằm xác định và bảo

vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá quốc

tế, chúng ta nên tìm hiểu rõ hơn vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợpđồng mua bán hàng hoá quốc tế

Tuy nhiên, quy định của chúng ta về vấn đề này còn rất chung chung,thiếu sự rõ ràng và chưa đảm bảo thực thi trên thực tế, từ đó chưa thực sự bảo

vệ được quyền lợi các bên khi tham gia giao kết hợp đồng

Trong khi đó, ở một chuẩn mực nhất định, đứng ở góc độ bản chất củamột quan hệ hợp đồng thì đây là việc chúng ta cần nắm rõ để hoàn thiện hơnnữa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Chính vì thế, về vấn đề này rất cần cómột sự nghiên cứu toàn diện và hệ thống

Với suy nghĩ đó, nên em quyết định chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ củacác bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” làm đề tài luận văn tốtnghiệp của mình

Đề tài này, em chia làm 3 chương

Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Trong chương này, em xin trình bày sơ lược qua về khái niệm, đặc điểm

và vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đồng thời tìm hiểu về nguồnluật điều chỉnh của qua hệ hợp đồng này

- Về khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: thì chúng ta cóthể hiểu một cách đơn giản nhất là có sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa cácnước khác nhau trong đó có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua Bên bánphải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa vàquyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng

- Về đặc điểm của hợp đồng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làlọai hợp đồng gắn liền với yếu tố nước ngoài nên hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế có các đặc điểm phân biệt sau so với hợp đồng mua bán hàng hóa trongnước:

Trang 5

+ Về đồng tiền thanh toán: sẽ là ngọai tệ ít nhất đối với một bên hoặc

có thể hai bên hay nói cách khác là tùy theo sự thỏa thuận, có thể là đồng tiềncủa nước người bán, nước người mua hoặc đồng tiền của nước thứ ba

+ Về chủ thể: trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì chủ thểcủa lọai hợp đồng này phải mang quốc tịch khác nhau hay nói cách khác vấn đềquốc tịch được đặt ra

+ Về đối tượng: cũng là hàng hóa nhưng ở đây hàng hóa phải đượcchuyển từ nước người bán sang nước người mua

+ Về luật áp dụng: luật áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế sẽ phức tạp hơn nhiều so với hợp đồng mua bán hàng hóatrong nước do lọai hợp đồng này có tính chất quốc tế Cho nên, nó sẽ được điềuchỉnh bởi các nguồn chủ yếu sau: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tâpquán về thương mại quốc tế

- Về vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: có vai trò mở rộngquan hệ hợp tác giữa các quốc gia khác nhau giúp cho các quốc gia cùng nhauhợp tác, cùng nhau phát triển

- Về nguồn luật áp dụng: vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là dạnghợp đồng liên quan tới nước ngoài nên nguồn luật điều chỉnh tương đối phứctạp Cụ thể, các nguồn luật sau sẽ là các nguồn điều chỉnh hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán về thương mạiquốc tế và trong một số trường hợp còn có các tiền lệ pháp (án lệ) về thươngmại Các nguồn này do các bên thỏa thuận áp dụng

Đó là tất cả những vấn đề mà em càn trình bày trong chương 1, và quachương 2, em xin trình bày quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế

Như đã biết, bên mua với tư cách là bên nhận hàng do bên bán cung cấpnen khi tham gia thực hiện hợp đồng thì bên mua sẽ các quyền sau đối với bênbán: quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm và thời gian được quyđịnh trong hợp đồng, giao đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa, giao cácchứng từ liên quan tới hàng hóa, mặt khác, người mua còn có quyền yêu cầuđối với việc sở hữu hàng hóa… Đó là các quyền cơ bản của người mua đượcpháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua khi người mua thựchiện trong quá trình giao kết hợp đồng Mặt khác, pháp luật cũng có quy địnhcác quyền để bảo vệ quyền lợi của bên bán Khác với bên mua, bên bán là bêncung cấp hàng hóa cho bên mua nên bên bán trong quá trình thực hiện hợpđồng sẽ có các quyền sau: quyền yêu cầu người mua nhận hàng và quyền yêucầu người mua thanh toán tiền hàng

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

Chương 1: Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1

1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 19

1.1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 20

1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 21

1.2.1 Pháp luật của Quốc gia 21

1.2.2 Điều ước Quốc tế 23

1.2.3 Tập quán thương mại 24

1.2.4 Tiền lệ pháp (án lệ) thương mại 25

Chương 2: Quyền của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 27

2.1 Quyền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 27

2.1.1 Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 27

2.1.1.1 Quyền liên quan tới việc yêu cầu người bán giao hàng 27

2.1.1.1.1 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm 27

2.1.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian 29

2.1.1.1.3 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng số lượng và chất lượng của hàng hóa 30

2.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao các chứng từ liên quan tới hàng hóa 32

2.1.1.3 Quyền liên quan tới sở hữu đối với hàng hóa 34

2.1.2 Quyền của người mua khi người bán có hành vi vi phạm hợp đồng 36

2.1.2.1 Yêu cầu người bán thực hiện thực sự 36

2.1.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng 39

2.1.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 41

2.2 Quyền của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 46

2.2.1 Quyền của người bán trong quá trình thực hiện hơp đồng 47

2.2.1.1 Quyền yêu cầu người mua nhận hàng 47

2.2.1.2 Quyền yêu cầu người mua thanh toán tiền hàng 48

2.2.2 Quyền của người bán khi người mua có hành vi vi phạm hợp đồng 53

2.2.2.1 Yêu cầu người mua thực hiện thực sự 53

2.2.2.2 Quyền tuyên bố hủy hợp đồng 54

2.2.2.3 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 55

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 58

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Trước khi đi vào tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế chúng ta nên tìm hiểu sơ lược về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế Vì thông qua hợp đồng này chúng ta sẽ có cách hiểu một cách đúng đắn nhấtcác bên sẽ có quyền và nghĩa vụ gì khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Và điều này cũng đã giải thích tại sao pháp luật của các nước nói chung cũng nhưpháp luật của Việt Nam nói riêng lại ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tronghợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Trong phần đầu, tôi xin lần lượt trình bày kháiniệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc điểm và vai trò của loại hợp đồngnày đồng thời tìm hiểu qua nguồn luật điều chỉnh của quan hệ hợp đồng này

1.1 Nhận thức chung về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế:

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán quốc tế:

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là dạng hợp đồng được các chủ thể củaquan hệ thương mại quốc tế sử dụng phổ biến và thường xuyên nhất trong các hoạtđộng thương mại của mình vì đời sống kinh tế toàn cầu chuyển động liên tục khôngngừng, các hoạt động thương mại quốc tế đang từng ngày từng giờ góp phần tích cựclàm thay đổi diện mạo của các quốc gia, của các khu vực và toàn thế giới Ngày nay,khái niệm về thương mại không chỉ còn bó hẹp trong cách hiểu về thương mại hànghoá, dịch vụ mà còn mở rộng ra trong lĩnh vực thương mại đầu tư và sở hữu trí tuệ.Tính quốc tế trong các giao lưu thương mại ngày càng đươc thể hiện rõ nét với sựtham gia rộng rãi của các chủ thể khác nhau về quốc tịch, sự dịch chuyển liên tục hànghoá, dịch vụ, sức lao động qua biên giới, sự trao đổi các đồng ngoại tệ, sự luân chuyểncủa các dòng vốn đầu tư, hay sự chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và các vùnglãnh thổ…Trong đó, các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, chủ yếu thôngqua các hợp đồng luôn diễn ra “sôi động nhất” giữ vị trí trung tâm trong các giao dịchthương mại quốc tế Nên hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang đầy đủ các đặctrưng cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế (hợp đồng thương mại có yếu tố nướcngoài) Tính quốc tế hay đặc điểm có yếu tố nước ngoài của quan hệ chính là điểmphân biệt của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế với hợp đồng mua bán thông

thường Yếu tố nước ngoài có thể được quy định khác nhau trong pháp luật của cácquốc gia cũng như trong pháp luật quốc tế, nhưng nhìn chung đó là các yếu tố liên

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 1

Trang 8

Xem Dương Kim Thế Nguyên , Tập bài giảng Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu , Khoa Luật – Trường

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

quan tới quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan tới nơi xác lập hợp

đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng.1

Ngoài ra, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn mang những đặc trưng cơ

bản của hợp đồng mua bán tài sản Ở đó, có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua,

nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ mua bán Theo đó, bên bán có nghĩa vụ

chuyển quyền sở hữu tài sản là đối tượng của hợp đồng cho bên mua, còn bên mua có

nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán giá trị hàng hóa cho bên bán theo thỏa thuận Với

những đặc điểm đó, nên hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, có đền bù

Nó là hợp đồng song vụ vì ở đó có sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên

mua hay nói cách khác hợp đồng này chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận giữa hai

bên dựa trên ý chí của chính họ Và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một trong

hai bên vi phạm nghĩa vụ dẫn đến thiệt hại xảy ra cho bên còn lại thì bên vi phạm có

nghĩa vụ phải “đền bù” thiệt hại cho bên bị vi phạm Nên hợp đồng mua bán hàng hóa

được gọi là hợp đồng song vụ và có đền bù là như thế Và đó cũng chính là điểm phân

biệt hợp đồng này với các loại hợp đồng được ký kết trong các lĩnh vực khác của

thương mại quốc tế như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…

Vì trong các loại hợp đồng này, cụ thể là hợp đồng được ký kết trong lĩnh vực

dịch vụ, trong lĩnh vực này, hợp đồng được thực hiện khi có sự thỏa thuận ngầm của

các bên, bên cung cấp dịch vụ đưa ra những điều kiện tiêu chuẩn về mặt hàng mà

mình cung cấp, nếu bên kia đồng ý hay chấp nhận về những gì mà bên cung cấp đưa

ra thì xem như hợp đồng đã được giao kết Tuy nhiên, trong quá trình hợp đồng được

giao kết, nếu có thiệt hại hay tổn thất xảy ra cho bên được cung cấp thì họ sẽ không

được “đền bù” về những thiệt hại đó Cho nên, ở đây, trong lĩnh vực này, sự “đền bù”

không có xảy ra Và đó chính là điểm phân biệt của hợp đồng trong lĩnh vực dịch vụ

so với hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

nói riêng

Tóm lại, từ một loạt phân tích trên ta có thể kết luận hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau trong đó quy

định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan tới hàng

hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng.2

Và từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán quốc tế (có yếu tố nước

ngoài) mà thông qua đó, sẽ thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ

1 Xem TS Nông Quốc Bình , giáo trình luật thương mại quốc tế - Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp

Hà Nội, năm 2006.

2

Đại học Cần Thơ, 2003, Tr-3.

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 2

Luận văn tốt nghiệp

Trang 9

GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau Hay nói cách khác, vì hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế khác với các loại hợp đồng mua bán thông thường (vì có yếu tố nướcngoài) nên chủ thể tham gia hợp đồng, đối tượng của hợp đồng cũng như hình thức vànội dung của lọai hợp đồng này sẽ được quy định như sau:

- Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng của hợp đồng thương mạithuộc lĩnh vực thương mại quốc tế nên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế cũng chính là chủ thể tham gia hoạt động thương mại quốc tế Trong hoạt độngthương mại quốc tế, thể nhân, pháp nhân, và quốc gia là các chủ thể tham gia hoạtđộng này nên các chủ thể đó cũng chính là các chủ thể của hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế

+ Thể nhân: thể nhân ở đây là một con người cụ thể có đầy đủ những tiêuchuẩn và hội đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì mới được xem là chủ thểtham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Xét về mặt pháp lý, một con người nếumuốn trở thành chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thì trước hết người đó phải làngười có đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý mà pháp luật quy định Và do nhiều nguyên nhânkhác nhau mà luật pháp các nước có thể quy định một cách cụ thể hoặc không cụ thểcác điều kiện đối với một người khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế nói chung,tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng với tư cách chủ thể

Nếu pháp luật quy định một cách cụ thể các tiêu chuẩn của chủ thể là thể nhânthì chỉ những người có đầy đủ tất cả những yêu cầu mà pháp luật quy định mới có thểtrở thành chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế và mới có thể tham gia thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mặt khác, nếu pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện để mọi người trởthành chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng, thì khi xem xét tư cách chủ thể của mộtngười tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ căn cứ vào nhữngquy định đối với chủ thể là thể nhân trong quan hệ pháp luật thương mại trong nướcđồng thời có tính đến các quy định có tính bổ sung Nói cách khác, trong trường hợpnày, một thể nhân muốn trở thành chủ thể tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế phải là cá nhân tham gia quan hệ thương mại trong nước đồng thời hội đủcác điều kiện bổ sung theo quy định của pháp luật để có thể tham gia thực hiện hợpđồng: Ví dụ, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thể nhân khi đã hội đủ các điềukiện trở thành chủ thể trong hoạt động thương mại trong nước nói chung, trong lĩnhvực hợp đồng thương mại nói riêng, nếu muốn tham gia thực hiện hợp đồng mua bánvới nước ngoài thì phải có đầy đủ điều kiện do Chính Phủ quy định sau khi đã đăng

ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 33 Luật Thương mại Việt Nam)

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 3

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

Trang 10

Mặc dù, có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng nhìn chung khi đề cập đếnviệc xác định tư cách chủ thể của thể nhân trong quan hệ thương mại quốc tế nóichung, trong lĩnh vực hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, luật pháp của hầu hếtcác nước đều dựa trên hai tiêu chuẩn pháp lý liên quan trực tiếp đến thể nhân đó làtiêu chuẩn đối với các điều kiện nhân thân và tiêu chuẩn đối với các điều kiện về nghềnghiệp của thể nhân.

 Thứ nhất: các điều kiện về nhân thân của thể nhân

Điều kiện nhân thân của một thể nhân là điều kiện pháp lý gắn liền với một con

cụ thể Theo quy đỉnh của hầu hết các nước trên thế giới, việc xem xét về điều kiệnnhân thân của một người để trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

sẽ căn cứ vào năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người đó Nhưng trên thực

tế, để xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một thể nhân, người ta dựavào ba tiêu chí liên quan trực tiếp đến thể nhân bao gồm: tuổi tác, tình trạng sức khỏe

và tình trạng tư pháp

Về tuổi tác, luật pháp của hầu hết các nước quy định, một người muốn trởthành chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế nói riêng, phải ở một độ tuổi nhất định Luật pháp quy định như vậy bởi

vì ở độ tuổi này con người đã phát triển đầy đủ cả về thể lực và trí tuệ để thực hiệnnhững hành vi thương mại một cách độc lập Ví dụ: Điều 488 Bộ luật Dân sự củaPháp thì tất cả những người tròn 18 tuổi, có đủ điều kiện về tuổi để có thể trở thànhthương nhân; Theo quy định tại Điều 17 Luật Thương mại Việt Nam, thì cá nhân đủ

18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiện để kinh doanhthương mại theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thìđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh và trở thànhthương nhân.3 Khi mà thể nhân đã đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật thì thể nhân

đó đã trở thành thương nhân và có thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại nóichung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng

Bên cạnh việc đưa ra tiêu chuẩn về tuổi tác, luật pháp của hầu hết các nước cònđưa ra tiêu chuẩn về tình trạng sức khỏe để làm cơ sở pháp lý xác định tư cách củachủ thể là thương nhân trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Nhữngngười mặc dù đủ tiêu chuẩn về độ tuổi nhưng tình trạng sức khỏe không bình thườngthì sẽ không được phép tham gia thực hiện hợp đồng với tư cách chủ thể Nhữngngười sức khỏe không bình thường là những người vì tuổi tác quá cao, hoặc do

thương tật, do bệnh tật… mà không thể thể hiện đầy đủ ý chí của mình một cách độc

3 Xem : Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002.

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 4

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

lập.4Việc pháp luật quy định về điều kiện sức khỏe nhằm loại trừ những người bị hạn

Trang 11

Xem Diệp Ngoc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB

chế năng lực hành vi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế nói chung, tham gia

ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng

Ngoài hai tiêu chí vừa nêu trên thì còn có tiêu chí về tình trạng tư pháp

Theo quy định của pháp luật, tình trạng tư pháp của một người là một điều kiệnpháp lý bắt buộc cần phải xem xét để xác định người đó có đủ tư cách trở thành chủthể trong hoạt động thương mại quốc tế hay không Về vấn đề này, luật pháp của cácnước đều quy định: Những người đang bị phạt tù, những người bị tòa án hoặc cơ quannhà nước có thẩm quyền cấm tham gia hoạt động thương mại sẽ không thể trở thànhchủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế và không thể tham gia ký kết hợp đồngthương mại quốc tế cụ thể là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Ví dụ: Điều 18Luật Thương mại Việt Nam quy định: những người đang bị truy cứu trách nhiệm hìnhsự; người đang chấp hành hình phạt tù; những người đang trong thời gian bị tòa ántước quyền hành nghề vì vi phạm các tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làmhàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng vàcác tội khác theo quy định của pháp luật sẽ không đủ tư cách chủ thể tham gia hoạtđộng thương mại quốc tế trong đó có lĩnh vực ký kết hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế.5

 Thứ hai: điều kiện về nghề nghiệp của thể nhân

Điều kiện về nghề nghiệp là một tiêu chí không thể thiếu để xác định tư cáchchủ thể của thể nhân đó Một người tuy có đủ điều kiện về tuổi tác và có tình trạngsức khỏe nhưng người đó đang làm một số nghề mà pháp luật cấm thì sẽ không đượctrở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo pháp luật của nhiềunước, đặc biệt là các nước phương Tây thì những người đang làm một số nghề nhấtđịnh sẽ không được tham gia hoạt động thương mại hay nói cách khác những ngườinày sẽ không được ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Ví dụ, theo LuậtThương mại của Pháp thì những người làm các nghề như công chức, luật sư, bác sĩ,công chứng viên, chấp hành viên… thì sẽ không được tham gia vào quan hệ thươngmại quốc tế

Nhìn chung các quy định về tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cách chủ thể củathể nhân chỉ được áp dụng cho các công nhân mang quốc tịch của quốc gia sở tại

4 Xem Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002.

5

Trường Đại học Cần Thơ, 2002.

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 5

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

Trên thực tế, việc các tiêu chuẩn pháp lý này có được áp dụng cho những người cóquốc tịch nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch tại quốc gia sở tại hay

Trang 12

Xem Diệp Ngoc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB

không, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của từng nước và tùy theo từngtrường hợp cụ thể Đặc biệt, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ ngoạigiao giữa quốc gia sở tại và quốc gia có các thể nhân đang sinh sống trên lãnh thổ củanước sở tại Cho nên, để giải quyết vấn đề này, trong quan hệ quốc tế giữa các quốcgia, các nước nên ký kết hoặc tham gia vào các điều ước quốc tế trong đó thỏa thuậncác nguyên tắc pháp lý trong việc xác định địa vị pháp lý của công dân nước

ngoài.6Có như vậy, các quốc gia có thể hạn chế được các xung đột trong việc xác địnhtiêu chí pháp lý cho các thể nhân tham gia thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế nói chung, tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế nói riêng với tư cách là chủthể

+ Pháp nhân: (legal person)

Pháp nhân là chủ thể phổ biến trong thương mại quốc tế Hầu hết các hoạt độngthương mại quốc tế đều có sự tham gia của các pháp nhân Chính vì sự tham gia phầnlớn vào các hoạt động thương mại quốc tế nên pháp nhân cũng có vai trò quan trọngtrong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và cũng đã trở thành chủ thểcủa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo quy định của pháp luật, pháp nhân làmột tổ chức được nhà nước thành lập hay công nhận khi nó hội đủ các điều kiện pháp

lý Pháp nhân với tư cách là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nóiriêng, trong quan hệ thương mại quốc tế nói chung được tồn tại với nhiều hình thứcnhư công ty, hãng kinh doanh… Việc phân loại công ty, hãng kinh doanh hoặc quyđịnh chi tiết các tiêu chuẩn pháp lý đối với từng loại công ty, từng loại hãng kinhdoanh hoàn toàn phụ thuộc vào luật pháp của mỗi nước.7

Theo quy định của luật pháp nhiều nước trên thế giới, pháp nhân với tư cáchchủ thể của quan hệ thương mại quốc tế nói chung, của hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế nói riêng được gọi là thương nhân Các tiêu chuẩn pháp lý để xác định tư cáchthương nhân của pháp nhân được quy định trong luật Thương mại của các nước Theoquy định của pháp luật Việt Nam, thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợppháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình

6 Xem TS Nông Quốc Bình ,giáo trình luật thương mại quốc tế- Trường Đại học luật Hà Nội – NXB Tư Pháp

Hà Nội, năm 2006.

7

Trường Đại học Cần Thơ, 2002.

.

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 6

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

thức, bằng các phương thức mà pháp luật không cấm (Khoản 1, Khoản 2 , Điều 6 LuậtThương mại 2005).8

Trên nguyên tắc tự do kinh doanh trong thương mại quốc tế, pháp luật của hầu

Trang 13

Xem Ts Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà

hết các nước cho phép mọi pháp nhân là thương nhân khi có đầy đủ điều kiện thamgia hoạt động thương mại trong nước thì cũng được phép tham gia hoạt động thươngmại quốc tế hay nói cách khác thương nhân đó được phép tham gia ký kết hợp đồngthương mại quốc tế cụ thể ở đây là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên,

do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế mà pháp luậtcủa một số nước còn đưa ra một số điều kiện bổ sung để xác định tư cách chủ thể đốivới loại thương nhân này

Theo đó, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng kýtheo pháp luật nước ngoài hoạt động tại nước sở tại Trong quá trình hoạt động,

thương nhân phải tuân thủ theo pháp luật của nước nơi đó hoạt động Ví dụ, theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lậphoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của nước ngoài hoặc được pháp luật nướcngoài công nhận Thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải thực hiệnquyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 16 Luật Thương mại2005).9 Và cũng theo quy định của pháp luật Việt Nam, để hiểu rõ hơn về các vấn đềpháp lý liên quan tới thương nhân và các quy định đối với thương nhân nước ngoàihoạt động ở Việt Nam thì chúng ta nên tham khảo tại Điều 17 đến Điều 44 LuậtThương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997

+ Quốc gia: quốc gia là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khiquốc gia đó tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với các chủ thể khác như cánhân và pháp nhân hay quốc gia đó tham gia ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế vớicác quốc gia khác Khi quốc gia tham gia ký kết thuộc hai trường hợp trên thì quốc gia

đó trở thành chủ thể của họat động thương mại quốc tế nói chung, của hợp đồng muabán hàng hóa nói riêng

Trong trường hợp, quốc gia ký kết, gia nhập điều ước quốc tế với các quốc giakhác với tư cách là một chủ thể thì quốc gia sẽ thỏa thuận với các quốc gia khác vềquyền và nghĩa vụ của mình Quyền và nghĩa vụ ở đây được thực hiện trên cơ sở bìnhđẳng tôn trọng những gì đã thỏa thuận trong quá trình ký kết hợp đồng Ví dụ: khi kýkết Hiệp định chung thuế quan và Thương mại (GATT) các nước thành viên đã camkết thực hiện những điều đã thỏa thuận; hoặc khi tham gia tổ chức Thương mại Thế

8 Xem Ts Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà Nội, năm 2006.

9

Nội, năm 2006.

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 7

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

Giới (WTO) các nước thành viên phải tuân thủ quy chế và các quy định được ghinhận trong các Hiệp định của tổ chức này Theo đó, quốc gia có nghĩa vụ phải thựchiện đúng những gì mà mình đã ký kết hoặc cam kết với các quốc gia khác, mà không

có bất kỳ sự ưu ái nào Hay nói cách khác, trong trường hợp này, nguyên tắc bình

Trang 14

đẳng được áp dụng một cách thống nhất.

Song song với trường hợp này là quốc gia tham gia quan hệ thương mại quốc

tế với các chủ thể khác như cá nhân và pháp nhân Ở đây, quốc gia đươc xem là chủthể đặc biệt và được hưởng quy chế đặc biệt Cụ thể là quốc gia sẽ được hưởng cácquy chế đặc biệt sau nếu quốc gia tham gia với tư cách là chủ thể mà không tuyên bốquyền miễn trừ của mình:

Thứ nhất: nguyên tắc bình đẳng sẽ không được đặt ra Nếu xét về mặt lýluận, các chủ thể khi tham gia vào bất cứ hợp đồng nào đều có sự bình đẳng với nhau.Tuy nhiên, sự bình đẳng sẽ không được đặt ra khi một bên chủ thể tham gia vào quan

hệ hợp đồng là Nhà nước Hay nói cách khác, khi một hợp đồng kinh doanh được kýkết giữa quốc gia và thương nhân (thể nhân hoặc pháp nhân) thì nguyên tắc bình đẳng

sẽ các chủ thể sẽ không được áp dụng Bởi vì, quốc gia khác với các lọai chủ thể khác

là quốc gia là loại chủ thể có chủ quyền và quốc gia có quyền tối cao trong quan hệđối nội cũng như đối ngoại Mặt khác, nếu xét về mặt thực tế, quốc gia là một chủ thể

có hệ thống pháp luật, nắm cơ sở kinh tế của đất nước, có nhiều hệ thống ngân hàng,tiền tệ, có lực lượng lao động và có nguồn tài nguyên thiên nhiên… Chính vì vậy, màquốc gia có đủ điều kiện để thực hiện quyền tối cao của mình và sẽ được hưởng quyềnmiễn trừ về chủ quyền (Sovereign immunity) khi tham gia quan hệ dân sự nói chung

và quan hệ kinh doanh quốc tế nói riêng.10

Thứ hai: quốc gia sẽ được chọn luật áp dụng Luật áp dụng ở đây là luật ápdụng chung cho các chủ thể khi có sự tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiệnhợp đồng Về mặt lý luận, hợp đồng được ký kết dựa vào sự thỏa thuận của các bênchủ thể do đó các chủ thể này sẽ có quyền thỏa thuận tất cả những vấn đề mà phápluật không cấm Cũng trên cơ sở lý luận này, các bên có quyền thỏa thuận tất cảnhững vấn đề mà pháp luật nơi ký kết hợp đồng không cấm trong đó có cả luật ápdụng cho hợp đồng khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó,các bên có thể chọn luật do các bên mang quốc tịch, luật nơi ký kết hợp đồng hay luậtnơi thực hiện hợp đồng… Tuy nhiên, nguyên tắc chọn luật này sẽ không được đặt ratrong trường hợp hợp đồng được ký kết với một bên chủ thể là quốc gia vì pháp luật

10 Xem Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật Thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, NXB Trường Đại học Cần Thơ, 2002.

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 8

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

áp dụng cho hợp đồng sẽ là pháp luật của quốc gia với tư cách chủ thể của quan hệ

đó.11

Như vậy, từ hai trường hợp vừa được nêu trên chúng ta có thể hiểu rằng, xét vềmặt thực tế hay về mặt pháp lý, tất cả các quốc gia không kể diện tích lớn hay nhỏ,dân cư nhiều hay ít, tiềm lực kinh tế mạnh hay yếu… khi tham gia ký kết hợp đồng

Trang 15

với thương nhân đều được hưởng quyền miễn trừ hay quyền ưu đãi đặc biệt Theo đó,quốc gia có quyền đương nhiên áp dụng luật của nước mình, ngôn ngữ của nước mìnhvào hợp đồng và sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp nếu quốc gia không từ bỏquyền miễn trừ của mình khi có tranh chấp xảy ra Nội dung của quyền miễn trừ tưpháp quốc gia là: không một cơ quan xét xử nào có quyền xét xử quốc gia, tài sản củaquốc gia không bị sai áp để bảo đảm sơ bộ cho một vụ kiện và quốc gia sẽ không bịràng buộc bởi các phán quyết của tòa án nước ngoài chống lại quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, cũng chính vì sự ưu ái đặc biệt đối với quốc gia trong quan hệ dân

sự nói chung, và trong kinh doanh quốc tế nói riêng, như đã trình bày trên đây đã làmcho nhiều giao dịch kinh doanh giữa các quốc gia với thương nhân có sự hạn chế Và

để khắc phục sự hạn chế đó, trong khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây, học thuyết vềquyền miễn trừ quốc gia có giới hạn (The doctrine of restricted state immunity) đã vàđang được áp dụng một cách phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế Theo họcthuyết này, thì quốc gia có thể tự hạn chế quyền miễn trừ của mình hay nói cách khác,quốc gia sẽ chịu trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng giống như các chủ thểkhác trong trường hợp quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình

Việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình có một ý nghĩa rất quantrọng về lý luận cũng như thực tiễn đối với việc thúc đẩy các giao dịch thương mạiquốc tế Nó tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng giữa các bên tham gia pháp luật dân

sự, đặc biệt là quan hệ hợp đồng, nhằm thu hút sự tham gia của các thể nhân và phápnhân nước ngoài Để thực hiện quyền của mình, quốc gia quy định trong luật phápnước mình những trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia Ví dụ: Luật về miễn trừchủ quyền nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976 (Foreign Sovereign Immunities Act1976) Trong đó, quy định rằng một quốc gia nước ngoài sẽ không được hưởng quyềnmiễn trừ xét xử trước tòa án của Hoa kỳ nếu quốc gia nước ngoài đó đã tuyên bố từ bỏquyền miễn trừ quốc gia (Điều 1605) Ngoài việc quy định trong luật pháp nước mình

về các trường hợp từ bỏ quyền miễn trừ quốc gia, trong quan hệ quốc tế, các quốc giatham gia ký kết các điều ước quốc tế trong đó tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ quốcgia trong một số trường hợp nhất định Ví dụ: để giải quyết những tranh chấp giữa

11 Xem Ts Nông Quốc Bình, giáo trình luật thương mại quốc tế-Trường Đại học Luật Hà Nội-NXB Tư Pháp Hà Nội, năm 2006

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 9

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

một quốc gia với công dân mang quốc tịch nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư quốc tế,một số nước đã tham gia và ký kết Công ước Washington (1965) về giải quyết cáctranh chấp trong lĩnh vực đầu tư giữa các quốc gia và các công dân nước ngoài khác.Theo đó, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên được tiến hành trước một tổ chứctrọng tài thiết chế và dưới sự giám sát của Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấpđầu tư (International Centre for the Settlement of Invesment Disputes- ICSID).12

Trang 16

Tóm lại, dù xem xét ở góc độ nào quốc gia cũng là chủ thể đặc biệt trongthương mại quốc tế nói chung, trong quan hệ hợp đồng nói riêng Theo đó, quốc gia sẽđược hưởng những ưu ái đặc biệt như quyền miễn trừ quốc gia Tuy nhiên, trongnhiều trường hợp, nếu quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ của mình thì quốc giacũng phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ và trách nhiệm giống như các chủ thểkhác khi tham gia họat động thương mại quốc tế.

Từ những phân tích trên, cho ta thấy rằng, thể nhân, pháp nhân và quốc gia lànhững chủ thể tham gia và hoạt động thương mại quốc tế cũng như tham gia vào hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế Các chủ thể này trên cơ sở của sự thỏa thuận vớinhau đã đi đến thống nhất về sự giao kết hợp đồng của mình Và khi hợp đồng đượcgiao kết thì các chủ thể phải thực hiện đúng những gì mà mình thỏa thuận và phải tuânthủ theo hình thức của hợp đồng nói chung, của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếnói riêng Việc tuân thủ hình thức hợp đồng ràng buộc các bên khi thực hiện hợp đồngphải theo một hình thức nhất định

- Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Có rất nhiều quy định khác nhau trong pháp luật của các quốc gia và pháp luậtquốc tế về vấn đề này Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tùy theo các

hệ thống pháp luật khác nhau, có hệ thống pháp luật bắt buộc hợp đồng phải được lậpthành văn bản mới có giá trị pháp lý, nhưng cũng có hệ thống pháp luật không có bất

kỳ yêu cầu nào về hình thức của hợp đồng Việc pháp luật không yêu cầu hình thứccủa hợp đồng được thể hiện rõ nhất trong Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc vềhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Bộ Nguyên Tắc UNIDROIT về hợp đồngThương mại quốc tế năm 2004 Theo đó, Điều 12 Công ước quy định: “Hợp đồngmua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủtheo một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng Hợp đồng có thể được chứngminh bằng mọi cách, kể cả bằng những lời khai của nhân chứng” Và tại Điều 12 của

Bộ Nguyên Tắc: “Bộ Nguyên Tắc UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bốhay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình

12 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006.

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 10

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

thức đặc biệt Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào, kể cả bằngnhân chứng” Cả hai văn bản trên đều không bắt buộc hay quy định cụ thể nào về hìnhthức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế có thể được xác lập và chứng minh dưới mọi hình thức kể cả bằng lời khainhân chứng thì hợp đồng sẽ có giá trị pháp lý mà không bắt buộc phải lập thành vănbản Đó là một quy định tương đối “rộng” về hình thức của hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế của hai văn bản này Tuy nhiên, chính vì sự quy định đó nên trong nhiều

Trang 17

trường hợp, có sự xung đột về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Sựxung đột này có thể là sự xung đột giữa pháp luật của các nước tham gia ký kết hay sựxung đột quốc gia với các điều ước quốc tế mà quốc gia đó ký kết Trong trường hợpnày, một câu hỏi được đặt ra là sẽ giải quyết như thế nào nếu có sự xung đột xảy ra?

Về vấn đề này, thì Công ước Viên 1980 tại Điều 96 có quy định : “Nếu luật của mộtquốc gia thành viên quy định hợp đồng mua bán phải được ký kết hay xác nhận bằngvăn bản thì quốc gia đó có thể bất cứ lúc nào tuyên bố chiếu theo Điều 11, 29 hay củaphần thứ hai Công ước này cho phép một hình thức khác với hình thức văn bản choviệc ký kết, sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng mua bán, hay cho mọi chào hàng, chấpnhận chào hàng hay sự thể hiện ý định nào khác sẽ không áp dụng nếu như chỉ cầnmột trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia” Theo quy định đó, khi có sựxung đột về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xảy ra nếu luật củamột quốc gia thành viên nào quy định hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức vănbản mới có giá trị pháp lý thì yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức vănbản phải được tôn trọng (kể cả trong trường hợp chỉ cần một trong các bên có trụ sởthương mại tại quốc gia có luật quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thứcvăn bản).13Nói cách khác, nếu có sự xung đột xảy ra về hình thức của hợp đồng thì sẽ

ưu tiên áp dụng luật của quốc gia thành viên Đó là cách giải quyết sự xung đột vềhình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Công ước Viên Theo đó,quyền lợi của các quốc gia thành viên sẽ được bảo vệ Ngoài ra, bên cạnh đó, có mộtđiểm cần lưu ý là ngay cả trong khái niệm “văn bản” giữa các quốc gia cũng có quanđiểm rộng hẹp khác nhau về những dạng vật chất nhất định chứa đựng thông tin nàođược coi là “văn bản” Vì vậy, các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng phải thậntrọng tìm hiểu các quy định của luật có khả năng được áp dụng cho quan hệ hợp đồng,nhằm cố gắng tránh được tối đa các hậu quả pháp lý bất lợi và các thiệt hại có thể xảyra

13 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 11

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

Tóm lại, hình thức của hợp đồng được quy định tùy theo các hệ thống pháp luậtkhác nhau Hình thức của hợp đồng có thể được quy định phải được lập thành vănbản, hay không được lập thành văn bản như lời khai của nhân chứng thì đều có giá trịpháp lý Tuy nhiên, dù được quy định ra sao các bên khi tham gia thực hiện hợp đồngphải tuân thủ theo hình thức mà mình đã thỏa thuận Có như vậy, sẽ hạn chế được sựxung đột về hình thức của các chủ thể khi tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế

- Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Trang 18

Bên cạnh việc tìm hiểu về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,thì đối tượng của hợp đồng cũng là một vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu Vì trong bất

cứ hợp đồng nào, việc xác định đối tượng của hợp đồng cũng có ý nghĩa rất quantrọng Các bên khi tham gia thực hiện một hợp đồng nào, điều mà các bên chú ý vàquan tâm nhất chính là đối tượng của hợp đồng mà mình giao kết Cho nên, nó có ýnghĩa quan trọng là thế Nhưng cái gì sẽ là đối tượng của hợp đồng? Đó là một câu hỏiluôn được đặt ra Và theo quy định của pháp luật cũng như trong hoạt động thươngmại quốc tế, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hàng hóa

ở đây cũng là sản phẩm lao động, cũng được trao đổi mua bán trên thị trường cũngnhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người Nó cũng có hai thuộc tính là giá trị

sử dụng và giá trị Đồng thời, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế cũng được phân biệt dựa vào dạng thức tồn tại thành hai dạng: hàng hóa hữuhình (nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị…) và hàng hóa vô hình (dịch

vụ, quyền sở hữu trí tuệ…) Ngoài ra, nó có thể là vật, là lao động của con người haycác quyền tài sản mang tính vô hình Có thể nói, quan niệm về hàng hóa của các hệthống pháp luật khác nhau tương đối “rộng” Tuy nhiên, quan niệm về hàng hóa trongpháp luật quốc gia có phạm vi rộng hẹp khác nhau.Ví dụ: theo nội dung Điều 2 – 105

và các quy định khác có liên quan trong Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ(Uniform Commercial Code – UCC) quy định phạm vi khái niệm hàng hóa rất rộng.Hàng hóa là những vật có thực được đưa ra thị trường để trao đổi Hàng hóa còn baogồm cả những giấy tờ có giá (thậm chí cả đơn vận tải đường biển) Hàng hóa bao gồm

cả vật có thực và hàng hóa tương lai Theo luật Thương mại Việt Nam được Quốc Hộinước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa 11 ngày14/06/2006 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 (sau đây gọi là Luật Thương mại 2005) tạiKhoản 2 Điều 3 quy định hàng hóa bao gồm: tất cả các lọai động sản, kể cả động sảnhình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai Như vậy, khái niệm hànghóa trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã có sự thay đổi cơ bản so với LuậtThương mại năm 1997 (Khoản 3 Điều 5) vốn được hiểu theo nghĩa rất hẹp chỉ liệt kê

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 12

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

bao gồm: “máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, cácđộng sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hìnhthức cho thuê, mua bán…” mà theo đó, nhiều loại tài sản không được coi là hàng hóanhư cổ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sửdụng đất, bí quyết công nghệ…14

Chính vì vậy, ta có thể thấy rằng, hàng hóa dùng để trao đổi mua bán trên thịtrường thương mại quốc tế ngày càng rộng Tuy nhiên, để hàng hóa được xem là đốitượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nó còn phải thỏa mãn các quy định

về Quy chế hàng hóa được phép mua bán trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và

Trang 19

bên bán Về vấn đề này, nhìn chung, phần lớn các loại hàng hóa đều được phép tự dođem ra trao đổi, mua bán ngoại trừ một số loại hàng hóa nhất định mà thông thường,theo cách quy định trong pháp luật các nước, đó là các nhóm hàng bị hạn chế xuấtkhẩu, nhập khẩu (được quản lý theo ngạch Quota), hoặc phải đáp ứng các yêu cầu về

kỹ thuật, điều kiện chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm…15

Ngoài ra vì hàng hóa ở đây là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế nên hàng hóa đó phải được chuyển từ nước của người bán sang nước của ngườimua

Tóm lại, nếu hàng hóa thuộc các trường hợp nêu trên thì hàng hóa sẽ là đốitượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo đó, hàng hóa sẽ được đem ratrao đổi mua bán trên thị trường Nó góp phần mở rộng, phát triển lĩnh vực thươngmại quốc tế nói chung, về quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng

- Về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Một hợp đồng thì không thể nào không có nội dung Nội dung của hợp đồngnói chung, của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là tất cả các điều khoảnđước các bên thỏa thuận Và các điều khoản này là cơ sở để xác định quyền và nghĩa

vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng Theo Điều 50 Luật Thương mại 1997 quyđịnh các điều kiện tối thiểu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thiếu một trongcác nội dung đó thì không có giá trị pháp lý Khác với Luật thương mại 1997, Bộ luậtDân sự và Luật Thương mại 2005 không quy định các điều khoản tối thiểu của hợpđồng mua bán hàng hóa nói chung, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.Điều 402 Bộ luật Dân sự quy định một số nội dung mang tính hướng dẫn cho các bênkhi xác lập thực hiện hợp đồng

14 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006

15

Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 13

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

Và cũng trên cơ sở của Điều 402 Bộ luật Dân sự, thì hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế phải có những nội dung sau đây:

+ Tên gọi của hàng hóa:

Trong điều khoản này, hàng hóa phải được ghi một cách đầy đủ, rõ ràng,chính xác, có kèm theo tên thương mại Nếu đối tượng của việc mua bán gồm nhiềumặt hàng, chủng loại hàng khác nhau thì phải ghi rõ danh mục của các mặt hàng đó.Danh mục của các loại mặt hàng này có thể được coi là phụ lục của hợp đồng

+ Số lượng của hàng hóa:

Đây là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng, bởi vì nó liênquan đến việc xác định rõ đối tượng của hợp đồng mua bán cũng như trách nhiệm và

Trang 20

nghĩa vụ của các bên Việc lựa chọn đơn vị đo lường phải căn cứ vào tính chất củahàng hóa, vào tập quán thương mại quốc tế đối với các mặt hàng cụ thể.

Dựa vào tính chất của hàng hóa, có thể dùng các đơn vị đo phổ biến như sau:

Kg, tấn đối với các loại hàng như ngũ cốc, đường…; lít, m3 đối với các loại hàng như

gỗ, chất lỏng và các loại hàng hóa khác cần phải được xác định bằng thể tích; đối vớimột số hàng có thể sử dụng đơn vị tính như: bao nhiêu cái, bao nhiêu chiếc, bao nhiêukiện…

Theo nguyên tắc, số lượng của hàng hóa có thể được xác định bởi một số liệu

cụ thể hoặc có thể được quy định trong một giới hạn Ví dụ: số lượng gạo là đối tượngcủa việc mua bán là 10000 tấn + 2% hay 10000 tấn – 2% Do tính chất của mộ số loạihàng hóa nên cần phải quy định tỷ lệ dung sai, như đối với hàng hóa có sự bốc hơi hay

có sự thay đổi độ ẩm

Ngoài ra, các bên cần phải thỏa thuận rõ là có hay không trọng lượng của bao

bì và khối lượng của hàng hóa Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế bao giờcũng nói rõ hai trọng lượng: trọng lượng cả bì và trọng lượng tịnh

+ Chất lượng của hàng hóa:

Đây là điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa, đặcbiệt là mua bán quốc tế Điều khoản về chất lượng của hàng hóa là thỏa thuận của cácbên liên quan đến việc xác định chất lượng và cách thức kiểm tra chất lượng của hànghóa Thông thường trong điều khoản này cần phải quy định cụ thể :

 Thứ nhất những yếu tố chủ thể về quy cách, phẩm chất của hàng hóa vàphương pháp xác định trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế có nhiều cách xácđịnh chất lượng của hàng hóa :

Chất lượng được xác định theo mẫu hàng Theo cách này chất lượng của hàngđược xác định theo mẫu do người bán đưa ra trước đó Xác định chất lượng theo cách

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 14

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

này thường áp dụng đối với các lọai hàng đặc thù không có một tiêu chuẩn quốc tếthống nhất hay không thể mô tả được Ví dụ: như hàng thủ công mỹ nghệ

Chất lượng được xác định theo tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm quyền cholọai hàng hóa nhất định, như tiêu chuẩn về kích thước, công suất, phương pháp sảnxuất Ví dụ: theo tiêu chuẩn của VINACONTROL…

Chất lượng được xác định theo quy cách của hàng hóa hay tài liệu kỹ thuật Vídụ: theo sơ đồ bản vẽ, bản thuyết trình về tính năng, tác dụng của hàng hóa

Pháp luật của các nước, kể cả nước ta và các văn bản pháp luật quốc tế vềthương mại không quy định rõ cách thức xác định chất lượng của hàng hóa, mà chỉquy định chung chung rằng, chất lượng của hàng hóa phải thích hợp cho những mụcđích mà hàng hóa cùng lọai, cùng quy cách thường được sử dụng (Mục 2 Điều 35

Trang 21

Công ước Viên 1980; Khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam).

 Thứ hai, nghĩa vụ của các bên trong việc xác định thời hạn, địa điểm và cáchthức kiểm tra chất lượng Thông thường địa điểm kiểm tra chất lượng của hàng hóa docác bên tự thỏa thuận có tính đến tính chất của từng loại hàng và điều kiện giao hàng.Hàng hóa có thể được kiểm tra toàn bộ hay một phần theo xác suất tùy theo tính chấtcủa hàng hóa Đối với hàng không đặc định thường kiểm tra theo xác suất (gạo,

đường, hàng may mặc…) đối với hàng đặc định thì kiểm tra toàn bộ Các bên có thểthuê các cơ quan chức năng hay các giám định viên thực hiện việc kiểm tra chất lượngcủa hàng hóa

+ Thời gian, địa điểm giao hàng:

Đây là điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi vì

nó liên quan đến một số quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm chuyển quyền sởhữu và rủi ro, liên quan đến giá cả của hàng hóa

Khi thỏa thuận điều kiện giao hàng các bên thường sử dụng các thuật ngữThương mại của INCOTERMS mà công bố mới nhất là INCOTERMS năm 2000.INCOTERMS là tập quán thương mại quốc tế, nó chỉ có hiệu lực áp dụng khi được sựđồng ý của các bên, tức là được các bên quy định trong hợp đồng

Thông thường, điều kiện giao hàng phụ thuộc phần lớn vào khả năng của ngườibán Đối với những người có khả năng tài chính dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trênthương trường thì giao hàng với điều kiện CIF và mua bán với điều kiện FOB Vớithương nhân của Việt Nam thì ngược lại, mua CIF, bán FOB

Theo đánh giá của các công ty Bảo Hiểm Việt Nam thì năm 2003 chỉ có 15%khối lượng hàng xuất nhập khẩu mua bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam lý do là cáccông ty của Việt Nam thường bán hàng theo điều kiện FOB nên không có nghĩa vụ

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 15

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

phải mua bảo hiểm, và mua hàng theo điều kiện CIF thì bảo hiểm hàng hóa đã đượcngười bán ở nước ngoài mua

Việc quy định địa điểm giao hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng không những

về mặt pháp lý mà còn trong khía cạnh thương mại bởi trong hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế chi phí vận chuyển trong nhiều trường hợp chiếm 40- 50% giá trị củahàng hóa Thông thường địa điểm giao hàng do các bên quy định trong hợp đồng bằngcách lựa chọn điều kiện giao hàng INCOTERMS

+ Giá cả:

Giá cả cần phải được xác định trên cơ sở quốc tế và xuất phát từ điều kiện giaohàng Thông thường giá hàng được thể hiện bằng một loại ngoại tệ mạnh như USDcủa Hoa Kỳ hay đồng EURO của Châu Âu Theo nguyên tắc, giá cả cần phải đượcquy định rõ, đúng và chính xác Trong nhiều trường hợp người mua yêu cầu người

Trang 22

bán ghi giá ít hơn giá thực tế để trốn thuế nhập khẩu ở nước mình, hoặc ngược lại đểtránh việc kiểm soát ngoại tê của nước mình, người mua cũng có thể yêu cầu ngườibán ghi giá cao hơn giá thực tế để chuyển phần chênh lệch vào tài khoản của ngườimua ở nước ngoài.

Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định về hậu quả pháp lý của việc hạthấp hay nâng cao giá ghi trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc trong hợp đồng ghigiá không đúng với thực tế dẫn đến việc hợp đồng không có hiệu lực pháp lý

ít được áp dụng bởi có nhiều rủi ro cho người bán cũng như cho người mua

Thời hạn thanh toán cần phải được quy định hết sức rõ ràng và chặt chẽ tronghợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo nguyên tắc, thời hạn thanh toán phải đượcxác định bởi một khoảng thời gian cụ thể, rõ ràng Ví dụ: người mua phải có nghĩa vụthanh toán trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc của ngân hàng tính từ ngày hàngđược giao cho người vận chuyển Trong một hợp đồng mua bán hàng thủy sản giữamột công ty ở Khánh Hòa với một công ty khác ở Singapore, điều khoản thanh toánquy định rằng, người mua phải thanh toán cho người bán bằng phương thức TT(Telegraphic Transfer) sau 3 ngày tính từ ngày hàng đến cảng Rõ ràng điều kiệnthanh toán này hoàn toàn bất lợi cho người bán: Thứ nhất là người bán đã chọn

phương thức thanh toán có nhiều rủi ro cho mình; thứ hai là thời hạn thanh toán đượcquy định không rõ ràng Theo điều khoản này thì rõ ràng và cụ thể nhất là trong

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 16

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

khoảng thời gian 3 ngày sau khi hàng cập cảng, việc thanh toán không thể xảy ra màviệc thanh toán chỉ được thực hiện khi hết thời hạn 3 ngày đó nhưng vào chính ngàynào thì không thể xác định được

Để tránh những rủi ro đáng tiếc, khi thỏa thuận thời hạn thanh toán không baogiờ sử dụng từ “sau” mà trong mọi trường hợp cần phải xác định thời hạn thanh toánbằng cách thỏa thuận: “thanh toán trước thời điểm…” hoặc “thanh toán trong khoảngthời gian từ…đến…”

Thực tiễn mua bán hàng hóa ở Việt Nam chúng ta cho thấy rằng, nhiều tranhchấp phát sinh từ hợp đồng, trong đó doanh nghiệp Việt Nam là người bán, đều cóchung nguyên nhân là doanh nghiệp Việt Nam chúng ta không sử dụng phương thứcthnah toán bằng tín dụng chứng từ Những trường hợp đó đều có chung một kịch bản:ban đầu người mua ở nước ngoài mua những lô hàng có giá trị nhỏ, thanh toán bằngtín dụng chứng từ và bao giờ cũng thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn Sau khi đã tạo

Trang 23

được niềm tin đối với người bán ở Việt Nam thì ký hợp đồng giá trị lớn hơn và đềnghị cho sử dụng phương thức thanh toán khác mềm dẻo hơn (trả chậm, D/A chẳnghạn).

+ Bao bì đóng gói:

Đối với mỗi loại hàng hóa đòi hỏi phải có một loại bao bì hoặc được đóng góiphù hợp bởi vì bao bì và quy cách đóng gói ảnh hưởng đến chất lượng và nhiều khiđến cả giá cả của hàng hóa, đặc biệt là trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.Trong trường hợp hợp đồng không có quy định khác, người bán có nghĩa vụ đóng góibằng cách nào để hàng đến nơi an toàn cũng như có thể dễ dàng xếp dỡ trong thờigian quá cảnh hay tại điểm đến (Khoản 3 Điều 60 Luật thương mại Việt Nam)

Trong một số trường hợp người mua có thể từ chối nhận hàng nếu chúng khôngđược đóng gói phù hợp với chỉ dẫn hay tâp quán thương mại Việc giao hàng trongbao bì hay được đóng gói phù hợp đối với người mua có ý nghĩa quan trọng, nhất làdười góc độ kinh tế Bao bì, đóng gói phải phù hợp với những yêu cầu của pháp luậthiện hành của quốc gia người mua Ở một số nước, có một số loại bao bì bị cấm hayhạn chế sử dụng Hiện nay ở nhiều nước việc gắn nhãn hiệu lên bao bì được quy địnhmột cách nghiêm ngặt Trong trường hợp có nghi ngờ thì người bán phải tham khảovới người mua

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

Trong điều khoản này, các bên có thể thỏa thuận mức phạt do chậm thực hiệnnghĩa vụ Trong hợp đồng thương mại quốc tế nói chung, trong hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế nói riêng, bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụphải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu không chứng minh được việc không

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 17

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ do các trường hợp bất khả kháng gây

ra Vì vậy, trong điều khoản này các bên thường thỏa thuận các trường hợp miễn tráchnhiệm

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên đừng bao giờ quên đưa vàohợp đồng điều khoản “trách nhiệm sản phẩm” Điều khoản này xác định ai là ngườiphải chịu trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa vì có khuyết tật mà gây thiệt hại chongười khác Thông thường những trường hợp nói trên thì nhà sản xuất phải chịu tráchnhiệm bồi thường

+ Trách nhiệm đối với sản phẩm:

Hiện nay, trong thế giới hiện đại khi mà hầu hết các nước, đặc biệt là các nướcphát triển dành sự quan tâm đặc biệt đến thương mại công bằng, đến sức khỏe của conngười thì luật áp dụng có khuynh hướng điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ chấtlượng của sản phẩm, tức là xác định trách nhiệm của người bán hay của người muatrường hợp hàng hóa do những khuyết tật của mình đã gây ra thiệt hại cho người khác

Trang 24

Về vấn đề này, có thể nói pháp luật của Việt Nam nói chung, các quy định của phápluật về hợp đồng nói riêng chưa có sự điều chỉnh Vì vậy để tránh những rủi ro đángtiếc các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế cần có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc phân chia trách nhiệm

+ Giải quyết tranh chấp (trọng tài) :

Ở điều khoản này, các bên thỏa thuận thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinhtrong quá trình thức hiện hợp đồng Các bên cũng thỏa thuận và thống nhất tòa án haytrọng tài thương mại của nước ngoài giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bênkhông thể giải quyết bằng con đường thương lượng Hiện nay, Việt Nam đã có trọngtài thương mại và đã tham gia Công ước New York 1958 về việc công nhận phánquyết của trọng tài, vì vậy các doanh ngiệp của chúng ta nên chọn Trung tâm trọng tàiThương mại Quốc tế Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.16

16 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 18

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

Ngoài các nội dung vừa nêu trên, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếcác bên còn có thể thỏa thuận các nội dung khác và cũng dựa vào các nội dung đó, cácbên (bên bán và bên mua) sẽ xác lập được quyền và nghĩa vụ của mình trong hợpđồng mà mình ký kết Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, nội dung của hợp đồng chỉ cógiá trị pháp lý và có hiệu lực ràng buộc các bên thực hiện khi nội dung đó không tráivới quy định của điều ước quốc tế mà các bên tham gia hoặc kết, không trái luật quốcgia của người bán và người mua, cụ thể là pháp luật Việt Nam về thương mại Và nộidung của hợp đồng phải được thực hiện theo ý chí của các bên, các bên thỏa thuận kýkết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện không có sự đe dọa, giả dối, nhầm lẫn và quantrọng là nó không được trái với thuần phong mỹ tục, trái với đạo đức xã hội

Từ những gì đã trình bày ở trên, cho ta thấy rằng, nội dung của hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế bao gồm nhiều điều khoản Các điều khoản này được thực hiệndựa trên sự thỏa thuận của các bên và nó cũng là cơ sở để xác lập quyền và nghĩa vụcủa các bên khi thực hiện hợp đồng Có thể nói rằng, nội dung của hợp đồng là tổnghợp quyền và nghĩa vụ được hình thành trong quá trình các bên thương lượng, thỏa

Trang 25

thuận và đi đến ký kết hợp đồng Nên nội dung của hợp đồng nói chung, của hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế nói riêng rất quan trọng và không thể thiếu được khi thamgia ký kết trong lĩnh vực hợp đồng.

Đó là tất cả những thể hiện của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thông quanhững thể hiện đó chúng ta sẽ hiểu đầy đủ hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế Và cũng chính nhờ vậy mà việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi thamgia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Vì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là một loại hợp đồng mua bánhàng hóa nên xét về mối quan hệ hợp đồng thì giữa nó với hợp đồng mua bán hànghóa trong nước có điểm chung tương đồng, đó là: có một quan hệ mua bán giữa bênbán và bên mua dựa trên cơ sở thỏa thuận của hai bên Tuy nhiên, như đã biết, hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế là loại hợp đồng gắn liền với yếu tố nước ngoài vàđây cũng là điểm đặc trưng của nó, do đó, so với hợp đồng mua bán trong nước thìhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những điểm phân biệt sau:

- Về đồng tiền thanh toán:

Ở đây, có sự phân biệt rõ giữa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợpđồng mua bán hàng hóa trong nước Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước thì đồngtiền thanh toán của các bên là nội tệ vì sự mua bán này diễn ra trên lãnh thổ của cùngmột quốc gia còn trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì gắn liền với yếu tố

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 19

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

nước ngoài nên đồng tiền thanh toán sẽ là ngoại tệ ít nhất đối với một bên hoặc có thểhai bên hay nói cách khác là tùy theo sự thỏa thuận, có thể là đồng tiền của nướcngười bán, nước người mua hoặc đồng tiền của nước thứ ba Tuy nhiên, hiện nay, đặcđiểm này không còn được phù hợp Ví dụ: việc mua bán giữa các nước Châu Âu vớinhau, thì đồng EURO không là ngoại tệ đối với nước nào cả vì các nước này đều sửdụng chung đồng tiền Rõ ràng ở đây thì đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của ít nhấtmột bên thì không còn được phù hợp Nhưng dù thế nào đi nữa thì đặc điểm này vẫncòn phù hợp và vẫn còn được áp dụng để phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

- Về luật áp dụng:

Luật áp dụng điều chỉnh cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ phức tạphơn nhiều so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước do loại hợp đồng này có tínhchất quốc tế Cho nên, nó sẽ được điều chỉnh bởi các nguồn chủ yếu sau: pháp luậtquốc gia, điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế

Đó là những đặc điểm để phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vớihợp đồng mua bán hàng hóa trong nước Ngoài ra, về chủ thể tham gia trong hợp đồng

Trang 26

cũng như về đối tượng của hợp đồng đều có sự khác biệt Nếu trong hợp đồng muabán hàng hóa trong nước, chủ thể tham gia là những thương nhân có cùng quốc tịchhay nói cách khác, vấn đề quốc tịch không được quy định còn trong hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế thì chủ thể tham gia phải là thương nhân mang quốc tịch khácnhau Vấn đề quốc tịch của loại hợp đồng này được quy định một cách cụ thể Theo

đó, quy chế thương nhân nước ngoài được xác định theo luật mà thương nhân đómang quốc tịch Nếu thương nhân là một pháp nhân thì nó mang quốc tịch của quốcgia, mà trên lãnh thổ của quốc gia đó nó đã được thành lập (Điều 832 Bộ luật Dân sự).Mặt khác, về đối tượng thì cả hai loại hợp đồng này đều có đối tượng chung là hànghóa Tuy nhiên, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đòi hỏi thêm một điều kiện

là hàng hóa đó phải được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiệnhợp đồng thì mới được xem là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nhìn chung, tất cả các điểm phân biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước nêu trên, đều là những đặc điểm đặctrưng, riêng biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà không phải hợp đồngnào cũng có được Cho nên, việc xác định đặc điểm của hợp đồng nói chung, của hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng thì rất cần thiết và quan trọng Nó giúpchúng ta phân biệt một cách nhanh chóng, rõ nét nhất giữa hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế với các loại hợp đồng khác nói chung, với hợp đồng mua bán hàng hóatrong nước nói riêng

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 20

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

1.1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng gắn liền với yếu tố nướcngoài, ở đó, lúc nào cũng có sự trao đổi hàng hóa giữa các bên với nhau ở các nướckhác nhau Việc trao đổi hàng hóa này, một mặt đã góp phần vào việc mở rộng quan

hệ hợp tác giữa các quốc gia khác nhau một mặt có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực thươngmại quốc tế phát triển Cho nên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có vai trò quantrọng nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu hội nhập, mở rộng quan hệ hợptác với các quốc gia khác là một nhu cầu cần thiết, nó giúp cho các quốc gia cùngnhau hợp tác, cùng nhau phát triển thì vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếcàng được khẳng định Mặt khác, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì quyền

và nghĩa vụ của các bên được xác định trên cơ sở của sự thỏa thuận Hay nói cáchkhác, thì ở đây hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở pháp lý để các bên xácđịnh được mình có những quyền gì và nghĩa vụ gì mà từ đó họ có trách nhiệm thựchiện_ đó cũng là một vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Vì vậy, xét về mặt thực tiễn hay về mặt pháp lý thì hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế cũng đều có vai trò nhất định Thông qua vai trò đó, thì hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế không những giúp cho việc xác định quyền và nghĩa vụ được thực

Trang 27

hiện một cách cụ thể, rõ ràng mà còn góp phần không nhỏ trong việc đẩy mạnh, mởrộng, phát triển lĩnh vực thương mại quốc tế nói chung, lĩnh vực hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế nói riêng.

1.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Như đã được đề cập ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gắn liền vớiyếu tố nước ngoài: các yếu tố liên quan tới quốc tịch, nơi cư trú, hoặc trụ sở của cácchủ thể, liên quan tới nơi xác lập hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng và nơi có tài sản

là đối tượng của hợp đồng Do vậy, nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế phức tạp hơn nhiều so với các hợp đồng mua bán hàng hóa trongnước Cụ thể, nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế baogồm: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế

1.2.1 Pháp luật quốc gia:

Pháp luật là công cụ pháp lý cơ bản và chủ yếu để nhà nước thực hiện các chứcnăng của mình Cũng như mọi lĩnh vực khác, trong quan hệ thương mại quốc tế, luậtpháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động thương mạicủa các chủ thể

Pháp luật của mỗi quốc gia là tổng thể các quy tắc, các quy định điều chỉnhmọi lĩnh vực của đời sống xã hội của quốc gia đó Các quy tắc và các quy phạm này,tùy theo pháp luật của mỗi nước, chúng có thể được thể hiện dưới hình thức thành văn

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 21

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

hoặc không thành văn Đối với các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa (Civil Law)luật được thể hiện dưới hình thức văn bản Ở các nước này, chỉ có các quy phạm đượcghi trong các văn bản pháp luật (Luật thành văn) mới có giá trị bắt buộc

Trong khi đó, các nước theo hệ thống pháp luật chung Anh – Mỹ (CommonLaw) bên cạnh luật thành văn thì ở các nước này có cả luật không thành văn được ghinhận trong các án lệ.17

Khi không có điều ước quốc tế, hoặc có những điều ước quốc tế, song không quy địnhhoặc quy định không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, cácchủ thể của hợp đồng phải dựa vào pháp luật quốc gia của một nước nhất định để giảiquyết những vấn đề phát sinh

Trong trường hợp này, luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho các quan hệhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Pháp luật quốc gia thường được áp dụng trongcác trường hợp sau:

- Nếu điều ước quốc tế mà quốc gia của các chủ thể tham gia ký kết hoặc thừanhận có quy định điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(quy phạm xung đột thống nhất) là luật của một quốc gia nhất định, thì luật đó đươngnhiên được áp dụng Mọi thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng trái với điềukhoản này đều không có hiệu lực pháp lý

Trang 28

Xem : Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần

- Khi các bên có thỏa thuận áp dụng pháp luật quốc gia Trong quá trình kýkết hợp đồng thương mại quốc tế, các bên có quyền tự do thỏa thuận, theo đó các bên

có thể thỏa thuận mọi điều kiện liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình trong đóbao gồm cả việc tự do thỏa thuận việc áp dụng Các bên có thể chọn pháp luật trongnước của mỗi bên Trong một số trường hợp các bên cũng có thể thỏa thuận áp dụngluật của một nước thứ ba Luật của nước thứ ba ở đây được hiểu là luật pháp của cácnước có liên quan đến giao dịch của các bên, ví dụ: luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơithực hiện hợp đồng, luật nơi có tài sản liên quan đến hợp đồng.18

- Và trong trường hợp luật quốc gia sẽ được áp dụng khi các quy phạm xungđột dẫn chiếu đến Trường hợp này chỉ được áp dụng khi giữa các đương sự không đạtđược bất kỳ thỏa thuận nào về luật áp dụng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cáctranh chấp sẽ tự mình chọn luật áp dụng căn cứ vào các quy phạm xung đột của nướcmình Nếu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là một Tòa án Việt Nam, luật

áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương sẽ được xác định thông qua

17 Xem : Diệp Ngọc Dũng, Tập bài giảng Luật thương mại quốc tế, Khoa Luật – Trường Đại học Cần

Thơ,2002,Tr 6-7

18

Thơ,2002,Tr 6-7

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 22

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

Điều 834 Bộ luật Dân sự, theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theopháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng Nếu cơ quan có thẩm quyền giải quyếttranh chấp là một Tòa án nước ngoài, thì luật áp dụng được xác định thông qua cácquy phạm xung đột của nước đó

Luật quốc gia khi được xác định là luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế Thì luật quốc gia ở đây được hiểu là toàn bộ hệ thống pháp luật củaquốc gia đó, chứ không phải riêng các văn bản hoặc nguồn luật điều chỉnh trong hoạtđộng thương mại

Nếu pháp luật Việt Nam là luật áp dụng, thì ở đây bao gồm tất các quy địnhhiện hành trong hệ thống pháp luật Việt Nam chứ không chỉ áp dụng các quy định củaLuật Thương mại

Nếu pháp luật nước ngoài là luật áp dụng của hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế, thì nguồn điều chỉnh trong trường hợp này bên cạnh các quy định của phápluật quốc gia đó còn có các tập quán; án lệ và các học thuyết pháp lý khác (nếu có)miễn là nước hữu quan coi đó là nguồn của pháp luật hiện hành Và nếu tự tiện bỏ bớtcác quy định hiện hành có liên quan thì sẽ không xác định một cách chính xác, kháchquan quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự và cả các hình thức và biện pháp chế tàicần hoặc có thể áp dụng đối với trường hợp vi phạm pháp luật.19

1.2.2 Điều ước quốc tế:

Trang 29

Điều ước quốc tế là một hình thức chứa đựng các quy phạm pháp luật quốc tế.

Đó là sự thỏa thuận cam kết của các quốc gia đối với nhau trên cơ sở bình đẳng, tựnguyện nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý bắt buộc để xác định thay đổi hoặchủy bỏ quyền và nghĩa vụ của các quốc gia với nhau trong các lĩnh vực nhất định Cácquốc gia sau khi ký kết điều ước quốc tế với nhau phải thi hành đúng những gì đãđược cam kết Điều ước quốc tế có giá trị áp dụng trên toàn lãnh thổ của các quốc giatham gia điều ước Các quy phạm pháp luật quốc gia được ban hành phải phù hợp vớicác điều ước quốc tế, trong trường hợp các quy phạm của điều ước quốc và các quyphạm của pháp luật quốc gia có sự khác nhau thì các quy phạm của điều ước quốc tế

sẽ được ưu tiên áp dụng (Khoản 1, Điều 4 Luật Thương mại Việt Nam 1997)

Đối với các quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, các hiệp ước thương mại, thanhtoán… song phương được ký kết giữa nhà nước Việt Nam và nhà nước nước ngoài,các hiệp ước đa phương và các công ước quốc tế về mua bán hàng hóa quốc tế có mộtvai trò đặc biệt quan trọng, trong đó cần nhấn mạnh đến vai trò của Công ước Viên

1980 (CISG) Công ước Viên là kết quả của quá trình thống nhất hóa luật về mua bánhàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc, nhằm loại bỏ những trở ngại do những quy định

19 Xem: Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp Quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 23

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia về thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồnggiữa các bên Việt nam hiện nay tuy chưa tham gia Công ước này, song cũng như cácquốc gia khác, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kết ước của các bên tham gia hợpđồng, pháp luật Việt Nam cũng cho phép Công ước Viên 1980 được trở thành luật ápdụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, nếu chúng được dẫn chiếu đếntrong hợp đồng

1.2.3 Tập quán thương mại quốc tế:

Bên cạnh pháp luật của quốc gia và điều ước quốc tế thì tập quán thương mạiquốc tế cũng là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tập quánthương mại quốc tế là những thói quen thương mại được lặp đi lặp lại trong một thờigian dài, được hình thành lâu đời, được nhiều nước công nhận và được áp dụng rộngrãi trong những hoạt động thương mại nhất định Thông thường, một thói quen thươngmại được công nhận là tập quán quốc tế khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Là thói quen phổ biến, được áp dụng thường xuyên và có tính chất ổn định

- Là thói quen duy nhất về từng vấn đề, ở địa phương, từng quốc gia hay trongtừng khu vực

- Là thói quen có nội dung cụ thể, rõ ràng, dựa vào đó có thể xác định đượcquyền và nghĩa vụ của các bên

Tập quán thương mại quốc tế có thể trở thành một nguồn để điều chỉnh cácquan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng nó chỉ là một nguồn phụ trợ Hay

Trang 30

nói cách khác, tập quán thương mại chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

* Thứ nhất, tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng ghi tronghợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể Vì vậy, nếu các bên chủthể của hợp đồng thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế để điều chỉnhquyền và nghĩa vụ của họ thì tập quán thương mại quốc tế có giá trị ràng buộc cácbên Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hầu hết các nước thì việc thỏa thuận ápdụng tập quán thương mại quốc tế phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định

Ví dụ: theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các bên trong hợp đồng dân

sự có yếu tố nước ngoài được phép thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế nếu việc ápdụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với pháp luật ViệtNam (Khoản 4,Điều 759, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005)

* Thứ hai, tập quán thương mại được các điều ước thương mại quốc tế liênquan quy định áp dụng Trong trường hợp một điều ước quốc tế về thương mại có quyphạm quy định sẽ áp dụng một hoặc một số tập quán thương mại quốc tế thì các tậpquán thương mại sẽ đương nhiên được áp dụng cho các quan hệ của các bên chủ thểmang quốc tịch hoặc có trụ sở ở các nước thành viên của điều ước quốc tế đó Điều

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 24

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

này có nghĩa là kể cả trong trường hợp khi giao kết hợp đồng các bên chủ thể này đãkhông thỏa thuận dẫn chiếu đến một tập quán thương mại quốc tế, thì tập quán quốc tếvẫn được áp dụng nếu nó được quy định trong điều ước quốc tế về thương mại có liênquan

* Thứ ba, tập quán thương mại quốc tế được luật quốc gia quy định áp dụng.Trong trường hợp luật trong nước điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các bên quyđịnh áp dụng tập quán thương mại quốc tế thì tập quán thương mại quốc tế sẽ được ápdụng

* Thứ tư, cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tậpquán thương mại quốc tế trong giao dịch thương mại của họ

Đây là trường hợp áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong việc xét xử cáctranh chấp phát sinh từ giao dịch thương mại quốc tế Trong trường hợp các bênkhông có thỏa thuận cụ thể về việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế, đồng thờicác điều ước quốc tế và luật trong nước có liên quan cũng không có quy định cụ thể

về vấn đề này thì cơ quan xét xử có thể áp dụng tập quán thương mại quốc tế để giảiquyết tranh chấp

Việc cơ quan xét xử áp dụng tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranhchấp khi có đủ cơ sở pháp lý cho rằng trong khi giao kết hợp đồng, các bên chủ thể đãngầm hiểu là họ phải hành động theo tập quán thương mại quốc tế mà bất cứ nhà kinhdoanh thương mại quốc tế nào cũng hành động như vậy trong hoàn cảnh tương tự

Ví dụ: Điều 9 Công ước Viên (1980) của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua

Trang 31

bán hàng hóa quốc tế quy định: Các bên mặc nhiên bị ràng buộc bởi tập quán quốc tế(mặc dù các bên không công khai thỏa thuận áp dụng) nếu tập quán đó họ đã biết hoặccần phải biết khi ký kết hợp đồng.

1.2.4 Tiền lệ pháp ( án lệ ) về thương mại:

Ngoài ba nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa nêutrên, trong một số trường hợp, tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại cũng được xem làmột nguồn điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tiền lệ pháp là các quytắc pháp luật được hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án Tại các nước theo hệthống luật Anh –Mỹ các tòa án thường sử dụng một hoặc một số phán quyết của tòa

án đã được công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấptương tự.20

Hiện nay việc công nhận và sử dụng các phán quyết của tòa án cũng như thừanhận vai trò tích cực của các án lệ đang có xu hướng gia tăng tại các nước có hệ thống

20 Xem TS Trần Thị Hòa Bình – TS Trần Văn Nam, Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Trường Đại học kinh

tế quốc dân – Khoa Luật Kinh tế, NXB Lao động xã hội – Hà Nội

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 25

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

pháp luật khác nhau Điển hình là ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lụcđịa đã bắt đầu tham khảo án lệ khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóanói riêng, về lĩnh vực thương mại quốc tế nói chung

Đó là các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà cácbên thường áp dụng khi tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Đểtránh sự xung đột xảy ra khi giải quyết tranh chấp hợp đồng các bên khi ký kết phảithỏa thuận một cách rõ ràng cụ thể là luật nào sẽ được áp dụng Từ đó, sẽ có sự thốngnhất giữa các chủ thể trong viêc áp dụng luật trongtrường hợp có tranh chấp về hợpđồng xảy ra

Trang 32

SVTH: Dương Bảo Trân

Trang 26

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

CHƯƠNG 2:

QUYỀN CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG

MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ.

Như đã trình bày ở chương 1, trong bất cứ hợp đồng nào, nội dung của hợpđồng cũng chứa các điều khoản để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên khi thamgia ký kết hợp đồng Trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế cũng vậy, quyền củacác bên được thể hiện trong hợp đồng trên cơ sở các điều khoản mà các bên thoảthuận.Trong trường hợp không có thoả thuận thì quyền của các bên sẽ được thể hiệncăn cứ vào luật áp dụng Cần lưu ý rằng luật áp dụng làm căn cứ để các bên thực hiện

Trang 33

các quyền không được trái với các điều ước quốc tế mà các bên đã ký kết, không đựơctrái pháp luật Quốc gia của mỗi nước, không được trái với đạo đức xã hội thì cácquyền này mới có hiệu lực đối với mỗi bên trong việc tham gia thực hiện hợp đồng.Bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là bên tiến hành thực hiện cácgiao dịch mua bán nhằm mục đích có được hàng hoá mà mình mong muốn Và để bảo

vệ quyền lợi của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế pháp luật quyđịnh người mua có các quyền lợi như sau:

2.1 Quyền của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

2.1.1 Quyền của người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng:

2.1.1.1 Quyền liên quan đến việc yêu cầu người bán giao hàng:

Việc yêu cầu người bán giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hoá nội địanói chung, trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng là một trong nhữngquyền cơ bản của người mua Và quyền này, theo thông lệ quốc tế, đồng thời cũngđược coi là quyền chính của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Ở quyền này, phápluật quy định người mua sẽ có các quyền sau đây đối với người bán: quyền yêu cầungười bán giao hàng đúng địa điểm, đúng thời gian, quyền yêu cầu người bán giaođúng số lượng và chất lượng của hàng hóa

2.1.1.1.1 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm:

Để đảm bảo cho hàng hóa tới được nơi mà người mua hay đại diện của ngườimua mong muốn thì người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm.Theo Điều 31 Công ước Viên 1980 quy định : “Người bán phải giao hàng tại địa điểm

mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểmgiao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải đầu tiên để chuyểncho người mua” Theo quy định của điều này, thì người mua có quyền yêu cầu ngườibán giao hàng đúng địa điểm theo sự thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng Địa điểm

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 27

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

ở đây có thể là kho, bãi, xưởng của người mua hay tại một địa điểm nào đó mà ngườimua thấy thuận tiện, hoặc cũng có thể tại một địa điểm theo sự thỏa thuận của ngườibán và người mua Và nếu trong hợp đồng mua bán, người mua yêu cầu người bánphải giao hàng thông qua vận chuyển thì người bán phải giao hàng cho người vậnchuyển đó để chuyển giao hàng cho người mua Việc người mua yêu cầu người bángiao hàng đúng địa điểm có ý nghĩa thương mại đặc biệt quan trọng Nó vừa bảo vệquyền của người mua vừa hạn chế được các tổn thất có thể phát sinh khi hàng khôngđược giao đúng địa điểm quy định Ví dụ: trong hợp đồng mua bán các loại nông sản,người mua yêu cầu người bán giao hàng cho mình tại kho của người mua nhưng cóthể vì một lý do nào đó như: người bán không biết chính xác địa điểm kho đó ở đâu,hay do người bán có sự nhầm lẫn về địa điểm… nên người bán giao hàng tại địa điểmkhác không phải là nơi mà người mua yêu cầu Điều này sẽ làm phát sinh tổn thất của

Trang 34

hai bên Người mua sẽ bị chậm trễ trong việc nhận hàng còn người bán phải chịu mộtkhoản chi phí khác trong việc vận chuyển để giao hàng tới nơi mà người mua quyđịnh Rõ ràng nếu từ lúc đầu cả hai bên thỏa thuận cụ thể địa điểm giao hàng thì cáctổn thất đó sẽ không xảy ra Người mua sẽ nhận được hàng đúng địa điểm mà mìnhthấy cần thiết, có lợi cho mình còn người bán vừa không phải chịu thêm khoản chi phíkhác trong việc vận chuyển hàng hóa vừa không tốn thời gian công sức trong việcgiao hàng Cho nên, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì cả hai bên (bênbán và bên mua) phải thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao hàng Có như vậy thì quyềnlợi của cả hai bên mới được đảm bảo Nó giúp cho người mua thuận tiện trong việcmua hàng còn người bán sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức và thời gian Đồng thời,việc giao hàng đúng địa điểm như thỏa thuận còn có ý nghĩa tạo được sự hài lòng đốivới người mua và giúp người bán tạo được uy tín trong quan hệ mua bán đối vớikhách hàng.

Tóm lại, quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm là một trong nhữngquyền lợi cơ bản của người mua Quyền này không những được quy định trong Côngước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà còn được quy định tạiKhoản 1 Điều 35 Luật Thương mại 2005 Cả hai loại văn bản này đều quy định làngười mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm, hay nói cách khác,người bán phải có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã được thỏa thuận trong hợpđồng

Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm của người bán được quy định rất rõ trongCông ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo Điều 38 của Côngước này, nếu người bán không bắt buộc phải giao hàng tại một nơi nhất định nào đóthì người bán phải có nghĩa vụ giao hàng trực tiếp cho người mua hay đại diện của

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 28

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

người mua Nếu hợp đồng quy định cả việc vận chuyển hàng hóa thì người bán phảigiao cho người vận chuyển đầu tiên để chuyển giao cho người mua Tuy nhiên, cónhững trường hợp cả hai bên (bên bán và bên mua) không thỏa thuận cụ thể về địađiểm giao hàng thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt củangười mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc trụ sở thương mại của người bán vào thờiđiểm ký kết hợp đồng (theo Mục 3 Điều 31 Công ước Viên 1980, Điều 35.2 (d) LuậtThương mại 2005).21 Theo quy định này thì nghĩa vụ của người bán ở mức độ thấp vìngười bán chỉ có nghĩa vụ giao hàng tại nơi mà mình có trụ sở thương mại, mà khôngcần phải có những nghĩa vụ khác như: giao hàng cho người chuyên chở do người muachỉ định, nghĩa vụ phải bảo hiểm cho hàng hóa…

Tóm lại, nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm của người bán tùy theo sự thỏathuận trong hợp đồng của hai bên mà xác định Và nghĩa vụ này của người bán có ýnghĩa pháp lý hết sức quan trọng Nó là căn cứ để xác định trách nhiệm của người

Trang 35

bán, người bán phải có trách nhiệm giao hàng cho người mua đúng địa điểm đượcthỏa thuận trong hợp đồng, nếu người bán không đảm bảo thực hiện được nghĩa vụnày thì người bán xem như đã vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm trước ngườimua, hay nói cách khác, quyền lợi của người mua sẽ được pháp luật bảo vệ khi thamgia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

2.1.1.1.2 Quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian:

Bên cạnh quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng địa điểm, người mua còn

có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời gian Quyền yêu cầu người bán giaohàng đúng thời gian là quyền mà người mua yêu cầu người bán phải có nghĩa vụ giaohàng cho mình đúng theo thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng Quyền nàycủa người mua đã thể hiện hai mặt quan trọng Một mặt, nó giúp người mua bảo vệquyền lợi của mình trước sự giao hàng chậm trễ của người bán hay nói cách khác nógiúp người mua hạn chế được các tổn thất có thể xảy ra khi người bán không thựchiện nghĩa vụ của mình Mặt khác, nó ràng buộc người bán phải thực hiện đúng nghĩa

vụ giao hàng của mình, nếu người bán không thực hiện hay thực hiện không đúngnghĩa vụ giao hàng của mình, thì người bán phải chịu trách nhiệm trước người mua

Và để cho quyền này của người mua có thể phát huy một cách tối đa, thì song songbên cạnh đó pháp luật còn quy định nghĩa vụ của người bán trong vấn đề này TheoĐiều 37 Luật Thương mại 2005 thì bên bán phải giao hàng đúng thời điểm đã thỏathuận trong hợp đồng Nếu trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thờiđiểm giao hàng mà chỉ thỏa thuận thời hạn giao hàng thì bên bán có quyền giao hàng

21 Xem Giáo trình Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh , NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006

SVTH: Dương Bảo Trân Trang 29

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Diệp Ngọc Dũng

vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó Và trong trường hợp không có sự thỏathuận thời hạn giao hàng thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua trongmột thời gian hợp lý sau khi giao kết hợp đồng Quy định này của Luật Thương mạihoàn toàn phù hợp với Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.Tại Khoản c Điều 33 của Công ước quy định: “trong trường hợp khác, trong một thờihạn hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết” Điều đó cũng đã chứng tỏ những ngườisoạn thảo Luật thương mại 2005 đã có sự tham khảo pháp luật quốc tế về thương mại.Việc xác định thời hạn hợp lý phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện ký kết hợp đồngcũng như tính chất của hàng hóa.22

Tóm lại, quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời hạn là một trong nhữngquyền quan trọng không thể thiếu Theo đó, thì hàng hóa phải được giao đúng thờihạn đã được quy định trong hợp đồng Việc giao hàng đúng thời hạn như đã phân tíchvừa có ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa thương mại hết sức quan trọng bởi vì trong hợpđồng mua bán hàng hóa quốc tế thời điểm giao hàng liên quan mật thiết đến vận

Ngày đăng: 23/08/2014, 23:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w