1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010

124 2,2K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Thành Phố Cà Mau, Định Hướng Phát Triển Thành Phố Đến 2010
Trường học Trường Đại Học Cà Mau
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010

Trang 1

CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔ THỊ

1 Định nghĩa đô thị

Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nôngnghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai tròthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh,một huyện hoặc một vùng lãnh thổ trong huyện (Lê Quang Trí, 1999)

Theo điều 3, Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ:

- Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định thành lập

- Có 5 tiêu chuẩn để xác định đô thị:

 Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế

- xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định

 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%

 Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêuchuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị

 Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người

 Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị

2 Những đặc điểm cơ bản của đô thị

Đô thị có 3 đặc điểm cơ bản sau:

- Đô thị như một cơ thể sống: các cấu trúc cơ sở hạ tầng kỹ thuật – kinh tế - xã hộivới tính năng luôn thay đổi và vân động Nó ảnh hưởng đến sự cân bằng, ổn định

và bền vững của đô thị

- Đô thị luôn phát triển: mang tính “sống”, biểu thị sự gắn kết giữa đô thị và conngười Thể hiên chữ “đô thị” là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa Chịu sự ảnh hưởngcủa quy luật kinh tế - xã hội

- Sự vận động và phát triển của đô thị có thể điều khiển được bởi con người

3 Phân loại đô thị

3.1 Phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị

Theo điều 4, Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính Phủ:

Trang 2

1 Đô thị được phân thành 6 loại, gồm: đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II,

đô thị loại III, đô thị loại IV và đô thị loại V

2 Cấp quản lý đô thị gồm:

a) Thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Thành phố thuộc tỉnh; thị xã thuộc tỉnh hoặc thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trungương;

c) Thị trấn thuộc huyện

3.2 Tiêu chuẩn phân loại đô thị tại Việt Nam

Theo quy định từ điều 8 đến điều 14, nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001

của Chính Phủ tiêu chuẩn để phân loại đô thị được quy định như sau

3.2.1 Đô thị loại đặc biệt

1 Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹthuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vaitrò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;

2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;

3 Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh;

4 Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;

5 Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên

3.2.2 Đô thị loại I

1 Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch,dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;

2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;

3 Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4 Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;

5 Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên

3.2.3 Đô thị loại II

1 Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch,dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai

Trang 3

trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnhvực đối với cả nước;

2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên;

3 Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh;

4 Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên;

5 Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên

3.2.4 Đô thị loại III

Đô thị loại III phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1 Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch

vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sựphát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh;

2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên;

3 Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4 Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên;

5 Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên

3.2.5 Đô thị loại IV

Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1 Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế,văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai tròthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;

2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên;

3 Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4 Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;

5 Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên

3.2.6 Đô thị loại V

Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

1 Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế,văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặcmột cụm xã;

2 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên;

Trang 4

3 Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh;

4 Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;

5 Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên

3.2.7 Tiêu chuẩn phân loại đô thị áp dụng cho các trường hợp đặc biệt (đối với một số đô thị loại III, loại IV và loại V)

1 Đối với các đô thị ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thì các tiêuchuẩn quy định cho từng loại đô thị có thể thấp hơn, nhưng phải đảm bảo mức tối thiểubằng 70% mức tiêu chuẩn quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này

2 Đối với các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng, các đô thị nghiên cứukhoa học, đào tạo thì tiêu chuẩn quy mô dân số thường trú có thể thấp hơn, nhưng phảiđạt 70% so với mức quy định; riêng tiêu chuẩn mật độ dân số bình quân của các đô thịnghỉ mát du lịch và điều dưỡng cho phép thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% so vớimức quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Nghị định này

4 Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị

Theo mục I, khoản 2 của thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXD-TCCBCP của

Bộ xây dựng và Ban tổ chức cán bộ chính phủ ngày 08/03/2002 quy định:

Khi lập đề án phân loại đô thị, cần xác định các yếu tố cấu thành một đô thị như sau:

4.1 Yếu tố 1: Chức năng của đô thị

Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm:

a/ Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước

- Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào cấp quản lý của

đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp quốc gia; đô thị - trungtâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị

- trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện) được xác định căn cứ vào Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Định hướng quy hoạchtổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển hệthống các đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Ngoài ra, theo tính chất, một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâmchuyên ngành của một hệ thống đô thị Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng

Trang 5

tổng hợp về nhiều mặt như: hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế (côngnghiệp, dịch vụ, du lịch nghỉ mát), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật, v.v Đô thị làtrung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội hơn so với các chứcnăng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thịnghỉ mát, du lịch, đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo; đô thị cảng.v.v Trong thực tế,một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh, nhưng có thể chỉ làtrung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước;Phương pháp đơn giản để xác định tính chất chuyên ngành hay tổng hợp của đô thịtrong một hệ thống đô thị được căn cứ vào chỉ số chuyên môn hoá tính theo công thứcsau:

Trong đó:

CE: Chỉ số chuyên môn hoá (nếu CE1 thì đô thị đó là trung tâm chuyên ngành củangành i)

Eij : Lao động thuộc ngành i làm việc tại đô thị j;

Ej : Tổng số lao động các ngành làm việc ở đô thị j

Ni : Tổng số lao động thuộc ngành i trong hệ thống các đô thị xét

N : Tổng số lao động trong hệ thống đô thị xét

Trong trường hợp không có đủ số liệu để tính toán chỉ số chuyên môn hoá CE, thìtính chất đô thị có thể xác định theo đồ án quy hoạch chung được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt

b/ Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của đô thị - trung tâm gồm:

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng/năm không kể thu ngân sách của Trungương trên địa bàn và ngân sách cấp trên cấp)

- Thu nhập bình quân đầu người GNP/người/năm

- Cân đối thu, chi ngân sách (chi thường xuyên)

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm (%)

N

Ni Ej Eij :

CE= (1)

Trang 6

- Mức tăng dân số trung bình hàng năm (%)

- Tỷ lệ các hộ nghèo (%)

4.2 Yếu tố 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động.

- Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố,nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng, giaothông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoahọc, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngânhàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâmnghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối, đánh bắt cá được tính là lao động phi nôngnghiệp)

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công thức sau:

Trong đó:

K : Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị (%);

E0 : Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thịtrấn(người)

Et : Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thịtrấn)

4.3 Yếu tố 3: Cơ sở hạ tầng đô thị

- Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm:

+ Cơ sở hạ tầng xã hội : nhà ở, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ănuống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao,công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng,thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị

Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ sở hạtầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêuchuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xâydựng đô thị

Trang 7

Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ sở hạtầng xã hội và kỹ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêuchuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xâydựng đô thị.

- Các chỉ tiêu cơ sở hạ tầng của từng loại đô thị được xác định trong khu vực nộithành phố, nội thị xã và thị trấn trên cơ sở Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thịđược ban hành theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và theo các bảng3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này

4.4 Yếu tố 4: Quy mô dân số đô thị

- Quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N1) và số dân tạm trú trênsáu tháng (No) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn;

Đối với thành phố trực thuộc Trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nộithành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn

- Dân số tạm trú quy về dân số đô thị được tính theo công thức sau:

Trong đó:

N0 : Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người);

Nt : Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người);

m : Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)

( 4)

Trang 8

Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thịđược xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nôngnghiệp.

5 Các tình huống ảnh hưởng đến sự phát triển đô thị

Theo Lê Quang Trí , 1999 thì:

Sự khác biệt lớn đối với các đô thị trên thế giới thường thì tự bản thân cũng chothấy như: nhỏ, lớn, trung bình, củ hay mới, tăng trưởng hay suy thoái; đông đúc hay cònkhông gian dự trữ; và được điều hành dưới những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tôngiáo và văn hóa khác nhau Có rất nhiều tình huống ảnh hưởng lên sự hình thành đô thịtheo không gian, và những tình huống này đã giữ vai trò quan trọng trong việc quy hoạchhoàn chỉnh đô thị

5.1 Tình trạng

Tình trạng về tính địa lý của Thành phố thì không chỉ quan trọng trong vị trí banđầu mà còn ảnh hưởng đến chức năng và dạng hình của Thành phố tự nhiên Tùy theo sựsáng lập ban đầu mà chức năng có thể thay đổi và thay đổi theo vị trí

5.2 Vị trí

Vị trí là sự quan tâm quan trọng thứ hai trong việc thành lập và phát triển Thànhphố Sự hiện diện của đất dốc xác định mẫu hình thoát nước ngập Khi độ dốc của khuvực vượt quá phần trăm cho phép thì các hệ thông giao thông trong Thành phố phải đượchình thành theo đường đồng cao độ để cho các phương tiện giao thông dễ dàng lưu thôngtrong di chuyển và cũng có những biện pháp giảm tốc độ trong các khu vực này Ngoài rađặc tính địa chất có vị trí cũng ảnh hưởng đến chi phí trong quá trình xây dựng và nền xâydựng

5.3 Chức năng

Chức năng của Thành phố là nền tảng chính trong các đặc tính ảnh hưởng đến mọikhía cạnh trong việc điều hành và phát triển Thành phố Nó có thể là nơi thuận tiện chochế tạo và vận chuyển hàng hóa, hay phục vụ như là trung tâm thương mại, dịch vụ, trungtâm giáo dục và nghiên cứu Chức năng nó có thể là thủ đô của quốc gia hay của vùng,khu nghĩ ngơi, khu quân sự, khu tôn giáo hay khu nghĩ ngơi về hưu cho cộng đồng.Những chức năng khác nhau được trình bày theo cách riêng biệt hay có sự kết hợp với

Trang 9

nhau bởi sự định cư của con người Mục đích ban đầu có thể bị thay đổi và tùy thuộc vàochức năng cơ bản mà nó lệ thuộc nhiều đến tự nhiên và số lượng dân cư.

Thông thường thì Thành phố đa chức năng thì sẽ mạnh về kinh tế và ít bị gãy đổ

do các hậu quả phát triển không tốt đẹp của một chức năng nào đó Điều này cho thấy tạisao các Thành phố thường tìm kiếm sự đa dạng hóa trên nền tảng kinh tế Như vậy khi cómột ngành kinh tế bị suy thoái thì không hay ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất haykinh tế khác Nói chung, chức năng cơ bản của Thành phố được phản ánh bởi cuộc sốngkinh tế, chính trị, xã hội, trong các dặc tính tự nhiên của nó và sự sắp đặt không gian

5.4 Lịch sử và văn hóa

Lịch sử và văn hóa ảnh hưởng đến những đặc tính về tự nhiên vả về các dặc tính xãhội của Thành phố Những chứng tích quan trọng như: đền đài, chùa, hay các di tích tôngiáo khác thì thường được bảo vệ cho tính chất lịch sử theo thời gian Sự trộn lận giữa cácsắc tộc với nhau của dân cư Thành phố cũng là vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch

đô thị toàn diện

5.5 Giai đoạn phát triển

Như một chức năng động, Thành phố có những giai đoạng phát triển: sinh ra, pháttriển, thành niên, chính chắn, tuổi già, lão và chết trong trường hợp cộng đồng bỏ rơi, màngày nay được biết như là “Thành phố ma” Giai đoạn phát triển của Thành phố đại diệncho tình trạng kinh tế, xã hội, tổ chức và kỹ thuật ở những thời gian nhất định trong quátrình phát triển của nó

5.6 Cơ chế nền tảng

Sự khác nhau có ý nghĩa giữa các Thành phố phải được chú ý là trong việc ảnhhưởng của nó đến sự quy hoạch Tuy nhiên có những cơ chế nền tảng chung cho việc quyhoạch và quản lý Thành phố và duy trì Thành phố trong từng trường hợp khác nhau như:dạng tổ chức chính quyền và hành chính, hệ thống sản xuất kinh tế, thuế, quản lý tài chínhngân sách, mạng lưới giao thông, chuẩn bị nước, năng lượng, xã hội và các dịch vụ khác;

sử dụng đất đai; xử lý khu vực trung tâm và bán trung tâm; phân bố dân cư, sự che phủ và

độ cao nhà cao tầng Đây là công việc của quy hoạch toàn diện để chỉnh đổi những chínhsách và mục tiêu của Thành phố để trùng với những tình huống cơ bản của Thành phố vàxác định cơ chế Thành phố nào thì thích hợp nhất để áp dụng

Trang 10

6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô đô thị

Theo Phạm Ngọc Côn, 1999 thì quy mô các đô thị bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu

tố sau:

6.1 Ảnh hưởng của tài nguyên khu vực

Tài nguyên khu vực là tổng hòa các tài nguyên có thể sử dụng trong môi trường tựnhiên nơi đô thị, nó có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của đô thị, chủ yếu làcác tài nguyên đất, nước, năng lượng

6.1.1 Tài nguyên đất đai

Tài nguyên đất đai có tác dụng chế ước đối với quy mô đô thị nói chung sẽ phátsinh trong hai trường hợp:

 Thứ nhất, đất đai dùng để mở rộng xây dựng đô thị chịu sự hạn chế của núi cao,sông ngòi, ao hồ xung quanh, hoặc chịu sự hạn chế ở tài nguyên phong cảnh, ruộng lúacao sản, sân bay, di tích văn hóa vùng phụ cận Trong tình hình đó đất đai trở thành nhân

tố trực tiếp chế ước quy mô đô thị Các nhân tố này hoặc không thể khắc phục được hoặcphải bằng giá thành tương đối lớn mới có thể khắc phục

 Thứ hai, trường hợp quy mô đô thị hóa quá lớn, việc sử dụng đất đai nội bộdoanh nghiệp sẽ căng thẳng, từ đó hạn chế sự phát triển các mặt và mở rộng quy mô dân

số của đô thị đó

Trong hai trường hợp trên, tài nguyên đất đai cuat khu vực đô thị có ảnh hưởngnhiều đến quy mô phát triển đô thị Nhưng nói chung tình hình đất đai đô thị không thểtrực tiếp quyết định sự lớn nhỏ của quy mô đô thị, mà thường là sự lớn nhỏ của quy môdân số đô thị ảnh hưởng đến quy mô sử dụng đất đai đô thị

6.1.2 Tài nguyên nước

So với tài nguyên đất đai thì tài nguyên nước có ảnh hưởng càng lớn đến quy mô

đô thị, đặc biệt với khu vực khô khan hoặc nữa khô khan, tình hình phong phú của nguồnnước thường trên mức nhất định nó quyết định dung lượng của đô thị Cái gọi là dunglượng của đô thị là quy mô dân số hợp lý mà một đô thị có thể dung nạp được trong mộtthời gian, nó được quy định bở các nhân tố điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thựclực kinh tế và kết cấu hạ tầng Đối với các đô thị khác nhau về tính chất, điều kiện xây

Trang 11

dựng và cơ sở xây dựng khác nhai , trình độ phát huy tác dụng của nguồn nước sẽ khácnhau.

6.1.3 Tài nguyên năng lượng

Tài nguyên năng lượng có sh nhất định đối với quy mô phát triển đô thị, nó chủyếu gồm có than đá, dầu mỏ, điện lực

Đô thị là một cơ thể sống nó cần phải dựa vào cung ứng các nguồn năng lượng đểtồn tại và phát triển Ở thời kỳ đầu của đô thị hóa khi mà nền kinh tế kỹ thuật, giao thôngcòn chưa phát triển, thường ở những nơi đó có nguồn năng lượng tương đối phong phú,quy mô hình thành đô thị cũng tương đối lớn Nhưng nguồn năng lượng có tính vậnchuyển tương đối mạnh mẽ đặc biệt là năng lượng hiện đại của đô thị lấy điện năng làmchủ lực, giá thành vận chuyển tương đối thấp do vậy nguồn năng lượng không phải lànhân tố hạn chế nghiêm khắc với quy mô đô thị

6.2 Ảnh hưởng của vị trí

6.2.1 Vị trí giao thông

Đô thị là hệ thống mang tính mở cửa, nó chỉ có trao đổi năng lượng với bên ngòaimới duy trì được sự sống còn và phát triển của bản than Giao thông trở thành phươngtiện và môi giới cơ bản để đô thị trao đổi năng lượng với bên ngoài Dựa vào giao thôngvận tải để giải quyết việc bổ sung năng lượng cần thiết cho đô thị, thu dọn các vật phế thảisau khi đô thị tiêu dung năng lượng; cũng như dựa vào giao thông vân tải thực hiện việc

tụ hội nguồn tài nguyên trong khu vực đô thị, khuyếch tán công năng của đô thị ra bênngoài

Như vậy, ưu việt cảu hệ thông giao thông có thể mở rộng phạm vi hoạt động của

đô thị, tăng nhanh quy trình đổi mới đô thị, thúc đẩy việc mở rộng với nhịp độ cao củaquy mô phát triển đô thị Ngược lại, trong tình hình vị trí địa lý giao thông bất lợi, sự giaolưu giữa đô thị với bên ngoài không thuận lợi sẽ khó có điều kiện để hình thành những đôthị có quy mô tương đối lớn, tức nhiên tốc độ phát triển của quy mô đô thị cũng chậm lại

6.2.2 Vị trí địa lý kinh tế

Vị trí địa lý kinh tế có tác dụng lớn đối với sự phát triển cuả đô thị và mở rộng quy

mô đô thị Vị trí địa lý có lợi của một đô thị sẽ rất nhanh dẫn đến sự hưng thịnh và mởrộng quy mô phát triển của đô thị đó

Trang 12

6.3 Ảnh hưởng của công trình đô thị

Các mặt hoạt động sản xuất và sinh hoạt đô thị có thể được tiến hành bình thường

và có hiệu quả trong điều kiện có đủ các công trình đô thị cần thiết Mối quan hệ giữa quy

mô đô thị với công trình đô thị được biểu hiện qua 3 hình thái cơ bản sau:

- Loại hình song song

Điều này chỉ rõ mức độ cung cấp công trình hạ tầng đô thị và công trình nhà ở đô thị

về đại thể phù hợp với cầu của quy mô dân số đô thị và các hoạt động kinh tế xã hội hiện

có của đô thị Do đó mà quy mô đô thị có thể cùng thích ứng với công trình đô thị, biểuhiện thành một mối quan hệ cân đối ăn khớp nhau

- Loại hình đi trước một bước

Điều này chỉ ra mức cung cấp công trình đô thị vượt quá lượng cầu của quy mô dân số

đô thị và các hoạt động kinh tế xã hội hiện có của đô thị Trạng thái không cân đối củaloại hình đi trước một bước cung cấp cơ sở công trình và điều kiện công trình cho sự pháttriển đô thị và mở rộng một bước quy mô đô thị Tình hình này thường hay xuất hiệntương đối nhiều ở các đô thị mới xây dựng hoặc đô thị trung tâm của vùng kinh tế trọngđiểm

- Loại hình tụt hậu

Điều này có nghĩa là quy mô công trình đô thị không thể đáp ứng được lượng cầu cảuquy mô dân số đô thị và các hoạt động kinh tế xã hội hiện có của đô thị Loại hình này lànguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh các vấn đề của đô thị thiếu thốn các công trình hạ tầng

đô thị và nhà ở đô thị, việc mở rộng quy mô đô thị vượt quá rất nhiều lần việc tăng trưởngcác công trình đô thị biểu hiện sự tụt hậu nghiêm trọng của các công trình đô thị, dẫn đến

sự xuất hiện của nhiều vấn đề nổi cộm của đô thị

6.4 Ảnh hưởng của thực lực kinh tế đô thị đối với quy mô đô thị

Sự tăng trưởng quy mô đô thị được tiến hành song song với quá trình hoạt động kinh

tế đô thị ngày càng phong phú, đa dạng và quy mô xây dựng công trình đô thị ngày càng

mở rộng Phát triển kinh tế đô thị và mở rộng công trình đô thị đều đòi hỏi phải đầu tưmột lượng vốn lớn Sự phát triển của một đô thị nào đó, ngoài một lượng vốn ít ỏi do nhànước trực tiếp đầu tư phần còn lại chủ yếu dựa vào khả năng tích lũy của bản thân đô thị

Trang 13

Do vậy, thực lực kinh tế hiện có của đô thị có tác dụng chế ước nhất định đối với việc mởrộng quy mô đô thị.

II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÔ THỊ HÓA

1 Đô thị hóa

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đô thị hóa:

- Đô thị hoá là quá trình phát triển đô thị ở một quốc gia Bao gồm việc mở rộng các

đô thị hiện có và hình thành các đô thị mới Đây là quá trình tập trung dân số vào các

đô thị

- Đô thị hoá là một tiến trình tất yếu, nâng cao săng suất lao động; tái định cư trên quy

mô quốc gia; tái bố trí sử dụng đất đai; cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhândân

- Đô thị hóa là sự tập trung của dân số (Eldridge, 1942);

- Đô thị hóa là quá trình lan tỏa của văn hóa đô thị đến vùng nông thôn;

- Đô thị hóa là quá trình di dân vào Thành phố và hội nhập theo phong cách sống củaThành phố;

- Đô thị hóa là quá trình mà tỷ lệ người sống ở các khu đô thị ngày càng tăng (Hsing,1982);

- Đô thị hóa là quá trình phát triển các vùng đô thị…

- Để đánh giá quá trình đô thị hoá dựa vào 02 tiêu chí:

* Mức độ đô thị hoá: (Số dân đô thị/Tổng số dân(%) và

* Tốc độ đô thị hoá: (Số dân cuối kỳ-Số dân đầu kỳ)/Số dân đầu kỳ*N(%).

2 Sự phát triển của đô thị hóa

Theo Lê Quang Trí, 1999 thì:

Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với hoạt động phát triển không gian kinh tế

xã hội trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nềnvăn hóa và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội

Quá trình đô thị hóa cũng là một quá trình phát triển về kinh tế xã hội, văn hóa vàkhông gian kiến trúc Nó gắn liền với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển củacác ngành mới Quá trình đô thị hóa có thể được chia thành 3 thời kỳ:

 Thời kỳ tiền công nghiệp (Trước thế kỷ XVIII)

Trang 14

Đô thị hóa phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp Các đô thịphân tán quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu đơn giản Tính chất đô thị lúcbấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

 Thời kỳ công nghiệp (Đến nữa thế kỷ XX)

Các đô thị phát triển mạnh, song song với quá trình công nghiệp hóa, cuộc cáchmạng công nghiệp đã làm cho nền văn minh đô thị phát triển nhanh chon, sự tập trung sảnxuất và dân cư đã tạo nên những đô thị lớn và cực lớn, cơ cấu đô thị phức tạp hơn, đặcbiệt là các Thành phố mang nhiều chức năng khác nhau (nữa sau thế kỷ XX) như thủ đô,Thành phố cảng Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các Thànhphố lớn

 Thời kỳ hậu công nghiệp

Sự phát triển của công nghệ tin học đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất và phươngthức sinh hoạt ở các đô thị Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp, quy mô lớn Hệthống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo kiểu cụm, chùm, chuỗi

3 Sự thay đổi cơ cấu lao động trong quá trình đô thị hóa

Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình đô thị hóa là sự thay đổi cơ cấu thànhphần kinh tế xã hội và lực lượng sản xuất, thể hiện qua sự biến đổi và chuyển giao laođộng xã hội từ khối kinh tế này sang khối kinh tế khác Jean Fourastier, nhà xã hội họcPháp đã phân tích và đưa ra sự biến đổi của ba khu vực lao động trong các giai đoạn pháttriển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa

 Lao động khu vực I

Thành phần lao động sản xuất nông lâm ngư nghiệp Thành phần lao động nàychiếm tỷ lệ cao ở thời kỳ tiền công nghiệp và giảm dần ở các giai đoạn sau; chiếm tỷ lệthấp nhất trong ba thành phần ở giai đoạn hậu công nghiệp

 Lao động khu vực II

Bao gồm lực lượng lao động sản xuất công nghiệp Thành phần lao động này pháttriển nhanh ở giai đoạn công nghiệp hóa, chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn hậu côngnghiệp và sau đó giảm dần do sự thay thế trong lao động công nghiệp bằng tự động hóa

 Lao động khu vực III

Trang 15

Bao gồm các thành phần lao động khoa học và dịch vụ Theo Fourastier thànhphần này từ chỗ chiếm tỷ lệ thấp nhất trong thời kỳ tiền công nghiệp đã tăng dần và cuốicùng chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn văn minh khoa học kỹ thuật (Hậu công nghiệp)

Lý thuyết ba thành phần lao động kinh tế của Fourastier có một ý nghĩa rất lớntrong quá trình đô thị hóa Muốn biết trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của mộtquốc gia ta chỉ cần xem tỷ lệ lao động giữa ba khu vực đó Lý thuyết này cũng phù hợpvới ba thời kỳ của quá trình đô thị hóa ở hầu hết các nước trên thế giới

4 Phương pháp đánh giá mức độ đô thị hóa

Theo Phạm Ngọc Côn, 1999 thì:

Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, việc đánh giá mức độ đô thị hóagặp phải khó khăn từ hai mặt: Một là, tính vận động của đô thị hóa, tức đô thị hóa là mộtquá trình, phương pháp đánh giá mức độ của nó cần sử dụng tiêu chuẩn thống nhất phảnánh những đặc trưng khác nhau của các thời kỳ đô thị hóa khác nhau Hai là, tính đa dạngcủa nội hàm đô thị hóa bao gồm sự biến đổi của tỷ trọng dân số, sự biến đổi của thành thịnông thôn và sự biến đổi phương thức sinh hoạt của dân cư, phương pháp đánh giá mức

độ đô thị hóa cần sử dụng tiêu chuẩn đơn giản để phản ánh nội dung phức tạp Hiện nayphương pháp đánh giá mức độ đô thị hóa chủ yếu có hai nhóm lớn

4.1 Phương pháp chỉ số chủ yếu

Tức thông qua mấy chỉ tiêu có ý nghĩa bản chất, có tính tượng trung mà thuận tiệncho việc thống kê phân tích để phản ánh và mô tả mức độ đô thị hóa Đô thị là không gianđặc biệt, sự tụ hội dân số và hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trên không gian đó là đặctrưng quan trọng nhất của đô thị Vì vậy các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh mức độ đô thị hóalà:

- Chỉ tiêu dân số - sức lao động

Chủ yếu là quy mô dân số đô thị và tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân số củakhu vực, mức độ tựu nghiệp và cơ cấu tựu nghiệp của ngành sản xuất phi nông nghiệp.Trước là dân số thường trú của đô thị phản ánh tổng mức đô thị hóa; sau là sự phân bố tựunghiệp ở các ngành sản xuất khác nhau, là bức tranh phản chiếu trình độ công nghiệp vàkết cấu ngành sản xuất của đô thị, do đó mà phản ánh chất lượng của đô thị hóa Mức độ

đô thị hóa có quan hệ chặt chẽ với sự biến động của dân số và tựu nghiệp đô thị

Trang 16

- Chỉ tiêu sử dụng đất đai

Chỉ tiêu này từ tính chất đất đai và cơ cấu phân bố khu vực để phản ánh mức độ đôthị hóa Đất đô thị phân thành đất dùng cho công nghiệp, đất dùng cho kho bãi, đất dùngcho giao thông vận tải đối ngoại, đất dùng cho văn hóa giáo dục khoa học, đất dùng chophong cảnh du lịch, đất dùng đặc biệt và đất dùng cho nông lâm nghiệp trong đô thị Theophạm vi phân bố đất đai đô thị, hình thành khu thương nghiệp, khu công nghiệp, khu dân

cư, khu du lịch, khu sinh hoạt văn hóa Các quốc gia đều có những quy định khác nhauđối với chỉ tiêu sử dụng đất đai đô thị, thông qua việc so sánh hiện trạng sử dụng đất đaivới chỉ tiêu sử dụng đất đai, cũng có thể phản ánh mức độ và chất lượng của đô thị hóa

- Chỉ tiêu cơ cấu sản xuất – lao động

Một trong những hệ quả cơ bản của quá trình đô thị hóa là sự biến đổi cơ cấu cácngành sản xuất và theo đó là sự thay đổi cơ cấu lao động xã hội Nền sản xuất và lao động

xã hội được phân thành ba khu vực cơ bản: nông nghiệp theo nghĩa rộng, công nghiệptheo nghĩa rộng và dịch vụ theo nghĩa rộng Nói chung, giá trị sản lượng và lao động nôngnghiệp chiếm tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, giảm dần ở các giaiđoạn sau và chiếm tỷ lệ thấp nhất vào giai đoạn hậu công nghiệp Giá trị sản lượng và laođộng dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp, tăng dầnlên trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và cuối cùng chiếm tỷ trọng cao nhất ởtrong thời kỳ hậu công nghiệp Như vậy, dựa trên cơ sở phân tích sự chuyển dịch của cơcấu sản xuất – lao động, ta có thể xác định được mức độ đô thị hóa của một quốc gia hoặcmột khu vực tại một thời kỳ lịch sử nhất định

4.2 Phương pháp chỉ tiêu thích hợp

Đây là phương pháp mà hiện nay Nhật đang sử dụng, thông qua việc phân tíchtổng hợp các chỉ tiêu có liên quan đến đô thị hóa để khảo sát mức đô thị hóa Nó bao gồmhai hệ thống chỉ tiêu sau đây:

- Hệ thống trưởng thành của đô thị

+ Tổng dân số của khu vực

+ Tổng mức chi trong măm tài chính của đại phương

+ Số người làm nghề chế tạo

+ Số người làm nghề thương nghiệp

Trang 17

+ Tổng giá trị sản lượng công nghiệp

+ Tổng mức thương nghiệp buôn bán

+ Quy mô đô thị: diện tích, tổng dân số

+ Vị trí khu vực đô thị: cự ly, thời gian cách trung tâm đô thị

+ Hoạt động kinh tế đô thị: thu nhập tài chính năm, tỷ suất hàng hóa công nghiệp, tỷsuất tiêu thụ hàng hóa, tỷ lệ diện tích đất canh tác, tỷ lệ phổ cập điện thoại

+ Tựu nghiệp đô thị: số người tựu nghiệp của khu vực thứ 3, tỷ lệ số người quản lý, tỷ

lệ số người làm thuê

+ Tăng trưởng dân số đô thị: tỷ lệ tăng trưởng dân số, tỷ lệ người trong độ tuổi laođộng, tỷ lệ số người tựu nghiệp

5 Tiền đề của đô thị hóa

Bất luận đô thị hóa loại hình tập trung hay loại hình phân tán, đều biểu hiện mốiquan hệ qua lại của sự phát triển biến đổi giữa đô thị và nông thôn Đô thị trước hết đượchưng thịnh tại khu vực có phân công nông nghiệp hoàn thiện và kinh tế nông thôn pháttriển, đồng thời hình thái và trình độ của kinh tế nông thôn luôn luôn quan hệ với tốc độ

và trình độ của đô thị hóa Do vây, sự phát triển của kinh tế nông thôn là tiền đề quantrọng nhất của phát triển đô thị hóa

5.1 Tiền đề thứ nhất

Sự phát triển của sức sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn không chỉ cần bảođảm cung cấp các loại nông phẩm cần thiết cho sản xuất và cho sinh hoạt đô thị mà cònphải chuẩn bị sức lao động cần thiết cho sự phát triển kinh tế đô thị Vì vậy, trong mộtkhu vực tương đối độc lập, sự phát triển của đô thị háo trực tiếp chịu sự chế ước của sựphát triển sức sản xuất nông nghiệp

Sự phát triển của sức sản xuất nông nghiệp được biểu hiện tập trung trên 3 mặt:

Trang 18

- Sự sâu sắc hóa của phân công trong nông nghiệp, sự phát triển và chuyên môn hóacủa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp dần dần thay thếđộc canh lương thực.

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật nông nghiệp, nhất là việc gia tăng công cụ sảnxuất mới, kỹ thuật nuôi trồng mới và sản phẩm mới Như vậy, mới có thể làm chomột số lượng sức lao động tách khỏi hệ thống sản xuất nông nghiệp, trở thành độiquân hậu bị của lực lượng đô thị

- Sản phẩm nông nghiệp phong phú đa dạng, chỉ trong điều kiện nông nghiệp cungcấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, sự phát triển của các ngành phi nông nghiệpmới có tiền đề vật chất

5.2 Tiền đề thứ hai

Sự biến đổi của quan hệ thành thị nông thôn, quan hệ giữa nông thôn bà đô thịkhông chỉ giới hạn ở sự phát triển của chỉ riêng kinh tế nông thôn Trong điều kiện kinh tế

xã hội nhất định, tác động của nông thôn và đô thị là bổ sung lẫn nhau, do đó mà thúc đẩy

sự biến đổi của hệ thống đô thị

Tác dụng của kinh tế nông thôn đối với đô thị được biểu hiện chủ yếu trong việccung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu nông sản cần thiết cho sinh hoạt và sảnxuất của đô thị, còn đô thị tác động đến nông thôn qua 4 mặt:

- Thực hiện trao đổi sản phẩm vật chất, đổi công nghệ lấy nông phẩm

- Cung cấp công cụ và kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông thôn pháttriển

- Tổ chức phục vụ thương nghiệp, văn hóa, góp phần nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của cư dân nông thôn

- Thực thi chính sách thống nhất lãnh đạo trong khu vực, bảo đảm sự phát triển hàihòa giữa đô thị và nông thôn

Quan hệ vận động của sự tác động qua lại giữa thành thị và nông thôn thườngquyết định trình độ và phương hướng phát triển kinh tế của toàn bộ nông thôn, tức là sựphụ thuộc của nông thôn vào thành thị (Phạm Ngọc Côn, 1999)

III Các khu chức năng đô thị và cách bố trí

1 Các khu chức năng đô thị

Trang 19

Theo Lê Quang Trí, 1999 thì đất đai đô thị được phân chia thành các 7 khu chức năng,

cụ thể là:

- Khu công nghiệp

- Khu kho tàng

- Khu đất dân dụng

- Khu trung tâm đô thị

- Khu đất giao thông đô thị

- Khu cây xanh

- Khu đất đặc biệt

2 Cách bố trí các khu chức năng đô thị

Theo Lê Quang Trí, 1999 thì các khu chức năng đô thị được bố trí như sau:

2.1 Khu công nghiệp

Khu đất công nghiệp trong đô thị bao gồm đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp được bố trí tập trung thành từng khu vực, trong đó tính cả đấtgiao thông nội bộ, các bến bãi hoặc các công trình quản lý phục vụ các nhà máy.Khu đất công nghiệp là thành phần quan trọng của cơ cấu đô thị đồng thời là mộtyếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển đô thị Do yêu cầu về sản xuất vàbảo vệ môi trường sống, để tránh những độc hại của sản xuất công nghiệp, một số cơ

sở sản xuất phải được bố trí bên ngoài Thành phố, được cách ly với khu vực khác.Ngược lại, một số loại xí nghiệp công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mà sản xuấtkhông ảnh hưởng xấu đến môi trường thì có thể bố trí ngay trong khu dân dụng Thànhphố

2.1.1 Các loại hình khu công nghiệp

- Tổ hợp công nghiệp hoàn chỉnh dưới hình thức liên hiệp hóa dây chuyền côngnghệ

- Khu công nghiệp hỗn hợp đa ngành là khu công nghiệp tập trung hình thành trên

cơ sở 1-2 xí nghiệp chế tạo máy lớn và các nàh máy dây chuyền chuyên môn hóa

có kèm theo các công trình phụ trợ khác bên cạnh

- Khu công nghiệp tổng hợp chuyên ngành bao gồm các xí nghiệp công nghiệp nhẹ

và thực phẩm cùng các công trình phụ trợ

Trang 20

- Khu công nghiệp tập trung chế biến hàng xuất khẩu gọi tắt là khu chế xuất, đượchình thành từ chiến lược phát triển kinh tế Ở đây mục tiêu của nước chủ nhà vàcác công ty xuyên quốc gia trùng hợp nhau.

- Khu công nghiệp kỹ thuật cao là khu công nghiệp tạo ra sản phẩm có kỹ thuật cao

để tiêu thụ trên thị trường thế giới

Ngoài các khu công nghiệp lớn ở các thành phố còn có những khu công nghiệp sảnxuất địa phương ở các tỉnh hay thành phố có ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của đôthị tại đó Các khu công nghiệp này chỉ yếu là các ngành chế biến các sản phẩm nguyênliệu của địa phương hay phụ trách phần sơ chế

2.1.2 Nguyên tắc bố trí khu công nghiệp đô thị

- Các nhà máy xí nghiệp công nghiệp cần xây dựng tập trung thành từng cụm khucông nghiệp và bố trí ngoài khu dân dụng Thành phố Phải đặt cuối hướng gió vàcuối nguồn nước nếu gần sông Đảm bảo yêu cầu về giao thông, nước, điện và cácdịch vụ khác

- Đất xây dựng khu công nghiệp tùy thuộc vào tính chất quy mô của xí nghiệp côngnghiệp, có một số tiêu chuẩn sau đây thường được sử dụng:

 Đô thị loại I 35 - 40 m2/người

 Đô thị loại II 30 – 35 m2/người

 Đô thị loại III 25 - 30 m2/người

 Đô thị loại IV 20 - 25 m2/người

( Theo tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị)

- Các khu công nghiệp phải có các khu chức năng

- Khu công nghiệp có chất thải độc thì phải có khoảng cách ly hợp lý với các khuvực xung quanh

- Các Khu công nghiệpcó chất phóng xạ hay sản xuất các chất nổ không được bố trítrong đô thị

- Khoảng cách giữa khu công nghiệp và các khu vực xung quanh phải được ngăncách bằng các băng cây xanh

2.2 Khu kho tàng

Trang 21

Kho tàng là nơi chứa các tài sản, vật tư, nhiên liệu, hàng hóa của nhà nước, tưnhân, xí nghiệp và các dịch vụ công cộng trong Thành phố Trong quy hoạch đô thị khuđất kho tàng chiếm vị trí khá quan trọng đối với việc điều hòa phân phối và dự trữ tài sảnphục vụ sản xuất và sinh hoạt của dân đô thị và các vùng xung quanh.

2.2.1 Các loại kho tàng

- Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị

- Kho trung chuyển

- Kho công nghiệp

- Kho vật liệu xây dựng, vật tư và nguyên liệu

- Kho phân phối

- Đô thị lớn và đặc biệt: 3 - 4 m2/người

- Đô thị nhỏ và trung bình: 2 - 3 m2/người

Mỗi khu vực kho tàng cần chú ý phải dành đất dự trữ phát triển và bảo đảm khoảngcách ly vệ sinh cần thiết giữa kho tàng với các khu vực ở và công trình công cộng.Khoảng cách ly với khu ở và công trình công cộng của các loại kho tàng cụ thể nhưsau:

 Kho xi măng, kho phế liệu, kho da chưa thuộc, nguyên liệu vật liệu nhiều bụi là

300 m

 Kho vật liệu xây dựng, chất đốt, kho lạnh có dung tích lớn hơn 5000 m3 là 100 m

 Kho chứa hoa quả, thực phẩm phân phối thức ăn gia súc, các thiết bị vật tư côngnghệ phẩm là 50 m

2.3 Khu đất dân dụng

Đất dân dụng đô thị bao gồm các loại đất xây dựng nhà ở, các công trình phục vụcông cộng, đường phố, quãng trường,… phục vụ các nhu cầu về nhà ở, nghỉ ngơi, giải trí

Trang 22

của nhân dân Thành phố Theo tính chất sử dụng, đất dân dụng Thành phố được chiathành 4 loại chính sau:

- Đất ở đô thị

- Đất xây dựng các công trình công cộng

- Mạng lưới đường và quảng trường

- Đất cây xanh

2.4 Khu trung tâm đô thị

Khái niệm khu trung tâm có tính chất chỉ vị trí khu đất trung tâm nơi kế thừa các ditích lịch sử hình thành đô thị, có mật độ xây dựng tập trung cao về nhà ở, có trang thiết bịhiện đại với các công trình công cộng về hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ,…

2.4.1 Các bộ phận chức năng trong khu trung tâm đô thị

- Hành chính, chính trị

- Y tế, bảo vệ sức khỏe

- Thương nghiệp, thương mại

- Dịch vụ

- Thông tin liên lạc

- Văn hoá nghệ thuật

- Giáo dục đào tạo

- Thể thao

- Nghĩ ngơi du lịch

- Tài chính, ngân hàng, tín dụng

- Nhà ở

2.4.2 Chọn vị trí xây dựng khu trung tâm

- Đảm bảo điều kiện giao thông thuận tiện

- Phù hợp với điều kiện địa hình phong cảnh

- Có khả năng phát triển mở rộng

2.5 Khu đất giao thông đô thị

Giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đôthị Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng

Trang 23

phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chứcnăng với nhau.

2.5.1 Chức năng của đường giao thông đô thị

- Vận chuyển hành khách và hàng hóa, bảo đảm lưu thông và đi lại hàng ngàycủa người dân, an toàn và nhanh chóng, bảo đảm mối liên hệ qua lại bên trong

và bên ngoài đô thị được thuận lợi

- Mạng lưới đường giao thông phân chia đất đô thị thành nhiều khu vực chứcnăng, nó làm ranh giới cho các khu đất và các lô đất xây dựng trong và ngoài

đô thị Đường giao thông vành đai đô thị thường là ranh giới nội thị và ngoạithị Đường phố chính trong đô thị thường là ranh giới các khu vực ở và khuthương mại

2.5.2 Một số nguyên tắc cơ bản về quy hoạch hệ thống giao thông đô thị

- Mạng lưới đường phố và giao thông công cộng trong và ngoài đô thị phải đượcthiết kế thành một hệ thống thống nhất, đảm bảo vận chuyển nhanh chóng, antoàn

- Quy mô, tính chất của hệ thống đường phải dựa vào yêu cầu vận tải hàng hóa,hành khách và khả năng thông xe của mỗi tuyến đường đối với các phương tiệngiao thông

- Mỗi loại đường trong đô thị có một chức năng riêng đối với từng loại đô thị.Những yêu cầy về kỹ thuật giao thông đặc biệt là ở các đầu mối chuyển tiếpgiữa các loại giao thông hoặc chuyển hướng đi lại của đường phải tuân thủ cácchỉ tiêu quy định của nhà nước và quốc tế đối với một số loại hình giao thông

- Phải luôn có đất dự phòng phát triển và hành lang an toàn cho các tuyến giaothông vành đai, các tuyến chuyên dùng và những trục chính có khả năng pháttriển và hiện đại hóa

- Các đầu mối giao thông đối ngoại, các bến xe và bãi đổ xe phải liên hệ trực tiếpthuận lợi với mạng lưới đường bên trong và bên ngoài để khu chuyển đổiphương tiện đi lại không trở ngại cho hành khách, không làm ảnh hưởng đếnsinh hoạt của đô thị Các công trình đầu mối giao thông được bố trí trên cáctrục chính nối liền với trung tâm Thành phố

Trang 24

2.5.3 Hình thức tổ chức mạng lưới giao thông thành phố

Các loại đường phố kết hợp với nhau tạo nên những mạng lưới đường giao thôngThành phố có hình thức khác nhau, như:

2.6 Khu cây xanh

Cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người, là một bộ phậntrong hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng lớn trong việc cải tạo khí hậu và bảo vệ môitrường sống ở đô thị Cây xanh còn có tác dụng đặc biệt đối với các công trình kiến trúc

đô thị và là một trong những yếu tố của nghệ thuật bố cục không gian và cảnh quan đô thị

2.6.1 Chức năng cây xanh đô thị

- Là nơi lọc và điều khiển khí hậu trong đô thị

- Là nơi nghỉ ngơi giải trí cho người dân đô thị

- Là nơi cách ly và bảo vệ cho đô thị

- Tạo cảnh quan cho đô thị

2.6.2 Một số chỉ tiêu và nguyên tắc cơ bản quy hoạch cây xanh đô thị

Nguyên tắc cơ bản về thiết kế quy hoạch khu đất cây xanh đô thị là phải bảo đảmđược giá trị sử dụng, vệ sinh môi trường và thẫm mỹ đô thị Hệ thông cây xanh phải bảođảm được tính liện tục trong sử dụng đất cây xanh kết hợp với việc khai thác di sản vănhóa, di sản tự nhiên và tổ chức nghĩ ngơi giải trí trong đô thị Những dải cây xanh cách lybảo trợ phải bảo đảm các chỉ tiêu quy định Diện tích cây xanh tùy theo điều kiện và khảnăng cho phép của từng đô thị

2.7 Khu đất đặc biệt

Trang 25

Khu đất đặc biệt là một thành phần trong cơ cấu đất đai của Thành phố, được bố trítheo yêu cầu các hoạt động đặc biệt về kinh tế, kỹ thuật, chính trị, văn hóa, quân sự vàhành chính của Thành phố.

2.7.2 Những yêu cầu trong việc bố trí đất đặc biệt của thành phố

Những vấn đề cần nghiên cứu khi bố trí các công trình đặc biệt bao gồm:

- Yêu cầu sử dụng thuận tiện đối với mỗi công trình, cần xuất phát từ yêu cầuhoạt động riêng của công trình để xác định vị trí hợp lý của nó, đồng thờikhông gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của Thành phố Những công trìnhđòi hỏi cao về giao thông cần bố trí ở các tuyến đường hoặc đầu mối giao thôngchính của Thành phố

- Xác định những nhu cầu kinh tế, kỹ thuật của các loại công trình để bố trí vị tríquy hoạch của nó một cách hợp lý Những công trình có tính chất xã hội, chínhtrị, yêu cầu quy mô đất đai và kỹ thuật không phức tạp, có thể bố trí trong khudân dụng Thành phố Ngược lại, những công trình đòi hỏi về trang thiết bị kỹthuật phức tạp, diện tích xây dựng lớn thì nên bố trí ở vùng ngoại vi Thành phố

- Cần nghiên cứu ảnh hưởng của các công trình đó đối với môi trường sống vànhững vấn đề khác của Thành phố để tìm hiểu biện pháp xử lý thích hợp

IV XU THẾ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Theo Viện Chiến Lược Phát Triển – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư, 2003 thì:

Bước vào thế kỷ 21 thế giới diễn ra những biến đổi trên nhiều phương diện khác nhau,trên góc độ đô thị hóa cho thấy có nhiều biến đổi tác động đến sự hình thành và phát triểncác đô thị

Trước hết, đó là quá trình tăng trưởng kinh tế diễn ra theo xu hướng chuyển dịch cơcấu kinh tế theo ngành công nghiệp làm chuyển dịch đáng kể lực lượng lao động từ khu

Trang 26

vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nên sự gia tăng nhanh chóngdân số khu vực đô thị, các đô thị được phát triển nahnh cả về số lượng và quy mô trênphạm vi toàn thế giới.

Trong một vài thập kỷ gần đây, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chuyển dịch theohướng từ Châu Âu sang Châu Á, tạo luồng di chuyển nguồn vốn đầu tư vào các nướcChâu Ấ càng lớn, càng đẩy nhanh tốc độ phát triển của các nước Châu Á Những tác độngtrên đã thúc đẩy các nước Châu Á phát triển nhanh, nhiều đô thị lớn mức tập trung dân cư

đã quá sức đối với hệ thống hạ tầng và môi trường

Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế là quá trình hội nhập đã tạo cơ hội cho các đôthị lớn của các nước quan hệ chặt chẽ với nhau trên nhiều lĩnh vực Trước hế, đó là sự liên

hệ ngày càng rộng của mạng lưới giao thông vận tải và mạng bưu chính viễn thông giữacác đô thị, sự liên kết đó đòi hỏi các đô thị phải đáp ứng các yêu cầu của các mối quan hệkinh tế để tạo nên sự thống nhất trong một hệ thống toàn cầu, toàn khu vực, đó là những

cơ sở để các đô thị phát triển và mở rộng quan hệ với quốc tế Cùng với quá trình đó, cácmối liên hệ trong nước cũng được phát triển và mở rộng giữa các đô thị lớn với xungquanh tạo nên một guồng máy hoạt động liên hoàn, trong đó mỗi đô thị là một mặt xích

1 Xu hướng đô thị hóa và phát triển đô thị trên thế giới

Sự tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch vụ là động lực đẩy nhanh quá trình đô thịhóa, những ngành này phát triể gắn kết chặt chẽ với các đô thị hoặc các điểm đô thị, đồngthời làm cơ sở để tăng nhanh lực lượng lao động phi nông nghiệp tham gia vào quá trìnhsản xuất Xu hướng đô thị hóa phát triển nhanh và diễn ra ở châu Âu vào những năm cuốicủa thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 20 Ở nữa cuối thế kỷ 20 xu hướng đô thị hóa được mở rộng

ở nhiều châu lục và đan xen ở các nước phát triển và các nước đang phát triển

Cho tới nay, các nước tư bản phát triển có tới 70% dân số sống ở đô thị (HoaKỳ:76%, Anh: 89%, Pháp: 73%, Nhật: 78%, Đức: 86%, Canada: 78%, Italia: 70%) Cácnước thuộc khối ASEAN trong một vài thập kỷ trở lại đây có quá trình đô thị hóa diễn ranhanh chóng và còn tiếp tục có xu hướng phát triển nhanh hơn

Xu hướng phát triển đô thị:

Quá trình tăng nhanh dân số đô thị đã tác động mạnh mẽ quá trình phát triển của hệthống đô thị Hiện nay trên thế giới tồn tại hai xu hướng phát triển đô thị:

Trang 27

- Xu hướng phát triển tập trung cao độ vào một số cực phát triển

- Xu hướng phát triển hệ thống đô thị vệ tinh, làm đối trọng với các cực phát triển

Xu hướng tập trung là xu hướng diễn ra ở nhiều nước đang phát triển, theo xu hướngnày thì quá trình phát triển được tập trung vào một vài cực phát triển, các cực phát triểnnày có những ưu thế về tài nguyên phát triển và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi

Vì thế, đã có những lợi thế để thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển Đó

là những hạt nhân của nền kinh tế cả nước hoặc vùng kinh tế Xu hướng tập trung thườngđược phát triển ở nhiều nước châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc,… Các nướcnày chấp nhận trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa thì các đô thị lớn đượcphát triển cả về quy mô dân số và quy mô diện tích, mặc dù Nhà Nước có các chính sáchhạn chế sự tập trung quá cao và quá nhanh

Tại Thái Lan, Thành phố Bangkok dân số trên 6 triệu dân nhưng Thành phố lơn thứhai là ChieengMai ở phía Bắc dân sô chỉ khoảng 300.000 người Tại Indonesia, hơn 60%vốn đầu tư của nước ngoài và trong nước đều tập trung vào Thành phố Jakarta trong giaiđoạn trước năm 1980 Theo xu hướng này, trong thời gian đầu, đầu tư vào các đô thị đó sẽ

có hiệu quả cao nhờ tận dụng được kết cấu hạ tầng sẵn có khi quy mô dân số chưa quácao, môi trường chưa bị ô nhiễm và tài nguyên bị suy kiệt Tuy nhiên quá trình tập trung

đó vẫn tiếp diễn sẽ dẫn đến những hậu quả xấu: kết cấu hạ tầng bị quá tải, về mặt xã hội

sẽ tạo những bất bình đẳng về thu nhập và công ăn việc làm giữa các đô thị cực lớn và cácvùng khác Những mặt trái của quá trình tập trung cao độ vào một số đô thị lớn đang hiện

rõ nét như ở Bangkok, Meehico

Theo báo cáo hàng năm của ADB (năm 1997), trên thế giới có 14 Thành phố trên 10triệu dân hay còn gọi là “những Thành phố khổng lồ”, trong đó khu vực Châu Á – TháiBình Dương có 7 Thành phố: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Seoul, Tokyo, Osaka,Jakarta Theo một số dự báo của Liên Hợp Quốc, đến năm 2015 cả thế giới có khoảng 28Thành phố trên 10 triệu dân Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngoài các Thành phố

kể trên, trong danh sách các Thành phố khổng lồ có thêm các Thành phố như: Manila,Bangkok

Trang 28

Các đô thị lớn trải rộng trên một diện tích khá lớn, tạo nên những vùng đô thị mở rộng(EMR) Sự lan tỏa và liên kết của các đô thị hình thành nên những chùm đô thị, nhữngchuỗi đô thị nối liền nhau và tạo nên những đô thị khổng lồ, siêu đô thị.

(nguồn trung tâm phát triển vùng của Liên Hợp Quốc, 1996)

Sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là các ngành tạo thị (công nghiệp và dịch vụ) đãthúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế Theo ước tính của Ngân hàng thế giới (WB), 80%thành tựu tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển diễn ra tại các Thành phố vàcác vùng đô thị lớn

Nghiên cứu sự phát triển đô thị, nhận thấy rằng các Thành phố lớn ở châu Âu có ưuthế về dân số chỉ kéo dài trong hơn một thế kỷ (thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20) và đến giữathế kỷ 20 đã xuất hiện những đô thị lớn nhất ở Bắc Mỹ Trong những năm gần đây và dựbáo đến năm 2015 trong số 10 Thành phố có dân số đông nhất thế giới thì có 8 Thành phốnằm ở các nước đang phát triển như Mehico (Mehico), Dhaka (Bang-la-det), Bắc Kinh,Thượng Hải (Trung Quốc), Karachi (Pakistan), Sao Paulo (Braxin), Jakarta (Indonesia),Bombay (Ấn Độ) Những Thành phố đông dân nhất hiện nay không phải ở các nước giàu

có mà thuộc thế giới thứ ba Chính ở các nước đang phát triển tăng trưởng dân số ở các đôthị lớn lại diễn ra với tốc độ hết sức nhanh chóng Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạngnày là: bên cạnh việc phát triển dân số tự nhiên, còn có sự di dân từ các vùng nông thôn rathành thị Trong cuộc cách mạng công nghiệp trước đây ở các Thành phố lớn của cácnước phát triển, có đủ khả năng để tiếp nhận làn sóng người di cư từ nông thôn ra thànhthị Trong điều kiện đó, số dân này hòa nhập dần dần và trở thành dân cư đô thị

Theo dự báo của các nhà đô thị học thuộc trung tâm phá trung tâm phát triển vùng củaLiên Hợp Quốc cho thấy ,trong khoảng 20 – 30 năm tới, xu hướng phát triển các đô thịlớn vẫn tiếp tục gia tăng Ngoài một số nước kiểm soát được quá trình đô thị hóa, còn lạiphần lớn các quốc gia rơi vào tình trạng bị động Đô thị hóa nhanh một cách tự phát hoặc

Trang 29

do mong muốn mở mang đô thị nhưng chưa đủ điều kiện dảm bảo kết cấu hạ tầng Việc

đổ xô ra thành thị sinh sống, tạo nên tình trạng: “đô thị hóa ép buộc” ở một số nước chậmphát triển không những không mở một tương lai tốt đẹp, mà còn là một nguy hại lớn

Xu hướng phát triển thứ hai, xây dựng hệ thống đô thị vệ tinh sẽ làm giảm sức ép lênThành phố trung tâm, khai thác được tiềm năng của các đô thị nhỏ khác trong vùng màvẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đầu tư có hiệu quả Để tạo cơ hội cho xuhướng phát triển của các loại hình phát triển các đô thị vệ tinh, chính phủ các nước đãtăng cường phát triển mạng lưới đường cao tốc liên kết các Thành phố vệ tinh với nhau vàgiữa Thành phố trung tâm với các Thành phố vệ tinh Song song với việc tạo lập các đôthị vệ tinh , các nước đã có các chính sách phát triển các đô thị trung tâm vùng nhằm giảmbớt sự tập trung quá lớn vào một vài đô thị, một trong số các chính sách có hiệu quả làchính sách phân bố các ngành công nghiệp đối với các đô thị vùng, chính sách ưu tiên đầu

tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị

2 Quá trình phát triển và những vấn đề cần giải quyết

Quá trình phát triển đô thị trước hết phải coi dân cư đô thi là chủ thể của các chươngtrình phát triển đô thị, xem xét các mối liên hệ giữa người sử dụng đất với chính quyền đôthị hay người lập kế hoạch pahts triển đô thị Với cách đặt vấn đề này, ta có thể nắm bắtcác mối quan hệ giữa dân cư đô thị với cá đối tượng quy hoạch Ở đây đặc biệt lưu ý đếntầm nhìn tổng quát về hiện tại và tương lai của một đô thị để có hướng phát triển thíchhợp và những phương thức hành động phù hợp

2.1 Những vấn đề nảy sinh trong phát triển mở rộng các khu đô thị

- Thực tiển phát triển của nhiều đô thị trên thế giới cho thấy, quá trình cải tạo mởrộng đô thị đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, có thể làm cho một bộ phận người nghèohoặc những người có thu nhập thấp phải sống xa dần các khu đô thị phát triển Ngượclại, những người có thu nhập cao có cơ hội mua lại nhà và đất của những người nghèo

và giá trị thương mại được tăng lên Cuối cùng dẫn đến mâu thuẫn làm tăng quá trìnhphân tách xã hội và không gian Sự xuất hiện những mâu thuẫn mới đòi hỏi trong quyhoạch phát triển cần quan tâm đúng mức tới các nhân tố xã hội cho từng khu vực cụthể, các đối tượng quy hoạch phải đáp ứng cho nhiều đối tượng khác nhau về phongtục, tập quán, về thu nhập, mức độ thu, chi của từng lớp người

Trang 30

- Vấn đề nảy sinh thường gặp khác ở các đô thị của nhiều nước đang phát triển là

“những thực tiễn tự phát của dân cư đô thị” Qua nghiên cứu cho thấy: quá trình pháttriển các đô thị của nhiều nước đang phát triển luôn đi trước các quy hoạch của cáccấp chính quyền Thành phố Ở các vùng ngoại vi, sự phát triển về nhà ở thường pháttriển nhanh, các cấp chính quyền can thiệp vào quá trình phát triển thường chậm hơn

và có chừng mực Ở một số trường hợp có tới 1/3 sô căn hộ được xây dựng tự phát.Nghiên cứu các trường hợp trên đã chỉ ra rằng: trong một giai đoạn nhất định, chúng

ta buộc phải chấp nhận tính bất ổn định của đất đai, sự thiếu thốn về kết cấu hạ tầng,và

sự ô nhiễm môi trường thường xảy ra, đây là những tác nhân chính làm phân cáchkhông gian Thành phố Tuy vậy, nếu như tình trạng trên không sớm được giải quyết sẽtrở thành lực cản đối với quá trình phát triển đô thị

- Một vấn đề khác của nhiều Thành phố trên thế giới thường gặp phải là vai trò canthiệp của chính quyền địa phương trong quá trình giải tỏa các cư dân ở các khu phốkhông còn thích hợp với cảnh quan Thành phố để xây dựng mới thông thường, các cưdân sống ở một nơi nào đó họ đã phải quan tâm trước hết đến nghề nghiệp của họ làmsao cho phù hợp với nơi họ sống, nơi con cái họ đi học rồi đến các mối quan hệ giađình họ hàng, quan hệ cộng đồng Chính vì vậy, chính quyền địa phương phải quantâm đến rất nhiều nội dung khác nhau trước khi cần giải tỏa một khu phố nào đó (bốtrí nơi ở mới, phát triển kết cấu hạ tầng khu vực và các mối liên hệ giữa khu phố mớivới các khu vực của Thành phố,….), có làm được điều này mới có khả năng giải tỏanhanh và không làm thay đổi nhiều đến cuộc sống của cư dân địa phương

2.2 Tài chính cho phát triển đô thị

Quá trình đô thị hóa phát triển càng nhanh thì nhu cầu nguồn tài chính cho phát triểncác đô thị ngày càng lớn Vì vậy, vai trò đầu tư của Nhà nước Trung ương trong phát triển

đô thị ngày càng thu hẹp lại, thay vào đó là tăng cường vai trò đầu tư cho chính quyền địaphương các cấp và các cộng đồng dân cư Nhà nước Trung ương chỉ giữ vai trò hướngdẫn để phát triển kết cấu đô thị phù hợp với chức năng và quy mô phát triển đô thị, vai tròcủa chính quyền địa phương trở nên rất quan trọng, là nhân tố trực tiếp xây dựng cácchương trình phát triển, đồng thời là người quản lý trực tiếp các chương trình phát triển

Tổng quát từ những kinh nghiệm của các nước, có thể rút ra nhận xét sau:

Trang 31

- Nếu nhà nước thực hiện các dự án phát triển đô thị mà không có sự tham gia củadân cư đô thị ngay từ những khâu hoạch định mục tiêu tới các biện pháp thực hiệnthì sẽ có nguy cơ không tính toán đầy đủ những nhu cầu riêng biệt của dân cư.

- Để có được hiệu lực đầy đủ, sự quản lý đô thị cần thiết phải dựa trên những cấutrúc xã hội và động lực địa phương sẵn có (các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội, cáccộng đồng….) Cấu trúc xã hội, động lực địa phương là những cơ sở hình thànhcác dự án phát triển để đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của dân cư đô thị, phù hợp vớinhiều đối tượng và đảm bảo môi trường đô thị bền vững

3 Thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam

Những Thành phố lớn ở nước ta, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô hàNội, hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong quá trình phát triển bền vững,

đó là: Thách thức to lớn về phân bố dân cư trên từng vùng lãnh thổ Nạn ùn tắc giao thôngtriền miên, tai nạn giao thông khá nghiêm trọng; Chưa có phương án hữu hiệu xử lý rác

thải (rác thải y tế, công nghiệp…) Tình trạng “nhà ổ chuột” chưa được xử lý triệt để;

Thiếu diện tích hợp lý cho công viên – cây xanh; Nạn triều cường và ngập nước mưa; Bấtcập trong công tác phòng cháy, chữa cháy các nhà cao tầng; Chưa có giải pháp xử lý tốtcác tệ nạn: trộm cướp, mại dâm, ma túy… Nguồn nước sạch cung cấp cho cư dân đô thịđang có nguy cơ bị ô nhiễm; Môi trường và di sản có nguy cơ bị đe dọa; Khu côngnghiệp, sân bay, bến cảng đã nằm trong khu vực nội ô…

Nguyên nhân thực trạng phát triển đô thị của nước ta hiện nay bao gồm:

- Quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn chưa chuyển biến mạnh mẽ theo

hướng “Ly nông bất ly hương”

- Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn biến còn khá chậm Ở một số địaphương, tỷ trọng công nghiệp còn tăng chậm, thậm chí có năm tỷ trọng này còngiảm tương đối

- Quá trình đô thị hóa thiếu biện pháp kiểm soát chặt chẽ và không được quy hoạchhợp lý đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên vàcân bằng sinh thái

- Nguyên nhân từ chất lượng sống ở đô thị chưa tốt, chậm được cải thiện, kém sứchấp dẫn về môi trường sống nên rất nhiều người khi nghỉ hưu đã trở về nông thôn

Trang 32

4 Xu hướng phát triển các đô thị lớn của Việt Nam đến năm 2020

4.1 Các dạng phát triển không gian đô thị ở Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu quá trình đô thị hóa của Việt Nam trong thời kỳ 20 năm trở lại đây chothấy đặc điểm rõ nét trong quá trình hình thành và phát triển các đô thị Việt Nam hìnhthành theo hai dạng phát triển không gian đó là:

- Cấu trúc không gian đô thị theo dạng cực ở phía Bắc và phía Nam, với trung tâm làThủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từ các trung tâm phát triển lan tỏa theocác trục giao thông hướng tâm đi các đô thị vệ tinh, với các khoảng cách từ 20 – 60km

- Cấu trúc không gian đô thị theo dạng chuỗi tại khu vực miền Trung, trải theo quốc

lộ 1

Trong 20 – 30 năm tới, với xu hướng phát triển kinh tế của nước ta theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo cơ hội thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của cả nước.Đến năm 2010, dân số đô thị của Việt Nam dự báo chiếm 33%, năm 2020 chiếm 45% dân

số cả nước Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thịtrung tâm cấp quốc gia như: Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, ĐàNẵng và Huế; Thành phố trung tâm cấp vùng như: Cần Thơ, Biên Hòa, Vũng Tàu, NhaTrang, Buôn Mê Thuộc, Vinh, Nam Định, Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình.Mục tiêu phát triển các đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được xác định trong chiến lượcphát triển đô thị Việt Nam là “Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước,

có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường đô thị trong sạch vững mạnh, đượcphân bố và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước, đảm bảo cho mỗi đô thị theo vị trí vàchức năng của mình, phát huy được đầy đủ các thế mạnh, góp phần thực hiện tốt hainhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc”

Để thực hiện các mục tiêu trên, đảm bảo cho các đô thị phát triển ổn định, bền vững,những quan điểm chính của chiến lược phát triển đô thị ở nước ta đến năm 2020 là:

- Phát triển đô thị phải phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển của lực lượngsản xuất cả nước, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế - kỷ thuật vững chắc làm độnglực phát triển cho từng đô thị

Trang 33

- Bố trí hợp lý các đô thị lớn, trung bình và nhỏ, tạo sự phát triển cân đối giữa cácvùng lãnh thổ, kết hợp đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.Tập trung đầu tư ở mức cần thiết cho các đô thị lớn hạt nhân song tránh quá đôngdân cư.

- Có cơ sở hạ tầng đồng bộ với trình độ thích hợp hoặc hiện đại tùy thuộc vào yêucầu khai thác và sử dụng các khu vực đô thị

- Phát triển ổn định, bền vững và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh vàbảo vệ môi trường

- Kết hợp cải tạo với xây dựng mới, coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa và truyềnthống dân tộc với việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới để tiến lênhiện đại

Như vậy, đến năm 2020 hệ thống đô thị Việt Nam thể hiện được tính hiện đại vănminh tương xứng với tầm vóc đất nước của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hệthống kết cấu hạ tầng hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch và bền vững Về kinh tế -

xã hội, các đô thị của Việt Nam là những trung tâm hạt nhân kinh tế của cả nước và cảvùng

4.2 Bố trí không gian lãnh thổ hệ thống đô thị Việt Nam trong tương lai

Trong tương lai, hệ thống đô thị sẽ được bố trí hợp lý trên các vùng:

- Vùng trọng điểm phía Bắc và đồng bằng sông Hồng: bao gồm thủ đô Hà Nội, cóbán kính ảnh hưởng từ 30 – 50 km, quy mô dân số đến năm 2020 trong nội thànhkhoảng 2.5 triệu người Hỗ trợ cho đô thị hạt nhân Hà Nội là các đô thị vệ tinh: ởphía Bắc là Sóc Sơn, Xuân Hòa, Đại Lải, Phúc Yên, Vĩnh Phúc; phía Tây là chuỗi

đô thị Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn Cùng với các đô thị vệ tinh, vùngnày còn là các đô thị như: Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương, Hưng Yên, NamĐịnh, Thái Bình

- Vùng trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh là Thànhphố trung tâm, bán kính ảnh hưởng từ 30 -50 km, quy mô dân số năm 2020 vùngnội đô khoảng 6 triệu người Hỗ trợ cho Thành phố trung tâm là các đô thị đốitrọng: Biên Hòa, Tam Phước, Nhơn Trạch, Nam Bình Dương (Thủ Dầu Một, Dĩ

An, Tân Uyên), Hiệp Phước, Bến Lức, Tân An

Trang 34

- Vùng trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung: Sau Thành phố Đà Nẵng,Thành phố Huế sẽ được xây dựng thành đô thị loại 1, quy mô dân số của Đà Nẵngđến năm 2020 khoảng 1 – 1.2 triệu người Đà Nẵng sẽ là đầu mối giao thông quantrọng và là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ du lịch của miền Trung.

- Vùng ĐBSCL: Thành phố Cần Thơ là thành phố trung tâm vùng, đang chuẩn bịcác điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, hỗ trợ cho thành phốCần Thơ là các tỉnh lỵ của các tỉnh

4.3 Những nội dung chủ yếu của xu hướng và hình thái phát triển các đô thị lớn

ở nước ta

Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị trải qua một thời kỳ dài của chế độphong kiến, không qua giai đoạn phát triển TBCN Vì vậy, các đô thị của Việt Nam cònmang nhiều dáng dấp đô thị của đất nước nông nghiệp lạc hậu, thể hiện ở một số nét sau:

- Ở phần lớn các đô thị, ngay cả thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ dân

số nông nghiệp còn lớn, trong khu vực đô thị đất cho sản xuất nông nghiệp cònnhiều

- Kiểu dáng kiến trúc đô thị còn thể hiện nhiều nét của một nền kinh tế kém pháttriển, phát triển còn manh mún

- Hệ thống kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, chưa đáp ứng kịp nhu cầu đời sống dân cư

đô thị hiện nay

Những đặc điểm nêu trên đòi hỏi các đô thị Việt Nam cần được đổi mới trên nhiềuphương diện nhằm đáp ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Với nhucầu đòi hỏi của từng giai đoạn lịch sử, các đô thị Việt Nam vừa phải phát triển các yếu tốmới vừa cải tạo những nét lạc hậu không phù hợp với thời đại Nội dung cải tạo và pháttriển thể hiện ở các khía cạnh chính như sau:

- Hiện đại hóa từng bước, từng nội thành: tiến hành trên cơ sở cải tạo, mở rộng từngphần các đường phố có mật độ xe cơ giới cao gây ùn tắc giao thông Tăng cườngcác nhà cao tầng, chuyển dịch các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khu vực ngoạithành và tăng cường công nghiệp sạch, các dịch vụ trong khu vực nội thành

- Hình thành những khu đô thị mới trong khu vực nội thành tạo thành khu vực nộithành mở rộng

Trang 35

Tùy theo đặc điểm của từng Thành phố, từng vùng mà đặt trọng tâm phát triển vàcải tạo cho hợp lý từng đô thị.

- Hình thành các mạng lưới các đô thị vệ tinh

V GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU - THÀNH PHỐ CÀ MAU

1 Lịch sử hình thành phát triển đô thị

Cà Mau là đô thị cực Nam của đất nước là một quần cư hình thành muộn ở ĐBSCL.Theo các thông tin lịch sử thi Cà Mau được coi là điểm dân cư vào khoảng năm 1914 khinhà Mạc dâng đất Cà Mau cho Chúa Nguyễn

Cà Mau với nghĩa rộng là mảnh đất cuối cùng của bản đồ đất nước, là vùng đất hoang

sơ được khai phá muộn vào cuối thế kỷ XVII khi những vùng đất phù sa ngọt ngào vensông Tiền, sông Hậu đã được khai phá thành làng xóm, ruộng đồng trù phú Dưới thời TựĐức thì Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, sú, vẹt hoang vu và cũng kể từ đó Cà Mau là nơihội tụ của những dân tứ xứ trong cộng đồng người Việt Nam

Cà Mau từ năm 1714 thuộc trấn Hà Tiên, sau thuộc dinh Trấn Định vào năm 1788.Đến 1808 đổi thành huyện Long Xuyên dưới thời Nguyễn

Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, vùng Cà Mau sát nhập vào Rạch Giá Năm 1871,

Cà Mau tách khỏi Rạch Giá nhập vào Sóc Trăng, năm 1882 nhập với Bạc Liêu thành tỉnhBạc Liêu Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hảicho đến tháng 12 năm 1984 trở thành thị xã Tỉnh lỵ

Tháng 3 năm 1997 Minh Hải được tách ra thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu Thị xã

Cà Mau vẫn là Tỉnh lỵ tỉnh Cà Mau mới

Ngày 14 tháng 4 năm 1999 Chính phủ đã ra nghị định số 21/1999/NĐ-CP về việcthành lập Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau

Trong quá trình hình thành và phát triển người dân Cà Mau – Minh Hải không chỉ đốimặt với thiên nhiên hung dữ mà còn sát cánh đấu tranh chống ngoại xâm thể hiện bản chấtkiên cường bất khuất của người dân Nam Bộ nói chung

Cà Mau đi vào cách mạng kể từ tháng 1/1930 khi chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh BạcLiêu cũ được thành lập ở thị trấn Cà Mau đến khởi nghĩa hòn khoai tháng 12/1940 vớigương chiến đấu dũng cảm kiên cường và hy sinh oanh liệt của 10 chiến sỹ mà đến nay vàmãi sau vẫn được người dân vùng Đất Mũi ghi ơn và tôn thờ

Trang 36

Trãi qua hai cuộc kháng chiến thần thánh, nhiều địa danh đã đi vào lịch sử như: UMinh, Khai Long, Hòn Khoai, Tân Ân, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển với những têntuổi sáng ngời: Phan Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Nguyễn Hồng Dân, Lý Văn Lâm, HồThị Kỷ, Bông Văn Dĩa,… và với nhiều kỳ tích khác đã biến Minh Hải – Cà Mau trở thànhcái nôi của cách mạng và kháng chiến Nam Bộ.

2 Vị trí địa lý

Tỉnh Cà Mau nằm ở vị trí địa lý từ 8033’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và từ 104043’ đến

105024’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63km), phía Đông giáp tỉnh BạcLiêu (75km), phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan Bờbiển dài 254km

Diện tích đất tự nhiên là 5.211 km2, bằng 13,10% diện tích vùng Đồng Bằng SôngCửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước

Địa giới hành chính tỉnh Cà Mau gồm 08 huyện: Thới Bình, Ngọc Hiển, Năm Căn, UMinh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau

Cà Mau còn có các đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diệnktích các đảo xấp xỉ 5km2

Tỉnh Cà Mau là nơi giao hội của hai tuyến Quốc Lộ: Quốc Lộ 1A trên địa phận CàMau là tuyến quan trọng nhất, dài gần 70 km đi từ cửa ngõ phía Đông thành phố Cà Mau

về huyện Năm Căn, và tuyến Quốc Lộ 63 từ Thành phố Cà Mau đi Kiên Giang cũng làtuyến đường quan trọng ở phía Bắc tỉnh Cà Mau

Hệ thống giao thông đường thuỷ tỉnh Cà Mau phát triển mạnh và là một đặc thù củamiền sông nước Cà Mau, từ thành phố Cà Mau có thể đi tới tất cả trung tâm các huyện lỵ,

xã, thị trấn, các cụm dân cư bằng đường thuỷ

Cà Mau có các sông lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Quản Lộ Phụng Hiệp, sông GànhHào, sông Đốc, sông Trẹm,….rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ đi lại khắp vùngĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Cà Mau nằm về phía Đông của tỉnh Cà Mau, từ thị trấn Tắc Vân đến trungtâm Thành phố dài 13 km theo hướng Đông – Tây và giáp ranh với các huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Thới Bình

- Phía Nam giáp huyện Đầm Dơi

Trang 37

- Phía Đông giáp huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu

- Phía Tây giáp huyện Trần Văn Thời và huyện Cái Nước

3 Địa hình, địa chất

3.1 Địa hình

Vùng đất xây dựng Thành phố Cà Mau là vùng đất trẻ, nền đất thấp, luôn bị ngậpnước, có tới 90% diện tích ngập mặn là đất chứa phèn tiềm tàng Phần đất liền tương đốibằng phẳng có độ dốc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, cao trình bình quân nền Thànhphố từ 0.9m đến 1.3m, các cánh đồng xung quanh từ 0.5m đến 0.7m (hệ thống cao độ MũiNai – Hà Tiên) Cao độ các khu vực ở nội ô đã xây dựng trung bình 1.1m, những năm gầnđây do ảnh hưởng thuỷ triều, nhiều khu vực của Thành phố có cao độ dưới 1m hay bịngập, các khu vực khác có cao độ trung bình trung bình 0.6m thường xuyên bị ngập khitriều lên Do vậy cần phải có giải pháp thoát nước đô thị phù hợp như làm hồ điều hoà lợidụng thuỷ triều để tiêu thoát nước như hiện nay Thành phố đã áp dụng mô hình này

3.2 Địa chất

Đất đai Thành phố có nguồn gốc từ trầm tích non trẻ Holocen, chủ yếu là sét xámxanh đen hoặc nâu với lớp cát mịn dưới sâu, gồm 2 nhóm đất: nhóm đất mặn trị số pH(H2-0) hơi chua ở tầng đáy mặt (pH: 4,5 – 5,5) trung tính ở các tầng sâu, nhóm đất phèn cócác chất (chua Al+++, Fe++, SO4- )

4 Khí hậu, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên nước

Khí hậu Thành phố Cà Mau cũng như của toàn tỉnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổnđịnh và mang tính đặc trưng phân mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa từtháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bìnhhàng năm là 26,50C; tháng nóng nhất là tháng 4 có nhiệt độ trung bình là 27,80C; thánglạnh nhất là tháng giêng có nhiệt độ trung bình là 250C Số giờ nắng trung bình trong nămđạt 2500 giờ, lượng bức xạ trực tiếp cao Lượng mưa trung bình 2400 mm Độ ẩm khôngkhí trung bình khoảng 80% vào mùa khô và 85% vào mùa mưa Các tháng mùa khô, khuvực ven biển thường có sương mù che Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão, lũ lụt Nhìnchung khí hậu nhiệt đới, bức xạ và lượng mưa cao rất phù hợp cho phát triển các loàiđộng thực vật nhiệt đới

Trang 38

Hai đặc trưng quan trọng nhất của thuỷ văn ở tỉnh Cà Mau là tình trạng xâm nhập mặn

và úng ngập, cả hai đặc điểm này đều chịu sự chi phối của thuỷ triều biển Đông và VịnhThái Lan, hằng năm nó chi phối chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch vào mùa khô,trong khi hiện tượng ngập úng trong mùa mưa Vào mùa kiệt, toàn địa bàn chịu sự ảnhhưởng của biển Đông và Tây nhưng chỉ một dãy đất hẹp dọc biển Đông ở khu vực GànhHào có biên độ triều lớn (3,0 – 3,5m) với chế độ bán nhật triều, trong khi vào sâu biên độtriều giảm nhiều Tại Thành phố Cà Mau bình quân từ 0,8 – 1,2m với chế độ bán nhậttriều biển Đông chiếm ưu thế

Theo các tài liệu thuỷ văn tại trạm Cà Mau mực nước cao nhất tại sông Cà Mau vàotháng 11 là 1,14m; mực nước thấp nhất trong tháng 5 là: -0,59m Các bờ sông rạch trongThành phố hay bị sạt lở do tàu ghe chạy với tốc độ lớn

Về tài nguyên nước: trữ lượng nước ngầm tại Thành phố Cà Mau khoảng 306.000 m3/ngày (bao gồm tầng II: độ sâu 96,5 – 101,5m là 41000 m3/ngày; tầng III: độ sâu 186 –213m là 108.000 m3/ngày; tầng IV: độ sâu 243,5 – 280,5m là 87.000 m3/ngày; và tầng V:

độ sâu 300 – 341m là 70.000m3/ngày) Tại các phường của Thành phố Cà Mau hiện đangkhai thác nước ngầm ở 4 tầng bao gồm: tầng II, III, IV, V; tại các xã ngoại thành khai thácnước sinh hoạt ở tầng II, III

5 Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Thành phố Cà Mau không có loại khoáng sản nào đáng kể, có ý nghĩacông nghiệp Riêng ở khu vực xã Tân Thành có vùng đất sét có thể khai thác sản xuất vậtliệu xây dựng như gạch, ngói…

6 Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn Thành phố Cà Mau có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng Thànhphố Cà Mau là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của tỉnh, là đầu mối các tuyến du lịchcủa tỉnh, có khả năng giao lưu thuận lợi với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh Do códiện tích đất nông nghiệp ngoại thành rộng, thành phố có diều kiện phát triển du lịch sinhthái, dã ngoại, giải trí,… Đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển du lịchtrở thành trung tâm khai thác, trung chuyển khách du lịch trong tỉnh

CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

I PHƯƠNG TIỆN

Trang 39

Địa điểm thực tập: Sở Xây Dựng tỉnh Cà Mau

Thời gian thực tập: từ 07-01-2008 đến 12-03-2008

1 Bản đồ

- Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau

- Bản đồ hành chính thành phố Cà Mau

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Cà Mau năm 2005

- Bản đồ quy hoạch không gian đô thị thành phố Cà Mau đến năm 2020

- Bản đồ quy hoạch không gian đô thị thành phố Cà Mau đến năm 2025

- Bản đồ các phương án quy hoạch phát triển không gian thành phố Cà Mau đếnnăm 2025

- Bản đồ quy hoạch giao thông, cấp điện, thoát nước,….đến năm 2025

2 Các tài liệu liên quan đến đánh giá thực trạng đô thị hóa thành phố Cà Mau

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội thành phố Cà Mau, Ủy ban nhân dânthành phố Cà Mau qua các năm từ 2000 đến 2007

- Niên giám thống kê thành phố Cà Mau năm 1998, 2006

- Số liệu thống kê đất đai thành phố Cà Mau năm 2000, 2005, 2007

- Báo cáo tổng kết của phòng Quản lý đô thị thành phố Cà Mau năm 2007

- Báo cáo tình hình thực hiện công tác của phòng Tài nguyên môi trường thànhphố Cà Mau năm 2007

- Báo cáo về hiện trạng cấp thoát nước và vấn đề môi trường đô thị thành phố CàMau của Công ty Cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau

- Nghị quyết số 03 – NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về pháttriển đô thị tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cà Mauđến năm 2025

II PHƯƠNG PHÁP

1 Phương pháp thực hiện

1.1 Thu thập thông tin trong phòng

- Thu thập tất cả các tài liệu, số liệu, bản đồ hiện có về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội, hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai, hiện trạng cơ sở hạ tầng, các định

Trang 40

hướng phát triển kinh tế xã hội, định hướng quy hoạch phát triển không gian đôthị của thành phố Cà Mau.

- Tổng hợp các thông tin đã thu thập, đánh giá mức độ đầy đủ và độ tin cậy củacác thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau

- Xác định các thông tin cần được chuẩn hóa, thu thập bổ sung và xây dựng kếhoạch điều tra khảo sát thực tế

1.2 Điều tra khảo sát thực địa

- Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp, chuyên dùng, đất ở, đất chưa sửdụng, từ đó khoanh vẽ trên bản đò địa chính để có điều kiện nắm rõ địa bànnghiên cứu

- Xác định các công trình dự kiến thực hiện trong thời kỳ quy hoạch như: xâydựng, giao thông, thủy lợi, các khu dân cư dự kiên, định hướng chuyển đổi cơcấu kinh tế, cơ cấu bố trí các khu chức năng đô thị của thị xã…khoanh vẽ trênbản đồ địa chính

1.3 Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

- Tổng hợp đánh giá chung những lợi thế, hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa của thành phố Cà Mau

- Đánh giá mối liên hệ vùng giữa thành phố Cà Mau và các tỉnh lân cận, cũng nhưcác huyện trong tỉnh Những mối liên hệ này có ảnh hưởng như thế nào đến sựphát triển của thành phố

1.4 Phương pháp đáng giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai

- Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên cơ sở 13 nội dung quản lý nhà nước vềđất đai được quy định trong luật đất đai 2003 Từ đó rút ra những mặt thuận lợi

và hạn chế trong việc quản lý và sử dụng đất đai của địa phương

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và biến đổi sử dụng đất đai thông qua kết quảthống kê đất đai hàng năm và tổng kiểm kê đất đai 5 năm một lần của thành phố

1.5 Phương pháp thực hiện và phân tích số liệu

- Phương pháp thu thập số liệu, bản đồ: các số liệu, bản đồ thu thập được ở các cơquan ban ngành của thành phố, tỉnh như: phòng quản lý đô thị thành phố CàMau, phòng tài nguyên môi trường thành phố Cà Mau, phòng thống kê thành

Ngày đăng: 21/03/2013, 15:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng I.2:  Dân số và tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng I.2: Dân số và tỷ lệ tăng tự nhiên hàng năm (Trang 43)
Bảng I.3: Thống kê diện tích đất đai của thành phố Cà Mau từ năm 2000 đến năm 2007 - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng I.3: Thống kê diện tích đất đai của thành phố Cà Mau từ năm 2000 đến năm 2007 (Trang 45)
Bảng I.4: Thống kê số cơ sở, lao động, tổng giá trị sản lượng qua các năm gần đây: - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng I.4: Thống kê số cơ sở, lao động, tổng giá trị sản lượng qua các năm gần đây: (Trang 48)
Bảng I.5: Thống kê số cơ sở lao động, tổng giá trị sản lượng qua các năm gần đây: - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng I.5: Thống kê số cơ sở lao động, tổng giá trị sản lượng qua các năm gần đây: (Trang 49)
Bảng II.1: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố chức năng (25 điểm) Bảng II.1.1: Đánh giá theo chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị (10 điểm) - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.1: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố chức năng (25 điểm) Bảng II.1.1: Đánh giá theo chỉ tiêu vị trí và phạm vi ảnh hưởng của đô thị (10 điểm) (Trang 69)
Bảng II.1.2: Đánh giá theo chỉ tiêu kinh tế - xã hội (15 điểm) STT - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.1.2: Đánh giá theo chỉ tiêu kinh tế - xã hội (15 điểm) STT (Trang 70)
Bảng II.3: Bảng tổng hợp đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố cơ sở hạ tầng (30  điểm) - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.3: Bảng tổng hợp đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố cơ sở hạ tầng (30 điểm) (Trang 70)
Bảng II.3.1 Các chỉ tiêu về nhà ở và công trình công cộng (9 điểm) TT Chỉ tiêu Khung - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.3.1 Các chỉ tiêu về nhà ở và công trình công cộng (9 điểm) TT Chỉ tiêu Khung (Trang 71)
Bảng II.3.2 Các chỉ tiêu về giao thông (5 điểm) TT Chỉ tiêu Khung - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.3.2 Các chỉ tiêu về giao thông (5 điểm) TT Chỉ tiêu Khung (Trang 72)
Bảng II.3.4 Chỉ tiêu thoát nước (4 điểm) TT Chỉ tiêu Khung - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.3.4 Chỉ tiêu thoát nước (4 điểm) TT Chỉ tiêu Khung (Trang 73)
Bảng II.3.7 Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường (3 điểm) TT Chỉ tiêu Khung - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.3.7 Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường (3 điểm) TT Chỉ tiêu Khung (Trang 74)
Bảng II.4: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố quy mô dân số đô thị (15 điểm) STT - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.4: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố quy mô dân số đô thị (15 điểm) STT (Trang 75)
Bảng II.5: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố mật độ dân số đô thị (10 điểm) STT - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.5: Đánh giá tiêu chuẩn phân loại đô thị theo yếu tố mật độ dân số đô thị (10 điểm) STT (Trang 75)
Bảng II.6: Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị - Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thành phố Cà Mau, định hướng phát triển thành phố đến 2010
ng II.6: Đánh giá tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị (Trang 77)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w