BỆNH CUSHING Không thể chối cãi được, Harvey Cushing là người sáng lập của nền ngoại thần kinh hiện đại, bởi những mô tả các trường hợp bệnh cũng như do sự phát triển của các kỹ thuật như đường mổ xuyên xương bướm (voie transsphénoidale). Trong 40 năm nghề nghiệp, ông đă làm giảm 10 lần tỷ lệ tử vong ngoại khoa và đã mổ hơn hai nghìn trường hợp não. Harvey Cushinh sinh ở Cleveland năm 1869, trong một giòng họ gồm nhưng người thầy thuốc. Sau khi tốt nghiệp đại học Yale và Havard, vào năm 27 tuổi ông công tác tại bệnh viện Johns Hopkins Hospital, Baltimore với tư cách bác sĩ thường trú cho BS Halsted ít khi có mặt. Chính Halsted đã làm phát triển nơi ông tính thận trọng và ti mỉ. Bị mang dấu ấn bởi một tai nạn gây mê, ông là người đã cải thiện sự an toàn cua quá trình gây mê bằng cách sử dụng các graphique mà ta còn sử dụng cho đến ngày nay, buộc phải theo dõi mạch, huyết áp và nhịp hô hấp. Ông cũng nghiên cứu để làm sao áp dụng các tia X vừa mới được khám phá. Vào năm 1900, ông đi Paris và Berne cùng với Kocher, rồi sau đó đi Liverpool, trước khi trở lại bệnh viện Johns Hopkins với tư cách thầy thuốc ngoại thần kinh. Ông cưới vợ năm 33 tuổi và là bố của 5 người con. Ông cư ngụ trong một ngôi nhà gần với ngôi nhà của BS Osler mà ông đã tình cờ gặp ở Anh. Sự gần gũi này có một ảnh hưởng to lớn lên cuộc đời ông bởi vì Osler là người ham sách và ông bị lây nhiễm bởi sự ham thích này và một tình bạn thân thiết đã liên kết họ với nhau trong suốt 20 năm trời. Bà vợ góa của Osler yêu cầu ông viết tiểu sử của chồng bà, cuốn sách được xuất bản năm 1925 và được giải thưởng Pulitzer vào năm sau đó. MỘT SỰ HAM MÊ ĐỐI VỚI TUYỂN NÃO THÙY Cushing không những giảng dạy nhưng cũng chuyên tâm vào ngoại thần kinh, chủ yếu đang còn trong giai đoạn thí nghiệm, cho đến năm 1912. Để được như vậy, ông thành lập một phòng thí nghiệm trong đó các sinh viên tập luyện trên chó. Ông khảo sát áp lực trong sọ, bệnh dây thần tam thoa (névralgie du trijumeau), mổ nhiều loại u khác nhau, đặc biệt là não thùy, mà ông gọi là “the master gland”. Trong suốt cuộc đời sự nghiệp, ông dành nhiều bài báo và nhiều cuốn sách cho vấn đề này và mô tả mối liên hệ bệnh lý giữa não thùy-thượng thận, ngày nay được biết dưới tên hội chứng Cushing. Trường hợp quan trọng đầu tiên của ông xảy ra vào năm 1901: đó là một cô gái trẻ 14 tuổi bị chậm phát triển sinh dục, bị đau đầu và những rối loạn thị giác. Bất hạnh thay, cuộc mổ để làm mất đi sự đè ép (décompression) thất bại và chính kết quả giải phẫu tử thi đã tìm thấy sự lớn lên của não thùy. Trong 3 năm, Cusching khám phá 46 thương tốn não thùy, phần lớn là ngoại khoa. Phải nói rằng khả năng chữa lành những não bộ được mổ là một cuộc cách mạng thật sự vào thời đó và khiến ông nổi tiếng quốc tế. THỜI KỲ BOSTON Vào năm 1912 lúc chỉ mới 43 tuổi, ông nhượng bộ trước sự khẩn khoản của đại học Harvard và mang tất cả gia đình đến Boston, ở đây ông được bổ nhiệm làm giáo sư và thầy thuốc trưởng khoa ngoại. Ông đang ở đỉnh cao của nghề nghiệp thì chiến tranh bùng nổ. Ông đi Pháp, ở đây ông trở nên tham vấn về ngoại thần kinh cho quân đội Pháp và lực lượng can thiệp Hoa kỳ. Những năm tháng này làm ông kiệt quệ, hơn nữa ông lại đang bị bệnh viêm động mạch các chi dưới và để lại dấu ấn nơi ông trong phần còn lại của cuộc đời. 20 năm sau, ông mô tả thời kỳ này trong “Journal d’un Chirurgien, 1915 – 1918”. Trong những năm 20, Cushing đào tạo nhiều đồ đệ ở châu Âu và Hoa Kỳ. Đã từ 10 năm ông sử dụng một clip vasculaire, một agrafe bằng bạc (agrafe de Cushing) dùng để đặt trên các huyết quản xuất huyết ở vùng sâu và đồng thời thực hiện, với sự giúp đỡ của một nhà vật lý, sự làm đông bằng điện (coagulation électrique) với dòng điện có tần số cao. DANH DỰ VÀ VINH QUANG Ở Hoa Kỳ, luật lệ buộc ông phải về hưu năm 63 tuổi nhưng năm sau, ông phục vụ trở lại với tư cách giáo sư thần kinh học thêm 4 năm nữa. Ông tiếp tục nghiên cứu những biến đổi bệnh lý của não bộ nhưng cũng quan tâm đến tư liệu cơ thể học của thời trung cổ. Vài tháng sau ông qua đời vì một nhồi máu cơ tim vào lúc hơn 70 tuổi, được biểu dương bởi Harvey Cushing Society, trong lúc ông đang viet một cuốn sách về André Vésale. Là nhà trí thức xuất sắc, một người rất có uy tín, chinh phục các sinh viên và đối xử không kiêng dè với các phụ tá, Cushing còn là một nhà nhân bản chăm chú đến những nhu cầu nhỏ nhất của các bệnh nhân mình. Vào lúc ông mất, bộ sưu tập các não bộ của các bệnh nhân của ông thuộc về trường đại học Yale. Ở đây bộ sưu tập này bị quên lãng cho đến năm 2005. Sau một đợt trùng tu tổn phí 1 triệu rưỡi dollar (một phần được biếu tặng bởi con cháu của một bệnh nhân để tỏ lòng biết ơn), ngày nay một lần nữa ta có thể thấy được bộ sưu tập này, trong 500 chiếc lọ và là bằng cớ của những táo bạo của thời kỳ đó. . BỆNH CUSHING Không thể chối cãi được, Harvey Cushing là người sáng lập của nền ngoại thần kinh hiện đại, bởi những mô tả các trường hợp bệnh cũng như do sự phát. kiêng dè với các phụ tá, Cushing còn là một nhà nhân bản chăm chú đến những nhu cầu nhỏ nhất của các bệnh nhân mình. Vào lúc ông mất, bộ sưu tập các não bộ của các bệnh nhân của ông thuộc về. 1915 – 1918”. Trong những năm 20, Cushing đào tạo nhiều đồ đệ ở châu Âu và Hoa Kỳ. Đã từ 10 năm ông sử dụng một clip vasculaire, một agrafe bằng bạc (agrafe de Cushing) dùng để đặt trên các huyết