1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 nâng cao tập 1 part 9 doc

20 353 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 5,53 MB

Nội dung

Trang 1

đang còn trong tay giặc Không phải thương suông mà thương đi liền với lo Lo chung cho tất cả lại lo riêng cho mỗi kiếp người cụ thể: sữa cho trẻ em, lụa tặng người già Lòng thương bao trùm cả không gian và thời gian: hôm nay và mai sau, bao trùm cả thiên nhiên, cây cỏ, chia sẻ đến từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa Tình thương nước, thương đời muôn mối như lòng mẹ thưong con:

Ơi phải chỉ lịng duoc thanh thoi

Năm canh bớt nặng nổi thương đời

Chúng ta cùng nhà thơ vô cùng thương Bác vì sinh thời, tâm tư, tình cảm Người chỉ biết dành cho tất cả, lo cho tất cả, mà không hề nghĩ đến bản thân mình Lúc ra đi vẫn bộ quần áo ka ki giản dị, không một tấm huân chương, huy chương trên ngực Đúng là:

Một đời thanh bạch chẳng vàng son

Đứng trước cái chết, hình như ai cũng muốn trở thành nhà triết học Những lúc ấy, trong đầu óc chúng ta thường nảy sinh những ý nghĩ có tính chất tổng kết về đời người, một kiếp người

Ta hiểu vì sao trong bài thơ Bác ơi! Tố Hữu có những suy nghĩ khái quát sâu sắc về bản chất con người Bác Luôn được sống và làm việc bên cạnh Bác, tất nhiên nhà thơ còn đúc kết những nghĩ suy bao lâu nay ông từng chiêm nghiệm về Người:

Bác vui như ánh buổi bình minh

Nang niu tat cd chỉ quên mình Bac dé tinh thuong cho ching con Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

Lời tổng kết về một nhân vật vĩ đại như Bác Hồ không thể không bao hàm sự liên tưởng, so sánh với những tên tuổi khác từng muốn đúc tượng đồng bia đá để trở thành bất tử Sinh thời Bác Hồ không nhận bất cứ hn, huy chương nào; khơng thích tượng đồng bia đá nhưng mong manh áo vải hồn muôn trượng, Người sẽ sống mãi trong lòng dân tộc, hơn hắn và khác hẳn những ai đó đúc hàng tram tượng đồng bia đá mà không người viếng thăm, để chúng phải phơi mặt trên những lối mòn vắng vẻ

Kết thúc bài điếu bao giờ cũng là lời hứa của người viết, thay mặt cho những người còn sống, trước vong linh người đã khuất

Lời hứa xứng đáng nhất với Bác Hồ là quyết tâm làm theo 2¡ chúc của Người, quyết đi trọn con đường mà Người đã vạch ra:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn

(*) ŒS Nguyên Đăng Mạnh: Những bài giảng về tác gia văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam; tập 3, NXBĐHQGV Hà Nội, 1999; tr 100 — 104

Trang 2

2 TO HOU: THEO CHAN BAC

(trich)

Tháng năm ơi, có thể nào quên

Hàng bóng cờ tang thắt dải đen

Rủ giữa lòng đau, ta nhớ mãi Cuộc đời như: ngọn lứa đầu tiên Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác Năm nay vừa tuổi tắm mươi tròn

Chắc như thường lệ Người đi vắng

Để mọi lời ca tặng nước non Tôi viết bài thơ cho các con Mai sau duoc thdy Bac nhu con Phơ phơ tóc bạc, chịm râu mát Đơi dép mòn đi, in đấu son Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày Bác Hồ từ giã cối Hôm nay

Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay Nhu thé, Nguoi i, Phút cuối cùng Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung Lời Di chúc dặn, êm bên gối

Quên nỗi mình đau, để nhớ chung Bac oi!

Thôi đập rồi chăng? Một trái tim Đỏ nhu sao Hoa, sang sao Kim! Muốn oà nức nở bên em nhỏ Nước mắt ta đành nuốt, lặng im Cứ nghĩ hôn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn hố bình mình

Cơn mưa vừa tạnh Ba Đình nắng

Bác đứng trên kia vây gọi minh Súng hấy gâm lên nén xót đau

Trang 3

Chỉ xin nhớ để lời đêm trước

Đối pháo hoa mừng đến lễ sau Bac di Di chúc giục lòng ta Cho cả muôn đời một khúc ca Lễ sống, niềm tin, mong trớc lớn Và tình thương, ơn nghĩa bao la Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh Nhĩ một niềm tin, như dũng khí, Như lịng nhân nghĩa, đức hị sinh Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng, nắng du dua

Có hồ nước lặng sơi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa Có rào râm bụt nở hoa quê

Như cổng nhà xưa Bác trở về

Có bốn mùa rau tươi tốt lá

Như những ngày cháo bẹ, măng tre Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối Tu nho vita treo may do son Nhu dinh non cao tu giấu hình Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh Bác mong con cháu mau khơn lớn Nối gót ơng cha, bước kịp mình Bác ơi!

Tét dén, giao thừa đó

Vân đón nghe thơ Bác mọi lần Ríu rít đàn em vui pháo nổ

Tuởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân

j— 1970 (*) Tố Hữu tác phẩm; sảả, tr 503 — 529)

Trang 4

Tiét 19 VAN HOC

GIỚI THIỆU TÁC GIA TỔ HỮU

A Két qua cGn dat

Giúp HS:

- Hiểu được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ

của Tố Hữu - nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những ngọn cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam - ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam thế kỉ XX Thơ Tố Hữu - đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại

- Hiểu sơ bộ chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu

— Tích hợp với những bài thơ của Tố Hữu đã được học ở chương trình Ngữ văn THCS

e Irọng tâm bài học:

Đường đời, đường thơ của Tố Hữu luôn song hành với con đường cách mạng của cả dân tộc; ở đó phong cách thơ Tố Hữu có những nét đặc sắc về cả nội dung và hình thức biểu hiện

e Những điều cần lưu ý:

- Nội dung chủ yếu cần khắc sâu: đường đời - đường thơ - đường cách mạng thống nhất và song hành trong Tố Hữu Những đặc điểm chủ yếu của phong cách thơ Tố Hữu Lí giải vì sao mấy thập kỉ qua, đông đảo quần chúng nhân dân yêu thích và thuộc nhiều thơ Tố Hữu

- Khái quát luận điểm ngắn gọn, dẫn chứng minh hoạ chọn lọc, trước hết nhằm vào các bài thơ của Tố Hữu mà HS đã được học

e Chuẩn bị của thầy trò:

+ Ảnh chân dung nhà thơ Tố Hữu ở các thời kì khác nhau — 7 tập thơ của Tố Hữu:

Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta

— Các tập chuyên luận về thơ Tố Hữu:

Thi pháp thơ Tố Hữu (Trần Đình Sứ); Thơ Tố Hữu (Lê Đình KỊ), Thơ Tố Hữu (Chế Lan Viên), Thơ Tố Hữu (Nguyên Văn Hạnh), Phê bình và tiểu luận (Hoài Thanh)

Trang 5

B Thiết kế bài học

Hoạt dong 1

TO CHUC KIEM TRA BAI CU

(Hinh thitc: van dap)

1 Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu

2 Bình giảng 1 khổ hoặc 2 câu thơ trong bài mà em cho là hay nhất _ Hoat dong 2

DAN VAO BAI MOI

1 GV nói truyền cảm — HS lắng nghe, suy ngẫm và liên tưởng

Từ cuối những năm 30 cho đến hết thế kỉ XX, trong khoảng trong ngoài 60 năm, trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam xuất hiện ngọn cờ đầu - nhà thơ Tố Hữu Anh Lành xứ Huế đến với cách mạng và đến với thơ cùng một lúc Từ ấy đến cuối đời, Tố Hữu đã cống hiến hết tâm hồn và sức lực cho cách mạng, cho đất nước và cho thơ ca Thơ Tố Hữu, đã từ lâu trở thành món ăn tinh thần yêu thích của quần chúng cách mạng Ông là một trong những người xây móng đắp nền cho nền văn học cách mạng Việt Nam

- - HS xem một số ảnh chân dung Tố Hữu qua các thời kì khác nhau

2 HS tập khái quát về con người và thơ Tố Hữu qua những hiểu biết của mình GV định hướng như nội dung mục 1

- Hoạt động 3

HUONG DAN TIM HIEU MUCI: VAI NET CUOC DOI (1920 — 2002) + HS doc muc I, tu rit ra nhiing diém chinh về cuộc đời Tố Hữu

+ GV nhấn mạnh:

- Ảnh hưởng của quê hương xứ Huế và gia đình nhà nho

- Ảnh hưởng của văn chương Pháp, thơ Mới trong thời kì học ở Quốc học Huế

- Sớm giác ngộ cách mạng, lí tưởng cộng sản; bị bắt tù, vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng, được giao những trọng trách lãnh đạo văn nghệ, văn hoá Việt Nam trong nhiều năm

— Nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 _Hoat dong 4

HƯỚNG DẦN TÌM HIẾU MỤC II: ĐƯỜNG CÁCH MẠNG - ĐƯỜNG THƠ TỔ HỮU

+ HS đọc đoạn: Tố Hữu đến với thơ và cách mạng của nhà thơ

Trang 6

+ GV hoi:

Đoạn văn cho ta biết điều gì khái quát về đặc điểm con người và thơ Tố Hữu? + HS phân tích, trả lời

Định hướng:

- Khẳng định vai trị, vị trí của Tố Hữu trong nền văn nghệ cách mạng Việt Nam: Một trong những lá cờ đầu (riêng trong lĩnh vực thơ thì có thể nói ơng là lá cờ đầu trong những thập kỉ 30 — 70 thế ki XX)

- Sự gắn bó mật thiết giữa các chặng đường thơ Tố Hữu và các chặng đường

phát triển của cách mạng Việt Nam:

- Thơ Tố Hữu phản ánh chân thật và sinh động những chặng đường cách mạng Việt Nam đồng thời thể hiện sự vận động trong quan điểm tư tưởng và nghệ thuật của chính nhà thơ

- Đây là luận điểm khái quát hết sức quan trọng về một đặc điểm của con

người và thơ Tố Hữu Nó sẽ được chứng minh cụ thể hơn ở những đoạn sau + GV hoi:

Vậy, có thể chia đời thơ Tố Hữu thành mấy chặng?

Mỗi chặng gắn với hoàn cảnh lịch sử xã hội như thế nào? trong những tác

phẩm nào?

+ HS dựa vào các đoạn trong SGK, tr 95 — 98, phát biểu Định hướng:

- Có thể chia đời thơ Tố Hữu làm 5 chặng gắn bó mật thiết với 5 giai đoạn của cách mạng Việt Nam; xem bảng hệ thống dưới đây:

— Bảng hệ thống đối sánh:

Chang Nhiém vu Cach mang Chang duéng tho Té Hitu, dac diém nội dung

đường Việt Nam và nghệ thuật chủ yếu

1 — Irước cách mạng - Tập thơ “Từ ấy” (1937 - 1946) với 3 phần: 1937 - | - Cả dân tộc dưới sự lãnh Mau lửa, Xiêng xích, Giải phóng”: tiếng hát say mê của người thanh niên cộng sản, say mê lí

tưởng, cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ, tha thiết yêu tự do, ca ngợi cách mạng, ca ngợi đất nước độc lập, tự do (dẫn chứng: Từ ấy, Khi con tu hú)

1945 đạo của Đảng chuẩn bị và

làm Cách mạng tháng Tám 1945 thành công

2 Kháng chiến chống Pháp | Tập thơ Việt bắc (1946 — 1954):

1946 — -Tiéng ca hùng tráng và tha thiết ca ngợi cuộc

1954 kháng chiến cứu nước, ca ngợi các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dan

Trang 7

Chang đường

Nhiệm vụ Cách mạng Việt Nam

Chặng đường thơ Tố Hữu, đặc điểm nội dung và nghệ thuật chủ yếu

Pháp dưới sự lãnh đạo của Dang và Bác Hồ, ca ngơi tình quân dân, anh bộ đội, những chiến thắng vẻ vang, ca ngợi Đảng, Bác Hồ.(dẫn chứng: Lượm, Sáng tháng năm, Hoan hô chiến

sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc )

1955- 1961

- Xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước

Tập thơ Gió lộng (1955 — 1961)

- Phản ánh và ngợi ca công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc: CSM- CNM, tinh thần đấu

tranh và hi sinh anh dũng của nhân dân miền

Nam địi hồ bình và thống nhất đất nước, nhớ về quá khứ đau khổ và anh dũng, hướng niềm tin đến tương lai, thắm thiết tình cảm hữu nghị quốc tế Dẫn chứng: Tiếng chổi tre; Mẹ Tơm, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Bài ca mùa xuân 1961,

Người con gái Việt Nam, Với Lênin, Đường sang nước bạn, Em ơi Ba Lan

1962 — 1977

Cả nước chống Mĩ: Khơng có gì q hơn độc lập, tự do! Toàn thắng về ta

- 2 tập thơ:

Ra tran (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977):

Bản hùng ca chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ

xâm lược của dân tộc Việt Nam:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

- Niềm vui bất tuyệt: Toàn thắng về ta, ngẫm nghĩ về những máu xương, hi sinh của đồng bào, đồng chỉ

Những năm 90

thế kỉ Đất nước thống nhất, hoà bình, đổi mới, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đất nước giàu

mạnh Các tập thơ:

Một tiếng đờn (1992), Ta với fa (1999)

- Chuyển biến mới trong cảm xúc, thể hiện: suy

nghĩ, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc

sống, con người; kiên định niềm tin vào lí tưởng

và con đường cách mạng Việt Nam, tin vào chữ

Nhân luôn toả sáng ở mỗi con người Việt Nam

Trang 8

e GV néu nhan xét két ludn:

Rõ ràng, từ buổi thanh niên cho đến cuối đời, bền bỉ, liên tục, không đứt đoạn, dòng chảy thơ Tố Hữu ln song hành, gắn bó mật thiết và thống nhất với dòng cách mạng Việt Nam Với Tố Hữu: làm cách mạng và làm thơ không thể tách rời, không hề mâu thuẫn Như chính ơng từng viết:

Rang thơ với Đảng nặng duyên tơ

- Hoạt động 5

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU 1 Về khái niệm phong cách nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm văn học:

+ GV cho HS ôn lại từ bài giới thiệu tác gia Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh (tuần 2 — bài 2): là khái niệm lí luận chỉ tổng hợp những đặc điểm mang bản sắc riêng biệt độc đáo, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng và các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn hay trong tác phẩm văn học Không phải nhà văn nào cũng có phong cách Chỉ những nhà văn lớn, thực sự có tài năng, bản lĩnh mới có phong cách rõ nét, độc đáo

2 Những đặc điểm cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu: 2.1 Về nội dung:

+ GV hoi:

- Em hiểu thé nao 1a tho tri¢ tinh chinh tri?

— Vi sao nói thơ Tố Hữu có tính chất trữ tình chính trị rất sâu sac? + HS trao đổi thảo luận, phát biểu làm rõ, dựa vào SGK, tr 98- 100 Định hướng:

3 Nhà thơ của lí trởng cộng sản; tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình Chính trị

4 Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn 5 Giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết

6 Dam da tinh dân tộc (nội dung — hình thức) * Cụ thể là:

— Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái f2 chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng, của cả dân tộc, đất nước

— Cái tơi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng,

dân tộc khái quát, rộng lớn

Trang 9

tình cảm quốc tế vô sản Niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui lớn, vui chung của nhân dân và cách mạng:

Tôi chạy trên miền Bắc Hớn hở giữa mùa xuân Rộn rực muôn màu sắc, Náo nức muôn bàn chân

— Thơ Tố Hữu mang đậm fính sử thi: đề tài chủ yếu là những sự kiện chính trị lớn của đất nước, nêu ra những vấn đề có ý nghĩa toàn dân và lịch sử: cảnh cả miền Bắc xây dựng CNXH cảnh cả nước lên đường ra trận

— Cảm hứng trong thơ Tố Hữu là cổm hứng lịch sử — dân tộc chú không phải cảm hứng thế sự — đời tư

— Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh cộng đồng chứ không phải là số mệnh cá nhân

- Nhân vật trữ tình của Tố Hữu là những con người tiêu biểu mang phẩm chất cao quí của dân tộc và thời đại: Bác Hồ, anh bộ đội, người phụ nữ Việt Nam, chú bé Lượm, anh Hồ Giáo, anh Nguyễn Văn Trỗi, mẹ Tơm, mẹ Suốt, người con gái Việt Nam

— Giong tho da dang: lic sang sàng hùng ca, lúc nhỏ nhẹ tâm tình Giọng chủ yếu là đằm thắm tự nhiên, rung động chân thành

+ GV hoi:

Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được biểu hiện qua những đặc điểm nào? Phân tích, chứng minh?

+ HS trao đổi, tìm dẫn chứng làm rõ, phát biểu Định hướng:

- Tính dân tộc đậm đà là đặc điểm phong cách nghệ thuật nổi bật nhất trong thơ Tố Hữu Điều đó thể hiện ở:

- Thể thơ: đặc biệt thành công khi sử dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát, bảy chữ, năm chữ, bốn chữ, song thất lục bát: Việt Bắc, Lượm, Bài ca lái xe đêm, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Theo chân Bác, Quê mẹ, Mẹ Tơm, Kính gửi cụ Nguyên Du

- Về ngôn ngấ: sử dụng nhuần nhuyễn từ ngữ và cách nói dân tộc

Phát huy cao độ nhạc điệu phong phú của tiếng Việt qua các từ láy, vần điệu, nhịp điệu trong từng câu thơ, đoạn thơ, bài thơ: Ví dụ (SGK) Bổ sung:

Ta ải tới, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tiếng chối tre, Bài ca mùa xuân 1961, Việt Bắc

- Các biện pháp nghệ thuật cũng đậm tinh dân tộc: so sánh, ấn dụ, nhân hoá, trùng điệp

Trang 10

_ Hoạt dong 6

HUONG DAN TONG KET VA LUYEN TAP

1 HS doc muc IV Két ludn và tự cắt nghĩa thành công của thơ Tố Hữu; lí giải vì sao suốt mấy chục năm qua đông đảo người đọc Việt Nam vô cùng yêu mến thơ Tố Hữu: bằng chứng về sự kết hợp hài hoà giữa cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca Đó là thành tựu xuất sắc của thơ ca cách mạng — nền thơ luôn coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất

2 Học thuộc lòng thêm từ 1 - 2 bài thơ của Tố Hữu (ngoài chương trình — SGK)

3 Làm ở nhà bài tập Nâng cao, tr 101

(Gợi ý- Giải thích quan niệm thơ của Tố Hữu: Thơ là chuyện đồng điệu Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí

Thơ là tiếng nói tâm hồn; ởi từ tâm hồn nhà thơ đến tâm hồn người doc Phải là những tâm hồn đồng điệu mới nảy sinh đồng cảm

Đồng điệu là đồng ý, đồng tình, đồng chí

Sự thể hiện trong thơ Tố Hữu: đối tượng người đọc; nội dung tư tưởng, tình

cảm, giọng điệu lời văn )

4 Soạn bài đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

5 Đọc tham khảo các bài viết sau:

6.1 CÂU CHUYỆN VỀ THƠ

(Trích)

Tố Hữu

Buổi đầu đến với chủ nghĩa cộng sản, với Đảng, tơi thấy nó như một thiên thần với hào quang lãng mạn và rất nhiều mộng tưởng Lòng tin đó tất nhiên khơng phải là sal Có cái gì trên đời này đẹp hơn chủ nghĩa cộng sản và Đảng của Mác - Lên vĩ đại?

Lịng tơi vui sướng vô cùng khi cảm thấy ánh sáng chủ nghĩa Mác — LênIn roi vào tâm hồn tuổi trẻ của mình Nhưng lúc đó trong tơi còn phảng phất quan niệm chủ nghĩa cộng sản như một lí tưởng rất đẹp, rất riêng của những con người có phẩm chất cao thượng đặc biệt đứng trên cuộc đời thấp lè tè Chàng cộng sản như những hiệp sĩ của thời đại mới, hiên ngang giữa sóng gió, súng gươm và nhất định sẽ chết anh hùng trên đường cách mạng Phong khí lãng mạn cách mạng lôi cuốn tôi Nó làm say lịng người Nhưng sự giác ngộ của tơi buổi đầu có nhược điểm lớn và thiếu cơ sở hiểu biết hiện thực, hiểu biết quần chúng và lí luận cách mạng

Trang 11

ấy Rõ ràng, trong thơ tơi buổi đầu có tấm lòng của con người trẻ tuổi biết thương yêu những thân phận nghèo khổ, đoạ đầy Những sức mạnh vĩ đại của cơng nơng thì chưa được nói đến đầy đủ Tình ý, lời, giọng trong nhiều bài tö rõ tấm lòng thành và tinh thần hăng hái của một người thanh niên cách mạng

Thơ hay thường mộc mạc, chất phác, không cần trang sức Thơ hay càng trần trui, chan chất, càng gây cảm xúc sâu xa, trong lòng người đọc

Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi 18, đôi mươi đi theo cách mạng, theo lí trởng cộng sản cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh, nhưng tình cảm cách mang cịn những điều mơ hồ, chưa chín

Bài 7 ấy mà được coi như tuyên ngôn nghệ thuật đối với tôi hình như to tát quá Đúng là khi được giác ngộ cách mạng, bắt đầu vận động quần chúng và hoạt động văn học, tôi đã cảm nhận cái cao đẹp của lí tưởng cộng sản và sự nghiệp vĩ đại của Đảng Từ ấy là tiếng reo vui của người thanh niên đã tìm được chân lí, lẽ phải của cuộc đời, phù hợp với mình và làm mình xúc động Nghĩ mình thân phận nghèo, gia đình tan tác, nhìn ra xã hội đều cùng một cảnh nô lệ, khổ nhục, càng nóng lịng tìm đến một cuộc đời nào đó tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn Khi nhận chân lí rồi thì say mê lắm và hăng hái hoạt động ngay Mặt trời chân lí chói qua fim mới gây được xúc động và thúc đẩy hành động

Tố Hữu, về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 1999 tr 58 — 65; 125-126

6.2 MẤY Ý NGHĨ

(Trích)

GS Dang Thai Mai Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca

Tố Hữu là nhà thơ chỉ viết để phục vụ cách mạng từ trước đến sau.Vinh dự của thi sĩ là đã ghi được một thành công chắc chắn cho văn học nước nhà, văn học cách mạng, văn học xây dựng theo nguyên tắc của Đảng

Thơ, trước hết là tiếng nói của tình cảm Nhưng tình cảm trong thơ Tố Hữu là tình cảm lành mạnh, tình cảm của giai cấp đang tiến lên, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn đứng trên lập trường của Đảng mà tranh đấu, suy nghĩ, cảm xúc

Với Tố Hữu, nghệ thuật không hề mâu thuẫn với cuộc sống: con người làm thơ và con người hành động là một Sống là hành động, thơ cũng hành động Thơ, với Tố Hữu, là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của sự sống

Thơ Tố Hữu, trong thời kì đầu, cốt yếu thuộc về dòng lãng mạn cách mạng Nó nhằm tăng cường ý chí sống cho con người, thức tỉnh quyết tâm phản kháng với mọi áp bức của hiện thực (GorkK])

Trang 12

Thơ Tố Hữu là phản ánh của một thời đại Tĩnh thần nhân đạo chủ nghĩa tích cực, mối đồng tình với những người bị hắt hủi, với dân tộc bị áp bức, với bao cảnh trái ngược trên đời, tình gắn bó ruột thịt với giai cấp cần lao, lòng tin tưởng sắt đá vào tiền đồ cách mạng của nhân loại Bấy nhiêu tình cảm cao cả là đề tài của phần đầu tập thơ Một thứ lạc quan chủ nghĩa cách mạng tràn lan, khi véo von, khi hùng tráng của người cộng sản trẻ tuổi, đang dấn bước trên đường tranh đấu Ấy chính là vì được ánh sáng nhân sinh quan Mác-Lênin rọi đường, Tố Hữu đã đứng trên lập trường giai cấp chính xác từ giờ đầu Máu lứa cũng có thể lấy nhan đề Giác ngộ Thơ Tố Hữu là lời tâm huyết của chiến sĩ sống can đảm, nêu cao lí tưởng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa

Thơ Tố Hữu là bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn, kết tinh trên cơ sở một hiện thực vĩ đại: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong 10 năm, dưới ánh sáng của Đảng, của tư tưởng Mác- Lênin Trên lập trường đó, nhà thơ - chiến sĩ đã gạt bỏ mọi ý nghĩ, tình cảm cá nhân chủ nghĩa ra ngồi tầm tính tốn hằng ngày, để đem tất cả hiến dâng cho Đảng Tình yêu con người, tự nhiên, sự sống, tình yêu Tổ quốc, quê hương, cái đẹp, lí tưởng, đã được giải quyết theo tinh thần mới Trên cơ sở nhận thức biện chứng về xu thế xã hội, Tố Hữu đã thực hiện được sự thống nhất giữa tình cảm với lí trí, nghệ thuật và hành động, hình thức với nội dung

Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm (sỉ d; tr 355 — 367) 6.3 TIENG HAT PHAN DAU VA TIN TUGNG

(Trich)

Hoai Thanh Anh sang moi đã đến với Tố Hữu không phải một cách nhẹ nhàng Từ trang sách báo, từ cuộc đời, ánh sáng rọi vào anh, tràn ngập tâm hồn anh Có một chút gì chống váng như trong mối tình đột ngột (sét đánh) mà ca dao đã nói:

Thấy anh như thấy mặt trời, Chói chang khó ngó, trao lời khó trao

Tố Hữu đã ghi lại mối tình cách mạng với những hình ảnh rất giống ca dao: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Anh đã nói rõ sức mạnh của chủ nghĩa cộng sản khi nó bắt rễ vào đất nước này, vào những người lao khổ, vào những tâm hồn đang khao khát tự do, hạnh phúc, lí tưởng

Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm; sẻ d, tr 477

6.4 CON DUONG THO TO HUU

(Trich)

Trang 13

— Ngợi ca lí tưởng cách mạng;

— Diễn tả niềm vui sướng về tương lai XHCN;

- Thể hiện những cảm nghĩ ân tình chung thuỷ Lễ sống, niềm tin, mong tớc lớn Và tình thương, ân nghĩa bao la

Cơ sở thống nhất 3 chủ đề trên là lí tưởng cộng sản Niềm vui trong ông không gi khác là niềm tin ấy, ân tình thuỷ chung cũng vậy Danh hiệu phù hợp một cách tổng quát nhất với Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản Các nhân vật trữ tình trong thơ ơng đều mang zmặt trời chân li trong tim, đều được xem là những con người nhụ chân lí sinh ra

Trên đất nước ta, mấy chục năm qua, xác định lí tưởng cách mạng luôn được đặt ta một cách gay gắt hơn ở đâu hết Thơ Tố Hữu trở thành thân thiết với nhiều thệ hệ Việt Nam, trước hết là vì thế Trong những ngày đen tối dưới ách thực dân, thơ ông đem lẽ sống đến cho những thanh niên đang hoang mang trước ngã ba đường Sau cách mạng, thơ ông lại muốn trở thành ý thức về lẽ sống của toàn Đảng, toàn dân trên mỗi chặng đường lịch sử

Lúc đầu, lí tưởng đến với ông như một luồng ánh sáng mãnh liệt và mới lạ trong tâm hồn sôi nổi của nhà thơ trẻ, nó trở thành năng lượng thẩm mí tự phát sáng, tự toả hương ra thế giới bên ngồi Ơng thường dùng những hình ảnh tươi VUI, rực rỡ tượng trưng cho ý niệm:

vườn hoa lá, đậm hương, rộn tiếng chừn, xuân đào, ngày mai gió mới ngàn phương, vườn đầy xuân

Đặc sắc của thơ Tố Hữu trong thời ki nay (Tw dy) không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức trong sáng, hồn nhiên của một thanh niên khát khao lí tưởng, tự ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lí tưởng CSCN và được sống, chiến đấu và hi sinh cho lí tưởng ấy

Thành cơng của Tố Hữu, xét đến cùng là do sự gặp gỡ may mắn giữa dòng thơ tuyên truyền chính trị của những người cộng sản với tài năng thi sĩ thực sự, khiến cho thơ chính trị cũng có thể là thơ 100% như các thơ khác

Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu nhất của cái thời lấng mạn (Nguyên Khải) trên đất nước ta

(*) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn; NXBGD, 2006 (tái bản lần thứ 4); tr 224 — 230

6 5 CHẾ LAN VIÊN GIỚI THIỆU THƠ TỐ HỮU

* Tố Hữu — nhà thơ của lí trởng cơng sản

Trang 14

lí tưởng cộng sản, xoay quanh một cái lõi ấy Tả tình hay tả cảnh; kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về vấn đề lớn hay nhỏ, với Tố Hữu, cũng là để nói cho được cái lí tưởng cộng sản mà thôi

Nhờ thế, các câu thơ của anh liền một bài, những bài thơ liền một tập, những tập thơ của anh liền một đời Những bài thơ Tố Hữu xúc động lịng ta mãnh liệt vì nó đốt lên trong ta lí tưởng cách mạng mà tác giả đã trung thành suốt đời Nhưng lí tưởng là một quá trình Mỗi bước tiến lên của Đảng, Tố Hữu lại tiến theo Ngày mỗi có nội dung tư tưởng phong phú và sâu xa hơn trước:

lrông lại ngày xưa, trông tới mại sau, Trong Bac, trông Nam, trông cả địa cầu

Nhưng Tố Hữu khơng diễn đạt lí tưởng bằng con đường luận lí như một nhà triết học Anh nói với người ta mà người ta nghe lọt:

**, Nhà thơ của hiện thực và những vấn đề tâm trạng *** Một tâm hồn ảa dạng

****£ Phong cách không đơn điệu + Hơi thở dân tộc, nhất là trong âm điệu

+ Bút pháp quần chúng, nhất là trong hình ảnh.(*)

Chế Lan Viên: Nghĩ cạnh dòng thơ; NXB Văn học, 1981

6.6 THI PHAP THO TO HOU

(Trich)

GSTS Tran Dinh Su

Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị - bước phát triển tất yếu của quá trình thơ ca cách mạng Việt Nam, như một dạng kết hợp độc đáo của thơ ca và chính trị Tố Hữu là nhà cách mạng làm thơ - nhà thơ cách mạng Thơ chính trị là thơ thể hiện trực tiếp tư tưởng,tình cảm chính trị trong thơ, bằng thơ Thơ Tố Hữu là thơ thể hiện các tư tưởng, tình cảm chính tri của thời đại, là thơ phát hiện ý nghĩa chính trị của các hiện tượng đời sống "Thơ thời cuộc, thơ chính trị, với Tố Hữu, quả thật đã đạt tới đỉnh cao trong văn học trữ tình tiếng Việt" (Dang Thai Mai)

Sự thống nhất cao độ tự nó đã thủ tiêu sự phân biệt giữa tuyên truyền và trữ tình, làm gần lại phút bùng cháy của tâm hồn trữ tình với thời điểm bùng nổ của sự kiện chính trị Tố Hữu kết hợp tình cảm yêu nước, yêu CNXH thuần tuý nhất với một tình cảm cá nhân đằm thắm và trong sáng nhất Nhờ thế, ông đã đưa thơ trữ tình chính trị Việt Nam đến một trình độ mới

Trang 15

Tiét 20 LAM VAN

NGHI LUAN VE MOT BAI THO, DOAN THO

A Két qua cGn dat

- Ôn tập, củng cố về văn nghị luận nói chung: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng Biết nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ

— Tích hợp với các kiến thức về Văn, Tiếng Việt đã học và tích hợp với vốn sống trực tIếp

- Rèn luyện các kĩ năng lập luận điểm, luận cứ và lập luận để hoàn thiện một bài nghị luận văn học

B Thiết kế bòi dạy học

Hoạt động I

TÌM HIỂU ĐỀ

+ GV yêu cầu HS đọc Kĩ ba đề trong SGK và trả lời các câu hỏi: 1 Ba đề thuộc kiểu bài nghị luận nào?

2 Ba đề có những điểm nào giống nhau và khác nhau? 3 Đề 1 cần phải trả lời những câu hỏi nào?

4 Đề 2 cần phải trả lời những câu hỏi nào? 5 Đề 3 cần phải trả lời những câu hỏi nào? + GV gợi dẫn HS trao đối, thảo luận và trả lời:

1 Ba đề đều thuộc kiểu bài nghị luận văn học 2 So sánh:

a Giống nhau: đều là nghị luận văn học, cụ thể là phân tích thơ b Khác nhau:

— Dé 1 yêu cầu phân tích một đoạn thơ — Đề 2 yêu cầu phân tích một đoạn thơ — Đề 3 yêu cầu phân tích một bài thơ trọn vẹn 3 Cần trả lời những câu hỏi:

a Luận điểm của đoạn thơ?

b Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ?

Trang 16

c Khuynh hướng tư tưởng của đoạn thơ? 4 Cần trả lời những câu hỏi:

a Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? b VỊ trí của đoạn trích trong bài thơ? c Nội dung chính của đoạn thơ?

d Thành công về nghệ thuật của đoạn thơ? 5 Cần trả lời những câu hỏi:

a Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

b Giá trị nội dung của bài thơ? (vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính) c Thành cơng về nghệ thuật của bài thơ? (bút pháp lãng mạn, hệ thống hình tượng thơ mới mẻ, hấp dẫn)

Hoạt động 2

HƯỚNG DẪN LẬP DÀN Ý

+ GV nêu câu hỏi:

1 Dàn ý của bài nghị luận gồm mấy phần? Là những phần nào? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì?

2 Xác định các ý chính cho phần Thân bài của đề 1? 3 Xác định các ý chính cho phần Thân bài của đề 2? 4 Xác định các ý chính cho phần Thân bài của đề 3? + GV gợi dẫn HS trao đối, thảo luận và trả lời:

1 Dàn ý của bài nghị luận gồm ba phần là Mở bài, Thân bài, Kết bài Nhiệm vụ của mỗi phần như sau:

- Mở bài: Dãn bài thơ, đoạn thơ vào bài viết; có thể nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời hoặc xuất xứ của bài thơ, đoạn thơ

- Thân bài: Lần lượt phân tích các ý đã xác lập ở phần Tìm hiểu đề - Kết bài: Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ 2 Các ý chính của đề 1:

- Quan niệm mới mẻ về cuộc sống: phải sống có chất lượng - Thể hiện khát vọng ham sống, ham yêu

- Thể hiện ý chí, tình cảm của một "cái tôi" mới mẻ, rao rực 3 Các ý chính của đề 2:

Trang 17

4 Các ý chính của đề 3:

- Một hoài niệm sâu sắc và cảm động của người trong cuộc — Vẻ đẹp bi tráng và vẻ đẹp nghệ sĩ của hình tượng người lính

— Bút pháp độc đáo, ngôn từ giàu sức gợi (tạo hình và gợi liên tưởng, suy ngẫm)

* Đọc tham khao:

VỘI VÀNG CUA XUAN DIEU

Có thể nói cơng lớn đầu tiên của thơ lãng mạn 1930-1945 là đã đưa ra được quan niệm mĩ học về cái fôi-cá nhân, cá thể và khẳng định nó là một chủ thể

lưỡng giá: chủ thể sáng tạo nghệ thuật và trung tâm của cái đẹp! Với Xuân Diệu, cái tôi không chỉ mang tính cá thể hố đơn nhất không lặp lại, mà còn là một thực thể hữu hạn giữa cái vô hạn của không gian, thời gian, do đó giá trị của cái tôi chỉ được xác lập khi đặt nó trong mối quan hệ với tuổi trẻ và tình yêu Vội vàng là một trong số nhiều bài thơ đã hình tượng hoá sâu sắc khuynh hướng tư tưởng trên của Xuân Diệu Bài thơ đề cao tuổi trẻ và tình yêu, coi tuổi trẻ và tình yêu là trung tâm của cái đẹp, là năng lượng và chất lượng của cuộc sống, là nguồn sức mạnh chống lại sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian

Khi coi tuổi trẻ và tình yêu là một thế giới nghệ thuật đầy hương sắc có thể mê hoặc lòng người, Xuân Diệu cũng đồng thời ý thức sâu sắc về sự tàn phá lạnh lùng của thời gian Vì thế, ngay khi mở đầu bài thơ, tác gia da gan nhu thang thdét kêu lên:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Với Xuân Diệu, thời gian cũng là một hiện tượng lưỡng giá: nó vừa là tác nhân tạo dựng cuộc sống và tình yêu, vừa là kẻ cướp đoạt tuổi trẻ và tình yêu, cho nên tình cảm của Xuân Diệu dường như cũng rất thất thường, nghĩa là có thể vơ cớ

chợt vui chợt buồn hoặc ngay trong niềm vui đã tiểm tàng nỗi buồn và ngược lại Vừa hoảng hốt trước sự tàn phá của thời gian, thi nhân lại có thể ngay lập tức cảm nhận được niềm hạnh phúc do thời gian tạo dựng Đó là niềm hạnh phúc trần thế mà con người có thể đấm mình tận hưởng ngay trong khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, chứ không cần phải đợi đến kiếp khác hay một cõi thiên đàng tưởng tượng:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si

Trang 18

cuộc đời trần thế với những fuần tháng mật đồng nội xanh rì cành tơ phơ pháất bởi nó chính là những cảm nhận trực tiếp của tuổi trẻ khi dấn thân vào tình u, nó là tác nhân khiến cho cuộc đời và tình yêu dường như thăng hoa thành cái đẹp tận mĩ! Và khi đạt tới đính cao của hạnh phúc, cảm nhận ấy bật lên thành những tiếng reo vu1 cuống quít của một khúc tình si rao rực Đó là tiếng reo vui của niềm ham sống ham yêu đến cuồng nhiệt của thi nhân:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Khát vọng tận dụng tối đa qui thời gian ngắn ngủi mà tạo hoá dành cho con người để sống và yêu khiến cho thi nhân có cảm giác chống ngợp trước cuộc đời ngồn ngộn những điều mới mẻ đang độ mơn mởn, trước sự quấn quít mê đắm của mây đưa gió lượn cánh bướm tình yêu Thi nhân như muốn reo to lên: 7a muốn thâu trong một cái hơn nhiều Tiếng reo có vui mừng nhưng cũng pha chút ngậm ngùi bâng khuâng bởi cái uốn thâu vừa cuồng nhiệt vừa thật đáng thương! Nó thể hiện tâm trạng bất lực của thi nhân trước cái bề rộng và bề sâu vô tận của cuộc sống, trong đó con người thật bé nhỏ và vô nghĩa, cứ suốt đời khao khát muốn thâu để không bao giờ đã thâu được một tình yêu vĩnh cửu frong một cái hôn nhiều Phải chăng hôn nhiều là nụ hơn của một tình u có chất lượng tuyệt đối, nó khác hắn với thứ tình yêu hời hợt nhạt nhẽo của những kẻ không biết hoặc khơng có khả năng cảm nhận cái đẹp ngay trong đời thường Đây là một quan niệm về tình yêu thể hiện sự cảm nhận tinh tế của thi nhân không chỉ bằng kinh nghiệm sống mà còn bằng trực giác của một tài năng Vì vậy, khi tình yêu đến, niềm đam mê sống và yêu của thi nhân đã tạo nên một sức mạnh vượt qua những mặc cảm về sự mong manh của thân phận con người trước cái vô cùng của vũ trụ để toả hơi ấm vào vạn vật khiến cho cả những khái niệm trừu tượng về không gian, thời gian cũng hoá thân thành đối tượng trữ tình, thấm đẫm thanh sắc và hương vị của tình yêu:

Mỗi buổi sớm than Vui hằng số cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gân

Sự chuyển đổi cảm giác từ íh; giác sang vị giác là một cách đặc tả niềm vui

ngây nhất của thi nhân trước một niềm hạnh phúc mới mẻ ngỡ ngàng có tính bất ngờ thú vị do thoi gian— tạo dựng đem lại Thế nhưng, ngay sau đó nỗi ám ảnh của thời gian— huỷ điệt đã phù lên tâm trạng đầy mâu thuẫn của thi nhân một đám mây am dam cua bi quan, tiếc nuối

Trang 19

Lịng tơi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Đối với tâm hồn nhạy cảm của thi nhân, cái nghịch lí bất khả kháng ấy dần dần trở thành một nỗi buồn cố hữu, đó là nỗi buồn về sự tàn lụi, chia phôi không

sao cưỡng nổi:

Mui tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thâm tiễn biệt

Duong nhu phan nộ trước sự vận hành vô cảm của thời gian- thủ phạm gây ra những nỗi đau li biệt rớm máu và hờn tủi, một lần nữa thi nhân lại phải kêu lên để thú nhận sự bất lực của mình trước sức mạnh vơ hình đáng sợ của fhời gian-huỷ diệt:

Đối với Xuân Diệu, tình yêu là lạc thú trần gian lớn nhất, nhưng cũng là nỗi đau mất mát lớn nhất mà con người phải đối mặt và chịu đựng như một định mệnh khắc nghiệt, nó làm thành hai cực hạnh phúc và bất hạnh dường như đồng hiện vĩnh cửu:

Trong gặp số đã có mâm Ï¡ biệt (Giuc gid)

Vì vậy, cuối cùng, theo Xuân Diệu, tình u chính là khoảnh khắc thăng hoa của con người làm nên vẻ đẹp trần thế, là sự giao hồ kì diệu của trời đất làm nên vẻ đẹp vĩnh cửu, là thời điểm một đi không trở lại cho mỗi đời người, cho nên con người cần phải hành động mau lẹ, mạnh mẽ và tinh tế nhất

Vội vàng là một triết lí sống được hình tượng hố thành thơ nhắc nhở ta hãy

tận hưởng giá trị của tuổi trẻ và tình yêu như một ứng xử nghệ thuật bởi tuổi trẻ và

tình yêu là linh hồn của cái đẹp Trong cái đẹp ấy, cái tôi trữ tình vừa là chủ thể hưởng thụ của fhời gian-tạo dựng vừa là khách thể bị cướp đoạt của fhời gian-huỷ điệt, vì vậy yêu là một trong những hành động thực tế nhất làm nên vẻ đẹp trần thế của con người, đó là niềm hạnh phúc đo con người tạo dựng và luôn luôn thuộc về con người! Có lẽ quan niệm mới mẻ này là một trong những nhân tố làm nên sự khác biệt giữa Xuân Diệu với các nhà thơ lãng mạn cùng thời (Huy Cận với nổi sầu thiên cổ, Lưu Trọng Lư với tình yêu tiên giới ) và được nhà phê bình văn học Hồi Thanh khẳng định là Mới nhất trong các nhà thơ mới!

TAY TIEN CUA QUANG DUNG

Tây Tiến trước hết là những hoài niệm sâu sắc và cảm động về một thời bị tráng còn hẳn sâu trong tâm tưởng của những người lính vệ quốc Với một tài thơ xuất sắc, lại là người trong cuộc, Quang Dũng đã tái hiện cuộc hành quân Tây Tiến lịch sử ấy một cách chân thực và lãng mạn, trong đó bức chân dung về người lính Tây Tiến được ghi nhận là một đóng góp có giá trị, nó bổ sung cho vẻ đẹp toàn diện của hình tượng người chiến sĩ vệ quốc năm xưa

Trang 20

Nỗi nhớ hướng tới dịng sơng Mã và núi rừng Tây Bắc, nhưng với mỗi đối tượng tác giả lại có một cách nhớ khác nhau Với dòng sông Mã thi xa rdi như là sự tiếc nuối một thời trai trẻ hồn nhiên có bao nhiêu kỉ niệm buồn vui gắn bó với dịng sơng, cịn với rừng núi thì nhớ chơi vơi — nỗi nhớ thường trực da diết trong kí ức của một con người từng trải và dễ xúc động Tiếng gọi 7 ây Tién ơi cộng hưởng với nỗi nhớ tạo ra một không gian mênh mông trong tâm tưởng khiến cho ngay từ đầu bài thơ đã gợi cho người đọc nghĩ tới một vùng biên ải hoang vu rợn ngợp Đó là một vùng biên ải chìm ngập trong biển sương mù và trùng trùng những dốc đèo hiểm trở:

Bức tranh thiên nhiên trong bốn câu thơ trên thật hùng vĩ và cũng thật khắc nghiệt, đáng sợ Tác giả đặc tả sự hiểm trở bằng thủ pháp miêu tả cận cảnh của điện ảnh về những cái dốc đã khúc khuỷu lại thăm thẩm sừng sững hiện ra như một thách đố đối với con người, nhưng ngay sau đó tác giả đã bắt thiên nhiên phải quy phục bằng một hình ảnh thơ thật lãng mạn:

Heo hút côn mây súng ngữi trời

Hình ảnh núi lẫn trong mây có lẽ khơng lạ, nhưng hình ảnh súng chọc thắng ra khỏi biển mây thì quả là chưa từng có, nó khiến cho câu thơ trở nên vừa quen vừa lạ Quen bởi người đọc ít nhiều đã có một cái nền cảm thụ thơ ca cổ điển và lạ bởi đây là lần đầu tiên được ngỡ ngàng trước cái hình ảnh súng ngưửi trời! Súng ngui trời nghĩa là thế nào? Nghĩa là người lính vệ quốc đang đứng ở một tầm cao tuyệt đối trong không gian thực và đang bay bổng trong một trí tưởng tượng tuyệt vời Hình ảnh ấy tượng trưng cho tư thế ngang tàng của người lính Tây Tiến nói riêng, người chiến sĩ vệ quốc nói chung Câu thơ tiếp theo Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống cũng là câu thơ tả thực nhằm tô đậm cái gian khổ khắc nghiệt mà người lính phải chịu đựng để làm nền cho một hình ảnh lãng mạn Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Vượt qua hoàn cảnh để biến những trận mưa tuôn xối xả không dứt thành một biển bụi trắng trời mà trong đó những ngôi nhà và bản làng bồng bềnh như những con thuyền trong cổ tích thì phải nói ngịi bút của tác giả thật lãng mạn, tài hoa

Trong cái nền thiên nhiên có bề rộng khơng gian chống ngợp ấy, hình ảnh những người lính Tây Tiến hiện ra thật khác thường:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục trên súng mũ bỏ quên đời

Ngày đăng: 23/07/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN