Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
415,5 KB
Nội dung
Chủ đề ôn luyện thi mônVật lý lớp 12 Phần V: Chủ đề: ÁNH SÁNG – HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ SÓNG ÁNH SÁNG I. Hiện tượng tán sắc ánh sáng a. Đ/n: là hiện tượng ánh sáng bị tách thành nhiều thành phần đơn sắc khác nhau khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt khác nhau b. Ánh sáng đơn sắc: + ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc + ánh sáng đơn sắc có tần số xác định, chỉ có một màu + Bước sóng của ánh sáng đơn sắc: f v = λ ; trong chân không f c = 0 λ → n v c == λ λ 0 vậy: nf v 0 λ λ == với n: chiết suất của môi trường c. Chiết suất của một môi trường trong suốt phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng. Đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, với ánh sáng màu tím là lớn nhất (đây là nói cho ánh sáng khả kiến). d. Ánh sáng trắng là tấp hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Bước sóng của ánh sáng trắng: mm µλµ 7638 ≤≤ e. Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc: Chiết suất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng (chỉ xét giao thoa ánh sáng trong thí nghiệm Iâng). * Đ/n: Là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng ánh sáng kết hợp trong không gian trong đó xuất hiện những vạch sáng và những vạch tối xen kẽ nhau. Các vạch sáng (vân sáng) và các vạch tối (vân tối) gọi là vân giao thoa. * Hiệu đường đi của ánh sáng (hiệu quang trình) D ax ddd =−=∆ 12 Trong đó: a = S 1 S 2 là khoảng cách giữa hai khe sáng D = OI là khoảng cách từ hai khe sáng S 1 , S 2 đến màn quan sát S 1 M = d 1 ; S 2 M = d 2 x = OM là (toạ độ) khoảng cách từ vân trung tâm đến điểm M ta xét * Vị trí (toạ độ) vân sáng: ∆d = kλ ⇒ a D kx λ = với Zk ∈ k = 0: Vân sáng trung tâm k = ±1: Vân sáng bậc (thứ) 1 k = ±2: Vân sáng bậc (thứ) 2 * Vị trí (toạ độ) vân tối: ∆d = (k + 0,5)λ ⇒ a D kx λ ) 2 1 ( += với Zk ∈ Đối với vân tối không có khái niệm bậc vân tối, mà có khái niệm vân tối thứ mấy: k = 0 vân tối thứ nhất, k = 1 vân tối thứ 2, k = 2 vân tối thứ 3, Vân tối thứ m thì k = m - 1 * Khoảng vân i: Là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp: a D i λ = * Nếu thí nghiệm được tiến hành trong môi trường trong suốt có chiết suất n thì bước sóng và khoảng vân: n i i n nn =→= λ λ S 1 D S 2 d 1 d 2 I O x M a * Khi nguồn sáng S di chuyển theo phương song song với S 1 S 2 thì hệ vân di chuyển ngược chiều và khoảng vân i vẫn không đổi. Độ dời của hệ vân là: 0 1 D x d D = Trong đó: D là khoảng cách từ 2 khe tới màn D 1 là khoảng cách từ nguồn sáng tới 2 khe d là độ dịch chuyển của nguồn sáng * Khi trên đường truyền của ánh sáng từ khe S 1 (hoặc S 2 ) được đặt một bản mỏng dày e, chiết suất n thì hệ vân sẽ dịch chuyển về phía S 1 (hoặc S 2 ) một đoạn: 0 ( 1)n eD x a - = * Xác định số vân sáng, vân tối trong vùng giao thoa (trường giao thoa) có bề rộng L (đối xứng qua vân trung tâm) + Số vân sáng (là số lẻ): 1 2 2 + = i L N s + Số vân tối (là số chẵn): += 5,0 2 2 i L N t Trong đó [x] là phần nguyên của x. Ví dụ: [6] = 6; [5,05] = 5; [7,99] = 7 * Xác định số vân sáng, vân tối giữa hai điểm M, N có toạ độ x 1 , x 2 (giả sử x 1 < x 2 ) + Vân sáng: x 1 < ki < x 2 + Vân tối: x 1 < (k+0,5)i < x 2 Số giá trị k ∈ Z là số vân sáng (vân tối) cần tìm Lưu ý: M và N cùng phía với vân trung tâm thì x 1 và x 2 cùng dấu. M và N khác phía với vân trung tâm thì x 1 và x 2 khác dấu. * Xác định khoảng vân i trong khoảng có bề rộng L. Biết trong khoảng L có n vân sáng. + Nếu 2 đầu là hai vân sáng thì: 1 L i n = - + Nếu 2 đầu là hai vân tối thì: L i n = + Nếu một đầu là vân sáng còn một đầu là vân tối thì: 0,5 L i n = - * Sự trùng nhau của các bức xạ λ 1 , λ 2 (khoảng vân tương ứng là i 1 , i 2 ) + Trùng nhau của vân sáng: x s = k 1 i 1 = k 2 i 2 = ⇒ k 1 λ 1 = k 2 λ 2 = + Trùng nhau của vân tối: x t = (k 1 + 0,5)i 1 = (k 2 + 0,5)i 2 = ⇒ (k 1 + 0,5)λ 1 = (k 2 + 0,5)λ 2 = Lưu ý: Vị trí có màu cùng màu với vân sáng trung tâm là vị trí trùng nhau của tất cả các vân sáng của các bức xạ. * Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng trắng (0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm) - Bề rộng quang phổ bậc k: a D kx k =∆ (λ đ - λ t ) với λ đ và λ t là bước sóng ánh sáng đỏ và tím - Xác định số vân sáng, số vân tối và các bức xạ tương ứng tại một vị trí xác định (đã biết x) + Vân sáng: Zk kD xa a D kx ∈=→= ; . λ λ Với 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm ⇒ các giá trị của k ⇒ λ + Vân tối: Zk Dk xa a D kx ∈ + =→+= ; )5,0( . )5,0( λ λ Với 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm ⇒ các giá trị của k ⇒ λ - Khoảng cách dài nhất và ngắn nhất giữa vân sáng và vân tối cùng bậc k: đ [k ( 0,5) ] Min t D x k a λ λ ∆ = − − axđ [k ( 0,5) ] M t D x k a λ λ ∆ = + − Khi vân sáng và vân tối nằm khác phía đối với vân trung tâm. axđ [k ( 0,5) ] M t D x k a λ λ ∆ = − − Khi vân sáng và vân tối nằm cùng phía đối với vân trung tâm. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ SỞ Dạng1: Bài tập cơ sở * Tính i, λ, D, a. Thì dựa vào các công thức: a D i a D kx a D kx Ts λλλ =+== ;) 2 1 (; * Tìm tại vị trí M có toạ độ x, là vân sáng hay vân tối thứ mấy: Cách giải: xét tỉ số i x n = + Nếu n Z∈ thì tai M là vân sáng bậc n + Nếu n = m,5 với m Z∈ thì tại M là vân tối thứ m + 1 ( Ví dụ n = 4 thì tai M là vân sáng bậc 4; n = 3,5 thì tại M là vân tối thứ 3+ 1= 4) * Tính khoảng cách giữa hai vân sáng bậc n và bậc m (giả sử m > n): + Ở cùng một phía so với vân trung tâm: inmxxx nm )( −=−=∆ + Ở khác phía so với vân trung tâm: inmxxx nm )( +=+=∆ * Tính khoảng cách giữa hai vân tối thứ m và thứ n( với m > n): + Ở cùng một phía so với vân trung tâm: inmx )( −=∆ + Ở khác phía so với vân trung tâm: inmx )1( −+=∆ ( sở dĩ trong biểu thức có -1 vì hai vân tối thứ nhật chỉ cách vân trung tâm nửa khoảng vân) * Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc n đến vân tối thứ m: + Ở cùng một phía so với vân trung tâm: - Nếu m > n thì: inmx )5,0( −−=∆ -Nếu m < n thì )5,0( +−=∆ mnx + Ở khác phía so với vân trung tâm: inmx )5,0( −+=∆ Dạng 2: tìm số vân sáng hay vân tối trong miền giao thoa, khi bề rộng miền giao thoa là L Sử dụng công thức: * Số vân sáng (là số lẻ): 1 2 2 + = i L N s * Số vân tối (là số chẵn): += 5,0 2 2 i L N t Dang 3: Giao thoa ánh sáng với 2 bức xạ đơn sắc - giao thoa ánh sáng trắng: * Xác định vị trí các vân sáng của hai bức xạ λ 1 , λ 2 trùng nhau: + Vị trí vân sáng của hai bức xạ có biểu thức: a D kx 1 11 λ = ; a D kx 2 22 λ = ( với k 1 , k 2 = 0, ±1, ±2, ) + Vân trung tâm của hệ hai vân trùng nhau vì k 1 = 0 thì x 1 = 0, k 2 = 0 thì x 2 = 0 tức x 1 = x 2 = 0 + Nhũng vị trí khác vân trung tâm mà tại đó các vân sáng của hệ hai vân trùng nhau ( hay vân cùng màu với vân trung tâm) : x 1 = x 2 → k 1 λ 1 = k 2 λ 2 q p k k ==→ 2 1 2 1 λ λ , với p, q là hai số nguyên đồng thới thương số q p là tối giản Vị trí 1 của vân trùng: k 1 = p; k 2 = q Vị trí 2 của vân trùng: k 1 = 2p, k 2 = 2q Vị trí n của vân trùng: k 1 = n p, k 2 = nq Thay các giá trị k 1 , k 2 này vào biểu thức x 1 , x 2 ta tìm được toạ độ của vân trùng + Toạ độ vân trùng thứ n là: x n = a D nq a D np 21 λλ = với n = 1, 2, 3, * khoảng cách ngắn nhất của vân trùng đối với vân trung tâm: a D q a D px 21 λλ == (ứng với n = 1) * Xác định số vân sáng, số vân tối và các bức xạ tương ứng tại một vị trí xác định M (đã biết x) + Vân sáng: Zk kD xa a D kx ∈=→= ; . λ λ Với 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm ⇒ các giá trị của k ⇒ λ Số các giá trị của k là số vân sáng phải tìm + Vân tối: Zk Dk xa a D kx ∈ + =→+= ; )5,0( . )5,0( λ λ Với 0,4 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm ⇒ các giá trị của k ⇒ λ Số các giá trị k là số vân tối phải tìm * Bề rộng quang phổ bậc k: a D kx k =∆ (λ đ - λ t ) BÀI TẬP ÁP DỤNG 1. Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S 2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Người ta đo được khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn là 6mm. Xác đònh: a) Bước sóng của ánh sáng và khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 8 ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa. b) Tại 2 điểm M và N trên màn, cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 3mm và 13,2mm là vân sáng hay vân tối? Nếu là vân sáng thì đó là vân sáng bậc mấy? Trong khoảng cách từ M đến N có bao nhiêu vân sáng? c) Thay ánh sáng đơn sắc bằng ánh sáng trắng (0,76µm ≥ λ ≥ 0,40µm). Xác đònh bề rộng của quang phổ bậc 1 và bậc 2. 2. Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S 2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6µm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,2m. Người ta đo được khoảng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp trên màn là 2,16mm. Hãy xác đònh : a) Khoảng cách giữa hai khe S 1 và S 2 và khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 6. b) Tại 2 điểm A và B trên màn, cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 1,44mm và 6,3mm là vân sáng hay vân tối? Từ A đến B có bao nhiêu vân tối? c) Thay ánh sáng đơn sắc bằng ánh sáng trắng (0,76µm ≥ λ ≥ 0,40µm). Xác đònh bước sóng của những bức xạ cho vân tối tại điểm M cách vân sáng trung tâm 2mm và cho vân sáng tại B cách vân sáng trung tâm 3mm. 3. Trong thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S 2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5µm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8mm. Người ta đo được khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là 4mm. Hãy xác đònh : a) Khoảng cách từ hai khe đến màn và khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 12 ở khác phía với nhau so với vân sáng chính giữa. b) Tại 2 điểm C và E trên màn, cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần lượt là 2,5mm và 15mm là vân sáng hay vân tối? Từ C đến E có bao nhiêu vân sáng? c) Thay ánh sáng đơn sắc bằng ánh sáng trắng (0,76µm ≥ λ ≥ 0,40µm). Xác đònh bề rộng của quang phổ bậc 1 và cho biết có những bức xạ nào cho vân sáng trùng với vân sáng bậc 4 của ánh sáng màu vàng có bước sóng λ v = 0,60µm . 4. Trong một thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1m. a) Khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 để làm thí nghiệm thì người ta đo được khoảng cách gữa 5 vân sáng liên tiếp nhau là 0,8mm. Tính bước sóng và tần số của bức xạ dùng trong thí nghiệm. Xác đònh vò trí vân sáng bậc 3 và vân tối bậc 4 ở cùng một phía của vân sáng trung tâm trên màn E. b) Thay bức xạ có bước sóng λ 1 bằng bức xạ có bước sóng λ 2 > λ 1 thì tại vò trí của vân sáng bậc 3 của bức xạ bước sóng λ 1 ta quan sát được một vân sáng của bức xạ có bước sóng λ 2 . Xác đònh λ 2 và bậc của vân sáng đó. 5. Thí nghiệm Iâng giao thoa ánh sáng với nguồn sáng là 2 bức xạ có bước sóng lần lượt là λ 1 và λ 2 . Cho λ 1 = 0,5µm. Biết vân sáng bậc 12 của bức xạ λ 1 trùng vân sáng bậc 10 của bức xạ λ 2 . a) Xác đònh bước sóng λ 2 . b) Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 5 của bức xạ λ 1 đến vân sáng bậc 11 của bức xạ λ 2 (nằm cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa). Biết 2 khe Iâng cách nhau 1mm và khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1m. 6. Hai khe Iâng cách nhau 0,8mm và cách màn 1,2m. Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,75µm vào hai khe. Tìm khoảng vân và cho biết tại điểm M cách vân trung tâm 4,5mm có vân sáng hay vân tối. 7. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,600µm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,9mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1,8m. Xác đònh vò trí vân sáng bậc 4 kể từ vân sáng chính giữa. Thay ánh sáng trên bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,400µm đến 0,760µm. Hỏi đúng ở vò trí của vân sáng bậc 4 nêu trên, còn có những vân sáng của những ánh sáng đơn sắc nào ? 8. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. a) Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,48µm vào hai khe. Tìm khoảng vân và khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 4. b) Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc λ 1 và λ 1 = 0,64µm. Tìm khoảng cách gần nhau nhất giữa hai vân sáng trùng nhau của chúng. 9. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 3m. a) Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ chiếu vào hai khe thì người ta đo được khoảng cách từ vân sáng trung tâm tới vân sáng thứ tư là 6mm. Xác đònh bước sóng λ và vò trí vân sáng thứ 6. b) Thay ánh sáng đơn sắc bằng ánh sáng hỗn hợp có bước sóng từ 0,42µm đến 0,72µm. Hỏi ánh sáng đơn sắc có bước sóng bằng bao nhiêu sẽ cho vân sáng tại vò trí M cách vân sáng trung tâm 9mm. 10. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,64mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ để chiếu sáng hai khe thì người ta đo được khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn là 8mm. a) Tìm bước sóng λ và xác đònh vò trí vân sáng thứ 3 kể từ vân sáng chính giữa. b) Xác đònh loại vân, bậc của vân (nếu là vân sáng) tại các điểm M và N ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa và cách vân sáng chính giữa lần lượt là 5mm và 12mm và cho biết trong khoảng M đến N có bao nhiêu vân sáng? 11. Chiết suất của một loại thủy tinh đối với tia đỏ có λ đ = 0,7µm là n đ = 1,62 và đối với tia tím có λ t = 0,4µm là n t = 1,66. Tính chiết suất của loại thủy tinh đó đối với tia vàng λ v = 0,6µm. 12. Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 7 0 , coi là góc nhỏ. Chiết suất của thủy tinh đối với tia đỏ là 1,63 và đối với tia tím là 1,67. Chiếu một tia sáng trắng, nằm trong một tiết diện thẳng của lăng kính, theo phương vuông góc với mặt phẵng phân giác của góc chiết quang, vào mặt bên của lăng kính. Tính góc giữa tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi lăng kính. 13. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3m, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 5 ở cùng phía với nhau so với vân sáng trung tâm là 3mm. Tìm số vân sáng quan sát được trên vùng giao thoa có bề rộng 11mm. 14.Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng hai khe cách nhau 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,602µm và λ 2 thì thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ 2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ 1 . Tính λ 2 . 15.Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,5µm và λ 2 = 0,6µm. Xác đònh khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở cùng phía với nhau của hai bức xạ này. 16.Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng, khoảng cách giữa hai khe là 4mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn là 2m. Khi dùng ánh sáng trắng có bước sóng 0,40µm đến 0,75µm để chiếu sáng hai khe. Tìm số các bức xạ cùng cho vân sáng tại điểm N cách vân trung tâm 1,2mm. 17.Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m, ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng trong khoảng từ 0,40µm đến 0,76µm. Tại vò trí cách vân sáng trung tâm 1,56mm là một vân sáng. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là bao nhiêu? 18.Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng 0,4μm ≤ λ ≤ 0,7μm. Hai khe cách nhau 2mm, màn hứng vân giao thoa cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 3,3mm có bao nhiêu ánh sáng đơn sắc cho vân sáng tại đó ? 19.Một thấu kính hội tụ có hai mặt lồi có bán kính giống nhau 20cm. Chiết suất của ánh sáng đỏ và tím đối với thấu kính là: n d =1,5, n t =1,54. Khi đó khoảng cách từ tiêu điểm đối với tia đỏ và tia tím là: A. 19,8cm B. 0,148cm. C. 1,49cm. D. 1,49m. Câu 20: Một thấu kính hội tụ gồm 2 mặt cầu lồi giống nhau bán kính R=30cm. Chiết suất của thấu kính đối vơi ánh sáng đỏ là 1,5 và đối với ánh sáng tím là 1,54. Khoảng cách giữa tiêu điểm đối với tia đỏ và tiêu điểm đối với tia tím của thấu kính là: A. 30cm. B. 2,22cm. C. 27,78cm. D. 22,2cm. Câu 21: Một thấu kính mỏng hội tụ gồm 2 mặt cầu giống nhau, bán kính R, có chiết suất đối với tia đỏ nà nđ = 1,60 đối với tia tím là nt = 1,69. Ghép sát vào thấu kính trên 1 thấu kính phân kỳ, 2 mặt cầu giống nhau, bán kính R. Tiêu điểm của hệ thấy kính đối với tia đỏ và đối với tia tím trùng nhau. Thấu kinh phân kỳ có chiếu suất đối với tia đỏ (n’đ) và tia tím (n’t) liên hệ với nhau bởi: A. n’ t = 2n’ đ + 1 B. n’ t = n’ d + 0,01 C. n’ t = 1,5n’ đ D. n’ t = n’ đ + 0,09 Câu 22: Mợt lăng kính thuỷ tinh có A = 45 0 . Chiếu chùm tia sáng hẹp đa sắc SI gồm tập hợp 4 tia đỏ, vàng, lục tím đến gặp mặt bên AB theo phương vng góc, thì có những tia nào ló ra khỏi mặt AC? (Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với ánh sáng màu vàng là 2 ) A. Đỏ B. Đỏ, vàng C. Đỏ, vàng, lục D. Đỏ, vàng, lục, tím Câu 23: Một lăng kính có góc chiết quang A= 6 0 , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ 6444,1= d n và đối với tia tím là 6852,1= t n . Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím: A. 0,0011 rad B. 0,0043 rad C. 0,00152 rad D. 0,0025 rad Câu 24: Một lăng kính có góc chiết quang A = 5 0 , chiếu một chùm tia tới song song hẹp màu lục vào cạnh bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc A sao cho một phần của chùm tia sáng không đi qua lăng kính và một phần qua lăng kính. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng màu lục n = 1,55. Khi i, A bé thì góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là: A. 2,86 0 . B. 2,75 0 . C. 3,09 0 . D. Một giá trị khác. Câu25: Một bể nước sâu 1,2m. Một chùm ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt nước dưới góc tới i sao cho sini=0,8. Chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,331 và đối với ánh sáng tím là 1,343. Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể là: A. 2,5cm. B. 1,25cm. C. 1,5cm. D. 2cm. Câu 26: Một lăng kính có góc chiết quang A = 6 0 . Chiếu chùm ánh sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang tại 1 điểm rất gần A. Chùm tia ló được chiếu vào 1 màn ảnh đặt song song với mặt phẳng phân giác nói trên và cách mặt phẳng này 1 khoảng 2m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5 và đối với ánh sáng tím là 1,54. Bề rộng quang phổ trên màn là: A. ≈ 8,383mm. B. ≈ 11,4mm. C. ≈ 4mm. D. ≈ 6,5mm. Câu 27: Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp tới mặt bên của lăng kính có góc chiết quang A = 60 0 . Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím là 1,54. Góc lệch cực tiểu của tia màu tím bằng: A. 51,3 0 . B. 49,46 0 . C. 40,71 0 . D. 30,43 0 Câu 28: Một lăng kính có tiết diện thẳng là 1 tam giác đều ABC. Chiếu 1 chùm tia sáng trắng hẹp vào mặt bên AB đi từ đáy lên. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 2 và đối với ánh sáng tím là 3 Giả sử lúc đầu lăng kính ở vị trí mà góc lệch D của tia tím là cực tiểu, hỏi phải quay lăng kính 1 góc bằng bao nhiêu để tới phiên góc lệch của tia đỏ cực tiểu? A. 45 0 . B. 60 0 . C. 15 0 . D. 30 0 . Câu 29: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng (hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc), khoảng cách giữa hai khe a = 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2m, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 1mm. Bước sóng và màu của ánh sáng đó là: A. λ = 0,4µm, màu tím. B. λ = 0,58µm, màu lục. C. λ = 0,75µm, màu đỏ. D. λ = 0,64µm, màu vàng Câu 30: Một nguồn sáng đơn sắc có λ = 0,6µm chiếu vào hai khe S 1 , S 2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách hai khe 1m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn là: A. 0,7mm B. 0,6mm C. 0,5mm D. 0,4mm Câu 31: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2 m, a = 1 mm, λ = 0,6 µm. Vân sáng thứ ba cách vân trung tâm một khoảng là A. 4,2 mm B. 3,6 mm C. 4,8 mm D. 6 mm Câu 32: Một nguồn sáng đơn sắc có λ = 0,6µm chiếu vào hai khe S 1 , S 2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách hai khe 1m. Vị trí vân tối thứ ba kể từ vân sáng trung tâm cách vân sáng trung tâm một khoảng là: A. 0,75mm B. 0,9mm C. 1,25mm D. 1,5mm Câu 33:Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng trong không khí, hai cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm, màn quan cách hai khe 2m. Sau đó đặt toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất 4/3, khoảng vân quan sát trên màn là A. 0,3mm. B. 0,4m. C. 0,3m. D. 0,4mm. Câu 34: Trong thí nghiệm của Young, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,75μm. Nếu thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ' thì thấy khoảng vân giao thoa giảm đi 1,5 lần. Tìm λ'. A.λ' = 0,65μm. B.λ' = 0,6μm. C.λ' = 0,4μm. D.λ' = 0,5μm. Câu 35: Trong một thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1 =540nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân i 1 = 0,36 mm. Khi thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 2 = 600 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn quan sát có khoảng vân A. i 2 = 0,50 mm. B. i 2 = 0,40 mm. C. i 2 = 0,60 mm. D. i 2 = 0,45 mm. Câu36: Trong 1 thí nghiệm Jâng về giao thoa ánh sáng, 2 khe Jâng cách nhau 2mm, màn cách 2 khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ , khoảng vân đo được là 0,2mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ / > λ thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ có 1 vân sáng của bức xạ λ / . Bức xạ λ / có giá trị nào dưới đây? A. 0,48 µm B.0,52 µm C. 0,58 µm D. 0,60 µm Câu 37: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm. Khoảng cách giữa hai khe a = 2mm. Thay λ bởi λ' = 0,6μm và giữ nguyên khoảng cách từ hai khe đến màn. Để khoảng vân không đổi thì khoảng cách giữa hai khe lúc này là : A. a' = 2,2mm. B. a' = 1,5mm. C. a' = 2,4mm. D. a' = 1,8mm. Câu38: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng =0,6m. Hiệu khoảng cách từ hai khe đến vị trí quan sát được vân sáng bậc 4 bằng bao nhiêu? A. 3,6m B. 2,4m. C. 1,2m D. 4,8m Câu39: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe S 1 và S 2 được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng m µλ 6,0= . Biết S 1 S 2 = 0,3mm, khoảng cách hai khe đến màn quan sát 2m . Vân tối gần vân trung tâm nhất cách vân trung tâm một khoảng là A. 6 mm B. 4mm C. 8mm D. 2mm Câu 40: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Iâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng là λ. Người ta đo khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là 1mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn và ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 6mm; 7mm có bao nhiêu vân sáng ? A. 5 vân. B. 9 vân. C. 6 vân. D. 7 vân. Câu 41: Trong giao thoa vớí khe Young có a = 1,5mm, D = 3m, người ta đếm có tất cả 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 9mm. Tìm λ. A. 0,6μmB. 0,4μm. C. 0,75μm. D. 0,55μm. Câu 42: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, biết rằng bề rộng hai khe a = 0,6 mm, khoảng cách D = 2 m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm có trị số là λ = 0,60 µm. Khoảng cách giữa vân sáng thứ 3 bên trái và vân sáng thứ 3 bên phải của vân trung tâm là A. 1,2 cm B. 1,4 cm C. 0,6 cm D. 4,8 cm Câu 43: Trong thí nghiệm Young: Hai khe song song cách nhau a = 2mm và cách đều màn E một khoảng D = 3m. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy khoảng cách từ vân sáng thứ năm đến vân sáng trung tâm là 4,5mm. Bước sóng của nguồn sáng đó là: A. 0,6µmB. 0,65µm C. 0,7µm D. 0,75µm Câu 44: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5µm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối bậc 5 ở hai bên so với vân sáng trung tâm là A. 0,375mm. B. 1,875mm. C. 18,75mm. D. 3,75mm. Câu45: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau a = 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN = 2 cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là A. 0,700 µm. B. 0,600 µm. C. 0,500 µm. D. 0,400 µm. Câu 46: Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Iâng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng là λ. Người ta đo khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là 1mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N trên màn và ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 6mm; 7mm có bao nhiêu vân sáng ? A. 5 vân. B. 9 vân. C. 6 vân. D. 7 vân. Câu 47: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, trên bề rộng của vùng giao thoa 18mm, người ta đếm được 16 vân sáng. Khoảng vân i được xác định: A. 1,2mm B. 1,2cm C. 1,12mm D. 1,12cm Câu 48: Trong thí nghiệm Young: Hai khe song song cách nhau a = 2mm và cách đều màn E một khoảng D = 3m. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy khoảng cách từ vân sáng thứ năm đến vân sáng trung tâm là 4,5mm. Cách vân trung tâm 3,15mm có vân tối thứ mấy? A. Vân tối thứ 2. B. Vân tối thứ 3. C. Vân tối thứ 4. D. Vân tối thứ 5. Câu 49: Trong thí nghiệm Iâng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng 0,4μm ≤ λ ≤ 0,75μm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 màu đỏ và vân sáng bậc 3 màu tím ở cùng một bên so với vân trung tâm. A.Δx = 11mm. B.Δx = 7mm. C.Δx = 9mm. D.Δx = 13mm. Câu 50: Ta chiếu sáng hai khe I-âng bằng ánh sáng trắng với bước sóng ánh sáng đỏ đ = 0,75m và ánh sáng tím t =0,4m. Biết a = 0,5 mm, D = 2 m. Ở đúng vị trí vân sáng bậc 4 màu đỏ, có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng nằm trùng ở đó? A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 51: Trong thí nghiệm giao thoa Iâng. Chiếu ánh sáng trắng (0,4μm-0,75μm) vào khe S, khoảng cách từ hai nguồn đến màn là 2m, khoảng cách giữa hai nguồn là 2mm. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm 4mm số bức xạ cho vân sáng nằm trùng ở đó là: A. 7 B. 6 C. 4 D. 5 Câu52: Hai khe Young cách nhau 1mm được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,4µm ≤ λ ≤ 0,76µm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm 2mm có các bức xạ cho vân tối có bước sóng: A. 0,44µm và 0,57µm B. 0,57µm và 0,60µm C. 0,40µm và 0,44µm D. 0,60µm và 0,76µm Câu 53: Thực hiện giao thoa bằng khe Iâng. Khoảng cách giữa hai khe 1mm, màn quan sát đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách hai khe 2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có bước sóng 0,4μm ≤ λ ≤ 0,75μm. Có bao nhiêu bức xạ cho vân tối tại điểm N cách vân trung tâm 12mm ? A.7 bức xạ. B. 5 bức xạ. C. 8 bức xạ. D. 6 bức xạ. Câu54: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa hai khe là 1mm, từ 2 khe đến màn là 1m, ta chiếu vào 2 khe đồng thời bức xạ λ 1 = 0,4µm và λ 2 , giao thoa trên màn người ta đếm được trong bề rộng L = 2,4mm có tất cả 9 cực đại của λ 1 và λ 2 trong đó có 3 cực đại trùng nhau, biết 2 trong số 3 cực đại trùng ở 2 đầu. Giá trị λ 2 là: A. 0,6µmB. 0,65µm. C. 0,545µm. D. 0,5µm. Câu 55: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Iâng, hai khe cách nhau 1mm và cách màn quan sát 2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ 1 = 0,6μm và λ 2 vào 2 khe thì thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ 2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ 1 . Giá trị của λ 2 là : A.0,52μm. B. 0,44μm. C. 0,75μm. D. 0,4μm. Câu 56: Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 =0,75μm và λ 2 =0,5μm vào hai khe Iâng cách nhau a=0,8 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn D=1,2m . Trên màn hứng vân giao thoa rộng 10mm (hai mép màn đối xứng qua vân sáng trung tâm) có bao nhiêu vân sáng có màu giống màu của vân sáng trung tâm? A. Có 6 vân sáng. B. Có 3 vân sáng. C. Có 5 vân sáng. D. Có 4 vân sáng. Câu57: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng. Khoảng cách giữa hai khe a = 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2m. Nguồn sáng S phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,40µm và λ 2 với 0,50µm ≤λ 2 ≤ 0,65µm. Tại điểm M cách vân sáng chính giữa (trung tâm) 5,6mm là vị trí vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa. Bước sóng λ 2 có giá trị là A. 0,56µm. B. 0,60µm. C. 0,52µm. D. 0,62µm. Câu 58: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là A. 9,9 mm. B. 19,8 mm. C. 29,7 mm. D. 4,9 mm. Câu59: Trong thí nghiệm Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, màn ảnh cách hai khe 2m. Nguồn sáng phát ra đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ 1 = 0,6μm và λ 2 = 0,4μm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng có màu giống như màu của nguồn là : A.7,2mm. B. 3,6mm. C. 2,4mm. D. 4,8mm. Câu 60: Trong thí nghiệm của Iâng, khoảng cách giữa hai khe là 1,5 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn M là 2 m. Nguồn S chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 và λ 2 = 4/3 λ 1 . Người ta thấy khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân chính giữa là 2,56mm . Tìm λ 1 . A. λ 1 = 0,52μm. B. λ 1 = 0,48μm. C. λ 1 = 0,75μm. D. λ 1 = 0,64μm. Câu 61: Trong thí nghiệm Iâng cho a = 2mm, D = 1m. Nếu dùng bức xạ đơn sắc có bước sóng λ 1 thì khoảng vân giao thoa trên màn là i 1 = 0,2mm. Thay λ 1 bằng λ 2 > λ 1 thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ 1 ta quan sát thấy một vân sáng của bức xạ λ 2 . Xác định λ 2 và bậc của vân sáng đó. A.λ 2 = 0,6μm ; k 2 = 3. B. λ 2 = 0,4μm ; k 2 = 3. C. λ 2 = 0,4μm ; k 2 = 2. D. λ 2 = 0,6μm; k 2 = 2. Câu 62: Trong thí nghiện Iâng, hai khe cách nhau 0,8mm và cách màn là 1,2m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ 1 = 0,75μm và λ 2 = 0,5μm vào hai khe Iâng. Nếu bề rộng vùng giao thoa là 10mm thì có bao nhiêu vân sáng có màu giống màu của vân sáng trung tâm . A. có 5 vân sáng. B. có 4 vân sáng. C. có 3 vân sáng. D. có 6 vân sáng. Câu63: Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S 1 S 2 đến màn là 2m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách đều hai khe một khoảng 0,5m. Nếu dời S theo phương song song với S 1 S 2 một đoạn 1mm thì vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn ? A.5mm. B.4mm. C.2mm. D.3mm. Câu 64:Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ= 0,5μm. Cho khoảng cách từ khe hẹp S cách mặt phẳng hai khe hẹp S 1 , S 2 là L = 0,5m, S 1 S 2 = 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 1m. Trên màn có hệ vân giao thoa. Tính bề rộng của khe nguồn S để không nhìn thấy hệ vân nữa. A. 1mm B. 0,25mm C. 0,5mm D. 0,75mm Câu 65: Khoảng cách giữa hai khe S 1 và S 2 trong thí nghiệm giao thoa Iâng bằng 1mm. Khoảng cách từ màn tới khe bằng 3m. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn bằng 1,5mm. Đặt sau khe S 1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n' = 1,5 và độ dày 10μm. Xác định độ dịch chuyển của hệ vân. A. 1,5cm B. 1,8cm C. 2cm D. 2,5cm Câu 66: Ánh sáng dùng trong thí nghiệm giao thoa Iâng có bước sóng 0,45 m, khoảng vân là i = 1,35 mm. Khi đặt ngay sau khe S 1 một bản thuỷ tinh mỏng, chiết suất n = 1,5 thì vân trung tâm dịch chuyển một đoạn 1,5 cm. Bề dày của bản thủy tinh: A. 0,5 m B. 10m C. 15 m D. 7,5 m Câu67: Khoảng cách giữa hai khe S 1 và S 2 thí nghiệm giao thoa Iâng bằng 1mm. Khoảng cách từ màn tới khe bằng 3m. Ánh sáng dơn sắc ở khe S có bước sóng 0,5m. Đặt sau khe S 1 một bản mặt song song phẳng có chiết suất n' = 1,5 và độ dày 10μm. Người ta đổ thêm vào giữa màn và khe một chất lỏng chiết suất n" = 1,4. Tính bề rộng mỗi vân. A. 1,13mm B. 1,10mm C. 1,07mm D. 1,00mm Câu 68: Hai lăng kính thuỷ tinh n = 1,5 có góc chiết quang nhỏ A = 0,003 rad được ghép sát, các đáy tạo thành lưỡng lăng kính Fresnel. Khe sáng hẹp đơn sắc S (=0,5μm) song song với cạnh của các lăng kính ở cách O một khoảng d = 50 cm có hai ảnh S 1 và S 2 tạo thành hai nguồn sóng kết hợp gây ra giao thoa trên màn ảnh đặt vuông góc với SO và cách O một khoảng d’ = 1m. Khoảng vân và số vân sáng quan sát được trên màn là A. 0,75 mm; 7 B. 0,5 mm; 7 C. 0,5 mm; 9 D. 0,75 mm; 9 Câu 69: Thí nghiệm với lưỡng lăng kính Fresnel để đo bước sóng ánh sáng λ của một bức xạ đơn sắc. Khoảng cách từ S đến lưỡng lăng kính là d = 0,5 m, từ lưỡng lăng kính đến màn là d / =1m. Đầu tiên dùng bức xạ λ rồi đo khoảng cách vân sáng thứ 10 bên trái đến vân sáng thứ 10 bên phải so với vân sáng trung tâm thấy chúng cách nhau 4,5 mm. Sau đó thay bức xạ λ bằng bức xạ λ' = 0,6µm, và đo như trên thì được 6 mm. Bước sóng λ: A. λ = 0,65µm; B. λ = 0,45µm C. λ = 0,55µm; D. 0,75µm Câu70: Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc S có bước sóng = 0,5μm với lưỡng thấu kính Biê tiêu cự f = 50cm, O 1 O 2 = 1mm. Biết khe S cách lưỡng thấu kính Biê 75cm và màn đặt cách lưỡng thấu kính Biê l = 3m. Khoảng vân, số vân sáng quan sát được trên màn A. 0,25 mm; 21 B. 0,5 mm; 23 C. 0,5 mm; 21 D. 0,25 mm; 23 [...]... hiệu n, không mang điện, Gọi số nơtron trong hạt nhân là N - Tổng số nuclôn trong hạt nhân gọi là số khối A: A = Z + N → N = A - Z 2 Kí hiệu hạt nhân A - Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố hoá học X được kín hiệu như sau: Z X ( Người ta viết thêm vào bên trái của kí hiệu nguyên tố hoá học chỉ số prôtôn, số khối) DẠNG 1 CẤU TẠO HẠT NHÂN Phương pháp: * Hạt nhân ZA X có: + Số proton là Z = số thứ tự trong... nhỏ hơn hoặc bàng kích thước hạt nhân + Lực hạt nhân là lực hút có bản chất khác với tất cả các lực mà ta đã biết - Do đó để tách các nuclôn ra khỏi hạt nhân cần phải tốn năng lượng để thắng được lực hạt nhân 2 Độ hụt khối - Hạt nhân ZA X có khối lượng m Nó được cấu tạo từ Z hạt p, N = A - Z nơtron riêng rẽ; khối lượng tổng cộng tất cả các nuclôn riêng rẽ cấu tạo nên hạt nhân là m0 = Z.mp + (A - Z)mn... λ12 λ23 HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ 1 Cấu tạo hạt nhân: - Hạt nhân có kích thước rất nhỏ (đường kính cỡ 10-14m đến 10-15m), nhỏ hơn kích thước của nguyên tử từ 104 đến 105 lần - Mạc dù hạt nhân có kích thước rất nhỏ như vậy nhưng nó lại được cấu tạo từ các hạt còn nhỏ hơn nó nhiều đó là các hạt nuclôn Có hai loại nuclôn: + Prôtôn: kí hiệu p, mang điện tích nguyên tố dương + e, số prôtôn trong hạt nhân của nguyên... 8,8Mev/nuclôn (Đây là những hạt nhân bền vững nhất) Lưu ý: - chỉ có năng lượng liên kết riêng mới đặc trưng cho mức bền vững của hạt nhân còn năng lượng liên kết không đặc trưng được cho tính bền vững của hạt nhân Hai hạt nhân khác nhau có thể cùng năng lượng liên kết nhưng khác năng lượng liên kết riêng nên tính bền vững khác nhau 4 Đơn vị khối lượng nguyên tử - Trong phần vật lý hạt nhân nếu tính năng lượng... điện Lẽ ra dưới tác dụng của lực đẩy tĩnh điện các prôton không thể liên kết lại với nhau tạo thành hạt nhân được, nhưng thực tế nhiều hạt nhân rất bền vững, điều đó chứng tỏ có một loại lực khác bản chất lực tĩnh điện để liên kết chặt chẽ các nuclôn lại với nhau Lực đó gọi là lực hạt nhân - Lực hạt nhân có các đặc điểm sau: + có cường độ tác dụng rất mạnh, mạnh nhất so với các loại lực ta đã biết Nên... * số hạt nhân trong khối lượng m chất là: N = N A = NA µ A Trong đó: + m khối lượng chất (g hoặc kg) + µ khối lượng mol ( g/mol hoặc kg/mol phải tương ứng với đơn vị của m) + NA = 6,02.1023 hạt/mol ( Tức là trong 1mol có chứa 6,02.1013 hạt) + A là số khối của hạt nhân * Số proton và nơtron trong khối lượng m là: m m + Số Proton = Z.N = ZN A = ZN A ( một hạt nhân có Z proton nên trong N hạt nhân có Z.N... hệ các nuclon riêng rẽ tạo thành hạt nhân là: E0 = m0c2 = [Zmp + (A-Z)mn]c2 + Năng lượng nghỉ của hạt nhân ZA X là: E = mc2 + Vì m < m0 nên E < E0 - Nhưng ta biết năng lượng toàn phần của một hệ luôn luôn bảo toàn Mà E < E0 vậy nên trong quá trình hệ các nuclôn kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân toả ra một năng lượng bằng ΔE = E0 - E - Ngược lại muốn tách hạt nhân đó thành các nuclôn riêng rẽ thì... gọi là năng lượng liên kết hạt nhân - Năng lượng liên kết: ΔE = E0 - E = Δm.c2 bằng tích giữa độ hụt khối với c2 b) Năng lượng liên kết riêng: ∆E - Năng lượng liên kết tính cho một hạt nuclôn gọi là năng lượng liên kết riêng: ( trong đó ΔE là năng A lượng liên kết của hạt nhân, A là số khối) - Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân đó càng bền vững - Các hạt nhân có số khối từ 50 đến 70 năng... nhân có Z proton nên trong N hạt nhân có Z.N hạt p) µ A m + Số Nơtron = (A-Z).N = ( A − Z ) N A ( một hạt nhân có A- Z hạt n nên trong N hạt nhân có (A-Z).N) µ Bài tập áp dụng: DẠNG 2 ĐỘ HỤT KHỐI - NĂNG LƯỢNH LIÊN KẾT - NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT RIÊNG I Nhắc lại lý thuyết liên quan: 1 Lực hạt nhân: - Hạt nhân được cấu tạo từ các hạt Proton mang điện dương và nơtron không mang điện, do đó giữa các prôton sẽ... tốc v trong từ trường đều B ru mv ¶ r R= , a = (v,B) e B sin a Xét electron vừa rời khỏi catốt thì v = v0Max r u r mv v ^ B Þ sin a = 1 Þ R = Khi eB Lưu ý: Hiện tượng quang điện xảy ra khi được chiếu đồng thời nhiều bức xạ thì khi tính các đại lượng: Vận tốc ban đầu cực đại v0Max, hiệu điện thế hãm Uh, điện thế cực đại VMax, … đều được tính ứng với bức xạ có λMin (hoặc fMax) 4 Tiên đề Bo - Quang phổ nguyên . Chủ đề ôn luyện thi mônVật lý lớp 12 Phần V: Chủ đề: ÁNH SÁNG – HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ SÓNG ÁNH SÁNG I. Hiện tượng tán sắc ánh sáng a. Đ/n: là hiện tượng ánh sáng bị tách thành nhiều. thuộc vào màu sắc của ánh sáng. Đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, với ánh sáng màu tím là lớn nhất (đây là nói cho ánh sáng khả kiến). d. Ánh sáng trắng là tấp hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu. trường trong suốt khác nhau b. Ánh sáng đơn sắc: + ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc + ánh sáng đơn sắc có tần số xác định, chỉ có một màu + Bước sóng của ánh sáng đơn sắc: f v = λ ; trong