Ngoài ra là số lượng nhân công đông đảo nhận hàng về gia công tại nhà, lực lượng lao động nàychiếm khoảng 5000 người Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất đi thị trường nước ngoài như:
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1:Giới thiệu chung về Công ty CP Trường Giang 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Trường Giang 4
1.2 Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty CP mỹ nghệ Trường Giang 5
1.2.1 Các chức năng ,nhiệm vụ theo giấy phép KD của công ty 5
1.2.2 Các hàng hoá dịch vụ hiện tại của công ty 6
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty CP Trường Giang 7
1.4 Tổ chức hạch toán, kế toán tại Công ty CP Trường Giang 8
1.4.1 Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch tài chính 9
1.4.1.1 Chức năng 9
1.4.1.2 Nhiệm vụ 9
1.4.1.3 Quyền hạn 10
1.4.2 Tổ chức hệ thống chứng từ 10
1.4.3 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán 10
1.4.4 Một số chính sách KT khác đang được áp dụng tại công ty Trường Giang .11 1.5 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang 12
1.5.1 Các nhóm sản phẩm chính của Công ty 12
1.5.2 Quy trình sản xuất một sản phẩm của công ty 12
1.5.3 Giải thích quy trình sản xuất 13
Phần 2 14
Thực tập theo chuyên đề 14
Chuyên đề 1:Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang 14
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty 14
2.2 Công tác Marketing tại công ty 14
2.2.1 Môi trường Marketing của Công ty CP Trường Giang 14
2.2.2 Chiến lược Marketing - mix 18
Chuyên đề 2:Công tác quản lý Vật liệu dụng cụ 21
2.3 Kế hoạch cung ứng và dữ trữ NVL, CCDC của Công ty CP Trường Giang 22
2.3.1 Nhu cầu NVL dụng cụ cần dùng năm kế hoạch 22
2.3.2 Kế hoạch dữ trữ vật liệu dụng cụ 22
2.3.3 Quản lý kế hoạch cung ứng vật liệu dụng cụ kỹ thuật 22
2.3.4 Phân tích tình hình sử dụng khối lượng NVL trong quá trình sản xuất 32
Chuyên đề 3: Những vấn đề tài chính của Công ty CP Trường Giang 33
2.4 Tình hình tài chính của công ty Trường Giang 33
2.4.1 Đánh giá khái quát 33
2.4.2 Phân tích các hệ số tài chính của công ty Trường Giang 34
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện 37
3.1 Đánh giá chung 37
3.1.1 Ưu điểm (Strenghts) 37
3.1.2 Cơ hội (Opportunities) 37
3.1.3 Điểm yếu (Weaknesses) 38
3.1.4 Thách thức (Threats) 39
Trang 33.2 Ý tưởng, phương hướng 39
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 41
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO 44
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế toàn cầu càng ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, cùng hoà chung với nhịp độ phát triển kinh tế đó, Việt Nam cũng đã có những khởi sắc nhất định Đặc biệt là kể từ khi VN gia nhập WTO, đây là một cơ hội cho chúng ta được phát triển một cách bình đẳng mà không phải chịu bất cứ một rào cản nào Bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn, thử thách phải đối mặt cũng không nhỏ Vì thế bản thân mỗi DN, cá nhân phải luôn tự đổi mới, không ngừng tích luỹ những kiến thức để góp mình vào công cuộc xây dựng đất nước trở thành một nước CNH, HĐH vào năm 20020 Đối với mỗi sinh viên thì kiến thức học được từ sách vở là chưa đủ, còn phải học hỏi thêm từ đời sống
Trang 4thực tế Chính vì vậy BGH trường ĐHCN HÀ NỘI và Khoa Kinh Tế đã lấy phươngchâm “ Học đi đôi với hành” làm kim chỉ nam cho sinh viên của mình Nhà trường vàkhoa đã tạo điều kiện cho chúng em có đợt thực tập này với mục đích đó là rèn luyện kỹnăng giao tiếp xã hội, quan hệ với các đơn vị thực tập để thu thập dữ liệu phục vụ chobáo cáo thực tập Đồng thời giúp cho em xây dựng mối quan hệ ban đầu với đơn vị thựctập để chuẩn bị cho các chuyên đề chuyên sâu phục vụ cho đợt thực tập chuyên sâu vàonăm sau.
Báo cáo thực tập gồm các phần chính sau:
Phần 1:Cơ cấu, tổ chức quản lý của công ty Trường Giang
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc Sỹ Cao Thị Thanh và Thạc Sỹ NguyễnThị Thanh Loan đã tận tình hướng dẫn cho em Em cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tớiBan Giám Đốc công ty Trường Giang, Phòng KH-TC nơi em thực tập chính đã tạo điều kiện cho em được có cơ hội tìm hiểu về các chuyên đề mà em đang nghiên cứu
Nam Định ngày 2 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Lê Thị Thuỳ Linh
Phần 1:Giới thiệu chung về Công ty CP Trường Giang
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Trường Giang
Tên công ty: Công ty cổ phần tre cuốn mỹ nghệ Trường Giang
Thành lập theo quyết định số:0703000427 ngày 23 tháng 8 năm 2004
Giám đốc công ty: Đinh Văn Khanh
Có trụ sở tại: Km 130 Quốc lộ 10 xã Yên Tiến Huyện Ý Yên Tỉnh Nam Định
Trang 5- Giai đoạn 1: Từ tháng 3/2004- 2005
Tiền thân của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang là một đơn vị sản suất nhỏ do GĐĐinh Văn Khanh thành lập Những ngày đầu cơ sở của công ty còn rất nghèo nàn, lạchậu Hệ thống nhà xưởng kho bãi còn sơ sài với lượng nhân công ít ỏi Các hợp đồng màcông ty thực hiện chủ yếu là những hợp đồng vừa và nhỏ Thấy trước được tiềm năng vàthế lực của công ty năm 2005 GĐ Đinh Văn Khanh đã quyết định chuyển đổi loại hìnhkinh doanh của mình trở thành công ty cổ phần
- Giai đoạn 2: Từ năm 2005 đến nay, khi đã chuyển đổi hình thức kinh doanh thành công
ty cổ phần
Sau 1 thời gian cải thiện, tu sửa và xây dựng thêm nhà xưởng đội ngũ công nhânviên đã tăng cả về chất lượng và số lượng Hiện nay số công nhân của Công ty là 80người trong đó 70 người là lao động trực tiếp 10 người là lao động gián tiếp Ngoài ra là
số lượng nhân công đông đảo nhận hàng về gia công tại nhà, lực lượng lao động nàychiếm khoảng 5000 người
Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất đi thị trường nước ngoài như: Mỹ, ChâuÂu… Sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi sự độc đáo cũngnhư mẫu mã rất đẹp Uy tín của công ty ngày càng bay xa hơn ở những thị trường mới vàcông ty cũng đang hướng tới những thị trường tiềm năng, ổn định hơn
Sự phát triển của công ty có thể được thấy rõ thông qua bảng kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh những năm gần đây
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm của Công ty
doanh Doanh thu Lợi nhuận sauthuế chưa pp
Bảng 1.1:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty thì ta thấy được tình hình kinh doanh của công
ty phát triển rất bền vững và ổn định Doanh thu của năm sau cao hơn năm trước, nếunhư năm 2005 doanh thu đạt 2.450.550.230 đồng thì sang năm 2006 con số đó là8.320.455.350 đồng tăng gần gấp 4 lần và chỉ 3 năm sau tức là năm 2008 doanh thu là14.742.261.520 đồng tăng gần gấp 7 lần Lợi Nhuận cũng tăng đáng kể, nếu năm 2005 là6.759.900 đồng thì đến năm 2008 là 36.023.979 đồng tăng gấp 6 lần
Để đạt được những thành tựu to lớn đó là do 2 nguyên nhân sau:
Trang 6+ Về lượng: Công ty đã sử dụng một lực lượng công nhân chính thức khá lớn thêmvào đó là sử dụng nhân công thuê ngoài lên tới 5000 người.
+ Đặc điểm về nguồn lao động của công ty
Do đặc thù là một công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ cho nên lao động của công tyngoài một số phòng ban chính của công ty làm công tác quản lý, hạch toán, kế toán cầnnhững người có bằng cấp còn lại lao động được tuyển dụng tại công ty không cần đòihỏi có trình độ, yêu cầu lớn nhất đối với công nhân làm việc tại công ty là chăm chỉ, cần
cù, khéo léo Đội ngũ công nhân, nhân viên của công ty đông đảo và là những người thợtài hoa, đã tạo ra được những sản phẩm vô cùng tinh xảo cho công ty
1.2 Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty CP mỹ nghệ Trường Giang
1.2.1 Các chức năng ,nhiệm vụ theo giấy phép KD của công ty
Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang là một công ty cổ phần do đó công ty hoạtđộng theo bộ luật doanh nghiệp, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và điều lệ của công
ty, do đó công ty có các chức năng sau:
-Sản lượng của công ty năm sau cao hơn năm trước Công ty chịu trách nhiệm về kết quảsản xuất kinh doanh của mình, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí, làm trònnghĩa vụ với nhà nước
-Chủ động xây dựng thực hiện kinh tế theo phương hướng PTSXKD hàng năm và dàihạn trên cơ sở mục tiêu của công ty và thi trường
-NV chung: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, công ty luôn quan tâm đến vấn đề chấtlượng sản phẩm, mỗi cán bộ công nhân phải có trách nhiệm cao với sản phẩm mình làm
ra theo đúng những gì mà khách hàng yêu cầu
-Tạo công ăn việc làm cho những lao động nhàn rỗi tại địa phương
1.2.2 Các hàng hoá dịch vụ hiện tại của công ty
Do đặc thù là một công ty mỹ nghệ nên hàng hoá chủ yếu của công ty là: Lọ, ghế,khay, thìa, đũa, bàn, đĩa, …
Tất cả các mặt hàng này đều được làm từ tre và nứa và được làm thủ công từ những đôibàn tay khéo léo của những người dân, hoặc những người thợ tài hoa
Trang 7Bảng 1.2 Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm
Nhìn vào bảng tình hình tiêu thụ trên ta thấy các loại mặt hàng chính của Công ty chiếm tới 50% lượng sản phẩm bán ra Những mặt hàng : Khay, lọ, ghế là các loại mặt hàng chủđạo đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty CP Trường Giang
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Đại hội đồng cổđông
HĐQT
Ban GiámĐốc
Trang 8Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Ghi chú Quan hệ chỉ đạo
Tác động qua lại
Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang hoạt động trên nguyên tắc là một công ty
cổ phần, đứng đầu là hội đồng quản trị ,trong môt công ty cổ phần HĐQT, ĐHĐCĐ cónhững quyền hành nhất định nhưng tại Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang HĐQT,ĐHĐCĐ lập ra chỉ là danh nghĩa còn nắm thực quyền là Giám Đốc
+Giám Đốc Đinh Văn Khanh là người đại diện pháp lý cho công ty trước pháp luật,
có quyền bổ nhiệm, bãi bỏ, kỷ luật, khen thưởng cho các nhân viên trong công ty, giảiquyết những xung đột, tranh chấp đồng thời là người đứng đầu công ty để ký kết các hợpđồng xuất, nhập khẩu và những bản hợp đồng quan trọng.Quyết định của Giám Đốc làquyết định cao nhất GĐ cũng có quyền thành lập các phòng ban, các tổ nhóm làm cáccông đoạn……
+Sau GĐ là PGĐ người sẽ thay mặt GĐ đảm nhiệm những trọng trách của công tykhi GĐ vắng mặt Đồng thời PGĐ cũng đảm nhận một số công việc khác như quản lýkhu xưởng, người mà PGĐ trực tiếp quản lý là Quản Đốc
+ Các Quản Đốc là người đảm nhận chịu trách nhiệm quản lý nhân công về giờ giấclàm việc ngày lương, ngày nghỉ, tác phong làm việc của công nhân….QĐ cũng chịu tráchnhiệm về quản lý nguyên vật liệu dụng cụ, tài sản cố định của công ty như máy móccông đoạn xuất kho, nhập kho, kiểm tra các công đoạn gia công hàng, sản phẩm, đánhgiá chất lượng của các loại sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu
+Kế toán trưởng là người phụ trách chung chịu trách nhiệm trước GĐ và cấp trên vềcông tác KT của công ty có nhiệm vụ xét duyệt, ký duyệt những bảng cân đối kế toán,bảng kê khai tài chính đồng thời vạch ra những kế hoạch cho công ty Quản lý nhân viênthực hiện các nhiệm vụ chứng từ, các số liệu xuất, nhập kho, số lượng hàng hoá được bán
ra, mua vào
+ Các PX của phân xưởng có nhiệm vụ thực hiện những công đoạn mà được phâncông đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng PX cuốn nan là PX thực hiện công đoạn đầutiên của một sản phẩm đó là trẻ nan và sau ép nan Công đoạn tiếp theo là của PX tạodáng, từ những thanh nan tre được trẻ cẩn thận, chúng được uốn thành những loại sảnphẩm khác nhau mang đủ kích cỡ khác nhau, kiểu dáng khác nhau Tiếp theo đó là côngđoạn thu mộc, PX thu mộc sẽ làm cho sản phẩm sạch sẽ không bị rác họăc những tạpphẩm bám vào để cho đến giai đoạn sơn, sản phẩm sẽ ăn sơn hơn.PX phun sơn chịu tráchnhiệm phủ sơn lên bề mặt của sản phẩm, các công nhân của PX sẽ quét sao cho sơn được
Bộ phậnKT
Bộ phận KH
Các phânxưởng
PXcuốnnan
PXthumộc
Phòng KH-TC
PXđónggói
Trang 9đều và mịn tạo cho sản phẩm một bề ngoài ưa mắt PX hoàn thiện sẽ làm nốt những côngđoạn cuối cùng trước khi sản phẩm được đưa đến cho PX đóng gói.
Các bộ phận trong công ty có những chức năng riêng, tuy nhiên nó lại là một thể thống nhất luôn hỗ trợ cho nhau để hoàn thành các công việc của công ty
1.4 Tổ chức hạch toán, kế toán tại Công ty CP Trường Giang
Tổ chức hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý tài chínhkinh tế tài chính có vai trò tích cực trong việc điều hành kiểm soát các hoạt động kinhdoanh của công ty Hạch toán kế toán với tư cách là công cụ quản lý và cần có những sựđổi mới không chỉ dừng lại ở việc ghi chép lưu trữ các dữ liệu quan trọng hơn thế nữacông việc hạch toán kế toán còn thiết lập một hệ thống thông tin cho hệ thống kế toán
Do đó bản chất chính của hạch toán kế toán đó là một bộ phận chính để xử lý và truyềnđạt thông tin có lợi cho hoạt động thực tế Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang cũngxác định công tác hạch toán kế toán là rất quan trọng vì vậy đã xây dựng cho mình mộtphòng kế hoạch tài chính đảm nhận việc hạch toán kế toán và các công việc khác Đứngđầu là Kế toán trưởng, dưới đó là các kế toán viên, kế toán kho, thủ quỹ
Sơ đồ phòng KT
Hình 1.2 Sơ đồ phòng kế toán
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phụ thuộc
1.4.1 Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch tài chính
+Phòng kế hoạch tài chính của công ty có 6 nhân viên bao gồm: 5 nam 1 nữ
+Trình độ Cao đẳng và Trung cấp
1.4.1.1 Chức năng
Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế đồng thờikiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính theo điều lệ, nghị quyết, theo quy chếquản lý tài chính của công ty và pháp luật
1.4.1.2 Nhiệm vụ
+ Nhiệm vụ chung
Kế toántrưởng
Thủ quỹ
Kế toánkho
Kế toán
tiềnlương
Trang 10- Tham mưu cho GĐ các biện pháp quản lý, sử dụng các nguồn vốn và tài sản của côngty.
- Tham mưu cho GĐ về mặt tài chính, bảo lãnh, phân phối lợi nhuận chuyển nhượng, chothuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty
- Kiểm soát và thực hiện nguồn vốn và các quỹ của công ty phục vụ cho nhu cầu sản xuấtkinh doanh theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và có hiệu quả
- Tổ chức thực hiện việc tổ chức mua sắm NVL, vật tư kỹ thuật phục vụ cho mọi hoạtđộng của công ty
- Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản,vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Cung cấp các số liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra, phân tíchhoạt động kinh tế, tài chính cho việc lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch
+ Nhiệm vụ riêng của từng KT
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung về công tác kế toán của công ty
- Kế toán kho: Ghi chép KT, tổng hợp KT chi tiết về hàng tồn kho, xuất kho, nhập kho
- Kế toán tiền lương: Tính toán theo dõi, tình hình thanh toán với cán bộ công nhân viên
về tiền lương tạm ứng, BHXH, BHYT
- Thủ qũy: Quản lý và theo dõi tình hình tăng, giảm tiền mặt của công ty Căn cứ vàochứng từ gốc, phiếu thu, phiếu chi, thủ qũy tiến hành các hoạt động nhập, xuất qũy Cáchoạt động này được phản ánh trên sổ qũy
1.4.1.3 Quyền hạn
- Kiểm tra, giám sát các họat động sản xuất kinh doanh của toàn công ty
- Có quyền chỉ đạo trực tiếp nhân viên thuộc phòng quản lý
- Từ chối việc thực hiện thanh, quyết toán đối với các bộ phận khi tài liệu, chứng từkhông phù hợp với quy định của Nhà nước và công ty
- Từ chối hoặc ngừng cấp vốn đối với các bộ phận không chấp hành đúng chế độ tàichính
và bảo hiểm xã hội, Bảng thanh toán tiền làm thuê ngoài
+ Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng phân bổ NVL, CCDC, Bảng kiểm kê vật
tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá, Hoá đơn thuế GTGT
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Giấy đề nghị tạm ứng, Biên bảnthanh lý TSCĐ, Biên bản giao nhận tài sản cố đinh
+ Các chứng từ uỷ nhiệm, giấy đề nghị vay vốn, khế ước nhận nợ
+ Các tờ khai hải quan, xuất- nhập khẩu
1.4.3 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán
Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ, thể lệ kế toán của nhà nước Dựa vào quy
mô sản xuất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý trình độ của cán bộ kế toán cũng nhưđiều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin của mình Công ty cổ phần mỹ nghệTrường Giang đang vận dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.Theo hình thức kế toán
Trang 11này thì các nghiệp vụ phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo cácchứng từ cùng nội dung,tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kếtoán tổng hợp theo quan hệ đối ứng tài khoản và lên báo cáo tài chính.
+Trình tự ghi sổ KT theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi
sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng
để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đượcdùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
2) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ,tổng số phát sinh Có và Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân Đối phát sinh
3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiếtQuan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phátsinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằngTổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư cócủa tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoảntrên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảngtổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp KT chứng từ cung loạiChứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinhBÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Trang 12Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
1.4.4 Một số chính sách KT khác đang được áp dụng tại công ty Trường Giang
+ Kỳ KT năm bắt đầu từ 1/1/X kết thúc 31/12/X
+ Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15 ngày 20/3/2006 của Bộ tàichính
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
+ Phương pháp KT hàng tồn kho: Giá trị thực tế còn lại
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá trị thực tế còn lại
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá trị thực tế còn lại
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho cuối kỳ: Kê khai thường xuyên
+ Phương pháp khấu trừ hao tài sản cố định đang áp dụng: Giá trị còn lại
+ Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Theo hợp đồng vay tiền
+ Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo thực tế phát sinh
+ Nguyen tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Theo thực tế phát sinh
1.5 Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang1.5.1 Các nhóm sản phẩm chính của Công ty
Công ty là một công ty mỹ nghệ cho nên các sản phẩm chính của công ty là nhữngmặt hàng thủ công
Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang có hai nhóm sản phẩm chính đó là:
+Nhóm 1: Những sản phẩm gia dụng như bát, đĩa, thìa, hoặc là những chiếc hộphoặc khay đựng hoa quả hoặc đồ đạc, lọ đựng các loại hạt hay được dùng để trang trí+Nhóm 2: Bàn, ghế, tủ đựng đồ trang điểm…
2 nhóm mặt hàng này được công ty coi là mặt hàng chủ lực của công ty Công tyđầu tư rất nhiều vào các mặt hàng này
Ngoài ra công ty cũng có những sản phẩm phụ như : Âu, xô ,chậu
Những sản phẩm phụ này công ty không sản xuất nhiều, chúng thường được làmthêm do khách hàng đặt cùng với các sản phẩm chính Tuy nhiên chúng cũng giúp công
ty thu được một nguồn lợi lớn bên cạnh những mặt hàng chính Trong tương lai công tycũng có những kế hoạch để phát triển những loại sản phẩm này
1.5.2 Quy trình sản xuất một sản phẩm của công ty
Trang 13Hình1.4 Quy trình sản xuất hàng hóa
1.5.3 Giải thích quy trình sản xuất
-Nguyên liệu: +Tre nứa
+Sơn,keo,cốn
+Sơn Pu, tinh mầu
-Công đoạn xử lý: Nứa sau khi được mua về phải ngâm dưới nước 90 ngày để chống mốimọt đến khi đủ thời gian đủ thì vớt lên
-Công đoạn ra nan:Dùng máy móc thủ công để ra nan, trẻ nan sau đó dùng máy trần nancho thanh nứa cuốn được mềm
-Công đoạn quấn phôi sản phẩm: Dùng nhiều thanh nứa đã trẻ đó để quấn phôi sản phẩm-Công đoạn tạo dáng: Sau khi đã quấn được phôi sản phẩm, những phôi sản phẩm đóđược tạo các kiểu dáng khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau
-Thu mộc: Đó là những bán thành phẩm mà công ty đã tạo nên với nhiều chủng loại, kích
cỡ khác nhau
-Khoán Pu: Sau khi kiểm tra xong các thành phẩm đến giai đoạn quét sơn lên bề mặt-Hoàn thiện: Kiểm tra lại các sản phẩm lần cuối loại bỏ những mặt hàng không đạt yêucầu
-Đóng gói: Các sản phẩm sau khi hoàn thiện được đóng gói vào bìa catton
Phần 2 Thực tập theo chuyên đề Chuyên đề 1:Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing
của Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang
Đối với mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp thì công tác Marketing được coi là mộtnhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó đảm bảo sự sống còn cho doanh nghiệp Ngay cả những
Trang 14tập đoàn lớn trên thế giới như Toyota, Ford, Pepsi, Cocacola họ lập các chiến dịch lớn đểquảng cáo cho thưong hiệu của mình Điều này giúp cho thương hiệu của họ không chỉđược biết đến trong nội địa mà nó vươn xa khắp thế giới Ngày nay trên thể giới liệu cóbao nhiêu người không biêt đến Pepsi, Nem, Guci, D&G….?
Nhận thức được sự quan trọng này Công ty cổ phần mỹ nghệ Trường Giang đã cónhững kế hoạch Marketing riêng sao cho phù hợp với tình hình tài chính cũng như nhânlực của công ty Trường Giang cũng đã thực hiện những chiến lược Marketing nhằm mụcđích tăng lợi nhuận, tăng số lượng hàng hóa, sản phẩm bán ra, trên hết là để cho kháchhàng biết đến thương hiệu của Công ty
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty những năm qua rất ổn định và ngày mộttăng về số lượng Sản phẩm tiêu thụ mạnh đồng nghĩa với việc doanh thu cũng tăng theo.Điều này được thể hiện rõ thông qua bảng báo cáo sau:
2.2 Công tác Marketing tại công ty
2.2.1 Môi trường Marketing của Công ty CP Trường Giang
+ Môi trường Marketing vi mô
Môi trường Marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếpvới Công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó Những bộ phận nàybao gồm: Các lực lượng bên trong Công ty, các lực lượng bên ngoài Công ty, các đối thủcạnh tranh, công chúng và khách hàng
- Các lực lượng bên trong của Công ty CP Trường Giang
Các phòng ban, phân xưởng trong Công ty CP Trường Giang kết hợp chặt chẽ vớinhau tạo thành một thể thống nhất nhằm triển khai đúng tiến độ mà ban GĐ đề ra TrongCông ty phòng KH- TC đảm nhiệm luôn công tác Marketing, đưa ra những sách lược kịpthời sao cho phù hợp với thị trường và với thị hiếu của khách hàng
- Các lực lượng bên ngoài Công ty
* Những tổ chức, cá nhân cung ứng các yếu tố sản xuất
Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ công ty cần được cung cấp các yếu tốđầu vào như: nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy móc, thiết bị phục vụ sản
Trang 15xuất và quản lý Đối với Công ty CP Trường Giang thì công ty có những đối tác tin cậy
và lâu năm trong việc cung ứng nguồn NVL Ví dụ như Công ty TNHH Tân Nhật TPHCM chuyên cung ứng sơn lót cho Công ty Hoặc một điểm thuận lợi nữa của Công
Minh-ty đó là chủ động được nguồn nguyên liệu: tre, nứa do đặt địa điểm tại gần vùng dồi dàonguyên liệu Những yếu tố thuận lợi trên giúp cho Trường Giang không bị gián đoạntrong quá trình sản xuất do thiếu nguồn NVL
Do đặc thù Công ty sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ cho nên yêu cầu trình độ và một
số kỹ năng khác không quá cao, cho nên công tác tuyển dụng khá dễ dàng vì địa bàn nơiCông ty hoạt động có một khối lượng lao động nhàn rỗi khá lớn Việc thuê đất để xâydựng nhà xưởng cũng không quá khó do đất đai bỏ trống ở khu vực huyện Ý Yên tươngđối nhiều, giá thuê đất lại rẻ nên Công ty đã thuê được một diện tích đất rộng với hệthống nhà xưởng sản xuất phụ 1500m2, khu sản xuất chính 2000m2, văn phòng làm việc100m2 Hệ thống nhà xưởng, kho bãi rộng có thể giúp Công ty tăng được quy mô sảnxuất
* Những tổ chức, dịch vụ môi giới
Trong quá trình kinh doanh nói chung và quá trình tiêu thụ hàng hoá Công ty CPTrường Giang nhận được sự hỗ trợ - cung ứng của các loại dịch vụ như dịch vụ tài chínhngân hàng nhằm giúp cho Công ty trao đổi nguồn ngoại tệ cho công việc buôn bán, xuất-nhập khẩu được dễ dàng, đồng thời ngân hàng còn là nơi Công ty có thể đến vay khi cầnvốn hoặc gửi tiền khi khối lượng vốn lớn mà chưa cần dùng đến Ngoài DV tài chính-ngân hàng còn được sự hỗ trợ của dịch vụ vận chuyển hàng hóa Do những sản phẩm của
TG chủ yếu là xuất khẩu, lại dễ hỏng hóc cho nên Công ty cần những phương tiện đápứng đủ những yêu cầu cho quá trình chuyên chở Ngoài lượng xe tải mà Công ty đã muasắm Công ty còn thuê những công ty chuyên chở chuyên nghiệp khác
- Đối thủ cạnh tranh
Công ty cũng có những khó khăn nhất định đó là sự cạnh tranh của các công ty nhất
là trong thời điểm cuối năm 2008 đầu năm 2009 khi mà nền kinh tế của các nước bạnhàng lớn của công ty lâm vào khủng hoảng tài chính Các đơn đặt hàng có phần giảm sút
và các công ty trong nước cạnh tranh nhau rất quyết liệt để giành được các đơn đặt hàng.Tuy nhiên sự cạnh tranh không chỉ bắt nguồn từ năm 2008 mà nó đã xuất hiện từ ngaykhi công ty được thành lập Trên địa bàn công ty hoạt động có rất nhiều công ty, phânxưởng lớn nhỏ, những hộ dân làm hàng nghề nhỏ lẻ bởi nơi này trước kia là một làngnghề truyền thống, công ty phải chịu sức ép rất lớn từ những thành phần này, trong đó có
2 công ty rất lớn đó là công ty Anocimex và công ty Thành Lợi Đáng chú ý nhất là công
ty Anocimex Đối thủ có thể nói là đối thủ chính của công ty
+Đánh giá về Anocimex
-Điểm mạnh(Strenghts)
*Anocimex là một trong những doanh nghiệp đoạt giải Sao Vàng Đẩt Việt năm
2007 chính vì vậy thương hiệu của họ đã được khẳng định trên cả thị trường nội địa lẫnthị trường ngoại Thị trường của công ty Anocimex, chiếm tới 30% Sản phẩm củaAnocimex cũng rất đẹp, chất lượng lại tốt điều đó đã được công nhận qua giải thưởngcao quý mà nhà nước trao tặng Kiểu dáng của công ty được đội ngũ nhân viên có trình
độ thiết kế
*Hơn nữa vì được thành lập trước Trường Giang cho nên uy tín của họ cũng đượctạo dựng từ rất lâu Một điểm mạnh nữa của Anocimex đó là họ có một hệ thống nhàxưởng kho bãi tương đối hoàn chỉnh và rất rộng rãi, máy móc được trang bị hiện đạicùng với số lượng nhân viên và công nhân rất đông lên tới hàng vài ngàn người
Trang 16*Anocimex có hệ thống các cửa hàng đại diện, cửa hàng trưng bày sản phẩm được
tổ chức một cách có hệ thống trải dài khắp từ trong Nam và ngoài Bắc Các công ty nướcngoài nhận làm công ty trung gian cho Anocimex trên thị trường Bắc Phi, Châu Âu, Nam
Mỹ, Bắc Mỹ với số lượng rất đông
*Giá cả của họ lại thấp hơn công ty Trường Giang một chút điều này có thể do họ
đã sử dụng chính sách giá thấp để tìm kiếm khách hàng Đây cũng có thể coi là một lợithế cho Anocimex trong bước đầu tiếp cận với các bạn hàng
-Điểm yếu (Weakness)
* Do được nhận rất nhiều hợp đồng lớn trong thời gian rất ngắn cho nên Anocimexđôi khi xảy ra tình trạng là hàng làm ra chậm tiến độ nên chưa giao hàng cho khách theođúng quy định Điều này có thể gây mất uy tín cho bạn hàng khó tính
* Anocimex cũng chưa đầu tư quan tâm đến đối tượng là những khách hàng nhỏ lẻ
- Đối thủ tiềm năng.
Bên cạnh công ty Anocimex,Thành Lợi cũng là một đối thủ tiềm năng Là một công
ty cũng mới được thành lập như Trường Giang nhưng tiềm lực của họ cũng tương đốimạnh Đội ngũ công nhân viên đông đảo, cơ sở vật chất được đầu tư với hệ thống nhàxưởng, máy móc thiết bị nhập từ nước ngoài Sản phẩm của họ cũng rất đa dạng vớinhiều chủng loại khác nhau Thị trường chủ yếu của Thành Lợi cũng là Châu Âu, Mỹ tuynhiên họ cũng hướng tới những thị trường khác, tiềm năng hơn Trong tương lai ThànhLợi chắc còn có thể vươn xa hơn nữa
- Khách hàng
Khách hàng là thị trường của Công ty đồng thời khách hàng cũng là một trongnhững lực lượng, yếu tố quan trọng nhất chi phối mang tính quyết định tới các hoạt độngMarketing của Công ty Khách hàng chủ yếu của TG là khách hàng nước ngoài Kháchhàng nước ngoài của Công ty bao gồm: các nhà trung gian, người tiêu dùng Khách hàngtập trung ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, là những khách hàng từ lâu đã ưa chuộng và tindùng sản phẩm của Công ty
+ Môi trường vĩ mô
Môi trường Marketing vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn Nótác động đến quyết định Marketing của các Công ty trong toàn nghành, thậm chí trongtoàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả các lực lượng thuộc môitrường Marketing vi mô
- Môi trường kinh tế
* Môi trường quốc tế
Trên khắp thế giới khoa học, công nghệ phát triển, quan hệ quốc tế biến động sâusắc Nhiều cơ hội cho các Công ty, DN có thể làm ăn, kinh doanh, đầu tư hoặc tham giavào các mối liên kết sản xuất kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia
* Môi trường trong nước
Việt Nam qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế phát triển nhanh luôn nằm trong nhữngnước có mức độ tăng trưởng nhanh ở Châu Á, với mức tăng trung bình hàng năm khoảng7,5% trong những năm gần đây chỉ đứng sau Trung Quốc Thêm vào đó là thu nhập bìnhquân đầu người tăng đều và mạnh, dân số đông, thị trường còn tương đối sơ khai so vớithế giới Cộng với những chính sách đẩy nhanh lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế bằngchứng là VN đã gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, đồng thời mở cửa thịtrường thông qua các hiệp định song phương, đa phương, liên kết kinh tế khu vực bằngcách là gia nhập ASEAN, ký hiệp định ưu đãi thuế quan, lộ trình gia nhập APTA Điềunày tạo điều kiện thuận lợi cho những Công ty chủ yếu xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài
Trang 17như Công ty CP Trường Giang có cơ hội đẩy manh phát triển xuất khẩu hơn nữa màkhông phải chịu những rào cản như trước kia.
* Các nhân tố về pháp luật và quản lý nhà nước
Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, trong những năm qua nhà nước
ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết củaNhà nước theo định hướng XHCN Nhà nước đã đẩy mạnh xây dựng, đổi mới các luật vàpháp luật về luật đầu tư trong nước và nước ngoài tại VN, luật DN…tạo ra môi trườngpháp lý thông thoáng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Đối với các DN,vừa và nhỏ chính phủ có những ưu đãi, chính sách khuyến khích như tạo điều kiện chocác DN đựơc tập trung vào các khu công nghiêp, các khu chế xuất, được giảm thuế DN,Công ty CP Trường Giang cũng thuộc những DN nhỏ nên cũng được hưởng những chế
độ trên của Nhà nước
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, được coi là một trong những loại mặt hàngxuất khẩu chủ lực của nước ta và trong tương lai mặt hàng này vẫn tiếp tục nằm trong topdẫn đầu về các mặt hàng xuất khẩu, và được nhà nước chú trọng đầu tư Các công ty kinhdoanh đồ thủ công mỹ nghệ nói chung và TG nói riêng càng có cơ hội phát triển hơn nữa
Đối với thị trường nước ngoài, họ rất ưa chuộng những sản phẩm được làm tinh xảo
và mang đậm những nét truyền thống Đặc biệt là những người Phương Tây, nơi mànhững đồ đựơc làm thủ công hầu như rất ít
* Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ
Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, công nghệ cũng không ngừng phát triển
để không bị lạc hậu, công nghệ tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năngcạnh tranh của Công ty đó là: Chất lượng và chi phí Nó đòi hỏi Công ty cần phải cónhững yếu tố đảm bảo như: trình độ năng lực phải phù hợp, đủ năng lực tổ chức Công ty
TG đã áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất điều đó có thể được thấy
rõ thông qua việc Công ty đã tiến hành mua những loại máy tiên tiến phục vụ cho quátrình sản xuất Tuy nhiên có một điều bất cập là lao động của Công ty chủ yếu là laođộng phổ thông cho nên trình độ còn thấp chưa đáp ứng được các điều kiện để vận hànhtốt các loại máy móc trên
* Các yếu tố về tự nhiên
Đặc trưng của khí hậu nước ta là nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều nên cũng ảnh hưởngkhông nhỏ tới quá trình bảo quản nguồn NVL của Công ty Do các nguyên liệu chính đểsản xuất ra sản phẩm là tre, nứa, những loại vật liệu dễ bị ẩm mốc, hư hỏng
2.2.2 Chiến lược Marketing - mix
+Chính sách sản phẩm
Trong các chính sách Marketing thì chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò quan trọngnhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty Chỉ khi nào hìnhthành được chính sách sản phẩm công ty mới có phương hướng đầu tư nghiên cứu, thiết
kế, sản xuất và thực hiện tốt những chính sách khác như: Giá cả, phân phối, xúc tiến bán.Nếu một công ty xây dựng được một chính sách sản phẩm đúng đắn sẽ giúp cho công ty
Trang 18thực hiện được các mục tiêu của mình như mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu an toàn trongkinh doanh.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua công ty không ngừng đẩy mạnhviệc phát triển sản phẩm không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng Ban lãnh đạo công
ty cũng quan tâm tới việc nâng cao cho sản phẩm của mình về mẫu mã, kiểu dáng Sảnphẩm của công ty rất đa dạng, bao gồm các loại sản phẩm như: đĩa, bát, thìa, chậu, bàn,ghế…Trong mỗi loại sản phẩm đó là gồm nhiều chủng loại khác nhau Ví dụ như khi sảnxuất đĩa thì công ty không chỉ sản xuất một loại đĩa mà nó bao gồm: đĩa to, đĩa nhỏ , đĩatrung bình Trong mỗi chủng loại đó thì có những kiểu dáng khác nhau, đó có thể là đĩahình tròn, hình vuông hay đĩa hình chiếc lá và một số kiểu dáng vô cùng bắt mắt khác.Thêm vào đó là khi phun sơn sản phẩm với những màu sắc khác nhau cũng tạo cho cácsản phẩm những sự khác biệt riêng Do đặc thù là sản phẩm mỹ nghệ cho nên các sảnphẩm của công ty có những yếu tố văn hoá đặc trưng, dưới bàn tay khéo léo của nhữngngười thợ, nghệ nhân sản phẩm của công ty đã được biết đến rất nhiều nơi trên thế giới.Tất cả sản phẩm của công ty trước khi xuất khẩu đều được kiểm tra, đóng gói rất kỹcàng và cẩn thận để tránh hư hỏng làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm
+ Định hướng thị trường của công ty
Công ty không sản xuất các mặt hàng cho thị trường trong nước mà chủ yếu xuấtkhẩu ra thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu Đây là thị trường lâu năm của công ty và cũngrất ổn định Hàng năm các thị trường này đặt hàng tại công ty với khối lượng rất lớn vớidoanh thu tương đối cao từ thị trường này và trong những năm tiếp theo công ty vẫn chútrọng đến thị trường Mỹ, Châu Âu vì tại thị trường này tiềm năng tiêu thụ các mặt hàngnày vẫn còn rất cao Công ty quan tâm đến thị trường này là vì dịch vụ, và các hệ thốngcửa hàng, siêu thị, cửa hàng ăn uống…phát triển rất nhanh Đặc biệt là các dịch vụ ănuống rất cần những hộp, đĩa tiện lợi để đựng thức ăn nhanh Công ty đã có những chínhsách đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá tại các thị trường mục tiêu
Có thể nói công ty đã áp dụng những chiến lược trong Marketing đó là chiến lượcduy trì chủng loại nhằm duy trì những sản phẩm đang đem lại nguồn lợi cao và đang làthế mạnh của công ty Bên cạnh đó công ty cũng áp dụng chiến lược phát triển chủng loại
và phát triển chủng loại, chiến lược này nhằm cải tiến và thay thế những sản phẩm khôngcòn đem lại hiệu quả và mẫu mã, kiểu dáng không còn đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng
+Chính sách giá
Sản phẩm của công ty là những hàng thủ công mỹ nghệ Nguyên liệu chính để làmnên những sản phẩm này là: tre, nứa Một lợi thế của công ty là có xây dựng xưởng sảnxuất tại nơi dồi dào về nguyên liệu nên có thể chủ động được nguồn nguyên liệu hơn nữatiền thuê nhân công tại địa phương lại rất rẻ Tất cả những nhân tố đó tạo nên giá cả sảnphẩm của công ty là tương đối rẻ Điều này giúp cho công ty có những thuận lợi khi cạnhtranh với những công ty khác, những công ty cùng sản suất những sản phẩm như Công ty
cổ phần mỹ nghệ Trường Giang
Công ty áp dụng phương pháp định giá dựa vào chi phí mà cụ thể hơn là phương
pháp “ cộng lãi vào giá thành” Công thức xác định giá cộng lãi và giá thành ( chi phí )
là:
Giá dự kiến = Giá thành sản phẩm + Lãi dự kiến
Trong đó lãi dự kiến tính theo giá thành đơn vị sản phẩm
Chi phí ĐV = Chi phí biến đổi + Chi phí cố định
Số ĐVSP
Trang 19Hình 2.1 Sơ đồ phân phối sản phẩm
+Đặc điểm của các nhà trung gian
Các công ty trung gian đảm nhận việc quảng bá sản phẩm cũng như đưa sản phẩmxâm nhập vào thị trường Mỹ Các công ty này sau khi đã được công ty giao hàng họ sẽlấy danh của công ty họ để bán các sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ nghệ TrườngGiang Sản phẩm của Công ty được in logo, nhãn mác của các Công ty trung gian này
Số tiền mà họ bán được thực chất là bao nhiêu công ty Trường Giang cũng không thể biết
rõ chính xác được Thường thì những các công ty này được công ty Trường Giang tínnhiệm và uỷ nhiệm trên cơ sở làm ăn lâu năm Có những sản phẩm ở công ty khi xuấtcho họ giá chỉ khoảng 200.000 VNĐ nhưng khi họ bán vào thị trường Mỹ hoặc Châu Âugiá có thể tăng lên gấp 5 lần khoảng 1000.000 VNĐ một sản phẩm Số tiền mà mìnhnhận được cao hay thấp là do công ty trung gian trả
+Chính sách xúc tiến bán hàng
Xúc tiến bán hàng cũng là một khâu rất quan trọng trong công tác Marketing củamột doanh nghiệp Hiện nay các công ty đã và đang áp dụng rất nhiều các chính sách đểcông việc bán hàng được phát triển Những phương pháp được sử dụng nhiều nhất vẫnlà: Quảng cáo, khuyến mãi…Công ty Trường Giang cũng đã sử dụng một trong nhữngphương pháp đó để đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với công chúng đó là sử dụngphương pháp nhiều người cho rằng đã cũ nhưng không hề cũ chút nào Công ty sử dụngphương pháp quảng cáo, cùng với sự phát triển của công nghệ sự lan trưyền rất nhanhcủa interner hàng ngày có hàng triệu người truy cập, nắm bắt được điều đó công ty đãquảng cáo các sản phẩm của mình trên mạng, kết quả thu được cũng tương đối khả quanrất nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước đã biết đến công ty, càng ngày càng cónhiều những đơn đặt hàng từ những nơi cách đất nước ta hàng nửa vòng trái đất cũngbiết đến công ty
Còn một cách mà công ty đã sử dụng như một cách Marketing rất hiệu quả đó làcông ty đã dựa vào danh tiếng của làng nghề truyền thống chạm, khắc La Xuyên Nếunhư chúng ta tìm một thương hiệu nào đó thường thì chúng ta để ý đến xuất xứ của nónhư rượu Làng Vân, gồm Bát Tràng… thì nói đến La Xuyên thì rất nhiều người biết đến.Cho nên công ty đã dùng triệt để danh tiếng của làng nghề truyền thống và sử dụng trên
Công ty CP Trường Giang
Các Công
ty trung gian
Khách hàng Mỹ, Châu Âu
Trang 20các bao bì sản phẩm Xây dựng cho công ty trên cơ sở của làng nghề là công ty đã xâydựng cho mình một thương hiệu mạnh.
Quan hệ công chúng: Công ty đặc biệt chú trọng đến tâm lý khách hàng, thườngxuyên điều tra xem khách hàng của mình muốn gì và họ cần gì thêm Đồng thời công tycũng có những chính sách dành cho khách hàng ví dụ như khi khách hàng ở xa trong quátrình vận chuyển xảy ra hỏng hóc hoặc trong quá trình gia công sản phẩm do những sự cốkhông mong muốn mà chưa hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn thì công ty sẽ giảm một
số tiền cho khách hàng
+Công tác thu thập thông tin Marketing
Vì mới được thành lập cho nên công ty chưa có điều kiện cũng như đủ nguồn nhânlực để thực hiện những cuộc thu thập thông tin lớn tuy nhiên công ty cũng đã thực hiệnmột số cuộc điều tra về bản thân doanh nghiệp như mức tiền lương và đời sống của côngnhân
Đồng thời công ty cũng đã tìm hiểu những thông tin về đối thủ của mình Khi điềutra công ty đã tìm hiểu rất kỹ những thông tin về đối thủ như:
Khách hàng chính của đối thủ là ai?
Họ thường đến từ đâu?
Những sản phẩm mà khách hàng hay đặt đối thủ của mình là gì?
Những điều khách hàng còn chưa hài lòng về công ty đối thủ
Thị trường chính và thị trường mục tiêu
Sản phẩm đem lại nguồn thu lớn nhất
Mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm
Chế độ đãi ngộ đối với nhân viên và công nhân
Hệ thống nhà xưởng , nhà kho
Máy móc, thiết bị được đầu tư như thế nào?
Qua những cuộc điều tra công ty đã tiếp tục phát huy những điểm mạnh sẵn có và hạnchế hoặc loại bỏ những điểm yếu
Chuyên đề 2:Công tác quản lý Vật liệu dụng cụ
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, cần phải cung cấp đủnguyên, vật liệu cho công ty Cung cấp đầy đủ NVL cho sản xuất được thể hiện ở cácmặt chính như: đảm bảo đầy đủ về số lượng, mặt hàng, quy cách từng loại NVL theo yêucầu kế hoạch sản xuất đã được lâp
-NVL được chia thành ba loại:
NVL chính: Là bộ phận chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm Ví dụ: sợi trongcông nghiệp, quặng sắt trong công nghiệp luyện kim đen
Vật liêụ phụ: Là bộ phận dùng kết hợp NVL chính làm tăng thêm chất lượng hoặc
vẻ đẹp cho sản phẩm, hay tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được thuận lợi Trongcông nghiệp, vật liệu phụ bao gồm: sơn, thuốc nhuộm, dầu mỡ…
Nhiên liệu: Là bộ phận đặc biệt của NVL được dùng cho quá trình sản xuất nănglượng như: than, dầu mỏ, hơi đốt…
- Nhiệm vụ cụ thể của thống kê NVL
Trang 21Nghiên cứu tình hình nhập, dữ trữ, nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho qúa trình sảnxuất của DN, các hoạt động liên tục.
Nghiên cứu tình hình sử dụng NVL trong quá trình sản xuất sản phẩm
-Ý nghĩa của việc thống kê tình hình sử dụng NVL trong quá trình sản xuất
Trước hết cung cấp kịp thời và đầy đủ về số lượng và chất lượng các loại NVL làđiều kiện đảm bảo cho quá trình tái sản xuẩt không bị gián đoạn
Thứ 2, trong sản xuất, việc sử dụng tiết kiệm NVL sẽ làm giảm chi phí lao động vậthóa trong sản phẩm và là một yếu tố làm giảm giá thành
Thứ 3, sử dụng tiết kiệm NVL là điều kiện để lao động sống được phát huy trongsản xuất, làm tăng năng suất lao động và tăng tích luỹ cho công ty
Quản lý CCDC, NVL là một công tác rất quan trọng, vì vậy trong qúa trình thực tập tạicông ty Trường Giang em đã nghiên cứu sau về chuyên đề này Dưới đây là nhữngnghiên cứu cụ thể của em
2.3 Kế hoạch cung ứng và dữ trữ NVL, CCDC của Công ty CP Trường Giang2.3.1 Nhu cầu NVL dụng cụ cần dùng năm kế hoạch
Hàng năm công ty lập kế hoạch dữ trữ nguồn NVL, lập kế hoạch để dự phòngtrường hợp khan hiếm nguồn nguyên liệu và cũng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công
ty Tuy nhiên số lượng dữ trữ cũng có thể thay đổi tuỳ theo vào số lượng sản phẩm màcông ty làm theo các đơn đặt hàng