Họ nhà Gấu Gấu trúc lớn Gấu trúc lớn hay gấu mèo lớn Trung Quốc (Ailuropoda melanoleuca, tên này nghĩa là "con vật chân mèo màu đen pha trắng") là một loài thú hiện nay được phân loại trong họ Gấu (Ursidae), có nguồn gốc ở miền trung Trung Quốc. Tên tiếng Hán của nó là đại hùng miêu (大熊猫). Dưới đây gọi tắt là gấu trúc. Gấu trúc sống trong các khu vực miền núi, như Tứ Xuyên và Tây Tạng. Gấu trúc là biểu tượng của WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên). Nửa cuối thế kỷ 20, gấu trúc cũng đã trở thành biểu trưng quốc gia của Trung Quốc, và hiện nay được sử dụng trong các đồng tiền vàng Trung Quốc. Mặc dù được xếp vào bộ Ăn thịt (Carnivora), thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật. Chúng ăn các cành non và lá cây, sống chủ yếu trên các cây tre, trúc. Ngoài ra chúng cũng ăn trứng và một số loài côn trùng. Những thức ăn này là nguồn cung cấp protein. Gấu trúc sinh sản kém và tỉ lệ chết của con non rất cao. Chúng lớn chậm và trưởng thành muộn khi đã 5 đến 7 năm tuổi. Mùa sinh sản từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5. Trong thời kỳ này có thể có từ 2 đến 5 con đực cạnh tranh một con cái; chỉ có con đực thắng cuộc mới giành được con cái. Khi giao phối, con cái cúi đầu thấp xuống và con đực trèo lên từ phía sau. Thời gian giao hợp ngắn, dao động trong khoảng từ 0,5 đến 5 phút, nhưng con đực có thể giao hợp nhiều lần để đảm bảo việc thụ thai thành công. Thời gian giao phối cũng là thời gian ầm ĩ do các tiếng kêu rên của cả hai con. Trong nhiều năm việc phân loại gấu trúc đã là vấn đề gây tranh cãi do cả gấu trúc và họ hàng xa của nó là gấu trúc đỏ (còn gọi là gấu mèo nhỏ) có cùng những đặc trưng của cả gấu và gấu mèo Mỹ. Tuy nhiên, các thử nghiệm gen cho thấy gấu trúc là một loài gấu thực thụ và là một phần của họ Ursidae. Họ hàng gần nhất của nó là gấu bốn mắt ở Nam Mỹ. Sự không nhất trí chỉ còn lại là việc xếp nó vào họ Gấu (Ursidae), họ Gấu mèo Mỹ (Procyonidae) hay một họ riêng gọi là họ Ailuridae. Gấu trúc là loài đang gặp nguy hiểm do khu vực sinh sống bị thu hẹp và tỷ lệ sinh sản rất thấp, kể cả trong tự nhiên lẫn trong tình trạng giam cầm. Khoảng 1.600 con được coi là còn sống trong tự nhiên. Gấu trúc có chân không bình thường, với "ngón cái" và 5 ngón ; "ngón cái" thực tế là xương cổ chân biến hóa. Stephen Jay Gould đã viết một bài tiểu luận về điều này, sau đó sử dụng tiêu đề The Panda's Thumb (Ngón cái của gấu trúc) cho cuốn sách tập hợp các bài tiểu luận này. Gấu trúc lần đầu tiên được biết đến ở phương Tây vào năm 1869 nhờ nhà thám hiểm người Pháp Armand David. Gấu trúc nổi tiếng trong cộng đồng là nhờ sự dễ thương giống như của trẻ con làm cho nó giống với một con gấu nhồi bông sống. Một yếu tố khác nữa là chúng thông thường chỉ ăn lá tre, lá trúc một cách hòa bình chứ không phải là những kẻ săn mồi cũng bổ sung thêm hình ảnh của một con gấu dễ thương. Việc cho thuê gấu trúc cho các vườn thú ở Mỹ và Nhật Bản tạo thành một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thập niên 1970 vì nó đánh dấu những sự trao đổi văn hóa lần đầu tiên giữa Trung Quốc và phương Tây. Tuy nhiên vào năm 1984, gấu trúc đã không còn được sử dụng vào mục đích ngoại giao nữa. Thay vì điều này, Trung Quốc chỉ đồng ý cho các quốc gia khác thuê gấu trúc trong vòng 10 năm. Mức phí cho mượn lên tới US$ 1.000.000 trên năm và một điều khoản là bất kỳ con gấu trúc nào mới ra đời trong thời gian cho thuê đều thuộc tài sản của Trung Quốc. Năm 1998 một đạo luật được đưa ra bởi WWF khuyến khích Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ yêu cầu các vườn thú Mỹ theo đuổi việc nhập khẩu gấu trúc để đảm bảo rằng một nửa mức phí vẫn trả cho Trung Quốc sẽ được đưa vào các cố gắng bảo tồn gấu trúc hoang dã và môi trường sống của chúng trước khi cục này cho phép nhập khẩu gấu trúc. Gấu ngựa Gấu ngựa (Ursus thibetanus hay Ursus tibetanus), còn được biết đến với tên gọi Gấu đen Tây Tạng, Gấu đen Himalaya, hay gấu đen châu Á, là loài gấu kích thước trung bình, vuốt sắc, màu đen với hình chữ "V" đặc trưng màu trắng hay kem trên ngực. Loài gấu này có quan hệ họ hàng rất gần với gấu đen Mỹ, người ta tin rằng chúng có chung nguồn gốc tổ tiên ở châu Âu. Phân bố Gấu ngựa có khu vực sinh sống trải rộng từ đông sang tây châu Á. Chúng có thể tìm thấy trong các cánh rừng của những khu vực đồi núi ở Đông Á và Nam Á, bao gồm Afghanistan, Pakistan, bắc Ấn Độ, Nepal, Sikkim, Bhutan, Myanma, đông bắc Trung Quốc, Đài Loan hay Nhật Bản. Chúng có thể sống trong những khu vực lên tới cao độ 3.000 m (9.900 ft), cũng như ở những vùng đất thấp. Ở một vài khu vực, chúng chia sẻ nơi sinh sống với gấu nâu (Ursus arctos) là loài to hơn và khỏe hơn. Tuy nhiên, gấu ngựa có ưu thế trước kẻ cạnh tranh: khả năng leo trèo giỏi của nó giúp nó lấy được hoa quả và các loại hạt trên cây. Nó cũng chia sẻ nơi sinh sống với gấu trúc Trung Quốc, ví dụ ở khu bảo tồn Wolong, Trung Quốc, là nơi chúng sống rất ít. Nòi gấu ngựa tìm thấy ở Đài Loan là nòi gấu đen Đài Loan. Cá điểm Gấu ngựa dài khoảng 1,30 - 1,90 m. Con đực cân nặng khoảng 110 - 150 kg và con cái là khoảng 65 - 90 kg. Tuổi thọ khoảng 25 năm. Gấu ngựa là loài ăn tạp, chúng ăn các loại thức ăn như hoa quả, quả mọng, cỏ, hạt, quả hạch, động vật thân mềm, mật ong và thịt (cá, chim, động vật gặm nhấm cũng như các động vật có vú nhỏ hay xác súc vật). Gấu ngựa là loài ăn thịt nhiều hơn anh em của nó là gấu đen Mỹ; tuy nhiên thịt chỉ là một phần nhỏ trong khẩu phần của chúng. Gấu ngựa còn được biết đến như là những con thú rất hung hăng đối với con người (hơn nhiều so với gấu đen Mỹ); có rất nhiều ghi chép về các cuộc tấn công gây thương vong của gấu ngựa. Điều này có lẽ chủ yếu là do gấu ngựa sống gần với con người và tấn công khi nó bị giật mình. Gấu ngựa được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) như là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa. Chúng bị đe dọa chủ yếu là do phá rừng và mất chỗ sinh sống. Gấu ngựa cũng bị giết bởi nông dân vì mối đe dọa của chúng đối với gia súc, gia cầm và chúng cũng không được yêu thích do tập tính hay bóc vỏ cây của chúng làm giảm giá trị của cây trồng. Một vấn đề khác mà gấu ngựa phải đối mặt là chúng thông thường hay bị săn để lấy mật, là chất được sử dụng trong y học Trung Hoa. Do Trung Quốc cấm việc săn bắt gấu ngựa từ những năm 1980, mật gấu được cung cấp tới tay người tiêu dùng bởi các trại nuôi gấu đặc biệt, ở đó gấu bị nuôi nhốt trong chuồng và mật gấu bị rút theo định kỳ bằng cách hút mật theo các ống kim tiêm sau khi gấu bị gây mê. Những người ủng hộ cho việc này cho rằng nếu không có các trang trại như vậy thì do nhu cầu về mật gấu là cao nên việc săn bắn trộm sẽ gia tăng và càng làm cho loài gấu vốn đã gặp nguy hiểm lại càng thêm nguy hiểm trong họa diệt chủng. Những người phê phán thì cho rằng việc này là độc ác và vô nhân đạo, hay mật gấu tổng hợp (axít ursodeoxycholic), cũng có hiệu quả y học như mật gấu thật và trên thực tế là rẻ tiền hơn nhiều. Gấu nâu Gấu nâu (Ursus arctos) là một loài gấu có thể nặng tới 130–700 kg (300–1.500 pao). Gấu xám, Gấu Kodiak và Gấu nâu Mexico là những nòi Bắc Mỹ của gấu nâu. Trong tiếng Anh còn gọi chúng là bruin. Gấu nâu có lông màu từ vàng hoe, nâu, đen hay tổ hợp của chúng; những chiếc lông dài bên ngoài thông thường pha trộn với màu trắng hay bạc, tạo ra ánh màu "nâu xám". Gấu nâu có u bướu to là cơ trên vai chúng, nó tạo ra sức mạnh cho các chân trước để dào bới. Đầu của chúng lớn và tròn với thiết diện mặt là lõm. Mặc dù có kích thước nặng nề, chúng có thể chạy tới 64 km/h (40 mph). Đã từng phổ biến ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ, [1] gấu nâu hiện nay đã bị tuyệt chủng ở một số nơi và suy giảm về số lượng ở những khu vực khác. Chúng thích sống trong những khu vực tương đối thoáng, thông thường là miền núi. Gấu nâu sống phổ biến hiện nay từ miền đông Alaska từ Yukon và Lãnh thổ Tây Bắc, về phía nam xuyên từ British Columbia cho đến nửa phía tây của Alberta. Các quần thể cô lập sống tại tây bắc Washington, bắc Idaho, tây Montana và tây bắc Wyoming. Nòi gấu xám (U. arctos horribilis) là gấu nâu phổ biến của Bắc Mỹ lục địa; nòi gấu Kodiak (U. arctos middendorffi) bao gồm gấu nâu trên các đảo Kodiak, Afognak và Shuyak thuộc Alaska. Nòi gấu xám Mexico (U. arctos nelsoni) sinh sống tại miền bắc Mexico. Ước tính có khoảng 200.000 gấu nâu trên thế giới. Quần thể lớn nhất nằm ở Nga, khoảng 120.000 con, Mỹ khoảng 32.500 con và Canada khoảng 21.750 con. 95% của quần thể gấu nâu Mỹ nằm ở Alaska. Ở châu Âu, có khoảng 14.000 con trong 10 quần thể riêng rẽ, sống từ Tây Ban Nha tới Nga. Gấu nâu là loài động vật ăn đêm là chủ yếu và về mùa hè chúng tích tới 180 kg (400 pao) mỡ, số mỡ này sẽ được tiêu thụ dần trong mùa đông khi chúng ngủ đông. Mặc dù chống không thực sự là ngủ đông do có thể thức dậy dễ dàng, chúng thích chui vào các chỗ được bảo vệ như hang, hốc hay chỗ lõm sâu để tránh thời tiết lạnh giá của các tháng mùa đông. Là động vật ăn tạp, chúng ăn rất nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, bao gồm quả mọng, rễ cây và chồi cây; nấm; cá, côn trùng hay các động vật có vú loại nhỏ. Gấu nâu ăn chủ yếu là thực vật, chiếm tới 75% năng lượng từ thức ăn của chúng. Một điều thú vị là chúng ăn rất nhiều nhậy trong mùa hè—đôi khi nhiều tới 20.000 - 40.000 trên ngày—và có thể cung cấp tới 1/3 năng lượng cho chúng. Gấu nâu cũng đôi khi là những kẻ ăn trộm thức ăn của hổ, chó sói và báo sư tử. Người ta đã tìm thấy 2 con hổ đực bị giết chết bởi gấu nâu trong năm 2000. Thông thường chúng là các động vật sống cô độc, nhưng gấu nâu tụ tập thành bầy dọc theo các con sông và suối trong mùa cá hồi sinh đẻ. Cứ mỗi năm gấu cái lại sinh được từ 1 - 4 gấu con, chúng chỉ nặng khoảng 1 pao (454 g) khi mới sinh. Tình trạng pháp lý Gấu xám được liệt kê là bị đe dọa trong phạm vi nước Mỹ. Gấu vàng đã biến mất khỏi bang California năm 1922 khi con cuối cùng bị bắn hạ ở hạt Tulare, California. Nó có thể nhìn thấy trên lá cờ của bang California và như là con vật đem lại may mắn cho đội thể thao của trường Tổng hợp Berkeley, California. Gấu xám Mexico được liệt kê là loài đang trong tình trạng khẩn cấp. Gấu xám cũng được liệt kê tương tự trong danh sách của bang Washington. Ở Canada, nó được liệt kê như là dễ bị tổn thương ở Alberta, British Columbia, Lãnh thổ Tây Bắc và Yukon. Quần thể đồng cỏ của gấu xám được liệt kê như là tuyệt chủng ở Alberta, Manitoba và Saskatchewan. Va chạm với gấu nâu Rất hiếm khi gấu nâu giết chết hay gây thương tích cho con người, nhưng đã có một số trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ở khu vực Scandinavia trong 100 năm gần đây có 3 trường hợp bị giết chết bởi gấu nâu. Các vụ tấn công xảy ra khi gấu bị thương hay đang nuôi con. Ngoài ra, có thể các loài gấu khác, chẳng hạn gấu trắng Bắc Cực đã tấn công khi chúng đi kiếm thức ăn. Gấu nâu có thể giết chết người chỉ bằng một cú tát của nó. Dự án nghiên cứu gấu Scandinavia liệt kê các tình huống sau như là những mối nguy hiểm tiềm ẩn: 1. Gặp con gấu đang bị thương 2. Đột ngột xuất hiện giữa con mẹ và các con gấu con 3. Gặp gấu trong hang của nó 4. Gặp gấu bị khiêu khích bởi các con chó Nếu có việc phải đi trong rừng thì luôn nhớ cầm theo chuông vì thông thường gấu sẽ tránh con người. Nếu gặp chúng, hãy bình tĩnh và đi chậm theo hướng ngược lại với nó, tuyệt đối không nên bỏ chạy vì điều này kích thích gấu tấn công. Quan trọng là không được đe dọa nó hay kêu la. Nếu bị gấu tấn công và không có đường tẩu thoát, hãy nhớ bảo vệ tốt nhất cho đầu mình. . thấy gấu trúc là một loài gấu thực thụ và là một phần của họ Ursidae. Họ hàng gần nhất của nó là gấu bốn mắt ở Nam Mỹ. Sự không nhất trí chỉ còn lại là việc xếp nó vào họ Gấu (Ursidae), họ Gấu. năm việc phân loại gấu trúc đã là vấn đề gây tranh cãi do cả gấu trúc và họ hàng xa của nó là gấu trúc đỏ (còn gọi là gấu mèo nhỏ) có cùng những đặc trưng của cả gấu và gấu mèo Mỹ. Tuy nhiên,. Họ nhà Gấu Gấu trúc lớn Gấu trúc lớn hay gấu mèo lớn Trung Quốc (Ailuropoda melanoleuca, tên này nghĩa là "con