1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Mã giao tiếp mới

7 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Tích lũy kinh nghiệm giao tiếp MỘT NGƯỜI CƯƠNG QUYẾT Một người cương quyết thì bao giờ cũng thắng bởi vì hầu hết mọi người đều hay do dự. Cương quyết là một ý muốn nhất định, phải hành động, phải làm việc sau khi đã suy nghĩ chín chắn. Tính cương quyết là sự tự tin, ngay thẳng và cố sức chịu đựng để thành đạt kết quả. Sự cương quyết sẽ bảo vệ ta vững chắc, đem lại cho ta sức mạnh tấn công đáng sợ. HÃY NÓI VỚI HỌC SINH CỦA BẠN Bài tập nào mà các em làm và tin là đúng thì làm vào vở. Bài nào làm mà không biết chắc có đúng hay không hoặc làm mà không ra đáp số thì ghi vào cuốn vở nháp một cách rõ ràng. Khi thầy kiểm tra, thầy sẽ kiểm tra cả vở bài tập lẫn vở nháp. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THẦY CÔ GIÁO CẦN LƯU Ý KHI GIAO TIẾP VỚI HỌC SINH. Nếu thầy cô giáo chỉ đe nẹt học sinh, xử phạt cả những khuyết điểm nhỏ nhất thì học sinh chỉ sợ khi có mặt thầy cô, sau lưng thầy cô sự việc sẽ khác. Trong mọi trường hợp G/v hãy tỏ ra dịu dàng, bình tĩnh, điềm đạm, phân tích có lý, có tình bằng tất cả lòng yêu thương của mình lúc đó mới giáo dục được học sinh, tập thể học sinh có nhiều khuyết điểm. HỌC SINH MUỐN GÌ Ở GIÁO VIÊN? - Không hiền quá. - Không khắt khe quá. - Không quá dễ dãi, mềm yếu, nhu nhược ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Mỗi tiết dạy nên tự coi là một tiết thao giảng Sau khi dạy xong tổng kết rút kinh nghiệm Thực hiện kiểm tra bài cũ một cách hết sức nghiêm túc Không gợi ý cho học sinh trước khi học sinh chưa suy nghĩ tìm ra cách chứng minh TÂM LÝ HỌC TRÒ + Không thích người khác răn dạy + Không thích hành vi của chúng bị đem ra phê phán, tranh luận MÃ GIAO TIẾP MỚI Cả hai phía phải nhớ tôn trọng nhau. Hiểu biết rồi mới khuyên nhủ, răn dạy Trẻ mà nghĩ ít khi bị quở trách. Khi trẻ mà bị quở trách chúng ta hiểu rằng nó đã rất đau xót. Hãy xem trẻ xúc động điều gì? Muốn vậy phải: + Nhìn nó + Nghe nó + Kết hợp kinh nghiệm cảm xúc của riêng mình. Lúc đó ta sẽ trả lời nó như là nó nhận thức. Cảm xúc mạnh mẽ sẽ không biến mất khi ta cấm đoán Cảm xúc mạnh mẽ sẽ trở nên đỡ căng thẳng và bớt mãnh liệt khi gặp được sự đồng cảm và thấu hiểu. VÀI NGUYÊN TẮC TRÒ CHUYỆN Từ sự kiện đến quan hệ Từ sự kiện đến tình cảm Từ cái chung đến cái riêng + Con học hình học chẳng ra sao ( em nói) - Hình học là môn không dễ - Tôi tin rằng em đã làm tất cả những gì có thể ( ta trả lời) + Khi học sinh tuyên bố trước tôi về sự ngu dốt của mình thì không nên an ủi và thuyết phục mà nên hỏi lại : Em nghĩ thế thật à! Có lẽ em đã quá lo lắng. + Em sợ rằng nói điều gì không đúng các bạn sẽ cười em. Hãy làm cho trẻ nhìn thấy những tình cảm của chúng được phản ánh trong những lời nói của ta. PHÊ BÌNH VÀ KHEN NGỢI Khen ai, khen cái gì? Đánh giá và khen ngợi chỉ có thể đối với hành vi và công việc của đứa trẻ chứ không phải đối với bản thân em. Chính vì thế lời khen ngợi phải hướng vào công việc và hành động của trẻ. Do đó phải xây dựng những lời nhận xét sao cho trẻ tự mình rút ra những kết luận bổ ích về bản thân và về những năng lực của mình. Ví dụ : Cảm ơn em vì em đã ( việc làm) nhận xét kết quả. Phê bình như thế nào? Có hai loại phê bình: Phê bình xây dựng Phê bình phá hoại Phê bình xây dựng là ở chỗ chỉ ra cần phải làm thế nào việc cần làm Hãy thông cảm với sự vô ý của trẻ Nêu hậu quả của sự vô ý ( tôi thấy), giúp các em khắc phục hậu quả này. NHIẾC MÓC! ĐIỀU GÌ ẨN SAU NÓ? Chúng ta cần phải hiểu rằng: Khi ta gọi một em bé là vụng về, là ngốc nghếch, là không đẹp. Sẽ có chuyện gì xảy ra với em? Em sẽ : Đau khổ, sẽ tức giận, sẽ căm thù và muốn báo thù. Cùng với những điều đó, trong em sẽ xuất hiện: mặc cảm tội lỗi, mặc cảm đó sẽ làm các em lo lắng! Lưu ý : Khi chúng ta nhắc đi nhắc lại với em là em ngốc. Rốt cuộc em cũng sẽ tin. Khi đó trước mặt mọi người em sẽ không tin khả năng riêng của mình nữa và nghĩ rằng làm như vậy sẽ tránh được những so sánh không hay và thoát được sự chế diễu. Em sẽ vui mừng khi người ta để cho em được yên. LÀM GÌ KHI TA TỨC GIẬN. Hãy gìm nó lại. gìm như người mò ngọc trai nín hơi ở đướ nước càng lâu càng hay. Lưu ý trên thực tế: Nếu như trong giây phút cần thiết mà không nổi giận thì đứa trẻ sẽ nghĩ rằng chúng ta làm ngơ trước hành động của nó! CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HÒA BÌNH VÀ YÊN ỔN Hành động của đứa trẻ có thể làm cho ta nổi giận Ta có quyền nổi giận Khi ta bộc lộ cơn giận không nễnucs phậm đến nhân cách và cá tính của trẻ Bộc lộ cơn giận theo ba bước: - Nói to thành tiếng tình cảm của mình ( Rất không bằng lòng, nổi giận rồi đó) - Mức độ tăng hơn ( Bực lắm, rất giận, giận điên lên) - Làm rõ nguyên nhân ( Tại sao giận) Phản ứng đối với sự kiện ( vứt) Không nên đặt điều kiện Không nên nói thẳng ra rằng: Nếu em hoàn thành được điều mong muốn ( hoặc không làm những điều cấm đoán) thì nó sẽ được thưởng vì hành động tốt. Lưu ý: Những phần thưởng bất ngờ mới tốt. HỨA HẸN LÀ ĐIỀU KIÊNG KỴ Khi ta buộc phải củng cố lời nói của mình bằng những hứa hẹn để nhấn mạnh tính chất quan trọng của chúng. Như vậy thì chúng ta đã tựa như thừa nhận rằng tất cả những gì ta nói ra nếu không có lời hứa thì chúng không có giá trị gì hết. Không cần phải yêu cầu người khác hứa với ta điều gì. Bởi vì khi trẻ em hứa hẹn “ bằng lời của người khác” khác nào nó ghi biên lai thanh toán cho nhà hàng mà không có tài khoản ở đó. Lưu ý : Những lời quở trách của ta là những đợt tấn công, khiêu khích sự phản công. Lúc đó trẻ em không muốn hiểu nữa và nghĩ ngợi cách trả thù như thế nào. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ DỐI TRÁ Vì rằng không nên nói ra sự thật Có thể bị đòn nếu nói ra sự thật Nếu nói dối sẽ lợi hơn (Có khi còn được thưởng, có khi rất thích khi mình nói dối) Lưu ý: Phải sẵn sàng nghe các em nói hết. Đôi khi cả những sự thật cay đắng. Nếu trách phạt các em vì nói sự thật, chúng sẽ nói dối do cảm giác tự vệ. Không nên khiêu khích sự dối trá khi cha mẹ tiến hành các cuộc thẩm vấn. Đặc biệt nếu như các em biết rằng mọi thứ đã được biết từ trước. Trẻ em không thích những câu hỏi cạm bẫy, những câu hỏi mà trả lời chúng là một sự dối trá vụng về hoặc là thú nhận một cách bắt buộc những tội lỗi đã gây ra. Cần phải trả lời bằng lời lẽ và việc làm phản ánh chân thực tình trạng sự vật. Nếu như biết trước câu trả lời thì đừng đặt câu hỏi. Nếu ta đang nói chuyện có người cắt ngang thì ta : Dừng lại sau đó nói: Tôi muốn kết thúc câu chuyện của tôi trước đã su đó bạn ( anh, chị) sẽ nói. Những câu hỏi là dấu hiệu của sự tò mò Những nhận xét là dấu hiệu của sự đồng cảm Chỉ có thể chiến thắng khi đoạt được lòng tin cậy của trẻ. Tránh những lời nói và những lời nhận xét lám cho học sinh khó chịu, căm thù: Như thóa mạ, chửi rủa, tiên đoán, đe dọa, buộc tội, thị uy quyền lực Bài tập về nhà phải phù hợp với năng lực học sinh, khi đó mới tự em làm được. Sự giúp đỡ trực tiếp chỉ làm cho học sinh tin rằng bản thân em hoàn toàn bất lực. Có một số em thích gặm bút, làm xù tóc lên, lắc lư trên ghế, gõ bàn trong khi làm bài. Cái đó giúp đỡ các em. Khi ta cấm các em làm điều đó các em đánh mất sự tự tin ( làm việc sẽ chậm chap) Không nên làm các em bị gián đoạn bài làm bằng những câu hỏi, những yêu cầu, nếu như những cái đó không khẩn thiết. Giúp đỡ người khác một cách có chọn lọc, nhưng với tinh thần đồng cảm hoàn toàn, phải làm cho em hiểu rằng em là một cá nhân tồn tại cách biệt với cha mẹ và em phải tự chịu trách nhiệm về những thành công và thất bại của mình. NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA NHÀ SƯ PHẠM: Chiếm được sự kính trọng và tin cậy của học sinh. Nếu chúng ta hoàn toàn đồng ý với một yêu cầu nào đó của học sinh thì có thể nhấn mạnh tính độc lập của em như một cá nhân “Nếu như em muốn thế, hãy cứ làm như em đã nghĩ” Sự cấm đoán cần được đặt ra sao cho khi thực hiện không đụng chạm đến sự tự trọng của học sinh cũng như của chính mình. Ba khu vực màu: Xanh ( Khuyến khích) Vàng ( được trong các trường hợp) đặc biệt: trong trạng thái căng thẳng tinh thần như : Rủi ro, chuyển chỗ ở, chia ly với bạn bè, cái chết của ai đó trong gia đìnhhoj hàng thân thuộc, cha mẹ ly hôn. Làm cho các em hiểu rằng sự dung thứ này chỉ là do tính ngoại lệ của tình hình. Màu đỏ ( Cấm) Cấm như thế nào? Cần phải xác định các điều cấm sao cho đứa bé hiểu biết rành mạch. 1. không được phép làm điều gì. 2. Cái gì có thể thay cho hành vi bị cấm 3. Phải khẳng định dứt khoát “ Không được làm chuyện đó – Đây là lời cuối cùng. Tôi nói nghiêm túc” Cần phải nói ra những điều cấm sao cho không động chạm đến lòng tự trọng của đứa trẻ, không làm cho em thấy đau khổ, không được thóa mạ trẻ, không được khiêu khích dẫn em đến phản ứng tiêu cực mạnh mẽ. Có thể xác định điều cấm theo nhiều cách. C 1 : Thừa nhận rằng một ước muốn nào đó hoàn toàn có thể náy sinh ở em : “ Tôi hiểu rằng em rất muốn . . . . .” C 2 : Xác định rõ ràng sự cấm đoán : “ Tôi không thể cho phép . . . . . được” C 3 : Chỉ ra cách nào đó có thể thực hiện được mộtn phần nào đó mong muốn của em “ Khi em trở thành người lớn thì em sẽ ngày ngày làm cho ( ước muốn của em) KỶ LUẬT NHƯ THẾ NÀO? Không nên “Trấn áp” chức năng hoạt động của cơ thể trẻ em Nên nhớ: Trẻ em dơn giản cần phải nhảy, chạy, nhảy cẫng, cọ quậy tại chõ . . . . . Khi nào trẻ em phục tùng kỷ luật? Khi kỷ luật không xúc phạm đến nó. Khi em vi phạm kỷ luật do vô ý, sẽ xuất hiện cảm giác- sợ hãi phải trả giá đối với hành động đã làm thì chúng ta không nên làm tăng cảm giác sợ hãi bằng những giải thích dài dòng- làm như vậy chỉ tăng thêm tính nhu nhược. Hãy để cho hôm nay mọi chuyện tốt đẹp- lời chúc khi chia tay. Chúng ta vào ? giờ sẽ gặp lại nhau. “ Chúc mừng thành công của em” Tất nhiên em muốn . . . . . nhưngchúng ta đã thỏa thuận thống nhât ( Có công thì thưởng , vi phạm bị kỷ luật) Khi cần thiết phải đi xa cần viết lại một mẩu thư nhỏ CẢM GIÁC TỘI LỖI VÀ SỰ SỢ HÃI .Nếu em vi phạm điều cấm cần phải cảnh cáo nó mắc lỗi. Nếu thường xuyên trách mắng nó sẽ cảm thấy tội lỗi và sự lo lắng tương đối lớn so với mức cần thiết. Để tránh điều này cần phải xem lỗi lầm của các em như là người thợ máy xem xét những lầm lỗi của chiếc xe ô tô ( Nguyên nhân dẫn đến sai lầm) Em cảm giác là em đúng. Tôi hiểu quan điểm của em nhưng không tán đồng nó. Tôi có ý kiến khác ( Việc làm . . . . . . không đơn giản, chẳng dễ lắm) HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC Hiệu quả công việc của các em không nên đòi hỏi ngay lập tức. Tính hiệu quả là kẻ thù của tính trẻ thơ và làm kiệt quệ sức lực dự trữ, giết chết hứng thú trong công việc. NHỮNG ĐIỀU GIÁO VIÊN BỘ MÔN CẦN NẮM nhằm NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ LÊN LỚP. Trong khâu kiểm tra bài cũ Đối với học sinh kém: Cần phải tạo không khí đặc biệt thiện chí, hạ thấp nhịp độ hỏi, cho học sinh chuẩn bị lâu hơn. Có thể chiếu câu hỏi trước đề nghị học sinh trả lời theo dàn bài., chỉ dẫn học sinh đi lấy cái này cái kia. Lập kế hoạch cho cá nhân thanh toán các lỗ hổng kiến thức và kỹ năng. Nội dung: Thời gian thực hiện Các câu kiểm tra phải trả lời. Cần ra ít bài tập nhưng dạng tổng hợp. Khi học sinh nhầm lẫn thầy trò phải thông cảm lẫn nhau, khích lệ học sinh vượt qua khó khăn trong học tập. Tọa đàm kiểm tra, xác định rõ lỗ hổng của học sinh. Giáo viên nắm kiến thức một cách vững vàng tới mức có thể giảng giải một cách dễ dàng đơn giản cho học sinh. Nắm vững các thông tin về học sinh xem các em có khó khăn gì trong việc lĩnh hội tri thức Tìm phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của học sinh. Tìm hiểu học sinh sau khi giảng xong một bài nhất là khi chấm bài kiểm tra. Với nghệ thuật sư phạm giáo viên có thể dùng ít lời mà học sinh vẫn lĩnh hội được tốt. Nghệ thuật tác động bằng ánh mắt, ngôn ngữ, dáng điệu. Giáo dục đạo đức nêu gương về lòng yêu quý con người. Nhận xét nghiêm túc về những học sinh có thái độ gian dối trong học tập, khích lệ các trường hợp giúp đỡ bạn trong học tập. Kỷ luật giờ giấc: Chấm chữa bài chu đáo, trả bài đúng hạn, khen thưởng những học sinh có bài làm cẩn thận, chu đáo. Phê bình những trường hợp cẩu thả. . Không thích hành vi của chúng bị đem ra phê phán, tranh luận MÃ GIAO TIẾP MỚI Cả hai phía phải nhớ tôn trọng nhau. Hiểu biết rồi mới khuyên nhủ, răn dạy Trẻ mà nghĩ ít khi bị quở trách. Khi trẻ. kiểm tra, thầy sẽ kiểm tra cả vở bài tập lẫn vở nháp. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THẦY CÔ GIÁO CẦN LƯU Ý KHI GIAO TIẾP VỚI HỌC SINH. Nếu thầy cô giáo chỉ đe nẹt học sinh, xử phạt cả những khuyết điểm nhỏ nhất. lúc đó mới giáo dục được học sinh, tập thể học sinh có nhiều khuyết điểm. HỌC SINH MUỐN GÌ Ở GIÁO VIÊN? - Không hiền quá. - Không khắt khe quá. - Không quá dễ dãi, mềm yếu, nhu nhược ĐỔI MỚI PHƯƠNG

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w