1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam khi gia nhập wto

105 679 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

1 LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh chúng ta đang tiến rất gần đến cánh cửa WTO, vấn đề chuẩn bị cạnh tranh để hội nhập và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là hết sức cấp thiết đặc biệt là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

KHI GIA NHẬP WTO

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thuỳ Dương

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Hoàng Xuân Bình

HÀ NỘI, THÁNG 11/2006

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO 3

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 3

1 Cạnh tranh 3

Khái niệm cạnh tranh 3

Tác động của cạnh tranh 3

2 Năng lực cạnh tranh 6

Khái niệm năng lực cạnh tranh 6

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

II TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 12 1 Vài nét khái quát về thị trường viễn thông Việt Nam 12

2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường viễn thông 14

III LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 18

1 Giai đoạn 2001-2005 18

2 Giai đoạn 2006-2010 20

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) 22

I KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) 1 Quá trình hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 22

2 Mô hình tổ chức của VNPT 24

3 Nhiệm vụ và mục tiêu của VNPT 25

Nhiệm vụ 25

Mục tiêu 27

II THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT 28

1 Hiệu quả kinh doanh 28

Trang 3

2 Phân tích NLCT một số dịch vụ viễn thông chủ chốt của VNPT 31

Dịch vụ thoại cố định 31

Dịch vụ thoại di động 33

Dịch vụ thoại VoIP 38

Dịch vụ Internet 39

3 Thương hiệu 44

4 Khả năng tiếp cận và khai thác các nguồn lực 46

Nguồn nhân lực 46

Trình độ công nghệ 51

Quản lý, sử dụng vốn đầu tư 52

5 Khả năng liên doanh liên kết của VNPT 53

III CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VNPT KHI GIA NHẬP WTO 56

1 Cơ hội 56

2 Thách thức 57

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT KHI GIA NHẬP WTO 59

I KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 59

1 Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển viễn thông ở Ấn Độ 59

2 Kinh nghiệm về phát triển công nghệ thông tin và chính sách viễn thông của Nhật Bản 63

3 Một số nhận xét rút ra từ các bài học kinh nghiệm về phát triển viễn thông có thể vận dụng vào Việt Nam 65

II GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ 66

1 Quyết tâm thực hiện các chiến lược đã đề ra 66

2 Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về BCVT & CNTT 67

3 Nâng cao năng lực 68

4 Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước 69

Vốn huy động trong nước 69

Trang 4

Vốn huy động ngoài nước 69

5 Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 69

6 Phát triển thị trường BCVT & CNTT và nội dung thông tin 70

7 Phát triển nguồn nhân lực cho BCVT & CNTT 71

8 Giải pháp nghiên cứu triển khai 71

III GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 72

1 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông 72

Nâng cao chất lượng phục vụ của dịch vụ viễn thông 72

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ đúng mục tiêu 73

Xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng 75

2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống giá cước 78

3 Giải pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ 79

4 Giải pháp về tài chính 82

5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 83

6 Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế 84

KẾT LUẬN 86

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh chúng ta đang tiến rất gần đến cánh cửa WTO, vấn đề chuẩn bị cạnh tranh để hội nhập và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là hết sức cấp thiết đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông – một lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành nhà nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân dân đồng thời là một lĩnh vực kinh doanh có lãi Khi gia nhập WTO, chính sách bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ, thị trường trong nước sẽ xuất hiện yếu tố cạnh tranh nước ngoài dẫn tới cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông sẽ trở nên gay gắt hơn Do đó, việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực

tiễn

Dịch vụ viễn thông là loại hình dịch vụ rất đa dạng và phong phú và do khuôn khổ hạn chế nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài không thể nghiên cứu tất cả các vấn để liên quan tới các dịch vụ viễn thông mà tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh một số dịch vụ viễn thông quan trọng của VNPT

từ năm 2000 đến nay và triển vọng đến năm 2010

Đề tài phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp đánh giá dựa trên

yếu tố cung và cầu; bao gồm các chỉ số như doanh thu, cước phí, thị phần, chất lượng dịch vụ, tình hình tăng trưởng và phát triển của Tập đoàn Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích để xử lý các số liệu, những

Trang 6

2

chỉ số so sánh quốc tế, bao gồm phân tích và so sánh chính sách, hoạt động, cước phí, chất lượng và công nghệ cũng như phân tích chỉ số công nghệ thông tin viễn thông, chỉ số mức độ chuẩn thiết bị hệ thống mạng

Bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và bối cảnh thị trường viễn

thông Việt Nam trước khi gia nhập WTO

- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông Việt Nam

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu

chính Viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO

Cuối cùng, để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn những kiến thức quý báu mà các thầy cô ở trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt Khoa Kinh tế Ngoại Thương đã truyền thụ cho em Bên cạnh đó, em cũng xin được cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Xuân Bình – Giáo viên hướng dẫn, đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này Đây là một nội dung nghiên cứu mới không tránh khỏi cách nhìn chủ quan và chắc chắn còn thiếu sót, em mong muốn và trân trọng những ý kiến của các thầy

cô và bạn bè để hoàn thiện bản luận văn này./

Hà Nội, tháng 11/2006

Trang 7

Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu và phổ biến trong nền kinh tế thị trường Một mặt cạnh tranh giúp các doanh nghiệp phát triển bởi để tồn tại thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Mặt khác, cạnh tranh cũng đem lại lợi ích cho người tiêu dùng do họ có cơ hội được tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao, giá cả thấp và họ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn Cạnh tranh, do đó là động lực để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế

Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho phát triển

Vậy cạnh tranh là gì? Cạnh tranh chính là quá trình ghanh đua giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực và những ưu thế về sản phẩm hay khách hàng về phía mình để đạt được lợi ích tối đa, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển

Tác động của cạnh tranh

Cạnh tranh chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường, nó có những tác động tích cực nhất định đến thị trường: thứ nhất cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh

Trang 8

4

giữa cung và cầu, thứ hai là cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu; thứ ba cạnh tranh khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; thứ tư là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và thứ năm là thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp, các nhà sản

xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh với mục tiêu trước tiên và sau cùng là tối đa hoá lợi nhuận Nhưng người tiêu dùng có quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những thứ mà họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất Như vậy cạnh tranh buộc các nhà sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục với giá cả, buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất, công nghệ phù hợp nhất

Đối với nền kinh tế xã hội: cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế,

nâng cao năng suất lao động xã hội Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án

sản xuất có chi phí thấp nhất Đó cũng chính là quy luật: Cạnh tranh là động lực,

là bàn tay vô hình của thị trường (Adam Smith) Vì vậy, cạnh tranh tạo sự đổi

mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên vốn ngày càng

bị hạn chế Ngoài ra, cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hài hoà, hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội

Thực tế đã cho thấy nhờ có cạnh tranh lành mạnh nên thị trường viễn thông Việt Nam thực sự sôi động Thị phần một số loại viễn thông và Internet

Trang 9

5

của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng cao, chiếm 55,5% số thuê bao Internet, 25% tổng số thuê bao điện thoại và 60% lưu lượng dịch vụ điện thoại quốc tế Công nghệ mới đã được các doanh nghiệp chú trọng triển khai, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú như: dịch vụ điện thoại giá rẻ trả

trước (1717), điện thoại vô tuyến nội thị Cityphone, ADSL, MMS (Multimedia Message Service – Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện), Mega VNN, điện thoại

Internet, WIIFI@Vnn đã giúp cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn và ngày càng có nhiều tiện ích hơn Giá cước viễn thông quốc tế và điện thoại di động đã liên tục giảm do thực hiện lộ trình giảm cước viễn thông của Chính phủ và cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ Ngoài ra, các nhà cung cấp còn tăng cường các dịch vụ tiện ích và không ngừng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũng đã góp phần gia tăng số thuê bao điện thoại và nâng cao hiệu quả sử dụng

Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ mang lại những tác động tích cực mà nó còn đem lại cả những tác động tiêu cực Điều này được thể hiện ngay trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: vì mục đích tồn tại và phát triển, nhiều khi các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua các lợi ích của xã hội, cộng đồng Cạnh tranh cũng là quy luật đào thải: doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì sẽ tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào yếu kém thì sẽ phá sản và không còn chỗ đứng trên thị trường Quy luật khắc nghiệt này của cạnh tranh đã dẫn tới việc để đảm bảo lợi ích sống còn của mình, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp thậm chí cả những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để đạt được mục đích đó; và điều này tất yếu làm nảy sinh những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp, và các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị huỷ hoại… Chính

vì vậy, để đảm bảo cho môi trường cạnh tranh luôn lành mạnh và phát huy được

Trang 10

6

những tác động tích cực của nó, Nhà nước cần tạo ra một môi trường hành lang pháp lý phù hợp và ổn định để các doanh nghiệp có thể phát huy được khả năng cạnh tranh của mình đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực của cạnh tranh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế

2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh

Để hiểu đầy đủ nội hàm của khái niệm năng lực cạnh tranh thì cần phải tiếp cận ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô Ở cấp độ vĩ mô có năng lực cạnh tranh quốc gia, ở cấp độ vi mô có năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp và của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng nâng cao mức sống một cách

nhanh chóng và bền vững, tức là đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định, được

đo lường bằng mức độ thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người qua các năm Theo cách tiếp cận này thì trình độ và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tất cả những gì mà doanh

nghiệp có thể sử dụng để cạnh tranh trong việc thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp Năng lực của doanh nghiệp không phải chỉ là những yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy được như công nghệ sử dụng trong cung cấp dịch vụ, dây truyền sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhân viên… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn có cả những yếu

tố vô hình nữa Các yếu tố vô hình này có thể là dịch vụ khách hàng, thái độ của đội ngũ bán hàng, khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp sau mỗi lần giao dịch… Chẳng hạn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Trang 11

7

không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ chuyển phát nhanh EMS (Express Mail Service), dịch vụ thoại,… mà còn cung cấp cả kinh nghiệm kinh doanh, cung cấp cả uy tín của công ty, cung cấp cả đội ngũ bán hàng đầy kinh nghiệm… Năng lực cạnh tranh của VNPT là kinh nghiệm kinh doanh, uy tín với khách hàng, vị trí địa lý, thương hiệu sản phẩm dịch vụ, mạng lưới, con người, công nghệ, thị phần,…

Năng lực cạnh tranh của hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường

trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt và tính hơn hẳn của nó so với các hàng hoá dịch vụ khác về định tính và định lượng như: chất lượng hàng hoá dịch vụ, kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá, môi trường thương mại, mức độ giao dịch

và uy tín của hàng hoá dịch vụ trên thị trường, sự ổn định về môi trường kinh tế

vĩ mô cũng như các chính sách thương mại và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành

và giá cả sản xuất Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường rất quan trọng vì nó đảm bảo cho hàng hoá dịch vụ có thể chiếm lĩnh khách hàng của các hàng hoá và dịch vụ hiện có trên thị trường Nếu giá cả, chất lượng và chủng loại hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp có ưu thế hơn thì thị trường sẽ có nhu cầu về hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp đó và hàng hoá dịch

vụ họ sẽ được tiêu thụ tốt hơn so với hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiêp khác

Cạnh tranh giữa các hàng hoá dịch vụ trên thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường

cụ thể trong một thời gian nhất định

Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia có mối quan hệ hữu cơ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh

Trang 12

8

của hàng hoá dịch vụ bởi những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như uy tín doanh nghiệp, nguồn vốn, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân lực, năng lực quản lý và lãnh đạo… có tác động trực tiếp đến giá cả, chất lượng mẫu mã… của hàng hoá dịch vụ Đồng thời sự đua tranh giữa những người sản xuất, nhà cung cấp trong nước và quốc tế để chiếm ưu thế bằng cách đổi mới và ứng dụng công nghệ mới và trình độ chuyên môn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của hàng hoá dịch vụ Ngược lại, năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm

có chất lượng tốt, giá cả hợp lý trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ chiếm ưu thế hơn những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất kém hiệu quả hơn do dó sẽ có cơ hội tiêu thụ được nhiều hàng hoá dịch vụ hơn các doanh nghiệp khác

Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Một quốc gia hay một nền kinh tế nếu có khả năng cạnh tranh tốt thì sẽ giúp các doanh nghiệp tạo dựng được một năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới Nói cách khác, năng lực cạnh tranh quốc gia là nguồn hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ngược lại, khi các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì sẽ góp phần vào nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó, nó góp phần

vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất là khả năng duy trì và mở rộng thị phần Có ý kiến cho rằng, thị

phần biểu hiện rõ nét nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, trên

Trang 13

9

thực tế, trong một thời kỳ cụ thể thì thị phần của doanh nghiệp chủ yếu thể hiện

vị thế của doanh nghiệp hơn là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó Để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dưới góc độ là dựa vào thị phần thì cần nghiên cứu sự biến đổi của thị phần trong các thời kỳ khác nhau

Thứ hai là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Thông thường, hiệu

quả kinh doanh được xác định bằng cách tính toán cần một lượng đầu vào là bao nhiêu để sản xuất ra một lượng đầu ra cho trước Người ta còn gọi tiêu chí này là năng suất Khi doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, năng suất càng cao thì cần càng ít đầu vào để sản xuất ra một mức đầu ra cho trước, do đó, chi phí càng thấp Nói cách khác, khi đó doanh nghiệp có lợi thế về chi phí thấp so với đối thủ cạnh tranh

Thứ ba là khả năng đổi mới của doanh nghiệp Đổi mới bao gồm sự cải

tiến hoặc sáng tạo mới các sản phẩm, quá trình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý

và sản xuất - kinh doanh và các chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện Do đó, đổi mới thể hiện tính linh hoạt và năng động của doanh nghiệp thích ứng với các điều kiện môi trường kinh doanh, nếu thành công thì doanh nghiệp

sẽ tạo cho mình những điểm độc đáo mà doanh nghiệp khác không có và làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao hơn

Thứ tư là năng lực cạnh tranh của sản phẩm Để đánh giá xem một sản

phẩm có năng lực cạnh tranh hay không cần dựa trên nhiều yếu tố xong trước hết phải dựa vào chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm Chất lượng sản phẩm không chỉ được thể hiện khi sản phẩm được đưa vào sử dụng mà còn thể hiện ở ngay trong các khâu tạo ra sản phẩm đó Khi các khâu tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng thì sẽ nâng cao hiệu quả, giảm tỷ lệ sai hỏng, giảm thời gian sửa chữa, khắc phục… Đối với sản phẩm - dịch vụ Bưu chính Viễn thông thì điều này đặc

Trang 14

10

biệt quan trọng bởi vì đây là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt, quá trình sản xuất

và tiêu dùng là một, do đó nếu khâu sản xuất không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến chất lượng của sản phẩm – dịch vụ và hơn nữa là cùng lúc có thể gây ảnh hưởng cho nhiều khách hàng Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn được thể hiện ở giá cả sản phẩm, uy tín sản phẩm và một

số yếu tố khác nữa Ngoài ra, tính đa dạng của sản phẩm – dịch vụ cũng góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm Sản phẩm – dịch vụ càng đa dạng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng cao

Thứ năm là khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trình kinh doanh Tiêu chí này được nhìn nhận trên các khía cạnh

sau:

- Khả năng tiếp cận và xử lý các nguồn thông tin hữu ích phục vụ quá trình

ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiều loại thông tin mà doanh nghiệp cần: thông tin về khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, thông tin về công nghệ mới, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về hành lang pháp lý… Doanh nghiệp cần luôn cập nhật với các thông tin này để đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác

- Khả năng tiếp cận, tuyển dụng và sử dụng được các nguồn lực có trình độ bên ngoài thị trường đặc biệt của đối thủ cạnh tranh

- Khả năng tiếp cận các nguồn lực vật chất và sử dụng với hiệu suất cao Doanh nghiệp nào có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh trong việc tiếp cận với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào có chất lượng và giá cả hợp lý thì không những giúp giảm giá thành sản phẩm mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 15

11

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính được thể hiện thông qua quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động các nguồn tài chính bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ các mục tiêu kinh doanh, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp

Thứ sáu là khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế Nhu cầu liên kết là một xu hướng tất yếu của một doanh

nghiệp khi doanh nghiệp đã lớn mạnh ở một mức độ nhất định và muốn tăng khả năng cạnh tranh Nếu doanh nghiệp không có hoặc có ít khả năng liên kết với các doanh nghiệp khác thì không những doanh nghiệp đó đánh mất cơ hội của chính mình mà còn có thể chịu những đe doạ lớn hơn từ các đối thủ cạnh tranh

Thứ bảy là thương hiệu của doanh nghiệp Công nghệ hiện đại, chất lượng

dịch vụ, giá cả có thể là những vũ khí sắc bén của doanh nghiệp, nhưng một chiến lựơc thương hiệu hoàn chỉnh sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và

hỗ trợ doanh nghiệp trở nên hơn hẳn so với những đối thủ còn lại Nếu có một hình ảnh đủ hấp dẫn và khác biệt doanh nghiệp có thể gọi nó là một thương hiệu mạnh Một cái tên hay một biểu trưng quen thuộc không đủ để tạo thành một thương hiệu mạnh Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là việc lôi kéo nhận thức và mong muốn của khách hàng về mình, mà nó còn là việc tạo lập một hệ thống bao gồm sự kết hợp giữa sự cam kết và thiết lập hình tượng trong nhận thức khách hàng cùng với việc chuyển tải và thực hiện sự cam kết đó Như

vậy có thể định nghĩa thương hiệu là một hình ảnh độc đáo và rõ nét trong nhận thức của khách hàng, hay đem đến cho họ những lợi ích đặc biệt khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ được sản xuất/cung cấp bởi một công ty Ví dụ, hình ảnh về

chuyến du lịch đến Paris thường được mang theo hình ảnh một kỳ nghỉ lãng

Trang 16

12

mạn Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng một thương hiệu sẽ chỉ thật sự là thương hiệu khi nó tồn tại ở mọi nơi xung quanh người tiêu dùng, chứ không phải trong suy nghĩ của họ Trong môi trường cạnh tranh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh Đó là lý do tại sao một chiến lược thương hiệu tốt đóng vai trò là đường hướng giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch đạt được những lợi thế hơn hẳn đối thủ cạnh tranh dưới mắt người tiêu dùng Và hầu như sự ưa chuộng chỉ có thể đạt được nhờ yếu tố khác biệt hoá, mang lại cho khách hàng những lợi ích mà đối thủ doanh nghiệp không làm được Bằng việc khác biệt hoá, doanh nghiệp đã đem đến cho khách hàng những lý do để có thể quyết định mua hàng của doanh nghiệp nhiều hơn

VIỄN THÔNG VIỆT NAM

1 Vài nét khái quát về thị trường Viễn thông Việt Nam

Hiện nay, thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông và CNTT trong đó có 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động là VNPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Saigon Telecom, S-Fone và 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet Tính đến nay, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam đạt khoảng 20,44 triệu, tương ứng với mật độ khoảng 24,42 máy/100 dân Trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang quản lý và khai thác trên 15,2 triệu thuê bao điện thoại, chiếm gần 94% thị phần Việt Nam; sản lượng điện thoại quốc tế đạt trên 61% thị phần Với thị phần như hiện nay thì VNPT đang là nhà khai thác các dịch vụ viễn thông lớn nhất trong cả nước Hai mạng di động MobiFone và Vinaphone của VNPT chiếm thị phần lớn nhất với trên 8 triệu khách hàng, còn lại thuộc về

Trang 17

13

Viettel Mobile, S-Fone và EVN Telecom Tổng cụng ty Viễn thụng Quõn đội (Viettel) là một gương mặt mới nhưng đến nay, Viettel đó đạt trờn 4.5 triệu thuờ bao, chiếm 13,5% thị phần trờn thị trường viễn thụng Việt Nam Viettel đang là nhà cung cấp dịch vụ viễn thụng đứng thứ hai Sự tăng nhanh của mật độ điện thoại là nhờ cú sự bựng nổ của cỏc mạng di động Trong 5 năm qua, khi tốc độ phỏt triển bỡnh quõn của thụng tin di động thế giới đạt 34-35%/năm; Chõu ỏ - Thỏi Bỡnh Dương – khu vực phỏt triển kinh tế năng động nhất đạt 39,5%, thỡ ở Việt Nam, tốc độ phỏt triển thụng tin di động đó cao gấp đụi so với mức trung bỡnh thế giới, đạt 60-65%/năm Sự ứng dụng nhanh cỏc cụng nghệ mới, sự tăng trưởng kinh tế và mức sống nhõn dõn, tiến trỡnh mở cửa cạnh tranh, lộ trỡnh giảm cước… là những yếu tố thỳc đẩy sự phỏt triển ngoạn mục đú tại Việt Nam Về số lượng, tớnh đến hết thỏng 6/2006, tổng số thuờ bao di động tại Việt Nam đạt trờn 11.8 triệu, tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2003 Theo thống kờ, trong năm nay, Việt Nam sẽ cú gần 14 triệu thuờ bao di động, và đến cuối năm 2010, con số này

sẽ lờn từ 36 đến 45 triệu thuờ bao

4.6

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

Mức tăng

tr-ởng

biểu đồ mức tăng tr-ởng thuê bao điện thoại

(Đơn vị: triệu thuê bao )

Trang 18

2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường Viễn thông

Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự mở cửa thị trường của Đảng và Nhà nước thì trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông

đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, qua

đó tạo ra những thay đổi mang tính đột phá về chính sách giá cước và chi phí tiếp cận dịch vụ

Xét trên thị trường dịch vụ thoại cố định: Có thể nói hiện nay so với các

dịch vụ viễn thông khác thì dịch vụ điện thoại cố định đang là dịch vụ ít cạnh tranh nhất trên thị trường viễn thông Trên thực tế có thể thấy, mặc dù nhu cầu

sử dụng điện thoại cố định hiện vẫn rất lớn, chưa có dấu hiệu bão hoà nhưng nhiều doanh nghiệp không mặn mà cung cấp Hiện trên thị trường có 4 doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định là VNPT, Viettel, SPT và EVN Telecom nhưng trên thực tế chỉ có 3 doanh nghiệp là VNPT, Viettel và SPT triển khai dịch vụ điện thoại cố định, còn EVN Telecom triển khai dịch vụ vô tuyến

cố định Trong số 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định trên thì cũng chỉ có VNPT và Viettel phát triển dịch vụ điện thoại cố định trên phạm vi

Trang 19

Trước hết là cuộc cạnh tranh về giá cả đã diễn ra ngày càng quyết liệt và

đi liền với nó là hàng loạt các chương trình khuyến mãi Từ đầu năm 2006 đến nay, thị trường thông tin di động Việt Nam luôn sôi động Các nhà cung cấp dịch

vụ liên tục tung ra các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng Khởi

đầu cho cuộc cạnh tranh về giá cước đó là khi S-Fone giới thiệu dịch vụ Forever

với đặc tính ưu việt hơn hẳn các dịch vụ trả trước khác, không giới hạn thời hạn gọi và thời hạn nghe, đã tạo ra nét mới trên thị trường thông tin di động và giúp cho mạng di động CDMA (Code Division Mutiple Access) này gia tăng đáng kể lượng thuê bao Chỉ cần 100.000 đồng tài khoản và kích hoạt 1 cuộc gọi, khách hàng có thể nhận cuộc gọi không hạn chế thời gian, miễn là tài khoản còn tiền, đồng thời mạng này cũng đưa ra một cách tính cước mới rất hấp dẫn đối với thuê bao trả trước chỉ với 270 đồng/ block 6 giây Cuộc đua khuyến mại giữa các mạng di động dường như trở nên gấp gáp hơn Đầu tháng 3, Vinaphone và Mobiphone đã đồng loạt tổ chức các chương trình khuyến mại từ 1/3 đến 31/3, cho phép các thuê bao trả trước mới nhân đôi tài khoản khi hoà mạng Hơn thế, Vinaphone còn tặng thêm 10% giá trị thẻ nạp cho các thuê bao nạp thêm tiền vào tài khoản, Mobiphone cũng khuyến mãi mang tính giảm cước cho khách hàng bằng cách nhân đôi tài khoản cho các bộ kit 75.000 đồng, tặng thêm 30% giá trị thẻ nạp đối với 3 thẻ nạp tiền tiếp theo Vừa kết thúc chương trình này,

MobiFone đã chuyển ngay sang chương trình “Cả nhà đều vui”, kéo dài trong

suốt tháng 4/2006, với nội dung khuyến mại giảm 10% cước cuộc gọi tới các

Trang 20

16

thành viên trong nhóm có cùng hộ khẩu gia đình Không chịu thua kém, Viettel Mobile tung ra chương trình khuyến mại “Những số 6 may mắn” bắt đầu từ 26/3 đến 26/5 với mức khuyến mãi tuyên bố là lớn nhất từ trước đến nay Theo đó, các thuê bao trả sau mới ngoài việc được giảm 60% cước hoà mạng, còn được miễn phí 6 tháng cước thuê bao Các thuê bao trả trước mới được tặng 60% giá trị bộ hoà mạng và tặng thêm 25% giá trị của 6 thẻ nạp tiền tiếp theo Ngoài ra, Viettel Mobile còn tổ chức bốc thăm trúng thưởng với 6 chiếc Innova J mỗi chiếc trị giá 430 triệu đồng cho tất cả các thuê bao mới

Song hành cùng với cuộc cạnh tranh về giá là cuộc cạnh tranh về các dịch

vụ gia tăng, tuy nhiên cuộc cạnh tranh này lại không dữ dội như cuộc cạnh tranh

về giá cước Điều này thể hiện rõ thông qua việc các doanh nghiệp tỏ ra không mấy gấp gáp khi tung ra các dịch vụ giá trị gia tăng Trong khi MobiFone và

Vinaphone đã công bố cung cấp dịch vụ mATM – Mobile ATM (thuê bao nếu có

tài khoản tại ngân hàng ACB có thể dùng điện thoại di động để nạp tiền điện thoại, rút tiền không cần qua máy ATM, chuyển tiền,…) thì Viettel Mobile mới chính thức công bố cung cấp dịch vụ GPRS và nhắn tin MMS tại Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh giúp thuê bao có thể tải hình ảnh màu, ảnh động, nhạc chuông đa

âm về điện thoại di động, truy cập Internet, đọc e-mail, gửi và nhận tin nhắn đa phương tiện… Bước đi này được cho là khá muộn so với hai mạng di động của VNPT Còn S-Fone thì cho biết đến ngày 1/9/2006 mới hoàn tất việc lắp đặt 24 trạm dành cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

Như vậy có thể thấy, cạnh tranh trên thị trường viễn thông lâu nay chủ yếu

là cạnh tranh bằng giá, mà chưa phải là bằng chất lượng và cách thức phục vụ Với dịch vụ viễn thông mà cạnh tranh chủ yếu bằng giá, bằng khuyến mãi là điều không nên vì đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bất ổn trên thị trường này

Trang 21

17

Theo các chuyên gia viễn thông thì việc tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm cước sẽ hạn chế phần nào các thuê bao rời mạng và chạy sang nhà cung cấp khác Nhưng các chuyên gia này cũng cho biết nếu khách hàng đã sử dụng mạng di động từ 6 tháng trở lên thì khả năng rời mạng của khách hàng này là rất

ít Thêm vào đó, hiện tất cả các mạng điện thoại di động đều tính cước theo block 6s+1 Với phương thức tính cước đã gần tối ưu và giá cước cũng gần giá sàn như hiện nay, theo dự đoán trong thời gian tới, thay cho chiến lược cạnh tranh về giá, các mạng di động sẽ phải chọn con đường cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các gói cước Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhà cung cấp là phải làm sao để khách hàng thấy yên tâm về chất lượng dịch vụ Đấy mới chính là biện pháp lâu dài và hiệu quả giúp nhà cung cấp “giữ chân” khách hàng và phát triển thuê bao

Xét trên thị trường dịch vụ thoại cố định giá rẻ hay điện thoại qua giao

thức Internet (VoIP): là dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP (Voice over Internet Protocol)

Đến thời điểm này (2006), đã có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế Doanh nghiệp được phép thử nghiệm dịch

vụ VoIP đầu tiên tại Việt Nam là Công ty điện tử Viễn thông quân đội (Viettel)

đã mở được tại 36 tỉnh, thành với mã gọi 178 vào tháng 10/2001 Cũng trong năm 2001, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã chính thức đưa vào cung cấp dịch vụ đường dài giá rẻ VoIP với mã gọi 171, Công ty

cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) cũng đã triển khai tới 26 tỉnh, thành với mã gọi 177 Năm 2004, thêm ba doanh nghiệp mới chính thức cung cấp dịch vụ là Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) mã gọi 179 tại

25 tỉnh, thành; Công ty Viễn thông Hàng hải (Vishipel) mã gọi 175 là 8 tỉnh,

Trang 22

và đặc biệt chủ yếu tập trung vào các thị trường lớn Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của các chuyên gia, ngoài những phương thức cạnh tranh lành mạnh như áp dụng mức cước thấp, khâu tiếp thị và chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VoIP tốt, hiện đã có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong cuộc chạy đua giành thị phần, thể hiện ở các hoạt động tiếp thị, sử dụng quảng cáo bằng hình thức so sánh trực tiếp, không kể một số trường hợp còn phá rào, tự động giảm cước thanh toán quốc tế VoIP xuống dưới mức sàn quy định của cơ quan quản lý Nhà nước Điều này đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp kinh doanh đúng luật

Tỷ trọng VoIP quốc tế giữa các nhà khai thác năm 2005 (2):

Nhà khai thác VNPT

(171)

SPT (177)

Viettel (178)

VP Telecom (179)

Vishipel (175)

Hanoi Telecom (172)

Trang 23

19

LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT

NAM KHI GIA NHẬP WTO

1 Giai đoạn 2001 - 2005

Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn đầu của Hội nhập và Phát triển Ngành

Bưu chính viễn thông Trong giai đoạn này ngành Bưu chính Viễn thông vừa phải tiến hành hội nhập nhưng cũng vừa phải tăng tốc với việc triển khai các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Tập đoàn quốc tế lớn dưới dạng nước ngoài góp vốn chia lãi nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn nắm lượng vốn khống chế Thị trường viễn thông đã xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ, tạo lập một thị trường viễn thông sôi động

Mở cửa thị trường để thúc đẩy nội lực và phát huy nội lực để mở cửa thị trường

là hai mặt của một vấn đề có quan hệ biện chứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế Việc mở cửa thị trường viễn thông ở Việt Nam đã được thực hiện theo một lộ trình chặt chẽ, hợp lý và khoa học Năm 1995, Viettel và SPT được thành lập cùng với sự ra đời của Tổng công ty 91 VNPT là mở màn cho sự tập dượt cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước Từ 1997 đến 2003, việc cạnh tranh được tiến hành mở rộng từng bước, lúc đầu là đối với dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại đường dài và quốc tế sử dụng công nghệ mới (VoIP), dịch vụ chuyển phát Bưu chính và sau đó từ năm 2003 đã xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ Đến nay đã có 8 doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng mạng và hơn 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế Thị trường viễn thông trong nước đã được mở rộng, cụ thể là đã có thêm nhiều doanh nghiệp mới không thuộc Bộ BCVT được cấp phép tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông, từ cố định, di động đến Internet, viễn thông vệ tinh Trong năm 2005, tốc độ phát triển điện thoại của Việt Nam

Trang 24

Về công nghệ, hệ thống viễn thông nước ta đang hướng tới hội nhập hoàn

toàn với khu vực và thế giới Với chủ trương đi thẳng lên công nghệ mới, tiên tiến nên hiện nay có thể khẳng định rằng công nghệ viễn thông Việt Nam đã ngang bằng với các nước trong khu vực kể cả về mạng điện thoại cố định, điện thoại di động và Internet

Về giá cước, tính đến thời điểm này, phần lớn giá cước các dịch vụ viễn

thông của Việt Nam đã ngang bằng với nhiều nước trong khu vực và theo xu hướng tất yếu thì giá cước sẽ còn tiếp tục giảm Người dân được tiếp cận với các dịch vụ mới và doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh

Về lĩnh vực hợp tác liên doanh, tính đến nay Việt Nam đã ký kết hợp tác

với tất cả các nước ASEAN trong lĩnh vực Telmin, Telscom và CSS Trong khối APEC, đã xây dựng và thực hiện IAP theo hướng minh bạch hoá, đã triển khai MRA và hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập Đối với Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: đã cam kết thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông, cho phép thành lập liên doanh (vốn Mỹ <= 50%), cung cấp dịch vụ gia tăng Internet (từ 12/2004), cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản (vốn Mỹ <= 49%) vào 10/12/2005, và cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ thoại (vốn Mỹ <=49%) vào 10/12/2007 Theo như dự kiến các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành vào năm 2010 ít nhất tăng gấp 2 lần so với năm

2005 Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy trong thời gian qua ngành Bưu chính

Trang 25

21

Viễn thông đã có sự phát triển vượt bậc là nhờ chúng ta đã mạnh dạn đi thẳng vào công nghệ hiện đại, biết kết hợp nội lực và ngoại lực và chủ động phát triển nguồn nhân lực

Giai đoạn 2006 - 2010

Để tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được trong thời gian qua, chúng

ta cần tiếp tục thực hiện các bước đi mới đúng đắn, và hợp lý hơn nữa

Thứ nhất là Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ phối hợp với các bộ ngành liên

quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý đồng bộ theo hướng minh bạch để các doanh nghiệp vào Việt Nam có điều kiện đầu tư một cách tốt hơn

Thứ hai là tiếp tục đổi mới, tiếp tục tăng tốc và thay đổi tư duy trong việc

mở cửa cạnh tranh kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông và CNTT Hơn nữa, phải huy động được toàn bộ nhân lực, tài lực để xây dựng mạng lưới viễn thông trong thời gian tới Mở ra nhiều dịch vụ đáp ứng không chỉ người dân ở thành thị mà cả ở nông thôn và vùng cao

Thứ ba là phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác

quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường Ngoài hình thức hợp tác dưới hình thức các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Việt Nam sẽ mở rộng thêm nhiều hình thức mới nữa trong đó có hợp đồng liên doanh Với hình thức này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp tham gia điều hành ở liên doanh Tuy

nhiên, ban đầu chúng ta sẽ quy định “mức trần” tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư

nước ngoài không vượt quá 49%, tỷ lệ này sau đó sẽ được nới rộng theo lộ trình nhất định Bên cạnh đó nhằm tạo điều kiện khuyến khích phát triển thị trường, tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác đầu tư, Bộ Bưu chính Viễn thông

Trang 26

22

còn cho phép các doanh nghiệp mới được tự định giá dịch vụ trên cơ sở giá thành, khuyến khích doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, áp dụng công nghệ mới Do đó, các doanh nghiệp trong nước phải có kế hoạch đầu tư và kinh doanh phù hợp cho từng loại hình dịch vụ, quyết định mảng nào Nhà nước nắm 100% vốn, mảng nào sẽ tiến hành cổ phần hoá… để khi các doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư vào lĩnh vực nào ta cũng làm chủ được

Trang 27

Quá trình hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Việc thành lập tập đoàn BCVT VN là nhằm xây dựng một doanh nghiệp chủ lực trong lĩnh vực BC – VT – CNTT có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hoá cao, kinh doanh đa ngành cả trong nước và quốc tế trong đó Viễn thông, CNTT và Bưu chính là các ngành kinh doanh chính Tập đoàn sẽ gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để BCVT – CNTT Việt Nam phát triển nhanh, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả

Khởi đầu cho quá trình chuẩn bị để tiến tới hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là việc VNPT xúc tiến thực hiện tách Bưu chính, Viễn thông cấp các bưu điện huyện thị nhằm mục tiêu tách bạch rõ giữa phục vụ công ích và sản xuất kinh doanh, xoá bỏ cơ chế bù chéo từ Viễn thông sang cho Bưu chính, tạo điều kiện cho Viễn thông phát triển mạnh hơn, nâng cao năng suất lao động, từng bước giảm giá thành dịch vụ và tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời để Bưu chính có thể tự đứng vững và tự chủ trong kinh doanh

Kết quả, sau khi bóc tách, cả Bưu chính lẫn Viễn thông đều tiếp tục phát triển nhanh, doanh thu không ngừng được nâng cao Trước hết là việc Bưu chính

và Viễn thông có thể hoạch toán riêng từng lĩnh vực, đảm bảo kinh doanh hiệu

Trang 28

24

quả hơn Đặc biệt, sự đổi mới này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các công

ty viễn thông; cơ bản thay đổi hình thức tổ chức quản lý phù hợp với công nghệ mới, không phụ thuộc vào địa dư hành chính, tối ưu hoá mạng lưới, thực hiện quản lý tập trung có hiệu quả cho cả mạng dịch vụ Bưu chính lẫn mạng dịch vụ Viễn thông; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ do tính chuyên môn hoá cao trong cả quản lý lẫn trong dây chuyền công nghệ sản xuất; tạo điều kiện cho các

cá nhân, đơn vị phát huy khả năng, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị

Cùng với việc bóc tách bưu chính, viễn thông, VNPT cũng đã rất chú trọng tới công tác cổ phần hoá Tính đến nay, trong tổng số 41 đơn vị đã được phép thực hiện cổ phần hoá thì có 26 đơn vị đã hoàn thành thủ tục chuyển sang hoạt động theo luật doanh nghiệp còn 15 đơn vị còn lại đang nỗ lực triển khai các bước tiếp theo Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nhìn chung các đơn vị đều hoạt động có hiệu quả, đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm tương đối cao, đạt trung bình khoảng 28% Trong số đó có một số doanh nghiệp hoạt động tốt và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, được nhiều nhà đầu tư quan tâm; qui mô hoạt động không ngừng phát triển; đời sống, việc làm của người lao động được đảm bảo, phần vốn góp của Tổng công ty tại doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển

Có thể nói, đây chính là những bước đi đầu tiên giúp VNPT đẩy nhanh quá trình hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Kết quả bước đầu đã tạo điều kiện cho bưu chính phát triển, tổng doanh thu trong lĩnh vực bưu chính đã tăng từ 6-7% trong tổng doanh thu bưu chính viễn thông (những năm

2001 trở về trước) lên tỷ lệ đạt 12-14% trong năm 2003-2004, 2004-2005, góp

Trang 29

25

phần đỏng kể trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn VNPT trong những năm qua

Ngày 23/3/2005, Thủ tướng chớnh phủ đó ra Quyết định 58/2005/QĐ-TTg

phờ duyệt đề ỏn thớ điểm hỡnh thành Tập đoàn Bưu chớnh Viễn thụng Việt Nam

Ngày 09/01/2006, Thủ tướng chớnh phủ ra Quyết định số TTg về việc thành lập Cụng ty mẹ – Tập đoàn BCVT Việt Nam Ngày 21/2/2006, Phú Thủ t-ớng Nguyễn Tấn Dũng đã ký

06/2006/QĐ-quyết định số 349/QĐ- TTg bổ nhiệm các thành viên

Hội đồng quản trị của Tập đoàn B-u chính Viễn thông

Việt Nam Theo đó, ông Phạm Long Trận, Uỷ viên

th-ờng trực HĐQT – Tổng giám đốc VNPT đ-ợc bổ

nhiệm Quyền Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BCVT Việt

Nam

Ngày 26/3/2006, Tập đoàn B-u chính Viễn

thông Việt Nam đã chính thức ra mắt tại Hà Nội Có

thể nói, sự kiện thành lập Tập đoàn này đã đánh dấu b-ớc tr-ởng thành của VNPT nói riêng, của ngành B-u chính Viễn thông Việt Nam nói chung trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất n-ớc

Trang 30

26

TËp ®oµn bao gåm: Tæng c«ng ty B-u chÝnh ViÖt Nam; Tæng c«ng ty ViÔn th«ng

vïng I, II, III; C¸c c«ng ty do TËp ®oµn n¾m gi÷ 100% vèn ®iÒu lÖ; C¸c c«ng ty

do TËp ®oµn n¾m gi÷ trªn 50% vèn ®iÒu lÖ; C¸c c«ng ty do TËp ®oµn n¾m gi÷

d-íi 50% vèn ®iÒu lÖ; C¸c c«ng ty liªn doanh víi n-íc ngoµi vÒ viÔn th«ng vµ

Trang 31

27

Sau khi chuyển đổi, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trở thành một tổ hợp bao gồm một Công ty mẹ và nhiều công ty con Công ty mẹ – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu theo tên gọi là Công ty Nhà nước giữ 100% vốn và nắm giữ từ 51-100% vốn ở các công

ty con Công ty mẹ có vai trò: tối đa hoá lợi nhuận của Tập đoàn; trực tiếp kinh doanh một số lĩnh vực như mạng đường trục; quản lý, đầu tư kinh doanh vốn; hoạch định chiến lược mở rộng kinh doanh, hỗ trợ các công ty con hoạt động; nghiên cứu phát triển Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng tạo sự phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Bên cạnh đó, Tập đoàn còn có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ công ích; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty con theo quy định của Pháp luật; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn – công nghệ – thị trường; thay mặt nhà nước giao vốn cho Tổng công ty Bưu chính; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn, phát triển vốn đầu tư; điều hành thống nhất mạng lưới VT

& CNTT của Tập đoàn; là pháp nhân đại diện cho Tập đoàn

Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là Tổng công ty do Nhà nước quyết định thành lập và giao vốn thông qua Tập đoàn; kinh doanh đa ngành, trong đó dịch vụ bưu chính là ngành kinh doanh chính; bảo đảm cung cấp các dịch vụ bưu chính công cộng theo quy định của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông và các nhiệm vụ bưu chính công ích khác do Nhà nước giao Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập chuyên ngành bưu chính và một số công ty cổ phần của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam hiện nay

Các tổng công ty viễn thông I, II, III nằm ở 3 miền Bắc – Trung – Nam được tổ chức và thành lập với loại hình là Tổng công ty Nhà nước hoạt động

Trang 32

Ngoài ra, còn có các công ty con do Tập đoàn sở hữu trên 50% vốn điều

lệ, các công ty liên kết do Tập đoàn sở hữu dưới 50% vốn điều lệ; các công ty liên doanh với nước ngoài về viễn thông và CNTT có vốn góp của Tập đoàn, tự nguyện tham gia làm đơn vị thành viên của Tập đoàn liên kết thông qua cơ chế

đầu tư vốn và hợp đồng cung cấp dịch vụ

Mục tiêu

Một trong những mục tiêu khi xây dựng Tập đoàn là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực BCVT – CNTT và xa hơn nữa đóng góp tích cực để nâng cao sức cạnh tranh của cả nền kinh tế Việt Nam Đây là mục tiêu hết sức quan trọng mà chúng ta phải quyết tâm thực hiện Trong những năm tới, khi hội nhập kinh tế quốc tế, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phải xây dựng mạnh về tiềm lực, mạnh về công nghệ và mạnh về đội ngũ mới có thể cạnh tranh được với các đối tác bên ngoài Trong thời gian qua, các doanh nghiệp BCVT đã cạnh tranh rất mạnh ở thị trường trong nước và đây là bước để các doanh nghiệp tập dượt rất hiệu quả Khi VNPT tiến lên Tập đoàn, vẫn phải duy trì và thúc đẩy cạnh tranh, nhưng cũng phải đẩy mạnh hợp tác Trong mô hình Tập đoàn của VNPT, các doanh nghiệp thành viên được độc lập tự chủ và cũng sẽ cạnh tranh với nhau bình đẳng như các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn Đây là điều kiện phát huy tối đa sức mạnh của từng thành viên, nâng cao sức

Trang 33

tụ công nghệ đưa đến hội tụ dịch vụ, các doanh nghiệp viễn thông và CNTT của Việt Nam đã đáp ứng được vấn đề này, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này Hết năm 2005, Việt Nam đạt 19 máy điện thoại/ 100 dân, trong đó riêng VNPT là 17 máy/100 dân Mặc

dù VNPT có mức phát triển rất mạnh trong thời gian vừa qua, nhưng nếu so sánh tiềm lực về vốn, quy mô về mạng lưới với các hãng viễn thông khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore thì vẫn còn nhỏ bé Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn phải nâng cao hơn nữa năng suất lao động và sức cạnh tranh của mình khi mở cửa hội

nhập

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT

Hiệu quả kinh doanh

Có thể nói trong giai đoạn 2001-2005 vừa qua VNPT đã xứng đáng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực BCVT – CNTT VNPT đã chủ động thực hiện cơ chế tự vay tự trả, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước Tổng giá trị tài sản của VNPT đã đạt khoảng gần 60.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt khoảng 44.000 tỷ đồng Tổng doanh thu phát sinh trong 5 năm (2001-2005) đạt trên 135.000 tỷ đồng, vượt trên kế hoạch 30%, tốc độ tăng doanh thu bình quân 14,9%/năm Tổng lợi nhuận 5 năm đạt 48.000 tỷ đồng, vượt trên 93% kế hoạch, tốc độ tăng

Trang 34

30

bình quân 18,5%/năm Tổng nộp ngân sách 5 năm lên tới 26.000 tỷ đồng, vượt trên 67% kế hoạch, tốc độ tăng bình quân 11,1%

Về viễn thông, tính đến năm 2005, VNPT đã thực hiện được chỉ tiêu với

100% xã có điện thoại, đưa mật độ điện thoại đạt trên 17 máy/100 dân, vượt chỉ tiêu mà Đại hội IX của Đảng đề ra cho năm 2005 là từ 7-8 máy/100 dân; doanh thu đạt trên 33.000 tỷ đồng tăng 10,32% so với năm 2004; nộp ngân sách Nhà nước 5.000 tỷ đồng, tăng 7,8% so với kế hoạch đăng ký; phát triển mới trên 3,25 triệu máy điện thoại, đưa tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng lên trên 13 triệu thuê bao Những kết quả trên đã góp phần quyết định hoàn thành kế hoạch

Hội nhập và phát triển giai đoạn 2001-2005: tốc độ phát triển bình quân đạt

14%/năm; tổng nộp ngân sách Nhà nước đạt 26.000 tỷ đồng Không dừng lại ở

đó, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2006 mạng viễn thông của VNPT đã phát triển lên trên 15.773.454 thuê bao điện thoại, trong đó có hơn 7 triệu thuê bao di động (số lượng thuê bao điện thoại cố định là 7.247.096) Tổng số thuê bao (phát sinh cước) của Vinaphone đạt 4.363.133 trong khi con số này ở mạng MobiFone là 3.883.556 Vinaphone có 821.851 thuê bao trả sau, số lượng thuê bao này ở MobiFone là 771.776 Tuy nhiên, mạng Cityphone triển khai tại 2 thành phố là

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được đánh giá là phát triển kém nhất với tổng số thuê bao trên toàn mạng chỉ đạt 9.944 Sản lượng viễn thông quốc tế chiều đi đạt 71,93 triệu phút, chiều đến đạt 153,95 triệu phút

Trang 35

31

Biểu đồ phát triển thuê bao điện thoại của VNPT (2000-2005) 4

Về Internet, theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến hết

tháng 7/2006, mạng Internet đã có tổng số 3.688.562 thuê bao quy đổi với 13.418.667 người sử dụng, tương đương với 16,14% dân số sử dụng Internet Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam hiện là 5.795 Mbps VNNIC đã cấp phát 21.481 tên miền mã quốc gia vn

Tuy nhiên, nếu so với các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo trong khu vực, thì doanh thu đạt được của VNPT vẫn còn ở mức trung bình thấp Dưới đây là bảng so sánh giữa doanh thu của VNPT và một số doanh nghiệp nước ngoài năm

Trang 36

Rõ ràng qua bảng so sánh chúng ta có thể thấy, doanh thu của VNPT năm

2005 còn thấp, chỉ bằng ch-a đầy 1/3 doanh thu của Singtel, 1/34 doanh thu của AT&T, 1/45 doanh thu của NTT và 1/10 doanh thu của China Mobile Nh- vậy, trong thời gian tới đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, các đối thủ cạnh tranh sẽ tranh thủ đi tắt đón đầu về công nghệ, hoàn chỉnh mạng l-ới khách hàng, các doanh nghiệp n-ớc ngoài với -u thế về công nghệ và trình độ quản lý sẽ tham gia vào thị tr-ờng viễn thông Việt Nam thì việc giữ vai trò chủ đạo trên thị tr-ờng viễn thông nh- hiện nay của VNPT sẽ gặp phải không ít khó khăn

Phân tích năng lực cạnh tranh một số dịch vụ viễn thông chủ chốt của VNPT

Dịch vụ viễn thông là một lĩnh vực quan trọng nằm trong chiến l-ợc phát triển của VNPT, vì thế VNPT luôn chú trọng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ này Điều này đ-ợc thể hiện cụ thể qua việc VNPT không ngừng nâng cao chất l-ợng mạng l-ới, tăng c-ờng đầu t-, tổ chức và điều hành

có hiệu quả mạng l-ới; không ngừng xây dựng các ch-ơng trình hành động chăm sóc khách hàng; thiết kế các kênh phân phối phù hợp với từng phân đoạn thị

Trang 37

33

trường… nhằm mục tiêu tối ưu hóa những giá trị mà khách hàng được hưởng từ nhà cung cấp dịch vụ Thêm vào đó, VNPT cũng không ngừng ứng dụng các công nghệ tiên tiến để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ của mạng di động, Internet, các dịch vụ băng rộng, đa ph-ơng tiện, th-ơng mại

điện tử, các dịch vụ ghép B-u chính - Viễn thông, Internet; phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, các dịch vụ nội dung trên nền mạng NGN, Internet, di động…

Dịch vụ thoại cố định

Về mạng l-ới cố định của VNPT đã đ-ợc số hoá và phát triển rộng khắp trên toàn quốc với chất l-ợng tốt VNPT cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao dung l-ợng mạng, đa dạng hoá việc cung cấp các dịch vụ song song với việc nâng cao chất l-ợng vật lý của dịch vụ Năm 2004, số thuê bao điện thoại cố

định chiếm hơn nửa tổng số thuê bao điện thoại VNPT, nhà cung cấp chiếm trên 90% thị phần dịch vụ điện thoại cố định trong năm 2005, phát triển đ-ợc 1,1 triệu máy điện thoại cố định Theo số thống kê của VNPT ,7 tháng đầu năm 2006 doanh nghiệp đã phát triển mới đ-ợc hơn 2 triệu thuê bao điện thoại, nh-ng trong

đó thuê bao điện thoại cố định phát triển mới chỉ chiếm khoảng 28,7% So với các doanh nghiệp khác hiện nay, VNPT vẫn đang là doanh nghiệp có thế mạnh ở dịch vụ thoại cố định bởi đây là loại hình dịch vụ đòi hỏi cần phải có vốn đầu t- lớn nên chỉ với tiềm lực vốn lớn mới có khả năng triển khai cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng

Mức c-ớc dịch vụ cố định liên tỉnh của VNPT hiện nay đ-ợc giảm 25%, theo đó mức c-ớc tối đa là 1.636 đồng/phút, mức c-ớc tối thiểu là 909 đồng/phút Ph-ơng thức tính c-ớc dịch vụ điện thoại cố định đ-ờng dài liên tỉnh đ-ợc tính với điều kiện: đơn vị tính c-ớc đầu tiên không thấp hơn block 6 giây và đơn vị tiếp theo không thấp hơn block 1 giây Nh- vậy, tính trung bình theo ph-ơng án mới, khách hàng sẽ đ-ợc giảm c-ớc phí từ 20-25%

Trang 38

34

Tuy mạng điện thoại cố định của VNPT đã v-ơn ra toàn quốc nh-ng vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: tr-ớc hết là sự phát triển của mạng hiện nay là không đồng đều giữa các khu vực và giữa thành thị – nông thôn; ngoài ra về mặt công nghệ thì dịch vụ mà VNPT đang cung cấp ít tiện ích hơn so với công nghệ

mà EVN Telecom đang cung cấp Theo thông tin từ phía EVN Telecom cho biết, công ty này đang sử dụng công nghệ CDMA có băng tần rộng 450 MHz có thể triển khai nhiều dịch vụ giá trị gia tăng nh- dịch vụ dữ liệu, fax, Internet, đặc biệt

là dịch vụ định vị Mạng CDMA cho phép quản lý số l-ợng thuê bao gấp 5-20 lần, đồng thời giảm đáng kể số cuộc gọi lỗi so với mạng GSM Chẳng hạn nh- dịch vụ điện thoại cố định không dây E-com là dịch vụ điện thoại sử dụng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 – 1X, tần số 450 MHz với khả năng cung cấp dịch vụ 3G và hỗ trợ EV-DO,có tốc độ đ-ờng truyền 128 Kbps Với E-com, khách hàng

có thể sử dụng các dịch vụ gia tăng giá trị nh- tải hình ảnh, chuông nhạc đa âm sắc, kết nối Internet nhanh gấp 3-4 lần so với kết nối qua đ-ờng điện thoại thông th-ờng Thêm vào đó, dịch vụ này đ-ợc cung cấp ở tần số 450 Mhz là tần số xanh không có hại cho sức khoẻ con ng-ời và có độ phủ sóng khá xa so với các ph-ơng tiện khác Theo các nhà cung cấp, mức c-ớc của dịch vụ điện thoại cố

định không dây t-ơng đ-ơng với điện thoại cố định mà VNPT đang cung cấp: Thuê bao là 27.000 đồng/tháng và phí cuộc gọi là 120 đồng/phút Về thủ tục lắp

đặt, ng-ời sử dụng đ-ợc hoà mạng dễ dàng, không phải đi dây Tuy nhiên giá loại điện thoại này t-ơng đối cao (1.200.000 đồng/máy)

Dịch vụ thoại di động

Là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực khai thác và cung cấp dịch vụ thoại

di động trên thị tr-ờng Việt Nam qua hai mạng sử dụng công nghệ GSM (Global System for Mobile) là MobiFone và Vinaphone, VNPT có khá nhiều -u thế trong

cạnh tranh

Trang 39

35

- Mạng thông tin di động Vinaphone và MobiFone đ-ợc tăng c-ờng năng lực và mở rộng vùng phủ sóng tới 60 trạm BSC (Base Station Controller), 1.913 trạm BTS (Base Station Transceiver Subsystem), phủ sóng di động tại 86% trung

tâm các huyện trong cả n-ớc Đã mở dịch vụ chuyển vùng với các đối tác thuộc

84 quốc gia Mở thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng giá trị trên mạng nh- GPRS

(General Packet Radio Service), MMS (Mutlimedia Message Service), Mobile

Banking tại một số tỉnh, thành phố Sản l-ợng điện thoại di động đạt 3,05 tỷ phút tăng 37,85% so với năm 2004; trong đó sản l-ợng di động trong n-ớc là 3,04 tỷ phút, tăng 38,59% Riêng mạng MobiFone có khả năng thực hiện chuyển vùng quốc tế với 140 đối tác thuộc gần 60 n-ớc, mạng Vinaphone đang thực hiện chuyển vùng quốc tế với 165 đối tác tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Đây là một lợi thế rất lớn của VNPT so với các doanh nghiệp khác nh- Viettel, S-Fone, Hanoi Telecom,… trong cạnh tranh Một lợi thế nữa của VNPT

mà các doanh nghiệp khác ch-a thể ngay lập tức đáp ứng đ-ợc đó là sự phong phú, đa dạng của các dịch vụ nh- dịch vụ tin nhắn sang n-ớc ngoài, dịch vụ gia tăng giá trị…

- Về thị phần: năm 2005, số thuê bao di động đã chiếm 57% tổng số thuê

bao điện thoại Tốc độ phát triển của thuê bao di động luôn gấp đôi so với thuê bao điện thoại cố định Với tốc độ phát triển nh- hiện nay, VNPT đang là nhà cung cấp chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam (trên 50%), đứng thứ 2 là Viettel với trên 30% thị phần

- Về chất l-ợng phục vụ: công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng của VNPT

đ-ợc quan tâm thích đáng Hàng năm, VNPT đều tổ chức các cuộc thi giao dịch viên giỏi, thanh lịch nhằm nâng cao thái độ phục vụ khách hàng Bên cạnh đó, VNPT còn có một đội xe thu phát sóng l-u động, sẵn sàng ứng cứu thông tin khi

có sự cố xảy ra nh- bão lụt hay hội nghị, các sự kiện thể thao lớn Mô hình xe l-u

Trang 40

36

động của VNPT sau này đã đ-ợc các nhà khai thác thông tin di động khác học tập, đ-a vào ứng dụng rộng rãi

- Về chất l-ợng dịch vụ: Hiện VNPT đ-ợc Cục Quản lý chất l-ợng B-u

chính Viễn thông và công nghệ thông tin, thuộc Bộ B-u chính Viễn thông cấp

“Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng dịch vụ b-u chính, mạng và dịch vụ viễn thông” cho “dịch vụ điện thoại trên mạng di động mặt đất công cộng”,

đ-ợc đăng ký theo “Tiêu chuẩn ngành TCN 68-186:2003” Giấy chứng nhận

số A0032040105AD0203 đ-ợc cấp cho VNPT có thời hạn 3 năm, từ ngày 4/1/2005 đến 4/1/2008 8 nhóm chỉ tiêu đăng ký chất l-ợng dịch vụ điện thoại

trên mạng di động mặt đất công cộng của VNPT là: độ khả dụng của mạng, tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công, tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, chất l-ợng thoại, độ chính xác ghi c-ớc (tỷ lệ cuộc gọi bị ghi c-ớc sai, tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi c-ớc sai),

độ chính xác tính c-ớc và ghi hoá đơn, khiếu nại của khách hàng về chất l-ợng dịch vụ (tiếp nhận khiếu nại, tỷ lệ khiếu nại), dịch vụ hỗ trợ khách hàng Là một

nhà cung cấp dịch vụ b-u chính, viễn thông chủ đạo trong việc phát triển của ngành, việc đ-ợc cấp giấy chứng nhận đăng ký chất l-ợng dịch vụ b-u chính, mạng và dịch vụ viễn thông năm 2005 đã chứng tỏ sự phát triển toàn diện và phục vụ rộng khắp cả n-ớc với tiêu chuẩn, chất l-ợng không ngừng nâng cao

D-ới đây là bảng so sánh chỉ tiêu chất l-ợng dịch vụ thoại di động của một

số công ty năm 2005:

(091)

MobiFone (090) Viettel (098) S-Fone (095)

1 Độ khả dụng của mạng >=99% >=99% >=99% >=97%

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Vũ Đức Đam (2002), Xu hướng kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam, trang 8-9-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam
Tác giả: Vũ Đức Đam
Năm: 2002
4. Nguyễn Thị Quang Minh (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh, trang 4-5-41-42-75-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh
Tác giả: Nguyễn Thị Quang Minh
Năm: 2006
5. Đỗ Hoàng Nam (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của VNPT, trang 32-36-41-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông của VNPT
Tác giả: Đỗ Hoàng Nam
Năm: 2005
6. Lê Đức Niệm (2006), Tài liệu tham khảo Trung tâm thông tin 3/2006 (biên dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo Trung tâm thông tin
Tác giả: Lê Đức Niệm
Năm: 2006
8. Cao Thị Thiên Thu (2001), Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trang 32-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh doanh và phục vụ các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Cao Thị Thiên Thu
Năm: 2001
11. Nghiên cứu tổng quan Viễn thông Việt Nam, Học viện Bưu chính Viễn thông, trang 8-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tổng quan Viễn thông Việt Nam
1. Nguyễn Thị Minh An (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Khác
3. Trần Nhật Lệ (2004), Cải cách viễn thông: kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Khác
7. Bùi Xuân Phong (2004), Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Khác
9. Trần Đức Ty (2004), Kinh tế bưu chính viễn thông Khác
10. Nguyễn Xuân Vinh (2003), Chiến lược thành công trong thị trường viễn thông cạnh tranh Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng so sánh giá cước của một số doanh nghiệp tiêu biểu trong nước - khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam khi gia nhập wto
Bảng so sánh giá cước của một số doanh nghiệp tiêu biểu trong nước (Trang 43)
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET – MEGA VNN CỦA - khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam khi gia nhập wto
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET – MEGA VNN CỦA (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w