1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

SỬA CHỮA BỆ XE pptx

7 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 64,5 KB

Nội dung

I. SỬA CHỮA BỆ XE 1. Trạng thái hư hỏng của bệ xe Bệ xe chịu toàn bộ tải trọng, tự trọng từ trên toa xe truyền xuống, lực va đập do xếp dỡ hàng hoá, chất ăn mòn của hàng hoá. Bệ xe còn chịu tác dụng của lực đấm, lực kéo và các loại lực trong quá trình vận dụng nên thường phát sinh nhiều hiện tượng hư hỏng như mòn, rỉ, nứt, gẫy cong, vênh vặn các xà. * Rỉ mòn Thường phát sinh ở những chỗ sau: - Mặt trên các xà do ẩm ướt hoặc hàng hoá chảy ngấm qua kẽ sàn (nước muối, phân hoá học v.v ) - Mặt dưới các xà do nước mưa, bụi bẩn từ dưới ray bắn lên. - Khu vực hai đầu gần buồng vệ sinh, phòng rửa mặt. - Rỉ mòn ở các tấm mã tán đanh. - Mòn ở má trong xà kéo do cọ sát với bộ phận đỡ đấm. *Bệ xe bị nứt Thường xẩy ra ở các mối hàn giữa các xà gối, xà dọc giữa, ở mối ghép đang tán (xà gối má đỡ đấm), do chịu lực tác dụng lớn và phức tạp. *Cong vênh các xà Các xà cong vênh do chịu lực quá tải hoặc va chạm manh trong quá trình vận dụng, do chất lượng vật liệu các xà. Các xà cong vênh theo chiều kéo của lực. - Xà dọc giữa: Cong ở giữa xà do tải trọng, hai đầu gục hoặc vênh do lực đấm - Xà đầu thường lõm do lực đấm. - Xà dọc cạnh thường võng xuống, các xà ngang bị võng về hai đầu xà dọc 2. Sửa chữa bệ xe *Quy định chung về sửa chữa bệ xe Bệ xe được tiến hành kiểm tra, sửa chữa trong các định kỳ sửa chữa toa xe. Trước khi sửa chữa bệ xe phải tách thân xe, đỡ đấm móc nối, bộ phận điện nước, phụ tùng hãm và bóc sàn xe ra khỏi bệ xe rồi cạo rỉ bệ xe, kiểm tra xác định trạng thái hư hỏng. Khi xác đinh trạng thái hư hỏng căn cứ vào hạn độ cho phép để tiến hành sửa chữa, hàn, tán, uốn, nắn hoặc thay mới những xà của bệ xe. Sửa chữa xong kiểm tra nghiệm thu và sơn phòng rỉ. *Phương pháp sửa chữa bệ xe - Hàn chữa + Hàn vết nứt: Các vết nứt ngang dọc đều có thể hàn chữa. Trước khi hàn khoan chặn hai đầu vết nứt, đục vát chữ V. Mối hàn dài thì hàn phân đoạn xong mài bằng. + Hàn đắp và hàn táp Các xà bệ xe rỉ mòn ≥ 40 % chiều dày (SCL) Các xà bệ xe rỉ mòn ≥ 50 % chiều dày (SCN) được phép hàn đắp xong mài bằng. Các xà bệ xe nứt (tính theo chiều cao) cho phép SCL ≤ 50 % nếu > 50 % đục vát chữ v, khoan chặn hai đầu vết nứt hàn táp xong gia cường. Miếng táp phải đậy qua chỗ hàn chữa, chiều dày miếng táp bằng 80 ÷ 90 % chiều dày xà. Miếng táp lớn phải khoan giữa miếng táp rồi hàn bít để tăng cường độ vững của miếng táp. Nếu chiều dài miếng táp ≥ 25 % chiều dài xà phải cắt thay. Sau khi hàn các vết nứt tại các góc của xà phải hàn gia cường các tấm mã - Cắt và thay Các xà bị nứt lớn, gẫy hoặc rỉ mòn quá nhiều phải cắt thay hoặc cắt vá. Khi cắt, xiên 45 đục phanh mối hàn hình chữ X. Hàn xong phải gia cường. Để đảm bảo độ vững chắc của bệ xe, ở những mặt cắt gần khu vực chịu lực lớn không được cắt thay. Xà dọc giữa (đoạn giữa hai xà gối) được nối tối đa hai chỗ. Xà dọc cạnh được nối 3 chỗ. Các mối nối phải so le nhau. Các vết cắt nối phải vát theo chiều nêm chặt (nghiêng theo chiều ngược chiều võng của xà ), nếu cần thiết thì phải hàn thêm các miếng gia cường. Miếng gia cường có thể hàn một hoặc hai phía. + Đối với sàn xe: Nếu sàn thép bị mọt rỉ lớn không thể hàn chữa thì cho phép cắt vá, hoặc cắt cả tấm để thay - Uốn nắn Nếu các xà cong vênh ít, tiến hành nắn ngay trên bệ xe. Cong vênh cục bộ có thể nắn nguội, cong vênh lớn phải nắn nóng hoặc kết hợp đốt nóng dùng lực ép. Nếu xà cong vênh nhiều thì tháo xà xuống để nắn sửa. Phương pháp tốt nhất là đốt nóng và dùng dụng cụ nắn sửa. Dùng đèn xì, lò nướng đốt chiều cong của xà theo nguyên tắc co, rút của kim loại khi để nguội sẽ làm cho xà kéo thẳng lại. Nhiệt độ 650 ÷700 0 C Các dụng cụ dùng để nắn: Búa tạ, búa tay, vam, ki, kích, vít tăng đơ - Kiểm tra và điều chỉnh * Sửa chữa giằng bổ cường Giằng bổ cường phải tháo ra cạo rỉ, thử nứt, kiểm tra độ cong vênh. Vặn ốc điều chỉnh để tăng độ cong của xà dọc xe. - Sửa chữa Giằng bổ cường cong vênh thì nắn nóng, rỉ nứt thì hàn hơi sau đó phải thử nứt. Cột chống bằng gang nứt thì thay. Đầu cột chống được hở 1 mm, hở lớn được căn đệm. Được phép mòn từng chỗ tính theo tiết diện (SCL < 30 %, SCN 40 %), nếu mòn lớn hơn phải hàn đắp xong mài nhẵn. 3. Kiểm tra và nghiệm thu - Sau khi sửa chữa xong phải tiến hành kiểm tra và giao cho nghiệm thu - Kiểm tra các kích thước độ cong, độ võng so với hạn độ quy định. - Kiểm tra kích thước giữa hai xà kéo chỗ tán má đỡ đấm. - Kiểm tra độ nghiêng lệch toàn bệ xe (đo 4 góc xuống đường ray). - Kiểm tra chất lượng các mối hàn. - Kiểm tra các đinh tán xem có lỏng không. - Cuối cùng sơn phòng rỉ. II. SỬA CHỮA THÂN XE 1. Trạng thái hư hỏng của thân xe Sau một thời gian vận dụng thân xe thường xẩy ra các hiện tượng hư hỏng sau: - Nứt, gẫy, mòn, rỉ, cong, vênh các cột thép, xà thép. - Hư hỏng phần gỗ do mục, nát, gẫy. - Hư hỏng cửa chính, cửa sổ, bậc lên xuống toa xe - Hư hỏng vành mai mui xe thủng dột. - Lớp cách âm và cách nhiệt bị hỏng * Hư hỏng của thân xe hàng - Thân xe thành thấp, thành cao + Các cột thép bị rỉ mòn do tiếp xúc với mưa, nắng và hàng hoá ăn mòn. +Cột thép bị cong vênh, nứt, gẫy do vận dụng và xếp dỡ hàng hoá. + Tấm tôn thành xe bị lõm, thủng, rách do lực va chạm, rỉ +Các ván gỗ mục, nát gẫy. +Cửa xe bị kẹt, cong bản lề, cong vênh khung không đóng mở được. +Khoá cửa mất, gẫy, cong vênh v.v * Thân xe có mui Phần thành xe, cột xe, cửa đóng mở hư hỏng giống xe thành thấp, thành cao. Hư hỏng về mui xe: Mui xe lợp tôn tráng kẽm nên hư hỏng chủ yếu là: - Vành mai bị cong vênh, nứt gẫy. - Gỗ lát bị mục nát. - Tôn lợp mái rỉ, thủng. * Thân xe thùng Chế tạo bằng cách cuốn các tấm thép hàn lại để chở chất lỏng nên hư hỏng chủ yếu: - Dò, nứt các mối hàn do hàn không tốt, do chịu lực tải trọng và lực xung kích của chất lỏng. - Móp méo thùng do bị va đập trong khi vận dụng, mòn rỉ, đứt các đai giữ thùng - Các van bị dò hở. - Thùng xe bị rỉ mòn do môi trường hoá chất * Hư hỏng thân xe khách - Thân xe bị mọt rỉ các tấm tôn, các cột, xà. Bong, rộp lớp sơn. - Các cửa thường hư hỏng phần đóng mở bị hở nước mưa chui vào; Hỏng cơ cấu kéo cửa chớp, cửa sổ, cửa lưới. - Bật, lỏng các tay vịn cửa, bậc lên xuống. - Mui xe khách bị rỉ, mọt, hư hỏng các tấm cách trần, mòn rỉ các xà mui; cong các xà. - Các xà tại vị trí thùng nước và ĐHKK bị cong, rỉ, mọt - Các vách cách nhiệt bị mọt, không đẩm bảo cách nhiệt - Các cửa kính bị nứt, vỡ. - Cơ cấu đóng, mở cửa sổ, cửa ra vào bị hỏng - Mọt rỉ các thông gió tự nhiên. - Hư hỏng bộ phận xuple đầu xe (mòn, rỉ, cao su bị lão hoá, nứt, rạn, tay đám bị cong ) 2. Sửa chữa thân xe a. Sửa chữa thân xe hàng (có gỗ) có mui - Sửa chữa bộ phận gỗ + Khi thay ván sàn phải dùng loại gỗ tứ thiết, đối với thành và mui xe phải dùng gỗ hồng sắc, trước khi lắp phải sơn chỗ tiếp giáp (vì mối mọt nước mưa). + Sửa chữa nhỏ: Tấm nào hư hỏng thì thay. + Sửa chữa lớn: Tháo toàn bộ cả xe, chọn tấm nào còn tốt thì dùng lại. - Sửa chữa cột thành xe, xà ngang và xà dọc + Cột thành xe thường bị cong vênh, rỉ nứt, gẫy. +Tháo hết gỗ để kiểm tra cột thành xe , xà ngang, xà dọc cong vênh phải tháo xuống, nếu sửa chữa nhỏ có thể nắn ngay trên xe. - Sửa chữa các cửa xe + Các suốt tròn trên và thành thép dưới cong vênh nắn lại. + Các bánh xe bị rỉ kẹt, cạo sạch rỉ, bôi dầu mỡ. + Ván cửa hỏng tháo nẹp sửa chữa. + Sau khi sửa chữa xong sơn phòng rỉ, tra dầu mỡ vào ắc và bánh xe cửa. + Ắc bánh xe cửa mòn phải thay. + Khoá cửa bị nứt, gẫy thay, cong vênh nắn lại. + Các tấm tôn cửa bị lõm thì gia nhiệt nắn lại, nếu rách, thủng thì hàn vá sửa hoặc cắt cả tấm thay. - Sửa chữa mui xe + Vành mai bị cong vênh nắn sửa, gẫy phải cắt thay từng đoạn. + Tôn lợp mái bị móp méo nắn sửa lại, rỉ thủng thì thay tôn mới hoặc vá chữa. + Vá tôn có thể dùng tán đanh hoặc hàn vá, miếng vá phải chùm qua chỗ rỉ thủng, nếu thủng, rỉ mòn lớn thì cắt thay. + Bộ phận thông gió tự nhiên bị rỉ mọt thủng phải bóc ra thay. b. Vỏ thân xe và mui xe bằng thép. + Các cột và xà bị cong thì gia nhiệt để nắn sửa. Nếu bị nứt gãy thì hàn và gia cường, nếu bị mọt rỉ lớn thài cắt thay đoạn mới. + Bị rỉ thủng từng chỗ thì cắt vá, khi cắt vá dùng tôn dày bằng tôn cũ. + Rỉ mòn quá hạn độ và lan rộng với thân xe trên 60% diện tích, với mui xe trên 40% diện tích thì thay toàn bộ. Khi thay phải dùng thép lá có chiều dày với thân xe 3mm, với mui xe là 2mm. + Tôn mui loại gép nối bằng mối ghép (các loại xe C,B kiểu cũ): Bị bật mối ghép phải gò chữa lại mối ghép, không được dùng đinh đóng. Phải dùng bu lông hoặc đinh tán để cố định tôn mui với khung mui xe. Thay xong phải tiến hành thử cách nhiệt trước khi đưa ra vận dụng. + Lớp sơn bị bong, rộp phải đánh chỗ rộp, làm sạch , bả matit, và sơn lại. Trong sửa chữa lớn thì phải tẩy hết lớp sơn cũ để sơn lại toàn bộ toa xe. - Lớp cách âm, cách nhiệt mui xe, thành xe. Lớp cách nhiệt bằng bông thuỷ tinh kết hợp với sốp (polistyrôn) bị thấm nước, rách, rơi tụt chỗ nào phải bóc rỡ thay chỗ đó và phải có biện pháp cố định các lớp cách âm, cách nhiệt cũ. - Thông gió mui xe Kiểm tra nếu không bị hư hỏng thì không phải tháo khỏi mui xe. Khi bị một trong những hư hỏng sau phải tháo thông gió mui xe để sửa chữa. Phần trên thông gió bị bẹp thì nắn chữa, mối hàn bị bong, bị rách thì hàn lại hoặc thay. Khi lắp thông gió vào mui xe nếu là loại bắt bu lông, vít phải có gioăng đệm chống thấm nước. Loại hàn thì sau khi hàn phải kiểm tra kỹ chất lượng mối hàn. Các bộ phận đóng mở đường dẫn gió, hút hơi nóng nằm trong mui xe bị rách, bất mối hàn phải tháo ra sửa chữa thì hàn chữa hoặc thay, khi đóng mở phải nhẹ nhàng và có tác dụng. - Lắp lưới che trong trần xe, phía dước thông gió bị cong vênh thì lắn chữa, bị rách phải thay, nếu là lưới mạ thì phải mạ lại là inox phải đánh bóng. - Kính lắp trên cánh cửa bị nứt, vỡ đều phải thay mới bằng kính an toàn, hoặc sử dụng kính 2 lớp. Phải có doăng nẹp giữa chắc kính và chống mưa hắt, gió lùa. Doăng, nẹp kính bị biến cứng, dách nứt nẻ để nước mưa ngấm vào thùng xe đều phải thay. - Khung cửa thép bị nứt, rỉ mục quá hạn độ thì hàn chữa, bị cong vênh thì nắn chữa, đảm bảo khi khép cánh cửa nằm sát “khung hèm” của khung cửa. -Sửa chữa chân cầu tay vịn. + Sữa chữa chân cầu: - Chân cầu bằng gỗ: tay giữ chân cầu bị nứt thì hàn chữa, bị rỉ mòn quá hạn độ thì hàn chữa sửa nguội theo nguyên hình - Chân cầu bằng thép: bị cong bẹp phải nắn chữa, bị nứt thì hàn chữa. Bị rỉ mòn quá hạn độ thì thay. Khi thay phải dùng thép lá co chiều dầy từ 4mm đến 5mm. Trên mặt phải có gân tăng ma sát. + Sữa chữa tay vịn: Đế tay vịn bị nứt thì hàn chữa hoặc thay. Loại đế bằng gang đúc làm nhẵn, sơn nhũ phủ ngoài, làm bằng thép ghép hàn làm nhẵn và mạ kền. Suốt tay vịn bằng ống tuýp, loại mạ bị rỉ bong lớp mạ phải mạ lại, loại sơn phải cạo hết lớp sơn cũ, bả ma tít, đánh bóng và sơn lại. Bu lông bị hỏng thì xiết lại bị nứt hỏng thì thay - Sửa chữa lan can Lan can làm bằng thép vết nứt gẫy thì hàn chữa, bị rỉ mòn quá hàn độ thì cắt thay hoặc thay. Đệm tì tay của lan can bị nứt,v ỡ, mọt phải thay bằng gỗ tốt, không mối mọt, độ ẩm không lớn quá 20%, kích thước phải theo nguyên hình, mặt trên phải bào nhẵn. phải sửa chữa để lan can liên kết chắc chắn với thung xe. Dây xích và móc cài an toàn bị mất phải lắp bổ xung, bị nứt gẫy, rỉ mòn quá hạn độ phải thay mới - Sửa chữa suplê. Suple bằng thép khi bị rỉ thì cắt thay. Trục dẫn bị cong thì nắn chữa, bị mòn quá thì thay; Lò xo bị xẹp, gẫy thì thay. Lò xo cánh cung thì cạo và sơn chống rỉ. Suplê bằng cao su: Các ống đứng và ngang bị bẹp, méo, mòn vẹt, rạn, nứt thì thay. Các nẹp bị mòn ri thì thay. các bulong bị rỉ nhiều thì thay. c. Sửa chữa thân xe chở dầu xitec -Khi xe chở dầu vào sửa chữa phải tiến hành làm sạch dầu, trừ độc, kiểm tra tỷ mỉ để xác định sửa chữa. Các mối hàn bị nứt, dò phải đục đi hàn lại. - Mối hàn > 30 mm phải chia đoạn hàn đối xứng để tránh biến dạng. - Mối hàn táp dùng miếng táp dày 6 ÷8 mm, bề rộng trùm qua chỗ hàn. - Khi hàn vá nứt thủng phải sửa chỗ cần hàn, vá theo hình tròn hoặc bầu dục (để tránh ứng suất tập trung) rồi mới hàn vá. - Nứt mối hàn ở đôm hơi phải tẩy sạch mối hàn cũ, tiến hành cả trong lẫn ngoài. Kiểm tra nghiệm thu - Kiểm tra bên ngoài : Gõ nhẹ búa vào các mối hàn xem kết cấu có chắc không. Nhìn bằng mắt xem mối hàn có sót, rỗ, cắn mép không. - Kiểm tra thử dò nứt mối hàn bằng áp suất nước 12 KG/cm 2 hoặc áp suất gió 5 KG/cm 2 . xà dọc 2. Sửa chữa bệ xe *Quy định chung về sửa chữa bệ xe Bệ xe được tiến hành kiểm tra, sửa chữa trong các định kỳ sửa chữa toa xe. Trước khi sửa chữa bệ xe phải tách thân xe, đỡ đấm móc. I. SỬA CHỮA BỆ XE 1. Trạng thái hư hỏng của bệ xe Bệ xe chịu toàn bộ tải trọng, tự trọng từ trên toa xe truyền xuống, lực va đập do xếp dỡ hàng hoá, chất ăn mòn của hàng hoá. Bệ xe còn. thay mới những xà của bệ xe. Sửa chữa xong kiểm tra nghiệm thu và sơn phòng rỉ. *Phương pháp sửa chữa bệ xe - Hàn chữa + Hàn vết nứt: Các vết nứt ngang dọc đều có thể hàn chữa. Trước khi hàn

Ngày đăng: 02/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w