1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quan niệm duy vật về lịch sử của C. Mác và PH. Ăngghen thời kỳ hình thành chủa nghĩa Mác (1842 - 1848)

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Niệm Duy Vật Về Lịch Sử Của C. Mác Và Ph. Ăngghen Thời Kỳ Hình Thành Chủ Nghĩa Mác (1842 - 1848)
Tác giả Nguyễn Ngọc Khá
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục chính trị
Thể loại Báo cáo khoa học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 31,94 MB

Nội dung

Khắc phục quan niệm duy tâmvả siêu hình về lịch sử, triết học mác-xít thực sự trở thành chủ nghĩa duy vật triệt dé trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và tư duy.. Chủ nghĩa duy vật lịch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

cøs® œ3

BAO CÁO TONG KẾT _

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG

QUAN NIỆM DUY VẬT VỀ LỊCH SỬ

TP, HÓ-CHI-MINH

THÀNH PHO HỒ CHÍ MINH - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU ¬ 2

1 5 — ——- -— Ặ ——-——— 4Chương 1 Khái quát quan niệm về lịch sử của triết học trước Mác vànhững điều kiện, tiền đề của quan niệm duy vật về lịch sử của C Mác và Ph

Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác 222-555c5255567 9

1.1 Khái quát quan niệm về lịch sử của triết học trước Mae 9

1.1.1 Tiên dé xuất phat của triết học trước Mác về lĩnh vực xã hội 9

1.1.2 Những thiếu sót của chủ nghĩa duy vat trước Mác về lĩnh vực xã hội 12 1.1.3 Những thiếu sot của chủ nghĩa duy vật của Phoiơbäc về lĩnh vực xã

1.2 Những điều kiện, tiền đề của quan niệm duy vật về lịch sử của C Mác

va Ph Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác 20

[.2.1 Điệu kiện kinh 18 — xã BON sss sss san 242G G0022 056.Aaaaasseas/20

1.2.3 Tiên dé khoa học tự nhiên (ác SH ta sen ces cassie sees 28

Chương 2 Những giai đoạn chủ yếu của sự hình thành và phát triển quan

niệm duy vật về lịch sử của € Mác va Ph Angghen thời kỳ hình thành chủ

RTA MED 2z cetx006ieivsxeset0245%4 1x0 cc 21626 6x v96 0655145652 560/36682216ã61 35

2.1 Giai đoạn chuyển biến của € Mác và Ph Angghen từ chủ nghĩa duy

tâm sang chủ nghĩa duy vật (1842 - 1844) 35

2.2 Giai đoạn đề xuất những nguyên lý đầu tiên của chú nghĩa duy vật lịch

cội Đó Ỷẽ^»ˆ-ôA^ẻÊỞÊ 47

RE TIAIN, sascscssansasxonxannsunseactnanancn ceanersennsratemnamotennonasaamnicits 81

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO (c5 83 THUVET MINE ĐỀ TĂ N02: G2G0GCG0GÑGGtayjtGGaQQq6đ& 85

Trang 3

TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU

DE TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CAP TRƯỜNG

Tên đề tài: QUAN NIEM DUY VAT VE LICH SỬ CUA C MÁC VÀ

PH ANGGHEN THỜI KỲ HÌNH THÀNH CHU NGHĨA MAC (1842 - 1848)

Mã số: CS.2014.19.03

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Ngọc Khá Tel : 091.802.9802

E-mail: ngockhagv@pmail.com

Cơ quan và cá nhân phối hợp: Không

Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm

TP Hỗ Chí Minh

Thời gian thực hiện: Từ tháng 06/2014 đến tháng 06/2015

1 Mục tiêu:

Thông qua những tác phẩm tiêu biểu để làm rõ quá trình hình thành quan

niệm duy vật vẻ lịch sử của C Mác va Ph Angghen trong thời kỳ hình thành chủ

nghĩa Mac (1842 - 1848), trên cơ sở đó thay được ý nghĩa bước ngoặt cách mang trong lịch sử triết học do các ông thực hiện.

2 Nội dung chính:

- Khái quát quan niệm về lịch sử của triết học trước Mac va những điều kiện,

tiên dé của quan niệm duy vật về lịch sử của C, Mác va Ph Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác.

- Những giai đoạn chủ yêu của sự hình thành va phát triển quan niệm duy vật

về lịch sử của C Mác va Ph Angghen thời kỳ hình thành chú nghĩa Mac

3 Kết quả đạt được:

- Bao cáo khoa học

- Đĩa CŨ vẻ các tư liệu đã khảo sát

~ Bài bao khoa học

Trang 4

SUMMARY

RESEARCH ON SCIENCE AND TECHNOLOGY AT UNIVERSITY LEVEL

Project Title: MATERIALISTIC VIEWS ABOUT HISTORY OF MARX

AND ENGELS DURING THE FORMATION OF MARXISM (1842 — 1848)

Code Number: CS.2014.19.03

Coordinator: Nguyen Ngoc Kha, Ph.D Tel ; 091.802.9.802 E-mail: ngockhaqv@gmail.com

Cooperating Institution: No

Implementing Institution: The Political Education Faculty, the Ho Chi Minh

City University of Pedagogy

Duration: From June 2014 to June 2015

1 Objectives:

- Through typical works, materialistic views about history of Marx and Engels

during the formation of Marxism (1842 — 1948) are illustrated, which marks the turning page of the philosophy history brought back by both.

2 Main contents:

- Outline the views of pre-Marxism history of philosophy and the conditions,

prerequisites of materialistic views about history of Marx and Engels during the

formation of Marxism

- Major stages in the formation and development of materialistic views about

history of Marx and Engels during the formation of Marxism.

3 Results obtained:

- Science report

- CD of the materials collected

~ Journal article

Trang 5

cũng đều rơi vào lập trường của chủ nghúa duy tâm Khắc phục quan niệm duy tâm

vả siêu hình về lịch sử, triết học mác-xít thực sự trở thành chủ nghĩa duy vật triệt

dé trong quan niệm về tự nhiên, xã hội và tư duy Cùng với học thuyết giá trị thặng

dư, quan niệm duy vật về lịch sử là một trong hai phát kiến vĩ đại của C Mác và

Ph Ăngghen, nó tạo ra cuộc cách mạng trong lịch sử triết học Trên cơ sở đó, cácông đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Không phải ngẫu

nhiên, V I Lénin cho rằng: Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C Mác 1a thành tựu vĩ

đại nhất của tư tưởng khoa học".

Các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thé hiện một

cách sinh động và sáng tạo trong việc phân tích tiễn trình lịch sử - xã hội, làm sáng

tò các quy luật vận động và phát triển của nó Chỉ dựa trên quan niệm duy vật vềlịch sử thì mới có thể giai thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng, quá trìnhtrong đời sống xã hội

Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể

thông nhất để vạch ra vạch ra những quy luật chung nhất của sự vận động vả phát

triển xã hội; vạch ra những nét cơ bản của các giai đoạn phát triển của xã hội loai

người; chỉ ra vị trí và vai trò của từng mặt của đời sống xã hội; làm rõ những

nguyên nhân và động lực cơ bản của sự chuyên biển từ hình thái kinh tế — xã hội

này lên hình thái kinh tế — xã hội khác cao hơn; chỉ ra mối liên hệ, tác động qua lại

giữa các hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một học thuyết khoa học về vai trò quyết định

của ton tại xã hội đối với ý thức xã hội, về những quy luật chung và đặc thù của sựphát triển xã hội, về các nguyên lý liên hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng và quá

trình của đời sống xã hội.

† Xem; V 1 Lênin, Toản tap, 1 23, Nxb Tién bộ, Matxcova, 1980, tr, 258

Trang 6

Chinh vi thé, quan niệm duy vật ve lich sử của C Mac va Ph Angghen là tiểu

điêm cia những công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống, phân tích va làm rõ quá trình hình thành va

phát triển quan niệm duy vật về lịch sử của C Mác va Ph Angghen nói chung, trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác (1842 — 1848) nói nêng, nhìn chung, thi

chưa có công trình nảo đặt ra một cách trọng tâm vả tìm hiểu một cách thấu đáo

Do vậy, van dé này cân phải được khai thác, nghiên cứu ở một tầm lý luận mang

tính hệ thông, khoa học Chính vi thé, dé tài Quan niệm duy vật về lich sử của C

Mác và Ph, Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác (1842 - 1848) có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn sâu sắc.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác — Lênin nói chung, lịch sử

triết học Mác — Lénin nói riêng đã được nhiêu nhà lý luận quan tâm nghiên cứu

Công trình của các tác giả Doãn Chính, Dinh Ngọc Thạch (Đông chủ biên),

Van dé triét học trong tác phẩm của C Mac, Ph Angghen, VI Lênin, Nxb.Chinh

trị Quốc gia, Hà Nội, 2008: Công trình chủ yếu giới thiệu dưới góc độ tác phẩm kinh điền những nội dung triết học cơ bản của một số tác phẩm tiêu biéu của C Mác, Ph.

Angghen vả V 1 Lênin;

Tác giả Nguyễn Quang Điển (Chủ biên) với công trình C Mác, Ph Angghen,

V.L.Lénin vé những van dé triết học, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chi Minh,

2003, đã biên tập lại những van đề triết học chủ yếu của C Mác, Ph Angghen và V

1 Lênin được rút ra từ các bộ C Mác, Ph Angghen và V I Lênin, Toàn tập;

Tác phâm Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C Mác và Ph Angghen

(giai đoạn hình thành chu nghĩa Mac) cia tác gia Ngô Thành Duong, Nxb Ly luận

chính trị, Hà Nội, 2004, đã giới thiệu một cách khái quát nhất những nội dung cốt

lõi nhất của một số tác phẩm của C Mác, Ph Angghen (giai doạn hình thành chủ

nghĩa Mác);

Giáo trình Lịch sử triết học (sự hình thành và phát triển triết học Mác - Giai

đoạn © Mác Ph Angghen và V L Lénin) của tác gia Phạm Văn Chung, Nxb

Trang 7

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, cũng trình bay những nội dung cơ bản nói chung

về mật triết học trong sự hình thành và phát triển triết học Mác — Lénin;

Tác gia Bùi Ngọc Chuong, Cổng hiển khoa học của Ph Angghen cho phong

trào cách mạng của giai cấp công nhân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004, đã

ueu lên những công hiến to lớn, quan trọng của Ph, Angghen cho phong trảo cách

mạng thể giới;

Tác phẩm Nghién cứu tác phẩm Tuyên ngôn của Dang Cộng sản của tác giả

Vũ Tình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, đã đề cập đến những nội dung cơ

bản và ý nghĩa khoa học, cách mạng của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

của C Mác và Ph Angghen;

Các tài liệu Triết học (Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không

thuộc chuyên ngành Triết học) (Tập 2), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999,

Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc

chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Lich sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 của tác giả

Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên), đều giới thiệu một nét khái quát những nội dung cơ

ban của một số tác phâm của C Mac, Ph Angghen và V I Lênin, cũng như quá

trình phát triển của triết học Mác — Lênin nói chung

Các giáo trình Triết học Mác — Lênin của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình các bộ môn khoa học Mac — Lénin va Tư tưởng Hỗ Chí Minh, điáo

trình Triết học Mác - Lénin , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 va của Bộ

Giáo dục và Đảo tạo, Giáo trình Triết học Mác — Lénin, Nxb Chính trị quốc gia,

Ha Nội, 2006; Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin của

Bộ Giáo đục và Đào tạo, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, cũng đều có chương riêng trình bày

về quá trình hình thành và phát triển của Triết học Mác — Lénin ở mức độ khái quát nhất.

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết liên quan đến khía cạnh này hay khía cạnh

khác, ở những góc độ, phương diện khác nhau trong việc nghiên cứu quá trình phát

triển của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác — Lênin nói riêng.

Trang 8

Tuy nhiên, từ lập trường mac-xit dé lam rõ quả trình hình thành quan niệm duy vật vẻ lich sử cua C, Mác và Ph Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác

(1842 - 1848), nhìn chung chưa được tìm hiệu một cách thâu dao.

Do vậy, van dé nảy cần phải được khai thác, nghiên cứu ở một tam lý luận

mang tính hệ thông, kivoa học.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục dich:

Mục đích nghiên cứu của dé tai là thong qua những tác phẩm tiêu biểu dé làm

rõ quá trình hình thành quan niệm duy vật vẻ lịch sử của C Mac và Ph Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác (1842 — 1848), trên cơ sở đỏ thay được ý nghĩa

bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học do các ông thực hiện.

b Nhiệm vụ:

Đề thực hiện được mục đích trên, dé tài cần phải thực hiện các nhiệm vu sau:

Thứ nhát khái quát quan niệm về lịch sử của triết học trước Mác

Thứ hai, làm rõ những điều kiện, tiền dé của quan niệm duy vật về lịch sử của

C Mác và Ph Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mắc.

Thứ ba, phân tích giai đoạn chuyên biến của C Mác và Ph Angghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật (1842 — 1844).

Thứ tư, phân tích giai đoạn dé xuất những nguyên lý dau tiên của chủ nghĩa duy vật lịch sử (1844 - 1848).

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

a Cơ sở ly luận:

Tiếp cận đẻ tải tử cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử.

b Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp xuyên suốt mà tác giả sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật.

Ngoài ra, tác gia còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp lôgíc,

phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tong hợp so sánh, phương pháp hệ thông,.v.v

Trang 9

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Lịch sử Triết học Mác - Lênin

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Công trình có thê được sử dụng làm tài liệu giảng day và học tập môn Lich sử

Triết học Mác - Lênin ơ Khoa Giáo dục Chính trị, (rường Đại học Sư phạm TP

Hỗ Chi Minh, cùng như làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và

học tập các môn Triết học Mác Lénin, Tác phâm Kinh điền của chủ nghĩa Mác

-Lénin, Lich sử chủ nghĩa Mác — Lênin.

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài Phan mở dau, Kết luận và Danh mục tai liệu tham khảo, công trình bao

gom 2 chương va chia thành 4 tiết

Trang 10

Chương I Khái quát quan niệm về lịch sử của triết học trước Mác vanhững điều kiện, tiền để của quan niệm duy vật về lịch sử của C Mác và Ph

Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác

1.1 Khái quát quan niệm về lịch sử của triết học trước Mác

Xã hội là một lĩnh vực vô cùag đa dạng và phức tạp, bởi vì noi đến xã hội là

nói đến hoạt động có ý thức của con người với những mỗi liên hệ, quan hệ đan xen

ching chit lẫn nhau Cho nên, đây là lĩnh vực khó nhất trong sự nghiên cứu, tìm tỏi, khám pha của triết học Ngay từ khi triết học mới được hình thành, các nhà

triệt học đã đặt ra một trong những vẫn đề trọng tâm là nghiên cứu con người và xã

hội Chang hạn, Xôcrát đã kêu gọi: “Hỡi con người, hãy nhận thức chính minh !"

Họ đã cố gắng giải thích các hiện tượng của đời sống xã hội, tìm ra nguyên nhân,

nguồn gốc, động lực thúc day xã hội phát triển, tim ra những lực lượng chi phốiđời sông xã hội và con người Trước khi có triết học Mác, chủ nghĩa duy tâm đã

giữ địa vị thông trị trong việc giải thích lịch sử; không chỉ các nhà triết học duy

tâm, mà ngay cả các nhà triết học duy vật trước Mác, ké cả nhà triết học duy vật kiệt xuất nhất trước Mác là Phoiơbắc khi nghiên cứu giới tự nhiên thi đứng trên lập

trường của chủ nghĩa duy vật, nhưng khi nghiên cứu lĩnh vực xã hội thì họ lại rơi vao chủ nghĩa duy tâm.

Vậy, nguyên nhân sâu xa của sự giải thích duy tâm về lich sử của triết học trước Mac là gì ? Đó chính là tiền dé xuất phát của sự nghiên cứu đời sống xã hội Bởi lẽ, tiền đề xuất phát đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người nói chung, hoạt động nhận thức nói riêng Nếu tiền đề xuất phát đúng thì

quan niệm sẽ đúng và hoạt động của con người sẽ có khả năng thành công; ngượclại, nếu tiên dé xuất phát sai thì quan niệm sẽ sai và hoạt động của con người sẽ

thất bại Có thể nói, đặt van dé đúng còn hơn cô gắng đi trả lời “đúng” cho một

Trang 11

góc độ khác nhau Xuất phat từ những cách tiếp cận khác nhau sẽ có những quan

niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau về đời sống xã hội.

Triết học phương Đông chủ yếu xuất phát từ con người trong mối quan hệ

giữa người và người, tim sức mạnh của con người ở chính con người Đó là xuất

phát từ tính thân, ý thức (từ đạo đức, tâm linh, trực giác, ) Điều đó quy định tính

hướng nội của triết học phương Đông.

Chang hạn, trường phải Yôga trong triết học Án Độ cổ đại xem xét con ngườitrong sự thông nhất giữa thé xác và tinh thần, nhờ có sự thống nhất ấy mà con

người có sức mạnh siêu nhiên Đặc biệt, triết học Phật giáo xuất phát từ con người

tâm linh, nhưng không phải là con người than bi, ma là con người giảu chất giá trị

nhân sinh, đó là cái tâm, cái tỉnh cảm của con người Nhưng hạn chế của triết học

Phật giáo là không chủ ý tới mặt tự nhiên, sinh học trong con người.

Trong quan niệm về xã hội, học thuyết Nho giáo (Khong Tu, Mạnh Tử, Tuân

Tử) trong triết học Trung Quốc cổ đại xuất phát từ con người đạo đức, rồi mở rộng

ra con người hoạt động chính trị, để từ đó đưa ra đường lối nhân trị, đức trị (Không

Tu, Mạnh Tử), đường lỗi pháp trị (Tuân Tử) Lão Tử của trường phái Dao gia thi

lại xuất phát từ con người tự nhiên, sinh học, đề từ đó đưa ra đường lối vô vi trong việc trị nước (Con người phải hòa nhập vào tự nhiên, sống một cách tự nhiên,

thuần phác, không được trái với tạo hóa)

Khác với triết học phương Đông, trong quan niệm vẻ xã hội, triết học phươngTay lại chủ yếu xuất phát từ con người trong mỗi quan hệ giữa con người và giới

tự nhiên, tìm sức mạnh của con người thông qua kha năng chỉnh phục giới tự nhiên

của con người Các học thuyết triết học phương Tây xuất phát từ trí thức, từ lý trí,

trí tuệ con người Điều đó quy định tính hướng ngoại của triết học phương Tây

Chang hạn, Xôcrát (469 - 399 tr.CN) trong triết học Hy Lap - La Mã cô đại

xuất phát từ con người đạo đức, Đạo đức học của ông mang tính chất duy lý

Xöcrát nói: “Mỗi điều thiện đó là trí thức mỗi điều ác đó là sự dốt nát", Hay

Prôtago lại coi “Con người là thước do của vạn vật” Đặc biệt, Platôn (427 347

tr.CN) coi “Con người là một động vật chính trị”, từ đó xây dựng nên mô hình

“Nha nước lý tưởng”.

Trang 12

Õ Tây Âu thời ky trung có, do sự thông trị của chế độ phong kiến nên triết

học mang màu sắc tôn giáo, thân học, nó xuất phát từ lòng tin tôn giáo mù quáng

dé ru ngủ quân chủng bị áp bức, trong đó con người được tách thành hai phân lính

hon và thé xác: Con người vừa khao khát vươn tới cái cao cả lại vừa có ham muốn

thấp hèn, vừa hướng tới cái hợp ly lại vừa có cái đam mê phi lý Chỉnh vì vậy,

trong con người luôn luôn có sự giằng xé Chăng hạn, Thiên chúa giáo quan niệm

trong con người "nửa là thiên than, nửa là quỷ sứ” nên đã đưa ra khâu hiệu: “Hay

cứu vớt linh hôn con người”.

Thời kỳ Phục hưng (thế ký XV - XVI) và cận đại (thé ky XVII - XVIII) ở

Tây Âu gắn liên với sự hình thành chủ nghĩa tư bản nên giai cấp tư sản cần phải dé

cao vai trỏ của lý trí, trí tuệ, của khoa học dé phát triển lực lượng sản xuất nhằm

củng cô địa vị của minh, chính vì thé triết học xuất phát từ con người lý trí, trí tuệ

Ching hạn, R Décacto (1596 - 1650) coi “con người là một động vật có lý tri”,

hay Pascal (1623 — 1662) lại cho rang “con người là một cây say biết suy nghĩ”

Triết học cô điển Đức cũng xuất phat từ con người lý trí, trí tuệ Chẳng han, I

Canto (1724 - 1804) dé cao lý trí con người nhưng có phan dé dat, con người chỉ

nhận thức được hiện tượng ma không nhận thức được ban chất của thẻ BIỚI.

Héghen (1770 - 1831) thì lại tuyệt đôi hóa sức mạnh lý trí con người, con người là

chúa tế của giới tự nhiên, lả hiện thân cao nhất của “Ý niệm tuyệt đối” trong đời

song xã hội Còn Phoiơbäc (1804 - 1872) cũng xuất phat từ con người lý trí, trí tuệ

nhưng là con người chung chung, trừu tượng, con người tự nhiên, phi xa hội, phigiai cấp, với những thuộc tính sinh hoc bam sinh, mà ban chất con người là tìnhyêu, từ đó ông chủ trương xây dựng một thứ tôn gido mới không có Chúa - tôn

giáo phù hợp với bản chất tình yêu nhân loại.

Triết học hiện sinh, phân tâm học thì xuất phát từ con người sinh học, con

người cá thé, con người vô thức gắn lien với những day dứt, những bi quan trong

Cuộc sông của mình trong cái mớ bòng bong của xã hội hiện đại.

Tóm lại, tắt cả các trường phái triết học truée Mac khi nghiên cứu xã hội đều

xuất phát từ những khía cạnh rời rac, lẻ té trong con người, mà không thấy con

người là một chỉnh thé thong nhất Do dé, khi nghiên cứu lĩnh vực xã hdi các

Trang 13

trường phải triết học ay đều roi vào lập trưởng của chu nghĩa duy tam Mặc dù

vậy, các trường phái ay đã có công trong việc phát hiện ra những năng lực, những

thuộc tính, những phẩm chất kỳ diệu trong con người Chính những phát hiện ấy

tạo thành dong chay v6 tận của lịch sử văn hóa, van minh nhân loại, đó là chủ

nghĩa nhân đạo, vi thế nó mang tính trường tôn

1.1.2 Những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác về lĩnh vực xã hội

Chủ nghĩa duy vật trước Mac nói chung khi nghiên cứu đời sống xã hội xuất

phát từ động cơ tư tưởng của con người, mà không tìm ra cái gì đã gây nên vàquyết định động cơ ấy, vì vậy nó không thể vạch ra được bản chất của các hiệntượng xã hội Chang han, T Hốpxơ (1588 - 1679), nha duy vật Anh thé ky XVII,khi nghiên cứu vẻ xã hội và nha nước đã xuất phát từ con người, trong đó "giới tựnhiên đã tạo ra mọi người như nhau cả về thể xác và tinh than”, ai cũng có khát

vọng, nhu cầu riêng, ai cũng có tính ích kỷ vì lợi ích riêng của mình, đó là nguyên

nhân dé con người làm điều ác, gây ra đau khô, chết chóc cho đồng loại Như vậy,

T Hépxo chưa thấy được ban tính xã hội của con người, chưa thấy được, chínhtrong thực tien sản xuất ra của cải vật chat con người mới sản sinh ra những nhucâu khác nhau và dan den những mâu thuẫn của đời sống xã hội

Hay như B Xpinôda (1632 - 1677) - nha triết học duy vật Hà Lan xuất phát

từ nhận thức của con người dé giải thích mọi hiện tượng khác của đời sống xã hội.Ông cho rằng, bản tính của con người là nhận thức, nhu câu nhận thức là khát vọnglớn nhất của con người, nhận thức là chìa khóa dé giải quyết mọi tệ nạn xã hội và

giải phóng con người thoát khỏi mọi bất công, áp bức, bóc lột Đây là quan niệm

mang tính ảo tưởng, bởi vì chính nhận thức phải xuất phat tir thực tiễn, chứ không

phải bỗng dưng có được ngay nhận thức; mặt khác, nhận thức phải quay trở về

thực tiễn thi mới giải quyết được những van đề của đời sống xã hội Vẻ van dé này,

C Mác viết: “Cac nhà triết học đã giải thích thé giới bằng nhiều cách khác nhau,

song van đề là cdi tao thế giới”), Cải tạo thé giới không phải bằng vai lời lẽ nói suông, ma phải bang thực tiễn cách mạng.

"1 Ilỗpxơ Tuyển fap U2, Nxh Tư tưởng, Matxcova, 1964, tr 144 (tiéng Nga)

“C Mác va Ph Angghen, Todn (áp, 1.3, Nxb Chính trị quốc gia, Ifa Nội, 1995, tr 12

Trang 14

Một thiểu sót cơ bản ma các nha triết học duy vật trước Mác đã mắc phải la

họ coi yếu tổ hoàn cảnh, giáo dục, nhận thức lả cái quyết định sự vận động, phát

triển của xã hội, Chang hạn, G Ô Lametri (1709 — 1751) chủ trương thông qua

giáo duc, truyền ba tư tưởng cho mọi người sẽ giải quyết được mọi đòi hỏi của xã

hoi, Hay H Hônbách (1723 — 1789) lại coi sự phát triển của xã hội như một quá

trinh do định mệnh chỉ phối Ông quả quyết rằng, sở di loài người cỏ thé thoát khỏi

ách phong kiến bằng phô cập giáo dục chính là do lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung cô Ông mong muốn có một sự quá độ hòa bình từ xã hội phong kiến

sang xã hội tư bản bằng con đường lập pháp “hoan thiện” Ong sợ phong trào cách

mạng của quan chúng nên muốn có “cách mạng từ trên xuống” Đương nhiên, thực

tế cho thay, giao dục 14 một trong những động lực quan trọng thúc day sự phát

triển của xã hội Song, chính giáo dục cũng phải được nảy sinh từ những điều kiện vật chat, do vậy, muôn xã hội phát triển thì trước hết phải thay đôi những điều kiện

vật chất của xã hội.

Những quan niệm về hoàn cảnh, về giáo dục là những yếu tố quyết định sự phát triển xã hội có thể thấy ở nhiều đại biểu khác S Ð Môngtexkiơ (1689 - 1775) khang định chính điều kiện địa lý đóng vai trò quyết định đối với sự phát triên của tiền trình lịch sử Từ sự khác nhau về điều kiện địa lý ở các vùng trên trải

đất dẫn đến sự khác nhau giữa các dân tộc, các quốc gia ve chủng tộc, lối sống, văn

hóa, và cả hệ thông luật pháp và thé chế xã hội,.v.v Uy quyền của khí hậu, theo

nhận xét của Môngtexkiơ, mạnh hơn mọi uy quyên “Chính sự nhu nhược của các

dân tộc những vùng khí hậu nóng hầu như luôn luôn làm cho họ trở thảnh nô lệ,

trong khi đó sự dũng cảm, kiên định của các dân tộc vùng khí hậu lạnh đã đem lại

tự do cho ho” Vi vậy, mọi hình thức pháp luật, thể chế nha nước, chiến lược và sách lược phát triển của các quốc gia đều cần phải được xây dựng trên cơ sở tính toán các điều kiện địa lý.

G Rútxô (1712 — 1778) cho rằng, hoản cảnh địa lý, đặc biệt là khí hậu giữ vai

trỏ quan trọng trong sự phát triển của xã hội Trong xã hội, theo ông, pháp luật và

dạo đức có tác dụng quyết định, nhưng cũng như nhiều nhà triết học khác cùng

Ÿ% PD Mônptcxkiơ, Tuyen tap, Nxb Tư tường, Mátxcơva, 1955, tr 167 (tiếng Nga)

Trang 15

thời, ông đã không hiểu được ban chất giai cap của nhà nước Rútxô cho rằng, các nước vùng khí hậu nỏng thì chế độ chuyên quyền lả hình thức nha nước thích hợp,

vi chi có thé dùng chuyên quyền cường bức các thành viên xã hội ở vùng này thì

mới có thé lãnh đạo và quan lý họ được Còn the chế chính trị đúng đắn phù hợp

với tinh than của khế trớc xã hội thì chi thé hiện ở vùng khí hậu ôn hòa.

Khi phê phán thiểu sót của chủ nghĩa duy vật cũ về động lực thúc đây xã hội

phát triển, C Mác viết: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người làsản phẩm của những hoàn cánh va của gido dục, rằng do đó con người đã biến đồi

là sản phâm của những hoàn cảnh khác và của một nên giáo duc đã thay đôi, - cáihọc thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản

thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục Sự phù hợp giữa sự thay đổi củahoàn cảnh với hoạt động của con người, chỉ có thé được quan niệm và được hiểumột cách hợp lý khi coi đó là thue tiên cách mạng ”Ẻ

Vé mặt phương pháp luận, thiểu sót cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mác

là không áp dụng phép biện chứng vào lý luận nhận thức nói chung, vào việc

nghiên cứu lĩnh vực xã hội nói riêng Do vậy, kết cục là các học thuyết ấy chỉ phản

anh được những hiện tượng riêng rẽ trong qua trình lịch sử, thu gom được những

tải liệu lẻ tẻ của hiện thực, mà không thấy xã hội cũng giống như giới tự nhiên vận

động theo các quy luật khách quan Họ coi con người và xã hội chăng qua là một

cô máy hoặc là những chỉ tiết, những bộ phận của máy móc phức tạp T Hỗpxơ

coi trái tìm con người chính là cái là xo, dây thần kinh của con người như cái sợi

chỉ, khớp xương của con người như cái bánh xe, Hay Lametri cho rằng, “con

người là cỗ máy", “con người la một cái máy phức tạp tới mức hoàn toàn không

thẻ có một ý tưởng rõ ràng, và đo vậy không thê đưa ra một định nghĩa chính xác

về con người”", Do sự thong trị của cơ học cô điển của Niutơn và phương phápthực nghiệm trong khoa học tự nhiên nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại (the kỷXVII - XVIH) là chủ nghĩa duy vật siêu hình Nó áp dụng một cách máy móc cácđịnh luật của cơ học vảo trong đời sống xã hội Theo đó, trong giới tự nhiên có sức

*€ Mác và Ph Angghen Toản đập, t.3, Nxh Chính trị quốc gia, Hà Nội, 199%, tr 10

”G.Ó Lametri, Cac (ác phẩm, Matxcova, 1976, tr 174 (tiếng Nga).

Trang 16

z is

hút va sức ~ thi trong đời song xã hội cũng có hai trạng thái đối lập nhau là hòa

Những thiếu sót trên đây là những thiểu sót chung của toàn bộ chủ nghĩa duy

vật trước Mác vẻ lĩnh vực xã hội Ngay cả đôi với nhà triết học duy vật kiệt xuất

trước Mac là L Phoiơbäc cũng không tránh khỏi những thiểu sót ay Vì vậy, trong

“Luan cương về Phoiơbắc”, C Mác viết: “Khuyét điểm chủ yếu của toan bộ chú nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vat của Phoiơbắc - là sự vật, hiện thực, cai cảm giác được chi được nhận thức dưới hình thức khdch thể hay

hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoat động cảm giác của con

người, là thực tiền, không được nhận thức về mặt chủ quan Thành thử mặt năng

động được chủ nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, nhưng chi

phát triển một cách trừu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm di nhiên là không hiểu hoạt

động hiện thực, cảm giác được, đúng như là hoạt động hiện thực, cảm giác được””.

Đây là van dé can làm rõ dé thấy được những hạn chế của ông, đông thời

cũng tit đó thay được bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học do C Mác và

người là chủ thé hoạt động cam giác Phoiơbắc xem xét con người tách rời những

mỗi quan hệ xã hội nhất định của họ Do vậy, ông chi dừng lại ở một sự trừu tượng

thuần tủy “con người", chứ không thể nhận ra con người “hiện thực, cá thé, bằng

xương, bằng thịt" được Và đặc biệt, ông hiểu con người chỉ trong giới hạn tinh

cảm, tinh bạn, tình yêu, hơn nữa tinh bạn, tình yêu đã được lý tưởng hóa C Mácviet: “Phoiobac không bao giờ hiểu được rằng thé giới cảm giác được là tổng số

những hoạt động sông và cảm giác được của những cá nhân họp thành thế giới

ay Nghĩa là Phoiơbắc rơi vao chủ nghĩa duy tâm.

TC Mác va Ph Resse: Toàn sap 1.3 Nxb Chính trị quốc gia Ha Nội 1995, tr 9

*C Mác và Ph Angghen føàw tap 1.3 Nxb Chính trị quốc pia, Ha Nội 1995, tr 64

Trang 17

Trong quan niệm về tôn giao, đạo đức va chính trị, Phoiơbắc thực sự rơi vao

lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Tôn giáo, theo Phoiơbäc, là mối quan hệ thương yêu giữa người với người,

môi quan hệ này đi tìm chân lý của nó ở sự phản ánh hoang tưởng, hư ảo vẻ hiện

thục Ph Angghen viết: “Chu nghĩa duy tâm của Phoiơbắc là ở chỗ ông xét cácmối quan hệ giữa người va người, dựa trên cảm tình đối với nhau, như tinh yêu

nam nữ, tỉnh bạn, lòng thương xót, tỉnh thần tự hy sinh,v.v., Phoiobắc cho rằng

những quan hệ ấy chỉ có giá trị day đủ, khi người ta đem lại cho chúng một sự tôn

phong tôi cao bằng cái tên là tôn giáo Đôi với ông, điều chủ yêu không phải ở chỗnhững quan hệ thuần túy giữa người với người tồn tai, ma là ở chỗ những quan hệ

ấy phải được coi là một thứ tôn giáo mới, chân chính”

Phoiơbắc cho rằng, không, phải Thượng ĐỀ sáng tạo ra con người, trái lại con

người sang tạo ra Thượng Dé, con người tha hóa bản chất của minh vào Thượng

Dé Theo ông, cơ sở của tôn giáo là cảm giác phụ thuộc, trong đó khách thé đầu tiên của cám giác này là giới tự nhiên với tất cả những biểu hiện đa dạng và tác động của nó đối với con người, V 1 Lênin chỉ rõ: “Thực thé ma con người coi là

có trước ban thân mình chẳng qua chỉ là giới tự nhiên, chit không phải làThượng Dé của các anh"

Đổi với Phoiơbắc, tinh yêu nam nữ là một trong những hình thức cao nhất,

neu không phải 1a hình thức cao nhất, của việc thực hành tôn giáo mới, từ đó ông

chủ trương xây dựng một thứ tôn giáo mới không có Chúa, ton giáo phù hợp với

tình yêu con người Ở đây, ông không thấy được nguồn gốc của mâu thuẫn mả con

người gặp phải, nghĩa là Phoiơbắc không giải thích được vì sao nó lại như vậy.

Liên quan đến van dé nảy, C Mác và Ph Ăngghen nhắn mạnh: “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nao thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ay".

Ph Angghen cho rằng, Phoiobac hoan toàn muốn hoàn thiện tôn giáo, ngay cảtriết học cũng phải hòa tan vảo tôn giáo Ph Angghen trích lời Phoiœbắc: “Cac thờiđại của loài ngưởi chỉ khác nhau bởi những thay đổi vẻ phương điện tôn giáo Chỉ

* ©, Mae và Ph Ảngghen, Toản áp, (21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 417

'9 V, | Lénin Toàn đáp, 1.29 Nxb Tién bộ Matxcova 1980 tr St

PC, Mác va Ph Ángghen, Todn đáp, L3, Nxb Chính trị quốc giá, Ha Nội, 995, tr, 55

Trang 18

có những cuộc vận động lịch sử di thang vao trai tim con người mới 1a những cuộc

vận động đạt tới nên tảng của minh Trái tim không phải là hình thức của tôn giáo,

vi vậy không thé nói rằng tôn giáo cũng phải ở trong trai tìm, trái tìm là bản chất của tôn giáo”!?,

Trong van dẻ đạo đức, Phoiơbắc hoàn toàn duy tâm khí coi lòng mong muốn

hạnh phúc là bam sinh của con người, do dé nó phải là cơ sở của dao đức, và dé

thực hiện được long mong muốn hạnh phúc đó, Phoiobac đòi hỏi phải có sự tự hạnché hợp lý bản thân minh va tình yêu giữa người với người lại trở thành những quy

tắc cơ bản của đạo đức Theo ông, cứ yêu nhau, cứ ôm hôn nhau, không cân phân

biệt nam nữ và đăng cấp, đó chính là đạo đức Vì vay, Ph Angghen đã phê phán

quan điểm vẻ đạo đức của Phoiơbắc là ảo tưởng, vả cho rằng quan điểm ấy “được

gọt gida cho thích hợp với mọi thời kỳ, moi dan tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vi

thé ma không bao giờ nó có thé đem áp dụng được ở đâu ca”!

Trong quan điểm vẻ chính trị, Phoiobac tự cho minh là người Cộng sản, nhưng người Cộng sản theo ông là người thay đổi xã hội bằng ý thức của mình C.

Mác và Ph Angghen đã phê phán quan điểm duy tâm nảy của Phoiơbắc và khang

định người Công sản là người thay đổi xã hội bằng chính hoạt động thực tiễn cách

mạng của mình.

Như vậy, thiểu sót cơ bản của chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc vẻ lĩnh vực xã

hội là khi đề cập đến động lực thúc day xã hội phát triển thì ông không nhìn thấy

vai trò của thực tiễn sản xuất vật chat, ma lại cho rang động lực ấy chính là sự thay

đôi các hình thức tôn giáo Hay nói cách khác, đối với Phoiơbắc, ý thức xã hội là cái có trước, cái đẻ ra ton tại xã hội; tư tưởng của con người là cái quyết định sự

vận động, phát triên của xã hội Như vậy, khi nghiên cứu đời song xã hội ông đãroi hãn vào chủ nghĩa duy tâm Về van dé này, khi phê phán Phoiabic, trong tác

phẩm *Hệ tư tưởng Đức”, C Mac va Ph Ăngghen kết luận: “Khi Phoiobac là nha

duy vật thi ông không bao giờ đề cập đến lịch sử; còn khi ông xem xét đến lịch sử

ụ c."Mác và Ph Angghen, Toàn tập, 1.21, Nxb Chính trị quốc giá, Hà Nội, 1995 tr 416

“C Mắc và Ph Angghen, Todn ráp, 21 Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 1995, tr, 425

Trang 19

thi ông không phải là nhà duy vật O Phoiobac, lịch sử va chú nghĩa duy vật hoan

toản tách rởi nhau””",

Vé mặt phương pháp luận, khi phê phán triết học của Hêghen thi Phoiơbác đã

phú định sạch tron phép biện chứng của Héghen Do vậy, phương pháp xem xét

con người và xã hội của ông đều nằm trong Khuôn khô của phương pháp tư duy siêu hình Cụ thẻ là, ông đã tách rời các cả thé loải với nhau, không tìm ra môi quan hệ xã hội tổng hòa của họ Coi bản chất con người lả trừu tượng, cô hữu của những cá nhân riêng biệt Vì thé, theo đánh giá của C Mác thì Phoiơbắc đã:

“1, Không nói đến quá trình lịch sử và xem xét tinh cảm tôn giáo một cách

biệt lập vả giả định một cá nhân con người trừu tượng, cô lap.

2 Do đỏ, ở Phoiobäc ban chất con người chỉ có thé được hiểu là *loài", là

tính phổ biến nội tại, câm, gan bó một cách thuần túy te nhiên đông đảo cá nhân lại với nhau"'$,

Khi chỉ ra những hạn chế của triết học Phoiobac, Ph Angghen đã vạch ra

nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đỏ: “Đó là lỗi tại những điều kiện thảm hại ở

Đức hồi đó, những điều kiện đã khiến cho những ghế giáo sư triết học đều do bọnchiết trung chủ nghĩa chuyên giết rệp chiếm đoạt hết, còn Phoiơbắc, người vượt tất

cả những bọn đó một trời một vực, lại buộc phải nông dân hóa và rau ri trong một

làng nhỏ Nếu như Phoiơbắc vẫn không tiếp thu được quan điểm lịch sử về tự

nhiên, từ nay trở thành có thẻ có được và trút bỏ được tất củ cái gi là phiền điện

xié

trong chủ nghĩa duy vật Pháp, thì đó không phải là lỗi tại ông”! Chính trong điều

kiện xã hội và điều kiện sống như thế, nên chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là

không biện chứng va về xã hội cũng không thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm cổ

truyén Ph Angghen trích lời cia Phoiơbắc: “Di lùi lại đằng sau tôi hoàn toàn nhất

trí với các nha duy vật chủ nghĩa; nhưng tiến lên phía trước, tôi không nhất trí với

họ"! Cho nên, Phoiơbắc là nhà duy vật nửa dưới, còn nửa trên ông lại là duy tâm.

ae Mac va Ph Angghen Toàn tap.1.3, Nxb Chính trị quộc gia, Hà Noi, 1995, tr 6Š

'* €, Mác và Ph Angghen, Todn tip, (3, Nxb Chính trị quốc Bia, Ha Nội, 1995, tr TT

ia? Mac va Ph Ảngghen Todn đáp 21, Nxb Chính trị quéc gia, Hà Nội 1995, tr 412

ỦC, Mác và Ph Angghen, Toàn đáp (21 Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 1995, tr 409

Trang 20

Ong phê phan chủ nghĩa duy tâm, coi nó là tự biện, trừu trong, nhưng sang dia hat

lịch sư thi ông xem xét con người va xã hội cùng trừu tượng không kẻm.

Tom lại, khi nghiên cứu xã hội, chủ nghĩa duy vật trước Mae nói chung và chu

nghĩa duy vật của Phoiobắc nói riêng đã có hàng loạt những thiếu sót do hạn chế

về điều kiện lịch sứ, trong đó thiếu sót cơ bản nhất của họ là đã giải thích lịch sứ,

động lực của lịch sử, bản chất con người và xã hội theo lập trưởng của chủ nghĩa

duy tam Do vậy, đó là thứ chủ nghĩa duy vật không chỉ không triệt để, mà còn mang tinh chat trực quan, siêu hình, cơ giới, máy móc.

Các nha triết học đuy vật trước Mác nhìn thay vai trò của giáo dục, của đạo

đức, nhưng không thấy những yếu tổ ấy là sự phản ánh những điều kiện vật chat

của xã hội; họ nhìn thay vai tro của nha nước, vai trò của các yeu tổ sản xuất va

đời sống, nhưng không thấy giữa chủng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau;

họ nhìn thấy các van đề giai cấp, nhưng không vạch ra được quy luật dau tranh giai

cấp; họ nhìn thấy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nhưng lại không thấy

mdi quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau Và cuối cùng, họ đã quy lịch sử xã

hội thành lịch sử của các vĩ nhân, anh hùng, lãnh tụ, mà không nhìn thay vai trỏ

quyết định của quan chúng nhân dân đối với tiền trình lịch sử Theo họ, con người

ta bằng ý chí, ý muốn chủ quan của minh, đặc biệt, ý kiến của những cá nhân kiệt

xuất, những vĩ nhân, anh hùng, lãnh tụ có thé làm đảo ngược tiến trình lịch sử

Nghĩa là chú nghĩa duy vật trước Mác đã coi động lực thúc đây xã hội phát triển

không phải là sản xuất ra của cài vật chất, ma chính là ở tư tưởng, ở tình cảm, ở

tỉnh than hoặc là ở các hinh thức tôn giáo thay thé nhau trong lịch sử Dang lẽ lấy

sự phát triển của các điêu kiện vật chat của xã hội dé giải thích lịch sử, động lực

của lịch sử, ban chất con người, giải thích tư tưởng xã hội, quan điểm chính trị, chế

độ chính trị, thì họ lại đi từ ý thức của con người, từ những tư tưởng và lý luận

về chính trị, về triết học, pháp luật, giáo dục, dao đức, tôn gido, dé giải thích toàn

bộ lịch sử xã hội Tất cả những điều ấy chỉ là không tưởng và ảo tưởng, bởi vì đỏ

chi lả những yếu tổ tinh than của đời sống xã hội, chủng chi là sản phẩm của

nhừng điêu kiện vật chất của xã hội mà thôi Như vậy, nguyên nhân của sự giải

Trang 21

được những thánh tựu nhất định, tạo tiên đề lý luận vần thiết để lịch sử triết học

tiếp tục vận động tiền lên Chính triết học của Phoiơbắc là "chiếc câu nối", là “sudi

lửa" dé từ triết học Héghen bước sang, chảy qua để đến với thé giới quan duy vật

biện chứng triệt đẻ trong cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội vả tư duy.

C Mác va Ph Angghen là những người đầu tiên đã phê phán tính chat duy

tâm về lĩnh vực xã hội của chủ nghĩa duy vật cũ nói chung, chủ nghĩa duy vật của

Phoiơbäc nói riêng dé đưa quan điểm duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu lĩnh vực xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, tạo ra bước ngoặt cách mạng

trong lịch sử triết học Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử thì “chu nghĩa

duy tâm đã bị tống ra khỏi nơi ẩn nau cudi cùng của nó”,

1.2 Những điều kiện, tiền dé của quan niệm duy vật vẻ lịch sử của € Mác

và Ph Angghen thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác

1.2.1 Điều kiện kinh tế — xã hội

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở Tây Âu Đó cũng

là thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã có hơn 100 năm tổn tại và bước sang giai đoạn pháttrién mới nhờ tác động của cuộc cách mạng công nghiệp Nước Anh - cai nôi của

cuộc cách mạng công nghiệp, đã trở thanh cưởng quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất.Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoản thành Phương thức sản xuất

tư bản chú nghĩa ở Đức và một số nước Tây Âu khác đang lớn lên nhanh chóng

trong lòng xã hội phong kiến Vai trò tích cực của giai cấp tư sản đối với lịch sửnhân loại được thể hiện thông qua cuộc dau tranh thú tiêu che độ phong kiến, giảiphóng cá nhân, phát triển sức sản xuất Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đãpha vỡ những quan hệ lỗi thời, mang nặng tính đẳng cấp Nhờ đó, “Giai cấp tư sản

di đóng góp một vai trỏ hết sức cách mạng trong lịch sử Giai cắp tư sản không

thé tồn tại nêu không luôn luôn cách mạng hóa công cụ sản xuất, do đó cách mang

"© Mắc và Ph Ángghen Toản tấp, t20 Nxh Chính trị quốc gia, Ha Nội 1995, tr, 44

Trang 22

hóa những quan hệ san xuất, nghĩa là cách mang hóa toan bộ những quan hệ xã hội Tất cả những quan hệ xã hội cứng dé và hoen ri déu tiêu tan Tắt ca những

gì mang tính đăng cap vả tri trệ đều tiêu tan như mây khói Giai cấp tư sản, trong

qua trình thông trị giai cấp chưa đây một thé ký, đã tạo ra những lực lượng san

xuất nhiều hơn và đồ sé don lực lượng sản xuất của tất cả các thé hệ trước kia goplại,

Có thê nói, thời đại tư ban là thời đại năng động nhất so với các thời đại đã

qua Tuy nhiên, sự phát triển của nên sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên các thành

tựu khoa học — kỹ thuật đủ thúc day xã hội tiến vẻ phía trước, vẫn không khắc phục

được những mâu thuẫn vốn có của xã hội có các giai cấp đối kháng, sự tha hóa con

người, mà thậm chi còn làm cho những mâu thuẫn ấy ngày cảng trở nên tram trọng

va gay gat Xã hội tư bản chủ nghĩa dao sâu thêm khoảng cách giữa thanh thị va

nông thôn, giữa sản xuất công nghiệp vả sản xuất nông nghiệp, giữa lao động trí óc

và lao động chân tay, tạo nên những chênh lệch lớn trong đời sông kinh tế — chínhtrị - văn hóa = xã hội Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày cảng mangtính xã hội hóa với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệusản xuất, mà biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản vả giai cấp

tư sản Giai cấp võ sản tiêu biểu cho một lực lượng sản xuất tiến bộ, đại diện cho

phương thức sản xuất mới, còn giai cấp tư sản thì tiêu biểu cho quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu Mau thuẫn ấy được giải quyết thông qua các cuộc dau

tranh giai cap, ma đỉnh cao là sự phát triển của phong trảo công nhân vào những năm 40 của thé ky XIX.

Chang han, năm 1831 - 1834 cỏ cuộc khởi nghĩa của công nhân nha may đệt

ở thành phố Liôn (Pháp); lúc đầu họ giương cao khâu hiệu về kinh tế: “Sống cóviệc làm hay chết trong đấu tranh”, sau đó giương cao khâu hiệu về chính trị:

“Cộng hòa hay là chết", Cuộc dau tranh từ chỗ đòi công ăn việc làm đến cuộc đấu

tranh vì một nền dan chủ cộng hoa Từ năm 1835 — 1848 có phong trảo Hiến

chương ở Anh, tức là cuộc đấu tranh đã cé chương trình, cương lĩnh hành động.

© Mắc và Ph Angghen, Toản tấp, 14, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 1995, tr 599, 600

-601 6t)

Trang 23

Năm 1844 diễn ra cuộc khởi nghĩa của công nhân nha máy dệt Silédi ở Đức Như

vậy, phong trào công nhân ở Tây Âu đã phát triển nhanh chóng, tir dau tranh tự

phát đến đấu tranh tự giác, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ dau tranh)

chưa có cương lĩnh, chương trình hành động đến đấu tranh có chương trình, cươnglĩnh hanh động.

Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản cho thay,

giai cấp tư sản không còn đóng vai trỏ là giai cấp cách mạng Trong khi đó giai cấp

v6 sản da thực sự trở thành lực lượng độc lập bước lên vũ đài chính trị và mang tính cách mạng Không phải ngẫu nhiên, trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”,

C Mác va Ph Angghen đã viết: “Nhimg vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng dé đánh

đỏ chế độ phong kiến thì ngảy nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản.

Nhưng giai cấp tư sản không những đã rén những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo

ra những người sử dụng vũ khi ay chong lại nó, đó là những người công nhân hiệnđại, những người vô san" Từ thực tế cách mạng ấy, giai cấp vô sản đã nảy sinhmột nhu cầu khách quan tat yếu và bức bách là cần phải có một học thuyết thực sựkhoa học vả cách mạng soi đường chỉ lỗi, dự báo xu thé vận động của lịch sử, vạch

ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chỉ ra những công cụ, phương tiện nhằmxây dựng một xã hội mới trong tương lai tốt đẹp hơn Học thuyết khoa học, cách

mạng đó, — chính là chủ nghĩa Mác.

Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mắc nói chung, triết học Mac nói riêng làsản phẩm tất yêu của sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, của sự

phát triển phong trào công nhân ở Tây Âu những năm 40 của thé ky XIX, là sự giải

đáp vẻ mặt lý luận những van dé thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản

cách mạng C Mác khang định: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí

vat chat của mình, giai cap vô sản cũng thay triết học là vũ khí tinh than củamình"?! Như vậy, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài chính trị chính là nguồn

gốc, động lực, điểu kiện quyết định trực tiếp sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung,trict học Mac nói riêng, trong đỏ có quan niệm duy vật vẻ lịch sử

®C Mắc và Ph Angghen, Toản áp, L4, Nxb Chính trị quốc gia Ha Nội 199S tr 605

"© Mức va Ph Angghen, Todn đáp, 1.1, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội 1995, tr S89

Trang 24

Chủ nghĩa Mác ra đời với tính cách là một học thuyết khoa học và cách mạng

về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khói chế độ

áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người Chủ nghĩa Mác gồm ba bộ phận

cau thành: Triết học, Kinh tế chính trị học vả Chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó

Triết học đóng vai trò là “hạt nhân” lý luận của thế giới quan Chính các nguyên lý triết học làm cơ sở thé giới quan và phương pháp luận phô biến của nhận thức và

thực tiễn.

Sự ra đời triết học Mác phản ánh tính tất yêu của vận động lịch sử ở một nắc thang cụ thé, gắn liền với những nhu cầu cụ thể nhất định Tinh chat của thời đại

quy định về cơ bản tính chat cla một học thuyết, nhưng ở thời đại nào cũng chứa

đựng vô số các sự vật, hiện tượng, quá trình, các nhu cầu, thiên hướng khác nhau

nên xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng khác nhau, thậm chí đối lập nhau Van đề

là ở chỗ, trong số những khuynh hướng ấy, khuynh hướng nào sẽ đóng vai trò chủ đạo, vạch ra con đường đúng dan nhất đạt dén chân lý.

1.2.2 Tiên dé lý luận

Sự ra đời triết học Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng lả sảnphẩm tat yeu của những điều kiện kinh tế — xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa giữa

thế ky XIX, đồng thời là sự phát triển hợp quy luật của lịch sử tư tưởng toản nhân

loại Triết học Mác ra đời không, phải là một hiện tượng biệt lập, tách rời lịch sử tư

tưởng nhân loại, mà là kết quả biện chứng của toàn bộ quá trình đó Chính Ph.Angghen, trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, cho rằng “Tir các hình thức

muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lap, đã có mam mong và dang nay nở hau

hết tat cả các loại thế giới quan sau này”””

Như vậy, tiền dé sáu xa của sự ra đời triết học Mác, của quan niệm duy vật về

lich sử là toàn bộ những giá trì tư tưởng, tinh hoa nhân loại nói chung, mà trước

hết và chủ yếu là giá trị tw tưởng, tình hoa phương Tây, được tích lity trong các

học thuyết triết học từ hơn hai ngàn năm trước Triết học Mác là một vòng khâu

trong chuối các vòng khâu nói tiếp nhau qua các thời đại, với sự mở rộng không

ngừng tri thức triết học trong mới liên hệ với khoa học va thực tiển, Khi tìm hiểu

? © Mác và Ph Angghen, ?oản đáp, L20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 491

Trang 25

trict học Hy Lạp C Mác viết: “Mọi triết học chân chính đều là tỉnh hoa về mặttinh than của thời dai mình" vả *Triết học hiện đại chi tiếp tục cái công việc mà

llêraclít và Arixtết đã mở đầu ma thoi’, Ph Angghen nhấn mạnh: “Tu duy lý

luận chỉ là một đặc tính bam sinh đưới đạng năng lực của người ta có mà thôi.

Năng lực ấy cần phải được: phát triển hoàn thiện, và muon hoàn thiện nó thi cho tới

nay, không có một cách nao khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời đại

4

trước”?

Đặc biệt, tư tường nhân văn thời kỳ Phục hưng (the kỷ XV - XVI), chủ nghĩaduy vật, nhận thức khoa học vả phong trào Khai sáng của thời đại các cuộc cáchmạng tư sản (thế ky XVII - XVIII) đã tạo nên kích thích tô quan trọng đối với quá

trình hình thảnh triết học Mác nói chung, quan niệm duy vật về lịch sử nói riêng

Tiền dé ly luận của sự hình thành triết học Mác là biểu hiện qua trình tiếp

nhận, trên tỉnh than phê phán Triết học cô điển Đức, Kinh tế chính trị học cô điền

Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.

Tiền dé trực tiếp của sự ra đời triết học Mác là nễn triét học cổ điển Đức, mà

cu thể là phép biện chứng của Héghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc

Cuộc hành trình tư tưởng của C Mác bat dau từ phép biện chứng của Héghen,

va từ cuối năm 1842 chuyển dan sang chủ nghĩa duy vật Hai tác phẩm tác động

tích cực đến sự chuyên tiếp này là “Ban chất Kitô giáo" (1841) và “Luan cương sơ

bộ về cải cách triết học” (1842) của L Phoiobic Trong “Ban chất Kitô giáo”,

Phoiobac vạch ra nguồn gốc tâm lý của sự ra đời tôn giáo như cảm giác bat lực va

yếu đuổi của con người trước các lực lượng hùng mạnh và bí ẩn xung quanh, nhấn

mạnh tôn giao là hình thức sinh hoạt tinh thân cần thiết của nhiêu dân tộc, rằng

Chúa của Kitô giáo lả mục tiêu cao nhất, là cái Tuyệt đối mà con người khát khao

vươn tới, nói khác đi con người sáng tạo ra Thượng Đề, chứ không phải Thượng

Đề sáng tạo ra con người, con người đã tha hóa bản chất của mình vao Thượng Dé.Phoiobac đã đưa bản chất tôn giáo về ban chất con người, bản chat của thé giới

trần tục, đồng thởi vạch ra hạn chế của chủ nghĩa duy tâm Héghen, chứng minh

`, Mắc vả Ph Angghen, Toan tap t4, Nxb Chính trị quốc gia Hả Nội 1995 tr.157 - 166

3C, Mắc và Ph Angghen, Toản (áp, t.20, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 1995, tr, 487

Trang 26

môi liên hệ giữa chủ nghĩa duy tâm frén trdi và chủ nghĩa duy tâm dưới mặt dat,

tức hệ thông Héghen ¥ tưởng cai cách mà Phoiobac dat ra trong “Luan cuong so

bộ về cái cách triết hoe” đã kích thích C Mác xây dựng một học thuyết triết học

thảm nhập vào đời sống hiện thực thông qua các nguyên lý có tính khoa học, khắc

phục tínn ar biện cô hữu ở triết lọc Ieghen Phoiơbắc chỉ ra sự cần thiết thay the

chủ nghĩa kinh viện mới (ám chi triết học Héghen) bang thuyết nhân ban, xem con

người là nền tang, xem tự nhiên là hiện thực duy nhất, loại bỏ Thượng Dé ra khỏi

đổi tượng nghiên cứu Cải tổ triết học cũng có nghĩa là giải phóng triết học ra khỏithan học đưới bat kỳ hình thức nao Triết học Phoiơbäc đóng vai trò là “chiếc cầu

nói", la “suối lửa” dé từ triết học Héghen bước sang, chảy qua dé đi đến triết học

Mắc, trong đó có sự thông nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận

biện chứng Hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật (chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) và phép biện chứng hiện đại (phép biện chứng

duy vật) gắn liền với tên tuôi của C Mác va Ph Angghen, là sự phát triển mới về

chat của lịch sử triết học nói chung, của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng nói

Đối với triết học Phoiơbắc, C Mác và Ph Angghen đã phê phán tinh chất siêu

hình trong triết học Phoiơbäc, tinh chất duy tam trong quan điểm vẻ xã hội của

ông; đồng thời, C Mác va Ph Angghen đã kế thừa chủ nghĩa duy vật củaPhoiơbắc, cai tạo nó để hình thanh nên chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ về

giới tự nhiên, mà cả trong lĩnh vực xã hội, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật lịch sử,

tạo nên bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học.

Trang 27

Trong tiền dé lý luận Đức, không thé không đề cập đến vai trỏ của phái

Héghen trẻ, boi lẽ chính thông qua phái Héghen trẻ mà C Mác và Ph Angghen đã

trưởng thành dần vé tư tưởng Trong quá trình chuyên biến thể giới quan của C Mác và Ph Angghen, phái Héghen trẻ không chỉ đóng vai trò “câu nối”, ma còn là

“phép thử” tư tưởng doi với các ông, nhất là khi cả hai đang đứng trước sự lựa

chọn quyết định.

Triết học Mác ra đời trong bối cảnh phức tạp của sinh hoạt tư tưởng khi mà

giải cấp tư sản, sau các cuộc cách mạng tư sản vào thé ky XVII — XVIII đã không

còn quan tâm đến cách mạng xã hội nữa, bởi lễ nếu diễn ra cách mạng thì đối tượng loại bỏ không phải là chế độ phong kién như trước Giai cấp tư sản cẳn đến

một hệ chuẩn tư tưởng bảo vệ trật tự vừa hình thành và đang từng bước khang

định.

Vào những năm 20 - 30, khi Héghen đang còn là thần tượng của giới trẻ có

học thức và cách mạng tại Đức, những toan tính xem xét lại một cách có phê phán

toàn bộ truyền thông cổ điển phương Tây nói chung, triết học Héghen nói riêng đã

hình thành dưới tác động của quá trình phí cổ điển hóa tư duy Sôpenhauơ (A.

Schopenhauer) (1788 — 1860) là một trong những người đầu tiên khởi xướng qua

trình đó Trong tác phẩm “Thế giới như ý chí và biểu tượng” (1818), Sôpenhauơ đãphê phán chủ nghĩa duy lý truyền thống, đặc biệt là hệ thông Héghen, thay sự sùng

bái lý trí bằng sự sùng bái ý chí Trong “Siêu hình học tình yêu và cái chết"

Sôpenhauơ đã vạch ra bản chất vị ky của con người, từ đó phác họa bức tranh bi

quan vẻ lịch sử Tại Đan Mạch, sau Sôpenhauơ là nha triết học Kiếckegơ (S.

Kierkegaard) (1813 — 1858), người sống hầu như củng thời với C Mác, đặt nên

móng cho Chủ nghĩa hiện sinh trong tương lai (nhánh Hiện sinh tôn giáo) Tại

Pháp, Côngtơ (A Comte) (1798 — 1857), người khởi xướng Chủ nghĩa thực chứng,

tuyên bỗ một thứ triết học vượt qua cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm,

hình thành cái gọi là “con đường thứ ba trong triết học" Muộn hơn, các trào lưu

triết học tôn giáo thực hiện quả trình hiện đại hóa bằng cách kết hợp các van dé của

thời đại với giáo lý Kytô trung cổ Nói cách khác, bức tranh triết học nửa đâu thé

kỳ XIX tại các nước Tây Âu được hỉnh thành với ba khuynh hướng cơ bản là

Trang 28

khuynh hướng duy lý hiện đại, hay khuynh hướng khoa học (dé phân biệt với duy

lý truyền thong), key»: hướng nhân ban phí duy lý và khuynh hướng ton giáo.

Trong tình hình phức tạp như thể, C Mác đã thé hiện một thái độ khác đối với truyền thông Khi xác lập học thuyết triết học của minh, C Mác chẳng những

Rhong xét lại truyền thông một cách cực đoan, mà còn ké thừa va phat triển những

yêu tổ tích cực của nó C Mác và Ph Angghen tiếp tục nhân mạnh sự cân thiết của

việc phân tích hệ thống các van dé triết học do truyền thống dé lại, trong đó có van

đẻ cơ bản của triết học Bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử triết học do €.

Mác và Ph Angghen thực hiện thực chat là khắc phục hạn chế của các học thuyết

trước đó, là sự kế thừa, cải tạo vả phát triên lên trình độ cao các gia trị truyền

thong, đặc biệt là truyền thống phương Tây.

Các nhà triết học mác-xít sau C Mác không dừng lại ở những chất liệu đã cỏ

từ thời C Mac, mà tích cực tim hiểu va tiếp thu những tri thức mới dé làm giàu

thêm và từng bước hoàn thiện chủ nghĩa Mác trong điêu kiện lich sử — cụ thể Cuộc

dau tranh của C Mác và Ph Angghen chống lại cả chủ nghĩa giáo điều lẫn chủ nghĩa xét lạt và chu nghĩa phiêu lưu chính trị được tiếp tục vào thé kỷ XX và XXI nhảm khẳng định giá trị khoa học, tỉnh cách mạng và tính sáng tạo, hay tính mở

cua chủ nghĩa Mác.

Các đại biểu lớn của Kinh té chính trị học cổ điển Anh, A Xmit (A Smith) và

1) Iicácđô (D Ricardo), cũng như kinh nghiệm thực tiển xã hội tại Anh (sự vận

động của nên kinh tế tư bản chủ nghĩa, xung đột giai cấp, tình cảnh giai cấp côngnhân Anh) đã đem đến cho C Mác và Ph Angghen một số kinh nghiệm và phương

pháp phân tích các hoạt động kinh tế, các quy luật chỉ phối sự phát triển xã hội.

Tiếp thu có chọn lọc và phê phán kinh tế chính trị học tư sản cổ điển, C Mác và

Ph Angghen đưa vào học thuyết của mình những van đẻ và những luận giải mangtỉnh khám phá Học thuyết giá tri thang dư của C Mác vượt ra khỏi khuôn khô của

một học thuyết kinh tẻ, trở thành cơ sở giải thích bản chất của xã hội tư bản, từ đỏ khang định rằng chủ nghĩa tư bản không phải là sự lựa chọn cuối cùng của nhân

loại.

Trang 29

Triết học chính trị của €_ Mác và Ph Angghen tập trung vào việc tìm kiếm phương thức tôn tại và phát triển của xã hội trong điều kiện phân hóa gay gắt Qua

trình làm quen với Chu nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông (Saint

Simon), Phurié (Fourier), Ooen (Owen), đã đưa C Mác và Ph Angghen đến với tư

tưởng cot lõi của ho như xóa bỏ tinh trạng người bóc lột người, xây dựng một xãhội công bằng dan chủ, văn minh hơn nén dan chủ hiện tồn với sở hữu công cộng

về tư liệu sản xuất va phân phối sản pham xã hội một cách hợp lý C Mac và Ph Angghen tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng ay va vận dụng vảo triết học chính

trị của mình, hình thành nên lý luận vẻ vai trò của quan chúng nhân dan trong lịch

sứ, học thuyết vẻ giai cấp và đấu tranh giai cấp, về nhà nước và cách mạng xã hội,

đặc biệt là lý luận giải phóng con người Học thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa

không tưởng về mô hinh xã hội tương lai được gọi là không tưởng, vi do chịu sự

chỉ phối của điêu kiện lịch sử cuối thế ky XVII — đầu thế ky XIX, nó chỉ là ước

mơ viên vông của các nhà tư tưởng chứ không dựa trên cơ sở phê phán chế độ xãhội hiện tôn, đặc biệt, học thuyết của họ không vạch ra được con đường vả phương

tiện dé hiện thực hóa mô hình ấy vào trong đời sống xã hội C Mác va Ph,

Angghen vượt qua hạn chê đó, xác lập quan niệm duy vật về lịch sử, gợi mở những,

kha nang biến y tưởng của các bậc tiên bối thành hiện thực, biến chủ nghĩa xã hội

từ không tưởng thành khoa học.

1.2.3 Tiền dé khoa học tự nhiên

Liên minh giữa triết học va các lĩnh vực tri thức cụ thé, đặc biệt là khoa học tự

nhiên, cỏ lịch sử lâu dai và mang ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của triết

học nhất là chủ nghĩa duy vật Các nhả triết học đầu tiên của Hy Lạp cô đại đều là

những bộ óc lớn Talét, Héraclit, Đêmôcrít, Arixtốt và nhiều người khác được biết

đến không chỉ với tư cách là những triết gia, mà còn là những bậc thông thái, am

tường nhiều lĩnh vực tri thức, như toán học, vật lý học, thiên văn học, sinh vậthọc, - những lĩnh vực dang con trong tinh trạng tản mạn, sơ khai Cùng với qua

trình chuyên biệt hỏa tri thức, vị tri của triết học được coi lả “khoa học của các

khoa học” Song, liên mình giữa triết học va các khoa học tự nhiên là điều kiện tatyêu cho sự phát triển của ca triết học và các khoa học tự nhiên

Trang 30

Đến thời kỳ trung cỏ, triết học lả một bộ phận của thần học, Nhiệm vụ của nó

là lý giải và chứng minh tính đúng dan của Kinh thánh Do vậy, triết học thời kỳ

này được gọi là triết học kinh viện va bị đặt dưới sự chế ngự va giám sat của thân

học, bị biển thành hệ thông các quan điểm mang nặng tính giáo huấn, minh họamột chiều cho các tín điều tôn giáo

Sang thời kỳ Phục hưng và cận đại, do yêu cầu phát triển phương thức sản

xuất tư bản chủ nghĩa va dé trở thành một lực lượng chính trị độc lập, cũng như

củng cô địa vị của mình thì buộc giai cấp tư sản cân phải áp dụng các thành tựu

của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc

đây lực lượng sản xuất phát triên Chính vì vậy, các khoa học tự nhiên đã tách ra

khỏi triết học trở thanh các khoa học tương doi độc lập, nhưng triết học vẫn gắn

lién mật thiết với các khoa học tư nhiên Khi ấy, những khám phá khoa học với

những chất liệu thực tiễn đã trở thành chỗ dựa vững chắc đối với qua trình giảiphóng triết học ra khỏi ảnh hưởng của thân học, tiếp tục con đường hướng tới chân

lý Triết học không thé phát triển nếu tách khỏi trình độ nhận thức chung của thời

dai, trong đó có trình độ phát triển của các tri thức khoa học cụ thể

Đến triết học cô điển Đức, triết học Héghen là “cái thai đẻ non” cudi cùng

xem triết học là "khoa học của các khoa học”.

Đặc biệt, the ky XVIII - XIX, khoa học tự nhiên phát triển như vũ bão với

hang loạt phat minh mang ý nghĩa vạch thời đại, đưa đến sự bien doi phong cách

thức tư duy của con người Ba tác phẩm mà Ph Angghen nhắc đến trong tác phẩm

%Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cẻ điển Đức” được gọi là các phát

minh vạch thời đại do tác động quyết định của chúng đến sự phát trién của chủ

nghĩa duy vật Đó là: Định luật bảo toàn và chuyên hóa năng lượng, Thuyết tế bào,

Thuyết tiến hóa

Định luật bảo toàn và chuyên hóa năng lượng phát biểu: Năng lượng không

tự nhiên sinh ra vả cũng không tự nhiên mat đi ma nó chỉ có thê chuyên hóa từ

đạng nảy sang dạng khác.

Điều đó chứng tỏ thể giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không cónguyên nhân dau tiên và không có kết quả cuối cùng Va như vậy, định luật nay

Trang 31

bác bỏ quan điểm duy tâm khi cho rang thé giới có nguyên nhân đầu tiên là thực thẻ tinh than, ý thức, cũng như bác bỏ quan điểm tôn giáo coi Thượng Để là

nguyên nhân dau tiên, tuyệt đối của thé giới Mặt khác, định luật này cũng bác bỏ

chú nghĩa duy vật chat phác va chủ nghĩa duy vật siêu hình coi thé giới có khởi

nguyên từ các yeu tô vật the cụ thẻ nào đó Định luật nảy tạo nên chất liệu song

động cho sự lý giải mới vẻ toàn bộ thé giới vật chat, khang định rằng, thé giới vật

chất không chỉ được xác định là “không bị tiêu diét”, mà còn là một quá trình luôn

trải qua sự liên hệ, tác động, chế ước, sự chuyên hỏa lẫn nhau giữa các yếu t6 trong môi sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Hay nói cách khác,

định luật bảo toản và chuyển hóa năng lượng da khang định quan điểm duy vật

biện chứng vẻ sự ton tại và phát triển của thé giới vật chất.

Thuyết tê bào khang định: Thứ nhất, mọi cơ thê sống đều được cau tạo từ các

tế bao; fhứ hai, sự vận động va phat triển của các cơ thé sông lả quá trình tự nhân

đôi, tự phân chia của các tế bao (quá trình phân bào).

Như vậy, thuyết nảy đã chỉ ra nguyên nhân bên trong, nguyên nhân vật chất

của sự tôn tại, vận động và phát triển của các cơ thé thực vật, động vật Khang định chân lý khoa học nay cũng có nghĩa là bác bỏ quan niệm về nguôn gốc siêu nhiên

của sự sông, cũng như sự giải thích giản đơn, may móc, siêu hình về thé giới, đặc

biệt là thé giới hữu sinh Phát minh này đã bác bỏ quan điểm duy tâm, tôn giáo coi

nguyên nhân tồn tại, vận động và phát triển của thể giới là các yeu to tinh thần, ý

thức, là kết qua của “cái hich” của Thượng Dé; đông thời bác bỏ quan điểm duy

vật siêu hình khi coi nguyên nhân bên ngoài là nguyên nhân quyết định của mọi

vận động, phát triển.

Thuyết tiền hóa khẳng định: Thứ nhất, sự vận động, phát triển của the giới là

một quá trình thường xuyên, liên tục, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ

kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn, tuân theo các quy luật khách quan

vốn có của nó; thứ hai, sự xuất hiện của con người và xã hội loài người là sảnphẩm tat yếu trong quá trình phát triển của giới tự nhiên, trai qua qua trình tiễn hóa

hàng triệu năm.

Trang 32

Thuyết tiến hóa của Dacuyn đã vẻ nên bức tranh vô cùng phong phú, phức

lap, song tuân theo tinh quy luật bên trong, khách quan của minh, trong đó có quy

luật chon lọc tự nhién, dau tranh sinh tôn, tính thích nghỉ, tự đảo thai và cân bằng

sinh thái Như vậy, phát minh này cũng khang định nguyên nhân vật chất của sự

vận động, phát triển của thé giới, bác bỏ quan điển duy tâm, tôn giáo, duy vật chấtphác, siêu hình về thé giới và khang định quan điểm duy vật biện chứng ve thé

GIỚI.

Tom lại, các thành tựu khoa học tự nhiên đã kích thích các nhà khoa học đào

sâu quả trình tìm hiểu tinh thống nhất vật chat của thé giới, tính đa dang, muôn hình muôn vẻ của tôn tại, khám phá những bí an của thé giới vật chất, đồng thời

góp phần đưa đến sự hình thành phương pháp tư duy mới Những thành tựu mớinhất của sinh học, y học, tế bào học hiện đại tiếp tục soi sáng các vấn đề mà vàothời Đácuyn mới chỉ là những phác thảo hoặc chưa dé cập đến Điều đáng nói là

mỗi bước di, mỗi phát minh tiêu biểu của khoa học đều buộc các nhà tư tưởng phải

tìm hiểu, khái quát, thám định giá trị của một quan điểm, một học thuyết khoa học.

Những phát mình vạch thời đại trong khoa học tự nhiên cùng với những biến

đôi trong các khoa học lịch sử đã góp phần đưa đến sự cáo chung hình thức cũ của

chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật siêu hình; nó cần được thay thế bằng hình

thức hiện đại của chủ nghĩa duy vật, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử Ph Angghen viet: “M6i lan có một phat minh mang ý nghĩa

thời đại ngay cả trong lĩnh vực khoa học lịch sử - tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật lại

không tránh khỏi thay đổi hình thức của nó"?”, Ph Angghen cho rằng, dé trở thành

một nha triết học chân chính, điều kiện trước tiên là phải năm ving kiến thức về khoa học tự nhiên — lịch sử, từ toán học, vật lý đến các khoa học về con người Sứ

mệnh lịch sử đó mà khoa học giao phó đã được đàm nhiệm bởi C Mác va Ph.

Angghen.

Van dé dat ra, những điều kiện kinh tế — xã hội, tien dé lý luận, tiền đề khoa

học tự nhiên trên đây cũng tác động đến các nhà tư tưởng thời ấy, nhưng vi sao chi

có C, Mác va Ph Angghen mới làm được cái điều mà những người khác không thê

“© Mắc và Ph Angghen, Tod tdp, (21, Nxb Chính trị quốc pia, Ha Nội, 1995, tr, 409

Trang 33

* Vai trò của C Mác va Ph Angghen:

Cần thay ring, C Mác va Ph Angghen xuất than từ tang lớp cao trong xã hội

tư ban Bản thân C Mác có trình độ học vấn tiễn sỹ, có thé tiến thân bang công

việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học hay các họat động phục vụ chế độ xã hội

hiện hành Ph Angghen là con của một nha kinh doanh giàu có, buộc phải bỏ dở

phô thông trung học vì công việc kinh doanh của gia đình Từ vị trí xã hội như thể,

C Mác va Ph Angghen đến với những người vô sản (đúng nghĩa của hình ảnhcông, nhân làm thuê, không có tải sản gi khác lúc dau, trừ sức lao động), và từ sự

đồng cảm với họ, hai ông đã xây dựng hệ thống lý luận, học thuyết bảo vệ quyền

lợi của giai cấp vô sản và vạch hướng cho họ trong cuộc đấu tranh tự giải phóng

Chính từ việc hòa mình vảo cuộc sống của giai cấp công nhân, hai ông đã phát hiện

ra một sự thật lịch sử rằng, giai cấp công nhân không phải là một giai cắp ban cùng

dang được cứu vớt, ma ban than họ có một sứ mệnh lịch sử vô cùng to lớn, đó la:Muon giải phóng minh thì đồng thời phải giải phóng toản bộ xã hội loài người rakhỏi mọi sự áp bức bóc lột, xóa bỏ chế độ nô lệ làm thuê, dé xây dựng một chế độ

xã hội không còn áp bức, bóc lột giữa người và người - chế độ xã hội chủ nghĩa và

cộng sản chủ nghĩa trên phạm vi toàn thé giới.

Điều này cho thấy, cùng với điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận và khoa

học tự nhiên thì dé cỏ một hệ thông tư tưởng mang ý nghĩa vạch thời đại rất cần

xuất hiện những cá nhãn giàu bản lĩnh chính trị và tỉnh thần nhạy bén khoa hoc, đó

là vai trò của nhân tố chủ quan, những trí tuệ thiên tài, những trái tim đây nhiệt

huyết cách mạng — C Mac va Ph Angghen Chỉ có sự kết hợp giữa khói óc với trái

tim, giữa trí tuệ với tình cảm trong những con người vi đại C Mac va Ph Angghen

mới giúp các ông làm được cái điều ma những người khác không thé làm được.

Trang 34

* Khái quát các giai đoạn hình thành, phát triển của triết học Mác thế kỷ

XIX:

Thời kỳ hình thành triết học Mác (1842 — 1848), bao gồm các giai đoạn: Giai

đoạn chuyển biến của C Mác và Ph Angghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ

nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ cach mang sang lập (ruòng cộng sản chủ

nghĩa (1842 — 1844) và giai đoạn đề xuất những nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử (1844 - 1848).

Thời kỳ phát triển triết học Mác (1848 — 1871), bao gồm các giai đoạn: Giai

đoạn phát triển quan niệm duy vật về lịch sử trong quá trình cách mạng dân chủ tưsản (1848 — 1852); giai đoạn phát triển triết học Mác trong quá trình xây dựng kinh

tế chính trị học (những nam 50 — 60); và giai đoạn những năm 60 — 70 của thé ky

XIX.

Thời kỳ phát triển triết học Mác sau Céng xã Pari (1871): Thời kỳ này chủ

yêu gắn liền với tên tuổi của Ph Ăngghen, người đã làm sâu sắc thêm triết học

Mac trên cơ sờ khái quát các thành tựu của khoa học và thực tiễn lịch sử - xã hội

Trang 35

KET LUẬN CHƯƠNG I

- Tal cả các trường phái triết học trước Mác khi nghiên cửu xã hội đều xuấtphát từ những khía cạnh rời rac, lẻ tẻ trong con người, ma không thay con người là

một chỉnh thé thống nhất Do đó, khí nghiên cứu lĩnh vực xã hội các trường phái

triết học ay đều rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tân

- Khi nghiên cứu xa hội, chủ nghĩa duy vật trước Mác nói chung vả chủ nghĩa

duy vật của Phoiơbắc nói riêng đã có hàng loạt những thiếu sót do hạn chế vé điều

kiện lịch sử, trong đó thiếu sót cơ bản nhất của họ là đã giải thích lịch sử, động lực

của lịch sử, bản chất con người và xã hội theo lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Do vậy, đó là thứ chủ nghĩa duy vật không chỉ không triệt để, mà còn mang tính

chat trực quan, siêu hình, cơ giới, máy móc.

- Sự ra đời của Triết học Mác nói chung, quan niệm duy vật về lịch sử của C

Mác và Ph Angghen nói riêng la sản pham tất yêu hợp quy luật trong sự vận động, phát triển của lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại, tạo ra bước ngoặt cách mạng

trong lịch sử triết học Đó là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội ở cácnước tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu vào những năm 40 của thé ky XIX, nhằm đáp ứng

nhu cầu bức bách của giai cấp công nhân trong cuộc đâu tranh giải phóng con

người; có tiên dé lý luận trực tiếp là Triết học cỗ điển Đức, cụ thé là phép biệnchứng của Héghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, bên cạnh đó là Kinh tế

chính trị học cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp; đông thời 1a kếtquả khái quát các thành tựu khoa học tự nhiên giữa thé kỷ XIX

- Sự ra đời của quan niệm duy vật về lịch sử không thé không nói đến vai tròcủa nhân tế chủ quan, đó là những trí tuệ thiên tai, những trái tim day nhiệt huyếtcách mạng - C Mác và Ph Angghen Chỉ cỏ sự kết hợp giữa khối óc với trái tim,

giữa trí tuệ với tinh cảm trong những con người vĩ đại C Mác va Ph Angghen mới

giúp các ông làm được cái điều mà những người khác không thê làm được

Trang 36

Chương 2 Những giai đoạn chủ yếu của sự hình thành và phát triển

quan niệm duy vật về lịch sử của C Mác và Ph Ăngghen thời kỳ hình thành

chủ nghĩa Mác

2.1 Giai đoạn chuyển biến của C Mác và Ph, Angghen từ chủ nghĩa duy

tâm sang chủ nghĩa duy vật (1842 - 1844)

Thông qua môi trường giáo dục gia đình và xã hội, C Mác chịu ảnh hưởng

cua tư tưởng Khai sáng Pháp và Đức the ky XVIII, tư tưởng nhân văn trong thi ca

Hy Lap, bi kịch Sếchxpia (Shakespeare), tư tưởng không tưởng chính trị của

Xanhximông (Saint Simon).

Ngay trong “Khóa luận tốt nghiệp phổ thông trang hoc” (1835), với tựa đề

"Những suy tư của một chàng trai trong việc lựa chọn nghề nghiệp”, C Mác đã có

tư tưởng nhân văn đâu tiên rất sâu sắc: * Nhung kim chỉ nam chủ yếu phải định

hướng cho chúng ta trong việc lựa chọn nghẻ nghiệp chính là phúc lợi của loài người, là sự hoàn thiện của chính chúng ta Nêu con người chỉ lao động cho ban

thân minh thì người đó có thé trở thành một nhà khoa học nỗi tiếng, một triết gia vĩ

đại, một nhà thơ tuyệt vời, nhưng không bao giờ người đó có thể trở thành một

người thật sự hoàn thiện và vĩ đại Nếu chủng ta đã lựa chọn một nghề ma trong

đó chúng ta có thé lao động nhiều nhất cho loài người thi chúng ta sẽ không cúi

đâu van lưng dưới gánh nặng của nó, bởi gánh nặng ấy là sự hy sinh vì mọi người;

khi ấy điều chúng ta cảm nhận được không phải là một niềm vui thảm hại, hạn hẹp,

vị kỷ, mả niềm hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng triệu người, lúc đó sự

nghiệp của chúng ta sẽ có một cuộc sống thầm lặng nhưng có hiệu lực vĩnh hằng,

va những con người cao thượng sẽ rơi những giọt lệ cháy bỏng trước thi hai của

chúng ta”

C Mác nhân mạnh ý thức về sự công hiển va sự lựa chon tự do: “Chỉ có cái

nghề mả trong đó chúng ta không phải là những công cụ nô lệ, mả trong đó chúng

ta sáng tạo một cách độc lập trong giới hạn của mình mới cỏ thể đem lại phâm

gid ”””

ae Mac va Ph Angghen, Toàn tập t.40 Nxb Chính trị quốc gia |là Nội 2000 tr 16

** © Múc va Ph Angphen, Toản /áp, 140, Nxb Chỉnh trị quốc gia, Ha Nội, 2000, tr, 16

Trang 37

Nghẻ vinh quang nhất, theo C Mác là một nghé ma “ching ta có thé lao động

nhiều nhất cho loài người” Chắc hẳn nhừng dòng viết đó vượt ra ngoài tầm suy nghĩ thông thường của một thanh niên 17 tuổi Điều đó thé hiện tư tưởng nhân văn

cua C Mac, hiểu được khát vọng tự đo chân chính của con người.

Theo lời khuyên của cha, vào tháng 10/1835, C, Mác ghi danh vào khoa Luật

Trường Đại học tổng hợp Bon Giữa năm 1836, C Mác chuyên từ Đại học Tổng

hợp Bon sang Đại học Tông hợp Béclin (Berlin), tập trung tìm hiểu luật học và

triết học pháp quyên Tại đây, C Mác chịu ảnh hưởng một phần phương pháp luận

của Canto (Kant) va Phíchtơ (Fichte) Năm 1837, trong thư gửi cha, C Mác nói

đến sự cần thiết phải giải thoát khỏi “chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm” của Héghen,

nhưng đồng thời hướng đến phép biện chứng của Héghen, coi nó như “sy tỉnh

khiết của viên ngọc dưới ánh sáng mặt trời”””.

Tuy nhiên, ở C Mác đã xuất hiện sự hoài nghỉ về giá trị hiện thực của phép

biện chứng duy tâm với “giai điệu hoang đã kỳ quặc của nó” Hơn nữa, “cái bẫy

biện chứng" nhìn một cách tổng thẻ là phương tiện can thiết để khám phá thé giới

đang vận động và phát triển, nhưng vẫn tự đặt mình trong giới hạn của hiện thực

day mâu thuẫn Năm 1839, C Mác bat đầu ghi chép vẻ triết học Epiquya làm tư liệu cho luận án Tiến sĩ Trong khi đánh giá cao "sự dũng cảm gang thép” của

Epiquya trong triết học tự nhiên, C Mác không quên các tên tudi lớn của triết học

Hy Lạp € Mac xem Xôcrát là tâm điểm của phong trảo Hy Lap, con Arixtốt là

"định cao của triết học cổ đại” Triết học Hy Lap, theo C Mác, là thứ triết học

“tran day sức sống và bước ngạo nghề trên vũ đài toàn thé giới” "Những tập ghi

chép vê triết học Epiquya” được kết thúc bảng nhận định về sự vận động của tư

tưởng triết học: trong sự vận động mang tính quy luật của tư tưởng triết học không

có cái gì là vĩnh viễn, ké cả thần tượng của một thời đại.

Luận án tiền sĩ “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrứt và triết

học tự nhiên của Êpiquya " (nửa cuỗi năm 1840 - thang 3 năm 1841).

Trong Lời tựa, C Mác nhắc đến Prômêtê và thai độ của Prômêtê đối với thé giới thân linh C Mác liên tưởng hình ảnh này với triết học ma C Mác hướng tới, 3€, Mắc và Ph Angghen, Toàn ấp, 40, Nxb Chính trị quốc pia Hà Nội, 2000, tr.30

Trang 38

thứ triết học “chéng lại tat cả các vị thân linh nae ở trên trời và ở đưới đất lại

không thừa nhận sự tự ý thức của con người là vị than tối cao", C Mac khẳng

định: “Prémété là vị thánh cao thượng nhất va là kẻ tuẫn tiết trong lịch sử triết

học"?

Điểm giống nhau cơ bàn giữa hai tên tuổi lớn của triết học tự nhiên là thừa

nhận nguyên tứ là hạt vật chất nhỏ nhất, là khởi nguyên của thể giới, các sự vật,

hiện tượng trong thé giới chỉ là phức hợp các nguyên tử Tức la các nguyên tử kết

hop với nhau tạo thành sự vật, con các nguyên tử phân tán báo hiệu sự tan rã của

sự vật Tuy nhiên, khi dé cập đến vận động thi Đêmôcrít cho rằng nguyên tử vận

động theo chiêu thang đứng cho nên thé giới chỉ tuân theo cái tất nhiên, cái quyluật, còn cái ngau nhiên chỉ là sản pham của sự không hiểu biết của con người, hon

nữa cái ngẫu nhiên mà được nhận thức thì không còn là cái ngẫu nhiên nữa Trong

khi đó, Epiquya phan bác quan niệm máy móc đó của Đêmôcrit về tinh tất yếu,tính quy luật và khang định rằng các nguyên tử không chỉ vận động theo chiêu

thăng đứng mà còn vận động theo cả chiêu xiên, tức là còn có khả năng dao động

tự do tự thân, cho nên thé giới không chí tuân theo cai tất nhiên, cái quy luật, ma

còn phải tuân theo ca cải ngẫu nhiên Day là điểm khác biệt có tính nguyên tắc

quan trọng nhất giữa triết học tự nhiên của Êpiquya với triết học tự nhiên củaĐêmôcrít Điều này cho thấy C Mác trẻ xem xét lập luận của Epiquya vẻ dao động

tự do không chỉ từ góc độ của triết học tự nhiên, ma cả từ y nghĩa xã hội của nó: sự

tự ý thức tự do của cá nhân muốn phá vỡ những ràng buộc của trật tự xã hội đang

khủng hoảng.

Như vậy, phát hiện thứ nhất của C Mác vẻ triết học tự nhiên Epiquya là nhân

ban hỏa nguyên tử: Trong đó, ý tưởng ở Epiquya không han bàn về khía cạnh lý

luận thuần túy ma mang nội dung thực tiễn, phản anh nhu cau khát vọng tự do cá

nhân muốn thoát khỏi trật tự khắt khe và hả khắc của xã hội chiếm hữu nô lệ lúc

bay giờ Điểm đặc trưng cua triết học Epiquya là bên cạnh những van đề của triết

TM C Mắc và Ph Angghen, Joan (áp, t.40, Nxb Chính trị quốc gia, Ha Nội, 2000, tr,278

Trang 39

học tự nhiên, ông còn đề cập đến khía cạnh của đạo đức của tôn tại người, dang sau

bức tranh vật lý vẻ thế giới ẩn chứa những luận giải vẻ chính trị

Phải nói rằng, nếu không cỏ tinh thần nhân van sâu sắc, va nếu không hiểu vakhỏng có sự cảm thông với những con người bị áp bức lúc bấy giờ thì chắc han C

Mac trẻ không thê có sự phát hiện day tính nhân văn nay

Sự khác nhau giữa Démécrit và Epiquya phản ánh sự khác nhau giữa hai thời

đại: một đằng là thời đại hưng thịnh, khi cá nhân và xã hội nằm trong mối quan hệ

hài hỏa, tỉnh thần nghiên cứu khoa học còn vô tư, chưa bị cản trở bởi rào cản của

thiên kiến; đăng khác là thời đại suy tản, khi con người phải đối mặt với những

thách thức xã hội nghiêm trọng, phải tập trung mọi nỗ lực dé bảo vệ tự do va quyền

tự quyết của con người.

Phát hiện thứ hai của C Mác trong triết học Epiquya là chủ nghĩa v6 thanđặc trưng của Epiquya O đây, Epiquya đã kế thừa tư tưởng võ than của Đêmôcrítnhưng tỏ ra triệt dé và quyết liệt hơn Êpiquya không nhất trí với quan điểm của

Đêmôcrít về sự đồng nhất nguyên tử của trái đất với nguyên tử của bau trời, vì nóinhư vậy chang khác nao thừa nhận tính chất vĩnh viễn của than linh, nghĩa là lại

“rơi vào vòng tay của các huyền thoại” Không phải ngẫu nhiên, C Mác đánh giá Epiquya xứng đáng là “nha khai sáng Hy Lạp vi đại bậc nhất” và cho rằng,

“Epiquya đã lên tiếng chống lại thế giới quan của toản thé nhân dân Hy Lạp"”, cai

thể giới quan dang chịu ảnh hưởng nặng nẻ bởi tôn giáo và than học Hiểu đượcđiều đó cũng có nghĩa là C Mác đang dân dân hướng theo chủ nghĩa võ thân

Phát hiện thứ ba của C Mác trong triết học Epiquya là kết hợp thuyết nguyên

ne với duy cảm luận và chủ nghĩa khoái lạc Duy cam luận của Epiquya hướng con

người đến nghệ thuật song đẹp và hạnh phúc, biết hưởng thụ va tự điều chỉnh,

trong đó sự thanh thản về tâm hồn là liệu pháp hiệu quả nhất trong một thé giới day

bắt trắc

Trong Luận án tiên sĩ, tuy còn chịu ảnh hưởng bởi phái Héghen trẻ, song C.

Mác đã rút ra một số luận điểm bước đâu thé hiện lập trưởng duy vật của mình:

“© Mắc va Ph Angghen Toàn đáp, t40, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 3000 tr.337

'*€ Mắc va Ph Angghen, 7oàn tap, t40 Nxb Chính trị quốc gia Ha Nội 2000 tr,337

Trang 40

Mot là về sự tác động lẫn nhau giữa triết học với thế giới, xét từ Khia cạnh khách quan (quan hệ của triết học với thể giới bên ngoài) và chủ quan (quan hệ của triết học với thé giới tinh thân của chính các triết gia), đồng thời nhắn mạnh răng,

quan hệ chủ quan là sự biểu hiện của quan hệ khách quan;

Hai là, về sự phân biệt nội dung khách quan vả hình thức chủ quan của mộthọc thuyết triết học;

Ba là, về tính chất hai mặt của phép biện chứng Héghen; mặt tích cực = cách

mạng va mặt hạn chế — bảo thủ Tinh chất hai mặt ấy được C Mác tiếp tục làm

sáng tỏ vào thời kỳ chín mudi về tư tưởng của ông

Nên hiểu như thế nào về quá trình chuyển biến thế giới quan và quan điểm

chính trị từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ chủ nghĩa dân chủ

cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản 2

Quá trình chuyển biển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ

lập trường dân chủ cách mạng sang lập trưởng cộng sản chủ nghĩa được đánh

dẫu từ mùa thu 1842, khi C Mác tham gia vào báo Sông Ranh

Trong thời gian này, C Mác viết loạt bài về tự do báo chí, trình bày tư tưởng

dân chủ cách mạng cấp tiến của mình

Trước hết, trong bài “Những cuộc tranh luận về luật chống trộm củi ring”,

C Mác phân chia lịch sử thế giới ra hai thời ky — thời ky không tự do và thời ky tự

do.

Thời kỳ không tự do 1a thời ky mà quan hệ giữa người với người mang tính

thú vật, thú tiêu cá nhân, sự nô dịch của din tộc này đổi với dân tộc khác, sự phân

cực xã hội thành các giai cấp, tầng lớp doi lập nhau Thời ky không tự do được

ngam hiểu là xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến.

Thời kỷ tự đo là thời kỳ, theo C Mác, chỉ có nên dân chủ — tương lai của nước Đức — mới xứng đáng là đại diện tự thân của nhân dân và là biểu hiện lý tưởng của

thời kỳ tự do chân chính.

Trong bài “Lời bào chữa của phóng viên ở Méden”, C Mác kêu gọi đâu

tranh vi quyên tự do ngôn luận, nhắn mạnh môi quan hệ giữa hoạt động chính luận

với phong trào đấu tranh vi dan chủ, bước dau hình thành quan niệm về ban chat

Ngày đăng: 23/02/2025, 19:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN