Khối u tuyến nước bọt mang tai (TNBMT) là loại khối u điển hình về tính đa dạng hình thái mô học giữa các khối u khác nhau cũng như trong cùng một khối u. Phần lớn u là lành tính chiếm tỷ lệ từ 85% đến 90%, nhưng có thể thoái hóa ác tính. Các nghiên cứu cho thấy việc phẫu thuật bóc u và bảo tồn tuyến mang tai trong điều trị u tuyến mang tai lành tính sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng liệt mặt và các biến chứng khác, ngoài ra không làm tăng tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật.
Trang 1KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẢO TỒN ĐIỀU TRỊ U TUYẾN MANG TAI
LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2020-2021
Hồ Thùy Như 1 , Phạm Kim Long Giang 1 , Sơn Thanh Ngọc 2 , Nguyễn Hữu Dũng 1
TÓM TẮT 32
Đặt vấn đề: Khối u tuyến nước bọt mang tai
(TNBMT) là loại khối u điển hình về tính đa
dạng hình thái mô học giữa các khối u khác nhau
cũng như trong cùng một khối u Phần lớn u là
lành tính chiếm tỷ lệ từ 85% đến 90%, nhưng có
thể thoái hóa ác tính Các nghiên cứu cho thấy
việc phẫu thuật bóc u và bảo tồn tuyến mang tai
trong điều trị u tuyến mang tai lành tính sẽ làm
giảm tỷ lệ biến chứng liệt mặt và các biến chứng
khác, ngoài ra không làm tăng tỷ lệ tái phát sau
phẫu thuật Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Kết quả phẫu thuật bảo tồn điều trị u
tuyến mang tai lành tính tại bệnh viện Chợ Rẫy
2020-2021”
Mục đích: Khảo sát đặc điểm lâm sàng đồng
thời đánh giá kết quả phẫu thuật bảo tồn trong
điều trị u tuyến mang tai lành tính
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu
tiến cứu, mô tả 21 trường hợp ở bệnh viện Chợ
Rẫy 2020-2021
Kết quả: Bệnh thường gặp ở nam giới
(71,4%), đa số từ 60 tuổi trở lên (52,4%) Có liên
quan thuốc lá (71,4%), rượu bia (42,8%), yếu tố
1 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Triều An Loan
Trâm
Chịu trách nhiệm chính: Hồ Thùy Như
SĐT: 0933858000
Email: nhuho.ptnk@gmail.com
Ngày nhận bài: 12/01/2024
Ngày phản biện khoa học: 28/01/2024
răng miệng (28,6%) Bệnh đa số diễn tiến từ 12
-60 tháng (61,9%) Khối u đa số bên phải (57,2%), từ 2 - 4cm (90,5%), mật độ chắc (76,2%), nằm ở thùy nông, bờ đều, không hoại
tử, không xâm lấn (100%) U Warthin chiến 57,3% Có 1 ca liệt mặt và tụ máu sau phẫu thuật
đã phục hồi sau 1 tháng phẫu thuật Không ghi nhận biến chứng nhiễm trùng hay rò nước bọt sau mổ Sau theo dõi 6 tháng, kết quả của tất cả bệnh nhân đều tốt
Kết luận: Đối với u tuyến mang tai lành
tính, phẫu thuật bảo tồn ít có biến chứng và đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân
Từ khóa: U tuyến mang tai lành tính, phẫu
thuật bảo tồn
SUMMARY RESULTS OF CONSERVATIVE SURGERY FOR TREATMENT OF BENIGN PAROTID TUMOR AT CHO RAY HOSPITAL 2020-2021 Background: Parotid salivary gland tumor is
a typical type of tumor in terms of histological morphological diversity between different tumors
as well as within the same tumor The majority of tumors are benign, accounting for 85% to 90%, but can degenerate malignantly Studies show that surgery to remove the tumor and preserve the parotid gland in benign parotid tumors will reduce the rate of facial paralysis and other complications, in addition, it does not increase the rate of recurrence after surgery Therefore,
we conducted research on the topic: "Results of
Trang 2surgery to preserve benign parotid tumors at Cho
Ray hospital 2020 - 2021"
Purpose: To survey clinical characteristics
and evaluate the results of conservative surgery
for benign parotid tumors
Subjects and methods: Prospective study,
describing 21 cases at Cho Ray hospital
2020-2021
Result: The disease is common in men
(71.4%), the majority are 60 years old or older
(52.4%) Related to tobacco (71.4%), alcohol
(42.8%), and dental factors (28.6%) Most
diseases progress from 12-60 months (61.9%)
The majority of tumors occupy the right side
(57.2%), range from 2-4cm (90.5%), have firm
density (76.2%), are located in the superficial
lobe, have regular margins, are non-necrotic, and
are non-invasive (100%) Warthin tumor won
57.3% There was 1 case of facial paralysis and
postoperative hematoma that recovered 1 month
after surgery No complications of infection or
saliva leakage were recorded after surgery After
6 months of follow-up, the results of all patients
were good
Conclude: For benign parotid tumors,
conservative surgery has few complications and
brings good results to the patient
Keywords: Benign parotid tumor,
conservative surgery
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Khối u tuyến nước bọt mang tai là loại
khối u điển hình về tính đa dạng hình thái mô
học giữa các khối u khác nhau cũng như
trong cùng một khối u Phần lớn số u là lành
tính chiếm tỷ lệ từ 85% đến 90% nhưng có
thể thoái hóa ác tính lại khá cao Triệu chứng
khối u mờ nhạt, khi được chẩn đoán thì phần
lớn các trường hợp khối u đã lớn, mức độ tổn
thương rộng, chức năng, thẩm mỹ bị ảnh
hưởng gây khó khăn cho việc tiên lượng, điều trị phẫu thuật và sau phẫu thuật, đồng thời làm tăng nguy cơ biến chứng và tái phát Các nghiên cứu cho thấy việc phẫu thuật bóc
u và bảo tồn tuyến mang tai trong u tuyến mang tai lành tính sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng liệt mặt và các biến chứng khác, ngoài
ra không làm tăng tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Kết quả phẫu thuật bảo tồn điều
trị u tuyến mang tai lành tính tại bệnh viện Chợ Rẫy 2020-2021”
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu
Các bệnh nhân (BN) được phẫu thuật bảo tồn khi điều trị u tuyến mang tai lành tính tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2020 đến 2021
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu
- BN từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán là
u tuyến mang tai lành tính
- Được phẫu thuật bảo tồn mô tuyến tại bệnh viện Chợ Rẫy
- Có kết quả giải phẫu bệnh sau mổ rõ ràng
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
- BN ung thư tuyến mang tai
- BN có u tuyến mang tai tái phát
- BN có liệt/yếu mặt cùng bên trước mổ
- Khối u đang có các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ kèm theo
- BN có các bệnh lý nội khoa chống chỉ định phẫu thuật
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả 21 trường hợp
Trang 3III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Giới tính
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới (N=21)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân là nam giới chiếm chủ yếu là 71,4%
Tuổi
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo tuổi
Trong 21 đối tượng chúng tôi nghiên cứu, bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên chiếm đa số 52,4%, bệnh nhân có độ tuổi trong khoảng 40-60 chiếm 38,1%, bệnh nhân < 40 tuổi chỉ chiếm 9,5% Tuổi trung bình 54,91 ± 11,62 tuổi Tuổi nhỏ nhất là 26 tuổi; tuổi lớn nhất 69 tuổi
Yếu tố nguy cơ liên quan
Bảng 3.1 Yếu tố nguy cơ liên quan
Yếu tố nguy cơ Số BN (N=21) Tỷ lệ (%)
Trang 4Trong 21 ca chúng tôi nghiên cứu, có 09 ca có liên quan tới rượu bia chiếm 42,8%, 15 ca
có liên quan đến yếu tố nguy cơ thuốc lá chiếm 71,4% và 06 ca liên quan đến yếu tố răng miệng chiếm 28,6%
Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật
Bảng 3.2 Triệu chứng cơ năng trước phẫu thuật
Trong 21 ca chúng tôi nghiên cứu, không
có ca nào có triệu chứng khít hàm trước phẫu
thuật Ghi nhận 01 trường hợp có triệu chứng
tê vùng mặt cùng bên trước phẫu thuật và
không ghi nhận triệu chứng đau Tất cả bệnh
nhân đến khám vì lý do phát hiện u to vùng
hàm mặt
Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi
khám bệnh
Trong 21 ca chúng tôi nghiên cứu, 3 ca
có diễn tiến lâm sàng dưới 12 tháng chiếm 14,3%, 13 ca (61,9%) có biểu hiện lâm sàng
từ 12 đến 60 tháng và 5 ca (23,8%) khởi phát
từ 61 đến 120 tháng
Đặc điểm u
Vị trí khối u TNBMT lành tính trên lâm sàng
Bảng 3.3 Vị trí khối u trên lâm sàng
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 7 ca có u
tuyến mang tai bên trái chiếm 33,3%, có 12
ca có u tuyến mang tai bên phải chiếm
57,2%, có 2 ca có u tuyến mang tai 2 bên
chiếm 9,5%
Kích thước u TNBMT lành tính trên
lâm sàng
Trong 21 trường hợp, có 19 ca có kích thước từ 2 đến nhỏ hơn 4cm chiếm 90,5%,
có 2 ca có kích thước từ 4 đến 6cm chiếm 9,5%
Mật độ u TNBMT lành tính trên lâm sàng
Trang 5Bảng 3.4 Mật độ u trên khám lâm sàng
Chúng tôi khám thấy 16 ca có mật độ chắc với 76,2%, 3 ca mật độ căng chiếm 14,3% Không ghi nhận trường hợp u có mật độ cứng
Đặc điểm u trên giải phẫu bệnh
Biểu đồ 3.3 Đặc điểm giải phẫu bệnh của u
Chúng tôi ghi nhận có 12 ca u Warthin chiếm 57,3%, 5 ca u đa dạng chiếm 23,8%, 2 ca u
tế bào đáy với 9,5%, 1 ca u tế bào hạt và 1 ca u tuyến cơ biểu mô, chiếm 4,7% mỗi trường hợp
Kết quả phẫu thuật
Biến chứng trong thời gian nằm viện
Bảng 3.5 Biến chứng sau mổ
Trong 21 ca chúng tôi nghiên cứu, 1 ca
liệt mặt và 1 ca tụ máu sau phẫu thuật
Không ghi nhận biến chứng nhiễm trùng và
rò nước bọt sau mổ
Kết quả theo dõi sau phẫu thuật 6 tháng
Sau thời gian theo dõi 6 tháng, ghi nhận tất cả BN đều lành tốt Không ghi nhận biến chứng liệt mặt và hội chứng Frey Không ghi
Trang 6nhận u tái phát Sau thời gian theo dõi 6
tháng, kết quả xa của tất cả BN là tốt
IV BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên
cứu
Giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 21
bệnh nhân, bệnh nhân nam là 15 chiếm
71,4%, và nữ 6 chiếm 28,6% Nghiên cứu
của tác giả Lưu Kim Trọng (2017) trong
nhóm UBMLT tuyến nước bọt mang tai cũng
ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh nghiêng về nam giới
(58,6%) với tỷ lệ nam/nữ là 1,4/1 Tỷ lệ nam
giới cũng chiếm phần hơn (54,7%) trong 106
trường hợp UBMLT theo tỷ lệ nam/nữ là
1,2/1 ở nghiên cứu của Tác giả Hàn Thị Vân
Thanh (2001) trên 150 trường hợp u biểu mô
TNBMT
Tuổi
Tuổi mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, tuổi trung
bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 54,91
± 11,62 tuổi Phân bố bệnh hay gặp nhất ở
lứa tuổi > 60 tuổi chiếm 52,4% Tác giả Lưu
Kim Trọng (2017) nghiên cứu 105 trường
hợp u biểu mô TNBMT, trong đó có 87
trường hợp UBMLT với tuổi dao động từ 14
đến 82 và tuổi trung bình là 48,8 tuổi
(SD=15,3), nhóm tuổi thường gặp nhất là
50-59 chiếm 31% Tác giả Lê Văn Quang
(2013) nghiên cứu 95 trường hợp UBMLT
tuyến nước bọt mang tai cho thấy tuổi thấp
nhất là 15 tuổi và cao nhất là 84 tuổi, tuổi
trung bình là 49 tuổi (SD=15), độ tuổi hay
gặp nhất là 51- 60 tuổi chiếm 26,3%
Thời gian diễn biến lâm sàng
Thời gian diễn biến lâm sàng ở các nhóm
bệnh nghiên cứu chủ yếu ở khoảng từ 1 đến
5 năm, chiếm 61,9% Tiếp sau là khoảng thời
gian dưới 1 năm Các nghiên cứu của tác giả
Lưu Kim Trọng (2017), Đinh Xuân Thành
(2014), Lê Văn Quang (2013) và Hàn Thị Vân Thanh (2001) trong nhóm UBMLT cũng cho kết quả tương tự khi đa số bệnh nhân đến viện từ 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ từ 47,6 – 54,7%
Đặc điểm u
Thăm khám lâm sàng
U TNBMT có thể gặp ở cả bên phải và bên trái với tỷ lệ tương đương nhau Tỷ lệ u phân bố bên phải và bên trái trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 57,2% và 33,3% Tỷ lệ này trong nhóm u biểu mô lành tính (UBMLT) của các tác giả Lưu Kim Trọng (2017), Lê Văn Quang (2013), Hàn Thị Vân Thanh (2001) là như nhau, lần lượt
là 51,7%/47,1%, 47,4%/52,6% và 50%/50% Kích thước khối u chúng tôi hay gặp nhất là
2 – 4 cm chiếm tỷ lệ 90,5% Tuy nhiên, trong nghiên cứu tác giả Lê Văn Quang (2013), kích thước u trung bình là 26 mm (SD=8) và
đa số trường hợp <40 mm, chiếm tỷ lệ 87,3% Theo nghiên cứu của tác giả Hàn Thị Vân Thanh (2001) trong nhóm UBMLT, số trường hợp u ≥ 40mm chiếm hơn một nửa (51%), đồng thời kích thước u trung bình là
40 mm (SD=19) cao hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi Điều này có thể hiểu rằng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thường đến khám sớm
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Thực tế thống kê kết quả giải phẫu bệnh trong nghiên cứu chúng tôi: 12 ca u Warthin chiếm 57,3%, 5 ca u đa dạng chiếm 23,8%, 2
ca u tế bào đáy chiếm 9,5%, 1 ca u tế bào hạt chiếm 4,7% và 1 ca u tuyến cơ biểu mô chiếm 4,7% Tỷ lệ u tuyến đa hình của các tác giả trong nước như Lưu Kim Trọng (2017), Lê Văn Quang (2013) và Hàn Thị Vân Thanh (2001) trong nhóm UBMLT tuyến nước bọt mang tai chiếm 60,1 – 74,5%
và gấp 2 – 6 lần so với u Wathin Các kết quả
Trang 7trên khác biệt hoàn toàn so với nghiên cứu
của chúng tôi Có thể liên quan đến vấn đề
mẫu nghiên cứu do mẫu nghiên cứu của
chúng tôi nhỏ
Kết quả phẫu thuật
Tẩt cả đối tượng trong nghiên cứu chúng
tôi đều được áp dụng phương pháp mổ bảo
tồn áp dụng bóc u bảo tồn mô tuyến và dây
thần kinh số VII Điều trị phẫu thuật là
phương pháp điều trị chính và là phương
pháp đầu tay trong điều trị tuyến nước bọt Với các u lành tính phẫu thuật tốt tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100% Tuy nhiên, với các u tuyến
đa hình là một u lành tính nhưng đôi khi u có các tua nhỏ rất dễ bị bỏ sót trong khi mổ hoặc nếu u to, nằm ở các thùy sâu của tuyến mang tai thì việc bóc hết tổn thương đôi khi gặp nhiều khó khăn, đôi khi có thể phạm phải dây VII gây giảm chức năng hoặc liệt dây VII sau mổ
Hình 3.1 Bóc u bảo tồn mô tuyến và dây thần kinh VII
Biến chứng sau mổ
Trong nghiên cứu của Hàn Thị Vân
Thanh, tỷ lệ liệt mặt 24,7% Theo Phạm
Hoàng Tuấn (2007), tỷ lệ này là 26,47%, tác
giả cũng ghi nhận tỷ lệ tụ máu vết mổ sau mổ
là 5,88% Nhiễm trùng vết mổ sẽ ảnh hưởng
xấu tới kết quả điều trị phẫu thuật, nguy cơ
sớm là bục vết mổ và chảy máu, nguy cơ xa
là sẹo vết mổ sẽ liền xấu Tỷ lệ vết mổ liền
tốt là 94,12%
Kết quả theo dõi sau điều trị phẫu thuật
sau 6 tháng
Phẫu thuật tuyến vốn là một kỹ thuật khó
và phẫu trường nằm trong vùng giàu mạch
máu, thần kinh và bạch huyết Vấn đề sang
chấn tổ chức và đặc biệt là dây vỏ bao của
myelin hệ thống phân nhánh thần kinh VII là
không thể tránh khỏi Do vậy, sự sang chấn
và tình trạng xung huyết, phù nề vùng phẫu
thuật sẽ là nguyên nhân gây nên một số
trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật có tình
trạng liệt dây thần kinh VII ở nhiều mức độ Tuy vậy, sau một thời gian dài, triệu chứng
sẽ hết dần Chúng tôi không ghi nhận biến chứng nhiễm trùng vết mổ
Qua thời gian theo dõi 6 tháng, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng liệt mặt vĩnh viễn, hội chứng Frey và tái phát u Điều này có thể là do thời gian nghiên cứu chúng tôi còn ngắn nên chưa ghi nhận được các biến chứng xa như hội chứng Frey và tỷ lệ tái phát Chúng tôi tham khảo y văn, phương pháp lấy u bảo tồn tuyến có tỷ
lệ tái phát và tỷ lệ có hội chứng Frey tương đối thấp Tỷ lệ xuất hiện hội chứng Frey trong nhóm UBMLT ở nghiên cứu của Lưu Kim Trọng (2017), Võ Đăng Hùng (2008), Hàn Thị Vân Thanh (2001) lần lượt là 24,6%, 21,1% và 15,5% Qua các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy phương pháp phẫu thuật lấy u bảo tồn tuyến mang tai trong điều trị u tuyến mang tai lành tính là phương pháp
Trang 8khả thi, có khả năng áp dụng tốt trong điều
trị lâm sàng dưới phẫu thuật viên có kinh
nghiệm
V KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 21 bệnh nhân được phẫu
thuật từ 2020 đến 2021 tại bệnh viện Chợ
Rẫy, chúng tôi rút ra kết luận: Tuổi trung
bình 54,91 tuổi với tuổi nhỏ nhất là 26 tuổi
và tuổi lớn nhất 69 tuổi, trong đó, độ tuổi từ
60 trở lên chiếm đa số (52,4%) Đa số gặp ở
nam giới với 71,4% Triệu chứng thường gặp
là to vùng trước tai, không đau Phân bố chủ
yếu 1 bên, 7 ca có u tuyến mang tai bên trái
chiếm 33,3%, có 13 ca có u tuyến mang tai
bên phải chiếm 57,2%, có 2 ca có u tuyến
mang tai 2 bên chiếm 9,5% Tất cả đều ở
thùy nông tuyến mang tai Phần lớn u có mật
độ chắc với 76,2% Giải phẫu bệnh u Wathin
và u đa hình chiếm tỉ lệ cao, lần lượt là
57,3% và 23,8%
Sau phẫu thuật, chỉ ghi nhận 01 trường
hợp tụ máu sau mổ phục hồi sau 2 tuần và 01
trường hợp liệt mặt tạm thời, phục hồi hoàn
toàn sau 1 tháng Tất cả bệnh nhân lành vết
thương tốt Không ghi nhận các biến chứng
như rò nước bọt, hội chứng Frey, liệt mặt
vĩnh viễn Không ghi nhận trường hợp nào
tái phát u
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Quang Long (2008), Bước đầu đánh
giá kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai và
các biến chứng tại bệnh viện Tai Mũi Họng
Trung Ương, Luận văn Thạc sỹ Y học,
Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Nguyễn Hữu Phúc (2017), Kết quả cắt một
phần thùy nông tuyến mang tai trong điều trị bướu hỗn hợp, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
3 Nguyễn Minh Phương (2000), Chụp tuyến
có thuốc cản quang đối chiếu giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị u tuyến nước bọt mang tai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện chuyên ngành Răng Hàm Mặt Đại Học Y Hà Nội
4 Nguyễn Thu Phương (2015), Đánh giá kết
quả điều trị ung thư tuyến mang tai tại Bệnh Viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội
5 Lê Văn Quang (2013), Nhận xét đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật
u biểu mô lành tính tuyến mang tai từ năm 2009- 2013, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội
6 Đinh Xuân Thành (2015), Nghiên cứu chẩn
đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, Luận án tốt nghiệp tiến sĩ y học chuyên ngành Phẫu thuật Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội
7 Hàn Thị Vân Thanh (2001), Nhận xét đặc
điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả phẫu thuật của u tuyến nước bọt mang tai ở bệnh viện K từ 1996-2001, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội
8 Phạm Hoàng Tuấn (2007), Nghiên cứu lâm
sàng, X quang, giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị u hỗn hợp tuyến mang tai, Luận án tốt nghiệp Tiến sĩ y học chuyên ngành Phẫu thuật Hàm Mặt Đại Học Răng Hàm Mặt