Phần thứ hai:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sau khi phân tích, đánh giá các công trìnhnghiên cứu liên quan trực tiếp đến Luận án đã đượccông bố ở trong và ngoài nước, có thể rút ra những
Trang 1DƯƠNG VĂN QUÝ
ĐỀ TÀI THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 9 38 01 06
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Lê Văn Long
2 TS Bùi Xuân Phái
HÀ NỘI - 2023
Trang 2châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” Tuy nhiên, trên thực tế, do
nhiều điều kiện, bối cảnh khác nhau, việc thực hiệnquyền TCTT của công dân còn rất nhiều hạn chế từnhiều nguyên do khác nhau, từ các yếu tố thuộc điềukiện khách quan, đến những yếu tố thuộc điều kiện
chủ quan Vì vậy, đề tài: "Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam hiện nay" được
lựa chọn để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ là quantrọng và rất cần thiết hiện nay cả về mặt lí luận vàthực tiễn
Trang 32 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nhằm xây dựng cơ sở lý luận, phân tích, đánhgiá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp, khảthi để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ởViệt Nam
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, phân tích, đánh giá các công trình
nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài Luận án đãđược công bố cả ở trong và ngoài nước Từ đó, xácđịnh những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa,
bổ sung và phát triển; Hai là, nghiên cứu xây dựng cơ
sở lí luận việc thực hiện quyền TCTT của công dân ở
Việt Nam hiện nay Ba là, phân tích, đánh giá thực
trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam
hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó; Bốn là, đề
xuất những quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiệnquyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 4Cơ sở lý luận, thực trạng và các quan điểm,giải pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu việcthực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam kể từkhi có Hiến pháp năm 2013 đến nay
4 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý thuyết
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lýluận khoa học của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HồChí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộngsản Việt Nam về bảo đảm thực hiện quyền TCTT củacông dân; về mối quan hệ bình đẳng giữa Nhà nước vàcông dân trong thực hiện quyền TCTT của công dân;
về phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủcủa nhân dân; về xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam
Trang 54.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở lýluận nào? Thực trạng thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? Cầnnhững quan điểm, giải pháp nào để bảo đảm thực hiệnquyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay?
4.3 Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã đạt được một sốthành tựu đáng nghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều tồntại, hạn chế nhất định dẫn đến kết quả chưa như mongmuốn Do đó, cần xây dựng được cơ sở lý luận đểgiúp xác định được cơ chế bảo đảm để quyền TCTTcủa công dân được thực hiện một cách tốt nhất
5 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các cách tiếp cận liên ngành;tiếp cận từ yêu cầu thực tiễn; tiếp cận cụ thể dựa trên
lý thuyết và quy định của pháp luật về quyền
Trang 6Cơ sở phương pháp luận của Luận án làphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh vàđường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
về nhà nước và pháp luật
Luận án sử dụng các phương nghiên cứu :phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp tiếpcận hệ thống; Phương pháp trừu tượng hóa khoa học,lịch sử và logic; Phương pháp so sánh; Phương phápthống kê, xã hội học
6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của Luận án
Góp phần hoàn thiện, phát triển những tri thức
về lý luận nhà nước và pháp luật nói chung và về thựchiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam nói riêng
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu íchcho người dân, cá nhân, tổ chức, CQNN và các cơ sởgiáo dục đại học, viện nghiên cứu
Trang 7Phần thứ hai:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sau khi phân tích, đánh giá các công trìnhnghiên cứu liên quan trực tiếp đến Luận án đã đượccông bố ở trong và ngoài nước, có thể rút ra nhữngvấn nghiên cứu mà đề tài Luận án sẽ bổ sung và pháttriển tiếp tục nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng được cơ sở lí
luận về thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt
Nam; Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực
hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện naychỉ ra được nguyên nhân của những kết quả, tồn tại,
hạn chế đó; Thứ ba, đưa ra được các quan điểm chỉ
đạo và đề xuất được các giải pháp cụ thể, khả thi đểbảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ở ViệtNam hiện nay
Trang 81.1.1 Khái niệm quyền tiếp cận thông tin của công dân
Cho dù có nhiều quan niệm về quyền TCTTnhưng hầu hết các quan niệm đều quan tâm đến quyềntiếp cận các thông tin được nắm giữ bởi tất cả các
CQNN Có thể hiểu quyền TCTT của công dân là khả năng công dân được tự do lựa chọn cách thức xử sự theo ý chí của mình mà pháp luật không cấm nhằm biết được thông tin mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp theo quy định của pháp luật.
Trang 91.1.2 Khái niệm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
Như vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận dướicác góc độ khác nhau về quyền TCTT của công dân,nhưng cách tiếp cận quyền TCTT dưới góc độ là mộtquan hệ pháp luật là bao quát, toàn diện và đầy đủ hơn
cả
Thực hiện quyền TCTT của công dân là việc công dân tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể với các CQNN để hiện thực hóa các khả năng tự do lựa chọn cách thức xử sự theo ý chí của mình mà pháp luật không cấm nhằm biết được thông tin mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, cũng như yêu cầu các CQNN có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của công dân khi bị vi phạm.
Thực hiện quyền TCTT của công dân cónhững đặc điểm cơ bản sau đây: có liên quan hầu hếttất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cơ sở để thựchiện các quyền khác; thực hiện theo thủ tục chặt chẽ
do pháp luật quy định và chính là giải quyết hiệu quả
Trang 10mối quan hệ giữa Nhà nước quản lý và nhân dân làmchủ
1.1.3 Ý nghĩa của việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
Thực hiện quyền TCTT của công dân có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với công dân, Nhà nước
tổ chức những điều kiện tốt nhất để công dân thựchiện quyền TCTT nhưng các CQNN cũng là chủ thể
có khả năng xâm hại quyền TCTT của công dân lớn
Trang 11nhất và các CQNN phải có nghĩa vụ bảo vệ quyềnTCTT của công dân.
1.2.2 Nội dung thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
Thứ nhất, công dân tự do tìm kiếm thông tin
do các CQNN đã cung cấp Tuy nhiên, công dân có tự
do tiếp cận được thông tin hay không phụ thuộc chủyếu vào việc chủ động công khai của CQNN đangquản lí thông tin
Thứ hai, công dân yêu cầu các CQNN cung
cấp thông tin để mình biết được Trong trường hợpnày, công dân không thể được tự do tìm kiếm thôngtin, mà cần phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin từphía CQNN
Thứ ba, công dân yêu cầu các CQNN có thẩm
quyền bảo vệ quyền TCTT của mình
1.3 Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
Trên bình diện chung nhất, có thể thấy hoạtđộng thực hiện quyền TCTT của công dân được bảo
Trang 12đảm bởi các yếu tố cơ bản về hệ thống pháp luật vềquyền TCTT của công dân; năng lực chủ thể của côngdân, các CQNN; và kinh phí phục vụ việc tổ chứcthực hiện quyền TCTT của công dân Nhận diện đượcnhững yếu tố trên đây sẽ làm cơ sở cho việc phân tích,đánh giá thực trạng, cũng như đề xuất các kiến nghị cụthể, hiệu quả và khả thi nhằm bảo đảm thực hiệnquyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay.
1.4 Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở một số quốc gia trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam hiện nay
Pháp luật về quyền TCTT của Thụy Điển,Vương Quốc Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản và TrungQuốc có những quy định về mục đích ban hành phápluật về TCTT; chủ thể TCTT, về phạm vi thông tinđược tiếp cận, về trình tự, thủ tục TCTT, các cơ chếbảo vệ quyền TCTT Việt Nam có thể tham khảo quyđịnh của các quốc gia về các vấn đề đã nêu ở trên
Trang 13Kết luận Chương 1
Quyền TCTT của công dân là là khả năng công
dân được tự do lựa chọn cách thức xử sự theo ý chícủa mình mà pháp luật không cấm nhằm biết đượcthông tin mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp theoquy định của pháp luật Thực hiện quyền TCTT củacông dân là việc công dân tham gia các quan hệ phápluật cụ thể với các CQNN để hiện thực hóa các khảnăng tự do lựa chọn cách thức xử sự theo ý chí củamình mà pháp luật không cấm nhằm biết được thôngtin mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, cũng nhưyêu cầu các CQNN có thẩm quyền bảo vệ quyền vàlợi ích của công dân khi bị vi phạm
Chủ thể thực hiện quyền TCTT của công dân
là công dân và các CQNN đáp ứng các điều kiện dopháp luật quy định và tham gia vào các quan hệ phápluật cụ thể và có quyền, nghĩa vụ pháp lý theo quyđịnh
Nội dung thực hiện quyền TCTT của công dân
ở Việt Nam gồm: công dân tự mình TCTT; công dân
Trang 14yêu cầu các CQNN cung cấp thông tin và công dânyêu cầu các CQNN có thẩm quyền bảo vệ quyềnTCTT của mình khi bị vi phạm; các CQNN thực hiệnnghĩa vụ công khai thông tin, cung cấp thông tin theoyêu cầu của công dân và phải chịu trách nhiệm pháp línếu vi phạm quyền TCTT của công dân khi công dânyêu cầu.
Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyềnTCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay bao gồm: hệthống quy phạm pháp luật về quyền TCTT của côngdân; năng lực chủ thể thực hiện quyền TCTT của côngdân; hành vi pháp lý của các chủ thể thực hiện quyềnTCTT của công dân; các điều kiện vật chất - kĩ thuật
Trong xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng vàchặt chẽ, để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay cần phải tìm hiểu kinhnghiệm thực hiện quyền TCTT của các quốc gia khác,
từ đó rút ra những giá trị tham khảo quý báu cho ViệtNam, nhất là các kinh nghiệm về xây dựng pháp luật
Trang 15CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY 2.1 Thực trạng chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
2.1.1 Những ưu điểm, thành tựu
Nhiều công dân không phân biệt địa vị pháp
lý, trình độ nhận thức, dân tộc, độ tuổi … đã thực hiệnquyền TCTT của mình; Chính phủ, Bộ Tư pháp tíchcực, chủ động trong tổ chức thực hiện quyền TCTTcủa công dân như phổ biến, giáo dục Luật TCTT năm
2016, rà soát văn bản quy phạm pháp luật bảo đảmphù hợp với các nguyên tắc bảo đảm quyền TCTT củacông dân…; các cơ quan cung cấp thông tin cũng chủđộng chuẩn bị những điều kiện cần thiết phục vụ việccung cấp thông tin như vận hành cổng thông tin điện
tử, ban hành quy chế và xác định đơn vị, cá nhân làmđầu mối cung cấp thông tin…
Trang 162.1.2 Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, nhiều công dân nhất ở vùng điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn còn chưa hiểu, chưa chủ
động thực hiện quyền TCTT; Thứ hai, việc ban hành
Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc triểnkhai thực hiện Luật TCTT năm 2016 tại một số cơquan còn chậm hoặc chậm ban hành văn bản triển khai
thực hiện Thứ ba, nhiều văn bản quy phạm pháp luật
chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế để phù hợp
với các nguyên tắc bảo đảm quyền TCTT Thứ tư,
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền TCTTcủa công dân còn chưa được tiến hành thường xuyên,
liên tục và có trọng tâm Thứ năm, nhiều CQNN có
nghĩa vụ cung cấp thông tin chưa thực hiện đúng cácnghĩa vụ theo quy định của pháp luật về quyền TCTT
của công dân Thứ sáu, một số quy chế nội bộ về tổ
chức cung cấp thông tin của các CQNN được banhành chưa đúng yêu cầu của pháp luật
Trang 172.2 Thực trạng nội dung thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
2.2.1 Những ưu điểm, thành tựu
Thứ nhất, công dân tìm kiếm thông tin đã dễ
dàng, nhanh chóng và đa dạng, phong phú hơn Đápứng nhu cầu tự do TCTT của người dân, hoạt độngcông khai thông tin đã được các CQNN quan tâm, chủđộng thực hiện
Thứ hai, bên cạnh việc tự do TCTT thì công
dân cũng đã hiện thực hóa khả năng yêu cầu cácCQNN cung cấp thông tin Nhằm thực hiện nghĩa vụcung cấp thông tin cho người dân, các CQNN có tráchnhiệm cung cấp thông tin đã ban hành quy chế nội bộ
về tổ chức cung cấp thông tin và công bố công khaitrên cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan mình
2.2.2 Những tồn tại, hạn chế
Thứ nhất, mặc dù các CQNN đã chủ động
công khai thông tin với nhiều hình thức nhưng việc tự
do TCTT của người dân vẫn chưa được bảo đảm, cònnhiều hạn chế Chẳng hạn: chưa xây dựng chuyên mục
Trang 18về TCTT trên cổng, trang thông tin điện tử của cơquan mình, chưa kịp thời đăng tải, cung cấp thông tin
do cơ quan, đơn vị mình tạo ra; còn chậm trễ trongviệc lập danh mục thông tin phải công khai và đăng tảidanh mục trên cổng thông tin điện tử theo quy định;
hệ thống thông tin, dữ liệu còn chưa đồng bộ, một sốthông tin chưa được cập nhật kịp thời nên việc cungcấp, khai thác, sử dụng còn hạn chế
Việc công khai thông tin theo luật chuyênngành mà chưa theo quy định của Luật TCTT nênnguyên tắc cung cấp thông tin một cách kịp thời,chính xác và đầy đủ khó có thể bảo đảm
Các CQNN thường chỉ công khai thông tintheo các hình thức phù hợp với điều kiện của mình, cóthể chưa thực sự thuận lợi cho người dân, phổ cập vớingười dân, nên số lượng người dân tự do tiếp cận làkhông nhiều Ngoài ra, việc tổ chức thực hiện côngkhai thông tin của chính quyền cho các đối tượng làđồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao, vùngđặc biệt khó khăn đòi hỏi nguồn lực kinh phí không
Trang 19nhỏ, trong khi nguồn lực ngân sách nhà nước còn hạnchế, phải tập trung cho những nhiệm vụ quan trọng vàcấp bách khác, như là phòng, chống thiên tai, bão lũ,dịch bệnh.
Thứ hai, có rất ít người dân thực hiện quyền
yêu cầu CQNN cung cấp thông tin Còn có tình trạngcác CQNN chưa thực hiện đúng các quy định về cungcấp theo yêu cầu của công dân Một số CQNN khôngphản hồi yêu cầu cung cấp thông tin của công dân,hoặc có phản hồi nhưng không cung cấp thông tin vàkhông nêu rõ lí do
Thứ ba, công dân hầu như chưa hiện thực hóa
khả năng yêu cầu các CQNN có thẩm quyền bảo vệquyền TCTT của mình khi quyền TCTT của công dân
bị vi phạm Công tác bảo vệ quyền TCTT của côngdân chưa được các CQNN thực hiện thường xuyên,hiệu quả, làm cho khả năng này của công dân hầu nhưchưa được thực hiện trên thực tế
2.3 Nguyên nhân của thực trạng thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
Trang 202.3.1 Nguyên nhân của ưu điểm, thành tựu
Hệ thống pháp luật về quyền TCTT của côngdân ngày càng đầy đủ, nhất là kể từ khi có Luật TCTTnăm 2016 đã cụ thể hoá đầy đủ các khả năng về quyềnTCTT của công dân và quy định khá cụ thể tráchnhiệm, nghĩa vụ của các CQNN trong bảo đảm quyềnTCTT của công dân; nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tưpháp; quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, hiện đạihoá nền hành chính nhà nước, công nghệ thông tinđược ứng dụng rộng khắp cả nước
2.3.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Pháp luật về quyền TCTT của công dân cònnhiều bất cập, thiếu thống nhất, số lượng lớn nhưng lạiquy định tản mạn trong nhiều loại văn bản quy phạmpháp luật; kinh phí chưa bảo đảm Nhiều CQNN chưaquan tâm đúng mức đến việc quán triệt cũng nhưchuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiệnquyền TCTT; văn hoá cung cấp thông tin một chiềuvẫn đang còn tồn tại trong tư duy, nhận thức của đa sốcác CQNN, đội ngũ cán bộ, công chức khi vẫn cho