1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

205 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Quyền Tiếp Cận Thông Tin Của Công Dân Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Luận án tiến sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY tác giả trong và ngoài nước đã được trình bày như: tác giả Đào Trí Úc với bài viết“Tổng quan về luật tiếp cận thông tin và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thực hiện quyề

Trang 1

ĐỀ TÀI THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐỀ TÀI THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số: 9 38 01 06

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫntheo đúng quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này

Tác giả Luận án

Trang 4

Hội đồng nhân dân

Nhà xuất bản

Tiếp cận thông tin

Tòa án nhân dân

Ủy ban nhân dân

Ủy ban thường vụ

Viện kiểm sát nhân dân

Xã hội chủ nghĩa

HĐNDNxbTCTTTANDUBNDUBTVVKSNDXHCN

Trang 5

về thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Phụ lục số 02: Tổng hợp thông tin đánh giá việc xây dựng chuyên mục về tiếpcận thông tin, đầu mối cung cấp thông tin, lập danh mục thông tin phải được côngkhai, đăng tải thông tin được công khai theo danh mục,

quy chế cung cấp thông tin và thông tin cho người khuyết tật

Phụ lục số 03: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Trang 6

Phần thứ hai: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Phần thứ ba: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP

CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc thực hiện quyền tiếp cận

thông tin của công dân

1.1.1 Khái niệm quyền tiếp cận thông tin của công dân1.1.2 Khái niệm thực hiện quyền tiếp cận thông tin củacông dân

1.1.3 Ý nghĩa của việc thực hiện quyền tiếp cận thông tincủa công dân

1.2 Chủ thể và nội dung thực hiện quyền tiếp cận thông tin

của công dân

1.2.1 Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin của côngdân

1.2.2 Nội dung thực hiện quyền tiếp cận thông tin của côngdân

1.3 Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền tiếp cận

thông tin của công dân

1.3.1 Hệ thống pháp luật về quyền tiếp cận thông tin củacông dân

1.3.2 Các điều kiện vật chất - kĩ thuật1.3.3 Năng lực chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tincủa công dân

1.3.4 Hành vi pháp lý của chủ thể thực hiện quyền tiếp cậnthông tin của công dân

1.4 Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở một số

quốc gia trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam hiện nay

113333

33333746

5151

56

6568707476

Trang 7

của công dân ở một số quốc gia và những gợi mở cho ViệtNam hiện nay

Kết luận Chương 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN

THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin của

công dân

2.1.1 Những ưu điểm, thành tựu2.1.2 Những tồn tại hạn chế

2.2 Thực trạng nội dung thực hiện quyền tiếp cận thông tin

của công dân

2.1.3 Những ưu điểm thành tựu2.1.4 Những tồn tại, hạn chế

2.3 Nguyên nhân của thực trạng thực hiện quyền tiếp cận

thông tin của công dân

2.3.1 Nguyên nhân của ưu điểm, thành tựu2.3.2 Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Kết luận Chương 2

CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC

HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY

3.1 Quan điểm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin

của công dân

3.1.1 Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phảinhằm đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của người dântrong chiến lược phát triển đất nước

3.1.2 Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phảigắn với xây dựng và hoàn thiện nhà Nước pháp quyền xã

8589

9191

91103

117117127

142142144148

149149

149

Trang 8

nghiệp lần thứ tư3.1.4 Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phảiphù hợp với các tiêu chí quốc tế về bảo đảm quyền tiếp cậnthông tin

3.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của

công dân

3.2.1 Giải pháp về pháp luật3.2.2 Giải pháp về chủ thể và nội dung thực hiện quyềntiếp cận thông tin của công dân

3.2.3 Giải pháp về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiệnphục vụ thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân3.2.4 Giải pháp khác

Kết luận Chương 3

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

172174177178

Trang 9

Phần thứ nhất:

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Giá trị phổ quát mà các quốc gia trên thế giới hiện nay đều ghi nhận là mọi

cá nhân đều có quyền con người, cần được tôn trọng và bảo đảm thực hiện QuyềnTCTT là quyền cơ bản của công dân, là một trong những cơ sở để công dân thựchiện nhiều quyền khác của mình, đồng thời là cơ sở để bảo vệ lợi ích quốc gia, dântộc, lợi ích của Nhà nước và của các tổ chức xã hội Chính vì vậy, để thực hiện tốttrách nhiệm và nghĩa vụ hàng đầu của quốc gia về quyền con người, Việt Nam cầnthiết phải bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân

Ở Việt Nam, quyền TCTT là quyền mới, được ghi nhận đầy đủ kể từ Hiếnpháp năm 2013 Sau đó, Quốc hội đã ban hành Luật TCTT năm 2016 để cụ thể hóaquyền này Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để phát huy dân chủ XHCN, bảođảm quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần thực hiện tốt, có hiệu quả phương

châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.1Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều điều kiện, bối cảnh khác nhau, việc thực hiệnquyền TCTT của công dân còn rất nhiều hạn chế từ nhiều nguyên do khác nhau, từcác yếu tố thuộc điều kiện khách quan, đến những yếu tố thuộc điều kiện chủ quan

Hoạt động thực hiện quyền TCTT của công dân nhìn chung chưa được nhậnthức một cách thống nhất, đầy đủ cả từ phía Nhà nước, người dân, xã hội Trongsuốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, hầu như chỉ có luồng thông tin tuyêntruyền một chiều từ Nhà nước xuống cho người dân, còn người dân luôn là người bịđộng, chỉ tiếp thụ các nguồn thông tin chính thức của Nhà nước Cho nên, hiện nay,còn bộ phận cán bộ, công chức tự cho rằng thông tin là do mình ban phát cho ngườidân, dẫn đến tình trạng che giấu, bưng bít thông tin, lợi dụng việc nắm giữ thông tin

để trục lợi cá nhân, gây ra tình trạng bất bình đẳng trong việc thụ hưởng thông tin.Bên cạnh đó, nhiều người dân thậm chí còn không biết mình có quyền này, hầu hết

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII - Tập I, Nxb.

Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr 173.

Trang 10

người dân chỉ hiểu quyền này một cách phiến diện, từ một phía, cho nên nhiềutrường hợp người dân lại phải đi xin thông tin từ Nhà nước.

Hiện nay, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhànước và toàn xã hội Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giảitrình của Nhà nước được đặc biệt coi trọng, là các thành tố cơ bản đổi mới quản trịquốc gia theo hướng hiện đại, phòng chống tham nhũng và được coi là những trụcột của dân chủ, sự tin tưởng và phát tiển Tuy nhiên, các rào cản từ truyền thống vềnền quản trị cũ, lạc hậu như nền quản trị khép kín, coi việc thực thi quyền lực nhànước là một đặc quyền, hạn chế chia sẻ thông tin và sự tham gia của người dân vẫnđang còn ăn sâu trong nhận thức, tư duy và hành động của đa số đội ngũ cán bộ,công chức CQNN Trong khi đó, tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đedọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta Trong điều kiện đó, việc cung cấp thông tincho người dân từ các CQNN đang gặp không ít khó khăn, thách thức

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh

mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, Việt Nam thực hiện chiến lược quốc gia pháttriển kinh tế số và xã hội số, quyền TCTT dù vẫn giữ nguyên bản chất, nhưng đã bịtác động một cách mạnh mẽ và phương thức TCTT đã thay đổi căn bản Thể chế, hạtầng, nhân lực, người dân đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số, xã hội

số, cho phương thức TCTT của người dân Công nghệ số và dữ liệu số thấm sâumột cách tự nhiên mặc định vào mọi mặt đời sống của người dân Tuy nhiên, thựctiễn những năm qua cho thấy hệ thống pháp luật về quyền TCTT của người dân dù

đã có đổi mới, hoàn thiện hơn nhưng vẫn còn bất cập chưa phù hợp với các quy luậtcủa kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế, hạn chế việc TCTT của người dân Nhiều

cơ quan, địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đến đầu tư, phát triển hạ tầng cungcấp thông tin, nhất là bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ làm đầu mối cung cấp thông tin

Với việc chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm

2007, đến nay Việt Nam có hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên

Trang 11

nhiều lĩnh vực Trong đó chúng ta tham gia vào 17 Hiệp định Thương mại tự do;thiết lập quan hệ kinh tế với khoảng 230 nước và vùng lãnh thổ, cũng như là đối tácchiến lược của 17 quốc gia,  Để hòa nhập vào sân chơi chung, vấn đề bảo đảmthực hiện quyền TCTT đã trở thành một nhân tố thiết yếu nhằm giảm rủi ro cho cácnhà đầu tư và tự do thông tin, minh bạch thông tin trở thành một tiêu chí trong hộinhập toàn cầu Nhiều điều ước, hiệp ước quốc tế, kế hoạch hành động, tuyên bốquốc tế đã đưa ra những yêu cầu có tính ràng buộc hoặc khuyến nghị các quốcgia thành viên hoàn thiện pháp luật về quyền TCTT Mặc dù chúng ta đã nộiluật hóa các quy định liên quan đến quyền TCTT của các điều ước này trongnhiều văn bản luật nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa bảo đảm tính tương thíchvới cam kết quốc tế này Nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng,nhất là các thông tin liên quan trực tiếp đến việc thực hiện, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của công dân (như thông tin trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, giao thông,xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng, ) Trong khi đó, việc công khai và cungcấp thông tin của các CQNN mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân,chưa tạo điều kiện cho người dân TCTT một cách chủ động, nhanh chóng và thuậntiện Việc không minh bạch, kịp thời trong cung cấp thông tin của các CQNN cũngtạo nên sự bất bình đẳng trong việc TCTT, đồng thời dẫn đến nguy cơ rủi ro tronghoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, các nhà đầu tư trong vàngoài nước; gây khó khăn cho việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, cảntrở quá trình hội nhập quốc tế, từ đó làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và sự pháttriển bền vững của nền kinh tế Chẳng hạn, theo Thanh tra Việt Nam, tính đến hếtngày 06/10/2022, trong tổng số 705 đơn vị huyện trên toàn quốc, gần 49% (tươngđương 345 UBND cấp huyện) đã thực hiện công khai quy hoạch sử dụng đất cấphuyện thời kỳ 2021 - 2030, trong đó 105/345 cơ quan được ghi nhận đã công khaiđúng thời hạn, 116/345 cơ quan công khai không đúng thời hạn và 124/345 cơ quankhông xác định được thời gian công khai.2

2

day-chuyen-doi-so-va-phong-chong-tham-nhung-203808.html , truy cập ngày 11/11/2023.

Trang 12

https://thanhtravietnam.vn/dong-su-kien/cong-khai-thong-tin-dat-dai-tren-moi-truong-dien-tu-nham-thuc-Tại Việt Nam, khát vọng phát triển đất nước được Đảng, Nhà nước đề ratrong giai đoạn hiện nay chính là hướng tới quốc gia phồn vinh và hạnh phúc Đểhiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước, cần huy động nhiều nguồn lực khácnhau, trong đó, quan trọng nhất vẫn là sức mạnh từ lòng tin của nhân dân - chủ thểcủa quá trình phát triển Tuy nhiên, bên cạnh việc chúng ta đã ban hành và thực hiệnđược nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để phát huy quyền làm chủ của nhân

dân, thì chúng ta còn không ít những hạn chế, khuyết điểm trong đó có vấn đề "các

nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy tốt… quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm, vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức"3 Những hạn chế, khuyết điểm đó cónhiều nguyên nhân, song trực tiếp quyết định nhất là do nguyên nhân chủ quan,

trong đó có nguyên nhân là chúng ta "chưa tạo được nhiều cơ chế, chính sách, giải

pháp có tính đột phá, đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân"4 Vì vậy, để

đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất

nước, Đại hội XIII của Đảng đã xác định phải: "Bảo đảm công khai, minh bạch

thông tin, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của mọi tầng lớp nhân dân"5 Thực hiện quyền TCTT của công dân chính là tạo ra điều kiện, tiền đề cầnthiết để người dân hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Mặt khác, quyềnTCTT cũng sẽ không được thực hiện trọn vẹn nếu thông tin không được cung cấpđầy đủ, chính xác, kịp thời Do vậy, việc nghiên cứu để đảm bảo cho các yêu cầunày cũng có ý nghĩa rất thiết thực

Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, vấn đề "coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên

cứu lý luận"6 là một trong những bài học kinh nghiệm quý báu làm cơ sở để chúng

ta vận dụng, phát huy và phát triển sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, giúp chúng

ta kiên định, vững vàng và tự tin vượt qua những khó khăn, thách thức vào thời giantới Mặc dù chúng ta đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề thực hiện quyền

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Tl đd, tr.88 - 89

4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Tlđd, tr.94.

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Tlđd, tr.51.

6 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Tlđd, tr 181.

Trang 13

TCTT của công dân, nhưng đều là những nghiên cứu ở những khía cạnh nhất định,

ở góc độ địa phương hay lĩnh vực, ngành hoặc cũng có những nghiên cứu tương tựnhưng đã bị thời gian vượt qua, không còn mang tính thời sự

Tất cả những phân tích trên đây, cho thấy, cần phải nghiên cứu một cách sâusắc, hệ thống, đầy đủ các vấn đề lí luận liên quan đến thực hiện quyền TCTT củacông dân ở Việt Nam hiện nay, nhằm có những tri thức đúng đắn của vấn đề này.Trên cơ sở đó, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ thực trạng thực hiện quyềnTCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay Từ đó, có cơ sở đề ra những giải phápbảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân, phát huy dân chủ XHCN, xây dựng,hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; xây dựng, phát triển, tạo môi trường vàđiều kiện xã hội thuận lợi nhất để phát huy tài năng, trí tuệ, phẩm chất của conngười Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của

đất nước Vì vậy, đề tài: "Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt

Nam hiện nay" được lựa chọn để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ là quan trọng và rất

cần thiết hiện nay cả về mặt lí luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuấtcác giải pháp phù hợp, khả thi để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ởViệt Nam; thông qua đó, góp phần phát huy nhân tố con người trong chiến lượcphát triển đất nước ở Việt Nam hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án phải thực hiện các nhiệm vụnghiên cứu sau đây:

Một là, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến

đề tài Luận án đã được công bố cả ở trong và ngoài nước Từ đó, xác định nhữngkết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa, bổ sung và phát triển

Hai là, nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận việc thực hiện quyền TCTT của

công dân ở Việt Nam hiện nay như: khái niệm quyền TCTT của công dân; khái

Trang 14

niệm thực hiện quyền TCTT của công dân; chủ thể và nội dung thực hiện quyềnTCTT của công dân; các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền TCTT của côngdân; tham khảo kinh nghiệm nước ngoài…

Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở

Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó

Bốn là, đề xuất những quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện quyền

TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng thực hiện quyền TCTT của

công dân và các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân

ở Việt Nam hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu việc thực hiện

quyền TCTT của công dân ở Việt Nam Bên cạnh đó, Luận án cũng nghiên cứu việcthực hiện quyền TCTT của một số nước trên thế giới nhằm tham khảo kinh nghiệmcho Việt Nam, góp phần làm cho Luận án được hoàn thiện hơn

Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện quyền TCTT của công

dân kể từ khi có Hiến pháp năm 2013 đến nay (Hiến pháp năm 2013 là văn bản có

hiệu lực pháp lý cao nhất đầu tiên ghi nhận công dân có quyền TCTT).

Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến

thực hiện quyền TCTT của công dân, còn đối với các chủ thể khác không thuộcphạm vi nghiên cứu của Luận án

4 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý thuyết

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩaMac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sảnViệt Nam về bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân; về mối quan hệ bìnhđẳng giữa Nhà nước và công dân trong thực hiện quyền TCTT của công dân; về

Trang 15

phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; về xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

4.2 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứunhư sau:

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công

dân ở Việt Nam hiện nay cần phải dựa trên cơ sở lý luận nào?

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: ở Việt Nam hiện nay, thực hiện quyền TCTT

của công dân diễn ra như thế nào, có những thành tựu, hạn chế gì và nguyên nhâncủa những thành tựu, hạn chế đó là gì?

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: cần những quan điểm, giải pháp nào để bảo đảm

thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay?

4.3 Giả thuyết nghiên cứu

Luận án nghiên cứu dựa trên giải thuyết rằng: Hoạt động thực hiện quyềnTCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã đạt được một số thành tựuđáng nghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định dẫn đến kết quảchưa như mong muốn vì nguyên nhân cơ bản là chưa có cơ chế đầy đủ, chưa có quytrình hợp lý, chặt chẽ giúp cho việc thực hiện quyền TCTT của công dân được đảmbảo đúng đắn, có hiệu quả Do đó, cần xây dựng được cơ sở lý luận để giúp xácđịnh được cơ chế bảo đảm, quy trình hợp lý để quyền TCTT của công dân đượcthực hiện một cách tốt nhất, đồng thời nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, hoànthiện quy phạm pháp luật pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trách nhiệm củaNhà nước và nhiều giải pháp đồng bộ khác để bảo đảm thực hiện quyền TCTT củacông dân ở Việt Nam hiện nay

5 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu

Luận án sử dụng các cách tiếp cận cơ bản sau để nghiên cứu :

Tiếp cận liên ngành: trong nghiên cứu khoa học ngày nay, yếu tố liên ngành

hết sức quan trọng và cần thiết Cách tiếp cận liên ngành trong khoa học là tất yếu

Trang 16

vì nếu tiếp cận nghiên cứu trong một chuyên ngành riêng lẻ sẽ khó đủ sức giải quyếtvấn đề một cách trọn vẹn, sâu sắc Các ngành khoa học cần phải có sự gắn kết, phốihợp để giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn một cách đầy đủ, hệ thống và sâusắc.

Tiếp cận từ yêu cầu thực tiễn: cách tiếp cận này được sử dụng để nghiên cứu

thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay Đó là việcphân tích, đánh giá những kết quả tích cực, cũng như những tồn tại, hạn chế của vấn

đề nghiên cứu, đồng thời đưa ra được những nguyên nhân của các kết quả tích cực,tồn tại, hạn chế đó

Tiếp cận cụ thể dựa trên lý thuyết và quy định của pháp luật về quyền: đây là

cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm, dựa trên các tiêu chuẩn về quyền conngười, quyền công dân làm cơ sở để xác định kết quả mong muốn và lấy cácnguyên tắc về quyền con người làm khuôn khổ, điều kiện cho quá trình đạt được kếtquả đó Thực hiện quyền TCTT của công dân là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cánhân, tổ chức và đặc biệt là Nhà nước, cũng như cần nhiều điều kiện khác, nhưngphải đặt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân làm trung tâm, làm kết quả để đạttới để cho người dân thực hiện một cách tốt nhất quyền của mình, xem bảo đảmquyền TCTT cho công dân vừa là mục tiêu và động lực trong các hoạt động

Cách tiếp cận hệ thống: là cách thức sử dụng để nghiên cứu các yếu tố bảo

đảm việc thực hiện quyền TCTT của công dân, trong một hệ thống có cấu trúc chặtchẽ, gồm nhiều bộ phận hợp thành, có mối quan hệ tương tác với nhau và vận động,phát triển theo những quy luật, nguyên tắc nhất định

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của Luận án là phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin Luận án nghiên cứu dựa trên tư tưởng

Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước

và pháp luật, đặc biệt là những quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền conngười, quyền công dân, quyền TCTT, về Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân

Trang 17

dân, do nhân dân, vì nhân dân và xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật phục vụchiến lược phát triển đất nước Việt Nam hiện nay

5.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể cơ bản sau đây:

Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng chủ yếu, bao trùm toàn bộ

nội dung trong Luận án Đó là từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiệnquyền TCTT của công dân; nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam; để từ đó, đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện quyềnTCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lịch sử và logic: được sử dụng

nghiên cứu trong việc xây dựng các khái niệm, định nghĩa, đặc trưng, luận điểm,luận chứng trong Luận án

Phương pháp so sánh: được sử dụng trong Luận án khi nghiên cứu việc thực

hiện quyền TCTT của công dân ở một số quốc gia trên thế giới, để có những kinhnghiệm tham khảo vận dụng trong thực hiện quyền TCTT của công dân ở ViệtNam, nhất là trong xây dựng pháp luật, cũng như nhằm đánh giá thực trạng thựchiện quyền TCTT của công dân ở thời gian qua

Phương pháp thống kê: được sử dụng để phân tích, đánh giá những số liệu

cụ thể trong thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng để khảo sát, nghiên cứu thực

tế thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, đầy đủ, hệ thống đểgiải quyết những vấn đề lý luận cơ bản, mới và thực tiễn thực hiện quyền TCTT củacông dân ở Việt Nam hiện nay Qua đó góp phần hoàn thiện, phát triển những trithức về lý luận nhà nước và pháp luật nói chung và lý luận về thực hiện quyềnTCTT của công dân ở Việt Nam nói riêng

Trang 18

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cá nhân, tổ chức vận dụng

để sử dụng quyền TCTT của mình trong thực tiễn một cách có hiệu quả

Luận án là nguồn tài liệu hữu ích đối với các CQNN có thẩm quyền thamkhảo trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quyền TCTT của công dân cũng nhưhoạt động tổ chức thi hành pháp luật về quyền TCTT của công dân

Luận án là nguồn tài liệu có giá trị đối với các cơ sở giáo dục đại học, việnnghiên cứu, giảng dạy, học tập về quyền con người nói chung và quyền TCTT củacông dân nói riêng

7 Cấu trúc của Luận án

Ngoài Mục lục, Lời cảm ơn, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục thì nộidung của Luận án gồm ba phần:

Phần thứ nhất: Mở đầu

Phần thứ hai: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Phần thứ ba: Kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lí luận về thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay.

Trang 19

Phần thứ hai:

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay được đặt ra mộtcách cấp thiết, nhất là trong điều kiện phát huy dân chủ XHCN, phát huy tối đanhân tố con người, con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mụctiêu trong chiến lược phát triển đất nước Về vấn đề này, có rất nhiều công trình ở

cả trong và ngoài nước đề cập đến ở những mức độ, góc độ khác nhau từ đề tài khoahọc cấp bộ, cấp trường; đề tài luận văn, luận án, sách chuyên khảo, bài viết tạpchí… Để phục vụ nghiên cứu, Luận án nghiên cứu các tài liệu có liên quan trực tiếpđến đề tài Luận án theo ba nhóm nội dung sau:

Các công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay

Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ởViệt Nam hiện nay

Các công trình nghiên cứu quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện quyềnTCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Theo các hướng nội dung nghiên cứu đó, đề tài Luận án phân tích, đánh giácác công trình nghiên cứu như sau:

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Có rất nhiều công trình của nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhằm xác địnhbản chất, nội dung, giới hạn, vai trò của quyền TCTT Qua khảo cứu, trong hàngloạt các công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Các báo cáo khoa học trong các Hội thảo như: “Tiếp cận thông tin - quy

định quốc tế, kinh nghiệm Việt Nam, Đan Mạch”, năm 2006; “Tiếp cận thông tin Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm Vương Quốc Anh” (2007); Tài liệu Hội thảo

quốc tế do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức năm 2009: “Luật tiếp cận thông tin

-Kinh nghiệm một số nước trên thế giới”, có nhiều công trình nghiên cứu của các

Trang 20

tác giả trong và ngoài nước đã được trình bày như: tác giả Đào Trí Úc với bài viết

“Tổng quan về luật tiếp cận thông tin và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự

trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở các nước trên thế giới”; Hoàng Thị

Ngân với trình bày “Tiến trình xây dựng Luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam”; tác giả Toje R.uud với trình bày “Luật Tiếp cận thông tin ở Na Uy và vai trò của các

tổ chức xã hội trong việc xây dựng và thực hiện luật này”;…Tài liệu Hội thảo:

“Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin tại Việt Nam” do Bộ Tư pháp tổ chức năm

2010 với nhiều bài viết nghiên cứu về sự cần thiết phải xây dựng Luật TCTT ởViệt Nam của nhiều nhà khoa học đầu ngành;

Cuốn sách "Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một

số quốc gia"7 của tác giả Thái Thị Tuyết Dung trình bày những vấn đề lý luận cơbản quyền TCTT Theo cuốn sách, quyền TCTT là quyền của mọi công dân đượctiếp cận các thông tin được ban hành và lưu trữ tại các cơ quan công quyền, đặcbiệt là cơ quan hành chính nhà nước

Tiếp theo cũng là cuốn sách của tác giả Thái Thị Tuyết Dung về "Quyền tiếp

cận thông tin của công dân ở Việt Nam"8, nghiên cứu quá trình phát triển quyền

TCTT ở các quốc gia và Việt Nam; Cuốn sách "Quyền tiếp cận thông tin: Lý luận

và thực tiễn"9 của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Vũ Công Giao, NguyễnTrung Thành đã trình bày về các vấn đề lý luận và thực tiễn của quyền TCTT trênthế giới và ở Việt Nam;

Tài liệu Hội thảo: “Quyền tiếp cận thông tin - Quy định quốc tế và pháp luật

của một số nước trên thế giới” của tác giả Tường Duy Kiên; cũng của tác giả

Tường Duy Kiên là tài liệu hội thảo quốc tế: “Chính sách và hệ thống các văn bản

quy phạm pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền tiếp cận thông tin” Luận văn thạc

sỹ luật học "Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và thực tiễn Việt

7 Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, Nxb Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh.

8 Thái Thị Tuyết Dung (2015), Quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam, Nxb.

Đại học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh

9 Nguyễn Minh Thuyết, Vũ Công Giao, Nguyễn Trung Thành (2016), Quyền tiếp cận thông tin: Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Trang 21

Nam"10 của tác giả Nguyễn Tuấn Thắng nêu lên khái niệm, lịch sử, vai trò của

quyền TCTT, mối quan hệ giữa quyền TCTT và quyền con người

Bài viết tạp chí: "Nội dung quyền tiếp cận thông tin theo pháp luật một số

nước" 11, của tác giả Hoàng Thị Ngân, theo tác giả nội dung quyền TCTT bao gồm:tìm kiếm, thu thập thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin Bài viết phân tích nộidung quyền TCTT thông qua tìm hiểu pháp luật về quyền TCTT của nhiều quốcgia trên thế giới như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Bài viết

"Quyền tiếp cận thông tin - điều kiện thực hiện các quyền con người và quyền công

dân", của tác giả Thái Vĩnh Thắng12 nhấn mạnh quyền TCTT không chỉ là "oxycủa nền dân chủ" mà suy cho cùng nó là quyền để thực hiện mọi quyền Không cóthông tin thì người dân không thể biết, không thể bàn, không thể làm, không thểkiểm tra bất cứ vấn đề gì Nói một cách khác, tất cả các quyền chính trị, dân sự,kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân đều có thể chỉ bảo đảm trên cơ sở quyền

TCTT; Bài viết "Quyền tiếp cận thông tin từ góc độ xã hội học quyền con người",

của tác giả Lê Thị Hồng Nhung13, bài viết góp phần làm phong phú thêm hướngtiếp cận về quyền TCTT, bài viết tập trung khai thác khía cạnh cội nguồn, nhu cầu

xã hội của quyền TCTT, các yếu tố thúc đẩy tự do thông tin; đồng thời, nêu lên babiểu hiện chính trong đời sống tự do thông tin hiện nay, từ đó khẳng định tínhđúng đắn của sự cần thiết ra đời các quy định pháp lý đảm bảo quyền TCTT nóiriêng và tự do thông tin nói chung Cũng là bài viết của tác giả Lê Thị Hồng

Nhung có nhan đề "Tiếp cận quyền tiếp cận thông tin dưới góc độ quyền con

người",14 cho rằng cần nhìn nhận quyền TCTT là quyền của công chúng được tiếp

10 Nguyễn Tuấn Thắng (2019), Quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

11 Hoàng Thị Ngân (2009), "Nội dung quyền tiếp cận thông tin theo pháp luật một số

nước", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10).

12 Thái Vĩnh Thắng (2009), "Quyền tiếp cận thông tin - điều kiện thực hiện các quyền con

người và quyền công dân", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (17).

13 Lê Thị Hồng Nhung (2011), "Quyền tiếp cận thông tin từ góc độ xã hội học quyền con

người", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (24).

14 Lê Thị Hồng Nhung (2011), "Tiếp cận quyền tiếp cận thông tin dưới góc độ quyền con

người", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5).

Trang 22

cận các thông tin do Nhà nước, các cá nhân, cơ quan, tổ chức nắm giữ một cáchtrực tiếp hoặc gián tiếp, bị động hoặc chủ động để thỏa mãn các nhu cầu hợp phápcủa mình cũng như để thực hiện các quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận.

Bài viết "Bàn về tên gọi của "Quyền tiếp cận thông tin" trong Hiến pháp

năm 2013", của tác giả Nguyễn Lan Hương15, phân tích sự hạn chế của cách gọitên quyền theo Hiến pháp năm 1992 và sự cần thiết đổi tên gọi này thành quyềnTCTT như trong Hiến pháp năm 2013; Bài viết "Mối quan hệ giữa quyền   tiếp   cận   thông   tin   và quyền giám sát của nhân dân" , của tác giả Đinh Thanh

Phương16 phân tích những vấn đề lí luận chung về quyền TCTT của nhân dân đốivới hoạt động của các CQNN Theo đó, bài viết chỉ ra ba yếu tố nền tảng cho sựtồn tại của quyền TCTT đó là: thông tin của nhà nước là của nhân dân, nên nhànước phải có trách nhiệm cung cấp cho nhân dân; khi nhân dân thành lập ra nhànước và trao quyền cho nhà nước thì nhân dân phải biết nhà nước sử dụng quyềnlực như thế nào; mục đích tồn tại của nhà nước là nhằm phục vụ nhân dân, cho nênthông tin do nhà nước tạo ra, quản lý cũng phải được sử dụng phục vụ nhân dân

Bài viết "Quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận với việc đảm bảo quyền

lực nhà nước thuộc về nhân dân ở Việt Nam hiện nay", của tác giả Đỗ Thị

Hường.17 Bài viết "Quyền được tiếp cận thông tin và quyền bất khả xâm phạm về

cuộc sống riêng tư",18 của tác giả Nguyễn Ngọc Điện cho rằng quyền TCTT cầnphải có giới hạn đặt trong bối cảnh với quyền bất khả xâm phạm về cuộc sốngriêng tư và tất cả các ngoại lệ đều phải được áp dụng một cách nghiêm ngặt trongphạm vi do luật xác định; không ai được tuỳ tiện mở rộng phạm vi đó, đặc biệt làbằng cách áp dụng tương tự pháp luật

15 Nguyễn Lan Hương (2013), "Bàn về tên gọi của "Quyền tiếp cận thông tin" trong Hiến

pháp năm 2013", Tạp chí Khoa học pháp lý, (6).

16 Đinh Thanh Phương (2018), "Mối quan hệ giữa quyền tiếp cận thông tin và quyền giám

sát của nhân dân", Tạp chí Luật học, (5).

17 Đỗ Thị Hường (2016), "Quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận với việc đảm

bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghề luật, (3).

18 Nguyễn Ngọc Điện (2018), "Quyền được tiếp cận thông tin và quyền bất khả xâm phạm

về cuộc sống riêng tư", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5).

Trang 23

Để quyền TCTT của công dân thực sự đi vào cuộc sống, trở thành hành vithực tế của các chủ thể có quyền và có nghĩa vụ, cần có những bảo đảm cho việcthực hiện quyền TCTT của công dân Vì vậy, có rất nhiều các nhà khoa học quantâm nghiên cứu, nhằm nhận diện các yếu tố bảo đảm, ảnh hưởng đến việc thựchiện quyền TCTT của công dân Qua tìm hiểu, có khả nhiều công trình nghiên cứu

về nội dung này

Dự án điều tra cơ bản “Nhu cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm

thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức”19, xác định nguồn lực cầnđầu tư vào các CQNN để tiếp nhận, duy trì, cung cấp thông tin và bảo đảm quyềnđược thông tin của nhân dân khi Luật TCTT có hiệu lực thi hành; nghiên cứu đềxuất các giải pháp xây dựng cơ chế kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật, xử lý viphạm, giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực cung cấp thông tin và bảo đảm quyềnđược thông tin của nhân dân

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính: "Bảo đảm

pháp lý quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay", của Lê Thị Hồng Nhung,

Học viện Khoa học Xã hội, năm 2016 Luận văn thạc sĩ luật học “Cơ chế bảo đảm

thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Hồng

Thúy,20 Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016 Luận văn nhấn mạnh tới nghĩa vụ,trách nhiệm của các CQNN và cơ sở pháp lý rõ ràng, dễ hiểu để người dân thựchiện quyền TCTT

Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ

góc độ của chủ thể bảo đảm quyền”21 của tác giả Nguyễn Ngọc Quang cũng nhấnmạnh việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT là trách nhiệm của CQNN, người cóthẩm quyền trong CQNN

19 Dương Thanh Mai (2012), Nhu cầu tiếp cận thông tin và các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức, Dự án điều tra cơ bản, Bộ Tư pháp.

20 Nguyễn Thị Hồng Thúy (2016), Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

21 Nguyễn Ngọc Quang (2016), Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam từ góc độ của chủ thể bảo đảm quyền, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 24

Bài viết "Cơ chế xã hội bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam"22 củatác giả Vũ Công Giao cho rằng cơ chế bảo đảm quyền TCTT hàm ý các vấn đề về

cơ cấu, quy trình và thủ tục nhằm bảo đảm thực hiện quyền này Giống như các vấn

đề pháp lý khác, trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT ở các quốc gia, bêncạnh “cơ chế nhà nước” (hay “cơ chế nội tại”) được thực hiện bởi các CQNN, còntồn tại “cơ chế xã hội” được thực hiện bởi các chủ thể phi nhà nước Thông thường,

cơ chế xã hội thể hiện qua các hoạt động giám sát, khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, đềxuất và khuyến nghị của công chúng tới các CQNN có thẩm quyền về những vấn đề

liên quan đến việc thực hiện quyền TCTT Bài viết "Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận

thông tin"23 của tác giả Nguyễn Thị Thu Vân Bài viết "Khái niệm bảo đảm pháp lý

quyền tiếp cận thông tin"24 của tác giả Lê Thị Hồng Nhung cho rằng để nâng caohiệu quả thực thi quyền TCTT cần phải thiết lập một hệ thống các bảo đảm thựchiện quyền là bảo đảm pháp lý và bảo đảm chung, trong đó bảo đảm pháp lý là yếu

tố gắn bó và quyết định trực tiếp việc thực hiện quyền của công dân

Cuốn sách: “Các văn kiện quốc tế và luật một số nước về tiếp cận thông tin”

do Viện nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện chính trị - Hành chính quốcgia Hồ Chí Minh tổ chức dịch và biên soạn đã dịch nguyên văn và trích dịch cácvăn kiện quốc tế liên quan đến quyền TCTT như Tuyên ngôn thế giới về nhânquyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Côngước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989, Công ước quốc tế về chống tham nhũngnăm 2003, và các luật TCTT của nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Ấn Độ,

Ba Lan, Hà Lan, Nhật Bản, Nga, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Trung Quốc,Vương quốc Anh… làm tài liệu tham khảo kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật vềTCTT hết sức quý giá

22 Vũ Công Giao (2015), “Cơ chế xã hội bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9), tr 8-13.

23 Nguyễn Thị Thu Vân (2009), "Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (17), tr.38 - 42.

24 Lê Thị Hồng Nhung (2014), "Khái niệm bảo đảm pháp lý quyền tiếp cận thông tin", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4), tr 30 - 36.

Trang 25

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật

về quyền TCTT của công dân, từ đó nói lên những vướng mắc khi thực hiện trongthực tiễn là chủ đề nghiên cứu chính của những công trình mà đề tài Luận án tiếnhành khảo cứu Các nghiên cứu về thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dântrong các lĩnh vực cụ thể cũng được các tác giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Đề tài khoa học cấp Trường: "Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận

thông tin ở Việt Nam"25 của tác giả Dương Văn Quý đã phân tích, đánh giá nhữnghạn chế, bất cập trong các quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảođảm thực hiện quyền TCTT của công dân Theo đó, trách nhiệm của nhà nước trongviệc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân thể hiện trên các phương diện cơbản: trách nhiệm công khai thông tin; trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu;trách nhiệm bảo vệ quyền TCTT và trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật vềquyền TCTT

Luận án tiến sĩ "Quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà nước

ở Việt Nam hiện nay"26, của tác giả Bùi Thị Hải phân tích, đánh giá những hạn chế,bất cập của pháp luật Việt Nam về quyền TCTT và thực trạng thực hiện quyền

TCTT trong quản lý hành chính nhà nước; Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về

minh bạch trong tiếp cận thông tin về đất đai và thực tiễn thi hành”27 của Trần Thị

Thanh Thảo; Luận văn thạc sĩ luật học "Pháp luật về tiếp cận thông tin đất đai

trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn thi hành tại địa bàn thành

25 Dương Văn Quý (2020), Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.

26 Bùi Thị Hải (2016), Quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính, Học viện

Khoa học Xã hội

27 Trần Thị Thanh Thảo (2019), Pháp luật về minh bạch trong tiếp cận thông tin về đất đai

và thực tiễn thi hành, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 26

phố Hà Nội"28 của Trần Vân Quỳnh; Luận văn thạc sĩ pháp luật quyền con người:

"Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở tỉnh Bến Tre"29, của Cao

Công Thức; Luận văn thạc sĩ pháp luật quyền con người: "Bảo đảm

quyền tiếp cận thông tin của công dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ hiện nay"30, của Lương Thị Thu Cúc; Luận văn thạc sĩ

pháp luật quyền con người: "Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản

cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội"31,

của Trần Thị Minh Tú; Luận văn thạc sĩ pháp luật quyền con người: "Bảo đảm

quyền tiếp cận thông tin trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay"32, của Chu Đức

Hà; Luận văn thạc sĩ pháp luật quyền con người: "Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

của công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương"33…Các luận văn này nghiên cứu thực trạng thực hiện quyền TCTT dưới góc độ lĩnhvực, ngành, địa phương nhất định

Cuốn sách "Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam" của tác giả

Phan Trung Hiền là tập hợp nhiều bài viết giới thiệu và làm rõ hơn những quy định

về quyền TCTT trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam và những ảnh hưởngtích cực hoặc còn bất cập đến những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong

28 Trần Vân Quỳnh (2019), Pháp luật về tiếp cận thông tin đất đai trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và thực tiễn thi hành tại địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

29 Cao Công Thức (2019), Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở tỉnh Bến Tre, Luận văn thạc sĩ pháp luật quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh

30 Lương Thị Thu Cúc (2018), Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân khi nhà

nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ hiện nay, Luận văn thạc

sĩ pháp luật quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

31 Trần Thị Minh Tú (2020), Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, Luận văn

thạc sĩ pháp luật quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

32 Chu Đức Hà (2018), Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ pháp luật quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Trang 27

quá trình triển khai thực hiện Luật TCTT… trong các nghiên cứu này, các côngtrình đã đánh giá thực trạng thực hiện quyền TCTT  của công dân theo pháp luậttrong một số lĩnh vực ở các vùng, miền khác nhau trên cả nước Các công trìnhnghiên cứu đều đánh giá thực trạng dựa trên những số liệu có độ tin cậy cao Cácnghiên cứu đều chỉ ra tầm quan trọng việc thực hiện quyền TCTT của công dântheo pháp luật và chỉ ra được những kết quả cũng như tồn tại, hạn chế trong thựctiễn thực hiện quyền TCTT của công dân.

Ngoài ra, có rất nhiều các công trình nghiên cứu là các bài viết đăng trên tạp

chí chuyên ngành Số chuyên đề "Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin"34 của tạp chíDân chủ và Pháp luật, tập hợp các bài viết nghiên cứu những vấn đề về xây dựngLuật TCTT, gồm: vai trò của TCTT đối với công tác phòng, chống tham nhũng; lợiích của việc ban hành Luật TCTT; quyền TCTT - điều kiện để thực hiện các quyềncon người và quyền công dân; chính sách và hệ thống các văn bản qui phạm phápluật Việt Nam bảo đảm quyền TCTT

Bài viết "Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - thực trạng và một

số kiến nghị" của tác giả Hoàng Minh Hội cho rằng thực tiễn thực hiện quyền

TCTT của công dân bên cạnh các kết quả đạt được như về pháp luật, công khaithông tinh, còn một số bất cập là do: pháp luật chưa đồng bộ, toàn diện; thiếu độingũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách về cung cấp, phổ biến thông tincho công dân (với những quy định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức vàtrách nhiệm) Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyềnTCTT của công dân chưa chú trọng đúng mức Một bộ phận nhân dân chưa nhậnthức được quyền được cung cấp các thông tin có liên quan đến các chương trìnhphát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch đô thị, quản lý đất đai, môi trường…

Bài viết: "Các yếu tố tác động đến thực trạng tiếp cận thông tin ở Việt Nam

hiện nay"35 của tác giả Lương Văn Tuấn, đã chỉ ra một vài yếu tố tác động đến thực

34 Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2010), Số chuyên đề: Xây dựng Luật Tiếp cận thông tin,

Hà Nội

35 Lương Văn Tuấn (2016), "Các yếu tố tác động đến thực trạng tiếp cận thông tin ở Việt

Nam hiện nay", Tạp chí Nghề luật, (5), tr 37 - 40.

Trang 28

trạng TCTT ở Việt Nam hiện nay là: yếu tố chính trị như vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, trách nhiệm cung cấp thông tin của các CQNN và yếu tố xã hộinhư trình độ văn hóa của người dân, các thiết chế xã hội của người dân.

Có nhiều chủ đề phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quyềnTCTT trong một hoặc một số lĩnh vực cụ thể được nhiều tác giả quan tâm nghiên

cứu Chẳng hạn, bài viết “Quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh Covid - 19”36 của tácgiả Dương Văn Quý, bài viết đưa ra cơ sở pháp lý quốc tế và cơ sở pháp luật ViệtNam đã cơ bản ghi nhận đầy đủ quyền TCTT dịch bệnh Covid - 19 ở Việt Nam hiện

nay Bài viết "Quyền tiếp cận thông tin: từ lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam"37 củatác giả Nguyễn Trung Thành cho rằng cơ chế bảo đảm quyền TCTT còn hạn chế,bất cập về: pháp luật chưa có tính thống nhất, thiếu đồng bộ và chưa thể chế hóathành đạo luật riêng; tổ chức bộ máy chuyên trách về thông tin chưa có; đội ngũcông chức cung cấp thông tin còn thiếu và yếu về chuyên môn; tổ chức thực hiệncung cấp thông tin chưa có quy định rõ ràng; cơ sở hạ tầng thông tin còn thiếu; chưa

rõ về quy trình khiếu nại, khởi kiện và trách nhiệm bồi thường thiệt hại; chưa có

quy định về kiểm tra, thanh tra, giám sát Bài viết "Công khai, minh bạch trong

tiếp cận thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay"38 của tác giảPhạm Mạnh Hùng, trình bày thực trạng công khai, minh bạch trong TCTT trong các

CQNN ở Việt Nam hiện nay Bài viết “Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh

theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin”39 tác giả Phạm Quý Đạt, cho rằng nhữngthông tin liên quan đến bí mật kinh doanh phải nằm và nên nằm trong nhóm thôngtin không được tiếp cận hoặc được miễn trừ cung cấp và việc có cung cấp hay

không do pháp luật liên quan quy định Bài viết “Luật Tiếp cận thông tin - Góc nhìn

36 Dương Văn Quý (2020), “Quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh Covid - 19”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (9).

37 Nguyễn Trung Thành (2015), "Quyền tiếp cận thông tin: từ lý luận đến thực tiễn tại Việt

Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2).

38 Phạm Mạnh Hùng (2016), "Công khai, minh bạch trong tiếp cận thông tin đáp ứng yêu cầu cải

cách hành chính hiện nay", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (7), tr 47 - 50.

39 Phạm Quý Đạt (2018), “Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh theo quy định của Luật Tiếp

cận thông tin”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (4).

Trang 29

so sánh với Luật Tự do thông tin của Hoa Kỳ”40 của tác giả Mai Thị Mai, so sánh vàđánh giá khung pháp lý của Luật TCTT ở Việt Nam so với Đạo luật về Tự do thông

tin ở Hoa Kỳ Bài viết "Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin môi trường ở Việt

Nam"41 của tác giả Thái Thị Tuyết Dung, cho rằng quyền TCTT môi trường chưađược bảo đảm thực hiện trong thực tiễn do thiếu một hệ thống các quy định có tínhkhả thi như: thủ tục cung cấp thông tin, cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chưa cóchế tài áp dụng khi nhiều chủ thể vi phạm các quy định về cung cấp thông tin,TCTT Bài viết "Quyền   tiếp   cận   thông   tin   qua bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam"42 của tác giả Nguyễn Sơn Hà Bài viết "Một số vấn đề pháp lí

về hỗ trợ quyền tiếp cận thông tin của người nộp thuế"43 của tác giả Nguyễn MinhHằng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về hỗ trợ quyền TCTT củangười nộp thuế, trong đó có những hạn chế: chưa có quy định cụ thể hướng dẫnngười nộp thuế về hệ thống thông tin người nộp; trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấpthông tin; quy định nghĩa vụ của các cơ quan quản lý thuế còn chung mang tính

định hướng, vấn đề bảo mật thông tin người nộp thuế chưa rõ Bài viết "Một số vấn

đề pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về môi trường"44 của tác giả Lê KimNguyệt chỉ ra những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật vềbảo vệ môi trường: quy định về trách nhiệm xây dựng báo cáo hiện trạng môitrường; trách nhiệm thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố,cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường Cùng chủ đề về môi trường

này có bài viết "Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin môi trường ở Việt Nam" 45 của

40 Mai Thị Mai (2018), “Luật Tiếp cận thông tin - Góc nhìn so sánh với Luật Tự do thông tin của

Hoa Kỳ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (2).

41 Thái Thị Tuyết Dung (2017), "Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin môi trường ở Việt Nam",

Tạp chí Khoa học pháp lý, (9), tr 60 - 70.

42 Nguyễn Sơn Hà (2019), "Quyền tiếp cận thông tin qua bản đồ quy hoạch sử dụng đất theo pháp

luật Việt Nam", Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn, (39), tr 33 - 39.

43 Nguyễn Minh Hằng (2022), "Một số vấn đề pháp lí về hỗ trợ quyền tiếp cận thông tin của người

nộp thuế", Tạp chí Luật học, (6), tr 106 - 115.

44 Lê Kim Nguyệt (2016), "Một số vấn đề pháp lý đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về môi

trường", Tạp chí Thanh tra, (1), tr 28 - 30.

45 Thái Thị Tuyết Dung (2017), "Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin môi trường ở Việt

Nam", Tạp chí Khoa học pháp lý, (9), tr 60 - 70.

Trang 30

tác giả Thái Thị Tuyết Dung Bài viết "Quyền tiếp cận thông tin của người khiếu

nại theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011"46 của tác giả Võ Tấn Đào Bài viết

"Quyền tiếp cận thông tin của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố

tụng hình sự năm 2015"47 của tác giả Nguyến Anh Dũng Bài viết "Quyền tiếp cận

thông tin trong hoạt động lập pháp"48 của tác giả Lê Thị Hồng Hạnh

Ngoài ra, nhiều bài viết nước ngoài cũng nghiên cứu về thực trạng pháp luậtquyền TCTT được nghiên cứu sẽ giúp đề tài Luận án tham khảo, như: tập thể các

tác giả: Jacob U Agba, Eric Ugor Ogri, Kwita Ojong Adomi có bài viết: “The

Nigerian Freedom of Information (FOI) Act and the Right to Know: Bridging the Gap between Principle and Practice”49 (Luật Tự do thông tin của Nigerian (FOI) vàquyền được biết: Thu hẹp khoảng cách giữa quy định và thực tiễn) Bài viết chothấy, sự từ chối cung cấp thông tin của cán bộ, công chức chính phủ, quyền miễntrừ của chính phủ, thủ tục pháp lý phức tạp là những cản trở thực hiện quyền tự dothông tin của công dân làm cho Luật Tự do thông tin của Nigerian mang tính hình

thức hơn là thực chất Cuốn sách "Government and information rights"50 (Chínhphủ và quyền thông tin) của nhóm tác giả Patrick Birkinshaw, Mike Varney, phântích, đánh giá các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tiếp cận các thông tin

do chính phủ nắm giữ Cuốn sách "Secrecy and liberty :national security, freedom

of expression and access to information"51 (Bí mật và tự do: an ninh quốc gia, tự do

ngôn luận và tiếp cận thông tin" của Sandra Coliver Bài viết “Freedom of

information and Openness: Fundamental Human Right ?/ Tự do thông tin và

46 Võ Tấn Đào (2018), "Quyền tiếp cận thông tin của người khiếu nại theo quy định của

Luật Khiếu nại năm 2011", Tạp chí Khoa học pháp lý, (6), tr 20 - 29.

47 Nguyễn Anh Dũng (2022), "Quyền tiếp cận thông tin của người tham gia tố tụng theo

quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015", Tạp chí Tòa án nhân dân, (8), tr 37-39,

48

48 Lê Thị Hồng Hạnh (2022), Quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động lập pháp", Tạp chí

Nghiên cứu Lập pháp, (7), tr 8-12.

49https://core.ac.uk/download/pdf/234653524.pdf, truy cập ngày 01/02/2021

50 Patrick Birkinshaw, Mike Varney (2019), Government and information rights,

Bloomsbury Professional

51 Sandra Coliver (1999), Secrecy and liberty :national security, freedom of expression and access to information, Martinus Nijhoff Publishers.

Trang 31

công khai: Quyền cơ bản của con người?”, của Patrick Birkinshaw, Published

By: American Bar Association, năm 2006 Bài viết phân tích sâu sắc các quan điểm

đa chiều của giới luật học về ưu điểm, hạn chế của pháp luật về quyền

TCTT của một số nước Bài viết "Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam:

phân tích so sánh với luật mẫu của Article 19 và luật của một số nước trên thế giới"52 của các tác giả Nguyễn Đăng Dung và Vũ Công Giao phân tích so sánhvới luật mẫu của Article 19 và luật của một số nước trên thế giới trong dự thảo LuậtTCTT của Việt Nam

Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Đa phần các công trình nghiên cứu đến giải pháp bảo đảm thực hiện quyềnTCTT của công dân đều hướng đến hoàn thiện pháp luật về quyền TCTT của côngdân và pháp luật có liên quan Có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độkhác nhau, có thể kể đến các công trình sau:

Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp

luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin” 53 của tác giảThái Vĩnh Thắng đã nêu được cơ sở lý luận pháp luật của quyền TCTT: nội dung

cơ bản của pháp luật về TCTT; phạm vi cung cấp thông tin; chủ thể của quyềnTCTT; các yếu tố cấu thành quyền TCTT; thủ tục thực hiện quyền TCTT; thủ tụckhiếu nại, khiếu kiện; hình phạt, các biện pháp bảo hộ, khuyến khích thực thi phápluật TCTT; Đề tài đã phân tích được thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật vềTCTT ở Việt Nam như: sự hình thành và phát triển pháp luật TCTT ở Việt Nam;những nội dung cơ bản của pháp luật về TCTT theo quy định của pháp luật ViệtNam và thực trạng thực hiện pháp luật về TCTT

52 Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2011), "Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của ViệtNam: phân tích so sánh với luật mẫu của Article 19 và luật của một số nước trên thế giới ",

Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2), tr 61 - 71.

53 Thái Vĩnh Thắng (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư

pháp

Trang 32

Luận văn thạc sĩ "Luật tiếp cận thông tin một số nước - Những kinh nghiệm

kế thừa, phát triển, hoàn thiện pháp luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam"54 của tácgiả Võ Chí Công đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng, phát triển, hoàn thiệnpháp luật TCTT ở Việt Nam như: ban hành Luật TCTT, rà soát lại pháp luật về bímật nhà nước; phạm vi điều chỉnh; thiết lập cơ chế TCTT ngắn gọn, đơn giản; biệnpháp bảo đảm quyền TCTT 

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề "Dự án Luật Tiếp cận thông

tin"55 tập hợp các bài viết đi sâu vào các vấn đề của Dự án Luật TCTT, như: quanđiểm xây dựng Luật TCTT, trách nhiệm cung cấp thông tin; thể chế bảo đảm thựcthi Luật TCTT; bảo vệ người cung cấp thông tin; trình tự, thủ tục cung cấp thôngtin; giám sát việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT 

Tài liệu “Thi hành Luật Tiếp cận thông tin: Kinh nghiệm quốc tế và phương

pháp đánh giá” của Trung tâm Pháp luật và Dân chủ, năm 2020 Tài liệu tóm lược

một số thách thức, bài học kinh nghiệm và thực tiễn thi hành Luật TCTT trên thếgiới Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam có thể giải quyếtnhững khó khăn, thách thức và tận dụng những cơ hội có thể nảy sinh trong quátrình thực hiện Luật TCTT Tài liệu trình bày một số kinh nghiệm và thực tiễn thihành Luật TCTT trong sáu lĩnh vực: chủ động công khai thông tin; cán bộ thông tin

và hệ thống thể chế; xử lý và giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin; quản lý hồ sơ;giám sát, khiếu nại và báo cáo; và nâng cao nhận thức của công chúng

Tài liệu “Sổ tay phóng viên: Hướng dẫn cách tiếp cận thông tin theo Luật

Tiếp cận thông tin 2016” của tác giả Toby Mendel, năm 2020 Tài liệu đưa ra các

biện pháp thúc đẩy thực thi quyền TCTT: các CQNN cần phân công cán bộ cónăng lực làm đầu mối cung cấp thông tin, chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ cácnghĩa vụ theo Luật TCTT; Giao một cơ quan, đơn vị đầu mối có trách nhiệm chung

54 Võ Chí Công (2011), Luật tiếp cận thông tin một số nước - Những kinh nghiệm kế thừa, phát triển, hoàn thiện pháp luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội

55 Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (2016), Số chuyên đề: Dự án Luật Tiếp cận thông tin, Nxb.

Tư pháp, Hà Nội

Trang 33

thúc đẩy thực thi quyền TCTT; Thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng caonhận thức cho người dân; cần có một hệ thống quản lý hồ sơ thông tin; yêu cầu cácCQNN thiết lập, cập nhật và công khai tài liệu họ nắm giữ hoặc ít nhất là danh sáchtài liệu họ nắm giữ; thực hiện tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên

về quyền TCTT; các CQNN cần có báo cáo hàng năm về tình hình thực thi LuậtTCTT; cần đưa ra các biện pháp xử phạt đối với những người cố tình làm suy yếuquyền TCTT; công chức phải được hưởng quyền miễn trừ đối với những hành độngchính đáng để thực thi Luật TCTT, bao gồm cả việc công khai thông tin Tài liệucũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của Luật TCTT về: quyền TCTT; phạm vitrách nhiệm cung cấp thông tin; thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin; các trường hợpngoại lệ và từ chối cung cấp thông tin; khiếu nại, tố cáo; các biện pháp xử phạt vàbảo vệ; các biện pháp tuyên truyền, phổ biến

Tài liệu “Access To Information: A key to Democracy 56 / Tiếp cận thông tin: Chìa khóa của nền dân chủ”, của Laura Neuman, năm 2002 Tài liệu phân tích dân

chủ phụ thuộc vào một công dân hiểu biết có khả năng tiếp cận rộng rãi phạm vithông tin cho phép họ tham gia đầy đủ trong cuộc sống công cộng, giúp xác địnhcác ưu tiên cho chi tiêu công, tiếp cận công bằng bình đẳng, và yêu cầu các quanchức công của họ phải chịu trách nhiệm Khả năng TCTT kém của công chúng lànguyên nhân dẫn đến tham nhũng Thiếu thông tin cản trở khả năng của công dântrong việc đánh giá các quyết định của các nhà lãnh đạo của họ và thậm chí để đưa

ra những lựa chọn sáng suốt về những cá nhân mà họ chọn để phục vụ với tư cách

là những người đại diện Toby Mendel là Giám đốc điều hành của Trung tâm Luậtpháp và Dân chủ, một tổ chức phi chính phủ nhân quyền quốc tế có trụ sở tạiCanada, cung cấp chuyên môn về pháp lý và nâng cao năng lực liên quan đến cácquyền cơ bản cho dân chủ, bao gồm quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận

và quyền tham gia, có ấn phẩm như: Freedom of Information: A Comparative Legal

Survey, (Tự do Thông tin: Một khảo sát so sánh pháp lý) Nghiên cứu này phân

tích luật pháp tự do thông tin ở Azerbaijan, Kyrgyzstan, Thái Lan, Bulgaria, Ấn

56 https://www.cartercenter.org/documents/1272.pdf, truy cập ngày 21/7/2021

Trang 34

Độ, Nhật Bản, Mexico, Pakistan, Nam Phi, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Hoa

Kỳ, Uganda, Peru Nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi phải đối mặt khi xây dựngLuật tự do thông tin như về hạn chế quyền tiếp cận thông tin và những biện pháptích cực để thay đổi văn hóa giữ bí mật đang diễn ra trong cơ quan hành chínhcông ở rất nhiều quốc gia

Bài viết "Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo tinh thần của

Luật Tiếp cận thông tin năm 2016" của tác giả Phí Thị Thanh Tuyền đưa ra các giải

pháp bảo đảm quyền TCTT ở Việt Nam hiện nay là: cần xây dựng văn bản quyphạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật TCTT năm

2016, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật TCTT và các văn bản hướngdẫn thi hành, tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quanhành chính nhà nước, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên, các cán bộ, công chức ở các

xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về Luật TCTT, cần có sựkết hợp của các bộ, ban, ngành, các địa phương, các cán bộ, công chức và công dântrong quá trình tiếp cận, triển khai thực hiện Luật TCTT

Bài viết "Hoàn thiện các biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

của công dân theo Hiến pháp năm 2013" của tác giả Thái Thị Tuyết Dung cho rằng

để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam cần hoàn thiện phápluật về quyền TCTT của công dân như: ban hành Luật về quyền TCTT của côngdân có xác định nguyên tắc công khai tối đa; ban hành Luật Bí mật nhà nước; Luậtbảo vệ quyền riêng tư; ban hành nghị định quy định về việc xử lý vi phạm hànhchính trong việc thực hiện quyền TCTT, nhất là xử lý các cơ quan không công khai,trì hoãn hoặc không cung cấp thông tin

Bài viết "Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo quy định của luật"57 của tácgiả Trần Văn Hùng đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền TCTT của công dân theoLuật TCTT năm 2016 như: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiếtcác nội dung được giao; Tổ chức quán triệt thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Luật

57 Trần Văn Hùng (2018), "Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo quy định của luật", Tạp chí Luật

sư, (7), tr 33 - 34.

Trang 35

TCTT và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chứctrong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, đặc biệt là đội ngũ báo cáo viên,các cán bộ, công chức ở các xã, phường, thị trấn để nhằm nâng cao hiểu biết vànhận thức về Luật TCTT; Các bộ, ban, ngành, các địa phương, các cán bộ, côngchức và công dân trong quá trình tiếp cận, triển khai thực hiện Luật, nếu phát hiệnnhững bất cập, hạn chế, vướng mắc cần báo cáo, kiến nghị với các CQNN có thẩmquyền để kịp thời sửa đổi, khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quảcông tác xây dựng pháp luật trong thực tiễn.

Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về quyền bảo vệ đời tư, quyền tiếp cận thông

tin, giám sát trực tiếp của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam”58 của tác giả Phan Thị Lan Hương phân tích trong bối cảnh đại dịch Covid-

19, khi chúng ta thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bảo vệ đời tư, sẽlàm hạn chế quyền TCTT của người dân; trong khi đó, quyền TCTT là cơ sở pháp

lý để người dân có thể thực hiện giám sát trực tiếp thông qua theo dõi phát hiện kịpthời các vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Bên cạnh đó, việc hạn chếquyền TCTT của người dân còn gây nhiều khó khăn trong công tác phòng, chốngdịch bệnh, làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội khi mà pháp luật quốc tế quy địnhchỉ hạn chế các quyền con người nếu điều đó nhằm mang lại lợi ích tốt đẹp hơn cho

xã hội Từ đó, bài viết đề nghị, mọi thông tin về dịch bệnh trong trường hợp này cầnđược công khai minh bạch, đầy đủ và chính xác; tức là được phép công khai cácthông tin cá nhân như tên, tuổi, hình ảnh, địa chỉ nơi sống của người bệnh sẽ giúpcho những người sống xung quanh dễ theo dõi và chủ động phòng tránh theo đúngquy định Ngoài ra, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu các giải pháp để bảo

đảm thực hiện quyền TCTT trong những lĩnh vực cụ thể, như: bài viết: "Bảo đảm

quyền tiếp cận thông tin và vấn đề trách nhiệm giải trình của Chính phủ" 59 của tác

giả Nguyễn Tuấn Khanh; bài viết "Bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với quyền

58 Phan Thị Lan Phương (2020), “Hoàn thiện pháp luật về quyền bảo vệ đời tư, quyền tiếp cận

thông tin, giám sát trực tiếp của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (8), tr 26 - 30, 42.

59 Nguyễn Tuấn Khanh (2018), "Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin và vấn đề trách nhiệm giải trình

của Chính phủ", Tạp chí Thanh tra, (12), tr 13 - 17.

Trang 36

tiếp cận thông tin tại Việt Nam"60 của các tác giả Phan Trung Lý, Nguyễn Trung

Thành có nghiên cứu về vai trò của quyền TCTT đối với trách nhiệm giải trình, góp

phần phòng, chống tham nhũng Bài viết "Công khai, minh bạch trong tiếp cận

thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay" của tác giả Phạm Mạnh

Hùng; bài viết “Kiến nghị sửa đổi một số quy định về trách nhiệm của cơ quan cung

cấp thông tin trong Luật Tiếp cận thông tin năm 2016”61 của tác giả Dương VănQuý, phân tích, đánh giá những hạn chế của quy định về trách nhiệm của cơ quan

cung cấp thông tin trong Luật TCTT năm 2016; bài viết "Đảm bảo quyền tiếp cận

thông tin trong lĩnh vực tài chính công"62 của tác giả Nguyễn Văn Vân; bài viết

"Hoàn thiện pháp luật để minh bạch trong tiếp cận thông tin đất đai"63 của các tác

giả Lâm Văn Minh và Phùng Thu Phương Bài viết "Hoàn thiện quy định về trách

nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin trong Luật Tiếp cận thông tin năm 2016"64

của tác giả Dương Văn Quý Bài viết "Bảo vệ người công khai thông tin và xử lý vi

phạm trong Luật Tiếp cận thông tin của một số quốc gia và những kinh nghiệm cho Việt Nam"65 của tác giả Nguyễn Tuấn Anh Bài viết "Các biện pháp tạo điều kiện

thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin"66 của tác giả TrầnThái Dương đưa ra một số góp ý đối với các quy định của Dự thảo Nghị định quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TCTT về các biện pháp tạo điều

kiện thuận lợi để người khuyết tật TCTT Bài viết "Chế độ công khai thông tin của

60 Phan Trung Lý, Nguyễn Trung Thành (2020), "Bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với quyền

tiếp cận thông tin tại Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (9), tr 39 - 43.

61 Dương Văn Quý (2021), "Kiến nghị sửa đổi một số quy định về trách nhiệm của cơ quan cung

cấp thông tin trong Luật Tiếp cận thông tin năm 2016", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (1), tr 18

-23.

62 Nguyễn Văn Vân (2013), "Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong lĩnh vực tài chính công", Tạp chí Khoa học Pháp lý, tr 58 - 66.

63 Lâm Văn Minh, Phùng Thu Phương (2022), "Hoàn thiện pháp luật để minh bạch trong tiếp cận

thông tin đất đai", Tạp chí Kiểm sát, (21), tr 47 - 52.

64 Dương Văn Quý (2021), "Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin

trong Luật Tiếp cận thông tin năm 2016", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (8), tr 17 - 22.

65 Nguyễn Tuấn Anh (2016), "Bảo vệ người công khai thông tin và xử lý vi phạm trong Luật Tiếp

cận thông tin của một số quốc gia và những kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Thanh tra, (4),

(5).

66 Trần Thái Dương (2018), "Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện

quyền tiếp cận thông tin", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12), tr 52 - 58.

Trang 37

Chính phủ Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin ở Việt Nam"67 của tác giả Phạm Công Xuân tìm hiểu chế độ công khaithông tin của Chính phủ Trung Quốc và rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam khi xâydựng Luật TCTT.

Tóm lại, qua khảo cứu các công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề

tài Luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, có thể thấy rõ thực hiện quyềnTCTT của công dân là đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu

ở nhiều góc độ và cấp độ Tuy nhiên, đề tài "Thực hiện quyền tiếp cận thông tin của

công dân ở Việt Nam hiện nay" là một đề tài mới, chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách hệ thống, đầy đủ, chuyên sâu về thực hiện quyền TCTT của công dân

ở Việt Nam hiện nay Những vấn đề của đề tài Luận án dù ít nhiều đã được đề cậptrong các nghiên cứu đó, nhưng chưa làm rõ được một cách có hệ thống, đầy đủ vàchuyên sâu về lý luận, thực trạng và quan điểm, giải pháp cho vấn đề này Sau khiphân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài Luận án

đã được công bố ở trong và ngoài nước, có thể rút ra những vấn đề sau:

Một là, những kết quả nghiên cứu đề tài Luận án sẽ kế thừa:

Thứ nhất, đối với vấn đề cơ sở lý luận về thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam

Các nghiên cứu đã công bố đã xây dựng được một số vấn đề lý luận về thựchiện quyền TCTT của công dân như: khái niệm quyền TCTT; chủ thể có tráchnhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT; các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền TCTT.Các tài liệu này là nguồn tư liệu tốt để đề tài tham khảo trong quá trình thực hiệnLuận án của mình Tuy nhiên, dưới góc độ và cấp độ nghiên cứu về mặt lý luận,các nghiên cứu đã công bố không đi sâu vào phân tích từng vấn đề lý luận cụ thể,

mà chỉ trình bày một cách cơ bản, ngắn gọn một số vấn đề lý luận có liên quan,chưa xây dựng được cơ sở lý luận một cách hệ thống, đầy đủ, chuyên sâu về thực

67 Phạm Công Xuân (2014), "Chế độ công khai thông tin của Chính phủ Trung Quốc và bài học

kinh nghiệm cho việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin ở Việt Nam", Tạp chí Luật học, (10), tr 63

- 70.

Trang 38

hiện quyền TCTT của công dân Do vậy, đây chính là một trong những nhiệm vụđặt ra cho đề tài Luận án này phải thực hiện.

Thứ hai, đối với vấn đề thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Đa phần các công trình đã công bố đã phân tích, đánh giá thực trạng phápluật, cũng như thực tiễn thực hiện quyền TCTT của công dân cả ở khía cạnh ưuđiểm, hạn chế và đưa ra được nguyên nhân của thực trạng đó Đây cũng sẽ là mộttrong những vấn đề mà Luận án sẽ tiếp thu kế thừa Tuy nhiên, cũng do xuất phát

từ góc độ, phạm vi và cấp độ nghiên cứu mà hầu hết các phân tích, đánh giá thựctrạng đó chỉ được thực hiện trong một hoặc số lĩnh vực, ở vùng, miền địa phươngnhất định, nên chưa thể phản ánh đầy đủ được thực trạng thực hiện quyềnTCTT của công dân ở Việt Nam Vì vậy, nhiệm vụ của Luận án là phân tích, đánhgiá một cách có hệ thống, đầy đủ về thực trạng thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay

Thứ ba, đối với vấn đề quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền TCTT của côngdân đã nêu ở trên, các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài Luận án

đã công bố cũng chỉ đưa ra các quan điểm, giải pháp hoặc là mang tính gợi mở,khái quát chung, hoặc là theo một hoặc một số lĩnh vực cụ thể, vùng, miền địaphương nhất định Vì vậy, các giải pháp đưa ra chưa mang tính thống nhất, đồng

bộ, toàn diện, thậm chí một số giải pháp đã bị thời gian vượt qua, không còn khả thi

ở hiện nay

Dù vậy, các quan điểm, giải pháp đó cũng sẽ là nguồn tư liệu để đề tài Luận

án tiếp thu kế thừa có chọn lọc, nhất là các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyềnTCTT của công dân Để bảo đảm hiệu quả thực hiện quyền TCTT của công dân ởViệt Nam hiện nay thì phải cần có những quan điểm, giải pháp đồng bộ, thốngnhất, toàn diện và khả thi về vấn đề này

Trang 39

Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp Luận án đãđược công bố trong và ngoài nước đạt được những kết quả nhất định được kế thừatrong Luận án và là tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình thực hiện Luận án.

Hai là, những vấn đề nghiên cứu mà đề tài Luận án sẽ bổ sung và phát triển tiếp tục nghiên cứu:

Sau khi đánh giá tổng quan chung về tính hình nghiên cứu liên quan đếnLuận án ở trong và ngoài nước, có thể thấy rằng một số nội dung của đề tài chưađược giải quyết triệt để hoặc chưa được đề cập, đã nghiên cứu nhưng tính thời sựkhông còn, không hệ thống, đầy đủ và chuyên sâu Vì vậy, để đạt được mục đíchnghiên cứu, Luận án cần phải bổ sung, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng được cơ sở lí luận về thực hiện quyền

TCTT của công dân ở Việt Nam

Nghiên cứu xây dựng khái niệm quyền TCTT của công dân, để xác địnhcách tiếp cận về khái niệm thực hiện quyền TCTT của công dân và chủ thể, nộidung thực hiện quyền TCTT của công dân

Nghiên cứu các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền TCTT của côngdân ở Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về thực hiện quyền TCTTcủa công dân ở Việt Nam hiện nay

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân

ở Việt Nam hiện nay

Phân tích, đánh giá được những kết quả và tồn tại, hạn chế của thực trạngthực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra được nguyên nhâncủa những kết quả, tồn tại, hạn chế đó

Thứ ba, đưa ra được các quan điểm chỉ đạo và đề xuất được các giải pháp cụ

thể, khả thi để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay

Trang 40

Kết luận phần Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Thực hiện quyền TCTT của công dân là vấn đề nghiên cứu thu hút được sựquan tâm của nhiều nhà khoa học Dù có sự khác nhau về khía cạnh và cấp độnghiên cứu, nhưng các công trình đều hướng đến việc làm rõ các khái niệm vềquyền TCTT, các yếu tố bảo đảm, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền TCTT trongthực tế; phân tích, đánh giá được những kết quả, hạn chế trong các quy định củapháp luật về quyền TCTT của công dân, từ đó chỉ ra những thành tựu và tồn tại, hạnchế việc thực hiện quyền TCTT dù chỉ là ở những lĩnh vực, vùng, miền nhất địnhcủa đất nước; trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu đưa ra được các giải pháp vềmặt pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện quyềnTCTT của công dân ở lĩnh vực, vùng, miền nhất định đó Kết quả của các công trìnhnghiên cứu đó đã tạo nên một hệ thống tri thức phong phú giúp cho các nhà nghiêncứu, nhà làm thực tiễn có được những nhận thức đúng đắn về thực hiện quyềnTCTT của công dân và cũng giúp cho đề tài Luận án tham khảo kế thừa ở một sốmặt nhất định

Thông qua việc tổng quan về vấn đề nghiên cứu, có thể khẳng định, cho đếnnay, chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ và chuyênsâu về thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay Vì vậy, cần phảinghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu hơn, giải quyết thấu đáonhững vấn đề lí luận về thực hiện quyền TCTT của công dân; đánh giá toàn diệnthực trạng thực hiện quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay; từ đó, đề xuấtnhững giải pháp thiết thực, có tính khả thi để bảo đảm thực hiện quyền TCTT củacông dân hiện nay, nhằm góp phần phát huy nhân tố con người trong chiến lượcphát triển đất nước ta

Ngày đăng: 20/02/2025, 22:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Thông tư 46/2018/TT-BTC  Quy định chi tiết chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin.B. Các tài liệu tham khảo khác Tiếng Việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 46/2018/TT-BTC  Quy định chi tiết chi phí thực tế để in, sao, chụp và gửi thông tin quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin
26. Nguyễn Tuấn Anh (2016), "Bảo vệ người công khai thông tin và xử lý vi phạm trong Luật Tiếp cận thông tin của một số quốc gia và những kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Thanh tra, (4), (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ người công khai thông tin và xử lý vi phạm trong Luật Tiếp cận thông tin của một số quốc gia và những kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Nhà XB: Tạp chí Thanh tra
Năm: 2016
27. Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh (2018), Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lý thuyết, mô hình, cách tiếp cận về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
Tác giả: Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh
Nhà XB: Nxb. Hồng Đức
Năm: 2018
28. Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Thị Minh Hà (2019), Chính phủ mở, chính phủ điện tử và quản trị nhà nước hiện đại, Nxb.Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ mở, chính phủ điện tử và quản trị nhà nước hiện đại
Tác giả: Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Thị Minh Hà
Nhà XB: Nxb.Hồng Đức
Năm: 2019
29. Bùi Thị Thuận Ánh (2021), “Thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về đất đai từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn, 130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về đất đai từ thực tiễn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Bùi Thị Thuận Ánh
Nhà XB: Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Năm: 2021
37. Lương Thị Thu Cúc (2018), Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ hiện nay, Luận văn thạc sĩ pháp luật quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ hiện nay
Tác giả: Lương Thị Thu Cúc
Nhà XB: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2018
38. Võ Chí Công (2011), Luật tiếp cận thông tin một số nước - Những kinh nghiệm kế thừa, phát triển, hoàn thiện pháp luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tiếp cận thông tin một số nước - Những kinh nghiệmkế thừa, phát triển, hoàn thiện pháp luật tiếp cận thông tin ở Việt Nam
Tác giả: Võ Chí Công
Năm: 2011
39. Trần Thái Dương (2017), "Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin
Tác giả: Trần Thái Dương
Nhà XB: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Năm: 2017
40. Nguyễn Đăng Dung (2015), "Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
Năm: 2015
41. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2011), "Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam: phân tích so sánh với luật mẫu của Article 19 và luật của một số nước trên thế giới", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam: phân tích so sánh với luật mẫu của Article 19 và luật của một số nước trên thế giới
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao
Nhà XB: Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp
Năm: 2011
42. Thái Thị Tuyết Dung (2012), Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia, Nxb. Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia
Tác giả: Thái Thị Tuyết Dung
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2012
43. Thái Thị Tuyết Dung (2015), Quyền tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tiếp cận thông tin của công dân ở ViệtNam
Tác giả: Thái Thị Tuyết Dung
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2015
44. Nguyễn Ngọc Điện (2018), "Quyền được tiếp cận thông tin và quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng tư", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền được tiếp cận thông tin và quyền bất khảxâm phạm về cuộc sống riêng tư
Tác giả: Nguyễn Ngọc Điện
Năm: 2018
45. Thái Thị Tuyết Dung (2017), "Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin môi trường ở Việt Nam", Tạp chí Khoa học pháp lý, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về quyền tiếp cận thông tin môi trườngở Việt Nam
Tác giả: Thái Thị Tuyết Dung
Năm: 2017
46. Nguyễn Anh Dũng (2022), "Quyền tiếp cận thông tin của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015", Tạp chí Tòa án nhân dân, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tiếp cận thông tin của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng
Nhà XB: Tạp chí Tòa án nhân dân
Năm: 2022
47. Nguyễn Minh Đoan (2020), Nhận diện thuật ngữ tổ chức thi hành pháp luật ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Khoa: Tổ chức thi hành pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay , Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện thuật ngữ tổ chức thi hành pháp luật ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Khoa: Tổ chức thi hành pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Năm: 2020
48. Nguyễn Minh Đoan (2009), “Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định bảo đảm quan trọng của thực hiện pháp luật”, Tạp chí Luật học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng của hệ thống pháp luật thực định bảo đảm quan trọng của thực hiện pháp luật
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Tạp chí Luật học
Năm: 2009
49. Nguyễn Minh Đoan (Chủ nhiệm), Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡngcông chức ở Việt Nam hiện nay
50. Nguyễn Minh Đoan (Chủ nhiệm), Trách nhiệm pháp lý của nhà nước ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm pháp lý của nhà nước ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Trường Đại học Luật Hà Nội
Năm: 2012
51. Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Minh Đức (2019), Thực hiện, áp dụng và giải thích pháp luật ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện, áp dụng và giảithích pháp luật ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Minh Đức
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2019

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp - THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 1 Chuyên mục về tiếp cận thông tin tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Trang 105)
Hình 2: Danh mục thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp - THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Hình 2 Danh mục thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Trang 106)
Bảng 2: Biểu đồ kết quả tổng hợp thông tin đánh giá việc xây dựng công tác vận - THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 2 Biểu đồ kết quả tổng hợp thông tin đánh giá việc xây dựng công tác vận (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w