1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề Cương - Nông lâm kết hợp ( full đáp án 29 câu )

39 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Nông Lâm Kết Hợp ( Full Đáp Án 29 Câu )
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông Lâm Kết Hợp
Thể loại Đề Cương
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 60,97 KB

Nội dung

Trang 1

Câu 1: Phân tích chức năng phòng hộ của cây lâu năm trong hệ thống NKLH

Câu 2: Phân tích điều kiện để xây dựng thành công kỹ thuật SALT1

Câu 3: Hệ thống canh tác xen theo băng:

- Phân tích đặc điểm của hệ thống

- Phân tích điều kiện để áp dụng của hệ thống.

Câu 4: Anh (chị ) hiểu thế nào về hệ thống sản xuất nông lâm với cây ăn quả quy mô nhỏ (SALT4) ? Vẽ hình minh họa.

Câu 5: Phân tích kỹ thuật gây trồng của các loài cây trong trang trại nhỏ NLKH

Câu 6: Trình bày các nhân tố tiền đề cho sự phát triển của NLKH trên phạm vi toàn cầu Câu 7: Trình bày các mô hình NLKH chủ yếu vùng ven biển của Việt Nam ? Vẽ hình minh họa.

Câu 8: Phân tích chức năng phục hồi và lưu giữ độ phì của đất của cây lâu năm trong hệ thống NLKH

Câu 9: Phân tích đặc điểm của hệ thống Taungya Vẽ hình minh họa.

Câu 10: Anh (chị) hiểu thế nào về canh tác theo đường đồng mức và canh tác theo bậc thang trong kỹ thuật bảo tồn đất và nước có thể áp dụng trong trang trại NLKH? Vẽ hình minh họa

Câu 11 : Phân tích những thách thức trong phát triển bền vững nông thôn miền núi.

Câu 12: Phân tích lợi ích của các hệ thống NLKH

Câu 13 : Phân tích quan điểm và nguyên tắc phân loại các hệ thống NLKH?

Câu 14: Phân tích vai trò bảo vệ của hệ sinh thái rừng.

Câu 15: Phân tích một số nguyên tắc chính của việc phòng chống xói mòn đất.

Câu 16: Thế nào là kiểm soát lửa rừng và quản lý dịch bệnh tổng hợp trong trang trại NLKH? Lấy ví dụ minh họa.

Câu 17 : Phân tích tính cấp thiết của phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia Câu 18: Trình bày hệ thống Vườn - Ao - Chuồng Vẽ hình minh họa.

Câu 19 : Trình bày vườn cây công nghiệp trong hệ thống nhiều tầng truyền thống Vẽ hình minh họa.

Câu 20: Anh chị hiểu thế nào về hệ thống lâm kết hợp? vẽ hình minh họa.

Câu 21 : Tại sao nói :

- Đất - rừng nhiệt đới có tính chất kém bền vững;

Câu 22: Phân tích nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi Câu 23 : Phân tích các hạn chế trong nghiên cứu và phát triển NLKH ở Việt Nam

Câu 24: Anh (chị) hiểu thế nào về :

- Hệ thống lâm - nông - đồng cỏ (SALT2) Vẽ hình minh họa

Câu 25: Phân tích kỹ thuật chăn nuôi trong trang trại NLKH.

Câu 26: Anh (chị) hiểu thế nào về hệ thống trồng cây ranh giới/ hàng rào cây xanh và hệ thống đai phòng hộ chắn gió ? Vẽ hình minh họa.

Câu 27 : Phân tích đặc điểm của NLKH.

Câu 28: Phân tích những nguyên tắc chính để bảo tồn đât và nước.

Câu 29 : Anh (chị) hiểu thế nào là đai đổi hướng chảy theo đường đồng mức trong kỹ thuật bảo tồn đất và nước có thể áp dụng trong trang trại NLKH? Vẽ hình minh họa.

Trang 2

Đáp án Câu 1: Phân tích chức năng phòng hộ của cây lâu năm trong hệ thống NKLH

Cây lâu năm trồng trong hệ thống đã làm cho các hệ thống sử dụng đất trở nên đổi mới,sáng tạo và đa dạng Từ lâu, nông dân sống ở vùng đồi núi đã nhận rõ tầm quan trọng của cây lâunăm trong hệ canh tác của họ Tuy nhiên, chỉ khi các mô hình nông lâm kết hợp được phát triểnrộng rãi thì vai trò của cây lâu năm mới được nghiên cứu nhiều và thống nhất kết luận về 2 chứcnăng chính của cây lâu năm trong các hệ thống nông lâm kết hợp là phòng hộ và sản xuất, trong đóchức năng phòng hộ của cây lâu năm trong hệ thống NLKH được thể hiện ở 1 số điểm sau:

a Cây lâu năm có chức năng phòng hộ trong hệ thống nông lâm kết hợp

Rừng nhiệt đới ẩm là thảm thực vật thích hợp nhất cho đất ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùngđất dốc Mặc dù các hệ thống nông lâm kết hợp không thể đạt hiệu quả như rừng tự nhiên về mặtbảo vệ điều kiện sinh thái nhưng việc trồng cây lâu năm vào các hệ thống nông lâm kết hợp có tácdụng nâng cao khả năng phòng hộ của các nông trại ở vùng đồi núi

b Cây lâu năm giúp phục hồi và lưu giữ độ phì của đất

Cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp có khả năng lưu giữ và phục hồi độ phì củađất qua ảnh hưởng đến tính chất lý, hóa và chu trình chất dinh dưỡng của đất

- Ảnh hưởng đến lý tính của đất

Đất dưới tán cây lâu năm có khuynh hướng phát triển cấu tượng ổn định và giữ nước tốt dochất hữu cơ từ vật rụng và rễ rã mục của cây Việc đưa cây lâu năm vào trồng trong nông trại chokết quả là lý tính đất được cải tạo tốt hơn về độ thấm nước, khả năng giữ nước, cấu tượng và chế

độ nhiệt Tuy nhiên, để đạt được các cải thiện trên, đất cần thời gian tác động lâu dài của cây lâunăm

VD: Cây Albizzia albida ở Sahel và cây Prosopis cineraria ở Rajasthan, Ấn Độ đã làm gia tăng hàm lượng sét của đất dưới tán các cây này - Ảnh hưởng đến hóa tính của đất

+ Giữ được chất hữu cơ trong đất

Trong hệ thống nông lâm kết hợp, sự phân hủy cành lá rụng và rễ cây rã mục của cây lâunăm có khả năng làm gia tăng hay ít nhất là giữ gìn được hàm lượng chất hữu cơ trong đất để cảitạo độ phì đất

VD: Đất dưới cây trồng Byrsohima sp có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn so với ngoài trảng

trống

+ Tăng thêm các chất dinh dưỡng vào đất

Khả năng của cây lâu năm bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đã được nghiên cứu và tổng hợpthành tài liệu như khả năng cố định đạm của các cây họ Đậu và cộng sinh của nấm mycorrhizaevới rễ cây

VD: Một rừng thuần loại cây Leucaena leucocephala được cắt tỉa liên tục sau thời gian 8

đến 12 tuần có thể cho 10 đến 24 tấn/ha phân xanh tương đương với 70 đến 500 kg N/ha

+ Cây lâu năm có khả năng làm cho chu trình chất dinh dưỡng hữu hiệu hơn qua hiện tượng

cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ Đậu, có khả năng bơm chất dinh dưỡng ở tầngsâu lên đất mặt và cây lâu năm có vai trò sản xuất phân xanh

Việc bơm chất dinh dưỡng (chuyển chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu lên lớp đất mặt) thể hiệnqua hiện tượng: cây có hệ rễ sâu có thể hấp thu chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sâu và chuyểnchúng thành hữu hiệu ở tầng đất mặt thông qua vật rụng cho các loài hoa màu có rễ nông Tuynhiên, hiện tượng này còn có một số hoài nghi như sau:

+ Không phải tất cả các cây lâu năm đều có rễ sâu hơn các loài cỏ hay cây tầng thấp

+ Điều kiện ở rừng tự nhiên và rừng trồng có thể khác so với từng cá thể cây

Trang 3

+ Hiện tượng này chỉ có ý nghĩa khi cây được trồng sau một thời gian dài.

c Cây lâu năm ngăn chặn xói mòn đất và cải thiện bảo tồn nước

Bảo tồn đất và nước là mối quan tâm chính cho vùng cao ở Việt Nam và các nước nhiệt đớikhác Vai trò của cây trong việc bảo tồn nước và kiểm soát xói mòn là một trong các lợi ích củacây lâu năm khiến phải phối hợp trồng cây vào nông trại Lượng xói mòn đất và nước chảy trênmặt đất sẽ giảm nhiều dưới tán rừng

d Cây lâu năm cải tạo tiểu khí hậu và đất trồng phù hợp cho trồng xen canh

Cây cải tạo tiểu khí hậu và đất đai của một địa điểm nhờ vào ảnh hưởng che chắn của táncây, giảm lượng bốc thoát hơi nước, cung cấp chất hữu cơ cho đất, cải thiện độ thấm nước củađất, Vì vậy cây thường được trồng để hỗ trợ tạo bóng che thích hợp cho hoa màu và các câytrồng khác

e Cây lâu năm có chức năng chắn gió

Vận tốc gió cao có thể gây ra nhiều tác hại cho hoa màu Bên cạnh các thiệt hại cơ giới, giómạnh sẽ dẫn đến bốc hơi nhiều tạo nên các khủng hoảng thiếu nước cho cây hoa màu, nhất là ởcác vùng khô Cây có thể làm giảm vận tốc gió do tạo nên các hàng rào chắn gió

f Cây làm hàng rào sống

Ở vùng nông thôn cây hàng rào sống quanh nông trại, vườn nhà ở

Câu 2: Phân tích điều kiện để xây dựng thành công kỹ thuật SALT1

Muốn xây dựng thành công kỹ thuật SALT1 cần:

- Chọn đóng loài cây họ đậu trồng trên các đường ranh đồng mức

Tức là trồng các loại cây trên cùng 1 độ cao, diện tích đồi núi nước ta chiếm khoảng 63%diện tích đất tự nhiên với đặc trưng cơ bản là đất feralit ở địa hình dốc cao, nên rất dễ bị xói mònrửa trôi Vì vậy trồng các cây làm ranh không những phải hạn chế được xói mòn rửa trôi đất, giảmvận tốc dòng chảy mà còn phải cung cấp được chất dinh dưỡng cho đất

Chọn đúng các loài cây họ Đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức là phải chọnlựa cây họ Đậu dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nảy chồi tôt sau khi cắt tỉa,không cạnh tranh với hoa màu Những cây này ở bộ rễ có nhiều vi khuẩn cộng sinh tạo thànhnhững nốt sần to bằng hạt cát đến hạt ngô ở các rễ nhánh Các vi khuẩn này có khả năng hút đạmtrong không khí để cung cấp cho đất làm cho đất giàu đạm hơn để cây trồng hút và sử dụng

Cây cố định đạm phần lớn là cây họ Đậu nhưng cũng có những cây không thuộc họ này cốđịnh đạm tốt từ các cây gỗ lớn, gỗ nhỏ đến cây bụi và dây leo, phổ biến nhất ở nước ta đã đượcgây trồng tốt là cây phi lao trên đất cát

- Phải gieo hạt cây họ Đậu càng dày càng tốt và theo hàng đôi song song với nhau

Lợi ích của việc làm này là bảo tồn đất và nước trên đất dốc Các hàng cây làm ranh giới họĐậu và hoa màu được canh tác theo đường đồng mức đã kiểm soát được xói mòn đất do nước Cácđường ranh làm giảm một cách có ý nghĩa mức độ xói mòn và giảm tương đối hơn với lượng chảy

bề mặt Trồng hàng đôi song song với nhau là tăng hiệu quả hấp thu nước, giảm lượng xói mònđất Ngoài ra, nó còn giúp chắn gió cho hoa màu không bị đổ có điều kiện phát triển tốt hơn đemlại hiệu quả cao hơn

+ Phải định kỳ cắt tỉa hàng ranh xuống thấp hơn 0,8 m để hoa màu nhận đủ ánh sáng vàdùng phẩm vật cắt này bón tủ vào đất đang canh tác

Trang 4

Việc cắt tỉa hàng ranh có tác dụng làm cho hoa màu nhận đủ ánh sáng để sinh trưởng vàphát triển tốt Ngoài tác dụng che chắn nắng, gió, nóng, điều hòa độ ẩm trong đất và không khí thì

nó còn hỗ trợ cho cây hoa màu sinh trưởng thuận lợi hơn Khi cắt tỉa hàng ranh và dùng phẩm vậtcắt này bón tủ vào đất sẽ gia tăng đáng kể mức giữ nước đất mặt, gia tăng hữu hiệu lượng nướccho cây trồng góp phần tăng năng suất hoa màu vào cuối mùa mưa, đồng thời làm gia tăng hàmlượng chất hữu cơ trong đất, thúc đẩy hoạt động của vi sinh vật đất, tạo nên lớp che phủ bề mặtgiảm lượng nước bốc hơi và cải tạo được lý tính của đất Với sự đóng góp lượng phẩm vật cắt tỉa

từ hàng ranh đồng mức, đất sẽ được cung cấp trở lai chất dinh dưỡng và các chỉ tiêu hóa tính đấtnhư khả năng trao đổi các cation trong đất, hàm lượng phần trăm bazo trong đất cao hơn

+ Cần gieo hạt các cây làm hàng ranh đóng thời vụ vào đầu mùa mưa

Gieo trồng vào mùa nắng thì cây sẽ khó phát triển và có thể bị chết vì trồng trên các vùngnúi khó có thể cung cấp nước và mực nước ngầm lại sâu, cộng vào đó là nhiệt độ ban ngày cao,ánh sáng mặt trời chiếu liên tục khiến cây khó có thể sinh trưởng Trồng vào đầu mùa mưa vàđúng thời vụ sẽ giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt vì lúc này cây sẽ được cung cấp đủnước và chất dinh dưỡng để phát triển

Vì những điều kiện xây dựng trên mà SALT 1 là kỹ thuật khả thi để ổn định và giúp sảnxuất bền vững ở vùng cao nếu chúng ta xây dựng mô hình 1 cách hiệu quả Việc đưa kỹ thuậtSALT 1 vào sử dụng có thể làm giảm ngay lượng xói mòn trong vòng 1 đến vài ba năm và giúp ổnđịnh lại sức sản xuất của nông trại, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân

Câu 3: Hệ thống canh tác xen theo băng:

- Phân tích đặc điểm của hệ thống

- Phân tích điều kiện để áp dụng của hệ thống.

a, Đặc điểm của hệ thống

Hệ thống canh tác trên đất dốc SALT1 được xây dựng dựa trên các đặc điểm sau:

+ Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc với công cụ đo đạc đơn giản phù hợp với điềukiện của vùng sâu vùng xa là thước chữ A (sinh viên cần biết cách sử dụng)

+ Chọn các loài cây họ đậu cố định đạm để trồng trên hàng ranh đồng mức Tiêu chí để chọnlựa cây họ đậu là dễ sống, sinh trưởng nhanh, trồng được bằng hạt, nẩy chồi tốt sau khi cắt tỉa vàkhông cạnh tranh với hoa màu

+ Phải áp dụng triệt để kỹ thuật luân canh và xen canh khi canh tác hoa màu nông nghiệpgiữa hai hàng ranh cây xanh

+ Đa dạng hoá tầng tán bằng cách trồng xen cây nông nghiệp lâu năm (trồng một băng câylâu năm kế tiếp ba băng trồng hoa màu) hay cây rừng bao quanh khu vực canh tác

b, Điều kiện để áp dụng

Canh tác xen theo băng là kỹ thuật khả thi để ổn định và gióp sản xuất bền vững ở vùng caothích hợp cho sản xuất lúa, ngô, và rau cải, nơi mà đất dễ suy thoái do xói mòn Việc đưa kỹ thuậttrồng xen theo băng có thể làm giảm ngay lượng xói mòn trong vòng từ một đến vài ba năm vàgióp ổn định lại sức sản xuất của nông trại Mặc dù đạt hiệu quả trên, nhưng không nên xem kỹthuật canh tác xen theo băng là bước cuối cùng của sự phát triển nông trại vùng cao Lý tưởng hơn

là nên tiến đến một hệ thống hỗn giao cây lâu năm và hoa màu như hệ thống nông lâm kết hợpnhiều tầng để tạo nên sự bền vững lâu dài cho hệ thống sản xuất dựa trên cấu trúc đa loài, nhiềutầng tán như rừng mưa nhiệt đới Do vậy, canh tác xen theo băng được xem như là một kiểu canh

Trang 5

tác chuyển tiếp tiến tới một thảm cây thường trực ở vùng cao Thời điểm đóng để tiến hành kỹthuật này sẽ thay đổi tùy theo điều kiện hoàn cảnh của nông dân ở mỗi địa phương vì đa số họ phảikéo dài canh tác hoa màu liên tục do nhu cầu cấp thiết của họ.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học quan tâm đến canh tác xen theo băng và coi đó là một kỹthuật thâm canh, bền vững nhằm cải thiện tầng lớp nông dân nghèo ở vùng cao

Mặc dù đã có nhiều công sức và tiền của bỏ ra để nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nàycho nông dân ở nhiều nước, đến nay phần lớn họ đã nhận thấy rằng kỹ thuật này còn có nhiều giớihạn để đạt được các tiêu chí trên Các giới hạn chủ yếu của kỹ thuật này nảy sinh cả trong các điềukiện tự nhiên lẫn dân sinh kinh tế xã hội tác động đến mức độ tiếp nhận của nông dân Các đặcđiểm/điều kiện để áp dụng như sau:

+ Các đặc điểm tự nhiên:

* Ưu tiên cho vùng sản xuất ngô

* Đất canh tác có độ phì nghèo hay giảm dần, chủ yếu do nông dân tự lượng định

* Nơi có khí hậu hai mùa mưa và khô, lượng mưa tối thiểu 1000mm/năm

* Đất có độ pH > 5,5

* Nơi thiếu cây lâu năm để che phủ đất đai

+ Các đặc điểm dân sinh kinh tế:

* Nơi có áp lực lớn của dân số gia tăng, giai đoạn bỏ hóa phải ngắn dần

* Phần lớn nông dân sẽ chấp nhận kỹ thuật này nếu quyền sử dụng đất được thiết lập mộtcách cụ thể và chắc chắn

* Nông dân có phương thức chăn nuôi có kiểm soát, không thả rong

* Thu nhập chính của nông dân là dựa vào canh tác nông nghiệp

Trang 6

Câu 4: Anh (chị ) hiểu thế nào về hệ thống sản xuất nông lâm với cây ăn quả quy mô nhỏ (SALT4) ? Vẽ hình minh họa.

Đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp được xây dựng và phát triển từ năm 1992 dựa trên sựhoàn thiện các kỹ thuật SALT 1, SALT 2, SALT 3 Trong kỹ thuật này, ngoài đất đai để trồng câylương thực, cây lâm nghiệp, cây hàng rào xanh, nông dân còn dành ra một phần để trồng cây ănquả như đu đủ, chuối, cam, chanh, xoài, dứa, dừa, và cả một số cây công nghiệp có giá trị như càphê, ca cao, chè,

Kỹ thuật SALT 4 có sản phẩm là các loài cây ăn quả nhiệt đới có thể bán thường xuyên đểthu tiền mặt, được trồng kết hợp với cây lâu năm nên dễ dàng duy trì sự ổn định lâu bền môitrường sinh thái

Việc áp dụng các mô hình trên đã góp phần giải quyết được mâu thuẫn giữa trồng trọt, chănnuôi và phát triển lâm nghiệp; giữa khai thác lạm dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; chốngxói mòn thoái hoá đất bằng cơ cấu cây con phù hợp; cải thiện đời sống nông dân bằng kỹ thuật vàcông cụ đơn giản hợp với khả năng tài chính lao động nông nghiệp của người dân

- Lợi ích

+ Gia tăng được thu nhập cho nông dân

+ Gia tăng được độ che phủ mặt đất bằng các loài cây ăn quả

+ Đất đai, khí hậu,… phù hợp với cây trồng vật nuôi, địa hình tương đối dễ thi công

+ Người dân có kinh nghiệm sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động

+ Sản phẩm từ mô hình này dễ tiêu thụ trên thị trường

Trang 7

Câu 5: Phân tích kỹ thuật gây trồng của các loài cây trong trang trại nhỏ NLKH

Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế sản xuất nông lâm dựa trên cơ sở hợp tác và phâncông lao động bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang trại tổ chức và trang bị tưliệu sản xuất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu sử dụng đất vàlao động theo các quy định của nhà nước

Kỹ thuật gây trồng các loài cây trong trang trại nhỏ nông lâm kết hợp gồm:

a Xây dựng và quản lý vườn ươm cây cho trang trại và cộng đồng

- Chọn địa điểm tốt cho vườn ươm:

Địa điểm lý tưởng là một nơi gần nhà (vườn ươm thường được kiểm tra, chăm sóc tốt), đấttốt, gần nguồn nước hữu hiệu, không bị che bóng và không bị đọng nước Nên tránh chọn địa điểmvườn ươm gần nơi đang sản xuất cây cùng loài để khỏi lây lan bệnh tật và côn trùng

- Chuẩn bị luống gieo hạt, luống cấy cây

+ Làm bằng mặt luống.Dùng dao hay cây nhọn để tạo các rãnh cạn gieo hạt

+ Gieo hạt (có xử lý nếu cần) theo các rãnh gieo để nuôi thành cây con rễ trần tại luống Nếusản xuất cây con nuôi trong bầu tạo sẵn, có thể gieo hạt rãi đều dày hơn

+ Tủ rãnh bằng một lớp đất mỏng bằng bề dày của hạt

+ Rải đều tro trên khắp mặt liếp để phòng ngừa kiến và ốc sên phá hại cây mầm

+ Tưới nước nhẹ cho luống gieo để tránh làm hạt gieo bị cuốn trôi bởi dòng chảy bề mặt.Nếu cần phủ nên mặt luống các mảnh nilon mỏng cách mặt luống 5-10 cm để ngăn mưa lớn

- Hộp gieo hạt

Hộp giao hạt được dùng để gieo hạt nhỏ như hạt Bạch đàn, Phi lao Nó là một hộp gỗ haychậu có đục lỗ nhỏ ở đáy được kê cao cho dễ thoát nước Chuẩn bị hỗn hợp gieo trong hộp gồmcác phần đều nhau: đất mặt, cát và phân chuồng đã được rây sàn qua lỗ mịn và phải đập vỡ các cụcđất lớn Nên tạo một lớp sỏi nhỏ ở đáy hộp để thoát nước tốt

Nhiều loại cây con ăn quả thông thường được nuôi trong bầu để tạo gốc cho ghép mắt hayghép ngọn Phải chuẩn bị bầu đất cho cây con khi hạt giống bắt đầu nẩy mầm như chọn vỏ bầu,đục lỗ, dổ hỗn hợp ruột bầu vào đến mép của túi, xếp túi bầu ngay thẳng và sát nhau trên liếp đặtbầu

- Cấy cây con

Khi cây con đủ tiêu chuẩn để cấy như đã phát triển ít nhất hai lá thật Phải tưới nước cho câycấy và bầu đất trước khi cấy cây sau đó hai giờ sẽ cấy cây con

- Chăm sóc cây con

Chăm sóc cây con trong vườn ươm bằng các biện pháp kỹ thuật sau: tưới nước vừa đủ, làm

cỏ phá váng khi cần thiết, xén tỉa rễ cây con hay đảo bầu và sau cùng làm cứng cáp cây con mộtthời gian trước khi đem ra trồng bằng giảm lượng nước và phân bón

Trang 8

b, Nhân giống vô tính cây ăn quả

Mục đích của nhân giống vô tính là tạo ra một số lượng cây con có phẩm tính di truyềntương đương với một cây có phẩm tính tốt gọi là cây đầu dòng Có nhiều kỹ thuật nhân giống vôtính như sau :

1 Tách chồi non: dùng cho chuối và dứa

2 Tách gốc chuối

3 Giâm cành của cây rừng và cây ăn quả

4 Chiết cây áp dụng cho các loại chanh, cam, xoài, ổi, bưởi, điều lộn hạt, dâu gia, vải, quít

và nhiều loại cây rừng

5.Ghép nhánh: dùng cho các loài cam, chanh, bưởi, quít, vải, ổi, mảng cầu xiêm, bơ, điều,tắc, vải, xoài, chôm chôm, me chua

6 Ghép mắt hình chữ nhật hay hình thuẫn được áp dụng cho nhiều loài cây ăn quả

c, Trồng cây bản địa, đa dụng trong trang trại nhỏ nông lâm kết hợp

Cây bản địa đa tác dụng có vị trí quan trọng trong sản xuất và phòng hộ trong trang trạiNLKH Ở các tỉnh miền Bắc, các cây bản địa đa tác dụng được chọn trồng ở phần đỉnh đồi như Láthoa, Mỡ, Trám, Sấu,… còn ở phần chân được trồng các loài cây như Trám, Tai chua, Dọc, Treluồng Tại miền Trung và miền Nam phần đỉnh đồi thường được trồng các loài cây như Bời Lời

đỏ, Trám, ươi, Long não, Dó bầu,

Các loài cây bản địa thường được trồng tập trung trên đỉnh đồi và rải rác trên sườn dốc vớimục tiêu phòng hộ kết hợp với tận thu các sản phẩm ngoài gỗ như nhựa, lá, hoa Nếu mục đích làphòng hộ và đất xấu thì nên trồng dày, nếu là trồng che bóng, hay thực hiện Taungya thì mật độnên thưa, hơn nữa còn tuỳ thuộc vào việc trồng thuần loài hay hỗn loài, phương thức hỗn loài,

Tóm lại, cây đa tác dụng, cây bản địa trong trang trại nông lâm kết hợp có vai trò rất quantrọng vì chúng không những có vai trò phòng hộ mà còn cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tếnhư gỗ củi và sản phẩm ngoài gỗ

Trang 9

Câu 6: Trình bày các nhân tố tiền đề cho sự phát triển của NLKH trên phạm vi toàn cầu

Các nhân tố làm tiền đề cho sự phát triển của nông lâm kết hợp trên phạm vi toàn cầu baogồm:

a, Các thay đổi về chính sách phát triển nông thôn

Việc phát triển các giống cây trồng ngũ cốc năng suất cao và các kỹ thuật thâm canh liênquan nhờ vào nỗ lực của các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đã tạo nên một sự thay đổilớn về năng suất nông nghiệp mà thường được gọi là Cách mạng Xanh

Từ đầu thập niên 70, chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới đó bắt đầu chú ý hơn cácvùng nông thôn nghèo cùng với sự tham gia của nông dân vào các chương trình phát triển nôngthôn, đặc biệt chú trọng nhấn mạnh vai trò quan trong của lâm nghiệp trong phát triển nông thôn,khuyến cáo nông dân và nhà nước nên chú trọng đặc biệt đến các ích lợi của rừng và cây thân gỗđến sản xuất nông nghiệp, khuyến cáo các nhà quản lý sử dụng đất kết hợp cả nông nghiệp và lâmnghiệp vào hệ thống canh tác của họ

Nhiều khái niệm mới về lâm nghiệp như lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội đó đượchình thành và áp dụng ở nhiều nước mà nông lâm kết hợp thường được xem là một phương thức

sử dụng đất nhiều tiềm năng, đem lại những lợi ích trực tiếp cho cộng đồng địa phương và toàn xãhội

b, Nạn phá rừng và tình trạng suy thoái môi trường

Cuối những năm 1970 và các năm đầu 1980, sự suy thoái tài nguyên môi trường toàn cầu,nhất là nạn phá rừng, đã trở thành mối quan tâm lo lắng lớn của toàn xó hội Sự phát triển củanông nghiệp nương rẫy đi kèm với áp lực dân số, sự phát triển nông nghiệp thâm canh hóa học,độc canh trên qui mô lớn và khai thác lâm sản là những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự mất rừng,suy thoái đất đai và đa dạng sinh học

c, Gia tăng các nghiên cứu hệ thống canh tác tổng hợp và hệ thống kỹ thuật truyền thốngThực trạng này cùng nhiều nỗ lực nghiên cứu đó gợi mở ra các chiến lược quản lý sử dụngđất tổng hợp thay thế cho các phương thức quản lý hiện thời không bền vững đó được xác định làmột xu hướng tất yếu

Các nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và khoa học xã hội về hệ thống sử dụng đất đãchỉ ra tầm quan trọng của các hệ thống canh tác tổng hợp bản địa/truyền thống và lưu ý cần xemxét chúng trong quá trình phát triển các tiếp cận mới

d, Sự hình thành Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu nông lâm kết hợp (ICRAF)

Vào tháng 7/1977, được sự ủy nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC)của Canada, John Bene đó tiến hành dự án nghiên cứu với các mục tiêu:

+ Xác định các khoảng trống trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp thế giới

+ Đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp và lâm nghiệp ở các quốc gia nhiệt đới

có thu nhập thấp và đề xuất nghiên cứu nhằm tối ưu hóa sử dụng đất

+ Xây dựng các chương trình nghiên cứu lâm nghiệp nhằm tạo ra các tác động kinh tế xã hội

có ý nghĩa ở cho các nước đang phát triển

+ Đề xuất các sắp xếp về tổ chức, thể chế để thực hiện các nghiên cứu trên một cách có hiệuquả và chuẩn bị kế hoạch hành động để có được ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế

Trang 10

Câu 7: Trình bày các mô hình NLKH chủ yếu vùng ven biển của Việt Nam ? Vẽ hình minh họa.

Trong hệ canh tác nông lâm kết hợp vùng ven biển có 3 kiểu mô hình chính:

a Trồng rừng ngập mặn kết hợp nuôi tôm hoặc cua, cá

Diện tích đầm giành cho trồng rừng ngập mặn biến động từ 60 - 80%, trung bình chiếm70% diện tích đầm

Diện tích đào các hệ thống kênh mương nuôi tôm (bao gồm cả diện tích các bờ bao và bờmương) chiếm từ 20-40%, trung bình chiếm 30% diện tích đầm

b Dạng lập địa thích hợp

Ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, nơi đất được ngập khi triều cao trung bình,

độ thành thục của đất thấp, có số ngày ngập triều trung bình từ 16-18 ngày trong 1 tháng hoặc đấtđược ngập khi nước triều cường thấp, đất có độ thành thục rất thấp, có số ngày ngập triều trungbình từ 19-24 ngày trong 1 tháng thường áp dụng mô hình này Xung quanh các đầm nuôi tôm kếthợp trồng rừng ngập mặn (RNM), được đào hệ thống mương bao rộng khoảng 8m, mương sâu120cm Mương bao thường được đào rộng và sâu hơn các mương bình thường nằm ở giữa đầm.Đất đào từ các mương bao được lên thành các bờ bao xung quanh đầm Bờ thường rộng 8m và cao120cm Cần lưu ý bờ bao xung quanh đầm phải được đắp cao hơn mức nước triều cao nhất trongnăm, ít nhất 30-40cm và phải đảm bảo không được rũ rỉ nước Ở phần giữa đầm cũng được đàocác hệ thống mương đôi, hai mương rộng mỗi mương 3m, sâu từ 0,9-1,0m, ở giữa có 1 bờ mươngchung rộng 7m, cao 1,2m

Rừng ngập mặn được trồng có mật độ thưa hơn so với mật độ trồng rừng bình thường: Vídụ: Rừng Đước trồng trong đầm lâm ngư kết hợp có mật độ10.000 cây/ha, chỉ bằng 50% so vớimật độ trồng rừng Đước không lâm ngư kết hợp

c Mô hình nông - lâm - ngư kết hợp (Rừng tràm + lúa nước + cá + ong + VAC)

Trồng rừng tràm + lúa nước + cá + ong + VAC áp dụng cho các hộgia đình nông dõn tỉnh

Cà Mau Đây là vùng đất phèn mạnh ngập nước sâu trung bình (ngập sâu 40 - 80cm) Đất có đủ hệthống kênh mương trong khu vực để thoát phèn vào mùa mưa (rửa phèn nhờ nước mưa); đến mùakhô, không có nước ngọt để canh tác nông nghiệp và tiếp tục rửa phèn Nước trong tất cả các sông

và kênh đều bị mặn, độ mặn lên tới 25 - 28‰ trong mùa khô

Theo địa hình - thành phần đất, có thể xây dựng các loại mô hình sau:

- Trên đất cát ven biển: Các giải rừng phi lao+lúa, khoai, lạc, vừng, củ đậu, sắn,…)

- Trên đất ngập mặn ven biển: Lâm ngư kết hợp trên đất ngập mặn ven biển (trồng cây rừngngập măn+nuôi tôm)

- Trên đất phèn: Lên líp để trồng cây rừng gỗ lớn+cây hoa màu trên mặt líp

Xét ở góc độ nhận thức về nông lâm kết hợp thì nó có quá trình lịch sử phát triển như sau:Nông lâm kết hợp trên địa bàn thực chất là sự sắp xếp hợp lý các loại hình sản xuất nôngnghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, cây nông nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp trên một địa bàn đấtđai sản xuất cụ thể của một huyện, một xã, một đội sản xuất, thậm chí trên một quả đồi

Trong thời kỳ kinh tế tập trung, trước đây việc kết hợp nông lâm nghiệp đó đóng góp chonền kinh tế tự cấp tự túc Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, việc trao đổi hàng hoá và tiếpthị là yếu tố cơ bản trong nền kinh tế Sự kết hợp nông nghiệp và lâm nghiệp trên địa bàn sẽ pháttriển hàng loạt sản phẩm và tạo ra thu nhập cho cộng đồng

Trang 11

Hiện nay, nhiều vùng núi hẻo lánh của Việt Nam, nông lâm kết hợp đó tạo ra sản phẩmlương thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của đồng bào địa phương Và ở nhiều vùng, sản phẩmnông lâm kết hợp đó trở thành hàng hoá, cần được chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao thu nhập củangười dân Mặt khác, sự phát triển đòi hỏi những chính sách thích hợp của Chính phủ nhằmkhuyến khích sản xuất và các chính sách thuận tiện cho xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, bếnbãi và mối giao lưu tới các thị trường lớn ở mọi miền Có như vậy, mới phát triển được sản xuất,cải thiện đời sống vật chất cũng như văn hoá xã hội của nông dân sống ở vùng nông thôn miền núi.

Tóm lại, nông lâm kết hợp được tiến hành không chỉ nhằm nâng cao năng suất nông lâmnghiệp mà còn tạo ra môi trường ổn định cho mọi vùng

Trang 12

Câu 8: Phân tích chức năng phục hồi và lưu giữ độ phì của đất của cây lâu năm trong hệ thống NLKH.

Cây lâu năm giúp phục hồi và lưu giữ độ phì của đất

Cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp có khả năng lưu giữ và phục hồi độ phì củađất qua ảnh hưởng đến tính chất lý, hóa và chu trình chất dinh dưỡng của đất

- Ảnh hưởng đến lý tính của đất

Đất dưới tán cây lâu năm có khuynh hướng phát triển cấu tượng ổn định và giữ nước tốt dochất hữu cơ từ vật rụng và rễ rã mục của cây Việc đưa cây lâu năm vào trồng trong nông trại chokết quả là lý tính đất được cải tạo tốt hơn về độ thấm nước, khả năng giữ nước, cấu tượng và chế

độ nhiệt Tuy nhiên, để đạt được các cải thiện trên, đất cần thời gian tác động lâu dài của cây lâunăm

VD: Cây Albizzia albida ở Sahel và cây Prosopis cineraria ở Rajasthan, Ấn Độ đã làm gia tăng hàm lượng sét của đất dưới tán các cây này - Ảnh hưởng đến hóa tính của đất

+ Giữ được chất hữu cơ trong đất

Trong hệ thống nông lâm kết hợp, sự phân hủy cành lá rụng và rễ cây rã mục của cây lâunăm có khả năng làm gia tăng hay ít nhất là giữ gìn được hàm lượng chất hữu cơ trong đất để cảitạo độ phì đất

VD: Đất dưới cây trồng Byrsohima sp có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn so với ngoài trảng

trống

+ Tăng thêm các chất dinh dưỡng vào đất

Khả năng của cây lâu năm bổ sung chất dinh dưỡng cho đất đã được nghiên cứu và tổng hợpthành tài liệu như khả năng cố định đạm của các cây họ Đậu và cộng sinh của nấm mycorrhizaevới rễ cây

VD: Một rừng thuần loại cây Leucaena leucocephala được cắt tỉa liên tục sau thời gian 8

đến 12 tuần có thể cho 10 đến 24 tấn/ha phân xanh tương đương với 70 đến 500 kg N/ha

+ Cây lâu năm có khả năng làm cho chu trình chất dinh dưỡng hữu hiệu hơn qua hiện tượng

cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium với rễ cây họ Đậu, có khả năng bơm chất dinh dưỡng ở tầngsâu lên đất mặt và cây lâu năm có vai trò sản xuất phân xanh

Việc bơm chất dinh dưỡng (chuyển chất dinh dưỡng từ tầng đất sâu lên lớp đất mặt) thể hiệnqua hiện tượng: cây có hệ rễ sâu có thể hấp thu chất dinh dưỡng bị rửa trôi xuống sâu và chuyểnchúng thành hữu hiệu ở tầng đất mặt thông qua vật rụng cho các loài hoa màu có rễ nông Tuynhiên, hiện tượng này còn có một số hoài nghi như sau:

+ Không phải tất cả các cây lâu năm đều có rễ sâu hơn các loài cỏ hay cây tầng thấp

+ Điều kiện ở rừng tự nhiên và rừng trồng có thể khác so với từng cá thể cây

+ Hiện tượng này chỉ có ý nghĩa khi cây được trồng sau một thời gian dài

Trang 13

Câu 9: Phân tích đặc điểm của hệ thống Taungya Vẽ hình minh họa.

a, Đặc điểm của hệ thống Taungya

Hệ thống NLKH theo phương thức Taungya được triển khai thành công với một số đặcđiểm và yêu cầu cần có như sau:

- Được áp dụng cho cộng đồng dân cư mà đa số chỉ sống nhờ vào rừng để canh tác (chủ yếu

là canh tác nương rẫy)

- Khoảng cách từ chổ ở của các nông hộ đến các mảnh rừng xa nhất có giới hạn để nông dân

có đủ thời gian đi bộ đến trồng và chăm sóc

- Phải có quỹ đất đủ rộng liên quan đến dân số của cộng đồng và phải quy hoạch đất phùhợp với chu kỳ khai thác của cây rừng để tránh mâu thuẩn trong sử dụng đất để trồng trọt haytrồng rừng

- Nên gia tăng sự tham gia của cộng đồng trong việc trồng, quản lý và phân chia lợi ích từrừng trồng mặc dầu các quy định ràng buộc hai bên vẫn được thực hiện dưới dạng một hợp đồng

rõ ràng

- Cần sử dụng vốn trồng rừng để xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn, xây dựng các phúc lợi

xã hội để tạo dựng một làng lâm nghiệp vững bền

- Giáo dục, dạy nghề hướng nghiệp cho dân số trẻ để làm giảm sự phụ thuộc của cộng đồngdân cư đối với rừng và đất rừng trong tương lai

b, Ưu điểm của hệ thống Taungya:

- Giải quyết các hậu quả của việc canh tác nương rẫy

- Trồng rừng ít tốn kém với sự tham gia tích cực của nông dân nên chất lượng rừng khảquan hơn

- Tận dụng được đất đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương thực, hoa màu, phục

vụ cho đời sống người dân làm nghề rừng trong các năm đầu của rừng non

- Phục vụ để phát triển nông thôn vùng sâu vùng xa, tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa cán bộlâm nghiệp và nông dân

- Hạn chế được hiện tượng xói mòn đất trong rừng non nhờ sự có mặt của lớp phủ cây nôngnghiệp

- Nông dân chăm sóc hoa màu có ảnh hưởng tốt đối với sinh trưởng và phát triển của rừngnon

- Hệ thống cần một quỹ đất lớn để quy hoạch nếu không sẽ gây ra mâu thuẩn giữa diện tíchcanh tác cây nông nghiệp và cây rừng

- Dân số gia tăng khiến cho hệ thống đi vào chổ bế tắc nếu bộ phận dân số trẻ không đượchướng nghiệp để làm ngành nghề khác

Trang 14

Câu 10: Anh (chị) hiểu thế nào về canh tác theo đường đồng mức và canh tác theo bậc thang trong kỹ thuật bảo tồn đất và nước có thể áp dụng trong trang trại NLKH? Vẽ hình minh họa

a, Canh tác theo đường đồng mức

- Đặc điểm

Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc là để giảm xói mòn đất và lượng nước chảy bềmặt Đường đồng mức là đường nối các điểm cùng cao độ với nhau trên một mặt dốc và nó thườngvuông góc với đường nước chảy xuống Thông thường để hạn chế xói mòn người ta trồng các loạicây bụi hay xây dựng các rào chắn dọc theo các đường đồng mức của mặt dốc Trồng trọt theođường đồng mức bao gồm việc xây dựng bẫy đất, bậc thang hay mô đất đồng mức, hay trồng cáchàng cây đồng mức, làm đất, cày bừa theo đường đồng mức là kỹ thuật đang được khuyến khíchphát triển ở vùng Đông Nam Á để mang lại sự bền vững cho các nông trại ở vùng cao

Có nhiều cách phối hợp hoa màu với nhau, với gia súc và cây rừng trên cùng một diện tíchcanh tác theo đường đồng mức Hệ thống SALT đã được phát triển và áp dụng tại một số vùng củanước ta là một dẫn chứng về canh tác theo đường đồng mức

- Lợi ích

+ Giảm xói mòn và nước chảy bề mặt

+ Giảm sự mất mát chất dinh dưỡng

+ Yếu tố sinh học tự nhiên:

* Cải thiện năng suất cây trồng và điều kiện/tính chất của đất

* Giữ nước cho các mương tiêu nước sẽ làm gia tăng độ thấm nước vào đất và sản xuất hoamàu

+ Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội

* Nhiều nơi xây dựng các công trình quy mô trên đất dốc không được luật pháp cho phép,nên trong trường hợp đó canh tác theo đường đồng mức sẽ là một kỹ thuật phù hợp để thay thế

* Một số vùng nông dân có tập quán canh tác lên xuống theo dốc vì dễ thao tác các công cụ

và sử dụng trâu bò hay máy cơ khí để làm đất

b, Canh tác theo bậc thang

- Đặc điểm

Canh tác theo bậc thang là một kỹ thuật canh tác bảo vệ đất, thường được sử dụng trên đấtdốc, sườn núi để giữ nước và kiểm soát chống xói mòn Chúng được xây dựng bằng cách đào vàđắp đất tạo nên các bậc thềm giống như bậc thang Cấu tạo này giúp nước thấm từ từ vào đất Các

hệ thống bậc thang có thể được củng cố bằng các mô đất hay các hàng đá xếp ở mép mỗi bậcthang, cũng có thể trồng cỏ ở giữa 2 bậc thang kế tiếp nhau hoặc trồng thêm cỏ và cây bụi thấp ởmép bậc thang Hệ thống này rất phổ biến để trồng lúa và các loại hoa màu khác ở vùng cao

- Lợi ích

Trang 15

+ Kiểm soát hiệu quả xói mòn đất.

+ Các vật liệu bào mòn được giữ lại ở đáy các mương tiêu nước được đào dọc theo bậcthang

+ Giảm chiều dài dốc Cứ mỗi 2 - 3m chiều dài dốc lại được biến đổi thành bậc thang Dovậy vận tốc nước chảy xuống sẽ giảm

+ Cải thiện được độ phì của đất lâu dài

- Hạn chế

+ Có tác động lớn đầu tiên đến đất nên sẽ làm giảm năng suất ít ra là trong 2-3 năm đầu.+ Cần lao động và vốn nhiều để xây dựng và bảo trì bậc thang

+ Cần có kỹ năng xây dựng và bảo trì bậc thang

+ Bậc thang cải thiện với mặt dốc cách khoảng chiếm nhiều đất canh tác

+ Yếu tố dân sinh kinh tế và xã hội:

* Tốn nhiều công lao động

* Trên các loại đất nghèo, khả năng thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp so với kinh phí đầu tưban đầu

* Nếu không được sử dụng đất lâu dài thì không được nông dân chấp nhận

Trang 16

Câu 11 : Phân tích những thách thức trong phát triển bền vững nông thôn miền núi.

+ Tính đa dạng về sinh thái - nhân văn của khu vực nông thôn miền núi

* Đa dạng về địa hình - đất đai - tiểu khí hậu: sự biến đổi mạnh về địa hình dẫn đến biếnđộng lớn về đất đai và tiểu khí hậu cả trên những phạm vi nhỏ

* Đa dạng sinh học: miền núi có hệ động thực vật phong phú và đa dạng, gồm rất nhiều loài

và dạng sống khác nhau

* Đa dạng về dân tộc và văn hóa: miền núi là địa bàn sinh sống từ rất lâu đời của con người

và thường có nhiều tộc người ở đó

* Đa dạng về các hệ thống canh tác truyền thống: sự đa dạng về điều kiện tự nhiên (điềukiện lập địa và sinh cảnh) và xã hội đó tạo nên sự đa dạng về hệ thống canh tác truyền thống ởnông thôn miền núi

+ Nông thôn miền núi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội rất phức tạp

Bên cạnh các đặc điểm phức tạp về tự nhiên như địa hình, tiểu khí hậu, đất đai, sinh vật, thời gian gần đây khu vực nông thôn miền núi đang chịu sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế - xãhội như dân số gia tăng nhanh, ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự xâm nhập văn hóa ngoại lai từbên ngoài, dẫn đến các thay đổi phức tạp về tài nguyên và văn hoá xã hội tạo ra những trở ngại

và thách thức lớn cho quản lý/sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên

+ Gia tăng áp lực dân số gây ra các vấn đề bức xãc về đất canh tác và an toàn lương thực, vàsức ép lên tài nguyên thiên nhiên miền núi

Ở các khu vực nông thôn miền núi, mật độ dân cư không cao như các khu vực đô thị ở vùngđồng bằng nhưng lại có tốc độ tăng dân số rất nhanh Tình trạng này một phần chủ yếu do phongtrào di dân tự do từ các khu vực đồng bằng quá đông lên các vùng đồi núi, đặc biệt là các tỉnh TâyNguyên Trong lúc đó khả năng tăng diện tích lúa nước-là hệ thống sản xuất ngũ cốc có năng suấtcao và ổn định nhất Việt Nam-ở khu vực miền núi rất hạn chế, chỉ diễn ra ở các khu vực phân tánnhỏ hẹp có thể tưới tiêu được

Sự gia tăng dân số đó tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên thiên nhiên miền núi là đất-rừng vànguồn nước, làm các nguồn tài nguyên quí giá này suy giảm nhanh chóng

+ Suy thoái tài nguyên thiên nhiên và môi trường

* Sự suy giảm nhanh chóng tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng cả nước giảm từ 43% vàonăm 1943 xuống 32,1% năm 1980, 27,2% năm 1990 sau đó tăng dần lên 28,1% năm 1995 rồi đạtđến 33,2% năm 1999 Diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ thấp vàhiếm có loài cây có giá trị kinh tế, cả rừng trên cạn và rừng ngập mặn

* Sự suy thoái đất đai xẩy ra ở khắp miền núi Việt Nam Do thiếu rừng che phủ, xói mòn đất

và rửa trôi chất dinh dưỡng diễn ra mạnh làm giảm độ màu mỡ của đất

Canh tác nương rẫy vốn là phương thức canh tác truyền thống của các dân tộc miền núi, tỏ

ra khá phù hợp trong điều kiện mật độ dân cư thấp và tài nguyên rừng còn phong phú Gần đây, do

áp lực dân số và sự suy giảm diện tích rừng, giai đoạn canh tác kéo dài hơn và giai đoạn bỏ hóa bịrút ngắn lại, dẫn đến sự suy giảm liên tục của độ phì của đất, cỏ dại phát triển mạnh, dẫn đến giảmnăng suất cây trồng nhanh chóng

+ Suy giảm đa dạng sinh học

Trang 17

Nhiều loài động thực vật bị biến mất hoặc trở nên khan hiếm Nạn phá rừng, việc phát triểntrồng rừng thuần loài và nông nghiệp độc canh làm suy giảm đa dạng sinh học, trong đó bao gồm

cả ba cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng chủng loài và đa dạng về hệ sinh thái

+ Tình trạng đói nghèo

Năm 1994, khi GDP bình quân của Việt Nam là 270 USD thì ở miền núi phía Bắc chỉ có

150 USD và ở Tây Nguyên là 70 USD Tình trạng đói nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập thấp

mà còn ở không đảm bảo các nhu cầu cơ bản khác như giáo dục, y tế, thông tin văn hóa xã hội,

+ Sự phát triển các mô hình canh tác rập khuôn và phụ thuộc vào bên ngoài

Các chương trình phát triển miền núi của Chính phủ thường thực hiện theo các "mô hình"quản lý kỹ thuật đồng bộ theo cách nghĩ của người vùng đồng bằng Chính điều này này đã làmgiảm hiệu quả và tác dụng của nhiều chương trình phát triển miền núi mặc dù có đầu tư rất lớn

+ Sự chồng chéo giữa phát triển các ngành kinh tế trong sử dụng tài nguyên thiên nhiênKhái niệm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp một cách thuần túy và tách biệt theo quan niệmtrước đây không còn phự hợp ở nhiều khu vực dân cư miền núi Việc sử dụng đất thuần nông hoặcthuần lâm bộc lộ nhiều hạn chế lớn Thực tiễn sản xuất đó xuất hiện các phương thức sử dụng đấttổng hợp, có sự đan xen giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Trang 18

Câu 12: Phân tích lợi ích của các hệ thống NLKH

Các lợi ích mà nông lâm kết hợp có thể mang lại rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia thành 2nhóm: nhóm các lợi ích trực tiếp cho đời sống cộng đồng và nhóm các lợi ích gián tiếp cho cộngđồng và xã hội

a, Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp

- Cung cấp lương thực và thực phẩm

Nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuấtnhiều loại lương thực thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình Điểnhình là hệ thống VAC được phát triển rộng rói ở nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam Ưu điểm củacác hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạngtrên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn

- Các sản phẩm từ cây thân gỗ

Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu,

để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ gia đình

- Tạo việc làm

Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạothêm ngành nghề phụ cho nông dân

- Tăng thu nhập nông hộ

Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống nông lâm kếthợp dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình

- Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực

Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (cólợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thường có tính ổn định caotrước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (dịch sâu bệnh, hạn hán, ) Sự đa dạng về loạisản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cho nông hộ

b, Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Bảo tồn tài nguyên đất và nước

Các hệ thống nông lâm kết hợp - nếu được thiết kế và quản lý thích hợp - sẽ có khả năng:giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất; duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chutrình tuần hoàn dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của cây trồng và vật nuôi Nhờ vậy,làm gia tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng đất và giảm sức ép của dân số gia tăng lên tàinguyên đất Ngoài ra, trong các hệ thống nông lâm kết hợp do hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡngcủa cây trồng cao nên làm giảm nhu cầu bón phân hóa học, vì thế giảm nguy cơ ô nhiễm cácnguồn nước ngầm

- Bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, nông lâm kết hợp có thể làm giảmtốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên Mặt khác, nông lâm kết hợp là phương thức tận dụngđất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng Chính vìvậy mà canh tác nông lâm kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con người vào rừng tự nhiên, giảm tốc

độ phá rừng

Việc phối hợp các loài cây thân gỗ vào nông trại đó tận dụng không gian của hệ thống trongsản xuất làm tăng tính đa dạng sinh học ở phạm vi nông trại và cảnh quan

Trang 19

c, Vai trò/đóng góp của nông lâm kết hợp

NLKH có nhiều đóng góp cho môi trường tự nhiên và dân sinh kinh tế:

- Đối với môi trường tự nhiên

Nông lâm kết hợp dựa vào các lợi ích của rừng và cây lâu năm đối với đất và môi trườngnhư:

+ Bảo tồn và cải thiện đất đai

+ Bảo tồn nước

+ Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu

+ Các lợi ích khác

- Đối với dân sinh kinh tế:

Nông lâm kết hợp lấy tiền đề hỗ trợ các điều kiện dân sinh kinh tế của nông dân nghèokhông có đất canh tác ở vùng cao Họ là nhóm đối tượng thiếu tài nguyên và các hỗ trợ, thấtnghiệp và thường bị đẩy canh tác ở các vùng đất đai cằn cỗi Do vậy, Nông lâm kết hợp tập trunggiải quyết:

+ Công ăn việc làm

+ Nguồn nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp

+ Nguồn lương thực, năng lượng (gỗ củi), thức ăn cho gia súc

+ Nguồn vật liệu để xây nhà, nông trại,

d, Quan hệ giữa nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội

Một hệ thống kỹ thuật nông lâm kết hợp có thể được sử dụng không những cho dân ở vùngcao mà còn ở vùng đồng bằng, cho các nông dân cá thể lẫn cả một cộng đồng dân cư Tuy nhiên,cho đến hiện nay, nông lâm kết hợp là một trong nhiều ngành kỹ thuật chính đang được sử dụngtrong các chương trình lâm nghiệp xã hội vì đối tượng khách hàng chính của cả hai là cư dânnghèo, thiếu tài nguyên ở vùng cao Vì vậy, có thể nói rằng hiện nay nông lâm kết hợp là một trợthủ kỹ thuật thích hợp nhất cho chiến lược phát triển lâm nghiệp xã hội ở vùng cao

Ngày đăng: 19/02/2025, 07:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w