1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề anhchị hãy vận dụng quan Điểm của max weber, nhà xhh người Đức, về hành Động xã hội Để phân tích Động cơ học tập của sinh viên học viện ngoại giao hiện nay

17 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ đề: Anh/Chị hãy vận dụng quan điểm của Max Weber, nhà xhh người Đức, về hành động xã hội để phân tích động cơ học tập của sinh viên học viện ngoại giao hiện nay
Tác giả Nguyễn Đức Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Minh Thúy
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Xã hội học đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 105,83 KB

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ: Anh/Chị hãy vận dụng quan điểm của Max Weber, nhà XHH người Đức

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ: Anh/Chị hãy vận dụng quan điểm của Max Weber, nhà XHH người Đức,

về Hành động xã hội để phân tích động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Thúy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Anh

Mã số sinh viên: NNA51C10979

Mã lớp: XHHĐC-NNA51.7

Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Chương I: Mở đầu……… …4

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu………4

2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ……….………4

2.1 Đối tượng nghiên cứu………4

2.2 Khách thể nghiên cứu………4

2.3 Phạm vi nghiên cứu………5

3 Mục tiêu nghiên cứu………….………5

Chương II: Nội dung………….……… ………6

1 Thao tác hóa khái niệm………… ……….6

1.1 Hành động xã hội theo quan điểm của Max Weber………6

1.2 Khái niệm động cơ học tập………… ……… 6

1.3 Sinh viên học viện ngoại giao hiện nay……… 6

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu……… 7

3 Kết quả nghiên cứu……… 7

3.1 Thông tin……….……… 7

3.2 Tìm hiểu động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao…………8

3.2.1 Xác định động cơ bên trong……….8

3.2.2 Xác định động cơ bên ngoài………9

3.2.2.1 Xác định động cơ bên ngoài dựa trên kết quả có thể đong đếm……….9

3.2.2.2 Xác định động cơ bên ngoài dựa trên kết quả không thể đong đếm……… 10

3.2.2.3 Xác định động cơ học tập có yếu tố quan trọng nhất với sinh viên Học viện Ngoại Giao……….11

3.3 Phân tích tác động của động cơ học tập lên sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay……….11

Trang 3

3.3.1 Những tác động tích cực……… ……….11

3.3.2 Những tác động tiêu cực……… ……….12

3.4 Tự đánh giá về những thành tựu đã đạt được trong học tập………13

Chương 3: Kết luận……… ……….15

Tài liệu tham khảo……….16

Trang 4

Chương I: Mở đầu

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:“Số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều, có trường chỉ dưới 10% Đa số sinh viên mờ nhạt về lý tưởng, không có sự phấn đấu.”

Tại một số trường đại học, cụ thể là Đại học Điện Lực, dựa trên nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước (2023) cho thấy tỷ lệ sinh viên EPU đạt kết quả khá, giỏi thường rất thấp (chỉ khoảng 8-13%), điều này phản ánh rõ ràng sự thiếu hụt trong động lực và ý thức học tập Thiếu động lực dẫn đến việc sinh viên không chăm chỉ và không đầu tư thời gian cho việc học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập

Bên cạnh đó theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020) cho thấy khoảng 30% sinh viên cho biết họ cảm thấy không hứng thú với ngành học đang theo đuổi và báo cáo Nghiên cứu Thế hệ trẻ Việt Nam (2020) công bố bởi Hội đồng Anh, khoảng 38% người trẻ cảm thấy áp lực trong việc học tập, điều này làm giảm hứng thú và động lực học tập của họ

2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu: Vận dụng quan điểm của Max Weber, nhà XHH người Đức,

về Hành động xã hội để phân tích động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay

2.2 Khách thể nghiên cứu

Toàn bộ sinh viên Học viện Ngoại giao học tập tại trường thuộc niên khóa 48 đến niên khóa 51, gồm những sinh viên mang quốc tịch Việt Nam và cả du học sinh ngoại quốc

Trang 5

2.3 Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Học viện Ngoại Giao

3 Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu và làm rõ các yếu tố cơ bản cấu thành nên động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay, đồng thời đánh giá những tác động của động cơ học tập này đối với cá nhân sinh viên

Trang 6

Chương 2: Nội dung

1 Thao tác hóa khái niệm

1.1 Hành động xã hội theo quan điểm của Max Weber

Hành động chỉ được gọi là hành động xã hội khi nó là hành động của con người trong tương quan và định hướng vào hành động của người khác theo ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động xã hội “là hành động được chủ thể gắn với ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối quá trình của nó Đây cũng là hành động có ý thức của cá nhân, định hướng vào những người xung quanh hay xã hội trên cơ sở đó điều chỉnh hành vi của mình cho hợp lý về mặt mục tiêu và giá trị đặt ra”

1.2 Khái niệm động cơ học tập

Động cơ bên trong: Là động cơ xuất phát từ chính nhu cầu, sự tò mò, niềm tin hay sự quan tâm của cá nhân đối với đối tượng đích thực của học tập, chẳng hạn như học để có được sự hiểu biết hoặc có kỹ năng Động cơ này xuất phát từ mong muốn phát triển bản thân và sự yêu thích, đam mê với tri thức Khi được thúc đẩy bằng động

cơ bên trong, người học không cần đến sự khuyến khích của phần thưởng vật chất hay

sự công nhận của người khác vì phần thưởng lớn nhất đến từ sự thỏa mãn mà họ nhận được trong quá trình học tập cũng như kết quả mà họ đạt được

Động cơ bên ngoài: Là động cơ xuất phát từ các yếu tố bên ngoài hoạt động học tập của người học Chẳng hạn như phần thưởng vật chất, sự công nhận xã hội hay nỗi

lo bị trừng phạt Khi động lực học tập chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài, người học sẽ

ít chú trọng vào việc tự phát triển bản thân hay đam mê học tập, mà chỉ tập trung vào những lợi ích cụ thể mà họ sẽ nhận được từ hoạt động học tập đó

1.3 Sinh viên học viện ngoại giao hiện nay:

Sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay là những người đang theo học tại cơ sở này với mục tiêu tiếp thu kiến thức chuyên môn về lĩnh vực ngoại giao và các ngành nghề liên quan, nhằm chuẩn bị cho công việc tương lai Kết thúc quá trình học theo

Trang 7

học, sinh viên sẽ nhận được sự công nhận xã hội qua các bằng cấp, chứng chỉ mà họ đạt được, chứng minh năng lực và sự chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Học tập là không chỉ được xem là hoạt động đơn thuần, mà còn là một phần quan trọng trong quá trình sống và phát triển của con người Học tập giúp mở rộng tri thức, nâng cao kỹ năng và hình thành cũng như phát triển nhân cách Có thể nói học tập đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện con người cả về mặt trí tuệ và đạo đức Học tập còn là quá trình liên tục tiếp diễn trong suốt cuộc đời của con người

Động cơ học tập không chỉ là yếu tố thúc đẩy và duy trì sự hứng thú mà còn ảnh hưởng đến sự bền bỉ vượt qua những khó khăn trong học tập, cũng như duy trì hứng thú với việc học Việc phân tích động cơ học tập của người học, đặc biệt là đối tượng sinh viên, là bước đầu tiên giúp thấu hiểu suy nghĩ và kỳ vọng của họ một cách sâu sắc Qua đó, ta có thể đánh giá tác động của động cơ lên quá trình học tập và phát triển của chính bản thân người học

Những năm gần đây, nền giáo dục ở Việt Nam đang ngày càng quan tâm đến đối tượng tiếp nhận tri thức, đặc biệt ở bậc đại học Tuy vậy, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao được công bố Dựa vào những lý do đã nêu ở trên, bài nghiên cứu sẽ phân tích động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay, dựa trên nền tảng của quan điểm về Hành động xã hội của nhà Xã hội học người Đức - Max Weber

3 Kết quả nghiên cứu

Tổng cộng đã có 32 sinh viên của Học viện Ngoại giao đã điền đơn và kết quả khảo sát được thể hiện như sau

3.1 Thông tin

Trang 8

Mục đích của phần hỏi này để xác định người tham gia khảo sát đang theo học ngành/khoa nào ở học viện và hiện tại đang học ở học viện khóa thứ bao nhiêu

- Số liệu cho thấy trong 32 sinh viên tham gia khảo sát có 50% là sinh viên đang theo học ngành Truyền thông quốc tế và 16,7% là sinh viên của khoa Tiếng anh

và những phần trăm còn lại chia gần đều cho các ngành và khoa khác

- Có 55,6% số người tham gia khảo sát thuộc khóa 51, tiếp theo là 27,8% và 11,1% lần lượt là phần trăm sinh viên thuộc khóa 50 và 11,1% khóa 49 Còn lại

là khóa 49

Nhận xét: Điều này có thể được giải thích bởi việc khảo sát được thực hiện chủ yếu bởi sinh viên năm nhất của ngành Ngôn ngữ Anh, những đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là bạn bè cùng ngành, khoa hoặc cùng tham gia hoạt động ngoại khóa. 

3.2 Tìm hiểu động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao

Để tìm hiểu cũng như xác định động cơ học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay, việc sử dụng loại câu hỏi kết là phù hợp nhất vì loại câu hỏi này cho phép người tham gia khảo sát có thể lựa chọn nhiều câu trả lời để phù hợp với bản thân nhất Ngoài ra, động cơ bên trong và động cơ bên ngoài được thể hiện đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, việc sử dụng loại câu hỏi này cũng giúp tránh bỏ sót một số khía cạnh của đề tài Kết quả của phần 2 được thu được như sau:

3.2.1 Xác định động cơ bên trong

- Có hơn 50% số người tham gia khảo sát đồng ý rằng họ thích cảm giác bản thân

tự hoàn thiện mỗi ngày thông qua việc học tập và khi học một chủ đề mới, họ cảm thấy tò mò và muốn tìm hiểu sâu hơn

- Có gần 45% người tham gia nhận thấy họ hài lòng với ngành họ đang theo học

cũng như muốn tìm tòi học thêm những điều mới mẻ

- Chỉ có khoảng 1% không cảm thấy bất cứ ý nào ở trên phù hợp với họ.

Nhận xét:

Trang 9

- Từ số liệu trên, ta thấy sinh viên Học viện Ngoại giao đại đa số đều có sự đam

mê với không chỉ môn học mình đang theo học mà còn có sự yêu thích học hỏi những tri thức mới nói chung Khao khát phát triển bản thân, khám phá cũng như đắm chìm vào tri thức trở thành một điều tự nhiên và phổ biến ở Học viện Ngoại giao

- Điều trên có thể giải thích vì điều kiện đầu vào của học viện khá cao, từ đó chất lượng sinh viên cũng nhỉnh hơn nhiều so với mặt bằng chung, các sinh viên chủ yếu là học sinh của trường chuyên lớp chọn hoặc có các thành tích đáng nể như chứng chỉ quốc tế hay học sinh cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố Những học sinh này về bản chất đã có sự yêu thích với việc học từ trước, họ sẽ tìm kiếm những cơ hội để tham gia và phát triển con đường học vấn của mình bằng cách tham gia các cuộc thi học thuật cũng như chọn các môi trường các khả năng đào tạo tốt như trường chuyên hay trường trọng điểm của khu vực Và trong quá trình đó, động cơ bên trong được củng cố thêm bằng sự thỏa mãn với những thành tựu liên quan đến học thuật mà họ đạt được hay sự phấn khích, tò

mò khi lĩnh hội thêm những tri thức mới Đây là kết quả của quá trình dài xây dựng và bồi đắp của sinh viên Học viện Ngoại giao

3.2.2 Xác định động cơ bên ngoài

Động cơ bên ngoài được thể hiện dưới nhiều dạng hình thức, nhưng có thể khái quát chung làm 2 loại: Động cơ bên ngoài dựa trên kết quả có thể đong đếm và động

cơ bên ngoài dựa trên kết quả không thể đong đếm

3.2.2.1 Xác định động cơ bên ngoài dựa trên kết quả có thể đong đếm 

- Dữ liệu thu thập được ở phần câu hỏi này cho thấy 100% học sinh của học viện ngoại giao có loại động cơ ngoài này

- Cụ thể, 66,7% thừa nhận có quan tâm đến điểm số và học bổng; đến 83,3% có hướng tới các công việc có mức thu nhập cao và 44,4% định hướng công việc tương lai liên quan đến ngành đang theo học

Nhận xét: Điều này có thể giải thích bằng hai nguyên nhân chính:

Trang 10

- Lý do đầu tiên chính là vì hầu hết sinh viên Học viện Ngoại giao là người Việt Nam và bị ảnh hưởng bởi các văn hóa Á Đông, gia đình thường coi trọng việc học hành và đặt ra kỳ vọng về việc con cái có thành tích xuất sắc để tương lai sáng lạn hơn cũng như để duy trì uy tín gia đình Và cách tốt nhất để phản ánh kết quả học tập của sinh viên chính là thông qua điểm số hoặc giải thưởng dựa học tập

- Lý do thứ hai chính là do sự ảnh hưởng của xã hội hiện đại, chi phí sống đang ngày càng tăng cao, tiêu biểu là thành phố lớn như Hà Nội - nơi tọa lạc của Học viện Ngoại giao, điều này tạo áp lực về mặt tài chính lên các sinh viên, đặc biệt khi họ sống xa nhà Đồng thời, thu nhập cao cũng giúp họ cải thiện cũng như duy trì chất lượng của sống tốt hơn, chi trả cho các nhu cầu và sở thích cá nhân, đây cũng được xem là một phần của lối sống hiện đại khi việc thỏa mãn các nhu cầu được xem là bình thường và quan trọng Từ những trải nghiệm thực tiễn đó, sinh viên tự nhận thấy họ phải ưu tiên lựa chọn những công việc có mức thu nhập cao để giảm bớt gánh nặng về tài chính cũng như đảm bảo tương lai về chất lượng cuộc sống tốt hơn

3.2.2.2 Xác định động cơ bên ngoài dựa trên kết quả không thể đong đếm

- Kết quả thu được sau khi khảo sát cho thấy 44,4% người tham gia khảo sát thừa nhận việc có người thân trong gia đình thành công trong con đường học vấn làm họ có động lực cố gắng hơn 38,9% người tham gia khảo sát đồng ý rằng

họ có cạnh tranh với bạn bè để tăng động lực học tập

- Chỉ có 16,7% người cảm thấy việc những người đạt những thành tựu lớn về học trên mạng xã hội có ảnh hưởng đến họ như động lực thúc đẩy và 27,8% người tham gia khảo sát đồng ý không có đối tượng nào ở trên ảnh hưởng đến động cơ học tập của họ

Nhận xét:

Trang 11

- Có thể lý giải số liệu trên bằng việc các sinh viên của Học viện Ngoại giao chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gia đình và cộng đồng xung quanh họ Mối quan hệ càng mật thiết thì sự ảnh hưởng càng lớn, điều này dẫn đến động cơ học tập không chỉ phục vụ mục đích cá nhân mà còn để đáp ứng các kỳ vọng và hệ thống các giá trị, vì họ xem việc thành công trong học tập là đúng đắn

- Tuy vậy, ảnh hưởng này không vượt trội và bao phủ toàn bộ sinh viên của học viện vì những nhiều tố cấu thành lên động cơ này chỉ diễn ra trong quy mô gia đình hay nhóm người thân với người tham gia khảo sát

3.2.2.3 Xác định động cơ học tập có yếu tố quan trọng nhất với sinh viên Học viện Ngoại Giao

50% số người tham gia khảo sát đồng ý việc học hiện tại để phát triển sự nghiệp sau này, và lần lượt 22,2% và 16,7% thừa nhận họ thích cảm giác đắm chìm trong tri thức và thành tựu về mặt học thuật là niềm hãnh diện cũng như điều mà tiếp tục thúc đẩy họ tiếp tục quá trình học vấn.“Cái động lực đi học chỉ để vui nó nhảm lắm em, đi học là để học Anh thích học nhưng mà được nghe những cái thực tế hơn, những cái

mà nó đang xảy ra quanh chúng ta, học để thấy xã hội thế nào Nếu sau này anh vẫn theo luật thì anh vẫn phải tìm hiểu thêm, tại luật Việt Nam hay đổi.’’( Sinh viên K50, ngành Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao)

Nhận xét:

Không thể phủ nhận rằng sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay, đa số, đều tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn từ chính quá trình học tập và phát triển bản thân Nhưng họ cũng là những sinh viên có khả năng nắm bắt xu hướng và biến đổi của xã hội rất tốt, họ thực tế và nhận thức rõ mối liên hệ giữa học tập và cơ hội nghề nghiệp Mặc dù học vẫn có thể mang lại niềm vui, những mục tiêu nghề nghiệp và phát triển tài chính bền vững vẫn được xem là yếu tố quan trọng hơn trong cuộc sống của họ

Trang 12

3.2.3 Phân tích tác động của động cơ học tập lên sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay.

3.2.3.1 Những tác động tích cực

Những sinh viên tham gia khảo sát đồng ý rằng động cơ học tập có ảnh hưởng tích cực lên quá trình học tập của họ Cụ thể, 61,1% những người tham gia khảo sát cho rằng động cơ học tập giúp họ duy trì sự kiên trì, bền bỉ trong quá trình học tập, đặc biệt khi trải qua các giai đoạn khó khăn, thử thách trong chặng đường học tập và phát triển bản thân Ngoài ra, gần 50% trong tổng số đó cũng cho biết động cơ học tập kích thích sự tự học và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề, từ đó tăng hiệu sách học tập và phát triển tư duy độc lập “…Cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của anh, xuất phát từ cả bản thân anh lẫn từ bên ngoài, rồi anh cứ học thôi, thế nào lại được 3 năm xuất sắc thật Nhưng mà, nói chung thì anh cũng cố gắng nhiều, kiểu bản chất ngành (truyền thông) anh đang học thì anh thấy nó thay đổi mỗi ngày, nên nghiêm nhiên mình sẽ phải học hỏi liên tục nếu muốn đi làm” (Sinh viên K48, ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao)

Nhận xét:

- Động cơ học tập không chỉ là yếu tố thúc đẩy hành vi mà còn là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của người học Nó giúp họ xác định mục tiêu rõ ràng, tạo ra

kế hoạch hành động phù hợp và duy trì hứng thú trong suốt quá trình học tập Khi người học nhận thức được giá trị của việc học và thấy được lợi ích từ nó,

họ sẽ tự nguyện tham gia vào quá trình này một cách tích cực hơn. 

- Điều này đặc biệt đúng với sinh viên của Học viện Ngoại giao, những thành tựu trong học tập đáng ngưỡng mộ mà họ đã đạt được là cả một quá trình dài liên tục cố gắng và thay đổi sao cho hiệu quả, tối ưu nhất. 

3.2.3.2 Những tác động tiêu cực

Trái ngược lại, những sinh viên của Học viện Ngoại giao tham gia bài khảo sát cũng thừa nhận rằng họ có áp lực từ điểm số và phần thưởng trong học tập, tỉ lệ chiếm

Ngày đăng: 14/02/2025, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w